A - LờI NóI ĐầU
Nước ta là một nước lấy sản xuất nông nghiệp làm chính. Trong những năm qua ngành nông nghiệp đã đạt được những thành tựu to lớn nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, từ chỗ sản xuất không đủ ăn Việt Nam đã vươn lên đứng hàng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo chỉ sau Thái Lan.
Trong 15 năm qua mặc dù nông nghiệp Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng độc canh, lúa gạo vẫn là sản phẩm chính trong nông nghiệp. Những khó khăn và yếu kém trong xuất khẩu gạo hiện nay còn nhiều, Việ
42 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Vận dụng phương pháp dự đoán thống kê để phân tích sự biến động của Xuất khẩu gạo 15 năm qua & dự đoán cho những năm tiếp theo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t Nam vẫn chưa có quy hoạch tổng thể và kế hoạch cụ thể về xuất khẩu gạo vẫn phụ thuộc quá lớn vào tư thương, chưa có sự quan tâm của các doanh nghiệp lương thực nhà nước, tình trạng ép giá ép cấp với người sản xuất vẫn diễn ra. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho chế biến bảo quản xuất khẩu còn hạn chế lại phân phối không đều, phần thiệt thòi thuộc về người nông dân và nhà nước.
Việc phân tích tình hình biến động thực trạng của xuất khẩu gạo trong những năm qua và dự báo xu hướng phát triển trong những năm tới là một công việc hết sức quan trọng. Chính vì vậy em chọn đề tài “ Vận dụng phương pháp thống kê để phân tích sự biến động của xuất khẩu gạo 15 năm qua và dự đoán cho một số năm tiếp theo”
Do kiến thức và hiểu biết thực tế của em còn hạn chế nên trong quá trình lập luận em không tránh khỏi thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy đã giúp em hoàn thành đề án này.
B – Nội dung
CHƯƠNG 1 :Một số vấn đề chung về dự đoán thống kê
I. Một số vấn đề lí luận chung về dự đoán thống kê
1. Khái niệm:
Dự đoán thống kê là việc dự đoán quá trình tiếp theo của hiện tượng trong những thời gian tương đối ngắn hạn, nối tiếp với hiện tại bằng việc sử dụng những thông tin thống kê và áp dụng các phương pháp thích hợp.
Xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu của các ngành khoa học khác nhau,dự đoán ra đời và phát triển. Ngày nay dựđoán đươc sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh tế chính trị ,xã hội với nhiều loại và phương pháp dự đoán khác nhau. Dự đoán thống kê cho ta biết những thông tin có thể có trong tương lai nên nó mang một số đặc điểm riêng:
Thứ nhất: Để nghiên cứu một hiện tượng kinh tế xã hội. Dự đoán có nhiều phương pháp khác nhau ,mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng.
Thứ hai: Dự đoán mang tính xác suất,nghĩa là nó có một độ tin cậy nhất định nhưng không phải lúc nào cũng cho kết quả đúng.
Thứ ba: Dự đoán mang đặc điểm của dãy số tiền sử,tuân theo quy luật biến động của dãy số tiền sử. dãy số này có đặc đIểm gì và biến động như thế nào.Thì trong tương lai có thể biến động như vậy.
2. Phân loại dự đoán.
Trong nền kinh tế thị trường các hiện tượng kinh tế xã hội không chỉ diễn ra ở lĩnh vực sản xuất mà diễn ra ơ tất cả các mặt đời sống xã hội. Tuỳ vào mục đích và đối tượng nghiên cứu phải phân loại dự đoán theo các tiêu thức khác nhau.
2.1. Nếu xét theo độ dài thời gian dự đoán ,dự đoán thông kê bao gồm:
Dự đoán ngắn hạn: là những dự đoán có tầm xa dự đoán dưới 3 năm nhằm phục vụ trực tiếp các quyết định quản lí. Thường chính xác hơn dự đoán dài hạn.
Dự đoán trung hạn: là dự đoán có tầm xa dự đoán từ 3 đến10 năm.Phục vụ cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong khoảng 3 đến 10 năm, nhất là kế hoạch 5 năm .
Dự đoán dài hạn: Là dự đoán có tầm xa dự đoán trên 10 năm.Được sử dụng cho việc xây dựng các chiến lược kinh tế xã hội lâu dài, hoạch định các vấn đề về nghiên cứu và phát triển.
2.2. Nếu căn cứ vào đối tượng dự đoán,dự đoán có thể chia như sau:
Dự đoán kinh tế : Là dự đoán có căn cứ khoa học những phương hướng phát triển của nền kinh tế mà các yếu tố cơ cấu của nó (ngành ,vùng doanh nghiệp).Thường cung cấp về tương lai của hoạt động kinh doanh, chu kỳ kinh doanh. Nhiệm vụ chủ yếu là phát hiện xu thế phát triển của các hiện tượng kinh tế quan trọng nhất trong quá khứ và hiện tại, đánh giá khả năng tác động của các quy luật trong tương lai.
Dự đoán kỹ thuật: Đề cập đến mức độ phát triển cần thiết trong những ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao .Dự đoán khoa hoc công nghệ cho phep phát hiện ý nghĩa xã hội cuả các nghiên cứu khoa học , đánh giá khả năng tiềm tàng của việc sáng tạo kỹ thuật và công nghệ mới, xác định trình độ phát triển công nghệ trong tương lai .
