Vận dụng phương pháp thống kê đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) giai đoạn 2005 - 2007 và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU 2 DANH MỤC ĐỒ THỊ 4 LỜI MỞ ĐẦU. 5 CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC 7 1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực 7 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực 7 1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nguồn nhân lực 8 1.2. Những đặc trưng cơ bản về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực 9 1.2.1. Đặc điểm sinh học 9 1.2.2. Đặc điểm về số lượng 10 1.2.3. Đặc điểm chất lượng nguồn nhân lực 10 1.3. Một số chỉ

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng phương pháp thống kê đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) giai đoạn 2005 - 2007 và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu về chất lượng nguồn nhân lực 12 1.3.1. Tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực (thể chất, tinh thần) 12 1.3.2. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực 12 1.3.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực 13 CHƯƠNG 2 – VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ TÂY CŨ (KHU VỰC HÀ NỘI 2 HIỆN NAY) GIAI ĐOẠN 2005 – 2007 15 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 15 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 15 2.1.1.1. Vị trí địa lý 15 2.1.1.2. Khí hậu 15 2.1.1.3. Tài nguyên đất và nguồn nước 15 2.1.1.4. Hệ thống giao thông 16 2.1.1.5. Về cảnh quan, di tích lịch sử 16 2.1.2. Điều kiện xã hội 17 2.1.2.1. Dân số, lao động 17 2.1.2.2. Một số nét cơ bản về làng nghề tỉnh Hà Tây (cũ) 17 Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm qua.......... 17 Tăng trưởng kinh tế......................................................................... 17 2.1.3.2. Tổng thu chi ngân sách 18 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế............................................................. 19 Tổng vốn đầu tư thực hiện.............................................................. 19 2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) giai đoạn 2005 – 2007.......................................................... 20 2.2.1. Những yếu tố cơ bản tác động đến chất lượng nguồn nhân lực 2.2.1.1. Phát triển dân số và lao động........................................................... 20 2.2.1.2. Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực................................................ 24 2.2.1.3. Bảo vệ chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần người lao động................................................................................................ 24 2.2.1.4. Mức sống dân cư............................................................................. 25 2.2.1.5. Tăng trưởng kinh tế......................................................................... 27 2.2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh............. 28 2.2.2.1. Lực lượng lao động đang làm việc phân theo độ tuổi................. 28 2.2.2.2. Về trình độ chuyên môn đã qua đào tạo của lực lượng lao động đang tham gia hoạt động kinh tế........................................................................... 29 2.2.2.3. Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động phân theo giới tính................................................................................................................ 30 2.2.2.4. Chất lượng lực lượng lao động đang tham gia hoạt động kinh tế phân theo cấp quản l..................................................................................... 31 2.2.2.5. Chất lượng lực lượng lao động đang tham gia hoạt động kinh tế trong các loại hình kinh tế............................................................................ 32 2.2.2.6. Chất lượng lực lượng lao động đang tham gia hoạt động kinh tế phân theo ngành kinh tế............................................................................... 34 2.2.2.7. Chất lượng nguồn nhân lực trong các làng nghề của tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) giai đoạn 2005 - 2007.................................. 55 2.2.2.8. Về phẩm chất đạo đức nguồn nhân lực của tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay)....................................................................................... 59 2.2.3. Một số tồn tại của nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) qua nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực............................ 62 2.2.3.1. Những hạn chế của nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ................. 62 2.2.3.2. Nguyên nhân................................................................................. 63 2.2.4. Quan điểm của tỉnh về phát triển kinh tế đến năm 2020............ 64 2.2.4.1. Quan điểm...................................................................................... 64 2.2.4.2. Các mục tiêu phát triển................................................................. 65 2.2.4.3. Định hướng phát triển ngành kinh tế chủ yếu............................ 65 CHƯƠNG 3 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ TÂY CŨ TRONG THỜI GIAN TỚI.............................................................................................................. 68 3.1. Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao dân trí............................................................... 68 3.1.1. Đối với giáo dục phổ thông........................................................... 68 Phát triển hệ thống đào tạo nghề cho nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao................................................................ 69 3.1.2.1. Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề........................................ 70 3.1.2.2. Phối hợp và liên kết tốt hơn giữa địa phương và các trường cao đẳng, Đại học trên địa bàn tỉnh để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.... 70 Có chính sách khuyến khích học tập, nghiên cứu khoa học; phát hiện đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích sử dụng nhân tài.................... 71 3.2. Tiếp tục nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có nhất là nguồn nhân lực đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật và thợ lành nghề.................................................................................................... 71 3.2.1. Có chính sách, biện pháp tạo điều kiện cho lực lượng lao động đã qua đào tạo có cơ hội làm việc rộng rãi.......................................................... 71 3.2.2. Cần có chính sách thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề.............................................................................................................. 71 3.2.3. Thu hút và sử dụng lao động đã qua đào tạo đến vùng nông thôn, nhất là các vùng còn khó khăn.................................................................. 71 3.3. Nâng cao trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực (nâng cao thể lực)................................................................................................................ 72 3.3.1. Đối với tổ chức Nhà nước cần có chính sách điều kiện vĩ mô................................................................................................................. 72 3.3.2. Đối với cộng đồng và cá nhân, gia đình......................................... 72 Yếu tố phẩm chất, tâm lý xã hội của người lao động.................... 72 Tổ chức thực hiện............................................................................. 73 KẾT LUẬN.................................................................................................. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….. 78 DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu 2.1. Tăng trưởng GDP của các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ năm 2007 Biểu 2.2. Cơ cấu thu chi ngân sách năm 2006 - 2007 Biểu 2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Tây giai đoạn 2005 – 2007 Biểu 2.4. Tổng vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2005 - 2007 Biểu 2.5. Quy mô dân số tỉnh Hà Tây giai đoạn 2000 – 2007 Biểu 2.6. Dân số trung bình và tỷ lệ sinh, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số giai đoạn 2005 - 2007 Biểu 2.7. Biến động về cơ cấu dân số năm 2006, năm2007 Biểu 2.8. Lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2005, năm 2007 Biểu 2.9. Thu nhập bình quân đầu người một tháng chia theo thành thị, nông thôn giai đoạn 2002 – 2006 Biểu 2.10. Tỷ lệ chi cho y tế, giáo dục trong tổng chi cho đời sống giai đoạn 2002 - 2006 Biểu 2.11. Tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh Hà Tây và so sánh với cả nước giai đoạn 2005 - 2007 Biểu 2.12. GDP bình quân đầu người của tỉnh Hà Tây cũ giai đoạn 2005 – 2007 Biểu 2.13. Lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế phân theo độ tuổi giai đoạn 2005 – 2007 Biểu 2.14. Trình độ chuyên môn của lao động đang tham gia hoạt động kinh tế năm 2005, năm 2007 Biểu 2.15. Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động phân theo giới tính năm 2007 Biểu 2.16. Chất lượng lao động theo cấp quản lý năm 2007 Biểu 2.17. Chất lượng lực lượng lao động theo loại hình kinh tế năm 2007 Biểu 2.18. Lực lượng lao động trong khu vực Hành chính sự nghiệp năm 2007 Biểu 2.19. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông, lâm, thủy sản năm 2005, 2007 Biểu 2.20. Lực lượng lao động đang tham gia hoạt động công nghiệp xây dựng năm 2007 Biểu 2.16. Chất lượng lao động theo cấp quản lý năm 2007 Biểu 2.17. Chất lượng lực lượng lao động theo loại hình kinh tế năm 2007 Biểu 2.18. Lực lượng lao động trong khu vực Hành chính sự nghiệp năm 2007 Biểu 2.19. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông, lâm, thủy sản năm 2005, 2007 Biểu 2.20. Lực lượng lao động đang tham gia hoạt động công nghiệp xây dựng năm 2007 Biểu 2.21. Trình độ chuyên môn đã qua đào tạo của lao động Công nghiệp, Xây dựng năm 2007 Biểu 2.22. Lực lượng lao động đang tham gia hoạt động nhóm ngành Dịch vụ năm 2007 Biểu 2.23. Cơ cấu trình độ chuyên môn đã qua đào tạo của nhóm ngành Dịch vụ năm 2007 Biểu 2.24. Lực lượng lao động đang tham gia hoạt động ngành Thương mại, khách sạn, nhà hàng; Ngành Vận tải, du lịch, dịch vụ hỗ trợ; Ngành Bưu chính viễn thông; Ngành Tài chính, ngân hàng, kinh doanh bất động sản chia theo nhóm tuổi năm 2007 Biểu 2.25. Lực lượng lao động của ngành Sự nghiệp chia theo nhóm tuổi năm 2007 Biểu 2.26. Trình độ chuyên môn của lao động ngành Quản lý Nhà nước năm 2007 Biểu 2.27. Cơ cấu trình độ chuyên môn lực lượng lao động thuộc các tổ chức Đảng, Đoàn thể, Hiệp hội năm 2007 Biểu 2.28. Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động hoạt động sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề tỉnh Hà Tây năm 2005, năm 2007 DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 2.1. Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2005, năm2007 Đồ thị 2.2. Chi cho Y tế, Giáo dục trong tổng chi cho đời sống giai đoạn 2002 - 2006 Đồ thị 2.3. Cơ cấu lao động đang hoạt động kinh tế phân theo độ tuổi năm 2007 Đồ thị 2.4. Cơ cấu trình độ chuyên môn được đào tạo của lực lượng lao động năm 2007 Đồ thị 2.5. Lực lượng lao động khu vực Hành chính, sự nghiệp năm 2007 Đồ thị 2.6. Cơ cấu ngành trong khu vực sự nghiệp năm 2007 Đồ thị 2.7. Cơ cấu lao động đang tham gia vào các tổ chức ngành Quản lý Nhà nước năm 2007 Đồ thị 2.8. Số lượng lao động chia theo trình độ chuyên môn Ngành Quản lý Nhà nước năm 2007 LỜI MỞ ĐẦU Chưa lúc nào vấn đề phát triển con người và nguồn nhân lực trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng ở nước ta như giai đoạn hiện nay. Đất nước đang bước vào một thời kỳ phát triển mới, những cơ hội và thách thức chưa từng có. Nhưng thực trạng nguồn nhân lực hiện nay khó cho phép tận dụng tốt nhất những cơ hội đang đến, thậm chí, có nguy cơ khó vượt qua những thách thức, kéo dài sự tụt hậu...  Đảng đã khẳng định: Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa. Sau 22 năm đổi mới, GDP tính theo đầu người tăng gấp 4 lần, đời sống của nhân dân nhìn chung được nâng cao rõ rệt. Giáo dục, đào tạo, và khoa học phát triển mạnh, góp phần quan trọng vào những thành tựu của đất nước. Trình độ giáo dục phổ cập và số lượng học sinh, lực lượng lao động có đào tạo, số người tốt nghiệp các bậc học tăng nhanh so với nhiều nước, đặc biệt trong vòng 10 năm 1993 -2002 tỷ lệ đói nghèo giảm còn một nửa (từ 57% xuống còn 28%).Trên đây là sự so sánh đất nước ta với 22 năm về trước còn giờ đây trong thời buổi khoa học công nghệ chúng ta phải làm 2 so sánh nữa: Một là: chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động so với các nước chung quanh, khoảng cách phát triển không thu hẹp được bao nhiêu; nếu lấy chỉ số thu nhập tính theo đầu người làm thước đo chung nhất, khoảng cách này có xu hướng đang rộng thêm. Hai là: khả năng phát triển kinh tế theo chiều rộng đã tới mức trần, nước ta đứng trước đòi hỏi phải bằng mọi cách chuyển từ lợi thế so sánh dựa trên lao động giá rẻ và nhờ cậy vào tài nguyên, môi trường sang tạo ra lợi thế cạnh tranh chủ yếu dựa trên phát huy nguồn lực con người. Song nước ta đang vấp phải 3 trở lực lớn: chất lượng còn thấp về nguồn nhân lực, sự bất cập lớn của kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuât, năng lực quản lý hẫng hụt nhiều mặt. Tình hình chung nguồn nhân lực của nước ta hiện nay là: Sau 30 năm công nghiệp hóa, vẫn còn khoảng 70% lao động cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp; tỷ lệ học sinh trên triệu dân, tỷ lệ số trường các loại trên triệu dân, tỷ lệ số trường đại học trên triệu dân; tỷ lệ tốt nghiệp đại học trên triệu dân, tỷ lệ có học vị tiến sỹ trên triệu dân của nước ta đều cao hơn tất cả các nước có mức thu nhập bình quân theo đầu người tương đương như Thái Lan, nhưng chất lượng đang có nhiều vấn đề. Nguồn nhân lực nước ta đứng trước tình hình: trẻ (tính theo tuổi đời trung bình – một ưu thế lớn), đông (một ưu thế lớn khác, nước có dân số đứng thứ 13 trên thế giới), nhưng tỷ lệ tính trên triệu dân của số người có nghề và có trình độ chuyên môn rất thấp so với một số nước trong nhóm ASEAN và Trung Quốc; số cán bộ kỹ trị và có trình độ quản lý cao rất ít so với dân số cũng như so với quy mô nền kinh tế. Theo điều tra của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2005: Nguồn nhân lực Việt Nam về chất lượng được xếp hạng 53 trên 59 quốc gia được khảo sát, song mất cân đối nghiêm trọng: - Ở Việt Nam cứ 1 cán bộ tốt nghiệp đại học có 1,16 cán bộ tốt nghiệp trung cấp và 0,92 công nhân kỹ thuật, trong khi đó tỷ lệ này của thế giới là 4 và 10; - Ở Việt Nam cứ 1 vạn dân có 181 sinh viên đại học, trong khi đó của thế giới là 100, của Trung Quốc là 140 mặc dù mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người của TQ khoảng gấp đôi của nước ta… Trước những thực trạng trên em đã quyết định chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp thống kê đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) giai đoạn 2005 - 2007 và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới”. Chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về nguồn nhân lực Chương 2: Vận dụng phương pháp thống kê đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) giai đoạn 2005 - 2007 Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới Qua chuyên đề này sẽ cho ta thấy một số khía cạnh về chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Hà Tây và cả những hạn chế của nó. Nếu giải quyết được những hạn chế đang tồn tại thì chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung sẽ được nâng cao ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Và cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo – PGS.TS Nguyễn Công Nhự - giảng viên khoa Thống kê trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC 1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực Nguồn nhân lực luôn có vai trò to lớn trong sự phát triển bền vững của mỗi tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. Vì vậy, cần phát huy có hiệu quả nguồn lực con người. Với tư cách là yếu tố của sự phát triển kinh tế - xã hội thì nguồn nhân lực là lực lượng dân số có khả năng tham gia vào quá trình sản xuất xã hội, là tổng thể các yếu tố về vật chất và tinh thần của con người có thể huy động vào quá trình lao động để tạo ra của cải xã hội. Với cách hiểu này nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động. Có thể nói, trong các nguồn lực có thể khai thác như nguồn lực tự nhiên, nguồn lực khoa học – công nghệ, nguồn nhân lực có vai trò quyết định nhất của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vì các nguồn lực khác chỉ có thể khai thác có hiệu quả khi nguồn nhân lực người được phát huy. Những nguồn lực khác ngày càng cạn kiệt trong khi đó nguồn lực con người ngày càng đa dạng và phong phú. Khi nói tới nguồn lực con người là ta nói tới con người với tư cách là chủ thể năng động và sáng tạo nhất tham gia cải tạo tự nhiên, làm biến đổi xã hội. Theo khái niệm của Liên hiệp quốc thì: nguồn nhân lực là tổng thể sức dự trữ, những tiềm năng, những lực lượng thể hiện sức mạnh và sự tác động của con người vào việc cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội. Từ các khái niệm trên ta thấy nhân lực theo nghĩa rộng được hiểu là nguồn lực con người là tổng thể các yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội….tạo nên năng lực của con người, của cộng đồng người có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong các hoạt động xã hội. Nguồn nhân lực được xem xét, đánh giá trên giác độ số lượng và chất lượng: Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu, tốc độ phát triển nguồn nhân lực. Số lượng nguồn nhân lực được xác định trên quy mô dân số, cơ cấu độ tuổi, giới tính và sự phân bố dân cư theo vùng, lãnh thổ, các ngành kinh tế, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực là một khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trưng về thể lực, trí lực, kỹ năng, phong cách đạo đức, lối sống, tinh thần thái độ của nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực, nó thể hiện mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ phản ánh trình độ phát triển kinh tế mà còn phản ánh trình độ phát triển đời sống xã hội vì khi chất lượng nguồn nhân lực cao tạo ra động lực mãnh mẽ, thể hiện sự văn minh của một xã hội nhất định. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu số lượng nguồn nhân lực quá ít sẽ làm chất lượng lao động bị hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực nâng cao sẽ góp phần làm giảm số người hoạt động trong một đơn vị sản xuất hay giảm số người hoạt động trong một tổ chức xã hội. Một số khái niệm nguồn nhân lực gắn với khả năng cung cấp lao động xã hội hiểu theo nghĩa hẹp hơn như sức lao động, lực lượng lao động xã hội, dân số hoạt động kinh tế…..chủ yếu là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia vào quá trình sản xuất xã hội. Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định dân số trong độ tuổi lao động bao gồm những người có độ tuổi từ 15 tuổi đến 60 tuổi (đối với nam) và từ 15 tuổi đến 55 tuổi (đối với nữ). Nguồn lao động (lực lượng lao động) xã hội hiện nay được tính toán, cân đối trong kinh tế là những người từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm và những người có nhu cầu làm việc nhưng chưa có việc làm. 1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nguồn nhân lực 1.1.2.1. Nguồn nhân lực là động lực của sự phát triển Con người nói chung mà chủ yếu là nguồn nhân lực có vai trò quyết định đối với mọi quá trình kinh tế - xã hội. Quá trình phát triển đó dựa trên các nguồn lực: nguồn lực con người, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính….Nhưng chỉ có nguồn lực con người (nguồn nhân lực) mới tạo ra động lực cho sự phát triển, nó là chủ thể của quá trình hoạt động sản xuất. Nguồn nhân lực là động lực của sự phát triển vì nguồn lực vật chất và các nguồn lực khác muốn phát huy được tác dụng phải thông qua nguồn nhân lực. Trong thời đại hiện nay, với xu thế phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ của toàn cầu hóa và đặc biệt sự nổi lên của kinh tế tri thức thì nguồn nhân lực càng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng, một đất nước. Nguồn nhân lực được xem là nội lực quan trọng chi phối quá trình phát triển của một quốc gia. Đặc biệt với những nước đang phát triển, dân số đông, lao động dồi dào như nước ta thì nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố hàng đầu của sự phát triển. Trong điều kiện các nguồn nhân lực tài chính, vật chất còn hạn chế như nước ta thì việc bồi dưỡng, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực sẽ tạo nên động lực lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1.1.2.2. Nguồn nhân lực là mục đích của phát triển kinh tế - xã hội Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế đã chỉ ra rằng động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng bền vững kinh tế chính là con người. Suy cho cùng mục đích phát triển kinh tế xã hội cũng vì con người. Phát triển kinh tế xã hội để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người, trước hết là nhu cầu vật chất rồi đến nhu cầu văn hóa tinh thần. Xét về mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng thì con người là lực lượng tiêu dùng của cải vật chất của xã hội và có tác động mạnh đến sản xuất thông qua quan hệ cung cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Thông qua quan hệ cung cầu mà thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Đảng ta cung khẳng định chiến lược con người giữ vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, trong đường lối của Đảng đã đặt văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là trung tâm của những vấn đề kinh tế. Đồng thời văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là những lĩnh vực sản xuất đặc biệt góp phần trực tiếp tạo ra nguồn nhân lực ở trình độ phát triển ngày càng cao, nâng cao dân trí, tăng tiềm năng trong người lao động, thúc đẩy con người phát triển và hoàn thiện nhân cách. Đây là nhân tố cơ bản sâu xa nhất đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững. Qua các thời kỳ lịch sử đã cho thấy về người lao động: trong nền văn minh nông nghiệp thì dùng cơ bắp và gắn chặt với quá trình sản xuất còn trong nền văn minh công nghiệp đã điều khiển máy móc thay cơ bắp trong quá trình sản xuất; trong nền văn minh hậu công nghiệp là máy tự động và dây truyền sản xuất tự động, con người điều khiển toàn bộ chu trình sản xuất. Trong thời đại công nghiệp hóa thì