Vận dụng một số phương pháp Thống kê phân tích Diện tích, Năng suất, Sản lượng lúa huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 1998-2005 và dự đoán đến năm 2007

LỜI NÓI ĐẦU Thọ Xuân là một huyện trung du nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa.Trong những năm vừa qua huyện luôn đạt được những kết quả sản xuất trong nông nghiệp rất khả quan. Nông nghiệp là ngành sản xuất chính ở đây, vì vậy nó có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế huyện và trong chiến lược phát triển về lâu dài của vùng. Cây lúa là cây trồng chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp của huyện, và được gieo trồng trên 2 vụ chính là vụ chiêm xuân và vụ mùa. Những năm qua, sản lượng lúa luôn đạ

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5717 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng một số phương pháp Thống kê phân tích Diện tích, Năng suất, Sản lượng lúa huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 1998-2005 và dự đoán đến năm 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t được ở mức tăng với mức tăng ổn định qua các năm, đảm bảo được không những nhu cầu lương thực thực phẩm cho nhân dân trong huyện mà còn xuất bán sang các vùng lân cận. Vì vậy, để nắm được sự những kết quả đã đạt được và xu hướng phát triển của sản xuất lúa trong tương lai, em đã chọn đề tài để nghiên cứu là “Vận dụng một số phương pháp Thống kê phân tích Diện tích, Năng suất, Sản lượng lúa huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 1998-2005 và dự đoán đến năm 2007” Ngoài 2 phần mở đầu và kết luận chuyên đề gồm những phần sau : Chương I : Một số vấn đề lý luận chung về sản xuất nông nghiệp của nước ta. Chương II : Hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê vận dụng để phân tích diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng. Chương III : Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích các chỉ tiêu sản xuất lúa huyện Thọ Xuân giai đoạn 1998-2005 và tiến hành dự đoán đến năm 2007. Trong quá trình thực tập, do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô giáo trong khoa và các cán bộ phòng thống kê Thọ Xuân để kiến thức của em được hoàn thiện hơn qua chuyên đề này. Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ phòng thống kê Thọ Xuân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về nghiệp vụ và số liệu, đặc biệt là sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Trần Quang đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA 1- Vị trí, vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân: Nông nghiệp là ngành kinh tế có vị trí cần thiết của mọi quốc gia. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, biện pháp để từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Nhận thức được vai trò quan trọng của nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng lấy nông nghiệp làm khâu đột phá trong quá trình đổi mới mở rộng nền kinh tế. Chỉ thị 100 và nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI (4/1988) về đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, thực hiện khoán ruộng đất đến hộ nông dân cùng nhiều chủ trương, chính sách mới của nhà nước đã tạo nên bước phát triển đột biển trong nông nghiệp và nông thôn Việt Nam góp phần tạo nên bước phát triển mới trong nông nghiệp. Lúa là cây lương thực đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người, trong chăn nuôi và xuất khẩu ra nước ngoài. Đẩy mạnh chương trình sản xuất lương thực là nội dung rất quan trọng, nhằm ổn định lương thực tại chỗ, giải quyết lao động việc làm, tận dụng lao động phụ, lao động nhàn rỗi trong nông thôn. Ngoài ra lương thực còn được xem là mấu chốt đối với sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. 2- Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội. Khác với sản xuất Công nghiệp, sản xuất nông nghiệp có những điểm đặc thù riêng, bởi nó chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, điều kiện Kinh tế - xã hội. Những đặc điểm cơ bản đó là : Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn và phức tạp, bị phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên nó mang tính khu vực rất rõ rệt; ở đâu có đất đai và lao động thì ở đó có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp được. Song ở mỗi khu vực, mỗi vùng, mỗi địa phương lại có các điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu rất khác nhau và lịch sử hình thành các loại đất, quá trình khai thác sử dụng đất cũng đều khác nhau tuỳ thuộc theo đặc điểm địa lý của mỗi vùng, mỗi khu vực. Vì vậy quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở mỗi nơi cũng không hoàn toàn giống nhau. Do điều kiện đất đai và thời tiết khí hậu không giống nhau giữa các vùng, các miền đã tạo ra trong sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ rất rõ nét. Vì vậy trong quá trình sản xuất thì việc lựa chọn, bố trí các loại cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất phải phù hợp với điều kiện của từng vùng, nhằm tạo điều kiện cho cây trồng, vật nuôi phát triển thuận lợi, đem lại năng suất cao, chất lượng tốt. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố về điều kiện tự nhiên như diện tích đất canh tác hàng năm, chất lượng đất canh tác, các điều kiện về thời tiết, khí hậu, sông ngòi… Chính vì vậy mà khả năng sản xuất nông nghiệp là giới hạn, năng suất, sản lượng thu được hàng năm không thể cứ tăng mãi được, đất đai là điều kiện hàng đầu để tiến hành sản xuất nông nghiệp nhưng nó cũng chính là giới hạn của sản xuất nông nghiệp. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống : cây trồng, vật nuôi. Các loại cây trồng vật nuôi rất nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về thời tiết, khí hậu đều có sự tác động trực tiếp đến sự phát triển, đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao: Do điều kiện thời tiết khí hậu nên mỗi loại cây trồng đều có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ rất khác nhau. Như vậy tính thời vụ có tác động rất quan trọng đối với người sản xuất, thiên nhiên đã cung cấp rất nhiều các yếu tố đầu vào thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp như : ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa, không khí, lợi thế về tự nhiên đã ưu ái rất lớn cho con người, nếu biết tận dụng hợp lý có thể sẽ sản xuất ra được nhiều loại nông sản phẩm với chi phí thấp, chất lượng cao, để có thể khai thác và phát huy được những lợi thế của thiên nhiên ban tặng cho sản xuất nông nghiệp, đòi hỏi người nông dân phải biết tuân thủ quá trình sản xuất một cách nghiêm ngặt lịch thời vụ gieo trồng, bón phân, làm cỏ, tưới tiêu. Ngoài những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn có nét đặc thù sau : * Sản xuất nông nghiệp ở nước ta xuất phát từ nền sản xuất phong kiến lạc hậu, tiến lên xây dựng nền sản xuất hàng hoá theo định hướng XHCN, không qua giai đoạn phát triển TBCN. Trước kia, nông nghiệp nước ta về cơ sở vật chất còn nghèo nàn, kết cấu hạ tầng nông thôn còn yếu kém, lao động thuần nông chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số lao động xã hội, trình độ lao động lại thấp, năng suất đất và năng suất lao động còn rất thấp, nhưng từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, bộ mặt nông nghiệp nông thôn của nước ta đã có nhiều thay đổi rõ nét theo hướng tích cực. Nông nghiệp nước ta đã có bước chuyển mình đáng kể và đã đạt được những thành tựu to lớn, nhất là về sản xuất lương thực. Từ một đất nước thiếu đói triền miên, hàng năm còn phải nhập khẩu lương thực, nay chúng ta không những sản xuất lương thực đủ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn dư thừa để xuất khẩu, hiện Việt nam đang là một trong những nước đứng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới; bên cạnh đó một số sản phẩm nông nghiệp khác như : Cà phê, chè, cao su, hạt điều...cũng phát triển tương đối khá, đây cũng là nguồn xuất khẩu khá quan trọng. Qua đó có thể thấy, nền sản xuất nông nghiệp của nước ta đã và đang chuyển từ sản xuất tự túc, tự cấp sang phát triển sản xuất hàng hoá và nhiều vùng, nhiều địa phương đang phát triển theo hướng giảm dần tỉ trọng sản phẩm nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng các sản phẩm phi nông nghiệp. * Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, được trải rộng trên 4 vùng rộng lớn, phức tạp : Miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển. trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, chúng ta có rất nhiều thuận lợi cơ bản, song cũng gặp không ít những khó khăn lớn, đó là : Nước ta hàng năm có lượng mưa bình quân tương đối lớn, đảm bảo nguồn nước ngọt rất phong phú, dồi dào phục vụ cho sản xuất và đời sống. