Vận dụng một số phương pháp Thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp công nghiệp thời kỳ 2000-2007

MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt DN : Doanh nghiệp DNCN : Doanh nghiệp công nghiệp DTT : Doanh thu thuần DTT SXKD : Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh HQSD Hiệu quả sử dụng LĐBQ : Lao động bình quân NSLĐBQ : Năng suất lao động bình quân LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay sau khi Nhà nước ban hành và sửa đổi một số luật định về đăng ký kinh doanh, đặc biệt là sau khi nước ta tham gia vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) hoạt động trong khu vực doanh nghiệp có những nhiều thay đổi đá

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng một số phương pháp Thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp công nghiệp thời kỳ 2000-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng kể: môi trường sản xuất kinh doanh thông thoáng hơn, hoạt động sôi động hơn, vai trò của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp công nghiệp ngày càng quan trọng hơn. Trên thực tế sản xuất công nghiệp hiện nay trong tình trạng phát triển chưa đồng đều, bên cạnh các doanh nghiệp có quy mô lớn thì tồn tại rất ít doanh nghiệp vừa và nhỏ; bên cạnh các doanh nghiệp phát triển tố còn có các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản. Mặc dù vẫn còn rất nhiều các quan điểm khác nhau về mục tiêu của các doanh nghiệp nhưng ta có thể khẳng định mục tiêu lâu dài, bao trùm của mọi doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Do vậy để có cái nhìn tổng quát về các doanh nghiệp công nghiệp cần tiến hành phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cũng như dựa trên cơ sở nguồn số liệu thu thập được, em đã chọn đề tài:” Vận dụng một số phương pháp Thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp thời kỳ 2000-2007’’. Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập được chia làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh Chương 2: Thực trạng về doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2000-2007 Chương 3: Vận dụng một số phương pháp Thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp thời kỳ 2000-2007 NỘI DUNG Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1.1 Khái niệm: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế thể hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn lực trong quá trình tái sản xuất của đơn vị cơ sở. Nguồn lực ở đây bao gồm 3 yếu tố lao động, vốn và đất đai. Quan diểm 1: Hiệu quả kinh tế là biểu hiện của kết quả sản xuất bao gồm : số lượng sản phẩm, GO, GDP, VA, lợi nhuận…. Quan điểm 2: Hiệu quả kinh tế là đại lượng được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hay nói cách khác hiệu quả kinh tế là đại lượng so sánh giữa kết quả đầu ra so với chi phí đầu vào . Quan điểm 3: Hiệu quả kinh tế là quan hệ tỉ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả sản xuất kinh doanh so với phần tăng thêm của chi phí. Hiện nay chúng ta thường sử dụng quan điểm 2 để tìm hiểu và đánh giá về hiệu quả kinh tế. Cũng theo quan điểm này ta có 2 cách hiểu khác nhau về quan hệ so sánh giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào, tương ứng là 2 loại chỉ tiêu hiệu quả kinh tế khác nhau: - Nếu so sánh kết quả đầu ra và chi phí đầu vào bằng phép trừ thì ta có hiệu quả tuyệt đối: - Nếu so sánh kết quả đầu ra và chi phí đầu vào bằng phép chia thì ta có hiệu quả tương đối: (chỉ tiêu dạng thuận) hoặc (chỉ tiêu dạng nghịch) 1.1.2. Phân loại chỉ tiêu hiệu quả: - Theo phạm vi tính toán ta có thể phân thành : + Hiệu quả kinh tế. + Hiệu quả xã hội. + Hiệu quả đầu tư. + Hiệu quả môi trường….. - Theo hình thức tính toán bao gồm: + Hiệu quả dạng thuận + Hiệu quả dạng nghịch - Theo phạm vi tính các chỉ tiêu: + Hiệu quả đầy đủ + Hiệu quả tăng thêm + Hiệu quả cận biên - Theo