Dự đoán nhu cầu: Thực chất là dự thảo tiên đoán về doanh số bán ra của doạnh nghiệp. Loại dự đoán này được các nhà quản trị doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
2.3 Xét theo phương pháp luận được áp dụng, dự đoán bao gồm:
Dự đoán định mức: Là xác định mục tiêu kết quả phải đạt được trong tương lai
Dự đoán nghiên cứu: Là dự đoán dựa trên cơ sở phát hiện các xu thế biến động của hiện tượng qua thời gian và kéo dài xu thế đã tìm được sang tương lai
Dự đoán tổng hợp: Là dự đoán kết hợp các yếu tố của dự đoán định mức với các yếu tố của dự đoán nghiên cứu,để có thể cho kết quả xác nhất về triển vọng tăng trưởng kinh tế.
2.4.Xét theo biểu hiện kết quả cuối cùng
Dự đoán số lượng: Là dự đoán bằng con số trạng tháI tương lai của đối tượng nghiên cứu.
Dự đoán chất lượng: Tài liệu là luận chứng cơ sở của các chiến lược nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai.
2.5.Xét theo phương pháp dự đoán: Thì quy làm 3 phương pháp chính:
Phương pháp chuyên gia: Ta lấy ý kiến của các chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó và trên cơ sở đó xử lí đánh giá và đưa ra quyết định
Phương pháp hồi quy: Đó là ta đi xây dựng mô hình hồi quy : y = f( x1, x2, ... xn). Dựa trên mô hình đó để dự đoán.
Phương pháp mô hình hoá dãy số thời gian: Người ta đi xây dựng mô hình dãy số và từ đó dự đoán. Đòi hỏi cần ít tài liệu hơn, thuận tiện trong việc sử dụng máy tính.
3. Vai trò, nhiệm vụ, ý nghĩa của dự đoán thống kê:
3.1. Vai trò.
Nguồn tài liệu của dự đoán thống kê là đầu vào của quyết định, tạo cơ sở thực tế giúp cho người quản lý đưa ra kết luận đúng đắn hiệu quả cao. Đưa ra các thông tin có thể có trong tương lai, điều đó giúp cho sự điều chỉnh đề ra các quyết định phù hợp. Kết quả của dự đoán thống kê chỉ ra được những khả năng cần được, khai thác và khắc phục các thiếu sót. Có tầm quan trọng rất lớn trong việc quản lý đặc biệt là cấp độ vĩ mô.
3.2.Nhiệm vụ.
Xây dựng các dự đoán kinh tế xã hội để phục vụ cho việc lập kế hoạch chương trình phát triển kinh tế và để chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đặt ra. Giúp các nhà quản lý ,lãnh đạo trong việc xây dựng các mục tiêu,chính sách kinh tế, các chủ trương cụ thể để quản lí kinh tế một cách có hiệu quả nhất. Xây dựng các dự đoán nhanh để điều chỉnh và điều khiển kịp thời thường xuyên các hoạt động kinh tế trong đơn vị kinh tế.
Tóm lại: Dự đoán thống kê có vai trò tích cực trong việc thực hiện các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn.
3.3.ý nghĩa
Dự đoán thống kê có ý nghĩa quan trọng trong quản lý kinh tế.Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà quản trị doanh nghiệp phải thực hiện nhiều quyết định mà họ chưa biết trong tương lai nó sẽ diễn ra như thế nào. Do đó để đạt được hiệu quả trong các quyết định các nhà quản trị cần phải dự đoán ước lượng chính xác những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Trong đó thực hiện một sự ước lượng tốt , chính xác là mục đích của dự đoán.
Có phạm vi ứng dụng rất rộng, có thể dự đoán hết mọi chỉ tiêu kinh tế ở những phạm vi , lĩnh vực khác nhau. Trong nhiều trường hợp chỉ phân tích thôi thì chưa đủ mà còn phải tiến hành nghiên cứu những gì của hiện tượng có thể xảy ra trong tương lai.
II .Một số phương pháp dự đoán thống kê
Để tiến hành dự đoán thống kê ta có các phương pháp khác nhau cho ta tuỳ chọn . Tuỳ vào từng điều kiện , tuỳ vào nguồn số liệu... người ta có thể chọn ra cho mình một phương pháp dự đoán thống kê phù hợp nhất và vẫn đảm bảo độ chính xác tương đối.
1. Dự đoán dựa vào dãy số thời gian.
Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian . Mỗi dãy số thời gian được cấu tạo bởi hai thành phần là thời gian và chỉ tiêu về hiện tượng được nghiên cứu .Thời gian có thể là ngày tuần,tháng ,quý ,năm ... Chỉ tiêu về hiện tượng được nghiên cứu có thể là số tuyệt đối , số tương đối, số bình quân...trị số của chỉ tiêu gọi là mức độ của dãy số.
Khi xây dựng một dãy số thời gian phải đảm bảo tính có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Muốn vậy nội dung và phương pháp tính toán phải thống nhất, khoảng cách thời gian trong dãy số phải bằng nhau.
