Lời mở đầu
Đất nước nước ta kể từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng, nhu cầu giao lưu văn hoá giữa các quốc gia ngày càng trở nên cần thiết. Chính vì vậy mà du lịch là một trong những biện pháp để tăng cường tình đoàn kết quốc tế, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Do điều kiện thuận lợi đó ngành du lịch nước ta nói chung và du lịch Hà Nội n
66 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích biến động doanh thu du lịch và dự đoán doanh thu du lịch thời gian tới trên địa bàn HN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ói riêng tuy là một ngành non trẻ nhưng đã được Đảng và Nhà nước ta chú trọng đầu tư và phát triển. Tuy nhiên để phát huy hơn nữa tiềm năng vốn có của ngành, du lịch Hà Nội cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng đủ tiêu chuẩn, chất lượng tốt nhất, phải có kế hoạch đầu tư thích đáng... Chính vì vậy mấy năm gần đây du lịch Thủ đô đã gặt hái những thành quả nhất định. Doanh thu du lịch Hà Nội không ngừng tăng qua các năm. Tuy nhiên doanh thu tăng lên trong thực tế các công ty kinh doanh du lịch lại làm ăn không hiệu quả, với sự tăng ồ ạt của các khách sạn, nhà hàng như hiện nay đã làm cho công suất sử dụng giảm xuống.
Xuất phát từ thực trạng này, đồng thời phải nghiên cứu, phân tích, để từ đó có chính sách phát triển thích hợp nhất nhằm phát triển, xây dựng vững chắc ngành du lịch Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Đề tài: "Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích biến động doanh thu du lịch thời kỳ 1995 - 2001 và dự đoán doanh thu du lịch thời kỳ 2002 - 2003 trên địa bàn Hà Nội" có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giải quyết vấn đề nói trên.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo Khoa Thống kê trường Đại học Kinh tế quốc dân, đặc biệt là cô giáo TS. Trần Kim Thu và chị Ngô ánh Dương trưởng phòng thương mại giá cả và các cô, chú, anh, chị Phòng thương mại Cục thống kê Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề này.
Tuy nhiên do trình độ có hạn và hạn chế về mặt thời gian cho nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và phê bình để chuyên đề hoàn thiện.
Chương I
Lý luận chung về dãy số thời gian
I. Khái niệm về dãy số thời gian.
Mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian. Trong thống kê, để nghiên cứu sự biến động này người ta thường dựa vào dãy số thời gian. Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Qua dãy số thời gian có thể nghiên cứu đặc điểm về sự biến động của hiện tượng, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời để dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai.
Mỗi dãy số thời gian được cấu tạo bởi thành phần là thời gian và chỉ tiêu về hiện tượng được nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm... Độ dài giữa hai thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian. Chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu có thể là số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân. Trị số của chỉ tiêu gọi là mức độ dãy số.
Căn cứ vào đặc điểm tồn tại về quy mô của hiện tượng qua thời gian có thể phân biệt dãy số thời kỹ và dãy số thời gian.
- Dẫy số thời kỳ biểu hiện quy mô (khối kượng) của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định. Trong dãy số thời kỳ các mức độ là những số tuyệt đối thời kỳ, do đó độ dài khoảng cách thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến trị số của chỉ tiêu và có thể cộng các trị số của chỉ tiêu để phản ánh quy mô của hiện trong những khoảng thời gian dài.
- Dãy số thời điểm biểu hiện quy mô (khối lượn)g của hiện tượng tại thời điểm nhất định.
Yêu cầu cơ bản khi xây dựng một dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Muốn vậy thì nội dung và phương pháp tính toán chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất, phạm vi của hiện tượng nghiên cứu trước sau phải nhất trí, các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau (nhất là đối với dãy số thời kỳ).
Trong thực tế, do những nguyên nhân khác nhau, các yêu cầu trên có thể bị vi phạm, khi đó đòi hỏi phải có sự chỉnh lý thích hợp để tiến hành phân tích.
II. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian.
Để phản ánh đặc điểm biến động qua thời gian của hiện tượng được nghiên cứu, người ta thường tính các chỉ tiêu sau đây:
1. Mức độ trung bình theo thời gian.
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại biểu của các mức độ tuyệt đối trong một dãy số thời gian. Tuỳ theo dãy số thời kỳ hoặc dãy số thời điểm mà có các công thức khác nhau.
