lời mở đầu
Từ những năm 1970 con người đã có nhiều những hoạt động thiết thực để bảo vệ môi trường. Nhiều tác phẩm, bài viết, hội thảo, hội nghị về bảo vệ môi trường đã được tiến hành như: Từ ngày 6 đến 16 tháng 6 năm 1972 hội nghị LHQ về “môi trường con người” tại srockholm –Thuỵ sĩ. Câu lạc bộ Rome xuất bản cuấn “ Giới hạn cho sự phát triển” năm 1972. ở Việt Nam năm 1997, Thủ Tướng chính phủ ban hành chỉ thị 199/TTg về việc quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp.
Những nội d
70 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Vận dụng sản xuất sạch hơn tại Công ty giầy Thượng Đình và đánh giá khả năng sinh lời cho việc thực hiện giải pháp sản xuất sạch hơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung bảo vệ môi trường về quản lý chất thải giai đoạn này đều tập trung vào xử lý chất thải, bằng cách sử dụng các kỹ thuật và hoá chất tức là bằng các công nghệ kiểm soát cuối đường ống. Do vậy thường có những phản ứng thụ động đối với ô nhiễm và chất thải sau khi chúng đã phát sinh ra. Các giải pháp được xây dựng bởi các chuyên gia thường không gắn với thực tế, thường không được các doanh nghiệp áp dụng vì sẽ làm tăng chi phí sản xuất.
Khái niệm sản xuất sạch hơn (sxsh) ra đời, giúp sử dụng hiệu quả hơn nguồn nguyên vật liệu năng lượng, tối ưu hoá quá trình sản xuất làm giảm chất thải và ô nhiễm phát sinh, phục hồi và tái sử dụng những phế phẩm có giá trị có thể tái sử dụng được như vậy làm giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Việc bảo vệ sức khoẻ và an toàn lao động cho cán bộ công nhân cũng đựơc chú trọng, do đó cũng đem lại những hiệu ứng tích cực tới năng xuất lao động và giúp làm giảm chi phí sản xuất. Sản xuất sạch hơn là chủ động nhận biết và tìm cách phòng chống ô nhiễm và chất thải, loại trừ các vấn đề môi trường ngay từ đầu, ngay từ nguồn phát sinh, ngay trong các giai đoạn sản xuất.
Nhưng không có nghĩa là các biện pháp cuối đường ống sẽ không còn cần thiết nữa, mà trong nhiều doanh nghiệp do đặc trưng của hoạt động sản xuất kinh doanh nên doanh nghiệp phải kết hợp cả giải pháp sxsh và xử lý cuối đường ống.
Từ những kiến thức, lý luận đã được các thầy cô khoa Kinh tế Môi trường và Quản lý Đô Thị truyền đạt cho tôi, và thực tiễn nhận thức qua quá trình thực tập tại Công ty Giầy Thượng Đình. Đây là một Công ty hàng năm được Sở KHCNMT kiểm tra và đánh giá là đơn vị thực hiện tốt công tác môi trường. Công ty đang tiếp cận và sẽ tiếp nhận sxsh vào hoạt động sản xuất thực tiễn hàng ngày, chính vì vậy mà tôi rất tâm huyết lựa chọn đề tài: “Bước đầu nghiên cứu vận dụng sản xuất sạch hơn tại Công ty Giầy Thượng Đình và đánh gía khả năng sinh lời cho việc thực hiện giải pháp SXSH”.
Đối tượng nghiên cứu:
Chuyên đề tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất tại Công ty Giầy Thượng Đình và vận dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn tại Công ty, đánh giá khả năng sinh lời cho việc thực hiện giải pháp SXSH và đề xuất các giải pháp, kiến nghị đối với Công ty, với Sở KHCNMT, Sở công nghiệp Hà Nội để sxsh không chỉ được áp dụng tại Công ty Giầy Thượng Đình mà được áp dụng tại tất cả các doanh nghiệp ở Hà nội.
Phạm vi nghiên cứu:
Lý thuyết sxsh là một vấn đề bao gồm trong đó rất nhiều giải pháp thực hiện, chuyên đề chỉ đi vào nghiên cứu quá trình sản xuất của Công ty và đưa ra các giải pháp cụ thể đánh giá hiệu quả khi Công ty thực hiện giải pháp này trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của lý thuyết sxsh.
Kết cấu đề tài
Đề tài gồm ba phần chính:
Chương I: Những vấn đề chung về sản xuất sạch hơn và phân tích chi
lợi ích
Chương II: Thực trạng về sản xuất kinh doanh ở Công ty Giầy
Thượng Đình
Chương III: áp dụng sản xuất sạch hơn tại công ty Giầy Thượng Đình
lời cảm ơn
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn thầy: Nguyễn Duy Hồng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực hiện chuyên đề này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các thầy cô giáo trong khoa KTMT, đã truyền thụ cho tôi những nền tảng cơ bản về kinh tế và quản lý môi trường nói chung và về lý thuyết sản xuất sạch hơn nói riêng trong suốt bốn năm học vừa qua; đến các cô chú, anh chị ở phòng Kỹ thuật Công nghệ – Công ty Giầy Thượng Đình đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình tiếp súc với thực tế.