Việc phân tích số liệu trong dãy số thời gian thực chất là chia những dãy số liệu đó thành những loại hình khác nhau về xu hướng biến động. Có 4 loại hình biến động và xu hướng trong các dãy số liệu đó là: xu hướng tuyến tính, xu hướng theo mùa, xu hướng chu kỳ và xu hướng ngẫu nhiên.
Khi sử dụng phương pháp dự đoán theo dãy số thời gian, thì khối lượng tài liệu không cần nhiều, việc xây dựng các mô hình dự đoán tương đối đơn giản và thuận tiện trong việc sử dụng kỹ thuật tính toán.
1.1.Dự đoán dựa vào lượng tăng giảm bình quân:
Phương pháp này được áp dụng khi lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ bằng nhau.
Mô hình dự đoán: ;( l= 1,2,...,n)
Trong đó : Yn: là mức độ cuối cùng của dãy số thời gian
: giá trị dự đoán tại thời điểm(n+l)
l: là tầm dự đoán.
: lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình
=
1.2.Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình.
Phương pháp này được áp dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn ( i =2,3,...,n) xấp xỉ bằng nhau.
Mô hình dự đoán : Ŷt+l = .()l ; (l=1,2,...,n)
Trong đó:
Ŷt+l: giá trị dự đoán tại thời điểm (t+l)
: mức dự đoán cuối cùng của dãy số thời gian
: mức độ dự đoán đàu tiên của dãy số thời gian
l: tầm xa dự đoán
: tốc độ phát triển trung bình
Nhận xét : các phương pháp dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm )tuyệt đối và tốc độ phát triển trung bình có ưu đIểm là : đơn giản, dễ áp dụng , cho kết quả tính toán nhanh. Tuy nhược điểm của phương pháp này là chỉ cho kết quả tương đối chính xác khi dãy số dự đoán phảI tăng (giảm) đều. Phương pháp này chịu tác động lớn của hai giá trị đầu và cuối dãy số.
1.3.Dự đoán dựa vào ngoại suy hàm xu thế:
Trên cơ sở dãy số thời gian người ta tìm một hàm số( phương trình hồi quy) phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian có dạng tổng quát như sau: = f(t,a0,a1,...,an)
Trong đó: : là mức độ lý thuyết
a0,a1 ... : các tham số hồi quy
T: thứ tự thời gian
Trên cơ sở đó có thể tiến hành dự đoán bằng cách ngoại suy phương trình hồi quy. Mô hình dự đoán:
Ŷt+l=f(t+l, a0, a1,...,an)
Để lựa chọn dạng đúng của phương trình hồi quy ta phải dựa vào sự phân tích đặc đIểm biến động của hiện tượng qua thời gian đồng thời kết hợp với một số phương pháp đơn giản khác (như đồ thị , tốc độ phát triển...)
Các tham số ai (i =1, 2,..., n) thường được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất, tức là :
SSE== min
Sau đây là một số dạng phương trình hồi quy đơn giản thường gặp
Phương trình đường thẳng.
Ŷt = a0 + a1t.
Phương trình đường thẳng được sử dụng khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn i ( còn gọi là sai phân bậc 1) xấp xỉ nhau.
áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để xác định giá trị của tham số a0 và a1:
- Phương trình parabol bậc 2:
Ŷt = a0 + a1t + a2t2.
Phương trình parabol bậc hai được sử dụng khi các sai phân bậc hai (tức là sai phân của sai phân bậc 1) xấp xỉ nhau.
Các tham số a0, a1, a2 được xác định bởi hệ phương trình sau đây:
-Phương trình hàm mũ.
Ŷt = a0 . a1t
Phương trình hàm mũ được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau.
Các tham số a0 và a1 được xác định bởi hệ phương trình sau đây:
1.4.Dự đoán dựa vào xu thế và biến động thời vụ.
Mức độ Yt ở thời gian t gồm 3 thành phần là:
f(t): xu thế (xu hướng) phát triển cơ bản của hiện tượng qua thời gian
S(t): thời vụ (biến động lặp đi lặp lại có tính chu kỳ ở những thời đIểm nhất định)
Z(t): biến động ngẫu nhiên(xảy ra ngẫu nhiên, không theo quy luật)
Mô hình kết hợp của 3 thành phần trên có thể là kết hợp nhân:
Yt = f(t). S(t). Z(t)
Hoặc có thể là kết hợp cộng:
Yt = f(t) + S(t) + Z(t)
Tương ứng có mô hình dự đoán là:
Ŷt =
Ŷt =
Ta xét trường hợp đơn giản: Xu thế là tuyến tính ft = a+ b. t
Từ đó : Ŷt = a+ b.t + Sj
Vấn đề bay giờ là tìm a, b, Sj . Xác định bằng phương pháp bình quân nhỏ nhất. Nhưng thực tế ta có thể dựa vào bảng Buys _ Ballot có giá trị theo tháng, quý, các năm.
Bảng 5: Bảng Buys _ Ballot
Tháng(quý j)
Năm(i)
1
...
j
...
m
TI= yij
i.Ti
1
T1
1. T1
...
...
i
yij
Ti
i. Ti
...
...
