Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích chỉ tiêu giá trị sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 1997-2005 và dự đoán đến năm 2010

MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 2 LỜI NÓI ĐẦU 6 NỘI DUNG 8 Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 8 I/ Công nghiệp và vai trò của nó trong nền Kinh tế Quốc dân 8 1. Khái niệm Công nghiệp 8 2. Đặc điểm của sản xuất công nghiệp 9 2.1. Các đặc điểm về mặt kỹ thuật của sản xuất công nghiệp 9 2.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội của sản xuất công nghiệp 10 3. Vai trò của công nghiệp 10 3.1. Vai trò công nghiệp trong nền Kinh tế Quốc dân

doc78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích chỉ tiêu giá trị sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 1997-2005 và dự đoán đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 3.2. Công nghiệp trong nền kinh tế tỉnh Hải Dương 11 II/ Chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp 14 1. Khái niệm giá trị sản xuất công nghiệp 14 1.1. Khái niệm 14 1.2. Nội dung chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp 14 2. Nguyên tắc tính 15 3. Nội dung và phương pháp tính 16 3.1. Tính theo giá cố định 16 3.2. Tính theo giá thực tế 19 Chương II. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH VÀ DỰ ĐOÁN THỐNG KÊ 21 I/ Khái niệm chung về phân tích và dự đoán Thống kê 21 1. Khái niệm chung 21 2. Các vấn đề chủ yếu của phân tích và dự đoán Thống kê 22 3. Vai trò của phân tích và dự đoán Thống kê 23 II/ Các phương pháp phân tích Thống kê 24 1. Bảng thống kê 24 1.1. Vấn đề chung về bảng thống kê 24 1.2. Yêu cầu của bảng thống kê 25 2. Đồ thị thống kê 25 2.1. Khái niệm 25 2.2. Tác dụng của đồ thị thống kê 26 3. Chỉ số 26 3.1. Khái niệm 26 3.2. Quyền số trong phương pháp chỉ số 26 3.3. Các loại chỉ số trong thống kê 27 3.4. Hệ thống chỉ số 28 4. Dãy số thời gian 29 4.1. Những vấn đề chung về dãy số thời gian 29 4.2. Các chỉ tiêu cơ bản dùng để phân tích biến động của dãy số thời gian 31 4.3. Một số phương pháp biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng 33 III/ Các phương pháp dự đoán Thống kê 37 1. Ngoại suy bằng các mức độ bình quân 37 1.1. Ngoại suy bằng lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân 37 1.2. Ngoại suy bằng tốc độ phát triển bình quân 37 2. Dự đoán dựa vào hàm xu thế tuyến tính và biến động thời vụ 37 3. Dự đoán bằng phương pháp san bằng mũ 38 4. Dự đoán bằng mô hình tổng hợp tự hồi quy - trung bình trượt ARIMA (p, d, q) 38 Chương III. VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1997 – 2005 VÀ DỰ ĐOÁN ĐẾN 2010 39 I/ Nguồn số liệu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương 39 II/ Phân tích chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 – 2005 43 1 1. Phân tích tình hình tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương 43 1.1. Phân tích tình hình tăng trưởng chung giá trị sản xuất ngành công nghiệp 43 1.2. Phân tích tình hình tăng trưởng giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp 45 1.3. Phân tích tình hình tăng trưởng giá trị sản xuất theo các thành phần kinh tế công nghiệp 51 2. Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp tỉnh Hải Dương 58 2.1. Chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành công nghiệp 58 2.2. Chuyển dịch cơ cấu giữa các thành phần kinh tế công nghiệp 60 3. Đánh giá chung 63 III/ Dự đoán giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010 64 1. Xu hướng biến động và dự đoán giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp Hải Dương 64 1.1. Xu hướng biến động 64 1.2. Dự đoán giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương 66 2. Xu hướng biến động và dự đoán giá trị sản xuất từng ngành công nghiệp Hải Dương thành phần kinh tế công nghiệp Hải Dương 67 2.1. Xu hướng biến động 67 2.2. Dự đoán giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp 67 3. Xu hướng biến động và dự đoán giá trị sản xuất từng thành phần kinh tế công nghiệp Hải Dương 69 3.1. Xu hướng biến động 69 3.2. Dự đoán giá trị sản xuất công nghiệp từng thành phần kinh tế 70 4. Đánh giá chung 71 IV/ Phương hướng phát triển và các giải pháp 72 1. Phương hướng phát triển 72 2. Các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu đề ra 73 2.1. