Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty xi măng hòa bình giai đoạn 1997 – 2001và dự đoán năm 2002

Lời nói đầu Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ trương chiến lược lâu dài của Đảng. Sự chuyển hướng của Nhà nước ta từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là đúng đắn, sáng tạo . Sự chuyển hướng đó đã khiến các doanh nghiệp Nhà nước gặp không ít các khó khăn để tìm được vị trí trên thị trường. Cơ chế thị trường đòi

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty xi măng hòa bình giai đoạn 1997 – 2001và dự đoán năm 2002, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỏi mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp phải tự vận động để có thể tồn tại, hòa nhập, thích nghi và phát triển thoát khỏi tình trạng bế tắc và nguy cơ phá sản . Công ty xi măng Hoà bình là một trong những doanh nghiệp đã sớm thích nghi và tìm được chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên để có thể đứng vững và phát triển Công ty đã phải đầu tư vào công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trương, lựa chọn sản phẩm làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Phân tích tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp được đánh giá là rất quan trọng, nó chi phối mạnh mẽ tới khâu khác và là cơ sở để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tiêu thụ, Công ty xi măng Hoà bình đã có sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề này, do đó đã có những thành công nhất định song vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều khó khăn cần khắc phục. Vì vậy em đã chọn đề tài này với mong muốn được đóng góp một phần công sức của mình để giúp Công ty khắc phục được những khó khăn hạn chế còn tồn tại, để từ đó Công ty đưa ra phương hướng giải quyết, khắc phục những gì còn tồn tại để đẩy mạnh hướng tiêu thụ sản phẩm hoàn thiện hơn, đạt được những kết quả tốt hơn. Trong thời gian thực tập tại Công ty xi măng Hoà bình với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo: Nguyễn Công Nhự cùng các cán bộ, nhân viên phòng Kế hoặch của Công ty, em đã lựa chọn luận văn tốt nghiệp với đề tài “ Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty xi măng Hoà bình giai đoạn 1997 – 2001và dự đoán năm 2002” Nội dung luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Chương II: Xác định hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê phân tích, dự đoán tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Chương III: Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty xi măng Hoà bình giai đoạn 1997 –2001 và dự đoán năm 2002. Chương I: lý luận chung về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty vận tải hành khách số 14. I. Những khái niệm cơ bản về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng không tự làm được hoặc không đủ điều kiện để tự làm được những sản phẩm vật chất và dịch vụ mà mình có nhu cầu. Những hoạt động này sáng tạo ra sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ để bán cho người tiêu dùng nhằm thu được tiền công là lợi nhuận kinh doanh. Theo khái niệm, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có các đặc điểm: Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khác với hoạt động sản xuất tự cấp tự túc ở động cơ hoạt động. Sản xuất sản phẩm vật chất hay dịch vụ trong sản xuất kinh doanh không phải để tiêu dùng. Mục đích và động cơ làm ra sản phẩm hàng hoá để phục vụ và thu lợi nhuận. Sản xuất tự cấp tự túc là thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của chính người sản xuất hoặc cộng đồng. Sản xuất tự cấp tự túc phi kinh doanh, tuy có bỏ vốn và lao động vào hoạt động, nhưng không hạch toán chi phí sản xuất, không tính lỗ, lãi. Còn hoạt động sản xuất kinh doanh phải tính được chi phí sản xuất, giá trị kết quả sản xuất và hạch toán được lãi lỗ trong kinh doanh. Sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh (dù là sản phẩm vật chất hay sản phẩm dịch vụ) có thể cân đo đong đếm được hay không, đó là sản phẩm hàng hoá để trao đổi trên thị trường. Người chủ sản xuất luôn có trách nhiệm với sản phẩm của mình. Hoạt động sản xuất kinh doanh phải luôn luôn nắn được các thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Trong đó có các thông tin về số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm, thông tin về xu thế biến đổi tiêu dùng sản phẩm của thị trường, thông tin về kỹ thuật công nghệ gia công chế biến sản phẩm, về các chính sách kinh tế tài chính, pháp luật của Nhà nước có quan hệ đến sản phẩm của doanh nghiệp và phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn thúc đẩy, mở rộng sản xuất và tiêu dùng xã hội; tạo điều kiện cho tích luỹ vốn phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, phát triển khoa học kỹ thuật; mở rộng trao đổi giao lưu hàng hoá; tạo ra pphân công lao động xã hội và tạo ra các cân bằng cơ cấu kinh tế xã hội. Hoạt động tự túc phi kinh doanh luôn tự thoả mãn các nhu cầu bản thân người sản xuất. Sản xuất kém phát triển, không có thị trường trao đổi, không quan tâm nhiều đến thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật, tôn sùng kinh nghiệm. 2. Khái niệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những sản phẩm mang lại lợi ích tiêu dùng xã hội được thể hiện là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm dịch vụ. Những sản phẩm này phải phù hợp với lợi ích kinh tế và trình độ văn hoá người tiêu dùng. Nó phải được người tiêu dùng chấp nhận. Đối với Công ty vận tải hành khách số 14, kết quả mà công ty tạo ra là các sản phẩm vật chất đặc biệt như vận tải hành khách, cho thuê các phương tiện, bến bãi. . . những sản phẩm này phải phù hợp với tiêu chuẩn quy định, phục vụ cho nhu cầu đi lại, thăm quan, du lịch của con người . Bất kỳ một vấn đề nào cũng đều chứa đựng trong nó những nội dung kinh tế nhất định. Để có thể đi sâu vào tìm hiểu vấn đề thì điều kiện tiên quyết được nội dung của vấn đề đó. Trong nghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh cũng vậy, hiểu được nội dung kinh tế của kết quả sản xuất kinh doanh sẽ tạo tiền đề cơ sở cho quá trình phân tích thống kê đúng đắn. Kết quả sản xuất kinh doanh bao gồm những nội dung sau: Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải do lao đông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ra có đủ tiêu chuẩn chất lượng mà Nhà nước quy định theo yêu cầu sử dụng và hưởng thụ đương thời. Kết quả sản xuất kinh doanh đáp ứng mọi yêu cầu tiêu dùng của cá nhân hoặc cộng đồng. Do vậy sản phẩm của doanh nghiệp phải có giá trị sử dụng và hưởng thụ là sản phẩm tốt. Đến lượt mình lượng giá trị sử dụng của sản phẩm lại phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn minh xã hội. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. Do vậy chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp không vượt quá giới hạn lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp và người tiêu dùng chấp nhận được. Lợi ích doanh nghiệp thể hiện ở chi phí sản xuất sản phẩm không vượt quá giá kinh doanh của sản phẩm trên thị trường. Lợi ích của người tiêu dùng thể hiện ở khả năng thanh toán khi mua hàng và mức tiết kiện chi phí trong quá trình sử dụng sản phẩm. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mang lại lợi ích kinh tế chung cho tiêu dùng xã hội. Lợi ích đó biểu hiện bằng kết quả tiếp nhận, tiết kiệm chi phí tiền của thời gian sử dụng sản phẩm và giảm thiệt hại cho môi trường xã hội. Sản phẩm vật chất do các doanh nghiệp sản xuất vật chất tạo ra làm tăng thêm của cải vật chất cho xã hội. Sản phẩm phi vật chất (sản phẩm dịch vụ) không có hình hài cụ thể, không cân đo đong đếm được. Sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ diễn ra đồng thời. Việc tạo ra sản phẩm dịch vụ góp phần làm cuộc sống thêm phong phú. 3. ý nghĩa nghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty vận tải hành khách là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải hành khách trong Công ty, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải quyết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vận tải hành khách của Công ty. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty vận tải hành khách số 14 cần phải được phân tích, đánh giá thường xuyên, nếu không được phân tích, kết quả đó chỉ đơn giản là các con số không biết nói, Công ty không biết được quá trình sản xuất kinh doanh và xu hướng phát triển ra sao. Nghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh vận tải hành khách có ý nghĩa rất to lớn: Nghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh vận tải hành khách không chỉ để phát hiện những khả năng tiềm tàng mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong sản xuất kinh doanh vận tải hành khách. Sản xuất kinh doanh vận tải hành khách trong các điều kiện khác nhau, chỉ thông qua nghiên cứu các Công ty mới có thể phát hiện và khai thác những khả năng tiềm ẩn. Cũng từ đó thấy được nguyên nhân nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý. Nghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh vận tải hành khách cho phép các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về các khả năng, sức mạnh cũng như hạn chế trong doanh nghiệp của mình trên cơ sở đó các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu, các chiến lược kinh doanh vận tải hành khách có hiệu quả. Tài liệu phân tích kết quả sản xuất kinh doanh vận tải hành khách không chỉ riêng cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài có quan hệ với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ có thể quyết định đúng đắn trong việc hợp tác với doanh nghiệp. II. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty vận tải hành khách số 14. 1. Đặc điểm vận tải hành khách. Vận tải hành khách: là tập hợp các phương tiện vận tải để thực hiện chức năng vận chuyển hành khách phục vụ nhu cầu đi lại của người dân cho các mục đích khác nhau. Quá trình sản xuất không tạo ra sản phẩm vận tải cụ thể, sản phẩm vận tải khách chỉ là đi từ điểm này đến điểm khác. Sản phảm vận tải khách được xác định lượng hành khách luân chuyển(người .km). quá trình vận tải liên quan đến con người, do vậy đòi hỏi quá trình vận tải phải đạt được những yêu cầu nhất định như chất lượng xe ô tô, chất lượng đội ngũ phục vụ.. . Các phương tiện vận tải ra đời với nhiều phương thức và chủng loại khác nhau khiến cho nhu cầu đi lại của con người ngày càng được thực hiện rễ ràng hơn. Phương tiện vận tải đã khắc phục sự xa cách về không gian giữa các vùng. Một loại hình vận tải hành khách đặc chưng bởi sự đa dạng của các nhu cầu đáp ứng đó là vận tải hành khách công cộng. Vận tải hành khách công cộng bằng xe ô tô: Là loại hình vận tải có thể đáp ứng khối lượng lớn nhu cầu đi lại của mọi tầng lớp dân cư một cách thường xuyên, liên tục theo thời gian xác định, theo hướng và tuyến ổn định trong từng thời kỳ nhất định Vận tải hành khách bằng ô tô hiện nay được phân ra nhiều loại: 1.1. Vận tải hành khách liên tỉnh theo luồng tuyến cố định. Tuyến vận tải hành khách cố định được xác định là tuyến có bến đi, bến đến và đi theo những tuyến đường nhất định. Việc xác định tuyến cố định được xác định trên 3 tiêu thức cơ bản. * Có hệ thống đường bộ bảo đảm an toàn, thông suốt cho xe vận chuyển khách thực hiện hành trình và lịch trình. * Có nhu cầu đi lại của khách. + Với tuyến có cự ly đến 300 km nhu cầu khách đi lại trên tuyến tối thiểu mỗi ngày có một chuyến xe đi và một chuyến xe về. + Với tuyến có cự ly trên 300 km nhu cầu khách đi lại trên tuyến tối thiểu trong hai ngày có một chuyến đi và một chuyến về. + Có bến xe nơi đi, bến xe nơi đến đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Trưởng