- Đối với dãy số thời kỳ, mức độ trung bình thời gian được tính theo công thức sau đây:
Trong đó: yi (i = 1, 2,....., n) là các mức độ của dãy số thời kỳ.
- Đối với dãy số thời điểm:
+ Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau thì được tính theo công thức sau đây:
Trong đó: yi (i = 1, 2,....., n) là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau.
+ Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau thì mức độ trung bình theo thời gian được tinhs bằng công thức sau đây:
Trong đó: yi (i = 1, 2,....., n) là độ dài thời gian có mức độ yi.
2. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối.
Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu (+) và ngược lại, mang dấu (-).
Tuỳ theo mực đích nghiên cứu, ta có các chỉ tiêu về lượng tăng (hoặc giảm) sau đây:
a. Lượng tăng (hoặc giảm tuyệt đối liên hoàn (hay từng thời kỳ).
Là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ kỳ đứng liền trước đố (yi-1). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng (thời gian i - 1 và thời gian i). Công thức tính như sau:
= yi - (i = 2, 3,......., n)
Trong đó: là lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn.
b. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (hay tính dồn).
Là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ của một kỳ nào đó được chọn làm gốc, thường là mức độ đầu tiên trong dãy số (yi). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài. Nếu ký hiệu Di là lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc, ta có:
Di = - y1 (i = 2, 3,............, n)
c. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trung bình.
Là mức trung bình của các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trung bình, tao có:
3. Tốc độ phát triển.
Tốc độ phát triển là một số tương đối (thường là được biểu hiện bằng lần hoặc %) phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, ta có các loại tốc độ phát triển sau đây:
a. Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau. Công thức được tính như sau:
(i = 2, 3,.........., n)
Trong đó:
ti: Tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i -1
-1: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i -1
yi: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i
b. Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài. Công thức tính như sau:
(i = 2, 3,.........., n)
Trong đó:
Ti: Tốc độ phát triển định gốc
: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i
y1: Mức độ đầu tiên của dãy số
Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định giá gốc có mối liên hệ sau đây:
- Thứ nhất: Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc. Tức là:
t2 . t3 ........ tn = Tn
hay: Pti = Ti (i = 2, 3,.........., n)
- Thứ hai: Thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian đó.
Tức là:
= ti (i = 2, 3,.........., n)
c. Tốc độ phát triển trung bình là trị số đại biểu của hai tốc độ phát triển liên hoàn. Vì các tốc độ phát triển liên hoàn có quan hệ tích nên để tính tốc độ phát triển bình quân, người ta sử dụng công thức số trung bình nhân. Nếu ký hiệu là tốc độ phát triển trung bình, thì công thức tính như sau:
=
Từ công thức trên cho thấy: chỉ nên tính chỉ tiêu tốc độ phát triển trung bình đối với những hiện tượng biến động theo một xu hướng nhất định.
4. Tốc độ tăng (hoặc giảm).
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ của hiện tượng giữa hai thời gian đã tăng (+) hoặc giảm (-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu phần trăm). Tương ứng với tốc độ phát triển, ta có các tốc độ tăng (hoặc giảm) sau đây:
a. Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.
ai = = ti-1 (i = 2, 3,.........., n)
b. Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc; là tỷ số giữa lượng tăng (hoặc giảm) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định. Nếu ký hiệu Ai (i = 2, 3,.........., n) là các tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc thì:
Ai = (i = 2, 3,.........., n)
c. Tốc độ tăng (hoặc giảm) trung bình; là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) đại biểu trong suốt thời gian nghiên cứu. Nếu ký hiệu là tốc độ tăng (hoặc giảm) trung bình thì:
5. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm).
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (hoặc giảm) của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì tương ứng với một chỉ số tuyệt đối là bao nhiêu. Nếu ký hiệu gi (i = 2, 3,.........., n) là giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm) thì:
gi = (i = 2, 3,.........., n)
III. Một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng.
Sự biện động của hiện tương qua thời gian chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Ngoài các nhân tố chủ yếu, cơ bản quyết định xu hướng biến động của hiện tượng, còn có những nhân tố ngẫu nhiên gây ra những sai lệch khỏi xu hướng. Xu hướng thường được biểu hiện là chiều hướng tiến triển chung nào đó, một sự tiến triển kéo dài theo thời gian, xác định tính quy luật biến động cơ bản của hiện tượng theo thời gian. Việc xác định xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu thống kê. Vì vậy, cần phải sử dụng những phương pháp thích hợp, trong một chừng mực nhất định, loại bỏ tác động của những nhân tố ngẫu nhiên để nêu lên xu hướng và tính quy luật về sự biến động của hiện tượng.
