LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với xu thế hội nhập, ngành công nghiệp in nước ta những năm gần đây có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Chưa bao giờ ngành in lại phát triển như hiện nay. Có thể nói là “ trăm hoa đua nở” và theo thống kê mới đây của Hiệp hội In Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 1.200 doanh nghiệp in lớn và hơn 5.000 cơ sở in tư nhân với doanh số hàng năm trên 1 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng từ 10% - 15%/năm. Đi cùng với sự phát triển đó c
92 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp in thuộc nhà xuất bản lao động xã hội giai đoạn 2001 – 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa ngành công nghiệp đặc biệt này thì sự cạnh tranh diễn ra rất là khốc liệt.
`Xí nghiệp in thuộc Nhà xuất bản Lao động xã hội là một cơ sở in vừa và nhỏ được thành lập từ những năm 1983 cũng đứng trước sự cạnh tranh đó. Và với nhiều năm kinh nghiệm cùng với phương châm “ uy tín, chất lượng” Xí nghiệp đã không ngừng lớn mạnh và khẳng định được chỗ đứng của mình trong làng in Việt nam.
Để thấy rõ được sự phát triển của Xí nghiệp thì việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp là thực sự cần thiết. Việc nghiên cứu thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh một cách chính xác sẽ giúp chúng ta hiểu rõ thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, đó là các vấn đề về nguồn lực đầu vào của Xí nghiệp, các kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh mà Xí nghiệp đạt được. Cũng qua việc phân tích này chúng ta sẽ thấy được những mặt được và những mặt chưa làm được của Xí nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh để có biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Chính vì điều đó, trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp in thuộc Nhà xuất bản Lao động xã hội em chọn đề tài :
“Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp in thuộc nhà xuất bản Lao động xã hội giai đoạn 2001 – 2008”.
Nội dung chuyên đề gồm :
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1 : Giới thiệu chung về Xí nghiệp in thuộc Nhà xuất bản Lao động xã hội.
Chương 2 : Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp in thuộc Nhà xuất bản Lao động xã hội.
Chương 3 : Một số kiến nghị và giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp in thuộc Nhà xuất bản Lao động xã hội trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Sinh viên
ĐẶNG THỊ HUYỀN
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP IN
THUỘC NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI
1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp in thuộc Nhà xuất bản Lao động xã hội
Xí nghiệp in là đơn vị trực thuộc Nhà xuất bản Lao động xã hội được thành lập vào những năm trước thời kì đổi mới 08/11/1983 theo quyết định số 287-TBXH/QĐ của Bộ Lao Động thương binh xã hội, một doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Lao Động thương binh và xã hội, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kế toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản mở tại Ngân hàng Nông nghiệp Hà nội.
Xí nghiệp in thuộc Nhà xuất bản Lao động xã hội có trụ sở tại số 4 Hòa Bình Minh Khai, Hà Nội
Với 26 năm hoạt động đến nay Xí nghiệp đã là trải qua 7 giai đoạn :
- Giai đoạn 1983 – 1986 : Xí nghiệp được thành lập với quy mô ban đầu rất nhỏ, chỉ là một xưởng in nhỏ phục vụ cho công tác in ấn của ngành.
- Giai đoạn 1986 – 1988 : Sau một thời gian hoạt động do đòi hỏi thực tế ngày càng cao, ngày 19/12/1986 Bộ lao động thương binh và xã hội ra quyết định số 293 TBXH/QĐ đổi tên Xưởng in thành Xí nghiệp in Bộ thương binh và xã hội với nhiệm vụ nặng nề hơn. Ngoài việc in ấn tài liệu, biểu mẫu phục vụ nội bộ còn nhận hợp đồng của các ngành, các thành phần kinh tế để có thêm việc làm và thu nhập.
- Giai đoạn 1988 – 1990 : Ngày 23/11/1988 Bộ Lao động Thương binh và xã hội ra quyết định 516 LĐTBXH/QĐ thành lập Xí nghiệp dịch vụ và đời sống bao gồm xí nghiệp in, ban đời sống của Bộ và trung tâm dịch vụ với chức năng in ấn và hoạt động dịch vụ, tăng thêm nguồn thu, hỗ trợ một phần cho cán bộ công nhân viên chức của Bộ.
- Giai đoạn 1990 – 1993 : Năm 1990 do chuyển đổi nền kinh tế hồn hợp tập trung sang nền kinh tế thị trường. để phù hợp với tình hình mới ngày 16/01/1991 Bộ Lao động và thương binh xã hội có quyết định số 18 LĐTBXH/QĐ đổi tên xí nghiệp sản xuất dịch vụ - đời sống thành xí nghiệp in và sản xuất dụng cụ người tàn tật với chức năng sản xuất xe lăn, nạng, nẹp…phục vụ thương binh và người tàn tật.
- Giai đoạn 1993 – 2001 : Ngày 20/03/1993 Bộ Lao động thương binh và xã hội ra quyết định số 152 LĐTBXH/QĐ thành lập doanh nghiệp nhà nước theo số 388 CP của Chính phủ và mang tên Nhà in Bộ Lao động thương binh và xã hội, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập, là đơn vị kinh tế cơ sở trực thuộc Bộ với nhiệm vụ in ấn các ấn phẩm, tài liệu, biểu mẫu và các nhãn mác khác.
- Giai đoạn 2001 – 2003 : Ngày 16/02/2001 Bộ Lao động thương binh và xã hội ra quyết định số 98 LĐTBXH/QĐ chuyển Nhà in Bộ Lao động và thương binh xã hội thành Công ty in Bộ lao động thương binh và xã hội với chức năng in ấn các ấn phẩm, tài liệu trong và ngoài ngành theo quyết định của Bộ và luật xuất bản, kinh doanh vật tư thiết bị ngành in, liên doanh liên kết với các đơn vị có tư cách pháp nhân trong lĩnh vực in ấn..
- Ngày 2003 đến nay : Ngày 07/05/2003 Bộ Lao động thương binh và xã hội ra quyết định số 564 LĐTBXH/QĐ về việc sát nhập nhà xuất bản lao động thương binh và xã hội với công ty in lao động xã hội thành Nhà xuất bản lao động xã hội. Sau quyết định này đơn vị trở thành một đơn vị hạch toán phụ thuộc nhà xuất bản lao động thương binh và xã hội có con dấu riêng và có tài khoản riêng.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Xí nghiệp in thuộc Nhà xuất bản lao động xã hội:
Chức năng: cấp phép, phát hành in ấn các loại tài liệu, sách .Trong đó Xí nghiệp in cùng 2 đơn vị khác là trung tâm sách và Xí nghiệp cung ứng và thiết bị dụng cụ dạy nghề là ba đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc Nhà xuất bản lao động thương binh và xã hội trong nhiệm vụ chung của Nhà xuất bản
Nhiệm vụ: Xí nghiệp in có nhiệm vụ chủ yếu đó là in ấn các ấn phẩm, tài liệu, sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm, tem nhãn tài liệu quản lý kinh tế xã hội. Tính đến nay nhà xuất bản đã thành lập được 26 năm với 7 lần đổi tên nhằm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thực tế của từng thời kì xong nhiệm vụ xuyên suốt của xí nghiệp in Nhà xuất bản lao động xã hội trong thời gian qua đó là:
Tổ chức in ấn các ấn phẩm, tài liệu, biểu mẫu giấy tờ quản lý kinh tế xã hội phục vụ cho công tác của Bộ, ngành và các thành phần kinh tế có nhu cầu
Tận dụng khả năng nội lực hiện có như cơ sở vật chất kĩ thuật, phương tiện, trang thiết bị để mở rộng liên kết, hợp đồng sản xuất gia công về in ấn nhằm thu hút lao động tạo thêm việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động.
Tổ chức quản lý bảo toàn và phát triển vốn để sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Ngoài ra, Xí nghiệp in nhà xuất bản lao động xã hội còn phải đảm bảo vệ sinh môi trường và giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong quá trình sản xuất kinh doanh.
3. Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp in thuộc Nhà xuất bản Lao động xã hội:
3.1. Sơ đồ của bộ máy quản lý :
Sơ đồ1: bộ máy quản lý
của Xí nghiệp In thuộc Nhà xuất bản Lao động- xã hội
Giám Đốc
Phòng nghiệp vụ
Phòng
Kế hoạch
Phòng kỹ thuật
Phòng tài chính
Phòng kế toán tài vụ
Khu vực sản xuất
Phó giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc điều hành sản xuất
Bộ phận chế bản
Phân xưởng in
Tổ cơ điện
Phân xưởng hoàn thiện
Tổ
vi
tính
Tổ
bình
bản
Tổ phơi
bản
Tổ máy 16
Tổ máy 8,10
Tổ máy
4
Tổ xén,kéo,
cán, màng
Tổ gia công sau in
Tổ kiểm hóa
3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận:
- Giám đốc Xí nghiệp: là người quản lý và chỉ huy cao nhất tại Xí nghiệp, chịu mọi trách nhiệm trước cấp trên, cơ quan Nhà nước, khách hàng và tập thể cán bộ công nhân viên chức trong xí nghiệp.
- Phó giám đốc: là người giúp giám đốc quản lý và điều hành một hoặc một số lĩnh vực của Xí nghiệp theo phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao.
Có :
Phó giám đốc kinh doanh : phụ trách mảng kinh doanh của Xí nghiệp.
Phó giám đốc điều hành sản xuất : phụ trách mảng sản xuất của Xí nghiệp.
