Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 17
VĂN HÓA CHẤT LƢỢNG – YẾU TỐ TIÊN QUYẾT
ĐỂ XÂY DỰNG THÀNH CÔNG HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG
TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
ThS. Lê Đức Tâm
Khoa Kinh tế, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt: Văn hóa chất lượng là yếu tố không thể thiếu trong xây dựng và
phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong trường đại học trong bối
cảnh toàn cầu hóa giáo dục. Bài viết này nêu lên những khái niệm tổng quan
về chất lượng và văn hóa chất lượn
9 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Văn hóa chất lượng–Yếu tố tiên quyết để xây dựng thành công hệ thống đảm bảo chất lượng trong các trường đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trong giáo dục đại học, đồng thời đưa ra
quy trình triển khai xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng cho nhà trường
trong thời gian tới.
Từ khoá: Văn hoá, chất lượng.
1. Đặt vấn đề
Cùng với xu thế phát triển chung của
xã hội, số lượng trường đại học, cao đẳng
cũng phát triển nhanh chóng về số lượng.
Tuy phát triển về mặt số lượng nhưng chất
lượng đào tạo hiện nay không đáp ứng
nhu cầu xã hội. Cụ thể chương trình đào
tạo lỗi thời; phương pháp dạy và học thụ
động; hoạt động nghiên cứu khoa học
chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức;
vẫn có khoảng cách giữa lý thuyết và thực
hành khiến cho nhiều sinh viên ra trường
không đủ khả năng để tìm được một công
việc phù hợp hay các doanh nghiệp khi
tuyển nhân viên phải tiến hành đào tạo
lại... Những tồn tại và bất cập trên đặt ra
một vấn đề lớn về chất lượng đào tạo tại
các trường đại học.
Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh
gây gắt giữa các trường đại học đã gây áp
lực buộc các trường Đại học phải thay đổi,
cải tiến liên tục chất lượng đào tạo. Như
vậy, làm thế nào để tìm ra những giải
pháp giúp các trường có thể đứng vững
trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập
như hiện nay, đó là bài toán mà các nhà
quản lý giáo dục phải đi tìm lời giải đáp.
Một trong những yếu tố quyết
định để xây dựng thành công hệ thống
đảm bảo chất lượng trong các trường
đại học là văn hóa chất lượng. Xây
dựng văn hóa chất lượng trong trường
đại học nhằm mục đích để mọi người
hiểu được tầm quan trọng của chất
lượng trong giáo dục đại học, cụ thể là
tổ chức và triển khai công tác đảm bảo
chất lượng, để từ đó mỗi người ý thức
về trách nhiệm của mình trong công
việc hàng ngày để có thể phát huy khả
năng tốt nhất, phù hợp với mục tiêu
phát triển của nhà trường.
2. Quan niệm về chất lƣợng và văn
hóa chất lƣợng
2.1. Quan niệm về chất lượng trong
giáo dục đại học
Chất lượng là một khái niệm trừu
tượng và không thể chỉ có một định
nghĩa duy nhất bởi việc cảm nhận nó
phụ thuộc vào mỗi chủ thể và mỗi tình
huống cụ thể. Harvey và Green [1] đã
tổng kết những quan niệm khác nhau về
chất lượng thông qua các định nghĩa cô
đọng vừa mang nghĩa rộng, vừa có thể
áp dụng trong lĩnh vực giáo dục như sau:
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 18
- Chất lượng là sự xuất sắc (quality
as excellence): chất lượng được xem là
việc đạt đến các chuẩn mực cao nhất có
thể có.
- Chất lượng là sự hoàn hảo
(quality as perfection): chất lượng được
xem là trạng thái không có bất kỳ khiếm
khuyết nào.
- Chất lượng là sự phù hợp với mục
tiêu (quality as fitness for purpose): chất
lượng được khẳng định một khi tất cả
các yêu cầu (hoặc nhu cầu) đặt ra được
đáp ứng.
- Chất lượng là sự đáng giá với
đồng tiền (quality as value for
money): chất lượng được khẳng định
một khi người thụ hưởng cho rằng sản
phẩm tương xứng với giá trị đồng tiền
bỏ ra.
- Chất lượng là sự chuyển đổi về
chất (quality as transformation): chất
lượng được thừa nhận một khi hiện trạng
được nâng lên về chất.
Mỗi quan niệm về chất lượng
như trên đã dẫn đến cách tiếp cận
tương ứng khi đánh giá chất lượng.
