Mục lục
LỜ
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 2.1: Doanh thu của Airimex giai đoạn 2004 – 2008
Bảng 2.2: Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty Airimex giai đoạn 2004 – 2008.
Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu của Airimex phân chia theo phương thức nhập khẩu.
Bảng 2.4: Doanh thu của Airimex từ các hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ giai đoạn 2004 – 2008.
Bảng 2.5: Kim ngạch nhập khẩu chia theo nguồn cung ứng 2004 – 2008.
Bảng 3.1: Kim ngạch nhập khẩu
139 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình nhập khẩu của Công ty cổ phần XNK Hàng không - Airimex giai đoạn 2004- 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Airimex giai đoạn 2004 – 2008.
Bảng 3.2: Phân tích biến động kim ngạch nhập khẩu của Airimex giai đoạn 2004 – 2008.
Bảng 3.3: Phân tích biến động doanh thu của Airimex giai đoạn 2004 – 2008.
Bảng 3.4: Biến động về chi phí nhập khẩu trực tiếp của Airimex giai đoạn 2004 – 2008.
Bảng 3.5: Phân tích biến động tổng vốn của Airimex giai đoạn 2004 – 2008.
Bảng 3.6: Bảng phân tích biến động các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tổng vốn và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Airimex giai đoạn 2004- 2008.
Bảng 3.7: Bảng phân tích biến động chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu của Airmex giai đoạn 2004 – 2008.
Sơ đồ 2.1: Mô hình CART trong phân tích mối liên hệ tương tác các nhân tố tác động đến tổng doanh thu của Airimex.
Sơ đồ 3.1: Bộ máy quản lý của Airimex
Biểu đồ 3.1: Kim ngạch nhập khẩu của Airimex 2004 – 2008.
Biểu đồ 3.2: Doanh thu của Airimex 2004 – 2008.
Biểu đồ 3.3: Chi phí nhập khẩu trực tiếp của Airimex 2004 – 2008.
Biểu đồ 3.4: Tổng vốn của Airimex 2004- 2008.
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển rất quan trọng – đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đưa đất nước đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, chúng ta phải xây dựng được một cơ sở hạ tầng vững chắc mà trong đó hoạt động nhập khẩu trang thiết bị hiện đại là không thể thiếu. Trong giai đoạn gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển cao và ổn định. Năm 2007 mức tăng trưởng GDP đạt 8,5%, năm 2008 tuy diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là nơi triển vọng để đầu tư (đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 2008 ước tính khoảng trên 60 tỷ USD). Sự phát triển mạnh mẽ này của nền kinh tế có sự đóng góp không nhỏ của hoạt động thương mại quốc tế mà trong đó có nhập khẩu hàng hóa. Vì thế việc chú trọng và đẩy mạnh phát triển hoạt động nhập khẩu hàng hóa, máy móc thiết bị là thực sự quan trọng.
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty xuất nhập khẩu Hàng không – Airimex, em đã phần nào hiểu được hoạt động kinh doanh ngoại thương của một doanh nghiệp, quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện một hợp đồng ngoại thương cũng như cách thức lựa chọn các phương thức giao dịch. Như chúng ta đã biết để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh các nhà quản lý cần đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời giúp lập ra những kế hoạch, chiến lược kinh doanh hiệu quả. Và các phương pháp phân tích thống kê là một trong những công cụ hữu hiệu nhất giúp cho việc ra quyết định của các nhà quản lý. Bằng việc vận dụng những lý luận và kiến thức thống kê đã học cùng với quá trình tìm hiểu thực tế em đã lựa chọn đề tài “Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình nhập khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không – Airimex giai đoạn 2004- 2008”
Kết cấu của chuyên đề bao gồm ba phần:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nhập khẩu hàng hóa và vai trò của nhập khẩu.
Chương 2: Hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp phân tích thống kê phân tích tình hình nhập khẩu của Airimex giai đoạn 2004 – 2008.
Chương 3: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình nhập khẩu của Airimex giai đoạn 2004 - 2008.
Trong thời gian thực tập tại công ty Airimex em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ nhân viên trong công ty và sự nhiệt tình hướng dẫn của Thạc sĩ Trần Quang. Tuy nhiên do thời gian thực tập và khả năng chuyên môn còn hạn chế nên chuyên đề thực tập không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhận định chủ quan chưa toàn diện, vì vậy em mong được những ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hoạt động nhập khẩu hàng hóa và vai trò của nhập khẩu
1.1. Khái niệm về nhập khẩu hàng hóa và phân loại
1.1.1. Khái niệm
Nhập khẩu là mua hàng hóa và dịch vụ của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng trong thương mại quốc tế, nó tác động trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước. Hoạt động nhập khẩu cùng với xuất khẩu cấu thành nên nghiệp vụ ngoại thương đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Theo định nghĩa của SNA thì nhập khẩu là mua hàng hóa, dịch vụ giữa các đơn vị thường trú và không thường trú của các quốc gia.
Ngày nay, nhập khẩu không chỉ đơn thuần với ý nghĩa là mua hàng hóa vượt qua biên giới quốc gia mà còn gắn với hoạt động chuyển giao công nghệ - khoa hoc - kỹ thuật. Với việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia nhằm mục đích kinh tế và tối đa hóa lợi nhuận, hoạt động nhập khẩu nói riêng và thương mại quốc tế nói chung đã thể hiện được sự gắn bó chặt chẽ giữa kinh tế quốc gia và kinh tế thế giới.
1.1.2. Phân loại
1.1.2.1. Nhập khẩu trực tiếp
Nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu trong đó người bán (nhà xuất khẩu, người sản xuất, người cung cấp) và người mua (nhà nhập khẩu) quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín) để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác.
Ưu điểm của phương thức này là cho phép người xuất khẩu nắm bắt được nhu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng, giá cả dó đó người bán có thể thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường, giúp xây dựng chiến lược quốc tế phù hợp, hơn thế giúp người bán không bị chia sẻ lợi nhuận.
Tuy nhiên kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp đòi hỏi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải có những cán bộ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi: giỏi về giao dịch đàm phán, am hiểu và có kinh nghiệm buôn bán quốc tế đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán quốc tế thông thạo, như vậy mới đảm bảo có hiệu quả. Đây vừa là yêu cầu để đảm bảo hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp vừa là điểm yếu của đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam khi tiếp cận với thị trường thế giới. Hơn thế khi kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp chi phí tiếp thị thị trường thế giới cao nên những doanh nghiệp có quy mô nhỏ vốn ít nên xuất nhập khẩu ủy thác có lợi hơn.
1.1.2.2. Nhập khẩu ủy thác:
Nhập khẩu ủy thác là hình thức nhập khẩu được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của trung gian thứ ba. Người thứ ba này được hưởng một khoản tiền nhất định. Người trung gian phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu là đại lý và môi giới.
Đại lý là một người hay một công ty ủy thác cho người khác, công ty khác thực hiện việc mua bán hoặc dịch vụ cho việc mua bán như quảng cáo, vận tải và bảo hiểm. Quan hệ giữa người ủy thác và đại lý thể hiện trên hợp đồng đại lý. Có thể phân loại đại lý theo các tiêu thức khác nhau:
Phân loại theo phạm vi quyền hạn đại lý được ủy thác:
- Đại lý toàn quyền (Universal Agent): là hình thức mà người đại lý được phép thay mặt người ủy thác làm mọi việc mà người ủy thác làm.
- Tổng đại lý (General Agent): là hình thức người đại lý chỉ được phép thay mặt người ủy thác thực hiện một số các công việc nhất định như ký hợp đồng mua bán…
- Đại lý đặc biệt (Special Agent): là hình thức mà người đại lý chỉ thực hiện một số công việc hạn chế mà nội dung của công việc do người ủy thác quyết định như ủy thác mua một khối lượng hàng với chất lượng và giá cả xác định.
Phân loại theo nội dung quan hệ giữa người đại lý và người ủy thác:
- Đại lý ủy thác (đại lý thụ ủy): là hình thức mà người đại lý được chỉ định
để hành động thay cho người ủy thác. Thù lao cho người đại lý thường là một khoản tiền hay tỉ lệ phần trăm trị giá của lô hàng vừa thực hiện.
- Đại lý hoa hồng (Commission Agent): là người được ủy thác tiến hành hoạt
động với danh nghĩa của mình, nhưng với chi phí của người ủy thác, thù lao của người đại lý hoa hồng là một khoản tiền hoa hồng tùy theo khối lượng và tính chất của công việc được ủy thác.
- Đại lý kinh tiêu (Merchant Agent): là người đại lý hoạt động với danh nghĩa và chi phí của mình, thù lao của người này là khoản chênh lệch giá bán và giá mua.
Môi giới – người môi giới (Broker): là thương nhân trung gian giữa bên mua và bên bán, được bên mua hoặc bên bán ủy thác tiến hành bán hoặc mua hàng hóa hay dịch vụ. Khi tiến hành nghiệp vụ môi giới, người môi giới không đứng tên của chính mình, mà đứng tên của người ủy thác, không chiếm hữu hàng hóa và không chịu trách nhiệm cá nhân trước người ủy thác về việc khách hàng không thực hiện hợp đồng. Quan hệ giữa người ủy thác và người môi giới dựa trên ủy thác từng lần, không dựa vào hợp đồng.
Ưu điểm của hình thức nhập khẩu ủy thác là thông qua người trung gian thường là những người am hiểu thị trường xâm nhập, pháp luật và tập quán buôn bán của địa phương, họ có khả năng đẩy mạnh buôn bán và tránh bớt rủi ro cho người ủy thác. Những người trung gian, nhất là các đại lý thường có cơ sở vật chất nhất định, do đó khi sử dụng họ, người ủy thác có thể giảm bớt đầu tư trực tiếp vào nước tiêu thụ hàng. Ngoài ra nhờ dịch vụ của trung gian trong việc lựa chọn phân loại, đóng gói, người ủy thác giảm bớt chi phí vận tải.
Tuy nhiên do dựa vào bên trung gian nên công ty xuất nhập khẩu mất sự liên hệ trực tiếp với thị trường, vốn hay bị bên nhận đại lý chiếm dụng, công ty phải đáp ứng những yêu sách của đại lý và môi giới, lợi nhuận bị chia sẻ.
1.1.2.3. Nhập khẩu trong thương mại đối lưu
Thương mại đối lưu (Counter – Trade) hay còn gọi là hình thức xuất nhập khẩu liên kết là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi với nhau có giá trị tương đương. Mục đích của xuất nhập khẩu liên kết không phải nhằm thu ngoại tệ, mà thu về một hàng hóa khác có giá trị tương đương.
Như vậy một doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa trong thương mại đối lưu có nghĩa là họ đã xuất khẩu một lượng hàng hóa có giá trị tương đương để thu về lượng hàng hóa nhập khẩu đó.Các hình thức thương mại đối lưu chủ yếu là: hình thức hàng đổi hàng (barter), trao đổi bù trừ (Compensation).
- Hình thức hàng đổi hàng: nghĩa là hai bên trao đổi với nhau những hàng hóa có giá trị tương đương, việc giao hàng diễn ra hầu như đồng thời. Trong nghiệp vụ hàng đổi hàng cổ điển, người ta không dùng tiền để thanh toán và chỉ có hai bên tham gia, còn ngày nay có thể dùng một phần tiền để thanh toán thương vụ và có thể có nhiều hơn hai bên tham gia.
- Hình thức trao đổi bù trừ: trong nghiệp vụ bù trừ hai bên trao đổi với nhau trên cơ sở ghi giá trị hàng giao, hàng nhận, đến cuối kỳ hạn hai bên mới so sánh, đối chiếu giữa giá trị hàng giao với giá trị hàng nhận. Nếu sau khi bù trừ tiền hàng như thế mà mà còn số dư thì số tiền đó được giữ lại để chi trả theo yêu cầu của bên chủ nợ về những khoản chi tiêu của bên chủ nợ tại nước bị nợ.
Nhìn chung dù tiến hành theo hình thức nào thì đều phải tôn trọng nguyên tắc cân bằng được thể hiện là: cân bằng về mặt hàng (mặt hàng quý đổi lấy mặt hàng quý, mặt hàng ế thừa đổi lấy mặt hàng ế thừa), cân bằng về mặt điều kiện giao dịch (cùng giao FOB cảng đi hoặc cùng giao CIF cảng đến), cân bằng về cơ sở giá cả (cùng tính cao hơn hoặc thấp hơn giá quốc tế), cân bằng về tổng giá trị hàng giao cho nhau.
1.1.2.4. Hình thức tái xuất khẩu
Tái xuất khẩu là hình thức xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Giao dịch tái xuất khẩu bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về một số ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu.
Đặc điểm của giao dịch tái xuất là luôn luôn thu hút ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu. Nên còn gọi giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác. Người bán vừa là người mua, sau mỗi chuyến hàng đều có việc thanh toán bằng tiền.
Tái xuất có thể được thực hiện bằng một trong hai hình thức sau: tái xuất theo đúng nghĩa và chuyển khẩu.
