Lời nói đầu
Mỗi môn khoa học ra đời đều có những hoàn cảnh và điều kiện nhất định với mục tiêu nhằm giải quyết các khó khăn tồn tại. Mở rộng hơn nữa, sự ra đời của bất kì một môn khoa học nào cũng có ý nghĩa thúc đẩy xã hội phát triển với một nhịp độ mới. Để thực sự được coi là một môn khoa học độc lập, điều cần thiết nhất là nó phải có đối tượng nghiên cứu riêng và phương pháp nghiên cứu riêng. Xét trên góc độ này, hạch toán kế toán đã được coi như một môn khoa học độc lập với đối tượng nghiên
34 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Vận dụng phương pháp tính giá để tính giá tài sản hiện hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứu là tài sản và sự vận động của tài sản trong quá trình hoạt động của đơn vị. Hệ thống phương pháp nghiên cứu của hạch toán kế toán gồm:
- Phương pháp chứng từ kế toán
- Phương pháp tài khoản kế toán
- Phương pháp tính giá
- Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán
Bên cạnh việc nghiên cứu bản chất, đối tượng như một điều tất yếu từ xưa đến nay của bất kì môn khoa học nào, không thể phủ nhận việc nghiên cứu các phương pháp được sử dụng để phục vụ cho công tác hạch toán vì suy cho cùng, nếu mục tiêu là cái đích cần đi tới thì phương pháp là con đường dẫn tới cái đích đó. Mục tiêu đề ra được hoàn thành tốt nhất khi và chỉ khi phương pháp đã sử dụng là phương pháp tối ưu nhất. Thông thường, các phương pháp được sử dụng trong mối quan hệ mật thiết, không tách rời riêng rẽ. Mỗi phương pháp xử lí trên một góc độ để đem lại một kết quả cao nhất, chính xác và toàn diện nhất nhằm phục vụ cho quá trình quản lí và chỉ đạo trong đơn vị. Nằm trong chỉnh thể đó, mỗi phương pháp đều có một tầm quan trọng nhất định. Trong phạm vi bài viết này, em không có tham vọng giải quyết được tất cả các vấn đề mà chỉ đưa ra một số hiểu biết xung quanh vấn đề tính giá.
Nằm trong hệ thống phương pháp kế toán, phương pháp tính giá có nhiệm vụ tính toán và xử lí các số liệu về tình hình tài sản và sự biến động của tài sản trong quá trình hoạt động của đơn vị. Đây là một phương pháp cho phép kế toán có thể tính toán chính xác trị giá thực tế của tài sản trong đơn vị và có thể đánh giá một cách chính xác nhất hiệu quả hoạt động của đơn vị, từ đó cung cấp các thông tin phục vụ cho quá trình quản lí và chỉ đạo hoạt động trong đơn vị một cách có hiệu quả nhất.
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới. Việc hạch toán độc lập tại các đơn vị hiện nay đang là một nguyên tắc bắt buộc. Hoàn thiện hơn các phương pháp hạch toán nói chung và phương pháp tính giá nói riêng là một nhu cầu cần thiết để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển không ngừng ngày nay. Xung quanh các phương pháp hạch toán nói chung và phương pháp tính giá nói riêng còn rất nhiều vấn đề cần được thảo luận. Trong bài viết này chỉ là những nét cơ bản nhất xoay quanh phương pháp tính giá. Tuy vậy, em hy vọng nó cũng sẽ có được cái nhìn đúng đắn về phương pháp tính giá nói riêng và các phương pháp khác nói chung.
Với trình độ có hạn, em mong bài viết của em sẽ được các thầy cô xem xét và góp ý.
Em xin chân thành cảm ơn.
Chương 1
Một số lí luận chung về phương pháp tính giá
1.1. Nội dung, ý nghĩa, tính khoa học của phương pháp tính giá
1.1.1. Sự cần thiết và vai trò của phương pháp tính giá trong hệ thống các phương pháp hạch toán kế toán
Hạch toán kế toán được coi là một trong những công cụ quản lý kinh tế và nhiệm vụ của nó là phản ánh, kiểm tra toàn diện tài sản và sự vận động của tài sản trong quá trình hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên, tài sản tồn tại trong đơn vị có nhiều hình thái khác nhau, được hình thành từ nhiều nguồn không giống nhau. Mặt khác, trong quá trình hoạt động của đơn vị, các tài sản này luôn có sự thay đổi về hình thái, qui mô và có sự chuyển hoá cho nhau. Do vậy, để có thể hạch toán một cách chính xác tài sản và phản ánh được sự biến động của các tài sản đó một cách kịp thời, chính xác là cả một vấn đề. Việc qui tất cả các tài sản có hình thái khác nhau, có nguồn gốc khác nhau về hình thức giá trị là cả một sự tiến bộ vượt bậc và cho phép giải quyết những khó khăn trong việc hạch toán, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, đồng thời cũng là bước đánh dấu sự ra đời của một phương pháp hạch toán kế toán có tính hiệu quả cao : phương pháp tính giá.
