Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích tình hình kinh doanh các mặt hàng của Công ty TNHH THƯƠNG MạI NGọC NHÂM (72tr)

Lời giới thiệu Thế kỷ 20 đã qua đi ,bước sang những năm đầu của thế kỷ 21.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới ,Việt nam cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc đổi mới ,thông qua áp dụng mô hình “nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ,vận động theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước “.Những thành tựu này đã đánh dấu bước ngoặt to lớn ,bước đầu đưa nền kinh tế Việt nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, mở rộng, quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giởi

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích tình hình kinh doanh các mặt hàng của Công ty TNHH THƯƠNG MạI NGọC NHÂM (72tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong nhiều lĩnh vực khác nhau,tốc độ phát triểnkinh tế vào loại cao,lạm phát đẩy lùi, thu nhập bình quân đầu người tăng ,đời sống nhân dân được cải thiện . Tuy nhiên ,bên cạnh những gì đã đạt được vẫn còn một số vấn đề tồn đọng, nền kinh tế vẫn còn chưa ổn định ,sự phát triển các ngành kinh tế chưa đồng đều ,một số lĩnh vực vẫn còn đang suy thoái . Sự phát triển của kinh tế thị trường luôn luôn biến động theo các qui luật khác nhau ,phân công lao động xã hội ngày càng phát triển ,sản xuất ngày càng mang tính chất xã hội cao, thị trường luôn được mở rộng ,sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng phức tạp và đòi hỏi hiệu quả cao .Vì vậy việc áp dụng khoa học vào sản xuất kinh doanh là tất yếu nhằm thu lợi nhuận cao . Khoa học thống kê đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích và đề ra các giải pháp nhằm đem lại hiệu quả cao cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.Thống kê nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng và quá trình kinh tế-xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.Từ đó đề ra các giả pháp thiết thực và chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp. Chỉ số là một trong những phương pháp hữu hiệu của thống kê học hiện nay, phương pháp chỉ số không chỉ dùng để đánh giá biến động của giá cả, mà phương pháp này còn được vận dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh tế nhằm phục vụ cho nhiều mục đích nghiên cứu khác nhau.Chỉ số có ý nghĩa lí luận và thực tiễn to lớn đối với quá trình phân tích kinh tế –xã hội cả tầm vĩ mô và vi mô.Tuy nhiên ,trong bước phát triển mới hiện nay ,phương pháp chỉ số cũng dặt ra nhiều vấn đề cần xem xét .Đó là các quan niệm về chỉ số,nguyên tắc so sánh chỉ số ,vận dụng chỉ số để phân tích nhân tố ,vận dụng toán học trong chỉ số ,vận dụng chỉ trongg toán kinh tế … Vì vậy mà phương pháp chỉ số không phải đã được hình thành đầy đủ ngay từ đầu mà phải qua một thời gian dài để hoàn chỉnh. Trong hơn 10 năm đổi mới mở cửa cùng với sự phát triển của nền king tế thị trường ,ngành kinh doanh phân bón nước ta đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ.Tuy nhiên theo đáng giá chung thì vẫn chưa thực sự khẳng định được vai trò to lớn của mình trong sự phát triển chung của đất nước .Thị trường hàng phân bón được nhìn nhận là rất có tiềm năng , tạo ra cơ hội cho các nhà kinh doanh. Tuy nhiên , sự khắc nghiệt của thương trường đã giúp các nhà kinh doanh thấm thía một điều rằng những cơ hội thì khá nhiều nhưng rủi ro thì cũng không phải là ít .Càng ngày ,những người làm kinh doanh càng nhận thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của việc nắm bắt thông tin thị trường, giá cả cung cầu ,cạnh tranhvà quan trọng nhất là phải có chiến lược kinh hợp lí. Trước tình đó ,muốn giành được ưu thế trong cạnh tranh,đứng vững và phát triển .Công ty TNHH THƯƠNG MạI NGọC NHÂM _ một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh phân bón, cần phải có những biện pháp nắm bắt thông tin và đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp giúp công ty mở rộng thị trường ,giành thị phần và khẳng định vị trí trên thương trường.Nhận thức được vấn đề đó ,sau một thời gian thực tập tại công ty TNHH THƯƠNG MạI NGọC NHÂM được sự ủng hộ giúp đỡ của ban lãnh đạo và cán bộ công ty cũng như của cô giáo hướng dẫn TH.S.TRầN PHƯƠNG LAN em xin chọn đề tài “Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích tình hình kinh doanh các mặt hàng của công ty TNHH THƯƠNG MạI NGọC NHÂM”. *Mục đích nghiên cứu : -Bước đầu đem lí thuyết vận dụng vào thực tiễn .Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết về chỉ số ,làm rõ vai trò ,chức năng của chỉ số trong việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh -Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH THƯƠNG MạI NGọC NHÂM,đánh giá những thành công và tồn đọng của công ty ,từ đó đề ra giả pháp khắc phục. -Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của côngty nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh đưa công ty phát triển và đứng vững trên thị trường. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : - Tập trung nghiên cứu tình hoạt động kinh doanh các mặt hàng và kết quả đạt được trong giai đoạn 2000 _ 2003 của công ty bằng phương pháp chỉ số . - Do giới hạn của người viết chỉ đưa ra các nhận xét ,giải pháp chung giúp công ty hoàn thiện chiến lược kinh doanh . * Phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở lí thuyết của phương pháp chỉ số. - Kết hợp phân tích và tổng hợp , đưa ra giải pháp kiến nghị . *Bố cục đề tài: Chương I: Giới thiệu về công ty TNHH TM Ngọc Nhâm Chương II: Lí luận chung về chỉ số Chương III: áp dụng phương pháp chỉ số phân tích tình hình kinh doanh của công ty TNHH TM Ngọc Nhâm. CHƯƠNG I GiớI THIệU Về CÔNG TY TNHH THƯƠNG MạI NGọC NHÂM KHáI QUáT Về THựC TRạNG CủA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MạI NGọC NHÂM : Công ty TNHH THƯƠNG MạI NGọC NHÂM là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại ,hạch toán kinh doanh độc lập ,có tư pháp nhân,chịu sự quản lí của nhà nước về hoạt động kinh doanh thương mại thông qua cơ quan chủ quản của địa phương. Công ty TNHH thương mại Ngọc Nhâm được thành lập theo quyết định số 84/QĐ-UB ngày 30-6-1998 của UBND thành phố THANH HóA và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 040684 ngày 14-8-1998. Tên doanh nghiệp :Công ty TNHH Thương Mại Ngọc Nhâm Tru sở :Nghã Ba-Đồn Bỉm –Thị xã Bỉm Sơn-Tỉnh Thanh Hóa Vốn điều lệ : 3.000.000.000 VNĐ Tính đến nay công ty đã đi vào hoạt gần 6 năm, tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng đến nay công ty đã vượt qua nhiều trở ngại ban đầu và không ngừng phát triển .Uy tín của công ty được nâng cao trên thị trường rõ rệt, thể hiện qua việc công ty ngày càng nhận được nhiều hợp đồng cung ứng hàng hóa vật tư hơn . Hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển lớn mạnh ,điều này thể hiện sự cố gắng vượt khó của ban lãnh đạo và toàn thể thành viên công ty đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của kinh tế thị trường hiện nay. CHứC NĂNG –NHIệM Vụ : 1. Chức năng công ty TNHH Thương Mại Ngọc Nhâm là một doanh nghiệp tư nhân có chức năng kinh doanh các loại phân bón :Đạm ,lân ,Kaly ,NPK ,vi sinh … Phục vụ sản xuất lương thực và cây công nghiệp. Ngoài ra công ty còn thu mua các loại lương thực và thực phẩm như :lúa, gạo, lạc, đậu tương , sắn …để giúp bà con nông dân tiêu thụ sản phẩm và góp phần bình ổn giá cả và trữ lượng các mặt hàng nông sản . 2.Nhiệm vụ : nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu của công ty (theo giấy phép kinh doanh cấp ngày 30-6-1998 ) là mua bán các mặt hàng vật tư nông nghiệp :Đạm ,lân ,Kaly ,NPK ,…và các sản phẩm của nông nghiệp .Ngoài ra công ty còn được phép kinh doanh vận tải ôtô. Những năm gần đây và trong tương lai công ty sẽ đẩy mạnh kinh doanh vận tải và sản xuất một số loại phân bón như :NPK ,vi sinh … nhằm hạ giá thành sản phẩm và cung cấp các loại phân bón phù hợp với thổ cư đồng ruộng Thanh Hóa ,Ninh Bình ,Nghệ An để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp và năng suất cây trồng . 