Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình lao động nước ta giai đoạn 1996-2003

Mục lục Lời nói đầu. Chương I: Những vấn đề lý luận chung về lao động. Vai trò của lao động trong sự phát triển kinh tế. 1.Một số khái niệm về lao động và một số khái niệm có liên quan đến nghiên cứu lao động. 1.1. Nguồn lao động. 1.2LLLĐ(Hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế) 1.3.Không thuộc lực lượng lao động.(Hay còn gọi là dân số không hoạt động kinh tế.) 1.4.Việc làm. 1.4.1Người có việc làm. 1.4.2 . Người đủ việc làm. 1.4.3. Số người thiếu việc làm. 1.5. Số lao động t

doc48 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình lao động nước ta giai đoạn 1996-2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất nghiệp. Chương II Hệ thống chỉ tiêu thống kê về lao động và một số phương pháp nghiên cứu thống kê. Một số phương pháp thống kê 1 Chỉ tiêu thống kê. 2. Phân tổ thống kê. 3.Những vấn đề chung về dãy số thời gian. 3.1 khái niệm về dãy số thời gian. 3.1.1 Phân loại Dãy số thời kỳ. Dãy số thời điểm. 3.1.2 Yêu cầu. 3.2Các chỉ tiêu phân tích 3.2.1.Mức độ trung bình theo thời gian. 3.2.2 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối. 3.2.3 Tôc độ phát triển 3.2.4 Tốc độ tăng. 3.2.5 Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm)/ ChươngIII Phân tích tình hình lao động ở Việt Nam giai đoạn 1996-2003 I.Nguồn lao động. 1.Dân số –nguồn lao động. 2. Dân số hoạt động kinh tế. 2.1 Lực lượng lao động(Hay dân số hoạt động kinh tế). 2.1.1.LLLĐ chia theo độ tuổi. 2.1.2. LLLĐ theo trình độ văn hóa và CMKT. 2.1.3.LLLĐ theo nhóm ngành kinh tế. 2.2.Thất nghiệp và thiếu việc làm. 2.2.1 Thất nghiệp. 2.2.2. thiếu việc làm. 3.Dân số không hoạt động kinh tế. II. Phân tích tình hình lao động giai đoạn 1996-2003. Một số kết luận Kiến nghị và giải pháp. Lời nói đầu Sau gần 20 đổi mới, nền kinh tế Việt Nam phát triển theo mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN đã đạt được những thành tựu đáng mừng. Chúng ta ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được nước ta còn rất nhiều thách thức khó khăn khi nền kinh tế vẫn còn ở mức nghèo sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Trong bối cảnh thế giới ngày càng xích lại gần nhau, quá trình quốc tế hóa toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Sự cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng ác liệt để khẳng định vị trí của mình trên thương trường thế giới. Với mục tiêu đưa đất nước sớm thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, Đảng và Nhà nước chủ trương đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để làm được điều đó nước ta phải thu hút được cả nguồn lực trong nước và tranh thủ sự trợ giúp từ bên ngoài như vốn, vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị … Và bên cạnh đó phải chú trọng vào nguồn lực rất quan trọng đó là nguồn lao động. Đại hội Đảng lần thứ VIII đã xác định :Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm nhân tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước’’. Với dân số đông và trẻ, số người trong độ tuổi lao động cao – là điều kiện thuận lợi nhưng cũng gây nhiều khó khăn trong phát triển đát nước. Đặc biệt là sức ép về việc làm. Đường lối đổi mới của Đảng đã tạo ra nhiều thuận lợi cho người lao động có cơ hội tìm việc làm và tự tạo ra việc làm đáp ứng nhu cầu đời sống, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội . Giải quyết việc làm trong những năm qua đã có nhiều bước tiến tuy nhiên vấn đề thiếu việc làm và thất nghiệp ngày một tăng gây khó khăn cho đất nước. Chính vì vậy, việc sử dụng hợp lý nguồn lao động đang cần được sự quan tâm của các ngành có liên quan. Để có thể đưa ra những chính sách phát triển phù hợp , sử dụng tốt nhất nguồn lao động cần phải có một hệ thống thông tin đầy đủ. Để từ những thông tin đó chúng ta sẽ phân tích, đáng giá toàn diện và sâu sắc tình hình lao động. Điều đó