Phương pháp tính giá sử dụng đồng thời tất cả các thước đo truyền thống song chủ yếu là thước đo tiền tệ. Đây là một loại thước đo hết sức linh hoạt và đảm bảo tính thống nhất trong tính giá. Chúng ta thường nói rằng : tiền tệ xuất hiện đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của loài người, đóng vai trò làm chuẩn mực trong trao đổi và chỉ có nó mới đáp ứng được các yêu cầu của phương pháp tính giá.
Thực tế cũng đã chứng minh, phương pháp tính giá không những giúp đơn vị xác định trị giá thực tế của tài sản tại thời điểm nhất định mà còn giúp đơn vị trong công tác kiểm tra, điều hành, quản lý. Nhiều điển hình cho thấy việc lơi lỏng, làm sai nguyên tắc tính giá dẫn đến những thiệt hại to lớn. Điều đó đòi hỏi phải nhìn nhận, đánh giá, khẳng định, sửa đổi những chỗ chưa hợp lý quanh vấn đề tính giá.
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất, phương pháp tính giá lại càng khẳng định được tầm quan trọng của nó.
Nhờ có phương pháp tính giá mà kế toán có thể tính toán, xác định được trị giá thực tế của các loại tài sản có trong đơn vị, giúp đơn vị tổng hợp được toàn bộ tài sản của đơn vị. Vai trò này tạo cơ sở để đơn vị có những quyết định đúng đắn, có các biện pháp hiệu quả nhằm giúp cho công tác quản lý, chỉ đạo của đơn vị được tốt nhất.
Nhờ có phương pháp tính giá, kế toán có thể giám sát được những hoạt động và những chi phí đơn vị đã chi ra để tạo nên tài sản của đơn vị, giúp đơn vị quản lý có hiệu quả các chi phí đã bỏ ra.
1.1.2. Nội dung phương pháp tính giá
Xuất phát từ mục đích của hạch toán kế toán là môn khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản và tình hình vận động của chúng trong quá trình hoạt động của đơn vị. Nói đến hạch toán kế toán không thể tách rời hai đặc trưng cơ bản nhất là thông tin và kiểm tra. Trong khi đó, tài sản trong đơn vị có nhiều loại khác nhau. Mỗi loại tài sản lại có hình thái vật chất khác nhau. Trong quá trình hoạt động của đơn vị, mỗi loại tài sản lại có sự biến động , thay đổi về phạm vi, qui mô, chuyển hoá về hình thái. Để có được các thông tin dó một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác, hạch toán kế toán sử dụng đồng thời các loại thước đo mà ưu việt hơn cả là thước đo tiền tệ. Nhờ có thước đo này, kế toán có thể tính toán, tổng hợp được trị giá của toàn bộ tài sản trong đơn vị cũng như trị giá của từng loại tài sản hình thành trong quá trình hoạt động của đơn vị.
Một trong những đặc trưng tiêu biểu nhất của phương pháp tính giá để phân biệt với các phương pháp khác trong hạch toán kế toán là sự nổi trội trong việc sử dụng thước đo tiền tệ. Có thể nói, phương pháp tính giá là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để xác định trị giá thực tế của tài sản theo những nguyên tắc nhất định.
Nội dung của phương pháp tính giá được thể hiện cụ thể qua hình thức biểu hiện của nó là sổ ( bảng ) tính giá và trình tự tính giá.
Sổ tính giá là những tờ sổ (bảng) được sử dụng để tổng hợp chi phí cấu thành giá của từng loại tài sản (đối tượng tính giá) trong đơn vị, làm cơ sở để xác định đúng đắn trị giá của tài sản được hình thành.
Trình tự tính giá là những bước công việc được sắp xếp theo một thứ tự nhất định để tiến hành tính giá tài sản hình thành.
1.1.3. Cơ sở của phương pháp tính giá và tính khoa học của phương pháp tính giá
1.1.3.1. Cơ sở khoa học
Cơ sở khoa học của các phương pháp nói chung trong hạch toán kế toán là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Còn cụ thể trong phương pháp tính giá?