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Thương Mại Ngọc Nhâm : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty : Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Giám đốc Phòng lao động Phòng kế toán tài vụ Phòng bảo vệ Quan hệ trực tuyến : a. Giám đốc công ty : Là người đại diện cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty ,quản lý công theo chế độ một thủ trưởng .Giám đốc phụ trách điều hành công ty theo đúng kế hoạch ,chính sách ,pháp luật .Giám đốclà người chịu trách nhiệm trước pháp luật . b.Trưởng phòng kỹ thuật : Có nhiệm vụ điều hành kinh doanh vận tải ,chuyên theo dõi máy móc ôtô và các thiết bị vận chuyển , bốc dỡ hàng hóa ,khuyến khích cán bộ công nhân viên trong công ty phát huy những cải tiến kỹ thuật nhằm tăng hiệu quả sản xuất . c.Trưởng phòng kinh doanh : Có nhiệm vụ quản lý ,tổ chức và chỉ đạo công tác kinh doanh của công ty, là người giúp giám đốc về : giao dịch ,kí kết hợp đồng với khách hàng và là người kiểm tra thực hiện sản xuất kinh doanh sản phẩm của công ty. d.Phòng lao động : Có nhiệm vụ tham mưu cho các công tác như tổ chức cán bộ lao động, tiền lương .Soạn thảo nội ,quy chế pháp lí,các quyết định công văn chỉ thị, giải quyết các chính sách ,quản lý hồ sơ nhân sự . e.Phòng kế toán tài vụ : Có nhiệm vụ giúp đốc các công tác như công tác kế toán tài chính,tính toán chi phí kinh doanh ,lập các chứng từ ,sổ sách ,thu chi với khách hàng nội bộ. f.Phòng bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ tài sản nội bộ ,tuần tra ,ngăn ngừa tội phạm và các hành vi xâm phạm tài sản công ty. kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây : Trong những năm gần đây , nền kinh nước ta chuyển dần sang nền kinh tế thị trường , cạnh tranh giữa các công ty , xí nghiệp , các thành phần kinh tế ngày càng gay gắt .Để phù hợp với những biến đổi của thị trường , công ty TNHH Thương Mại Ngọc Nhâm đã có nhiều bước đổi mới trong hoạt động kinh doanh . Các mặt hàng kinh doanh của công ty rất đa dạng và phong phú thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của bà con nông dân như các mặt hàng chính bao gồm :phân đạm ,Kaly ,phân lân phốt phát , lân nung chảy ,NPK ,vi sinh … Nhìn chung doanh số bán ra của công ty ngày càng tăng ở các mặt hàng . Bên cạnh những gì đã đạt được công ty còn gặp phải một số khó khăn như: mặt hàng phân bón có sự cạnh tranh ngày càng tăng –hàng hóa phân bón nước ta có nhiều nguồn cung ứng ,thêm vào đó là hàng của Trung Quốc và một nước khác cung cấp ,sự phát triển xâm lấn thị trường của các đơn vị sản xuất khác .Tất cả những nguyên nhân này đã làm hạn chế khả năng kinh doanh của công ty . Bản tình hình kinh doanh của công ty TNHH TM Ngọc Nhâm trong những năm gần đây Đơn vị :1000.000 VNĐ Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 I. Tổng giá trị mua. 206.106 213.832 228.000 248.466 - Phân đạm và lân các loại 146.578 165.529 175.274 190.322 + Mặt hàng phân đạm 81.151 96.997 103.146 112.547 + Mặt hàng phân lân các loại 65.427 68.532 72.128 77.775 - Các mặt hàng nông sản 59.519 48.240 52.726 58.144 II. Tổng giá trị bán 228.969 198.968 240.000 280.821 - Phân đạm và lân các loại 166.312 150.599 186.247 214.486 + Mặt hàng phân đạm 99.882 87.176 110.990 132.781 + Mặt hàng lân các loại 66.430 63.423 75.257 81.665 - Các mặt hàng nông sản 62.657 48.370 53.753 66.335 iv. các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty : 1. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty : Môi trường kinh tế : Như chúng ta đã biết :Thanh Hóa là một tỉnh có số dân đông với diện tích đất đai rộng lớn , cơ cấu ngành nghề còn ít ,nông nghiệp vẫn là chủ yếu (80% là nông nghiệp ) . Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần đa dạng hóa ,đa phương hóa cộng với sự quản lý của nhà nước .Sự chuyển biến này đã tạo tiền đề cho sự phát triển của đất nước Tổng sản phẩm quốcdân tăng dẫn đến thu nhập bình quân đầu người tăng ,đời sống dân cư được nâng lên rõ rệt ,lạm phát bị đẩy lùi .Việc Việt Nam ra nhập khối ASEAN đã chứng tỏ hướng đi đúng đắn của Đảng và Chính Phủ ,tạo điều kiện để Việt Nam có thể hợp với nhiều quốc gia trên thế giới ,đẩy nhanh quá CNH-HĐH đất nước . Những chuyển biến trên đã tạo điều kiện cho công ty TNHH TM Ngọc Nhâm –một đơn vị kinh doanh cung cấp phân bón các loại phục vụ cho nông nghiệp , đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân có cơ sở vững chắc để đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường . 1.2. Môi trường chính trị ,pháp luật : Sau nhiều năm đổi mới dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đã phát triển mạnh mẽ về kinh tế ,ổn định về chính trị , toàn dân một lòng xây dựng đất nước giàu mạnh.Tạo điều kiện vô cùng thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam . Về mặt luật pháp chúng ta từng bước sửa đổi và dần dần hoàn thiện các văn bản pháp luật , đưa ra các bộ luật phù hợp với tình hình phát triển của đất nước hiện nay như :luật đầu tư ,luật phá sản , luật công ty …tạo nên một môi trường pháp luật ổn định giúp cho các nhà đầu tư yên tâm làm ăn tại Việt Nam. 1.3. Môi trường tự nhiên –công nghệ : *Môi trường tự nhiên : Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng và biển, sự trong sạch của môi truờng nuớc và không khí…. Thanh Hóa là một tỉnh có diện tích rộng ,tài nguyên phong phú và đa dạng … Đây là những thuận lợi cho việc khai thác và cung ứng sản phẩm tới người tiêu dùng của công ty . *Môi trường công nghệ : Đây là một yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và đe doạ với Công ty. Những nguy cơ đe doạ từ môi truờng công nghệ có thể là: - Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cuờng ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe doạ các sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu. - Sự ra đời của công nghệ mới làm cho công nghệ cũ bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới, đòi hỏi Công ty phải đổi mới làm tăng thêm áp lực đe doạ các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành. - Sự bùng nổ công nghệ mới càng làm cho vòng đời sản phẩm có xu huớng rút ngắn lại, điều này càng làm tăng áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao so với truớc. Bên cạnh những đe doạ này thì những cơ hội có thể đến từ môi truờng công nghệ đối với Côngty : - Công nghệ mới có thể tạo ra điều kiện để sản xuất sản phẩm rẻ hơn, cạnh tranh tốt hơn . - Sự ra đời của công nghệ mới là khả năng chuyển giao công nghệ mới vào các ngành khác có thể tạo ra những cơ hội rất quan trọng để phát triển sản xuất và hoàn thiện sản phẩm ở các ngành. Sự ra đời của công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm rẻ hơn, chất lượng tốt hơn và có nhiều tính năng hơn, qua đó có thể tạo ra thị trường mới hơn cho các sản phẩm và dịch vụ kinh doanh của Công ty 1. 4 Nhân tố bên ngoài : - Khách hàng: Khách hàng của Công ty là bà con nông dân trong tỉnh Thanh Hoá và các tỉnh lân cận như: Nghệ An, Hà Tĩnh, các nông trường cao su, nnông trường chè, nông trường mía… - Các nhà cung cấp: các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho Công ty bao gồm, các nhà cung cấp ở trong tỉnh và nhà cung cấp ở ngoài tỉnh như Hải phòng,Vĩnh Phú, phân đạm nhập khẩu từ nuớc ngoài vào của Công ty. - Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty là Công ty Vật Tu tỉnh, Công ty Thuơng Mại huyện, các Công ty tư nhân, Công ty Super phốt phát và hoá chất Lâm Thao, Ninh Bình, Công ty phân lân Sông Danh. 1.5 .Nhân tố nội tại : - Thông tin: thông tin về tình hình thị trường, khách hàng, nhà cung cấp, các chính sách, luật pháp của Nhà nứơc…. luôn được ban lãnh dạo Công ty chú ý và nắm bắt một cách kịp thời để từ đó có chính sách sản xuất kinh doanh cho phù hợp với tình hình thị truờng và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Qua quá trình tìm hiểu các nguồn