...
n
Tn
n.Tn
Tj= yij
T=
S=
Trong đó: Tháng (quý) ký hiệu là : j (j= 1, 2,... ,m)
Năm ký hiệu là : i (i= 1,2,...,n)
Thời gian : t = m(i - 1)+j
Hàm hồi quy: Ŷt = a+ b.t + Sj
Trong đó: b=
a =
Sj =
Nhận xét: Phương pháp dự đoán dựa vào hàm xu thế tuyến tính và biến động thời vụ có một ưu nhược điểm .ưu đIểm là cho kết quả chính xác hơn 3 phương pháp kia . hạn chế là ,trong trường hợp dãy số tiến hành dự đoán có biến động tăng giảm không theo mùa vụ,lúc tăng lúc giảm thì kết quả cũng thiếu chính xác.
2. Dự đoán bằng phương pháp san bằng mũ.
Với các phương pháp đơn giản khác khi xây dựng mô hình dự đoán thì mức độ của dãy số thời gian được xem như nhau, do đó làm cho mô hình trở nên cứng nhắc, kém nhạy bén đối với sự biến động của hiện tượng. Để phản ánh sự biến động này đòi hỏi khi xây dựng mô hình dự đoán, các mức độ của dãy số thời gian phảI được xem xét một cách không như nhau: các mưc độ càng lớn càng phảI được chú ý nhiều hơn. và do đó mô hình dự đoán có khả năng thích nghi với sự biến động của hiện tượng. San bằng mũ là một phương pháp để xây dựng mô hình dự đoán đó.
2.1.Mô hình san bằng mũ đơn giản.
Giả sử ở thời gian tcó mức độ thực tế là Yt và mứcđộ dự đoán là Ŷt . Dự đoán mức độ ở thời gian tiếp sau đó (t+1) có thể viết:
Ŷt+1= Ŷt (1)
Đặt 1-=ta có: Ŷt+1= Ŷt (2)
mức độ dự đoán Ŷt+1 là trung bình cộng gia quyền của các mức độ Yt và Ŷt. Nên ta có : Ŷt= Ŷt-1. Thay vào (2) ta được:
. Tiếp tục thay các mức độ dự đoán ,... vào công thức trên ta có :
(3)
Vì (1-<1 nên có: (4)
Như vậy là tổng tất cả các mức độ của dãy số thời gian tính theo quyền số, trong đó các quyền số giảm theo dạng mũ tuỳ thuộc vào mức độ cũ của dãy số. Công thức có thể được viết lại:
(5), trong đó et= ()
Từ các công thức (3, 4, 5) ta đặt ra hai vấn đề:
Việc lựa chọn tham số san bằng có ý nghĩa quan trọng: Nếu được chọn cáng lớn thì các mức độ càng cũ của dãy số thời gian càng ít được chú ý và một cách thoả đáng. Để chọn phải dựa vào việc phân tích đặc diểm biến động của hiện tượng và những kinh nghiệm nghiên cứu đã qua.Giá trị tốt nhất là giá trị làm cho tổng bình phương sai số dự đoán nhỏ nhất.
San bằng mũ được thực hiện theo phép đề quy tức là để tính Ŷt+1 ta phảI có Ŷt; để tính Ŷt ta phảI có Ŷt-1....Do vậy để tính toán ta phải xác định giá trị ban đầu. Có nhiều phương pháp khác nhau để xác định giá trị ban đầu, như có thể lấy giá trị đầu tiên hoặc số trung bình của một số giá trị đầu tiên...
2.2.Mô hình san bằng mũ với xu thế tuyến tính, không biến động thời vụ.
Mô hình Ŷt+1= a0(t) + a1(t).
Trong đó với: a0(t) =
a(t) =
Tham số san bằng
ĐIều kiện ban đầu: a0(0) = Y1
a1(0) =
2.3.Mô hình san bằng mũ với xu thế tuyến tính và biến động thời vụ .
*)San bằng xu thế tuyến tính cộng với biến động thời vụ:
Ŷt+1 = [ a0(t) + a1(t) ] + St+1
Với : a0(t) =
a1(t) =
S(t) = S
Tham số san bằng:
k = 4 (với số liệu quý)
k = 12 (với số liệu tháng)
S(0) dựa vào bảng B-B
*) San bằng mũ với xu thế tuyến tính nhân với biến động thời vụ.
Mô hình:
Với: a0(t) =
a1(t) =
S(t) =
Nhận xét: phương pháp dự đoán này tạp chung chủ yếu vào mức độ cuối dãy số nên mô hình dự đoán có khả năng thích nghi với sự biến động của hiện tưọng. Phương pháp này phải tuân theo một số quy tắc nhất định: chọn đièu kiện ban đầu Y0, ước lượng các giá trị .Tầm dự đoán không xa do phương pháp này tiến hành dự đoán sau khi có thông tin mới.
3. Dự đoán dựa vào mô hình tuyến tính ngẫu nhiên.
(phương pháp Box_ Jenkins)
ở phương pháp này dãy số thời gian xem như được sinh ra từ một quá trình ngẫu nhiên. Trên cơ sở đó một số mô hình quan trọng được xây dựng và tiến hành dự đoán. Qúa trình ngẫu nhiên là tập hợp các giá trị của một biến ngẫu nhiên xuất hiện qua thời gian và tuân theo một quy luật phân phối xác suát nào đó. Một quá trinh ngãu nhiên được gọi là dừng thì phan phối của dãy Yt1, Yt2,...,Ytn cũng đồng thời là phan phối của dãy Yt1-k, Yt2-k,....,Ytn-k. Thông thường việc phân tích quá trình ngẫu nhiên ta dựa vào hàm tự hiệp phương sai và hàm tự tương quan.