Đối với những người bạn đã động viên tôi thời gian qua: Tôi cũng gửi đến họ những tình cảm tốt đẹp nhất.
Cuối cùng tôi xin gửi đến gia đình lòng biết ơn chân thành vì những tình cảm và sự ủng hộ mà các thành viên đã dành cho tôi trong thời gian vừa qua.
Hà nội, ngày tháng 05 năm 2003
Sinh viên
Phạm Thị Xuân Thu
Lời cam đoan
“Tôi xin cam đoan nôị dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với nhà trường”.
Hà nội, ngày 18 tháng 5 năm 2003
Sinh viên:
Phạm Thị Xuân Thu
chương I
những vấn đề chung về sản xuất sạch hơn và cba
I . cơ sở lý luận “sản xuất sạch hơn”
Suy nghĩ truyền thống về môi trường là tập trung vào vấn đề phải làm gì với các chất thải và phát thải đã phát sinh. sxsh tránh được hay giảm được chất thải và chất ô nhiễm trước khi chúng sinh ra. SXSH phấn đấu đạt hiệu suất sử dụng nguyên liệu trong phạm vi khả thi kinh tế sao cho càng gần 100% càng tốt . Sản xuất sạch hơn không chỉ là vấn đề thay đổi thiết bị. Sản xuất sạch hơn là vấn đề thay đổi thái độ, áp dụng bí quyết và cải thiện quá trình sản xuất sản phẩm.
1. Định nghĩa sản xuất sạch hơn của UNEP
Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phù hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ, nhằm nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro cho con ngưồi và môi trường.
Đối với quá trình sản xuất:
“sxsh bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng, cũng như tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải”.
Đối với sản phẩm:
Sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
Đối với dịch vụ:
Sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.
2. Cơ hội sản xuất sạch hơn
Sản xuất sạch hơn có rất nhiều cơ hội khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất của nhà máy, của dây truyền công nghệ..., mà có thể áp dụng các biện pháp sxsh; cụ thể những giải pháp được chia thành 8 nhóm nhỏ:
Thay đổi nguyên liệu đầu vào
Kiểm soát quá trình
Thay đổi công nghệ
Thu hồi và tái sử dụng trong nhà máy
Sản xuất sản phẩm phụ có ích
6) Cải tiến sản phẩm.
7) Quản lý nội vi
8) Cải tiến thiết bị, máy móc
Các biện pháp của sxsh được thể hiện qua sơ đồ sau
Sản xuất sạch hơn
Cải tiến TB máy móc
Thay đổi công nghệ
Thu hồi và tái sử dụng
Sản xuất SP phụ có ích
Cải tiến sản phẩm
Kiểm soát quá trình
Thay đổi NL đầu vào
Quản lý nội vi
Thay đổi bao bì
Thay đổi sản phẩm
Hình vẽ 1
2.1. Quản lý nội vi
Quản lý nội vi tức là thay đổi thực tiễn hiện tại hoặc áp dụng các biện pháp mới trong vận hành và bảo dưỡng thiết bị có tính cụ thể, thích hợp nhằm ngăn ngừa rò rỉ, rơi vãi và khuyến khích thái độ làm việc tích cực có trách nhiệm của người lao động. áp dụng quản lý nội vi thường chi phí không cao mà thời gian thu hồi vốn ngắn.
Ví dụ:
Thường xuyên, kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị, bảo ôn các đường ống và thiết kế các hệ thống phân phối hơi hợp lý
2.2. Thay đổi nguyên liệu thô
Sử dụng các loại nguyên liệu ít nguy hiểm hơn hoặc các nguyên liệu thô có chất lượng tốt hơn, nhờ đó có thể làm giảm việc phát sinh các chất thải hay giảm tính độc hại của các chất thải trong quá trình sản xuất.
Ví dụ:
Thay dung môi hữu cơ bằng nước
Thay thế tẩy clo bằng ôxy
2.3. Kiểm soát quá trình sản xuất
Nhằm mục đích vận hành các công đoạn sản xuất với mức hiệu quả cao hơn và lượng rác thải ít hơn, thông qua việc bổ sung các thiết bị giám sát và kiểm soát quá trình như: Lắp đặt hệ thống camera hoặc tăng cường đào tạo công nhân vận hành, nâng cao trình độ và ý thức làm việc của họ.
2.4. Cải tiến thiết bị, máy móc
Là việc thay đổi các thiết bị, máy móc hiện có hoặc thay thế bộ phận của thiết bị, máy móc cho phù hợp nhằm thu gom, giảm lượng chất thải như: thay thế quá trình làm sạch bằng dung môi, bằng làm sạch cơ học.
2.5. Thay đổi công nghệ
Thay đổi bằng những công nghệ tiên tiến ít chất thải, nâng cao chất lượng sản phẩm ... song biện pháp này đòi hỏi nguồn đầu tư lớn
Ví dụ:
Thay thế in bột bằng in khô.