Khi tiến hành tính giá các tài sản phải nhìn nhận đánh giá các đối tượng tính giá một cách khách quan, khoa học, tức việc xác định trị giá thực tế của các tài sản (đối tượng tính giá) không dược bị chi phối bởi ý muốn khách quan mà phải tuân theo những gì vốn có của đối tượng tính giá. Chúng ta không thể chỉ thấy bề ngoài tài sản đó mà quên đi giá trị thực tế của nó. Điều đó sẽ khiến chúng ta đánh giá cao hay thấp hơn trị giá thực tế của tài sản, tức là đã vi phạm yêu cầu chân thực, thống nhất trong tính giá, làm giảm nhẹ vai trò của phương pháp tính giá. Việc xác định trị giá thực tế của tài sản trong đơn vị phải tuân theo những nguyên tắc, qui trình tính giá thống nhất, cụ thể.
Hạch toán kế toán sử dụng hệ thống các phương pháp khoa học trên cơ sở những thành tựu khoa học của xã hội loài người. Đó là cơ sở lý luận khoa học của chính trị học và thành tựu khoa học để nghiên cứu những nội dung của quá trình tái sản xuất xã hội. Hạch toán kế toán và các môn khoa học khác có mối quan hệ hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau trong việc nghiên cứu cơ sở lý luận và ứng dụng trong thực tế.
Phương pháp tính giá còn dựa trên những qui luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. Mọi vật không tự nhiên sinh ra và mất đi. Nó chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác. Các yếu tố trong quá trình tái sản xuất xã hội tồn tại dưới nhiều hình thái vật chất khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết và có sự chuyển hoá lẫn nhau.
1.1.3.2. Tính khoa học
Phương pháp tính giá giúp cho việc xác định giá của các đối tượng tính giá một cách khách quan, trung thực. Sở dĩ, phương pháp tính giá có tính ưu việt này vì phương pháp này đã sử dụng thước đo tiền tệ để xác định trị giá thực tế của các tài sản, tức các tài sản dù tồn tại dưới hình thức nào chăng nữa khi trở thành đối tượng tính giá đều được qui về dưới hình thức giá trị.
Mặt khác, phương pháp tính giá giúp các đơn vị tiến hành tính giá tài sản một cách thống nhất, theo một trình tự khoa học. Đặc điểm này có được do việc xác định trị giá thực tế của tài sản phải đảm bảo tuân theo những nguyên tắc, những bước nhất định. Những nguyên tắc, những bước khi tính giá đó bản thân nó đã mang tính hệ thống, khoa học.
Chúng ta có thể khẳng định, một phương pháp dựa trên những cơ sở khoa học nhất định, có đơn vị tính hết sức khoa học, có những yêu cầu, nguyên tắc, trình tự cụ thể rõ ràng... thì tất yếu phương pháp ấy phải mang tính khoa học cao. Chính điều này giúp cho phương pháp tính giá ngày càng giữ vững vị trí của mình và phát huy vai trò to lớn của nó trong hệ thống các phương pháp hạch toán kế toán.
1.2.Yêu cầu và nguyên tắc tính giá tài sản
1.2.1. Yêu cầu
Một trong những ý nghĩa hàng đầu của phương pháp tính giá là giúp doanh nghiệp có thể giám sát được những hoạt động và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để hình thành nên tài sản của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp quản lý có hiệu quả các chi phí đã bỏ ra. Trên cơ sở các số liệu kế toán tổng hợp và chi tiết được tính toán, doanh nghiệp sẽ đưa ra các kết luận về tình hình chung của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý đúng đắn. Để doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp chính xác, một yêu cầu hàng đầu của phương pháp tính giá là phải đảm bảo yêu cầu chân thực. Thông tin là nguyên liệu chủ yếu của nhà quản lý. Thông tin quyết định chất lượng, hiệu quả quản lý vì quản lý thực chất là quá trình xử lý thông tin. Do đó, để đảm bảo thực hiện tốt vai trò của mình, yêu cầu không thể thiếu được của phương pháp này là tính chân thực. Toàn bộ chi phí thực tế đơn vị đã chi ra để hình thành nên tài sản của đơn vị phải được kế toán ghi chép đầy đủ, tính toán chính xác theo từng loại tài sản tạo nên.