hình thái biểu hiện bao gồm: + Hiệu quả ẩn + Hiệu quả hiện Hiện nay hầu hết các đơn vị mới chỉ tính toán được các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh dưới dạng hiện (hiệu quả hiện) mà chưa thể tính toán được hiệu quả ẩn. Nguyên nhân chủ yếu là do không thể xác định được các thiệt hại ẩn. 1.1.3 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh( Phân bieetk kết qur với hiệu quả) - Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù phản ánh mặt lượng cuả các hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào. - Nếu như kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh thì hiệu quả là phương tiện để đạt được mục tiêu đó. 1.2. Sự cần thiết phải tính và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế * Sự cần thiết phải tính hiệu quả sản xuất kinh doanh: Có thể nói mục tiêu lâu dài, mục tiêu bao trùm của mọi doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp phải tiến hành sản xuất các sản phẩm nhằm cung cấp cho thị trường. Muốn sản xuất sản phẩm, doanh nghiệp phải sử dụng các yếu tố đầu vào như: lao động, vốn, đất đai…Khi doanh nghiệp càng tiết kiệm các yếu tố này bao nhiêu thì lợi nhuận thu được càng lớn bấy nhiêu. Mặt khác để tiết kiệm các nguồn lực, doanh nghiệp phải có chiến lược sản xuất kinh doanh cụ thể, đúng đắn; phải phân bổ nguồn lực hợp lý, thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Để làm được điều đó càn phải đo lường hiệu quả. Thông qua kết quả đo lường này mà ta có thể xác định được hiệu quả sử dụng từng nguồn lực nói riêng và của toàn bộ các nguồn lực nói chung. Từ đó mới biết được chiến lược sản xuất kinh doanh đúng ở mức nào, phân bổ nguồn lực hợp lý và chưa hợp lý ở chỗ nào….Vì vậy việc tính toán để đánh giá nhằm đưa ra các thông tin phục vụ cho việc đưa ra các quyết định trong doanh nghiệp. *) Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Chúng ta ngày càng sử dụng nhiều các nguồn lực cảu xã hội để sản xuất ra sản phẩm. trong khi các nguồn lực sản xuất ngày càng khan hiếm thì nhu cầu của con người lại ngày càng đa dạng, phong phú và dường như không có giới hạn.Vì thế mà khi một doanh nghiệp tham gia thị trường thì phải đặt ra 3 câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Nếu doanh nghiệp không tìm ra được phương án trả lời chính xác thì sẽ sử dụng sai nguồn lực sản xuất xã hôi để sản xuất ra sản phẩm không có khả năng tiêu thụ trên thị trường thì sẽ không thể tồn tại được. Khi đã có khả năng tham gia vào thị trường, doanh nghiệp phải tìm cách đứng vững và phát triển. Đặc biệt với nền kinh tế mở như hiện nay, doanh nghiệp phải luôn tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh: về chất lượng, về giá cả, về sự khác biệt hóa, ….Để duy trì lợi thế về giá cả, doanh nghiệp phải sử dụng tiết kiệm nguồn lực hơn so với các doanh nghiệp khác. Có thể nói hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù phản ánh tính chất tương đối của việc sử dụng tiết kiệm nguồn lực, nó là điều kiện để thực hiện mục tiêu lâu dài, bao trùm của doanh nghiệp. Ví thế nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình. *) Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp tận dụng và tiết kiệm được các nguồn lực hiện có. - Thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ, tạo cơ sở thực hiên công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước. - Nâng cao năng suất lao động, giúp giảm giá thành tạo ra lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường. - Nâng cao đời sống vật chất và tinh thân cho ngưòi lao động. Đặc biệt nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng mà còn quan trọng trong sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đó là cơ sở vật chất để nâng cao mức sống dân cư. Ở nước ta hiện nay, khi tình trạng thiếu vốn trầm trọng không cho phép phát triển nền kinh tế theo chiêu rộng (tăng nguồn lao động, tăng nguồn vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh…) thì tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong các yếu tố làm tăng sự cạnh tranh, tạo ra lợi thế trong quan hệ quốc tế. 1.3. Một số phương hướng phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả và so sánh chúng với một tiêu chuẩn nào đó để xem xét doanh nghiệp đó có hiệu quả hay không và hiệu quả ở mức nào. Quan trọng hơn cả là việc tính toán và so sánh các số liệu để thấy được sự phát triển, tính đúng đắn cũng như sai lầm phạm phải trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để đánh giá chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách hiệu quả, cần tính toán các chỉ tiêu hiệu quả trong một thời gian dài (nhiều tháng, nhiều quý, nhiều kỳ, nhiều năm…). Sau đó dùng các tiêu chuẩn về hiệu quả để khẳng định xem có hay không có tính hiệu quả, phân tích xu hướng các chỉ tiêu đó cũng như có thể tính toán được cho tương lai. Muốn vậy cần tính toán và so sánh: - So sánh theo thời gian: Ta có thể biết xu hướng vận động của chỉ tiêu năng suất đó theo trong một thời gian dài, có thể phát hiện được xu thế vận động qua thời gian. Tuy nhiên nhược điểm của cách so sánh này là ta chỉ so sánh được “nó với chính nó” mà không so sánh được với tổng thể, dễ so sánh cái “chưa tốt này” với cái “chưa tốt” khác. - So sánh theo không gian: Càng so sánh ở phạm vi rộng thì việc đánh giá càng chính xác. Mặc dù vẫn còn hàm chứa việc so sánh những cái chưa tốt với nhau nhưng đây vẫn là cách so sánh tốt nhất. - So sánh giữa thực tế và kế hoạch, định mức: Nhờ đó ta thấy được từng chỉ tiêu ở từng thời kỳ là hơn hay kém so với kế hoạch hoặc định mức. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có ý nghĩa khi mà các kế hoạch đề ra sát với thực tế, được tính toán dựa trên cơ sở khoa học. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi một doanh nghiệp tham gia thị trường nó luôn phải chịu tác động của một loạt các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài lên hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng cho tha cái nhìn khách quan về điểm mạnh cũng như điểm yếu trong bản thân doanh nghiệp, thấy được các nguy cơ thách thức cũng như các cơ hội mà thị trường đem lại. 1.4.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài: Đây là các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh của là tổng thể các yếu tố, các điều kiện khách quan và chủ quan bên ngoài doanh nghiệp, luôn vận động biến đổi và có quan hệ tương tác lẫn nhau; có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên các hoạt động của doanh nghiệp. Các nhân tố bên ngoài là các nhân tố mà doanh nghiệp không thể tác động biến đổi được, nó tồn tại khách bên ngoài doanh nghiệp. Mỗi biến đổi của nó ảnh hưởng rất mạnh mẽ lên doanh nghiệp. Tác động đó có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Vì thế đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm, tìm hiểu, phân tích để đưa ra các kế hoạch, chiến lược phù hợp với sự thay đổi của môi trường. Các yếu tố ảnh hưởng đó là: Yếu tố kinh tế Yếu tố chính trị- pháp luật Yếu tố công nghệ Các yếu tố tự nhiên Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng 1.4.2. Các nhân tố bên trong: Đây là các nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tác động điều chỉnh các nhân tố này sao cho có thể phát huy hết khả năng cũng như năng lực của mình, phát huy điểm mạnh, hạn chế các điểm yếu. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến hiệu suất lao động bao gồm: Lao động Cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật Quan điểm của nhà quản trị Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin 1.5. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.5.1. Lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất a) Quyết định mức sản xuất và phân bổ các yếu tố đầu vào Tại một thời điểm nào đó doanh nghiệp có thể theo đuổi rất nhiều mục tiêu ngắn hạn nhưng mục tiêu lâu dài và bao trùm của doanh nghiệp chính là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, trong mọi thời kỳ doanh nghiệp phải quyết định chính xác mức sản xuất của mình. Theo lý thuyết tối ưu thì điều kiện thỏa mãn là doanh thu cận biên thu được từ sản phẩm cuối cùng phải bằng chi phí cận biện bỏ ra để sản xuất sản phẩm đó. Ngoài ra để sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hiệu quả tối đa thì phải sử dụng mỗi nguồn lực sao cho chi phí bỏ ra để có đơn vị sản phẩm cuối cùng bằng với doanh thu mà nó đem lại. b) Xác định điểm hòa vốn Khi tham gia thị trường, để sản xuất một loại sản phẩm nào đó doanh nghiệp cần phải tính toán để biết được số lượng cần sản xuất ra với mức giá đầu vào cụ thể là bao nhiêu, bán với giá nào để hòa vốn và bắt đầu có lãi. Hay nói cách khác là phải xác định và phân tích điểm hòa vốn. Điểm hòa vốn là số lượng sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra, tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Tại đó lợi nhuận của doanh nghiệp bằng 0. Phân tích điển hòa vốn chính là việc phân tích mối quan hệ tối ưu giữa chi phí kinh doanh, doanh thu, sản lượng và giá cả sản xuất kinh donah của doanh nghiệp. 1.5.2. Tăng cường quản trị chiến trong kinh doanh Chiến lợc kinh doanh được coi là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiển chúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Nói cách khác đó là một nghệ thuật thiết kế tổ chức các phơng tiện nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp với sự biến đổi của môi trờng kinh doanh. Chiến lược kinh doanh phải được xây dựng theo một quy trình khoa học, thể hiện được tính linh hoạt với thị trường. Đó không phải là bản thuyết trình chung chung mà phải thể hiện qua các mục tiêu cụ thể, mục tiêu ngắn hạn; thể hiện được sự nắm bắt tận dụng những cơ cũng như hạn chế được những nguy, thách thức hôị mà thị trường mang lại; phát huy tối đa các điểm mạnh, giảm tối thiểu các điểm yếu của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạch định chiến lược phải đảm bảo tính hài hòa, thống nhất giữa chiến lược tổng quát và chiến lược các bộ phận. 1.5.3. Đào tạo, phát triển và tạo động lực cho đội ngũ người lao động Lao động là yếu tố đầu vào có tính chat quyết định trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Và lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì thế vấn đề tuyển dụng, đào tạo, bối dưỡng để nâng cao trình độ tay nghề, chất lượng lao động là vấn đề hết sức quan trọng, được ban quản trị rất quan tâm. Tuy nhiên không phải có một đội ngũ lao động giỏi là đã thành công. Nhà quản trị phải biết cách sử dụng hợp lý nguồn nhân lực đó thì mới đem lại hiệu quả cao. Phải biết phân bố hợp lý, phù hợp với yêu cầu của công việc cũng như trình độ, năng lực, nguyện vọng của mỗ người. Phải đảm bảo sự cân đối thường xuyên trong sản xuất, sự phù hợp với những thay đổi của môi trường. Khi giao việc phải xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như trách nhiệm cụ thể của các cá nhân. Tránh hiện tượng chồng chéo trong phân công nhiệm vụ: một người không làm nhiều công việc, một công việc hay một loạt các công việc có liên quan đến nhau không nên xé lẻ ra và phân công cho quá nhiều người. Trong công việc, động lực cá nhân và tập thể là yếu tố quyết định khả năng sáng tạo, là sợi dây liên kết mọi người lại với nhau. Và yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đén động lực là việc khuyến khích người lao động bằng các lợi ích vật chất cũng như tinh thần: thưởng bằng tiền, thưởng bằng hiện vật, thăng chức, tổ chức đi nghỉ mát, đi du lịch….. 1.5.4. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh Không ai có thể phủ nhận tác động to lớn của công nghệ kỹ thuật tới hiệu quả hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì thế nhu cầu đổi mới khoa học, kỹ thuật là tất nhiên. Song, việc đầu tư các máy móc thiết bị đòi hỏi một nguồn đầu tư lớn về cả nhân lực và vốn đầu tư, đòi hỏi thời gian, kinh nghiệm. Hiện nay nước ta chủ yếu đổi mới và phát triển khoa học kỹ thuật theo các hướng sau: Nâng cao chất lượng quản trị khoa học kỹ thuật, từng bước hoàn thiện quản trị . Nghiên cứu, đánh giá chuyển giao công nghệ một cách hiệu quả, tiến tới làm chủ công nghệ, nghiên cứu và sáng tạo các công nghệ mới. Nghiên cứu, đánh giá và nhập các thiết bị máy móc phù hợp với trình độ kỹ thuật, khả năng tài chính; sử dụng có hiệu quả các thít bị đó. Ngiên cứu sử dụng vật liệu mới và các vật liệu thay thế theo nguyên tắc: nguồn lực dễ kiếm hơn, rẻ hơn nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu và ứng dụng tin học trong mọi lĩnh vực: từ quản trị sản xuất tới quản trị kỹ thuật và các hoạt động sản xút kinh doanh khác. 1.5.5. Hoàn thiện hoạt động quản trị trong doanh nghiệp Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị phải gọn, nhẹ, đồng thời năng động, linh hoạt có khả năng ứng phó được với những thay đổi của môi trường xung quanh. Phải xác định rõ chức năng nhiệm vụ, vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa các cá nhân và giữa các bộ phận. Việc thiết lập thông tin là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng trong doanh nghiệp, phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin, đảm bảo tính kịp thời, thường xuyên và tính chính xác của thông tin. Phù hợp với khả năng khai thác và sử dụng thông tin của doanh nghiệp. Đảm bảo chi phí thu thập, xử lý, khai thác và sử dụng thông tin là thấp nhất. Phù hợp với trình độ phát triển công nghệ kỹ thuật, công nghệ thông tin, từng bước hòa nhập với hệ thống thông tin quốc tế. Tăng cường công tác thu nhận, xử lý thông tin, đảm bảo tính nhanh nhạy, thường xuyên bổ sung, cập nhật thông tin. 1.5.6. Tăng cường và mở rộng quan hệ giữa doanh nghiệp với xã hội. Cùng với sự phát triển và mở rộng thị trường, sự phụ thuộc giữa các doanh nghiệp với thị trường cũng như doanh nghiệp với doanh nghiệp ngày càng chặt chẽ. Doanh nghiệp nào biết khai thác, tận dụng tốt các mối quan hệ bạn hàng thì doanh nghiệp đó càng có cơ hội phát triển. Cụ thể: Giải quyết tốt các mối quan hệ với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng trung thành. Có thể nói khách hàng là đối tượng duy nhất mà doanh nghiệp phục vụ, là lý do mà doanh nghiệp tồn tại, là cơ hôi để doanh nghiệp thu được lợi nhuận. Giải quyết tốt các mối quan hệ của doanh nghiệp với các nhà cung cấp, các đơn vị tiêu thụ, các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề kinh doanh hoặc khác ngành nghề. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể giảm được các chi phí đầu vào. Giải quyết tốt mối quan hệ của doanh nghiệp với các cơ quan quản lý vĩ mô. Tọa sự uy tín, sự tín nhiệm cũng như danh tiêng trên thị trường. Đây không phải là vật chất có thể mua được nhưng lại là điều kiện đảm bảo cho hiệu quả lâu dài và bền vững của doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật. Đây là diều kiện không thể thiếu để doanh nghiệp phát triển bền vững. Chương 2: Thực trạng về doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2000-2007 2.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1. Khái niệm về công nghiệp Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, bao gồm: *) Công nghiệp khai thác mỏ Ngành công nghiệp khai thác mỏ tiến hàng các hoạt động khai thác bằng hầm lò, khai thác lộ thiên, khai thác bằng giếng các khoáng sản tự nhiên như khí tự nhiên (dạng khí), dầu lò (dạng lỏng), than đá, quặng kim loại (dạng rắn). Ngoài ra còn một số hoạt động phụ nữa như sàng, nghiền, mài được tiến hành ngay tại mỏ để sản xuất ra những nguyên liệu ban đầu của công nghiệp (còn gọi là nguyên liệu nguyên thủy). *) Công nghiệp chế biến Ngành công nghiệp chế biến tiến