Bộ GTVT. Đối với tuyến vận tải hành khách liên tỉnh phải xuất phát và kết thúc tại bến xe ở những trung tâm kinh tế, văn hoá thuộc tỉnh (thành phố). Việc xác định và công bố tuyến do cơ quan quản lý tuyến có thẩm quyền công bố (theo quy định của Luật giao thông đường bộ). Đó là cơ quan quản lý thuộc Bộ giao thông vận tải Tuyến cố định liên tỉnh: Là tuyến đường được xác định cho xe ô tô khách vận chuyển từ một điểm thuộc địa danh tỉnh này đến một điểm thuộc địa danh tỉnh khác và ngược lại tuyến này do Cục Đường Bộ Việt Nam quản lý. Tuyến cố định nội tỉnh là tuyến có bến xe đi và đến trong địa danh một tỉnh. Tuyến này do Sở giao thông vận tải (GTCC) các tỉnh quản lý. Tuyến cố định liên vận quốc tế: Là tuyến có bến đi thuộc địa danh Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bến đến thuộc địa danh nước kháccó hiệp định vận tải với Việt Nam. Hiện nay toàn quốc có: ã 970 tuyến cố định liên tỉnh. ã1500 tuyến cố định nội tỉnh + xe buýt. ã 20 tuyến cố định liên vận quốc tế Như vậy tuyến vận tải hành khách cố định bằng ô tô chỉ được xác lập khi hai đầu tuyến có bến xe. * Quan điểm tổ chức vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định. Việc tổ chức các tuyến vận tải hành khách bằng ô tô phải xuất phát từ mục tiêu đi lại của nhân dân với phương châm nhanh chóng, thuận lợi và đảm bảo an toàn. Đồng thời phải kết hợp hài hoà với các phương thức vận tải khác để khắc phục tình trạng chồng chéo kém hiệu quả. Quan điểm cụ thể là: - Tổ chức các tuyến vận tải hành khách bằng ô tô phải kết hợp hài hoà với các phương tiện khác, hạn chế các tuyến song trùng với đường sắt và đường sông. - Ưu tiên phát triển các tuyến vận chuyển khách bằng ô tô ở những khu vực không có đường sắt, đường sông. - Quan tâm tổ chức các tuyến tổ chức phục vụ đồng bào các tỉnh miền núi, các tỉnh vùng sâu, vùng xa. - Kết hợp hài hoà việc tổ chức tuyến nội tỉnh với tuyến liên tỉnh để giảm sự chồng chéo đạt được hiệu quả kinh tế cao tên cơ sở thoả mãn nhu cầu đi lại của nhân dân. * Hình thức tổ chức các tuyến vận tải khách cố định bằng xe ca: + Các tuyến nội huyện. Các tuyến này có một số đi từ bến xe trung tâm huyện đến các bến xe khác trong huyện và cũng có một số tuyến đi từ bến xe này đến bến xe khác không qua bến trung tâm huyện. Mô tả bằng sơ đồ 1 Bến xe B Bến xe TT Huyện Bến xe A Bến xe C + Các tuyến nội tỉnh, thành phố: gồm các tuyến nối từ bến xe trung tâm tỉnh, thành phố đến bến xe trung tâm các huyện, và một số tuyến nối từ bến xe trung tâm huyện này đến bến xe huyện của trung tâm huyện khác không qua bến trung tâm tỉnh. Mô tả bằng sơ đồ 2: Bến xe huyện Bến xe huyện Bến Bến xe trung tâm tỉnh,thành phố xe huyện bến, bãi đỗ xe huyện +Tuyến liên tỉnh: gồm một số tuyến: - Tuyến từ bến xe thủ đô Hà Nội đi đến bến xe các tỉnh. - Tuyến đi từ bến xe tỉnh này đến bến xe của tỉnh khác không qua thủ đô Nguyên tắc tổ chức vận tải hành khách theo các tuyến cố định bằng ô tô: Khi đã hình thành các loại tuyến, từ tuyến huyện, tuyến nội tỉnh và tuyến liên tỉnh sẽ tạo nên sự liên kết hợp lý giữa các tuyến với nhau. SƠ DO + Hình vòng tròn : Biểu hiện địa giới tỉnh + Hình vuông : Biểu hiện địa giới huyện + Nét liền : Nối giữa hai tỉnh là 2 tuyến liền kề + Nét đứt : Thể hiện từ trung tâm tỉnh đến trung tâm tỉnh + Nét đứt : Biểu thị tuyến liên tỉnh từ trung tâm huyện (tỉnh)thuộc tỉnh này đến trung tâm huyện (tỉnh)thuộc tỉnh khác. + Nét liền : Biểu thị tuyến thủ đô về các tỉnh Để khách đi xe chủ động thực hiện tốt các hành trình trong tuyến đi cần phải xây dựng được lịch trình vận tải trên tất cả các tuyến cố định một cách khoa học và tổ chức chạy xe theo đúng lịch trình đã định thì khách đi xe sẽ yên tâm và chủ động bố trí thời gian cho tuyến đi của mình. Để có thể thực hiện được những vấn đề trên, cần phải có những quy định cụ thể về điều kiện và tiêu chuẩn công bố tuyến cố định và quy định tổ chức khai thác vận tải khách các tuyến đó một cách chặt chẽ để có thể đạt được hiệu qủa kinh tế cao nhất. 1.2. Vận tải hành khách theo hợp đồng. Vận tải hành khách theo hợp đồng là kinh doanh vận tải khách không theo tuyến cố định thực hiện theo hợp đồng vận tải được ký kết giữa người thuê vận tải và người vận tải . Vận tải hành khách theo hợp đồng hiện nay đang có hai hình thức. + vận tải hành khách theo hợp đồng (chủ yếu phục vụ nhu cầu tham, quan du lịch, lễ hội). + vận tải hành khách bằng TAX XI. 1.2.1. Khai thác vận tải khách theo hợp đồng. - Tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và bảo đảm điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô theo quy định của pháp luật đều được quyền đăng ký với Sở GTVT Tỉnh hoặc Thành phố, khai thác vận tải khách theo hợp đồng. - Mẫu đăng ký khai thác hợp đồng theo mẫu quy định. - Xe đăng ký ở nước ngoài không được quyền khai thác vận tải khách hợp đồng trên lãnh thổ Việt Nam. - Khai thác vận tải khách hợp đồng các tuyến quốc tế có quy định riêng. 1.2.2. Hợp đồng vận chuyển khách theo hợp đồng. -Xe vận chuyển khách theo hợp đồng phải có hợp đồng vận tải bằng văn bản theo mẫu quy định. Hợp đồng vận tải phải ghi rõ thời gian thực hiện hợp đồng, nơi đi, nơi đến, số lượng khách và hành trình xe chạy. -Kèm theo hợp đông vận tải phải có hoá đơn thu tiền theo quy đình của Bộ Tài chính hoặc có phiếu thu tiền tạm ứng( hoá đơn thu tiền phải có mã số thuế trùng với mã số thuế chủ phương tiện đăng ký với cơ quan thuế địa phương). -Khi thực hiện hợp đồng trở khách lái xe phải mang theo hợp đông, người đại diện hợp đồng phải mang theo hoá đơn thu tiền, hoặc phiếu thu tiền tạm ứng. 1.2.3. Phù hiệu xe vận chuyển khách theo hợp đồng. - Tổ chức, cá nhân đăng ký vận tải khách theo hợp đồng được Sở GTVT cấp phù hiệu, phù hiệu có dòng chữ “ xe chạy hợp đòng”. Mẫu phù hiệu theo quy định. Phù hiệu có giá trị trong 12 tháng. - Khi xe vận chuyển khách theo hợp đồng phải dán phù hiệu lên kính xe phía trước. Tình hình phương tiện vận tải hành khách trong toàn quốc: Hiện naytoàn quốc có khoảng 50.000 xe khách loại từ 10 ghế trở lên nguồn với tổng trọng tải 1.200.000ghế xe và hơn 10.000 xe tắc xi. Xe vận tải hành khách trên các tuyến cố định chỉ chiếm 40% tổng số xe, còn lại là xe hoạt động theo phương thức hợp đồng. Đây cũng là yuế tố khó khăn cho công tác quản lý vận tải hiện nay. 2.Đặc điểm tổ chức vận tải hành khách của Công ty vận tải hành khách số14 Công ty vận tải hành khách số 14 là một doanh nghiệp Nhà nước. Từ trước tới nay, công ty hoạt động theo cơ chế quản lý tập trung nên kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong cơ chế thị trường. Do vậy những năm gần đây Công ty đã thay đổi hình thức quản lý đó là cơ chế khoán- quản. 2.1.Tổ chức quản lý tập chung trên cơ sở khoán định mức cho lái xe. Khoán tư liệu sản xuất đến tập thể và người lao động. Cụ thể là: + Khoán đến đội xe, hoặc các đơn vị thành viên. + Khoán đến cá nhân người lái xe. Bao gồm khoán chi phí và kết quả sản xuất. 2.2. Tổ chức vận tải liên quan đến tác nghiệp điều hành chạy xe của các chúng tôi quản lý bến xe. Quản lý tổ chức vận tải tập trung thông qua điều hành các phòng kế hoạch, kế toán Công ty, như việc quản lý luồng tuyến, điều độ phương tiện vào các luồng tuyến trên cơ sở xác định định mức khoán tháng- tuyến. Quản kỹ thuật trên cơ sở quản lý cao cấp, bảo dưỡng, sửa chữa và đại tu phương tiện. III. Vai trò nhóm chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh. Có thể nói, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không có một chỉ tiêu nào lại chiếm giữ một vị trí cực kỳ quan trọng như nhóm chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh. So với nhóm chỉ tiêu khác như mhóm chỉ tiêu thống kê lao động, thống kê tài sản cố định.. .thì nhóm chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh được hầu hết các doanh nghiệp