Phần mở đầu
Thách thức lớn nhất đối với các nhà quản lý hiện nay không phải là vấn đề tài chính hay là công nghệ mà là vấn đề phát triển nguồn nhân lực, trong đó trọng tâm là các vấn đề như: thiếu tinh thần làm việc tập thể, sự hợp tác hời hợt giữa đơn vị chức năng, những cản trở đối với sự đổi mớivà những hệ quả như doanh nghiệp không có khả năng thích ứng với biến động của môi trường kinh doanh, hoạt động doanh nghiệp thiếu ổn định nhất quán...
Để giải quyết những vấn đề trên, các nhà quả
10 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Văn hoá doanh nghiệp hiện nay nhìn từ góc độ triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý phải thấu hiểu giá trị gốc nằm trong mỗi doanh nghiệp đó chính là văn hoá doanh nghiệp. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp trong nước đã chăm chút xây dựng vun đắp hình thành văn hoá doanh nghiệp vân hoá doanh nghiệp mang bản sắc riêng. Nhưng cũng có những doanh nghiệp không chú trọng điều này trong sản xuất kinh doanh. Đó là lí do em chọn đề tài: Văn hoá doanh nghiệp hiện nay nhìn từ góc độ triết học.
Phần nội dung
Khái niệm văn hoá doanh nghiệp
Có rất nhiều quan niệm về văn hoá doanh nghiệp nhưng chung chỉ khác nhau về từ ngữ thôi. Đây là một trong những khái niệm về văn hoá doanh nghiệp của tiến sĩ Đỗ Minh Cường – trường đại học Thương Mại: “ Văn hoá doanh nghiệp ( Văn hoá công ty là một dạng của văn hoá tổ chức bao gồm những giá trị những nhân tố văn hoá mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, tạo nên bản sắc của doanh nghiệp và tác động tới tình cảm lí trí và hành vi của tất cả các thành viên của nó.” Văn hoá doanh nghiệp gắn với từng dân tộc, từng giai đoạn phát triển cho dến từng doanh nhân, nhười lao độngnên nó phong phú và đa dạng. Mỗi doanh nghiệp đều có một nền văn hoá đặc thù riêng. Do đó văn hoá doanh nghiệp chính là cái phân biệt giữa các doanh nghiệp với nhau. Văn hoá doanh nghiệp bao gồm:
1.Môi trường văn hoá doanh nghiệp( môi trường văn hoá nhân văn)bao gốm môi trường văn hoá bên trong và môi trường văn hoá bên ngoài
Môi trường văn hoá bên trong:
Mục tiêu của môi trường văn hoá bên trong là hành vi ứng xử của chủ thể quản lý, người bị quản lý, giữa các thành viên với nhau. Thước đo của nó là sự đồng thuận nhất trí cao trrong một doanh nghiệp.
Môi trường văn hoá bên ngoài:
Đó chính là cách ứng xử của chủ thể quản lý( giám đốc) với khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh, thị trường, luật pháp, môi trường và các yếu tố văn hoá dân tộc.
2. Các thành tố bao gồm:
2.1 Các hoạt động sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật như : ca, nhạc của doanh nghiệp.
2.2 Phong tục tập quán, thói quen, tâm lý chung của doanh nghiệp
2.3 Các truyền thuyết, huyền thoại chung của doanh nghiệp.
2.4 Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp.
Từ đó ta thấy rằng văn hoá doanh nghiệp chính là một nguồn lực vô cùng quan trọng. Nó tạo ra bản sắc riêng cho doanh nghiệp trên thị trường. Nó tạo cho doanh nghiệp có khả năng phát triển bền vững. Để có những nguồn lực đó không ai khác chính là các chủ thể(giám đốc) và ứng với mỗi trình độ bản lĩnh của các giám đốc đó sẽ có một văn hoá doanh nghiệp tương ứng.Nhưng thương trường chỉ chấp nhận văn hoá ở những doanh nghiệp mang tính chất Chân - Thiện - Mĩ . Vậy Chân - Thiện - Mĩ ở trong các doanh nghiệp là gì?
3. Tìm hiểu về quan niêm Chân - Thiện - Mĩ trong doanh nghiệp:
3.1 Chân: là quan niêm về cái đúng cái cần làm ...Đồng thời phân biệt cái sai sót không được phép làm, hành vi đáng lên án.