2.6. Thu hồi và tái sử dụng
Là thu hồi và tái sử dụng tại nhà máy những nguyên liệu và năng lượng đã thải ra. Những nguyên liệu được thu hồi hoặc có thể tái sử dụng cho chính công đoạn đó, hoặc có thể sử dụng cho mục đích khác như thu hồi nước ngưng dùng lại cho nồi hơi hoặc sử dụng nước làm sạch.
2.7. Sản xuất sản phẩm phụ có ích
Ví dụ:
Dây chuyền sản xuất dầu trầu, ngoài sản phẩm chính triết suất từ nhân còn có các sản phẩm phế thải khác như: Vỏ trầu, bã trầu chiếm tới 40%. Nếu đem xử lý sẽ tốn một khoản chi phí lớn. Nay nhờ quy trình sản xuất dầu trầu mới trên cơ sở tận dụng các phế liệu, phế thải. Đó là nguyên liệu vỏ trầu dùng để sản xuất ván ép, còn bã trầu làm thức ăn giầu dinh dưỡng cho gia súc nhờ quá trình nghiền nhân tạo.
2.8. Thay đổi sản phẩm
Là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu của sản phẩm đó
Ví dụ:
Sản xuất túi nilông dùng để ươm cây bằng vật liệu mới đó là sử dụng hỗn hợp tinh bột sắn, ngô chiếm 30%. Vật liệu mới này, túi có thể tự phân huỷ chỉ sau 3 tháng.
3. Lợi ích của sản xuất sạch hơn
3.1. Lợi ích về mặt kinh tế
3.1.1. Nâng cao hiệu quả của quy trình sản xuất
Sản xuất sạch hơn sẽ dẫn đến hiệu quả sản xuất tốt hơn, có nghĩa là có nhiều sản phẩm hơn được sản xuất ra trên một đơn vị đầu vào nguyên liệu thô. Điều này mang ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế cho cơ sở sản xuất đó, chẳng hạn như giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng, nâng cao chất lượng sản phẩm khi cơ sở thực hiện đầu tư một dây chuyền cộng nghệ mới cho sản xuất, hoặc đơn giản hơn là thực hiện quản lý quá trình sản xuất chặt chẽ hơn.
3.1.2. Giảm tiêu thụ nguyên liệu dẫn đến giảm chi phí
Sản xuất sạch hơn khi áp dụng đem lại lợi ích thuyết phục nhất là khả năng giảm lượng nguyên liệu và tài nguyên tiêu thụ, dẫn đến giảm giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, với việc giá thành của nguyên liệu, năng lượng và nước ngày một tăng lên, không một doanh nghiệp nào có khả năng cho phép mất các tài nguyên này dưới dạng tổn thất. Khi thực hiện SXSH cho một nhà máy họ sẽ đề ra các giải pháp nhằm sử dụng, tái sử dụng nguyên liệu đã thải bỏ cho các công đoạn khác nhằm giảm giá thành sản phẩm.
3.1.3. Tận thu các sản phẩm phụ có giá trị
Tận thu là việc thu thập các chất thải và sử dụng lại cho các quá trình sản xuất .
Ví dụ:
Tận thu vải và xốp thừa khi sản xuất giầy để sản xuất lót nồi, khẩu trang…
Tận thu được các sản phẩm phụ có giá trị cũng tạo ra lợi ích lớn không
chỉ tạo ra doanh thu sản phẩm phụ, giảm chi phí xử lý chất thải.
3.1.4. Các cơ hội thị trường mới và hấp dẫn
Nhận thức về môi trường của mọi người ngày càng tăng, do đó nhu cầu về sản phẩm xanh và sạch trên thị trường quốc tế tăng, điều này dẫn đến việc tạo ra một cơ hội thị trường mới và tạo ra một sản phẩm mới có chất lượng cao hơn, sức cạnh tranh lớn hơn nếu tập trung vào SXSH.
3.1.5. Đáp ứng tiêu chuẩn ISO14000
Sản xuất sạch hơn sẽ tạo đièu kiện thuận lợi nhiều để thực hiện hệ thống quản lý môi trường ISO14000, bởi có rất nhiều các công đoạn ban đầu đã được tiến hành thông qua đánh giá SXSH.
3.1.6. Sản xuất sạch hơn tạo ra cơ hội tốt tiếp cận nguồn tài chính
Các tổ chức tài chính ngày càng quan tâm đến các vấn đề môi trường. Nên quản lý môi trường hiệu quả là điều kiện tiên quyết đối với các đề xuất hỗ trợ tài chính. Những dự án khi hỗ trợ vốn vay hay giúp đỡ tài chính, thì vấn đề liên quan đến môi trường được xem xét kỹ lưỡng, nhất là các dự án theo dự đoán có ảnh hưởng đến môi trường, sản xuất sạch hơn tạo ra một hình ảnh môi trường tích cực của tổ chức vay tiền. Do vậy cải thiện được sự tiếp cận đến với các nguồn tài chính.
3.1.7. Cải thiện môi trường làm việc
Sản xuất sạch hơn có thể cải thiện về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp cho người lao động, điều này giúp giảm chi phí về y tế cho chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. Các điều kiện làm việc thuận lợi có thể làm tăng sự tự tin khi được làm trong môi trường an toàn, từ đó thúc đẩy người lao động yên tâm sản xuất và quan tâm hơn trong việc kiểm soát chất thải, như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí.