khả năng cạnh tranh của mỗi quốc gia thể hiện ở chất lượng các nguồn nhân lực, tri thức, khoa học và công nghệ được áp dụng trong quá trình sản xuất. Đây chính là lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ của từng nước, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển tri thức trong những năm tới( Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X). Theo tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, chúng ta cần nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đủ sức chuyển giao công nghệ đi thẳng vào công nghệ hiện đại. 1.2. Những đặc trưng cơ bản về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực Trong các yếu tố: người lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động thì người lao động là nhân tố năng động nhất, quan trọng nhất quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Nguồn nhân lực có các đặc điểm cơ bản: 1.2.1. Đặc điểm sinh học Con người vừa sống trong môi trường tự nhiên vừa sống trong môi trường xã hội. Triết học Mác – Lênin khẳng định: hoạt động của con người chủ yếu là hoạt động sản xuất, cải tạo xã hội và thông qua đó cải tạo chính mình. Con người bằng hoạt động lao động sản xuất đã làm biến đổi tự nhiên và biến đổi xã hội, chính những điều này làm biến đổi mặt sinh hóa của con người. Yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất là nhân tố con người đặc biệt là sức lao động ( sức óc, sức thần kinh, sức bắp thịt ). Nói đến sức lao động là nói đến các yếu tố: thể lực, trí lực và yếu tố xã hội. Yếu tố thể lực chịu ảnh hưởng của mức sống vật chất, sự chăm sóc sức khỏe và sự rèn luyện của con người. Thể lực có ý nghĩa quan trọng quyết định năng lực họat động của mỗi con người, có thể lực tốt con người mới có điều kiện phát triển trí tuệ và phát triển quan hệ của mình trong xã hội. Trí lực thể hiện tri thức của mỗi con người và tri thức khoa học, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, khả năng tư duy của mỗi con người. Trí lực của mỗi con người được phát triển thông qua việc học hỏi, giáo dục đào tạo và lao động sản xuất. Trí lực của con người ngày một phong phú bởi tri thức của nhân loại. Yếu tố xã hội bao gồm tình cảm, tập quán, truyền thống, đạo đức, lối sống, tư tưởng…được phát triển cùng với quá trình phát triển xã hội, loài người và lịch sử của mỗi quốc gia. 1.2.2. Đặc điểm về số lượng Nói đến nguồn nhân lực trước hết là xác định số lượng, quy mô nguồn nhân lực được thể hiện ở: quy mô dân số, cơ cấu giới tính, cơ cấu tuổi của dân số…sự phân bố dân số theo khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ; quá trình phát triển quy mô và thay đổi kết cấu dân số…...Các yếu tố trên phản ánh đặc trưng về lượng của nguồn nhân lực. Quá trình phát triển nguồn nhân lực là quá trình huy động tối đa toàn bộ tiềm năng về thể lực, trí lực của dân số vào hoạt động sản xuất. 1.2.3. Đặc điểm chất lượng nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm các đặc trưng về trạng thái về thể lực, trí lực, kỹ năng, phong cách, đạo đức lối sống và tinh thần nguồn nhân lực. 1.2.3.1. Yếu tố thể lực (sức khỏe) Sức khỏe là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống của nguồn nhân lực. Sức khỏe được đánh giá thông qua các chỉ tiêu cụ thể như: chiều cao, cân nặng, sự hoạt động đạt mức chuẩn bình thường của các cơ quan trong con người (tim, phổi, tai, mắt…). Lao động là hoạt động của con người tác động trực tiếp hay gián tiếp vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống. Lúc đầu, lao động vốn là hoạt động giản đơn với công cụ thô sơ, dần dần cùng với sự phát triển của con người thì kỹ năng lao động và các kiến thức về khoa học kỹ thuật trở thành vốn tri thức quý giá. Ngày này, nhờ sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật nên lao động của con người nhiều khâu đã được thay thế bằng máy móc tiến dần đến tự động hóa. Tuy nhiên dù sản xuất phát triển đến đâu thì hoạt động của con người cũng như sức khỏe của họ vẫn luôn giữ vai trò quyết định trong cuộc sống cũng như trong lao động. Sức khỏe của con người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: sự phát triển của nền kinh tế, giống nòi của dân tộc, sự phát triển của cơ sở vật chất…Đặc biệt là cơ sở vật chất của ngành Y tế có đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng, kiến thức của người dân về vấn đề sinh đẻ…Những năm qua, Nhà nước đã đầu tư cho Y tế nhất là các chương trình Y tế Quốc gia nhằm từng bước nâng cao sức khỏe của toàn dân và phòng chống các bệnh dịch. Các chỉ tiêu như cân nặng, chiều cao trung bình, tuổi thọ bình quân…đã từng bước được nâng cao nhưng vóc dáng của người Việt Nam so với các nước Châu Âu, Châu Mỹ vẫn còn chênh lệch khá lớn. Chương trình nâng cao sức khỏe, tầm vóc của người Việt nói chung và lực lượng lao động nói chung đã trở thành chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước nhằm từng bước nâng cao thể lực phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động trong nước và Quốc tế. Sức khỏe con người là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới, dù đó là nước phát triển hay là nước kém phát triển. “Có sức khỏe là có tất cả” tức muốn nói sức khỏe là cái gốc của phát triển, vì vậy phải biết quan tâm, chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người. 1.2.3.2. Yếu tố trí lực (trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn – kỹ thuật) Trí lực của con người chính là kiến thức của nhân loại được mỗi người tiếp thu, kế thừa và phát triển một cách sáng tạo, có chọn lọc. Đó chính là kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp được họ tích lũy qua thời gian lao động. Trí lực được biểu hiện cụ thể thông qua bằng cấp hoặc chứng chỉ của cơ quan có thẩm quyền cấp cho những người đã hoàn thành khóa đào tạo. Trí lực còn thể hiện ở khả năng tư duy khác nhau của mỗi người trong việc vận dụng kiến thức đã học và kinh nghiệm nghề nghiệp vào thực tế. Như vậy, đánh giá trình độ của một người cần phải kết hợp cả hai yếu tố bằng cấp và khả năng tác nghiệp cùng chiều sâu tư duy, sáng tạo của họ. Bởi trong nhiều trường hợp tuy có cùng trình độ đào tạo nhưng khi được giao cùng một công việc thì có người hoàn thành tốt, có người lại không thể hoàn thành công việc đó. Có đánh giá đúng khả năng và trình độ của họ mới xếp đúng việc, đúng người tạo điều kiện để họ phát huy được khả năng của mình trong công tác, nghiên cứu và lao động. Trí tuệ là tài sản vô giá của con người nhưng sức khỏe lại chính là tiền đề cần thiết để tạo ra trí tuệ. Sức khỏe là điều kiện đầu tiên để duy trì trí tuệ, là phương tiện để truyền tải trí tuệ vào hoạt động hàng ngày của mỗi người. 1.2.3.3. Yếu tố về phẩm chất đạo đức, tư tưởng, tác phong làm việc của người lao động Một đất nước hay một dân tộc được coi là phát triển thì ngoài yếu tố về kinh tế, xã hội phải có nền văn hóa trong sáng, lành mạnh, mọi người dân đều chấp hành tốt các luật lệ, các chính sách do Nhà nước đó đặt ra. Hiện nay, ngành Giáo dục - Đào tạo nơi đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đã có những cam kết trong công tác Giáo dục – Đào tạo nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tiêu cực trong giảng dạy và thi cử. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều trường hợp mua, bán bằng cấp, tiêu cực trong thi cử. Việc đánh giá đúng khả năng và trình độ của mỗi người càng trở lên quan trọng vì qua đó có thể chọn được những người đủ đức đủ tài. Điều này chỉ có thể hiện thực được khi: phía người có vai trò chính trong đánh giá cán bộ và phía bản thân người được đánh giá phải thực sự khách quan, có trách nhiệm. Có nhiều cán bộ không đủ năng lực nhưng vẫn muốn đảm nhiệm những vị trí quan trọng và họ làm mọi cách để có được vị trí đó. Họ đã gây thất thoát và thiệt hại nhiều tỷ đồng của ngân sách Nhà nước mà nguyên nhân chính vẫn là ý đồ tham nhũng, mưu lợi cá nhân nhưng sâu xa của mọi vấn đề là việc đánh giá, sắp xếp cán bộ chưa hợp lý và đúng với năng lực của họ. Xét cho cùng một người phải tài đức vẹn toàn; có tài mà không có đức thì dễ bị thui chột, tham nhũng và tha hóa; có đức mà không có tài thì khó có thể phát triển đặc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản để so sánh, đánh giá nguồn nhân lực giữa các vùng, lãnh thổ, quốc gia. Các nước phát triển có nhiều chính sách thu hút nguồn ._.nhân lực có chất cao của các quốc gia khác, vì vậy với các nước đang phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang ngày càng khan hiếm. Qua các thời kỳ lịch sử chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao thể hiện ở việc: chuyển từ lao động bằng cơ bắp sang sử dụng máy móc tạo ra năng suất lao động cao hơn và sau đó là việc sử dụng máy tự động, dây chuyền sản xuất tự động, con người điều khiển toàn bộ chu trình sản xuất. 1.3. Một số chỉ tiêu về chất lượng nguồn nhân lực 1.3.1. Tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực (thể chất, tinh thần) Tình trạng sức khỏe của con người chịu tác động của yếu tố: tự nhiên, kinh tế - xã hội. Người lao động có sức khỏe tốt có thể đem lại lợi ích kinh tế cao hơn nhờ huy động được sức mạnh, sự bền bỉ, dẻo dai và tập trung trí tuệ cao trong khi làm việc. Chỉ tiêu biểu hiện trình độ sức khỏe người lao động là: + Chỉ tiêu tuổi thọ bình quân từ lúc sinh + Chỉ tiêu chỉ số cơ thể BMI BMI = cân nặng (chiều cao)2 Trong đó: Cân nặng đơn vị là Kg Chiều cao đơn vị là m 1.3.2. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực Là sự hiểu biết của người dân, người lao động với kiến thức phổ thông về tự nhiên, xã hội. Một đất nước muốn phát triển thì phải có nguồn lao động hiểu biết, được đào tạo để có thể nắm bắt và hòa nhập với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trên thế giới. Chỉ tiêu phản ánh trình độ văn hóa của lực lượng lao động. 1.3.2.1. Tỷ lệ biết chữ của nguồn lao động Tỷ lệ biết chữ của người lao động là những người có thể đọc, viết và hiểu được những câu đơn giản của tiếng Việt, tiếng dân tộc hay tiếng nước ngoài so với tổng số lao động. Tỷ lệ biết chữ của = Số người lao động biết chữ trong năm xác định x 100 người lao động Tổng số lao động trong cùng năm Chỉ tiêu này sử dụng để đánh giá trình độ văn hóa ở mức tối thiểu của một quốc gia. 1.3.2.2. Số năm học trung bình của người lao động Số năm học trung bình của người lao động: là số năm trung bình một người lao động dành cho học tập. N = S ni x ai Trong đó: N là số năm đi học trung bình ni là các hệ số được chọn theo hệ thống giáo dục của mỗi vùng hoặc mỗi nước ai là % trình độ văn hóa theo hệ thống giáo dục tương đương Các chỉ tiêu trên dùng đánh giá hiệu quả hệ thống giáo dục, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực vì nguồn nhân lực được tạo nên từ một bộ phận dân cư. 1.3.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực Phản ánh sự am hiểu, trình độ và khả năng thực hành của người lao động trong một số lĩnh vực: quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp. Nó thể hiện ở trình độ được đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Lao động chuyên môn kỹ thuật bao gồm những công nhân kỹ thuật bậc 3 trở lên (có hoặc không có bằng cấp) cho tới những người có trình độ trên Đại học. Họ được đào tạo qua các trường lớp khác nhau, có bằng hoặc không có bằng cấp nhưng do kinh nghiệm trong sản xuất họ có trình độ từ bậc 3 trở lên. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động là một trong những nội dung quan trọng quyết định chất lượng nguồn nhân lực. Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật : 1.3.3.1. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với lực lượng lao động đang làm việc Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với lực lượng lao động đang làm việc là phần trăm lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc. P = S L1 x 100 S L Trong đó: P là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động đang làm Việc (%) L1 là số lao động đã qua đào tạo đang làm việc (người) L là số lao động đang làm việc (người) Chỉ tiêu trên dùng đánh giá khái quát về trình độ chuyên môn kỹ thuật của quốc gia, của các vùng. 1.3.3.2. Tỷ lệ lao động theo cấp bậc đào tạo ở từng vùng Tỷ lệ lao động theo cấp bậc đào tạo ở từng vùng là phần trăm số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật theo bậc đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc. Pij = S L1ij x 100 S Lj Trong đó: Pij là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo bậc i so với tổng số lao động đang làm việc ở vùng j (%) i là chỉ số các cấp được đào tạo j là chỉ số vùng L1ij là số lao động đang làm việc đã đào tạo bậc i ở vùng j (người) Lj là số lao động đang làm việc ở vùng j (người) Các chỉ tiêu trên cho thấy những bất hợp lý trong việc đào tạo nguồn nhân lực, sự chênh lệch giữa lượng lao động được đào tạo so với nhu cầu thực tế của nền kinh tế. 1.3.3.3. Đánh giá hiệu quả phân bố và sử dụng lao động đã qua đào tạo + Tỷ trọng lao động kỹ thuật đã qua đào tạo đang làm việc so với tổng số lao động được đào tạo P = S L1 x 100 S L + Tỷ lệ thất nghiệp của lao động kỹ thuật (T) là phần trăm lao động đã qua đào tạo bị thất nghiệp T = 1 - P Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực còn thể hiện qua phẩm chất người lao động như đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa dân tộc…. Ngày nay, người lao động đã được đào tạo bài bản hơn và được tiếp cận với những công nghệ hiện đại trên thế giới. Phần lớn người lao động có thể vận dụng những kiến thức đã học để tạo ra thu nhập cao cho bản thân và xã hội, từ đó có thể giúp đất nước ngày càng phát triển sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Họ có đạo đức và lối sống lành mạnh, luôn biết gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu những cái mới một cách có chọn lọc. Bên cạnh đó còn có một số người lao động lười biếng, dựa vào chức quyền, tha hóa về đạo đức và lối sống. Đây là một bộ phận nhỏ nhưng chúng ta cần phải lên án, có những biện pháp thích đáng để họ có thể rút kinh nghiệm và sửa chữa lỗi lầm. Nếu làm được như vậy thì chất lượng nguồn nhân lực sẽ ngày càng nâng cao sẽ là động lực mạnh mẽ giúp cho đất nước phát triển. CHƯƠNG 2 – VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ TÂY CŨ (KHU VỰC HÀ NỘI 2 HIỆN NAY) GIAI ĐOẠN 2005 – 2007 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Tỉnh Hà Tây thuộc vùng châu thổ sông Hồng có tọa độ địa lý : 20031’- 2107’ vĩ độ Bắc, 105017’- 1060 kinh Đông. Phía Đông giáp thủ đô Hà Nội, phía Đông – Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc. Vị trí địa lý của tỉnh Hà Tây có lợi thế là vùng đất nối liền giữa vùng đồi núi và trung du rộng lớn, phía Tây Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng và là cửa ngõ vào thủ đô Hà Nội. Là một vùng có địa hình đa dạng vừa có cả xã, huyện vùng núi và bán sơn địa phía Bắc tỉnh vừa có vùng đồng bằng phì nhiêu phía Nam tỉnh, có điều kiện phát triển kinh tế toàn diện công nghiệp, du lịch dịch vụ, nông nghiệp. Tỉnh được phân thành hai vùng tự nhiên khá rõ rệt và được phân cách bởi dòng sông Đáy chạy dọc tỉnh ( từ Bắc tỉnh xuống phía Nam tỉnh). Phía Bắc và Tây Bắc tỉnh chủ yếu là vùng bán sơn địa với diện tích 750 km2, chiếm 1/3 diện tích toàn tỉnh, có độ cao tuyệt đối từ 300m trở lên, cao nhất là đỉnh Ba Vì (1281m), có vườn quốc gia Ba Vì rộng 74 km2. Chạy dọc vùng Tây Nam tỉnh là các núi đá vôi thuộc các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức với trữ lượng đá vôi tương đối lớn và có nhiều hang động đẹp. 2.1.1.2. Khí hậu Thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa Đông khô lạnh nhưng do đặc điểm địa hình đa dạng nên có các vùng tiểu khí hậu. Vùng đồng bằng có độ cao trung bình 5-7 m, chịu ảnh hưởng của gió biển, khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 23,80C, lượng mưa trung bình 1700-1800 mm. Vùng đồi gò có độ dốc cao trung bình từ 15-50 m, khí hậu lục địa, nhiệt độ trung bình 23,50C, lượng mưa trung bình 2300-2400 mm. Vùng núi Ba Vì có độ cao 700m trở lên, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 180C, lượng mưa trung bình 2300 mm. 2.1.1.3. Tài nguyên đất và nguồn nước Theo tài liệu kiểm kê đất năm 2005, tổng diện tích đất 2196,2 km2 (219629,7 ha). Trong đó: Đất nông nghiệp 136786,47 ha chiếm 62,3% Đất phi nông nghiệp 75674.99 ha chiếm 34,4% Đất chưa sử dụng 7168,24 ha chiếm 3,3% Đất nông nghiệp chủ yếu thuộc vùng đồng bằng phía Nam tỉnh có độ phì cao gồm 68 nghìn ha thuận lợi cho phát triển cây lương thực, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Đất vùng đồi núi 31,4 nghìn ha chủ yếu đất nâu vàng thuận lợi cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày. Đất lâm nghiệp tuy ít nhưng có rừng đặc dụng, rừng phòng hộ chiếm 58%, có hệ thực vật phong phú đa dạng. Đất chuyên dùng chủ yếu là đất thủy lợi, mặt nước chuyên dùng chiếm 38%, đất giao thông 26,8% và đất quốc phòng 15,8%. Về tài nguyên nước: Hà Tây có nguồn nước dồi dào ( cả nước mặt và nước ngầm). Hệ thống sông suối khá dày và phân bố trải đều với các sông lớn như sông Đà, sông Hồng (chảy qua tỉnh 159km), sông Đáy ( chảy qua tỉnh 103km), sông Tích, sông Bùi và hàng chục hồ, đầm lớn với trên 3500ha. Khối lượng nước mặt khoảng 180-250 tỷ m3/năm. Nước ngầm khá dồi dào và nông (độ sâu trên 10m). Theo đánh giá tổng quát về tài nguyên nước có thuận lợi, đủ về số lượng và chất lượng đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội ở mức độ bền vững. 2.1.1.4. Hệ thống giao thông Hà Tây nằm tiếp giáp phía Tây Nam của thủ đô Hà Nội có hệ thống giao thông thủy bộ rất thuận lợi với các trục đường giao thông lớn như quốc lộ 1A, quốc lộ 6, quốc lộ 32, đường cao tốc Láng – Hòa Lạc, Pháp Vân – Cầu Giẽ … đường thủy có sông Hồng, sông Đáy, sông Tích….Sông Đáy được hình thành như giải phân cách 2 vùng Bắc và Nam của tỉnh. Tổng chiều dài đường bộ 4557km ( trong đó đường ôtô 1049,4 km), mật độ đường ôtô khá cao 0,48 km/ km2 ( trong khi đó vùng đồng bằng sông Hồng 0,43 km/ km2, cả nước 0,4km/ km2 ). Bao gồm: quốc lộ dài 247,7km, tỉnh lộ dài 358km, huyện lộ dài 478,1km và đường liên xã dài 302 km; đường thủy dài 355km; đường sắt đi qua tỉnh Hà Tây 42,5km. Hệ thống giao thông thuận lợi tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, đời sống dân cư ngày càng cải thiện. 2.1.1.5. Về cảnh quan, di tích lịch sử Đặc điểm địa hình và vùng sinh thái đa dạng, gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc hàng ngàn năm là các sự tích Sơn Tinh – Thủy Tinh, làng Việt cổ đường Lâm với đất 2 vua ( Phùng Hưng, Ngô Quyền), danh lam thắng cảnh chùa Hương với “Nam thiên đệ nhất động”. Hà Tây có 1086 di tích được Nhà nước xếp hạng, nhiều cảnh quan kỳ thú thuộc vùng đồi núi Ba Vì, Sơn Tây, Thạch Thất, Mỹ Đức ( Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Tiên, Đồng Mô, Đầm Long, Chùa Hương….) Hà Tây có nhiều đình, chùa nổi tiếng như: chùa Thầy, chùa Tây phương, chùa Đậu, chùa Trăm Gian, chùa Trầm, chùa Mía, lăng Ngô Quyền, đền thờ Nguyễn Trãi, đền Và …..Tài nguyên cảnh quan, di tích lịch sử tạo ra tiềm năng, lợi thế du lịch rất lớn. Tóm lại, điều kiện tự nhiên ( vị trí địa lý, địa hình, thủy văn, cảnh quan thiên nhiên và truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời trên đất Hà Tây) là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế toàn diện. Diện tích đất nông nghiệp lớn ( trên 12 vạn ha) là điều kiện để phát triển nông nghiệp đa dạng vùng ven đô. Có thị trường tiêu thụ hàng nông sản thực phẩm rộng lớn và gần gũi là thủ đô Hà Nội. Hà Tây có điều kiện phát triển gắn với phát triển vùng thủ đô Hà Nội về công nghiệp, xây dựng, phát triển thành phố…có lợi thế lớn về phát triển các ngành dịch vụ thương mại( thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng), dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế. Đặc biệt dịch vụ du lịch đa dạng: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch thắng cảnh, du lịch làng nghề, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần. 2.1.2. Điều kiện xã hội 2.1.2.1. Dân số, lao động Hà Tây là một trong những tỉnh và thành phố có số dân đông so với các tỉnh thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. Năm 2007 dân số Hà Tây là 2560 nghìn người đứng thứ 2 so với dân số của tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng ( sau thành phố Hà Nội), so với cả nước đứng thứ 5 sau thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thanh Hóa, thành phố Hà Nội và Nghệ An. Năm 2007 lực lượng lao động toàn tỉnh là 1367,702 nghìn người so với năm 2003 tăng 103,1 nghìn người, với tốc độ tăng bình quân 2%/ năm. Như vậy lao động tiềm tàng bổ sung vào lực lượng lao động hàng năm khá lớn là một động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Mặt khác chính lực lượng lao động tăng hàng năm này nếu chúng ta không có những giải pháp tạo việc làm sẽ phát sinh những vấn đề khó khăn về việc làm và đời sống xã hội. 2.1.2.2. Một số nét cơ bản về làng nghề tỉnh Hà Tây (cũ) “Hà Tây là đất trăm nghề ” câu nói này đã phần nào cho ta thấy được tỉnh có rất nhiều ngành nghề lâu đời và nổi tiếng. Toàn tỉnh có trên 1180 làng có nghề, trong đó có 240 làng được công nhận là làng nghề theo tiêu chí làng nghề của tỉnh. Các ngành nghề của tỉnh đã tạo việc làm cho khoảng 20 vạn lao động với mức thu nhập cao hơn nhiều so với làm nghề nông thuần túy. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Hà Tây cũng thuộc loại cao so với một số tỉnh nông nghiệp khác. Đây chính là lợi thế tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Hà Tây nhanh chóng tiếp cận và đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất. Có rất nhiều các ngành nghề truyền thống sản xuất ra những sản phẩm nổi tiếng gắn liền với tên làng: Nón Chuông, Quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, lụa Vạn Phúc, Rèn Đa Sĩ, Thêu Quất Động, mây tre đan Phú Vinh, tạc tượng Sơn Đồng….. Làng nghề đã thu hút được nhiều lao động ở các vùng nông thôn, nông nghiệp giải quyết được việc làm cho người lao động, tăng thu nhập và tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động tăng cao trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp xây dựng dịch vụ. Lao động nông nghiệp, nông thôn chuyển sang khu vực thành thị đưa tốc độ đô thị hóa ngày càng cao. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm qua Tăng trưởng kinh tế Kinh tế của tỉnh Hà Tây phát triển tương đối toàn diện, các ngành kinh tế chủ yếu đều tăng trưởng khá: ngành Công nghiệp với sự phát triển của các thành phần kinh tế nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, một số dự án lớn bắt đầu phát huy tác dụng như công ty chế biến thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu xây dựng, lắp ráp ôtô, xe máy….Nhờ vậy mà giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 24%/ năm. Ngành Nông nghiệp tích cực ứng dụng khoa học công nghệ cải tạo giống cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại tạo ra trồng trọt, chăn nuôi quy mô lớn hơn tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa. Các ngành dịch vụ thương mại, du lịch đều phát triển. Những năm gần đây nhờ quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, khai thác tiềm năng thế mạnh các khu du lịch của tỉnh như: Sơn Tây, Ba Vì, Hương Sơn - Quan Sơn( Mỹ Đức), Hà Đông…Khu du lịch thắng cảnh Chùa Hương( Hương Sơn ) đã thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước( khoảng 3,92 triệu lượt khách năm 2007). Quy mô tổng sản phẩm (GDP) của Hà Tây đứng thứ 4 trong 8 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Năm 2007 GDP tỉnh Hà Tây (cũ) đạt 21,3595 nghìn tỷ đồng theo giá hiện hành. Biểu 2.1. Tăng trưởng GDP của các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ năm 2007 (giá so sánh năm 1994) Tỉnh, thành phố Năm 2007 (tỷ đồng) Tốc độ tăng 2007/2006 (%) Thủ đô Hà Nội 42695,5 112,07 Thành phố Hải Phòng 17767,8 112,50 Tỉnh Quảng Ninh 8047,2 112,60 Tỉnh Vĩnh Phúc 28354,4 117,00 Tỉnh Hải Dương 10471,6 111,00 Tỉnh Hưng Yên 6850,4 113,70 Tỉnh Bắc Ninh 6322,1 115,30 Tỉnh Hà Tây 11739,1 113,30 2.1.3.2. Tổng thu chi ngân sách Tổng thu chi ngân sách nhà nước năm 2007 đạt 3120 tỷ đồng tăng 40,8% so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng 14,6% GDP. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2007 đạt 4656,2 tỷ đồng, tăng 30,3% so với năm 2006. Biểu 2.2. Cơ cấu thu chi ngân sách năm 2006 - 2007 Năm 2006 (%) Năm 2007 (%) Tổng thu ngân sách: + Thu nội địa Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước Đầu tư nước ngoài + Thu Hải quan 100,0 91,7 11,2 10,8 19,1 8,3 100,0 94,6 8,7 10,5 15,1 5,4 Tổng chi ngân sách: + Chi đầu tư phát triển + Chi thường xuyên 100,0 28,9 62,1 100,0 42,9 57,1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành Công nghiệp, dịch vụ và giảm tương ứng các ngành Nông, Lâm, Thủy sản. Tỷ trọng ngành Công nghiệp – Xây dựng trong GDP tăng từ 38,57% năm 2005 lên 40,05% năm 2006 và tăng lên 42,01% năm 2007, tỷ trọng ngành Nông, Lâm, Thủy sản giảm từ năm 31,49% năm 2005 xuống 29,56% năm 2006 và còn 26,7% vào năm 2007. Biểu 2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Tây giai đoạn 2005 – 2007 Năm 2005 (%) Năm 2006 (%) Năm 2007 (%) Tổng sản phẩm (GDP) Nông, Lâm, Thủy sản Công nghiệp- Xây dựng Các ngành dịch vụ 100,00 31,49 38,57 29,94 100,00 29,56 40,05 30,39 100,00 26,70 42,01 31,29 Tổng vốn đầu tư thực hiện Trong giai đoạn trước năm 2005 khả năng khai thác, thu hút đầu tư còn nhiều hạn chế, chưa có nhiều dự án lớn để khai thác tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI chiếm tỷ trọng nhỏ. Nhưng năm 2006, 2007 do việc cải thiện môi trường đầu tư, đã thu hút một lượng vốn đầu tư đáng kể từ bên ngoài vào tỉnh. Các dự án đầu tư nước ngoài thu hút mỗi năm khoảng 1 tỷ USD. Nhiều nguồn lực đã được huy động để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, làm tăng nhanh tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh trên 30%/ năm và chiếm tỷ trọng trên 35% trong GDP hàng năm. Vốn đầu tư tăng nhanh đòi hỏi một lực lượng lao động có chất lượng và trình độ cao ngày càng nhiều để có thể sử dụng hiệu quả đồng vốn đầu tư làm tăng nhanh khối lượng tổng sản phẩm và tăng thu cho ngân sách nhà nước, qua đó thu nhập của người dân không ngừng tăng lên. Đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, tiếp tục tác động tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển. Biểu 2.4. Tổng vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2005 - 2007 (theo giá hiện hành) 2005 (tỷ đồng) 2006 (tỷ đồng) 2007 (tỷ đồng) 2007 so với 2006 Tổng vốn đầu tư + Khu vực Nhà nước + Ngoài Nhà nước + Nước ngoài đầu tư 4798 1090 3648 59,8 6136,3 1358,3 4623,6 154,4 8060,0 1894,2 5685,8 480,0 131,3 139,5 122,9 310,8 Qua trên ta thấy điều kiện tự nhiên, dân số, xã hội của tỉnh Hà Tây (cũ) rất thuận lợi cho phát triển kinh tế nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Để có thể khai thác được tiềm năng lợi thế của tỉnh thì công tác đào tạo, nâng cao bồi dưỡng chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. 2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) giai đoạn 2005 – 2007 2.2.1. Những yếu tố cơ bản tác động đến chất lượng nguồn nhân lực 2.2.1.1. Phát triển dân số và lao động Năm 2007dân số của tỉnh Hà Tây là 2560 nghìn người, mật độ dân số 1166 người/ km2, các huyện đều có mật độ dân số trên 1000 người/ km2 (trừ 2 huyện là Ba Vì và Mỹ Đức 614 – 764 người/ km2), một số huyện có mật độ dân số trên 1500 người / km2 như huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thường Tín. Tỉnh Hà Tây có mật độ dân số cao trong vùng đồng bằng sông Hồng và so với cả nước (mật độ dân số vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 820người/ km2 và cả nước là 240 người /km2). Quy mô dân số tỉnh Hà Tây đứng thứ 5 trong cả nước (sau thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Nghệ An), mật độ dân số gấp lần 5 lần so với mật độ dân số cả nước và gấp 1,4 lần mật độ dân số vùng đồng bằng sông Hồng. Dân số nông thôn còn chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng dân số thành thị còn thấp, tốc độ đô thị hóa còn chậm. Tỷ trọng dân số thành thị năm 2000 là 7,94%, năm 2007 là 10,53% ( trong khi đó cả nước tỷ trọng dân số thành thị trên 23% và tỷ trọng dân số thành thị vùng Đông Nam Á trên 42%). Biểu 2.5. Quy mô dân số tỉnh Hà Tây giai đoạn 2000 – 2007 Năm, thời kỳ Dân số trung bình (1000 người) Dân số thành thị Số lượng (1000 người) Tỷ trọng (%) Tốc độ đô thị hóa (%) Năm 2000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Bình quân thời kỳ 1996 – 2000 Bình quân thời kỳ 2001 – 2005 2421 2526 2543 2560 2367,1 2493,7 192 263 265 270 187,7 227,8 7,94 10,41 10,42 10,53 7,94 9,12 1,01 1,06 (Nguồn số liệu: theo niêm giám thống kê 2000 – 2007) Quy mô và mật độ dân số lớn như trên là điều kiện để phát triển kinh tế xã hội nhưng cũng đặt ra sức ép lớn về việc làm và giải quyết việc làm. Hà Tây có 12 đơn vị hành chính cấp huyện và 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 322 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 295 xã và 27 phường, thị trấn). Các huyện đều có quy mô dân số trên 13 vạn người, một số huyện có quy mô dân số lớn trên 20 vạn người như huyện Chương Mỹ trên 28 vạn người, huyện Ba Vì trên 26 vạn người, huyện Thường Tín và huyện Ứng Hòa trên 20 vạn người. Biểu 2.6. Dân số trung bình và tỷ lệ sinh, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số giai đoạn 2005 - 2007 Năm Dân số trung bình (1000 người) Tỷ lệ sinh (0/00) Tỷ lệ tăng tự nhiên (0/00) Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2526 2543 2560 16,1 15,5 15,3 11,30 10,70 10,24 Biểu 2.7. Biến động về cơ cấu dân số năm 2006, năm2007 Nhóm tuổi Năm 2006 Năm 2007 Tổng dân số Chia ra Tổng dân số Chia ra Tổng số (người) Tỷ trọng (%) Nam (người) Nữ (người) Tổng số (người) Tỷ trọng (%) Nam (người) Nữ (người) < 15 15 – 35 35 – 50 > 50 617986 832554 562525 529935 24,30 32,74 22,12 20,84 317943 412276 274115 221907 300043 420278 288410 308028 603651 835322 566848 554179 23,58 32,63 22,14 21,65 307545 417755 273944 238226 296106 417567 292904 315953 Chung 2543000 100 2560000 100 ( Nguồn số liệu: Kết quả điều tra dân số) Sự phát triển của con người cả về thể chất và tinh thần trong một thời gian nhất định phản ánh chất lượng dân số. Hai khía cạnh phản ánh chất lượng dân số là: chăm sóc sức khỏe trẻ em nhóm tuổi 0 đến 9 tuổi và tuổi thọ trung bình của dân số qua tỷ trọng dân số 70 tuổi trở lên. Nếu nhóm tuổi của dân số từ 0 – 9 tuổi giảm xuống thì nhóm tuổi từ 60 tuổi và trên 70 tuổi không ngừng tăng qua các năm. Điều này cho thấy tuổi thọ của dân số Hà Tây (cũ) ngày càng nâng cao. Tuổi thọ trung bình tăng lên tức chỉ số phát triển con người được cải thiện, cho ta thấy chủ trương phát triển kinh tế gắn liền với công bằng xã hội đã được thực hiện ngày một tốt hơn tạo điều kiện cho mọi người cùng phát triển toàn diện. Dân số tỉnh Hà Tây có cấu trúc dân số trẻ, tuổi thọ trung bình hiện nay trên 70 tuổi, tỷ lệ sinh đã gần đạt được tỷ lệ sinh thay thế và tỷ lệ tăng tự nhiên dân số tương đối thấp so với mặt bằng chung cả nước. Do quy mô dân số lớn lên mức tăng dân số hàng năm cũng lớn (khoảng 2,5 vạn người /năm) đây cũng là thách thức đối với vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Lực lượng lao động: bao gồm toàn bộ những người từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân và những người không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc. Lao động trong độ tuổi là lực lượng lao động trong độ tuổi lao động nam từ 15 – 60 tuổi, nữ từ 15 – 55 tuổi bao gồm toàn bộ những người trong độ tuổi làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân và những người trong độ tuổi không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc. Hà Tây (cũ) có nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động trong độ tuổi là trên 1360 nghìn người chiếm trên 53% dân số. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2007 là 1367,702 nghìn người chiếm trên 53,43% dân số. Với đặc điểm dân số trẻ, tỷ lệ lao động đang làm việc so với dân số có mức tương đối cao (53,43%) là áp lực trong việc đưa ra các chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Về cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân: năm 2005 trở về trước, lao động tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp chiếm 54,69% lượng lao động xã hội. Những năm gần đây do thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế, là tỉnh có thể phát triển nhiều ngành nghề đa dạng và phong phú nên sự phân bố lại lao động các ngành có sự chuyển biến rõ rệt: năm 2005 lao động nông, lâm thủy sản chiếm 54,69%, lao động công nghiệp xây dựng chiếm 31,43%, lao động các ngành dịch vụ chiếm 13,88% đến năm 2007 lao động nông nghiệp giảm xuống còn 49,21%, lao động công nghiệp, xây dựng và lao động các ngành dịch chiếm 32,99% và 17,80%. Biểu 2.8. Lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2005, năm 2007 Ngành kinh tế Năm 2005 Năm 2007 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Khu vực Nông, lâm, thủy sản Khu vực Công nghiệp – xây dựng Khu vực Dịch vụ 704550 405114 179336 54,69 31,43 13,88 673100 451280 243322 49,21 32,99 17,80 Tổng số 1289000 100,00 1367702 100,00 Đồ thị 2.1. Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2005, năm2007 0 1. Nông, lâm nghiệp, thủy sản 0 2. Công nghiệp, xây dựng 0 3. Dịch vụ Sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các năm vừa qua được diễn ra theo hướng tích cực và có nhịp độ chuyển dịch tương đối nhanh. Một bộ phận lớn lao động nông nghiệp chuyển sang các ngành phi nông nghiệp. Từ đó, lao động nông thôn cũng được phân công lại hợp lý hơn, tạo điều kiện giải quyết việc làm và nâng cao năng suất lao động xã hội. Thực tế cho thấy lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ cao hơn nhiều so với ngành nông nghiệp. Một số lớn lao động được giải quyết việc làm đạt 99,35%, trong đó đủ việc làm chiếm trên 96,02%. Số người có việc làm khu vực thành thị chiếm tỷ trọng thấp hơn 95,8%, hàng năm đã sắp xếp việc làm cho 27 nghìn người. Việc làm của người lao động tỉnh Hà Tây (cũ) năm 2007: Chung toàn tỉnh: Tỷ lệ người có việc làm: 99,35% Thất nghiệp: 0,65% Riêng khu vực thành thị: Tỷ lệ người có việc làm: 95,8% Thất nghiệp: 4,2% Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của tỉnh Hà Tây thấp hơn bình quân chung cả nước và vùng Đồng bằng sông Hồng (tỷ lệ thất nghiệp 5 – 6%). Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn Hà Tây cũng khá hơn khu vực Đồng bằng sông Hồng và cả nước. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động trong năm: Tỉnh Hà Tây đạt 82,5% Vùng đồng bằng sông Hồng đạt 75,4% Cả nước đạt 75,3% Về chất lượng lao động: Hà Tây là đất trăm nghề, có nhiều nghề truyền thống lâu đời là điều kiện để có đội ngũ lao động có tay nghề khá, lao động có kỹ thuật. Hà Tây lại có lợi thế là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội – trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả nước nên lao động trẻ có điều kiện học tập phát triển nghề nghiệp. Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Hà Tây cũng quan tâm nhiều đến đào tạo nghề cho người lao động. Với đội ngũ lao động dồi dào, ngành nghề đa dạng, người lao động có trình độ tay nghề, sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn khá cao so với các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và so với cả nước. Nguồn nhân lực dồi dào là động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển. 2.2.1.2. Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X). Đảng ta xuất phát từ quan điểm coi con người là tiềm năng và sức mạnh trí tuệ, tinh thần và đạo đức là nhân tố quyết định sự phát triển, là vốn quý nhất của chúng ta trên con đường phát triển. Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực sản xuất đặc biệt góp phần trực tiếp tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Nghị quyết Đại hội X của Đảng cũng chỉ rõ: “ Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có khả năng to lớn khơi dậy, nhân lên mọi tiềm năng, phát triển sức sáng tạo của con người Việt Nam, tạo ra nguồn lực nôi sinh quyết định sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nước ta khi nguồn lực vật chất và tài chính còn nhiều hạn hẹp. Nhìn lại sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Tây trong 2 thập kỷ qua đã có bước phát triển quan trọng góp phần tích cực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Qua số liệu điều tra lao động việc làm cho thấy tình trạng văn hóa, trình độ chuyên môn tăng khá và đạt mức cao hơn trung bình toàn quốc. Kết quả điều tra cho thấy: - Lớp học cao nhất bình quân cho người lao động đạt trên 8,3 lớp/12 lớp (toàn quốc 7,4 lớp/12 lớp) - Số người lao động đã tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 45% và tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 26% trong nguồn nhân lực của tỉnh và tăng lên khá so với thời kỳ trước năm 2000 (các tỷ lệ này của toàn quốc là 30,4% và 18,4% thấp hơn Hà Tây) - Số lao động chưa biết chữ chỉ chiếm tỷ lệ 1% tổng số lao động (tỷ lệ này của toàn quốc gần 4%) - Lao động được đào tạo nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động đạt khá 2.2.1.3. Bảo vệ chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần người lao động Đây là nhân tố hết sức quan trọng để nâng cao thể lực và nâng cao giá trị tinh thần của người lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: “ phát triển văn hóa – nền tảng tinh thần của xã hội. Đặc biệt coi trọng nâng cao văn hóa lãnh đạo và quản lý, văn hóa trong kinh doanh và văn hóa trong nhân cách của thanh niên, thiếu niên” (Văn kiện Đại hội X của Đảng). Đây cũng là yếu tố tạo nên nhân cách người lao động có kỷ luật, có kỹ thuật. Bảo vệ chăm sóc sức khỏe người lao động cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nghị quyết Đại hội X của Đảng cũng chỉ rõ: “ Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển con người”. Đối với Hà Tây, công tác y tế chăm sóc sức khỏe người lao động đã có nhiều cố gắng đảm bảo người lao động có thể lực và tinh thần tốt. Qua tài liệu điều tra, khảo sát cho thấy tỷ lệ người bị ốm đau, tàn tật không tham gia lao động chiếm tỷ lệ thấp so với cả nước. Cụ thể tỷ lệ lao động trên 15 tuổi trở lên không tham gia lao động do ốm đau, tàn tật của Hà Tây dưới 2%, trong khi toàn quốc 2,3%. 2.2.1.4. Mức sống dân cư a. Thu nhập Một yếu tố hết sức quan trọng tác động trực tiếp tới chất lượng nguồn nhân lực trong những năm qua đó là tăng trưởng kinh tế đi đôi với tăng mức sống của hộ gia đình tạo điều kiện nâng cao thể chất, trí tuệ cho người lao động. Thu nhập bình quân đầu người/ tháng năm 2002 là 312,69 nghìn đồng, năm 2006 tăng lên 587 nghìn đồng bằng 187,73% so với năm 2002. Nếu xét mức tăng thu nhập bình quân đầu người 1 tháng năm 2006 so với năm 2002 tăng 87,73%, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng khu vực thành thị năm 20._.a giỏi, các tiến sĩ khoa học có khả năng đảm đương các dự án lớn, các quy hoạch có tầm cỡ cũng như sự tập hợp hướng dẫn lớp cán bộ trẻ, cán bộ kế cận trong các lĩnh vực đang là một thách thức lớn của tỉnh. Còn một bộ phận nhân lực có trình độ nhưng lại thiếu năng lực về thực hành, ít được tiếp cận với những thành tựu khoa học nên còn nhiều hạn chế. Khả năng tư vấn và làm việc cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tại Hà Tây mới chỉ đạt 10 – 15% trong tổng số lao động các doanh nghiệp, đây là khó khăn lớn của tỉnh trong vấn đề giải quyết việc làm. Trình độ ngoại ngữ và tin học của người lao động còn ở mức độ thấp. 2.2.3.2. Nguyên nhân Qua trên ta thấy được một số hạn chế về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, từ đó chỉ ra những nguyên nhân cụ thể: - Các cấp các ngành chậm đề ra chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ và lực lượng lao động phù hợp với giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Chưa quan tâm đầy đủ đến chính sách sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý - Chưa có chính sách đồng bộ để gắn kết giữa đào tạo với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như giữa nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của các địa phương cũng như các nhà doanh nghiệp nên dẫn đến tình trạng vừa thiếu, vừa thừa và thiếu tính ổn định. Chất lượng giáo dục và đào tạo cũng còn nhiều hạn chế, đây là tình trạng chung hiện nay của cả nước cũng như địa phương chưa đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện nguồn nhân lực, chưa gắn kết giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Trong một thời gian dài ít chú ý đến đào tạo nghề, hướng nghiệp cho người lao động, nặng vào bằng cấp coi nhẹ thực hành… Tình trạng này dẫn đến mất cân đối về cơ cấu đào tạo, trình độ đào tạo nhất là đào tạo đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. - Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp và các đơn vị còn thấp, thiết bị lạc hậu, chậm đổi mới phương tiện nghiên cứu, thí nghiệm cho các trung tâm, trạm trại, trường học, các phòng thí nghiệm - Chưa có giải pháp thích đáng đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực mang tính đột phá để đáp ứng được yêu cầu hội nhập trong giai đoạn hiện nay Để chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao cần có biện pháp hữu hiệu giải quyết những tồn tại của nguồn nhân lực trong thời gian qua. 2.2.4. Quan điểm của tỉnh về phát triển kinh tế đến năm 2020 2.2.4.1. Quan điểm a. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển nguồn nhân lực Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta chỉ rõ: “Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII quan điểm của Đảng ta về công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đã lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định: Để thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 – 2010, một trong ba khâu đột phá để làm chuyển động toàn bộ tình hình kinh tế - xã hội là tạo bước chuyển mạnh về phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Đảng và Nhà nước ta trước hết coi con người là tiềm năng và sức mạnh trí tuệ, tinh thần và đạo đức, là nhân tố quyết định sự phát triển, là vốn quý nhất của chúng ta trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, coi chiến lược con người nằm ở vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, với đường lối tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, Đảng ta đã rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực với chủ trương: nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Có chính sách thu hút các nhà khoa học công nghệ giỏi ở trong và ngoài nước trong cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài. Với chủ trương trên một trong những nhiệm vụ chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2005 – 2010) là phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri thức. b. Quan điểm của tỉnh Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế với tốc độ ngày càng tăng, phát huy lợi thế về vị trí địa lý, về tài nguyên, con người, phấn đấu đến năm 2015 Hà Tây có tốc độ phát triển trên mức bình quân trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, các đô thị được phát triển hiện đại đảm bảo được chức năng là các đô thị vệ tinh của Hà Nội và trong tình hình hội nhập quốc tế. Kết hợp chặt chẽ giữa việc phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng an ninh, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh. 2.2.4.2. Các mục tiêu phát triển a. Mục tiêu tổng quát Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển mạnh kinh tế công nghiệp, dịch vụ để tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng lợi thế, trở thành ngành kinh tế quan trọng, phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp để những năm 2015 – 2020 trở thành tỉnh công nghiệp, từng bước trở thành động lực tăng giá trị kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng, tập trung đầu tư phát triển văn hóa - xã hội để sớm trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ. b. Các mục tiêu cơ bản - Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 14%, đến năm 2015 đạt 13% và đến năm 2020 đạt 12%. - Cơ cấu kinh tế: Giai đoạn 2010: Ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 45% Khu vực dịch vụ chiếm 35% Nông, lâm, thủy sản chiếm 20% Giai đoạn 2015: Ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 51% Khu vực dịch vụ chiếm 37% Nông, lâm, thủy sản chiếm 12% Giai đoạn 2020: Ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 54% Khu vực dịch vụ chiếm 38% Nông, lâm, thủy sản chiếm 8% - Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 1,5 – 2% - Giảm tỷ lệ sinh mỗi năm 0,6 0/00 - Đến năm 2020 tỷ lệ đô thị hóa đạt từ 45 – 50%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 65 – 77% - Tuổi thọ trung bình năm 2010 là 72 tuổi, năm 2020 là 75 tuổi - Tỷ lệ Bác sĩ /1 vạn dân năm 2010 là 6,5 và năm 2020 là 9 2.2.4.3. Định hướng phát triển ngành kinh tế chủ yếu a. Định hướng phát triển Nông nghiệp Từng bước phát triển nền nông nghiệp ven đô, chuyển nhanh cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi và một số sản phẩm mũi nhọn như: rau an toàn, hoa, quả, chăn nuôi lợn, gia cầm, thủy sản. Xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm nông nghiệp để khẳng định với thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu. Tăng nhanh thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, đảm bảo an ninh lương thực góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Thực hiện tốt quy hoạch đất nông nghiệp phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và hướng tới xuất khẩu. Xây dựng mỗi vùng, mỗi địa phương một sản phẩm chủ lực. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 3,5%/ năm và giai đoạn 2011 – 2020 đạt bình quân trên 4%/ năm. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lên trên 55% vào năm 2010 và trên 65% vào năm 2020. Trồng trọt chuyển dịch theo hướng tăng cường trồng cây có giá trị kinh tế cao, chất lượng tốt như: lúa đặc sản, rau sạch, hoa, cây ăn quả…để nâng cao giá trị /1ha canh tác. b. Định hướng phát triển Công nghiệp Phát triển công nghiệp Hà Tây theo hướng đi thẳng vào công nghiệp tiên tiến, công nghệ hiện đại tạo ra nhiều sản phẩm mũi nhọn có giá trị, chất lượng cao có đủ sức cạnh tranh với thị trường trong nước và xuất khẩu. Phát triển những ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, cơ khí chế tạo, phát triển nhóm ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ, nhất là nguyên liệu từ nông, lâm thủy sản, nghề truyền thống… Đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thiện các khu, cụm, điểm công nghiệp đưa sản xuất của các làng nghề tập trung ra ngoài khu dân cư. Tốc độ tăng bình quân về giá trị sản xuất công nghiệp là 25 – 26%/ năm giai đoạn 2006 – 2010, 16 – 17% giai đoạn 2016 – 2020. c. Định hướng phát triển Thương mại, dịch vụ Tận dụng thế mạnh của tỉnh đẩy mạnh quan hệ buôn bán để thúc đẩy sản xuất, phát triển Thương mại với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó thương nghiệp tư nhân sẽ phát triển nhanh và có vai trò ngày càng lớn. Thương nghiệp Nhà nước được củng cố và tổ chức theo hướng thực sự giữ vai trò chủ đạo, điều tiết hoạt động của thị trường với các ngành hàng thiết yếu cả ở đô thị và nông thôn mà các thành phần kinh tế khác không có điều kiện hoặc không muốn kinh doanh nhằm ổn định và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Liên kết với các tỉnh xung quanh thành lập các hiệp hội xuất khẩu hàng nông sản. Phát triển thương mại theo hướng tập trung phục vụ các trung tâm đô thị mới như Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn…các khu cụm công nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đồng thời phát triển phục vụ nông thôn, miền núi nhất là các vùng sâu, vùng xa ở địa phương. Quy hoạch và phát triển hệ thống chợ vừa là nơi cung ứng, tiêu thụ hàng hóa tại chỗ, vừa làm vệ tinh cho các trung tâm thương mại. Hình thành các hệ thống kho tàng, bến bãi ở những vị trí thuận lợi cho việc tiếp nhận, trung chuyển hàng hóa. Quy hoạch và phát triển mạng lưới Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tổng hợp. Phấn đấu duy trì tăng trưởng về số lượng và chất lượng các khu, điểm du lịch. Chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng để đảm bảo sự đồng bộ cho phát triển du lịch, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Các ngành dịch vụ khác như: Tài chính, Tín dụng, Ngân hàng, Bảo hiểm, khoa học công nghệ, Giáo dục, Y tế…tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động để đáp ứng nhu cầu sản xuất, đô thị hóa và đời sống, đóng góp vào tăng trưởng GDP. Để những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010 trở thành hiện thực thì nhân tố con người có ý nghĩa quyết định. Việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế là việc làm hết sức cần thiết và phải tiến hành thường xuyên, liên tục. CHƯƠNG 3 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ TÂY CŨ TRONG THỜI GIAN TỚI Quán triệt đường lối của Đảng về phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XIV đã chỉ rõ: phát triển nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quan tâm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động”, giải quyết việc làm, tạo nhiều việc làm mới theo hướng chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động, nhất là trong nông nghiệp và nông thôn, đến năm 2010 tỷ lệ lao động nông nghiệp còn 46%. Phát triển ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn; nhân cấy, phát triển nghề mới ở các làng nghề và các làng chưa có nghề, mở rộng quy mô các làng nghề đạt tiêu chuẩn. Mở rộng và từng bước hiện đại hóa các cơ sở dạy nghề, phát triển rộng khắp quy mô đào tạo nghề để tăng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề từ 35% trở lên (năm 2010). Đẩy mạnh xã hội hóa thu hút đầu tư đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao. Phương hướng và các giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 là tổng thể các cơ chế, chính sách và biện pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội (cả về trí tuệ, thể chất, phẩm chất tâm lý – xã hội) nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là những con người phát triển toàn diện về thể lực, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, có kỹ năng lao động giỏi, có ý trí và bản lĩnh trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần tập trung thực hiện những giải pháp chủ yếu sau đây: 3.1. Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao dân trí Tiếp tục phát triển quy mô giáo dục - đào tạo có cơ cấu hợp lý giữa các cơ sở công lập, ngoài công lập đáp ứng yêu cầu học tập của nhân dân. Khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, bậc học, ngành học, coi trọng giáo dục đạo đức, kết hợp dạy chữ, dạy người, dạy nghề. 3.1.1. Đối với giáo dục phổ thông Chú trọng đổi mới phương pháp dạy và học tạo cho học sinh khả năng độc lập suy nghĩ, tự học, tự nghiên cứu có hiệu quả. Thực hiện mô hình giáo dục mở, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, tạo nhiều khả năng cơ hội cho người học. Phấn đấu đảm bảo tiến độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi vào năm 2008 và phổ cập giáo dục bậc trung học vào năm 2010. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các cấp học là yếu tố quyết định nâng cao chất lượng giáo dục. Từng bước thực hiện tốt việc hướng nghiệp và phân luồng từ trung học cơ sở, đa dạng hóa các loại hình phổ thông như công lập, dân lập, tư thục. Quan tâm để có tỷ lệ hợp lý giữa học sinh học lên trung học phổ thông và học sinh vào các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Đây là giải pháp tích cực để nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo nghề, năm 2006 – 2007 số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở 44,3 nghìn học sinh nhưng tuyển vào lớp 10 công lập đạt 68,75% (30400 học sinh), ngoài công lập 9,6% (4250 học sinh). Trên 20% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (gần 10000 học sinh) cần tiếp tục thu hút vào các trường ngoài công lập và thông qua các cơ sở dạy nghề, các trung tâm giáo dục thường xuyên để tạo nên lực lượng có tay nghề. Đối với trung học phổ thông ở Hà Tây hàng năm số học sinh học hết lớp 12 khoảng 37 – 38 nghìn học sinh, việc chuyển mạnh các trường trung học phổ thông sang hướng đào tạo có phân ban gắn với hướng nghiệp, định nghiệp cho học sinh là rất cần thiết và là giai đoạn dự bị hiệu quả cho việc tiếp tục phân luồng cho học sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng hoặc các trường trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề… Phấn đấu có đủ giáo viên dạy ở các cấp học và đảm bảo cơ cấu giáo viên theo môn học cho từng cấp, từng trường. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và công tác quản lý giáo dục. Hiện nay tình trạng thiếu cán bộ giáo viên vẫn còn chiếm tỷ lệ đáng kể như các cơ sở giáo dục thuộc Sở giáo dục – đào tạo đến giữa năm 2007 còn thiếu 1053 người chiếm gần 20% so với yêu cầu. Trong đó trung học phổ thông thiếu trên 950 người, các trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp thiếu gần 100 người (chiếm 25% so với yêu cầu), chất lượng giáo viên cũng còn nhiều bất cập. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục, đảm bảo đủ phòng học kiên cố, phát triển phòng thư viện, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm ở trung học phổ thông. Phấn đấu đến năm 2010 có 50% số trường đạt chuẩn quốc gia, hiện nay số trường đạt chuẩn quốc gia mới chỉ có 16,62%. Trong đó tiểu học đạt 36%, trung học cơ sở đạt 13,2%, trung học phổ thông đạt 4,76% (số liệu tháng 6/2007). Nhìn chung số trường đạt chuẩn quốc gia ở mức thấp so với nhiều tỉnh cùng khu vực. Nhu cầu kinh phí xây dựng trường chuẩn quốc gia đến năm 2010 từ 600 đến 700 tỷ đồng (dự kiến 2008 đầu tư 270 tỷ đồng, năm 2009 đầu tư 210 tỷ đồng, năm 2010 khoảng 160 tỷ đồng). Đảm bảo mỗi trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có ít nhất 3 phòng học bộ môn, phòng vi tính, phòng ngoại ngữ và 1 thư viện chuẩn, một phòng giáo dục nghệ thuật, một tủ đựng đồ dùng dạy học, cố gắng dành diện tích đất cho các trường học đảm bảo chuẩn quy định. Phát triển hệ thống đào tạo nghề cho nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có hệ thống cơ sở dạy nghề, đào tạo nghề cho nguồn nhân lực gồm 14 trung tâm giáo dục thường xuyên, 9 trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, các trung tâm dạy nghề…bao gồm cả công lập, dân lập, tư thục. Tuy nhiên quy mô đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu, vì vậy trong thời gian tới cần thực hiện các bước sau: 3.1.2.1. Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề Tăng cường đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và đảm bảo yêu cầu chất lượng (hiện nay còn thiếu nhiều), đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: phòng học, trang thiết bị… Theo báo cáo giữa năm 2007 của Sở giáo dục - đào tạo thì số giáo viên thuộc các trung tâm giáo dục thường xuyên còn thiếu gần 35% so với yêu cầu, các trung tâm tổng hợp – hướng nghiệp thiếu 33%, trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây còn thiếu 4 – 5% giáo viên trực tiếp giảng dạy. Nhiều trung tâm giáo dục thường xuyên địa điểm chật chội, thiếu phòng học, thiếu trang thiết bị. Các loại hình cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh mỗi năm cũng chỉ đào tạo nghề cho trên 30000 lao động chiếm 2,5% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Thực trạng trên đòi hỏi phải tăng cường và đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, đây là giải pháp có tính cấp bách. Liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu, quy mô, cơ cấu đào tạo với nhu cầu số lượng chất lượng lao động của các doanh nghiệp. Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực thuộc các ngành nghề ở tỉnh đang thu hút nhiều lao động. Phát triển hệ thống dạy nghề, truyền nghề đổi mới về phương pháp đào tạo, định hướng đào tạo theo thị trường. Nâng cao năng lực và đổi mới phương pháp hoạt động của hệ thống khuyến công, khuyến nông, phát triển mạnh thị trường lao động, tạo cầu nối giữa lao động và chủ sử dụng lao động. Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức tự đào tạo và đào tạo lại cho người lao động. 3.1.2.2. Phối hợp và liên kết tốt hơn giữa địa phương và các trường cao đẳng, Đại học trên địa bàn tỉnh để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. Cùng với việc học sinh trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng hàng năm trên 6000 học sinh, tỉnh cần có chính sách thu hút số học sinh địa phương sau khi tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng trở về làm việc trong tỉnh. Đồng thời liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng để gửi học sinh của tỉnh vào đào tạo và sau khi tốt nghiệp trở về làm việc cho tỉnh. Có chính sách khuyến khích thu hút các trường Đại học trong nước và ngoài nước hoạt động trên địa bàn tỉnh như tạo điều kiện về đất đai xây dựng trường… Tăng cường hợp tác quốc tế với các địa phương thuộc các nước tiên tiến như Singapo, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngang tầm với khu vực và quốc tế. Xuất khẩu lao động cũng là giải pháp tranh thủ tiếp thu và nâng cao tay nghề cho người lao động. Có chính sách khuyến khích học tập, nghiên cứu khoa học; phát hiện đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích sử dụng nhân tài. Khuyến khích tạo điều kiện và hỗ trợ một phần chi phí cho việc tiếp tục học tập nghiên cứu sau Đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) để sớm có được đội ngũ chuyên gia đầu đàn, có các chuyên gia giỏi trong các ngành nghề. Tôn vinh và phát triển lực lượng lao động là nghệ nhân ở các làng nghề, giữ gìn bản sắc văn hóa của các làng nghề. 3.2. Tiếp tục nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có nhất là nguồn nhân lực đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật và thợ lành nghề Tỉnh Hà Tây có nguồn nhân lực dồi dào với hơn 1,3 triệu người đang hoạt động trong các ngành nghề. Trong đó nhân lực đã qua đào tạo nghề chiếm 1/3 tổng số lao động. Đây là yếu tố quan trọng cho việc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Cần thực hiện một số điểm sau: 3.2.1. Có chính sách, biện pháp tạo điều kiện cho lực lượng lao động đã qua đào tạo có cơ hội làm việc rộng rãi Trước hết cần phát triển thị trường lao động một cách hoàn chỉnh. Bằng nhiều hình thức quảng bá, giới thiệu việc làm và tạo thông tin đầy đủ chính xác của thị trường lao động sẽ giúp cho người lao động và người sử dụng lao động điều chỉnh quan hệ cung – cầu phù hợp cân đối, tránh hiện tượng thừa thiếu giữa cung và cầu một cách giả tạo, gây lên sự lãng phí chất xám hoặc không sử dụng đúng người, đúng ngành nghề được đào tạo. Cải cách hành chính trong các thủ tục thu hút, tuyển dụng lao động, tránh thủ tục rườm rà gây khó khăn cho người lao động. 3.2.2. Cần có chính sách thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề Thực hiện một số ưu đãi như tuyển dụng, chỗ ở, điều kiện đi lại, điều kiện nghiên cứu và làm việc…Có thể dành một số quỹ nhà ở hoặc cùng các công ty, doanh nghiệp xây dựng các khu nhà ở gần nhà máy để tạo điều kiện cho người lao động ổn định chỗ ở nhất là đội ngũ lao động kỹ thuật, công nhân lành nghề. 3.2.3. Thu hút và sử dụng lao động đã qua đào tạo đến vùng nông thôn, nhất là các vùng còn khó khăn Qua khảo sát thực trạng nguồn nhân lực cho thấy tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở nông thôn thấp hơn thành thị, nông lâm nghiệp thấp hơn các ngành khác. Tỷ lệ lao động đã đào tạo ở cơ sở tuyến xã càng thấp, nhất là đội ngũ quản lý cấp xã. Vì vậy, tỉnh nên có chính sách ưu đãi (tuyển dụng, đãi ngộ…) đối với những nhân lực đã qua đào tạo đến làm việc ở những địa bàn khó khăn hoặc tuyến xã. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông thôn – phát triển mạnh ngành nghề phi nông nghiệp đòi hỏi nhân lực nông thôn phải phấn đấu học hỏi, sáng tạo nâng cao tay nghề từ đó chất lượng nguồn nhân lực cũng được nâng cao. 3.3. Nâng cao trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực (nâng cao thể lực) Cùng với việc nâng cao trình độ học vấn cho nguồn nhân lực thì việc nâng cao trạng thái sức khỏe cho dân cư là tiền đề rất quan trọng, là bước đi có tính đột phá cho vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vì lẽ, không có sức khỏe thì con người không thể trở thành nguồn lực của xã hội được, nhất là bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khi chúng ta xây dựng nền văn minh công nghiệp với một phong cách lao động công nghiệp thì sức khỏe hết sức quan trọng. Điều này vừa có ý nghĩa trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV đã chỉ rõ: Đẩy mạnh công tác y tế, chăm sóc sức khỏe, tăng cường kế hoạch hóa gia đình, tăng cường hoạt động thể dục,thể thao. Việc nâng cao sức khỏe, thể lực cho người dân là nhiệm vụ của Nhà nước và cộng đồng dân cư cùng chăm lo bảo vệ sức khỏe và nâng cao thể lực. 3.3.1. Đối với tổ chức Nhà nước cần có chính sách điều kiện vĩ mô - Các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đều phải tuân thủ yêu cầu bảo vệ môi trường - Tăng cường công tác giáo dục sức khỏe và dinh dưỡng cho cộng đồng dưới mọi hình thức truyền thông, giáo dục, thông tin, tạo nhiều việc làm để tăng thu nhập, nâng cao mức sống dân cư - Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng, thực hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế và hành nghề y dược tư nhân. Triển khai toàn diện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình - Đẩy mạnh hơn công tác bảo hộ lao động và an toàn lao động 3.3.2. Đối với cộng đồng và cá nhân, gia đình - Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục về sức khỏe và dinh dưỡng cho mọi đối tượng trong cộng đồng - Giữ vệ sinh nguồn nước, nơi ở, môi trường sống - Trau dồi kiến thức, hiểu biết về dinh dưỡng nhất là phụ nữ và trẻ em - Không lạm dụng hóa chất độc hại trong chăn nuôi, trồng trọt gây nhiễm độc lương thực, thực phẩm - Tăng cường rèn luyện sức khỏe cá nhân Yếu tố phẩm chất, tâm lý xã hội của người lao động Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh con người Việt Nam. Nghị quuyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã chỉ rõ: Rèn luyện ý chí, giáo dục đạo đức, nhân cách, thể lực. Khơi dậy và nuôi dưỡng tính tích cực của người lao động. Chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản của con người: trình độ lành nghề, thái độ lao động và thể lực. Trong cơ chế thị trường việc tạo điều kiện việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu chính đáng là các yếu tố thúc đẩy động cơ, thái độ làm việc của người lao động. Đây cũng là giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Khơi dậy ý thức tự lực, tự cường, tính năng động, sáng tạo tìm tòi đi lên của người lao động. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp và ý thức chấp hành pháp luật là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Tổ chức thực hiện Để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là tổng thể các cơ chế chính sách và các biện pháp đồng bộ, do vậy các Sở ngành, huyện, thành phố cần phối hợp thực hiện một số nội dung sau: Thực hiện tốt định hướng phát triển đến năm 2010 về các lĩnh vực sau: Giáo dục Y tế, Kế hoạch hóa gia đình Lao động việc làm Tiến hành quy hoạch kế hoạch về đào tạo, sử dụng, quản lý, số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cho từng thời kỳ nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. KẾT LUẬN Trong những năm qua với sự cố gắng của các cấp, các ngành trong tỉnh Hà Tây đã quan tâm chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, các chương trình giải quyết việc làm, dạy nghề hoạt động có hiệu quả. Hàng năm giải quyết được 28 – 30 nghìn việc làm và lao động đã qua đào tạo nghề năm 2007 chiếm 30% số lao động trong độ tuổi. Nguồn nhân lực Hà Tây có nhiều bước tiến quan trọng về cả số lượng và chất lượng hầu hết trên các lĩnh vực hoạt động, không chỉ tập trung vào ngành giáo dục, y tế, văn hóa mà còn tham gia ngày càng nhiều vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ, quản lý Nhà nước. Từ năm 2000 đến nay quy mô nguồn nhân lực tiếp tục phát triển với tốc độ tăng bình quân hàng năm 2,3% và mỗi năm tăng thêm 3 vạn lao động. Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là sự chuyển dịch từ lao động ngành nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp như công nghiệp, xây dựng, thương mại và các ngành dịch vụ khác. Nguồn nhân lực bước đầu thu hút vào các khu, cụm điểm công nghiệp và các khu vực đã và đang được đô thị hóa. Sự phát triển nhanh các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng đã tạo điều kiện thu hút nguồn nhân lực dồi dào của tỉnh. Đặc biệt chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng cao trong vùng đồng bằng sông Hồng và cao hơn mặt bằng chung cả nước thể hiện trên các khía cạnh như: Trình độ học vấn của nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao. Lao động có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn nhân lực (năm 2001 chiếm 64,8% và năm 2005 chiếm 71,5%, năm 2007 đạt trên 73%). Tỷ trọng nhóm nhân lực chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học rất thấp và giảm nhanh qua các năm (năm 2001 chiếm 9,2% nhưng năm 2007 chỉ còn dưới 6%, tỷ trọng này của toàn quốc trên 18%). Riêng nhóm lao động có trình độ học vấn tốt nghiệp phổ thông trung học tăng nhanh, tỷ trọng này năm 2001 chiếm 22,8% còn năm 2007 chiếm 26,5% trong nguồn nhân lực của tỉnh, trong khi đó tỷ trọng này của toàn quốc chỉ đạt 19%. Cùng với việc nâng cao trình độ học vấn cho nguồn nhân lực, trong những năm qua tỉnh cũng đã có nhiều giải pháp nâng cao tỷ trọng lao động được đào tạo nghề trong nguồn nhân lực như lập quỹ khuyến công, mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, dài hạn, truyền nghề…Qua một số năm đã nâng tỷ trọng lao động được đào tạo nghề từ 20% năm 2000 lên 30% năm 2007 và cao hơn mức chung của cả nước (chỉ đạt 25%). Trong đó đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ chiếm tỷ lệ cao (đạt trên 10% nguồn nhân lực của tỉnh) so với mặt bằng chung toàn quốc (chỉ đạt dưới 9%). Nhiều cán bộ khoa học - công nghệ của tỉnh đã được trang bị tốt về kiến thức quản lý và lý luận chính trị. Đội ngũ lãnh đạo các ngành, các cấp tỉnh, huyện đều là cán bộ khoa học - công nghệ, một số được đào tạo ở trình độ cao là yếu tố thuận lợi cho công tác lãnh đạo , chỉ đạo và quản lý nền kinh tế. Nhất là việc tiếp thu và ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ. Đây là tiềm năng và là điểm mạnh của Hà Tây trong việc thực hiện các chương trình hợp tác phát triển với các bộ ngành Trung ương, các tỉnh bạn và các nước trong khu vực. Trong nhiều năm qua, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2001 – 2010 (trong đó một trong ba khấu đột phá làm chuyển biến toàn bộ kinh tế - xã hội là tạo bước chuyển biến mạnh về phát triển nguồn nhân lực, nhất là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển kinh tế chi thức). Tỉnh đã có nhiều cố gắng phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn và đã đạt được những chuyển biến tích cực phản ánh qua kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ở trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Thống kê Hà Tây (2007), Niêm giám Thống kê Hà Tây, NXB Thống kê. 2. Cục Thống kê Hà Tây (2007), Báo cáo kết quả điều tra biến động dân số - nguồn lao động 1/4 hàng năm, Hà Tây. 3. Cục Thống kê Hà Tây (2006), Khảo sát mức sống dân cư (2002 – 2006) của tỉnh Hà Tây, Hà Tây. 4. Cục Thống kê Hà Tây (2007), Khảo sát chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây qua các năm, Hà Tây. 5. TS. Phan Công Nghĩa (2002), Giáo trình Thống kê kinh tế, NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. GS.TS. Đỗ Nguyên Phương (2005), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. PGS.TS. Trần Ngọc Phác – TS. Trần Thị Kim Thu (2006), Giáo trình Lý thuyết Thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội. 8. Website: Google.com.vn Tuoitre.com.vn ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2316.doc
Tài liệu liên quan