LỜI MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết của đề tài:
Để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, doanh nghiệp cũng đều phải tập hợp các phương tiện vật chất cũng như con người và thực hiện sự kết hợp giữa lao động với các yếu tố vật chất để tạo ra kết quả phù hợp với ý đồ của doanh nghiệp. Mục tiêu bao trùm lâu dài của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở những nguồn lực sẵn có. Lợi nhuận không chỉ phản ánh hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp mà nó còn phản á
85 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Vận dụng Một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả hoạt động của Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả là doanh nghiệp đạt được những mục tiêu kinh doanh đề ra đồng thời bảo toàn và phát triển vốn. Hơn nữa, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng sẽ góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng nền kinh tế và đời sống xã hội. Việc xem xét và phân tích hiệu quả kinh doanh là rất quan trọng, nó không chỉ cho biết việc sản xuất đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị tìm ra các nhân tố để đưa ra các giải pháp tối ưu, các phương pháp đúng đắn nhằm tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh, mục đích nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với lý do trên em chọn đề tài "Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả hoạt động của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông I" làm luận văn tốt nghiệp.
II. Nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương I : Lý luận chung về xây dựng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chương II: Hệ thống chỉ tiêu thống kê và một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng
Chương III: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả hoạt động của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1.
III. Phương pháp nghiên cứu :
Luận văn sử dụng phương pháp đồ thị, chỉ số, dãy số thời gian để phân tích.
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Hiệu quả hoạt động là phạm trù rất rộng và phức tạp bao gồm cả rủi ro trong kinh doanh, do vậy luận văn chỉ tập trung nghiên cứu một số chỉ tiêu hiệu quả cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nguồn số liệu phục vụ cho việc tính toán và phân tích được thu thập tại Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1.
Trong quá trình hoàn thành luận văn, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo GS.TS Phạm Ngọc Kiểm cùng các cô chú, anh chị phòng kế hoạch thống kê tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1. Do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu, luận văn không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn.
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
I. Hoạt động xây dựng và những đặc điểm cơ bản của xây dựng
1. Khái niệm hoạt động xây dựng:
Hoạt động xây dựng là quá trình lao động để tạo ra những sản phẩm xây dựng cho nền kinh tế quốc dân bao gồm các công việc :
- Thăm dò, khảo sát, thiết kế
- Xây dựng mới, xây dựng lại công trình
- Cải tạo mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá công trình
- Sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc
- Lắp đặt thiết bị, máy móc vào công trình
- Cho thuê phương tiện, máy móc thi công có người điều khiển đi kèm
2. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng và sản xuất xây dựng :
Sản phẩm xây dựng mà sản phẩm chính của nó là sản phẩm xây lắp. Nó là kết quả trực tiếp hữu ích do lao động trong lĩnh vực xây dựng sáng tạo ra.
* Sản phẩm xây dựng có đặc điểm sau:
- Sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc: đây là đặc điểm tương đối khác thường so với các ngành sản xuất vật chất khác. Xây dựng là những công trình xây dựng nhà cửa, vật kiến trúc... được làm theo đơn đặt hàng từ trước
- Sản phẩm xây dựng có tính cố định tại chỗ và phân bố tản mạn ở nhiều nơi.
- Sản phẩm xây dựng thường có kích thước lớn, chi phí lớn, giá trị rất cao, thời gian thi công lâu. Sản phẩm xây dựng là các công trình đã hoàn thành đòi hỏi thời gian sử dụng lâu dài, độ bền cao.
- Sản phẩm xây dựng phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện khí hậu, địa hình của địa phương và mang nhiều tính đa dạng, cá biệt cao về công dụng, cách cấu tạo và phương pháp sản xuất.Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho quá trình thi công thì công trình sẽ được tiến hành theo đúng tiến độ, chất lượng công trình được đảm bảo.
- Sản phẩm xây dựng liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung ứng nguyên vật liệu và cả về phương diện sử dụng sản phẩm của xây dựng làm ra. Sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp về kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật, quốc phòng.
* Đặc điểm của sản xuất xây dựng:
- Sản xuất xây dựng thường được tiến hành theo đơn đặt hàng cho từng trường hợp cụ thể vì vậy sản xuất xây dựng rất đa dạng, sản phẩm có tính cá biệt, đơn chiếc (các ngành khác thường sản xuất hàng loạt). Đặc điểm này dẫn đến yêu cầu cần xác định giá trước khi tiến hành xây dựng.
- Sản xuất xây dựng mang tính lưu động cao. Các công trình xây dựng thường được tiến hành trên địa bàn khác nhau vì thế nó gây khó khăn cho nhà thầu trong quá trình thi công cho các công trình về việc vận chuyển máy móc trang thiết bị, nhân công phục vụ cho quá trình thi công.
- Sản xuất xây dựng được tiến ành ngoài trời, chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu, địa hình nơi thi công. Đặc điểm này liên quan đến tiến độ thực hiện, vì vậy khi thi công cần lập tiến độ thi công hợp lý, tránh thi công trong điều kiện thời tiết xấu.
- Thời gian thi công các công trình xây dựng dài, các công trình xây dựng thường phức tạp.
- Sản xuất xây dựng liên quan đến nhiều ngành sản xuất khác như ngành cung cấp vật liệu xây dựng, các ngành có nhu cầu sử dụng sản phẩm của ngành xây dựng.
II. Bản chất và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1. Bản chất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào, con người cũng đều quan tâm đến hiệu quả. Nó là cơ sở để đánh giá khả năng thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, nó còn có ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng nền kinh tế và đời sống xã hội.Với một lượng chi phí nhất định, con người luôn mong muốn tạo ra được một kết quả lớn nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người do vậy việc nâng cao hiệu quả kinh tế là rất quan trọng, nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các công ty xây dựng nói riêng và cho nền kinh tế nói chung.
Hiệu quả là một phạm trù hết sức phức tạp. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Xét theo phạm vi toàn xã hội ta có quan điểm hiệu quả kinh tế xã hội, trong phạm vi doanh nghiệp đó là hiệu quả sản xuất kinh doanh, ở chuyên đề có thể xem xét một số quan điểm hiệu quả sản xuất kinh doanh sau :
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là đại lượng so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được so với chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nói cách khác, hiệu quả sản xuất kinh doanh là đại lượng so sánh giữa kết quả đầu vào và chi phí đầu ra.
Việc so sánh giữa những đại lượng trên có thể thực hiện theo dạng hiệu mà biểu hiện là các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối hay dạng thương có biểu hiện là các chỉ tiêu hiệu quả tương đối (trong dạng thương có dạng nghịch và dạng thuận). Quan điểm này có ưu điểm là chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối cho phép đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, từ đó có thể hình thành nên các phương trình hiệu quả dạng tổng, tích là cơ sở cho việc xây dựng mô hình phân tích. Còn dạng thương cho phép hình thành và phân tích hệ thống chỉ tiêu hiệu quả một cách sâu sắc. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như ở dạng hiệu trong một số trường hợp không thể thực hiện so sánh được (ví dụ như chi phí và kết quả không cùng đơn vị đo lường), kém nhạy cảm, và dễ bị nhầm lẫn giữa chỉ tiêu hiệu quả và chỉ tiêu kết quả.Ở dạng thương chỉ phản ánh hiệu quả theo chiều sâu.
- Hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực( lao động, máy móc,thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu đạt được của doanh nghiệp được đặc trưng bằng một hệ thống chỉ tiêu định tính và định lượng về kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế, được phản ánh qua nhịp độ tăng của các chỉ tiêu kinh tế. Cách hiểu này là phiến diện chỉ đứng trên giác độ biến động theo thời gian.
Từ các khái niệm nêu trên, ta có thể đưa ra một khái niệm về hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh như sau : hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
2. Phân biệt khái niệm hiệu quả và kết quả
* Để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh, ta cần phân biệt giữa khái niệm hiệu quả và kết quả.
Cần hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những sản phẩm do doanh nghiệp tạo ra mang lợi ích tiêu dùng cho xã hội, được thể hiện là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm phi vật chất. Kết quả là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định và đó cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể là những đại lượng cân đong đo đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần... và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ảnh mặt chất lượng, có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm...Do vậy kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp.
Từ khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh nói trên, có thể biểu hiện bằng công thức sau :
H = K/C
Ở đây hiệu quả sản xuất kinh doanh được biểu hiện bởi hai chỉ tiêu kết quả và chi phí hay nói cách khác là đầu ra và các nguồn lực đầu vào. Hai chỉ tiêu này có thể được xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị, việc sử dụng đơn vị giá trị luôn luôn đưa các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị đo lường - tiền tệ. Do vậy thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm chi phí và tiêu chuẩn của hiệu quả là việc tối đa hoá kết quả hoặc tối thiểu hoá chi phí dựa trên nguồn lực có sẵn.Vấn đề đặt ra ở đây là hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu hay là phương tiện của kinh doanh? Nhiều khi trong thực tế, các chỉ tiêu hiệu quả được sử dụng như mục tiêu cần đạt và trong nhiều trường hợp, người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biết "khả năng" tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả.
* Hiệu quả là phạm trù được sử dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội,...vì vậy cần phân biệt giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội để có thể nhận thức một cách đầy đủ về bản chất, quan điểm đánh giá hiệu quả từ đó cho phép doanh nghiệp phát hiện khả năng và tìm ra biện pháp đúng đắn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định hay phản ánh kết quả việc thực hiện các mục tiêu về mặt xã hội như cải thiện đời sống người lao động cả về vật chất lẫn tinh thần, giải quyết công ăn việc làm trong phạm vi toàn xã hội hoặc từng khu vực kinh tế, giảm số người thất nghiệp, nâng cao trình độ văn hoá, đảm bảo vệ sinh môi trường,...Hiệu quả xã hội thường được quan tâm, nghiên cứu ở phạm vi quản lý vĩ mô.
Hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế được nghiên cứu trên 2 giác độ vi mô và vĩ mô. Xét ở phạm vi nghiên cứu ta có hiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành, hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn đạt được hiệu quả kinh tế quốc dân cao thì vai trò điều tiết vĩ mô là cực kỳ quan trọng. Hiệu quả kinh tế có đảm bảo thì mới có thể tạo ra hiệu quả xã hội.
3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Khi bàn tới hiệu quả kinh doanh, nhiều nhà khoa học kinh tế đã đề cập đến mức chuẩn hiệu quả. Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế, chúng ta có thể thiết lập được mối quan hệ tỉ lệ giữa đầu ra và đầu vào và có thể sẽ cho một dãy các giá trị khác nhau. Vấn đề được đặt ra là trong các giá trị đạt được thì các giá trị nào phản ánh tính có hiệu quả và các giá trị nào sẽ nằm trong miền không đạt hiệu quả (phi hiệu quả). Tiêu chuẩn theo nghĩa đen là tiêu thức (tính chất) đặc biệt để đánh giá một tiêu thức khác phù hợp với những điều kiện nhất định. Ta có thể phân ra thành các quan điểm để đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.
*Quan điểm 1: Tăng kết quả sản xuất (tăng sản lượng, tăng giá trị tăng thêm (VA), tăng tổng giá trị sản xuất (GO), tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) và tăng lợi nhuận).
* Quan điểm 2: Tăng năng suất lao động gồm năng suất lao động sống (là năng suất lao động tính theo GO), năng suất lao động xã hội (là năng suất lao động tính theo VA,GDP) và năng suât lao động vật hoá (tiết kiệm chi phí trung gian thể hiện ở tăng hoặc giảm tỷ trọng IC trong GO).
*Quan điểm 3: Mức hiệu quả tối đa ( Hmax) có thể đạt được trong những điều kiện cụ thể.Theo quan điểm này, H thường < Hmax và như vậy H càng gần Hmax thì hoạt động sản xuất càng có hiệu quả và ngược lại.
