Lời nói đầu
Ngành nông nghiệp là một ngành đặc biệt quan trọng; ngoài việc đóng góp , cung cấp các sản phẩm cho thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm tiêu dùng cho các khu vực , và đóng góp về nhân tố diễn ra khi có sự chuyển dịch các nguồn lực ( lao động, vốn v.v..) từ nông nghiệp sang khu vực khác, nó còn là một ngành không thể thiếu được vì chưa có một ngành kinh tế nào có thể thay thế nó được. Nhận thấy ngành nông nghiệp quan trọng như vậy cho nên trong thời gian thực tập tại Vụ thống kê
74 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Vận dụng Một số phương pháp thống kê phân tích kết quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 1994 - 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nông, lâm , thuỷ sản thuộc Tổng cục thống kê tôi đã quyết định chọn đề tài “ Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích kết quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 1994-2004” để viết chuyên đề tốt nghiệp.
Cấu trúc của chuyên đề này ngoài phần mở bài và kết luận gồm có 3 chương tập chung chủ yếu về giá trị sản xuất của trồng trọt, chăn nuôi,và ngành dịch vụ nông nghiệp:
- Chương I. Những vấn đề chung về kết quả sản xuất nông nghiệp và phân tích kết quả sản xuất nông nghiệp
- Chương II. Thực trạng kết quả sản xuất nông nghiệp việt nam thời kỳ 1994- 2004
- Chương III. Một số kiến nghị và giải pháp tăng cường phân tích kết quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam thời gian tới.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian và trình độ có hạn, trong bài viết này của tôi không tránh những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp của thầy cô và các bạn.
Dưới đây là phần trình bầy và phân tích các nội dung trên.
Chương I
Những vấn đề chung về kết quả sản xuất nông nghiệp và phân tích kết quả sản xuất nông nghiệp
I. Vị trí, vai trò, đặc điểm của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
a). Vị trí ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp. Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học- kỹ thuật. Chúng phát triển theo qui luật sinh học nhất định con người không thể ngăn cản quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chúng, mà phải trên cơ sở nhận thức đúng đắn các qui luật để có những giải pháp tác động thích hợp với chúng.
Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ trong nông nghiệp. Còn nông nghiệp theo nghĩa rộng nó còn bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản nữa.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. ở những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, ngay cả những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ chiếm tỷ trọng GDP không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con người những sản phẩm tối cẩn thiết đó là lương thực, thực phẩm. Những sản phẩm này cho dù trình độ khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, vẫn chưa có ngành nào thay thế được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Điều đó do tác động của các nhân tố đó là: sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người.
Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp và khu vực thành thị. Điều đó được thể hiện chủ yếu ở các mặt sau đây:
- Khu vực nông nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn và quí cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng cao lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá mở rộng thị trường ...
- Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, bởi vì đây là khu lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản v.v ...trong đó thuế có vị trí quan trọng.Việc huy động vốn từ nông nghiệp để đầu tư phát triển công nghiệp là cần thiết và đúng đắn trên cơ sở việc thực hiện bằng cơ chế thị trường, chứ không phải bằng sự áp đặt của Chính phủ. Những điển hình về sự thành công của sự phát triển ở nhiều nước đều đã sử dụng tích luỹ từ nông nghiệp để đầu tư cho công nghiệp. Tuy nhiên vốn tích luỹ từ nông nghiệp chỉ là một trong những nguồn cần thiết phát huy, phải coi trọng các nguồn vốn khác nữa để khai thác hợp lý, đừng quá cường điệu vai trò tích luỹ vốn từ nông nghiệp.
- Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các loại nông, lâm, thuỷ sản đễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các hàng hoá công nghiệp. Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thuỷ sản. Xu hướng chung ở các nước trong quả trình công nghiệp hoá, ở giai đoạn đầu giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng đó sẽ giảm dần cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế. ở Thái Lan năm 1970, tỷ trọng giá trị nông, lâm , thuỷ sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm 76,71% giảm xuống 59,63% năm 1980; 38,11% năm 1990; 35,40% năm 1991; 34.57% năm 1992; 29,80% năm 1993; 29,60% năm 1993 và 29,60% năm 1994. Tuy nhiên xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản thường bất lợi do giá cả trên thị trường thế giới có xu hướng giảm xuống, trong lúc đó giá cả sản phẩm công nghiệp tăng lên, tỷ giá cánh kéo giữa hàng nông sản và hàng công nghệ ngày càng mở rộng, làm cho nông nghiệp bị thua thiệt.
Tóm lại, nền kinh tế thị trường, vai trò của nông nghiệp trong sự phát triển bao gồm hai loại đóng góp : thứ nhất là đóng góp về thị trường – cung cấp sản phẩm cho thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm tiêu dùng cho các khu vực khác, thứ hai là sự đóng góp về nhân tố diễn ra khi có sự chuyển dịch các nguồn lực ( lao động, vốn v.v..) từ nông nghiệp sang khu vực khác.
b). Những đặc điểm của ngành kinh tế nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội. Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng mà các ngành sản xuất khác không thể có, đó là ;
Một là , sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Đặc điểm trên cho thấy ở đâu có đất và lao động thì có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng ở mỗi vùng, mỗi quốc gia có điều kiện đất đai và thời tiết- khí hậu rất khác nhau. Lịch sử hình thành các loại đất đai và thời tiết- khí hậu rất khác nhau. Lịch sử hình thành các loại đất, quá trình khai phá và sử dụng các loại đất ở các địa bàn có địa hình khác nhau, ở đó diễn ra các loại hoạt động nông nghiệp cũng không giống nhau. Điều kiện thời tiết khí với lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng v.v... trên từng địa bàn gắn rất chặt chẽ với điều kiện hình thành và sử dụng đất. Do điều kiện đất đai khí hậu không giống nhau giữa các vùng đã làm cho nông nghiệp mang tính khu vực rất rõ nét.
Hai là, trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng nội dung kinh tế của nó lại rất khác nhau. Trong công nghiệp, giao thông v.v... đất đai là cơ sở làm nền móng, trên đó xây dựng các nhà máy, công xưởng, hệ thống đường giao thông v.v.. để con người điều khiển các máy móc, các phương tiện vận tải hoạt động.
Trong nông nghiệp, đất đai có nội dung kinh tế khác, nó là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích, con người không thể tăng thêm theo ý muốn chủ quan, nhưng sức sản xuất ruộng đất là chưa có giới hạn, nghĩa là con người có thể khai thác chiều sâu của ruộng đất nhằm thoả mãn nhu cầu tăng lên của loài người về nông sản phẩm. Chính vì thế trong quá trình sử dụng phải biết quý trọng ruộng đất, sử dụng tiết kiệm, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng cơ bản, tìm mọi biện pháp để cải tạo và bồi dưỡng đất làm cho ruộng đất ngày càng màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm trên mỗi đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất trên đơn vị sản phẩm.
Ba là, đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống cây trồng và vật nuôi. Các loại cây trồng và vật nuôi chúng phát sinh, phát triển theo qui luật sinh học. Do là cơ thể nên chúng rất nhạy cảm với yếu tố bên ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng. Cây trồng và vật nuôi với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt được sản xuất trong bản thân nông nghiệp bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được ở chu trình sản xuất trước làm tư liệu sản xuất cho chu trình sản xuất sau.
Bốn là, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. Đó là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp, bởi vì một mặt quá trình sản xuất nông nghiệp là quá trình tài sản xuất kinh tế xoắn xuýt với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ vào nhau, song lại không hoàn toàn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp. Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xoá bỏ được, trong quá trình sản xuất chỉ tìm cách hạn chế nó. Mặt khác do sự biến thiên về điều kiện thời tiết khí –hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau.
Ngoài những đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp nêu trên, nông nghiệp nước ta còn có những đặc điểm riêng cần chú ý đó là :
+ Nông nghiệp nước ta đang từ tình trạng lạc hậu, tiến lên xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá theo định hướng XHCN không qua giai đoạn phát triển Tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này cho thấy xuất phát điểm của nền nông nghiệp nước ta khi chuyển lên xây dựng, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá là rất thấp so với khu vực và thế giới. Đến nay nhiều nước có nền kinh tế phát triển, nông nghiệp đã đạt được trình độ sản xuất hàng hoá cao nhiều khâu công việc được thực hiện bằng máy móc, một số loại cây con chủ yếu được thực hiện cơ giới hoá tổng hợp hoặc tự động hoá. Năng suất ruộng đất và năng suất lao động đạt trình độ cao, tạo ra sư phân công lao động sâu sắc trong nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhưng thành tựu, sản xuất lương thực chẳng những trang trải được nhu cầu trong nước, có dự trữ mà con dư thừa để xuất khẩu. Bên cạnh đó một số sản phẩm khác cũng phát triển khá, như cà phê, cao su, chè, hạt điều v.v... đã và đang là nguồn xuất khẩu quan trọng. Nông nghiệp nước ta đang chuyển từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Nhiều vùng của đất nước đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp tăng sản phẩm phi nông nghiệp.
+ Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, có pha trộn tính chất ôn đới , nhất là ở miền bắc và được trải rộng trên 4 vùng rộng lớn, phức tạp: trung du, miền núi, đồng bằng và ven biển .
đặc điểm này lại cho nông nghiệp nhiều thuận lợi cơ bản, đồng thời có những khó khăn rất lớn trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp.
Thời tiết, khí hậu của nước ta có những thụân lợi rất cơ bản. đó là hàng năm có lượng mưa lớn, đảm bảo nguồn nước ngọt rất phong phú cho sản xuất và đời sống, có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào ( cường đội ánh sáng, nhiệt độ trung bình hàng năm là 230c v.v..) tập đoàn cây trồng và vật nuôi phong phú, đa dạng. nhờ những thuận lợi cơ bản đó mà ta có thể gieo trồng và thu hoạch quanh năm, với nhiều cây trồng và vật nuôi phong phú, có giá trị kinh tế cao, như cây công nghiệp lâu năm ,cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả.
Bên cạnh thuận lợi nêu trên, điều kiện thời tiết khí hậu nước ta cũng có nhiều khó khăn lớn, như: Mưa nhiều và lượng mưa thường tập trung vào ba tháng trong năm gây lũ lụt ngập úng. Nắng nhiều thường gây nên khô hạn có nhiều vùng thiếu cả nước cho người, vật nuôi sử dụng khí hậu ẩm ướt, sâu bệnh, dịch bệnh phát sinh.
II- Một số khái niệm về kết quả sản xuất nông nghiệp
1. Kết quả sản xuất
Là toàn bộ giá trị của các sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích do lao động của toàn ngành làm ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một tháng , một quý hoặc một năm.
Do vậy chỉ được coi là kết quả sản xuất khi:
+ Đó là sản phẩm hữu ích
+ Là kết quả do lao động làm ra trong thời gian tính toán.
2. Các dạng biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất
- Theo mức độ hoàn thành được chia thành
+ Thành phẩm: là sản phẩm đã trải qua toàn bộ các khâu của quy trình sản xuất và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật mà xã hội chấp nhận được. Trong nông nghiệp, thành phẩm là những sản phẩm của trồng trọt và chăn nuôi đã được thu hoạch ví dụ như thóc, ngô...
+ Nửa thành phẩm: là sản phẩm đã được hoàn thành ở 1 hoặc một số khâu của quy trình sản xuất nhưng chưa đến khâu sản xuất cuối cùng. Bán thành phẩm có thể đem đi tiêu thụ được. Ví đụ, để cấy lúa ở miền Bắc người ta phải gieo mạ. Số mạ mà đơn vị không sử dụng hết có thể đem đi tiêu thụ được.
+ Sản phẩm sản xuất dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc một giai đoạn sản xuất nào đó( chưa xong). Trong nông nghiệp, sản phẩm dơ dang là những chi phí đã chi ra để trồng trọt, chăn nuôi những sản phẩm năm sau mới thu hoạch .
- Theo tính chất của sản phẩm
+ sản phẩm chính: Là sản phẩm thu được thuộc mục đích chính của quy trình sản xuất, ví dụ như trong trồng lúa thì thóc là sản phẩm chính còn rơm, dạ thu được là sản phẩm phụ
+ sản phẩm phụ: Là sản phẩm thu được thuộc mục đích phụ của quy trình sản xuất.
+ sản phẩm song đôi :2 hoặc nhiều sản phẩm cùng thu được với sản phẩm chính trong một quy trình sản xuất.
3. Đơn vị đo lường
Kết quả sản xuất được biểu hiện bằng sản phẩm – sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ. Các sản phẩm đó thường có thể đo lường theo đơn vị hiện vật, đơn vị giá trị ( tiền tệ)
- Chỉ tiêu sản phẩm tính theo đơn vị hiện vật và hiện vật quy ước.
Chỉ tiêu sản phẩm tính theo đơn vị hiện vật biểu hiện khối lượng sản phẩm được sản xuất ra theo các đơn vị đo lường tự nhiên như tấn, mét, mét vuông, lít, con, quả... tuỳ theo loại sản phẩm mà sử dụng đơn vị đo lường khác nhau.
Chỉ tiêu hiện vật là căn cứ để phân phối, vân chuyển, để so sánh nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, để xuất khẩu hay nhập khẩu ... Nó cũng là cơ sở để tính các chỉ tiêu giá trị, lập kế hoạch sản xuất, là cơ sở để nghiên cứu sản xuất theo quan điểm vật chất. chỉ tiêu hiện vật có nhiều tác dụng song nó chỉ giới hạn trong phạm vi tính những sản phẩm cùng loại đã hoàn thành các giai đoạn sản xuất, không thể tổng hợp các loại sản phẩm khác nhau , không cho phép tính hết kết quả sản xuất vì khó tính được sản phâm dở dang. Do hạn chế của chỉ tiêu hiện vật cho nên trong quản lý kinh tế còn dùng đơn vị hiện vật quy ước để mở rộng phạm vi tính cho những sản phẩm có công dụng giống nhau nhưng khác nhau về quy cách theo đơn vị chuẩn , ví dụ các loại sản phẩm lương thực tính đổi theo đơn vị chuẩn là thóc.
III- Hệ thống chỉ tiêu đo lường kết quả sản xuất nông nghiệp
1.Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất
Do đặc điểm riêng của ngành nông nghiệp trong quá trình nghiên cứu, khảo sát và thu thập số lượng thông tin về các hoạt động của ngành nông nghiệp có nhiều hình thức điều tra khác nhau. Tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế, khả năng về kinh phí và tình hình chỉ đạo tổ chức và yêu cầu thông tin ngành nông nghiệp trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia mà có những chỉ tiêu và mức độ chi tiết khác nhau. ở Việt Nam hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất nông nghiệp cơ bản đã phản ánh được khối lượng sản phẩm nông nghiệp phân theo các loại sản phẩm: ví dụ như kết quả sản xuất nông nghiệp được phân chia theo sản phẩm của trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ, trong trồng trọt được phân chia nhỏ hơn thành sản phẩm cây hàng năm , cây lâu năm. Trong cây hàng năm thì lại được phân thành sản phẩm cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm....
Hiện nay nông nghiệp Việt Nam đang có nhưng thay đổi lớn về cách thức sản xuất, xu hướng là: phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá, do đó sản phẩm nông nghiệp càng ngày càng có chất lượng cao hơn, sản phẩm đa dạng hơn, và để phát triển một nền nông nghiệp nhanh mạnh cần phải có sự quản lý đúng đắn và xu hướng cần phấn đấu. Mặc khác muốn quản lý tốt ngành nông nghiệp cần rất nhiều thông tin cụ thể như kết quả sản xuất, điều kiện sản xuất ... những số liệu này do thống kê nông nghệp cung cấp, và để cung cấp các số liệu này thống kê nông nghiệp cần phải có những công cụ thu thập số liệu và đó là các hệ thống chỉ tiêu .
Do đó cần thiết phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê hoạt động sản xuất nông nghiệp, một hệ thống chỉ tiêu phản ảnh đầy đủ thông tin cân thiết mặt khác phải phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay.
2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu
Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê nông nghiệp phải tuân theo những nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo phản ánh đúng, đầy đủ hoạt động của ngành nông nghiệp. Đó là các nguyên tắc:
- Thứ nhất:
Đảm bảo tính hệ thống , tức là các chỉ tiêu được bao gồm trong hệ thống phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Phải định rõ các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu bộ phận, từng mặt, các chỉ tiêu chủ yêu và các chỉ tiêu thứ yếu.
- Thứ hai :
Đảm bảo tính thống nhất, tức là phù hợp với các chỉ tiêu mục tiêu, các chỉ tiêu được quy định tính toán trong các tổ chức quốc tế và các nước khác trên thế giới về nội dung, phạm vi và phương pháp tính , nhờ đó đảm bảo tính so sánh được.
- Thứ ba:
Đảm bảo tính khả thi , tức là phù hợp với khả năng, điều kiên về nhân tài, vật lực.
-Thứ tư:
Đảm bảo tính hiệu quả. Thông tin cần được coi là hàng hoá. Quá trình tạo ra thông tin phải được coi là quá trình sản xuất. Thông tin cần được coi là đầu vào của các hoạt động sản xuất khác. Vì vậy, hệ thống chỉ tiêu cần được xây dựng phù hợp với mục đích nghiên cứu, với nhu cầu thông tin cho quản lý vĩ mô và quản trị kinh doanh. Không đưa vào các thông tin thừa, chưa cần thiết.
Đó là những nguyên tắc chung ngoài ra tuỳ thuộc hệ thống chỉ tiêu đó như thế nào mà có các nguyên tắc riêng khác .
3. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh sản phẩm ngành nông nghiệp
Sản phẩm ngành nông nghiệp ( theo nghĩa hẹp ) bao gồm : sản giá trị sản phẩm của trồng trọt, chăn nuôi, và giá trị hoạt động dịch vụ nông nghiệp
3.1 Giá trị sản phẩm chăn nuôi
Sản phẩm được tính vào ngành chăn nuôi bao gồm như sau;
3.1.1 Giá trị sản phẩm chăn nuôi bao gồm Giá trị sản phẩm chính và Giá trị sản phẩm phụ
- Giá trị trọng lượng tăng thêm trong kỳ của gia súc, gia cầm, không bao gồm đàn gia súc cơ bản như nái sinh sản, đực giống, gia súc cày kéo, lấy sữa, lấy lông.
- Giá trị các loại con giống bán ra làm thực phẩm hoặc xuất khẩu, thí dụ lợn sữa.
- Giá trị sản phẩm chăn nuôi không qua giết thịt như : trứng, sữa,..
- Giá trị sản phẩm của các vật nuôi khác như : mật ong, kén tằm,...
- Giá trị sản phẩm phụ chăn nuôi gồm: các loại phân gia súc, gia cầm, lông gà, vịt, sừng, da, lông thú ... được thu hồi và sử dụng .
3.1.2 Giá trị sản xuất trồng trọt là giá trị sản phẩm chính và giá trị sản phẩm phụ trồng trọt bao gồm
- Cây lương thực có hạt : lúa (lúa nước, lúa cạn), ngô (không tính ngô trồng lấy bắp non làm thực phẩm và lấy thân, lá làm thức ăn gia súc, làm nguyên liệu sản xuất... ) và cây lương thực có hạt khác (mỳ mạch, cao lương, kê);
- Các loại cây chất bột: khoai lang, sắn và các cây chất bột khác trồng làm lương thực cho người là chính (không tính các loại trồng chủ yếu để làm thức ăn cho gia súc hoặc nguyên liệu sản xuất).
- Cây rau, đậu các loại.
- Các loại cây công nghiệp hàng năm và lâu năm
- Các loại cây ăn quả (không bao gồm các loại cây đã tính là cây công nghiệp).
- Cây trồng khác: cây làm thuốc, cây làm thức ăn gia súc, các loại hoa, cây cảnh.... Sản phẩm phụ trồng trọt là: rơm, rạ, bẹ ngô, dây khoai lang, lạc, đỗ....thực tế có thu hoạch và sử dụng;
- Các hoạt động sơ chế sản phẩm nông nghiệp được tính vào Giá trị sản lượng trồng trọt (thí dụ như: sấy lúa, cà phê nhân, hồ tiêu hạt khô, cao su mủ khô, ...).
3.1.3 Giá trị hoạt động dịch vụ nông nghiệp
- Giá trị các hoạt động dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi gồm: Giá trị của các hoạt động làm đất; thuỷ lợi (tưới, tiêu nước); ươm, nhân cây, con giống; vận chuyển ; chăm sóc; bảo hiểm vật nuôi, cây trồng; phòng trừ dịch bệnh (không tính hoạt động thú y), ra hạt...
- Giá trị sản xuất hoạt động dịch vụ nông nghiệp chỉ tính cho các đơn vị sản xuất và hộ chuyên doanh dịch vụ. Không tính các hoạt động dịch vụ nông nghiệp mang tính chất thời vụ, kiêm nhiệm hoặc tự phục vụ trong quá trình làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch... của các đơn vị sản xuất kinh doanh và hộ gia đình. Giá trị của các hoạt động loại này đã được tính vào hoạt động của trồng trọt hoặc chăn nuôi.
3.1.4 Giá trị sản phẩm dở dang của trồng trọt và chăn nuôi bao gồm
- Chi phí trồng trọt và chăn nuôi đã thực hiện trong kỳ báo cáo nhưng chưa đến kỳ thu hoạch. Giá trị này được tính bằng chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ những khoản chi phí đã thực hiện.
- Chi phí xây dựng vườn cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày, chi phí xây dựng đàn gia súc cơ bản đã thực hiện trong năm.
- Trong thực tế, do chưa hạch toán được chi tiết nên quy ước: chỉ tính giá trị sản phẩm dở dang đối với các doanh nghiệp có hạch toán, không tính đối với hộ sản xuất nông nghiệp.
4. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất nông nghiệp
4.1.1. Tổng giá trị sản xuất
4.1.1.1.Nguyên tắc tính
+ Nguyên tắc thướng trú
+ Tính theo thời điểm sản xuất : Sản phẩm được sản xuất ra trong thời kỳ nào được tính vào kết quả sản xuất của thời kỳ đó.Theo nguyên tắc này, chỉ tính vào giá trị sản xuất chênh lệch cuối kỳ, đầu kỳ nửa thành phẩm và sản phẩm dở dang, tức là phải loại trừ tồn kho đầu kỳ hai loại kể trên vì nó là kết quả sản xuất của kỳ trước.
+ Tính theo giá thị trường
+ Tính toàn bộ giá trị sản phẩm. Theo nguyên tắc này, cần tính vào giá trị sản xuất cả giá trị nguyên liệu vật liệu của khách hàng.
+ Tính toàn bộ kết quả sản xuất. Theo nguyên tắc này cần tính vào giá trị sản xuất không chỉ thành phẩm mà cả nửa thành phẩm dở dang.
4.1.1.2. Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
Là toàn bộ sản phẩm nông nghiệp bao gồm ( sản phẩm vật chất và dịch vụ) hữu ích do lao động của toàn ngành làm ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một tháng , một quý , hoặc một năm.
Được ký hiệu là GONN
Hoạt động nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp là chu kỳ sản xuất dài, một bộ phận sản xuất nông nghiệp trở thành yếu tố tái sản xuất ra bản thân nó, các loại cây và con độc lập với nhau trong sản xuất nên tổng giá trị sản xuất nông nghiệp được tính theo phương pháp chu chuyển, nghĩa là cho phép tính trùng giữa trồng trọt và chăn nuôi cung như trong nội bộ từng ngành .
4.1.1.3 Nội dung
Giá trị sản xuất hoạt động dịch vụ nông nghiệp chỉ tính cho các đơn vị sản xuất và hộ chuyên doanh dịch vụ. Không tính các hoạt động dịch vụ nông nghiệp mang tính chất thời vụ, kiêm nhiệm hoặc tự phục vụ trong quá trình làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch... của các đơn vị sản xuất kinh doanh và hộ gia đình. Giá trị của các hoạt động loại này đã được tính vào hoạt động của trồng trọt hoặc chăn nuôi.
a). Loại hình doanh nghiệp bao gồm: đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Các đơn vị này có sổ sách hạch toán kinh tế, có quyết toán tài chính. Phương pháp tính dưới đây áp dụng tính cho cả ba hoạt động: trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ.
a.1). Đối với các đơn vị sản xuất thực hiện báo cáo tài chính do Bộ Tài chính ban hành, Giá trị sản xuất tính theo công thức sau :
- Theo giá cơ bản. Giá trị sản xuất = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng (+) Trợ cấp sản phẩm cộng (+) Thu do bán sản phẩm phụ (không hạch toán riêng, doanh thu dưới 10% so với hoạt động chính) cộng (+) Thu do cho thuê thiết bị máy móc có người điều khiển và các tài sản khác (không kể đất) cộng (+) Thu do bán phế liệu thu hồi, sản phẩm tận thu được trong quá trình sản xuất cộng (+) Giá trị các công cụ là tài sản cố định tự trang bị cho đơn vị (gọi tắt là tài sản tự trang tự chế) cộng (+) Chênh lệch cuối kỳ, đầu kỳ thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán, sản phẩm dở dang.
- Theo giá sản xuất. Giá trị sản xuất = Giá trị sản xuất theo giá cơ bản (+) Thuế Giá trị gia tăng phát sinh phải nộp.
Đối với vườn cây lâu năm đang trong giai đoạn xây dựng hay thành lập đàn gia súc cơ bản trong kỳ, Giá trị sản xuất bằng (=) chi phí xây dựng vườn cây hoặc đàn gia súc cơ bản.
a.2). Nếu đơn vị sản xuất áp dụng chế độ khoán sản phẩm cho công nhân viên thì Giá trị sản xuất phải gồm cả phần giá trị ngoài khoán.
b). Đối với hộ gia đình sản xuất nông nghiệp: đặc điểm của các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp là không có sổ sách kế toán, do đó để tính được các chỉ tiêu Giá trị sản xuất phải dựa vào tài liệu điều tra mẫu của thống kê Nông nghiệp và của thống kê Tài khoản quốc gia.
Phương pháp tính áp dụng riêng cho từng hoạt động: Trồng trọt , chăn nuôi và dịch vụ.