3.2 Thiện: Là quan niện về cái tôt, cái thiện- những chuẩn mực đạo đức quy phạm hướng dẫn cho các hành vi hành động phù hợp. Đồng thời nó nhận ra được cái ác, cái xấu trái lương tâm của doanh nghiệp.
3.3 Mĩ: là quan niệm về cái đẹp, sự hoàn thiện, cao cả anh hùng mà mọi thành viên của doanh nghiệp cần vươn tới duy trì, bảo vệ.
Tóm lại văn hoá doanh nghiệp là sự kết hợp giữa môi trường doanh nghiệp, hệ thống các giá trị của doanh nghiệp và các nhân tố văn hoá trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
II. Thực trạng vấn đề văn hoá doanh nghiệp
1. Cơ sở triíet học để phân tích đánh giá:
Đối với một doanh nghiệp, văn hoá doanh nghiệp tạo ra sự thống nhất đồng tâm của mọi thành viên trong doanh nghiệp bằng hệ thống các giá trị chuẩn mực chung. Từ đó tạo nên một nguồn lực chung của doanh nghiệp.
Tính đồng nhất thống nhất của doanh nghiệp chỉ có khi mọi thành viên của nó có ý thức đạo đức.
Vậy ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng... và về những ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội, phản ánh tồn tại xã hội dưới dạng các quy tắc điều chỉnh hành vi của con người thông qua dư luận xã hội.
Doanh nghiệp là tập hợp rất nhiều cá nhân. Do vậy xây dựng văn hoá doanh nghiệp chính là xây dựng ý thức đạo đức trong mỗi cá nhân. Họ phải vận dụng văn hoá của mình vào công cuộc xây dựng văn hoá doanh nghiệp.
ý thức đạo đức là một cấu trúc phức tạp bao gồm hệ thống tri thức về giá trị định hướng giá trị đạo đức, tình cảm, lí tưởng đạo đức, sự tự ý thức về lương tâm, danh dự... phản ánh khả năng tự chủ của con người và biểu hiện tố chất nhân văn của con người. Trong đó tình cảm đạo đức là căn bản nhất, nếu thiếu nó thì mọi khái niệm đạo đức, phạm trù đạo đức và mọi tri thức đạo đức thu nhận được bằng con đường lí tính không thể chuyển hoá thành động cơ, hành vi cá nhân.
Do đó ý thức đạo đức là nhân tố quan trọng của tiến bộ xã hội, của sự nhân đạo hoá xã hội. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tạo ra một lực cộng hưởng động lực chung bằng hợp lực từ các cá nhân bộ phận đơn vị.
2. Thực trạng văn hoá doanh nghiệp
Chúng ta đã biết văn hoá doanh nghiệp quyết định đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Trên thức tế các doanh nghiệp nước ta đã rất cố gắng xây dựng văn hoá của doanh nghiệp mình, kể cả trong lúc chung ta đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ lẫn trong khi xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Trong chiến tranh nhiều doanh nghiệp của nước ta đã khởi xướng những ý tưởng trong việc phát triển công thương nghiệp, đặt nền móng cho VHDN nước ta phát triển. Đó là tinh thần dân tộc trong kinh doanh dũng cảm cạnh tranh với tư bản Pháp Hoa đang chiếm lĩnh thị trường của chúng ta. Đó là các doanh nhân như vừa vận tải Bắc Việt đầu thế kỉ bậc anh hùng trong kinh tế giới nước nhà Bạch Thái Bưởi, đó là Nguyễn Sơn chủ hãng sơn RESISTANCO dùng thương hiệu mình đánh bại nhiều hãng sơn cùng thời.
Cùng lúc đó phong trào Duy Tân rất phát triển ngoài khuyến khích nâng cao dân trí còn kích thích nhiều doanh nhân người Việt lập ra các hội buôn đề cao tinh thần dân tộc trong kinh doanh.
Trong những năm đầu xây dựng XHCN do chế độ quan liêu bao cấp các doanh nghiệp đã tiến hành sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu pháp lệnh ở trên ban xuống nên đã không tính đến nhu cầu thị trường, không hoạch toán đúng giá cả, không gán với kết quả sản xuất. Chế độ đó đã không đảm bảo trách nhiệm quyền hạn của doanh nghiệp , hạn chế tính sáng tạo tinh thần kinh doanh của người quản lý doanh nghiệp.
