LỜI MỞ ĐẦU
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã cho chúng ta thấy khi Nhà nước làm nhiệm vụ quản lí hành chính nhu cầu chi tiêu của Nhà nước có mức độ nhất định, cho tới lúc Nhà nước có thêm nhiệm vụ điều hành và quản lí Kinh tế, lúc đó nhu cầu chi tiêu của Nhà nước tăng lên, các khoản thuế đóng góp của người dân cũng phát triển tăng theo và cho đến khi Nhà nước đi dần vào chăm lo đời sống Văn hóa- Xã hội của toàn dân một cách tỉ mỉ và toàn diện hơn, lúc này thuế được phát triển hơ
76 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Vận dụng phương pháp thống kê phân tích tình hình thực hiện luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nữa. Như vậy, khi nhiệm vụ của bộ máy nhà nước được mở rộng đòi hỏi phải có một ngân sách lớn để đảm bảo nhu cầu chi tiêu, không thể nào thiếu sự đóng góp của người dân, của các cơ sở kinh doanh - đó là Thuế. Theo hầu hết các nhà kinh tế học, thuế là biện pháp động viên bắt buộc đối với các thể nhân và pháp nhân, nhằm buộc họ trích một phần thu nhập do kinh doanh, lao động, do đầu tư tài chính, do lưu trữ, chuyển dịch tài sản mang lại nộp cho Ngân sách Nhà nước.
Chính sách thuế có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt Kinh tế- Xã hội. Nhà nước sủ dụng công cụ thuế để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Ngân sách Nhà nước, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, khuyến khích sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển góp phần mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trên thế giới có khoảng 80 quốc gia có số thu từ thuế chiếm tỉ trọng cao như Mỹ trên 90%, Nhật Bản 95%, Pháp là 95%...Ở nước ta từ khi cải cách hệ thống thuế (năm 1990) đến nay tỉ lệ động viên GDP vào Ngân sách Nhà nước luôn tăng không ngừng góp phần giảm bội chi Ngân sách Nhà nước, đẩy lùi lạm phát. Hiện nay nước ta đã trở thành thành viên chính thức của các tổ chức khu vực và thế giới (như tổ chức ASEAN, APEC, WTO) thì Nhà nước phải có trong tay một số rất lớn để đầu tư cho phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và các khoản chi tiêu khác như: văn hóa, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng, an sinh xã hội…. mà nguồn thu trong nước quan trọng và chủ yếu nhất vẫn là thuế. Trong đó Thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp là hai luật thuế không còn lạ đối với nước ta- một nước có nền kinh tế đang trên đà phát triển. Việc áp dụng hai luật thuế này để thay thế cho thuế doanh thu và thuế lợi tức sẽ mang lại tính đứng đắn trong cách tính thuế, tránh trường hợp đánh thuế hai lần trên một đơn vị sản phẩm, giúp cho người kinh doanh chủ động hơn trong việc xác định các loại thuế phải nộp ngân sách nhà nước. Nhận thức được vai trò và sự cần thiết của hai loại thuế này, tôi đã chọn đề tài VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN NGÔ QUYỀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG nhằm phân tích biến động của doanh thu thuế giai đoạn 2004-2008, từ đó đưa ra xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng, dự đoán doanh thu thuế trong những năm tiếp theo.
KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề gồm ba phần:
Phần một: Hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích doanh thu Thuế Giá trị gia tăng, Thuế Thu nhập doanh nghiệp và một số phương pháp phân tích thống kê.
Phần hai: Phân tích thống kê biến động doanh thu Thuế Giá trị gia tăng và doanh thu Thuế Thu nhập doanh nghiệp (đối tượng là hộ kinh doanh) của Chi cục giai đoạn 2004-2008.
Phần ba: Kết luận và đưa ra một số kiến nghị.
PHẦN MỘT
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHÂN TÍCH DOANH THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ
Hệ thống chỉ tiêu thống kê.
Khái niệm hệ thống chỉ tiêu
Là một tập hợp các chỉ tiêu thống kê có liên hệ với nhau biểu hiện đầy đủ các mặt, các đặc điểm, các mối quan hệ của các hiện tượng kinh tế xã hội. Ví dụ như hệ thống chỉ tiêu về doanh thu thuế, hệ thống chỉ tiêu về số hộ tham gia sản xuất kinh doanh.…
Yêu cầu
Phải bao quát được mọi lĩnh vực quan trọng nhất của các nghiệp vụ thuế. Đồng thời cũng phải bao gồm những lĩnh vực có liên quan đến phát triển xã hội.
Phải xuất phát từ những chỉ tiêu thích hợp với đặc thù của từng nước, đồng thời bao gồm cả những chỉ tiêu phổ biến của thế giới.
Phải phù hợp với trình độ nghiệp vụ và khả năng vật chất của tổ chức thống kê thuế thực tế.
Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu.
Đảm bảo tính hướng đích: nguyên tắc đảm bảo tính hướng đích đòi hỏi việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phải nhằm thỏa mãn mục đích nhiệm vụ nghiên cứu. Ví dụ với nhiệm vụ nghiên cứu biến động của doanh thu thuế qua các năm thì ta phải có hệ thống chỉ tiêu phù hợp với nhiệm vụ đó.
Đảm bảo tính hệ thống: tức là các chỉ tiêu được bao gồm trong hệ thống phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Trong hệ thống chỉ tiêu về doanh thuế thì có chỉ tiêu tổng doanh thu thuế, chỉ tiêu doanh thu thuế bình quân…ta phải định rõ đâu là các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu bộ phận, từng mặt, các chỉ tiêu chủ yếu và các chỉ tiêu thứ yếu.
Đảm bảo tính thống nhất, tức là các chỉ tiêu được quy định tính toán trong các tổ chức quốc tế và các nước trên thế giới phải thống nhất về nội dung, phạm vi và phương pháp tính, nhờ đó đảm bảo tính so sánh được.
Đảm bảo tính khả thi, tức là phù hợp với khả năng, điều kiện về nhân tài, vật lực.
Đảm bảo tính hiệu quả: hệ thống chỉ tiêu cần được xây dựng phù hợp với mục đích nghiên cứu, với nhu cầu thông tin cho quản lý vĩ mô và quản trị kinh doanh. Không đưa vào các thông tin thừa, chưa cần thiết.
Đảm bảo tính thích nghi. Nhiệm vụ nghiên cứu thay đổi, điều kiện, khả năng nghiên cứu thay đổi đòi hỏi hệ thống chỉ tiêu phải thay đổi, phải thường xuyên được hoàn thiện.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích biến động doanh thu thuế Giá trị gia tăng và Thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.2.1. Thuế Giá trị gia tăng (GTGT).
Khái niệm
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Đối tượng chịu thuế: hàng hóa dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế như theo quy định.
Đối tượng nộp thuế: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế giá trị gia tăng (gọi chung là người nhập khẩu).
Căn cứ tính thuế GTGT
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.
Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ được xác định cụ thể như sau:
Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.
Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn giảm thuế.
Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu tặng, cho, trả thay lương cho người lao động, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Đối với hoạt động cho thuê tài sản như cho thuê nhà, văn phòng, xưởng, kho tàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT.
Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi góp, trả chậm.
Đối với gia công hàng hóa là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có thuế GTGT, bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa.
Đối với xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT.
Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế là giá chuyển nhượng bất động sản trừ giá đất (hoặc giá thuê đất) thực tế tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp giá đất tại thời điểm chuyển nhượng do người nộp thuế kê khai không đủ căn cứ để xác định giá tính thuế hợp lí theo quy định của pháp luật thì tính trừ theo giá đất (hoặc giá thuê đất) do UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm chuyển nhượng bất động sản. Giá đất tính trừ để xác định giá tính thuế tối đa không vượt qua số tiền đất thu của khách hàng.
Đối với hoạt động đại lí, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ, ủy thác xuất nhập khẩu hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền công, tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT.
Đối với vận tải, bốc xếp là giá cước vận tải bốc xếp chưa có thuế GTGT, không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải bốc xếp hay thuê lại
Đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng kí với khách hàng theo giá trọn gói (ăn, ở, đi lại) thì giá trọn gói được xác định là giá đã có thuế GTGT
Đối với sách chịu thuế GTGT bán theo đúng giá phát hành (giá bìa) theo quy định của luật xuất bản thì giá bán đó được xác định là giá bán đã có thuế GTGT để tính thuế GTGT và doanh thu của cơ sở. Các trường hợp bán không theo giá bìa thì thuế GTGT tính trên giá bán ra.
Đối với hoạt động in giá tính thuế là tiền công in.
Thời điểm xác định thuế GTGT
Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch, không phân biệt đã thu được tiền hoặc chưa thu được tiền.
Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.
Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng.
Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng kí tờ khai hải quan.
Phương pháp tính thuế GTGT
Phương pháp khấu trừ thuế
Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng kí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
Xác định thuế GTGT phải nộp
Số thuế phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Trong đó :
Số thuế GTGT đầu ra = tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT
Thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.
Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ ( bao gồm cả tài sản cố định ) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nốp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam .
Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ :
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ .
Thuế GTGT đàu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT . Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ, trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ theo tỉ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra .
Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ .
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản cố định mua vào bị tổn thất, bị hỏng do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ không được khấu trừ .
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa ( kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất ) mà doanh nghiệp sử dụng để khuyến mại, quảng cáo dưới mọi hình thức phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàn hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ .
Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế TNDN hoặc tính vào nguyên giá tài sản cố định theo quy định của Pháp Luật
Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào quy định như sau :
Có hóa đơn GTGT hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính áp dụng đới với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam .
Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới 20 triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.
Hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn trên 20 triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ . Đối với những hóa đơn này, cơ sở kinh doanh kê khai vào mục riêng trong bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào .
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu để được khấu trừ thuế , hoàn thuế GTGT đầu vào phải có đủ điều kiện và các thủ tục .
Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT áp dụng đối với các đối tượng sau:
Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của Pháp Luật.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu Tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thục hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của Pháp Luật .
Hoạt động kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.
Xác định thuế GTGT phải nộp
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ đó .
GTGT của hàng hóa, dịch vụ được xác định bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh tóan của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.
Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền.
Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc nhập khẩu đã có thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra tương ứng.
Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có đầy đủ hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ bán ra theo chế độ quy định hoặc có đủ điều kiện xác định được đúng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ như hợp đồng và chứng từ thanh toán nhưng không có đủ hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào thì GTGT được xác đinh bằng doanh thu nhân với tỉ lệ % GTGT tính trên doanh thu.
Tỉ lệ % GTGT tính trên doanh thu làm căn cứ xác định GTGT được quy định như sau:
+ Thương mại ( phân phối, cung cấp hàng hóa): 10%
+ Dịch vụ, xây dựng ( trừ xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu): 50%
+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 30%
Hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh,cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ theo quy định của Pháp luật thì nộp thuế theo tỉ lệ % GTGT do ban tổ chức quy định.
Thuế suất thuế GTGT
Mức thuế suất 0% đối với: hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, kể cả hàng gia công xuất khẩu, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng xuất khẩu, hoạt động xây dựng lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất, hàng bán cho cửa hàng miễn thuế, vận tải quốc tế.
Mức thuế suất 5% đối với hàng hóa dịch vụ
+ Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt
+ Phân bón, quặng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi cây trồng.
+ Thiết bị, máy móc dụng cụ chuyên dùng cho y tế
+ Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập là các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, compa dùng để giảng dạy, học tập…
+ Đồ chơi trẻ em, sách các loại, băng từ, đĩa đã ghi hoặc chưa ghi.
+ Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản đánh bắt chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế làm sạch, ướp đông, phơi sấy khô, bóc vỏ ở khâu kinh doanh thương mại.
+ Thực phẩm tươi sống, lương thực, lâm sản chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại.
+ Đường, phụ phẩm trong sản xuất đường.
+ Thức ăn cho vật nuôi.
+ Than đá, đất đá, cát sỏi.
+ Máy xử lí dữ liệu tự động và các bộ phận, phụ tùng của máy.
+ Duy tu, sửa chữa, phục chế di tích lịch sử
+ Vận tải, bốc xếp, nạo vét luồng, lạch, cảng sông, cảng biển, hoạt động trục vét, cứu hộ.
+ Phát hành, chiếu phim video.
Mức thuế suất 10% đối với hàng hóa, dịch vụ:
+ Dầu mỏ, khí đốt, quặng và sản phẩm khai khoáng khác
+ Điện thương phẩm do các cơ sở kinh doanh điện bán ra
+ Sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí tiêu dùng, đồ điện
+ Sản phẩm hóa chất, mỹ phẩm
+ Sợi, vải, sản phẩm may mặc thêu, ren
+ Giấy và sản phẩm bằng giấy
+ Sữa, bánh, kẹo, nước giải khát và các loại thực phẩm chế biến khác.
+ Sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh, cao su, nhựa, gỗ và sản phẩm bằng gỗ, xi măng, gạch, ngói và vật liệu xây dựng khác.
+ Xây dựng, lắp đặt, nhà, kết cấu hạ tầng kĩ thuật của các cơ sở được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đầu tư xây dựng để kinh doanh
+ Dịch vụ bưu chính viễn thông và Internet
+ Cho thuê nhà, văn phòng, kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, máy móc thiết bị phương tiện vận tải.
+ Dịch vụ tư vấn
+ Dịch vụ kiểm toán, kế toán, khảo sát thiết kế
+ Chụp ảnh, in ảnh, phóng ảnh, in, sang băng, cho thuê băng
+ Khách sạn du lịch ăn uống.
+ Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
+ Vàng, bạc đá quý
+ Đại lý tàu biển
+ Dịch vụ môi giới
Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Khái niệm
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ có phát sinh thu nhập phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp phải có hai điều kiện sau: thực hiện hoạt động kinh doanh hợp pháp và phải có phát sinh thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Khác với thuế lợi tức trước kia, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có phạm vi mở rộng hơn. Nó bao gồm cả tổ chức cá nhân nước ngoài hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hộ gia đình, cá nhân nông dân trồng trọt nuôi trồng thủy sản có giá trị sản phẩm hàng hóa và thu nhập trên mức tối thiểu do chính phủ quy định.