Trong giáo dục đại học, các cách tiếp
cận đánh giá này có thể được đối
chiếu với các quan niệm về chất lượng
như trên bảng 1.
Bảng 1. Các cách tiếp cận đánh giá chất lượng trong giáo dục đại học
Quan niệm về chất
lƣợng
Cách tiếp cận đánh giá chất lƣợng
Chất lượng là sự xuất
sắc
- Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu vào”: Một trường đại
học tuyển được sinh viên giỏi, có đội ngũ cán bộ giảng dạy
trình độ cao, có các phòng thí nghiệm, giảng đường, các thiết
bị hiện đại được xem là trường có chất lượng cao.
- Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị học thuật”:
Trường đại học nào có uy tín khoa học cao (thông qua các
công trình/ sản phẩm nghiên cứu, các công bố/ giải thưởng
trong nước, quốc tế) thì được xem là trường có chất lượng
cao.
Chất lượng là sự hoàn
hảo
Chất lượng được đánh giá thông qua tính hoàn hảo (zero
defects) của sản phẩm lẫn tính tin cậy (reliability) của quá
trình tạo ra sản phẩm: Chất lượng được khẳng định bằng
việc nhà trường cung cấp cho xã hội những sản phẩm có
chất lượng như đã cam kết và tính ổn định của quá trình tạo
ra các sản phẩm đó.
Chất lượng là sự phù
hợp với mục tiêu
- Chất lượng được đánh giá bằng “Kết quả đạt được các
mục tiêu đã đề ra”: Chất lượng của trường đại học được
khẳng định dựa trên kết quả đạt được các mục tiêu về đào
tạo, nghiên cứu khoa học do chính nhà trường đặt ra.
- Chất lượng được đánh giá bằng “Kết quả đáp ứng các
chuẩn quy định”: Chất lượng của trường đại học được
khẳng định dựa trên kết quả đáp ứng các tiêu chuẩn về chất
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 19
lượng của trường đại học, chất lượng chương trình đào
tạo
Chất lượng là sự đáng
giá với đồng tiền
Chất lượng được đánh giá bằng sự hài lòng: Chất lượng
được đo lường thông qua mức độ hài lòng của các ―khách
hàng‖ đối với các sản phẩm của nhà trường.
Chất lượng là sự
chuyển đổi về chất
Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị gia tăng”: ―Giá trị
gia tăng‖ được xác định bằng giá trị của ―đầu ra‖ trừ đi giá
trị của ―đầu vào‖, là giá trị mà trường đại học mang lại cho
người học.
Tóm lại, Chất lượng giáo dục là sự
đáp ứng các chuẩn quy định (đảm bảo
chất lượng bên ngoài), đáp ứng mục tiêu
đề ra (đảm bảo chất lượng bên trong) và
phù hợp với yêu cầu phát triển của xã
hội (mức độ hài lòng của nhà tuyển
dụng và xã hội)
2.2. Quan niệm về văn hóa và văn hóa
chất lượng
Văn hóa nói chung và văn hóa chất
lượng nói riêng cũng là những thuật ngữ
mang tính trừu tượng và chúng ta có thể
tìm thấy rất nhiều định nghĩa khác nhau
về hai thuật ngữ này. Những định nghĩa
sau được giới thiệu mang tính chọn lọc
trên cơ sở phù hợp với mục tiêu của bài
viết:
―Văn hóa là tổng thể các khuôn
mẫu về hành vi, nghệ thuật, niềm tin, quy
tắc, cũng như tất cả các sản phẩm tư duy
và lao động khác của con người‖ [2].
―Văn hóa là tập hợp những niềm
tin, giá trị, thái độ, định chế, quy tắc về
hành vi giúp mô tả các thành viên của
một cộng đồng hoặc tổ chức‖ [3].
―Văn hóa chất lượng là hệ thống
giá trị của một tổ chức thể hiện thông
qua môi trường khuyến khích sự hình
thành và không ngừng phát triển của
chất lượng‖ [4].
―Văn hóa chất lượng là hệ thống
các giá trị, chuẩn mực và thói quen làm
việc có chất lượng đã định hình của mọi
thành viên trong một tổ chức nhằm thực
hiện công việc được giao một cách tốt
nhất‖ [5].
―Văn hóa chất lượng của một cơ sở
đào tạo được hiểu là: mọi thành viên (từ
người học đến cán bộ quản lí), mọi tổ
chức (từ các phòng, ban đến các tổ chức
đoàn thể) đều biết công việc của mình
thế nào là có chất lượng và đều làm theo
yêu cầu chất lượng đó‖ [6].