- Tái xuất theo đúng nghĩa: là hình thức hàng hóa đi từ nước xuất khẩu đến nước tái xuất rồi lại được xuất khẩu từ nước tái xuất sang nước nhập khẩu. Ngược chiều với sự vận động của hàng hóa là sự vận động của đồng tiền: nước tái xuất trả tiền nước xuất khẩu và nhận tiền từ nước nhập khẩu.
- Chuyển khẩu là hình thức trong đó hàng hóa từ nước xuất khẩu được chuyển trực tiếp sang nước nhập khẩu. Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu. Có ba hình thức chuyển khẩu:
+ Hàng từ nước xuất khẩu được trở thẳng sang nước nhập khẩu.
+ Hàng từ nước xuất khẩu được chở đến nước tái xuất nhưng không làm thủ tục vào nước tái xuất mà được chở sang nước nhập khẩu.
+ Hàng từ nước xuất khẩu được chở đến nước tái xuất, làm thủ tục nhập vào kho ngoại quan ở nước tái xuất, sau đó được xuất khẩu sang nước nhập khẩu.
1.1.2.5 Hình thức đấu thầu quốc tế
Đấu thầu quốc tế là phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó người mua (tức là người gọi thầu) công bố trước điều kiện mua hàng để người bán (tức người dự thầu) báo giá mình muốn bán, sau đó người mua sẽ chọn mua của người nào bán rẻ nhất và điều kiện tín dụng phù hợp hơn cả với những điều kiện đã nêu.
Phương thức đấu thầu được áp dụng tương đối phổ biến trong việc mua sắm và thi công các công trình của Nhà nước, các thiết bị máy móc tiên tiến hiện đại, nhất là ở các nước đang phát triển. Ở nước ta, nhập khẩu thiết bị máy móc theo phương thức đấu thầu quốc tế được áp dụng cũng khá nhiều. Các công ty nhập khẩu trong nước công bố trước điều kiện mua hàng để lựa chọn ra nhà cung cấp ở nước ngoài nào đáp ứng tốt nhất các điều kiện đã nêu.
1.1.2.6. Đấu giá quốc tế:
Đấu giá quốc tế là một phương thức hoạt động thương mại, được tổ chức ở một nơi nhất định tại đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai để chọn được người mua trả giá cao nhất.
Hàng hóa nhập khẩu được tiến hành theo phương thức giao dịch đấu giá quốc tế thường là những mặt hàng khó tiêu chuẩn hóa và chúng được đưa ra đấu giá ở những trung tâm đấu giá quốc tế nổi tiếng. Đấu giá có thể được chia thành hai loại hình chính:
- Loại hình trả giá lên: là hình thức bán đấu giá theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng.
- Loại hình đặt giá xuống: là hình thức đấu giá theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp là người có quyền mua hàng.
Nhưng nếu xét theo hàng hóa – đối tượng đấu giá thì cũng có thể chia thành hai loại:
- Đấu giá thương nghiệp: trong đó hàng hóa được phân lô, phân loại, có thể được sơ chế, đại bộ phận người dự là nhà buôn.
- Đấu giá phi thương nghiệp: hàng hóa được bán với mục đích như thanh lý vật vô thừa nhận, giải quyết hàng tồn kho, thanh lý công ty phá sản …, đại bộ phận người tham gia là người tiêu dùng.
Như vậy nhập khẩu hàng hóa được tiến hành theo những phương thức giao dịch mua, bán nhất định. Mỗi phương thức quy định thủ tục tiến hành, điều kiện giao dịch, thao tác và chứng từ cần thiết cho giao dịch nên có những ưu nhược điểm riêng. Vì thế tùy vào điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp (quy mô vốn, đặc điểm hàng hóa mua bán, năng lực cán bộ …) mà lựa chọn phương thức giao dịch thích hợp hoặc phối hợp nhiều phương thức giao dịch cùng một lúc.
1.2. Quy trình hoạt động nhập khẩu ở các doanh nghiệp
1.2.1. Nghiên cứu thị trường và xác định mặt hàng cần nhập khẩu
Vấn đề nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết đầu tiên đối với bất cứ công ty nào muốn tham gia vào thị trường thế giới. Hoạt động xuất nhập khẩu thường phức tạp hơn hoạt động thương mại nội địa vì bạn hàng ở cách xa nhau, hoạt động chịu sự điều tiết của nhiều hệ thống luật pháp, hệ thống tài chính – tiền tệ khác nhau… Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng là quá trình điều tra để tìm triển vọng bán hàng cho một sản phẩm cụ thể hay một nhóm sản phẩm và phương pháp thực hiện mục tiêu đó. Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường, so sánh, phân tích những số liệu đó và rút ra kết luận giúp nhà quản lý đưa ra kết luận đúng đắn lập kế hoạch marketing.
Công việc đầu tiên của người làm công tác nghiên cứu thị trường là và thu thập những thông tin có liên quan đến thị trường và mặt hàng mình cần quan tâm. Có hai phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu thị trường là: phương pháp nghiên cứu văn phòng hay nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu hiện trường.
- Nghiên cứu văn phòng bao gồm việc thu thập thông tin từ các nguồn tư liệu xuất bản hay không xuất bản. Đây là phương pháp phổ biến nhất và tương đối ít tốn kém. Tài liệu nghiên cứu thường là thông tin lấy từ các tổ chức quốc tế như: Trung tâm thương mại Quốc tế, hiệp định chung về thương mại và thuế quan, tổ chức thương mại và phát triển của Liên hợp quốc, cơ quan Thống kê của Liên Hợp Quốc… Nguồn thông tin quan trọng thứ hai là các sách báo thương mại do các tổ chức quốc gia hoặc cá nhân xuất bản như: Niên giám thống kê xuất khẩu của các nước, bản tin Reuter về các loại mặt hàng, thời báo tài chính… Nguồn thông tin quan trọng thứ ba là quan hệ với thương nhân. Số liệu thống kê là một trong những loại thông tin quan trọng nhất, được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu thị trường, đặc biệt là nghiên cứu tại bàn. Tuy nhiên phương pháp nghiên cứu văn phòng có hạn chế là chậm và mức độ tin cậy có hạn. Kết quả nghiên cứu văn phòng cũng nên cần bổ sung thêm kết quả nghiên cứu hiện trường.
- Nghiên cứu hiện trường là phương pháp thu thập thông tin chủ yếu thông qua tiếp xúc với các thương nhân tại hiện trường. Doanh nghiệp cử người đến tận thị trường để tìm hiểu tình hình. Đây là một phương pháp quan trọng trong nghiên cứu thị trường, tuy tốn kém hơn phương pháp nghiên cứu văn phòng nhưng giúp doanh nghiệp mau chóng nắm được những thông tin chắc chắn và toàn diện. Về mặt trình tự nghiên cứu hiện trường, có thể được thực hiện sau khi đã sơ bộ phân tích đánh giá những kết quả nghiên cứu văn phòng. Trước hết cần xử lý sơ bộ các thông tin về các thị trường đã đề cập, chọn ra thị trường có nhiều triển vọng nhất. Sau đó căn cứ vào kết quả lựa chọn để tiến hành nghiên cứu hiện trường và lập kế hoạch khảo sát. Nội dung chính trong nghiên cứu hiện trường gồm xác định những vấn đề của một mặt hàng cụ thể và kiểm tra các cách thu thập thông tin khác.
Thông qua nghiên cứu thị trường doanh nghiệp nhập khẩu có thể nắm bắt được nhu cầu của thị trường nội địa, cũng như nguồn cung ứng của đối tác nước ngoài. Doanh nghiệp cần xác định xem khách hàng hiện nay là những ai, có nhu cầu về mặt hàng gì? Phân nhóm khách hàng theo nghề nghiệp, tuổi, dân tộc , giới tính… Nhịp điệu mua hàng của các nhóm khách hàng ra sao? Sản phẩm của hãng ở thế hệ nào? Lý do mua hàng của khách là gì? Nhóm khách hàng tiềm năng là ai? Doanh nghiệp cũng cần xác định khối lượng hàng hóa cung ứng hiện nay của các đối tác nước ngoài, giá bán trung bình của các sản phẩm tương tự, sản phẩm của hãng cung cấp ở vào giai đoạn nào của thị trường.
Trong thương mại quốc tế có rất nhiều rủi ro vì vậy doanh nghiệp phải xác định, phân tích cẩn thận tất cả những điều kiện của thị trường liên quan đến nhập khẩu hàng hóa. Điều kiện đầu tiên là về quy chế và pháp lý: cần tìm hiểu rõ ràng về quy chế giá cả, quy chế về những hoạt động thương mại, hóa đơn hải quan, kiểm soát hối đoái… Các điều kiện khác cần thiết như điều kiện về tài chính (thuế quan, chi phí vận tải, bảo hiểm vận chuyển…), điều kiện về kỹ thuật (tiêu chuẩn sản phẩm), điều kiện về con người và tâm lý (trình độ và khả năng đào tạo nhân viên, nét văn hóa xã hội của đất nước có nhà cung cấp là đối tác của doanh nghiệp…). Ngoài ra doanh nghiệp còn cần nghiên cứu và dự đoán được xu hướng biến động của giá cả trên thị trường thế giới. Xu hướng biến động giá cả của các loại hàng hóa trên thị trường thế giới rất phức tạp có lúc tăng, giảm, cá biệt có trường hợp ổn định, nhưng nói chung xu hướng đó có tính chất tạm thời. Để có thể dự đoán được xu hướng biến động giá cả theo từng loại hàng hóa trên thị trường thế giới phải dựa vào kết quả nghiên cứu và dự đoán tình hình thị trường từng loại hàng hóa, đồng thời đánh giá chính xác các nhân tố tác động đến xu hướng biến động giá cả.
Dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường doanh nghiệp xác định được mặt hàng dự định nhập khẩu. Hàng hóa nhập khẩu phải được tìm hiểu kỹ về khía cạnh thương phẩm để hiểu rõ về giá trị, công dụng nắm được những đặc tính của nó và những yêu cầu của thị trường như: quy cách, phẩm chất, nhãn hiệu, bao bì đóng gói ra sao? Để chủ động trong việc giao dịch mua bán, doanh nghiệp còn cần nắm vững tình hình sản xuất của mặt hàng đó như: tính thời vụ của mặt hàng, nguyên lý chế tạo…Về khâu tiêu thụ, phải biết mặt hàng đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống của nó trên thị trường. Chu kỳ sống bao gồm bốn giai đoạn: thâm nhập, phát triển, bão hòa và thoái trào. Việc nhập khẩu những mặt hàng đang ở giai đoạn thâm nhập và phát triển thì sẽ gặp thuận lợi nhất. Tuy nhiên, khi mặt hàng đã ở giai đoạn thoái trào nhưng nhờ các biện pháp xúc tiến tiêu thụ (như quảng cáo, cải tiến hệ thống tổ chức tiêu thụ, giảm giá…) doanh nghiệp vẫn có thể đẩy mạnh được tiêu thụ hàng nhập khẩu. Trong giai đoạn lựa chọn mặt hàng nhập khẩu, vấn đề quan trọng là xác định được lượng hàng nhập khẩu để đạt mục đích thu được lợi nhuận tối đa. Để xác định được lượng hàng nhập khẩu, doanh nghiệp phải xác định số lượng đặt hàng tối ưu (là số lượng hàng nhập khẩu thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng trong nước và tiết kiệm được chi phí đặt hàng). Để lựa chọn mặt hàng nhập khẩu, một căn cứ khá quan trọng cũng được xét tới là tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu. Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu là tổng số tiền nội tệ thu được do kinh doanh hàng nhập khẩu khi phải chi tiêu một đơn vị ngoại tệ để nhập khẩu. Nếu tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu lớn hơn tỷ giá hối đoái thì doanh nghiệp sẽ kinh doanh hiệu quả, nên chọn mặt hàng đó để nhập khẩu. Còn ngược lại nếu tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu nhỏ hơn tỷ giá hối đoái thì không nên nhập khẩu mặt hàng như vậy.
1.2.2. Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch, phương án nhập khẩu
Trên cơ sở những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu thị trường doanh nghiệp tiến hành xây dựng chiến lược và lập kế hoach, phương án nhập khẩu. Chiến lược kinh doanh là định hướng hoạt động có mục tiêu của doanh nghiệp cho một thời kỳ dài và hệ thống các chính sách, biện pháp, điều kiện để thực hiện các mục tiêu đề ra. Mục tiêu của chiến lược kinh doanh là thuật ngữ chỉ toàn bộ các kết quả cuối cùng hoặc kết cục cụ thể mà doanh nghiệp mong muốn đạt được. Có thể phân chia mục tiêu của chiến lược kinh doanh thành mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Mục tiêu dài hạn, lâu dài là các kết quả kỳ vọng đạt được trong khoảng thời gian dài thường là dài hơn chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp thương mại thường theo đuổi nhiều mục tiêu dài hạn khác nhau, nhưng quy lại có ba mục tiêu cơ bản là: lơi nhuận, vị thế và an toàn. Còn mục tiêu ngắn hạn, trước mắt là mục tiêu đề ra cho một chu kỳ kinh doanh hoặc cụ thể hóa mục tiêu cho từng tháng, từng quý. Tùy theo quy mô, vị thế của doanh nghiệp cũng như thời gian kinh doanh mà doanh nghiệp xác định mục tiêu trước mắt và lâu dài của mình trên từng thị trường kinh doanh. Nhìn chung các doanh nghiệp thương mại thường xác định mục tiêu chiến lược của mình dựa trên cơ sở phân tích nguồn lực hiện hữu và tiềm năng của bản thân doanh nghiệp, kết hợp với nghiên cứu khách hàng và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh.