Một số mô hình tuyến tính ngẫu nhiên dừng như:
Mô hình tự hồi quy bậc 1: ký hiệu AR(p)
Yt = ụ1. Yt-1 + ụ2. Yt-2 + ...+ ụp. Yt-p +at
Trong đó: ụ1, ụ2,..., ụp là các tham số
at : là một quá trình ngẫu nhiên dừng đơn giản
Mô hình trung bình trượt bậc q: ký hiệu MA(q)
Yt = at - o1. at-1 - o2. at2 - ... - oq. at-q
Trong đó : o1, o2, ..., oq là các tham số
Mô hình hỗn hợp: ký hiệu ARMA(p,q)
Yt = ụ1. Yt-1 + ụ2. Yt-2 + ... + ụp. Yt-p +at - o1. at-1 - o2. at2 - ... - oq. at-q
Hay : ụ(B)Yt = o(B) at
Trong thực tế phần lớn các quá trình ngẫu nhiên là không dừng, do đó người ta sử dụng toán sai phân để chuyển về quá trình dừng :
Ta có : o(B) at = ụ(B)YtYt
Box – Jenkins đã đề ra phương pháp dự đoán dựa vào mô hình ngẫu nhiên có thể tiên hành theo 3 bước sau :
Bước 1 : PhảI đi tìm mô hình thích hợp đối với dãy số thời gian ta nghiên cứu.
Khử biến động thời vụ nếu có : (1 – Bs)Yt Xt
Khử xu thế của dãy số đã khử biến động: (dừng)
Xác định bậc p, q của ARMA(p, q) . Trong thực tế ta lần lượt cho p, q các giá trị 0, 1, 2, 3. Xây dựng các tổ hợp (p, q) có thể dựa vào SE để chọn ra SE nhỏ nhất.
Bước 2: Ước lượng các tham số của mô hình.
Trong vùng cho phép các giá trị tham số trên cơ sở ước lượng sơ bộ ta để ta tìm ra ước lượng tốt nhất
Bước 3: Kiểm tra mô hình và dự đoán.
Kiểm tra: Các tham số của mô hình phảI khác 0, phân tích phần dư , xem phần dư có phảI là tạp âm trắng không để kiểm tra ta dùng tiêu chuẩn kiểm định
Mô hình dự đoán:
Với Yt là hàm xu thế tuyến tính ta vác định mô hình ARIMA(1,1,1)
Ta có: = (1+ụ1)[Yn+l-1] - ụ1. [Yn+l-2] + [an+l] - ụ1.[an+l-1] = [Yn+l]
Nguyên tắc : [Yn-j] = Yn-j , với j = 0, 1, 2, ... , n-1.
[Yn-j] =
[an-j] = an-j =
[an+j] = 0 , với j = 1, 2, 3 ...
Một vài kết luận : Nhiều sự ngiên cứu đã chỉ ra rằng phương pháp dự đoán thống kê này thường ccho độ chính xác cao. Đây là một phương pháp rất tổng quát, các phương pháp khác như ngoại suy hàm xu thế, san bằng mũ…chỉ là trường hợp riêng của phương pháp này. Để sử dụng có hiệu quả cần phảI áp dụng phần mềm tính toán SPSS. Phương pháp này rất phức tạp người sửdụng đòi hỏi phải có kiến thức nhất định mới có thể phân tích được.
Chương II:
Vận dụng phương pháp dự đoán thống kê để phân tích biến động của xuất khẩu gạo Việt Nam
I. Tình hình ,thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam 15 năm qua.
Là cây trồng chính của Việt Nam, 15 năm đổi mới (1986-2000) sản xuất lúa gạo tăng trưởng liên tục cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 1986, diện tích gieo trồng lúa chỉ có 5688.6 nghìn ha, năng suất bình quân 28.1 tạ/ha/vụ và sản lượng 16874.8 nghìn ha, đến 2000 ba con số tương ứng đã tăng tới 7673.3 nghìn ha, 42.46 tạ /ha, 32705 nghìn tấn .Xu hướng này còn có khả năng tăng tiếp tục trong những năm tới vì tiềm năng tăng năng suất vẫn còn. Lợi thế về sản xuất vẫn tiếp tục được phát huy và lúa gạo vẫn là cây trồng số 1, có lợi thế cả về xuất khẩu.
Năm 1989, nước ta chính thức tham gia vào thị trường lúa gạo thế giới với số lượng xuất khẩu 1.42 triệu tấn, thu về 290 triệu U SD, giá bình quân 204U SD/tấn. Tuy sản lượng xuất khẩu gạo chưa nhiều, giá còn thấp chất lượng gạo chưa phù hợp với thị hiếu của thị trường thế giới, nhưng kết quả đó đã đánh dấu sự sang trang của sản xuất lúa gạo từ tự túc sang kinh tế hàng hoá gắn với xuất khẩu. Đó là những thành tựu rõ nét của nông nghiệp sau 1 năm thực hiện nghị quyết 10 của bộ chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam (khoá VI) về đổi mới công tác quản lý trong nông nghiệp và thừa nhận vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông thôn .
