Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để Phân tích kết quả hoạt động sản xuất sản phẩm xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Tài liệu Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để Phân tích kết quả hoạt động sản xuất sản phẩm xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An: MỞ ĐẦU: Giới thiệu về Nghệ An: Vị trí địa lý Tỉnh Nghệ An thuộc Bắc Trung Bộ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, toạ độ địa lý từ 18o33'10" đến 19o24'43" vĩ độ Bắc và từ 103o52'53" đến 105o45'50" kinh độ Đông. Diện tích: 16.487km2 Dân số: 3.030.946 người (Trung bình năm 2005 - Theo niên giám thống kê 2005) Dân tộc: Việt (Kinh), Khơ Mú, Sán Dìu, Thái, H'Mông, Ơ Đu... Mật độ dân số trung bình: 184 người /km2 Tỉnh lỵ: Thành phố Vinh Huyện thị: Thị xã Cửa Lò và 17 huyện, Diễn ... Ebook Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để Phân tích kết quả hoạt động sản xuất sản phẩm xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2483 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để Phân tích kết quả hoạt động sản xuất sản phẩm xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn.  Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá với đường biên dài 196,13 km. Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường biên dài 92,6 km Phía Tây giáp nước bạn Lào với đường biên dài 419 km. Phía Đông giáp với biển Đông với bờ biển dài 82 km. Diện tích đất tự nhiên 1.648.729 ha. Địa hình :Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu).Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh. Khí hậu - Thời tiết : Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Độ ẩm trung bình hàng năm là: 84%, độ ẩm thấp nhất là 42% vào tháng 7  Sông ngòi: Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/km2. Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km (riêng trên đất Nghệ An có chiều dài là 361 km), diện tích lưu vực 27.200 km2 (riêng ở Nghệ An là 17.730 km2). Tổng lượng nước hàng năm khoảng 28.109 m3 trong đó 14,4.109 là nước mặt. Biển, bờ biển :Hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40m trở vào nói chung đáy biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát. Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp, đó là lợi thế cho việc phát triển ngành du lịch ở Nghệ An. Bờ biển Nghệ An có chiều dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát triển cảng biển và nghề làm muối (1000 ha). Lời mở đầu: Hoạt động sản xuất là hoạt động quan trọng và là hoạt động cơ bản nhất của con người.Kết quả hoạt động sản xuất chính là tạo ra sản phẩm phục vụ cho cuộc sống của mọi người.Trên bình diện toàn xã hội,kết quả hoạt động sản xuất là toàn bộ sản phẩm xã hội. Trong thống kê kinh tế nói chung và Hệ thống tài khoản quốc gia nói riêng thì các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và lưu thông sản phẩm xã hội là các chỉ tiêu đầu tiên và là các chỉ tiêu cơ bản.Trong số các chỉ tiêu hàng năm mà Tổng cục Thống kê giao cho các cục thống kê các tỉnh tính toán hàng năm thì các chỉ tiêu GDP và VA là các chỉ tiêu quan trọng nhất. Em chọn Nghệ An làm địa điểm nghiên cứu bởi vì Nghệ An là tỉnh có nhiều đặc trưng đại diện cho nhiều tỉnh thành khác:từ địa hình cho đến tài nguyên thiên nhiên,từ cơ sở hạ tầng vật chất cho đến nguồn nhân lực. Trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp này em chỉ xin đi sâu vào phân tích biến động của các chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất hàng năm của tỉnh Nghệ An mà không đi sâu phân tích nguyên nhân cũng như đề ra các giải pháp,vì đó là công việc của các nhà quản lý. Trong chuyên đề này chủ yếu sử dụng nguồn số liệu từ Cục Thống kê tỉnh Nghệ An.Xin cảm ơn Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Nghệ An,trưởng phòng Tổng hợp Cục Thống kê Nghệ An,các cô chú trong phòng Tổng hợp đã tận tình giúp đỡ em trong kỳ thực tập tại văn phòng Cục.Cảm ơn cô giáo Chu Thị Bích Ngọc đã hướng dẫn,chỉnh sửa cho em toàn bộ chuyên đề này. NỘI DUNG: CHƯƠNG I:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT SẢN PHẨM XÃ HỘI 1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN PHẢM XÃ HỘI: Sản xuất là hoạt động của con người (có thể làm thay được)để tạo ra những sản phẩm hữu ích,sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ,nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội-tiêu dùng cho sản xuất ,cho đời sống,cho tích lũy và cho xuất khẩu. Kết quả của quá trình sản xuất xã hội là sản phẩm xã hội.Sản phẩm xã hội là toàn bộ sản phẩm hữu ích,trực tiếp do lao động trong các ngành của nền kinh tê quốc dân tạo ra trong một thời kỳ nhất định(thường là một năm).Sản phẩm xã hội được tính theo lãnh thổ kinh tế.Kết quả sản xuất sản phẩm xã hội bao gồm cả sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ(bao gồm dịch vụ sản xuất và dịch vụ phi sản xuất): Sản phẩm vật chất là sản phẩm của các ngành nông nghiệp,lâm nghiệp,thủy sản,của công nghiệp khai thác,công nghiệp chế biến,của ngành xây dựng,.. Sản phẩm dịch vụ là sản phẩm của các ngành thương nghiệp,giao thông vận tải,bưu điện,của ngành y tế,văn hóa,giáo dục,thể dục thể thao,dịch vụ ngân hàng,tài chính,bảo hiểm,quản lý nhà nước,dịch vụ về khoa học và nghiên cứu khoa học,các loại dịch vụ phục vụ tiêu dùng của dân cư. Sản phẩm xã hội là những sản phẩm hữu ích,đáp ứng được những yêu cầu của thị trường,được xã hội chấp nhận.Đồng thời sản phẩm xã hội phải là những sản phẩm sản xuất ra phù hợp với những những mục tiêu hoạt động ban đầu của doanh nghiệp hoặc của ngành kinh tế. Do sản phẩm xã hội là kết quả hữu ích của hoạt dộng sản xuất .Do đó những sản phẩm,dịch vụ,thu nhập do chuyển nhượng(như cho vay,viện trợ hoàn lại,quà biếu,..),hay do sở hữu(nhà đất,bằng sáng chế…)không đựoc tính vào chỉ tiêu Tổng giá trị sản xuất. Cơ cấu sản phẩm xã hội: Có thể nghiên cứu cơ cấu sản phẩm xã hội theo các tiêu thức sau: Theo loại sản phẩm :Toàn bộ sản phẩm xã hội đựoc chia thành sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ. Theo đặc tính hàng hóa:Toàn bộ sản phẩm xã hội bao gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm phi hàng hóa. Theo công dụng kinh tế: Toàn bộ sản phẩm xã hội bao gồm tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng. Theo mức độ hoàn thành:Toàn bộ sản phẩm xã hội đựoc chia thành:Thành phẩm,nửa thành phẩm và sản phẩm dở dang. Theo mục đích sử dụng:Toàn bộ sản phẩm xã hội được sử dụng để sản xuất,tiêu dùng,tích lũy,xuất khẩu. Theo yếu tố cấu thành giá trị:Sản phẩm xã hội gồm C,V,m hoặc bằng C2,(C1+V+m). Theo hình thái hiện vật tự nhiên. Ngoài ra,để nghiên cứu vai trò của từng ngành,từng địa phương,từng thành phần kinh tế trong việc tạo ra sản phẩm xã hội.Có thể xét cơ cấu sản phẩm xã hội theo ngành,vùng,địa phương,thành phần kinh tế. Đây là tiêu thức nghiên cứu sản phẩm sản xuất được sử dụng chủ yếu trong chuyên đề này. 1.2.HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT SẢN PHẨM XÃ HỘI: Kết quả sản hoạt động sản xuất xã hội được phản ánh bằng các chỉ tiêu chủ yếu sau: Sản lượng,sản lượng thành phẩm và sản lượng hàng hóa. Tổng giá trị sản xuất các đơn vị sản xuất,các ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.Cụ thể trong chuyên đề này là của toàn tỉnh Nghệ An. Giá trị tăng thêm-VA của các ngành và tổng sản phẩm quốc nội-GDP. Giá trị sản lượng hàng hóa và giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện(tiêu thụ). 