Kế toán trưởng: là người giúp giám đốc về công tác chuyên môn tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác kế toán tài chính, chịu trách nhiệm về bộ máy kế toán, thông tin kinh tế thống kê và công tác kiểm toán nội bộ của Xí nghiệp, có quyền hạn và nhiệm vụ như quy định hiện hành của Bộ tài chính.
Dưới kế toán trưởng còn có :
+ Kế toán tổng hợp.
+ Kế toán thanh toán.
+ Kế toán tiền lương.
+ Thủ kho kiêm thủ quỹ.
Bên cạnh đó là các phòng ban nghiệp vụ giúp giám đốc trong việc quản lý điều hành công việc chuyên môn, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ và nội dung công việc được giao.
- Phòng nghiệp vụ: trong Xí nghiệp thì phòng nghiệp vụ có vai trò đặc biệt quan trọng, phòng này thực hiện các chức năng lập kế hoạch sản xuất, điều hòa sản xuất, đảm bảo kĩ thuật, tổ chức lao động, hành chính quản trị, tài vụ, kho quỹ, vận chuyển, y tế, tạp vụ. Phòng nghiệp vụ được tách thành các phòng riêng như : Phòng kế toán tài vụ, phòng hành chính, phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch…Trong đó:
+ Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ lập định mức nguyên vật liệu cho từng sản phẩm sản xuất nhằm sử dụng nguyên vật liệu sao có hiệu quả nhất.
+ Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ ứng dụng khoa học kỹ thuật và những phát minh cải tiến kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động, đồng thời có nhiệm vụ kiểm tra những thông số kỹ thuật của sản phẩm in trong từng quá trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt, giữ được uy tín với khách hàng.
+ Phòng hành chính: có nhiệm vụ quản lý hồ sơ của xí nghiệp thực hiện công tác văn thư, y tế, quản trị, bảo vệ hội nghị, tiếp khách.
+ Phòng kế toán tài vụ: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về quản lý, theo dõi các nguồn vốn: vốn do Nhà nước cấp, vốn tự có, vốn vay…Cung cấp thông tin về tình hình tài chính, về kết quả sản xuất kinh doanh làm cơ sở cho ban giám đốc ra quyết định kinh doanh, cung cấp đầy đủ, chính sách các tài liệu về cung ứng, dự trữ, sử dụng từng loại tài sản để góp phần vào quản lý và sử dụng các nguyên vật liệu và tài sản của đơn vị một cách có hiệu quả.
- Khu vực sản xuất: nằm dưới sự điều hành trực tiếp của phòng nghiệp vụ. Khu vực sản xuất này bao gồm các bộ phận riêng biệt có quan hệ với nhau dựa trên qui trình sản xuất sản phẩm in của Xí nghiệp. Cụ thể, đó là : bộ phận chế bản, phân xưởng in, phân xưởng hoàn thiện và tổ cơ điện…Đây là khu vực có nhiệm vụ trực tiếp tạo ra các sản phẩm in ấn.
4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp :
4.1. Đặc điểm lao động, vốn sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
- Về lao động: Do đặc thù của ngành in, ngoài một số lao động thuộc bộ phận quản lý thì hầu hết lao động của Xí nghiệp đều được qua đào tạo về nghề in, đó là các kĩ sư, các kĩ thuật viên, công nhân có tay nghề, lao động phổ thông…Đặc biệt là lao động thuộc các bộ phận như bình bản, phơi bản, cán màng, gia công sau in…thì đòi hỏi một thể lực rất tốt mới có thể làm tốt công việc của mình được, đó cũng là lý do vì sao mà tỷ lệ là nữ lao động trong các bộ phận sản xuất là rất ít. Sau đây để hiểu rõ hơn đặc điểm lao động của công ty ta đi vào cụ thể một số chỉ tiêu về lao động của Xí nghiệp năm vừa qua: Tổng số lao động bình quân Xí nghiệp năm 2008 là : 62 người. Với 15 người thuộc bộ phận quản lý chiếm 24% tổng lao số lao động toàn Xí nghiệp. Lao động sản xuất là 47 người chiếm 76% tổng số lao động.
Trong đó cơ cấu lao động phân theo trình độ là :
Trình độ trên đại học, đại học : 8 người
Trình độ cao đẳng : 7 người
Trình độ trung cấp : 2 người.
Công nhân có tay nghề: 49 người.
Lao động phổ thông : 3 người.
Nếu phân theo tiêu thức “ thâm niên công tác” lao động của xí nghiệp được chia như sau :
<3 năm : 15 người
3-7 năm : 28 người
7-10 năm : 15 người
>= 10 năm : 4 người
Như đã thấy ở trên, công nhân có tay nghề chiếm một tỉ lệ cao (gần 65%) . Lao động có trình độ đào tạo sau đại học và đại học cũng chiếm tỷ lệ cao ( gần 16%) và bộ phận này chủ yếu thuộc khối quản lý của xí nghiệp. Điều đó có thể nói rằng trình độ lao động của xí nghiệp là cao. Ngoài ra, đây còn là mội đội ngũ lao động có kinh nghiệm cao và có thời gian gắn bó với Xí nghiệp khá dài: Lao động có thâm niên từ 3 – 7 năm chiếm hơn 45%, lao động có thâm niên từ 7 – 10 năm là gần 25%. Đây có thể coi là một lợi thế của xí nghiệp.
- Về Vốn sản xuất kinh doanh: Tổng vốn sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp là giá trị của các nguồn vốn đã hình thành lên toàn bộ tài sản của xí nghiệp. Theo sổ sách kế toán tổng vốn năm 2008 của Xí nghiệp là 14 tỷ. Trong đó : Vốn tự có : 7 tỷ chiếm 50% tổng vốn. Vốn ngân sách: 5 tỷ chiếm 35.71% tổng vốn. Vốn cổ đông, vốn vay khác : 2 tỷ chiếm 14.29% tổng vốn. Do đặc thù của ngành in, Xí nghiệp có tỷ lệ vốn cố định ( dài hạn) rất lớn, trong khi vốn lưu động ( ngắn hạn) chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng gần 10% tổng vốn sản xuất kinh doanh.
4.2. Đặc điểm sản phẩm : Sản phẩm của Xí nghiệp in nói riêng nói chung và của ngành in nói chung đều rất phong phú từ các sản phẩm truyền thống như sách, báo, tạp chí... mang thông tin về nhiều lĩnh vực như: giáo dục, khoa học, văn hoá, giải trí... đến các sản phẩm tranh quảng cáo nhiều màu, các sản phẩm là bao bì, nhãn hàng làm tăng thêm tính thẩm mỹ, kích thích người mua. Sau một vài năm không chắc chắn về tương lai của dịch vụ in bởi triển vọng của nhiều dịch vụ truyền thông mới như truyền hình, internet, sách điện tử... thì bây giờ chúng ta đã có thể khẳng định dịch vụ in vẫn sẽ là một phần quan trọng của dịch vụ truyền thông.
4.3. Đặc điểm thị trường và khách hàng: Xí nghiệp in thuộc nhà xuất bản Lao động xã hội hoạt động theo các đơn đặt hàng, các lệnh từ cấp trên. Do đó khách hàng của Xí nghiệp rất đa dạng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành in, cùng với những thành tựu đạt được của mình, Xí nghiệp in là một đơn vị quen thuộc của rất nhiều tổ chức, các đơn vị kinh tế khi họ đặt hàng các sản phẩm in ấn…trong cả nước.
5. Một số kết quả hoạt động kinh doanh mà Xí nghiệp đã đạt được: Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong giai đoạn 2001-2008:
Bảng 1.1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
giai đoạn 2001-2008
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng vốn sản xuất kinh doanh
Tr.đ
6800
6500
6700
7100
7200
8500
13500
14000
Tổng doanh thu
Tr.đ
10356
10254
11300
12510
13123
13501
14100
15651
Tổng chi phí
Tr.đ
10295
10188
11220
12436
13033
13409
14006
15543
Lợi nhuận
Tr.đ
61
66
80
74
90
92
94
108
Tài sản cố định
Tr.đ
6330
6000
6300
6670
6743
8000
12700
12800
Tổng lao động bình quân (Li)
người
78
76
76
72
70
69
62
62
Tổng quỹ lương (F)
Tr.đ
860
863
880
870
890
920
1100
1250
Thu nhập bình quân một lao động 1 tháng
Tr.đ /người/tháng
0.9188
0.94627
0.96491
1.00694
1.05952
1.11111
1.47849
1.6801
Tỷ suất lợi nhuận/ tổng vốn
Tr.đ/ Tr.đ
0.00897
0.01015
0.01194
0.01042
0.0125
0.01082
0.00696
0.0077
(nguồn : báo cáo kết quả sản xuất của xí nghiệp qua các năm)
Chương 2
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP IN THUỘC NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2001 – 2008
I. HƯỚNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP IN THUỘC NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2001-2008
1. Phân tích quy mô và biến động quy mô nguồn lực của Xí nghiệp in giai đoạn 2001 -2008 thông qua các chỉ tiêu :
1.1. Lao động.
1.2.Tổng vốn sản xuất kinh doanh.
2. Phân tích cơ cấu và biến động cơ cấu của lao động, tổng vốn sản xuất kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau:
2.1.Phân tích cơ cấu và biến động cơ cấu của lao động.
Tuỳ theo các mục đích khác nhau ta có thể phân tổ lao động theo các tiêu thức khác nhau.
