Văn hoá doanh nghiệp của Viettel

PHẦN 1 CẤU TRÚC VÀ CÁC BIỂU HIỆN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP CỦA VIETTEL A.Sơ lược về doanh nghiệp Sáng 01/10 chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đã công bố danh sách 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Điểm nổi bật trong danh sách 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam này là top 10 doanh nghiệp đầu bảng, tập trung vào các ngành chủ chốt của nền kinh tế: ngân hang – tài chính - bảo hiểm - viễn thong - điện lực - dầu khí. Và tổng công ty viễn thông quân đội (tên giao dịch là Viettel) là côn

doc10 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2683 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Văn hoá doanh nghiệp của Viettel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ty nhà nứơc trẻ nhất có mặt trong nhóm này. Cách đây 10 năm, Công ty điện tử viễn thong quân đội (tên gọi của Tổng công ty Viễn thông quân đội bấy giờ) được phép kinh doanh lĩnh vực bưu chính viễn thông với chưa đầy 2 tỷ đồng vốn, gần 100 người nhiệt huyết và kinh nghiệm thi công các chương trình viễn thông. Khó khăn nối tiếp khó khăn nhưng rồi sản phẩm đầu tiên: dịch vụ điện thoại đường dài VOIP 178 cũng ra đời tạo cho Viettel bước đột phá về doanh thu, lợi nhuận, vốn tích luỹ và những khát khao mới. Thế độc quyền trong kinh doanh bưu chính viễn thông đã bị phá vỡ.Những năm sau đó, lần lượt dịch vụ internet, điện thoại cố định của Viettel được đưa ra thị trường cho khách hang cơ hội lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Đến năm 2004, khi Viettel từ thời điểm khai trương dịch vụ điện thoại di động đã phủ sóng và kênh bán hàng rộng khắp cả nước tạo ra sự phát triển nhanh chóng, nâng vị thế Viettel lên một tầm cao mới. Sự phát triển chỉ có thể gọi bằng 2 tiếng thần kì của Viettel đã thức tỉnh thị trường viễn thông Việt Nam bước vào giai đoạn cạnh tranh lành mạnh vì quyền lợi của khách hàng. Chưa đầy 3 năm,sau những ngày đầu tiên khó khăn cũng đầy khát vọng ấy, tháng 7/2007 Viettel mobile đã thực sự trở thành mạng di động số một Việt Nam về số lượng thuê bao và trạm phát sóng. Như vậy, chỉ chưa đầy 10 năm kinh doanh về viễn thông, đến nay tổng công ty viễn thông quân đội có hơn 8000 lao động, hạ tầng mạng viễn thông lớn mạnh, doanh thu hàng năm lên đến 16 nghìn tỷ đồng. Viettel tự hào đứng cạnh các doanh nghiệp lão làng trong top 10 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam không chỉ vì đây là một thước đo uy tín, tin cậy mà còn vì Viettel với quyết tâm mạnhmẽ mang lại quyền lợi chính đáng cho khách hàng đã được xã hội ghi nhận và đánh giá cao. 1.Cấp độ 1: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp Viettel 1.1.Nganh nghề kinh doanh - Kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông - Phát triển các sản phẩm phần mềm trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, internet. - Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa và kinh doanh thiết bị điện, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin và thiết bị thu phát vô tuyến điện - Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, truyền tải điện. - Khảo sát, lập dự án công trình bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin. - Đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho cán bộ công nhân viên trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng địa ốc, khách sạn, du lịch, kho bãi, vận chuyển. - Xuất nhập khẩu công trình thiết bị toàn bộ về điện tử,thông tin về các sản phẩm điện tử, công nghệ thông tin. 1.2.Những hoạt động xã hội của Viettel - Công ty chỉ tài trợ cho các chương trình,các hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, vì người nghèo thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, tài trợ các chương trình có tính sáng tạo. - Viettel cũng được biết đến với tư cách là nhà tài trợ cuộc hành quân “Tiếp lửa truyền thống, vang mãi khúc quân hành” cho hơn 1000 cựu chiến binh được về thăm lại chiến trường xưa; tài trợ chương trình “Một thời hoa lửa”; tổ chức chương trình “Nối vòng tay lớn”, quyên góp được hơn 8 tỷ đồng ủng hộ người nghèo; thành lập quỹ “Viettel tấm lòng Việt” thông qua việc bán các số đẹp trong kho số của mạng di động Viettel mobile và các hoạt động kinh doanh khác. Hàng tháng, Viettel sẽ ủng hộ ít nhất 50 triệu đồng vào Quỹ nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, hộ nghèo; tài trợ các chương trình có ý nghĩa xã hội cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; ủng hộ, giúp đỡ nạn nhân chiến tranh, thiên tai, bệnh tật và các trường hợp khó khăn khác. - Viettel cũng tài trợ cho chương trình “Mỗi ngày một ý tưởng”; “Mỗi ngày một cuốn sách”; “Tại sao không?”; festival “Sáng tạo trẻ”; hợp tác, tài trợ cho mọi mặt hoạt động của TW Đoàn thanh niên Cộng sản HCM. - Ngày 28/09/2007, Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel gửi lời chia buồn, lời cảm thông sâu sắc, đồng thời ủng hộ 300 triệu đồng tới nhân than những người bị nạn. Số tiền trên được trích từ quỹ “Viettel - Tấm lòng Viêt”. Thông qua đài truyền hình Việt Nam và Uỷ ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam, CBCNV Tổng công ty mong muốn những đóng góp, chia sẻ của mình được trực tiếp gửi tới gia đình những người bị nạn trong thời gian sớm nhất, cùng cộng đồng xoa dịu nỗi đau này. - Thời gian qua, Viettel liên tục có các hoạt động xã hội, từ thiện như: ủng hộ người nghèo, bán sim số đẹp gây quỹ vì người nghèo, ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt; các chương trình xây nhà tình nghĩa, trao học bổng cho học sinh sinh viên; ủng hộ xây một tập thể cho các liệt sĩ; ủng hộ nạn nhân sóng thần, nạn nhân chất độc màu da cam... Tổng số tiền mà Viettel tham gia quyên góp, ủng hộ các chương trình từ thiện, nhân đạo trong năm 2005 là hơn 4,3 tỉ đồng... Từ năm 2000 đến cuối năm 2006 toàn Tổng công ty Viettel đã ủng hộ cho các chương trình nhân đạo, hoạt động xã hội hơn 11 tỉ đồng như trao học bổng cho các em học sinh, trẻ em khuyết tật, xây gần 80 căn nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ. - Viettel còn là nhà tài trợ của đội bóng đá Thể Công. Thương hiệu của Viettel là đưa ra điểm khác biệt giữaViettel và các công ty viễn thông khác. Ông Nguyễn Mạnh Hùng đã tuyên bố dõng dạc rằng :”Các khách hàng của Viettel phải được coi là những cá thể riêng biệt, với những đặc điểm riêng, nhu cầu riêng. Họ phải được phục vụ riêng chứ không phải chấp nhận kiểu phục vụ theo đám đông.” 3.Nhờ có một hệ thống giá trị riêng trong văn hoá kinh doanh, Viettel đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. - Ngày 27/04/2007, Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu anh hung lao động thời kì đổi mới do Chủ tịch nước trao tặng. Vinh dự này chính là sự động viên, khích lệ để mỗi cán bộ, công nhân viên Viettel tiếp tục cống hiến, góp phần xây dựng xã hội văn minh phát triển. - Ấn tượng nhất chính là ngày 15/20/2004, Viettel đã chính thức kinh doanh dịch vụ điện thoại di động, chỉ hơn 1 tháng sau khi vào hoạt động, Viettel đã có 100 nghìn khách hàng; gần 1 năm sau đón khách hàng thứ 1 triệu; ngày 21/07/2006 đón khách hàng thứ 4 triệu và đến cuối tháng 12 năm 2006 đã vượt