Sau khi đề ra các mục tiêu chiến lược doanh nghiệp cần lập ra kế hoạch kinh doanh – kỹ thuật – tài chính đề ra biện pháp thực hiện để đạt được các mục tiêu đó. Kế hoạch kinh doanh hàng nhập khẩu của doanh nghiệp thương mại bao gồm kế hoạch chung của doanh nghiệp và kế hoạch từng mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó vừa bảo đảm tính mục tiêu thống nhất của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa bảo đảm tính chuyên môn hóa của từng chức năng trong hoạt động kinh doanh. Kế hoạch này phản ánh đầy đủ, đồng bộ, toàn diện và cân đối các mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại như: nhập khẩu, bán hàng nhập khẩu, dự trữ hàng hóa với vốn kinh doanh, chi phí lưu thông với vận chuyển, bảo quản hàng hóa… Trong kế hoạch này, kế hoạch lưu chuyển hàng hóa đóng vai trò trung tâm, cơ bản nhất.
Kế hoạch lưu chuyển hàng hóa của doanh nghiệp thương mại kinh doanh hàng nhập khẩu là bảng tính toán tổng hợp các chỉ tiêu bán ra, mua vào và dự trữ hàng nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở khai thác tối đa các khả năng có thể của doanh nghiệp thời kỳ kế hoạch. Kế hoạch lưu chuyển hàng hóa của doanh nghiệp gồm ba bộ phận: kế hoạch bán hàng, kế hoạch nhập khẩu và kế hoạch dự trữ hàng hóa.
- Bán hàng là nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp thương mại. Vì vậy mọi hoạt động của doanh nghiệp thương mại phải phục vụ cho việc bán hàng được nhiều, được nhanh thu hút được ngày càng nhiều khách hàng, giảm được chi phí bán hàng để đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Kế hoạch bán hàng gồm nhiều chỉ tiêu bán ra khác nhau như: theo hình thức bán hàng có các chỉ tiêu bán buôn và bán lẻ (bán buôn là bán khối lượng lớn cho đơn vị sản xuất kinh doanh hoặc cho bạn hàng, bán lẻ là bán cho người tiêu dùng ở các quầy hàng, siêu thị). Ngoài ra theo khách hàng chia ra bán hàng cho đơn vị tiêu dùng trực tiếp (cơ quan, hộ gia đình…), bán cho bạn hàng (các tổ chức kinh doanh thương mại khác như các công ty, cửa hàng, siêu thị), bán qua các đại lý…, theo các khâu của kinh doanh bán hàng thì có bán hàng ở tổng công ty, bán hàng ở các công ty (hoặc chi nhánh), bán hàng ở siêu thị quầy hàng, và bán hàng qua đại lý ủy thác, ký gửi.
- Kế hoạch nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp thương mại: đối với doanh nghiệp thương mại kinh doanh hàng nhập khẩu thì khâu nhập khẩu hàng là điều kiện tiên quyết để thực hiện kế hoạch bán ra và dự trữ hàng nhập khẩu. Vì thế không chỉ lựa chọn được hàng hóa nhập khẩu phù hợp với nhu cầu của khách hàng mà còn phải lập kế hoạch mua được hàng và đưa được hàng về nơi bán kịp thời, đúng yêu cầu chất lượng và giá cả hợp lý là yếu tố quan trọng để kinh doanh có lãi.
- Kế hoạch dự trữ hàng nhập khẩu: một trong những điều kiện quan trọng để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu của doanh nghiệp thương mại được liên tục và đạt được hiệu quả cao là doanh nghiệp có kế hoạch dự trữ hàng hóa phù hợp. Kế hoạch dự trữ hàng hóa phù hợp giúp cho doanh nghiệp thương mại tranh thủ được cơ hội bán hàng, giao hàng nhanh, không bị đứt đoạn trong cung ứng hàng hóa. Kế hoạch dữ trữ hàng hóa của doanh nghiệp thương mại gồm chỉ tiêu dữ trữ đầu kỳ và cuối kỳ. Các chỉ tiêu này gồm chỉ tiêu về số lượng và chất lượng hàng hóa với danh điểm hàng hóa phù hợp với nhu cầu của khách hàng và được bố trí ở địa bàn phù hợp để xuất bán cho kỳ kế hoạch tiếp theo.
- Ngoài ra kế hoạch mà gắn chặt với các chỉ tiêu của kế hoạch lưu chuyển hàng hóa là kế hoạch dịch vụ phục vụ việc mua bán, dự trữ hàng hóa một cách đầy đủ kịp thời, văn minh. Đây là một bộ phận không thể tách rời hoạt động cơ bản của doanh nghiệp thương mại là lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ từ nơi nhập khẩu đến nơi tiêu dùng và thực hiện giá trị hàng hóa.
Kế hoạch kỹ thuật ngành hàng: kỹ thuật này bao gồm các chỉ tiêu trang bị thiết bị kỹ thuật mới, các biện pháp cải tiến và áp dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy vào mặt hàng kinh doanh, việc tăng cường kỹ thuật mặt hàng, huấn luyện nghiệp vụ kỹ thuật và đào tạo lại, đào tạo mới nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp.
Các kế hoạch về nghiệp vụ tài chính của doanh nghiệp thương mại: bao gồm kế hoạch vốn kinh doanh, chi phí lưu thông, kế hoạch tiền lương, kế hoạch khấu hao, kế hoạch giá cả, kế hoạch doanh thu chi phí, kế hoạch lãi lỗ, nộp ngân sách… Những kế hoạch này đảm bảo cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp, phục vụ tốt cho hoạt động lưu chuyển hàng hóa, đồng thời cũng phản ánh một cách tổng quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp về mặt giá trị.
Nhìn chung lập kế hoạch kinh doanh – kỹ thuật – tài chính của các doanh nghiệp thương mại gồm ba bước:
+ Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị lập kế hoạch. Trong bước này doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho việc lập kế hoạch. Các tài liệu này lấy được trong quá trình nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp như: dự báo tình hình nhu cầu thị trường, khối lượng giá cả, mặt hàng kinh doanh, các tài liệu về cung cầu giá cả thị trường của kỳ báo cáo và các kỳ trước, tình hình cạnh tranh của mặt hàng kinh doanh, xu hướng và khả năng phát triển, cung cầu giá cả của mặt hàng thay thế, nguồn cung ứng, xu hướng thay đổi tiêu dùng của khách hàng. Ngoài ra doanh nghiệp cần phân tích môi trường kinh doanh, những nhân tố chính tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chuẩn bị các tài liệu về lập kế hoạch, các tiêu chuẩn, định chuẩn, định mức cũng như tình hình thực hiện kế hoạch về lưu chuyển hàng hóa, tài chính, trang bị kỹ thuật,… của doanh nghiệp năm báo cáo và những năm trước.
+ Bước 2: Giai đoạn trực tiếp lập kế hoạch. Trong bước này các cán bộ kế hoạch trực tiếp lập kế hoạch, tính toán các chỉ tiêu như khối lượng hàng nhập khẩu, doanh số bán ra, dự trữ đầu kỳ và cuối kỳ… Cần cân đối các mặt hàng kinh doanh từ chi tiết đến tổng hợp, đặc biệt là các mặt hàng quyết định chủ yếu đến doanh thu của doanh nghiệp và những mặt hàng có nguồn cung ứng gặp khó khăn.Nhanh chóng phát hiện và dự kiến những sự mất cân đối để đưa ra biện pháp khắc phục. Trực tiếp lên kế hoạch lựa chọn phương thức nhập khẩu, đối tác cung cấp hàng phù hợp với điều kiện kinh doanh của công ty, loại mặt hàng kinh doanh, và tình hình thị trường. Nếu doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh lớn, có đội ngũ cán bộ nhân viên hiểu biết sâu về nghiệp vụ ngoại thương, có kinh nghiêm tích lũy lâu năm trong giao dịch quốc tế thì nên lựa chọn phương thức nhập khẩu trực tiếp vì thông qua giao dịch trực tiếp có thể dễ dàng dẫn đến thống nhất ít xảy ra hiểu lầm đáng tiếc, giảm được chi phí trung gian, hơn thế nữa doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu nhất là trong điều kiện thị trường nhiều biến động. Ngày nay, các phương tiện thông tin rất phát triển các doanh nghiệp có thể dễ dàng giao dịch với các đối tác nên nhập khẩu trực tiếp ngày càng phát triển. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, đội ngũ nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm giao dịch trên thị trường q._.uốc tế thì nên lực chọn phương thức nhập khẩu ủy thác. Nhờ thông qua người trung gian là những người hiểu biết rõ về tình hình thị trường, pháp luật, tập quán địa phương mà có thể đẩy mạnh buôn bán tránh bớt rủi ro cho doanh nghiệp ủy thác. Hơn thế bên trung gian thường có cơ sở vật chất nhất định, dịch vụ lựa chọn, phân loại đóng gói mà doanh nghiệp ủy thác đỡ phải đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và có thể giảm bớt chi phí vận tải. Ngược lại thông qua trung gian thì doanh nghiệp sẽ phải đánh đổi bằng việc bị chia sẻ lợi nhuận. Ngoài ra có thể lựa chọn và kết hợp các phương thức nhập khẩu khác. Đối tác được doanh nghiệp lựa chọn phải dựa vào chất lượng sản phẩm mà họ cung cấp, so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp, uy tín kinh doanh của họ, điều kiện vận chuyển, giao dịch có thuận lợi cho doanh nghiệp không? Như vậy tùy vào điều kiện bên trong của doanh nghiệp cũng như các nhân tố môi trường kinh doanh bên ngoài mà doanh nghiêp lựa chọn phương thức nhập khẩu, đối tác cung cấp hàng phù hợp. Doanh nghiệp cần sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu như: tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu, tỷ suất doanh lợi, điểm hóa vốn… để có thể nắm được sơ bộ hiệu quả doanh nghiệp có thể đạt được trong kinh doanh sắp tới từ đó có những điều chỉnh định hướng đúng đắn đồng thời còn đưa vào kế hoạch những nhu cầu mới, khả năng mới để mở rộng kinh doanh. Như vậy trong bước lập kế hoạch các chuyên viên của các phòng, ban chuyên môn lập kế hoạch thuộc lĩnh vực phòng, ban mình phụ trách phải phối hợp với các bộ phận tổng hợp chung để tính toán và cân đối các chỉ tiêu chủ yếu (nhập khẩu, bán ra, dự trữ) cũng như chỉ tiêu bộ phận dựa trên các định mức định chuẩn hoặc phương pháp tỷ lệ cố định, thống kê, mô hình toán kinh tế…
Bước 3: Là giai đoạn trình, duyệt và quyết định kế hoạch chính thức. Kế hoạch kinh doanh – kỹ thuật – tài chính do phòng kế hoạch lập ra chỉ là dự kiến. Kế hoạch chỉ chính thức được bắt đầu khi ban lãnh đạo doanh nghiệp nhất trí và giao bằng văn bản cho các phòng ban, bộ phận của doanh nghiệp thực hiện. Sau khi lập kế hoạch, phòng kế hoạch cần đệ trình và bảo vệ trước ban lãnh đạo của doanh nghiệp (ban giám đốc hoặc các phòng ban của doanh nghiệp) hoặc hội đồng quản trị (nếu có). Kế hoạch sẽ được góp ý, bổ sung, chỉnh sửa, thống nhất để trở thành kế hoạch chính thức của doanh nghiệp.
Như vậy sau quá trình lập kế hoạch kinh doanh thì doanh nghiệp đã có cái nhìn tổng quan về những mục tiêu họ có thể đạt được, biện pháp để đạt được những mục tiêu đó. Mặt hàng kinh doanh, đối tác cung cấp hàng nhập khẩu cũng như phương thức nhập khẩu được xác định cụ thể sao cho đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
1.2.3. Hoạt động giao dịch đám phán, kí kết hợp đồng
Sau khi xây dựng chiến lược và lập kế hoạch, phương án nhập khẩu doanh nghiệp tiến hành giao dịch, đàm phán với đối tác cung cấp hàng để đi đến thống nhất ký kết hợp đồng nhập khẩu.