Phương pháp tính thuế TNDN
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kì tính thuế= Thu nhập tính thuế x thuế suất
Thuế TNDN phải nộp phải nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp= Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thị thuế TNDN phải nộp được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế- Phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ) x Thuế suất thuế TNDN.
Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế TNDN hoặc loại thuế tương tự thuế TNDN ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế TNDN phải nộp theo quy định của Luật thuế TNDN
Kì tính thuế được xác định theo năm dương lịch. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kì tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Kì tính thuế đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập và kì tính thuế cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu , sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kì kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
Đối với sự nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (tương ứng với mức thuế suất 25%) sau khi đã thực hiện ưu đãi miễn giảm thuế Thu nhập doanh nghiệp (nếu có) mà các đơn vị này hạch toán được doanh thu nhưng không hạch toán và xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỉ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:
+ Đối với dịch vụ: 5%
+ Đối với kinh doanh hàng hóa:1%
+ Đối với hoạt động khác: 2%
Căn cứ tính thuế TNDN
Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế trong kì tính thuế được xác định= Thu nhập chịu thuế trừ đi Thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập tính thuế= Thu nhập chịu thuế- [ Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định]
Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế trong kì tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.
Thu nhập chịu thuế trong kì tính thuế xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế= [ Doanh thu- Chi phí được trừ] + Các khoản thu nhập khác.
Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vù trừ chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ đó. Doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thi doanh nghiêp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng.
Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế doanh nghiệp, không được bù trừ với thu nhập hoặc lỗ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác.
Doanh thu
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT.
Ví dụ: Doanh nghiệp A là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Hóa đơn giá trị gia tăng bao gồm các khoản sau:
Giá bán: 100 000 đ
Thuế giá trị gia tăng (10%): 10 000 đ
Giá thanh toán: 110 000 đ
Vậy doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 100 000 đ
Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.
Ví dụ: Doanh nghiệp B là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. Hóa đơn bán hàng chỉ giá bán 110 000 đ (đã có thuế GTGT)
Vậy doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 110 000 đ
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.
Trường hợp thời điểm lập hóa đơn xảy ra trước thời điểm dịch vụ hoàn thành thì thời điểm xác định doanh thu được tính theo thời điểm lập hóa đơn.
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế gồm:
+ Khoản chi không đáp ứng đủ 2 điều kiện trên, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường. Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.
Phần giá trị tổn thất đó không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần bồi thường do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thanh toán theo quy định của pháp luật.
+ Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:
Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ.
Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố đinh thuê mua tài chính)
Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lí, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lí tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành
Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lí, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị
Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh, vừa sử dung cho mục đích khác thì không được tính khấu hao vao chi phí hợp lí đối với giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Chi nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa phần vượt mức tiêu hao hợp lí
+ Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn, được phép lập bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào nhưng không lập bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho cơ sở, người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: mua hàng hóa là nông sản, lâm sản, thủy sản của người sản xuất đánh bắt trực tiếp bán ra, mua sản phẩm thủ công là bằng đay, cói, tre, nứa…hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra, mua đất đá cát sỏi của người dân tự khai thác trực tiếp bán ra…
+ Chi tiền lương, tiền công thuộc một trong các trường hợp sau:
Chi tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn.
Các khoản tiền lương cho người lao động không mang tính chất tiền lương, không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng trong hợp đồng lao động.
Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ.
+ Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp không có quy chế quy định cụ thể về việc chi thưởng, không có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến.
+ Chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động.
…và một số khoản chi theo quy định.
Thu nhập khác
Là các khoản thu nhập chịu thuế trong kì tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh có trong đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm:
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán.
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bao gồm cả tiền thu về bản quyền dưới mọi hình thức trả cho quyền sở hữu, sử dụng tài sản, thu về quyền sở hữu trí tuệ, thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn.
Khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được.
Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ
Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều năm trước bị bỏ sót do doanh nghiệp phát hiện ra.
Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi đã trừ khoản bị phạt, bị trả bồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định pháp luật
Quà biếu, quà tằng bằng tiền, hiện vật, thu nhập nhận được bằng tiền, hiện vật từ khoản hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán, thưởng khuyến mại và các khỏan hỗ trợ khác.
Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài
Các khoản thu nhấp khác theo quy định của pháp luật.
Thu nhập được miễn thuế
Thu nhập từ việc thức hiện dịch vu kĩ thuất trực tiếp phục vụ nông nghiệp gồm: thu nhập từ dịch vụ tưới tiêu nước, cày bừa đất, nạo vét kênh mương nội đồng, dịch vụ phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng vật nuôi, dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (phải có chứng nhận đăng kí hoạt động nghiên cứu khoa học, và được cơ quan quản lí Nhà nước về khoa học có thẩm quyền xác nhận); thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm trong thời kì sản xuất thử nghiệm và thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.
Thời gian miễn thuế tối đa không quá một năm, kể từ ngày bắt đầu thực hiện hợp đồng Nghiên cứu khoa hoạc và phát triển công nghệ, ngày bắt đầu sản xuất thử nghiệm sản phẩm, ngày bắt đầu áp dụng công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam để sản xuất sản phẩm.
Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có số lao động khuyết tật, người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV bình quân trong năm chiếm từ 51% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp
Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội
Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh liên kết kinh tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh liên kết đã nộp thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN, kể cả trường hợp bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh liên kết được miễn giảm thuế.
Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn học, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.
Xác định lỗ và chuyển lỗ
Lỗ phát sinh trong kì tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế
Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ của năm quyết toán thuế trừ vào thu nhập chịu thuê của những năm sau. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền.
Doanh nghiệp là liên doanh của nhiều doanh nghiệp khác, khi có quyết định giải thể mà bị lỗ thì số lỗ được p._.hân bổ cho từng doanh nghiệp tham gia liên doanh.
Trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được tính tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính thuế TNDN để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Doanh nghiệp. Doan nghiệp tự xác định mức trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ theo quy định trước khi tính thuế TNDN. Hàng năm nếu doanh nghiệp có trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ thì doanh nghiệp phải lập báo cáo trích, sử dụng quỹ phát triển khoa học công nghệ và kê khai mức trích lập, số tiền trích lập vào tờ khai quyết toán thuế TNDN
Trong thời hạn 5 năm, kể từ khi trích lập , nếu quỹ phát triển khoa học công nghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách Nhà nước phần thuế TNDN tính trên khoản thu nhập đã được trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phẩn lãi phát sinh từ số thuế TNDN đó.
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp chỉ được sử dụng cho đầu tư khoa học, công nghệ tại Việt Nam. Các khoản chi từ quỹ phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật
Doanh nghiệp không được hạch toán các khoản chi từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong kì tính thuế.