thông tin, Công ty đã xác định thị truờng mục tiêu của Công ty là bà con nông dân trong tỉnh, các nông trường cao su, nông trường chè, nông truờng mía. Từ đó lên kế hoạch cung cấp sản phẩm tới khách hàng. - Nguồn nhân lực: Công ty có nguồn nhân lực dồi dào, mỗi thành viên trong Công ty đoàn kết và ra sức xây dựng Công ty. Bên cạnh việc quan tâm đời sống của CB ,NV Ban lãnh đạo Công ty luôn tổ chức các lớp đào tạo cho cán bộ nhân viên, để nâng cao trình độ nghiệp vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Cơ sở vật chất kỹ thuật: Nhìn chung từ khi Công ty thành lập thì việc đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật cũng đuợc chú ý hơn nhiều, những thiết bị lạc hậu đuợc thay bằng những thiết bị mới phù hợp với yêu cầu kinh doanh. Hiện nay Công ty đã trang bị được các phương tiện vận tải hiện đại phục vụ cho việc giao nhận hàng. Kho hàng đuợc tu sửa và tôn tạo đảm bảo thông hơi thoáng khí giúp cho việc bảo quản hàng hoá đuợc tốt hơn. Hệ thống vận chuyển hàng hoá ở trong kho được thay bằng máy móc hiện đại . 2 . Đặc điểm thị trường tiêu thụ mặt hàng và thị trường mục tiêu của Công ty: 2.1 Đặc điểm thị trường tiêu thụ : Như chúng ta đã biết sản phẩm của Công ty kinh doanh để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, gieo trồng cây lương thực, cây công nghiệp…. cho nên thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty mang tính thời vụ cao. Thường vào mùa vụ sản phẩm mùa vụ sản phẩm của Công ty phải tiêu thụ từ 70 - 50% tổng sản phẩm kinh doanh trong cả năm. Chính vì thế mà vào những thời gian này, Ban lãnh đạo Công ty, ra sức tìm kiếm thị truờng tiêu thụ để đẩy mạnh doanh số bán và thu lợi nhuận. Hiện nay sản phẩm của Công ty đã được nguời tiêu dùng tiếp nhận và sử dụng rộng rãi, không những trong tỉnh mà còn ngoài tỉnh, sản phẩm phân lân, phân NPK, phân hữu cơ - sinh hoá , Đạm các loại là những sản phẩm đợc bà con nông dân ưa chuộng nên khối luợng tiêu thụ lớn. Qua thống kê năm 2002 thì tốc độ tiêu thụ sản phẩm phân lân là 5.348 tấn, phân NPK là 2.864 tấn, phân hữu cơ - sinh học là 2.578 tấn , Đạm 3000 tấn. Đó cũng chính là những sản phẩm chủ đạo của Công ty, tạo điều kiện nâng cao vị thế cạnh tranh của Công ty với các đối thủ kinh doanh sản phẩm cùng loại … Những sản phẩm chủ yếu của công ty như đã nói trên chiếm một thị phần khá lớn trong thị trường vùng ( chiếm 20% ) . 2.2 Thị trường mục tiêu của công ty : Là bà con nông dân trong và ngoài tỉnh , các nông trường, lâm trường. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Công ty đã thực hiện chính sách đa dạng hoá mặt hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách kịp thời. Các sản phẩm mà Công ty kinh doanh hiện nay là: Phân lân, phân NPK, phân hữu cơ - vi sinh, phân sinh hoá,đạm, ka li…. Chương ii lí luận chung về chỉ số A .một số vấn đề cơ bản của chỉ số: 1 . khái niệm chỉ số : Chỉ số trong thống kê là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức nào đó của một hiện tượng . Ví dụ : Có tài liệu về khối lượng than sạch của 1 xí nghiệp khai than năm 1990 là 500.000 tấn , năm 1991 là 584.000 .Nếu so sánh sản lượng than của xí nghiệp nói trên giữa 2 năm 1991 và 1990 ta được chỉ số sản lượng than là 1,168 lần hay 168%. Số tương đối là một dạng chỉ số,ta có các loại số tương đối động thái ,số tương đối không gian ,số tương đối kế hoạch . Chỉ số xuất hiện và trở thành một trong những phương pháp nghiên cứu chủ yếu của thống kê là do yêu cầu phân tích các hiện hiện tượng kinh tế phức tạp , vì vậy đối tượng nghiên cứu chủ yếu của chỉ số là các hiện tượng kinh tế phức tạp ,bao gồm trong nó nhiều phần tử , nhiều đơn vị có tính chất khác nhau (về tên gọi ,về giá trị sử dụng, về đơn vị đo lường …).