hành các hoạt động làm thay đổi về mặt hóa học, vật lý hoặc thay đổi các thành phần cấu thành của nó, thay đổi về hình thức, tính chất của các nguyên liệu nguyên thủy để tạo ra các sản phẩm trung gian, tiếp tục chế biến tạo thành các sản phẩm cuối cùng như gia công, lắp ráp sản phẩm, mạ, sơn, đánh bóng,…. Các hoạt động này có thể sử dụng máy móc hoặc làm bằng thủ công, tại nhà máy hoặc tại nhà người lao động. *) Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước Ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước tiến hành các hoạt động sau: - Sản xuất, tập trung, truyền tải và phân phối điện. - Sản xuất nhiên liệu khí, sản xuất khí (bằng cách trộn khí được sản xuất với khí tự nhiên, hoặc bang cách các bon hóa than đá…). Tiến hành phân phối nhiên liệu khí bằng hê thống đường dẫn tới người tiêu dùng. - Khai thác và phân phối nước (không kể nước nóng) cho các đối tượng tiêu dùng. Sơ đồ 2.1: Các hoạt động chủ yếu của sản xuất công nghiệp Tư liệu sản xuất Khai thác Chế biến Sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước Tư liệu tiêu dùng 2.1.2. Khái niệm về doanh nghiệp công nghiệp Hiện nay chúng ta vẫn có thói quen định nghĩa doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp. Đó là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh. Ở đây ta hiểu doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, thành lập theo luật Doanh nghiệp Nhà nước, luật hợp tác xã, luật Doanh nghiệp, luật đầu tư trực tiếp của nước ngoài hoặc theo hệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài. Doanh nghiệp công nghiệp là đơn vị kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập; thực hiện một hay một số chức năng như khai thác tài nguyên thiên nhiên, chế biến sản phẩm, khai thác nông, lâm hải sản và các hoạt động có tính chất công nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm công nghiệp để phục vụ nhu cầu toàn xã hội. 2.2. Phân loại doanh nghiệp công nghiệp Tùy theo mục đích nghiên cứu, theo từng giác độ nghiên cứu, ta phân loại doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. *) Căn cứ vào các hoạt động chủ yếu của ngành: - Doanh nghiệp công nghiệp chế biến - Doanh nghiệp công nghiệp khai thác mỏ - Doanh nghiệp công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước *) Căn cứ vào khu vực doanh nghiệp (hay loại hình doanh nghiệp) a) Khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước là các tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối. Bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước Trung ương Doanh nghiệp nhà nước Địa phương b) Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Là các doanh nghiệp vốn trong nước, mà nguồn vốn thuộc sở hữu tập thể, một cá nhân, một nhóm người hoặc có sở hữu Nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống. Các hình thức biểu hiện của doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Hợp tác xã : Là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu chung, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật. Nhờ đó có thể phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên, giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp các dịch vụ đồng thời cải thiện đời sống góp phần vào sự phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước. Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Công ty hợp danh: Là doanh nghiệp có tối thiểu hai thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh là cá nhân có trình độ chuyên môn có uy tín nghề nghiệp. Họ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Ngoài các thành viên hợp danh còn có các thành viên góp vốn, họ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi vốn đã đống góp vào công ty. Công ty Trách nhiệm hữu hạn: - Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ của doanh nghiệp. - Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên: Là loại hình