Doanh nghiệp đang hoạt động mà có sự thay đổi về hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập thì doanh nghiệp mới thành lập từ việc thay đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập được kế thừa và chịu trách nhiệm về việc quản lí, sử dụng quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi.
Thuế suất thuế TNDN
Thuế suất thuế TNDN là 25%, trừ trường hợp đã áp dụng thuế suất ưu đãi
Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32-50%. Mức thuế suất căn cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ doanh nghiệp có dự án đầu tư, tìm kiếm, thăm dò, khai thác
Tài nguyên quý hiếm khai thác tại khoản này bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, vonfram, antimoan, đá quý , đất hiếm.
Một số phương pháp phân tích thống kê
Phương pháp phân tích hồi quy và tương quan
Nhiệm vụ của phân tích hồi quy và tương quan
Phân tích hồi quy và tương quan giải quyết hai nhiệm vụ cơ bản sau:
Xác định mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ.
Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan: được thực hiện thông qua việc tính toán hệ số tương quan, tỉ số tương quan, hệ số tương quan bội, hệ số tương quan riêng phần.
Hồi quy và tương quan giữa hai tiêu thức số lượng
Mô hình hồi quy tuyến tính giữa hai tiêu thức x và y như sau:
Để đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan tuyến tính giữa hai tiêu thức trên ta sử dụng hệ số tương quan tuyến tính r
Nếu r=1(hoặc r= -1): giữa x và y có mối liên hệ hàm số.
Nếu r=0: giữa x và y không có mối liên hệ tương quan tuyến tính.
Nếu rà1 (hoặc r à -1) giữa x và y có mối liên hệ càng chặt chẽ
Một vài mô hình hồi quy phi tuyến tính như là: mô hình hồi quy parabon, hypepol, hàm mũ…Tỉ số tương quan được sử dụng để đánh giá mức độ chặt chẽ mối liên hệ tương quan phi tuyến tuyến giữa hai tiêu thức số lượng và được tính theo công thức sau đây:
Hồi quy và tương quan tuyến tính bội
Giả sử có k tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả y, mô hình hồi quy tuyến tính bội sẽ có dạng:
Trong đó: bo là hệ số tự do
b1,…,bk là các hệ số hồi quy riêng
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng tiêu thức nguyên nhân xi đối với tiêu thức kết quả y người ta sử dụng hệ số hồi quy chuẩn hóa – kí hiệu beta.
Giá trị của tiêu thức nào lớn thì mức độ ảnh hưởng của tiêu thức nguyên nhân kết quả đó đối với tiêu thức kết quả y sẽ lớn.
Phương pháp phân tích dãy số thời gian
Trong đề tài này, phương pháp dãy số thời gian được vận dụng để phân tích biến động của doanh thu thuế GTGT và thuế TNDN (đối tượng là hộ) theo thời gian cụ thể là giai đoạn 2004-2008.
Khái niệm phương pháp phân tích dãy số thời gian
Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Một dãy số thời gian gồm hai yếu tố: Thời gian và các số liệu của hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ trong chuyên đề ta sử dụng dãy số sau:
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Thuế GTGT
(triệu đồng)
1911
3787
5662
6923
7242
Thời gian ở đây được tính theo năm. Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian. Các mức độ của dãy số trên chính là doanh thu thuế GTGT đó là số tuyệt đối thời kỳ và đây là dãy số thời kỳ. Ngoài ra còn có dãy số thời điểm là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng tại những thời điểm nhất định.
Để phân tích dãy số thời gian được chính xác thì yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Cụ thể:
- Nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất.
- Phạm vi hiện tượng nghiên cứu qua thời gian phải nhất trí.
- Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau, nhất là đối với dãy số thời kỳ.
Qua dãy số thời gian giúp ta phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, trên cơ sở đó dự đoán về mức độ của hiện tượng trong tương lai từ đó đưa ra giải pháp phù hợp thúc đẩy sự phát triển.
Phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian
Mức độ bình quân theo thời gian
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại diện cho các mức độ tuyệt đối của dãy số thời gian, cụ thể là doanh thu thuế Giá trị gia tăng (hoặc Thu nhập cá nhân) bình quân 5 năm. Tuỳ theo dãy số thời kỳ hay thời điểm mà công thức tính khác nhau, trong chuyên đề này chủ yếu sử dụng dãy số thời kỳ nên ta áp dụng công thức sau:
Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian, như vậy ta có thể so sánh được doanh thu thuế giữa các năm liên tiếp tăng hay giảm bao nhiêu triệu đồng…
Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ): Phản ánh sự biến động về doanh thu thuế giữa hai thời kì liền nhau: doanh thu thuế năm 2008 so với năm 2007, doanh thu thuế năm 2007 so với năm 2006…
Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc: Phản ánh sự biến động về doanh thu thuế trong những khoảng thời gian dài, trong chuyên đề này ta chọn năm 2004 là năm gốc từ đó ta có lượng tăng doanh thu thuế năm 2007 so với năm 2004, doanh thu thuế năm 2006 so với năm 2004
Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân: phản ánh mức độ đại diện của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn.
Tốc độ phát triển
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của doanh thu thuế. Ta có thể tính các tốc độ phát triển sau đây:
Tốc độ phát triển liên hoàn: Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của doanh thu thuế ở năm sau so với năm liền trước đó
Tốc độ phát triển định gốc: phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của doanh thu thuế ở thời gian những khoảng thời gian dài.
Tốc độ phát triển bình quân: phản ánh mức độ đại diện của các tốc độ phát triển liên hoàn.
Tốc độ tăng (hoặc giảm)
Chỉ tiêu này phản ánh qua thời gian, doanh thu thuế đã tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm. Ta có thể tính các chỉ tiêu tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn, tốc độ tăng (giảm) định gốc, tốc độ tăng (giảm) bình quân.
Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (hoặc giảm) của tốc độ tăng (hoặc giảm) doanh thu thuế liên hoàn thì tương ứng với một quy mô cụ thể là bao nhiêu triệu đồng.
Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng
Sự biến động về mặt lượng của hiện tượng qua thời gian chịu sự tác động của nhiều yếu tố và có thể chia thành hai loại: Các yếu tố chủ yếu và các yếu tố ngẫu nhiên. Với sự tác động của các yếu tố chủ yếu sẽ xác lập xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng, còn các yếu tỗ ngẫu nhiên sẽ làm cho sự biến động về mặt lượng của hiện tượng lệch khỏi xu hướng cơ bản.
Một số phương pháp được sử dụng để biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng:
Mở rộng khoảng cách thời gian
Phương pháp này được sử dụng đối với dãy số thời kỳ có khoảng cách thời gian tương đối ngắn và có nhiều mức độ mà qua đó chưa phản ánh xu hướng phát triển của hiện tượng.
Dãy số bình quân trượt
Số bình quân trượt (còn gọi là số bình quân di động) là số bình quân cộng của một nhóm nhất định các mức độ dãy số thời gian tính được bằng cách loại dần các mức độ đầu, đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo, sao cho số lượng các mức độ tính số bình quân không thay đổi.