2.1.1. Cơ cấu và biến động cơ cấu của lao động theo chức năng ( nhóm lao động quản lý hay sản xuất).
2.1.2. Cơ cấu và biến động cơ cấu của lao động theo trình độ chuyên môn.
2.2. Phân tích cơ cấu và biến động cơ cấu của tổng vốn sản xuất kinh doanh
Cơ cấu tổng vốn sản xuất kinh doanh theo thời hạn lưu chuyển:
2.2.1.Vốn ngắn hạn
2.2.2.Vốn dài hạn.
3. Phân tích quy mô và biến động quy mô kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp thông qua các chỉ tiêu:
3.1. Doanh thu ( DT)
3.2. Lợi nhuận (LN)
4. Phân tích biến động hiệu quả lao động, vốn, tài sản theo các chỉ tiêu :
-Doanh thu
-Lợi nhuận
5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐƯỢC VẬN DỤNG ĐỂ NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP
1. Phương pháp phân tổ:
- Khái niệm: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một ( hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ ( và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau.
- Tác dụng:
Đối với giai đoạn Điều tra thống kê ( cụ thể là điều tra chọn mẫu) . Các bộ phận cấu thành trong tổng thể quyết định đặc trưng cấu trúc của tổng thể
Đối với giai đoạn điều tra thống kê: phân tổ là một phương pháp cơ bản chỉnh lý và hệ thống hóa toàn bộ tài liệu thu thập được trong điều tra thống kê..
Đối với giai đoạn phân tích và dự đoán thống kê thì phân tổ là cơ sở để vận dụng các phương pháp thống kê khác một cách hiệu quả. Nếu việc phân tổ không chính xác tổng thể được chia thành những bộ phận không đúng với thực tế, thì mọi chỉ tiêu tính ra cũng không giúp ta rút ra được những kết luận đúng đắn.
Như vậy, phân tổ thống kê thực hiện được việc nghiên cứu cái chung và cái riêng một cách kết hợp, có thể biểu hiện được kết cấu của hiện tượng nghiên cứu qua đó nêu lên đặc điểm cơ bản của hiện tượng trong điều kiện thời gian cũng như địa điểm cụ thể
- Đặc điểm vận dụng phương pháp phân tổ để nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp: để phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, trước tiên phải xác định được các chỉ tiêu nguồn lực của Xí nghiệp, đó là lao động, là vốn..Và để làm rõ hơn, cụ thể hơn chúng ta sẽ dựa vào các mục đích nghiên cứu khác nhau có thể phân tổ các chỉ tiêu nguồn lực này theo các tiêu thức khác nhau.
Cụ thể, ở đây ta có thể phân tổ lao động của Xí nghiệp theo chức năng ( nhóm lao động quản lý hay sản xuất), theo trình độ sản xuất chuyên môn,
Về tổng vốn sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp ta có thể phân tổ theo thời hạn lưu chuyển của vốn…
2. Phương pháp số tương đối:
- Khái niệm: Số tương đối trong thống kê là mức độ biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của hiện tượng. Đó có thể là kết quả của việc so sánh hai mức độ cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện thời gian hoặc không gian, hoặc giữa hai mức độ khác loại nhưng có liên quan với nhau. Trong hai mức độ này, một được chọn làm gốc so sánh.
- Tác dụng:
Trong thống kê người ta sử dụng số tương đối để nêu lên kết cấu, quan hệ so sánh, trình độ phát triển, trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện lịch sử nhất định..
- Đặc điểm vận dụng phương pháp số tương đối để nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp:
Ta sử dụng số tương đối kết cấu để tính toán kết cấu của lao động, của tổng vốn sản xuất kinh doanh trong giai đoạn nghiên cứu.
Ta sử dụng số tương đối động thái để so sánh biến động của các chỉ tiếu nguồn lực, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh qua thời gian.
Ta sử dụng số tương đối cường độ để tính các chỉ tiêu hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phương pháp bảng thống kê:
- Khái niệm: Bảng thống kê nếu xét về hình thức bao gồm các hàng ngang, cột dọc, các tiêu đề, tiêu mục và các tài liệu con số. Nếu xét theo nội dung thì bảng thống kê gồm 2 phần: phần chủ đề và phần giải thích. Có thể nói bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý, rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.
- Tác dụng của bảng thống kê: Nhờ việc sắp xếp các tài liệu một cách khoa học, bảng thống kê có thể giúp ta tiến hành mọi việc so sánh đối chiếu, phân tích các phương pháp khác nhau, nhằm nêu lên bản chất, đặc trưng của hiện tượng nghiên cứu. Và cũng nhờ việc sử dụng bảng thống kê mà việc chứng minh, diễn giải trở lên sinh động, thuyết phục hơn.
- Đặc điểm vận dụng bảng thống kê trong nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp:
Sử dụng bảng thống kê để trình bày các giá trị sản xuất kinh doanh đạt được của Xí nghiệp trong thời kì nghiên cứu.
Kết hợp với phương pháp phân tổ để có thể thể hiện cơ cấu của lao động, của tổng vốn sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp một cách sinh động, rõ ràng hơn.
Thể hiện sự biến động của các chỉ tiêu nguồn lực, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu, thông qua việc kết hợp với phương pháp phân tích dãy số thời gian, và một số phương pháp phù hợp khác..
4. Phương pháp đồ thị thống kê
- Khái niệm: Các đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày và phân tích các đặc điểm số lượng của hiện tượng. Đó có thể là các hình vẽ, đường nét, hay hình học.
- Tác dụng: Do tính chất trực quan nên người xem có thể nhận thức được vấn đề chủ yếu một cách dễ dàng, nhanh chóng. Đồ thị thống kê chỉ nêu lên một cách khái quát các đặc điểm chủ yếu về bản chất và xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng nên nó có tình quần chúng, có sức hấp dẫn và sinh động, làm cho mọi người dễ dàng lĩnh hội được vấn đề chủ yếu, đồng thời vẫn giữ được ấn tượng sâu sắc với người đọc.
- Đặc điểm vận dụng đồ thị thống kê trong nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp:
Vận dụng đồ thị thống kê để thể hiện sự biến động của các chỉ tiêu nguồn lực, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu.
Vận dụng đồ thị thống kê để thể hiện cơ cấu của lao động, cơ cấu tổng vốn sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu
5. Phương pháp phân tích dãy số thời gian:
- Khái niệm: Dãy số thời gian là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê (có thể là chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối hay bình quân, có thể là chỉ tiêu thời kỳ hay thời điểm) được sắp xếp theo thứ tự thời gian (tương ứng với loại chỉ tiêu nói trên, thời gian ở đây có thể là thời điểm hay thời kỳ, nếu chỉ tiêu của dãy số là chỉ tiêu thời kỳ thì tương ứng thời gian là thời kỳ, nếu chỉ tiêu của dãy số là chỉ tiêu thời điểm thì tương ứng thời gian là thời điểm ).
- Tác dụng: Việc phân tích dãy số thời gian cho phép nhận thức các đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, tính quy luật của sự biến động, từ đó tiến hành dự đoán về mức độ của hiện tượng trong thời gian tới. Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển
- Đặc điểm vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian để nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp:
Phân tích sự biến động của tổng số lao động của Xí nghiệp trong giai đoạn 2001-2008.
Phân tích sự biến động của tổng vốn sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong giai đoạn 2001-2008.
Phân tích sự biến động của của các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp giai đoạn 2001-2008.
6. Phương pháp chỉ số:
- Khái niệm: Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu.
- Tác dụng:
Dùng chỉ số để đi nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian, các chỉ số này còn được gọi là cơ sở phát triển (tốc độ phát triển). Ví dụ như : Chỉ số phát triển.
Dùng chỉ số để đi nghiên cứu về sự biến động của hiện tượng qua không gian. Gọi là chỉ số không gian.
Dùng chỉ số để nêu lên nhiệm vụ kế hoạch hay tình hình thực hiện kế hoạch à chỉ số kế hoạch.
Dùng chỉ số để phân tích sự biến động của toàn bộ hiện tượng do ảnh hưởng của các nhân tố.
- Đặc điểm vận dụng của phương pháp chỉ số để nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp:
Ta đi xây dựng các mô hình chỉ số để thể hiện sự ảnh hưởng của các nhân tố tới kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Lấy năm 2008 là năm nghiên cứu và năm gốc là năm 2007.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
MH1: Doanh thu của Xí nghiệp năm 2008 tăng ( hoặc giảm ) so với năm 2007 do ảnh hưởng của :
Tổng vốn sản xuất kinh doanh
Hiệu suất sử dụng tổng vốn sản xuất kinh doanh
MH2 : Doanh thu của Xí nghiệp năm 2008 tăng ( hoặc giảm) so với năm 2007 do ảnh hưởng của :
Vốn ngắn hạn của Xí nghiệp
Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn của Xí nghiệp
MH3: Doanh thu của Xí nghiệp năm 2008 tăng ( hoặc giảm) so với năm 2007 do ảnh hưởng của :
Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn:
Tỷ trọng vốn ngắn hạn trong tổng vốn sản xuất kinh doanh
Tổng vốn sản xuất kinh doanh
MH4: Doanh thu của Xí nghiệp năm 2008 tăng ( hoặc giảm) so với năm 2007 do ảnh hưởng của :
Năng suất bình quân một lao động tính theo doanh thu
Tổng số lao động bình quân của Xí nghiệp.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đên lợi nhuận
MH1: Lợi nhuận của Xí nghiệp năm 2008 tăng ( hoặc giảm) so với năm 2007 do ảnh hưởng của các nhân tố:
Tỷ suất lợi nhuận tính theo tổng vốn sản xuất kinh doanh
Tổng vốn sản xuất kinh doanh
MH2: Lợi nhuận của Xí nghiệp năm 2008 tăng( hoặc giảm) so với năm 2007 do ảnh hưởng của các nhân tố:
Tỷ suất lợi nhuận tính theo tổng vốn tổng vốn sản xuất kinh doanh
Tổng vốn sản xuất kinh doanh
MH3: Lợi nhuận của Xí nghiệp năm 2008 tăng( hoặc giảm) so với năm 2007 do ảnh hưởng của các nhân tố:
Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn.