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23 độ, rất phù hợp cho các thảm thực vật phát triển phong phú và đa dạng. Nhờ có những điều kiện thuận lợi đó mà ta có thể tiến hành gieo trồng và thu hoạch được nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao như : cây hàng năm, cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả trong năm. Bên cạnh những thuận lợi về khí hậu và thời tiết như vậy, nhưng với lượng mưa nhiều và phân bố không đều, chỉ tập trung chủ yếu vào 3 tháng trong năm nên thường gây ra lũ, lụt, ngập úng. Với nắng nhiều cũng hay gây ra hạn hán, thiếu nước phục vụ cho sản xuất và đời sống. Khí hậu nóng ẩm cũng là điều kiện để sâu bệnh dễ phát triển, gây ra những tổn thất lớn cho sản xuất nông nghiệp. Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn cơ bản đã nêu trên, trong chiến lược phát triển, muốn đưa nền nông nghiệp nước ta lên sản xuất hàng hoá ổn định và bền vững thì : bằng mọi cách chúng ta phải biết vận dụng, phát huy được những mặt thuận lợi, hạn chế đến mức thấp nhất những khó khăn do điều kiện thiên nhiên đem lại, nhằm đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp phát triển ngày càng mạnh hơn so với tiềm năng của đất nước ta. 3 - Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp * Nhân tố tự nhiên: Nhóm nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp bao gồm: Vị trí địa lý của vùng lãnh thổ, điều kiện đất đai, điều kiện khí hậu và các tiềm năng khác của vùng các nhân tố này tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng trọt. Mổi vùng đều có một số điều kiện đặc biệt thuận lợi để phát triển một số ngành sản xuất tạo ra những lợi thế so sánh với các vùng khác của đất nước đây là cơ sở tự nhiên để hình thành nên các vùng kinh tế nói chung và các vùng kinh tế nông nghiệp nói riêng trong mỗi quốc gia. * Nhân tố kinh tế xã hội: Bao gồm thị trường, hệ thông các chính sách vĩ mô của nhà nước, vốn, cơ sở hạ tầng trong nông thôn, sự phát triển các khu công nghiệp và đô thị, kinh nghiệm tập quán và truyền thống sản xuất của dân cư trong nền kinh tế hàng hoá, thị trường là yếu tố quyết định để người sản xuất giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất là gì? ; sản xuất như thế nào? nhu cầu thị trường là cơ sở để xây dựng một cơ cấu kinh tế. Trong khi đó thị trường nông thôn không chỉ thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm của các ngành kinh tế nông thôn “đầu ra”, mà còn cung cấp “đầu vào”, vốn , lao động, vật tư, kĩ thuật, dịch vụ... cho hoạt động sản xuất và nhu cầu sinh hoạt trong nông thôn. Nền sản xúât muốn phát huy được hiệu quả nếu sản phẩm của nó được thị trường chấp nhận Trong nền kinh tế thị trường các chính sách kinh tế là công cụ kinh tế quả lí vĩ mô quan trọng nhất mà nhà nươc có thể sử dụng để thực hiện chức năng điều tiết kinh tế của mình. Nhà nước có thể sử dụng các chính sách kinh tế để kích thích tạo điều kiện cho ngành kinh tế phát triển. Khi nhà nước tạo điều kiện phát triển nền kinh tế nông nghiệp sẽ có những chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất. * Nhân tố về tổ chức và kĩ thuật : Đó là các hình thức tổ chức sản xuất trong nông thôn, sự phát triển khoa học kĩ thuật và ứng dụng khoa học kĩ thuật và việc ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Việc tổ chức các hình thức sản xuất phù hợp là một nhân tố quyết định đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Ngày nay khoa học kĩ thuật đang trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, sự áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất có vai trò ngày càng to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, kinh tế nông thôn nói riêng. vậy ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng xuất lao động hạ giá thành sản phẩm, khai thác và sử dụng hợp lí các tiềm năng và nguồn lực đồng thời tăng cường lực lượng sản xuất trong nông thôn, thông qua đó thúc đẩy sự phát triển của ngành nghề sản xuất, các vùng các thành phần kinh tế. 4 – Đặc điểm sản xuất nông nghiệp của huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hóa : Về mặt kinh tế, Thọ Xuân là một huyện sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất nông nghiệp huyện chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện hàng năm. Do điều kiện về tự nhiên cũng như tập quán sản xuất đã áp đặt cho sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chính có truyền thống lâu đời đối với người lao động huyện Thọ Xuân. Nông nghiệp được phát triển toàn diện cả về trồng trọt và chăn nuôi, trong đó thế mạnh là trồng lúa nước và chăn nuôi đàn gia súc lớn như trâu, bò, lợn. Bước vào thời kì đổi mới, Thọ Xuân vẫn xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế huyện với phương châm là chuyển đổi nhanh chóng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp theo xu hướng sản xuất hàng hóa ở các vùng chuyên canh, thâm canh cùng sự ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất, sản lượng lương thực thực phẩm. Trong những năm gần đây giá trị sản xuất trồng trọt của huyện luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao nhờ những chính sách hợp lý trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện, đó là các nghị quyết số 05, 06 của Huyện ủy về xây dựng cánh đồng 50 triệu/ha/năm, hộ thu nhập 50 triệu đồng/năm. Việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ đã được đẩy mạnh, việc đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật áp dụng vào đồng ruộng đã được mở rộng, các loại giống lúa lai chiếm 67,9% so với tổng số diện tích cấy lúa. Trong chăn nuôi tính đến thời điểm năm 2005 toàn huyện có các chỉ tiêu như sau: tổng đàn lợn có 97.973 con, tổng đàn trâu, bò có 37.330 con, tổng đàn gia cầm có 859 nghìn con. Riêng từ năm 2002 trở lại đây ngành chăn nuôi của huyện du nhập và phát triển ngành chăn nuôi bò sữa ở một số xã, và thực tế đã chứng minh lối đầu tư vào chăn nuôi bò sữa có hiệu quả cao, đem lại một nguồn thu lớn cho người nông dân, góp phần đáng kể trong giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện. Mục tiêu từ nay đến năm 2010 của huyện Thọ Xuân là chuyển dịch nền kinh tế theo hướng công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp. Muốn vậy Thọ Xuân cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát huy hết mọi tiềm năng nguồn lực cho phát triển đó là: tài nguyên đất đai, vốn lao động, khoa học công nghệ với việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tiếp thu đổi mới và cũng cố cơ sở vật chất kỹ thuật, tiếp thu đổi mới và củng cố quan hệ sản xuất ở nông thôn. Thực hiện tốt chính sách xã hội có quan điểm đúng đắn về phát triển văn hoá - giáo dục, tạo động lực cho phát triển, đồng thời tăng cường hiệu lực và vai trò quản lý của nhà nước. Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nông nghiệp huyện Thọ xuân đã đạt được những thành tựu đáng kể, vấn đề chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp đã và đang diễn ra theo xu hướng tích cực là: ổn định diện tích cây lương thực, đi sâu vào tăng năng suất cây trồng, giảm một số cây trồng không đạt hiệu quả kinh tế cao chuyển sang trồng cây công nghiệp, rau màu các loại, tăng cả về diện tích và sản lượng để phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến, cho nhu cầu tiêu dùng nội địa và phục vụ cho xuất khẩu. Nhưng để đạt được kết quả theo định hướng trên ngành nông nghiệp cần được xác lập và chuyển dịch theo hướng từ một nền nông nghiệp độc canh, chuyển sang một nền nông nghiệp đa canh, phát triển sản xuất hàng hoá với ngành nghề đa dạng. Tuy đã đạt được những kết quả khả quan nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những khó khăn cần khắc phục: Thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp của huyện Thọ xuân theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn, vấn đề lao động ở đây chủ yếu là lao động thủ công, trình độ khoa học kỹ thuật còn lạc hậu. Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp huyện Thọ xuân còn phân tán, manh mún, quy mô sản xuất hộ gia đình còn nhỏ. Đất đai bị phân tán, không có sự hợp nhất, thích hợp cho lao động thủ công, không thể thực hiện được quá trình cơ giới hoá. Thị trường tiêu thụ nông sản và hàng hoá nông nghiệp không ổn định, sản xuất nông nghiệp tăng, hầu hết các nhưng thị trường tiêu thụ khá khó khăn Vấn đề về vốn đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp - nông thôn. Nhiều vùng, khu vực cần có sự đầu tư cho sự phát triển nông nghiệp, song tỷ trọng vốn đầu tư ngày một giảm xuống, không đáp ứng được yêu cầu phát triển của nông nghiệp. Nhìn chung sản xuất nông nghiệp huyện Thọ Xuân đã có từ lâu đời và tồn tại suốt chiều dài của lịch sử. Quá trình sản xuất nông nghiệp được duy trì và phát huy được những thế mạnh về điều kiện tự nhiên cũng như về kinh nghiệm sản xuất của người lao động, qua đó đưa Thọ Xuân trở thành một trong những huyện đạt giá trị sản xuất nông nghiệp cao của tỉnh Thanh Hóa. CHƯƠNG II HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ VẬN DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CÂY TRỒNG I – HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CÂY TRỒNG: 1- Nhóm chỉ tiêu về diện tích đất: 1.1 Diện tích gieo trồng : Với tính chất là một yếu tố quyết định sản lượng cây trồng, diện tích gieo trồng là diện tích thực tế có gieo trồng các loại cây có thời gian tồn tại thường không quá một năm, nhằm thu hoạch thành phẩm ngay trên diện tích đó. Như vậy trong tổng diện tích gieo trồng không bao gồm diện tích bỏ hóa. Diện tích gieo trồng cũng không tính đến diện tích gieo mạ, vườn ươm. diện tích trồng cây phân xanh… Với đặc tính của sản xuất nông nghiệp, trên cùng một diện tích trong một năm có thể gieo trồng nhiều vụ và trong một vụ có thể trồng xen nhiều loại cây khác nhau. Do đó, tổng diện tích gieo trồng cả năm thường lớn hơn nhiều so với diện tích canh tác. Diện tích gieo trồng là chỉ tiêu gián tiếp biểu hiện quy mô sản xuất của cơ sở sản xuất. Nếu năng suất cây trồng ổn định thì quy mô sản xuất của từng loại cây sẽ phụ thuộc vào số lượng diện tích gieo trồng loại cây đó. Diện tích gieo trồng cây hàng năm thường được tính dựa trên số lần trồng loại cây đó, tùy theo phương thức gieo trồng để xác định phương pháp tính thích hợp. - Phương pháp trồng riêng : Trồng một loại cây trên diện tích đất đó trong suốt thời gian tồn tại của loại cây đó. Do đó nếu gieo trồng trên diện tích bao nhiêu thì diện tích gieo trồng là bất nhiêu, tức là trong trường hợp này diện tích gieo trồng chính bằng diện tích canh tác. - Phương thức trồng gối : Trên một diện tích đất, người ta trồng loại cây thứ nhất sắp thu hoạch thì lại tiếp tục trồng loại cây thứ hai vào diện tích đó. Hai loại cây này có cùng thời gian tồn tại trên cùng một mảnh đất nhưng không làm ảnh hưởng đến năng suất của nhau. Do đó diện tích gieo trồng mỗi loại cây được tính theo diện tích canh tác. - Phương thức trồng xen : Trồng hai hoặc nhiều loại cây cùng tồn tại trong suốt quá trình phát sinh và phát triển, do đó có thể ảnh hưởng đến năng suất của nhau. Khi tính diện tích trồng xen phải đảm bảo năng suất thu hoạch như khi trồng riêng. Trong trường hợp khi tính diện tích gieo trồng phải dựa vào năng suất như khi trồng riêng, hoặc căn cứ vào tỉ lệ hạt giống hao phí, hoặc mật độ gieo trồng so với khi trồng riêng… Với những đặc điểm như trên, ta nhận thấy có thể tăng diện tích gieo trồng bằng 2 cách: hoặc mở rộng diện tích canh tác hoặc tăng vụ. Hiện nay chủ yếu dùng cách thứ hai do nguồn đất bị giới hạn, diện tích đất canh tác ngày càng giảm do chuyển sang sản xuất khác, một mặt do áp dụng các kĩ thuật tiên tiến vào nông nghiệp nên biện pháp tăng vụ đạt được hiệu quả cao, cho năng suất cây trồng như khi trồng riêng. 1.2 Hệ số sử dụng ruộng đất : Hệ số sử dụng ruộng đất là số vụ gieo trồng bình quân trong năm trên diện tích canh tác hàng năm. Hệ số sử dụng ruộng đất được tính theo công thức sau : Tổng diện tích gieo trồng cây nông nghiệp hàng năm H= Tổng diện tích canh tác cây hàng năm Hệ số sử dụng ruộng đất phản ánh tình hình sử dụng ruộng đất trên một đơn vị diện tích canh tác. 1.3 Năng suất đất đai : Năng suất đất đai là chỉ tiêu biểu hiện chất lượng của việc sử dụng đất, phản ánh kết quả sử dụng đất thu được tính bình quân trên một đơn vị diện tích trong một năm. Công thức tính : Kết quả sản xuất nông nghiệp Năng suất đất = Diện tích đất nông nghiệp Trong đó kết quả sản xuất nông nghiệp được tính dựa trên số sản phẩm thu được trong một năm, số sản phẩm thu được trong một năm quy ra sản phẩm chuẩn, hoặc là GO, VA, NVA, M… Năng suất đất được tính chi tiết cho từng loại đất : đất cấy lúa, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp nói chung… 1.4 Bình quân các loại đất trên đầu người : Đất đai bình quân đầu người gián tiếp biểu hiện khả năng cung cấp nông sản để thỏa mãn nhu cầu của nhân dân. Dựa vào chỉ tiêu này thấy được mức độ cần thiết phải thực hiện thâm canh, tăng vụ, khai hoang và phân bố lại dân cư và lao động nông nghiệp, đồng thời chỉ tiêu này cũng phản ánh về hiệu quả sản xuất nông nghiệp và so sánh với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 1.5 Tỉ trọng các loại đất nông nghiệp : Được xác định bằng diện tích từng loại đất nông nghiệp chia cho tổng diện tích đất nông nghiệp của địa phương. Qua đó có thể điều chỉnh cơ cấu đất nông nghiệp cho hợp lý, xác định được các loại cây trồng, vật nuôi thích hợp với từng loại đất để tạo ra kết quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất là cao nhất. 2 – Nhóm chỉ tiêu về năng suất cây trồng : Năng suất cây trồng là lượng sản phẩm từng loại thu được trên một đơn vị diện tích gieo trồng trong vụ hoặc tính cho cả năm. Năng suất cây trồng là chỉ tiêu chất lượng đánh giá tổng hợp kết quả sử dụng các biện pháp kỹ thuật liên hoàn trong trồng trọt, đánh giá trình độ thâm canh tăng năng suất cây trồng. 2.1 Năng suất ước tính : Là số sản phẩm dự kiến có thể thu hoạch được từng vụ, phương pháp tính chủ yếu là tổ chức quan sát đồng ruộng và dựa vào kinh nghiệm sản suất nhiều năm, tập thể những người tham gia ước tính trao đổi ý kiến để đi đến nhận định thống nhất về số sản phẩm bình quân trên 1 ha. Chỉ tiêu này bước đầu giúp ta sơ bộ đánh giá kết quả sản xuất dự tính kế hoạch và làm căn cứ để phân vùng chọn xã đại diện trong điều tra năng suất sản lượng lúa. Cách xác định đối với loại năng suất này như sau : Đo 1m2 lúa rồi tiến hành đếm bụi, đếm bông, đếm hạt, sau đó cân trọng lượng số hạt thóc thu được trên 1m2 đó. Từ kết quả thu được ta có thể suy rộng cho cả trà lúa trên cả cánh đồng hoặc trên một đơn vị diện tích gieo trồng. 