Sau đây sẽ trình bày một số phương pháp thường được sử dụng để biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng.
1. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian.
Phương pháp này được sử dụng khi một dãy số thời có khoảng cách thời gian tương đối ngắn và có nhiều mức độ mà qua đó chưa phản ánh được xu hướng biến động của hiện tượng.
2. Phương pháp số trung bình trượt (di động).
Số trung bình trượt (còn gọi là số trung bình di động) là số trung bình cộng của một nhóm nhất định các mức độ của dãy số được tính bằng cách lần lượt loại dần các mức độ đầu, đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo, sao cho số lượng các mức độ tham gia tính số trung bình không đổi.
Giải sử có dãy số thời gian: y1, y2, y3, ........, , ........, yn
Nếu tính trung bình trượt cho các nhóm ba mức độ, ta sẽ có:
Từ đó ta có một dãy số mới gồm các số trung bình trượt:
Việc lựa chọn nhóm bao nhiêu mức độ để tính trung bình trượt đòi hỏi phải dựa vào đặc điểm biến đoọng của hiện tượng và số lượng các mức độc của dãy số thời gian. Nếu sự biến động của hiện tượng tương đối đều đặn và số lượng mức độ của dãy số không nhiều thì có thể tính trung bình trượt từ 3 mức độ. Nếu sự biến động của hiện tượng lớn và dãy số có nhiều mức độ thì có thể tính trung bình trượt từ 5 hoặc 7 mức độ. Trung bình trượt cũng được tính từ nhiều mức độ thì càng có tác dụng san bằng ảnh hưởng của các nhân tố ngẫu nhiên. Nhưng mặt khác lại làm giảm số lượng các mức độ của dãy số trung bình trượt.
3. Phương pháp hồi quy.
Trên cơ sở dãy số thời gian, người ta tìm một hàm số (gọi là phương trình hồi quy) phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian có dạng tổng quát như sau:
= f(t, a0, a1, .........., an)
Trong đó:
: mức độ lý thuyết
a0, a1,....., an: các tham số
t: thứ tự thời gian
Để lựa chọn đúng đắn dạng các phương trình hồi quy đòi hỏi phải dựa vào sự phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, đồng thời kết hợp với một số phương pháp khác như (như dựa vào đồ thị, dựa vào độ tăng (giảm) tuyệt đối, dựa vào tốc độ phát triển...).
Các tham số ai (i = 1, 2, 3, ........, n) thường được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất. Tức là:
= min
Sau đây là một số dạng phương trình hồi quy đơn giản thường được sử dụng:
- Phương trình đường thẳng:
= a0 + a1.t
Phương trình đường thẳng được sử dụng khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàb di (còn gọi là sai phân bậc 1) xấp xỉ nhau.
áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để xác định giá trị của tham số a0 và a1.
- Phương trình parabol bậc 2:
yt = a0 + a1t + a2t2
Phương trình parabol bậc hai được sử dụng khi các sai phân bậc hai (tức là sai phân của sai phân bậc 1) xấp xỉ nhau: Các tham số a0, a1, a2 được xác định bởi hệ phương trình sau đây:
- Phương trình hàm mũ.
Phương trình hàm mũ được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau.
Các tham số a0 và a1 được xác định bởi hệ phương trình sau đây:
4. Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ.
Sự biến động của một số hiện tượng kinh tế - xã hội thường có tính thời vụ, nghĩa là hàng năm, trong từng thời gian nhất định, sự biến động được lặp đi lặp lại. Trong các ngành như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch... đều ít nhiều có biến động thời vụ. Nguyên nhân gây ra biến động thời vụ là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên (thời tiết khí hậu) và phong tục tập quán sinh hoạt của dân cư.