Tỷ trọng vốn ngắn hạn trong tổng vốn sản xuất kinh doanh
Tổng vốn sản xuất kinh doanh.
MH4: Lợi nhuận của Xí nghiệp năm 2008 tăng( hoặc giảm) so với năm 2007 do ảnh hưởng của các nhân tố:
Mức lợi nhuận bình quân một lao động
Tổng số lao động bình quân của Xí nghiệp
III. NGUỒN THÔNG TIN ĐỂ NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP
1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
XÍ NGHIỆP IN - NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HÔI
Mẫu số B 02 - DN
(ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ -BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
Biểu mẫu 1:
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
năm : …..
chỉ tiêu
mã số
thuyết minh
năm nay
năm trước
1
2
3
4
5
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1
V1.25
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
2
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02)
10
4. Giá vốn hàng bán
11
V1.27
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 20=10-11)
20
6.Doanh thu hoạt động tài chính
21
V1.26
7. Chi phí tài chính
22
V1.28
- trong đó : chi phí lãi vay
23
8. Chi phí bán hàng
24
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh { 30=20+(21-22)-(24-25)
30
11. Thu nhập khác
31
12. Chi phí khác
32
13. Lợi nhuận khác (40=31-32)
40
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40)
50
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
51
V1.30
16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
52
V1.30
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51-52)
60
Lập, ngày… tháng…năm…
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên ) (ký, họ tên, đóng dấu)
2. Bảng cân đối kế toán:
XÍ NGHIỆP IN - NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG-XÃ HỘI
Mẫu số B 01 - DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Biểu mẫu 2:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày …tháng… năm…
đơn vị tính : …
Chỉ tiêu
Mã số
Thuyết minh
Số cuối năm
Số đầu năm
A. Tài sản ngắn hạn (100=110+120+130+140+150)
100
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
110
1. Tiền
111
2. Các khoản tương đương tiền
112
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
…
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
130
…
IV. Hàng tồn kho
140
..
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
..
B. Tài sản dài hạn
I. Các khoản phải thu dài hạn
….
II. Tài sản cố định
…
III. Nguồn kinh phí và kí quỹ khác
..
Tổng cộng nguồn vốn
Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán
….
ngày..tháng…năm..
NGƯỜI LẬP BIỂU
KẾ TOÁN TRƯỞNG
GIÁM ĐỐC
(Kí, họ tên)
(Kí, họ tên)
(Kí, họ tên, đóng dấu)
3. Bảng kê theo dõi hợp đồng và lệnh sản xuất
Biểu mẫu 3:
BẢNG KÊ THEO DÕI HỢP ĐỒNG VÀ LỆNH SẢN XUẤT
Tháng …năm…
Lệnh
SHĐ
Tên đơn vị
Tên sản phẩm
Theo thực tế
Theo hợp đồng
SL
ĐG
TT
SL
ĐG
TT
1
2
3
4
5
IV. NỘI DUNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP IN THUỘC NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2001-2008 THEO CÁC HƯỚNG ĐÃ TRÌNH BÀY TRONG MỤC I
1. Phân tích quy mô và biến động quy mô nguồn lực của Xí nghiệp
1.1 Lao động:
Bảng 2.1 : Biến động lao động của Xí nghiệp in thuộc Nhà xuất bản
Lao động xã hội giai đoạn 2001-2008
Năm
Lao động
(người)
Lượng tăng/giảm tuyệt đối (Trđ)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (%)
LH
ĐG
LH
ĐG
LH
ĐG
2001
78
-
-
-
-
-
-
2002
76
-2
-2
97.44
97.44
-2.56
-2.56
2003
76
0
-2
100.00
97.44
0.00
-2.56
2004
72
-4
-6
94.74
92.31
-5.26
-7.69
2005
70
-2
-8
97.22
89.74
-2.78
-10.26
2006
69
-1
-9
98.57
88.46
-1.43
-11.54
2007
62
-7
-16
89.86
79.49
-10.15
-20.51
2008
62
0
-16
100.00
79.49
0.00
-20.51
BQ
70.63
-2.29
96.77
-3.23
Nhận xét:
Từ bảng 2.1 cho thấy lao động bình quân của Xí nghiệp trong giai đoạn 2001-2008 là 70.63 người và số lao động của Xí nghiệp chủ yếu giảm dần theo từng năm. Lượng giảm tuyệt đối bình quân là 2.29 người, với tốc độ tăng bình quân hàng năm là -3.23%.
Trong giai đoạn này thì năm 2007 là năm giảm số lao động mạnh nhất với tốc độ giảm là 10.15% tương ứng là giảm 7 người, so với năm 2006 nguyên nhân là do đợt giảm biên chế của công ty để phù hợp với điều kiện thực tế. Còn năm 2003 và năm 2008 không có biến động về lao động. Sự giảm dần lao động của Xí nghiệp chứng tỏ rằng việc đầu tư vào máy móc, khoa học công nghệ hiện đại đã làm giúp cho việc giảm số lao động cần thiết của công ty.
Bảng 2.2 : Tốc độ phát triển lao động của Xí nghiệp từ năm 2001 đến năm 2008 ( lấy năm 2001 là 100%)
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Tốc độ phát triển(%)
100
97.44
97.44
92.31
89.74
88.46
79.49
79.49
1.2. Tổng vốn sản xuất kinh doanh:
Bảng 2.3 : Biến động tổng vốn sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp in thuộc Nhà xuất bản Lao động xã hội giai đoạn 2001-2008
Năm
Tổng vốn sản xuất kinh doanh
Lượng tăng/giảm tuyệt đối (Trđ)
Tốc độ phát triển
(%)
Tốc độ tăng
(Tr.đ)
(%)
LH
ĐG
LH
ĐG
LH
ĐG
2001
6800
-
-
-
-
-
-
2002
6500
-300
-300
95.59
95.59
-4.41
-4.41
2003
6700
200
-100
103.08
98.53
3.08
-1.47
2004
7100
400
300
105.97
104.41
5.97
4.41
2005
7200
100
400
101.41
105.88
1.41
5.88
2006
8500
1300
1700
118.06
125.00
18.06
25.00
2007
13500
5000
6700
158.82
198.53
58.82
98.53
2008
14000
500
7200
103.70
205.88
3.70
105.88
BQ
8788
1028.57
110.87
10.87
Nhận xét: Xí nghiệp in thuộc nhà xuất bản lao động xã h._.ội là một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kể từ khi thành lập đến nay cùng với sự phát triển không ngừng là sự gia tăng về vốn qua từng năm. Trong giai đoạn từ 2001-2008 Xí nghiệp có số vồn bình quân hàng năm là 8788 tr.đ, với lượng tăng tuyệt đối bình quân năm là 1028.57 tr.đ và tốc độ tăng bình quân năm là 10.87%.
Trong đó: năm 2002 là năm mà Xí nghiệp có lượng vốn nhỏ nhất ( là 6500 tr.đ) giảm 4.41% so với năm 2001, tương ứng là giảm 300 trđ. Các năm về sau đều là sự gia tăng về tổng vốn. Tuy nhiên sự gia tăng này không đồng đều qua các năm. Như năm 2003 so với 2002 tổng vốn của Xí nghiệp đã tăng 3.08% tương ứng là tăng 200 trđ. Năm 2004 tăng 5.97% tương ứng là 400 trđ so với năm 2003. Đặc biệt là năm 2007, với việc tăng thêm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thêm 4.5 tỷ đã làm cho tổng vốn của Xí nghiệp tăng đột biến lêm 13500 tỷ. tức là tăng 58.82% ( tương ứng 5 tỷ đồng) so với năm 2006. Đến năm 2008 tổng vốn của Xí nghiệp đã đạt mức 14 tỷ đồng.
Bảng 2.4 : Tốc độ phát triển tổng vốn sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp từ năm 2001 đến năm 2008 ( lấy năm 2001 là 100%)
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Tốc độ phát triển(%)
100
95.59
98.53
104.41
105.88
125
198.53
205.88
2. Phân tích cơ cấu và biến động cơ cấu: của lao động, tổng vốn sản xuất kinh doanh
2.1. Cơ cấu lao động:
Cơ cấu lao động theo chức năng (nhóm lao động quản lý hay sản xuất)
Bảng 2.5 : Cơ cấu lao động theo chức năng (nhóm lao động quản lý hay sản xuất) của Xí nghiệp giai đoạn 2001-2008
Năm
Lao động
Tổng số lao động
()
quản lý
sản xuất
Li
cơ cấu (%)
Li
cơ cấu (%)
2001
78
17
21.80
61.00
78.20
2002
76
17
22.37
59.00
77.63
2003
76
17
22.37
59.00
77.63
2004
72
16
22.22
56.00
77.78
2005
70
16
22.86
54.00
77.14
2006
69
16
23.19
53.00
76.81
2007
62
15
24.19
47.00
75.81
2008
62
15
24.19
47.00
75.81
BQ
70.63
16.13
22.90
54.50
77.10
Nhận xét :
Xét về mặt tuyệt đối: Số lao động thuộc nhóm quản lý giảm theo các năm, từ 17 lao động ở những năm 2001, 2002 và 2003 giảm 1 người xuống còn 16 lao động trong những năm 2004, 2005 và 2006 tiếp đến là còn 15 lao động ở năm 2007, 2008. Cũng như vậy, lao động thuộc bộ phận sản xuất cũng giảm dần theo các năm nhưng có sự biến động nhiều hơn trong các năm, ta có thể thấy được ở bảng số liệu bên trên.