Mặt khác, tài sản trong đơn vị có nhiều loại khác nhau. Mỗi loại tài sản lại có hình thái vật chất khác nhau. Trong quá trình hoạt động của đơn vị, mỗi loại tài sản đều có sự biến động, thay đổi về phạm vi, qui mô và chuyển hoá về hình thái (hình thái ban đầu mất đi, hình thái mới xuất hiện). Để có thể xác định chính xác hiệu quả trong từng thời kì hoặc trong suốt quá trình hoạt động thì việc tính giá các loại tài sản phải đảm bảo yêu cầu có thể so sánh được. Giá của tài sản do đơn vị tạo ra kì này được kế toán tính toán xác định phải so sánh được với giá kế hoạch mà đơn vị đã tính toán, xác định cho tài sản đó, phải so sánh được với giá của tài sản đó do các doanh nghiệp khác tạo ra trong cùng thời kỳ. Để thực hiện được đặc điểm này, nội dung và phương pháp tính toán, xác định giá của tài sản thực tế so với kế hoạch, kỳ này so với kỳ trước, đơn vị mình với đơn vị khác...phải có sự nhất quán.
1.2.2. Nguyên tắc và trình tự chung tính giá tài sản.
1.2.2.1. Nguyên tắc chung
Tính giá tài sản phải tuân thủ nguyên tắc chung : Giá của tài sản phải được tính theo trị giá thực tế – giá gốc, giá nguyên thuỷ, nghĩa là tính theo chi phí thực tế tạo nên tài sản ở thời điểm tính giá.
1.2.2.2. Trình tự chung tính giá tài sản
Tài sản trong đơn vị gồm nhiều loại và được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Để hình thành các loại tài sản trong đơn vị, đơn vị phải chi ra các khoản chi phí thực tế nhất định. Để có thể tính toán, xác định được trị giá thực tế của mỗi loại tài sản hình thành, đơn vị phải tổng hợp được đầy đủ các khoản chi phí thực tế đã bỏ ra. Có thể khái quát chung, việc tính giá tài sản được chia thành 2 bước:
Bước 1:
Tổng hợp các chi phí thực tế phát sinh trong kỳ cấu thành giá của đối tượng tính giá theo đúng nội dung chi phí.
Bước này được thực hiện hết sức linh hoạt, tức là có căn cứ đến từng đối tượng tính giá cụ thể, có căn cứ vào đặc điểm của các chi phí cấu thành nên giá của tài sản để có phương pháp tổng hợp chi phí thích hợp. Việc tổng hợp các khoản chi phí thực tế cấu thành giá của tài sản có thể tiến hành trực tiếp hoặc gián tiếp tuỳ theo tính chất, mối quan hệ giữa chi phí với tài sản được tính giá.
Đối với các chi phí phát sinh là những chi phí có tính chất đơn nhất, quan hệ trực tiếp với từng loại tài sản (chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp để sản xuất một loại sản phẩm...) thì được tổng hợp trực tiếp cho từng loại tài sản.
Ví dụ:
Trong tháng 5/2001, tại doanh nghiệp X có phát sinh các nghiệp vụ sau:
- Mua hàng hoá A chưa trả tiền cho người bán. Số tiền : 15.000.000đ, VAT 10%
- Chi phí vận chuyển, bốc dỡ đã trả cho đơn vị vận tải. Số tiền :100.000đ. VAT 10%
- Nhập kho số hàng hoá trên.
-> Trị giá hàng hoá A trong tháng 6/2001:
15.000.000 + 100.000 = 15.100.000đ
Đối với các chi phí phát sinh là chi phí tổng hợp hoặc chi phí đơn nhất có liên quan đến nhiều đối tượng tính giá ( chi phí sản xuất chung, chi phí vận chuyển, bốc dỡ được chi chung cho một số loại nguyên vật liệu, hàng hoá...) sẽ được tổng hợp gián tiếp bằng cách tính toán, phân bổ các khoản chi phí này cho từng loại tài sản theo tiêu thức thích hợp. Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợp có ý nghĩa quan trọng để tổng hợp, tính toán chính xác chi phí cho từng loại tài sản. Việc phân bổ đó được tiến hành theo công thức:
Tổng chi phí cần phân bổ Số đơn vị
Chi phí cho các loại tài sản tiêu thức
tính cho = x phân bổ
tài sản cụ thể Tổng số đơn vị tiêu thức phân bổ thuộc tài sản
thuộc loại tài sản liên quan cụ thể
Những đối tượng tính giá chỉ gồm các chi phí đơn nhất thì tổng cộng các chi phí đơn nhất phát sinh cho đối tượng tính giá đó là tổng chi phí thực tế phát sinh trong kỳ cấu thành giá của tài sản đó.
Những đối tượng tính giá bao gồm cả chi phí đơn nhất và chi phí chung thì tiến hành tổng cộng chi phí đơn nhất và chi phí chung phân bổ cho đối tượng tính giá đó sẽ được tổng chi phí thực tế phát sinh trong kỳ cấu thành nên giá của tài sản đó.