Đối với hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, giá cơ bản là giá sản xuất
b.1). Giá trị sản xuất trồng trọt được tính bằng công thức :
Giá trị sản xuất
theo giá sản xuất
của sản phẩm
trồng trọt
=
Sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ
x
Đơn giá giá sản xuất bình quân trong kỳ
Có thể viết ở dạng tổng quát :
ở đây :
GO : Giá trị sản xuất trồng trọt
Qi : Sản lượng thu hoạch trong kỳ của sản phẩm i
Pi : Đơn gía sản xuất bình quân của sản phẩm i
n : Số lượng sản phẩm trồng trọt
i : Sản phẩm trồng trọt i
- Nguồn thông tin: Sản lượng thu hoạch của các sản phẩm trồng trọt lấy từ Báo cáo thống kê về diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chủ yếu trong "Chế độ báo cáo thống kê định kỳ Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản" Ban hành theo Quyết định số 657/2002/QĐ-TCTK ngày 02 tháng 10 năm 2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê .
- Đơn giá sản xuất bình quân của các sản phẩm trồng trọt là giá bình quân năm của người sản xuất trực tiếp bán sản phẩm tại chợ nông thôn. Trong thực tế, có thể tính giá sản xuất bình quân bằng cách lấy giá bán bình quân các loại sản phẩm trồng trọt trên thị trường, trừ đi (-) chi phí vận tải và phí thương nghiệp (Thông thường, chi phí vận tải và phí thương nghiệp chiếm từ 5 đến 8 % trong đơn giá).
b.2) . Giá trị sản xuất chăn nuôi theo giá thực tế được tính bằng công thức:
Có thể viết ở dạng tổng quát :
ở đây :
GO : Giá trị sản xuất chăn nuôi
Qi : Sản lượng trong kỳ của sản phẩm i
Pi : Đơn gía sản xuất bình quân của sản phẩm i
n : Số lượng sản phẩm chăn nuôi
i : Sản phẩm chăn nuôi i
Sản lượng sản phẩm gia súc là : Trọng lượng thịt hơi tăng thêm trong kỳ của gia súc. Trọng lượng thịt hơi tăng thêm không tính cho gia súc còn theo mẹ và gia súc là TSCĐ.
Trọng lượng tăng thêm trong kỳ của gia súc được tính như sau :
Trọng lượng tăng thêm trong kỳ
=
Trọng lượng thịt hơi cuối kỳ
-
Trọng lượng thịt hơi đầu kỳ
+
Trọng lượng thịt hơi bán ra giết thịt trong kỳ
-
Trọng lượng thịt hơi mua vào trong kỳ
Trong đó :
Trọng lượng thịt hơi đầu kỳ ( cuối kỳ )
=
Số lượng từng loại gia súc đầu kỳ
( cuối kỳ )
X
Trọng lượng bình quân 1 con, từng loại
- Đối với gia cầm, quy ước tính toàn bộ số lượng sản xuất được bán ra , giết thịt trong năm. Sản lượng các sản phẩm chăn nuôi khác như : các loại con giống bán ra làm thực phẩm hoặc xuất khẩu, sản phẩm chăn nuôi không qua giết thịt: trứng, sữa,... sản phẩm của các vật nuôi khác: mật ong, kén tằm,... sản phẩm phụ chăn nuôi, là số thực tế thu hoạch và sử dụng trong năm.
- Nguồn thông tin:
+ Số lượng đàn gia súc, gia cầm ; khối lượng thu hoạch của các sản phẩm chăn nuôi: khai thác từ các biểu Báo cáo thống kê về chăn nuôi trong "Chế độ báo cáo thống kê định kỳ Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản " Ban hành theo Quyết định số 657/2002/QĐ-TCTK ngày 02 tháng 10 năm 2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
+ Trọng lượng bình quân 1con từng loại gia súc, gia cầm : khai thác từ kết quả điều tra chăn nuôi do Vụ Nông. Lâm nghiệp và Thuỷ sản, Tổng cục Thống kê tiến hành.
+ Đơn giá sản xuất bình quân từ điều tra của các sản phẩm chăn nuôi là giá người sản xuất trực tiếp bán sản phẩm tại chợ nông thôn, tính bình quân cho cả năm.
+ Trong thực tế, có thể tính giá sản xuất bình quân bằng cách: lấy giá bán bình quân các loại sản phẩm trồng trọt trên thị trường, trừ đi (-) chi phí vận tải và phí thương nghiệp. (Thông thường, chi phí vận tải và phí thương nghiệp chiếm từ 5 đến 8 % trong đơn giá).
- Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi còn bao gồm cả giá trị Khấu hao đàn gia súc là Tài sản cố định, phần này tính vào Giá trị sản xuất và đưa vào Giá trị tăng thêm.
4.1.1.4. ý nghĩa
Phản ánh toàn bộ kết quả sản xuất của ngành nông nghiệp được tạo ra trong một thời gian ( thường là một năm), trên cơ sở chỉ tiêu này có thể xác định được hiệu quả sản xuất của toàn ngành , tính toàn được tỷ trọng của các ngành trong nền kinh tế, là một trong những cơ sở quan trọng để tính các chỉ tiêu kính tế khác .
- Với dãy số liệu đủ có thể dự đoán được kết quả trong tương lai...
4.1.2. Giá trị tăng thêm
Giá trị gia tăng là một bộ phận của giá trị sản xuất con lại sau khi trừ đi chi phí trung gian. Đó là bộ phận giá trị mới do lao động sản xuất tạo ra và khấu hao TSCĐ trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm ).
Ký hiệu :VANN
4.1.2.1. Nguyên tắc tính giá trị tăng thêm
Là một bộ phận của tổng giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm được tính theo những nguyên tắc sau:
- Theo nguyên tắc thường trú chỉ tính giá trị tăng thêm của các đơn vị thường trú .
-Tính theo thời điểm sản xuất : Kết quả sản xuất của thời kỳ nào được tính VA của thời kỳ đó.
- Tính theo giá thị trường
4.1.2.2.Nội dung
- Sau khi tính được Giá trị sản xuất và Chi phí trung gian của các hoạt động: trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, Giá trị tăng thêm được tính như sau
+ Theo phương pháp sản xuất :
Giá trị
tăng thêm
=
Giá trị
sản xuất
-
Chi phí
trung gian
+ Theo phương pháp thu nhập :
Từ nội dung của chỉ tiêu Giá trị tăng thêm và căn cứ vào nguồn thông tin, phưong pháp tính chỉ tiêu này theo hai nhóm: các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có hạch toán và hộ sản xuất nông nghiệp.
a). Đối với loại hình doanh nghiệp thực hiện báo cáo do Bộ Tài chính ban hành, để tính các yếu tố của Giá trị tăng thêm tính từ biểu báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố. Tuy nhiên, nguồn tài liệu trên khôn._.g đủ để tính đúng nội dung các yếu tố của Giá trị tăng thêm. Vì vậy, phải tiến hành điều tra chọn mẫu định kỳ để bóc tách các nội dung cho phù hợp với nội dung các chỉ tiêu của thống kê Tài khoản quốc gia. Quy ước các hệ số, tỷ lệ tính từ điều tra chọn mẫu trên sử dụng cho một số năm.
- Giá trị tăng thêm bằng tổng các yếu tố: thu nhập của người lao động; thuế sản xuất; khấu hao tài sản cố định và giá trị thặng dư .
- Giá trị thặng dư tính theo công thức:
Giá tri thặng dư
=
Giá trị sản xuất
-
Chi phí trung gian
-
Thu của người sản xuất
-
Thuế sản xuất
-
Khấu hao Tài sản cố định
b). Đối với hộ sản xuất nông nghiệp, giá trị tăng thêm bằng tổng các yếu tố
- Thuế sản xuất : lấy số thuế phải nộp trong năm ở cơ quan thuế.
- Khấu hao Tài sản cố định : Sử dụng các tài liệu điều tra mẫu, tính bình quân khấu hao TSCĐ cho 1 ha gieo trồng các loại cây (1 đầu con gia súc, gia cầm) nhân với (X) diện tích gieo trồng các loại cây (tổng đàn gia súc, gia cầm).
Toàn bộ giá trị Khấu hao TSCĐ là đàn gia súc cơ bản, vườn cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp dài ngày, tính vào Giá trị sản xuất và tính vào Giá trị tăng thêm.
- Thu nhập hỗn hợp của các hộ nông dân tính theo công thức :
Thu nhập hỗn hợp của hộ nông dân
=
Giá trị sản xuất
-
Chi phí trung gian
-
Thuế sản xuất
-
Khấu hao Tài sản
cố định
4.1.2.3.ý nghĩa
Giá trị tăng thêm (VA) là một trong nhưng chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của các ngành, thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm ). Đó là nguồn gốc mọi khoản thu nhập, nguồn gốc sự giàu có và phồn vinh của xã hội. Đó cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế. Nó không chỉ biểu hiện hiệu quả của tái sản xuất theo chiều sâu mà cả hiệu quả tái sản xuất theo chiều rộng; là một trong những cơ sở quan trọng để tính các chỉ tiêu kính tế khác .
5. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
Hiệu quả kinh tế là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa kết quả lượng sản phẩm thu được với lượng vốn đã bỏ ra . Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định biểu hiện ở mỗi đơn vị vốn bỏ ra nhận được lượng kết quả lớn hơn hoặc với lượng kết quả như thế nhưng cần lượng vốn ít hơn. Vì vậy, hiệu quả sản xuất nông nghiệp gắn liền với hiệu quả sử dụng ruộng đất. Trên một đơn vị diện tích sản xuất được nhiều sản phẩm với chi phí thấp hơn trên mỗi đơn vị sản phẩm.
-Năng suất lao động :
Trong nông nghiệp năng suất lao động tính theo công thức :
N =
Trong đó : N – Năng suất lao động
P – giá trị sản xuất ( theo giá hiện hành )
T – Số lượng lao động bình quân trong năm
Giữa năng suất lao động và mức vốn trang bị cho lao động ( vốn cố định tính bình quân cho một lao động nông nghiệp) và dung lượng vốn cố định có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hiệu sử dụng vốn cố định tăng lên chừng nào mức tăng năng suất lao động nhanh hơn mức vốn trang bị cho lao động và mức tăng giá trị sản xuất tính trên đồng vốn cố định. Mối quan hệ đó có thể được biểu thị bằng công thức:
N=**
Trong đó :
Vcd- Vốn cố định
- Năng suất ruộng đất : là mối quan hệ giữa giá trị sản xuất nông nghiệp tính cho một đơn vị diện tích ruộng đất, có thể tính theo công thức:
Năng suất ruộng đất =
Trong đó : S – Diện tích ruộng đất
Năng suất ruộng đất có mối quan hệ mật thiết với mức đảm bảo vốn cho đơn vị diên tích( vốn cố định bình quân cho một đơn vị diện tích) và dung lượng vốn cố định. Năng suất ruộng đất tăng lên nhờ hai yếu tố : Tăng mức bảo đảm vốn cho đơn vị diện tích và hạ thấp vốn cho đơn vị diện tích và hạ thấp vốn cố định để sản xuất ra một đơn vị giá trị sản xuất.
- Mức doanh lợi : là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất nói chung và cũng là hiệu quả sử dụng vốn sản xuất ( bao gồm vốn cố định và vốn lưu động) mức doanh lợi được tính theo hai cách
+ cách thứ nhất : Là quan hệ về lượng thu nhập thuần tuý với chi phí sản xuất , ta có công thức :
M= *100
Trong đó : M- thu nhập thuần tuý
C- chi phí vật chất
V- chi phí lao động
+ cách thứ hai : Là quan hệ về lượng thu nhập thuần tuý với tổng số vốn sản xuất ( vốn cố định, vốn lưu động và trứ phần khấu hao ) ta có công thức :
M= *100
Trong đó : Vld – là vốn lưu động
Vcd – vốn cố định
k- giá trị khấu hao tài sản cố định
- Hệ số hiệu quả vốn đầu tư : là quan hệ giữa tổng thu nhập và vốn đầu tư, nghĩa là lượng tổng thu nhập được tạo ra do một đồng vốn đầu tư , tính theo công thức:
H hq=
Trong đó : Hhq- hệ số hiệu quả vốn đầu tư
V+M – tổng thu nhập
V – vốn đầu tư
- Giá trị sản lượng tăng bổ sung trên một đơn vị chi phí sản xuất ( bao gồm chi phí vật chất và lao động ) bổ sung, tính theo công thức.
P=
Trong đó : P – giá trị sản lượng bổ sung
P1 – giá trị sản lượng thu được sau khi đầu tư bổ sung
P0 – giá trị sản lượng thu được trước khi đầu tư bổ sung
C1 – chí phí vật hoá sau khi đầu tư bổ sung
C0- chi phí vật hóa trước khi bổ sung
V1- chi phí lao động sau khi bổ sung
V0- chi phí lao động trước khi đầu tư bổ sung
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả đầu tư vốn thông qua việc tiết kiệm lao động sống và lao động vật hoá trên đơn vị sản phẩm.
IV. Một số phương pháp thống kê phân tích kết quả sản xuất
Thống kê là một môn khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập, xử lý và phân tích các con số của những hiện tượng số lớn. Để phân tích, đánh giá được bản chất của hiện tượng từ các con số của hoạt động sản xuất nông nghiệp thì việc sử dụng các phương pháp thống kê là việc rất cần thiết.
Sau đây là một số phương pháp thống kê phân tích kết quả sản xuất nông nghiệp
1- Phương pháp phân tổ
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số các tiêu nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị thuộc hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ có tính chất khác nhau. Nhờ phân tổ thống kê mà ta có thể thấy được biểu hiện của hiện tượng kinh tế - xã hội một cách rõ ràng hơn.
- ý nghĩa của phân tổ thống kê: nó được dùng phổ biến trong tất cả các giai đoạn của qúa trình nghiên cứu thống kê. Trong tổng hợp thống kê phân tổ là phương pháp cơ bản để tổng hợp thống kê, trong phân tích thống kê phân tổ là một trong những phương pháp quan trọng trong phân tích thống kê, cụ thể như sau:
+ Thứ nhất, phân chia các loại hình kinh tế xã hội theo biểu hiện nghiên cứu.
+ Thứ hai, biểu hiện kết cấu của hiện tuợng nghiên cứu (xác định chính xác các bộ phận có tính chất khác nhau trong tổng thể, sau đó tính toán tỷ trọng của từng bộ phận).
+ Thứ ba, biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức.
- Phân tổ thống kê giúp cho ta phân chia tổng thể phức tạp của ngành nông nghiệp thành nhiều tổ, nhóm tổ khác nhau để từ đó có thể phân định được kết cấu của hiện tượng cũng như mối liên hệ trong các hoạt động đó. Và sau quá trình phân tổ thống kê này ta có thể có bảng về số liệu thu thập được một cách có hệ thống, hợp lý rõ ràng. Và cũng từ đó mà ta có được các đường nét trên biểu đồ để miêu tả hoạt động ngành nông nghiệp . Ví dụ: trong sản phẩm trồng trọt có cây lương thực có hạt, các loại cây chất bột, cây thực phẩm sau khi phân tổ các loại sản phẩm này thì sẽ phân tổ thành các nhóm tổ, mỗi nhóm tổ lại có thể phân thành nhiều nhóm tổ khác nhau tuỳ thuộc vào sản phẩm riêng của mỗi nhóm.
2- Phương pháp Bảng thống kê
Là hình thức biểu hiện các tài liệu thống kê 1 cách hệ thống hợp lý và rõ ràng nhằm nêu lên các biểu hiện về lượng của hiện tượng nghiên cứu.
Phương pháp bảng thống kê có tác dụng giúp chúng ta đối chiếu và so sánh.
Bảng thống kê gồm có 3 loại:
- Bảng giản đơn là bảng có phần chủ đề chỉ liệt kê mà không phân tổ.
- Bảng phân tổ là bảng mà đối tượng nghiên cứu của phần chủ đề được phân chia thành các tổ.
- Bảng kết hợp là bảng có đối tượng nghiên cứu ở phần chủ đề được phân tổ từ hai tiêu thức trở lên.
Bảng thống kê được dùng để biểu hiện giá trị sản xuất nông nghiệp, số lượng súc vật…của từng vùng qua các năm.
3- Phương pháp Dãy số thời gian
3.1. Khái niệm
Dãy số thời gian là một dãy các giá trị của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Qua phương pháp phân tích bằng dãy số thời gian cho phép nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động của hiện tượng qua thời gian; mức độ biến động của hiện tượng; vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển đồng thời dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai.
Dãy số thời gian được cấu tạo bởi hai thành phần là thời gian và chỉ tiêu về hiện tượng được nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tháng, năm…tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Độ dài thời gian giữa hai thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian. Chỉ tiêu về hiện tượng được nghiên cứu có thể là số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân. trị số của chỉ tiêu gọi là mức độ của dãy số.
Căn cứ vào đặc điểm tồn tại và quy mô của hiện tượng theo thời gian có thể chia dãy số thời gian thành 2 loại:
- Dãy số thời điểm
- Dãy số thời kỳ
Ngoài ra căn cứ vào chỉ tiêu nghiên cứu để phân loại: có 3 loại dãy số thời gian, đó là
- Dãy số tuyệt đối
- Dãy số tương đối
- Dãy số bình quân
3.2. Tác dụng của phương pháp dãy số thời gian
Qua dãy số thời gian có thể nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động của hiện tượng, từ đó giúp ta vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời để dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai.