con số trên 7 triệu khách hàng. Là mạng di động phát triển nhanh nhất, chỉ sau hơn 2 năm chính thức kinh doanh đã có trên 300 nghìn trạm BTS trên toàn quốc và trên 7 triệu khách hàng, theo số liệu thống kê năm 2006 của GSMA thì Viettel mobile la mạng di động có tốc độ phát triển nhanh thứ 13 trên thế giới. Đến nay Viettel đã mở được 619 cửa hàng và 81 siêu thị điện thoại trên cả nước. - Liên tục trong 2 năm 2004, 2005 Viettel được bình chọn là thương hiệu mạnh, và đặc biệt trong năm 2006, trong cuộc bình thọn thương hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2006 do phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với hãng nghiên cứu thị trường AC Nielsen Việt Nam thực hiện, Viettel được bình chọn là thương hiệu nổi tiếng Việt Nam, đặc biệt Viettel là thương hiệu duy nhất trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông tin học; là một trong không nhiều thương hiệu thuộc lĩnh vực dịch vụ mới tham gia thị trường nhưng thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm. - Vào giữa tuần trước giới truyền thông ngạc nhiên khi nhận được thông cáo báo chí từ một công ty truyền thông phát đi. Thông cáo nói về sự kiện DHL chính thức hoạt động dưới hình thức kinh doanh mới. Tuy nhiên điểm chú ý của thông cáo là vẫn còn sử dụng từ Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT). Trong khi đó VNPT đã được nâng cấp trở thành tập đoàn bưu chính viên thông và đi vào hoạt động từ 26/03/2006. Đây không phải là chuyện mới xảy ra với VNPT mà trước đó vào đầu tháng 10/2006 khi Bộ bưu chính viễn thông và liên minh châu Âu (EU) phát hành bộ tem “Quan hệ hợp tác Việt Nam – EU” mọi người vẫn còn nhìn thấy dòng chữ “Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam” từ thông cáo báo chí. Chuyện “nhầm lẫn” này có thể “đổ tội” do phía đơn vị làm thông tin cập nhật “trễ”. Nhưng thực tế lại có chuyện tự tay doanh nghiệp đánh rơi thương hiệu của mình. Vào quý 1 năm 2005, Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) được phê duyện chuyển thành Tổng công ty Viễn thông quân đội. Tuy nhiên sau gần 2 năm được “thăng hạng”, trang thông tin điện tử (website) của Viettel vẫn chình ình dòng chữ “Công ty viễn thông Quân đội”. Qua câu chuyện trên dường như một số doanh nghiệp vẫn còn chưa mặn mà với chính thương hiệu của mình. Vấn đề là nhỏ khi đó chỉ là cách gọi tên, tuy nhiên về mặt ý nghĩa về hình ảnh và thương hiệu của một doanh nghiệp lại là một giá trị lớn. Bởi để từ “Tổng” thành “Tập đoàn” hoặc từ “công ty” thành “tổng công ty” không phải là chuyện dễ như trở bàn tay, vì sự chuyển đổi này phải có sự chấp nhận của chính phủ. Hơn nữa, việc chuyển đổi như vậy có ý nghĩa rất lớn với doanh nghiệp, khi được mở rộng về quy mô lẫn tầm vóc. KẾT LUẬN Mỗi một doanh nghiệp muốn thành công trong chặng đường kinh doanh đầy khó khăn gian khổ thì cần phải xây dựng cho mình một văn hoá kinh doanh thể hiện cái riêng của mình, dấu ấn của mình trên thương trường. Chính nhờ có văn hoá kinh doanh riêng, triết lý kinh doanh đúng đắn, cộng với người lãnh đạo tài tình, đội ngũ nhân viên năng động... mà Tổng công ty viễn thông Quân đội Viettel đã đạt được nhiều thành công rực rỡ như ngày hôm nay. Phát triển kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội và lợi ích khách hàng đã và đang đưa Vietteln trở thành một tổ chức doanh nghiệp mạnh, có tính thích ứng cao. Có thể khẳng định, thành công của Viettel là sức trẻ và sự năng động, sáng tạo, tư duy hệ thống, nghĩa tình... thể hiện rõ bản chất “Bộ đội cụ Hồ”. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0291.doc
Tài liệu liên quan