Ví dụ:
Trong tháng 2/2001. Tại doanh nghiệp A có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:
- Mua 2 loại nguyên liệu
+ Nguyên liệu A: số lượng :200kg; số tiền: 30.000.000đ
+ Nguyên liệu B: số lương : 300kg; số tiền: 60.000.000đ
- Chi phí vận chuyển, bốc dỡ : 300.000đ cho cả 2 loại nguyên liệu trên và được phân cho từng loại nguyên liệu theo tiêu thức số lượng.
- Nhập kho 2 loại nguyên liệu trên.
Bước 1:
Chi phí 300.000
vận chuyển bốc dỡ = x 200 = 120.000
nguyên liệu A 200 + 300
Trị giá nguyên liệu A = 30.000.000 + 120.000 = 30.120.000đ
Chi phí vận chuyển , bốc dỡ nguyên liệu B = 300.000 – 120.000 = 180.000đ
Trị giá nguyên liệu B = 60.000.000 + 180.000 = 60.180.000đ
Bước 2 :
Tính toán, xác định trị giá thực tế của tài sản theo phương pháp nhất định:
Việc tính toán, xác định trị giá thực tế của tài sản được thực hiện trên cơ sở các khoản chi phí cấu thành nên giá của tài sản đã được tổng hợp ở bước 1.
Nếu quá trình hình thành tài sản diễn ra dứt điểm trong một thời gian nhất định thì giá của tài sản hình thành chính là tổng chi phí đã tổng hợp ở bước 1 của tài sản đó (không có chi phí dở dang). Trong trường hợp này, tính đúng đắn, chính xác của giá tài sản tính được phụ thuộc hoàn toàn vào việc tổng hợp chi phí cấu thành giá của tài sản đó có đầy đủ, chính xác hay không.
Nếu quá trình hình thành tài sản diễn ra liên tục, kế tiếp kỳ này sang kỳ khác thì tất yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị sẽ có chi phí dở dang kết chuyển sang kì sau. Do vậy lúc này, tổng chi phí thực tế phát sinh đã tổng hợp ở bước 1 chỉ là một bộ phận cấu thành nên trị giá thực tế tài sản đã hình thành trong kì. Cụ thể:
Trị giá thực tế Chi phí chi ra Chi phí dở dang Chi phí dở dang
tài sản đã hình = trong kỳ tính giá đã + kỳ trước chuyển - cuối kỳ này
thành trong kì tổng hợp ở bước 1 sang kỳ này chuyển sang kỳ sau
Trong trường hợp này, tính đúng đắn, chính xác của giá tài sản được tính không những phụ thuộc vào tính đúng đắn, chính xác của việc tổng hợp chi phí cấu thành giá của tài sản thực hiện ở bước 1 mà còn phụ thuộc vào phương pháp phân chia chi phí thành 2 bộ phận chi phí : chi phí dở dang và giá của tài sản. Chi phí dở dang là chi phí tính cho tài sản đang hình thành. Chi phí tính cho tài sản đã hình thành gọi là giá của tài sản.
1.2.3. Nguyên tắc tính giá qui định cụ thể cho các loại tài sản
Trên đây là nguyên tắc và trình tự tính giá chung được áp dụng trong tính giá cho các tài sản ở đơn vị. Nhưng do tài sản ở đơn vị gồm có nhiều loại, được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Mỗi loại tài sản lại có các đặc điểm khác nhau. Chi phí thực tế cấu thành nên giá của tài sản cũng không giống nhau nên Nhà nước cũng đã có những qui định cụ thể đối với các loại tài sản cụ thể nhằm làm cho quá trình tính giá vừa tuân thủ nghiêm ngặt những qui định chung, vừa đảm bảo tính chính xác, đảm bảo phù hợp với những đặc điểm riêng của đối tượng tính giá.
1.2.3.1. Đối với tài sản cố định đang sử dụng
Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh. Tài sản cố định tham gia nhiều chu kỳ kinh doanh và giữ nguyên hình thái ban đầu cho đến lúc hư hỏng.
Tài sản cố định dược chia làm 3 loại:
Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động có hình thái vật chất cụ thể, có đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian theo chế độ qui định. Hiện nay, ở Việt Nam, tài sản cố định hữu hình phải có giá trị ³ 5 triệu, thời gian sử dụng ³ 1năm.