3.2. Lợi ích môi trường của sản xuất sạch hơn
ý tưởng cơ bản của sản xuất sạch hơn là tìm hiểu tận gốc của ô nhiễm, vì vậy SXSH có ý nghĩa lớn đối với môi trường, là một công cụ để bảo vệ môi trường. Những lợi ích được thể hiện rõ nhất, cơ bản nhất:
3.2.1. Môi trường được cải thiện
Sản xuất sạch hơn giảm thiểu chất thải và mức độ độc hại của chất thải, làm cho sản phẩm dễ chấp nhận hơn xét trên quan điểm môi trường. Cụ thể khi giảm tiêu thụ nhiên liệu và năng lượng sẽ giảm lượng khí đổ ra môi trường, giảm chất thải của quá trình đốt nhiên liệu…
3.2.2. Cải thiện môi trường làm việc
Công nhân công nghiệp ngày nay không chỉ quan tâm đến thu nhập của họ mỗi tháng là bao nhiêu mà môi trường làm việc, điều kiện làm việc cũng quyết định thái độ, tinh thần làm việc của họ, họ nhận thức rõ ràng về quyền lợi của họ được làm việc trong một môi trường sạch và an toàn. Sản xuất sạch hơn có thể thúc đẩy động cơ của công nhân, hướng họ quan tâm đến kiểm soát chất thải.
3.2.3. Bảo toàn nguyên liệu, nước và năng lượng
Tài nguyên ngày càng khai thác mạnh dẫn đến số lượng ngày càng giảm nên chi phí nguyên liệu ngày càng tăng, nước chất lượng tốt ngày càng thiếu … Sản xuất sạch hơn sẽ thúc đẩy việc khai thác và sử dụng nước tài nguyên bền vững.
3.2.4. Tuân thủ tốt hơn các quy định về môi trường
Việc đáp ứng, tuân thủ các tiêu chuẩn quy định đối với việc phát tán các dòng thải (rắn, lỏng, khí) thường đòi hỏi phải lắp đặt các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp và tốn kém. Việc thực hiện SXSH làm cho việc xử lý dòng thải tương đối dễ dàng hơn, đơn giản hơn, rẻ hơn và như vậy sẽ tuân thủ tốt hơn các tiêu chuẩn quy định về phát thải.
Mức độ ô nhiễm Trước SXSH
Sau SXSH
Thời gian
Hình2: Tuân thủ tốt hơn các quy định môi trường
3.2.5. Đáp ứng quan điểm cân bằng vật chất
3.2.5.1. Quan điểm cân bằng vật chất Cổ Điển:
Theo các nhà kinh tế Cổ Điển: Nền kinh tế được trình bầy như một hệ khép kín, được mô tả:
Tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ
Các gia đình
Thị trường
Cung cấp cho
Sản xuất
Các xí nghiệp
Chi phí tiêu thụ
*Các gia đình:
Là người tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ, là chủ nhân của tài nguyên
* Các công ty:
Là nhà sản xuất hàng hoá và dịch vụ, là chủ nhân của tài nguyên.
*Thị trường:
Là nơi mà người mua và người bán tiếp xúc nhau.
Như vậy ta thấy các Nhà kinh tế Cổ điển bỏ số thành tố “môi trường tự nhiên”. Đây là thiếu sót lớn vì các gia đình và các Công ty đều có tác động qua lại với nhau và với môi trường tự nhiên.
Vai trò của môi trường tự nhiên có thể được chia thành ba nhóm:
Cung cấp nguyên liệu thô
Nơi chứa chất thải
Cung cấp ngoại ứng tích cực
Vì vậy mô hình cân bằng vầt chất được thể hiện như sau:
Chất thải
Môi trường tự nhiên
(không khí, đất, nước và các tài nguyên)
Công ty
Đầu vào môi trường
Sản Công nhân và
Phẩm các yếu tố đầu vào
Hộ gia đình
Chất thải
Đầu vào môi trường
Hình3: Hệ thống kinh tế nhiễm giảm trong đó coi môi trường tự nhiên như là một nhân tố không thể tách rời
3.2.5.2. Mô hình cân bằng vật chất:
Mô hình này cho thấy nền kinh tế như là một hệ thống chế biến nguyên liệu và chuyển đổi thành sản phẩm. Các nguyên liệu “hữu dụng” được hút vào hệ thống kinh tế, sau đó chúng trải qua một loạt những thay đổi về năng lượng và entropy của chúng. Cuối cùng, sau một khoảng thời gian nào đó thì ở đầu ra của hệ thống chế biến này, những đầu ra không phải là sản phẩm sẽ tái sinh lại một phần, những chất vô ích còn lại (chất thải) sẽ được trở lại môi trường ở nhiều chặng khác nhau của hệ thống chế biến.