2.2 Năng suất tại gốc ( năng suất điều tra ) : Là số sản phẩm còn lại ở tại ruộng vào lúc trước khi thu hoạch. Nó được xác định bằng cách tiến hành đo gặt một số diện tích (mẫu điển hình) rồi sau đó suy rộng cho toàn diện tích (toàn bộ tổng thể).Chỉ tiêu năng suất sản lượng này là số liệu chính thức được dùng để kiểm tra kế hoạch,đánh giá kết quả sản xuất. Sản lượng điều tra (kg) Năng suất điều tra (Kg/m2) = Diện tích điều tra (m2 ) 2.3 Năng suất thực thu : Đây là năng suất sản lượng cây trồng được tính toán sau khi đã thu hoạch và đưa vào nơi bảo quản. Năng suất thực thu bao giờ cũng nhỏ hơn năng suất tại gốc. Hiệu số này phản ánh chất lượng công tác thu hoạch và quản lý bảo quản sản phẩm (thông thường là 5-7%) Chỉ tiêu năng suất,sản lượng thực thu được sử dụng để đánh giá kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất Chỉ tiêu năng suất thực thu thường tính trên diện tích gieo trồng và diện tích thu hoạch. Sản lượng thực thu (tạ ) Năng suất thực thu (tạ/ ha ) = Diện tích thu hoạch (ha) 2.4 Năng suất tính trên diện tích gieo trồng : Chỉ tiêu này có ý nghĩa toàn diện và phù hợp với phương pháp tính chỉ tiêu kế hoạch và kiểm tra thực hiện kế hoạch về năng suất cây trồng vì nó đòi hỏi các đơn vị phải thực hiện thâm canh cao và hạn chế diện tích không được thu hoạch. Sản lượng thực thu (tạ ) Năng suất gieo trồng (tạ/ ha) = Diện tích gieo trồng (ha ) 2.5 Năng suất tính trên diện tích thu hoạch : Là năng suất cây trồng đạt được trên 1 ha diện tích thực tế cho thu hoạch . Chỉ tiêu năng suất tính theo diện tích thu hoạch được tính bằng cách lấy sản lượng thu hoạch chia cho diện tích thu hoạch. Diện tích thu hoạch bằng diện tích gieo trồng trừ diện tích mất trắng. Chỉ tiêu năng suất này có tác dụng phản ánh đúng đắn chất lượng của ruộng đất, kết quả thực hiện các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cây trồng và phản ánh kết quả thực tế có thể đạt được. Bởi vậy, chỉ tiêu này giúp cho việc nghiên cứu khả năng tiềm tàng của ruộng đất và là căn cứ để xây dựng kế hoạch cho vụ sau, năm sau: Về mặt tính toán có điều tra thống kê được năng suất tính theo diện tích thu hoạch mới tính được năng suất tính theo diện tích gieo trồng. Giữa hai chỉ tiêu năng suất trên có quan hệ mật thiết với nhau: Năng suất gieo trồng = Năng suất thu hoạch * (100% - % diện tích mất trắng). Sau khi tính toán ta thấy năng suất tính trên diện tích gieo trồng thường nhỏ hơn hoặc bằng năng suất tính trên diện tích thu hoạch. Mức chênh lệch càng lớn chứng tỏ công tác chăm sóc và bảo vệ cây trồng chưa tốt. 2.6 Năng suất tính trên diện tích canh tác : Chỉ tiêu năng suất này được tính bằng cách lấy tổng sản lượng thu hoạch cả năm chia cho diện tích canh tác. Chỉ tiêu năng suất tính theo diện tích canh tác có tác dụng phản ánh hiệu quả sử dụng đất canh tác, nó có ý nghĩa lớn đối với những nước có điều kiện sản suất một năm trồng nhiều vụ như nước ta. Chỉ tiêu này thường được áp dụng đối với lúa nói riêng và cây lương thực nói chung. 3 – Nhóm chỉ tiêu về sản lượng cây trồng : Sản lượng cây trồng là toàn bộ số sản phẩm từng loại thu được trên toàn bộ diện tích gieo trồng trong vụ hoặc trong năm. Chỉ tiêu này có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá kết quả sản xuất đối với từng loại cây, đồng thời nó còn nói lên khả năng đáp ứng nhu cầu của từng loại sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng của xã hội, phục vụ cho xuất khẩu. Các chỉ tiêu về sản lượng được xác định như sau : Sản lượng cây trồng ước tính = Diện tích thực tế có gieo trồng trong vụ * Năng suất ước tính. Đây là chỉ tiêu quan trọng, là cơ sở lập kế hoạch thu mua, phân phối, xuất khẩu và chuẩn bị kho bãi, vật tư, lao động giúp cho việc thu hoạch được nhanh chóng, thuận lợi. II – CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ VẬN DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG VỀ DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CÂY TRỒNG: 1 – Những vấn đề chung về phân tích thống kê : 1.1 – Khái niệm : Phân tích thống kê là nêu lên một cách tổng hợp bản chất cụ thể và tính quy luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện nhất định qua biểu hiện bằng số lượng. 1.2 – Nhiệm vụ của phân tích thống kê : Nêu rõ bản chất và tính quy luật của hiện tượng xem phạm vi rộng hẹp khác nhau, tùy theo mục đích nghiên cứu và dự đoán sự phát triển của hiện tượng trong tương lai. 1.3 – Ý nghĩa : - Đây là khâu cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê, biểu hiện tập trung kết quả của cả quá trình đó. - Không chỉ có ý nghĩa nhận thức hiện tượng mà còn góp phần cải tạo hiện tượng. 1.4 – Yêu cầu đối với phân tích thống kê : - Phải tiến hành trên cơ sở phân tích lý luận kinh tế - xã hội. - Khi phân tích và dự đoán thống kê phải căn cứa vào toàn bộ sự kiện và đặt chúng trong mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau. - Đối với các hiện tượng có tính chất và hình thức phát triển khác nhau phải áp dụng các phương pháp khác nhau. 2-Phương pháp dãy số thời gian: 2.1Các khái niệm chung: * Khái niệm : Dãy số thời gian là một dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. * Thành phần của dãy số thời gian : Dãy số thời gian được cấu thành bởi 2 thành phần: thành phần thời gian có thể là ngày, tháng, quý, năm, độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian; thành phần thứ 2 của dãy số thời gian là các mức độ của dãy số thời gian, đó là các chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu bao gồm tên chỉ tiêu và trị số của chỉ tiêu. * Phân loại dãy số thời gian: Dãy số thời gian có thể là dãy số thời kì hoặc thời điểm, cũng có thể là dãy số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc bình quân. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà sử dụng loại dãy số thời gian cho phù hợp. * Yêu cầu xây dựng dãy số thời gian: Khi xây dựng dãy số thời gian ta phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số, cụ thể là : - Phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian. - Thống nhất phạm vi tổng thể nghiên cứu. - Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau, nhất là đối với dãy số thời kỳ phải bằng nhau. Nếu một trong các yêu cầu trên không được đảm bảo thì cần phải chỉnh lý cho hợp lý. * Tác dụng của dãy số thời gian : - Cho phép thống kê nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động của hiện tượng qua thời gian và vạch rõ xu hướng, tính qui luật của sự phát triển - Để dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai. 2.2 Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian: * Mức độ bình quân theo thời gian: Mức độ bình quân theo thời gian phản ánh mức độ đại biểu của các mức độ trong dãy số. Cách tính: - Đối với dãy số thời kì: + Với các chỉ tiêu tuyệt đối: + Với các chỉ tiêu tương đối: - Đối với dãy số thời điểm: + Trường hợp dãy số có biến động đều có số liệu đầu kì và cuối kì : + Trường hợp dãy số thời gian biến động không đều có khoảng cách bằng nhau: + Trường hợp dãy số thời điểm biến động không đều có khoảng cách thời gian không bằng nhau: Trong đó: là độ dài thời gian có các mức độ tương ứng. * Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: Ý nghĩa : Lượng tăng (giảm) tuyệt đối phản ánh sự thay đổi về trị số tuyệt đối của chỉ tiêu giữa 2 thời gian nghiên cứu. - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn phản ánh mức tăng giảm tuyệt đối giữa 2 thời gian liền nhau. Cách tính : () - Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc phản ánh mức tăng giảm tuyệt đối trong khoảng thời gian dài và thường lấy mức độ đầu tiên làm gốc cố định: Cách tính : () Nhận thấy lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc bằng tổng các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn: - Lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân chính là số bình quân cộng của các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn: Chỉ tiêu này thường được sử dụng khi các mức độ của dãy số có lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. * Tốc độ phát triển: Ý nghĩa : Phản ánh xu hướng phát triển của hiện tượng qua thời gian, tương tự như chỉ tiêu lượng tăng giảm tuyệt đối, tốc độ phát triển cũng được chia thành 3 loại: - Tốc độ phát triển liên hoàn: phản ánh sự phát triển của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau: Cách tính : () - Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự phát triển của hiện tượng trong các khoảng thời gian dài và thường lấy mức độ đầu tiên làm gốc cố định: () Ta có thể nhận thấy tốc độ phát triển định gốc bằng tích của các tốc độ phát triển liên hoàn: - Tốc độ phát triển bình quân: phản ánh tốc độ phát triển đại diện cho cả 1 thời kì và được tính bằng trung bình nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn. Chỉ tiêu này cũng chỉ nên tính khi._. dãy số có tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. * Tốc độ tăng (giảm): Phản ánh mức độ của hiện tượng nghiên cứu giữa hai thời kì tăng hoặc giảm bao nhiêu lần hoặc %. Nó nói lên nhịp điệu của sự phát triển theo thời gian. - Tốc độ tăng giảm liên hoàn: (lần) () Hoặc (%) () - Tốc độ tăng giảm định gốc: (lần) () Hoặc (%) - Tốc độ tăng (giảm) bình quân: phản ánh nhịp điệu tăng giảm đại diện trong một thời kì nhất định và được tính qua tốc độ phát triển bình quân. (lần) hoặc (%) - Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm): chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (giảm) liên hoàn thì tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao nhiêu. Chỉ tiêu này được sử dụng rộng rãi trong thống kê. Trên thực tế người ta không tính giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) định gốc bởi vì nó là một hằng số : 2.3 Các phương pháp biểu hiện biến động xu hướng của hiện tượng : * Phương pháp mở rộng dãy số thời gian : - Trường hợp vận dụng: với dãy số có khoảng cách thời gian tương đối ngắn, có quá nhiều mức độ và chưa phản ánh được xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. - Nội dung: mở rộng khoảng cách thời gian bằng cách ghép một số thời gian liền nhau thành khoảng thời gian dài hơn - Hạn chế: phương pháp này chỉ dùng khi dãy số có quá nhiều mức độ vì khi mở rộng khoảng cách thời gian số lượng các mức độ mất đi rất nhiều. * Phương pháp dãy số bình quân trượt : - Số bình quân trượt: là số bình quân cộng của một nhóm nhất định các mức độ trong dãy số, được tính bằng cách lần lượt loại trừ dần mức độ đầu đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo sao cho số lượng các mức độ tham gia tính số bình quân là không đổi. - Dãy số bình quân trượt: là dãy số được hình thành từ các số bình quân trượt: Nhóm bình quân trượt 3 mức độ: => Chú thích: : dãy số bình quân trượt : dãy số bình quân trượt lần 2 - Xác định nhóm bao nhiêu mức độ phải tính toán tùy thuộc vào 2 yếu tố sau: + Tính chất biến động của hiện tượng + Số lượng các mức độ trong dãy số: cụ thể nếu số lượng các mức độ không quá nhiều thì thường nhóm 3 mức độ phải tính bình quân trượt. còn nếu số lượng các mức độ nhiều thì có thể nhóm 5 đến 7 ... - Ngoài các phương pháp nói trên người ta còn sử dụng phương pháp bình quân trượt có trọng số và nó được xác định bằng bởi tam giác trọng số. cả hai phương pháp nói trên (mở rộng khoảng cách thời gian và số bình quân trượt chỉ nên dùng với dãy số theo năm, nếu dùng với dãy số theo tháng, quý thì chắc chắn rằng ở đó không có biến động thời vụ). * Phương pháp hồi quy theo thời gian - Nội dung Phương pháp hồi quy là phương pháp của toán học đựơc vận dụng trong thống kê để biểu diễn xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng có nhiều dao động ngẫu nhiên, mức độ tăng (hoặc giảm) thất thường. Từ một dãy số thời gian căn cứ vào dặc điểm của biến động trong dãy số dùng phương pháp hồi quy để xác định trên đồ thị một đường xu thế có tính chất lý thuyết thay cho đường gấp khúc thực tế. - Yêu cầu Phải chọn mô hình mô tả gần đúng nhất xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. - Phương pháp chọn dạng hàm Căn cứ vào quan sát trên đồ thị cộng với phân tích lý luận về bản chất và xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. Dựa vào sai phân (lượng tăng hoặc giảm tuyệt đốil) Dựa theo lý thuyết chọn dạng hàm của hồi quy và tương quan. + Dạng hàm xu thế tổng quát Trong đó: giá trị lý thuyết t: Biến thời gian cụ thể là thứ tự thời gian Hàm xu thế tổng quát thường sử dụng các dạng hàm sau + Các dạng đa thức - Dạng bậc 1: Được sử dụng khi các sai phân bậc 1 xấp xỉ bằng nhau Muốn xác định tham số , thì ta dùng phương pháp bình phương nhỏ nhất.Trong đó , C thoả mãn hệ phương trình sau: hoặc: Nếu > 0 thì tăng dần và ngược lại nếu < 0 thì giảm dần - Dạng bậc 2: Được sử dụng khi các sai phân bậc 2 xấp xỉ bằng nhau Khi đó Ta dùng phương pháp OLS để xác định các tham số của hệ phương trình -Dạng bậc 3: Đuợc sử dụng khi các sai phân bậc 3 xấp xỉ nhau khi đó Ta thấy khi các sai phân bậc k xấp xỉ nhau thì phương trình hồi quy theo thời gian là đa thức bậc k. Trên thực tế chúng ta phải kiểm định các mô hình hồi quy này và lựa chọn mô hình hồi quy tương quan mô tả gần đúng nhất xu thế phát triển của hiện tượng. - Dạng hàm mũ Thường được sử dụng khi dãy số có các cấp độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau Dạng hàm thường thấy: với là tốc độ phát triển trung bình Lấy Lg hai vế ta được phương trình sau: lgy= lg Việc xác định các tham số , cũng dùng phương pháp OLS có hệ phương trình sau: Tìm sau đó sẽ xác định được ao và a1 3- Phương pháp chỉ số: 3.1 – Khái niệm, đặc điểm và tác dụng của chỉ số trong thống kê: * Chỉ số là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ của hiện tượng nhiên cứu. * Phương pháp chỉ số là phương pháp thống kê nghiên cứu sự biến động của những hiện tượng kinh tế phức tạp bao gồm nhiều đơn vị phần tử mà các đại lượng biểu hiện không thể trực tiếp cộng được với nhau. Khi xây dựng chỉ số cho các hiện tượng kinh tế phức tạp thì biểu hiện về lượng của các phần tử được chuyển về dạng chung để có thể trực tiếp cộng được với nhau dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với các nhân tố khác. Trong khi phân tích hệ thống chỉ số, khi có nhiều nhân tố tham gia trong công thức chỉ số, việc phân tích biến động của một nhân tố được đặt trong điều kiện giả định các nhân tố khác không thay đổi. * Quyền số trong chỉ số thống kê là nhân tố được gữ cố định trong công thức chỉ số chung. Quyền số nói lên tầm quan trọng, vai trò của mỗi phần tử trong tổng thể, nó có tác dụng chuyển các phần tử vốn không trực tiếp cộng được với nhau thành dạng chung để có thể tổng hợp, từ đó thiết lập quan hệ so sánh và tiến hành phân tích. * Tác dụng của chỉ số trong phân tích thống kê: - Nghiên cứu sự biến động của mức độ của hiện tượng qua thời gian. - So sánh sự khác biệt, chênh lệch về mức độ của hiện tượng qua không gian. - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch về các chỉ tiêu kinh tế. - Cho phép xác định vai trò và ảnh hưởng biến động của các nhân tố khác nhau đối với sự biến động của các hiện tượng phức tạp được cấu thành từ nhiều nhân tố. * Phân loại chỉ số: - Căn cứ vào việc thiết lập quan hệ so sánh theo thời gian hay không gian: + Chỉ số phát triển: biểu hiện quan hệ so sánh theo thời gian. + Chỉ số không gian: biểu hiện quan hệ so sánh the không gian. - Căn cứ vào phạm vi tính toán, người ta cũng chia thành 2 loại: + Chỉ số đơn: nêu lên biến động của từng phần tử, từng đơn vị trong một tổng thể. + Chỉ số chung: nêu lên biến động của cả tổng thể nghiên cứu. - Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu, người ta cũng chia thành 2 loại: + Chỉ số chỉ tiêu số lượng: được thiết lập đối với chỉ tiêu số lượng, là chỉ tiêu biểu hiện quy mô số lượng của hiện tượng nghiên cứu. + Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: được thiết lập đối với chỉ tiêu chất lượng, là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh mức độ phổ biến mối lien hệ của hiện tượng nghiên cứu. - Căn cứ vào phương pháp tính toán: + Chỉ số tổng hợp: được vận dụng để tính chỉ số chung trên cơ sở xác định tổng các mức độ của từng đơn vị phần tử trong tổng thể. + Chỉ số bình quân: được vận dụng để tính chỉ số chung từ các chỉ số đơn theo công thức số bình quân. 3.2 – Phương pháp tính chỉ số: Chỉ số thống kê được vận dụng rộng rãi trong phân