* Quan điểm 4: Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là do quy luật kinh tế cơ bản quyết định (A.Xecfeev, M.Bo,...).Đạt được quan hệ tỉ lệ tối ưu giữa hiệu quả kinh tế đạt được so với chi phí hoặc nguồn lực đã bỏ ra để đạt được hiệu quả đó. Theo cách hiểu này, tiêu chuẩn HQKT có các biểu hiện cụ thể :
- Theo quan điểm xã hội là tăng GO và tăng GDP
- Theo quan điểm ngành là tăng VA và tăng GDP
- Theo quan điểm doanh nghiệp:
+ Có xét đến lợi ích của xã hội: tăng VA.
+ Không xét đến lợi ích của xã hội: tăng LN
Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế là thống nhất nhưng do hiệu quả kinh tế được đánh giá theo các quan điểm khác nhau nên tiêu chuẩn cũng khác nhau.
Xét trên phương diện lý thuyết, mặc dù các tác giả đều thừa nhận về bản chất khái niệm hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất song công thức khái niệm hiệu quả cũng chưa phải là công thức mà các nhà kinh tế thống nhất thừa nhận. Như vậy, không có tiêu chuẩn chung cho mọi công thức hiệu quả kinh tế, tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế còn phụ thuộc vào mỗi công thức xác định hiệu quả kinh tế cụ thể. Chẳng hạn với các chỉ tiêu hiệu quả liên quan đến các quyết định lựa chọn kinh tế sử dụng phương pháp cận biên người ta hay so sánh các chỉ tiêu như doanh thu biên và chi phí biên với nhau và tiêu chuẩn hiệu quả là doanh thu biên bằng với chi phí biên,...
Trong các quan điểm trên thì quan điểm thứ 4 được quan tâm nhiều nhất. Quan điểm này cho phép gắn hiệu quả kinh tế với lợi ích kinh tế, tức là động lực của sự tăng trưởng và phát triển kinh tế vì vậy để tạo động lực cho sự phát triển của nền kinh tế, cần kết hợp hài hoà và hợp lý giữa các loại lợi ích khác nhau ( lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội).
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả và một số chú ý khi phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau như nhân tố chủ quan, nhân tố khách quan, nhân tố vô hình và nhân tố hữu hình. Ta có thể đưa ra một vài nhân tố có tác động chủ yếu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh sau :
4.1. Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh có thể được nhìn nhận từ nhiều giác độ với những mục đích nghiên cứu khác nhau bao gồm môi trường pháp lý, môi trường vi mô, môi trường vĩ mô, môi trường văn hoá xã hội, môi trường tự nhiên...Và bất cứ một doanh nghiệp dù hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào cũng phải hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của mình. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng gồm các yếu tố thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, thị trường vốn, lao động...Ngoài các yếu tố đó, môi trường kinh doanh còn chứa đựng các mối quan hệ diễn ra bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như cơ chế chính sách của nhà nước, tình hình kinh tế thế giới, trao đổi quốc tế, hệ thống chính trị, mối quan hệ song phương diễn ra giữa các quốc gia, các hiệp định đa phương điều khiển mối quan hệ giữa các nhóm quốc gia, các tổ chức quốc tế,...Môi trường kinh doanh ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp phát triển.
Vì vậy, muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả, cần phân tích đầy đủ và đúng đắn môi trường kinh doanh để tạo lập căn cứ trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh thậm chí nếu dự đoán trước được sự thay đổi của môi trường ta có thể tận dụng được những thay đồi này, biến nó thành cơ hội cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
4.2.Tổ chức quản lý lao động
Trong thời đại hiện nay, nền kinh tế tri thức, tri thức của con người được xem như một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của toàn xã hội.Hiệu quả của mỗi quốc gia, ngành và doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động. Lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất (lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động), đồng thời nó giữ vai trò quan trọng nhất, đặc biệt trong hoạt động sản xuất xây lắp. Như ta đã biết, sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và trình độ tổ chức của bộ máy quản lý. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý doanh nghiệp, cần xây dựng tốt mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động, luôn tôn trọng và khuyến khích tính tự chủ sáng tạo của lực lượng lao động tạo ra sức mạnh tổng hợp phát huy hiệu quả của các yếu tố sản xuất đặc biệt là yếu tố con người.
Bộ máy quản lý tốt là bộ máy quản lý bao gồm đội ngũ cán bộ tinh thông, nhiệt tình, có kinh nghiệm trong công việc. Bộ máy này có gọn nhẹ, linh hoạt sẽ giúp doanh nghiệp khai thác tối đa lợi thế quy mô giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Việc tổ chức phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận trong doanh nghiệp sẽ tạo ra sự liên kết nhằm phát huy sức mạnh chung, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và đây cũng là một trong các biện pháp tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
4.3. Thị trường yếu tố sản xuất và tiêu thụ
Hệ thống thị trường trong nền kinh tế hàng hoá hiện đại bao gồm 3 bộ phận cấu thành: chủ thể thị trường, nhà kinh doanh và nhà tiêu dùng. Mạng lưới thị trường là một thể thống nhất hữu cơ các loại thị trường liên quan qua lại với nhau còn gọi là hệ thống thị trường, nó bao gồm không chỉ thị trường yếu tố sản xuất (thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường kỹ thuật, thị trường thông tin, thị trường nhà đất và các tổ chức trung gian thị trường...) mà còn rất nhiều thị trường có liên quan.Trong đó thị trường sản xuất và thị trường tiêu thụ là hai quá trình tồn tại song song, không thể tách rời, tạo điều kiện cho nhau mở rộng và phát triển. Quá trình hoạt động của hai thị trường trên có thể kết luận hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không.
Hoạt động trên thị trường luôn luôn nhạy bén, do vậy doanh nghiệp luôn phải nắm bắt được các thông tin trên thị trường một cách chính xác kịp thời, tìm hiểu về nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trên thị trường và kết hợp với các yếu tố đầu vào, điều kiện sản xuất của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể dự đoán được lượng sản phẩm trong kế hoạch sản xuất và đưa ra những quyết định đúng đắn và có hiệu quả để sản xuất sản phẩm.
4.4. Khoa học kỹ thuật công nghệ
Vốn và máy móc thiết bị là biểu hiện của kỹ thuật công nghệ trong doanh nghiệp. Vốn trong sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các tư liệu sản xuất được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời vốn trong doanh nghiệp là cơ sở hoạch định cho chiến lược đầu tư mua sắm và sửa chữa máy móc thiết bị. Để khẳng định vị trí trên thương trường, để đạt hiệu quả kinh doanh, để giảm thiểu chi phí, sản lượng cao đồng thời để thị trường chấp nhận sản phẩm, đòi hỏi sản phẩm phải đạt được các tiêu chuẩn, đạt chất lượng sản phẩm, điều này phụ thuộc không nhỏ vào máy móc công nghệ. Do vậy, nguồn vốn dồi dào, maý móc thiết bị hiện đại và phù hợp thì khả năng sản xuất được mở rộng, sức lao động được giải phóng, năng suất lao động tăng, chất lượng sản phẩm cao, giảm chi phí trong sản xuất dẫn đến giá thành hạ, tăng lợi nhuận và hiệu quả sử dụng. Muốn vậy, cần tiếp cận với khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến, toàn diện đồng bộ vận dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phải không ngừng cải tiến, đầu tư công nghệ để giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
5. Một số chú ý khi phân tích hiệu quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
* Đảm bảo sự hài hoà giữa các lợi ích tập thể với lợi ích xã hội, lợi ích người lao động
* Đảm bảo nguyên tắc về tính đơn giản và tính thực tế
* Đảm bảo sự thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị và sản xuất kinh doanh trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là nhu cầu và điều kiện đảm bảo cho sự phát triển cân đối nền kinh tế quốc dân.
* Đảm bảo tính thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
* Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải được xem xét một cách toàn diện cả về thời gian và không gian trong mối quan hệt với hiệu quả chung toàn bộ nền kinh tế
Về mặt thời gian : Hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ không dược làm ảnh hưởng giảm sút đến hiệu quả củ giai đoạn và kỳ kinh doanh tiếp theo, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Về mặt không gian: Hiệu quả sản xuất kinh doanh chỉ có thể coi là đạt được 1 cách toàn diện khi toàn bộ hoạt động của các bộ phận mang lại hiệu quả không làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung trong hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, từ đó hiệu quả mà các bộ phận mang lại mới thúc đẩy và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp.
Về mặt định lượng: Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả là doanh nghiệp đảm bảo được sự tối đa hoá kết quả và tối thiểu hoá chi phí dựa trên nguồn lực đã có sẵn. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải sản xuất ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, khả năng tiêu thụ cao mà vẫn tiết kiệm được chi phí nguồn lực.
Về mặt định tính: trên giác độ nền kinh tế quốc dân, phải có sự thống nhât giữa hiệu quả kinh tế quốc dân và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả của từng doanh nghiệp sẽ đóng góp vào hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chưa đủ mà còn phải mang lại hiệu quả cho toàn xã hội.
6. Những vấn đề về nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
6.1.Sự cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Mọi nguồn tài nguyên trên trái đất cũng như đất đai, khoáng sản... là một phạm trù hữu hạn và ngày càng trở nên khan hiếm, cạn kiệt do sự khai thác và sử dụng của con người, trong khi nhu cầu tiêu dùng của con người lại là một phạm trù không có giới hạn, sự không giới hạn được thể hiện ở sự phát triển của các loại cầu và ở từng loại cầu cũng vậy, càng nhiều, càng phong phú, càng có chất lượng cao càng tốt. Do vậy, của cải đã khan hiếm lại càng khan hiếm hơn theo cả nghĩa tuyệt đối và tương đối của nó. Điều này đòi hỏi và bắt buộc con người phải nghĩ đến việc lựa chọn kinh tế nhưng chỉ chú ý phát triển theo chiều sâu mới chỉ là điều kiện cần và chưa đủ bởi cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật sản xuất, con người ngày càng tìm ra được nhiều phương pháp khác nhau cùng với các nguồn lực đầu vào sẽ chế tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, cho phép các doanh nghiệp có khả năng lựa chọn kinh tế, lựa chọn sản xuất kinh doanh sản phẩm tối ưu. Sự lựa chọn đúng đắn sẽ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh cao, thu được nhiều lợi ích nhất và xuất hiện sự lựa chọn phát triển kinh tế theo chiều sâu. Sự tăng trưởng kết quả kinh tế của sản xuất có được là nhờ vào việc cải tiến các yếu tố sản xuất về mặt chất lượng, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, hoàn thiện công tác quản trị và cơ cấu kinh tế, ... nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế tức là nhờ vào sự nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là đã nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực có hạn trong sản xuất, đạt được sự lựa chọn tối ưu. Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực sản xuất thi nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện không thể không đặt ra đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào.
Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai là ba vấn đề kinh tế cơ bản dựa trên quan hệ cung cầu, giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp tác. Sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghệp trong các cơ chế kinh tế khác nhau là không giống nhau. Các doanh nghiệp phải tự đưa ra quyết định kinh doanh của mình và mục tiêu lợi nhuận trở thành mục tiêu quan trọng nhất mang tính chất sống còn của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường, môi trường cạnh tranh gay gắt, nâng cao hiệu quả kinh doanh của hoạt động sản xuất làm tăng thêm sức cạnh tranh, cho phép dành lợi thế trong quan hệ kinh tế, là điều kiện tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Để có thể trụ lại trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm chi phí, nâng cao uy tín... nhằm tiến tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Các doanh nghiệp phải có được lợi nhuận và đạt được lợi nhuận càng cao càng tốt. Do vậy, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề bao trùm và xuyên suốt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là vấn đề luôn được quan tâm của doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển và đây cũng là điều kiện để cho nền kinh tế phát triển bền vững.