1.2.1.Tổng giá trị sản xuất-GO: 1.2.1.1.Tổng giá trị sản xuất-GO là toàn bộ giá trị sản phẩm do lao động các ngành trong các ngành của nền kinh tế quốc dân tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường là một năm. Nguyên tắc xác định GO: Tính theo lãnh thổ kinh tế (các đơn vị thường trú). Tính theo thời điểm sản xuất,kết quả tạo ra GO thời kỳ nào thì phải tính cho thời kỳ đó. Tính theo giá thị trường(giá sử dụng). Phản ánh toàn bộ kết quả sản xuất: GO=Giá trị thành phẩm + giá trị bán thành phẩm + giá trị chênh lệch sản phẩm dở dang cuối kỳ so với đầu kỳ. 1.2.1.2.Các phương pháp xác định GO: Dùng 3 phương pháp: - Phương pháp xí nghiệp (phương pháp doanh nghiệp): Lấy xí nghiệp làm đơn vị tính.Thực chất của phương pháp này là tổng cộng của giá trị sản xuất của tất cả các xí nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. - Phương pháp ngành: Lấy ngành làm đơn vị tính.thực chất của phương pháp này là tổng cộng giá trị sản xuất của tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân. GOphương pháp ngành= ngành i =GOxí nghiệp - giá trị sản phẩm chu chuyển giữa các XN trong cùng 1 ngành. - Phương pháp kinh tế quốc dân: Thực chất là lấy nền kinh tế quốc dân làm đơn vị tính ,phản ánh được kết quả sản xuất cuối cùng của nền kinh tế quốc dân.Cho phép nghiên cứu mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân với nhau. GOkinh tế quốc dân=GOngành-Giá trị sản phẩm chu chuyển giữa các ngành 1.2.1.3.Phương pháp xác định GO cho một số ngành kinh tế cơ bản: - Phương pháp xác định GO cho ngành công nghiệp: bao gồm chế biến,khai khoáng,sản xuất sản phẩm điện,khí đốt,nước,… Chỉ tiêu GO của ngành công nghiệp tính theo phương pháp doanh nghiệp:lấy doanh nghiệp làm đơn vị tính,phản ánh kết quả sản xuất cuối cùng của doanh nghiệp đó,không bao gồm giá trị sản phẩm chu chuyển trong nội bộ của doanh nghiệp(giữa các phân xưởng). - Ngành nông nghiệp: Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp bao gồm sản phẩm chính+sản phẩm phụ. Chỉ tiêu GO của ngành nông nghiệp được tính theo phương pháp chu chuyển tức là cho phép tính trùng trong nội bộ ngành nông nghiệp;giữa chăn nuôi –trồng trọt;trồng trọt-trồng trọt,… GOnông nghiệp=GOtrồng trọt+GOchăn nuôi+GOdịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp - Ngành xây dựng: Bao gồm các hoạt động xây dựng;lắp đặt máy móc thiết bị;sửa chữa lớn nhà cửa,vật kiến trúc;thăm dò thiết kế và thiết lập dự toán có liên quan đến công trình xây dựng. GO của ngành xây dựng bao gồm kết quả của cả 4 hoạt động trên,không bao gồm:chi phí đền bù giá trị của máy móc,thiết bị lắp đặt công trình,giá trị công trình xây dựng hỏng mà phải phá đi làm lại,.. - Ngành thương nghiệp:Là một ngành sản xuất đặc biệt không tạo ra sản phẩm mới nhưng góp phần làm tăng giá trị của sản phẩm đã sản xuất ra khi chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.Vì vậy,GO của ngành thương nghiệp chỉ được tính phần giá trị tăng thêm trong khâu lưu thông. GOthương nghiệp=Doanh số bản ra theo giá bán-Trị giá vốn hàng bán-Chi phí vận tải thuê ngoài. =Chi phí lưu thông-Chi phí vận tải ± lãi lỗ kinh doanh nghiệp vụ cơ bản thuê ngoài(nếu có). 1.2.2.Giá trị tăng thêm VA và tổng sản phẩm quốc nội GDP: 1.2.2.1.Khái niệm: Giá trị tăng thêm (VA) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP)là các chỉ tiêu quan trọng nhất trong hệ thống tài khoản quốc gia SNA;phản ánh bộ phận còn lại của tổng giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí trung gian dùng cho sản xuất.Đó là bộ phận giá trị mới do lao động sản xuất tạo ra và khấu hao tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định(thường là 1 năm). VA và GDP là các chỉ tiêu số lượng,tuyệt đối,thời kỳ,được tính theo đơn vị giá trị(theo giá hiện hành,so sánh và cố định). VA và GDP giống nhau ở nội dung (C1+V+m) ,nhưng khác nhau về phạm vi tính toán:ở các ngành kinh tế quốc dân được gọi là giá trị tăng thêm (VA),ở quy mô toàn bộ nền kinh tế quốc dân được gọi là tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nguyên tắc tính tính giá trị tăng thêm và tổng sản phẩm quốc nội : -Nguyên tắc thường trú chỉ được tính VA và GDP kết quả sản xuất của các đơn vị thường trú. -Tính theo thời điểm sản xuất:Kết quả sản xuất của thời kỳ nào được tính VA và GDP của thời kỳ đó. -Tính theo giá thị trường. 1.2.2.2.Các phương pháp xác định VA và GDP: - Phương pháp sản xuất: Xác định VA từng ngành bằng cách lấy GO của từng ngành tính theo các phương pháp khác nhau trừ đi chi phí trung gian dùng cho sản xuất của ngành đó: VAngành j = GOj-ICj (IC:Chi phí trung gian ) Tổng VA của tất cả các ngành trong một thời gian nhất định thường là 1 năm chính là GDP: GDP = VAngành j = ∑GO- ∑IC = ∑GO- ∑TDTG (TDTG:tiêu dùng trung gian) Trong thực tế,do phải tính thêm thu nhập từ thuế nhập khẩu nên GDP được tính theo công thức: GDP = ∑GOngành i -∑ ICi +∑ thuế nhập khẩu sản phẩm vật chất và dịch vụ . - Phương pháp phân phối: Có 2 phương pháp là phân phối lần đầu và phân phối lại. + Phương pháp phân phối lần đầu: Chúng ta tính VA và GDP với 3 đối tượng tham gia vào quá trình phân phối lần đầu,đó là người lao động,nhà nước và các doanh nghiệp.Cả VA và GDP đều tính được theo phương pháp này. Trong quá trình phân phối lần đầu tạo ra thu nhập lần đầu TN1(Thu nhập do hoạt động sản xuất và hoạt động kinh tế mà có).Có 3 loại TNI: TNIcủa người lao động, TNI của nhà nước, TNI của doanh nghiệp. GDPphân phối lần đầu=∑TNI VAphân phối lần đầu=∑TNI + Phương pháp phân phối lại:Chỉ có GDP tính theo phương pháp này. Sau khi kết thúc quá trình phân phối lần đầu,GDP trải qua quá trình phân phối lại.Khác với phân phối lần đầu,phân phối lại diễn ra với mọi thành viên trong xã hội (giữa người sản xuất–người sản xuất,người sản xuất–người không sản xuất,người thu nhập cao-người thu nhập thấp,…).Nó diễn ra theo hai quá trình:Nhận được từ phân phối lại Np và chuyển vào phân phối lại Cp. Kết dư phân phối lại: ∆p=Np-Cp. TNI + TNII= ∑Thu nhập =∑TN ∑TN-Cp=TNcuối cùng ( TNCC) TNI +∆p=TNCC GDPphân phối lại=∑TNCC - Phương pháp sử dụng cuối cùng: Chỉ có GDP sử dụng theo phương pháp này. Thực chất của phương pháp này là tính GDP trong giai đoạn sử dụng cuối cùng thu nhập cuối cùng. + Theo quan điểm vật chất: GDP=Tiêu dùng cuối cùng +Tích lũy +Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ -Nhập khẩu hàng hóa dịch vụ =TDCC +TL+E-M. Trong đó: -TDCC bao gồm TDCC của hộ gia đình hoặc cá nhân và TDCC của xã hội. TDCCHộ GĐ hoặc cá nhân=TDsản phẩm vật chất+TDsản phẩm dịch vụ phi sản xuất . TDCCcủa xã hội=GODịch vụ công=Chi phí thường xuyên + Doanh thu bán sản phẩm (nếu có). Tích lũy TL: TL= TLTSCĐ + TLTSLĐ+ TLTS quý hiếm Xuất nhập khẩu : XNKhàng hóa và dịch vụ =XNKsản phẩm vật chất+XNKsản phẩm dịch vụ + Theo quan điểm tài chính: GDP= C+I+G+ (E-M) C: Chi tiêu của xã hội I: Đầu tư; G : Chi tiêu của chính phủ. E(Export) : Xuất khẩu ;M (Import) :Nhập khẩu 1.2.3.Gía trị sản lượng hàng hóa và giá trị sản lượng hàng hóa tiêu thụ (thực hiện): 1.2.3.1.Giá trị sản lượng hàng hóa: Nguyên tắc tính:Tính theo lãnh thổ kinh tế,tính theo thời điểm sản xuất và tính theo giá thị trường. Giá trị sản lượng hàng hóa là chỉ tiêu kinh tế cần thiết để nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội về sản phẩm để tiêu dùng cho sản xuất,tiêu dùng cuối cùng cho đời sống dân cư,tiêu dùng chính phủ,tích lũy và xuất khẩu.Giá trị sản lượng hàng hóa của nền kinh tế là tổng hợp giá trị sản lượng hàng hóa của các ngành. 