Xét về mặt tương đối: Nhưng xét về mặt tương đối ta thấy lao động thuộc nhóm quản lý có sự tăng lên so với lao động thuộc nhóm sản xuất. Từ chỗ chỉ chiếm có 21.8% tổng số lao động ở năm 2001, đến năm 2008 lao động thuộc bộ phận này đã tăng lên chiếm 24.19%. Đi đôi với nó là sự giảm tỉ trọng số lao động thuộc nhóm sản xuất: giảm từ 78.20% ở năm 2001 xuống còn 75.81% ở năm 2008. Như vậy, có thể nói rằng việc đầu tư theo chiều sâu đã làm giảm số lao động và đồng thời tác động vào cơ cấu lao động của Xí nghiệp là làm giảm cơ cấu lao động thuộc nhóm sản xuất.
Hình 3: Biểu đồ cơ cấu lao động theo chức năng (nhóm lao động quản lý hay sản xuất) của Xí nghiệp giai đoạn 2001-2008
Năm
Tổng số lao động (người)
Lao động phân theo trình độ chuyên môn
ĐH, trên ĐH
Cao Đẳng
Trung cấp
Công nhân có tay nghề
Lao động phổ thông
số lượng (người)
cơ cấu
(%)
số lượng (người)
cơ cấu (%)
số lượng (người)
cơ cấu (%)
số lượng (người)
cơ cấu (%)
số lượng (người)
cơ cấu (%)
2001
78
5
6.41
8
10.26
4
5.13
52
66.67
9
11.54
2002
76
6
7.89
9
11.84
4
5.26
51
67.11
6
7.89
2003
76
6
7.89
8
10.53
3
3.95
53
69.74
6
7.89
2004
72
7
9.72
8
11.11
3
4.17
48
66.67
6
8.33
2005
70
7
10.00
7
10.00
2
2.86
48
68.57
6
8.57
2006
69
8
11.59
7
10.14
2
2.90
49
71.01
3
4.35
2007
62
8
12.90
6
9.68
2
3.23
43
69.35
3
4.84
2008
62
10
16.13
5
8.06
1
1.61
43
69.35
3
4.84
2.1.2 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn:
Bảng 2.6 : Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn của Xí nghiệp giai đoạn 2001-2008
Nhận xét : Qua đồ thị cũng như bảng tính toán trên ta dễ dàng có thể thấy rằng, nếu phân theo trình độ thì đội ngũ công nhân có tay nghề của Xí nghiệp là chiếm tỷ trọng lớn nhất. năm 2001 là 66. 67% tổng số lao động toàn Xí nghiệp, và năm 2008 con số này là 69.35%. Còn lao động có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ
nhỏ nhất. Năm 2001 là 5.13%, và lao động thuộc nhóm trình độ này có xu hướng giảm xuống trong các năm tiếp theo ( chỉ có duy nhất năm 2004 tỷ trọng này tăng hơn so với năm 2003), và đến năm 2008 chỉ còn 1 lao động có trình độ trung cấp chiếm 1.61% tổng số lao động toàn Xí nghiệp. Lao động phổ thông cũng chiếm 1 tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ lao động của Xí nghiệp có xu hướng giảm dần. Đến năm 2008 lao động phổ thông chỉ còn có 3 người chiếm 4.84% . Ngược lại thì lao động có trình độ Đại học và trên Đại học lại tăng lên theo các năm, từ 5 người năm 2001 ( chiếm 6.41%) đã tămg lên 10 người trong năm 2008 ( chiếm 16.13%). Lao động có trình độ Cao đẳng cũng có tỷ trọng giảm dần từ 8 người năm 2001 ( chiếm10.26%) xuống 5 người năm 2008 ( chiếm8.06 %). Như vậy có thể nói rằng tuy có sự giảm lao động qua các năm nhưng chất lượng lao động cũng như tay nghề của công nhân tại Xí nghiệp càng ngày càng được nâng cao.
2.2. Cơ cấu tổng vốn sản xuất kinh doanh:
Bảng 2.7 : Cơ cấu tổng vốn sản xuất kinh doanh theo thời hạn lưu chuyển của Xí nghiệp giai đoạn 2001-2008
Năm
Vốn
(Tr.đ)
Vốn
Vốn ngắn hạn
Vốn dài hạn
giá trị
(Tr.đ)
cơ cấu
giá trị
(Tr.đ)
cơ cấu
(%)
(%)
2001
6800
470
6.91
6330
93.09
2002
6500
500
7.69
6000
92.31
2003
6700
400
5.97
6300
94.03
2004
7100
430
6.06
6670
93.94
2005
7200
457
6.35
6743
93.65
2006
8500
500
5.88
8000
94.12
2007
13500
800
5.93
12700
94.07
2008
14000
1200
8.57
12800
91.43
Nhận xét : Với đặc điểm của một một doanh nghiệp trong ngành in, Vốn ngắn hạn của Xí nghiệp chiếm 1 tỷ lệ nhỏ trong công ty. Ta có thấy được rõ điều này qua bảng 2.8 và hình 5 ở trên. Tuy vốn ngắn hạn chỉ chiếm có một phần nhỏ nhưng nhưng đây là một bộ phận quan trọng trong tổng vốn. Xí nghiệp sử dụng vốn ngắn hạn để mua nguyên, nhiên vật liệu...phục vụ cho sản xuất. Cùng với sự gia tăng tổng vốn thì Vốn ngắn hạn cũng gia tăng, đồng thời thì tỉ trọng này cũng gia tăng , đến năm 2008 vốn ngắn hạn đã chiếm 8.5714% ( tương ứng là 1200 trđ) Còn tổng vốn dài hạn chỉ chiếm 91.429% ( tương ứng là 12800 trđ)
3. Phân tích quy mô và biến động quy mô kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp thông qua các chỉ tiêu
3.1. Doanh thu:
Bảng 2.8 : Biến động doanh thu của Xí nghiệp giai đoạn 2001-2008
Năm
Doanh thu (tr.đ)
Lượng tăng(giảm) tuyệt đối (Trđ)
Tốc độ phát triển
(%)
Tốc độ tăng
(%)
LH
ĐG
LH
ĐG
LH
ĐG
2001
10356
-
-
-
-
-
-
2002
10254
-102
-102
99.02
99.02
-0.99
-0.99
2003
11300
1046
944
110.20
109.12
10.20
9.12
2004
12510
1210
2154
110.71
120.80
10.71
20.80
2005
13123
613
2767
104.90
126.72
4.90
26.72
2006
13501
378
3145
102.88
130.37
2.88
30.37
2007
14100
599
3744
104.44
136.15
4.44
36.15
2008
15651
1551
5295
111.00
151.13
11.00
51.13
BQ
12599
756.43
106.08
6.08
Nhận xét : Từ bảng tính 2.9 ta thấy doanh thu bình quân hàng năm giai đoạn 2001 -2008 là 12599 tr.đ. Doanh thu là tăng theo các năm nhưng sự gia tăng này nói chung là không cao. Tốc độ tăng bình quân năm là 6.08 % .Lượng tăng tuyệt đối bình quân là 756.43 trđ. Trong đó năm 2002 so với năm 2001 doanh thu còn giảm 0.99% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 102 tr.đ. Năm 2008 so với năm 2007 là năm có doanh thu tăng lớn nhất trong giai đoạn này ( tăng 11%, tức là tăng 1551 tr.đ ) nguyên nhân là do sự gia tăng đơn đặt hàng .
Bảng 2.9 : Tốc độ phát triển doanh thu của Xí nghiệp từ năm 2001 đến năm 2008 ( lấy năm 2001 là 100%)
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Tốc độ phát triển(%)
100
99.02
109.12
120.8
126.72
130.37
136.15
151.13
3.2. Lợi nhuận:
Bảng 2.10: Biến động lợi nhuận của Xí nghiệp giai đoạn 2001-2008
Năm
Lợi nhuận (tr.đ)
Lượng tăng(giảm) tuyệt đối (Trđ)
Tốc độ phát triển
(%)
Tốc độ tăng
(%)
LH
ĐG
LH
ĐG
LH
ĐG
2001
61
-
-
-
-
-
-
2002
66
5
5
108.20
108.20
8.20
8.20
2003
80
14
19
121.21
131.15
21.21
31.15
2004
74
-6
13
92.50
121.31
-7.50
21.31
2005
90
16
29
121.62
147.54
21.62
47.54
2006
92
2
31
102.22
150.82
2.22
50.82
2007
94
2
33
102.17
154.10
2.17
54.10
2008
108
14
47
114.89
177.05
14.89
77.05
BQ
83.13
6.71
108.50
8.5
Nhận xét : Lợi nhuận bình quân của Xí nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu là 83.13 trđ. Đây là mức lợi nhuận trung bình với 1 doanh nghiệp vừa và nhỏ như Xí nghiệp. Nhìn chung Xí nghiệp có mức lợi nhuận tăng qua các năm ( trừ năm2004 so với năm 2003) Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 8.5% và lượng tăng tuyệt đối bình quân năm là 6.71 trđ.