Do số liệu trong chuyên đề là số liệu theo năm và có ít mức độ nên ta không đi sâu vào hai phương pháp trên, mà chủ yếu đi sâu vào phương pháp hàm xu thế.
Hàm xu thế
Trong phương pháp này, các mức độ của dãy số thời gian được biểu hiện bằng một hàm số và gọi là hàm xu thế. Dạng tổng quát của hàm xu thế là:
= f(t) với t= 1,2,3,…,n: Thứ tự thời gian của dãy số
Một số dạng hàm xu thế thường sử dụng:
Hàm xu thế tuyến tính: được sử dụng khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối xấp xỉ nhau.
Hàm xu thế parabol: sử dụng trong trường hợp các mức độ của dãy số tăng dần theo thời gian, đạt cực đại, sau đó lại giảm dần theo thời gian; hoặc giảm dần theo thời gian, đạt cực tiểu sau đó lại tăng dần theo thời gian.
Hàm xu thế hepebol áp dụng trong các trường hợp mức độ của hiện tượng giảm dần theo thời gian.
Hàm xu thế mũ dùng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau.
Để xác định đúng đắn dạng cụ thể của hàm xu thế, đòi hỏi phải phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, dựa vào đồ thị và một số tiêu chuẩn khác như sai số chuẩn của mô hình – ký hiệu SE:
n: Số lượng các mức độ của dãy số thời gian
p: Số lượng các hệ số của hàm xu thế
Nếu trên đồ thị biểu hiện mức độ thực tế của hiện tượng qua thời gian có thể xây dựng một số hàm xu thế thì chọn hàm xu thế nào có sai số chuẩn của mô hình nhỏ nhất.
Phương pháp dự đoán.
Khái niệm dự đoán thống kê
Dự đoán thống kê là dựa vào tài liệu thống kê và sử dụng nhiều phương pháp phù hợp để đi xác định mức độ của hiện tượng ở trong tương lai.
Tài liệu thống kê thường được sử dụng trong dự đoán thống kê là dãy số thời gian. Ví dụ như trong chuyên đề ta sử dụng dãy số sau:
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Thuế TNDN
(triệu đồng)
785
1716
2479
3254
3895
Trong dãy số thời gian trên có 5 mức độ nên để kết quả dự đoán có độ tin cậy, và chính xác cao ta chỉ nên dự đoán doanh thu thuế TNDN trong 2 năm tới.
Một số phương pháp dự đoán thống kê đơn giản
Dự đoán dựa vào lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân
Mô hình dự đoán:
với l= 1,2,3…
Mô hình dự đoán này cho kết quả dự đoán tốt khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau.
Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân
Mô hình dự đoán:
với l = 1,2,3…
Mô hình dự đoán trên cho kết quả tốt khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau.
Dự đoán dựa vào hàm xu thế
Sau khi đã xác định đúng đắn hàm xu thế, có thể dựa vào đó để dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai theo mô hình sau đây:
với t = 1,2,3,…
Trong các mô hình đó thì nên sử dụng mô hình nào cho kết quả dự đoán tốt hơn - tức là mức độ dự đoán sát với mức độ thực tế hơn. Để lựa chọn mô hình dự đoán, có thể sử dụng một trong hai tiêu chuẩn sau đây:
Tổng bình phương sai số dự đoán:
min
Sai số chuẩn của mô hình dự đoán:
min
Trong đó: n: Số lượng các mức độ của dãy số thời gian
P: Số lượng các tham số của mô hình dự đoán
Dự đoán dựa vào hàm xu thế và biến động thời vụ
Ta có hai loại là: dự đoán dựa vào hàm xu thế kết hợp cộng với biến động thời vụ và dự đoán dựa vào hàm xu thế kết hợp nhân với biến động thời vụ.
Dự đoán theo phương pháp san bằng mũ
Mô hình đơn giản
Mô hình xu thế tuyến tính và không có biến động thời vụ
c. Mô hình xu thế tuyến tính và biến động thời vụ
Dự đoán bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên (Phương pháp Box-Jenkins)
Phương pháp chỉ số.
Khái niệm chỉ số và hệ thống chỉ số
a. Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu. Các chỉ số thống kê được phân thành nhiều loại tuỳ theo những góc độ khác nhau. Một số cách phân loại cơ bản gồm:
+ Căn cứ vào đặc điểm thiết lập quan hệ so sánh, phân biệt: Chỉ số phát triển, Chỉ số kế hoạch, Chỉ số không gian.
+ Căn cứ phạm vi tính toán, chia thành hai loại: Chỉ số đơn (cá thể), Chỉ số tổng hợp.
Tác dụng của chỉ số trong thống kê
- Biểu hiện biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian. Đây là ý nghĩa khi vận dụng chỉ số phát triển.
- Biểu hiện biến động của hiện tượng qua những điều kiện không gian khác nhau. Tác dụng này được thể hiện qua việc vận dụng các chỉ số không gian.
- Biểu hiện nhiệm vụ kế hoạch và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đối với các chỉ tiêu nghiên cứu.
- Phân tích vai trò và ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với sự vận động của hiện tượng kinh tế phức tạp được cấu thành từ nhiều yếu tố.
b. Đặc điểm của phương pháp chỉ số
Xuất phát từ yêu cầu so sánh các mức độ của hiện tượng phức tạp khi thiết lập chỉ số, phương pháp chỉ số có hai đặc điểm cơ bản bao gồm:
- Xây dựng chỉ số đối với hiện tượng kinh tế phức tạp thì biểu hiện về lượng của các phần tử được chuyển về dạng chung để có thể trực tiếp cộng được với nhau, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với các nhân tố khác.
- Khi có nhiều nhân tố tham gia trong công thức chỉ số, việc phân tích biến động của một nhân tố được đặt trong điều kiện giả định các nhân tố khác không thay đổi.
c. Hệ thống chỉ số là một dãy các chỉ số có liên hệ với nhau, hợp thành một phương trình cân bằng.
Ví dụ: Chỉ số doanh thu thuế= chỉ số thuế tính trên một hộ x chỉ số số lượng hộ tham gia kinh doanh.
Như vậy, cấu thành của một hệ thống chỉ số thường bao gồm một chỉ số toàn bộ và các chỉ số nhân tố.
Tác dụng của hệ thống chỉ số
Trong phân tích thống kê, hệ thống chỉ số chủ yếu vận dụng đối với các chỉ tiêu có mối quan hệ với nhau và có các tác dụng sau:
- Xác định vai trò và mức độ ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng nghiên cứu được cấu thành từ nhiều nhân tố. Căn cứ vào đó có thể đánh giá được nhân tố nào có tác dụng chủ yếu đối với biến động chung nhằm phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng trong quá trình biến động và giải thích được nguyên nhân cơ bản đối với sự biến động của một hiện tượng.
- Dựa vào hệ thống chỉ số có thể nhanh chóng xác định được một chỉ số chưa biết khi đã biết các chỉ số khác trong hệ thống.