Chế biến cơ bản
Chế tạo
Tiêu thụ
Khai thác
Q
Is IS
IR/T
Hoạt động cải tiến
Đầu ra không phải là sản phẩm
Tái sinh
I R/T
Wp WR
Tổn hại môi trường
Môi trường là nơi nhận chất thải
Hình 4: Cân bằng vật chất đơn giản hoá
Trong mô hình này nền kinh tế được trình bày như một hệ thống mở - thu hút vật chất và năng lượng từ môi trường, và cuối cùng đưa trở lại một lượng chất thải tương đương vào môi trường. Quá nhiều chất thải ở không đúng nơi, không đúng lúc sẽ tạo ra ô nhiễm.
Ghi chú:
I: Đầu vào sơ cấp và năng lượng
Is: Đầu vào thứ cấp (tái sinh)
IR/T: Đầu vào sơ cấp cho quy trình tái sinh hay cải tiến
WP: Phần còn lại cần loại bỏ
WPR: Phần còn lại trong quy trình xử lý hay tái sinh
Q: Đầu ra sản phẩm cuối cùng
Phương trình cân bằng vật chất:
I=Is + IR/T + WP + WPR + Q.
Để có phương trình cân bằng vật chất xảy ra trong mô hình thì đầu vào thứ cấp (Is) từ quá trình khai thác đưa vào tái sinh (IR/T) đạt mức tối đa, phần còn lại cần loại bỏ (Wp) giảm, phần còn lại trong quy trình xử lý hay tái sinh giảm tới mức tối thiểu, đầu ra sản phẩm cuối cùng (Q) tăng, các nhà lãnh đạo nền kinh tế cần có các biện pháp hợp lý để đáp ứng phương trình cân bằng vật chất.
3.2.5.3. Sản xuất sạch hơn đáp ứng quan điểm cân bằng vật chất
Khi hệ thống chế biến nguyên liệu ứng dụng các giải pháp của SXSH thì:
I: Đầu vào sơ sơ cấp và năng lượng
Is: Đầu vào thứ cấp (tái sinh)
IR/T: Đầu vào sơ cấp cho quy trình tái sinh hay cải tiến
WP: Phần còn lại cần loại bỏ
WPR: Phần còn lại trong quy trình xử lý hay tái sinh
Q: Đầu ra sản phẩm cuối cùng
Phương trình cân bằng vật chất mới:
Q= IS + IR/T+ WP + WPR + Q.
ii. nghiên cứu Và VậN DụNG sản xuất sạch hơn hiện nay
Quan điểm xử lý cuối đường ống đã từng góp phần to lớn trong việc kiểm soát các chất ô nhiễm, bảo vệ môi trường.
Nhưng từ những năm 1990, khái niệm “sản xuất sạch hơn” đã được đề xuất, nghiên cứu và từng bước áp dụng vào các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là sản xuất công nghiệp. Chương trình môi trường LHQ - UNEP đã đề xuất và áp dụng tại một số nước như: Tanzania, ấn Độ, Cộng Hoà Séc, Trung Quốc… và ở Việt Nam, một số các doanh nghiệp cũng đã bước đầu áp dụng thành công quan điểm SXSH này.
Tại các nhà máy của ấn Độ cho thấy việc thực hiện hầu hết các tiềm năng sạch hơn, bằng cách tiến hành các biện pháp đòi hỏi mức đầu tư < 600 USD và thời gian ngừng sản xuất không quá 2 giờ nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu.
Tại Trung Quốc đã vay tiền ngân hàng thế giới để thúc đẩy áp dụng SXSH tại các nhà máy công nghiệp, với các giải pháp chi phí thấp nhằm giảm thiểu lượng chất thải gây ra độc hại cho môi trường như: Chủ yếu là giảm COD, nước thải, bụi, chất thải rắn được thực hiện chủ yếu ở các cơ sở hoá chất, nhà máy dệt, nhuộm, cao su…
Tại Việt nam, một nước nông nghiệp là chủ yếu nhưng trong những năm gần đây chiến lược CNH - HĐH, nền công nghiệp Việt Nam đang được chú trọng, hiện nay Việt Nam đã có trên 6000 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp khác nhau, trong đó các ngành phát triển mạnh như: dệt, may, hoá chất thực phẩm…, song song với quá trình phát triển đó ô nhiễm môi trường cũng ngày một gia tăng, do chất thải từ các nhà máy thải ra với khối lượng ngày càng lớn, thành phần gây ô nhiễm ngày càng phức tạp và tính độc ngày càng tăng, đồng thời sức chịu đựng của môi trường ngày càng giảm sút nhanh tróng, lý thuyết SXSH ra đời đã được Việt Nam triển khai ở mức thăm dò và từng bước nghiên cứu, vận dụng từ những năm 1998. Trong 6 tháng đầu có 13 doanh nghiệp tham gia trình diễn kỹ thuật, thông qua các giải pháp ngắn và trung hạn. Các doanh nghiệp thuộc ngành dệt đã tiết kiệm được > 1tỷ đồng/năm, ngành giấy từ 1,3 đến 2,2 tỷ đồng/năm; ngành chế biến thực phẩm là 0,3 tỷ đồng/năm và ngành sản phẩm kim loại là 0,1 đến 0,5 tỷ đồng/năm.