Những định nghĩa trên đây cho
thấy văn hóa chất lượng của một tổ chức
có các đặc trưng quan trọng sau:
- Có hệ thống các giá trị được
chính tổ chức xây dựng nên.
- Có môi trường phù hợp để phát
triển.
- Được nuôi dưỡng bởi ý thức tự
giác của các tập thể, cá nhân trong tổ
chức.
Kế thừa các quan niệm trên, tác giả
đã xây dựng quan điểm về văn hóa chất
lượng và làm thế nào để có văn hóa chất
lượng như sau:
- Văn hóa chất lượng là: hệ thống
các giá trị, chuẩn mực, niềm tin và cách
thức làm việc có chất lượng và hiệu quả
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 20
được định hình trong từng thành viên và
ở mỗi tổ chức, đơn vị của nhà trường.
Để có văn hóa chất lượng: Nhà
trường cần xác lập môi trường khuyến
khích sự hình thành và không ngừng
phát triển của chất lượng; mỗi thành
viên, đơn vị, tổ chức biết công việc của
mình được làm như thế nào là có chất
lượng và tự giác làm theo yêu cầu chất
lượng đó.
3. Các thành phần của văn hóa chất
lƣợng
Xây dựng văn hóa chất lượng thực
chất là thiết lập một hệ thống môi trường
cho các hoạt động có chất lượng và không
ngừng cải tiến chất lượng của tổ chức.
Môi trường của văn hóa chất lượng gồm 5 thành phần sau:
Hình 1: Mô hình văn hóa chất lượng trong cơ sở giáo dục đại học [7]
3.1. Môi trường học thuật
Môi trường học thuật là môi trường
trong đó diễn ra hoạt động học thuật,
bao gồm: các hoạt động nghiên cứu, trao
đổi học thuật. Để có được những giá trị
này, cơ sở giáo dục đại học phải có
quyền tự chủ cao, tự quyết định các hoạt
động học thuật.
Nội dung chính của môi trường
học thuật gồm:
Xây dựng chiến lược, kế hoạch
và đầu tư thích đáng cho các hoạt động
học thuật phù hợp với sứ mạng, nguồn
lực và định hướng phát triển của cơ sở
giáo dục đại học;
Thực hiện quyền tự chủ và trách
nhiệm xã hội với hoạt động học thuật;
Khuyến khích hoạt động hợp tác,
chia sẻ học thuật giữa các thành viên
trong và ngoài cơ sở giáo dục đại học;
Thực hiện liên tục bồi dưỡng,
phát triển học thuật cho các thành viên
của cơ sở giáo dục đại học;
Thực hiện hoạt động truyền bá
học thuật theo những quan điểm giáo dục
tiên tiến và phù hợp với thời đại một cách
chất lượng và hiệu quả cao.
3.2. Môi trường xã hội
Môi trường xã hội là môi trường
trong đó xác lập các mối quan hệ xã hội,
bao gồm: tổ chức và những luật lệ, thể
chế, quy định, cam kết, định hướng cho
các hoạt động và hành vi của cơ sở giáo
dục đại học và các thành viên của nó
theo quy định, tạo nên sức mạnh tập thể
và bổ sung nguồn lực cho sự phát triển
để không ngừng nâng cao chất lượng
của cơ sở giáo dục đại học đó.
Nội dung chính của môi trường xã
hội gồm:
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 21
- Xây dựng tầm nhìn, sứ mạng và
mục tiêu phù hợp với nguồn lực và vị
thế của cơ sở giáo dục đại học;
- Thiết lập cơ cấu tổ chức và phân
định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, trách
nhiệm và quyền hạn của các đơn vị chức
năng trong cơ sở giáo dục đại học;
- Xác lập cơ chế điều hành, phối
hợp hoạt động và đánh giá hiệu quả của
các đơn vị chức năng trong cơ sở giáo
dục đại học.
3.3. Môi trường nhân văn
Môi trường nhân văn là môi trường
trong đó quyền và nghĩa vụ của các
thành viên và các bên liên quan của cơ
sở giáo dục đại học được xác lập tường
minh và tuân thủ thực hiện đem lại
nguồn lực để không ngừng nâng cao
chất lượng hoạt động của cơ sở giáo dục
đại học đó.