3.3. Đặc điểm vận dụng phương pháp dãy số thời gian
- Đặc điểm vận dụng dãy số tuyệt đối thời kỳ
Các dãy số tuyệt đối thời kỳ: dãy số giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, dãy số doanh thu…Từ các đặc điểm của Dãy số thời kỳ là có thể cộng các mức độ của một số năm lại để nghiên cứu biến động của hiện tượng trong thời gian dài hơn. Khi đó vận dụng dãy số thời gian cho phép xác định quy luật xu thế theo phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian, trung bình trượt, hàm xu thế; xác định mức độ biến động thông qua các chỉ tiêu: lượng tăng(giảm) tuyệt đối, tốc độ phát triển, tốc độ tăng, giá trị tuyệt đối của 1% tăng(giảm) liên hoàn; dự đoán.
- Đặc điểm vận dụng các dãy số tuyệt đối thời điểm
Các dãy số tuyệt đối thời điểm gồm: dãy số giá trị sản xuất nông nghiệp, dãy số số lượng súc vật, dãy số sản lượng cây trồng. Là chỉ tiêu tuyệt đối thời điểm nên việc cộng dồn các trị số lại với nhau là không có ý nghĩa phản ánh quy mô của hiện tượng. Khi vận dụng phương pháp dãy số thời gian vào để phân tích cho phép giải quyết các vấn đề: xác định quy luật xu thế theo phương pháp bình quân trượt, phương pháp hàm xu thế; xác định mức độ biến động; dự báo.
- Đặc điểm vận dụng các dãy số tương đối kết cấu
Dãy số tương đối kết cấu thời kỳ: là dãy số kết cấu giá trị sản xuất (GO) nông nghiệp, GO trồng trọt và GO chăn nuôi theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế, vùng kinh tế.
Là chỉ tiêu tương đối kết cấu nên để tìm quy luật xu thế áp dụng phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian. Phương pháp này áp dụng cho dãy số thời kỳ nhưng ở đây là chỉ tiêu tương đối nên ta không thể cộng đơn thuần như dãy số tuyệt đối. để lấy các mức độ của khoảng thời gian đó phải lấy bình quân của các mức độ để đưa ra một dãy số mới; ngoài ra áp dụng phương pháp trung bình trượt gia quyền; phương pháp hồi quy.
Xác định mức độ biến động ta sử dụng chỉ tiêu lượng tăng giảm: lượng tăng giảm liên hoàn, lượng tăng giảm định gốc, lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân.
Để dự báo có thể dựa vào lượng tăng giảm bình quân hoặc dựa vào hàm xu thế.
- Đặc điểm vận dụng dãy số tốc độ phát triển
Dãy số tốc độ phát triển có dãy số phát triển GO của nông nghiệp, của trồng trọt, của chăn nuôi.
Đặc điểm vận dụng dãy số tốc độ phát triển:
Xác định hàm xu thế: đây là chỉ tiêu tương đối cường độ vì vậy khi một dãy số có nhiều mức độ chưa phản ánh được hết sự biến động của hiện tượng ta đưa các mức độ đó về một mức độ có khoảng cách thời gian dài hơn để phân tích.
- Nhìn chung khi vận dụng phương pháp dãy số thời gian vào phân tích kết quả sản xuất nông nghiệp có thể cho chúng ta thấy xu hướng phát triển của giá trị sản xuất qua các năm, từ đó có thể định hướng phát triển như thế nào cho phù hợp ví dụ như : giá trị sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng qua các năm có xu hướng tăng như sau 1994 là 957,7 nghìn tấn; 1995 là 1006,8 nghìn tấn; 1996 là 1080,0 nghìn tấn; 1997 là 1154,2 nghìn tấn qua đó có thể thấy nước ta là một nước có khả năng phát triển chăn nuôi, sản lượng qua các năm liên tục tăng cả về tương đối lẫn tuyệt đối và ngày càng cung cấp nhiều thực phẩm hơn cho sản xuất và tiêu dùng.
4- Phương pháp dự báo thống kê ngăn hạn
4.1 Khái niệm
Dự báo thống kê là xác định các mức độ có thể xảy ra trong tương lai của hiện tượng nghiên cứu. Biết được tương lai của hiện tượng sẽ giúp các nhà quản trị chủ động cũng như có những quyết định đúng .
4.2 Tác dụng của dự báo thống kê ngăn hạn
Xuất phát từ đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, từ nguồn tài liệu thống kê thích hợp, thống kê thường thực hiện dự đoán ngắn hạn gọi là dự đoán thống kê ngắn hạn. Dự báo thống kê ngắn hạn là công cụ quan trọng để tổ chức quản lý một cách thường xuyên các hoạt động sản xuất kinh doanh từ ngành đến các cấp cơ sở, nó cho phép phát hiện những nhân tố mới, những sự mất cân đối để từ đó có biện pháp phù hợp trong quá trình quản lý.
Có nhiều phương pháp dự báo khác nhau, phụ thuộc vào nguồn thông tin cũng như mục tiêu của dự đoán. Nhưng nội dung cơ bản của dự báo thống kê là dựa trên các giá trị đã biết y1,y2,…, yn phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của hiện tượng thừa nhận rằng những yếu tố đã và đang tác động sẽ vẫn còn tác động đến hiện tượng trong tương lai, xây dựng mô hình để dự đoán các giá trị tương lai chưa biết của hiện tượng.
4.3 Đặc điểm của phương pháp dự báo thống kê
- Dự báo thống kê chỉ thực hiện được trên từng mô hình cụ thể. Tức là nó chỉ thực hiện được sau khi đã phân tích thực trạng biến động theo thời gian hoặc không gian và phân tích đánh giá các nguyên nhân ảnh hưởng đến tiêu thức kết quả. Trong phân tích thống kê cần phân biệt rõ 2 mô hình cơ bản sau:
- Mô hình dãy số thời gian: là tính quy luật biến động của hiện tượng qua thời gian được biểu hiện bằng hàm xu thế trên cơ sở phân tích biến động dãy số tiền sử trong qúa khứ, hiện tại và tiến tới tương lai
- Mô hình nhân quả: Là mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng nghiên cứu qua thời gian hoặc không gian được biểu hiện bằng các hàm kinh tế, phương trình kinh tế, phương trình tương quan.
Do đó, dự báo thống kê không phải là sự phán đoán theo định tính hoặc“ đoán mò” mà là sự định lượng cái sẽ xảy ra, khả năng sẽ xảy ra nhiều nhất hoặc định lượng mức độ phải xảy ra trên cơ sở khoa học của phân tích thực tiễn, cho nên kết quả dự báo thống kê vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan và nó phụ thuộc vào trình độ nhận thức khách quan, hay khả năng tư duy của người dự báo
- Nguyên tắc cơ bản để xác định mô hình dự báo là tính kế thừa lịch sử, tính quy luật phát sinh phát triển của hiện tượng, mối quan hệ biện chứng nhân quả giữa các hiện tượng cho nên điều kiện để xác định mô hình dự báo là:
- Các nguyên nhân, các yếu tố, các điều kiện cơ bản ảnh hưởng đến quy luật biến động phải tương đối ổn định, bền vững trong quá khứ đến hiện tại và tiến đến tương lai.
- Một khi có sự thay đổi các yếu tố, các nguyên nhân thì phải xác định lại mô hình để thích nghi với hiện thực
- Để dễ điều chỉnh mô hình và đảm bảo mức độ chính xác phù hợp với thực tiễn thì tầm xa dự báo ( là khoảng cách thời gian từ hiện tại đến tương lai) không nên quá 1/3 thời gian tiền sử.
+ Tính khả thi của mức độ dự báo mang tính xác suất
+ Dự báo thống kê là dự báo ngắn hạn và dự báo trung hạn vì mức độ chính xác của kết quả dự báo thống kê tỷ lệ nghịch với tầm xa dự báo
+ Dự báo thống kê mang tính nhiều phương án. cần phải lựa chọn phương án hay mô hình để làm hàm dự báo bằng cách kiểm định mô hình
+ Phương tiện để dự báo thống kê là các thuật toán kỹ thuật tính toán phân tích, phương tiện tính toán, vi tính và trình độ nhận thức của người dự báo
- Yêu cầu của dự báo thống kê phải theo trình tự sau:
+ Phân tích thực trạng biến động của hiện tượng nghiên cứu bằng phương pháp thống kê để đánh giá bản chất, mối quan hệ nội tại của đối tượng nghiên cứu
+ Xác định mô hình dự báo, tính toán các tham số để định lượng chiều hướng, dáng điệu biến động của tính quy luật
+ Kiểm định lựa chọn mô hình làm hàm dự báo
Phân tích hậu dự báo, theo dõi các yếu tố nguyên nhân, điềukiện đã, đang và sẽ xảy ra, tham khảo ý kiến chuyên gia để điều chỉnh lại mô hình một khi cần thiết.