Biến động thời vụ làm cho hoạt động của một số ngành khi thì căng thẳng, khẩn trương: lúc thì nhàn rỗi, bị thu hẹp lại. Nhu cầu biến động thời vụ nhằm đề ra những chủ trương biện pháp phù hợp, kịp thời, hạn chế những ảnh hưởng của biến động đối với sản xuất và sinh hoạt xã hội.
Nhiệm vụ của nhiệm vụ thống kê là dựa vào số liệu của nhiều năm (ít nhất là 3 năm) để xác định tính chất và mức độ biến động thời vụ.
Trong các trường hợp biến động thời vụ qua những thời gian nhất định của các năm tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng (hoặc giảm) rõ rệt thì chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau đây:
Ii =
Trong đó:
Ii: Chỉ số thời vụ của thời gian
: Số trung bình các mức độ của các thời gian cùng tên i.
: Số trung bình của tất cả các mức độ trong dãy số.
Trường hợp biến động thời vụ qua những thời gian nhất định của cácơ cấu năm có sự tăng (hoặc giảm) rõ rệt thì chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau đây:
Ii =
Trong đó:
yịj: mức độ thực tế ở thời gian i năm j
: mức độ tính toán (có thể là một số trung bình trượt hoặc dựa vào phương trình hồi quy ở thời gian i của năm thứ j)
IV. Hồi quy - tương quan trong dãy số thời gian.
1. Tự hồi quy và tự tương quan.
Trong nhiều dãy số thời gian, mức độ ở một thời gian nào đó có sự phụ thuộc nhất định vào các mức độ ở các thời gian trước đó. Sự phụ thuộc này gọi là tự tương quan.
Việc nhu cầu tự hồi quy và tự tương quan cho phép xác định những đặc điểm của quá trình biến động qua thời gian, phân tích mối liên hệ giữa các dãy số phương pháp dự đoán thống kê.
Nghiên cứu tự hồi quy và tự tương quan giải quyết hai nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Thứ nhất, tìm phương trình phản ánh sự phụ thuộc giữa các mức độ trong dãy số thời gian - Gọi là phương trình tự hồi quy. Ví dụ phương trình tự hồi quy giữa yt và yt-1 là:
- Thứ hai, đánh giá mức độ chặt chẽ của sự phụ thuộc bằng hệ số tự tương quan. Ví dụ, với phương trình tự hồi quy ở trên, hệ số tự tương quan là:
2. Tương quan giữa các dãy số thời gian.
Mối liên hệ giữa các hiện tượng không những được biểu hiện qua không gian mà còn được biểu hiện qua thời gian. Ví dụ: mối liên hệ giữa khối lượng một loại sản phẩm nào đó được sản xuất với giá cả của nó trên thị trường, mối liên hệ giữa diện tích và năng suất qua các vụ, mối liên hệ số cuộc kết hôn với số trẻ em được sinh ra... Có thể vận dụng phương pháp tương quan để nghiên cứu các mối quan hệ phụ thuộc này, nghĩa là nghiên cứu tương quan giữa các dãy số thời gian.
Để xác định đúng đắn mối liên hệ tương quan giữa các hiện tương được biểu hiện qua dãy số thời gian, đòi hỏi trong từng dãy số thời gian không tồn tại tự tương quan. Nhưng trong thực tế, tự tương quan là hiện tượng thường gặp. Để phần nào loại bỏ ảnh hưởng của tự tương quan, có thể sử dụng một số phương pháp. Một trong những phương pháp đơn giản và thường được sử dụng là nghiên cứu tương quan giữa các độ lệch.
Giả sử có hai dãy số thời gian là Xt và Yt với xu thế từng dãy số là và . Các độ lệch là:
dxt = Xt -
dyt = Yt -
Hệ số tương quan giữa các độ lệnh được tính theo công thức:
V. Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn.
Dự đoán theo nghĩa chung nhất là xác định các thông tin chưa biết có thể xảy ra trong tương lai của hiện tượng được nghiên cứu. Điều này có ý nghĩa to lớn về nhận thức và hoạt động thực tiễn. Ngày nay, dự đoán được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, khoa học - kỹ thuật, chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội...
Trong việc phân loại dự đoán, xuất phát từ các giác độ khác nhau mà có nhiều cách phân lợi khác nhau. Xuất phát từ đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, từ các nguồn tài liệu và các phương pháp thích hợp, thống kê thường thực hiện dự đoán ngắn hạn (như dự đoán tháng, quý, năm) - và gọi là dự đoán thống kê ngắn hạn.