1.3.4.2. Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số
Phương pháp liên hoàn.
Phương pháp này dựa trên cơ sở lý luận là các nhân tố cấu thành một hiện tượng phức tạp đều cùng biến động, do đó để nghiên cứu ảnh hưởng của từng nhân tố phải giả định các nhân tố lần lượt biến động. Trên cơ sở xác định các nhân tố, hệ thống chỉ số theo phương pháp liên hoàn mang những đặc điểm sau:
- Một chỉ tiêu tổng hợp của hiện tượng phức tạp có bao nhiêu nhân tố thì hệ thống chỉ số có bấy nhiêu chỉ số nhân tố. Mỗi nhân tố là cơ sở để hình thành một chỉ số nhân tố.
- Quyền số của các chỉ số nhân tố ở những thời kì khác nhau
Phương pháp biểu hiện ảnh hưởng của biến động riêng biệt
Phương pháp này dựa trên quan điểm cho rằng tất cả các nhân tố cấu thành nên hiện tượng nghiên cứu đều có vai trò ngang nhau và cùng biến động. Do đó, tất cả các chỉ số nhân tố đều được xây dựng theo cùng một nguyên tắc là thời kỳ quyền số của tất cả các chỉ số nhân tố phải giống nhau và được chọn là kỳ gốc để sao cho mỗi chỉ số nhân tố biểu hiện được ảnh hưởng biến động riêng của nhân tố.
1.3.4.3. Hệ thống chỉ số phân tích biến động chỉ tiêu bình quân và tổng lượng biến tiêu thức.
Hệ thống chỉ số phân tích biến động chỉ tiêu bình quân.
Chỉ tiêu bình quân chịu ảnh hưởng biến động của hai nhân tố: Tiêu thức nghiên cứu và kết cấu của tổng thể. Hệ thống chỉ số phân tích biến động chỉ tiêu bình quân theo phương pháp liên hoàn sẽ bao gồm một chỉ số toàn bộ phản ánh biến động của chỉ tiêu bình quân và hai chỉ số nhân tố phản ánh ảnh hưởng biến động của các nhân tố trên đối với chỉ tiêu bình quân.
x1 và x2 - Lượng biến của tiêu thức kỳ nghiên cứu và kỳ gốc;
f1 và f0 - số đơn vị trong tổng thể kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
Các chỉ số hợp thành hệ thống chỉ số phân tích chỉ tiêu bình quân như sau:
Hệ thống chỉ số phân tích biến động tổng lượng biến
Tổng lượng biến tiêu thức trong phân tích thống kê được biểu hiện ở nhiều chỉ tiêu như: Tổng sản lượng, tổng chi phí sản xuất, tổng doanh thu…Nhân tố ảnh hưởng đến tổng lượng biến tiêu thức có thể được biểu hiện như sau:
Tổng lượng biến tiêu thức (T) = =
Trong đó: xi là lượng biến tiêu thức với fi là số đơn vị (tần số) tương ứng.
Ví dụ ta có hệ thống chỉ số được biểu hiện theo công thức sau:
Để phân tích sâu hơn, có thể tách chỉ số chỉ tiêu bình quân thành hai chỉ số để thiết lập mô hình phân tích như sau:
Với T: doanh thu thuế
: thuế tính trên một hộ kinh doanh
∑h: tổng số hộ tham gia kinh doanh
PHẦN HAI
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ BIẾN ĐỘNG DOANH THU THUẾ
CỦA CHI CỤC THUẾ QUẬN NGÔ QUYỀN- THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2004-2008
Đặc điểm tình hình hoạt động của Chi cục Thuế Quận Ngô Quyền- Hải Phòng.
Qúa trình hình thành và phát triển của Chi cục thuế Quận Ngô Quyền- Hải Phòng
Căn cứ vào Quyết định số 315 TC/TCCB ngày 21 tháng 8 năm 1990 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính thành lập hệ thống thu thuế nhà nước quận, huyện, thị xã, Chi cục Thuế quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng đã được thành lập.
Chi cục thuế quận Ngô Quyền là hạt nhân trong phong trào thi đua yêu nước của Thành phố, là đơn vị dẫn đầu của ngành thuế thành phố trên các lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí thuế: Thanh tra và xử lí tố tụng về thuế, quản lí các doanh nghiệp dân doanh ( khu vực kinh tế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh)…Có nhiều đóng góp cho ngành về biện pháp quản lí thu thuế tạo điều kiện để xây dựng chính sách thuế hợp lí sát thực tiễn của Hải Phòng và xây dựng kế hoạch, chương trình mục tiêu phát triển kinh tế của các phường trên địa bàn quận Ngô Quyền.
Để ghi nhận những thành tích trên, trong 18 năm qua Chi cục thuế Quận Ngô Quyền đã được các cấp, các ngành trao tặng bằng khen và nhiều phần thưởng cao quý khác. Năm 2008, Chi cục thuế được Thành Phố, Quận Ngô Quyền, Ủy ban nhân dân Thành phố trao tặng đơn vị lá cờ đầu vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kì đổi mới, góp phần vào việc xây dựng CNXH.
Hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ của Chi cục thuế Quận Ngô Quyền.
Tính đến năm 2008, Chi cục thuế Ngô quyền - Hải phòng có 108 cán bộ, trong đó Ban lãnh đạo chi cục có 1 chi cục trưởng và 2 chi cục phó. Tiếp đó là đến các Đội tham mưu và các Đội trực thu.
Đội tham mưu được chia thành 6 đội nhỏ và đứng đầu mỗi đội là các đôi trưởng:
Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế
Đội Nghiệp vụ- Dự toán
Đội Kê khai, kế toán thuế và Tin học
Đội Quản lí nợ và Cưỡng chế nợ thuế
Đội Hành chính- Quản trị- Ấn chỉ và Tài vụ
Đội trực thu gồm có:
- Các đội thuế liên phường, chợ: có 4 đội thuế liên phường và 1 đội thuế chợ Ga. Đội thuế liên phường số 1 quản lí phường Cầu Đất, phường Lạch Tray, phường Lương Khánh Thiện. Đội thuế liên phường số 2 quản lí phường Lê Lợi, phường Gia Viên, phường Máy Tơ. Đội thuế liên phường số 3 quản lí phường Lạc Viên, phường Cầu Tre, phường Vạn Mỹ, phường Máy Chai. Đội thuế liên phường số 4 quản lí phường Đổng Quốc Bình, phường Đằng Giang, phường Đông Khê.
Đội thuế trước bạ và thu khác
Đội kiểm tra thuế
Thực trạng, nguyên nhân kết quả chi cục đạt được
Kết quả chi cục đạt được trong năm 2008
Năm 2008, Ngành thuế nói chung và Chi cục thuế quận Ngô Quyền nói riêng thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện gặp nhiều khó khăn và thách thức. Đặc biệt từ quý IV năm 2008, khi cơn bão khủng hoảng kinh tế tràn vào các nước châu Âu và châu Á thì Việt Nam cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng bởi nước ta đã gia nhập vào tổ chức quốc tế WTO. Chính vì thế, Đảng ủy cùng Ban lãnh đạo Chi cục đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều biện pháp cùng với sự đoàn kết thống nhất và nổ lực của cán bộ, công chức Chi cục đã đạt được những thành tích đáng kể.