6.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở vật chất để không ngừng nâng cao mức sống dân cư. Nâng cao hiệu quả sản xuât kinh doanh càng có ý nghĩa đặc biệt trong một số điều kiện nhất định, khi khả năng phát triển nền sản xuất theo chiều rộng (tăng nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn...) bị hạn chế, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Phấn đấu đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ: Tận dụng và tiết kiệm được các nguồn lực hiện có.Thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, tạo cơ hội cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất. Sản xuất, kinh doanh phát triển với tốc độ cao. Nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
CHƯƠNG II
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KẾ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
I. Hệ thống chỉ tiêu đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1. Nguyên tắc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê:
a. Khái niệm
Hệ thống chỉ tiêu là tập hợp những chỉ tiêu có quan hệ với nhau, có thể phản ánh các mặt, các tính chất cơ bản, các mối quan hệ cơ bản giữa các mặt của hiện tượng và giữa hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng có liên quan.
b. Yêu cầu, nguyên tắc của hệ thống chỉ tiêu:
Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải bao quát được mọi lĩnh vực quan trọng nhất của hiện tượng kinh tế xã hội. Xét đến mối quan hệ xã hội với các hiện tượng kịnh tế và ngược lại.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải có khả năng nêu lên được mối liên hệ giữa các bộ phận, các mặt của hiện tượng nghiên cứu với hiện tượng có liên quan.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải có các chỉ tiêu mang tính chất chung, các chỉ tiêu mang tính chât bộ phận và các chỉ tiêu nhân tố nhằm phản ánh tổng thể vấn đề cần nghiên cứu.
Đảm bảo thống nhất về nội dung và phương pháp, phạm vi tính toán các chỉ tiêu cùng loại, phù hợp với yêu cầu đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu hiệu quả, lợi nhuận của doanh nghiệp
1.2. Nguyên tắc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Khi tiến hành phân tích thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhất là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì hệ thống chỉ tiêu về thống kê có thêm nhiều sự thay đổi và bổ sung nhưng hệ thống chỉ tiêu được xây dựng vẫn phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
1.2.1. Đảm bảo tính hướng đích:
Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu cần phải đáp ứng đúng yêu cầu, đúng đối tượng cần cung cấp và những thông tin cần thiết đảm bảo tác dụng thiết thực của hệ thống chỉ tiêu cần nghiên cứu. Mỗi phương pháp phân tích thống kê có thể đáp ứng nhiều mục đích phân tích, nhiều đối tượng tuy nhiên không có phương pháp thống kê đáp ứng cho mọi mục đích phân tích và mọi đối tượng (phương pháp phân tích biến động khác với phương pháp phân tích mối liên hệ,...) do vậy tuỳ theo đối tượng và mục đích phân tích mà sử dụng phương pháp phân tích thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong phân tích.
1.2.2. Đảm bào tính hệ thống
Nguyên tắc này đòi hỏi các chỉ tiêu trong hệ thống phải có mối liên hệ và bổ sung cho nhau, phải được sắp xếp một cách phù hợp, thể hiện rõ các chỉ tiêu chủ yếu và thứ yếu, các chỉ tiêu tổng hợp và từng mặt phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh và cần có sự lựa chọn phương pháp phân tích có mối liên hệ với nhau để khắc phục những nhược điểm của mỗi phương pháp.
1.2.3. Đảm bảo tinh khả thi
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu được hình thành phải là hệ thống cho phép giải quyết tốt các mâu thuẫn giữa nhu cầu cung cấp thông tin và khả năng về mọi mặt để thu thập và tính toán các chỉ tiêu nêu ra. Những phương pháp phân tích đòi hỏi phải được lựa chọn phù hợp với khả năng của cán bộ phân tích, phù hợp với nguồn số liệu,...Hệ thống các phương pháp phải đảm bảo tính đơn giản, không nên quá phức tạp.
1.2.4. Đảm bảo tính hiệu quả
Phương pháp phân tích được lựa chọn phải cung cấp những thông tin có giá trị với chi phí ít nhất đồng thời hệ thống chỉ tiêu xây dựng phải có tính ổn định cao và có tính linh hoạt, có thể thường xuyên hoàn thiện được hệ thống chỉ tiêu đảm bảo sự phát triển trong yêu cầu quản lý phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông
Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng giao thông là một đòi hỏi bức thiết đối với các cơ quan quản lý kinh tế cũng như đối với các doanh nghiệp nhằm hướng doanh ._.nhiệp quan tâm khai thác các tiềm năng để nâng cao hiệu quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh của mình. Để đánh giá tổng hợp hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng giao thông cần xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ bản.
2.1. Nhóm chỉ tiêu kết quả và chi phí có liên quan đến việc xác định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
* Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh tính bằng đơn vị hiện vật
- Thành phẩm : là những công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành xong việc xây dựng, có giá trị sử dụng hoàn chỉnh, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng theo đúng chế độ quy định của nhà nước và sẵn sàng huy động sử dụng được ngay.
- Khối lượng thi công xong( thành phẩm quy ước của đơn vị nhận thầu): là những khối lượng xây lắp đã hoàn thành đến giai đoạn quy ước trong thiết kế, dự toán và theo nội dung hợp đồng đã ký kết giữa 2 bên thầu (A), nhận thầu (B) và đã được bên A xác nhận thanh toán
- Khối lượng thi công dở dang: là khối lượng xây lắp đang thi công chưa hoàn thành đến giai đoạn quy ước, chưa được bên A xác định thanh toán.
* Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh tính bằng đơn vị giá trị
- Doanh thu (DT): Doanh thu là chỉ tiêu tổng hợp tính bằng tiền của toàn bộ giá trị các mặt hàng, sản phẩm của doanh nghiệp đã tiêu thụ và thanh toán trong kỳ. Tổng doanh thu là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ, dùng để đánh giá quan hệ tài chính, xác định lỗ (lãi), hiệu quả kinh doanh, đánh giá hiệu quả vốn và xác định số vốn đã thu hồi và đánh giá việc thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp xây dựng, doanh thu là tiền chủ đầu tư trả cho công ty sau khi thi công xong công trình đấu thầu
Chỉ tiêu doanh thu được xác định theo công thức
Trong đó: pi là giá đơn vị từng loại sản phẩm theo giá thực tế
qi là lượng sản phẩm từng loại tiêu thụ trong kỳ
- Doanh thu thuần: là tổng doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ. Các khoản giảm trừ bao gồm thuế VAT, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại,...
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu - các khoản giảm trừ
Doanh thu thuần là chỉ tiêu để tính lãi, lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo
- Tổng giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm do lao động trong doanh nghiệp tạo ra bao gồm sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ nói chung (dịch vụ sản xuất và dịch vụ phi sản xuất) tromg một thời kỳ nhất định thường là một năm.
Tổng giá trị sản xuất là chỉ tiêu số lượng, tuyệt đối, thời kỳ và được tính theo lãnh thổ kinh tế (đơn vị thường trú).Kết quả sản xuất ở thời kỳ nào thì tính vào GO của thời kỳ đó.
Ta có thể xác định được GO theo các công thức sau:
+ Để phản ánh toàn bộ giá trị của sản phẩm được sản xuất ra:
GO = C + V + m = C1 + C2 + V + m
Trong đó : C1: khấu hao tài sản cố định
C2: Chi phí trung gian
V: Thù lao người lao động
m: Thặng dư sản xuất (số dư kinh doanh thô)
+ Để phản ánh toàn bộ kết quả sản xuất:
GO = giá trị thành phẩm + giá trị nửa thành phẩm + giá trị chênh lệch của sản phẩm sản xuất hay xây dựng dở dang
+ Trong xây dựng, GO không bao gồm:
Chi phí đền bù
Giá trị máy móc thiết bị lắp đặt cho công trình
Những chi phí xây dựng hỏng mà phải phá đi làm lại
- Giá trị tăng thêm (VA): Là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh bộ phận còn lại của tổng giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí trung gian dùng cho sản xuất, đó là giá trị mới do lao động tạo ra.
VA là chỉ tiêu số lượng, tuyệt đối, thời kỳ, phản ánh một bộ phận giá trị sản phẩm và được tính theo lãnh thổ kinh tế.
VA được tính theo 2 phương pháp:
+ Theo phương pháp sản xuất:
Giá trị tăng thêm = Tổng giá trị sản xuất - Chi phí trung gian
VA = GO - IC
Chi phí trung gian là toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ dùng để sản xuất ra sản phẩm của 1 xí nghiệp, của 1 ngành hoặc toàn bộ nền KTQD trong một thời kỳ nhất định thường là 1 năm.
+ Theo phương pháp phân phối:
VA
=
Thu của người lao động
+
Thuế sản xuất
+
khấu hao
tài sản cố định
+ +
thặng dư
sản xuất
- Lợi nhuận ( M): là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi phần chi phí sản xuất hay giá thành sản phẩm trong cùng một thời kỳ.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị thặng dự được tạo ra, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu trong sản xuất kinh doanh.
2.1.2. Nhóm chỉ tiêu chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp
* Nhóm chỉ tiêu chi phí thường xuyên
Chi phí thường xuyên là toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá dùng để sản xuất ra sản phẩm đã chuyển dịch vào giá trị của sản phẩm được sản xuất ra và được tính vao chi phí sản xuất.
Chi phí thường xuyên là chỉ tiêu số lượng, tuyệt đối, thời kỳ. Chi phí thường xuyên gồm 2 bộ phận:
- Chi phí về lao động sống (V):
Biểu hiện bằng lượng lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (t) hay biểu hiện bằng lượng lao động hao phí để sản xuất ra sản phẩm (T) ( ngày công, giờ công, ngày người,...)
Biểu hiện bằng tiền lương, tiền công
- Chi phí về lao động vật hoá (quá khứ): Tiết kiệm lao động vật hoá làm giảm chi phí thường xuyên và do vậy làm tăng chỉ tiêu hiệu quả tính được.
Biểu hiện bằng hiệu quả sử dụng vật tư, hiệu quả chi phí trung gian.
* Nhóm chỉ tiêu chi phí nguồn lực
Nguồn lực là lực lượng sản xuất được sử dụng cho sản xuất.
Nguồn lực là chỉ tiêu tuyệt đối, số lượng, thời điểm
Nguồn lực gồm 3 bộ phận:
- Lượng lao động (L), đơn vị là người, ta có thể sử dụng số lao động và số lao động bình quân
Hoặc
Hoặc
Trong đó:
LĐk là số lao động có tại thời điểm đầu kỳ nghiên cứu
LCK là số lao động có tại thời điểm cuối kỳ nghiên cứu
Li là số lao động có ở ngày thứ i trong kỳ nghiên cứu
ni ( i = ) là số ngày có số lao động Li
- Tài sản (K) có 3 bộ phận : Tài sản cố định, tài sản lưu động, tài sản quý hiếm, đơn vị tính là hiện vật hay giá trị (tiền)
+ Tài sản cố định là tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng qua nhiều kỳ sản xuất kinh doanh.Tài sản cố định là chỉ tiêu thời điểm nên để đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản cố định, ta cần tính giá trị tài sản cố định bình quân:
+ Tài sản lưu động khác tài sản cố định ở tính chất tái sản xuất và mức độ chuyển dịch giá trị của chúng vào sản phẩm.
Hoặc:
Trong đó: V1,V2,V3,....,Vn là giá trị tài sản lưu động tại các thời điểm thống kê trong kỳ nghiên cứu.
- Vốn (V) bao gồm vốn cố định, vốn lưu động, vốn đầu tư, đơn vị tính là giá trị (tiền)
3. Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp xây dựng giao thông.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là quan hệ so sánh giữa đầu vào và đầu ra, tuỳ thuộc vào việc chọn gốc chỉ tiêu so sánh. Nếu có m chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế Q và n chỉ tiêu phản ánh chi phí kinh tế C thì sẽ có 2.m.n chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh trong đó ít nhất m.n chỉ tiêu có ý nghĩa
Để phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh, ta xác lập 2 dạng chỉ tiêu:
* Dạng so sánh tương đối :
- Chỉ tiêu dạng thuận:
Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đơn vị chi phí thu được bình quân bao nhiêu đơn vị kết quả. Trị số này càng lớn càng tốt
- Chỉ tiêu dạng nghịch:
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra được một đơn vị kết quả cần chi bình quân bao nhiêu đơn vị chi phí. Trị số này càng nhỏ càng tốt.