Tuy vậy, cũng có một số cán bộ quản lý doanh nghiệp đã bạo dạn tìm tòi thử nghiệm cách làm ăn mới tạo ra một số mô hình kinh doanh hiệu quả. Những mô hình đã nêu lên một số nét đặc trưng như tinh thần dám nghĩ dám làm năng động sáng tạo vươn lên khắc phục khó khăn.
Ngày nay, sau công cuộc đổi mới của Đảng từ tháng 2/1986 và cơ chế kinh tế thị trường được thiết lập đã làm cho các doanh nhân của ta có điều kiện từng bước hình thành văn hoá doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm kinh tế nước ta đó là văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Nó đã giải quyết các lực lượng sản xuất quyền tự do phát huy tài năng trí tuệ trong kinh doanh lam giau cho mình và đất nước.
Sự nổi bật nhất của văn hoá quản lý nước ta là sự lãnh đạo phù hợp , quy luật phát triển của thời đại phù hợp với nhiệm vụ của cả dân tộc. Chính công cuộc đổi mới đã mở đường cho sự ra đời phát triển các doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân mới mở đường cho sự phát triển văn hoá doanh nghiệp.
Nguyên nhân bất cập và các biện pháp xây dựng văn hoá doanh nghiệp - định hướng xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong thế kỉ 21
Nguyên nhân:
Quan niệm cho rằng kinh doanh là xấu, coi thường thương mại, chỉ coi trọng nghề công chức không coi trọng thậm trí đố kị doanh nhân, tâm lý ỷ lại dựa vào sự bao cấp của nhà nước của một số doanh nghiệp, sự phân biệt đối xử giữa kinh tế tư nhân và kinh tế tư nhân của nhà nước.
2. Biện pháp xây dựng văn hoá doanh nghiệp
Để giải quyết vấn đề trên chúng ta cần đề cao nhân tố mới trong kinh doanh , những ý tưởng sáng tạo trong kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá.
Tôn vinh những doanh nhân năng động sáng tạo kinh doanh đạt hiệu quả cao làm rạng rỡ thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới.
Xoá bỏ phân biệt đối xử tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển kinh tế tư nhân.
Nhà nước vẫn chưa hoàn chỉnh hệ thống thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa để phù hợp đặc điểm nước ta.
Để làm được điều đó nhà nước phải khuyến khích các doanh nghiệp có các biện pháp hợp lý trong việc mưu cầu lợi ích cá nhân với lợi nhuận của doanh nghiệp và doanh nhân.
Ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật gian lận, những việc làm phi văn hoá, giữ chữ tín với khách hàng và đối tác kinh doanh.
Chúng ta chưa thực sự đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính để xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại hoá.
Do đó việc lành mạnh hoá cán bộ công chức là rất cần thiết để khắc phục tình trạng một số công chức có năng lực kém mà vẫn nắm giữ những chức vụ cao trong các doanh nghiệp nhà nước.
3. Định hướng xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở nước ta
Đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá. Vì vậy cạnh tranh trở thành động lực chính thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như cả nền kinh tế.
Các doanh nghiệp của ta đang ngày càng tiếp cận thị trường thế giới, nên chúng ta phải đối mặt với một môi trường nhiều rủi ro và cạnh tranh gay gắt khốc liệt. Khi đó, mục tiêu của các doanh nghiệp đó là đạt được những lợi thế cạnh tranh trên cơ sở đổi mới thích ứng với môi trường kinh doanh, giành được phần thắng trong kinh doanh. Theo Thạc sĩ Bùi Quốc Thắng -Trưởng khoa quản lí kinh tế đã nói “ Điều kiện đẻ hội nhập là văn hoá doanh nghiệp”. Do đó văn hoá doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong việc giúp các doanh ngiệp đạt được mục tiêu hội nhập quốc tế.
Định hướng xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở nước ta trong thế kỉ 21 là rất cần thiết. Nó bao gồm:
3.1 Doanh ngiệp phải tạo dựng khả năng và thói quen tư duy chiến lược: Tư duy chiến lược của doanh nghiệp thể hiện ở tầm nhìn dài hạn của người lãnh đạo và sự cam kết với tầm nhìn đó. Tầm nhìn đóng vai trò định hướng cho việc lựa chọn chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp. Nó do lãnh đạo cấp cao xác định nhưng nó không năm trong ban lãnh đạo mà nó phải được chia sẽ rộng rãi đến từng thành viên. Nhờ đó nó tạo động lực lan toả xuống từng thành viên và tạo sự gắn bó lâu dài với tổ chức.