Tài sản cố định vô hình là những tài sản cố định không có hình thái vật chất, phản ánh một lượng giá trị mà đơn vị đã thực sự đầu tư. Hiện nay ở Việt Nam, Nhà nước qui định các khoản chi phí thực tế mà đơn vị đã chi ra liên quan đến hoạt động kinh doanh của đơn vị có giá trị ³ 5 triệu và thời gian sử dụng từ một năm trở lên mà không hình thành tài sản cố định hữu hình thì được coi là tài sản cố định vô hình bao gồm: chi phí thành lập doanh nghiệp, bằng phát minh sáng chế, quyền sử dụng đất, lợi thế thương mại, bản quyền tác giả, quyền đặc nhượng...
Tài sản cố định thuê tài chính : là các tài sản cố định mà doanh nghiệp đi thuê nhưng doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài theo các điều khoản của hợp đồng thuê. Theo thông lệ quốc tế, các tì sản cố định được gọi là thuê tài chính nếu thoả mãn một trong các điều kiện sau:
- Quyền sở hữu tài sản cố định thuê được chuyển cho bên đi thuê khi hết hạn hợp đồng.
- Hợp đồng cho phép bên đi thuê được lựa chọn mua tài sản cố định với giá thấp hơn giá trị thực tế của tài sản cố định thuê tại thời điểm mua lại.
- Thời hạn thuê theo hợp đồng ít nhất phải bằng 75% thời gian hữu dụng vủa tài sản cố định thuê.
- Giá trị hiện tại của khoản chi theo hợp đồng ít nhất phải bằng 90% giá trị của tài sản cố định thuê.
Nguyên tắc tính giá:
Trong mọi trường hợp, tài sản cố định phải được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. Do vậy việc ghi sổ phải đảm bảo phản ánh được tất cả 3 chỉ tiêu về giá trị của tài sản cố định là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại
Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn
Trong đó:
Nguyên giá của tài sản cố định là giá trị ban đầu của tài sản cố định khi mới hình thành và đưa vào sử dụng ở đơn vị. Nó được tính bằng số chi phí thực tế đã chi để hình thành nên tài sản cố định trước khi đưa vào để sử dụng.
Giá trị hao mòn của tài sản cố định : là giá trị đã hao mòn trong quá trình sử dụng tài sản cố định đó ( số đã trích khấu hao tính vào CPSXKD).
Cần lưu ý rằng, đối với các cơ sở thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, trong chỉ tiêu nguyên giá tài sản cố định không bao gồm phần thuế giá trị gia tăng đầu vào. Ngược lại, đối với các cơ sở thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp hay trường hợp tài sản cố định mua sắm dùng để sản xuất kinh doanh mặt hàng không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trong chỉ tiêu nguyên giá tài sản cố định lại gồm cả thuế giá trị gia tăng đầu vào.
* Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình: Tuỳ theo từng loại tài sản cố định cụ thể, từng nguồn hình thành, nguyên giá TSCĐ sẽ được xác định khác nhau. Cụ thể:
- TSCĐ mua sắm: (bao gồm cả mua mới và mua cũ): nguyên giá TSCĐ mua sắm gồm giá mua thực tế phải trả theo hoá đơn của người bán cộng thuế nhập khẩu và các khoản phí tổn mới trước khi dùng (phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, thuế trước bạ, chi phí sửa chữa, tân trang trước khi dùng...trừ đi các khoản chiết khấu, giảm giá mua hàng (nếu có).
- TSCĐ do bộ phận XDCB tự làm bàn giao : nguyên giá là giá thực tế của công trình xây dựng cùng với các khoản chi phí khác có liên quan và thuế trước bạ (nếu có).
- TSCĐ do bên nhận thầu (bên B) bàn giao : nguyên giá là giá phải trả cho bên B cộng với các khoản phí tổn mới trước khi dùng (chạy thử, thuế trước bạ...) trừ đi các khoản giảm giá, chiết khấu (nếu có).
- TSCĐ được cấp, chuyển đến :
+ Nếu là đơn vị hạch toán độc lập: Nguyên giá bao gồm giá trị còn lại ghi sổ ở đơn vị cấp (hoặc giá trị đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận) cộng với các phí tổn mới trước khi dùng mà bên nhận phải chi ra (vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử...)
+ Nếu điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: nguyên giá, giá trị còn lại và số khấu hao luỹ kế được ghi theo sổ của đơn vị cấp. Các phí tổn mới trước khi dùng được phản ánh trực tiếp vào chi phí kinh doanh mà không tính vào nguyên giá TSCĐ.
- TSCĐ nhận góp vốn liên doanh, nhận tặng thưởng, viện trợ, nhận lại vốn góp liên doanh...: nguyên giá tính theo giá trị đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cùng các phí tổn mới trước khi dùng (nếu có).