1.2.3.2. Giá trị sản lượng hàng hóa tiêu thụ (thực hiện): Nguyên tắc tính: - Tính theo lãnh thổ kinh tế - Tính theo thời điểm thanh toán. - Tính theo giá thị trường. Sản lượng hàng hóa thực hiện là lượng hàng hóa (sản phẩm vật chất và dịch vụ)đã được xã hội chấp nhận,tức là được người mua(trong và ngoài nước)chấp nhận thanh toán.Trong sản lượng hàng hóa tiêu thụ này có thể có cả hàng hóa kỳ trước và cũng có thể không gồm hết hàng hóa của kỳ này. Sản lượng hàng hóa thực hiện là căn cứ để xác định nhu cầu thanh toán;để xác định tổng mức hàng hóa bán lẻ;để nghiên cứu tiêu dùng cuối cùng của dân cư. Chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hóa và giá trị sản lượng hàng hóa tiêu thụ (thực hiện)không nằm trong số các chỉ tiêu cơ bản mà Tổng cục thống kê giao cho các cục thống kê tính toán hàng năm cho nên em không phân tích trong chuyên đề này. Cục thống kê Nghệ An tính chỉ tiêu VA và GDP đều bằng phương pháp sản xuất, đã nêu ở trên.Riêng với ngành Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản thì phải dựa vào số liệu Tổng điều tra Nông thôn,nông nghiệp và thủy sản năm 2006 và số liệu điều tra định kỳ 1/8 hàng năm.Một số trường hợp không thể tính được bằng phương pháp sản xuất hoặc khó có thể thu thập được số liệu theo phương pháp này thì Cục thống kê Nghệ An sử dụng phương pháp hệ số. Tổng hợp VA của tất cả các ngành cấp 1 ta có GDP của toàn tỉnh. CHƯƠNG II:TÌNH HÌNH KINH TẾ NGHỆ AN NĂM 2007 VÀ PHÂN TÍCH,ĐÁNH GIÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ: 2.1.ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH KINH TẾ NGHỆ AN NĂM 2007 : Năm 2007,mặc dù gặp rất nhiều khó khăn khách quan như dịch cúm gia cầm lây lan,tốc độ lạm phát 12,63% ,thời tiết xấu,…nhưng kinh tế Nghệ An vẫn có tốc độ phát triển khá cao.Cụ thể như sau: Bảng 1:Tổng sản phẩm trong tỉnh Nghệ An(GDP) năm 2007 Theo giá so sánh 1994(Đơn vị: tỷ đồng) Thực hiện năm 2006 Ước thực hiện 2007 Năm 2007 so với 2006(%) Tổng số 11330 12520 110.50 I.Nông-Lâm-Thủy sản 3753 3861 102.88 1.Nông nghiệp 3037 3111 102.44 2.Lâm nghiệp 430 438 101.86 3.Thủy sản 286 312 109.09 II.Công nghiệp-Xây dựng 3609 4225 117.07 1.Công nghiệp 1860 2165 116.40 -Công nghiệp khai thác 214 232 108.41 -Công nghiệp chế biến 1540 1814 117.79 -Công nghiệp điện nước 106 119 112.26 2.Xây dựng cơ bản 1749 2060 117.78 III.Dịch vụ 3968 4434 111.74 1.Thương mại 839 932 111.08 2.Khách sạn-nhà hàng 280 355 126.79 3.Vận tải 512 545 106.45 4.Tài chính tín dụng 229 261 113.97 5.Khoa học công nghệ 20 21 105.00 6.Kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 622 678 109.00 7.Quản lý nhà nước 566 614 108.48 8.Giáo dục đào tạo 451 487 107.98 9.Y tế 217 244 112.44 10.Văn hóa thể thao 42 47 111.90 11.Hiệp hội 8 9 112.50 12.Phục vụ cá nhân cộng đồng 25 28 112.00 13.Hoạt động làm thuê trong hộ GĐ 8 9 112.50 14.Thuế nhập khẩu hàng hóa 148 203 137.16 (Nguồn: Cục thống kê Nghệ An) Tổng sản phẩm quốc nội của toàn tỉnh Nghệ An năm 2007 ước đạt 12520 tỷ đồng(theo giá so sánh 1994)tăng 10,5% so với năm 2006.trong đó khu vực Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản tăng 2,88%;khu vực Công nghiệp-Xây dựng tăng 17,07% và khu vực dịch vụ tăng 11,72%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 so với năm 2006 tăng cao hơn mức 10,2% của năm trước .Do hai khu vực Công nghiệp-Xây dựng và Dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao và khu vực Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu làm tốc độ tăng trưởng thấp nên mức đóng góp trong tốc độ tăng trưởng chung chủ yếu do khu vực Công nghiệp-Xây dựng,cụ thể như sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh Nghệ An và mức đóng góp của các khu vực: Tốc độ tăng (%) Mức đóng góp (%) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006 Năm 2007 Tổng số 10,20 10,50 10,2 10,5 Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản 6,11 2,88 2,1 0,95 Công nghiệp-Xây dựng 13,17 17,07 4,09 5,44 Dịch vụ 11,61 11,72 4,01 4,11 (Nguồn: Cục thống kê Nghệ An) Khu vực Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản chỉ tăng 2,88% và mức đóng góp vào tăng trưởng chung chỉ đạt 0,95% thấp thua mức tăng 6,11% và mức đóng góp 2,1% của năm 2006,chủ yếu là do tác động của thời tiết khắc nghiệt cả 3 vụ Đông Xuân,Hè thu và vụ Mùa nên ảnh hưởng lớn đến năng suất,sản lượng cây trồng.Trong đó cây lương thực sản lượng giảm 7,95% với giá trị tăng thêm chiếm gần 40% cả ngành Nông nghiệp và trên 51% ngành Trồng trọt,đã giảm 8%.Ngoài ra,một số loại cây trồng khác có sản lượng tăng thấp và giảm năng suất nên giá trị tăng thêm của ngành trồng trọt chỉ bằng 99,57% năm 2006.trong khi ngành Lâm nghiệp chỉ tăng 1,86% và thủy sản tuy tăng 9,09% nhưng 2 ngành này chỉ chiếm tỷ trọng 19,42%,do đó giá trị tăng thêm của khu vực Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản tăng thấp. Khu vực Công nghiệp-Xây dựng có tốc độ tăng cao nhất trong cả 3 khu vực kinh tế,với mức VA là 17,07% cao hơn mức tăng 13,17% của khu vực này năm 2006 nên mức đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của khu vực này là 5,44% cao hơn mức đóng góp của cả hai khu vực còn lại và cao hơn mức đóng góp năm 2006 (4,09%). Riêng ngành Công nghiệp tuy vẫn còn gặp nhiều khó khăn do giá nguyên liệu tăng cao,một số cơ sở chế biến Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản thiếu nguyên liệu nên sản phẩm giảm sút.Nhưng hầu hết các sản phẩm chủ yếu của ngành Công nghiệp vẫn sản xuất ổn định và tăng trưởng khá,trong đó có một số loại sản phẩm có khối lượng lớn,giá trị sản xuất cao tiếp tục tăng trưởng cao như:Bia tăng 36,19%;đường kính tăng 33,57%;sản phẩm dệt kim tăng 36,47%;sản xuất bao bì tăng 89,34%;thiếc tăng 29,56%;nước máy tăng 21,68%,… Khu vực dịch vụ cũng có tốc độ tăng 11,72% cao hơn mức tăng trưởng của năm 2006,nhất là các ngành dịch vụ kinh doanh tiếp tục tăng khá như thương mại,khách sạn-nhà hàng,tài chính-tín dụng,riêng thuế xuất nhập khẩu tăng 37,16%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng theo hướng tăng tỷ trọng Công nghiệp-Xây dựng và Dịch vụ,giảm tỷ trọng Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản.Tỷ trọng Công nghiệp-Xây dựng từ 30,34% năm 2006 tăng lên 32,01% năm 2007.Khu vực dịch vụ tăng từ 36,57% năm 2006 lên 36,96% năm 2007.Và khu vực Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản giảm từ 33,09% năm 2006 xuống còn 31,03% năm 2007.tuy nhiên cơ cấu kinh tế theo 3 nhóm ngành theo giá hiện hành như trên còn phụ thuộc yếu tố trượt giá trong khi năm 2007 khu vực dịch vụ tiếp tục trượt giá nhanh nhất,nhất là nhóm ngành khối Hành chính sự nghiệp do điều chỉnh lương cơ bản từ 350.000 đồng lên 450.000 đồng,tiếp sau là khu vực Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản hầu hết sản phẩm của khu vực này giá cả đều tăng cao.Do vậy nếu theo giá so sánh 1994 để loại trừ ảnh hưởng trượt giá thì cơ cấu kinh tế theo 3 nhóm ngành vẫn đảm bảo đúng hướng;trong đó khu vực Công nghiệp-Xây dựng tăng nhanh nhất :từ 31,85% năm 2006 lên 33,75 % năm 2007;khu vực Dịch vụ từ 35,03% năm 2006 lên 35,49% năm 2007 và khu vực Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản giảm từ 33,12% năm 2006 xuống còn 30,76% năm 2007. Cơ cấu nhóm ngành trong GDP(%) Tổng số Theo giá hiện hành Theo giá so sánh Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006 Năm 2007 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản 33,09 31,03 33,12 30,76 Công nghiệp-Xây dựng 30,34 32,01 31,80 33,75 Dịch vụ 36,57 36,96 35,03 35,49 (Nguồn: Cục thống kê Nghệ An) 2.2.VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ CHUYÊN NGÀNH ĐỂ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT SẢN PHẨM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM 2007: 2.2.1.Phương pháp chỉ số: 2.2.1.1.Chỉ số: Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu. Chỉ số thống kê được xác định bằng cách thiết lập mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian hoặc không gian khác nhau nhằm