Từ 1989 đến nay, 15 năm liên tục hạt gạo nước ta luôn có mặt trên thị trường thế giới với số lượng và chất lượng ngày càng cao. Liên tục trong 15 năm Việt Nam xứng đáng đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo sau Thái Lan (khoảng 5 triệu tấn /năm) và vượt Mỹ(2 triệu tấn /năm). Tính ưu việt của nước ta trong xuất khẩu gạo 15 năm qua là tính ổn định cao so với các nước trong khu vực.
Vượt qua những khó khăn ban đầu ,trong 6 năm gần đây 1995-1998 xuất khẩu gạo nước ta đã sắc toàn diện hơn. Gạo xuất khẩu tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng ,về số lượng từ 2 triệu tấn lên 3 triệu tấn (1996) ;3.6 triệu tấn (1997); 3.8 triệu tấn (1998); 4.6 triệu tấn (1999) và 4 triệu tấn(2000).Về chất lượng gạo có chất lượng cao (dàI hạt,ít bạc bụng) tỉ lệ tấm thấp (5-10) chiếm tỷ trọng lớn có xu hướng tăng dần, đến năm 1998 khoảng 70, trong khi đó gạo có chất lượng trung bình, tỉ lệ tấm cao(trên 10) chiếm tỉ trọng bé và có xu hướng giảm dần. Vì vậy thị trường gạo mở rộng ,khách hàng tăng, sức cạnh tranh hạt gạo Việt Nam trên trường thế giới tăng và đến năm 1998 đã đứng vững trên thị trường khó tính EU, Bắc Mỹ và khu vực Đông Nam A .Giá gạo xuất khẩu Việt Nam cũng tăng dần cùng với xu hướng tăng của chất lượng gạo và quan hệ cung cầu của thị trường lúa gạo thế giới .Giá gạo xuất khẩu bình quân 4 năm 1995-1998 là 269U SD/tấn ,tăng 61U SD/tấn so với giá bình quân 6 năm trước (1989-1994) .Khoảng cách giá gạo Việt Nam với giá gạo TháI Lan giảm dần từ 40-55 U SD/tấn những năm 1989-1994 xuống còn 20-25 U SD/tấn những năm 1995-2000. Do lượng tăng và giá cũng tăng nên thu nhập từ xuất khẩu gạo của nước ta cũng tăng nhanh :Từ 530 triệu U SD năm 1995 tăng lên 868 triệu U SDnăm 1996,891 triệu U SDnăm 1998, năm 1999 trên 1 tỷ và năm 2000 khoảng 700 triệu U SD.Tổng cộng 12 năm xuất khẩu gạo nước ta đã thu về gần 7 tỷ U SD,đạt mức bình quân 582 triệub U SD/năm một con số rất đáng tự hào mà trước đổi mới chỉ là mơ ước.Xét về ngoại tệ mạnh thu được ,xuất khẩu gạo đứng thứ 2 sau dầu thô,song xét về tính chất sản phẩm thì xuất khẩu gạo có nhiều ưu điểm hơn xuất khẩu dầu thô.
Năm 2000, mặc dù thời tiết diễn biến hết sức phức tạp ,thiên tai lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi trên phạm vi cả nước đặc biệt là vùng đồng bằng Sông Cửu Long nhưng nhờ có sự chỉ đạo và điều hành sát sao của Chính Phủ ,của các cấp ngành cùng với sự nỗ lực của nhân dâncác địa phương nên nhìn chung sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được khôi phục và đạt kết quả cao.Đặc trưng cơ bản của thị trường gạo thế giới trong năm 2000 nhịp độ giao dịch gạo trầm lặng;khối lượng mua bán và giá cả giảm mạnh .Đó cũng là nguyên nhân quan trọng có tác động trực tiếp đến kết quả công tác xuất khẩu năm 2000 của Viêt Nam.Theo số liệu báo cáo của hiệp hội xuất khẩu lương thực và của hai tổng công ty lương thực thì tổng lượng xuất khẩu gạo xuất khẩu 2000 cả nước đạt 3.398triệu tấn ,tổng kim ngạch đạt 6.38 triệu U SD,so với năm 1999 thì lượng giảm 1.17 triệu tấn và giá trị giảm 360 triệu U SD.Với kết quả xuất khẩu như trên tính toán cho thấy giá xuất khẩu bình quân năm 2000 đạt 188 U SD/tấn thấp hơn mức giá bình quân năm 1999 là 31U SD/tấn và năm 1998 tới trên 87 U SD/tấn.Trong bối cảnh như trên giá lúa trong năm 2000 luôn ở mức thấp :Vùng đồng bằng sông CửuLong từ 1300-1500đ/kg và vùng đồng bằng Sông Hồng từ 1400-1600đ/kg,tính ra thấp hơn mức giá phổ biến của năm 1999 từ 200-300 đ/kg.