Đàm phán thương mại là quá trình trao đổi ý kiến của các chủ thể trong một xung đột nhằm đi tới thống nhất các nhận định, thống nhất quan niệm, thống nhất cách xử lý những vấn đề nảy sinh trong quan hệ mua bán giữa hai bên hoặc nhiều bên. Nguyên nhân cần phải đàm phán thương mại là do trong hoạt động xuất nhập khẩu các bên (các chủ thể) thường có sự khác nhau về chính kiến, về pháp luật, tập quán, ngôn ngữ, tư duy truyền thống và về quyền lợi. Các chủ thể thường đàm phán các vấn đề về tên hàng, phẩm chất, giá cả, số lượng, bao bì đóng gói của hàng hóa. Phương thức thanh toán là một nội dung quan trọng trong đàm phán, tùy vào điều kiện thuận lợi cho các bên chủ thể mà thống nhất lựa chọn một trong các phương thức thanh toán như: phương thức tiền mặt trao tay (phương thức này chỉ được dùng với hàng giá trị thấp, khối lượng không nhiều), phương thức thanh toán bằng séc (có thể là séc thông thường, séc chuyển khoản, séc bảo chi hay séc định mức), phương thức ủy nhiệm chi, nhờ thu, thư tín dụng. Các điều kiện về bảo hiểm, bảo hành, khiếu nại, phạt và bồi thường thiệt hại, điều kiện trọng tài, vận tải, trường hợp bất khả kháng đều được các bên đưa ra đàm phán và đi đến thống nhất. Để đi đến thống nhất trong đàm phán thường có hai cách tiếp cận là: tiếp cận hợp tác (các bên tìm cách nhích lại gần nhau, cộng tác với nhau tìm ra tiếng nói chung để các bên cùng có lợi), tiếp cận cạnh tranh (theo cách này một bên lấn át bên kia, áp đặt giải pháp của mình cho đối tác). Trong thời đại thông tin bùng nổ hiện nay, cách tiếp cận hợp tác được các nhà đàm phán ưa chuộng hơn hẳn.
Quá trình đàm phán thương mại bao gồm ba giai đoạn: chuẩn bị đàm phán, đàm phán và sau đàm phán. Trong đó giai đoạn đầu chuẩn bị đàm phán là quan trọng nhất quyết định 80% kết quả của cuộc đàm phán. Nhà đàm phán cần chuẩn bị kỹ càng, thu thập thông tin về lợi ích của đối phương, của ta trong thương vụ này, đối phương là ai và đại diện cho đối phương là người như thế nào? Những thông tin có thể cung cấp cho đối phương, nắm bắt được khuynh hướng thị trường. Sau khi thu thập thông tin cần chuẩn bị chiến lược, kế hoạch trong đàm phán: trước khi đàm phán xác định tư duy chủ đào của mình la tư duy chiến lược hay tư duy ứng phó, những công cụ dùng trong đàm phán là hăng hái nhiệt tình hay lãnh đạm, thờ ơ, đơn giản và thúc ép hay lạnh nhạt và xa lánh. Xác định rõ ràng mục tiêu của cuộc đàm phán (yêu cầu tối đa, tối thiểu, giá cả cao nhất và thấp nhất…), những nhượng bộ có thể sẽ phải thực hiện, những đòi hỏi đổi lại cho mỗi nhượng bộ đó… Từ đó sắp xếp về nhân sự cho cuộc đàm phán. Trong quá trình đàm phán cán bộ đàm phán cần luôn luôn thực hiện nguyên tắc lịch sự, hòa khí và thiện cảm, chủ động, không xa rời mục tiêu đã định. Đi vào đàm phán cần tranh thủ sự đồng tình của đối phương về từng vấn đề một. Cuối cùng cần thúc đẩy ra quyết định bằng văn bản. Sau đàm phán cần phải tỏ rõ thiện chí thực hiện những gì đã đạt được trong cuộc đàm phán. Tuy nhiên cũng lại cần tỏ ra sẵn sàng xem xét lại những điều khoản thỏa thuận nào đó.
Cuộc đàm phán thương mại có thể được tiến hành dưới một trong ba hình thức như: đàm phán giao dịch qua thư tín, điện thoại và gặp gỡ trực tiếp. Ngày nay, đối với các bên xuất nhập khẩu thì thư từ và điện tín vẫn là phương tiện chủ yếu để giao dịch. So với gặp gỡ trực tiếp thì giao dịch qua thư từ điện tín tiết kiệm được nhiều chi phí. Hơn nữa có thể cùng một lúc giao dịch trao đổi với nhiều khách hàng ở nhiều nước khác nhau, bên viết thư tín có thể cân nhắc suy nghĩ, tranh thủ ý kiến của nhiều người và có thể khéo léo dấu được ý định thực sự của mình. Nhưng nhược điểm của sử dụng thư tín là thời gian chờ đợi nhiều, có thể cơ hội mua bán tốt sẽ trôi qua (điện tín có thể khắc phục được phần nào nhược điểm này). Để trao đổi, đàm phán nhanh chóng, khẩn trương, đúng vào thời cơ cần thiết có thể lựa chọn hình thức trao đổi điện thoại. Nhưng chi phí điện thoại giữa các nước rất cao, các cuộc trao đổi điện thoại thường bị hạn chế về thời gian, các bên không thể trình bày chi tiết, mặt khác vì trao đổi bằng miệng nên không có gì là bằng chứng cho những thỏa thuận, quyết định trong trao đổi. Do những nhược điểm như trên mà giao dịch qua điện thoại chỉ được dùng trong trường hợp thật cần thiết khẩn trương, sợ lỡ thời cơ, hoặc trong trường hợp mà mọi điều kiện đã được thảo luận xong chỉ cần xác nhận một vài chi tiết… Việc các bên mua bán trực tiếp gặp gỡ nhau để giao dịch đàm phán tạo điều kiện hiểu biết nhau tốt hơn và duy trì được quan hệ tốt với nhau. Hình thức đàm phán này đặc biệt quan trọng, đẩy nhanh tốc độ giải quyết mọi vấn đề giữa các bên và nhiều khi là lối thoát cho những đàm phán bằng thư tín và điện thoại đã kéo dài quá lâu mà không có kết quả. Hình thức này thường được dùng khi các bên có nhiều điều kiện phải giải thích cặn kẽ để thuyết phục nhau, khi đàm phán về những hợp đồng lớn, có tính chất phức tạp… Mỗi buổi đàm phán đều được ghi biên bản theo sổ theo dõi đàm phán nên rất có lợi cho việc tìm hiểu đối tác chu đáo hơn, rút kinh nghiệm cả ngay trong quá trình đàm phán và sau này. Tuy nhiên hình thức giao dịch đàm phán gặp gỡ trực tiếp là hình thức phức tạp nhất trong các hình thức đàm phán. Đòi hỏi người tiến hành đàm phán phải chắc chắn về nghiệp vụ, tự chủ, phản ứng nhanh nhạy để có thể tỉnh táo nhận xét nhận biết được ý đồ, sách lược của đối phương nhanh chóng đưa ra biện pháp đối phó hoặc ra quyết định khi thời cơ ký kết đã chín muồi. Như vậy tùy vào điều kiện về kinh phí, thời cơ, tính cấp bách trong mỗi thương vụ mua bán mà các bên có thể lựa chọn hình thức đàm phán sao cho phù hợp.
Sau khi đàm phán các bên thống nhất đi đến ký kết hợp đồng nhập khẩu. Hợp đồng nhập khẩu được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa những bên đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của bên nhập khẩu một tài sản nhất định gọi là hàng hóa, bên nhập khẩu có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng. Hợp đồng nhập khẩu khác với hợp đồng mua bán trong nước ở đặc điểm là hàng hóa – đối tượng của hợp đồng được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia. Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ, các bên ký kết có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau. Nội dung của hợp đồng nhập khẩu thường gồm hai phần: phần trình bày và phần điều kiện, điều khoản. Trong phần trình bày ghi rõ các mục: số hợp đồng, địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng, tên và địa chỉ của các bên đương sự, những định nghĩa dùng trong hợp đồng, cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng. Phần điều khoản, điều kiện là những điều khoản, điều kiện đã được thống nhất trong đàm phán, trong đó ghi rõ các điều kiện về thương phẩm (tên hàng, số lượng, phẩm chất, bao bì…), các điều kiện về tài chính (giá cả, cơ sở của giá cả, thanh toán, chứng từ thanh toán…), các điều kiện vận tải (điều kiện giao hàng, thời gian và địa điểm giao hàng…), các điều kiện pháp lý (luật áp dụng vào hợp đồng, khiếu nại, trọng tài, trường hợp bất khả kháng…). Hợp đồng nhập khẩu có hiệu lực khi có đủ các điều kiện là chủ thể bên xuất khẩu và bên nhập khẩu đều phải có tư cách pháp nhân, hàng hóa theo hợp đồng là hàng hóa được phép xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật, hợp đồng có nội dung chủ yếu mà Luật pháp đã quy định và hình thức của hợp đồng phải bằng văn bản.
1.2.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Sau khi ký kết hợp đồng các bên đối tác tiến hành thực hiện hợp đồng dựa trên ba nguyên tắc: thực sự thực hiện hợp đồng (có nghĩa là bên xuất khẩu phải giao hàng thực sự, bên nhập khẩu phải nhận hàng thực sự như đã thỏa thuận), nguyên tắc thực hiện đúng những điều khoản đã quy định trong hợp đồng và các bên phải hợp tác vơi nhau cùng thực hiện hợp đồng. Khi có một trong các bên vi phạm hợp đồng thì phải chịu một trong các hình thức trách nhiệm tùy vào thỏa thuận giữa các bên như:
+ Bồi thường thiệt hại: bên nhập khẩu chứng minh được những thiệt hại thực tế gây ra bởi việc không được giao hàng, bên xuất khẩu phải bồi thường toàn bộ thiết hại thực tế trừ những thiệt hại nằm ngoài nhãn quan của hai bên.
+ Phạt: Tùy vào tình hình thực tế vi phạm hợp đồng mà các bên có thể lựa chọn hình thức phạt do không thực hiện hợp đồng hay phạt do chậm thực hiện hợp đồng.
+ Thực hiện thực sự: Bên nhập khẩu yêu cầu bên xuất khẩu sửa chữa khuyết tật của hàng hóa hoặc thay thế hàng xấu bằng hàng có chất lượng cao hơn phù hợp hơn với hợp đồng. Cũng co thể bên nhập khẩu mua hàng của bên xuất khẩu khác và yêu cầu bên xuất khẩu cũ bù chênh lệch.
+ Hủy hợp đồng: Tùy theo điều kiện do hợp đồng đề ra mà các bên có thể yêu cầu hủy hợp đồng. Cũng có khi, với sự vi phạm cơ bản khiến cho hợp đồng không còn cơ sở để áp dụng, để thực hiện tiếp các bên cũng đi đến hủy hợp đồng.
Như vậy để thực hiện hợp đồng nhập khẩu không gây ra vi phạm bên nhập khẩu cần tiến hành các công việc sau:
- Xin giấy phép nhập khẩu: Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để Nhà nước quản lý nhập khẩu. Mỗi giấy phép nhập khẩu chỉ cấp cho một chủ kinh doanh để nhập khẩu một hoặc một số mặt hàng với một nước nhất định, chuyên trở bằng một phương thức vận tải và giao nhận tại một cửa khẩu nhất định. Nếu là nhập khẩu hàng mậu dịch thì giấy phép nhập khẩu sẽ do Bộ Thương mại cấp. Còn nếu là nhập khẩu hàng phi mậu dịch thì giấy phép nhập khẩu do Tổng cục Hải quan cấp giấy phép. Ngày nay, trong xu thế tự do hóa mậu dịch nhiều nước giảm bớt số mặt hàng cần phải xin giấy phép nhập khẩu chuyến. Ở nước ta hiện nay chỉ còn chín trường hợp cần xin giấy phép nhập khẩu chuyến là: hàng nhập khẩu mà nhà nước quản lý hạn ngạch, hàng tiêu dùng nhập khẩu theo kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ duyệt, máy móc thiết bị nhập khẩu bằng nguồn vốn ngân sách, hang của doanh nghiệp được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hàng phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí, hàng dự hội chợ triển lãm, hàng gia công, hàng tạm nhập tái xuất, hàng nhập khẩu thuộc cần điều hành để bảo đảm cân đối cung cầu trong nước. Khi đối tượng hợp đồng nhập khẩu thuộc phạm vi phải xin giấy phép nhập khẩu doanh nghiệp phải xuất trình hồ sơ xin cấp giấy phép gồm: hợp đồng, phiếu hạn ngạch (nếu hàng thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch), hợp đồng ủy thác nhập khẩu (nếu trong trường hợp nhập khẩu ủy thác)… Nếu hàng nhập khẩu qua nhiều cửa khẩu thì cơ quan Hải quan sẽ cấp cho doanh nghiệp nhập khẩu một phiếu theo dõi. Mỗi khi hàng thực tế được giao nhận ở cửa khẩu, cơ quan cửa khẩu đó sẽ trừ lùi vào phiếu theo dõi. Như vậy ngay sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu chuyến để thực hiện hợp đồng đó.