tích các hiện tượng kinh tế phức tạp và nhiều thành phần, chỉ tiêu trong nhiều lĩnh vực phong phú như: CPI, chỉ số giá xuất khẩu, chỉ số khối lượng sản phẩm, chỉ số giá thành, chỉ số năng suất lao động… Chỉ số được vận dụng tính toán và phân tích có thể là chỉ số đơn hoặc chỉ số chung. * Chỉ số đơn : - Chỉ số đơn giá : biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức giá của từng mặt hàng ở hai thời gian khác nhau. Trong đó : : giá bán mặt hàng kì nghiên cứu : giá bán mặt hàng kì gốc. - Chỉ số đơn lượng hàng tiêu thụ : Trong đó : : lượng hàng kì nghiên cứu : lượng hàng kì gốc * Chỉ số tổng hợp : Chỉ số tổng hợp là loại chỉ số chỉ nghiên cứu sự biến động của của một chỉ tiêu nào đó, của nhiều đại lượng trong những hiện tượng kinh tế phức tạp. Vì nghiên cứu các chỉ tiêu có các đơ vị tính khác nhau nên hệ thống chỉ số phải sử dụng một quyền số để quy đổi các chỉ tiêu về cùng một đơn vị và cộng lại được với nhau. Thông thường việc tính toán chỉ số tổng hợp dựa vào công thức chỉ số Laspayres, chỉ số Passche và chỉ số Fisher. Các phương pháp tính chỉ số được tổng hợp ở bảng sau: Bảng 01: Các công thức chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ , chỉ số tổng hợp giá bán . Chỉ số Laspayres Passche Fisher Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ (quyền số : ) (quyền số : ) (quyền số : ) Chỉ số tổng hợp giá bán Chỉ số tổng hợp Laspayres chọn quyền số ở kì gốc, chỉ số Passche chọn quyền số ở kì nghiên cứu. Chỉ số Fisher vận dụng trong trường hợp giữa chỉ số Laspayres và Passche có sự chênh lệch nhau khá lớn. 3.3 – Hệ thống chỉ số: Hệ thống chỉ số là một đẳng thức phản ánh mối liên hệ giữa các chỉ số. Qua đó dựa vào mối quan hệ giữa các chỉ tiêu để xây dựng hệ thống chỉ số phát triển. a- Cấu thành của hệ thống chỉ số: gồm 2 phần: + Chỉ số toàn bộ: nêu lên biến động của hiện tượng phức tạp do ảnh hưởng của tất cả các nhân tố cấu thành. + Các chỉ số nhân tố: bao gồm từ 2 chỉ số nhân tố trở lên trong đó mỗi chỉ số nhân tố nêu lên biến động của nhân tố đó đối với hiện tượng được cấu thành từ nhiều nhân tố. b- Tác dụng của hệ thống chỉ số: - Xác định vai trò và mức độ ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng phức tạp, trong đó ảnh hưởng của từng nhân tố có thể được biểu hiện bằng số tương đối hay số tuyệt đối. - Dựa vào hệ thống chỉ số có thể nhanh chóng xác định được một chỉ số chưa biết khi đã biết các chỉ số khác trong hệ thống. + Hệ thống chỉ số của số trung bình: Hệ thống chỉ số của số trung bình có tác dụng trong phân tích kinh tế- xã hội. Bất kỳ một sự thay đổi cơ cấu nào trong tổng thể hiện tượng cũng đều tác động đến các chỉ tiêu phản ánh các mặt của hiện tượng.Vì vậy cần có hệ thống chỉ số này để hiểu rõ cơ chế của ảnh hưởng đó và có các xử lý cần thiết. + Hệ thống chỉ số tổng hợp : Hệ thống chỉ số tổng hợp được dùng để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành đối với một hiện tượng phức tạp, cung cấp cho ta biết các thông tin mới về sự biến động của hiện tượng theo sự tác động của các nhân tố tác động đó. c- Công thức tính toán vận dụng trong thống kê nông nghiệp như sau: * Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới diện tích gieo trồng: Qui mô diện tích gieo trồng phụ thuộc vào hai nhân tố, đó là hệ số sử dụng ruộng đất và qui mô diện tích canh tác. Hệ thống chỉ số : Số tương đối : Số tuyệt đối: D1 – D0 = (H1d1 – H0d1) + (H0d1 –H0d0) Trong đó: H0: là hệ số sử dụng ruộng đất kỳ gốc H1: là hệ số sử dụng đất kỳ nghiên cứu D1: là diện tích gieo trồng kỳ nghiên cứu D0: là diện tích gieo trồng kỳ gốc d0: là diện tích canh tác kỳ gốc d1: là diện tích canh tác kỳ nghiên cứu. Nhận xét: Diện tích gieo trồng kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng (giảm) là do hai nhân tố: - Do hệ số sử dụng ruộng đất tăng (giảm) - Do qui mô diện tích canh tác tăng (giảm) * Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch bình quân. Năng suất thu hoạch bình quân chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: - Do nhân tố bản thân năng suất thu hoạch. - Do sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng. Hệ thống chỉ số: Biến động tuyệt đối: Trong đó: là năng suất bình quân kỳ gốc là năng suất bình quân kỳ nghiên cứu Nhận xét: Năng suất thu hoạch bình quân kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng (giảm) là do hai nhân tố: - Do nhân tố bản thân năng suất thu hoạch. - Do sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng. * Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng lúa: Sản lượng lúa thu được phụ thuộc vào diện tích gieo trồng và năng suất bình quân. Sản lượng = Năng suất Diện tích Hệ thống chỉ số: Biến động tương đối: Biến động tuyệt đối: Trong đó: Q0 là sản lượng kỳ gốc Q1 là sản lượng kỳ báo cáo Nhận xét: Sản lượng kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng (giảm) là do ảnh hưởng của hai nhân tố: Do bản thân năng suất tăng (giảm). Do quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng tăng (giảm). 4- Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn: 4.1 – Khái niệm: Dự đoán thống kê ngắn hạn là việc dự đoán quá trình tiếp theo của hiện tượng trong những khoảng thời gian tương đối ngắn, nối tiếp với hiện tại bằng việc sử dụng những thông tin thống kê và áp dụng các phương pháp thích hợp. Ngày nay, dự đoán được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực khoa học- kỹ thuật, kinh tế – chính trị – xã hội với nhiều loại và phương pháp dự đoán khác nhau. Nghiên cứu thống kê không những có nhiệm vụ phản ánh quy luật biến động của hiện tượng trong thời gian đã qua, mà còn phải nhìn nhận sự phát triển của hiện tượng ở trong tương lai. Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên lý quy luật tự nhiện. Trong việc phân loại dự đoán, xét theo chiều dài của thời gian dự đoán, về cơ bản chia làm ba loại: Dự đoán dài hạn, dự đoán trung hạn, và dự đoán ngắn hạn. Dự đoán thống kê dài hạn với khoảng thời gian từ 10 năm trở lên, mang tính chất chiến lược về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ... Dự đoán thống kê trung hạn với khoảng thời gian từ 3-10 năm, nhằm phục vụ cho các kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Dự đoán thống kê ngắn hạn với khoảng thời gian dưới 3 năm( dự đoán hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm, 3 năm). Kết quả của dự đoán thống kê ngắn hạn là căn cứ để tiến hành điều chỉnh kịp thời các hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở để đưa ra những quyết định kịp thời và hữu hiệu. Tài liệu thường được sử dụng để tiến hành dự đoán thống kê ngắn hạn là dãy số thời gian - tức là dựa vào sự biến động của hiện tượng ở thời gian đã qua để dự đoán mức độ của hiện tượng trong thời gian tiếp theo. Việc sử dụng dãy số thời gian để tiến hành dự đoán thống kê ngắn hạn có ưu điểm là khối lượng tài liệu không cần nhiều việc xây dựng các mô hình dự đoán tương đối đơn giản và thuận tiện trong việc sử dụng kỹ thuật tính toán. Trong việc sử dụng dãy số thời gian để tiến hành dự đoán thống kê ngắn hạn thì yêu cầu cơ bản là tài liệu phải chính xác, phản ánh sự phát triển khách quan của hiện tượng phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được. Độ dài của dãy số thời gian: Cho dãy số thời gian có nhiều các mức độ thì dự đoán càng sát thực tế, nếu dãy số thời gian quá ngắn (ít các mức độ) thì không ảnh hưởng tới sự tác động của hiện tượng thời gian trước, dài quá lại có sức ỳ của thời gian trước. Tốt nhất là số liệu 9-10 năm liền. Trong dự đoán, tiêu chuẩn để dự đoán thời gian tốt là thường xét tổng bình phương độ lệch của thực tế và dự đoán là nhỏ nhất (phương pháp bình phương nhỏ nhất). Có nhiều phương pháp dự đoán khác nhau nhưng nó được phân thành ba nhóm phương pháp cơ bản. Đó là phương pháp dự đoán chuyên gia, phương pháp dựa vào phương trình hồi quy và phương pháp dự đoán dựa vào dãy số thời gian. Phương pháp dự đoán chuyên gia là dự đoán dựa vào