Để thực hiện hoá tầm nhìn đó, doanh nghiệp cần xác định những mục tiêu dài hạn rõ ràng và chiến lược để thức hiện các mục tiêu đó.Chiến lược của doanh nghiệp phải xác định được những ưu tiên về hoạt động của doanh nghiệp, năng lực và nguồn lực cần phát triển, khách hàng mục tiêu và sản phẩm doanh nghiệp sẽ cung cấp cho khách hàng đó,trên cơ sở tạo dựng vị thế cạnh tranh thành công trong ngành và thực hiện mục tiêu đã xác định.
Tư duy chiến lược còn thể hiện ở việc doanh nghiệp phải có một sự cam kết lâu dài với các chiến lược và không để các quyết định ngắn hạn ảnh hưởng. Để đảm bảo khả năng thực hiện thành công các chiến lược từng bộ phận, từng đơn vị trực thuộc cũng như từng cá nhân cần hiểu rõ mình phải làm gì để đóng góp vào việc thực hiện chiến lược đó.
3.2 Các giá trị văn hoá phải giúp cho việc tạo dựng một khả năng thích ứng tốt với các điều kiện thay đổi của môi trường kinh doanh:
Khả năng thích ứng của doanh nghiệp phụ thuộc trước hết vào khả năng sáng tạo và đổi mới – bao gồm việc chủ động thay đổi và liên tục cải tiến hoặc áp dụng các phương pháp để thực hiện công việc, phản ứng nhanh chóng với đối thủ cạnh tranh và loại trừ cản trở với sự đổi mới. Học hỏi lẫn nhau và học hỏi từ bên ngoài cũng tạo khả năng thích ứng của tổ chức.
Sự biến đổi của môi trường kinh doanh, công nghệ và phương pháp thực hiện công việc là rất nhanh, đa dạng và phức tạp,do đó học hỏi sẽ giúp cho doanh nghiệp duy trì sự đổi mới.
Muốn vậy, bên trong mỗi doanh nghiệp các thành viên phải coi học tập là một mục tiêu quan trọng hàng ngày, tinh thần chấp nhận rủi ro được khuyến khích, kiến thức thông tin được chia sẻ rộng rãi.
Bên cạnh đó các hoạt động đổi mới , phải luôn hướng theo khách hàng. Lợi ích của khách hàng luôn được tính đến trong các quyết định của doanh nghiệp. Tất cả các thành viên từ lãnh đạo cấp cao cho đến công nhân sản xuất, phải thấu hiểu nhu cầu của khách hàng.
Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải có một cơ chế khuyến khích các thành viên trong doanh nghiệp có sự tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Đó là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho doanh nghiệp có thể bám sát và phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi nhu câu khách hàng.
3.3 Ưu tiên phát triển nguồn lực con người và thực hiện việc chia sẻ quyền hạn và trách nhiệm xuống các cấp quản lý thấp nhất trong tổ chức: Phát triển nguồn lực con người sẽ giúp giải quyết tốt hơn các vấn đề nội bộ của doanh nghiệp, khơi nguồn sáng tạo nội bộ và tăng cường năng lực đổi mới của doanh nghiệp. Do đó các cấp lãnh đạo cần khuyến khích cấp dưới tham gia vào quá trình quyết định các chiến lược và tiến hành uỷ quyền mạnh mẽ và triệt để các cấp quản lý.
Phát triên nguồn nhân lực và uỷ quyền là hai hoạt động bổ trợ cho nhau.
Việc uỷ quyền chỉ có có hiệu quả khi doanh nghiệp có đội ngũ quản lý có năng lực để giải quyết các vấn đề trong chuyên môn của họvà phạm vi lớn hơn. Đó là kết quả của trình phát triển nguồn nhân lực.
Ngược lại, uỷ quyền làm tăng mức độ tự chủ trong công việc và trách nhiệm của cấp dưới, do đó giúp cho nhà quản lý ở cấp tháp hơn tích luỹ kinh nghiệm và phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định.