- Mở L/C (thư tín dụng): Nếu hợp đồng nhập khẩu quy định tiến hành thanh toán bằng thư tín dụng thì doanh nghiêp nhập khẩu phải mở L/C. Cơ sở để mở L/C là các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu. Nếu trong hợp đồng không quy định thời gian mở L/C thì sẽ phụ thuộc vào thời gian giao hàng. Thông thường L/C được mở khoảng 20 - 25 ngày trước khi đến thời gian giao hàng. Cơ quan thu chi ngoại hối sẽ xét duyệt giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu kèm theo bản sao hợp đồng và giấy phép nhập khẩu sau đó chuyển đến ngân hàng ngoại thương cùng với hai ủy nhiệm chi: một ủy nhiệm chi để ký quỹ theo quy định về việc mở L/C và một ủy nhiệm chi trả thủ tục phí cho ngân hàng về việc mở L/C. Khi bộ chứng từ gốc từ nước ngoài về đến ngân hàng ngoại thương, doanh nghiệp nhập khẩu phải kiểm tra chứng từ và nếu hợp lệ thì trả tiền cho ngân hàng. Sau đó doanh nghiệp nhập khẩu mới nhận được chứng từ để đi nhận hàng. Còn nếu hợp đồng nhập khẩu quy định thanh toán tiền hàng bằng phương thức nhờ thu thì sau khi nhận chứng từ ở ngân hàng ngoại thương doanh nghiệp nhập khẩu được kiểm chứng từ trong một thời gian nhất định. Nếu trong thời gian này, doanh nghiệp nhập khẩu không có lý do chính đáng từ chối thanh toán, thì ngân hàng xem như yêu cầu đòi tiền là hợp lệ. Quá thời gian quy định cho việc kiểm tra chứng từ, mọi tranh chấp giữa bên nhập khẩu và bên xuất khẩu về việc thanh toán tiền hàng sẽ được trực tiếp giải quyết giữa các bên đó hoặc qua cơ quan trọng tài.
- Thuê tàu lưu cước: Nếu điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng nhập khẩu là FOD (cảng đi) thì chủ hàng nhập khẩu phải thuê tàu biển để chở hàng. Tàu này có thể là tàu chuyến nếu hàng có khối lượng lớn và để trần hoặc có thể là tàu chợ nếu là hàng lẻ tẻ, lặt vặt đóng trong bao kiện. Nếu điều kiện giao hàng của hợp đồng nhập khẩu là FCA (cảng đi) thì chủ hàng nhập khẩu phải thuê container hoặc tàu Ro/Ro để chở hàng. Việc thuê tàu, lưu cước đòi hỏi kinh nghiệm nghiệp vụ, có thông tin về tình hình thị trường thuê tàu và tinh thông các điều kiện thuê tàu. Vì vậy trong nhiều trường hợp, chủ hàng nhập khẩu thường ủy thác việc thuê tàu, lưu cước cho một công ty hàng hải. Doanh nghiệp nhập khẩu và công ty hàng hải có thể ký kết hợp đồng ủy thác cả năm hoặc hợp đồng ủy thác thuê tàu theo từng chuyến tùy vào đặc điểm vận chuyển của hàng hóa. Nhìn chung trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu việc thuê tàu chở hàng được tiến hành phải dựa vào những điều khoản của hợp đồng nhập khẩu, đặc điểm hàng nhập khẩu và điều kiện vận tải.
- Mua bảo hiểm: Hàng hóa chuyên chở bằng đường biển thường gặp nhiều rủi ro và tổn thất. Bởi vậy trong hoạt động xuất nhập khẩu thì bảo hiểm hàng hóa đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất. Hợp đồng bảo hiểm có thể chia làm hai loại là:
+ Hợp đồng bảo hiểm bao (Open policy): theo hợp đồng này thì đơn vị mua bảo hiểm ký hợp đồng từ đầu năm, đến khi giao hàng xuống tàu xong chủ hàng chỉ gửi đến Công ty bảo hiểm một thông báo bằng văn bản gọi là “giấy báo bắt đầu vận chuyển”. Hình thức hợp đồng bảo hiểm này thường được áp dụng với các tổ chức buôn bán ngoại thương hoặc doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất nhập khẩu thường xuyên, nhiều lần trong một năm.
+ Hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage Policy): theo loại hợp đồng này thì chủ hàng khi mua bảo hiểm sẽ gửi đến Công ty bảo hiểm một văn bản gọi là “ giấy yêu cẩu bảo hiểm”. Trên cơ sở giấy yêu cầu này, chủ hàng và Công ty bảo hiểm đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm. Hình thức này thường được áp dụng với những đợt mua bán riêng lẻ.
Để ký kết hợp đồng bảo hiểm đơn vị chủ hàng cần nắm vững các điều kiện về bảo hiểm là: Bảo hiểm mọi rủi ro (Điều kiện A), bảo hiểm có bồi thường tổn thất riêng (Điều kiện B), bảo hiểm miễn bồi thường tổn thất riêng (Điều kiện C). Ngoài ra còn có một số điều kiện bảo hiểm đặc biệt khác như: bảo hiểm chiến tranh, bảo hiểm bạo đông, đình công…Đơn vị chủ hàng lựa chọn điều kiện bảo hiểm phải căn cứ vào điều kiện trong hợp đồng nhập khẩu, tính chất hàng hóa, tính chất bao bì, phương thức xếp hàng và loại tàu chuyên chở.
- Làm thủ tục hải quan: Hàng hóa vận chuyển qua biên giới quốc gia để nhập khẩu đều phải làm thủ tục hải quan. Thủ tục hải quan là một công vụ để quản lý hành vi buôn bán theo pháp luật củ Nhà nước, để ngăn chặn nhập khẩu lậu qua biên giới, để kiểm tra giấy tờ có sai sót, giả mạo không, để thống kê số lượng về hàng nhập khẩu. Việc làm thủ tục hải quan của doanh nghiệp nhập khẩu gồm ba bước chủ yếu sau:
+ Khai báo hải quan: Chủ hàng phải kê khai chi tiết về hàng hóa lên tờ khai để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Chủ hàng có trách nhiệm phải kê khai trung thực chính xác. Nội dung kê khai bao gồm những mục như: loại hàng (hang mậu dịch, hàng trao đổi tiểu ngạch biên giới, hàng tạm nhập tái xuất…), tên hàng, số lượng, khối lượng nhập khẩu, giá trị hàng hóa, phương tiện vận tải, nhập khẩu với nước nào. Tờ khai hải quan phải được xuất trình kèm theo với một số chứng từ khác, mà chủ yếu là giấy phép nhập khẩu, hóa đơn, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết.
+ Xuất trình hàng hóa: Hàng hóa nhập khẩu phải được sắp xếp có trật tự, thuận tiện cho việc kiểm soát. Chủ hàng phải chịu chi phí và nhân công về việc mở, đóng các kiện hàng, nộp thủ tục phí hải quan. Chủ hàng phải có trách nhiệm trung thực xuất trình hàng hóa. Thông thường với khối lượng ít, người ta vận chuyển hàng hóa tới kho Hải quan để kiểm lượng, làm thủ tục hải quan và nộp thuế (nếu có). Đối với hàng hóa nhập khẩu có khối lượng lớn, việc kiểm tra hàng hóa và giấy tờ của hải quan có thể diễn ra ở: nơi đóng gói bao kiện (nhân viên hải quan kiểm tra theo nghiệp vụ của mình và nội dung hàng hóa được nghiêm phong kẹp chì), nơi giao nhận hàng cuối cùng, tại cửa khẩu (nhân viên hải quan kiểm tra hàng hóa và giấy tờ ngay tại cửa khẩu nhập hàng hóa).
+ Thực hiện các quyết định của Hải quan: Sau khi kiểm tra giấy tờ và hàng hóa, Hải quan sẽ ra các quyết định như: cho hàng được phép thông qua biên giới, cho hàng hóa qua biên giới có điều kiện ( như phải sửa chữa, phải bao bì lại…), cho hàng đi qua sau khi chủ hàng đã nộp thuế, lưu kho ngoại quan, hàng không được nhập khẩu. Trách nhiệm của chủ hàng là phải nghiêm túc thực hiện các quyết đinh trên. Nếu vi phạm các quyết đinh trên sẽ bị xếp vào tội hình sự.
- Nhận hàng từ tàu chở hàng: Theo quy định của Nhà nước các cơ quan vận tải (ga, cảng) có trách nhiệm tiếp nhận hàng hóa nhập khẩu trên các phương tiện vận tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng hóa đó trong quá trình xếp dỡ, lưu kho lưu bãi và giao cho đơn vị đặt hàng theo lệnh của đơn vị ngoại thương đã đặt hàng đó. Do đó đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải trực tiếp hoặc thông qua một đơn vị nhận ủy thác giao nhận tiến hành các công việc sau:
+ Ký kết hợp đồng ủy thác cho cơ quan vận tải (ga, cảng) về việc giao nhận hàng từ tàu ở nước ngoài về.
+ Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng nhập khẩu từng năm, từng quý, lịch tàu, cơ cấu mặt hàng điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ, vận chuyển, giao nhận.
+ Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hóa (như vận đơn, lệnh giao hàng…) nếu tàu biển không giao những tài liệu đó cho người vận tải.
+ Thông báo cho các đơn vị trong nước đặt mua hàng nhập khẩu về dự kiến ngày hàng về, ngày thực tế tàu chở hàng về đến cảng hoặc ngày toa xe chở hàng về đến bãi giao nhận.
+ Thanh toán cho cơ quan vận tải các khoản chi phí về giao nhận, bốc xếp, bảo quản và vận chuyển hàng nhập khẩu.
+ Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập biên bản (nếu cần) về hàng hóa và giải quyết trong phạm vi của mình những vấn đề xảy ra trong việc giao nhận.
- Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu: Theo quy định của Nhà nước hàng nhập khẩu khi về qua cửa khẩu cần được kiểm tra kỹ. Mỗi cơ quan tùy theo chức năm của mình phải tiến hành kiểm tra. Cơ quan giao thông (ga, cảng) phải kiểm tra niêm phong cặp chì trước khi dỡ hàng ra khỏ phương tiện vận tải. Nếu hàng có tổn thất hoặc xếp hàng không theo lô, theo vận đơn thì cơ quan giao thông mời công ty giám định lập biên bản giám định dưới tàu. Cơ quan giao thông phải yêu cầu có “biên bản kế toán nhận hàng với tàu” nếu như hàng bị thiếu hụt, mất mát; phải yêu cầu có “biên bản hàng đổ vỡ, hư hỏng” nếu hàng bị đổ vỡ; phải yêu cầu “ giấy chứng nhận hàng thiếu” nếu tàu chở hàng đã nhổ neo rồi mới phát hiện hàng thiếu. Phía bên doanh nghiệp nhập khẩu với tư cách là một bên đứng tên trên vận đơn nếu nghi ngờ hoặc thực sự thấy hàng bị thiếu hụt phải lập thư dự kháng sau đó yêu cầu Công ty bảo hiểm lập biên bản giám định nếu tổn thất bởi những rủi ro đã được mua bảo hiểm. Trong những trường hợp khác phải báo cho cơ quan giám định tiến hành kiểm tra hàng hóa và lập chứng thư giám định.
- Thanh toán hàng nhập khẩu: sau khi nhận hàng, kiểm tra chất lượng hàng hóa đúng phẩm chất, khối lượng và các điều kiện khác trong hợp đồng thì doanh nghiệp nhập khẩu phải tiến hành thanh toán cho bên xuất khẩu. Hình thức thanh toán có thể là thư tín dụng, hoặc nhờ thu được quy định chính xác trong hợp đồng nhập khẩu.
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu nếu bên nhập khẩu phát hiện thấy hàng bị tổn thất, đổ vỡ, mất mát thì cần lập hồ sơ khiếu nại ngay.Nếu hàng có chất lượng hoặc số lượng không phù hợp với hợp đồng, có bào bì không thích đáng, thời hạn giao hàng bị vi phạm, hàng giao không đồng bộ thì đối tượng khiếu nại là bên xuất khẩu. Nếu hàng bị tổn thất do quá trình vận chuyển thì đối tượng khiếu nại là người vận tải. Còn nếu hàng hóa bị tổn thất do những rủi ro đã được mua bảo hiểm thì đối tượng khiếu nại là Công ty bảo hiểm. Đơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất, hóa đơn, vận đơn đường biển, đơn bảo hiểm (nếu khiếu nại Công ty bảo hiểm). Nếu việc khiếu nại không được giải quyết thỏa đáng hai bên có thể kiện nhau tại Hội đồng trọng tài hoặc Tòa án.
1.3. Đặc điểm quy trình nhập khẩu của Công ty Cổ phần XNK Hàng không – Airimex
1.3.1. Nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác
Hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty Cổ phần XNK Hàng không chưa được tiến hành một cách quy mô, thống nhất và đồng bộ mặc dù công ty có thị trường đầu vào và đầu ra rất lớn. Đó là do đặc điểm kinh doanh của công ty chủ yếu nhập khẩu ủy thác các thiết bị hàng không cho Tổng công ty Hàng không và các doanh nghiệp Hàng không khác nên thường không phải lựa chọn mặt hàng nhập khẩu. Hoạt động chính của Công ty để có được các thương vụ kinh doanh là đấu thầu. Khi các doanh nghiệp Hàng không có nhu cầu mua sắm các trang thiết bị hàng không thì họ sẽ mời thầu. Airimex tham gia dự thầu nếu trúng thầu sẽ được các đơn vị hàng không đó ủy thác cho nhập khẩu các thiết bị họ yêu cầu. Sau đó công ty sẽ dựa vào mặt hàng yêu cầu là thiết bị vật tư hay phụ tùng loại gì? Tính năng công dụng ra sao? Công ty sẽ xác định nhà cung cấp qua các kênh thông tin như: Internet, tài liệu của các tổ chức thương mại quốc tế, tạp chí thương mại, hoặc các đối tác lâu năm của công ty. Tìm hiểu chất lượng hàng, uy tín và phong cách chuyên nghiệp trong giao dịch quốc tế của các nhà cung cấp. So sánh giá cả giữa các nhà cung cấp, nghiên cứu xu hướng biến động của giá cả trên thị trường thế giới, các phương thức thanh toán và giao nhận hay sử dụng.