Trong các năm nghiên cứu thì có duy nhất lợi nhuận năm 2004 so với năm 2003 là giảm 7.5% ứng với một lượng tuyệt đối là 6 trđ. Năm 2005 so với 2004 có lợi nhuận tăng nhiều nhất ( 16 trđ, hay là tăng 21.622% so với 2004). Năm 2001 Xí nghiệp đạt được 61 trđ lợi nhuận ( đây là mức lợi nhuận thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu) và đến năm 2008 có Xí nghiệp đạt mức lợi nhuận cao nhất là 108 trđ.
Bảng 2.11 : Tốc độ phát triển lợi nhuận của Xí nghiệp từ năm 2001 đến năm 2008 ( lấy năm 2001 là 100%)
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Tốc độ phát triển(%)
100
108.2
131.15
121.31
147.54
150.82
154.1
177.05
4. Phân tích biến động hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong giai đoạn 2001-2008
Sau khi đã có những phân tích đầy đủ về nguồn lực và kết quả kinh doanh, cần có những phân tích về hiệu quả sản xuất kinh doanh đó nghĩa là ta cần phân tích việc sử dụng nguồn lực đó như thế nào. Sau đây ta đi vào phân tích cụ thể:
4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động.
4.1.1. Năng suất lao động ( NSLĐ) tính theo doanh thu (DT) :
Bảng 2.12 : Năng suất lao động của Xí nghiệp tính theo doanh thu
giai đoạn 2001-2008
Năm
Doanh thu
(DT)
( trđ)
Số lao động
()
( người)
NSLĐ tính theo DT
( )
( trđ/người)
2001
10356
78
132.77
2002
10254
76
134.92
2003
11300
76
148.68
2004
12510
72
173.75
2005
13123
70
187.47
2006
13501
69
195.67
2007
14100
62
227.42
2008
15651
62
252.44
Bảng2.13 : Biến động năng suất lao động tính theo doanh thu của Xí nghiệp
giai đoạn 2001-2008
Năm
NSLĐ tính theo DT (Trđ/người)
Lượng tăng(giảm) tuyệt đối
(Trđ)
Tốc độ phát triển
Tốc độ tăng
(%)
(%)
LH
ĐG
LH
ĐG
LH
ĐG
2001
137.77
-
-
-
-
-
-
2002
134.92
-2.85
-2.85
97.93
97.93
-2.07
-2.07
2003
148.68
13.76
10.91
110.20
107.92
10.20
7.92
2004
173.75
25.07
35.98
116.86
126.12
16.86
26.12
2005
187.47
13.72
49.7
107.90
136.07
7.90
36.07
2006
195.67
8.2
57.9
104.37
142.03
4.37
42.03
2007
227.42
31.75
89.65
116.23
165.07
16.23
65.07
2008
252.44
25.02
114.67
111.00
183.23
11.00
83.23
BQ
182.27
16.38
109.04
9.04
Nhận xét : Từ bảng tính toán và đồ thị cho thấy Xí nghiệp in trong giai đoạn nghiên cứu có NSLĐ bình quân tính theo doanh thu là 182.27 Trđ/người. Với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 9.04%. Lượng tăng tuyệt đối bình quân hàng năm là 16.38 Trđ/người.
Giai đoạn 2001 - 2008 năng suất lao động tính theo doanh thu của Xí nghiệp hầu hết là tăng và chỉ giảm trong năm 2002. Năm 2002 có tốc độ phát triển liên hoàn nhỏ hơn 100% cho thấy năng suất lao động tính theo doanh thu năm 2002 giảm so với năm 2001 do: Tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của lao động, cụ thể: năm 2001 cứ 1 lao động của Xí nghiệp tạo ra được 132.77 triệu đồng doanh thu, còn năm 2002 tạo ra được 134.92 triệu đồng doanh thu.Trong số các năm còn lại đều có tốc độ phát triển lớn hơn 100% cho thấy năng suất lao động của Xí nghiệp năm sau tăng so với năm trước do tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của lao động. Trong đó năm 2008 có tốc độ tăng lớn nhất, cụ thể: năm 2007 cứ 1 lao động của Xí nghiệp tạo ra được 227.42 triệu đồng doanh thu còn năm 2008 tạo ra được 252.44 triệu đồng doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận tính theo lao động
Bảng 2.14 : Tỷ suất lợi nhuận tính theo lao động của Xí nghiệp
giai đoạn 2001-2008
Năm
Lợi nhuận
(M)
( Trđ)
Số lao động
()
( người)
Tỷ suất lợi nhuận tính theo lao động
()
( Trđ/ người)
2001
61
78
0.78
2002
66
76
0.87
2003
80
76
1.05
2004
74
72
1.03
2005
90
70
1.29
2006
92
69
1.33
2007
94
62
1.52
2008
108
62
1.74
Bảng2.15 : Biến động của tỷ suất lợi nhuận tính theo lao động của Xí nghiệp
giai đoạn 2001-2008
Năm
( Trđ/người)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (Trđ)
Tốc độ phát triển
Tốc độ tăng
(%)
(%)
LH
ĐG
LH
ĐG
LH
ĐG
2001
0.78
-
-
-
-
-
-
2002
0.87
0.09
0.09
111.54
111.54
11.54
11.54
2003
1.05
0.18
0.27
120.69
134.62
20.69
34.62
2004
1.03
-0.02
0.25
98.10
132.05
-1.90
32.05
2005
1.29
0.26
0.51
125.24
165.38
25.24
65.38
2006
1.33
0.04
0.55
103.10
170.51
3.10
70.51
2007
1.52
0.19
0.74
114.29
194.87
14.29
94.87
2008
1.74
0.22
0.96
114.47
223.08
14.47
123.08
BQ
1.20
0.14
112.14
12.14
Nhận xét : Từ bảng tính toán và đồ thị cho thấy Xí nghiệp in trong giai đoạn nghiên cứu có tỷ suất lợi nhuận bình quân tính theo lao động là 1.2 Trđ/người. Với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 12.14%. Lượng tăng tuyệt đối bình quân hàng năm là 0.14 Trđ/người.
Giai đoạn 2001 – 2008 tỷ suất lợi nhuận tính theo lao động của Xí nghiệp hầu hết là tăng và chỉ giảm trong năm 2004. Năm 2004 có tốc độ phát triển nhỏ hơn 100% cho thấy tỷ suất lợi nhuận tính theo lao động năm 2004 giảm so với năm 2003, là do:Tốc độ tăng của lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng của lao động, cụ thể: năm 2003 cứ 1 lao động của Xí nghiệp tạo ra được 1.05 triệu đồng lợi nhuận, còn năm 2004 tạo ra được 1.03 triệu đồng. Trong số các năm còn lạo đều có tốc độ phát triển lớn hơn 100% cho thấy tỷ suất lợ nhuận tính theo lao động của Xí nghiệp năm sau tăng so với năm trước do tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của lao động. Trong đó năm 2008 có tốc độ tăng lớn nhất, cụ thể: năm 2007 cứ 1 lao động của Xí nghiệp tạo ra được 1.52 triệu đồng lợi nhuận còn năm 2008 tạo ra được 1.74 triệu đồng lợi nhuận.
4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn sản xuất kinh doanh
4.2.1 Hiệu quả sử dụng tổng vốn sản xuất kinh doanh tính theo doanh thu
Bảng 2.16 : Hiệu suất sử dụng tổng vốn sản xuất kinh doanh tính theo doanhthu
của Xí nghiệp giai đoạn 2001-2008
Năm
Doanh thu
(DT)
(Trđ)
Tổng vốn
sản xuất kinh doanh
(V)
(Trđ)
Hiệu suất sử dụng
tổng vốn sản xuất kinh doanh tính theo doanh thu
(DT/V)
( Trđ/Trđ)
2001
10356
6800
1.52
2002
10254
6500
1.58
2003
11300
6700
1.69
2004
12510
7100
1.76
2005
13123
7200
1.82
2006
13501
8500
1.59
2007
14100
13500
1.04
2008
15651
14000
1.12
Bảng2.17 : Biến động hiệu suất sử dụng tổng vốn sản xuất kinh doanh tính theo doanh thu của Xí nghiệp giai đoạn 2001-2008
Năm
DT/V
Lượng tăng/giảm tuyệt đối
(Trđ)
Tốc độ phát triển
Tốc độ tăng
(%)
(%)
LH
ĐG
LH
ĐG
LH
ĐG
2001
1.52
-
-
-
-
-
-
2002
1.58
0.06
0.06
103.95
103.95
3.95
3.95
2003
1.69
0.11
0.17
106.96
111.18
6.96
11.18
2004
1.76
0.07
0.24
104.14
115.79
4.14
15.79
2005
1.82
0.06
0.3
103.41
119.74
3.41
19.74
2006
1.59
-0.23
0.07
87.36
104.61
-12.64
4.61
2007
1.04
-0.55
-0.48
65.41
68.42
-34.59
-31.58
2008
1.12
0.08
-0.4
107.69
73.68
7.69
-26.32
BQ
1.52
-0.06
95.73
-4.27
Nhận xét : Từ bảng tính toán và đồ thị cho thấy hiệu suất sử dụng tổng vốn sản xuất kinh doanh bình quân của Xí nghiệp giai đoạn 2001-2008 là 1.52 Trđ/Trđ. Trong giai đoạn này thì hiệu suất sử dụng tổng vốn sản xuất kinh doanh có tốc độ tăng bình quân là -4.27%, lượng giảm bình quân hàng năm là 0.06 Trđ/Trđ.