có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Dựa vào hệ thống số liệu và tài liệu tại Trung tâm thông tin ủy ban Dân số – Gia Đình – Trẻ em. Nên em chọn đề tài : “Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình lao động nước ta giai đoạn 1996-2003.” Đề tài gồm ba chương: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về lao động. Chương II: Hệ thống chỉ tiêu thống kê về lao động và một số phương pháp nghiên cứu thống kê. Chương III Phân tích thống kê tình hình lao động ở Việt Nam giai đoạn 1996-2003 Chương I Những vấn đề lý luận chung về lao động Vai trò của lao động trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Trước đây đã có nhiều quan niệm cho rằng phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và vốn. Và họ cho rằng nguyên nhân chính cản trở sự phát triển là do thiếu vốn và sự nghèo nàn về cơ sở vật chất . Nhưng quan niệm đó ngày nay đã thay đổi. Theo một vài nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ một phần tương đối nhỏ của sự tăng trưởng kinh tế là có thể giải thích được đầu vào là vốn. Một phần rất quan trọng của sản phẩm thặng dư gắn liền với chất lượng nguồn lao động bao gồm tình trạng sức khỏe, trình độ học vấn , chất lượng cuộc sống của con người. Chính vì vậy trong sự phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới việc đầu tư phát triển nguồn lao động rất được quan tâm. Nhờ đầu tư phần lớn ngân sách vào giáo dục mà tỉ lệ học sinh đại học trên một ngàn dân ở những nước như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là các quốc gia phát triển rất cao. Điều đó đã làm cho trình độ dân trí tăng, qua đó các nước này đã cung cấp khá đầy đủ lao động cho quá trình CNH. Ngày nay, việc ứng dụng các thành tựu khoa học- Kỹ thuật vào quá trình sản xuất ngày càng nhiều. Chính nhờ những thiết bị tiên tiến đó mà sức lao động của con người được giải phóng. Nhưng dù máy móc có hiện đại đến đâuthì vai trò của con người trong quá trình sản xuất cũng không thể thay thế được. Tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu của quá trình CNH thì không thể chỉ dựa vào một lực lượng lao động đông và rẻ mà đòi hỏi phải có một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao. Chính nhờ lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao mà các nước Nics và Nhật Bản vận hành có hiệu quả công nghệ hiện đại từ nhập khẩu, sản xuất ra nhiều mặt hàng cókhả năng cạnh tranh với các nước công nghiệp phát triển trên thế giới. Và quan điểm phát triển nguồn lao động đã trở thành vấn đề quan trọng đặc biệt là ở các nước Châu á -Thái Bình Dương nơi có dân số đông . Có thể nói nguồn lực lớn nhất ở Việt Nam hiện nay là nguồn nhân lực. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 của Việt Nam được xác định trên cơ sở lấy con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Do đó vấn đề lao động việc làm được xem là chính sách hàng đầu trong thời gian tới. Tuy nhiên, cơ cấu lao động nước ta hiện nay tiêu biểu cho nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Số lao động không có việc làm còn cao nên cơ hội tìm việc làm và tự tạo việc làm là rất khó khăn. Trong khi để tiến hành CNH-HĐH thành công không còn cách nào khác chúng ta phải đặc biệt chú trọng phát triển lao động một cách đồng bộ. Để không gây ra sự lãng phí trong sử dụng. Đại hội Đảng lần thứ VIII đã xác định: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm nhân tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.” CNH,HĐH con người xây dựng một nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để hoàn thành được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam cần phát huy mọi nguồn lực đặc biệt phải có hướng phát triển lao động phù hợp đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Từ hệ thống đào tạo đến việc phân bổ nguồn lao động. Phát triển nguồn lực con người là vấn đề có ý nghĩa quyết định trong quá trình xây dựng CNH-HĐH. Đặc biệt là đủ sức