Ngoài ra để chủ động trong hoạt động kinh doanh không phụ thuộc vào Tổng công ty Hàng không, Airimex cũng tiến hành nghiên cứu mở rộng lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành Hàng không. Công ty tiến hành tìm hiểu nhu cầu trong nước thường bằng phương pháp nghiên cứu văn phòng thông qua các tài liệu của Bộ Công thương hay của Tổng Cục Thống Kê và cả tình hình nhập khẩu của các đối thủ cạnh tranh qua đó tìm hiểu được xu hướng phát triển của thị trường, lượng hàng cần nhập khẩu sao cho đạt hiệu quả kinh doanh cao. Sau đó công ty mới lựa chọn đối tác cung cấp hàng.
Nhìn chung hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty mới chỉ dừng lại ở mức sơ khai. Nhưng đang ngày càng được chú trọng và đầu tư thích đáng nhất là trong giai đoạn công ty đang mở rộng ngành kinh doanh.
1.3.2. Lập kế hoạch nhập khẩu
Sau khi thu thập thông tin được từ hoạt động nghiên cứu thị trường công ty tiến hành lập kế hoạch và phương án kinh doanh. Việc lập kế hoạch do phòng hành chính tổ chức nhân lực, kế hoạch đảm nhiệm. Trong kế hoạch phải sơ lược đánh giá hiệu quả mà công ty đạt được cũng như những rủi ro có thể gặp phải. Lập kế hoạch mua được hàng đưa được hàng về đúng quy định và đạt được yêu cầu về chất lượng, giá cả hợp lý. Đối với hàng nhập khẩu trực tiếp còn cần phải lập kế hoạch bán hàng ra sao? Xác định khách hàng tiềm năng. Xác định lượng nhập khẩu, dự tính lượng bán ra và lượng dự trữ. Các kế hoạch lập ra cuối cùng phải đưa ra được kiến nghị để biến các mô hình tiềm năng thành hiệu quả thực tế và hạn chế tối đa được rủi ro. Nhìn chung hoạt động lập kế hoạch nhập khẩu của công ty còn gặp khó khăn do việc nghiên cứu thị trường mang tính phi vụ trước mắt (đấu thầu).
1.3.3. Giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng
Là đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên ngành của ngành Hàng không, công ty chủ yếu nhập khẩu ủy thác các vật tư, phụ tùng máy bay cho Việt Nam Airlines và một số trang thiết bị phục vụ mặt đất cho các Cụm cảng Hàng không. Các doanh nghiệp của ngành Hàng không (bên ủy thác) ủy thác cho Công ty xuất nhập khẩu Hàng không (bên nhận ủy thác) tiến hành nhập khẩu những mặt hàng cần thiết với danh nghĩa của Công ty nhưng với chi phí do bên ủy thác chịu. Do đó Công ty sẽ phải ký kết hai loại hơp đồng là hợp đồng ủy thác và hợp đồng nhập khẩu. Sau khi trúng thầu được phía các doanh nghiệp Hàng không ủy thác nhập khẩu, công ty sẽ ký kết với các doanh nghiệp này hợp đồng ủy thác trong đó quy đinh rõ điều khoản về mặt hàng cần nhập khẩu, số lượng, phẩm chất... và các trách nhiệm của hai bên. Hợp đồng ủy thác sau khi được ký kết, công ty sẽ dựa vào đó để lựa chọn đối tác và đàm phán thống nhất những điều khoản cơ bản đi đến ký kết hợp đồng nhập khẩu. Hợp đồng nhập khẩu được soạn thảo bằng tiếng Anh và các bên gửi cho nhau qua fax hoặc email nếu đàm phán bằng các phương tiện truyền thông.
1.3.4. Thực hiện hợp đồng
Những bước trong quá trình thực hiện hợp đồng của công ty bao gồm:
- Công ty xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa tại hải quan cảng nhập về. Sau đó khai báo đầy đủ thông tin cần thiết vào bộ hồ sơ nhập khẩu.
- Sau khi xin giấy phép nhập khẩu, công ty tiến hành đóng thuế theo quy định. Chi cục hải quan của khu vực hàng nhập về sẽ thông báo số thuế phải nộp bằng văn bản. Thuế phải nộp bao gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu hàng hóa đó thuộc loại Nhà nước quy định).
- Khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, công ty tiến hành thanh toán tiền hàng một phần và tổ chức tiếp nhận, xếp dỡ hàng hóa khi về đến cảng.
- Bước tiếp theo khi tiếp nhận hàng hóa công ty sẽ kiểm tra, kiểm kê hàng hóa. Tùy theo nghĩa vụ và quyền hạn của các bên có quyền kiểm tra những nội dung của hàng hóa nhập về.
- Nếu không có khiếu nại gì về hàng hóa thì công ty sẽ tiến hành thanh toán tiền hàng và chi phí theo đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp
Sự thành công trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nếu không tính đến vận may, chỉ xuất hiện khi doanh nghiệp biết kết hợp hài hòa các yếu tố bên trong (nhân tố chủ quan) với các yếu tố và điều kiện của môi trường bên ngoài (nhân tố khách quan).
1.4.1. Các nhân tố khách quan
1.4.1.1. Chính sách và luật pháp của nhà nước
Ngày nay, nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đang trở nên phổ biến trên thế giới. Các yếu tố chính trị và luật pháp ngày càng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thực tế, các yếu tố chính trị và pháp luật ổn định, rõ ràng minh bạch có thể tạo ra thuận lợi cho kinh doanh. Sự thay đổi và biến động đều có thể tạo ra những cơ hội hoặc những nguy cơ cho doanh nghiệp, đặc biệt là những thay đổi nhanh chóng liên tục. Để thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp phải nghiên cứu, phân tích, dự báo về chính trị và pháp luật, cùng xu hướng vận động của xã hội. Đối với kinh doanh nhập khẩu các yếu tố này lại càng cần thiết và phức tạp hơn vì doanh nghiệp cần phải tìm hiệu hai hoặc nhiều hệ thống chính trị pháp luật ở nước nhà và nước mình kinh doanh. Luật pháp và các chính sách của chính phủ sẽ quy định và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh quốc tế. Chúng quy định doanh nghiệp được tham gia vào hoạt động kinh doanh nào, và kinh doanh mặt hàng nào. Điều khác biệt khi kinh doanh quốc tế là doanh nghiệp phải chịu sự tác động của luật pháp của nước mình và nước sở tại, ngoài ra các doanh doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của luật pháp quốc tế, các thông lệ, tập quán, và các cam kết thương mại của các quốc gia đó._.n tích dãy số thời gian phân tích các chỉ tiêu hiệu quả của Airimex giai đoạn 2004 – 2008
Bảng 3.6 Bảng phân tích biến động các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tổng vốn và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Airimex giai đoạn 2004 – 2008
Chỉ tiêu
Công thức tính
Năm 2004
Năm 2008
Tốc độ phát triển (%)
1. Đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn
- Năng suất sử dụng tổng vốn tính theo doanh thu.(tr.đ/tr.đ)
1,142
1,392
121,89
- Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn
(tr.đ/tr.đ)
0,161
0,167
103,73
- Số vòng quay của tổng vốn
(vòng)
1,142
1,392
121,89
2. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định
- Năng suất sử dụng tài sản cố định tính theo doanh thu. (tr.đ/tr.đ)
8,168
12,282
150,37
- Tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản cố định. (tr.đ/ tr.đ)
1,15
1,474
128,17
Đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn của Airimex 2004 – 2008 được thể hiện qua ba chỉ tiêu: năng suất sử dụng tổng vốn tính theo doanh thu, tỷ suất lợi nhuận tổng vốn và số vòng quay của tổng vốn. Qua kết quả tính toán ở bảng trên cho ta thấy cả ba chỉ tiêu trên đều có tốc độ phát triển lớn hơn 100% phản ánh hiệu quả sử dụng tổng vốn của Airimex năm 2008 tăng so với năm 2004. Nguyên nhân là do tốc độ phát triển của doanh thu và lợi nhuận đều lớn hơn tốc độ phát triển của tổng vốn. Đi vào từng chỉ tiêu ta thấy chỉ tiêu năng suất sử dụng tổng vốn tính theo doanh thu có tốc độ phát triển lớn nhất (121,89%). Chỉ tiêu này cho biết cứ một triệu đồng tổng vốn công ty đầu tư vào kinh doanh trong năm thì thu được 1,142 triệu đồng doanh thu trong năm 2004 và 1,392 triệu đồng trong năm 2008 do đó tăng 21,89%. Ngoài ra chỉ tiêu số vòng quay của tổng vốn năm 2004 là 1,142 (vòng) và năm 2008 là 1,392 (vòng) cho ta biết tổng vốn quay được 1,142 vòng trong năm 2004 và 1,392 vòng trong năm 2008 như vậy là tăng 21,89%.
Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Airimex giai đoạn 2004 – 2008 được thể hiện qua hai chỉ tiêu: năng suất sử dụng tài sản cố định tính theo doanh thu và tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản cố định. Qua kết quả tính toán ở bảng trên cho ta thấy cả hai chỉ tiêu trên đều có tốc độ phát triển lớn hơn 100% phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty năm 2008 tăng so với năm 2004. Nguyên nhân là do tốc độ phát triển của doanh thu và lợi nhuận của công ty lớn hơn tốc độ phát triển của giá trị tài sản cố định. Đi vào từng chỉ tiêu ta có chỉ tiêu năng suất sử dụng tài sản cố định tính theo doanh thu có tốc độ phát triển lớn hơn (150,37%), phản ánh cứ một triệu đồng tài sản cố định đầu tư vào kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được 8,168 triệu đồng doanh thu trong năm 2004 và 12,282 triệu đồng doanh thu trong năm 2008 như vậy là tăng 50,37%.
Bảng 3.7. Bảng phân tích biến động chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu của Airimex giai đoạn 2004 - 2008
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
1. Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu (VND/USD)
15.970
15.644
16.512
16.436
16.658
2. Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
-
97,96
105,55
99,54
101,35
3. Tốc độ phát triển định gốc (%)
-
97,96
103,39
102,92
104,31
Qua kết quả tính toán từ bảng trên cho ta thấy tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu của Airmex trong giai đoạn 2004 -2008 đều lớn hơn tỷ giá hối đoái mà công ty sử dụng để hạch toán. Cụ thể là năm 2004 tỷ suất ngoại tệ là 15.970 (VND/USD) lớn hơn tỷ giá hối đoái công ty hạch toán là 15.000 (VND/USD), còn tỷ giá hạch toán các năm 2005,2006,2007,2008 lần lượt là 15.500 (VND/USD); 16.200 (VND/USD); 16200(VND/USD)và 16.500 (VND/USD). Như vậy hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty đạt hiệu quả trong giai đoạn này. Tuy nhiên chỉ có năm 2006,2007 và năm 2008 là có tốc độ phát triển định gốc của tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu lớn hơn 100% phản ánh tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu năm 2006,2007,2008 tăng so với năm 20004. Nguyên nhân là do tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng nhập khẩu năm 2006, 2007,2008 lớn hơn tốc độ phát triển của chi phí nhập khẩu trực tiếp. Chi phí nhập khẩu trực tiếp lại phụ thuộc vào giá trị hàng hóa mà công ty nhập khẩu trong năm, các chi phí vận chuyển, bốc xếp và chịu tác động rất lớn của tỷ giá hối đoái, biến động của thị trường thế giới. Trong đó năm 2008, tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu có tốc độ phát triển định gốc lớn nhất (104,31%) cho ta thấy trong năm công ty cứ bỏ ra 1USD để nhập khẩu hàng hóa thì thu lại được 16.658 (VND) khi kinh doanh hàng hóa đó. Còn năm 2005, tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu có tốc độ phát triển nhỏ hơn 100% phản ánh tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu của Airimex năm 2005 giảm so với năm 2004. Nguyên nhân là do tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng nhỏ hơn tốc độ phát triển của chi phí nhập khẩu trực tiếp. Cụ thể là trong năm 2005 cứ 1USD công ty bỏ ra để nhập khẩu hàng hóa thì thu lại được 15.644 (VND) khi kinh doanh hàng hóa đó. Như vậy, thông qua phân tích tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu ta thấy hoạt động bán hàng nhập khẩu của công ty tuy hoạt động có hiệu quả xong chưa cao. Đó là do giá vốn hàng hóa mà công ty kinh doanh và chi phí liên quan của hoạt động bán hàng khá cao. Chính vì vậy mà dù là hoạt động mang lại doanh thu cao nhất cho Công ty nhưng lợi nhuận thu được từ hoạt động này không cao. Nguồn mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty vẫn là nhập khẩu ủy thác. Bởi đặc điểm của nhập khẩu ủy thác là chi phí nhập nhập khẩu do bên ủy thác chi, công ty được hưởng phí ủy thác tính trên giá trị hàng nhập khẩu và chỉ phải chịu phần chi phí rất nhỏ như chi phí mở L/C, chi phí thông tin liên lạc với các đối tác nước ngoài. Công ty cần tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức nghiên cứu phát triển kinh doanh ngoài ngành, hàng hóa dân dụng như: rượu, bia, nước giải khát… là các mặt hàng có giá vốn thấp hơn.