Chương II
Phân tích thực trạng kết quả sản xuất
nông nghiệp việt nam thời kỳ 1994- 2004
I- khái quát chung ngành nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 1994- 2004
Trong những năm qua ngành nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và cơ bản, tiềm lực kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng thành thị nông thôn, nguồn vốn, nguồn nhân lực và kinh nghiệm tổ chức và quản lý kinh tế xã hội trong cơ chế thị trường đã được nâng lên. Trong nông lâm nghiệp và thuỷ sản, vấn đề an toàn lương thực quốc gia được giải quyết tốt, xu hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi được mở rộng, khối lượng và giá trị nông sản xuất khẩu không ngừng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức khá cao (trên 4%) và ổn định. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiêp và thuỷ sản chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, tạo điều kiện vật chất thuận lợi để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Thị trường nông sản có sự biến động liên tục , chủ yếu là giá hàng hoá xuất khẩu có xu hướng giảm nguyên nhân là cung luôn vượt cầu.
1. Về sản xuất nông nghiệp
Mục tiêu của thời kỳ1994-2000 tập trung sản xuất lương thực nhưng chuyển sang năm 2001, diện tích và sản lượng lương thực có hạt đã giảm sáo với năm 2000. Đó là nét mới, khác hẳn các năm trước của thời kỳ đổi mới . Thực tế này thể hiện rõ nhất đối với sản xuất lúa. Từ Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (Khoá VI) đến năm 2000 diện tích và sản lượng lúa tăng liên tục theo quy luật năm sau cao hơn năm trước, với tốc độ tăng bình quân 2,45% về diện tích và 5,5% về sản lượng, không có năm nào giảm. Nhưng từ 2001 đến 2003 sản xuất lúa đã xuất hiện xu hướng khác: diện tích giảm, sản lượng tăng không đáng kể, hoặc không tăng.
Biểu 01: Diên tích và sản lượng lúa Việt Nam 1994-2003
Số lượng
Tốc độ tăng hàng năm (%)
Diện tích (1000 ha)
Sản lượng (1000 tấn)
Diện tích
Sản lượng
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
6598,6
6765,6
7003,8
7099,7
7362,7
7653,6
7666,3
7492,7
7504,3
7450.0
23.528,2
24.963,7
26.396,6
27.523,9
29.145,5
31.393,8
32.529,5
32.108,4
34.447,2
34.620,0
0,6
2,5
3,5
1,4
3,7
4,0
0,2
- 2,3
0,2
- 0.2
3,0
6,1
5,7
4,3
5,9
7,7
3,6
- 1,3
7,3
0,5
Nguồn số liệu: niên giám thống kê nông-lâm-thuỷ sản (1975-2000) và niên giám thống kê 2003
Hiện tượng giảm diện tích lúa 2,3% (174 nghìn ha) và sản lượng lúa 1,3% (42 vạn tấn) của năm 2001 không bắt nguồn từ nguyên nhân thời tiết xấu hoặc chỉ đạo kém mà là do thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong ngành trồng trọt để tăng hiệu quả trên từng đơn vị diện tích, phù hợp với chủ trương của Chính phủ. Trong điều kiện quan hệ cung cầu về lương thực trong nước và thế giới xuất hiện xu hướng cung vượt cầu, giá lương thực giảm mạnh, Chính phủ chủ trương chuyển một phần diện tích lúa năng suất thấp, không ổn định sang trông các cây khác hoặc nuôi trồng thủy sản có lợi hơn. Thực hiện chủ trương đó, nhiều địa phương đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước và môi trường sinh thái. Kết quả bước đầu đáng khích lệ. Cả nước đã chuyển trên 166 nghìn ha đất lúa vùng ven biển sản xuất bấp bênh, năng suất và hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản và trồng các cây lâm nghiệp, cây ăn quả có lợi hơn. Các vùng và địa phương chuyển đổi nhiều và nhanh là vùng bán đảo Cà Mau (Cà Mau chuyển 100 nghìn ha, Bạc Liêu chuyển 34 nghìn ha, Sóc Trăng chuyển 25 nghìn ha...), duyên hải Nam Trung bộ chuyển 9 nghìn ha. Các vùng khác xa biển, xu hướng phổ biến là chuyển đất lúa năng suất thấp sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, kể cả trồng cỏ (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) có hiệu quả hơn. Điển hình là ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng: Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Hà Nội, Vĩnh Phúc. Sang năm 2002 và năm 2003 xu hướng trên vẫn tiếp tục: vụ lúa đông xuân 2002 diện tích gieo cấy giảm 23,9 nghìn ha (-0,8%) so với đông xuân 2001, mặc dù thời tiết rất thuận lợi.Vụ đông xuân 2003, diện tích lúa tiếp tục giảm 10,2 nghìn ha, (vùng đồng bằng sông Cửu Long giảm 14,9 nghìn ha, vùng Đông Nam Bộ giảm 1600 ha, vùng đồng băng sông Hồng giảm 5000 ha) so với cùng kỳ năm 2002.
- Xu hướng chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và chủ động đổi mới cơ cấu giống lúa theo hướng tăng tỷ trọng diện tích các giống lúa có chất lượng gạo ngon, dù năng suất không cao, giảm dần các giống lúa chất lượng thấp dù năng suất cao hơn. Tuy xu hướng này chưa phổ biến song bước đầu đã hình thành những vùng sản xuất lúa đặc sản, có chất lượng gạo phù hợp với yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, rõ nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Vụ Đông xuân có nhiều lợi thế về thời vụ, ánh sáng, độ ẩm, khí hậu, thời tiết, giống, khả năng thâm canh, năng suất cao và ổn định, giá bán cao, chi phí thấp nên có xu hướng tăng nhanh. Vụ Hè thu và vụ Mùa thường chịu ảnh hưởng lớn của bão, lũ, lốc, sâu bệnh, năng suất bấp bênh, chi phí cao nên diện tích gieo cấy giảm dần. Năm 2001, diện tích lúa Hè thu đạt 2210 nghìn ha, giảm 82 nghìn ha, trong đó chủ yếu là lúa vụ 3 ở Đồng bằng Sông Cửu Long, diện tích lúa Mùa 2225 nghìn ha, giảm 135 nghìn ha so với năm 2000. Năm 2002 xu hướng đó tiếp tục diễn ra ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích lúa mùa năm 2002 cả nước còn 2177,6 nghìn ha, giảm 47,4 nghìn ha so với vụ mùa năm 2001, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long giảm 22,7 nghìn ha, vùng Đông Nam Bộ giảm 14,4 nghìn ha.
Trong sản xuất lương thực, lúa vừa chiếm tỷ trọng lớn nhất lại tăng trưởng nhanh về năng suất. 2003/2000, dù diện tích lúa không tăng nhưng năng suất bình quân tăng thêm 3,5 tạ/ha làm sản lượng tăng thêm 1,9 triệu tấn, biến Việt Nam thành nước có tốc độ tăng sản lượng lúa nhanh nhất thế giới và khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Theo đánh giá của FAO, trong 10 năm qua (1994 – 2003), tốc độ tăng sản lượng lúa gạo của Việt Nam là 5,3% so với 1,5% của thế giới và 1,51% của khu vực Châu á - Thái Bình Dương (27 nước), tốc độ tương ứng về diện tích là 2,4%; 0,5% và 0,5%, về năng suất lúa là 2,8%; 1,1% và 1,0%. Năm 2002, sản lượng lúa của Việt Nam đạt 34,45 triệu tấn, chiếm khoảng 6,4% sản lượng lúa thế giới và 7,2% của khu vực. Ba con số tương ứng của năm 1996 là 26,39 triệu tấn, 4,6% và 5,2%. Năng suất lúa Việt Nam bình quân 1 vụ năm 2002 đạt 45,9 tạ/ha, đứng thứ 4 thế giới sau Hàn Quốc 68tạ/ha, Nhật Bản 64tạ/ha và Trung Quốc 63 tạ/ha (Năm 1996 là thứ 6, thấp hơn cả Iran và Indonesia).
Nguyên nhân của thành tựu sản xuất lúa là trong những năm qua Nhà nước đã đầu tư tập trung cho công tác thủy lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân, nhất là vùng ĐBSCL khai hoang, tăng vụ và chuyển vụ ở những nơi như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và Tây Sông Hậu làm tăng diện tích gieo cấy lúa đông xuân và hè thu. Diện tích lúa đông xuân năm 2002 đạt 3 triệu ha tăng 48 vạn ha so với năm 1996, lúa hè thu 2,3 triệu ha tăng 8,3 vạn ha, còn vụ lúa mùa năng suất thấp giảm 18,3 vạn ha trong 3 năm (2000 – 2002) đã chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tạo tiền đề để thâm canh tăng năng suất cao hơn. Đặc biệt, việc áp dụng tiến bộ sinh học, mở rộng diện tích giống lúa lai, lúa thuần có năng suất cao, kết hợp với các biện pháp thâm canh tổng hợp đã góp phần chủ yếu làm tăng năng suất lúa từng vụ và cả năm với tốc độ cao và ổn định hơn các thời kỳ trước đó. Tỷ lệ diện tích gieo cấy bằng các giống lúa lai, lúa thuần năng suất cao tăng từ 50% thời kỳ 1991 - 1995 lên 80% thời kỳ 1996 - 2000 và 95% thời kỳ 2001 – 2003 trở thành yếu tố cơ bản đưa năng suất lúa bình quân 1 vụ từ 34,3tạ/ha lên 40tạ/ha và 45tạ/ha trong 3 thời kỳ tương ứng.