Giai đoạn 2001 - 2008 hiệu suất sử dụng tổng vốn sản xuất kinh doanh tính theo doanh thu của Xí nghiệp tăng ở những từ năm 2002 đến năm 2005 và năm 2008, những năm này đều có tốc độ phát triển liên hoàn lớn hơn 100% cho thấy hiệu suất sử dụng tổng vốn sản xuất kinh doanh tính theo doanh thu của những năm này là cao hơn những năm trước nó. Là do: Tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của tổng vốn sản xuất kinh doanh. Trong đó năm 2005 là năm tăng cao nhất: năm 2005 cứ 1 Trđ tổng vốn sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 1.82Trđ doanh thu, còn năm 2004 tạo ra được 1.76 Trđ doanh thu. Hiệu suất sử dụng tổng vốn sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp giảm ở những năm 2006, 2007 bởi tốc độ phát triển liên hoàn đểu nhỏ hơn 100% là do: Tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng vốn sản xuất kinh doanh. Trong đó năm 2007 là năm có tốc độ giảm mạnh nhất, cụ thể : năm 2007 cứ 1Trđ tổng vốn sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp tạo ra được 1.04 Trđ doanh thu còn năm 2006 tạo ra được 1.59Trđ doanh thu.
4.2.2. Tỷ suất lợi nhuận tính theo tổng vốn sản xuất kinh doanh
Bảng2.18 : Tỷ suất lợi nhuận tính theo tổng vốn sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp giai đoạn 2001-2008
Năm
Lợi nhuận
(M)
( Trđ)
Tổng vốn sản xuất kinh doanh
(V)
(Trđ)
Tỷ suất lợi nhuận tính theo
tổng vốn sản xuất kinh doanh
(M/V)
( Trđ/Trđ)
2001
61
6800
0.009
2002
66
6500
0.010
2003
80
6700
0.012
2004
74
7100
0.010
2005
90
7200
0.013
2006
92
8500
0.011
2007
94
13500
0.007
2008
108
14000
0.008
Bảng2.19 : Biến động Tỷ suất lợi nhuận tính theo tổng vốn sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp giai đoạn 2001-2008
Năm
M/V
(Trđ/Trđ)
Lượng tăng/giảm tuyệt đối
(Trđ)
Tốc độ phát triển
Tốc độ tăng
(%)
(%)
LH
ĐG
LH
ĐG
LH
ĐG
2001
0.009
-
-
-
-
-
-
2002
0.010
0.001
0.001
111.111
111.111
11.111
11.111
2003
0.012
0.002
0.003
120.000
133.333
20.000
33.333
2004
0.010
-0.002
0.001
83.333
111.111
-16.667
11.111
2005
0.013
0.003
0.004
130.000
144.444
30.000
44.444
2006
0.011
-0.002
0.002
84.615
122.222
-15.385
22.222
2007
0.007
-0.004
-0.002
63.636
77.778
-36.364
-22.222
2008
0.008
0.001
-0.001
114.286
88.889
14.286
-11.111
BQ
0.010
-0.00014
98.331
-1.669
Nhận xét : Từ bảng tính toán và đồ thị trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận bình quân tính theo tổng vốn sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp là 0.010 Trđ/Trđ. Tốc độ giảm bình quân là 1.669%. Lượng giảm tuyệt đối bình quân là 0.00014 Trđ/Trđ.
Giai đoạn 2001 – 2008 tỷ suất lợi nhuận tính theo tổng vốn sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp biến động không đều. Tỷ suất lợi nhuận tính theo tổng vốn sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp có tốc độ phát triển liên hoàn nhỏ hơn 100% ở các năm 2004 và 2007 cho thấy tỷ suất lợi nhuận tính theo tổng vốn sản xuất kinh doanh của hai năm này giảm so với các năm trước nó ( là 2003 và 2006). Là do: Tốc độ tăng của lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng vốn sản xuất kinh doanh. Trong đó, năm 2007 là năm có tốc độ giảm mạnh nhất, cụ thể: năm 2007 cứ 1 Trđ tổng vốn sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp tạo ra được 0.007 Trđ lợi nhuận, còn năm 2006 tạo ra được 0.011 Trđ. Các năm còn lạo đều có tốc độ phát triển lớn hơn 100% cho thấy tỷ suất lợi nhuận tính theo tổng vốn sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp năm sau tăng so với năm trước do tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của tổng vốn sản xuất kinh doanh. Trong đó năm 2005 có tốc độ tăng lớn nhất, cụ thể: năm 2005 cứ 1 Trđ của tổng vốn sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp thì tạo ra được tạo ra được 0.013 Trđ lợi nhuận còn năm 2004 tạo ra được 0.010 Trđ lợi nhuận.
4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn
4.3.1 Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn tính theo doanh thu
Bảng 2.20 : Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn của Xí nghiệp
giai đoạn 2001-2008
Năm
Doanh thu
(DT)
(Trđ)
Vốn ngắn hạn
()
(Trđ)
Hiệu suất sử dụng
tổng vốn sản xuất kinh doanh tính theo doanh thu
( )
( Trđ/Trđ)
2001
10356
470
22.03
2002
10254
500
20.51
2003
11300
400
28.25
2004
12510
430
29.09
2005
13123
457
28.72
2006
13501
500
27.00
2007
14100
800
17.63
2008
15651
1200
13.04
Bảng 2.21 : Biến động hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn của Xí nghiệp
giai đoạn 2001-2008
Năm
Lượng tăng (giảm )tuyệt đối
(Trđ)
Tốc độ phát triển
Tốc độ tăng
(%)
(%)
LH
ĐG
LH
ĐG
LH
ĐG
2001
22.03
-
-
-
-
-
-
2002
20.51
-1.52
-1.52
93.10
93.10
-6.90
-6.90
2003
28.25
7.74
6.22
137.74
128.23
37.74
28.23
2004
29.09
0.84
7.06
102.97
132.05
2.97
32.05
2005
28.72
-0.37
6.69
98.73
130.37
-1.27
30.37
2006
27.00
-1.72
4.97
94.01
122.56
-5.99
22.56
2007
17.63
-9.37
-4.40
65.30
80.03
-34.70
-19.97
2008
13.04
-4.59
-8.99
73.96
59.19
-26.04
-40.81
BQ
23.28
-1.28
92.78
-7.22
Nhận xét : Từ bảng tính toán và đồ thị cho thấy hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn bình quân của Xí nghiệp giai đoạn 2001-2008 là 23.38 Trđ/Trđ. Trong giai đoạn này thì hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn có tốc độ tăng bình quân là -7.22%, lượng giảm tuyệt đối bình quân hàng năm là 1.28 Trđ/Trđ.
Giai đoạn 2001 - 2008 hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn của Xí nghiệp tăng ở các năm 2003 và 2004, những năm này đều có tốc độ phát triển liên hoàn lớn hơn 100% cho thấy hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn của những năm này là cao hơn những năm trước nó. Là do: Tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của vốn ngắn hạn. Trong đó năm 2004 là năm tăng cao nhất, cụ thể: năm 2004 cứ 1 Trđ vốn ngắn hạn của Xí nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 29.09 Trđ doanh thu, còn năm 2003 tạo ra được 28.25 Trđ doanh thu. Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn của Xí nghiệp giảm ở những năm còn lại, bởi tốc độ phát triển liên hoàn đểu nhỏ hơn 100% là do: Tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn ngắn hạn. Trong đó năm 2008 là năm có tốc độ giảm mạnh nhất, cụ thể : năm 2008 cứ 1Trđ vốn ngắn hạn của Xí nghiệp tạo ra được 17.63 Trđ doanh thu còn năm 2007 tạo ra được 13.04Trđ doanh thu.
4.3.2. Tỷ suất lợi nhuận tính theo tổng vốn ngắn hạn
Bảng 2.22 : Tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn ngắn hạn của Xí nghiệp
giai đoạn 2001-2008
Năm
Lợi nhuận
(M)
( Trđ)
Vốn ngắn hạn
()
(Trđ)
Tỷ suất lợi nhuận tính theo
vốn ngắn hạn
()
( Trđ/Trđ)
2001
61
470
0.130
2002
66
500
0.132
2003
80
400
0.200
2004
74
430
0.172
2005
90
457
0.197
2006
92
500
0.184
2007
94
800
0.118
2008
108
1200
0.090
Bảng 2.23 : Biến động Tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn ngắn hạn của Xí nghiệp
giai đoạn 2001-2008
Năm
(Trđ/Trđ)
Lượng tăng/giảm tuyệt đối
(Trđ)
Tốc độ phát triển
Tốc độ tăng
(%)
(%)
LH
ĐG
LH
ĐG
LH
ĐG
2001
0.13
-
-
-
-
-
-
2002
0.132
0.002
0.002
101.538
101.538
1.538
1.538
2003
0.2
0.068
0.070
151.515
153.846
51.515
53.846
2004
0.172
-0.028
0.042
86.000
132.308
-14.000
32.308
2005
0.197
0.025
0.067
114.535
151.538
14.535
51.538
2006
0.184
-0.013
0.054
93.401
141.538
-6.599
41.538
2007
0.118
-0.066
-0.012
64.130
90.769
-35.870
-9.231
2008
0.09
-0.028
-0.040
76.271
69.231
-23.729
-30.769
BQ
0.153
-0.006
94.882
-5.118
Nhận xét : Từ bảng tính toán và đồ thị trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận bình quân tính theo vốn ngắn hạn của Xí nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu là 0.153 Trđ. Tốc độ tăng bình quân là -5.188%. Lượng giảm tuyệt đối bình quân là 0.006 Trđ.