chú trọng quan tâm hơn cả. nhóm chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng bởi vì nó thể hiện qiệu quả của quá tình sản xuất, tiềm lực và khả năng phát triển không những của doanh nghiệp mà còn chung cho toàn xã hội. đay cũng là động lực phát triển, là mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp và xã hội hướng tới. Thông qua kết quả sản xuất kinh doanh cho phép ta phân tích và đánh giá một cách tổng hợp toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhìn nhận thực trạng và nguyên nhân của những ưu điểm, những tồn tại trong thời gian qua, từ đó có chủ chương, biện pháp duy trì nâng cao hiệu quả kinh tế và xây dựng chiến lược phát triển, đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững lâu dài trên thị trường. Nhóm chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh còn cho phép đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết hợp với các chỉ tiêu khác tính và phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vận tải hành khách, nhóm chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh vận tải hành khách cho phép đánh giá được toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải hành khách, phân tích được thực trạng vvà xu hướng phát triển của từng doanh nghiệp. Xác định được vai trò và tầm quan trọng của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Đông thời xác được tỷ trọng đõng góp thu nhập vào GDP của hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải hành khách. Từ đó mỗi doanh nghiệp cũng như những người hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô có biện pháp thích hợp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải hành khách. IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh. 1. Chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước. 1.1.Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức vận tải hành khách. * Chỉ thị 236/TTgngày 11/4/ 1997 của Thủ Tướng chính phủ về việc tổ chức lại vận tải hành khách công cộng, tại mục 7 ghi rõ: “Bộ GTVT cần hoàn thiệ.n tổ chức quản lý vận tải hành khách công cộng liên tỉnh bằng ôtô nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo kém hiệu quả như hiện nay”. * Chỉ thị 311/2000/ Bộ GTVT ngày 8/8/2000 của Bộ Trưởng Bộ GTVT về việc tăng cường quản lý vận tải hành khách công cộng liên tỉnh bằng ôtô. * Chỉ thị 2886/ BGTVT ngày 28/8/1996 đã nêu”Tuyến vận tải hành khách liên tỉnh phải có đầy đủ các yếu tố như từ Thành phố, Thị xã, tỉnh này đến Thành phố,Thị xã thuộc tỉnh khác, lưu lượng hành khách hàng ngày có ít nhất 2 chuyến xe một chuyến đi và một chuyến về. * Quyết định 890/1999/QĐBGTVT ngày 12/4/1999 của Bộ Trưởng Bộ GTVT ban hành tiêu chuẩn ngành với xe khách liên tỉnh. * Mới đây luật giao thông đường bộ đã được Quốc hội thông quảtong đó có nội dung quan trọng định hướng cho tổ chức lại vận tải hành khách; tại điều 61 Luật Giao Thông Đường bộ nêu rõ: xe ôtô vận chuyển khách công cộng phải chạy theo tuyến nhất định do Bộ trưởng Bộ GTVT quy định. Từ những lý do thực tế và những văn bản của Nhà nước, của ngành, việc xắp xếp lại mạng lưới vận tải khách công cộng đặc biệt là vận tải khách liên tỉnh để nâng cao hiệu quả kinh tế, lập lại trật tự kinh doanh đảm bảo an toàn giao thông là vấn đề cần thiết, bức xúc hiện nay. 1.2. Chính sách quản lý giá cước của Nhà nước. 1.2.1. Gía cước ( tuyến cố định ). Vận tải hành khách là loại hình sản xuất vật chất đặc biệt mang tính xã hội hoá cao. Do vậy các đơn vị kinh doanh vận tải không thể căn cứ vào giá thành để xây dựng giá cước bởi lẽ sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, giữa chất lượng thực tế của các loại xe (loại tốt, loại xấu) quản lý thuế với các thành phần kinh tế không thống nhất, nên các chủ phương tiện phải chấp nhận gía cước theo thị trường tự do. Theo quy định của Bộ GTVT giá cước vận tải hành khách được hiệp thương theo các khu vực qua hội