tự mình vươn lên phát triển kinh tế tri thức. Như trên đã khẳng định lao động có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và thực hiện các mục tiêu của một quốc gia. Vậy lao động là gì? Chúng ta sẽ tìm hiêủ cụ thể hơn và những vấn đề có liên quan đến nó. 1.Một số khái niệm cơ bản về lao động và một số khái niệm có liên quan đến nghiên cứu lao động. Khi nghiên cứu thống kê về nguồn lao động có liên quan nhiều đến các khái niệm như: LLLĐ, dân số hoạt động kinh tế,dân số không hoạt động kinh tế, các khái niệm về việc làm, người thiếu việc làm và người thất nghiệp…Sau đây là một số khái niệm cơ bản phục vụ cho mục đích nghiên cứu. 1.1Nguồn lao động. Việc xác định nguồn lao động có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến xác định và đánh giá nguồn nhân lực , một trong những yếu tố cơ bản của nguồn lực sản xuất . Nguồn lao động là một tổng hợp sức lao động và được tồn tại dưới dạng tiềm năng.Sức lao động, trừ một số trường hợp có thể nói nó tồn tại ở tất cả mọi người. ậ dây ta xem xet nguồn lao động dưới giác độ là nguồn lực sản xuất. Nguồn lao động là một bộ phận của dân số có khả năng lao động bao gồm dân số trong độ tuổi lao động (theo quy định của mỗi nước sẽ có diểm khác nhau ) có khả năng lao động và dân số ngoài tuổi lao động đang làm việc thường xuyên trong nền kinh tế quốc dân. Khả lăng lao động của dân số phụ thuộc vào hai yếu tố: -Thể lực (sức khỏe). -Trí lực của con người. Nguồn lao động được xác định dựa vào nguồn tài liệu của tổng điều tra dân số, điều tra lao động và thống kê dân số thường xuyên. Nguồn lao động là một bộ phận của dân số nên chỉ tiêu quy mô nguồn lao động là chỉ tiêu thời điểm. Để phản ánh quy mô điển hình mguồn lao động trong một thời kỳ nào đó phải tính chỉ tiêu bình quân . Khi biến động nguồn lao động tương đối đều ta sử dụng công thức sau; Phân bố nguồn lao động luôn luôn thay đổi và chịu tac động của nhiêu yếu tố. Đặc biệt là các chính sách xã hội. Nguồn lao động là mọt chỉ tiêu nói lên qui mô nhân lực của một quôc gia Là cơ sở để hoạch định các chính sách để phân bố và sử dụng lao động theo vùng, lãnh thổ, theo ngành nghề cũng như việc hình thành các kế hoạch đào tạo và các chương trình hoạt động quốc gia đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. 1.2.Lực lượng lao động.(Hay còn gọi dân số hoạt động kinh tế). Lực lượng lao động là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá về nội lực của một quốc gia . Quy mô chật lượng của lực lượng lao động cũng như khả năng bố trí , sử dụng hợp lý lực lượng lao động là yếu tố mang tính quyết định đến sự ổn định và phát triển kinh tế –xã hội của đất nước.Hiẹn nay chưa có một khái niệm thống nhất về lực lượng lao động giữa các quốc gia. sau đây là một khái niệm thường dùng ở Việt Nam. Lực lượng lao động hay con gọi dân số hoạt động kinh tế bao gồm tất cả những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người không có việc làm nhưng có khả năng làm việc và có nhu cầu làm việc. Quy định về giới hạn độ tuổi tham gia LLLĐ ở các quốc gia là khác nhau tùy theo điều kiện và sự phát triển của mỗi nước. ở Việt Nam quy định độ tuổi lao động từ 15-55 tuổi (đối với nữ) và từ 15-60 tuổi (đối với nam) 1.3.Không thuộc lực lượng lao động(hay còn gọi dân số không hoạt động kinh tế) Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên không thuộc bộ phận có việc làm . Những người không hoạt động kinh tế vì những lý do: - Đang đi học. - Hiện đang làm các công việc nội trợ cho bản thân gia đình mình. - Không có khả năng lao động : tàn tật , ốm đau… - Không có nhu cầu lao động. - Hoặc ở vào tình trạng khác. Trên đây là cách phân chia dân số theo tình trạng hoạt động kinh tế được tổ chức lao động quốc tế (ILO) khuyến nghị các nước sử dụng. Việc làm. Theo Bộ Luật Lao động, khái niệm việc làm được xác định như sau: “Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập không bị phấp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.’’ Để bao quát tất cả các loại hình công việc khác nhau việc làm được ILO định nghĩa rất rộng và có liên quan đến khái niệm sản xuất trong hệ thống tài khoản quốc gia của liên hiệp quốc: Bất kỳ hoạt động nào nằm trong đường biên sản xuất SNA đều được coi là việc làm. Từ quan niệm trên ta có thể thấy rằng khái niệm việc làm bao hàm các nội dung sau: Là hoạt động lao động của con người. Là hoạt động lao động nhằm tạo ta thu nhập. Hoạt động lao động không bị pháp luật ngăn cấm. 1.4.1. Người có việc làm. Người được coi là có việc làm trong tuần lễ tham khảo (tức là tuần lễ liền kề với thời điểm điều tra) là những người: - Đang làm công việc để nhận lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền hay hiệnvật . - Đã có công việc trước đó song trong tuần lễ trước điều tra tạm thời không làm việc và sẽ trở lại tiếp tục làm việc ngay sau thời gian tạm nghỉ. Mức chuẩn quy định cho người được coi là có việc trong tuần lễ tham khảo theo ILO là một giờ nhưng thực tế tùy theo khả năng thu nhập ở các nước khác nhau mà cần có sự điều chỉnh cho phù hợp. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam khả năng tạo thu nhập hay năng suất lao động còn thấp. Thì mức chuẩn quy định cho những người có việc làm trong tuần lễ tham khảo trước điều tra là 8 giờ. Riêng đối với những người không có việc làm trong tuần lễ tham khảo với lý do bất khả kháng như: ốm đau, thai sản, nghỉ phép … có hưởng lương và trước đó họ đã có một công việc với thời gian làm việc không it hơn 8 giờ trong một tuần và sẽ tiếp tục làm việc sau thời gian nghỉ thì vẫn tính là người có việc làm. Tóm lại, người có việc làm là người từ 15 tuổi trở lên đang hoạt động trong các ngành kinh tế quốc dân mà trong tuần lễ liền kề thời điểm điều tra (tuần lễ tham khảo) có thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định. 1.4.2.Người đủ việc làm. Người đủ việc làm gồm những người có số giờ làm việc trong tuần lễ điều tra lớn hơn hoặc bằng mức giờ chuẩn quy định cho người đủ việc làm hoặc những người có số giờ làm việc nhỏ hơn mức giờ chuẩn cho người có đủ việc làm nhưng không có nhu cầu làm thêm . 1.4.3. Số người thiếu việc làm. Người thiếu việc làm là những người trong độ tuổi lao động , đang có việc làm tại tuần lễ trước đièu tra nhưng có thời gian làm việc ít hơn mức chuẩn quy định hoặc không có viêc làm vì lý do bất khả kháng và 4 tuần trước đó cũng làm việc it hơn mức giờ chuẩn quy định đối với người có việc làm nhưng có nhu cầu làm thêm. 1.5. Số lao động thât nghiệp. Thất nghiệp là một trong nhưng vấn đề bức xúc không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các nước trên thế giới. Trước năm 1994 nước ta rất ít tài liệu đề cập đến vấn đề này.Nhưng thất nghiệp là một bộ phận đặc biệt của nguồn lao động do đó cần được nghiên cứu chi tiêt hơn. Hiện nay có rất nhiều khái niệm về thất nghiệp: - Thất nghiệp là người thuộc nguồn lao động (có khả năng lao động ) nhưng hiện không có việc làm. - Thất nghiệp là người có khả năng lao động có nhu cầu làm việc nhưng hiện không có việc làm. - Theo Paul A- Samuelson , thất nghiệp bao gồm những người không có việc làm nhưng hiện đang tích cực tìm việc. - Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thất nghiệp là tình cảnh của ngưòi lao động không có việc làm vì những lý do ngoài ý muốn của bản thân , do đó không có thu nhập. - Cũng có thể hiểu thất nghiệp là mất việc làm , nghĩa là có thể hiểu đã có việc làm mà bị mất việc. Từ những khái niệm trên có thể đua ra mộ khái niệm thống nhất về thất nghiệp như sau : Thất nghiệp là những người có khả năng lao động ,có nhu cầu lao động nhưng hiện tại không có việc làm ,đang tích cực tìm việc hoặc đang đợi trở lại làm việc ,có thể thống kê được. Để xác định chỉ tiêu thất nghiệp người ta thường sử dụng hai phương pháp: Đăng ký thất nghiệp (thống kê thường xuyên) Điều tra thất nghiệp. Tùy theo mục đích nghiên cứu ,có