Dự đoán thống kê ngắn hạn là công cụ quan trọng để tổ chức sản xuất một cách thường xuyên và liên tục các hoạt động sản xuất kinh doanh từ đơn vị cơ sở đến các cấp, các ngành; nó cho phép phát hiện những nhân tố mới, những sự cân đối để từ đó đề ta những biện pháp phù hợp nhằm có sự điều chỉnh kịp thời và có hiệu quả. Phương pháp tổng quát của dự đoán thống kê ngắn hạn lại ngoại suy dãy số thời gian. Sau đây chỉ đề cập đến một số phương pháp đơn giản nhất của dự đoán thống kê ngắn hạn.
1. Dự đoán dựa vào lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân.
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau.
Mô hình dự đoán:
= yn +
Trong đó:
: Mức độ dự đoán ở thời gian (n + L)
L : Tấm xa của dự đoán
yn: Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian
: Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân
2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân.
Phương pháp bày được áp dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau.
Mô hình dự đoán:
= yn .
Trong đó:
: Mức độ dự đoán ở thời gian (n + L)
L : Tấm xa của dự đoán
yn: Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian
: Tốc độ phát triển bình quân
3. Ngoại suy hàm xu thế.
Trường hợp đơn giản là từ hàm hồi quy theo thời gian, ta có thể ngoại suy để xác định giá trị của nó ở thời gian cần dự đoán.
Mô hình dự đoán:
= f(t + L)
Trong đó:
: Mức độ dự đoán ở thời gian (t + L)
L = 1, 2, 3.......
Trong trường hợp phức tạp hơn là dự đoán được tiến hành trên cơ sở phân tích các thành phần biến động các hiện tượng qua thời gian.
- Phân tích các thành phần của dãy số thời gian gồm:
+ Thứ nhất, xu thế (ký hiệu f(t)) nói lên hướng phát triển cơ bản của các hiện tượng do tác động của các nhân tố chủ yếu.
+ Thứ hai, biến động thời vụ (ký hiệu là g(t)) là biến động mang tính lặp lại vào những thời gian nhất định trong năm.
+ Thứ ba, thành phần ngẫu nhiên (ký hiệu u(t)) phản ánh sự tác động của các nhân tố ngẫu nhiên đối với các mức độ của hiện tượng.
Ba thành phần trên được kết hợp với nhau theo một trong hai dạng chủ yếu sau:
yt = f(t) + g(t) + u(t) (Dạng cộng)
Hoặc:
yt = f(t). [g(t) + u(t)] (Dạng cộng)
Dự đoán được thực hiện trên cơ sở mô hình hoá thành phần xu thế và biến động thời vụ, còn thành phần ngẫu nhiên, do việc biểu hiện của nó không phải đơn giản, do đó không được đưa vào mô hình dự đoán.
Phù hợp với hai dạng kết hợp ở trên, ta có hai mô hình dự đoán sau đây:
= f(t + L) + g(t + L)
Hoặc
= f(t + L) . g(t + L)
4. Dự đoán dựa vào bảng Buys - Ballot.
Giả sử xu thế là một hàm tuyến tính ft = a + bt với ( t = 1, 2, ..... T)
Biến động thời vụ: St = Cj (j = )
Biến động ngẫu nhiên: Zt: Khó mô hình hoá
Mô hình có dạng: = a + bt + Cj
Ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất. Nhưng trong thực tế người thường sử dụng bảng B-B.
Bảng Buy Ballot
j (tháng)
i (năm)
1
ẳ
j
ẳ
m
i x Ti
1
y1,1
ẳ
y1,j
ẳ
y1,m
T1
1 x Ti
ẳ
ẳ
ẳ
ẳ
ẳ
ẳ
ẳ
i
yi,1
ẳ
yi,j
ẳ
yi,m
Ti
i x Ti
ẳ
ẳ
ẳ
i
yn,1
ẳ
Yn,j
ẳ
yn,m
Tn
N x Ti
T1
ẳ
Tj
ẳ
Tm
t = 1, 2 ..... n x m
= a + bt + Cj j = 1, 2 ..... m
b =
a =
Cj = (j = )
5. Phương pháp ngoại suy xu thế phát triển.
Phương pháp ngoại suy xu thế có hai trường hợp.