ý kiến của các chuyên gia, của những người nắm được cụ thể một vấn đề cụ thể nào đó để dự đoán. Phương pháp dự vào phương trình hồi quy để dự đoán trên cơ sở biết các mức độ của biến độc lập trong tương lai. 4.2 - Một số phương pháp đơn giản để dự đoán thống kê ngắn hạn: * Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân Phương pháp này có thể được sử dụng khi các lượng tăng ( hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn sấp sỉ bằng nhau . Lượng tăng hoặc (giảm) bình quân được tính theo công thức: Từ đó ta có mô hình dự đoán: Trong đó : yn: Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian l : Tầm xa dự báo : Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân : Mức độ dự đoán thời gian thứ (n+l) * Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình hàng năm () Phương pháp dự đoán này được áp dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. Tốc độ phát triển trung bình được tính theo công thức: Trong đó : y1 : Mức độ đầu tiên của dãy số thời gian Yn: Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian Từ công thức trên ta có mô hình dự đoán sau: +Dự đoán theo năm: + Dự đoán theo các mức độ của thời gian dưới một năm (tháng, quý) Trong đó: Dự đoán của thời gian j (j = 1,2,3...,m),của năm i (i=1,2,3...,n) * Dự đoán dựa vào phương trình hồi qui theo thời gian Dựa vào dãy số thời gian ta có: Có thể tiến hành dự đoán bằng cách ngoại suy phương trình hồi qui: * Dự đoán dựa vào san bằng mũ Với một số phương pháp dự đoán trên thì các mức độ của dãy số thời gian được xem như nhau, nghĩa là có cùng quyền số trong quá trình tính toán. Do đó làm cho mô hình chở nên cứng nhắc, kém nhạy bén đối với sự biến động của hiện tượng. Vì vậy để phản ánh sự biến động này đòi hỏi khi xây dựng mô hình dự đoán, các mức độ của dãy số thời gian phải được xem xét một cách không như nhau: các mức độ càng mới càng cần phải được chú ý nhiều hơn. Và do đó mô hình dự đoán có khả năng thích nghi với sự biến động của hiện tượng. Một trong những phương pháp đơn giản để xây dựng mô hình dự đoán như vậy là phương pháp san bằng mũ. Giả sử ở thời gian t, có mức độ thực tế là yt và mức độ dự đoán là dự đoán mức độ của hiện tượng ở thời gian tiếp sau đó (t+1) có thể viết: Đặt ta có: được gọi là các tham số san bằng mũ với và nằm trong khoảng Từ các công thức trên cho thấy việc lựa chon tham số san bằng có ý nghĩa quan trọng: Nếu được lựa chọn càng lớn thi các mức độ càng cũ của dãy số thời gian càng it được chú ý và ngược lại. Để chọn phải dựa vào việc phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng và những kinh nghiệm nghiên cứu đã qua. Giá trị tót nhất là giá trị làm cho tổng bình phương sai số dự đoán nhỏ nhất. * Dự đoán dựa vào mô hình tuyến tính ngẫu nhiên Ở mô hình này, dãy số thời gian xem như được sinh ra từ một quá trình ngẫu nhiên. Trên cơ sở đó một số mô hình quan trọng được xây dựng và tiến hành dự đoán. * Quá trình hồi quy bậc p - kí hiệu AR (p) Trong đó: : các tham số hồi quy. at là một quá trình dừng đặc biệt đơn giản. Một số quá trình AR đơn giản: Quá trình bậc 1:AR(1) hàm tự tương quan: với k =1® Quá trình bậc 2: AR(2) Hàm tương quan: Với Quá trình bình quân trượt bậc q -kí hiệu MA (q) Quá trình bậc 1:MA(1) Quá trình bậc 2: MA(2) Quá trình hồi quy bình quân trượt bậc p, q-kí hiệu ARMA (p,q) Đó là sự kết hợp giữa AR (p) và MA (q). hay Trong thực tế, ARMA(1,1) thường được sử dụng: Nhìn chung mọi kết quả dự đoán là không thể chính xác với thực tế của hiện tượng xảy ra, vẫn luôn tồn tại sai số của dự đoán với thực tế. Sau khi tính toán chọn ra mô hình có SSE nhỏ nhất để tiến hành dự đoán, khi đó kết quả dự đoán là sát với thực tế nhất, để từ kết quả dự đoán đó có thể căn cứ điều chỉnh đưa ra những quyết định kịp thời và quan trọng. CHƯƠNG III VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU SẢN XUẤT LÚA HUYỆN THỌ XUÂN GIAI ĐOẠN 1998-2005 VÀ TIẾN HÀNH DỰ ĐOÁN ĐẾN NĂM 2007 I – ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THỌ XUÂN 1 - Về mặt xã hội : Thọ Xuân là một huyện bán trung du nằm ở phía tây tỉnh Thanh Hóa, về vị trí địa lý, Thọ Xuân giáp với các huyện khác của tỉnh là : - Phía bắc giáp huyện Ngọc Lặc, huyện Yên Định. - Phía nam giáp huyện Triệu Sơn. - Phía Đông giáp huyện Thiệu Hóa. - Phía Tây giáp huyện Thường Xuân. Thọ Xuân có những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một nền kinh tế toàn diện và đa dạng về chủng loại sản phẩm sản xuất. Thọ Xuân có 38 xã và 3 thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 30035,58 ha (theo số liệu năm 2005). Trong đó: - Đất nông nghiệp là 18211,53 ha chiếm 60,63%. - Đất phi nông nghiệp 8805,12 ha chiếm 29,32%. - Đất chưa sử dụng là 3015,9 ha chiếm 10,05%. Các loại đất khác như sau : - Đất lâm nghiệp là 2122,32 ha chiếm 7,06%. - Đất chuyên dùng là 4446,83 ha chiếm 14,8%. - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 1468,36 ha chiếm 4,88%. Thọ Xuân có 5 xã miền núi đó là các xã Thọ Lâm, Xuân Phú, Xuân Thắng, Xuân Châu, Quảng Phú. Về cơ cấu dân tộc huyện Thọ Xuân gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Thái chung sống tạo nên sự đa dạng cho văn hóa và nền kinh tế cũng trở nên phong phú hơn với nhiều loại hàng hóa đặc thù. Dân số trung bình năm 2005 là 235.531 người với tổng số 56.258 hộ, trong đó lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 41,14% dân số của huyện Về giao thông, Thọ Xuân là huyện nằm trên trục đường quốc lộ 47 từ Thanh Hóa sang Lào với chiều dài 30 km và hàng ngàn km đường huyện lộ và đường liên xã đan xen thành một hệ thống giao thông tương đối thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa, kinh tế, chính trị với các huyện khác và giữa các xã trong huyện. Bên cạnh đó với các điều kiện thuận lợi về giao thông đường thủy và một hệ thống sông ngòi dày đặc tạo nên lợi thế lớn cho Thọ Xuân phát triển các ngành trồng trọt chăn nuôi cho năng suất cao. Về các mặt đời sống xã hội luôn được bảo đảm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nhân dân như y tế, giáo dục, văn hóa thông tin... Tính đến năm 2005 toàn huyện đã có 230 làng văn hóa, trong đó có 75 làng văn hóa cấp huyện và 43 làng văn hóa cấp tỉnh; có 35.741 hộ đạt gia đình văn hóa. Về mặt giáo dục, tính đến cuối năm 2005 toàn huyện có 38 trường học đạt chuẩn quốc gia, 223 giáo viên dạy giỏi cấp huyện và cấp tỉnh, 1.343 học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh, 2 em học sinh giỏi cấp quốc gia. Về y tế thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, đảm bảo chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, hỗ trợ 14 xã, thị trấn xây dựng chuẩn y tế, cho đến nay toàn huyện có 26 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế... Cùng với sự phát triển chung của đất nước, Thọ Xuân cũng từng bước khẳng định sự đi lên của mình với nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của huyện, các chính sách này càng có ý nghĩa hơn trong tình hình hiện nay chúng ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. 