Giai đoạn 2001 – 2008 tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn ngắn hạn của Xí nghiệp biến động không đều. Tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn ngắn hạn của Xí nghiệp có tốc độ phát triển liên hoàn nhỏ hơn 100% ở các năm 2004,2006, 2007và 2008 cho thấy tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn ngắn hạn của các năm này giảm so với các năm trước nó. Là do: Tốc độ tăng của lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn ngắn hạn. Trong đó, năm 2008 là năm có tốc độ giảm lớn nhất, cụ thể: năm 2008 cứ 1 Trđ vốn ngắn hạn của Xí nghiệp tạo ra được 0.009 Trđ lợi nhuận, còn năm 2007 tạo ra được 0.018 Trđ. Các năm còn lạo đều có tốc độ phát triển lớn hơn 100% cho thấy tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn ngắn hạn của Xí nghiệp năm sau tăng so với năm trước do tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của vốn ngắn hạn. Trong đó năm 2003 có tốc độ tăng lớn nhất, cụ thể: năm 2003 cứ 1 Trđ vốn ngắn hạn của Xí nghiệp thì tạo ra được tạo ra được 0.2 Trđ lợi nhuận còn năm 2002 tạo ra được 0.132 Trđ lợi nhuận.
4.4. Đánh giá tình hình trang bị và sử dụng tài sản cố định (TSCĐ)
4.4.1. Mức trang bị TSCĐ cho một lao động của Xí nghiệp
Bảng 2.24: Mức trang bị TSCĐ cho một lao động của Xí nghiệp
giai đoạn 2001-2008
Năm
Giá trị TSCĐ
(Trđ)
Lao động
(người)
Mức trang bị TSCĐ cho một lao động
(Trđ/người)
2001
6330
78
81.15
2002
6000
76
78.95
2003
6300
76
82.89
2004
6670
72
92.64
2005
6743
70
96.33
2006
8000
69
115.94
2007
1270
62
204.84
2008
1280
62
206.45
Bảng 2.25: Biến động mức trang bị TSCĐ cho một lao động của Xí nghiệp
giai đoạn 2001-2008
Năm
(trđ/người)
Lượng tăng/giảm tuyệt đối
(Trđ)
Tốc độ phát triển
Tốc độ tăng
(%)
(%)
LH
ĐG
LH
ĐG
LH
ĐG
2001
81.15
-
-
-
-
-
-
2002
78.95
-2.20
-2.20
97.29
97.29
-2.71
-2.71
2003
82.89
3.94
1.74
104.99
102.14
4.99
2.14
2004
92.64
9.75
11.49
111.76
114.16
11.76
14.16
2005
96.33
3.69
15.18
103.98
118.71
3.98
18.71
2006
115.94
19.61
34.79
120.36
142.87
20.36
42.87
2007
204.84
88.90
123.69
176.68
252.42
76.68
152.42
2008
206.45
1.61
125.30
100.79
254.41
0.79
154.41
BQ
119.90
17.90
114.27
14.27
Nhận xét : Từ bảng tính toán và đồ thị cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu Xí nghiệp có mức trang bị TSCĐ bình quân cho một lao động là 119.9tr/người. Tốc độ tăng bình quân của mức trang bị TSCĐ cho một lao động là 14.27 Trđ/người. Lượng tăng tuyệt đối là 17.9 Trđ/người.
Trong giai đoạn 2001-2008 mức trang bị TSCĐ cho một lao động của Xí nghiệp hầu hết là tăng và chỉ giảm ở năm 2002. Năm 2002 có tốc độ phát triển liên hoàn nhỏ hơn 100% thể hiện năm 2002 có mức trang bị TSCĐ cho một lao động thấp hơn năm 2001, là do : tốc độ phát triển của giá trị TSCĐ nhỏ hơn tốc độ phát triển số lao động của Xí nghiệp. Cụ thể : năm 2002 cứ 1 lao động tham gia vào hoạt động sản xuất của Xí nghiệp thì được trang bị 78.95 Trđ TSCĐ, còn năm 2001 là 81.15 Trđ TSCĐ. Tốc độ phát triển mức trang bị TSCĐ cho một lao động của Xí nghiệp đều lớn hơn 100% ở các năm còn lại thể hiện mức trang bị TSCĐ cho một lao động ở những năm này lớn hơn các năm trước đó,là do : tốc độ phát triển của giá trị TSCĐ lớn hơn tốc độ phát triển số lao động của Xí nghiệp. Trong đó, năm 2008 là năm có tốc độ tăng mức trang bị TSCĐ cho một lao động của Xí nghiệp là lớn nhất, cụ thể : năm 2008 cứ 1 lao động tham gia vào hoạt động sản xuất của Xí nghiệp thì được trang bị 206.45Trđ TSCĐ, còn năm 2007 là 204.84 Trđ TSCĐ
Hiệu suất TSCĐ tính theo doanh thu
Bảng 2.26 : Hiệu quả TSCĐ tính theo doanh thu của Xí nghiệp
giai đoạn 2001-2008
Năm
Doanh thu
(DT)
(Trđ)
Giá trị TSCĐ
(Trđ)
Hiệu suất TSCĐ tính theo doanh thu
(Trđ/Trđ)
2001
10356
6330
1.64
2002
10254
6000
1.71
2003
11300
6300
1.79
2004
12510
6670
1.88
2005
13123
6743
1.95
2006
13501
8000
1.69
2007
14100
12700
1.11
2008
15651
12800
1.22
Bảng 2.27 : Biến động hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo doanh thu
của Xí nghiệp giai đoạn 2001-2008
Năm
(Trđ/Trđ)
Lượng tăng/giảm tuyệt đối (Trđ)
Tốc độ phát triển
Tốc độ tăng
(%)
(%)
LH
ĐG
LH
ĐG
LH
ĐG
2001
1.64
-
-
-
-
-
-
2002
1.71
0.07
0.07
104.27
104.27
4.27
4.27
2003
1.79
0.08
0.15
104.68
109.15
4.68
9.15
2004
1.88
0.09
0.24
105.03
114.63
5.03
14.63
2005
1.95
0.07
0.31
103.72
118.90
3.72
18.90
2006
1.69
-0.26
0.05
86.67
103.05
-13.33
3.05
2007
1.11
-0.58
-0.53
65.68
67.68
-34.32
-32.32
2008
1.22
0.11
-0.42
109.91
74.39
9.91
-25.61
BQ
1.62
-0.06
95.86
-4.14
Nhận xét : Từ bảng tính và đồ thị thị cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo doanh thu bình quân của Xí nghiệp là 1.62 Trđ/Trđ. Tốc độ tăng bình quân là -4.14%. Lượng giảm tuyệt đối bình quân là 0.06 Trđ/Trđ.
Giai đoạn 2001 - 2008 hiệu suất sử dụng TSCĐ tính theo doanh thu của Xí nghiệp giảm ở những từ năm 2006 và 2007, hai năm này đều có tốc độ phát triển liên hoàn nhỏ hơn 100% cho thấy hiệu suất sử dụng TSCĐ tính theo doanh thu của hai năm này là thấp hơn những năm trước nó. Là do: Tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của giá trị TSCĐ. Trong đó năm 2007 là năm giảm mạnh nhất, cụ thể : năm 2007 cứ 1 Trđ TSCĐ của Xí nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 1.11Trđ doanh thu, còn năm 2006 tạo ra được 1.69 Trđ doanh thu. hiệu suất sử dụng TSCĐ tính theo doanh thu của Xí nghiệp ở những năm 2006, 2007 đều có tốc độ phát triển liên hoàn đểu lớn hơn 100% là do: Tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của giá trị TSCĐ.Điều này phản ánh hiệu suất sử dụng TSCĐ tính theo doanh thu của Xí nghiệp những năm này lớn hơn các năm trước no. Trong đó năm 2005 là năm có tốc độ tăng lớn nhất, cụ thể : năm 2005 cứ 1Trđ TSCĐ của Xí nghiệp tạo ra được 1.95Trđ
doanh thu còn năm 2004 tạo ra được 1.88Trđ doanh thu.
4.4.3 Tỷ suất lợi nhuận tính theo TSCĐ
Bảng 2.28 : Tỷ suất lợi nhuận tính theo TSCĐ của Xí nghiệp
giai đoạn 2001-2008
Năm
Lợi nhuận
(M)
( Trđ)
Giá trị TSCĐ
()
( Trđ )
Tỷ suất lợi nhuận tính theo TSCĐ
(Trđ/Trđ)
2001
61
6330
0.0096
2002
66
6000
0.0110
2003
80
6300
0.0127
2004
74
6670
0.0111
2005
90
6743
0.0133
2006
92
8000
0.0115
2007
94
12700
0.0074
2008
108
12800
0.0084
Bảng 2.29 : Biến động của tỷ suất lợi nhuận tính theo TSCĐ của Xí nghiệp
giai đoạn 2001-2008
Năm
(Trđ/Trđ)
Lượng tăng/giảm tuyệt đối (Trđ)
Tốc độ phát triển
Tốc độ tăng
(%)
(%)
LH
ĐG
LH
ĐG
LH
ĐG
2001
0.0096
-
-
-
-
-
-
2002
0.011
0.0014
0.0014
114.5833
114.5833
14.5833
14.5833
2003
0.0127
0.0017
0.0031
115.4545
132.2917
15.4545
32.2917
2004
0.0111
-0.0016
0.0015
87.4016
115.6250
-12.5984
15.6250
2005
0.0133
0.0022
0.0037
119.8198
138.5417
19.8198
38.5417
2006
0.0115
-0.0018
0.0019
86.4662
119.7917
-13.5338
19.7917
2007
0.0074
-0.0041
-0.0022
64.3478
77.0833
-35.6._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2062.doc