Từ góc độ môi trường, việc giảm tiêu thụ nguyên - nhiên liệu đã dẫn đến giảm 15 đến 20% nước thải với tải lượng hữu cơ cao nhất là 30%; lượng khí nhà kính phát giảm 5 đến 35% và các hoá chất, chất thải rắn giảm đáng kể.
Cho đến năm 2001 qua tổng kết 26 doanh nghiệp áp dụng SXSH kết quả thu được thể hiện qua bảng sau:
Ngành
Số công ty
Sản phẩm
Địa điểm
T/g bắt đầu tiến hành SXSH
Lợi nhuận hàng năm tính đến năm 2001
Dệt
4
Chỉ, khoá, kéo sợi, nhuộm
Nam Định, Hà Nội, TP.HCM
1999
Tiết kiệm 115.000 USD, giảm tới 14% ô nhiễm không khí, 14% các chất gây hiệu ứng nhà kính GHG , 20% hoá chất sử dụng, 14% tiêu thụ điện và 14% tiêu thụ FO.
Thực phẩm và Bia
4
Thạch trắng, bia, hải sản
Hải Phòng, Ninh Bình, Đà Nẵng, TP.HCM
1999
Tiết kiệm 55.000 USD, giảm tới 13% ô nhiễm không khí, 78% các chất gây hiệu ứng nhà kính GHG, 34% chất thải rắn, 40% hoá chất sử dụng 78% tiêu thụ điện, 13% tiêu thụ than.
1
Mỳ
TP.HCM
2000
Tiết kiệm 30.000 USD, các lợi ích khác chưa được đánh giá
1
Đường
Cần Thơ
2001
Tiết kiệm 125.000 USD, các lợi ích khác chưa được đánh giá
Giấy và bột giấy
3
Giấy in
Phú Thọ, TP.HCM
1999
Tiết kiệm 344.000 USD, giảm tới 35% ô nhiễm không khí, 15% các chất gây hiệu ứng kính GHG, 20% thất thoát tơ sợi, 30% nước thải 24% tiêu thụ điện, 20% tiêu thụ than
6
TP.HCM
Phú Thọ
Hoà Bình,
Đồng Nai.
2001
Tiết kiệm 560.000 $. Các lợi ích khác chưa được đánh giá
Kim loại
2
Dây lưới và ống thép
Nam Định
Hải Phòng
1999
Tiết kiệm 357.000 $. Giảm 15% ô nhiễm không khí, 20% chất thải rắn, 5% tiêu thụ điện, 15% tiêu thụ than
Các ngành khác
1
Giầy
Cần Thơ
2001
Tiết kiệm 33.000 $. Giảm 50% tiêu thụ FO, 19% tiêu thụ điện
3
Thuốc trừ sâu
Cần Thơ
2001
Giảm 0,1% thành phần hoạt tính (1.684 kg). Các lợi ích khác chưa được đánh giá
2
Xi măng
Cần Thơ
2001
Tiết kiệm 249.000 $. Giảm 2% clinker, 14% Thạch Cao và 7,4% tiêu thụ điện
(Nguồn: Báo cáo năm 2001 của trung tâm SXSH Việt Nam)
Nhận xét:
Bảng trên cho thấy khả năng hiệu quả kinh tế khi áp dụng SXSH đối với các ngành, các doanh nghiệp là rất lớn do các doanh nghiệp tiết kiệm được nguyên vật liệu, năng lượng và giảm thiểu chất thải. Tuy nhiên hiện nay các giải pháp thực hiện ở các Công ty thường là những giải pháp còn đầu tư thấp hoặc không lớn, thời gian thu hồi vốn ngắn nhằm giảm tại nguồn như quản lý nội vi, kiểm soát quá trình, cải tiến sản phẩm nên hiệu quả đem lại chưa cao. Nếu các doanh nghiệp thực hiện các giải pháp đổi mới công nghệ, sản xuất sản phẩm phụ có ích thì kết quả sẽ còn cao hơn.
Có thể nói SXSH áp dụng ở Việt Nam chưa mạnh mẽ cả về số lượng các nhà máy và nội dung áp dụng giải pháp, bởi SXSH ở Việt Nam còn là quan điểm mới mẻ, còn thiếu thông tin về SXSH, khó khăn về tài chính cũng như cán bộ chuyên môn để áp dụng SXSH vào sản xuất của doanh nghiệp.
III. cơ sở pháp lý của sản xuất sạch hơn
Phân tích tài chính:
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã xây dựng các hướng hoạt động về SXSH trên cơ sở các chương trình hợp tác với UNEP về “công nghệ và môi trường” được khởi xướng từ 1990, để đẩy mạnh chiến lược phát triển bền vững. Hội đồng doanh nghiệp thế giới (WBCSD) đã thành lập các tổ công tác đề cập tới những vấn đề xây dựng chính sách, quản lý môi trường (Hiệu suất sinh thái, đánh giá về môi trường…) tháng 6 năm 1997, hội nghị Bộ trưởng các nước trong tổ chức Hợp tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương (APEC) đã chấp nhận chiến lược sản xuất sạch hơn, và đưa vào chương trình làm việc của tất cả các tổ công tác (ANZECC,1999).