- Một xu hướng chuyển đổi tích cực khác trong sản xuất vụ đông xuân những năm gần đây là tăng nhanh diện tích ngô (đông xuân 2002 lên 385,7 nghìn ha, tăng 22,9 nghìn ha so với đông xuân 2001, đông xuân 2003 lên 432,5 nghìn ha, tăng 46,8 nghìn ha so với cùng kỳ), nhằm đáp ứng nhu cầu làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thức ăn gia súc.
Sản xuất ngô có nhiều tiến bộ cả về mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất. Diện tích ngô năm 2002 đạt 816 nghìn ha, tăng 86 nghìn ha so với năm 2000, năng suất đạt 30 tạ/ha, tăng 2,5 tạ/ha và sản lượng đạt xấp xỉ 2,5 triệu tấn, tăng 50 vạn tấn trong 2 năm tương ứng. Xu hướng trên tiếp tục phát triển trong năm 2003. Vụ đông xuân 2003 diện tích ngô tăng gần 47 nghìn ha, năng suất đạt 32,4tạ/ha, tăng 1,7tạ/ha, sản lượng 1,4 triệu tấn, tăng 17 vạn tấn so với cùng kỳ năm 2002. Ngô trở thành cây màu lương thực hàng hoá có vị trí quan trọng trong cơ cấu bữa ăn của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc, thoả mãn mọi nhu cầu của công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và có dư thừa để xuất khẩu. Nét mới của sản xuất ngô 3 năm qua là đã hình thành những vùng ngô tập trung quy mô lớn, chuyên canh và thâm canh cao như Đông Nam bộ; gần 130 nghìn ha, năng suất gần 35 tạ/ha và sản lượng đạt khoảng 450 nghìn tấn, trong đó tỉnh Đồng Nai 250 nghìn tấn. Vùng Tây Bắc gần 123 nghìn ha, sản lượng 312 nghìn tấn, riêng Sơn La gần 200 nghìn tấn. Vùng Đồng bằng Sông Hồng, chủ yếu là ngô vụ đông đạt sản lượng trên 250 nghìn tấn, trong đó Bắc Ninh 60 nghìn tấn, Hà Tây 53 nghìn tấn. Vùng Đông Bắc đạt 502 nghìn tấn, trong đó Hà Giang 86 nghìn tấn, Cao Bằng 81 nghìn tấn, Lạng Sơn 57 nghìn tấn (2002). Đặc biệt vùng Tây Nguyên, trong những năm 1996 - 2002, phong trào trồng ngô lai phát triển mạnh ở hầu hết các tỉnh nhất là Đăklăk, Gia Lai. Năm 2002 sản lượng ngô vùng này đạt trên 507 nghìn tấn, tăng gần gấp 2 lần năm 2000, trong đó Đăklăk đạt trên 338 nghìn tấn so với 200 nghìn tấn năm 2000.
Việc áp dụng tiến bộ sinh học trong sản xuất ngô đã đem lại kết quả đáng khích lệ. Diện tích ngô lai đến nay đã chiếm 80% tổng diện tích ngô cả nước đã thay thế dần các giống ngô cũ năng suất thấp. Phương thức trồng ngô thâm canh đã thay thế dần trồng ngô quảng canh. Chính yếu tố này đã tạo ra sự tăng trưởng có tính đột biến về sản lượng ngô ở các vùng trọng điểm. Những điển hình về thâm canh ngô lai đạt năng suất trên 5 tấn/ha những năm gần đây không còn là hiện tượng cá biệt ở các tỉnh Đồng Nai, Thanh Hoá, Hà Tây và cả Sơn La, Cao Bằng là những địa phương có nhiều sản lượng ngô hàng hoá.
2. Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu có nhiều khởi sắc
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng giá trị trên một đơn vị diện tích đất nông nghiêp nói chung, đất canh tác nói riêng, trong hai năm rưỡi đầu thế kỷ 21, nhiều địa phương đã có các giải pháp tích cực và hiệu quả để chuyển những diện tích đất lúa năng suất thấp, không ổn định sang trồng các cây màu, cây công nghiệp, rau, quả có hiệu quả hơn. Kết quả là diện tích gieo trồng các cây màu, cây công nghiêp, rau, quả tăng nhanh cả về số lượng và tỷ trọng: từ 4979 nghìn ha và 39,4% năm 2000 lên 5014 nghìn ha và 40,1% năm 2001; 5328 nghìn ha và 41,6% năm 2002 và ước 5836 nghìn ha và 43% năm 2003. Các nhóm cây trồng có diện tích tăng nhanh là: cây ăn quả tăng 9,5%, cây công nghiệp hàng năm tăng 4,3%, cây chất bột có củ tăng 6,9%, rau đậu tăng 5,8% /năm. Diện tích tăng, trình độ đầu tư thâm canh tăng nên năng suất và sản lượng các cây màu, cây công nghiêp cũng tăng nhanh trong nhưng năm gần đây.
Bình quân 2 năm 2001-2002 so với bình quân 5 năm trước đó, sản lượng lạc tăng 8%, mía tăng 13,7%, cà phê nhân tăng gấp 1,56 lần, cao su tăng 39%, hồ tiêu tăng 2,1 lần, chè tăng 43,6%, bông tăng 54,2%.
3. Các cây công nghiệp ngắn ngày phát triển và tăng trưởng ổn định
Cây công nghiệp ngắn ngày trong 3 năm 2001 - 2003 tiếp tục phát triển ổn định với xu hướng tăng dần năm sau cao hơn năm trước góp phần đa dạng hoá cây trồng. Năm 2002 diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm 845,8 nghìn ha, tăng 7,6% so với 2001 và tăng 8,7% so với năm 2000. Ước tính năm 2003 đạt 900 nghìn ha, do tăng nhanh diện tích bông hạt, mía, đậu tương để phục vụ yêu cầu công nghiệp chế biến. Nguyên nhân của xu hướng này là do chủ trương khuyến khích phát triển sản xuất bông vải của Nhà nuớc để hạn chế bông nhập khẩu và thực hiện chương trình 1 triệu tấn đường và chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng để tăng hiệu quả trên 1 đơn vị diện tích.
Biểu 02: Diện tích một số cây công nghiệp hàng năm
Nghìn ha
Bông
Đay
Cói
Mía
Lạc
Đậu tương
Thuốc lá
1995
17,5
7,5
10,4
224,8
259,9
121,1
27,7
1996
15,0
8,0
9,1
237,0
262,8
110,3
23,9
1997
15,2
11,6
11,1
257,0
253,5
106,4
26,3
1998
23,8
6,7
11,0
283,0
269,4
129,4
32,4
1999
21,2
4,1
10,9
344,2
247,6
129,1
32,5
2000
18,6
5,5
9,3
302,3
244,9
124,1
24,4
2001
27,7
7,8
9,7
290,7
244,6
140,3
24,4
2002
34,1
9,8
12,3
320,0
246,0
158,6
26,6
2003
38,0
10,5
13,2
325,0
250,0
163,0
28,0
Nguồn số liệu: niên giám thống kê nông-lâm-thuỷ sản (1975-2000) và niên giám thống kê 2003
Phát huy những kết quả đó, 3 năm 2001 – 2003 sản xuất cây ăn quả nước ta tiếp tục phát triển với nhịp độ nhanh. Diện tích cây ăn quả năm 2001 đạt 609,6 nghìn ha, tăng 7,9% so 2000, năm 2002 đạt 677 nghìn ha, tăng 11,1% so 2001. Các cây có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu như vải thiều, nhãn, xoài, dứa, nho, mận hậu, cam, quýt tăng nhanh nhất về diện tích và chất lượng. Thực hiện xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều địa phương đã chuyển một phần đất lúa năng suất thấp sang trồng cây ăn quả, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, trong đó một số diện tích đã đạt và vượt 50 triệu đồng/ha/năm, cao hơn hẳn trồng lúa trước đây. Hai năm 2001 – 2002 tỉnh Ninh Thuận ổn định 1576ha nho, giống nho Red Carline và Black Queen đạt năng suất 7tấn/ha/vụ (1 năm trồng 2-3 vụ), doanh thu bình quân từ 70-100 triệu đồng/ha/năm, thu nhập 40-50 triệu đồng/ha/năm. Không chỉ tăng nhanh về diện tích._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- S0020.doc