thể có nhiều cách phân loại thất nghiệp : - Theo tính chất ,toàn bộ thất nghiệp được chia thành :Thất nghiệp tự nguyện và Thất nghiệp không tự nguyện. - Theo đặc điểm , toan bộ thất nghiệp được chia thành :Thất nghiệp hữu hình va Thất nghiệp vô hình. - Theo nguồn gốc , toàn bộ thất nghiệp bao gồm : Thất nghiệp tạm thời , thất nghiệp có tính chất cơ cấu , thất nghiệp theo chu kỳ. Số thất nghiệp là chỉ tiêu tuyệt đối thời điểm và thường không gắn chặt với con người cụ thể , bởi vì đối tượng thất nghiệp cu thể thường xuyên biến động . Một người được coi là có việc làm tại thời điểm điều tra nhưng có thể trở thành thất nghiệp trong thời điểm khác và ngược lại. Chương II Hệ thống chỉ tiêu thống kê về lao động và một số phương pháp nghiên cứu thống kê. I. Một số phương pháp thống kê. Đối với bất kỳ hiện tượng kinh tế –xã hội nói chung nào thì việc điều tra và phân tích để sử dụng thông tin một cách có hiệu quả đều có những phương pháp nhất dịnh . Lao động –vấn đề giải quyết việc làm của một quốc gia liên quan đến rất nhiều lĩnh vực và ở mỗi lực vực sẽ có một cách tiếp cận riêng . Với muc đích nghiên cứu tình hình lao động ở Việt Nam qua một số năm gần đây. Em xin trình bày một số phương pháp thống kê sau: Chỉ tiêu thống kê. Đối tượng nghiên cứu của thống kê chủ yếu là phản ánh mối quan hệ giũa mặt lượng với mặt chất của hiện tượng kinh tế –xã hội số lớn . Do đó chỉ tiêu thống kê là khái niệm biểu hiện một cách tổng hợp đặc điểm về mặt lượng trong sự thống nhất với mặt chất của tổng thể thống kê. Chỉ tiêu thống kê biểu hiện bằng những trị số cụ thể khác nhau tùy theo các điều kiện về thời gian và không gian ,đơn vị đo lường và phương pháp tính . Chỉ tiêu thống kê có hai mặt : khái niệm và con số. Mặt khái niệm bao gồm định nghĩa , giới hạn về không gian . thời gian . của hiện tượng cần nghiên cứu . Mặt con số là những trí số được phát hiện với đơn vị tính toán phù hợp nó nêu lên mức độ của chỉ tiêu. Theo nội dung của nó , chỉ tiêu biểu hiện quy mô , cơ cấu sự phát triển và mối quan hệ của hiện tượng số lớn trong thời gian va địa điêm cụ thể .Căn cứ vào đó ta có thể chia tiêu thức thống kê thành hai loại : khối lượng và chất lượng . Chỉ tiêu khối lượng biểu hiện quy mô còn chỉ tiêu chất lượng biểu hiện trình độ phổ biến mối quan hệ của tổng thể. Tập hợp nhiều chỉ tieu thống kê có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành hệ thống chỉ tiêu thống kê . Hệ thống chỉ tiêu thống kê có khả năng phảl ánh một cách tổng hợp nhiều mặt của một hiện tượng. Phân tổ thống kê. Mục tiêu của phân tổ thống kê là sắp xếp `tài liệu thu thập ban đầu thành các nhóm khác nhau theo một hay vài tiêu thức chủ yếu, đáp ứng những mục tiêu nghiên cứu khác nhau . biểu hiện một khái cạnh khác nhau của tập hợp thông tin. Số lượng tổ phụ thuộc vào và phạm vi biến động của tiêu thức nghiên cứu . Lượng thông tin càng nhiều phạm vi biến động càng lớn thì càng phải phâl thành nhiều tổ. Nói cách khác khi phân tổ phải chú ý đến mối quan hệ giữa lượng và chất trong phân tích , tức là phải xem xét sự thay đổi về lượng đến mức độ nào thì dẫn đến sự thay đổi về chất.Khi phâl tích có thể chọn khoảng cách tổ bằng nhau hay không bằng nhau theo một hay nhiều tiêu thức ,phân tổ đơn , kết hợp. Hay phân tổ lại , phâl tổ nhiều chiều… Đối với phân tổ có khoảng cách tổ bằng nhau và theo một tiêu thức thì có thể xác định Lượng biến lớn nhất –Lượng biến nhỏ nhất Độ rộng khoảng cách tổ = Số tổ cần phân chia Phân tổ thống kê là một phương pháp thống kê quan trọng giúp ta có những khái quát đặc trưng cơ bản của hiện tượng là cơ sở để thực hiện các phương pháp phân tích thống kê khác . Bởi vì, chỉ sau khi đã phân chia tổng thể phức tạp thành các tổ có tính chất đặc điểm khác nhau thì các chỉ tiêu phân tích khac tính ra mới có ý nghĩa. 