+ Trường hợp 1: áp dụng khi đối tượng dự đoán phát triển trong thời gian quan sát chỉ do hai nhóm nhân tố tác động là nhóm nhân tố tác động mạnh và nhóm các nhân tố ngẫu nhiên.
Với mô hình dự đoán: = f(t + L; a0; a1; ..... an) + et
Sai số dự đoán được xác định theo công thức:
Sp = Se
Trong đó:
Sp: Sai số dự đoán
n: Số các mức độ trong dãy số thời kỳ tiền sử
Se: Độ lệch chuẩn của mô hình miêu tả
L: Tầm xa dự đoán.
Khoảng dự đoán là:
(yn+L ± ta . Sp)
Trong đó:
ta: Giá trị theo bảng của tiêu chuẩn t - Student với (n - 2) bậc tự do và xác suất tin cậy (1 - a)
+ Trường hợp 2: áp dụng khi đối tượng dự đoán biến động chẳng những ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố như trường hợp một mà còn ảnh hưởng của nhón nhân tố tác động một cách có chu kỳ.
Ví dụ: Có tính chất mùa vụ của du lịch
Khi đó mô hình có dạng:
yn+L = f(n + L) . Itv + et
Trong đó:
Itv: Chỉ số thời vụ
Phương pháp này chính xác hơn, có thể sử dụng phương pháp phân tích điều hoà, nhưng việc tính toán khá phức tạp.
6. Dự đoán dựa vào phương trình hồi quy.
Ta có phương trình hồi quy:
= f(t, a0, a1, ...... an)
Có thể dự đoán bằng cách ngoại suy phương trình hồi quy:
= f(t + h, a0, a1, ...... an)
Trong đó:
h = 1, 2, 3 ........
: Mức độ dự đoán ở thời gian (t + h)
Trên đây là 6 phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn đơn giản có thể sử dụng để dự đoán thống kê ngắn hạn. Những kết quả dự đoán thống kê ngắn hạn đã chr ra những khả năng cần được khai thác và những thiếu sót cần khắc phục có tác dụng rất lớn trong việc quản lý kinh tế đặc biệt là ở cấp vĩ mô cũng như đối với quản lý kinh tế ở cấp vi mô. Tuy nhiên mức độ chính xác xủa các phương pháp đó phụ thuộc các tính chất biến động nhiều hay ít của dãy số thời gian. Các phương pháp này đều dựa trên giả thiết răng: sự tác động của các nhân tố cơ bản, chủ yếu vào hiện tượng trong thời gian được dự đoán không có sự thay đôi đáng kể. Nhưng trong thực tế các nhân tố tác động đến hiện tượng thường thay đổi. Do đó, để có những kết quả dự đoán tương đối chính xác thì những thông tin mới về sự biến động của hiện tượng cần được phản ánh vào mô hình dự đoán làm cho mô hình thích nghi với tình hình thực tế.
Chương II
Đặc điểm hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội
Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia. Cũng như các nước trên thế giới và Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng đã không ngừng mở rộng và phát triển. Cho đến nay, ngành du lịch đã đem lại cho đất nước một khoản không nhỏ. Du lịch đã trở thành một tiềm năng kinh tế mũi nhọn của Thủ đô trong thời kỳ hiện nay với sự tăng trưởng đều đặn và phát triển bền vững một nền kinh tế hiện đại đậm đà bản sắc dân tốc Việt Nam. Vì vậy, muốn phát triển ngành du lịch, nâng cao tổng doanh thu và lợi nhuận thì phải tìm hiểu sâu về doanh thu du lịch và cơ cấu của nó để những nhà kinh doanh có chiến lược đúng đắn nâng cao từng bộ phận trong tổng doanh thu.
I. Khái niệm và kết cấu doanh thu du lịch.
A. Khái niệm về du lịch, doanh thu du lịch.
1. Khái niệm về du lịch.
Cho đến nay có nhiều những khái niệm về du lịch ở mỗi một khái niệm đều có chung những ý tưởng gần giống nhau, nhưng có những khái niệm đều có thì thiên về mặt này nhiều, có những khái niệm thiên về mặt kia nhiều. Ta cần xem xét tất cả các định nghĩa để có thể hiểu thêm về du lịch và bổ sung thêm những cái gì còn thiếu.