Đến hết ngày 31/12/2008 Chi cục đã thu được 253,067 tỉ đồng tiền thuế các lọai, đạt 115% dự toán pháp lệnh và bằng 113% dự toán phấn đấu trong đó thuế ngoài quốc doanh thu được 75,200 tỉ đồng, đạt 94% dự toán năm., nhiều sắc thuế đạt cao so với năm 2007 như thuế Giá trị gia tăng, Thu nhập doanh nghiệp, thuế Môn bài…Nhiều đơn vị có số thu cao như: Đội Kiểm tra đạt trên 200%, Đội thu thuế đạt nhiều % so với năm 2007. Điều đáng nói là kết thúc 31/3/2008 toàn chi cục đã hoàn thành chỉ tiêu thu thuế Môn bài năm 2008. Đây là chỉ tiêu khá nặng nề mà chi cục đã vượt qua. Về công tác ủy nhiệm thu: Chi cục đã tiến hành ủy nhiệm thu 100% đối tượng nộp thuế nhà đất, thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh của hộ khoán thuế cho Ủy ban nhân các phường thu theo quy định của luật quản lí thuế. Kết quả cho thấy tăng cả về số hộ quản lí và số thuế ghi thu, nhiều đơn vị đã đạt 100% thuế thu trên ghi thu trong tháng như: Đội thuế Chợ Ga, Gia Viên, Cầu Tre, Lạch Tray…
Trong những năm qua thành tích ngành thuế đạt được rất đáng khích lệ
Trong những năm qua, Chi cục thuế quận Ngô Quyền luôn là đơn vị dẫn đầu trong ngành thuế của thành phố Hải Phòng. Tỉ trọng số thu của Chi cục thuế trong tổng doanh thu thuế của thành phố là 8%, và với 30% tỉ trọng số thu của riêng khối quận huyện thì Chi cục thuế quận Ngô Quyền đã là chi cục có số thu lớn nhất trong 14 quận, huyện thuộc địa bàn thành phố Hải Phòng.
Chi cục thuế luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước với số thu năm sau cao hơn năm trước (doanh thu thuế trong giai đoạn 2001-2008 được thể hiện trong bảng 3.2). Doanh thu năm 2001 là 22.1 tỉ đồng, năm 2002 là 26.5 tỉ đồng, và từ năm 2005 trở đi doanh thu thuế có mức tăng vượt bậc. Năm 2006 doanh thu thuế là 80.2 tỉ đồng gấp 1.2 lần doanh thu năm 2005, doanh thu năm 2007 tăng gấp 2.3 lần doanh thu thuế năm 2006. Năm 2008 doanh thu thuế đã đạt mức 3 con số (253 tỉ đồng) tăng gấp 3.15 lần doanh thu năm 2007, gấp 11 lần doanh thu năm 2001 và tăng gấp 12 lần năm 1990). Không những vậy, 6 năm liên tục chi cục đều hoàn thành dự toán thu thuế môn bài đến ngày 5/1. Chi cục thuế đã góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính sách tài chính vĩ mô, động viên và huy động nguồn lực phục vụ cho việc phát triển đồng thời thiết thực đóng góp tăng trưởng kinh tế của thành phố, giải quyết được nhiều vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, đầu tư nhiều công trình về hạ tầng, tích lũy và thực hiện chế độ lương mới.
BẢNG 2.1: DOANH THU THUẾ CỦA CHI CỤC
GIAI ĐOẠN 2001-2008
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Thuế (tỉ đồng)
22.1
26.5
28.5
42.6
65.7
80.2
184.2
253
ĐỒ THỊ 2.1: DOANH THU THUẾ CỦA CHI CỤC
GIAI ĐOẠN 2001-2008
Một số mặt tồn tại cần được khắc phục
- Một số cán bộ còn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò- nhiệm vụ của cơ quan thuế- của nhân viên thuế trong giai đoạn mới thực hiện chiến lược cải cách hành chính thuế- lấy doanh nghiệp và người nộp thuế làm trung tâm, là đối tượng cần được hỗ trợ và hướng dẫn mà vẫn còn quan niệm người nộp thuế là đối tượng chịu sự quản lí nên có những việc làm gây phiền hà cho Doanh nghiệp.
- Một số cán bộ còn chưa hiểu biết đầy đủ về vị trí nhiệm vụ của ngành để nỗ lực cống hiến, hăng hái đi đầu với quyết tâm cao- nhiệt tình lớn.
- Ở một vài đội thuế còn chưa nhất trí cao trong công tác và sinh hoạt.
Phương hướng, nhiệm vụ hoạt động của Chi cục trong năm 2009
Thực hiện hướng dẫn tại công văn số 1676/CT-THNVDT ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Cục Thuế thành phố Hải Phòng về việc quản lí và thu thuế môn bài năm 2008, Chi cục đã có thông báo số 230/TB-CCT ngày 20 tháng 11 năm 2008 về việc tăng cường công tác quản lí thuế 2 tháng cuối năm 2008, môn bài năm 2009, chi cục xây dựng kế hoạch thống kê, rà soát các tổ chức, doanh nghiệp và hộ kinh doanh công thương nghiệp trên địa bàn quận.
Trong năm 2009 tới, Cục Thuế thành phố Hải Phòng giao cho Chi cục thuế quận Ngô Quyền chỉ tiêu pháp lệnh tổng thu là 262,2 tỉ đồng tiền thuế các loại. Trong đó thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh là 90 tỉ đồng, tổng số tăng so với kế hoạch dự toán thu năm 2008 là 13%, các khoản thu về đất là 77,7 tỉ đồng trong khi đó dự toán năm 2008 là 78,3 tỉ đồng tức là giảm 0.77%. Thuế trước bạ là 78,5 tỉ đồng; thuế thu nhập cá nhân là 16 tỉ đồng (Dự toán giao thực thu thuế thu nhập cá nhân năm 2008 chỉ là 1,5 tỉ đồng như vậy năm 2009 đã tăng lên gấp 10.66 lần so với năm 2008). Sở dĩ có sự thay đổi lớn trong khoản thu thuế thu nhập cá nhân là do Luật thuế thu nhập cá nhân đã được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2009. Từ ngày 1/1/2009 thưc hiện luật thuế thu nhập cá nhân, hộ kinh doanh cá thể không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nữa mà chuyển sang nộp thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu phát sinh từ hoạt động sản xuất- kinh doanh- dịch vụ. Để công tác thu thuế thu nhập cá nhân được tiến hành nhanh, gọn và chính xác chi cục dự định giao việc theo dõi thuế Thu nhập cá nhân cho 1 bộ phận cụ thể. Trong khi chờ chỉ đạo của Cục thuế thành phố chi cục tạm giao cho Đội nghiệp vụ- dự toán.