2 - Về mặt kinh tế : Về mặt kinh tế, Thọ Xuân là một huyện sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất nông nghiệp huyện chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện hàng năm. Do điều kiện về tự nhiên cũng như tập quán sản xuất đã áp đặt cho sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chính có truyền thống lâu đời đối với người lao động huyện Thọ Xuân. Nông nghiệp được phát triển toàn diện cả về trồng trọt và chăn nuôi, trong đó thế mạnh là trồng lúa nước và chăn nuôi đàn gia súc lớn như trâu, bò, lợn. Bước vào thời kì đổi mới, Thọ Xuân vẫn xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế huyện với phương châm là chuyển đổi nhanh chóng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp theo xu hướng sản xuất hàng hóa ở các vùng chuyên canh, thâm canh cùng sự ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất, sản lượng lương thực thực phẩm. Trong những năm gần đây giá trị sản xuất trồng trọt của huyện luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao nhờ những chính sách hợp lý trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện, đó là các nghị quyết số 05, 06 của Huyện ủy về xây dựng cánh đồng 50 triệu/ha/năm, hộ thu nhập 50 triệu đồng/năm. Việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ đã được đẩy mạnh, việc đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật áp dụng vào đồng ruộng đã được mở rộng, các loại giống lúa lai chiếm 67,9% so với tổng số diện tích cấy lúa. Trong chăn nuôi tính đến thời điểm năm 2005 toàn huyện có các chỉ tiêu như sau: tổng đàn lợn có 97.973 con, tổng đàn trâu, bò có 37.330 con, tổng đàn gia cầm có 859 nghìn con. Riêng từ năm 2002 trở lại đây ngành chăn nuôi của huyện du nhập và phát triển ngành chăn nuôi bò sữa ở một số xã, và thực tế đã chứng minh lối đầu tư vào chăn nuôi bò sữa có hiệu quả cao, đem lại một nguồn thu lớn cho người nông dân, góp phần đáng kể trong giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện. Với nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo, các ngành thủ công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp cũng có một vị trí và vai trò khá quan trọng trong tổng thể kinh tế huyện. Bên cạnh đó, các nghề thủ công truyền thống cũng được quan tâm phát triển như kéo sợi, dệt vải, dệt lụa ( xã Xuân Lai ); đan lát, làm cót (xã Thọ Nguyên); làm giắng, thuyền nan, thừng, chão (xã Bắc Lương); làm bánh gai, nem chua... cũng đem lai một nguồn thu khác cho người lao động, điều đó không những giải quyết được một số lao động lớn mà còn hình thành nên các làng nghề truyền thống giúp cho các ngành nghề đó không bị mai một mà còn phát triển mở rộng thị trường ra các huyện, các tỉnh khác. Về công nghiệp, huyện có các vùng chuyên môn hóa tập trung quanh 2 nhà máy lớn là công ty cổ phần nhà máy đường Lam Sơn và công ty cổ phần nhà máy giấy Mục Sơn. Giá trị sản xuất của 2 vùng này chiếm phần lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện. Theo số liệu năm 2005 của phòng thống kê Thọ Xuân, giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện đạt 68.103 triệu đồng, tăng 9,3% so với cùng kì năm 2004. Sự phát triển của công nghiệp sản xuất mía đường là một trong những nguyên nhân đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng công nghiệp của toàn huyện vì nó kéo theo sự phát triển của các ngành công-nông nghiệp hỗ trợ và cả các ngành dịch vụ. Về thương mại dịch vụ ngày nay đã có bước phát triển mới với nhiều loại hình dịch vụ phổ biến như internet, bưu chính, các dịch vụ ngân hàng, dịch vụ du lịch ... Tuy nhiên tiềm năng của nhóm ngành này vẫn chưa được khai thác hết, vì có điều kiện sẵn có cho nên về lâu dài các ngành này sẽ được phát triển một cách toàn diện về quy mô và chất lượng. Tóm lại, do điều kiện thiên nhiên ưu đãi và do tập quán sản xuất lâu đời Thọ Xuân đã tận dụng tốt những lợi thế đó và trở thành huyện có sản lượng lương thực lớn trong tỉnh, trong đó cây lúa là cây trồng nông nghiệp chính. Những năm gần đây, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện tăng dần qua các năm, đóng góp nhiều cho tổng giá trị sản xuất trong kinh tế huyện. Bảng 02 : Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Thọ Xuân giai đoạn 1995-2005 theo giá cố định 1994 ( Đơn vị tính : triệu đồng) Năm Giá trị sản xuất nông nghiệp 1995 345557 1996 271695 1997 315622 1998 328886 1999 380645 2000 368399 2001 441475 2002 440926 2003 524231 2004 654787 2005 667223 (Nguồn : Niên giám Thống kê Thọ Xuân qua các năm) II – PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU VỀ DIỆN TÍCH LÚA HUYỆN THỌ XUÂN TRONG THỜI KÌ 1995-2005 1 – Diện tích đất canh tác nông nghiệp hàng năm: Thọ Xuân là một huyện sản xuất nông nghiệp với trên 60% diện tích đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Cây lúa là cây trồng chủ yếu nên diện tích trồng lúa trong nông nghiệp huyện chiếm tỉ trọng lớn và ổn định qua thời gian dài. Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2001 cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thọ Xuân là 30.304,7 ha, tính bình quân đầu người là 776 , nếu tính cho từng loại đất thì diện tích bình quân đầu người đất nông nghiệp 682,7 / người; đất lâm nghiệp là 82,3 /người; đất chuyên dùng là 211,5 /người; đất chưa sử dụng là 69,5/người. Với một huyện đồng bằng, dân số đông như Thọ Xuân mà có diện tích bình quân đất nông nghiệp tương đối lớn là một lợi thế lớn cho việc sản xuất nông nghiệp ở Thọ Xuân. Mặt khác sự phân bố đất đai trong huyện là tương đối phù hợp với quy mô dân số. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người có sự đồng đều giữa các xã, không có sự chênh lệch lớn tạo nên sự cân bằng trong việc phân bố nguồn lao động giữa các xã và các vùng trong huyện. 2 - Diện tích và cơ cấu các loại đất của Huyện Thọ Xuân: Diện tích đất Huyện Thọ Xuân phần lớn được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, diện tích dành cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ vẫn đang được khai thác với dự đoán trong tương lai sẽ tăng nhiều. Bảng 03: Diện tích và cơ cấu các loại đất năm 2005: Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng số 30035,58 100 I – Đất nông nghiệp 18211,53 60,63 Đất trồng cây hàng năm 13510,78 44,98 Đất trồng cây lâu năm 1878,47 6,25 Đất nuôi trồng thủy sản 598,31 2,00 Đất nông nghiệp khác 2223,97 7,4 II- Đất phi nông nghiệp 8808,15 29,33 III- Đất chưa sử dụng 3015,93 10,04 Đất bồi chưa sử dụng 1125,95 3,75 Đồi núi chưa sử dụng 1821,62 6,06 Núi đá không có cây 68,36 0,23 Nguồn: Niên giám thống kê Thọ Xuân Như số liệu đã thu được từ bảng trên có thể nhận thấy diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ diện tích đất huyện Thọ Xuân. So với năm 2004 diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp huyện tăng 10,01%, nguyên nhân là do chuyển diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sản xuất nông nghiệp. Hiện tại diện tích đất chưa sử dụng vẫn chiếm 10,04% trong tổng diện tích đất, đây là nguồn dự trữ bổ sung quan trọng cho các ngành khác như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng… Trong đó số diện tích đất đồi núi chưa sử dụng vẫn chiếm phần lớn có thể chuyển sang trồng mía và chăn nuôi đàn bò sữa đạt hiệu quả cao. 3- Phân tích các chỉ tiêu về diện tích gieo trồng lúa huyện Thọ Xuân qua các năm Diện tích gieo trồng là diện tích thực tế có gieo trồng các loại cây có thời gian tồn tại thường không quá một năm, nhằm thu hoạch thành phẩm ngay trên diện tích đó. Diện tích gieo trồng phản ánh quy mô sản xuất thực tế của đơn vị sản xuất. Bảng 04: Diện tích gieo trồng lúa huyện Thọ Xuân từ 1998-2005 Năm Diện tích (ha) Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn (ha) Tốc độ phát triển liên hoàn (%) Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc (ha) Tốc độ phát triển định gốc (%) 1998 15616 - - - - 1999 15278 -338 97,84 -338 97,84 2000 15393 115 100,75 -223 98,57 2001 15816 423 102,75 200 101,28 2002 15432 -384 97,57 -184 98,82 2003 15477 45 100,36 -139 99,11 2004 15391 -86 99,44 -225 98,56 2005 15200 -191 98,76 -416 97,33 Tổng cộng 123712 - - - - Trung bình 15464 -59,43 99,61 - - (Nguồn: Niên giám thống kê Thọ Xuân và kết quả tính toán) Từ bảng trên chúng ta nhận thấy diện tích gieo trồng lúa có được sự ổn định qua các năm, sự biến động tăng giảm là không đáng kể, tốc độ phát triển bình quân cả thời kì đạt 99,61% cho thấy xu hướng chuyển dịch cơ cấu của huyện theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp đồng thời tăng tỉ trọng của các ngành khác. Tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu này diễn ra chậm và chưa rõ ràng, ngành nông nghiệp vẫn chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện. Diện tích gieo trồng lúa năm 1999 so với năm 1998 giảm 2,16% tương._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7720.doc
Tài liệu liên quan