Theo dự toán tổng quát của các nhà phân tích thị trường thì có nhiều khả năng thị trường gạo thế giới 2001 vẫn tiếp tục tình trạng khó khăn cạnh tranh hết sức gay gắt.Đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo nước ta khả năng ký kết và thực hiện hợp đồng thời gian đầu năm còn rất nhỏ bé.Mặc dù lượng gạo theo hợp đồng đã ký từ cuối năm trước chuyển sang đầu 2001 là khoảng 250000 tấn trong đó tổng công ty lương thực Miền Bắc 120000tấn(I RAC 70000 tấn ,Cuba 50000 tấn) .Tổng công ty lương thực Miền Nam 88000 tấn .Song theo số liệu của hiệp hội xuất khẩu lương thực thì tính đén nay ,cả nước mới xuất khẩu được khoảng xấp xỉ 400000 tấn gạo ,tuy có tăng hơn 20 lần về mặt lượng và tăng khoảng 70 về mặt giá trị so cùng kỳ năm 2000 nhưng so với kế hoạch cả năm mới đạt gần 10 .Nước ta năm 2001 dự kiến sản xuất 34 triệu tấn lương thực quy thóc ,trong đó sản lượng lúa là 31 triệu tấn ,sản lượng gạo có thể xuất 4 triệu tấn .Khả năng sản xuất trong nước có thể cao hơn mức dự kiến ,điều lo ngại nhất là thị trường tiêu thụ .Trong giao dịch mua bán nếu các doanh nghiệp giữ được quan hệ tốt thì có thể giữ được thị trường mới có khả năng đạt sản lượng xuất khẩu 4 triệu tấn gạo .Năm 2001 giá thành lúa dự kiến :Đồng bằng sông Cửu Long từ 950-1000đ/kg,đồng bằng Sông Hồng từ 1150-1350đ/kg.Để đảm bảo cho người sản xuất lúa bù đắp đủ chi phí sản xuất và có lãi , đồng thời đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, công tác đIều hành vĩ mô đối với giá mua lúa tối thiểu trong năm 2001 khu vực Đồng Bằng Sông cửu Long từ 1400-1600đ/kg, Đồng Bằng Sông Hồng khoảng1600-1800đ/kg, vơí giá mua dự kiến trên thì giá vốn xuất khẩu gạo 5% tấm khoảng 178-184 USD /tấn(FOB) ,gạo 25% tấn khoảng 163-170USD (FOB). Chất lượng gạo Việt Nam so với một nước khác kém hơn nên giá xuất thường thấp hơn khoảng 5-10USD/ tấn,do vậy giá vốn gạo xuất khẩu Việt Nam tính ra tuy thấp hơn so với giá mức của FAO dự kiến nhưng các doanh nghiệpkinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam khó khăn .
Tính đến cuối tháng 9 năm 2003, Việt Nam đã xuất khẩu đươc tấn gạo thứ 40 triệu (kể từ năm 1989),với giá trị trên 8 tỷ USD .Lượng gạo xuất khẩu hàng năm của Việt Nam thường chiếm từ 11% -16% tổng số lượng gạo buôn bán trên toàn thế giới.Việt Nam đã trở thành 1 trong những nước cung cấp gạo lớn trên thế giới (gồm Thái Lan, ấn Độ, Mỹ ,Trung Quốc,Pakistan).Hiện nay nhân dân các tỉnh phía nam đang lưỡng lự khi bán gạo ra thị trường bởi vụ thu hoạch tới sẽ muộn hơn thường lệ. Thêm vào đó do nông dân có tâm lý tăng cường dự trữ gạo chờ cho giá tăng nữa mới bán ra đã làm cho giá gạo trên thị trường trong vùng tiếp tục tăng 50-100đ/kg và đạt mưc phổ biến là:thóc tẻ thường 1700-1800đ/kg ;gạo nguyên liệu xuất khẩu 2390-2440đ/kg;các loại gạo xuất khẩu 25% tấm 2530-2650đ/kg; gạo 15% tấm 2720-2800đ/kg;gạo 10% tấm 2870-2900đ/kg và gạo 5% tấm 2950-3030đ/kg. Giá thóc đông xuân tiếp tục tăng 50đ/kg,lên 2100-2200đ/kg. Hiện nay nhu cầu gạo cho xuất khẩu vẫn tăng, giá chào bán gạo xuất khẩu(FOB) tiếp tục tăng 1-3USD/tấn và gạo 5% tấm lên 189-192U S D/tấn và gạo 25% tấm 168-172USD /tấn.