* Nguyên giá TSCĐ vô hình: là các chi phí thực tế phải trả khi thực hiện như phí tổn thành lập, chi phí cho công tác nghiên cứu.
* Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính: có thể tính bằng cách:
Giá trị hiện tại của số tiền thuê:
FV
PV =
(1 + r )t
PV: giá trị hiện tại của tiền thuê
FV: lượng tiền phải trả ở một thời điểm trong tương lai (tổng số tiền thuê TSCĐ phải trả)
r: tỉ lệ lãi
t : số kỳ thuê.
Nguyên giá TSCĐ chỉ thay đổi khi doanh nghiệp đánh giá lại TSCĐ, nâng cấp TSCĐ, tháo dỡ hoặc bổ sung một số bộ phận của TSCĐ. Khi thay đổi nguyên giá, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ căn cứ thay đổi và xác định lại chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số khấu hao luỹ kế của TSCĐ và phản ánh kịp thời vào sổ sách.
1.2.3.2. Đối với nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ
Vật liệu là những đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hoá, chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phí kinh doanh trong kì. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất, dưới tác động của lao động, vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành thực thể của sản phẩm. Do vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp có nhiều loại , nhiều thứ khác nhau nên để thuận tiện cho quá trình quản lý và hạch toán, cần thiết phải phân loại vật liệu. Căn cứ vào vai trò và tác dụng của vật liệu trong quá trình sản xuất, vật liệu được chia thành các loại như nguyên liệu, vật liệu chính; vật liệu phụ; nhiên liệu; phụ tùng thay thế; vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản; phế liệu; vật liệu khác...
Nguyên tắc tính giá:
Trong hạch toán, vật liệu được tính theo giá thực tế (giá gốc). Cụ thể:
-Với vật liệu mua ngoài: giá thực tế gồm giá mua trên hoá đơn người bán cộng thuế nhập khẩu (nếu có) và các chi phí thu mua thực tế (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nhân viên thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, chi phí thuế kho, tiền bãi, tiền phạt lưu kho, lưu hàng, lưu bãi...) trừ đi các khoản chiết khấu, giảm giá hàng mua được hưởng.
- Với vật liệu tự sản xuất: Tính theo giá thành sản xuất thực tế.
- Với vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến: giá thực tế gồm giá trị vật liệu xuất chế biến cùng các chi phí liên quan (tiền thuê gia công, chế biến, chi phí vận chuyển , bốc dỡ...).
- Với vật liệu nhận đóng góp từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia liên doanh : giá thực tế là giá thoả thuận do các bên xác định.
- Với phế liệu: giá ước tính thực tế có thể sử dụng được hay giá trị thu hồi tối thiểu.
- Với vật liệu được tặng, thưởng : giá thực tế tính theo giá thị trường tương đương.
Đối với vật liệu xuất dùng trong kỳ cũng phải tính theo giá trị thực tế của hàng xuất kho. Tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, vào yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp sau một cách nhất quán trong hạch toán, nếu có thay đổi phải giải thích rõ ràng.
* Đối với các loại vật tư: do các loại vật tư không phản ánh tách bạch trị giá mua và chi phí thu mua theo từng loại vật tư nên khi nhập hàng thường phải tính giá hàng nhập kho theo trị giá vốn thực tế bằng cách lấy chi phí thu mua phân bổ cho các loại vật tư nhập kho. Vì vậy khi tính trị giá xuất kho sẽ tính theo trị giá vốn thực tế.
* Đối với hàng hoá:
Khi nhập kho, kế toán ghi theo trị giá mua thực tế của từng lần nhập hàng, số tiền chi phí trong quá trình mua hàng được hạch toán riêng để cuối tháng phân bổ cho hàng xuất kho nhằm xác định được trị giá vốn hàng xuất kho. Vì vậy mỗi lần nhập hàng theo từng nguồn nhập khác nhau có giá mua khác nhau nên khi xuất kho kế toán phải tính trị giá mua thực tế của hàng xuất kho theo phương pháp đã đăng ký áp dụng:
+ Tính theo đơn giá mua thực tế tồn đầu kỳ:
Theo phương pháp này trị giá mua thực tế của hàng hóa xuất kho được tính bằng công thức:
Trị giá Số lượng Đơn giá mua
hàng hoá = hàng hoá x thực tế hàng hoá
xuất kho xuất kho tồn đầu kỳ
+ Tính theo đơn giá bình quân của hàng luân chuyển trong kỳ:
Theo phương pháp này trước hết phải tính đơn giá bình quâncủa hàng luân chuyển trong kỳ theo công thức:
Trị giá mua thực tế + Trị giá mua thực tế
Đơn giá của hàng tồn đầu kỳ của hàng nhập trong kì
bình =
quân Số lượng hàng + Số lượng hàng
tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
Sau đó tính trị giá mua thực tế của hàng xuất kho bằng cách lấy số lượng hàng hoá xuất kho nhân đơn giá bình quân của hàng luân chuyển trong kỳ.