Việc uỷ quyền sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi doanh nghiệp phát triển theo mô hình nhóm công tác hoặc nhóm ra quyết định và các nhóm này sẽ được uỷ quyền một cách rộng rãi để đảm bảo cho nhóm có đủ thẩm quyền và nguồn lực để giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi của nhóm.
IV Liên hệ thực tế
Chủ trương của nhà nước
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng(1996) đã khẳng định “Văn hoá vừa là nền tảng tinh thần xã hội vừa là mục tiêu là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”
Tại hội nghị lần 5 ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII có chủ trương : yêu cầu các cấp các ngành cũng như từng người dân cần tích cực đưa yếu tố văn hoá thấm sâu vào các lĩnh vực đời sống, xã hội đến các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Môi trường kinh doanh trong thế kỉ 21 của nước ta đã và đang diễn ra sự thay đổi lớn lao. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đang mở ra những cơ hội mới đồng thời cũng là nhũng thách thức mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Công việc kinh doanh đòi hỏi các chủ doanh nghiệp nước ta không những nâng cao trình độ văn minh mà còn thể hiện được cái riêng bản sắc dân tộc trong quan hệ cạnh tranh và hợp tác. Do vậy, doanh nghiệp của ta đã và đang nỗ lực nâng cao văn hoá doanh nghiệp mình.
Liên hệ
Sau đây là một trong những doanh nghiệp nước ta xây dựng được văn hoá doanh nghiệp rất thành công qua lời kể của ông Hoàng Hải Đường - Tổng giám đốc công ty cổ phần phát triển bóng đá.
Trong gần 10 năm qua ông Đường đã giúp 4 công ty trở thánh những công ty đứng đâù trong thị trường Việt Nam trong đó có công ty cổ phần bóng đá. Họ xây dựng công ty là nhà tiếp thị thể thao đứng đầu Đông Nam á. Công ty được ông Đường xây dựng mang đậm bản sắc riêng của người Việt Nam. Theo ông “ Văn hoá doanh nghiệp chính là chuẩn mựcmà ở đó người ta sẽ quay cái chuẩn mực đó có hành vi ứng xử. Điều đó có nghĩa là nếu doanh nghiệp là một cái máy tính thì văn hoá doanh nghiệp là hệ điều hành. Tư duy hành động và cách ứng xử với khách hàng là thể hiện sự văn hoá trong doanh nghiệp.
Công ty cổ phần bóng đá xây dựng văn hoá bằng cách luôn hướng cho người lao động sáng tạo và chấp nhận sự thay đổi nhanh chóng của môi trường. Văn hoá của công ty chính là sự thường xuyên ra sức sáng tạo, thường xuyên tạo cái mới.
Việc xây dựng văn hoá trong công ty thành công vì họ biết rắng sự phát triển doanh nghiệp không chỉ là tăng vốn, lợi nhuận thu nhập cho người lao động mà còn là tạo ra môi trường văn hoá doanh nghiệp tiến bộ, cổ vũ người lao động trong doanh nghiệp lao động sáng tạo với niềm tin và lý tưởng cao đẹp
Kết luận
Qua những phần đã trình bày ở trên ta thấy được vai trò quan trọng của việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân. Có người đã từng ví “văn hoá doanh nghiệp như bộ “gen” của doanh nghiệp cho nên thách thức đối với các nhà sáng lập và tạo dựng các doanh nghiệp chính là khả năng sáng tạo bộ “gen”tốt cho doanh nghiệp mình”. Điều này đặt ra những mục tiêu như nhiệm vụ lớn cho các doanh nghiệp đang tồn tại cũng như chuẩn bị thành lập đó là phải xây dựng, bảo tồn và di truyền văn hoá trong doanh nghiệp, có như vây mới đạt được sự phát triển bền vững không bị thị trường cạnh tranh khốc liệt cướp mất tấm căng cước( bị sát nhập, giải thể, phá sản...)
Như vậy nhiệm vụ xây dựng văn hoá doanh nghiệp không chỉ là của riêng các doanh nghiệp mà phải có sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của Đảng và Nhà nước.
Đây chỉ là những hiểu biết rất nhỏ của em về văn hoa doanh nghiệp. Em rất mong được sự đong góp của các thấy cô để bai tiễu luận của em thêm hoàn chỉnh.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nông Đức Kế đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T0300.doc