* Dạng so sánh tuyệt đối: HQKT = KQ đầu ra - CP đầu vào
3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Bảng 1: Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động dạng thuận
Kết quả Chi phí
Doanh thu (DT)
Tổng giá trị sản xuất (GO)
Giá trị tăng thêm (VA)
Lợi nhuận (M)
Số lao động bình quân
Năng suất lao động =
Năng suất lao động =
Năng suất lao động =
Mức doanh lợi theo lao động =
Ngày người làm việc (NN)
Năng suất lao động =
Năng suất lao động =
Năng suất lao động =
Mức doanh lợi
theo NN =
Ngày giờ làm việc (NG)
Năng suất lao động =
Năng suất lao động =
Năng suất lao động =
Mức doanh lợi
theo NG =
Quỹ lương ( F)
Năng suất chi phí tiền lương =
Năng suất chi phí tiền lương =
Năng suất chi phí tiền lương =
Mức doanh lợi theo quỹ lương =
3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Các doanh nghiệp xây dựng giao thông bỏ vốn đầu tư vào tài sản cố định rất lớn. Trong cơ chế sản xuất kinh doanh hiện nay, điều đó vừa là tiềm năng (nếu khai thác tốt), vừa là trở ngại (nếu khai thác không tốt).
Bảng 2: Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định dạng thuận
Kết quả
Chi phí
Doanh thu (DT)
Tổng giá trị sản xuất (GO)
Giá trị tăng thêm
(VA)
Lợi nhuận (M)
TSCĐ bình quân
Năng suất TSCĐ =
Năng suất
TSCĐ =
Năng suất
TSCĐ =
Mức doanh
lợi theo TSCĐ =
Mức khấu hao (C1)
Năng suất mức
khấu hao =
Năng suất mức
khấu hao =
Năng suất mức
khấu hao =
mức doanh lợi theo C =
Ngoài ra ta có các chỉ tiêu hiệu quả nghịch là tỉ số giữa chỉ tiêu chi phí và chỉ tiêu kết quả. Chỉ tiêu kết quả có thể là GO, VA, lợi nhuận thuần.Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt. Nó phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định và phân tích ảnh hưởng của nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định đến nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.
3.3. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Bảng 3: Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động dạng thuận
Kết quả
Chi phí
Doanh thu (DT)
Tổng giá trị sản xuất ( GO)
Giá trị tăng thêm (VA)
Lợi nhuận (M)
Vốn lưu động
Số vòng quay vốn lưu động =
Năng suất vốn lưu động =
Năng suất vốn lưu động =
Mức doanh lợi vốn lưu động =
* Độ dài bình quân một vòng quay =
Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động dạng nghịch
* Suất tiêu hao vốn lưu động =
Kết quả ở đây có thể là GO, VA, lợi nhuận sau thuế,...
* Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =
3.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn
* Năng suất tổng vốn =
Chỉ tiêu kết quả có thể được tính bằng sản phẩm hiện vật, sản phẩm quy chuẩn và tính bằng tiền tệ là GO,VA,NVA,DT,DT'.Ý nghĩa là cứ 1 triệu động tổng vốn đầu tư vào kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị kết quả (sản phẩm hay triệu đồng).
* Vòng quay tổng vốn =
* Mức doanh lợi tổng vốn =
Trong đó: M là lợi nhuận (hay lãi) kinh doanh.
: Tổng vốn bình quân
3.5. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá khác
* Mức độ tìm kiếm hợp đồng xây dựng =
( về giá trị )
* Mức độ sử dụng năng lực =
sản xuất trong tháng
* Tỉ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp =
trong tổng chi phí
* Năng suất tổng chi phí =
* Suất tiêu hao tổng chi phí =
II. Một số phương pháp thống kê dùng để phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng
1. Lựa chọn phương pháp thống kê phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng
1.1. Ý nghĩa của phân tích thống kê hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Thống kê nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất lớn trong việc định hướng phát triển của một doanh nghiệp cũng như sự phát triển của một quốc gia trong từng thời kỳ. Nghiên cứu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh giúp các nhà quản lý kinh tế hiểu sâu hơn về các mặt hoạt động của doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra cơ chế điều hành, đảm bảo tạo ra kết quả, hiệu quả cao nhất của mọi quá trình, mọi giai đoạn vì hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức quản lý kinh doanh và sự sống còn của mỗi doanh nghiệp.
1.2. Nhiệm vụ của phân tích thống kê hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó tính toán và tổng hợp các chỉ tiêu.
Thu thập thông tin ban đầu một cách đầy đủ, phân tích vai trò và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả.
Đánh giá chung và phân tích chi tiết tình hình hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích vai trò và mức độ ảnh hưởng của hiệu quả đến hạ thấp chi phí và nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh.
Dự báo về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời kỳ tới và đề xuất những kiến nghị, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.
2. Sự cần thiết phải lựa chọn phương pháp thống kê phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng
2.1.Phương pháp dãy số thời gian
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp luôn thay đổi theo thời gian, sự nhìn nhận thay đổi trong quá khứ sẽ là cơ sở định hướng cho kế hoạch và chiến lược sản xuất kinh doanh trong hiện tại và tương lai. Sử dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho phép biểu hiện xu hướng biến động của các chỉ tiêu hiệu quả và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó theo thời gian. Tuy nhiên phương pháp này được sử dụng rất ít, nó chỉ được dùng để mô tả sự biến động theo thời gian, chưa dùng để phân tích, nghiên cứu xu thế,...
2.2. Phương pháp chỉ số
Phương pháp chỉ số là một công cụ rất hữu hiệu và phổ biến trong mọi quá trình phân tích kinh tế xã hội. Phương pháp chỉ số đánh giá mức độ biến động của các chỉ tiêu hiệu quả, phân tích vai trò và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu hiệu quả và ngược lại.
Thông qua phương pháp chỉ số, ta thấy được việc sử dụng các yếu tố đầu vào nào là chưa hiệu quả, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.3. Phương pháp đồ thị
Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê. Biểu thị sự phát triển của các chỉ tiêu hiệu quả theo thời gian một cách sinh động. Tài liệu với số liệu đòi hỏi không nhiều, đồ thị là phương pháp rất phát huy tác dụng.
3. Đặc điểm vận dụng phương pháp thống kê trong phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng
3.1. Phương pháp dãy số thời gian
a . Khái niệm
Dãy số thời gian là một dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian
Một dãy số thời gian gồm 2 thành phần: thời gian và chỉ tiêu hiện tượng nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tháng, quý, năm…, độ dài giữa 2 thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian. Trị số của chỉ tiêu nghiên cứu được gọi là mức độ của dãy số thời gian. Khi thời gian thay đổi thì các mức độ của dãy số cũng thay đổi.
b. Đặc điểm của dãy số thời gian
Phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau giữa các mức độ trong dãy số nhằm phản ánh một cách khách quan sự biến động của hiện tượng qua thời gian.
Cụ thể là:
+ Nội dung, phương pháp tính chỉ tiêu nghiên cứu qua thời gian phải thống nhất.
+ Phạm vi của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian phải thống nhất, có thể là phạm vi địa lý hay hành chính của một địa phương, có thể là đơn vị thuộc hệ thống quản lý.
+ Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau nhất là dãy số thời kỳ.
c. Tác dụng của phương pháp dãy số thời gian
Dùng để phân tích đặc điểm và tính qui luật, sự biến động của hiện tượng qua thời gian.
Dự đoán sự phát triển của hiện tượng trong tương lai.
3.1.1. Đặc điểm vận dụng dãy số thời gian
* Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian
Để nêu đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, người ta thường tính các chỉ tiêu:
3.1.1.1. Mức độ trung bình qua thời gian
Phản ánh mức độ đại diện của hiện tượng trong suốt thời gian nghiên cứu.
* Đối với dãy số thời kỳ:
= =
yi (i = ) là các mức độ của dãy số thời kỳ
* Đối với dãy số thời điểm
+ Trường hợp 1: Có khoảng cách thời gian bằng nhau
=
+ Trường hợp 2: Có khoảng cách thời gian không bằng nhau
= =
yi (i=) là các mức độ dãy số
ti (i= ) là độ dài khoảng cách thời gian có yi (i= 1,n)
3.1.1.2. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối
Phản ánh sự thay đổi về quy mô của hiện tượng qua thời gian
a. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối từng kỳ (liên hoàn): phản ánh sự thay đổi về quy mô của hiện tượng giữa 2 thời gian liền nhau
= yi - yi-1 (i = )
b. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: phản ánh sự thay đổi về qui mô của hiện tượng trong khoảng thời gian dài
= yi - y1
Mối liên hệ giữa i và i: i = i => n = yn – y1
c. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: đại diện cho lượng tăng (giảm) tuyệt đối từng kỳ
= = =
3.1.1.3. Tốc độ phát triển
Là một số tương đối biểu hiện bằng lần hoặc % , phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian.
a. Tốc độ phát triển liên hoàn: phản ánh sự biến động của hiện tượng qua 2 thời gian liền nhau
ti = (lần,%) (i = )
b. Tốc độ phát triển định gốc: phản ánh sự biến động của hiện tượng trong thời gian dài
Ti = (lần,%) (i =)
Mối quan hệ giữa ti và Ti
Quan hệ tích: t2.t3…….tn = Tn (= )
Quan hệ thương: = ti (i = )
c. Tốc độ phát triển bình quân: là một con số đại diện cho các tốc độ phát triển liên hoàn
= = =
3.1.1.4. Tốc độ tăng (giảm)
Cho biết qua thời gian, hiện tượng được nghiên cứu tăng (+)hoặc giảm h (-)bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu b %.
a. Tốc độ tăng (giảm) từng kỳ (liên hoàn): là tỉ số so sánh giữa lượng tăng (giảm) liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn.
ai = (lần,%) (i = )
ai =
b. Tốc độ tăng (giảm) định gốc: là tỉ số so sánh giữa lượng tăng (giảm) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định
Ai = (lần,%) (i= )
Ai =
c. Tốc độ tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: là chỉ tiêu tương đối nói lên nhịp điệu tăng hoặc giảm đại diện trong 1 thời kỳ.
= - 1 (lần)
- 100 (%)
3.1.1.5. Giá trị tuyệt đối 1% tăng (hoặc giảm)
Phản ánh cứ 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) từng kỳ thì tương ứng với nó 1 quy mô cụ thể là bao nhiêu
gi = = = (i = )
Chỉ tính chỉ tiêu này cho tốc độ tăng (hoặc giảm) từng kỳ chứ không tính cho tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc vì nó luôn là một số không đổi (= y1/100)
* Phương pháp biểu diễn xu hướng biến động của hiện tượng
Sự vận động của hiện tượng qua thời gian là do tác động của nhiều nhân tố, người ta chia làm 2 loại:
- Nhóm nhân tố chủ yếu: xác lập nên xu hướng phát triển cơ bản. Xu hướng được hiểu là chiều hướng biến đổi chung nào đó, một sự tiến hoá kéo dài theo thời gian . Xu hướng này nếu được biểu hiện bằng một hàm hồi quy thì được gọi là hàm xu thế.
- Nhóm nhân tố ngẫu nhiên: Tác động vào mặt lượng của hiện tượng làm mặt lượng của hiện tượng lệch khỏi xu hướng cơ bản vì vậy sử dụng một số phương pháp nhằm loại bỏ tác động của những yếu tố ngẫu nhiên, nêu lên xu hướng phát triển cơ bản. Khi sử dụng phương pháp này cần phải xem xem mức độ các dãy số có đảm bảo tính chất so sánh được với nhau không .
3.2. Phương pháp chỉ số
a. Khái niệm
Chỉ số trong thống kê là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ nào đó của hiện tượng kinh tế theo không gian và thời gian.
Trong thực tế đối tượng nghiên cứu của chỉ số là hiện tượng phức tạp bao gồm nhiều đơn vị, nhiều phần tử có tính chất khác nhau.
b. Đặc điểm của phương pháp chỉ số
Phải chuyển các đơn vị hoặc phần tử có tính chất khác nhau thành dạng giống nhau để có thể so sánh được
Khi có nhiều nhân tố cùng tham gia vào tính chỉ số, phải giả định có 1 nhân tố thay đổi còn các nhân tố khác không đổi. Việc giả định này để loại trừ khả năng ảnh hưởng của nhân tố không nghiên cứu đối với kết quả so sánh.
c. Tác dụng của phương pháp chỉ số
Dùng chỉ số để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian được gọi là chỉ số phát triển.