nghị giữa các đơn vị vận tải chuyên nghiệp thông qua hiệp thương để quy định giá cước, giá dịch vụ các loại. Tại thời điểm này cước vận tải hành khách bằng ôtô từ 100-150 đ/ 1 người-km. Gía cước này được in trên mặt vé và chỉ thực hiện được với khách đi xe mua vé tại bến. Còn giá cước trên đường hoàn toàn phụ thuộc vào giá thi trường. Một số tuyến đường miền núi thì giá cước cao hơn. Các tuyến đường dài nhất là tuyến Bắc Nam thì giá thấp hơn nhiều so với giá hiệp thương. Có thời điểm có tuyến chỉ đạt 50 đ/ người- km. Trong khi giá cước theo hiệp thương chỉ bằng 45-50% so với cước tầu hoả. Nhưng giá thực tế còn thấp hơn nhiều vì lượng xe lưu hành nhiều, khách lại ít xe không chạy theo hành trình và lịch trình cụ thể dẫn đến tranh giành khách giá táp cũng phải trở. 1.2.2. Gía cước hợp đồng ( tuyến không cố định ). Giá cước hợp đồng phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa chủ phương tiện và người thuê xe theo căn cứ khung giá cước do đơn vị vận tải xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 1.3. Chính sách quản lý giá cả tiêu dùng. Thời gian trước đây vé xe khách được quản lý chặt chẽ, vé được coi như hoá đơn bán hàng của đơn vị vận tải . Công tác kiểm tra trên đường cũng kiểm tra vé. Vé gồm vé tuyến, vé chặng, vé hàng hoá và vé xe đạp. Khi kiểm tra ai không có vé được xử lý theo thể lệ vận tải . Ngành tài chính căn cứ vào vé phát hành để tính doanh thu, lúc đó là doanh thu thật. Từ khi hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường, vận tải hành khách không được quản lý, các đơn vị vận tải chuyên nghiệp thì thực hiện cơ chế khoán doanh thu, tư nhân thì không hạch toán tự thu chi, xe khách hợp đồng hoạt động tự do, xe vào bến, xe chạy ngoài bến, khách không cần vé. Cơ quan thu thuế theo doanh thu khoán. Theo kế hoạch của đơn vị, xe tư nhân thuế khoán tháng do phường, xã thu là chủ yếu. Từ việc không quản lý bến xe khách dẫn đến sản lượng, doanh thu không thật. Sản lượng hầu hết được dùng biện pháp” chia ngược”doanh thu /giá vé. Việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước không đồng đều theo mức độ tự giác của các đơn vị tham gia vận tải. Qua điều tra cho thấy các đơn vị vận tải chuyên nghiệp nộp thuế VAT một năm khoảng 7.5-8 triệu đồng/ 1 xe trong khi đó xe tư nhân nộp thuế một năm khoảng 1triệu đồng /1 xe năm, chưa kể nhiều xe chốn thuế do xác nhận xe hỏng, xe dừng hoạt động. . .Vấn đề vé xe cần phải được quản lý, kiểm tra và phải được phát hành theo mẫu thống nhất trong toàn quốc. Điều bất cập hiện nay là cùng một chuyến xe nhưng trên xe có hai loại vé. Một loại vé do đơn vị quản lý bến phát hành, một loại vé do đơn vị vận tải phát hành gây khó khăn cho công tác quản lý, làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh. 1.4. Những yếu tố tác động đến giá thành và giá cước vận tải. Khi xây dựng giá thành vận tải ôtô khách, tuỳ theo cách định khoản có thể từ 7-9 khoản mục giá thành. Gía thành vận tải thời kỳ bao cấp có căn cứ hơn vì chi phí đầu vào ít biến động. Đến nay hầu hết giá thành được xây dựng trên cơ sở lý thuyết. Nhiều đơn vị xây dựng mang tính hình thức nên giữa giá thành và giá cước không phù hợp với nhau thiếu chính xác. Hơn nữa, giá cước vận tải khách các đơn vị vận tải không tự xây dựng theo giá thành mà phải theo thị trường vận tải vì tính xã hội của nó, nên phải thông qua hiệp thương. Gía thành, giá cướccó nhiều yếu tố ảnh hưởng, có thể chia các yếu tố tác động đến giá thành, giá cước làm 2 nhóm: Nhóm1: Yếu tố tác động làm tăng giá thành: - Gía nhiên liệu (Diezen) thường xuyên biến động tăng (từ 2800 đ/ lít năm 1998 lên 3800 đ / lít năm 2000). - Chi phí cầu đường: Sau khi nâng cấp đường các trạm thu phí được thành lập nhiều nhưng phân bố không đều. Có những tuyến cự ly ngắn nhiều trạm thu phí, như tuyến Nam Định - Hà Nội 83 km có hai trạm thu, tuyến Hà Nội - Hải Phòng 102 km có 3 trạm, những