Có định nghĩa cho rằng du lịch là sự di chuyển tạm thời từ nơi này sang nới khác, từ vùng này sang vùng khác, mà nơi đó không phải là nơi làm việc thường xuyên của họ. Còn theo Nguyễn Khắc Viên, Trần Nhọn, họ định nghĩa du lịch là hình thức thăm quan giải trí để nâng cao tầm hiểu biết về văn hoá, lịch sử...
Nhưng theo định nghĩa của Pháp lệnh du lịch ở Điều 10 pháp lệnh số 02 L/CTN ngày 20/02/1999 của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh du lịch có ghi:
Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình, nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Đối với nhiều người, hoạt động du lịch gắn liền với cuộc sống hiện nay được xem như là hiện tượng tương đối mới mẻ. Nhưng thực ra du lịch đã tồn tại từ khi con người xuất hiện trên trái đất. Tuy nhiên hoạt động như hiện nay thì du lịch là một ngành non trẻ. Trong nhiều thế kỷ trước đây, khách du lịch hầu như chỉ gồm những người hành hương, láilậu, sinh viên và các nghệ sĩ.
Vào đầu thập kỷ 20, du lịch dành cho những người khá giả, họ đi du lịch để giải trí, còn du lịch như hiện nay gắn liền với cuộc sống của hàng triệu con người, chỉ thực sự có từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Hội nghị quốc tế về du lịch ở Ottawa, Canada 6/1991 đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau:
Du lịch là các hoạt động của con người đi tới nơi (ngoài môi trường thường xuyên của mình) trong thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định sẵn, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm.
Như vậy đã phần nào hiểu về tiêu chí du lịch để phân chia, xem xét và nghiên cứu vấn đề này.
2. Các loại hình du lịch.
Một chuyến đi du lịch người ta chia theo nhiều loại hình khác nhau và mỗi loại hình này có tiêu chí khác nhau phù hợp với mục đích.
a. Phân loại theo lãnh thổ gồm:
- Du lịch quốc tế.
- Du lịch nội địa.
b. Phân loại theo vị trí địa lý gồm:
- Du lịch tắm biển.
- Du lịch leo núi.
c. Phân loại theo mục đích chuyến đi gồm:
- Du lịch chữa bệnh.
- Du lịch tham quan.
- Du lịch thể thao.
- Du lịch hội nghị.
d. Phân loại theo hình thức hợp đồng gồm:
- Du lịch trọn gói.
- Du lịch ngắn ngày.
Những cách chia trên chỉ mang tính tương đối. Nếu chuyến đi du lịch được xác định theo tiêu chí này thì nó là loại hình du lịch này, nếu xác định theo tiêu chí kia thì nó là loại hình du lịch kia.
3. Khái niệm doanh thu du lịch.
Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội, du lịch là một đòi hỏi tất yếu của con người lao động. Du lịch trở thành nhu cầu thiết yếu của con người khi trình độ kinh tế xã hội và dân trí đã phát triển. Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp, bao gồm như nhu cầu vận chuyển, nhu cầu lưu trú và ăn uống.
Hành khách đi ra ngoài nơi ở thường xuyên của mình đều cần đến các dịch vụ về lưu trú, ăn uống nghỉ ngơi. Đó là những yêu cầu thiết yếu liên quan đến sự sống còn của mỗi con người. Con người ở đâu là ở đó có nhu cầu. Trong kinh doanh "ý tưởng kinh tế bắt đầu từ khách", do đó các công ty du lịch trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách và mang lại doanh thu tối đa cho cơ sở kinh doanh. Như vậy ta có thể định nghĩa doanh thu về khách số lượng (doanh thu du lịch) đó là toàn bộ số tiền thu được từ khách du lịch trong kyd nghiên cứu do hoạt động phục vụ các loại của công ty du lịch.
Doanh thu về khách du lịch chia làm hai loại chính:
+ Doanh thu bán hàng hoá: gồm các khoản thu do bán hàng ăn uống, hàng lưu niệm và các hàng hoá khác.
+ Doanh thu dịch vụ: gồm các khoản thu về buồng ngủ, vận chuyển trong nước, hướng dẫn du lịch...