2.2. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ BIẾN ĐỘNG DOANH THU THUẾ CỦA CHI CỤC GIAI ĐOẠN 2004-2008
Phân tích mối liên hệ giữa số hộ tham gia sản xuất kinh doanh, doanh thu chịu thuế với doanh thu thuế.
Trong quá trình thực tập tại Chi cục Thuế Quận Ngô Quyền- thành phố Hải phòng, tổng hợp từ nhiều nguồn số liệu ta có bảng như sau:
BẢNG 2.2: DOANH THU CHỊU THUẾ, DOANH THU THUẾ
CỦA THUẾ GTGT, THUẾ TNDN VÀ SỐ HỘ THAM GIA KINH DOANH NĂM 2008
Chỉ tiêu
Số hộ tham gia kinh doanh
Thuế GTGT
Thuế TNDN
Đơn vị
Doanh thu chịu thuế (triệu đồng)
Doanh thu thuế (triệu đồng)
Doanh thu chịu thuế (triệu đồng)
Doanh thu thuế (triệu đồng)
Đội 1
5404
50365
3528
20259
1897
Đội 2
2291
16549
1474
6546
792
Đội 3
1875
10273
786
5317
423
Đội 4
851
4634
597
983
321
Chợ Ga
3255
9053
857
3901
462
Từ bảng trên, vận dụng phương pháp hồi quy tương quan bằng SPSS ta có kết quả như sau (kết quả chi tiết được đính kèm trong PHỤ LỤC 1/trang 62). Mô hình 1 là mô hình về Thuế giá trị gia tăng, mô hình 2 là mô hình về Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tóm tắt mô hình 1
Mô hình
R
R2
R2 điều chỉnh
Sai số của ước lượng
Kiểm đjnh F
Xác suất
1
.997(a)
.993
.986
141.34753
145.123
.007a
Hệ số
Mô hình
Hệ số không chuẩn
Hệ số chuẩn
Kiểm định t
Xác suất
B
Sai số chuẩn
Beta
1
(Hệ số tự do)
280.723
146.466
1.917
.195
HO
-.013
.092
-.018
-.139
.902
DT
.066
.009
1.013
7.695
.016
a Giá trị phụ thuộc: GTGT
Tóm tắt mô hình 2
Mô hình
R
R2
R2 điều chỉnh
Sai số của ước lượng
Kiểm đjnh F
Xác suất
2
.986(a)
.972
.943
154.52168
34.329
.028a
Hệ số
Mô hình
Hệ số không chuẩn
Hệ số chuẩn
Kiểm định t
Xác suất
B
Sai số chuẩn
Beta
2
(Hệ số tự do)
156.446
163.114
.959
.439
HO
-.009
.106
-.024
-.085
.940
DT
.087
.024
1.008
3.571
.070
a Giá trị phụ thuộc: TNDN
Nhìn vào các bảng trên ta có mô hình hồi quy tuyến tính phản ánh mối liên hệ giữa số hộ tham gia kinh doanh và doanh thu chịu thuế tới doanh thu thuế như sau:
Mô hình 1: T1= 280.723-0.013 HO+0.066 DT1
Ý nghĩa của các hệ số như sau: b1=-0.013 cho biết khi doanh thu chịu thuế không thay đổi nếu có thêm 1 hộ tham gia kinh doanh thì doanh thu thuế GTGT sẽ giảm 0.013 triệu đồng. b2=0.066 cho biết khi giữ nguyên số hộ tham gia kinh doanh cứ thêm 1 triệu đồng doanh thu chịu thuế thì doanh thu thuế lại tăng thêm 0.066 triệu đồng.
Mô hình 2: T2= 156.446-0.009 HO+0.087 DT2
Cho biết khi doanh chịu thuế không thay đổi, nếu có thêm 1 hộ tham gia kinh doanh thì doanh thu thuế TNDN sẽ giảm 0.009 triệu đồng và khi giữ nguyên số hộ tham gia kinh doanh cứ thêm 1 triệu đồng doanh thu chịu thuế thì doanh thu thuế TNDN lại tăng thêm 0.087 triệu đồng.
Trong cả hai mô hình trên hệ số b1 đều âm, có nghĩa là dù tăng số hộ tham gia kinh doanh nhưng doanh thu thuế lại giảm. Có hiện tượng này là do dù số hộ tăng nhưng doanh thu tính trên một hộ lại giảm sẽ làm cho doanh thu thuế giảm. Mặt khác, đối với những hộ kinh doanh những nhóm mặt hàng khác nhau thì tỉ lệ doanh thu tính thuế cũng sẽ khác nhau. Nếu số hộ tăng, nhưng kết cấu hộ thay đổi theo hướng tăng những hộ kinh doanh nhóm mặt hàng có tỉ lệ doanh thu tính thuế thấp, đồng thời giảm số hộ kinh doanh nhóm mặt hàng có tỉ lệ doanh thu tính thuế cao thì như vậy doanh thu thuế cũng không thể tăng được cho dù số hộ có tăng.
Nhìn vào bảng hệ số của cả hai mô hình ta thấy hệ số hồi quy chuẩn hóa của biến doanh thu tính thuế luôn cao hơn hệ số hồi quy chuẩn hóa của biến số hộ tham gia kinh doanh, điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng của doanh thu tính thuế lớn hơn mức độ ảnh hưởng của số hộ tham gia kinh doanh đối với doanh thu thuế của hộ.
Trong bảng kết quả ta cũng thấy mức xác suất lớn hơn 0.05 là do giữa biến doanh thu chịu thuế và biến số hộ tham gia kinh doanh xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, như vậy mô hình hồi quy ta đã chọn như trên không phù hợp. Trong hai biến phụ thuộc thì mức độ ảnh hưởng của biến doanh thu chịu thuế lớn hơn mức độ phụ thuộc của biến số hộ kinh doanh, do đó ta sẽ bỏ bớt biến số hộ kinh doanh để nghiên cứu mối liên hệ tương quan giữa doanh thu chịu thuế và doanh thu thuế. Ta có kết quả như trong mô hình 3 (mô hình về thuế giá trị gia tăng ) và mô hình 4 (mô hình về thuế thu nhập doanh nghiệp) đính kèm trong PHỤ LỤC 1/trang 63.
Cả hai mô hình thì mô hình hồi quy tuyến tính là phù hợp nhất vì có giá trị SE nhỏ nhất. SE3= 78.52569
SE4= 58.91641
Như vậy mô hình hồi quy tuyến tính phản ánh mối liên hệ giữa doanh thu chịu thuế và doanh thu thuế là:
TGTGT= 119.576+0.075DT
TTNDN= 233.967+0.082DT
Khi doanh thu chịu thuế Giá trị gia tăng tăng thêm 1 triệu đồng thì doanh thu thuế GTGT sẽ tăng thêm 0.075 triệu đồng. Tương tự nếu doanh thu chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp tăng thêm 1 triệu đồng thì doanh thu thuế Thu nhập sẽ tăng 0.082 triệu đồng. Nhìn vào trong bảng kết quả ta cũng thấ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2122.doc