3.3.2. Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích kết quả kinh doanh của Airimex 2004 – 2008
3.3.2.1. Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích biến động doanh thu của Airimex giai đoạn 2004 – 2008
- Mô hình 1: Phân tích biến động của doanh thu năm 2008 so với năm 2004 do ảnh hưởng biến động của hiệu suất sử dụng tổng vốn và tổng vốn.
(3.1)
Ta có: = 161.674 (tr.đ); = 86.560 (tr.đ)
= 1,142 116.178 = 132.675,276 (tr.đ)
Thay kết quả tính được vào mô hình (3.1) ta có:
1,8677 = 1,2186 1,5328
- Lượng tăng (giảm) tương đối :
(lần)
(lần) =
(lần)
- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối:
(tr.đ)
(tr.đ)
(tr.đ)
Nhận xét:
Doanh thu của Airimex năm 2008 so với năm 2004 tăng 86,77% tức tăng triệu đồng 75.114 triệu đồng là do 2 yếu tố:
- Hiệu quả sử dụng tổng vốn tính theo doanh thu năm 2008 tăng 21,86 % so với năm 2004 làm cho doanh thu tăng 28.998,724 triệu đồng.
- Tổng vốn đầu tư vào kinh doanh của công ty năm 2008 tăng 53,28 % làm cho doanh thu tăng 46.115,276 triệu đồng.
Như vậy trong hai yếu tố trên thì yếu tố tổng vốn có sự ảnh hưởng lớn hơn tới sự biến động của tổng doanh thu Airimex năm 2008 so với năm 2004.
- Mô hình 2: Phân tích biến động của tổng doanh thu Airimex giai đoạn 2004 - 2008 do ảnh hưởng biến động của năng suất sử dụng tài sản cố định tính theo doanh thu và giá trị tài sản cố định.
(3.2)
Ta có : = 161.678 (tr.đ) ; = 86.560 (tr.đ)
= 8,16813.163 = 107515,384 (tr.đ)
Thay các kết quả tính toán trên vào phương trình (3.2) ta có:
Lượng tăng (giảm) tương đối:
(lần)
(lần)
(lần)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối:
(tr.đ)
(tr.đ)
(tr.đ)
Nhận xét: Doanh thu của Airimex năm 2008 tăng 86,77% so với năm 2004 tức là tăng 75.114 triệu đồng là do ảnh hưởng của các yếu tố sau:
Năng suất sử dụng tài sản cố định tính theo doanh thu tăng 50,37% làm cho doanh thu tăng 54.158,616 triệu đồng.
Giá trị tài sản cố định của công ty tăng 24,21% làm cho doanh thu của công ty tăng 53.356,768 triệu đồng.
Như vậy trong hai yếu tố trên thì yếu tố năng suất sử dụng tài sản cố định tính theo doanh thu của Airimex có ảnh hưởng lớn hơn tới sự gia tăng của doanh thu.
3.3.2.2. Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích biến động chỉ tiêu lợi nhuận của công ty Airimex giai đoạn 2004- 2008.
- Mô hình 3: Phân tích biến động chỉ tiêu lợi nhuận năm 2008 so với 2004 do ảnh hưởng biến động của tỷ suất lợi nhuận tổng vốn và tổng vốn.
(3.3)
Ta có : = 19.400 (tr.đ)
= 12.189 (tr.đ)
0,161116.178=18.704,658 (tr.đ)
Thay kết quả tính toán được vào phương trình (3.3) ta có:
- Lượng tăng (giảm ) tương đối:
(lần) %
(lần) %
(lần) %
- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối:
(tr.đ)
(tr.đ)
(tr.đ)
Nhận xét: Lợi nhuận năm 2008 của Airimex tăng 59,3% tức là tăng 7.222 triệu đồng so với năm 2004 là do ảnh hưởng của hai yếu tố sau:
- Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn tăng 3,73%làm cho lợi nhuận của công ty tăng 695,342 triệu đồng năm 2008 so với năm 2004.
- Tổng vốn tăng 53,37% làm cho lợi nhuận năm 2008 tăng 6.526,658 triệu đồng so với năm 2004.
Vậy trong hai yếu tố trên thì yếu tố tổng vốn có ảnh hưởng chủ yếu tới sự gia tăng lợi nhuận của công ty năm 2008 so với năm 2004.
- Mô hình 4: Phân tích biến động lợi nhuận Airimex năm 2008 so với năm 2004 do ảnh hưởng biến động của tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản cố định và giá trị tài sản cố định.
(3.4)
Ta có: = 19.400 (tr.đ) ; = 12.178 (tr.đ)
= 1,1513.163 = 15.137,45 (tr.đ)
Thay kết quả tính toán trên vào phương trình (3.4) ta có:
Lượng tăng (giảm) tương đối:
(tr.đ)
(tr.đ)
(tr.đ)
Nhận xét: Lợi nhuận năm 2008 của Airimex tăng 59,3% tức là tăng 7.222 triệu đồng so với năm 2004 là do ảnh hưởng của hai yếu tố sau:
- Tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản cố định tăng 28,17 % làm cho lợi nhuận của công ty tăng 4.262,55 triệu đồng năm 2008 so với năm 2004.
- Giá trị tài sản cố định tăng 24,21% làm cho lợi nhuận năm 2008 tăng 2.959,45 triệu đồng so với năm 2004.
Vậy trong hai yếu tố trên thì yếu tố tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản cố định có ảnh hưởng chủ yếu tới sự gia tăng lợi nhuận của công ty năm 2008 so với năm 2004.
3.3.3. Vận dụng phương pháp phân tích hồi quy và tương quan phân tích kết quả kinh doanh của Airimex giai đoạn 2004 – 2008
3.3.3.1. Phân tích mối quan hệ hồi quy và tương quan giữa lợi nhuận của Airimex và kim ngạch nhập khẩu của công ty cho Việt Nam Airlines
- Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không – Airimex chuyên nhập khẩu ủy thác các thiết bị hàng không cho Tổng công ty hàng không và các cụm cảng Hàng không Bắc- Trung - Nam, kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu như xe chuyên dụng cho ngành hàng không, vật tư sản xuất, hàng dân dụng. Trong đó doanh thu từ hoạt động bán hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu, tuy nhiên do giá vốn và chi phí của hoạt động này cao nên không đem lại lợi nhuận cao. Hoạt động nhập khẩu ủy thác vẫn là hoạt động chủ chốt mang lại lợi nhuận cao cho Airimex. Khách hàng lớn nhất và lâu năm nhất của Airimex là Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Do đó giữa lợi nhuận của công ty với kim ngạch nhập khẩu cho Tổng Công ty Hàng không có mối quan hệ tương quan với nhau.
Vận dụng phương pháp phân tích hồi quy và tương quan ta có mối quan hệ giữa lợi nhuận của Airimex với kim ngạch nhập khẩu ủy thác của công ty cho Tổng công ty Hàng không được thể hiện qua mô hình hồi quy sau:
(3.5)
Trong đó: Y là lợi nhuận của Airimex
X là kim ngạch nhập khẩu của Airimex cho Tổng công ty Hàng không
Kiểm định các tham số của mô hình (sig =0,01<0,025) và (sig = 0,0096<0,025) đều khác không. (Kết quả tính toán được trình bày ở phụ lục 1)
Hệ số tương quan của mô hình R= 0,999 phản ánh mối liên hệ giữa lợi nhuận của Airimex và giá trị nhập khẩu ủy thác cho Tổng công ty Hàng không là rất chặt chẽ và mối liên hệ là thuận. Cụ thể cứ gia tăng một triệu đồng giá trị nhập khẩu ủy thác cho Việt Nam Airlines thì lợi nhuận của công ty tăng 0,199 triệu đồng.
3.3.3.2. Phân tích mối quan hệ hồi quy và tương quan giữa doanh thu của Airimex và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động rất lớn tới sản xuất trong nước và hoạt động xuất nhập khẩu. Khi đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng tạo nguồn vốn giúp sản xuất trong nước phát triển. Do đó nhu cầu về máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất tiên tiến hiện đại ngày càng gia tăng tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu vật tư sản xuất. Hơn thế nữa khi sản xuất phát triển, nên kinh tế tăng trưởng cao thu nhập quốc dân tăng thì nhu cầu hàng hóa cũng có xu thế gia tăng. Như vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động mạnh mẽ tới hoạt động nhập khẩu. Do đó vận dụng phương pháp phân tích hồi quy và tương quan ta có thể phân tích được mối quan hệ giữa doanh thu của Airimex và đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2004 – 2008.
Mô hình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu của Airimex và đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2004-2008:
(3.6)
Kiểm định các tham số của mô hình (sig = 0,0002<0,025) và (sig = 0,0066<0,025) đều khác không. (Kết quả tính toán được trình bày ở phụ lục 2)
Hệ số tương quan đơn R= 0,968 >0 phản ánh mối quan hệ giữa doanh thu của Airimex và đầu tư trực tiếp nước ngoài là khá chặt chẽ và mối quan hệ là thuận. Cụ thể là khi đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng tăng a triệu đồng thì doanh thu của Airimex sẽ tăng triệu đồng.
3.3.4. Dự đoán ngắn hạn các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Airimex
3.3.4.1. Dự đoán kim ngạch nhập khẩu của Airimex năm 2009 bằng hàm xu thế
Từ dãy số thời gian về kim ngạch nhập khẩu của Airimex giai đoạn 2004 – 2008 ta xây dựng hàm xu thế của kim ngạch nhập khẩu phù hợp nhất và có tổng bình phương các sai số nhỏ nhất.
Như vậy mô hình xu thế kim ngạch nhập khẩu tốt nhất của Airimex có dạng tuyến tính:
t (3.7)
Trong đó Y: kim ngạch nhập khẩu của Airimex
t : thời gian
Kiểm định các tham số của mô hình (sig =0,0003<0,025) và 11864,1 (sig = 0,0008 <0,025) đều khác không. (Kết quả tính toán được trình bày ở phụ lục 3)
Dựa vào hàm xu thế trên ta có thể dự đoán kim ngạch nhập khẩu của Airimex 2009 với thay vào (3.7) ta có Y=128.018,5 (nghìn USD)
3.3.4.2. Dự đoán doanh thu của Airimex năm 2009 bằng phương pháp hàm xu thế
Hàm xu thế doanh thu của Airimex tốt nhất có dạng tuyến tính:
t (3.8)
Trong đó: DT : là doanh thu của Airimex
t : thời gian
Kiểm định các tham số của mô hình và đều khác không vì Sig= 0,0002<0,025. (Kết quả tính toán được trình bày ở phụ lục 4)
Từ hàm xu thế trên có thể dự đoán doanh thu của Airimex năm 2009 với t=6 ta có DT= 180.408,4 (triệu đồng) như vậy dự đoán doanh thu của Airimex năm 2009 sẽ là 180.408,4 triệu đồng.