nêu lên sự biến động qua thời gian hoặc không gian đối với hiện tượng nghiên cứu. Các số tương đối động thái,số tương đối không gian,số tương đối kế hoạch đều là chỉ số . Phân loại chỉ số: * Căn cứ vào đặc điểm thiết lập quan hệ so sánh ,phân biệt thành: - Chỉ số phát triển(số tương đối động thái):Biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian khác nhau. Công thức tính: t = (Đơn vị:lần hay %) Trong đó y1 là mức độ kỳ nghiên cứu,y0 là mức độ kỳ gốc. - Chỉ số kế hoạch (Số tương đối kế hoạch): Biểu hiện quan hệ so sánh giữa các mức độ thực tế và kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu.Bao gồm : + Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch:Biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa mức độ kỳ kế hoạch và mức độ của chỉ tiêu này đạt được ở trước kỳ kế hoạch hoặc ở một kỳ gốc nào đó để so sánh,đơn vị :%. Công thức tính: Kn = yK :mức độ kỳ kế hoạch y0 :Mức độ thực tế ở một kỳ nào đó được chọn làm gốc để so sánh. + Chỉ số thực hiện kế hoạch: Là quan hệ tỷ lệ giữa mức độ thực tế đã đạt được trong kỳ kế hoạch với mức độ kế hoạch đã đề ra về một chỉ tiêu kinh tế nào đó.Đơn vị :%. Công thức tính : KT= Chỉ số không gian:Biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai điều kiện không gian khác nhau. * Căn cứ vào phạm vi tính toán,chia thành hai loại:Chỉ số đơn và chỉ số tổng hợp. * Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu,phân biệt chỉ số chỉ tiêu khối lượng và chỉ số chỉ tiêu chất lượng. 2.2.1.2.Hệ thống chỉ số : Cơ sở lý luận của phương pháp này là các nhân tố cấu thành một hiện tượng phức tạp đều cùng biến động,do đó để nghiên cứu ảnh hưởng của từng nhân tố phải giả định các nhân tố lần lượt biến động. Các đặc điểm của hệ thống chỉ số: Một chỉ tiêu tổng hợp của hiện tượng phức tạp có bao nhiêu nhân tố thì có bao nhiêu nhân tố thì hệ thống chỉ số có bấy nhiêu chỉ số nhân tố.Mỗi nhân tố là cơ sở để hình thành 1 chỉ số nhân tố. Trong hệ thống chỉ số,chỉ số toàn bộ bằng tích của các chỉ số nhân tố và mẫu số của chỉ số nhân tố đứng trước giống với tử số của chỉ số nhân tố đứng sau. Các bước thiết lập một hệ thống chỉ số theo phương pháp liên hoàn: Phân tích chỉ tiêu nghiên cứu ra các nhân tố cấu thành. Viết chỉ số toàn bộ và chỉ số cho các nhân tố. Vì điều kiện trong phạm vi một chuyên đề giới hạn,nên dưới đây không thể áp dụng hết tất cả các phương pháp chỉ số và phương pháp thống kê chuyên ngành vào trong chuyên đề này,mà chỉ áp dụng một vài phương pháp khác nhau đối với mỗi ngành kinh tế khác nhau.Đối với ngành Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản,tôi xin nêu các chỉ tiêu Thống kê Nông nghiệp cơ bản và các chỉ số phát triển ,đồng thời phân tích bằng hệ thống chỉ số.Đối với ngành Công nghiệp-Xây dựng,áp dụng thống kê chuyên ngành.Với ngành Dịch vụ-thương mại-Giao thông vận tải,chỉ phân tích cơ cấu Đối với lĩnh vực vốn đầu tư phát triển toàn xã hội,áp dụng để tính các chỉ số kế hoạch. 2.2.2. Các chỉ tiêu thống kê chuyên ngành thống kê Nông nghiệp .Vận dụng phương pháp chỉ số để tính các chỉ số phát triển và hệ thống chỉ số dể phân tích sản phẩm ngành Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản của tỉnh Nghệ An năm 2007 ( kỳ gốc: năm 2006): 2.2.2.1.Các chỉ tiêu chuyên ngành thống kê Nông nghiệp năm 2007 : Các chỉ tiêu chuyên ngành thống kê Nông nghiệp năm 2007: Tốc độ phát triển(%) Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 A.CÂY HÀNG NĂM Tổng diện tích gieo trồng Ha 43226.9 45095 104.32 Tổng sản lượng lương thực Tấn 1143852 1053478 92.10 -Cây lương thực: Tổng diện tích gieo trồng Ha 249297 240910.5 96.64 -Cây chất bột: Tổng diện tích gieo trồng Ha 30866 30226.5 97.93 -Cây thực phẩm: Tổng diện tích gieo trồng Ha 31629 33970.5 107.40 -Cây công nghiệp hàng năm: Tổng diện tích gieo trồng Ha 57346 61422.5 107.11 -Cây hàng năm khác: Ha 5935 6768 114.04 B.CÂY LÂU NĂM Tổng diện tích gieo trồng Ha 43226.9 45095 104.32 -Cây công nghiệp lâu năm Tổng diện tích Ha 12115.9 13502 111.44 -Cây ăn quả lâu năm: Tổng diện tích Ha 19956 20318 101.81 -Cây lâu năm khác Tổng diện tích Ha 11155 11275 101.08 TỔNG ĐÀN GIA SÚC,GIA CẦM(Số liệu ĐT chăn nuôi 1/8/2007) -Tổng đàn trâu Con 288441 292231 101.31 -Tổng đàn bò Con 426262 445304 104.47 -Tổng đàn lợn: Con 1136187 1182885 104.11 -Tổng đàn gia cầm con 10470000 10967000 104.75 -Chăn nuôi khác: con 124000 127,4 102,66 LÂM NGHIỆP: -Diện tích trồng rừng tập trung Ha 9477 9500 100.24 -Số cây trồng phân tán 1000 cây 12135 12500 103.01 -Diện tích rừng trồng được chăm sóc Ha 18500 18352 99.20 -Diện tích rừng trồng được khoanh nuôi bảo vệ Ha 250500 216690 86.50 THỦY SẢN Tổng sản lượng tấn 71054 77128 108.55 -Sản lượng khai thác thủy sản tấn 45785 48844 106.68 -Sản lượng thủy sản nuôi trồng tấn 25269 28284 111.93 Trên đây là một số chỉ tiêu thống kê chuyên ngành thống kê Nông nghiệp và các chỉ số phát triển của từng ngành.Sau đây là phương pháp hệ thống chỉ số để phân tích thống kê về năng suất,sản lượng cây trồng: 2.2.2.2. Vận dụng phương pháp hệ thống chỉ số để phân tích thống kê về năng suất,sản lượng cây trồng hàng năm: Sau đây là số liệu năng suất,sản lượng,diện tích cây trồng hàng năm năm 2007: Đơn vị tính Thực hiện năm 2006 Ước tính năm 2007 Tổng diện tích gieo trồng Ha 375073 373298 Tổng sản lượng lương thực có hạt Tấn 1143852 1053478 Trong đó: Thóc Tấn 911267 846465 I.Cây lương thực: Tổng diện tích gieo trồng Ha 249297 240910.5 1.Cây lúa: -Diện tích: Ha 182135 181245 -Năng suất Tạ/ha 50.03 46.7 -Sản lượng: Tấn 911267 846465 2.Cây ngô: -Diện tích: Ha 67128.5 59597.5 -Năng suất Tạ/ha 34.64 34.73 -Sản lượng: Tấn 232544 206960 3.Cây kê: -Diện tích: Ha 33.5 68 -Năng suất Tạ/ha 12.24 7.79 -Sản lượng: Tấn 41 53 II.Cây chất bột: Tổng diện tích gieo trồng Ha 30866 30226.5 1.Cây khoai lang: -Diện tích: Ha 14483 12919.5 -Năng suất Tạ/ha 62.73 60.34 -Sản lượng: Tấn 90852 77954 2.Cây sắn: -Diện tích: Ha 15233 16197 -Năng suất Tạ/ha 205.72 206.42 -Sản lượng Tấn 313380 334338.47 3.Cây chất bột khác: -Diện tích: Ha 1150 1110 -Năng suất Tạ/ha 60.34 60.68 -Sản lượng Tấn 6939 6735 III.Cây thực phẩm: Tổng diện tích gieo trồng Ha 31629 33970.5 1.Rau các loại: -Diện tích: Ha 20636 22758.5 -Năng suất Tạ/ha 106.65 109.95 --Sản lượng: Tấn 220073 250226 2.Cây đậu các loại -Diện tích: Ha 10993 11212 -Năng suất Tạ/ha 6.75 7.53 -Sản luợng Tấn 7416 8445 IV.Cây công nghiệp hàng năm: Tổng diện tích gieo trồng Ha 57346 61422.5 1.Cây đỗ tương: -Diện tích: Ha 762 985 -Năng suất Tạ/ha 8.71 9.3 --Sản lượng: Tấn 664 916.5 2.Cây lạc: -Diện tích: Ha 23324 24442.5 -Năng suất Tạ/ha 19.76 21.69 -Sản luợng tấn 46077 53006 3.Cây vừng -Diện tích: Ha 6306.5 5429 -Năng suất Tạ/ha 5.3 6.56 -Sản lượng Tấn 3344 3561.5 4.Cây mía -Diện tích: Ha 26658 30281 -Diện tích cho sản phẩm: Ha 25260.5 29753 -Năng suất Tạ/ha 588.16 585.74 -Sản lượng Tấn 1485716 1742739 5.Cây thuốc lào: -Diện tích Ha 101 92 -Năng suất Tạ/ha 16.24 15.22 -Sản lượng Tấn 164 140 6.Cây bông: -Diện tích Ha 62.5 61 -Năng suất Tạ/ha 3.36 3.36 -Sản lượng Tấn 21 20.5 7.Cây đay: -Diện tích Ha 2 2 -Năng suất Tạ/ha 15 15 -Sản lượng Tấn 3 3 8.Cây cói -Diện tích Ha 130 130 -Năng suất Tạ/ha 50 55 -Sản lượng Tấn 650 715 Ký hiệu N0 là năng suất cây trồng kỳ gốc,N1 là năng suất cây trồng kỳ nghiên cứu.D0 là diện tích gieo trồng kỳ gốc,D1 là diện tích gieo trồng kỳ nghiên cứu. -Năng suất thu hoạch bình quân: Từ bảng trên ta có tổng diện tích gieo trồng: ∑D0 = 369138 (ha) ; ∑D1=366530(ha) (Không tính diện tích các cây hàng năm khác do không tính được số liệu về năng suất) + Năng suất thu hoạch bình quân kỳ gốc: = = =8,9916 (Tấn/ha) hay 89,916 (tạ/ha) + Năng suất thu hoạch bình quân kỳ nghiên cứu: = = = 9,6371 (Tấn/ha) hay 96,371 (tạ/ha) - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất thu hoạch bình quân: Năng suất thu hoạch bình quân cây hàng năm kỳ nghiên cứu biến động so với kỳ gốc do ảnh hưởng đồng thời của cả hai nhân tố: + Năng suất bình quân + Cơ cấu gieo trồng = = = 9,7873 (Tấn/ha) Hệ thống chỉ số: = = x = x 1.0718 = 0.9847 x 1.0885 (lần) (107,18%._.) (98,47%) (108,85%) Tốc độ tăng(giảm): 7,18% -1,53% 8,85% Lượng tăng giảm tuyệt đối: - = ( - ) + ( - ) 9,6371- 8,9916 =(9,6371 – 9,7873) + (9,7873 -8,9916) (Tấn/ha) 0,6455 = -0,1502 + 0,7957 (Tấn/ha) Qua kết quả: Năng suất thu hoạch bình quân kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 7,18% tương ứng 0,6455 tấn/ha do ảnh hưởng đồng thời của cả hai nhân tố: + Do năng suất thu hoạch các loại cây trồng hàng năm của kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc biến động làm năng suất thu hoạch bình quân kỳ nghiên cứu giảm 1,53% tương ứng 0,1502 tấn/ha. + Do cơ cấu gieo trồng biến động làm cho năng suất thu hoạch bình quân kỳ nghiên cứu tăng tăng lên 8,85% ,tương ứng 7957 tấn /ha. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng: MÔ HÌNH 1: Tổng sản lượng cây hàng năm kỳ nghiên cứu biến động so với kỳ gốc do ảnh hưởng đồng thời của cả hai nhân tố: + Năng suất thu hoạch từng loại cây trồng N + Quy mô,cơ cấu sản xuất . Hệ thống chỉ số : = = x = = x 1,064 = 0,985 x 1,081 (lần) Tốc độ tăng(giảm): 6,4% -1,5% 8,1% Lượng tăng giảm tuyệt đối: ∑N1D1 - ∑N0D0 =(∑N1D1 - ∑N0D1 ) + ( ∑N0D1 -∑N0D0) 3532278 – 3319151 = (3532278 – 3587340,694) + (3587340,694 – 3319151) 213126,97 = -55062,720 + 268189,694 (Tấn) Sản lượng cây trồng hàng năm kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 6,4% tương ứng 213126,97 tấn do ảnh hưởng đồng thời của cả hai nhân tố: + Do năng suất thu hoạch các loại cây trồng hàng năm của kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc giảm làm cho tổng sản lượng giảm 1,5 % tương ứng 55062,72 tấn. + Do quy mô,cơ cấu sản xuất biến động làm tổng sản lượng tăng lên 8,1% tương ứng 268189,694 tấn. MÔ HÌNH 2: Tổng sản lượng cây trồng hàng năm kỳ nghiên cứu biến động so với kỳ gốc do ảnh hưởng đồng thời của cả ba nhân tố: + Năng suất thu hoạch bình quân + Cơ cấu sản xuất . + Tổng diện tích gieo trồng ∑D.(Quy mô sản xuất) Hệ thống chỉ số: IND = = IND = = x x = x x 1,064 = 0,9847 x 1,0885 x 0,992 Tốc độ tăng(giảm): (6,4% ) (-1,53%) ( 8,85%) (-1,8%) Lượng tăng(giảm) tuyệt đối: ∆ND = (-)∑D1 + (-)∑D1 +(∑D1 - ∑D0) 3532278 – 3319151=(-55062,72) + 291639,8557 + (-23450,162) (Tấn) 213126,97 =(-55062,72) + 291639,8557 + (-23450,162) (Tấn) Nhận xét : Tống sản lượng cây trồng hàng năm kỳ nghiên cứu tăng 6,4% so với kỳ gốc,tương ứng 213126,97 tấn do ảnh hưởng đồng thời của cả ba nhân tố: + Do năng suất thu hoạch các loại cây trồng hàng năm giảm làm cho Tống sản lượng cây hàng năm kỳ nghiên cứu giảm 1,53% tương ứng -55062,72 tấn. +Do cơ cấu sản xuất kỳ nghiên cứu biến động so với kỳ gốc làm cho ống sản lượng cây hàng năm kỳ nghiên cứu tăng lên 8,85 % tương ứng 291639,8557 tấn + Do tổng diện tích gieo trồng kỳ nghiên cứu giảm so với kỳ gốc làm cho tống sản lượng cây hàng năm kỳ nghiên cứu giảm 1,8% tương ứng 23450,162 tấn 2.2.3.Phân tích VA ngành Công nghiệp-Xây dựng tỉnh Nghệ An năm 2007 ( kỳ gốc: năm 2006) Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo giá cố định 1994 (đơn vị :triệu đồng) VA NGÀNH CÔNG NGHIỆP NĂM 2007 SO VỚI NĂM 2006 Thực hiện năm 2006 Ước tính năm 2007 Mức độ đóng góp vào VA công nghiệp (%) Năm 2007 so với năm 2006(%) TỔNG SỐ 4859304 5710171 117,51 I.PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ 1.Khu vực kinh tế nhà nước 2308256 2523607 44,19 109,33 -Trung ương quản lý 1988934 2275035 39,84 114,38 -Địa phương quản lý 319322 248572 4,35 77,84 2.Khu vực ngoài quốc doanh 2067346 2594599 45,44 125,50 3.Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 483702 591965 10,37 122,38 II.PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ 1.Công nghiệp khai thác 280148 312648 5,48 111,60 2.Công nghiệp chế biến 4492198 5299865 92,81 117,98 3.Công nghiệp điện nước 86958 97658 1,71 112,30 Nhận xét: Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 5.170 tỷ đồng(theo giá so sánh 1994) tăng 17,51% so với năm 2006.Trong đó khu vực nhà nước đạt 2.524 tỷ đồng tăng 9,33%(Do trung ương quản lý tăng 14,38%;địa phương quản lý giảm 22,16%).Khu vực ngoài nhà nước đạt 2.594 tỷ đồng,tăng 25,5% và khu vực có vốn dầu tư nước ngoài là 592 tỷ đồng,tăng 22,38%. Về cơ cấu: Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng lớn trong VA toàn ngành Công nghiệp,chiếm tới 44,19%.Tuy vậy lại có tốc độ phát triển khá chậm là 109,33%.Trong đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh lại là khu vực có tốc độ phát triển cao nhất: 125,5%.Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ lệ thấp nhất là 10,37%. Trong số các ngành công nghiệp thì ngành công nghiệp chế biến với giá trị tăng thêm đạt 5.299,9 tỷ đồng chiếm tỉ trọng lớn nhất 92,81%.Đồng thời có tốc độ phát triển cao nhất 117,98% cao hơn mức tăng trưởng chung.Ngành này đã giúp toàn ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An năm vừa qua đạt tốc độ phát triển khá cao là 117,51%.Hai ngành còn lại chiếm tỷ trọng 7,2%,tăng từ 11-12%. Tuy vậy,sản xuất công nghiệp Nghệ An vẫn còn gặp nhiều khó khăn,do các yếu tố giá nguyên liệu tăng cao hoặc thiếu nguyên liệu nhất là công nghiệp chế biến nông-thủy sản hay địa bàn sản xuất thu hẹp như khai thác đá,… 2.2.4.Ngành Thương mại-Dịch vụ: (Đơn vị tính:Triệu đồng) TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ XÃ HỘI Thực hiện năm 2006 Ước thực hiện năm 2007 Chỉ số phát triển(%) TỔNG SỐ 10479800 12405080 118,37 Trong đó:Cơ sở SX trực tiếp bán lẻ 1019440 1176370 115,39 A.Phân theo loại hình kinh tế I.Khu vực kinh tế trong nước 10479800 12405080 118,37 1.Kinh tế nhà nước 1261710 1512170 119,85 2.Kinh tế tập thể 38970 39810 102,16 3.Kinh tế cá thể 6109690 6986980 114,36 4.Kinh tế tư nhân 3069430 3866120 125,96 II.Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài - - B.Phân theo ngành hoạt động 1.Thương nghiệp 8873420 10276110 115,81 2.Khách sạn nhà hàng 1163770 1573980 135,25 3.Du lịch 16040 20760 129,43 4.Dịch vụ 426570 534230 125,24 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2007 ước đạt 12.045 tỷ đồng,tăng 18,37% so với năm trước,trong đó khu vực kinh tế Nhà nước đạt 1.512 tỷ đồng,tăng 19,85%;khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đạt 7.027 tỷ đồng tăng 14,28%;khu vực kinh tế tư nhân đạt 3866 tỷ đồng,tăng 25,96%. Trong tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội thì hoạt động ngành thương mại đạt 10.276 tỷ đồng,chiếm tỷ trọng 82,84 %,tăng 15,81%.Khách sạn-nhà hàng 1.574 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 12,69%,tăng 35,25%.Doanh thu Du lịch lữ hành đạt 20,76 tỷ đồng và doanh thu dịch vụ 534 tỷ đồng,tăng 25,24%. 2.2.5. Vận dụng phương pháp chỉ số để tính toán,phân tích các chỉ số kế hoạch vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của năm 2007: TỔNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI Kế hoạch năm 2007 Thực hiện năm 2006 Ước tính năm 2007 Chỉ số phát triển (%) Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch (%) Chỉ số thực hiện kế hoạch (%) TỔNG SỐ 9672637 9736574 11688416 120,05 99,34 120,84 A.Chia theo nguồn vốn I.Vốn trung ương quản lý 2500000 2471064 3132204 126,76 101,17 125,29 II.Vốn địa phương quản lý 7172637 7265510 8556212 117,76 98,72 119,29 B.Chia theo khoản mục đầu tư I.Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 8872637 8905044 10810424 121,40 99,64 121,84 II.Vốn đầu tư phát triển khác 800000 831530 877992 105,59 96,21 109,75 Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2007 ước đạt 11.688 tỷ đồng theo gíá hiện hành,tăng 20,05% so với năm 2006.trong đó vốn Trung ương quản lý tăng 26,76%,địa phương quản lý tăng 4,63%,ngoài nhà nước tăng 25,91% và vốn đầu tư nước ngoài tăng 72,58%. Trong tổng số vốn đầu tư phát triển,vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản ước đạt 10.810 tỷ đồng,tăng 21,4% so với năm 2006.Trong đó vốn xây lắp ước đạt 9.178 tỷ đồng,tăng 22% so với năm 2006. Năm 2007,chỉ số thực hiện kế hoạch về vốn đầu tư phát triển đều đạt xấp xỉ 120%.Sở dĩ có điều đó là bởi vì kế hoạch đề ra cho năm 2007 là thấp,thậm chí còn thấp hơn so với mức thực hiện của năm 2006.Nguyên nhân nữa là bởi vì nguồn vốn tăng lên,hệ quả của việc Việt Nam gia nhập WTO. CHƯƠNG III:VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN ĐỂ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT SẢN PHẨM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN THỜI KỲ 1997-2007 Những vấn đề chung về phân tích dãy số thời gian: Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thời gian.Dựa vào các mức độ của dãy số phản ánh theo quy mô của hiện tượng qua thời gian ,có thể phân dãy số thời gian thành dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm. Phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian: VA và GDP trên toàn tỉnh Nghệ An thời kỳ 1997-2007: VA và GDP là hai chỉ tiêu quan trọng nhất trong Hệ thống tài khoản quốc gia SNA.Và trên thực tế phương pháp Sử dụng cuối cùng khó có thể tính được.Cục thống kê Nghệ An tính toán hai chỉ tiêu này theo phương pháp sản xuất: VA các ngành và GDP toàn tỉnh Nghệ An năm 2007 theo giá so sánh 1994: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) theo giá so sánh 1994 (triệu đồng) Năm GDP Nông nghiệp,lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Năm 1996 4750536 2213208 710938 1826390 Năm 1997 5213191 2409508 796916 2006767 Năm 1998 5560294 2488063 889376 2182855 Năm 1999 5942421 2610052 1018351 2314018 Năm 2000 6317904 2793381 1203690 2320833 Năm 2001 6901408 2921313 1491018 2489077 Năm 2002 7654014 3086869 1903810 2663335 Năm 2003 8523510 3233750 2370323 2919437 Năm 2004 9386090 3481671 2709357 3195062 Năm 2005 10281724 3537349 3188958 3555417 Năm 2006 11330358 3753159 3608249 3968950 Ước thực hiện năm 2007 12520000 3861000 4225000 4434000 VA và GDP theo giá hiện hành: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế (triệu đồng) Năm GDP Nông nghiệp,lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 1997 6010061 2760898 914107 2335056 1998 7018664 3238232 1059277 2721155 1999 7561138 3430541 1212729 2917868 2000 7935660 3513169 1477766 2944725 2001 8829206 3732886 1883786 3212534 2002 10441655 4328917 2464765 3647973 2003 12141334 4636228 3169580 4335526 2004 14583853 5383877 4190243 5009733 2005 17200292 5918201 5040411 6241680 2006 19628507 6495411 5768984 7364112 Ước thực hiện năm 2007 23159000 7186000 7413000 8560000 (Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An năm 2005 Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2007 –Cục thống kê Nghệ An 3.1.PHÂN TÍCH GDP TOÀN TỈNH: 3.1.1.Mức độ bình quân qua thời gian: Ở trong chuyên đề này,do đối tượng đang phân tích là dãy số thời kỳ,nên chỉ xét mức độ bình quân qua thời gian đối với dãy số thời kỳ: = Trong đó y1,y2,…,yn là các mức độ của dãy số thời kỳ Do vậy,GDP bình quân của tỉnh Nghệ An thời kỳ từ 1997-2007 là: Theo giá hiện hành: hh=12228124,55 (triệu đồng) Theo giá so sánh 1994: ss 94=8148264.909 (triệu đồng) 3.1.2.Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: 3.1.2.1.Lượng tăng (giảm)tuyệt đối liên hoàn: Phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau và được tính theo công thức sau: δi=yi-yi-1 (với i=2,3,..,n) δi : Lượng tăng (giảm)tuyệt đối liên hoàn(hay từng kỳ ở thời gian i so với thòi gian đứng liền trước đó i-1. yi,yi-1:Mức độ tuyệt đối ở thời gian i và (i-1) Từ số liệu GDP ở bảng 1(để loại trừ ảnh hưởng của yếu tố trượt giá tác động tới GDP),ta có: δ2 =GDP98-GDP97= 347103 (triệu đồng) δ3 =GDP99-GDP98= 382127(triệu đồng) δ4 =GDP00-GDP99= 375483(triệu đồng) δ5 =GDP01-GDP00= 583504 (triệu đồng) δ6 =GDP02-GDP01= 752606 (triệu đồng) δ7=GDP03-GDP02= 869496 (triệu đồng) δ8 =GDP04-GDP03= 862580 (triệu đồng) δ9 =GDP05-GDP04= 895634 (triệu đồng) δ10=GDP06-GDP05= 1048634 (triệu đồng) δ11=GDP07-GDP06= 1189642 (triệu đồng) Như vậy năm sau so với năm trước GDP của toàn tỉnh đều tăng lên. 3.1.2.2.Lượng tăng (giảm)tuyệt đối định gốc: Phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài và được tính theo công thức sau: ∆i=yi-y1 (Với i=2,3,…,n) Trong đó : ∆i: Lượng tăng (giảm)tuyệt đối định gốc ở thời gian I so với thời gian ban đầu của dãy số. y1:Mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu. Từ số liệu GDP ở bảng 1 ta có: ∆2= GDP98-GDP97= 347103 (triệu đồng) ∆3= GDP99-GDP97= 729230 (triệu đồng) ∆4= GDP00-GDP97= 1104713(triệu đồng) ∆5= GDP01-GDP97= 1688217 (triệu đồng) ∆6= GDP02-GDP97= 2440823(triệu đồng) ∆7= GDP03-GDP97= 3310319 (triệu đồng) ∆8= GDP04-GDP97= 4172899 (triệu đồng) ∆9= GDP05-GDP97= 5068533 (triệu đồng) ∆10= GDP06-GDP97= 6117167 (triệu đồng) ∆11= GDP07-GDP97= 7306809 (triệu đồng) 3.1.2.3.Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: Phản ánh mức độ đại diện của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn và được tính theo công thức sau đây: = = = (Với i=2,3,…,n) Từ công thức trên ta có :Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân GDP của Nghệ An thời kỳ từ 1997-2007 là = = 730680,9 (triệu đồng). 3.1.3.Tốc độ phát triển: 3.1.3.1.Tốc độ phát triển liên hoàn: Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của thời gian sau so với thời gian liền trước đó và được tính theo công thức sau: ti= (Với i=2,3,…,n) ti: Tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian (i-1) và có thể biểu hiện bằng lần hoặc %. Từ số liệu GDP ở bảng 1 ta có: t2==1,067 (lần) hay 106,7% t3==1,069 (lần) hay 106,9% t4==1,063 (lần) hay 106,3% t5==1,092 (lần) hay 109,2% t6==1,109 (lần) hay 110,9% t7==1,114 (lần) hay 111,4% t8==1,101(lần) hay 110,1% t9==1,095 (lần) hay 109,5% t10==1,102 (lần) hay 110,2% t11==1,105 (lần) hay 110,5% 3.1.3.2.Tốc độ phát triển định gốc: Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động cúa hiện tượng ở những khoảng thời gian dài và được tính theo công thức sau: Ti= (Với i=2,3,…,n) Ti : Tốc độ phát triển định gốc thời gian i so với thời gian đầu của dãy số và có thể biểu hiện bằng lần hoặc %. Từ số liệu GDP ở bảng trên ta có: T2== 1,067 lần hay 106,7%. T3== 1,140 lần hay 114%. T4== 1,212 lần hay 121,2%. T5== 1,324 lần hay 132,4%. T6== 1,468 lần hay 146,8%. T7== 1,635 lần hay 163,5%. T8== 1,800 lần hay 180%. T9== 1,972 lần hay 197,2%. T10== 2,173 lần hay 217,3 %. T11== 2,402 lần hay 240,2%. 3.1.3.3.Tốc độ phát triển bình quân: Phản ánh mức độ đại diện cho các tốc độ phát triển liên hoàn. Tốc độ phát triển bình quân được tính theo công thức sau: = = = Từ đó ta có tốc độ phát triển bình quân GDP toàn tỉnh Nghệ An từ năm 1997-2007 là: = ==1,092 lần hay 109,2% 3.1.4.Tốc độ tăng (hoặc giảm): 3.1.4.1.Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn: Phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian (i-1) và được tính theo công thức sau đây: ai= = = ti -1 Từ đó ta có : a2=t2-1=1,067-1=0,067 lần hay 6,7%. a3=t3-1=1,069-1=0,069 lần hay 6,9%. a4=t4-1=1,063-1=0,063 lần hay 6,3%. a5=t5-1=1,092-1=0,092 lần hay 9,2%. a6=t6-1=1,109-1=0,109 lần hay 10,9%. a7=t7-1=1,114-1=0,114 lần hay 11,4%. a8=t8-1=1,101-1=0,101 lần hay 10,1%. a9=t9-1=1,095-1=0,095 lần hay 9,5%. a10=t10-1=1,102-1=0,102 lần hay 10,2%. a11=t11-1=1,105-1=0,102 lần hay 10,5%. 