Tại Việt Nam, ngày 22 tháng 9 năm 1999, Bộ trưởng KHCN & MT. Chu Tuấn Nhạ đã ký tuyên ngôn quốc tế về SXSH, khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam với chiến lược phát triển bền vững.
Các bài viết về “sản xuất sạch hơn”:
GS.TS HeinzLeuenberger – Cố vấn trưởng kỹ thuật. Trung tâm sạch Việt Nam có viết:
“ở Việt nam ,chúng tôi đã rất thành công trong công tác đào tạo chuyên sâu về SXSH cho ngành dệt. Đã có 8 doanh nghiệp dệt với hơn 20 học viên của cả ba miền tham dự khoá học 14 ngày về phương pháp luận SXSH Thông qua thực tiễn đánh giá SXSH, các học viên đã có thể phát huy được những kiến thức trên lớp. Những kết quả đầy ấn tượng này đã được các doanh nghiệp trình bày trong hội nghị tổng kết được tổ chức phối hợp với VINATEX trong tháng 11 tại Hà Nội.”
“Sản xuất sạch hơn không chỉ mang lại cho doanh nghiệp một công cụ đắc lực để giảm chi phí sản xuất, giảm nhẹ các tác động môi trường mà còn là một cơ hội cho doanh nghiệp nghiên cứu, so sánh các định mức của mình với các công nghệ tốt nhất hiện có, giúp cho doanh nghiệp trở nên cạnh tranh hơn.
Bản tin này được viết nhằm chứng minh cho các thành tựu về áp dụng SXSH trong ngành dệt, nhuộm. “ Lời phát biểu của PGS.TS Trần Văn Nhân - Giám đốc Trung tâm SXSH của Việt Nam tại bản tin Sản xuất sạch hơn”.
Theo bài viết của Ths. Lê Thu Hoa- Giảng viên Trường đại học Kinh tế Quốc dân và Vũ Trọng Quốc - Công ty Dịch vụ đầu tư nước ngoài về công nghiệp:
“Lý luận và thực tiễn đã cho thấy SXSH không phải là gánh nặng mà thực sự mang lại lợi ích về nhiều mặt cho các doanh nghiệp cũng như cộng đồng xã hội”.
Trong điều kiện hiện nay, tăng trưởng kinh tế và chuyên môn hoá đang làm gia tăng khối lượng sử dụng tài nguyên, cũng như số lượng và tính độc hại của chất thải phát sinh ra trong khu vực công nghiệp thì SXSH là một biện pháp hữu hiệu cho sự phát triển bền vững.
IV. Quan điểm phương pháp phân tích chi phí- lợi ích (CBA)
1. Phương pháp phân tích chi phí- lợi ích (CBA)
1.1. Khái niệm phân tích chi phí- lợi ích
Phân tích chi phí- lợi ích là một chu trình nhằm so sánh mức độ chênh lệch giữa lợi và chi phí của một dự án, biểu hiện bằng giá trị tiền tệ ở mức độ thực tế.
Phân tích tài chính một chương trình hay một dự án là phân tích thường chỉ phản ánh lợi ích của chủ doanh nghiệp.
Phân tích tài chính dựa trên phương pháp phân tích quá trình luân chuyển dòng tiền tệ trong đời dự án mà khi thực hiện dự án có thể xẩy ra.
Phân tích tài chính, phản ánh lợi ích dự án đưa lại trên quan điểm nền kinh tế quốc dân
1.2. Phương pháp phân tích chi phí- lợi ích mở rộng
Phương pháp phân tích chi phí- lợi ích mở rộng là đánh giá tác động môi trường của một hoạt động phát triển trên góc độ kinh tế, nghĩa là: lợi ích và chi của hoạt động bao gồm cả chi phí và lợi ích về mặt tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
2. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích chi phí- lợi ích
2.1. Các bước tiến hành khi phân tích CBA
Để tiến hành phương pháp phân tích chi phí- lợi ích chúng ta phải trải qua các bước sau:
Bước 1:
Chúng ta xem xét, quyết định lợi ích thuộc về ai và tính chi phí thuộc ai. Bước này là cơ sở nền tảng cho mọi bước tiếp theo, bởi lẽ nếu sự xác định sai lợi ích và chi phí thì kết quả phân tích sai, tính hiệu quả giảm. Vậy trước hết phải xác định đối tượng bỏ ra chi phí và đối tượng được hưởng lợi ích.
Bước 2:
Lựa chọn danh mục các dự án thay thế CBA đối với một phương án cụ thể phải phân loại được khả năng đạt được lãi ròng cao nhất, cũng như xu hướng lãi ròng giảm, vì bất cứ một dự án nào đưa ra thì cùng với nó sẽ còn nhiều dự án thay thế.
Bước 3:
Liệt kê các ảnh hưởng tiềm năng và lựa chọn các chỉ số đo lường.
Bước 4:
Dự đoán những khả năng biến đổi về lượng và ảnh hưởng của chúng suốt quá trình hoạt động của dự án.
Bước 5:
Lượng hoá bằng tiền tất cả tác động.