công ty đối vốn có tối thiểu hai thành viên và tối đa không quá 50 thành viên góp vốn thành lập. Công ty chỉ chịu trách nhiệm các khoản nợ bằng tài sản của mình. Công ty cổ phần : Là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau (gọi là cổ phần). Cổ đông là người chủ sở hữu cổ phần và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi giá trị cổ phần mà họ sở hữu. Bao gồm công ty cổ phần có vốn nhà nước và công ty cổ phần không có vốn nhà nước. Đây là loại hình doanh nghiệp ngày càng chiếm ưu thế bởi vì tính hiệu quả của nó và mang tính xã hội hóa cao. c) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài: Là doanh nghiệp do hai hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam, trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa chính phủ hai nước hoặc doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài. *) Căn cứ vào hình thức sở hữu có: - DN một chủ sở hữu và DN nhiều chủ sở hữu. - DN nhà nước, DN dân doanh, DN sở hữu hỗn hợp và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với DN một chủ sở hữu nếu chủ sở hữu là cá nhân thì đó là DN tư nhân còn nếu chủ sở hữu là tổ chức thì đó là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Ngoài ra các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và kinh doanh theo nghị định 66/HĐBT (một người sở hữu) cũng là DN một chủ sở hữu. Đối với DN nhiều chủ sở hữu nếu chủ sở hữu là các cá nhân thì đó là hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn trên một thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Còn nếu chủ sở hữu là tổ chức thì đó là công ty trách nhiệm hữu hạn trên một thành viên mà các tổ chức sung nhau thành lập. Ngoài ra các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và kinh doanh theo nghị định 66/HĐBT (nhiều người sở hữu) cũng được coi là DN nhiều chủ sở hữu. *) Căn cứ vào quy mô Căn cứ vào quy mô chúng ta sẽ phân chia thành doanh nghiệp có quy mô nhỏ, quy mô vừa và quy mô lớn. Tuy nhiên có khá nhiều quan điểm khác nhau trong việc phân loại quy mô. Vì thế việc xem xét doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa hay nhỏ chỉ có tính chất tương đối. - Theo quan điểm kỹ thuật: phân loại quy mô dựa vào năng lực sản xuất của doanh nghiệp thể hiện ở số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ theo đơn vị thích hợp mà doanh nghiệp có thể đáp ứng được như: Số sản phẩm, số hành khách, số giường bệnh, …. - Quan điểm phân loại quy mô của nước ta dựa trên tiêu thức về vốn và lao động. Đôi khi việc sử dụng đồng thời cả hai tiêu thức này có thể mâu thuẫn: doanh nghiệp có vốn lớn nhưng lại sử dụng ít lao động hoặc doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong khi tổng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh lại nhỏ. *) Căn cứ vào loại hình sản xuất ta chia thành : - Doanh nghiệp sản xuất khối lượng lớn. - Doanh nghiệp sản xuất hàng loạt. - Doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc. *) Căn cứ vào trình độ kỹ thuật chia thành: - Doanh nghiệp có trình độ thủ công. - Doanh nghiệp nửa cơ khí. - Doanh nghiệp cơ giới hóa. - Doanh nghiệp tự động hóa. 2.3. Thực trạng doanh nghiệp công nghiệp trong thời gian qua Qua các cuộc điều tra về doanh nghiệp hàng năm cho thấy vị trí của doanh nghiệp công nghiệp có vai trò quyết định trong sự tăng trưởng, ổn định và quá trình hội nhập của nền kinh tế đất nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có những tiến bộ đáng kể về cả quy mô, hiệu quả và chất lượng. Đồng thời còn giải quyết được một số vấn đề lớn của xã hội như: công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, thực hiện các chính sách xã hội…….. 