Để so sánh các mức độ của các hiện tượng kinh tế phức tạp như vậy ,trước hết ta phải tìm cách chuyển các phần tử khác nhau của chúng thành một dạng đồng nhất . Đặc điểm của phương pháp chỉ số : Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu chủ yếu của chỉ số đòi hỏi phải chuyển các phần tử khác nhau của hiện tượng kinh tế phức tạp thành một dạng đồng nhất trực tiếp cộng lại được với nhau để so sánh được với nhau ,phương pháp có các đặc điểm sau đây : Khi muốn so sánh các mức độ của hiện tượng kinh tế phức tạp giữa hai thời gian hoặc không gian khác nhau trước hết phải chuyển các phần tử khác nhau của hiện tượng thành dạng giống nhau để có thể trực tiếp cộng lại được với nhau dựa trên mối liên hệ của hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng khác . Ví dụ : Ta không thể so sánh toàn bộ khối lượng các loại sản phẩm tính bằng hiện vật của một đơn vị sản phẩm giữa hai thời kỳ khác nhau .Toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ tính bằng hiện vật là 1 hiện kinh tế phức tạp , nó bao gồm các phần tử (các loại sản phẩm ) có đơn vị khác nhau nên không thể trực tiếp cộng lại với nhau . Nếu ta dùng giá cả đơn vị sản phẩm làm công cụ , bằng này nhân với các khối lượng sản phẩm tương ứng ta có thể chuyển các phần tử khác nhau đó thành dạng đồng nhất (dạng giá trị ) và từ đó ta có thể cộng chúng lại với nhau thành chỉ giá trị tổng sản lượng để so sánh . Trong việc xây dựng chỉ số có nhiều nhân tố cùng tham gia vào quá trình tính toán. Để nghiên cứu sự biến động của nhân tố định nghiên cứu ta phải loại trừ ảnh hưởng biến động của các nhân tố khác bằng cách giả định các nhân tố này là khong thay đổi . Ví dụ :Khi tìm chỉ số nghiên cứu sự động của toàn bộ khối lượng của sản phẩm sản xuất ra giữa hai thời kỳ khác nhau của đơn vị sản xuất nói trên sẽ có 2 nhân tố cùng tham gia vào việc tính toán : giá cả đơn vị sản phẩm và khối lượng sản phẩm tương ứng .Để nghiên cứu sự biến động của khối lượng ,ta phải loại sự biến động của yếu tố giá cả bằng cách nhân từng loại khối lượng sản phẩm ở cả 2 thời kỳ với giá cả tương ứng của một thời kỳ nào đó (kỳ nghiên cứu hoặc kỳ gốc ) Tính chất và tác dụng của chỉ số : Với đối tượng nghiên cứu chủ yếu của mình chỉ số có những tính chất đáng chú ý Một mặt ,chỉ số vừa có tính tổng hợp , vừa có tính phân tích . Mặt khác , không giống các số tương đối thông thường , chỉ số là số tương đối có tính giả định .Nó là kết quả của sự so sánh giữa hai đại lượng mà trong đó ít nhất một đại được xác định theo giả thuyết không tồn tại trong đời sống kinh tế thực . Vì những tính chất trên ,người ta nói là một số tương đối đặc biệt. Trong phân tích kinh, chỉ số có những tác dụng sau đây : Biểu hiện sự biến động của hiện tượng qua thời gian . Các chỉ được tính toán nhằm mục đích này được gọi là chỉ số phát triển ,được tính bằng cách so sánh hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian khác nhau (kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc ) . Biểu hiện sự động của hiện tượng qua không gian khác nhau .Như so sánh 1 hiện tượng kinh giữa 2 nghành ,2 địa hoặc xí nghiệp khác nhau … Các chỉ số này được gọi là chỉ số không gian hay chỉ số địa phương . Biểu hiện các nhiệm vụ kế hoạch hoặc tình hình thực hiện kế hoạch các chỉ tiêu kinh tế .Các chỉ này được gọi là chỉ số kế hoạch. Phân tích vai trò và ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng phức tạp .Thực chất vấn đề này là nêu lên các nguyên nhân chủ yếu quyết định sự biến động của hiện tượng phức tạp và xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của mỗi nguyên nhân này . 4 .Phân loại chỉ số : Để hiểu sâu sắc và sử dụng có kết quả phương pháp chỉ số , người ta thường phân loại chỉ số theo các cách khác nhau . Dựa vào phạm vi tính toán , người ta phân biệt chỉ số cá thể (chỉ số đơn) và chỉ số tổng hợp (chỉ số chung ) . -Chỉ số cá thể : biểu hiện sự biến động của từng phần tử , từng đơn vị cá biệt của tổng thể hiện tượng phức tạp . Ví dụ : Chỉ số giá cả từng mặt hàng , chỉ số khối lượng của từng loại sản phẩm …Chỉ số cá thể có vai trò quan trọng đối với việc nghiên cứu phát triển sản xuất của nhữngsản phẩm chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân .Ngoài ra nó còn để tính toán các chỉ số tổng hợp . -Chỉ số tổng hợp : phản ánh sự biến động của tất cả các phần tử , các đơn vị của toàn bộ hiện tượng phức tạp . Ví dụ : Chỉ số giá cả của tất cả các hàng hóa bán lẻ của một thị trường , chỉ số năng suất lao động của toàn bộ công nhân trong một xí nghiệp xây lắp .Chỉ số tổng hợp được dùng trong phân tích , thống kê . Dựa vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu , người ta thường phân biệt chỉ số chỉ tiêu chất lượng và chỉ số chỉ tiêu khối lượng . Chỉ số chỉ tiêu chất lượng phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu như : Giá cả , giá thành ,tiền lương , năng suất lao động , năng suất thu hoạch … Chỉ số chỉ tiêu khối lượng biểu hiện sự biến của các chỉ tiêu như : khối lượng hàng hóa tiêu thụ , khối lượng sản phẩm sản xuất , số lượng công nhân , diện tích gieo trồng … B. PHƯƠNG PHáP tính chỉ số : 1.Chỉ số cá thể (chỉ số đơn ) : 1.1Để phản ánh sự biến động của giá cả một mặt hàng nào đó ta có chỉ số cá thể về .Chỉ số này được tính như số tương đối động thái , số tương đối kế hoạch ,số tương đối không gian . Chỉ số phát triển : ip = p1/p2 (1.1 ) Trong đó :ip : chỉ số cá thể P1: Giá bán lẻ từng mặt hàng kỳ nghiên cứu P2: Giá bán lẻ từng mặt hàng kỳ gốc Chỉ số kế hoạch : ipnk = pk/po (1.2.1 ) iptk = p1/pk (1.2.2) Trong đó : iptk : Chỉ số cá thể về giá theo thực hiện kế hoạch ipnk : Chỉ số cá thể về giá theo nhiệm vụ kế hoạch Pk : Giá bán lẻ từng mặt hàng theo kế hoạch c . Chỉ số không gian : ip(A/B ) =pA/pB (1.3) Trong đó : ip(A/B) : Chỉ số cá thể về giá của thị trường A so với thị trường B PA :Giá bán lẻ từng mặt hàng của thị trường A PB :Giá bán lẻ từng mặt hàng của thị trường B Ví dụ : Giả sử có tài liệu giá bán lẻ gạo nếp từ năm 1991 đến năm 1994 áp dụng công (1.1) lấy năm 1991 làm kỳ gốc Năm Giá bán lẻ gọa nếp (đ/kg) Chỉ số lấy gốc năm 1991(%) 1991 2646 100 1992 2647 100,038 1993 2718 102,721 1994 3241 122,487 1.2 Để phản ánh sự biến động của lượng hàng hóa tiêu thụ ta có chỉ số cá thể về lượng . Chỉ số này được tính như tính số tương động thái , số tương đối kế hoạch , số tương đối không gian . a. Chỉ số phát triển : ip = q1/qo Trong đó : ip : Chỉ số cá thể về lượng hàng hóa tiêu thụ q1 : Lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ nghiên cứu qo : Lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ gốc b.Chỉ số kế hoạch : iqnk = qk/qo (1.5.1) iqtk = q1/qk (1.5.2) Trong đó : iqnk : Chỉ số cá thể về lượng hàng hóa theo nhiệm vụ kế hoạch iqtk : Chỉ số cá thể về lượng hàng hóa theo thực hiện kế hoạch qk : Lượng hàng hóa tiêu thụ theo kế hoạch c.Chỉ số không gian : iq(A/B) = qA/qB (1.6) Trong đó : iq(A/B) : Chỉ số cá thể về lượng hàng hóa của thị trường A so với thị trường B qA : Lượng hàng hóa tiêu thụ của thị trường A qB : Lượng hàng hóa tiêu thụ của thị trường B Ví dụ : Giả sử có tài liệu về tiêu thụ điện từ năm 1990 đến năm 1995 áp dụng công thức (1.4) Năm Điện tiêu thụ (triệu KWh) Chỉ số lấy gốc năm 1990(%) 1990 8790 100 1991 9307 105,882 1992 9818 111,695 1993 10851 123,477 1994 12476 141,934 1995 14691 167,133 * Các chỉ số đơn có những đặc tính thú vị mà các các chỉ số tổng hợp không có : -Tính nghịch đảo : nếu ta hoán vị kỳ gốc và kỳ nghiên cứu thì kết quả thu được sẽ là giá trị nghịch đảo của chỉ số cũ. -Tính liên hoàn : tích của các chỉ liên hoàn ( năm này so với năm kề trước ) hoặc tích của chỉ số định gốc liên tiếp , bằng chỉ số định tương ứng . i3/0 = i3/2 .i2/1 .i1/0 -Tính thay đổi gốc : ta có thể suy các chỉ số gốc A của một năm nào đó nào đó từ các chỉ số gốc B bất kỳ của năm đó mà không biết giá cả các hàng hóa của năm đó ,bằng cách nhân các chỉ số gốc B cho chỉ số A/B của chỉ số gốc A. Ví dụ : i87/80 = i87/85 . i85/80 2. Chỉ số tổng hợp : 2.1 Chỉ số tổng hợp về giá : a . Chỉ số phát triển : Chỉ số cá thể về giá chưa cho ta biết tình hình so sánh giá cả của toàn bộ các hàng hóa trên thị trường nên ta có sử dụng trung bình giản đơn các