3.1.4.2.Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc: Phản ánh tốc độ tăng(hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số và được tính theo công thức sau: Ai = = = Ti -1 Từ kết quả đã tính ta có : A2 = T2 -1=0,067 lần hay 6,7 %. A3 = T3 -1=0,140 lần hay 14 %. A4 = T4 -1=0,212 lần hay 21,2 %. A5 = T5 -1=0,324 lần hay 32,4 %. A6 = T6 -1=0,468 lần hay 46,8 %. A7 = T7 -1=0,635 lần hay 63,5 %. A8 = T8 -1=0,8 lần hay 80 %. A9 = T9 -1=0,972 lần hay 97,2 %. A10 = T10 -1=1,173 lần hay 117,3 %. A11 = T11 -1=1,402 lần hay 140,2 %. 3.1.4.3.Tốc độ tăng (hoặc giảm)bình quân:Phản ánh tốc độ tăng(hoặc giảm) đại diện cho các tốc độ tăng(hoặc giảm) liên hoàn và được tính theo công thức sau đây: = -1 (nếu biểu hiện bằng lần); hoặc = (%) -100 (nếu biểu hiện bằng %) Từ kết quả đã tính,ta có: = 1,092 -1=0,092 lần hay 9,2 %. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Nghệ An thời kỳ 1997-2007 là 9,2 %. 3.1.4.4.Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn : Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (hoặc giảm) của tốc độ tăng(hoặc giảm) liên hoàn thì tương ứng với một quy mô cụ thể là bao nhiêu.Công thức tính như sau: gi = = Từ số liệu GDP của bảng 1 ta có: g2= = 52,132 tỷ đồng –tức là cứ 1% tăng lên của năm 1998 so với năm 1997 thì tương ứng là 52,132 tỷ đồng. g3= = 55,603 tỷ đồng –tức là cứ 1% tăng lên của năm 1999 so với năm 1998 thì tương ứng là 55,603 tỷ đồng. … g11= = 125,2 tỷ đồng –tức là cứ 1% tăng lên của năm 2007 so với năm 2006 thì tương ứng là 125,2 tỷ đồng. 3.1.5.Hàm xu thế(hồi quy theo thời gian): 3.1.5.1.Khái niệm,phương pháp xây dựng hàm xu thế: *Khái niệm: Thay các mức độ của dãy số thời gian bằng một hàm số và gọi là hàm xu thế.Dạng tổng quát của hàm xu thế là ŷt =f(t). ŷt : mức độ hiện tượng của thời gian t tính được từ hàm xu thế. yt :Mức độ thực tế của hiện tượng ở thời gian t; t : thứ tự thời gian t=1,2,…,n. *Chọn dạng hàm xu thế phù hợp: -Dựa vào đồ thị. -Dựa vào một số tiêu chuẩn khác: +Dựa vào sai phân bậc 1 : δi(1) =yi- yi-1 +Dựa vào sai phân bậc 2: δi(2) =δi(1) - δi-1(1) +Dựa vào tốc độ phát triển liên hoàn ti= -Dựa vào sai số chuẩn SE = = n: số lượng của các mức độ của dãy số thời gian. k : số lượng các hệ số của hàm xu thế. Sau khi đã chọn được dạng hàm xu thế phù hợp,sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất để xác định các hệ số: min →hệ phương trình chuẩn. 3.1.5.2.Xây dựng hàm xu thế cho GDP của tỉnh Nghệ An thời kỳ 1997-2007: Ta thấy rằng sai phân bậc 1 của dãy số GDP theo thời gian cho ở bảng 1 (δi(1)) có sai khác với nhau lớn,các sai phân bậc cao hơn δi(2), δi(3),…lại càng có giá trị khác biệt với nhau lớn hơn.Đồng thời tốc độ phát triển liên hoàn ti= lại có khá tương đương nhau.Do đó,phải sử dụng mô hình hàm mũ đối với y (GDP): Mô hình hàm mũ: ŷt = b0*b1t (1) hoặc ŷt=*(1+r)t (2),r là tốc độ tăng trưởng. Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất : min để xác định các hệ số của mô hình (1): ∑lny =nlnb0 +lnb1∑t ∑tlny= lnb0∑t +lnb1∑t2 Sau đây là mô hình theo tính toán và kết quả từ việc sử dụng phần mềm SPSS: -Bằng cách tính toán: ∑lny=174,5971571 ; ∑t=66 (t=1,2,….11) ∑tlny=1057,458497 ; ∑t2 = 506 . Từ đó ta có hệ phương trình: 174,5971571 = 11* lnb0 + 66*lnb1 1057,458497 = 66* lnb0+ 506* lnb1 Giải hệ phương trình trên,ta có: lnb0=15.33380222 ;lnb1=0.089777767 b0= 4564420.957 ;b1=1.09393 →Mô hình GDP của tỉnh Nghệ An (giá so sánh 94)theo thời gian là: =4564420.957* 1.09393t (1) Việc kiểm định các mô hình sẽ được nêu trong phần sau của chuyên đề. -Sử dụng phần mềm SPSS ta có kết quả như sau: GDP Exponential Model Summary R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate .997 .994 .993 .025 ANOVA Sum of Squares df Mean Square F Sig. Regression .887 1 .887 1394.013 .000 Residual .006 9 .001 Total .892 10 Coefficients Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta Case Sequence .090 .002 .997 37.336 .000 (Constant) 4564421.017 74438.904 61.318 .000 The dependent variable is ln(GDP). Hình 1: Đồ thị GDP toàn tỉnh Nghệ An thời kỳ 1997-2007: Phần mềm SPSS cho kết quả mô hình (2): =4564421,017; r=0,09 lnt =+t*ln(1+r) →Ta có : lnt=4564421,017 +t*ln1,09 Mô hình GDP theo thời gian là : t =4564421,017* 1,09t Mô hình trên có R=0,997 R2 =0,994. Hệ số xác định đã hiệu chỉnh: =0,993.Ý nghĩa của hệ số xác định và hệ số xác định đã hiệu chỉnh xin được nêu ở phần sau của chuyên đề. 3.2.Phân tích VA ngành Nông nghiỆp-Lâm nghiỆp-ThỦy sẢn: 3.2.1.Phân tích bằng phương pháp dãy số thời gian: Theo phương pháp phân tích dãy số thời gian như đã nêu trong phần phân tích GDP toàn tỉnh.Từ số liệu VA ngành nông nghiệp đã cho ở bảng trên.Ta có kết quả như sau: Phân tích VA ngành Nông nghiệp-Lâm nghiệp-thủy sản tỉnh Nghệ An thời kỳ 1997-2007 bằng phương pháp phân tích dãy số thời gian: Phân tích VA nông nghiệp tỉnh Nghệ An thời kỳ 1997-2007 bằng phương pháp dãy số thời gian VAnn (Triệu đồng) Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn δi=yi-yi-1 Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc ∆i=yi-y1 Tốc độ phát triển liên hoàn ti(lần) Tốc độ phát triển định gốc Ti(lần) Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn ai(lần) Tốc độ tăng (giảm) định gốc Ai(lần) Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn gi (triệu đồng) Năm 1997 2409508 Năm 1998 2488063 78555 78555 1.033 1.033 0.033 0.033 24095.08 Năm 1999 2610052 121989 200544 1.049 1.083 0.049 0.083 24880.63 Năm 2000 2793381 183329 383873 1.070 1.159 0.070 0.159 26100.52 Năm 2001 2921313 127932 511805 1.046 1.212 0.046 0.212 27933.81 Năm 2002 3086869 165556 677361 1.057 1.281 0.057 0.281 29213.13 Năm 2003 3233750 146881 824242 1.048 1.342 0.048 0.342 30868.69 Năm 2004 3481671 247921 1072163 1.077 1.445 0.077 0.445 32337.5 Năm 2005 3537349 55678 1127841 1.016 1.468 0.016 0.468 34816.71 Năm 2006 3753159 215810 1343651 1.061 1.558 0.061 0.558 35373.49 Năm 2007 3861000 107841 1451492 1.029 1.602 0.029 0.602 37531.59 -Mức độ bình quân qua thời gian: (ss 94) nông nghiệp =3106919,5 (Triệu đồng) - Tốc độ phát triển bình quân: = = =1,0483 lần hay 104,83% - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: = =145149,2 (Triệu đồng) - Tốc độ tăng(giảm) bình quân : =-1=0.0483 lần hay 4,83%. 