2.3.1. Vị trí của doanh nghiệp công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ngày càng được củng cố và có vai trò quyết định trong sự tăng trưởng, ổn định và quá trình hội nhập của nền kinh tế đất nước. *) Vai trò vị trí của doanh nghiệp công nghiệp trong nền kinh tế quôc dân: Sau khi Nhà nước ban hành và sửa đổi một số luật định về đăng ký kinh doanh, nhất là sau khi nước ta tham gia vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) hoạt động trong khu vực doanh nghiệp có những nhiều thay đổi đáng kể: môi trường sản xuất kinh doanh thông thoáng hơn, hoạt động sôi động hơn, vai trò của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp công nghiệp ngày càng quan trọng hơn. Sự phát triển doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú ở nhiều loại hình kinh tế, nhiều ngành nghề, và diễn ra sôi động trên tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước làm thay đổi cơ cấu kinh tế. Sự phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhanh kéo theo sự đa dạng hóa các loại hình sở hữu, dặc biệt ở khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, tận dụng tối đa nội lực và ngoại lực vào phát triển kinh tế của cả nước. Song hành cùng với sự phát triển của doanh nghiệp công nghiệp là sự đổi mới về công nghệ, kỹ thuật. *) Vị trí của doanh nghiệp công nghiệp trong toàn bộ doanh nghiệp trong cả nước Bảng 2.1: Tỷ trọng một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp công nghiệp so với toàn bộ khu vực doanh nghiệp Đơn vị:% Chỉ tiêu Số DN có đến 31/12 (DN) Số lao động có đến 31/12 (người) NV có đến 31/12 (tỷ đồng) TSCD và ĐTDH có đến 31/12 (tỷ đồng) DTT (tỷ đồng) Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) Thuế và cá khoản đã nộp ngân sách (tỷ đồng) Tổng số DTT SXKD 2005 24,52 54,26 32,77 48,13 42,13 41,62 63,02 55,97 2006 23,44 55,26 31,19 39,25 40,59 40,93 61,88 59,74 2007 22,83 55,42 28,47 38,06 39,74 40,20 55,09 51,14 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Rõ ràng doanh nghiệp công nghiệp chiếm một vị trí rất quan trọng trong toàn bộ khu cực doanh nghiệp. Mặc dù tỷ trọng số lượng giảm dần trong thời gian gần đây nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng lớn (trên 20%) . Khu vực doanh nghiệp công nghiệp thu hút một số lượng lớn lao động, trên 50%, điều này có tác động tích cực trong việc giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống vậ chất và tinh thần cho cả xã hội. Tỷ lệ vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh luôn chiếm khoảng 30%, tạo ra tổng doanh thu thuần chiếm hơn 40% tổng doanh thu thuần toàn doanh nghiệp. Đặc biệt đây là khu vực doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất vào ngân sách nhà nước, tạo ra nguồn thu cho ngân sách. 2.3.2. Doanh nghiệp công nghiệp phát triển nhanh và ổn định về cả số lượng, quy mô và chất lượng. a) Số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng Bảng 2.2: Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm giai đoạn 2000-2007 Đơn vị: Doanh nghiệp Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Số DN 10938 13140 15858 18198 23192 27701 30786 35553 Nhìn vào bảng 2.2 và biểu đồ ta thấy số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn 2000-2007. Chỉ sau 8 năm số lượng công nghiệp đã tăng gấp 3,25 lần. Ta đi vào xem xét cụ thể thực trạng doanh nghiệp trong những năm gần đây. Bảng 2.3: Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm Chỉ tiêu Số doanh nghệp (DN) Tốc độ phát triển BQ 2005-2007 (%) Tốc độ tăng BQ 2005-2007 (DN) 2005 2006 2007 Tổng số 27701 30786 35553 1,1329 3926 Chia theo khu vực và thành phần kinh tế 1.KVDN nhà nước 1261 1133 1063 0,9181 -99 2. KVDN ngoài nhà nước 23761 26593 30940 1,1411 3589,5 3. KVDN có vốn đầu tư nước ngoài 2679 3060 3550 1,1511 435,5 Chia theo ngành SXKD chính 1.DNCN khai thác mỏ 1277 1369 1692 1,1511 207,5 2. DNCN chế biến 24017 26863 31057 1,1372 3520 3. DNCN sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước 2407 2554 2804 1,0793 198,5 Qua số liệu thống kê thu được t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22351.doc
Tài liệu liên quan