Nội dung chính của môi trường
nhân văn gồm:
- Thực hiện các quyền dân chủ
toàn diện đối với đội ngũ cán bộ, giảng
viên, nhân viên và người học;
- Thực hiện đầy đủ các quyền lợi
cơ bản theo chế độ chính sách của nhà
nước cho đội ngũ cán bộ, giảng viên,
nhân viên và người học;
- Xây dựng cơ chế, chính sách và
biện pháp để cán bộ, giảng viên, nhân
viên và người học thực hiện đầy đủ,
chất lượng và hiệu quả trách nhiệm của
mình đối với cơ sở giáo dục đại học và
xã hội.
3.4. Môi trường văn hóa
Môi trường văn hóa là môi trường
trong đó xác lập hệ thống các chuẩn mực,
giá trị văn hóa, niềm tin, quy tắc ứng xử
được xem là tốt đẹp và được các thành
viên trong cơ sở giáo dục đại học đồng
thuận và thực hiện tạo nên sức mạnh cho
các hoạt động có chất lượng và không
ngừng nâng cao chất lượng của cơ sở
giáo dục đại học đó.
Nội dung chính của môi trường
văn hóa gồm:
- Xây dựng các quy tắc ứng xử tôn
trọng, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các
thành viên vì sự nghiệp và danh tiếng
của cơ sở giáo dục đại học;
- Thực hiện đạo đức, lối sống lành
mạnh, lưu giữ và phát huy truyền thống
tốt đẹp của cơ sở giáo dục đại học kết
hợp với bản sắc văn hóa dân tộc;
- Thực hiện các hoạt động giao lưu,
hợp tác, hội nhập với cộng đồng trong
và ngoài nước.
3.5. Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên là môi trường
cảnh quan, cơ sở vật chất góp phần đảm
bảo và nâng cao chất lượng các hoạt
động của cơ sở giáo dục đại học đó.
Nội dung chính của môi trường tự
nhiên gồm:
- Kiến trúc, cảnh quan cơ sở giáo
dục đại học xanh, sạch, đẹp, hài hòa,
hợp lý;
- Cơ sở vật chất và tài chính đảm
bảo: giảng đường, lớp học, trang thiết
bị dạy, học, thực hành, thực tập và
nghiên cứu khoa học đầy đủ về số
lượng và chất lượng;
-Thư viện đảm bảo phục vụ tốt cho
hoạt động dạy, học và nghiên cứu khoa
học;
- Ký túc xá và các điều kiện sinh
hoạt tốt đảm bảo cho học viên nội trú;
- Đảm bảo an ninh trật tự, đời sống
văn hóa, nghệ thuật và điều kiện hoạt
động thể dục thể thao cho các thành viên
của cơ sở giáo dục đại học.
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 22
4. Các bƣớc triển khai xây dựng và
phát triển văn hóa chất lƣợng
Vai trò của văn hóa chất lượng là rất
quan trọng đối với sự phát triển bền vững
của các cơ sở giáo dục đại học. Vậy làm
thế nào để xây dựng và phát triển văn hóa
chất lượng trong các trường đại học? Đây
làm vấn đề mà nhiều nhà quản lý giáo dục
quan tâm. Trong bài viết này tác giả sẽ đề
cập đến 6 bước cơ bản để xây dựng văn
hóa chất lượng trong các cơ sở giáo dục đại
học như sau:
Hình 2: Quy trình triển khai xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng
4.1. Xác lập chuẩn chất lượng
Căn cứ vào sứ mạng, mục tiêu và
trên cơ sở tham khảo yêu cầu của các
bên liên quan, nhà trường xây dựng các
chuẩn chất lượng (chuẩn đầu ra, chuẩn
giảng viên), bộ công cụ đánh giá (đánh
giá giảng viên, đánh giá môn học, đánh
giá dịch vụ), nội quy, quy chế.
Lưu ý: Những chuẩn mực chất
lượng, công cụ đánh giá, nội quy phải
được sự đồng thuận của những bên liên
quan và được cụ thể hóa thành nhiệm vụ
của mỗi thành viên, tổ chức.
4.2. Phổ biến, tuyên truyền
Những chủ trương, chính sách về
đảm bảo chất lượng của nhà trường
(sau khi đã thống nhất) cần được phổ
biến và tuyên truyền một cách sâu
rộng, cụ thể đến mọi thành viên và tổ
chức của nhà trường, bằng nhiều hình
thức (website, bảng tin, thư điện tử,
họp báo).
Lưu ý: Nhiều trường chỉ dừng mức
độ phổ biến, tuyên truyền ở cấp độ cán
bộ quản lý (Cấp trưởng phó phòng,
khoa, trung tâm trở lên). Điều này sẽ
làm cho việc triển khai các chủ trương,
chính sách về đảm bảo chất lượng đã đề
ra ở bước 1 không được triển khai một
cách hiệu quả.
4.3. Triển khai thực hiện
Triển khai thực hiện các hoạt động
đảm bảo chất lượng đến toàn thể cán bộ,
giảng viên, nhân viên, và người học; cần
triển khai đồng bộ giữa các đơn vị, tổ
chức, đoàn thể, cá nhân.
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 23
Lưu ý: Để triển khai thực hiện văn
hóa chất lượng trong nhà trường có hiệu
quả, cán bộ cốt cán phải làm gương và
công việc phải được duy trì thường
xuyên, liên tục; tránh làm một cách hình
thức.
4.4. Kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra, đánh giá cần tuân thủ
nguyên tắc là giúp cá nhân, tổ chức nhận
ra ưu điểm, tồn tại, từ đó có biện pháp
kịp thời và phù hợp để phát huy ưu
điểm, khắc phục tồn tại, tiếp tục hành
động để đạt kết quả cao hơn.
Lưu ý: Việc kiểm tra, đánh giá chỉ
có hiệu quả khi giúp người thực hiện
biết những tồn tại của bản thân; cần
động viên, khuyến khích mọi người có ý
thức trách nhiệm để làm tốt hơn chứ
không phải là xử lý kỷ luật, trừng phạt
để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực và dễ
dẫn đến các phản ứng đối phó của của
cán bộ, giảng viên.
4.5. Công khai thông tin
Một trong những yêu cầu của đảm
bảo chất lượng là công khai thông tin.
Nhà trường cần quy định rõ phạm vi,
mức độ và cá nhân/tổ chức chịu trách
nhiệm về những thông tin công khai.
Lưu ý: Thông tin công khai cần
được cập nhật định kỳ; cần cân nhắc đối
tượng được công khai thông tin.
4.6. Điều chỉnh, bổ sung
Các tiêu chuẩn chất lượng, bộ công
cụ đánh giá, quy định chỉ có giá trị trong
khoảng thời gian nhất định. Trong quá
trình triển khai thực hiện cần định kỳ rà
soát để có cơ sở điều chỉnh, bổ sung để
hoàn thiện.
Lưu ý: Việc điều chỉnh, bổ sung
cần phải có ý kiến của các cá nhân, tổ
chức liên quan và được thống nhất trong
toàn trường.
5. Trách nhiệm của các thành viên để
xây dựng văn hóa chất lƣợng
Để xây dựng và áp dụng thành
công hệ thống văn hóa chất lượng trong
tổ chức, đòi hỏi cần phải có sự chung tay
góp sức của tất cả các thành viên trong
tổ chức đó. Tuy nhiên, trách nhiệm của
từng người sẽ khác nhau tùy thuộc vào
vị trị công tác đảm nhận. Cụ thể trách
nhiệm của từng vị trí như sau:
5.1. Lãnh đạo
Lãnh đạo đóng vai trò trọng yếu
trong việc thúc đẩy và đầu tư cho lộ
trình triển khai văn hóa chất lượng.
Đồng thời, cũng là đầu mối để cung cấp
các thông tin và khai thác các nguồn tài
trợ, ủng hộ của các đối tác bên ngoài để
xây dựng văn hóa chất lượng cho tổ
chức mình.
Trách nhiệm cụ thể của lãnh đạo
là:
- Đưa ra kế hoạch chiến lược xây
dựng văn hóa chất lượng;
- Thiết lập mạng lưới đảm bảo
chất lượng trong;
- Phân cấp trách nhiệm cho các
đơn vị, bộ phận;
- Đầu tư và điều phối các nguồn
lực phù hợp để triển khai lộ trình văn
hóa chất lượng;
- Thiết lập hệ thống thông tin để
trao đổi với cán bộ quản lý các cấp và
giám sát lộ trình triển khai văn hóa
chất lượng; sử dụng các kết quả giám
sát và đánh giá lộ trình văn hóa chất
lượng vào quá trình ra các quyết định
liên quan;
5.2. Cán bộ quản lý
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 24
Nhiệm vụ của cán bộ quản lý các
cấp là triển khai các hoạt động theo đúng
lộ trình, đảm bảo các bộ máy và nguồn
nhân lực của mình cùng tham gia thực
hiện các hoạt động theo chuẩn mực để
đạt chất lượng cam kết. Cụ thể:
- Tuyên truyền trong mạng lưới,
tới tất cả cán bộ nhân viên, người học để
hiểu và nắm chắc được chiến lược của
đơn vị và chiến lược của trường, thấm
nhuần về vai trò của từng bộ phận và
từng cá nhân trong lộ trình xây dựng và
phát triển văn hóa chất lượng;
- Điều phối và giám sát để mọi
hoạt động hướng tới đạt được chất lượng
cam kết, đảm bảo tất cả các nguồn nhân
lực trong đơn vị mình quản lý phát huy
hết năng lực và được cung cấp đủ các điều
kiện để có thể phát huy năng lực tối đa;
- Huy động mọi nguồn lực vào
quá trình tham gia ra các quyết định
liên quan.