Ngoài hai loại doanh thu chính ra còn có doanh thu khác như doanh thu cho thuê phòng họp mà không có nhân viên du lịch phục vụ.
B. Kết cấu doanh thu du lịch.
1. Tổng doanh thu chia theo đối tượng phục vụ chủ yếu.
Mục đích chia theo đối tượng phục vụ để thấy rõ được cơ cấu doanh thu từng loại khách trong tổng doanh thu là bao nhiêu.
- Thứ nhất, doanh thu phục vụ khách quốc tế.
Trước hết ta hiểu thế nào là khách quốc tế? Khách du lịch quốc tế là người đi du lịch tới một đất nước không phải là đất nước mà họ cư trú thươừng xuyên trong khoảng thời gian nhất định là một ngày đêm nhưng không vượt quá một năm và mục đích của chuyến đi không phải để hoạt động kiếm tiền trong phạm vi nước tới thăm.
Như vậy, khách du lịch quốc tế phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ nơi đến du lịch, đồng thời tiêu dùng sản phẩm do công ty du lịch cung câp. Vì vậy ta có doanh thu phục vụ khách quốc tế.
"Là toàn bộ số tiền thu được do hoạt động phục vụ khách quốc tế" (kể cả khách là người của các tổ chức nước ngoài hiện đang sống và làm việc ở nước sở tại có nhu cầu tham quan du lịch).
Cùng với quá trình đổi mới kinh tế trong nước, những năm gần đây nước ta mở rộng quan hệ với nhiều nước trên mọi lĩnh vực do đó số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng lên nhanh chóng tuy số lượng không bằng khách nội địa nhưng có mức tiêu dùng cao hơn, do đó làm cho doanh thu khách quốc tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu.
- Thứ hai, doanh thu phục vụ khách trong nước.
"Là toàn bộ số tiền thu được do phục vụ người nước đó đi du lịch trong nước"
Trong đó khách du lịch trong nước được hiểu là công dân của một nước (không kể quốc tịch) hành trình đéen một nơi trong phạm vi của nước đó 9với một khoảng cách nhất định). Nơi ấy khác với nơi cư trú thường xuyên trong một khoảng thời gian ít nhất hai mươi tư giờ hoặc là một tối trọ và thời gian không được quá một năm với mọi mục đích trừ mục đích kiến tiền tại nơi đến.
- Thứ ba, doanh thu phục vụ khách đi du lịch nước ngoài.
"Là toàn bộ số tiền thu được do việc tổ chức cho khách đi du lịch nước ngoài" (không kể tiền phải nộp của khách do về quá hạn)
2. Tổng doanh thu chia theo loại hình hoạt động.
a. Doanh thu dịch vụ.
Mỗi khi khách du lịch có nhu cầu thì đều được đáp ứng tất cả các nhu cầu từ lớn chí bé của khách phát sinh trong quá trình lưu trú lại khách sạn. Do đó số lượng chủng loại các dịch vụ vô cùng phong phú, đa dạng tương ứng với các nhu cầu được thoả mãn thì doanh của mỗi dịch vụ được tạo ra. Do đó ta có khái niệm về doanh thu dịch vụ: "Là toàn bộ số tiền thu được do kết quả hoàn thành các hoạt động dịch vụ của đơn vị".
Doanh thu dịch vụ bao gồm:
- Thứ nhất, doanh thu cho thuê buồng: "Là tổng số tiền thu được do cho thuê buồng; kể cả cho thuê buồng, nhà dài ngày mà có nhân viên đơn vị phục vụ"
- Thứ hai, doanh thu lữ hành: "là tổng số tiền thu được do hoạt động lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa". Bao gồm toàn bộ doanh thu kinh doanh dịch vụ theo chương trình du lịch theo tour hoặc không theo tour.
- Thứ ba, doanh thu vận chuyển khách: "Là tổng số tiền thu được do thực hiện các dịch vụ chuyên chở khách đi lại và thăm quan du lịch".
- Thứ tư, doanh thu dịch vụ vui chơi giải trí: "Là tổng số tiền thu được do thực hiện các dịch vụ tổ chức cho khách vui chơi giải trí". Đây chính là dịch vụ làm sống động hơn kỳ nghỉ và thời gian nghỉ ngơ như tổ chức tham gia chơi thể thao, đua thuyền, kh._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29126.doc