Dùng chỉ số để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua không gian được gọi là chỉ số không gian.
Dùng chỉ số để nêu lên nhiệm vụ kế hoạch hoặc tình hình thực hiện kế hoạch gọi là chỉ số kế hoạch.
Dùng chỉ số để phân tích ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng.
CHƯƠNG III
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I
I. Tổng quan về Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 và những hoạt động cơ bản.
1 . Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1.
Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 là một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng hàng đầu của Việt Nam trực thuộc bộ giao thông vận tải, được thành lập ngày 03 tháng 8 năm 1964 theo quyết định 90 QĐ/TTg. Khi mới thành lập mang tên Ban xây dựng Miền Tây, đến ngày 27/11/1995, Tổng công ty mới chính thức mang tên Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1. Tên giao dịch là Civil Engineering Contruction Corporation (Cienco 1),trụ sở tại 623 La Thành - Hà Nội ( website:www.cienco1.com.vn).Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 là sự hợp thành của nhiều công ty, xí nghiệp, công trường giao thông vận tải vốn đã có truyền thống từ những năm 1950-1960. Tổng công ty hiện có 31 đơn vị thành viên với hơn 10000 cán bộ công nhân viên, kinh doanh đa lĩnh vực với phương châm phát triển liên tục và bền vững.
Tổng công ty XDCT giao thông 1 đã tham gia xây dựng nhiều hệ thống giao thông quan trọng trong những năm chiến tranh và trong thời kỳ tái thiết đất nước. Do sự phát triển nhanh chóng nên trong giai đoạn đổi mới của nền kinh tế, tổng công ty đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra nước ngoài, tham gia đấu thầu quốc tế với công trình thắng thầu quốc tế đầu tiên của tổng công ty là dự án cải tạo đường 4, đường 13 Bắc Lào từ Luông Prabăng tới Kasi với tổng giá trị trên 30 triệu USD và hoàn thành nhiều dự án lớn khác đóng vài trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trở thành một nhà thầu xây dựng chuyên nghiệp. Ngày nay, tổng công ty tiến hành đa dạng hoá ngành nghề, vươn ra chiếm lĩnh thị trường xây dựng dân dụng, công nghiệp, cơ khí - chế tạo, tư vấn thiết kế - đầu tư, sản xuất vật liệu, kinh doanh nhà đất - khu đô thị, xuất khẩu lao động, xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư kỹ thuật, thương mại và dịch vụ khách sạn... với tư cách là nhà đầu tư các dự án lớn.
Trong xu thế hợp tác khu vực và quốc tế sâu rộng ngày nay, tổng công ty đã thiết lập quan hệ tốt đẹp với hơn 100 đối tác thuộc nhiều lĩnh vực của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Thụy Sĩ...Tham gia đấu thầu và thắng thầu nhiều dự án vốn đầu tư nước ngoài với tổng giá trị các hợp đồng trên 6000 tỉ VNĐ.
2. Chức năng và các lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty XDCT giao thông 1
Tổng công ty XDCT giao thông 1 do Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định thành lập theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao, nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên tổng công ty phát triển nhanh chóng, bền vững, các công trình được xây dựng đảm bảo mỹ thuật, đúng tiến độ làm vừa lòng chủ đầu tư, tạo thêm việc làm, luôn quan tâm nâng cao đời sống, tay nghề người lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chính sách của Đảng, Nhà nước, tham gia đầy đủ các hoạt động xã hội.
Về chức năng, nhiệm vụ hoạt động chính của tổng công ty XDCT giao thông 1 thì xây dựng cơ bản là nhiệm vụ hàng đầu và là cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ khác của tổng công ty.
Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của tổng công ty XDCT giao thông 1:
* Lĩnh vực xây dựng đường
* Lĩnh vực xây dựng cầu
* Lĩnh vực xây dựng cảng
* Lĩnh vực xây dựng cảng dân dụng, khu công nghệp, sân bay, thuỷ lợi
* Lĩnh vực tư vấn đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn thí nghiệm và tư vấn giám sát công trình
* Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo gia công cơ khí
* Đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ và cung ứng lao động quốc tế
3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 trong những năm qua
Tổng công ty XDCT giao thông 1 thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện thuận lợi cơ bản: tình hình chính trị, xã hội của đất nước ổn định, nền kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng GDP cao nhất trong mấy năm qua (trên 7,7 % ), các mục tiêu quan trọng trong kế hoạch năm của cả nước đều hoàn thành vượt mức, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của ngành GTVT
Đảng và nhà nước tiếp tục chủ trọng đầu tư – phát triển lĩnh vực GTVT, đặc biệt coi trọng xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đi trước một bước, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, phục vụ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Bảng 4: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu trong giai đoạn 1999 - 2004 của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông I
Năm
Chỉ tiêu
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng vốn ( tỉ đồng)
1568,473
1832,114
1957,203
2060,028
3109,007
3672,154
Trong đó
Vốn cố định (tỉ đồng)
Vốn lưu động (tỉ đồng)
674,149
894,324
711,241
1120,873
786,683
1170,52
843,467
1216,561
1053,180
2055,827
1151,524
2520,630
Vốn chủ sở hữu (tỉ đồng)
161,664
173,139
177,733
184,521
217,134
258,464
Số lao động ( người)
10.568
10.568
11.252
11.252
12.826
14.400
Quỹ lương (tỉ đồng)
117,96
145,836
162,024
175,536
223,28
247,104
Lợi nhuận trước thuế (tỉ đ)
18,903
18,843
25,115
29,067
30,985
13,856
Doanh thu (tỉ đồng)
1114,221
1341,171
1567,137
1814,457
2385,319
2283,889
( Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của Cienco1 )
Trong lúc các dự án đấu thầu quốc tế đang thu hẹp dần thì tổng công ty XDCTGT 1 lại có mặt ở hầu hết các công trình trọng điểm của ngành giao thông, bởi vậy sức ép về tiến độ và tài chính là rất lớn.
3.1.Về nguồn vốn chủ sở hữu :
Vai trò của vốn đã được khẳng định " Tư bản đứng ở vị trí hàng đầu vì tư bản là tương lai" ( Các Mác ). Để đảm bảo cho nền kinh tế vận hành tốt thì vốn luôn đóng vai trò và là điều kiện kiên quyết. Trong nền kinh tế thị trường mọi vận hành kinh tế đều được tiền tệ hoá, do vậy bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào, doanh nghiệp nào, quốc gia nào cung luôn cần phải có lượng vốn nhất định dưới dạng tiền tệ, tài nguyên,...
Bảng 5 : Nguồn vốn chủ sở hữu của Cienco 1 ( 1999 - 2004 )
Đơn vị tính : tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Nguồn vốn chủ sở hữu
161,664
173,139
177,733
184,521
217,134
258,464
Trong đó:
*Nguồn vốn kinh doanh
160,994
168,914
173,831
184,064
212,017
246,849
-Vốn ngân sách:
55,498
56,500
57,499
57,264
58,492
70,421
-Vốn tự bổ xung:
105,496
112,414
116,332
126,8
153,525
176,428
* Các quỹ
0,607
4,225
3,902
0,457
5,117
11,615
( Nguồn : Báo cáo tài chính hàng năm - Cienco 1)
Trong giai đoạn từ năm 1999 đến 2004, nguồn vốn chủ sở hữu của tổng công ty liên tục tăng từ 161,664 tỉ đồng lên 258,464 tỉ đồng tức là tăng 96,8 tỉ đồng hay tăng 59,877%.Trong đó chủ yếu là tăng từ nguồn vốn tự bổ xung ( năm 2004 so với năm 1999 tăng 67,23%), nguồn vốn ngân sách và các quỹ cũng tăng nhưng tăng chậm.Qua các năm từ 1999 - 2002, nguồn vốn chủ sở hữu tăng không đáng kể, chỉ có thể thấy rõ rệt sự tăng về nguồn vốn qua 2 năm 2003 - 2004. Điều này chứng tỏ tổng công ty đang từng bước tự chủ về tài chính của mình.
3.2. Về lao động :
Lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu của quá trình sản xuất kinh doanh vì nó quyết định đến năng suất, hệ số sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng máy móc và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 6: Tình hình lao động của Cienco 1 (1999 - 2004)
Chỉ tiêu
Đ.vị
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng số lao động
Người
10.568
10.568
11.252
11.252
12.826
14.400
Số c.bộ trong danh sách
Người
7.868
7.868
8.752
8.752
9.626
10.900
Số CN h.đồng ng.hạn
Người
2.700
2.700
2500
2500
3.200
3.500
TNBQ (đ/người/tháng)
930.227
1.150.000
1.200.000
1.300.000
1.350.000
1.430.000
( Nguồn : Báo cáo tài chính hàng năm - Cienco 1)
Năm 2004, tổng công ty có 31 đơn vị thành viên với 14.400 cán bộ công nhân viên được đào tạo và có trình độ phù hợp với công việc được giao. Vừa qua tổng công ty đã chỉ đạo tổ chức nâng bậc lương cho 175 cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật toàn tổng công ty. Đời sống vật chất cũng như tinh thần của CNV được TCT rất quan tâm, thu nhập bình quân của CBCNV là 930.227 đồng//người/tháng năm 1999 tăng lên 1.430.000 đồng/người/tháng năm 2004, một mức lương ở Việt nam hiện nay ít có doanh nghiệp nào đạt được.
3.3. Công tác thu chi
Song song với công tác làm tăng doanh thu, giảm chi phí cũng là vấn đề rất được tổng công ty quan tâm. Điều này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 7: Tình hình thu chi của tổng công ty giai đoạn 1999 - 2004
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng doanh thu
tỉ đồng
1114,221
1341,171
1567,137
1814,457
2385,319
2283,889
Tổng chi phí
tỉ đồng
1095,318
1322,328
1542,002
1785,39
2354,334
2270,033
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm giai đoạn 1999 - 2004)
Kết quả được biểu diễn trên đồ thị hình 1
Hình 1: Đồ thị kết quả thu chi giai đoạn 1999 - 2004
Trong những năm qua, tổng công ty đã rất nỗ lực trong công tác thu chi của mình. Doanh thu của tổng công ty năm 2004 giảm 101,43 tỉ đồng so với năm 2003 ứng với giảm 4,25%. Điều này là do trong năm 2004 các dự án đấu thầu đang dần bị thu hẹp và do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế của cả nước có nhiều biến động. Nhìn vào cả giai đoạn 6 năm, năm 1999 doanh thu là 1114,221 tỉ đồng đến năm 2004 là 2283,889 tỉ đồng, mỗi năm tăng bình quân 233,936 tỉ đồng tức là tăng 10,49%.Chi phí cũng tăng lên 1174,715 tỉ đồng năm 1999 - 2004, bình quân mỗi năm tăng 234,943 tỉ đồng. Đây là vấn đề rất bức xúc, đòi hỏi các nhà quản lý làm sao để giảm thiểu chi phí, tối đa hoá lợi nhuận vì theo số liệu trên thì mức tăng chi phí đang nhanh hơn mức tăng doanh thu, điều này đồng nghĩa với việc công ty hoạt động chưa có hiệu quả
II. Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả hoạt động của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1
1. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tương đối
1.1. Phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả chi phí thường xuyên
1.1.1. Phân tích chỉ tiêu năng suất chi phí tiền lương theo giá trị sản xuất
Trong quá trình hoạt động của tổng công ty, chi phí lao động sống giữ vai trò quan trọng. Việc phân tích hiệu quả yếu tố này là một trong những nhiệm vụ của các nhà quản trị, bằng việc tính và phân tích chỉ tiêu năng suất chi phí tiền lương, ta có thể phản ánh được hiệu quả chi phí lao động sống
Năng suất chi phí tiền lương =
Chỉ tiêu kết quả có thể là giá trị sản xuất (GO), lợi nhuận sau thuế (LNST),...Trong chuy._.2002 giảm 12,94% tức là giảm 0,114 vòng. Năm 2004, số vòng quay tiếp tục giảm 18,905% tương ứng với giảm 0,145 vòng so với năm 2003. Số vòng quay của tổng vốn giảm là do đặc điểm hoạt động của tổng công ty chủ yếu là xây dựng cơ bản, thời gian xây dựng thường kéo dài, số vòng quay tổng vốn chậm là điều tất yếu.