3.2.2.Xây dựng hàm xu thế cho VA nông nghiệp của tỉnh Nghệ An thời kỳ 1997-2007: Theo bảng VANN theo giá so sánh 1994 ở trên,ta thấy các sai phân bậc 1 δi(1) =yi- yi-1 có khác biệt với nhau và các sai phân bậc 2: δi(2) =δi(1) - δi-1(1) có khác biệt với nhau càng lớn.Vì vậy,tôi đưa ra hàm xu thế là mô hình mũ theo thời gian: Mô hình ŷt=*(1+r)t. r: tốc độ tăng trưởng.Trên thực tế,r tính đuợc từ phần mềm SPSS luôn xấp xỉ với tốc độ phát triển bình quân .Vì vậy ta có thể lấy luôn để thay thế vào giá trị của r. Sau đây là kết quả phân tích của phần mềm SPSS: VAnn Exponential Model Summary R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate .997 .994 .994 .013 ANOVA Sum of Squares df Mean Square F Sig. Regression .271 1 .271 1592.876 .000 Residual .002 9 .000 Total .272 10 Coefficients Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta Case Sequence .050 .001 .997 39.911 .000 (Constant) 2279013.887 19209.675 118.639 .000 The dependent variable is ln(VAnn). Hình 2:Đồ thị VA nông nghiệp của tỉnh Nghệ An thời kỳ 1997-2007: Từ kết quả phân tích của phần mềm ta có : =2279013,87 ;r=0.05 Mô hình VA nông nghiệp theo thời gian: =2279013,87 * 1,05t (triệu đồng) Mô hình có R2= 0,994 Hệ số xác định bội đã hiệu chỉnh: =0,994. SE=0,013.Là sai số chuẩn nhỏ nhất trong các dạng mô hình,vì thế ta chấp nhận mô hình này. 3.3.Thống kê Công nghiệp-Xây dựng: 3.3.1.Phân tích bằng dãy số thời gian : Phân tích VA Công nghiệp-Xây dựng tỉnh Nghệ An thời kỳ 1997-2007 bằng phương pháp dãy số thời gian VACN (Triệu đồng) Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn δi=yi-yi-1 Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc ∆i=yi-y1 Tốc độ phát triển liên hoàn ti (lần) Tốc độ phát triển định gốc Ti (lần) Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn ai(lần) Tốc độ tăng (giảm) định gốc Ai(lần) Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn gi (triệu đồng) Năm 1997 796916 Năm 1998 889376 92460 92460 1,116 1,116 0,116 0,116 7969,16 Năm 1999 1018351 128975 221435 1,145 1,278 0,145 0,278 8893,76 Năm 2000 1203690 185339 406774 1,182 1,510 0,182 0,510 10183,51 Năm 2001 1491018 287328 694102 1,239 1,871 0,239 0,871 12036,9 Năm 2002 1903810 412792 1106894 1,277 2,389 0,277 1,389 14910,18 Năm 2003 2370323 466513 1573407 1,245 2,974 0,245 1,974 19038,1 Năm 2004 2709357 339034 1912441 1,143 3,400 0,143 2,400 23703,23 Năm 2005 3188958 479601 2392042 1,177 4,002 0,177 3,002 27093,57 Năm 2006 3608249 419291 2811333 1,131 4,528 0,131 3,528 31889,58 Năm 2007 4225000 616751 3428084 1,171 5,302 0,171 4,302 36082,49 - Mức độ bình quân qua thời gian: (ss 94) công nghiệp = 2127731,64 (Triệu đồng) - Tốc độ phát triển bình quân: = = =1,182 lần hay 118,2% - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: = =342808,4 (Triệu đồng) - Tốc độ tăng(giảm) bình quân : =-1=18,2 lần hay 18,2% 3.3.2.Xây dựng hàm xu thế cho VA Công nghiệp-Xây dựng của tỉnh Nghệ An thời kỳ 1997-2007: Theo bảng VACN-XD theo giá so sánh 1994 ở trên,ta thấy các sai phân bậc 1 δi(1) =yi- yi-1 có khác biệt với nhau và các sai phân bậc 2: δi(2) =δi(1) - δi-1(1) có khác biệt với nhau càng lớn.Vì vậy, hàm xu thế là mô hình mũ theo thời gian: Mô hình hàm mũ: ŷt=*(1+r)t Sau đây là kết quả phân tích của phần mềm SPSS: VAcn Exponential Model Summary R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate .996 .993 .992 .052 ANOVA Sum of Squares df Mean Square F Sig. Regression 3.440 1 3.440 1259.569 .000 Residual .025 9 .003 Total 3.465 10 Coefficients Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta Case Sequence .177 .005 .996 35.490 .000 (Constant) 633278.768 21401.777 29.590 .000 The dependent variable is ln(VAcn). Hình 3:Đồ thị VA Công nghiệp-Xây dựng toàn tỉnh Nghệ An thời kỳ 1997-2007 Từ kết quả phân tích của phần mềm ta có : =633278.768 ;r=0.177 → Mô hình VA Công nghiệp theo thời gian: =633278.768 * 1,177t Mô hình có R2= 0,993 Hệ số xác định bội đã hiệu chỉnh: =0,993 và SE=0,052.Là sai số chuẩn nhỏ nhất trong các dạng mô hình,vì thế ta chấp nhận mô hình này. 3.4.Thống kê Dịch vụ-Thương mại-Giao thông vận tải: 3.4.1.Phân tích bằng dãy số thời gian : Phân tích VA dịch vụ tỉnh Nghệ An thời kỳ 1997-2007 bằng phương pháp dãy số thời gian VADV (Triệu đồng) Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn δi=yi-yi-1 Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc ∆i=yi-y1 Tốc độ phát triển liên hoàn ti (lần) Tốc độ phát triển định gốc Ti (lần) Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn ai(lần) Tốc độ tăng (giảm) định gốc Ai(lần) Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn gi (triệu đồng) Năm 1997 2006767 Năm 1998 2182855 176088 176088 1,088 1,088 0,088 0,088 20067,67 Năm 1999 2314018 131163 307251 1,060 1,153 0,060 0,153 21828,55 Năm 2000 2320833 6815 314066 1,003 1,157 0,003 0,157 23140,18 Năm 2001 2489077 168244 482310 1,072 1,240 0,072 0,240 23208,33 Năm 2002 2663335 174258 656568 1,070 1,327 0,070 0,327 24890,77 Năm 2003 2919437 256102 912670 1,096 1,455 0,096 0,455 26633,35 Năm 2004 3195062 275625 1188295 1,094 1,592 0,094 0,592 29194,37 Năm 2005 3555417 360355 1548650 1,113 1,772 0,113 0,772 31950,62 Năm 2006 3968950 413533 1962183 1,116 1,978 0,116 0,978 35554,17 Năm 2007 4434000 465050 2427233 1,117 2,210 0,117 1,210 39689,5 - Mức độ bình quân qua thời gian: (ss 94) DV,TM,GTVT =2913613,73 (Triệu đồng) - Tốc độ phát triển bình quân: = = =1,0825 lần hay 108,25% - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: = =24272,33 (Triệu đồng) - Tốc độ tăng(giảm) bình quân : =-1=8,25 lần hay 8,25% 3.4.2.Xây dựng hàm xu thế cho VA Dịch vụ-Thương mại-Giao thông vận tải của tỉnh Nghệ An thời kỳ 1997-2007: Theo bảng VADV theo giá so sánh 1994 ở trên,ta thấy các sai phân bậc 1 δi(1) =yi- yi-1 có khác biệt với nhau và các sai phân bậc 2: δi(2) =δi(1) - δi-1(1) có khác biệt với nhau càng lớn.Vì vậy hàm xu thế là mô hình mũ theo thời gian: Mô hình hàm mũ: ŷt=*(1+r)t Phân tích mô hình bằng phần mềm SPSS: Có 4 mô hình là Exponential, Compound, Growth,Logistic đều có SE nhỏ nhất trong các mô hình và đều bằng 0,049;và đều có R2 = 0,968.Nên ta có thể chọn một trong các mô hình.Vì vậy ta chấp nhận đưa ra mô hình mũ: =*(1+r)t. VAdv Exponential Model Summary R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate .984 .968 .965 .049 ANOVA Sum of Squares df Mean Square F Sig. Regression .648 1 .648 273.215 .000 Residual .021 9 .002 Total .669 10 Coefficients Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta Case Sequence .077 .005 .984 16.529 .000 (Constant) 1781698.760 56110.927 31.753 .000 The dependent variable is ln(VAdv). Hình 3:Đồ thị VA Dịch vụ-Thương mại-Giao thông vận tải của tỉnh Nghệ An thời kỳ 1997-2007 Theo kết quả phân tích bằng SPSS: =1781698,76 r =0,077 → Mô hình VADV tỉnh Nghệ An theo thời gian t: = 1781698,76 *1,077t Mô hình có =0,965 CHƯƠNG IV: DỰ ĐOÁN VA CÁC NGÀNH VÀ GDP CỦA TỈNH NGHỆ AN NĂM 2008 VÀ NÊU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SẢN XUẤT: 4.1.DỰ BÁO VA CÁC NGÀNH VÀ GDP TRÊN ĐỊA BÀN TOÀN TỈNH NĂM 2008: 4.1.1.Dự đoán bằng lượng tăng(giảm) tuyệt đối bình quân: Lượng tăng(giảm) tuyệt đối bình quân được tính theo công thức: = Từ đó có mô hình dự đoán: =yn +*l với l=1,2,3,…. Áp dụng vào dự đoán: Đối với VA ngành nông nghiệp năm 2008 (theo giá so sánh 94): 2008=3861000+145149,2*1 =4006149,2 (Triệu đồng) VA ngành Công nghiệp-Xây dựng năm 2008(theo giá so sánh 94): 2008=4225000+342808,4*1=4567808,4 (Triệu đồng) VA ngành Dịch vụ-Thương mại-Giao thông vận tải(theo giá so sánh 94): 2008 =4434000 + 24272,33 *1=4458272,33 (Triệu đồng) Dự đoán GDP toàn tỉnh Nghệ An năm 2008(theo giá so sánh 94): 2008 =12520000+730680,9 *1 =13250680,9 (Triệu đồng) Tuy nhiên do các lượng tăng(giảm) tuyệt đối liên hoàn không xấp xỉ nhau nên kết quả dự đoán dựa vào lượng tăng(giảm) tuyệt đối bình quân như trên không cho kết quả tốt. 4.1.2.Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân: Tốc độ phát triển bình quân được tính theo công thức: = Từ đó có mô hình dự đoán: =yn *()l với l=1,2,3,.. Áp dụng vào dự đoán: VA ngành nông nghiệp năm 2008 (theo giá so sánh 94): 2008 =3861000*1,04831 =4047486,3 (Triệu đồng) VA ngành Công nghiệp-Xây dựng năm 2008 (theo giá so sánh 94): 2008=4225000 *1,1821 =4993950 (Triệu đồng) VA ngành Dịch vụ năm 2008 (theo giá so sánh 94): 2008=4434000*1,08251=4799805 (Triệu đồng) Dự đoán GDP toàn tỉnh Nghệ An năm 2008(theo giá so sánh 94) : 2008=12520000*1,0921=13671840 (Triệu đồng) Tuy nhiên do các tốc độ phát triển liên hoàn không xấp xỉ nhau nên việc dự đoán như trên là không cho kết quả tốt. 4.1.3.Dự đoán dựa vào hàm xu thế: 4.1.3.1.Dự đoán VA ngành nô._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10002.doc
Tài liệu liên quan