3 Những vấn đề chung về dãy số thời gian. Mọi sự vật hiện tượng đều thường xuyên biến động qua thời gian. Để có thể nghiên cứu sự biến động đó trong thống kê người ta thường dựa vào dãy số thời gian.Qua dãy số thời gian để nghiên cứu về sự biến động của hiện tượng, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời có thể dự báo các mức độ của hiện tượng trong tương lai. 3.1. Khái niệm về dãy số thời gian Dãy số thời gian là một dãy các chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. VD: Có tài liệu về sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong vài năm qua Năm 1999 2000 2001 2002 2003 Cà phê (nghìn tấn) 482 733,9 931 719 700 Một dãy số thời gian cấu tạo bởi hai thành phần là thời gian và chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tháng, quý, năm. Độ dài thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian. Chỉ tiêu về hiện tượng được nghiên cứu có thể là số tuyệt đối, số tương đối hay số bình quân. Trị số của chỉ tiêu được sắp xếp theo thời gian gọi là mức độ của dãy số. 3.1.1. Phân loại. Căn cứ vào đặc điểm tồn tại về quy mô của hiện tượng qua thời gian có thể phân biệt dãy số thời điểm và dãy số thời kỳ. 3.1.1.1. Dãy số thời kỳ: Là dãy số mà các mức độ của nó phản ánh quy mô của hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định. Các mức độ của dãy số thời kỳ là những số tuyệt đối thời kỳ. Do đó độ dài của khoảng cách thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến trị số của chỉ tiêu và có thể cộng các trị số của các chỉ tiêu để phản ánh quy mô của hiện tượng trong khoảng thời gian dài hơn. 3.1.1.2. Dãy số thời điểm: Biểu hiện quy mô của hiện tượng tại những thời điểm nhất định. Mức độ hiện tượng ở thời điểm sau thường bao gồm toàn bộ hoặc một bộ phận mức độ của hiện tượng tại thời điểm trước. Vì vậy việc cộng các chỉ số của chỉ tiêu không có giá trị phản ánh quy mô của hiện tượng. Dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm đều có các mức độ là số tuyệt đối (hay còn gọi là dãy số tuyệt đối). Trên cơ sở dãy số tuyệt đối ta có thể xây dựng các dãy số tương đối hoặc dãy số trung bình là các dãy số mà trong đó các mức độ của nó là các số tương đối. 3.1.2. Yêu cầu cơ bản khi xây dựng một dãy số thời gian: Khi xây dựng một dãy số thời gian phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Muốn vậy thì nội dung và phương pháp tính toán chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất, phạm vi của hiện tượng nghiên cứu trước sau phải nhất trí, các khoảng thời gian trong dãy số nên bằng nhau (nhất là đối với dãy số thời kỳ). Trong thực tế, do những nguyên nhân khác nhau, các yêu cầu trên có thể vi phạm, khi đó đòi hỏi phải có sự chỉnh lý thích hợp để tiến hành phân tích. 3.2. Các chỉ tiêu phân tích. Để phản ánh đặc điểm biến động qua thời gian của hiện tượng được nghiên cứu, người ta thường tính các chỉ tiêu sau đây: 3.2.1. Mức độ trung bình theo thời gian: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại biểu của các mức độ tuyệt đối trong một dãy số thời gian. Tuỳ theo dãy số thời kỳ hay dãy số thời điểm mà có các công thức tính khác nhau: Đối với dãy số thời kỳ, mức độ trung bình theo thời gian được tính theo công thức sau: Trong đó, Yi (i = 1,2...n) là các mức độ của dãy số thời kỳ. Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau: Trong đó, Yi (i = 1,2...n) là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau. Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau: Trong đó, ti (i = 1,2...n) là độ dài thời gian có mức độ Yi 3.2.2. Lượng (tăng) giảm tuyệt đối. Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu dương (+) và ngược lại mang dấu âm (-). Tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có các chỉ tiêu về lượng tăng (giảm) sau đây: *Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn(hay từng thời kỳ) là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ kỳ đứng liền trước đó (yi-1). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng (giảm) tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau (thời gian i - 1 và thời gian i). Công thức tính như sau: di : là đại lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn *Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc (hay tính dồn) là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ của một kỳ nào đó được chọn làm gốc, thường là mức độ đầu tiên trong dãy số(yi). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng (giảm) tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài. Nếu kí hiệu Di là các lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc, ta có: Mối liên hệ giữa lượng tăng(giảm) tuyệt đối liên hoàn và lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc *Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn . Nếu kí hiệu d là lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình ta có: 3.2.3. Tốc độ phát triển. Tốc độ phát triển là một số tương đối (thương được biểu hiện bằng lần hoặc %) phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có các loại tốc độ phát triển sau: *Tốc độ phát triển liên hoàn: phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau. Công thức tính : ti : Tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i - 1 yi-1 : Mức độ của hiện tượng thời gian i - 1 yi : Mức độ của hiện tượng ở thời gian i * Tốc độ phát triển định gốc: phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài. Công thức tính : Trong đó: Ti : Tốc độ phát triển định gốc Yi : Mức độ của hiện tượng thời gian Y1 : Mức độ đầu tiên của dãy số Mối liên hệ giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc: Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tổng tốc độ phát triển định gốc t2.t3....tn = Tn Thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời kỳ đó. *Tốc độ phát triển trung bình: là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn. Vì vậy các tốc độ phát triển liên hoàn có quan hệ tích. Nên để tính tốc độ phát triển bình quân ta sử dụng công thức số trung bình nhân. Nếu kí hiệu t là tốc độ phát triển trung bình thì công thức tính như sau: 3.2.4. Tốc độ tăng (giảm) Chỉ tiêu này phản ánh mức độ của hiện tượng giữa hai thời gian đã tăng (+) hoặc giảm (-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu phần trăm). Tương ứng với các tốc độ phát triển, ta có các tốc độ tăng (hoặc giảm) sau đây: * Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (hay từng thời kỳ) là tỉ số giữa lượng tăng (giảm) liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn. Nếu kí hiệu ai (i = 1,2...n) là tốc độ tăng (giảm) liên hoàn thì: * Tốc độ tăng (giảm) định gốc là tỉ số giữa lượng tăng (giảm) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định. Nếu kí hiệu Ai (i = 1,2...n) là các tốc độ tăng (giảm) định gốc thì: * Tốc độ tăng (giảm) trung bình là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng (giảm) đại biểu trong suốt thời kỳ nghiên cứu. Nếu kí hiệu a là tốc độ tăng (giảm) trung bình 3.2.5. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn thì tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao giờ. Nếu kí hiệu gi (i = 2,3...n) là giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) thì: Chú ý: Chỉ tiêu này chỉ tính cho tốc độ tăng (giảm) liên hoàn, đối với tốc độ tăng (giảm) định gốc thì không tính vì luôn là một số không đổi và bằng Y1/100 II.Hệ thống chỉ tiêu thống kê về lao động. Dù trong bất cứ điều kiện nào lao động cũng giữ một vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Do đó muốn sử dụng lao động một cách có hiệu quả chúng ta cần có một cách nhìn toàn diện về vấn đề này.Thống kê lao động là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Để có thể thu thập, phân tích thông tin một cách chính xác ta cần xây dựng một hệ thống chỉ tiêu về lao động. 1.Các nguyên tắc xác định hệ thống chỉ tiêu về lao động. Lao động là một hiện tượng phức tạp liên quan đến nhiều các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau. Chính vì vậy, cần phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu về lao động tuân thủ theo các nguyên tắc sau: - Các chỉ tiêu đưa ra phải là những chỉ tiêu quan trọng nhất, có khả năng phản ánh đúng đắn nhất các đặc điểm, tính chất, và các mối liên hệ cơ bản với các yếu tố khác trong quá trình hình thành, vân động và phát triển của lao động ở Việt Nam .