5.3. Cán bộ, giảng viên và nhân viên
Cán bộ, giảng viên và nhân viên là
những người ―đóng vai diễn chính‖
trong lộ trình xây dựng và phát triển văn
hóa chất lượng. Từng thành viên được
phân cấp trách nhiệm rõ ràng:
- Xây dựng được nhận thức về
trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm
chung trong toàn trường;
- Được đào tạo, bồi dưỡng để
phát triển năng lực chuyên môn và động
cơ làm việc đúng đắn;
- Chế độ thưởng phạt về tài chính
và tinh thần được thực hiện minh bạch.
5.4. Người học
Người học có trách nhiệm và quyền
được tham gia vào lộ trình xây dựng và
phát triển văn hóa chất lượng của trường.
Hình thức và mức độ tham gia của người
học phụ thuộc vào đặc thù của từng
trường/ khoa/ chương trình đào tạo. Ở
mức độ tối thiểu là đóng góp ý kiến và trả
lời phiếu khảo sát đánh giá việc giảng dạy
và đào tạo trong trường, tham gia vào quá
trình ra các quyết định liên quan.
5.5. Các đối tác bên ngoài
Các đối tác bên ngoài bao gồm:
các nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp,
các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị,
các cơ quan nhà nước, cộng đồng xã
hội và đặc biệt là cựu sinh viên. Sự
tham gia của các nguồn lực này tạo
thêm sức mạnh và cũng để xã hội biết
đến nền tảng văn hóa chất lượng và
thương hiệu của trường.
6. Kết luận
Để đảm bảo chất lượng giáo dục
một cách bền vững thì yếu tố then chốt
là phải xây dựng và phát triển văn hóa
chất lượng. Xây dựng và phát triển văn
hóa chất lượng là tạo ra những giá trị và
những đặc điểm, ưu thế riêng và làm lan
tỏa khái niệm chất lượng và những tác
dụng của nó để tác động vào việc thực
hiện công việc của các cá nhân, tập thể.
Khi văn hóa chất lượng được đặt
đúng vị trí, mọi hoạt động của các
thành viên, tổ chức đều hướng đến chất
lượng thì chắc chắn uy tín và thương
hiệu của cơ sở giáo dục đại học sẽ
được khẳng định.
Phát triển văn hóa chất lượng là
một quá trình dài lâu. Do đó, cần phải
duy trì việc triển khai thực hiện để đạt
các chuẩn mực chất lượng trong suốt
quá trình đào tạo.
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Harvey, L. & Green, D., Defining quality. 9, 1993. Assessment and Evaluation in
Higher Education 18 (1).
[2]. Tharp, B. M. 2009. Defining ―Culture‖ and ―Organizational culture‖: From
anthropology to the office, Haworth.
[3].Woods, J. A., The six values of a quality culture, 1999.
(
[4]. Ahmed, S. M., Quality Culture, College of Engineering & Computing, Florida
International University, Miami, Florida, 2004.
[5]. Phạm Trọng Quát, Đẩy mạnh xây dựng văn hóa chất lượng, 2011.
( 34/day-manh-xay-dung-van-hoa-
chatluong.htm)
[6]. Lê Đức Ngọc & cộng sự, Xây dựng Văn hoá chất lượng tạo nội lực cho cơ sở đào
tạo đáp ứng yêu cầu của thời đại chất lượng, Tạp chí Thông tin Giáo dục, 36/4, 4,
2008.
[7]. Lê Đức Ngọc, Trịnh Thị Vũ Lê, Nguyễn Thị Ngọc Xuân (2012). ―Bàn về mô hình
văn hóa chất lượng cơ sở giáo dục đại học‖. Tạp chí Quản lý giáo dục số (34) 3-2012.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_hoa_chat_luongyeu_to_tien_quyet_de_xay_dung_thanh_cong_h.pdf