Tóm lại, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty là chưa cao, thể hiện ở mức doanh lợi tổng vốn giảm dần qua các năm và số vòng quay tổng vốn thấp và giảm dần. Đối với một công ty xây dựng, số vốn lưu động là rất lớn trong tổng vốn, do vốn lưu động bị ứ đọng ở các công trình thi công dở dang bởi thời gian thi công kéo dài, hơn nữa một bộ phận vốn khá lớn bị các công ty khác và khách hàng chiếm dụng trong khi tổng công ty vẫn phải trả lãi vay ngân hàng và lãi vay từ ODA,...làm cho việc đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh của tổng công ty đem lại hiệu quả thấp. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị cần quan tâm trong việc thúc đẩy tiến độ thi công công trình nhằm tăng số vòng quay của tổng vốn trong từng năm, giảm bớt thời gian thi công của các công trình dở dang, giảm nợ, tận dụng các món nợ ổn định như tiền khấu hao chưa đến kỳ nộp, tiền thưởng chưa sử dụng,... tiết kiệm được nguồn vốn và từ đó có được số vốn để đầu tư vào các công trình khác.
Để thấy rõ được sự biến động của chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng vốn, luận văn sử dụng chỉ tiêu mức doanh lợi tổng vốn và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu này.
Bảng 22: Chỉ tiêu mức doanh lợi tổng vốn của Cienco 1 giai đoạn 2002-2004
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Lượng tăng (tỉ đ)
Tốc độ tăng (%)
03/02
04/03
03/02
04/03
2.LNST (tỉ đồng)
19,766
24,148
6,725
4,328
- 17,423
22,169
- 72,151
3.Tổng vốn (tỉ đồng)
2060,028
3109,007
3672,154
1048,979
563,147
50,921
18,113
5.Mức doanh lợi tổng vốn( tỉ đ/tỉ đ)
0,00969
0,00777
0,00183
-0,00192
- 0,00594
- 19,814
-76,448
Trong giai đoạn 2002- 2003, mặc dù lợi nhuận sau thuế và tổng vốn luôn tăng nhưng mức doanh lợi tổng vốn lại có chiều hướng giảm và đến năm 2004, mức doanh lợi tổng vốn giảm xuống rất thấp. Với 1 tỉ đồng tổng vốn chi ra, tổng công ty chỉ thu được 0,00183 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế, do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tổng vốn, chứng tỏ tổng công ty đã đầu tư rất nhiều vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không mang lại hiệu quả cao. Trong tổng vốn thì vốn lưu động chiếm tỉ trọng rất lớn, chính vì vậy việc phân tích ảnh hưởng của vốn lưu động tới tổng vốn sẽ cho cái nhìn rõ nét hơn về hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty.
* Mô hình : Mức doanh lợi tổng vốn biến động do ảnh hưởng của 2 nhân tố: do mức doanh lợi của vốn lưu động và tỉ trọng vốn lưu động trong tổng vốn
Ta có phương trình:
= = = x
Từ đó xây dựng được mô hình:
(
Dựa vào bảng trên và mô hình đã xây dựng, ta có kết quả phân tích sau:
Bảng 23: Biến động của mức doanh lợi tổng vốn do ảnh hưởng 2 nhân tố trên
So sánh
Biến động mức doanh lợi tổng vốn
Do mức doanh lợi vốn lưu động
Do tỉ trọng vốn lưu động trong tổng vốn
Tuyệt đối ( tỉ đ/tỉ đ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối ( tỉ đ/tỉ đ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối ( tỉ đ/tỉ đ)
Tương đối (%)
2003/2002
- 0,00192
- 19,814
-0,00323
- 29,364
0,00131
13,519
2004/2003
- 0,00594
- 76,448
- 0,00617
- 77,125
0,00023
2,96
Về mức doanh lợi tổng vốn ta thấy:
* Năm 2003, mức doanh lợi tổng vốn giảm 19,814% ứng với giảm 0,00192 tỉ đồng/tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố sau:
Do mức doanh lợi vốn lưu động giảm 29,364 % làm cho mức doanh lợi tổng vốn giảm 0,00323 tỉ đồng/tỉ đồng
Do tỉ trọng vốn lưu động trong tổng vốn tăng 13,519 % làm mức doanh lợi tổng vốn tăng 0,00131 tỉ đồng/tỉ đồng
* Năm 2004 so với năm 2003, mức doanh lợi tổng vốn giảm 76,448% hay giảm 0,00594 tỉ đồng/tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
Do mức doanh lợi vốn lưu động giảm 77,125 % làm mức doanh lợi tổng vốn giảm 0,00617 tỉ đồng/tỉ đồng.
Do tỉ trọng vốn lưu động trong tổng vốn tăng 2,96 % làm mức doanh lợi tổng vốn tăng 0,00023 tỉ đồng/tỉ đồng.
Như vậy ta thấy trong những năm vừa qua mức doanh lợi của tổng vốn giảm đều do mức doanh lợi của vốn lưu động giảm, sự khó khăn của công ty trong những năm gần đây về thanh toán khối lượng hoàn thành, sự thanh toán không theo tiến độ thi công đã làm tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận. Nhìn chung, tình hình sử dụng vốn của tổng công ty là chưa hiệu quả.
2.Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối
2.1. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế
Trong phân tích hiệu quả hoạt động của mình, các nhà phân tích luôn quan tâm đến chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế bởi nó phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh, là điều kiện để mở rộng sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Bảng 24: Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của Cienco 1 giai đoạn 1999 - 2004
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
2004
LNST
tỉ đồng
14,916
14,893
20,612
19,766
24,148
6,725
( Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của Cienco 1 giai đoạn 1999 - 2004)
Khi tiến hành phân tích chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, ta có thể thực hiện phân tích theo thời gian nhằm phát hiện xu thế biến động của lợi nhuận sau thuế.
Hình 3: Đồ thị lợi nhuận sau thuế của Cienco1 giai đoạn 1999 - 2004
Ta có thể thấy sự biến động liên tục qua các năm của chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế. Đỉnh cao là năm 2003, lợi nhuận sau thuế đạt 24,148 tỉ đồng và giảm xuống thấp nhất là năm 2004 với 6,725 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế được phân tích cụ thể hơn trong giai đoạn 2001- 2004 với sự kết hợp:
( 6,725 - 20,612 ) = (19,766 - 20,612) + (24,148 - 19,766) + ( 6,725 - 24,148 )
- 13,887 = - 0,846 + 4,382 + (-17,423)
Hay :
0,326 = 0,959 x 1,222 x 0,279
Như vậy, lợi nhuận sau thuế năm 2004 so với năm 2001 giảm 67,4 % tức là giảm 13,887 tỉ đồng là do :
+ Lợi nhuận sau thuế năm 2002 giảm so với năm 2001 là 4,1% ứng với giảm 0,846 tỉ đồng
+ Lợi nhuận sau thuế năm 2003 so với năm 2002 tăng 22,2% tức là tăng 4,382 tỉ đồng
+ Lợi nhuận sau thuế năm 2004 so với năm 2003 giảm 72,1% tức là giảm 17,423 tỉ đồng.
Ta có thể thấy được sự biến động của lợi nhuận sau thuế hàng năm tăng nhưng tăng rất chậm, không những vậy trong năm 2004 chỉ tiêu này còn giảm xuống còn 6,725 tỉ đồng ( giảm 72,1 % so với năm 2003 ). Trong năm 2004, do quá trình hội nhập kinh tế, các dự án đấu thầu quốc tế đang đang dần bị thu hẹp, các công tác giải phóng mặt bằng ở hầu hết các dự án đều chậm điển hình là ở phía Nam hợp đồng MD1,MD2 đoạn Cần Thơ đi Cà Mau thuộc dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 1A,... một số chủ đầu tư không có vốn thanh toán khối lượng nợ các năm trước, giá xi măng, sắt thép, xăng dầu tăng đột biến, nhận được ít các gói thầu và các gói thầu có giá thấp, đây chính là những nguyên nhân làm cho lợi nhuận sau thuế của tổng công ty giảm mạnh.
* Phân tích sự biến động của lợi nhuận sau thuế do ảnh hưởng của các nhân tố
LNST = Tỉ suất lợi nhuận tổng tài sản x Tổng tài sản
Mô hình 1: Biến động chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+ Do tỉ suất lợi nhuận tổng tài sản ( = LNST/ tổng tài sản )
+ Do tổng tài sản
Bảng 25: Lợi nhuận sau thuế, tổng tài sản của Cienco1 giai đoạn 2002 - 2004
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Lợi nhuận sau thuế (tỉ đ)
19,766
24,148
6,725
Tổng tài sản (tỉ đ)
2060,028
3109,007
3672,154
Tỉ suất lợi nhuận tổng tài sản (tỉ đ/tỉ đ)
0,0096
0,0078
0,0018
Gọi X là lợi nhuận sau thuế
Y là tổng tài sản
Z là tỉ suất lợi nhuận tổng tài sản
Ta có mô hình sau:
(X1- X0) = (Y1 - Y0) Z1 + (Z1- Z0)Y0
Bảng 26: Biến động của lợi nhuận sau thuế do ảnh hưởng của tỉ suất lợi nhuận tổng tài sản và tổng tài sản giai đoạn 2001 - 2004
So sánh
Biến động lợi nhuận
sau thuế
Do tổng tài sản
Do tỉ suất lợi nhuận
tổng tài sản
Tuyệt đối (tỉ đ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối
(tỉ đ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối
(tỉ đ)
Tương đối (%)
2003/2002
4,382
22,2
8,078
50,268
- 3,696
- 18,699
2004/2003
- 17,423
- 72,1
1,129
20,175
- 18,552
- 76,826
Qua bảng tính toán trên có thể rút ra kết luận như sau:
* Lợi nhuận sau thuế năm 2003 so với năm 2002 tăng 22,2% tức là tăng 4,382 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+ Do tổng tài sản tăng 50,268% làm lợi nhuận sau thuế tăng 8,078 tỉ đồng
+ Do tỉ suất lợi nhuận tổng tài sản giảm 18,699% làm lợi nhuận sau thuế giảm 3,696 tỉ đồng.
* Lợi nhuận sau thuế năm 2004 so với năm 2003 giảm 72,1% tức là giảm 17,423 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+ Do tổng tải sản tăng 20,175% làm lợi nhuận sau thuế tăng 1,129 tỉ đồng
+ Do tỉ suất lợi nhuận tổng tài sản giảm 76,826% làm lợi nhuận sau thuế giảm 18,552 tỉ đồng.
Ta có thể thấy lợi nhuận sau thuế có nhiều biến động và nhất là năm 2004, tổng tài sản luôn tăng và có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận nhưng tỉ suất lợi nhuận là nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến giảm lợi nhuận.
Mô hình 2: Biến động chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+ Mức doanh lợi bình quân một lao động( RL)
+ Tổng số lao động bình quân ()
Bảng 27 : Lợi nhuận sau thuế, lao động bình quân của Cienco 1
giai đoạn 2002 - 2004
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Lợi nhuận sau thuế (tỉ đ)
19,766
24,148
6,725
( người)
11252
12826
14400
Mức doanh lợi bq một lao động ( tỉ đ/ tỉ đ)
0,0018
0,0019
0,0005
Ta có phương trình sau: = RL.