chỉ số thể về giá để tính cho chỉ số tổng hợp về giá . Ip = ồip /n (1.7) Trong đó : Ip : Chỉ tổng hợp về giá ip : Chỉ số cá thể về giá từng mặt hàng n : Số mặt hàng Ví dụ : Có tài liệu về giá cả , lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường như sau : Bảng 1 : Tên hàng ĐVT Giábánlẻ (1000đ) Lượng hàng hoá tiêu thụ Chỉ số cá thể về giá từng mặt hàng Chỉ số cá thể về lượng từng mặt hàng kỳ gốc kỳ n/c kỳ gốc kỳ n/c đường kg 6 7,2 1000 1400 1,2 1,4 vải m 4 5,6 2000 3600 1,4 0,94 xà phòng hộp 10 9,4 4000 3000 0,94 0,75 Theo tài liệu ở bảng trên ta có : Ip = ồ ip / n =1,2 + 1,4 + 0,94 / 3 = 1,18 hay 118% Tuy nhiên công thức (1.7) chưa hợp lí vì chưa quan sát được khối lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường , chưa nói lên tầm quan trọng của từng hàng tiêu thụ vì vậy cách tổng quát khoa học nhất là nhân giá cả từng đơn vị từng loại hàng hóa với số lượng thực tế tiêu thụ của nó , như vậy ta có công thức : Ip = ồ p1 . q / ồ p0 . q (1.8) Trong đó : Ip : Chỉ số tổng hợp về giá theo tốc độ phát triển P1 : Giá cả đơn vị một mặt hàng trong kỳ nghiên cứu Po : Giá cả đơn vị một hàng kỳ gốc q : Lượng tiêu thụ mỗi mặt hàng Trong công thức (1.8) ,lượng tiêu thụ của mỗi mặt hàng đã tham gia vào công thức tính chỉ số giá cả nhằm phản ánh tầm quan trọng của từng mặt hàng trong sư biến động chung của giá cả Tuy nhiên muốn nghiên cứu sự biến động của nhân tố giá cả kỳ nghiên cứu so với gốc thì giá cả của 2 thời kỳ này phải cùng được nhân với số lượng hàng hóa tiêu thụ của một thời kỳ nào đó .Do đó trong công thức (1.8) lượng hàng tiêu thụ phải được cố định giống nhau ở tử số và mẫu số .Chính vì nguyên nhân này mà tùy theo mục đích nghiên cứu và điều kiện tài liệu cho phép , quyền số chỉ số giá cả (q) có thể được chọn ở kỳ nghiên cứu ( q1) hoặc kỳ gốc ( q0 ) .Mỗi loại chỉ số nói trên làm cho chỉ tính được có ý nghĩa khác nhau . Theo quan điểm của Peaches – nhà kinh tế học người Đức thì quyền được chọn là lượng hàng tiêu thụ ở kỳ nghiên cứu ( q1 ) ,chỉ số giá cả được tính theo công thức : Ip = ồ p1 q1 /ồp0q1 Trong công thức trên tử số ồp1q1 là tổng số giá trị hàng hóa tiêu thụ thực tế của các mặt hàng kỳ nghiên cứu , mẫu số ồp0q1 là tổng số giá trị hàng hóa tiêu thụ của các mặt hàng kỳ gốc với giá định lượng hàng tiêu thụ giống như ở kỳ nghiên cứu . Công nói trên đã nói lên tầm quan trọng của từng mặt hàng và hiệu quả kinh tế thực tế .Mức chênh lệch tuyệt đối về tổng số giá trị hàng hóa tiêu thụ giữa hai thời kỳ nói trên do biến động của nhân tố giá cả được xác định theo công thức : Dpq (p ) = ồ p1 q1 - ồp0q1 (1.10 ) Theo số liệu ở bảng 1 tacó : Ip =ồ p1 q1 /ồp0q1 =7,2.1400 +5.6.3600 +9.4.3000/6.1400+4.3600+10.3000 = 584400/52800 =1,107( lần ) hay 110,7(%) Số liệu tính toán được cho thấy giá cả của các mặt hàng kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc bằng 1,107 lần (hay 1,107%), tăng 0,107 lần ( hay 10,7%) .Mức chênh lệch tuyệt đối về doanh thu giữa 2 thời kỳ nói trên do biến động của giá cả được tính là : Dpq (p ) = ồ p1 q1 - ồp0q1=58440 -52800=5.640 ( nghìn đồng ) Đây là số tiền thực tế mà người mua hàng ở kỳ nghiên cứu phải trả thêm do giá cả ở kỳ nghiên cứu đã tăng cao hơn kỳ gốc khi mua cùng một khối lượng hàng hóa như nhau . • Theo quan điểm của Laspeyresh – nhà kinh tế học người Đức thì quyền số được chọn là lượng hàng hóa tiêu thụ ở kỳ gốc (q0 ) ,chỉ số giá cả được tính theo công thức sau : Ip = ồ p1q0 / ồ p0q0 (1.11) Công thức ( 1.11 ) nói lên dược tầm quan trọng của từng mặt hàng và chỉ ra sự biến động của giá cả không chịu sự tác động của lượng hàng hóa tiêu thụ. Chênh lệch tuyệt đối giữa tử số và mẫu số là số tiền người mua hàng ở kỳ nghiên cứu phải trả thêm ( nếu giá cả tăng ) hoặc được giảm bớt ( nếu giá cả giảm ) để mua cùng khối lượng hàng hóa như kỳ gốc . Theo số liệu bảng 1 ta có : Ip =ồp1q0/ ồp0q0=7,2.1000+5,6.2000+9,4.4000._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT155.doc
Tài liệu liên quan