Vấn đề quan trọng nhất trong lượng hoá bằng tiền là chúng ta phải xác định giá. Có hai phương thức xác định:
Giá thị trường
Giá tham khảo
Vấn đề lượng hoá bằng tiền tất cả tác động là bước quan trọng và khó khăn của phương pháp phân tích chi phí lợi ích. Việc chuyển hoá các tác động
ra mặt bằng giá trị tiền tệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan của người làm phân tích.
Nếu gọi lợi ích mà dự án đưa lại năm thứ nhất là B1, ở năm thứ hai là B2, …, và năm thứ n là Bn.
Thì tổng lợi ích mà dự án đưa lại là:
B1 + B2 +…+ Bn=
Trong đó :
Bt: Là lợi ích tính bằng tiền ở năm thứ t
t: Thời gian hoạt động của dự án; t= 1,2,3,…n (năm)
Cũng như vậy, nếu ta gọi chi phí (thiệt hại) mà dự án đưa lại ở năm thứ nhất là C1; ở năm thứ hai là C2; …; và ở năm thứ n là Cn thì tổng chi phí cho dự án hoạt động là:
C1 + C2 +…+ Cn =
Trong đó:
Ct: Là chi phí cho dự án hoạt động ở năm thứ t
t: Thời gian hoạt độngcủa dự án; t= 1,2,3,…n (năm)
Trước khi dự án hoạt động phải có một chi phí ban đầu như khảo sát, thiết kế, xây dựng …ta gọi chi phí này là chi phí đầu tư ban đầu: C0
Vậy chi phí toàn bộ cho dự án là:
C0+
Bước 6:
Xác địng tỷ lệ chiết khấu khi tiến hành so sánh lợi ích và chi phí của dự án để phản ánh đúng bản chất của nó, người ta đưa tất cả các giá trị về cùng một thời điểm nhất định để so sánh. Thời điểm để so sánh thường tính là năm dự án bắt đầu hoạt động.
Giả sử có:
P: Là tiền gửi Ngân hàng
r: Lãi suất hang năm (%)
Sau t năm số tiền thu được là: P(t) = P(1+r)t
Số tiền ban đầu : P =
Tương tự như vậy, để tính giá trị đồng tiền thu được sau t năm (năm đầu tư tại thời điểm ban đầu được coi là thời điểm hiện tại) người ta đưa ra một đại lượng tương tự như lãi suất, đó là tỷ lệ chiết khấu đồng tiền r(%)
Tỷ lệ chiết khấu được biểu thị bởi hai yếu tố của đồng tiền đó là:
Cơ hội đầu tư của đồng tiền
Cơ hội của việc vay mượn tiền
Vậy muốn tính được giá trị hiện tại thực hiện phải nhân với một hệ số: (1+r)-t
Trong đó:
t: Thời gian hoạt động của dự án ; t = 1, 2, …,n năm
r: Tỷ lệ chiết khấu
Bước 7:
Tổng hợp các lợi ích và chi phí
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá
Trong CBA các chỉ tiêu thường được sử dụng :
Thời gian hoàn vốn (PB)
Lợi nhuận hiện tại ròng (NPV)
Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR)
3. Các hạn chế của phương pháp CBA
Không phải mọi chi phí, lợi ích đều có thể lượng hoá được bằng tiền, đây là một hạn chế về mặt kỹ thuật, người làm CBA phải chấp nhận nó, Có hai phương pháp để khắc phục:
Phương pháp CBA định tính
Phương pháp phân tích chi phí –hiệu quả.
Chương II
Thực trạng sản xuất kinh doanh ở công ty giầy thượng đình
I. Tổng quan về Công ty
1. Lịch sử hình thành công ty
Công ty thành lập 1957, đã trải qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử, mỗi giai đoạn, thời kỳ có những khó khăn và thuận lợi riêng cùng chung với hoàn cảnh của đất nước, cán bộ công nhân viên Công ty không ngừng phấn đấu, vượt qua khó khăn và đi lên vững mạnh .
Để trở thành một nhà máy sản xuất giầy xuất khẩu hiện đại có quy mô đầu đàn trong ngành công nghiệp Hà Nội như ngày nay, có thể nói Công ty đã trải qua bốn thời kỳ xây dựng và trưởng thành như sau:
1.1. Thời kỳ 1957-1960:
Tháng 1-1957, một xí nghiệp Quân đội mang tên X30 chuyên sản xuất giầy và mũ cho Bộ đội đã ra đời. Cơ sở vật chất ban đầu của xí nghiệp ở 152 phố Thuỵ Khê gần như không có gì với vài chục công nhân, công cụ sản xuất thì thô sơ như: dao, bài, vồ gỗ... “Cái khó ló cái khôn” với tinh thần tiến công, giám nghĩ, giám làm đội ngũ cán bộ và những người thợ cha anh chúng ta khi đó đã miệt mài mấy tháng trời, để cho ra đời chiếc máy cán đầu tiên của xí nghiệp chế tạo từ nòng súng đại bác, vỏ xe tăng và hộp số ô tô.
1.2. Thời kỳ 1961-1972: “sống,lao dộng, chiến đấu vì miền nam ruột thịt”
Ngày 2-1-1961, xí nghiệ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37085.doc