3.4. Giải pháp và kiến nghị
Qua vận dụng các phương pháp phân tích thống kê phân tích hoạt động kinh doanh của Airimex giai đoạn 2004 – 2008 ta thấy trong giai đoạn này công ty đã đạt được kết quả cao trong kinh doanh. Kim ngạch nhập khẩu, doanh thu và lợi nhuận của công ty đều gia tăng nhiều qua các năm. Nhất là vào năm 2007 ngay sau khi công ty mới cổ phần hóa đã có những đổi mới toàn diện trong quản lý và chiến lược kinh doanh. Với bề dày kinh nghiệm trong nhập khẩu thiết bị Hàng không Công ty đã tạo được uy tín và là đối tác tin cậy của các doanh nghiệp Hàng không. Kim ngạch nhập khẩu ủy thác của công ty cho các đơn vị trong Tổng Công ty tương đối lớn và ổn định chiếm khoảng 75-80% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Nguồn lợi nhuận của Airimex có mối quan hệ thuận chiều và rất chặt chẽ với kim ngạch nhập khẩu cho Tổng Công ty Hàng không. Chính vì vậy Airimex cần tập trung nguồn lực hơn nữa sao cho đáp ứng được yêu cầu, đảm bảo cung cấp phụ tùng máy bay, thiết bị hàng không chuyên dụng đúng chủng loại đạt chất lượng và kịp thời từ đó ngày càng củng cố thêm
uy tín cho công ty. Ngoài ra nguồn vốn kinh doanh đang được công ty tích cực triển khai huy động để đáp ứng cho các dự án nhập khẩu. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng nguồn vốn chưa cao, công ty cần sắp xếp hợp lý lại vốn kinh doanh phân bổ rõ ràng cho các phòng nghiệp vụ phụ trách nhập khẩu, lập chiến lược nhập khẩu nhằm phát huy hết khả năng để đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó hoạt động bán hàng cần được chú trọng hơn nữa vì đây là hoạt động đem lại doanh thu cao nhất cho công ty, nhưng hiệu quả chưa cao. Thông qua phân tích các chỉ tiêu hiệu quả như tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu cho thấy hiệu quả hoạt động bán hàng chưa cao là do chi phí của hoạt động này còn rất lớn. Công ty cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường tìm kiếm đối tác, trước mỗi dự án nhập khẩu cần phân tích những biến động của thị trường trong nước và thế giới nhằm giảm thiểu chi phí nhập khẩu và rủi ro trong thương mại quốc tế, tăng cường xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu. Đẩy mạnh hướng phát triển kinh doanh ngoài ngành, tập trung hướng dẫn và cung cấp các dịch vụ vì đây là những hoạt động mang lại doanh thu cao cho công ty mà chi phí lại thấp hơn. Ngoài ra công ty cần thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên để phát huy hết khả năng giúp hoạt động nhập khẩu và kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất.
KẾT LUẬN
Ngành Hàng không là một trong những ngành có đóng góp không nhỏ cho tổng thu nhập quốc dân. Không những thế ngành Hàng không phát triển còn tạo ra điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác phát triển như du lịch, thương mại… Hiện nay nhà nước ta đang đầu tư rất nhiều cho ngành Hàng không, ngoài việc phải có những bước tiến mạnh mẽ về mở rộng kinh doanh nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường hợp tác quốc tế thì việc chú trọng đến trang thiết bị hiện đại cho ngành Hàng không là rất quan trọng. Là doanh nghiệp chuyên nhập khẩu các thiết bị Hàng không, với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm công ty Airimex tự hào với những đóng góp to lớn cho sự phát triển của ngành Hàng không và nền kinh tế đất nước.
Trong quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế với những kiến thức về thống kê là công cụ sắc bén phân tích tình hình hoạt động nhập khẩu, kinh doanh của Airimex thông qua các chỉ tiêu thống kê về nguồn lực, kết quả, hiệu quả cụ thể, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Hường. Giáo trình “Kinh doanh Quốc tế”, tập 2 – ĐHKTQD, năm 2005.
2. PGS.TS: Hoàng Minh Đường. Giáo trình “ Quản trị doanh nghiệp thương mại” tập 1
3. PTS. Nguyễn Cao Văn (1999), Marketing quốc tế
4. GS.TS. Đặng Đình Đào (2004), Kinh tế & Quản lý ngành thương mại dịch vụ
PGS.TS.Trần Chí Thành, NXB Thống Kê, 2000. Giáo trình quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu.
Đồng chủ biên PGS.TS. Trần Ngọc Phác –TS.Trần Thị Kim Thu. Giáo trình lý thuyết thống kê
7. Đồng chủ biên GS.TS. Phạm Ngọc Kiểm – PGS. TS. Nguyễn Công Nhự. Giáo trình Thống kê kinh doanh
8. Chủ biên: PGS: Nguyễn Công Nhự. Giáo trình Thống kê công nghiệp
9. PGS.TS. Mai Văn Bưu. Giáo trình hiệu quả sản xuất và quản lý dự án Nhà
nước.
12. Báo cáo tài chính và nhập khẩu của Airimex 2004 - 2008
11. Các trang web: www.vietnamairlines.com.vn
www.gso.gov.vn/
Phụ lục 1
MODEL: MOD_1.
_
Dependent variable.. Y Method.. LINEAR
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .99889
R Square .99779
Adjusted R Square .99705
Standard Error 159.25584
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 1 34345735.9 34345735.9
Residuals 3 76087.3 25362.4
F = 1354.19776 Signif F = .0000
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
X .198757 .005401 .998894 36.799 .0000
(Constant) 2187.982077 368.993687 5.930 .0096
_
Dependent variable.. Y Method.. INVERSE
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .98992
R Square .97994
Adjusted R Square .97325
Standard Error 479.77440
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 1 33731272.8 33731272.8
Residuals 3 690550.4 230183.5
F = 146.54081 Signif F = .0012
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
X -866435401.6020 71574265.33 -.989918 -12.105 .0012
(Constant) 28941.288299 1129.970401 25.612 .0001
_
Dependent variable.. Y Method.. QUADRATI
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .99928
R Square .99857
Adjusted R Square .99714
Standard Error 156.93822
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 2 34372564.0 17186282.0
Residuals 2 49259.2 24629.6
F = 697.78956 Signif F = .0014
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
X .270997 .069421 1.361949 3.904 .0598
X**2 -5.24364757E-07 5.0242E-07 -.364127 -1.044 .4062
(Constant) -207.094346 2323.475736 -.089 .9371
_
Dependent variable.. Y Method.. CUBIC
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .99933
R Square .99865
Adjusted R Square .99730
Standard Error 152.33817
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 2 34375409.4 17187704.7
Residuals 2 46413.8 23206.9
F = 740.62853 Signif F = .0013
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
X .237616 .034751 1.194186 6.838 .0207
X**3 -2.67544962E-12 2.3660E-12 -.197487 . .
(Constant) 484.307627 1547.439486 .313 .7839
--------------- Variables not in the Equation ---------------
Variable Beta In Partial Min Toler T Sig T
X**2 8.677806 .834693 1.248E-05 1.516 .3713
Notes:
9 Tolerance limits reached; some dependent variables were not entered.
_
Dependent variable.. Y Method.. COMPOUND
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .99520
R Square .99042
Adjusted R Square .98723
Standard Error .02135
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 1 .14139643 .14139643
Residuals 3 .00136757 .00045586
F = 310.17748 Signif F = .0004
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
X 1.000013 7.2411E-07 2.705262 1381017.6 .0000
(Constant) 6504.052403 321.752322 20.214 .0003
Notes:
9 Tolerance limits reached; some dependent variables were not entered.
Phụ lục 2
MODEL: MOD_2.
_
Dependent variable.. Y Method.. LINEAR
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .88126
R Square .77662
Adjusted R Square .70216
Standard Error 16701.51891
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 1 2909359741.1 2909359741.1
Residuals 3 836822201.7 278940733.9
F = 10.43003 Signif F = .0482
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
X 1.184364 .366727 .881260 3.230 .0482
(Constant) 97701.327234 10715.20773 9.118 .0028
_
Dependent variable.. Y Method.. INVERSE
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .96861
R Square .93820
Adjusted R Square .91759
Standard Error 8784.98950
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 1 3514653821.1 3514653821.1
Residuals 3 231528121.7 77176040.6
F = 45.54074 Signif F = .0066
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
X -364004838.2429 53939525.97 -.968605 -6.748 .0066
(Constant) 159854.269917 6786.161428 23.556 .0002
_
Dependent variable.. Y Method.. QUADRATI
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .99728
R Square .99458
Adjusted R Square .98915
Standard Error 3187.29482
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 2 3725864246.3 1862932123.2
Residuals 2 20317696.5 10158848.2
F = 183.38025 Signif F = .0054
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
X 4.673668 .395450 3.477578 11.819 .0071
X**2 -5.22294903E-05 5.8258E-06 -2.637958 -8.965 .0122
(Constant) 69189.724100 3780.960235 18.300 .0030
_
Dependent variable.. Y Method.. CUBIC
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .99960
R Square .99920
Adjusted R Square .99681
Standard Error 1728.22810
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 3 3743195170.4 1247731723.5
Residuals 1 2986772.4 2986772.4
F = 417.75254 Signif F = .0359
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
X 7.165999 1.056641 5.332070 6.782 .0932
X**2 -.000182 5.3760E-05 -9.167363 -3.376 .1833
X**3 1.51277257E-09 6.2801E-10 4.716112 . .
(Constant) 58362.086563 4940.395796 11.813 .0538
_
Dependent variable.. Y Method.. COMPOUND
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .84436
R Square .71294
Adjusted R Square .61726
Standard Error .15713
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 1 .18396643 .18396643
Residuals 3 .07407111 .02469037
F = 7.45094 Signif F = .0720
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
X 1.000009 3.4503E-06 2.326489 289834.26 .0000
(Constant) 98043.475796 9883.872258 9.920 .0022
Phụ lục 3
MODEL: MOD_1.
_
Dependent variable.. Y Method.. LINEAR
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .99263
R Square .98532
Adjusted R Square .98042
Standard Error 2644.33071
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 1 1407568688.1 1407568688.1
Residuals 3 20977454.7 6992484.9
F = 201.29735 Signif F = .0008
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time 11864.100000 836.210793 .992631 14.188 .0008
(Constant) 56833.900000 2773.397445 20.493 .0003
_
Dependent variable.. Y Method.. INVERSE
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .84671
R Square .71691
Adjusted R Square .62255
Standard Error 11610.38088
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 1 1024143310.2 1024143310.2
Residuals 3 404402832.6 134800944.2
F = 7.59745 Signif F = .0704
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time -49328.355333 17896.27879 -.846707 -2.756 .0704
(Constant) 114952.815602 9682.568618 11.872 .0013
_
Dependent variable.. Y Method.. QUADRATI
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .99957
R Square .99915
Adjusted R Square .99829
Standard Error 781.34967
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 2 1427325128.2 713662564.1
Residuals 2 1221014.6 610507.3
F = 1168.96644 Signif F = .0009
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time 4736.528571 1277.077399 .396290 3.709 .0656
Time**2 1187.928571 208.824484 .607826 5.689 .0295
(Constant) 65149.400000 1675.808356 38.876 .0007
_
Dependent variable.. Y Method.. CUBIC
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .99964
R Square .99929
Adjusted R Square .99715
Standard Error 1008.65342
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 3 1427528761.1 475842920.4
Residuals 1 1017381.7 1017381.7
F = 467.71326 Signif F = .0340
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time 1930.095238 6485.979265 .161485 .298 .8159
Time**2 2258.178571 2407.372499 1.155439 .938 .5204
Time**3 -118.916667 265.803516 -.320703 -.447 .7322
(Constant) 67147.200000 4961.918765 13.533 .0470
_
Dependent variable.. Y Method.. COMPOUND
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .99844
R Square .99689
Adjusted R Square .99585
Standard Error .01310
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 1 .16494723 .16494723
Residuals 3 .00051502 .00017167
F = 960.82571 Signif F = .0001
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time 1.137044 .004711 2.714051 241.351 .0000
(Constant) 61838.030071 849.771557 72.770 .0000
Phụ lục 4
MODEL: MOD_2.
_
Dependent variable.. Y Method.. LINEAR
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .99706
R Square .99413
Adjusted R Square .99218
Standard Error 2706.57905
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 1 3724205232.4 3724205232.4
Residuals 3 21976710.4 7325570.1
F = 508.38435 Signif F = .0002
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time 19298.200000 855.895445 .997062 22.547 .0002
(Constant) 64619.200000 2838.684052 22.764 .0002
_
Dependent variable.. Y Method.. INVERSE
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .87058
R Square .75791
Adjusted R Square .67721
Standard Error 17386.98672
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 1 2839260020.9 2839260020.9
Residuals 3 906921921.9 302307307.3
F = 9.39197 Signif F = .0548
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time -82133.220697 26800.35779 -.870579 -3.065 .0548
(Constant) 160021.304118 14500.01457 11.036 .0016
_
Dependent variable.. Y Method.. QUADRATI
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .99844
R Square .99688
Adjusted R Square .99376
Standard Error 2416.68242
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 2 3734501235.0 1867250617.5
Residuals 2 11680707.8 5840353.9
F = 319.71532 Signif F = .0031
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time 14152.771429 3949.947887 .731218 3.583 .0698
Time**2 857.571429 645.885545 .270964 1.328 .3155
(Constant) 70622.200000 5183.206344 13.625 .0053
_
Dependent variable.. Y Method.. CUBIC
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .99988
R Square .99977
Adjusted R Square .99906
Standard Error 936.58114
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 3 3745304758.6 1248434919.5
Residuals 1 877184.2 877184.2
F = 1423.23001 Signif F = .0195
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time -6288.761905 6022.530338 -.324916 -1.044 .4862
Time**2 8653.071429 2235.356191 2.734083 3.871 .1609
Time**3 -866.166667 246.810801 -1.442497 -3.509 .1767
(Constant) 85173.800000 4607.370002 18.486 .0344
_
Dependent variable.. Y Method.. COMPOUND
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .99808
R Square .99617
Adjusted R Square .99490
Standard Error .01815
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 1 .25704972 .25704972
Residuals 3 .00098781 .00032927
F = 780.66247 Signif F = .0001
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time 1.173895 .006736 2.713079 174.270 .0000
(Constant) 73827.703828 1405.052730 52.544 .0000
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21912.doc