Đồng thời phục vụ cho mục đích nghiên cứu. - Đảm bảo tính thống nhất giữa các chỉ tiêu, có sự liên hệ bổ xung cho nhau giữa các chỉ tiêu .Tạo cơ sở dự liệu cho việc xây dựng một hệ thốngđầy đủ, hoàn chỉnh thông tin về lao động. - Đảm bảo được tính so sánh về nội dung và phương pháp tính.Đồng thời tham khảo các tiêu chuẩn về lao động đang sử dụng trên thế giới để xây dựng một hệ thống phù hợp với yêu cầu thực tế trong nước và có thể so sánh quố tê. - Xây dựng một hệ thống có tính khả thi và tiết kiệm. 2.Hệ thống chỉ tiêu thống kê về lao động. 2.1. Nhóm chỉ tiêu về lao động. 2.1.1.Các chỉ tiêu phản ánh quy mô nguồn lao động. Định nghĩa: Nguồn lao động là một bộ phận của dân số có khả năng lao động bao gồm dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và dân số ngoài độ tuổi lao động đang làm việc thường xuyên trong nền kinh tế quốc dân. Chỉ tiêu quy mô nguồn lao động là chỉ tiêu thời điểm.Nhưng ta thường dùng trong phân tích là chỉ tiêu thời kỳ, Và được tính theo công thức sau: 2.1.2.Cơ cấu nguồn lao động. Cơ cấu nguồn lao động phản ánh đặc trưng nguồn lao động của nước ta theo một số tiêu thức như: Vùng kinh tế,Trình độ văn hóa, hay theo độ tuổi… 2.1.2.1. Theo vùng, địa phương. Tùy vào mục đích nghiên cứu mà ta có thể phân chia lao động theo những cách sau. +Chia theo khu vực. - Nông thôn. - Thành thị. Ngoài ra có thể phân theo vùng kinh tế địa lý . Hiện nay nước ta có 8 vùng kinh tế : DBSH, Đông Bắc, Tây Bắc , Bắc Trung Bộ, DH Miền Trung, Đông Nam Bộ, và Đồng bằng sông cửu long. ý nghĩa của chỉ tiêu: cho biết số lao động ở thành thị nông thôn hay ở từng vùng kinh tế. 2.1.2.2.Theo trình độ chuyên môn.(Cấp đào tạo) Cơ cấu chuyên môn là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng quá trình phân công lao động . Qua đó ta sẽ biết dược một cách gian tiếp xu hướng cơ cấu ngành nghề của nền kinh tế quốc dân . Ta có một số chỉ tiêu sau: Số lượng lao động tốt nghiệp đại học ,cao đẳng. Số lượng lao động phổ thông. 2.1.2.3.Theo giới tính. Tổng số lao động nam. Tổng số lao đông nữ. Tỉ lệ lao động nữ trong tổng số lao động. Tỉ lệ lao động nam trong tổng số lao động. ý nghĩa :qua đó ta sẽ biêt tỉ lệ lao động giữa nam và nữ .đánh giá sự bình đẳng giới. 2.2Nhóm các chỉ tiêu về LLLĐ( Hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế.) Định nghĩa: LLLĐ là tổng số người đủ từ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người đang thất nghiệp. Công thức tính: LLLĐ = (Tổng số người có việc làm) + (Số người thất nghiệp) 2.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ tham gia lao động. *Tỉ lệ tham gia LLLĐ của nguồn lao động. Là tỉ lệ phần trăm giữa số người thuộc LLLĐ so với nguồn lao động. Công thức tính: Tỉ lệ tham gia LLLĐ = Số người thuộc LLLĐ của nguồn lao động Nguồn lao động. *Tỉ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ 15 tuổi trở lên. Định nghĩa: Tỉ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ 15 tuổi trở lên là số người thuộc LLLĐ so với dân số từ 15 tuổi trở lên. Công thức tính: Tỉ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ = Dân số thuộc LLLĐ. 15 tuổi trở lên Dân số từ 15 tuổi trở lên ý nghĩa chỉ tiêu: Phản ánh mức độ tham gia vào hoạt động kinh tế của dân số từ 15 tuổi trở lên. 2.2.2.Các chỉ tiêu phản ánh LLLĐ có việc làm. Định nghĩa: Người có việc làm là những người thuộc lực lượng lao động có tham gia lao động , làm việc , nghĩa là đem sức lao động của mình tham gia một công viec nào đó và tạo ra thu nhập. *Tỉ lệ lao động có việc làm trên dân ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4670.doc
Tài liệu liên quan