LNST1 - LNST0 = ( RL1 - RL0 ). 1 + RL0. (1 - 0 )
Từ phương trình và số liệu của bảng , ta có kết quả sau:
Bảng 28: Biến động lợi nhuận sau thuế do ảnh hưởng của mức doanh lợi bình quân một lao động và tổng số lao động bình quân
So sánh
Biến động lợi nhuận
sau thuế
Do mức doanh lợi bình quân một lao động
Do tổng số lao động
bình quân
Tuyệt đối (tỉ đ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối
(tỉ đ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối
(tỉ đ)
Tương đối (%)
2003/2002
4,382
22,2
1,0612
4,597
3,3208
16,8
2004/2003
- 17,423
- 72,1
- 20,630
- 75,42
3,212
13,301
* Lợi nhuận sau thuế năm 2003 so tăng 22,2% so với năm 2002 tức là tăng tuyệt đối 4,382 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
Do mức doanh lợi bình quân 1 lao động tăng 4,597% làm lợi nhuận sau thuế tăng 1,0612 tỉ đồng
Do tổng số lao động bình quân tăng 16,8 % làm lợi nhuận sau thuế tăng 3,3208 tỉ đồng
* Lợi nhuận sau thuế năm 2004 so với năm 2003 giảm 72,1% tức là giảm 17,423 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
Do mức doanh lợi bình quân 1 lao động giảm 75,42% làm lợi nhuận sau thuế giảm 20,630 tỉ đồng
Do tổng số lao động bình quân tăng 13,301 % làm lợi nhuận sau thuế tăng 3,212 tỉ đồng
Mô hình 3: Biến động của lợi nhuận sau thuế do ảnh hưởng của 3 nhân tố :
+ Mức doanh lợi tài sản cố định (RK)
+ Mức trang bị tài sản cố định bình quân trên 1 lao động (MK)
+ Tổng số lao động bình quân ()
Bảng 29 : Các chỉ tiêu có liên quan đến lợi nhuận sau thuế
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Lợi nhuận sau thuế (tỉ đ)
19,766
24,148
6,725
RK (tỉ đ/tỉ đ)
0,023
0,023
0,006
MK (tỉ đ/ người)
0,075
0,082
0,079
( người)
11252
12826
14400
Dựa vào mô hình 3, ta có phương trình sau :
=
(LNST1 - LNST0 ) = ( RK1 - RK0 )MK1.1 + ( MK1 - MK0)Rk0.1 + (1 - 0)Rk0 MK0
Từ mô hình và số liệu trên, kết quả tính toán được biểu hiện trong bảng sau:
Bảng 30: Biến động của chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế do ảnh hưởng của 3 nhân tố
Năm
Biến động LNST
Do mức doanh lợi TSCĐ
Mức trang bị TSCĐ
bq một lao động
Do tổng số lao
động bình quân
Tuyệt đối
(tỉ đồng)
Tương đối (%)
Tuyệt đối
(tỉ đồng)
Tương đối (%)
Tuyệt đối
(tỉ đồng)
Tương đối (%)
Tuyệt đối
(tỉ đồng)
Tương đối (%)
03/02
4,382
22,2
- 0,042
- 0,174
2,065
9,333
2,359
11,935
04/03
- 17,423
- 72,15
- 19,44
- 74,28
- 0,993
- 3,656
3,01
12,465
Kết quả tính toán trên cho thấy:
* Lợi nhuận sau thuế năm 2003 so với năm 2002 tăng 4,382 tỉ đồng tức là tăng 22,2 % là do ảnh hưởng của 3 nhân tố:
+ Do mức doanh lợi TSCĐ giảm 0,174% làm lợi nhuận sau thuế giảm 0,042 tỉ đồng
+ Do mức trang bị TSCĐ bình quân một lao động tăng 9,333 % làm lợi nhuận sau thuế tăng 2,065 tỉ đồng.
+ Do tổng số lao động bình quân tăng 11,935 % làm lợi nhuận sau thuế tăng 2,359 tỉ đồng
* Lợi nhuận sau thuế năm 2004 so với năm 2003 giảm 17,423 tỉ đồng tức là giảm 72,15 % là do ảnh hưởng của 3 nhân tố:
+ Do mức doanh lợi TSCĐ giảm 74,28% làm lợi nhuận sau thuế giảm 19,44 tỉ đồng
+ Do mức trang bị TSCĐ bình quân một lao động giảm 3,656 % làm lợi nhuận sau thuế giảm 0,993 tỉ đồng.
+ Do tổng số lao động bình quân tăng 12,465 % làm lợi nhuận sau thuế tăng 3,01 tỉ đồng
Như vậy, ta thấy cả 3 nhân tố trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận sau thuế của công ty. Tuy nhiên, cần phải chú ý đến việc phân chia lợi nhuận dùng cho tài sản cố định vì chỉ tiêu này chiếm tỉ trọng lớn làm giảm lợi nhuận sau thuế.
Qua việc tính toán và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế của tổng công ty, ta có thể thấy được sự biến động của lợi nhuận do từng yếu tố chỉ tiêu bộ phận. Chính điều này sẽ giúp cho các nhà quản trị thấy rõ được nguyên nhân tăng giảm lợi nhuận từ đó có các biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả các chỉ tiêu bộ phận và mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận.
2.2. Chỉ tiêu giá trị tăng thêm(VA)
VA là chỉ tiêu hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống người lao động
2.2.1. Phân tích chỉ tiêu giá trị tăng thêm
Bảng 31: Chỉ tiêu giá trị tăng thêm của Cienco 1 giai đoạn 1999 - 2004
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
2004
VA (tỉ đ)
254
306
374
517
952
1086
Tốc độ tăng (%)
-
20,472
13,399
38,235
84,139
14,076
Ta có thể thấy xu thế biến động VA là tăng dần, do vậy có thể chọn hàm hồi quy tuyến tính để biểu thị xu hướng biến động của chỉ tiêu VA.
Phương trình có dạng :
ŷt = a + bt
Sử dụng phần mềm SPSS ( phụ lục 1 ) , ta được kết quả hàm xu thế tuyến tính như sau:
ŷt = - 42,6 + 178,314 t
Từ phương trình trên cho thấy, khi tăng lên 1 năm thì VA tăng bình quân 178,314 tỉ đồng và VA giảm do ảnh hưởng của các nhân tố khác là 42,6 tỉ đồng.
Thay các giá trị của t vào hàm hồi quy, ta có
Bảng 32: Xu hướng biến động của giá trị gia tăng
Năm
VA ( yt )
t
ŷt
1999
254
1
135,714
2000
306
2
314,028
2001
374
3
492,342
2002
517
4
670,656
2003
952
5
848,97
2004
1086
6
1027,284
Từ số liệu của yt và ŷt, ta có thể biểu diễn trên đồ thị sau:
Hình 4: Đồ thị biểu diễn VA thực tế và VA lý thuyết
VA luôn tăng lên biểu hiện ở tốc độ tăng ở bảng tính trên, năm 1999 là 254 tỉ đồng lên 1086 tỉ đồng năm 2004 và nhìn vào đồ thị VA thực tế và lý thuyết, ta thấy VA thực tế trong những năm gần đây cao hơn VA lý thuyết. Đây là điều rất tốt vì trong giai đoạn như hiện nay, việc duy trì và tăng lên của giá trị gia tăng gia tăng là rất tốt, mặc dù công ty thực sự hoạt động chưa có hiệu quả nhưng có thể nói đây là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của công ty trong tương lai nếu như có sự kết hợp một cách hợp lý giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất.
* Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu VA của Cienco 1
Mô hình 1: VA biến động do ảnh hưởng của 2 nhân tố
+ Năng suất lao động bình quân ( )
+ Tổng số lao động bình quân ( )
Ta có phương trình sau :
( VA1 - VA0 ) = ( ). 1 + .( 1 - 0 )
Bảng 33: Chỉ tiêu VA và năng suất lao động giai đoạn 2002 - 2004
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
VA (tỉ đồng)
517
952
1086
( tỉ đ/người)
0,046
0,074
0,075
( người )
11252
12826
14400
Căn cứ vào số liệu trên ta có :
Bảng 34: Kết quả phân tích biến động VA do năng suất lao động bình quân và tổng số lao động bình quân
So sánh
Biến động VA
Do NSLĐ bình quân
Do tổng số LĐ bình quân
Tuyệt đối (tỉ đ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối
(tỉ đ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối
(tỉ đ)
Tương đối (%)
03/02
435
84,139
362,004
61,357
72,996
14,112
04/03
134
14,076
20,4
1,914
113,6
11,933
Kết luận:
* VA năm 2003 so với năm 2002 tăng 84,139 % tức là tăng 435 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố
+ Do năng suất lao động bình quân tăng 61,357% làm VA tăng 362,004 tỉ đồng.
+ Do tổng số lao động bình quân tăng 14,112% làm VA tăng 113,6 tỉ đồng
* VA năm 2004 so với năm 2003 tăng 14,076 % tức là tăng 134 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố
+ Do năng suất lao động bình quân tăng 1,914% làm VA tăng 20,4 tỉ đồng.
+ Do tổng số lao động bình quân tăng 11,933% làm VA tăng 113,6 tỉ đồng
Mô hình 2: VA biến động do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+ Năng suất tài sản cố định bình quân ( HK = VA/ )
+ Tổng tài sản cố định bình quân (
tương tự, ta xây dựng được phương trình sau:
= HK .
( VA1 - VA0 ) = ( HK1 - HK0 ). + HK0. ()
Bảng 35: Chỉ tiêu VA và các chỉ tiêu năng suất tài sản cố định bình quân,
tổng tài sản cố định bình quân
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
VA (tỉ đồng)
517
952
1086
HK( tỉ đ/tỉ đ)
0,613
0,904
0,943
( tỉ đồng )
843,467
1053,18
1151,53
( Nguồn: Báo cáo tài chinh hàng năm của Cienco 1 giai đoạn 2002 - 2004 )
Từ đó, ta thiết lập được bảng phân tích ảnh hưởng của 2 nhân tố trên đến chỉ tiêu VA
Bảng 36: Biến động chỉ tiêu VA do năng suất tài sản cố định bình quân và
tổng tài sản cố định bình quân
So sánh
Biến động VA
Do năng suất tài sản cố định bình quân
Do tổng tài sản cố định bình quân
Tuyệt đối (tỉ đ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (tỉ đ/tỉ đ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối
(tỉ đ)
Tương đối (%)
2003/2002
435
84,139
306,4
47,46
128,6
24,874
2004/2003
134
14,076
45,02
4,325
88,98
9,347
Kết quả phân tích cho thấy:
* VA năm 2003 so với năm 2002 tăng 84,139 % tương ứng với tăng 435 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+ Do năng suất tài sản cố định bình quân tăng 47,46 % làm cho VA tăng 306,4 tỉ đồng
+ Do tổng tài sản cố định bình quân tăng 24,874 % làm VA tăng tuyệt đối 128,6 tỉ đồng
* VA năm 2004 so với năm 2003 tăng 14,076 % tương ứng với tăng 134 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+ Do năng suất tài sản cố định bình quân tăng 4,325 % làm cho VA tăng 45,02 tỉ đồng
+ Do tổng tài sản cố định bình quân tăng 9,347 % làm VA tăng 88,98 tỉ đồng
2.2.2. Dự đoán giá trị tăng thêm vào các năm tiếp theo của Cienco 1
2.2.2.1. Dự đoán dựa vào hàm xu thế :
Dựa vào hàm xu thế ở trên, ta có thể dự báo VA của Cienco1 trong các năm tiếp theo như sau :
Năm 2005 ( t = 7 ) : ŷt = - 42,6 + 178,314 x 7 = 1205,598 tỉ đồng
Năm 2006 ( t = 8 ) : ŷt = - 42,6 + 178,314 x 8 = 1383,912 tỉ đồng
2.2.2.2. Dự báo dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân
Công thức:
Với
Trong đó: Yn là mức độ thực tế VA của Công ty năm 2004;
Y1 là mức độ thực tế VA của Công ty năm 1999;
là lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân của VA;
n: là tổng số năm của dãy số thực tế ( n=6);
l : là tầm dự báo ( l=1,2,3...);
là mức độ dự báo của năm thứ ( n+l );
thay số liệu ta có : = 166,4 và dự báo cho các năm như sau :
Năm 2005 : ŷ2005 = 1086 + 166,4 x 1 = 1252,4 tỉ đồng
Năm 2006 : ŷ2006 = 1086 + 166,4 x 2 = 1418,8 tỉ đồng
Qua các phương pháp dự đoán ở trên, ta đều thấy trong những năm sắp tới, giá trị tăng thêm của công ty sẽ có xu hướng tăng lên. Đây là 1 điều đáng mừng bởi giá trị tăng thêm là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng, nó đảm bảo cho công ty có thể thực hiện được các mục tiêu tiếp theo trong các năm sau. Tuy nhiên, để có được kết quả trên còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như sự phát triển của ngành, biến động kinh tế xã hội, nhu cầu về hoạt động xây dựng,...Chính vì vậy, công ty phải có định hướng phát triển trong tương lai một cách cụ thể để làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình
III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian tới
Trong thời điểm hiện tại, số lượng doanh nghiệp tham gia xây dựng cơ bản rất phong phú từ các tổng công ty mạnh đến các công ty chuyên ngành của bộ, sở, các tổ chức cá nhân,... số lượng các dự án xây dựng cơ bản triển khai là khá lớn nhưng không tương xứng với số lượng các doanh nghiệp trong ngành hiện có của nước ta. Vì vậy, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải tìm cách thu hút các dự án tham gia đầu thầu các công trình để tăng sản lượng, công việc cũng như giải quyết việc làm cho người lao động. Qua việc phân tích hiệu quả hoạt động ta thấy tổng công ty hoạt động chưa có hiệu quả thông qua các chỉ tiêu như lợi nhuận sau thuế, hiệu quả sử dụng tài sản cố định hay vốn quá thấp để có thể phát triển sản xuất. Vì vậy, cổ phần hoá các thành viên của tổng công ty cũng là 1 trong các biện pháp làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh chung trong tương lai, ngoài ra tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 cần có những biện pháp riêng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1. Giải pháp về công nghệ
Qua phân tích cho thấy năng lực của máy móc thiết bị công ty hiện nay tuy đã được chú trọng, đầu tư đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty song hiệu quả sử dụng vẫn còn chưa cao. Vì vậy, công ty cần tăng cường đổi mới máy móc thiết bị, tránh tình trạng phải đi thuê máy ngoài nhiều làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình đồng thời kết hợp với việc đào tạo nâng cao tay nghề công nhân thì sẽ góp phần tăng năng suất lao động, góp phần nâng cao chất lượng công trình.