Tại các tỉnh phía Bắc và Duyên Hải miền trung gía thóc gạo nhìn chung ổn định, dao động khoảng 1950-2300d/kg(thóc); 2800-3400đ/kg(gạo tẻ thường).Riêng tại Thái Bình , Nam Định giá thóc giảm 100-1500đ/kg, còn 1850-1900đ/kg; giá gạo giảm 100đ/kg còn 3000đ/kg. Tại các tỉnh khác giá thóc ổnb định ở mức 1950-2200/kg ,riêng tại Lạng Sơn tăng 200đ/kg lên 2300đ/kg, tại Hà Tĩnh giá thóc tăng 100đ/kgb lên 1900đ/kg ,khả năng gía thóc gạo ở miền Bắc và miền Trung có thể tăng cao hơn trong nhưng tháng cuối năm, do mưa lụt liên tiếp ở Thái Bình,Quảng Nam, Quảng Ngãi…
Mặc dù lượng gạo giao dịch đang thấp , nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng và được duy trì vẫn ở mức cao trong nhiều tuầntrở lại đây.Sản lượng thóc của Việt Nam năm 2003 ước tính đạt 34,668 triệu tấn,tăng 0,6% so với năm 2002.Trong đó sản lượng thóc vụ Đông Xu ân đạt 16,822 triệu tấn ,tăng 0,6%;sản lượng thóc vụ hè thu đạt 9,297 triệu tấn tăng 0,1%. Sản lượng thóc toàn miền Bắc ước đạt 5,1 triệu tấn, giam gần 343000 tấn so với vụ mùa trước.Trong khi giá gạo các nước giữ giá cao thì giá gạo Việt Nam không chỉ giữ gia mà còn được chào bán tăng(giá FOB) chào bán với giá 186-187U S D/tấn và gạo 25% tấm chào bán 168-170U SD/tấn.Dự đoán năm 2003 Việt Nam xuất khẩu gạo đạt 750triẹu U SD,t ăng 3,4 % .Dự đoán giá gạo xuất khẩu ViệtNam vẫn giữ ở mức cao cho đến khi bắt đầu thu hoạch vụ lúa hè thu vào thang 11/2003.Tuy nhiên các nhà chuyên môn dự báo tốc độ xuất khẩu đang giảm dần và chỉ có thể đạt trung bình 184nghìn /tấn/tháng. Trong những tháng còn lại giảm 91000tấn so với các tháng trước do sản lượng cũng như chất lượng lúa hè thu đạt thấp. Xuất khẩu Việt Nam đang đứng trước không ít khó khăn. Hiện Việt Nam đã nối lại các hợp đồng xuất khẩu 60000tấn gạo sangIrăc, đồng thời ký hợp đồng xuất khẩu 200000 tấn gạo sang thị trường EU, Châu Phi, Cuba. Nhu cầu gạo cho xuất khẩu sang Irắc,Inđônêxia,Châu Phi vẫn vững .Các doanh nghiệp xuất khẩu đang triển khai thực hiện các hợp đồng đã ký với các nước trên.Dự kiến khối lượng gạo xuất khẩu tại khu vực sẽ chiếm 50% ,Trung Đông là 17% ,Châu Phi 14%,Châu Âu và Mỹ là 7,8%. Đặc biệt xuất khẩu gạo sang Châu phi hiện có nhiều thuận lợi do gạo phẩm cấp thấp của Việt Nam cạnh tranh được về giá so với sản phẩm cùng loại của ấn Độ và Paki xtan.Đây vchính là cơ hội tốt cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới.
Năm 2004 nước ta có khả năng xuất khẩu bao nhiêu gạo? Để trả lời câu hỏi này phải tính đến nhiều yếu tố khác nhau, có 2 yếu tố quan trọng là yếu tố sản xuất và yếu tố thương mại . Chúng ta cần nhìn nhận các yếu tố này trong quan hệ về thời gian của nó . Tình hình sản xuất thóc, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian qua biểu hiện qua biểu sau.
Năm
Sản xuất thóc
(triệu tấn)
Xuất khẩu thóc
(triệu tấn)
Trị giá
Triệu USD
So sánh (%)
(Năm trước làm gốc)
Sản xuất
Xuất khẩu
Lượng
Trị giá
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
18.9
19.2
19.6
21.5
22.8
23.5
24.9
26.3
27.5
29.1
31.3
32.5
32.1
34.0
34.6
1.37
1.47
1.016
1.95
1.65
1.96
2.03
3.05
3.68
3.79
4.55
3.48
3.72
3.24
3.90
310.2
375.0
229.9
405.1
335.7
420.9
538.8
868.4
891.3
1006.0
1035.0
667.8
663.5
725.5
750
-
101.6
102.1
109.7
106.0
103.1
105.9
105.6
104.5
105.8
107.6
103.8
98.8
105.9
101.8
-
107.3
69.11
191.93
84.6
118.8
03.6
150.25
120.66
102.9
120.1
76.5
106.9
87.1
120.4
-
88.71
83.6
176.21
82.87
125.38
128.0
146.04
102.64
112.87
102.9
64.52
93.36
116.36
103.38
Trong 15 năm qua, 5 năm đầu giá xuất khẩu bình quân thấp hơn giá bình quân của 15 năm gần 7%-5 năm( 1994 – 1998) giá xuất khẩu bình quân cao hơn 15% so với giá bình quân giai đoạn 1989 – 2003 giá xuất khẩu bình quân giảm 95% cho thấy xu hướng xuất khẩu giảm nhiều so với giai đoạn trước, và khả năng từ năm 2004 giá xuất khẩu có thể bước vào chu kỳ tăng mới để có thể nêu ra lượng xuất khẩu năm 2004 là bao nhiêu cần phải xem xét thêm tình hình buôn bán gạo trong thời gian tới. Thị trường gạo thế giới năm 2004 người ta dự đoán sản lượng gạo sẽ đạt khoảng 390 triệu tấn, lượng gạo giao dịch đạt._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0239.doc