+Tính theo phương pháp nhập trước xuất trước: Theo phương pháp này, giả thiết số hàng nào nhập kho trước thì xuất kho trước và trị giá mua thực tế của số hàng đó để tính.
+ Tính theo phương pháp nhập sau xuất trước: Theo phương pháp này người ta giả thiết số hàng nào nhập kho sau thì xuất kho trước. Hàng xuất thuộc lô hàng nào thì lấy đơn giá mua thực tế của lô hàng đó để tính.
+ Tính theo phương pháp thực tế đích danh: Theo phương pháp này, căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho của lô hàng xuất kho để tính.
+ Tính trị giá mua hàng xuất kho theo phương pháp cân đối:
Theo phương pháp này, trước hết tính trị giá mua thực tế của hàng tồn cuối kì bằng cách lấy số lượng hàng còn lại cuối kì nhân đơn giá mua lần cuối cùng trong tháng. Sau đó dùng công thức cân đối để tính trị giá mua thực tế của hàng xuất kho.
Trị giá mua Trị giá mua Trị giá mua Trị giá mua
thực tế hàng = thực tế hàng + thực tế hàng - thực tế hàng
xuất kho đầu kỳ nhập trong kỳ tồn cuối kỳ
Để tính được trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho cần phải phân bổ chi phí mua cho số hàng đã xuất kho theo công thức:
Chi phí mua phân bổ + Chi phí mua hàng
Chi phí mua cho hàng đầu kỳ phát sinh trong kỳ Trị giá
phân bổ = x mua của hàng
cho hàng Trị giá mua của hàng + Trị giá mua của hàng xuất kho
xuất kho còn đầu kỳ nhập trong kì
Trên cơ sở trị giá mua thực tế của hàng xuất kho và chi phí mua của hàng xuất kho đã tính được, kế toán tổng hợp lại để xác định trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho.
+ Đánh giá vật tư, hàng hoá theo giá hạch toán:
Đối với các doanh nghiệp mua vật tư, hàng hoá thường xuyên có sự biến động về giá cả, khối lượng và chủng loại vật tư hàng hoá xuất, nhập kho nhiều thì có thể sử dụng giá hạch toán để tính trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho. Giá hạch toán là loại giá ổn định do doanh nghiệp tự xây dựng, giá này không có tác dụng giao dụng với bên ngoài. Việc nhập xuất kho hàng ngày được thực hiện theo giá hạch toán. Cuối kỳ kế toán phải tính ra giá thực tế để ghi sổ kế toán tổng hợp. Để tính được trị giá của hàng xuất kho, trước hết phải tính hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của hàng luân chuyển trong kỳ (H)
Trị giá thực tế của hàng + Trị giá thực tế của hàng
còn đầu kỳ nhập trong kỳ
H =
Trị giá hạch toán của + Trị giá hạch toán của
hàng còn đầu kì hàng nhập trong kỳ
Sau đó tính ra trị giá thực tế của hàng xuất trong kỳ:
Trị giá thực tế Trị giá hạch toán Hệ số giữa giá thực tế và
của hàng xuất = của hàng xuất x giá hạch toán của hàng
trong kỳ trong kỳ luân chuyển trong kỳ
1.2.3.3. Đối với công cụ, dụng cụ, hàng hoá
Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn qui định để xếp vào tài sản cố định nhưng nó cũng mang đầy đủ đặc điểm như tài sản cố định. Theo qui định của Nhà nước ta, những tư liệu lao động sau không phân biệt giá trị và thời gian sử dụng vẫn được coi là công cụ dụng cụ: các loại bao bì dùng chứa nguyên vật liệu, hàng hoá trong quá trình thu mua, bảo quản, bán sản phẩm; những dụng cụ, đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành sứ; các loại bao bì bán kèm theo hàng hoá có tính giá riêng nhưng vẫn tính giá trị hao mòn để trừ dần vào giá trị bao bì trong quá trình dự trữ; các công cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất; các lán trại tạm thời, giàn giáo.
Hàng hoá là những thứ mua vào đ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35090.doc