tuyến này phí giao thông trong giá thành chiếm tới 15%. - Lệ phí bến xe thu theo loại bến dẫn đến những tuyến ngắn lệ phí chiếm tỷ lệ lớn trong doanh thu, có tuyến như Bắc Giang - Gia Lâm cự ly 45 km lệ phí cho hai đầu bến lên tới 62000 đồng / 1 chuyến xe chiếm 50% doanh thu, ở những bến xe thu chọn gói thì lệ phí còn cao hơn. - Chi phí khấu hao trong đầu tư theo loại xe tốt, xấu khác nhau, loại xe đầu tư mới giá tới 800.000 trđ (xe 45 ghế). Nếu khấu hao trong 10 năm thì mỗi năm tới 80 trđ. - Ngoài ra còn một số chi phí tiêu cực trên đường đường. - Nhưng nguyên nhân cơ bản là cây số lăn bánh ngày đêm thấp nên khấu hao trong gía thành lớn. - Nhóm thứ 2: Những yếu tốlàm giảm giá cước. - Do cung vượt cầu dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt. các chủ xe phải hạ giá cước để thu hút khách - Đầu tư ban đầu không đồng đều nên tỷ lệ khấu hao phương tiện tốt xấu khác nhau dẫn đến giá thành với các loại xe này cũng khác nhau. Những xe chất lượng kém khấu hao thấp, giá cước thu thấp vẫn có hiệu quả. - Nghĩa vụ thuế với Nhà nước nên chủ xe trốn thuế nên giá cước trên đường thu thấo để cạnh tranh khách với các đơn vị thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước đầy đủ. . ., về phương pháp tính thuế tại từng địa phương khác nhau nơi cao, nơi thấp đã tác động trực tiếp đến giá cước 2. Trình độ quản lý của doanh nghiệp. Trình độ quản lý của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ trước đến nay Công ty quản lý theo cơ chế khoán nên dẫn đến kết quả sản xuất chưa cao. Vài năm trở lai đây Công ty đã chuyển đổi hình thức quản sang hình thức khoán-quản nên kết quả sản xuất kinh doanh bắt đầu có chiều hướng tăng. II. Xác định hệ thống chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty vận tải hành khách số 14. 1. Chỉ tiêu sản lượng: Sản lượng của Công ty vận tải hành khách khác với sản lượng của các doanh nghiệp sản xuất nói chung. Sản lượng của Công ty là số hành khách vận chuyển và hành khách luân chuyển. Sản lượng của Công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng xe hàng năm , số xe tốt.. . Bảng 2: Bảng sản lượng vận tải STT đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001 HK.Km 92.000 92.167 95.000 60.000 56.772 Nguồn số liệu dựa vào bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. 2. Chỉ tiêu GO. Bảng 3: Bảng tính chỉ tiêu GO. Đơn vị: triệu đồng Năm 1997 1998 1999 2000 2001 GO 7734 8006 8688 5467 9254 3. Giá trị gia tăng (VA). 3.1.Giá trị gia tăng theo phương pháp sản xuất: Giá trị gia tăng của Công ty vận tải hành khách số 14 là toàn bộ giá trị hoạt động sản xuất và kinh doanh mới tạo ra trong một năm. nó phản ánh kết quả cuối cùng mà Công ty tạo ra trong một năm, VA được xác định VA = GO - IC Bảng 4: Bảng tính GTGT Đơn vị: triệu đồng STT Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 IC =1+2+.. .+7 3468 3554 3962 2280 4254 1 Săm lốp 298 290 303 21210 337 2 Dầu máy 90 89 92 98 111 3 Nhiên liệu 971 967 1084 825 1181 4 Sửa chữa thường xuyên 250 211 216 117 247 5 Lệ phí cầu đường 830 932 962 414 994 6 Quản lý 716 847 935 406 970 7 Chi khác 313 218 370 300 414 8 Giá trị sản xuất (GO) 7734 8006 8688 5467 9254 9 VA = GO - IC 4266 4456 4726 3187 5000 Nguồn số liệu dựa vào báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và báo cáo chi phí định kỳ. 3.2. Giá trị gia tăng theo phương pháp phân phối: Để đối chiếu sự chính xác của số liệu Công ty còn tính VA theo phương pháp phân phối. Theo phương pháp này thì: Giá trị gia tăng thu nhập của thu nhập của thu nhậpcủa của doanh nghiệp = người lao động + doanh nghiệp + Nhà nước (VA) = (V) + m1 + m2 Trong đó: - Thu nhập của người lao động : Tiền lương, thu nhập nhận từ BHXH trả thay lương và các khoản thu nhập khác. - Thu nhập của Công ty gồm: Lợi nhuận và khấu hao TSCĐ để lại Công ty. - Thu nhập của ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2402.doc