Sử dụng triệt để các thiết bị hiện có để tăng năng suất lao động, tăng tiến độ, giảm thời gian thu hồi vốn để tái đầu tư sản xuất cũng như giảm giá thành các hạng mục thi công khi sử dụng các thiết bị đã hết khấu hao hay khấu hao thấp.
Đầu tư các dây chuyền công nghệ mới trong ngành xây dựng cơ bản bởi việc đầu tư này sẽ được chủ đầu tư đánh giá cao, tuy nhiên việc đầu tư này phải có trọng điểm, tránh tình trạng đầu tư tràn lan gây lãng phí, kém hiệu quả.
2. Giải pháp về vốn
Vốn sản xuất kinh doanh là điều kiện tiên quyết và cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được duy trì và diễn ra liên tục. Vốn trong công ty đảm bảo cho quá trình phục vụ sản xuất được hoàn tất từ khâu mua sắm máy móc thiết bị đến việc mở rộng sản xuất, vì vậy việc mở rộng quy mô vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Chính vì vậy công ty cần có các giải pháp :
Thi công dứt điểm các công trình, đảm bảo chất lượng từng công trình, biện pháp này sẽ làm tăng khả năng thu hồi vốn, giảm ứ đọng vốn.
Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hợp lý như tăng vốn tự có bằng các biện pháp: mạnh dạn thanh lý hoặc chuyển nhượng các thiết bị không sử dụng được, tìm cách rút ngắn thời gian khấu hao bằng cách sử dụng tối đa công suất hoạt động của máy móc. Giảm lượng vốn lưu động cần thiết thông qua các kế hoạch, phương án kinh doanh hợp lý hiệu quả như sử dụng tiết kiệm vật tư, tránh tồn kho, lựa chọn các nhà cung ứng thích hợp có khả năng đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu, vật tư ngay khi cần thiết,...
Tăng nguồn vốn tự có, giảm lượng vốn đi vay, vì chi phí vốn vay giảm sẽ làm giảm giá dự toán dự thầu.
Tăng cường quan hệ với các ngân hàng đang cho công ty vay vốn nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của các ngân hàng khi cần vay và bảo lãnh các khoản tiền lớn, đáp ứng nhu cầu bên mời thầu.
3. Hoàn thiện công tác tính giá dự thầu
Công tác lập giá dự thầu là công tác quan trọng và góp phần quan trọng quyết định việc trúng thầu hay thất bại của công ty bởi nó chiếm 50 - 55 % số điểm mà chủ đầu tư đánh giá cho hồ sơ dự thầu.Giá dự thầu là yếu tố đặc biệt quan trọng mà bất kỳ một công ty tham gia dự thầu nào cũng đều phải quan tâm. Về cơ bản tính toán theo phương pháp nào với công thức tính đã có quy tắc chung và trong giai đoạn thông tin phát triển như hiện nay thì các công ty quá hiểu về phương pháp tính của nhau để có những điều chỉnh cần thiết. Mặt khác công tác tính giá dự thầu có hiệu quả hay không không hoàn toàn phụ thuộc vào phương pháp tính giá dự thầu bằng các công thức khác nhau mà nó nằm trong mối quan hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau giữa các yếu tố trong quá trình lập hồ sơ, từ khảo sát giá cả, địa chất, đối thủ cạnh tranh... cho đến việc bóc tách các bảng tiền lương của chủ đầu tư để lập được một giá dự thầu thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo có lãi. Như vậy từ lúc giá được lập cho đến ngày mở thầu, quyết định giảm giá có một ý nghĩa rất quan trọng, nhất là kh i giá vào thầu giữa các nhà thầu chênh lệch rất ít. Do trong công ty vẫn còn có một số hạn chế trong công tác tính giá thầu nên công ty cần phải nghiên cứu và đưa ra những đơn giá phù hợp hơn để đảm bảo lãi cao và có tính cạnh tranh với các nhà thầu cùng tham dự thầu khác. Để tránh tình trạng bỏ giá thầu quá thấp hoặc quá cao, công ty cần:
Nghiên cứu đặc điểm công trình đặc biệt là những đặc điểm có thể làm tăng giá dự toán
Nghiên cứu các nhân tố làm thay đổi giá dự thầu như thị trường vật liệu xây dựng, mạng lưới cung ứng nguyên vật liệu tại công trình, địa phương, khu vực lân cận,...
Thường xuyên cập nhật những văn bản pháp quy,các định mức kinh tế kỹ thuật của nhà nước, các quy chuẩn, tiêu chuẩn mới nhất để xác định giá dự thầu một cách chính xác
4. Về nguồn nhân lực
Công tác đấu thầu đòi hỏi đội ngũ nhân lực có trình độ, thạo việc, nhiệt tình để lập hồ sơ dự thầu có cơ sở, có tính thuyết phục. Điều này sẽ làm tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu của công ty. Để xây dựng được đội ngũ cán bộ công nhân viên có phẩm chất tốt, trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển công ty cần phải:
Lập kế hoạch tuyển dụng dựa trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty, thực trạng nguồn lực, nhu cầu bổ sung nhân lực cho các bộ phận trong công
Đối với bộ phận lao động trực tiếp có thể đào tạo tại chỗ, diễn ra ngay trong sản xuất mà không làm gián đoạn công việc như kèm cặp, truyền kinh nghiệm,... đồng thời tổ chức các lớp học ngắn hạn tại công ty, tại các trường công nhân kỹ thuật, ..Thường xuyên tổ chức các cuộc thi lên bậc khuyến khích sự sáng tạo trong lao động, có hình thức khen thưởng và kỷ luật hợp lý đảm bảo sự công bằng trong sản xuất.
5. Giải pháp về công tác thị trường
Thông tin là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng hồ sơ dự thầu trong nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay. Doanh nghiệp nào có được thông tin nhanh nhạy, chính xác thì sẽ có được cơ hội tốt cho việc định hướng phát triển của mình, do vậy ta thấy việc phân tích và xử lý thông tin kịp thời là vô cùng quan trọng. Do đặc trưng của công tác lập hồ sơ dự thầu có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau do đó đòi hỏi đội ngũ thu thập và xử lý thông tin phải có kiến thức sâu rộng, nắm bắt đầy đủ thông tin về giá bỏ thầu tiến độ thi công, nguồn vốn huy động, máy móc công nghệ, đưa ra các chính sách quảng cáo thích hợp,...để lập hồ sơ dự thầu thoả mãn tốt nhất những yêu cầu của chủ đầu tư, có thể thu thập thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, các mối quan hệ, uy tín của công ty qua hệ thống trung gian Marketing, các khách hàng thậm chỉ là khai thác thông tin qua các đối thủ cạnh tranh của mình.
6. Về công tác thống kê
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thì nguồn thông tin thị trường luôn phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ và chính xác để có thể giúp công ty có nhữg quyết định đúng đắn, chớp thời cơ trong quá trình sản xuất kinh doanh để mang lại lợi nhuận cho công ty. Và để có được nguồn thông tin đảm bảo được những yêu cầu nói trên, công ty cần phải tổ chức công tác thống kê tốt, đội ngũ nhân viên giỏi để có thể thu thập, tổng hợp và phân tích các thông tin một cách chính xác giúp công ty đưa ra các quyết định kịp thời và hiệu quả. Không thế không coi trọng vai trò của công tác thống kê trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cần quan tâm hơn nữa tới phòng ban làm việc, đào tạo một đội ngũ cán bộ chuyên làm công tác thống kê thực sự có năng lực để công tác thống kê trở thành người cố vấn lý tưởng cho ban lãnh đạo của công ty góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các chính sách được đưa ra có cơ sở pháp lý, tránh xa rời thực tế. Công ty cần nâng cao trình độ cho những cán bộ thống kê trong nghệ thuật điều tra, phương pháp phân tích số liệu, trẻ hoá đội ngũ để công tác thống kê trở nên nhanh nhạy, năng động và kinh nghiệm...
KẾT LUẬN
Trong quá trình hội nhập kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Nhà nước đang là mối quan tâm hàng đầu. Trước sự đổi mới của này, tự khẳng định và phát triển hoặc thua lỗ dẫn đến phá sản sẽ làm cho công ty luôn có sự chủ động trong sản xuất kinh doanh.
Đề tài “ Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả hoạt động của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1” đã bước nào phân tích và hệ thống hoá các vấn đề lý luận về lao động, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn,.. Trên cơ sở lý thuyết và thực trạng hoạt động của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1, luận văn đã đưa ra những nguyên nhân của ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty nói chung. Giải quyết triệt để mâu thuẫn về chi phí và kết quả tức là hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Phụ lục 1 : Kết quả xử lý số liệu VA phần mềm SPSS
Dependent variable.. VA Method.. LINEAR
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .94570
R Square .89435
Adjusted R Square .86793
Standard Error 128.19299
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 1 556429.73 556429.73
Residuals 4 65733.77 16433.44
F = 33.85960 Signif F = .0043
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time 178.314286 30.643986 .945699 5.819 .0043
(Constant) -42.600000 119.341180 -.357 .7392
The following new variables are being created:
Name Label
FIT_1 Fit for VA from CURVEFIT, MOD_1 LINEAR
LCL_1 95% LCL for VA from CURVEFIT, MOD_1 LINEAR
UCL_1 95% UCL for VA from CURVEFIT, MOD_1 LINEAR
4 new cases have been added.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Lý thuyết thống kê - PGS, PTS Tô Phi Phượng
- Giáo trình thống kê công nghiệp - PGS.TS Nguyễn Công Nhự
- Giáo trình thống kê kinh tế – TS Phan Công Nghĩa
- Giáo trình thống kê kinh doanh - GS.TS Phạm Ngọc Kiểm - PGS.TS Nguyễn Công Nhự
- Giáo trình thống kê đầu tư xây dựng - PGS.TS Phan Công Nghĩa
- Ứng dụng SPSS xử lý tài liệu thống kê - Trần Ngọc Phác- Trần Phương
- Báo cáo tài chính cuối năm của tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1
- Tạp chí xây dựng
- Tạp chí giao thông vận tải số 12/2005
-
- Một số tài liệu tham khảo khác
MỤC LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- S0009.doc