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển công nghiệp 73 2.2. Đẩy mạnh đầu tư để tăng năng lực sản xuất, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của tỉnh 73 2.3. Thu hút các nguồn vốn đầu tư 74 2.4. Đảm bảo nguyên liệu và thị trường cho sản xuất công nghiệp 75 2.5. Phát triển khoa học công nghệ 76 2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển công nghiệp 76 2.7. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng chính quyền và đổi mới quản lý phát triển công nghiệp 77 KẾT LUẬN 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP 80 LỜI NÓI ĐẦU Sau 20 năm đổi mới, chuyển từ mô hình kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã có những khởi sắc và đạt được kết quả to lớn. Là một tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc bộ, kinh tế tỉnh Hải Dương cũng đã có những bước chuyển rất đáng khích lệ. Tăng trưởng kinh tế (GDP) hàng năm thời kỳ 1991 - 1995 là 7,5%; thời kỳ 1996 - 2000 là 9,2% cao hơn bình quân cả nước (7,3 - 7,4%). Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp (giá trị tăng thêm của công nghiệp và xây dựng đạt 14,4%). Đóng góp vào những thành tựu to lớn này có vai trò rất quan trọng của ngành công nghiệp. Sự tăng trưởng cao của sản xuất công nghiệp trong những năm qua là nhân tố quyết định sự chuyển dịch cơ cấu chung của nền kinh tế và trong nội bộ ngành công nghiệp. Nhưng để đạt được mục tiêu từ nay đến năm 2020 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII và IX đã đặt ra đòi hỏi phải có sự cố gắng hết mình của các ngành, nhất là ngành công nghiệp. Trước yêu cầu cấp thiết đó, chúng ta cần phải có sự tính toán xây dựng phương án phát triển trước mắt cũng như lâu dài, cân đối giữa các ngành, các thành phần kinh tế với khả năng và điều kiện hiện nay, nhằm định hướng cho sự phát triển và tìm ra những giải pháp thích hợp mang tính hiệu quả kinh tế cao. Nắm được vai trò quan trọng của công nghiệp trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà, chuyên đề thực tập tốt nghiệp "Vận dụng một số phương pháp Thống kê phân tích chỉ tiêu Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 1997 - 2005 và dự đoán đến năm 2010" nhằm góp phần vào việc xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. Nội dung chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương I : Những vấn đề chung về sản xuất công nghiệp và giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Chương II: Những vấn đề lý luận chung về phân tích và dự đoán Thống kê. Chương III: Vận dụng các phương pháp Thống kê phân tích chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 - 2005 và dự đoán đến 2010. Việc chỉ phân tích một chỉ tiêu giá trị sản xuất sẽ không tránh khỏi những nhận xét thiếu sót. Nhưng do hạn chế về mặt kiến thức và thời gian việc nghiên cứu nhiều chỉ tiêu công nghiệp không thể thực hiện được. Rất mong nhận được sự góp ý của các Thày giáo, Cô giáo và các bạn để chuyên đề thực tập được tốt hơn. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của thày giáo PGS .TS Nguyễn Công Nhự - giáo viên Khoa Thống kê, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, bác Nguyễn Trọng Tiến - Trưởng Phòng Thống kê Công nghiệp và các cô, bác cán bộ Cục Thống kê Hải Dương đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cám ơn ! Hải Dương ngày 02 tháng 03 năm 2006. NỘI DUNG CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP I/ CÔNG NGHIỆP VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 1. Khái niệm Công nghiệp Công nghiệp là một ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất. Là một bộ phận cấu thành sản xuất vật chất của xã hội. Theo chức năng hoạt động, công nghiệp được chia thành 3 hoạt động chủ yếu: Khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thuỷ, sản xuất và chế biến các sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông nghiệp thành nhiều loại sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của sản xuất xã hội, khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt. Để thực hiện ba hoạt động đó dưới sự tác động của tiến trình phân công lao động xã hội trên cơ sở của tiến bộ khoa học công nghệ trong nền kinh tế quốc dân đã hình thành hệ thống các ngành công nghiệp: Công nghiệp khai thác, Công nghiệp chế biến và Công nghiệp điện, nước. Hoạt động khai thác là hoạt động khởi đầu của toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp. Tính chất và tác động của hoạt động này là cắt đứt các đối tượng lao động ra khỏi môi trường tự nhiên. Từ đó công nghiệp chế biến sẽ là hoạt động làm thay đổi hoàn toàn về chất của các nguyên liệu nguyên thuỷ, để tạo ra các sản phẩm trung gian và tiếp tục chế biến thành các sản phẩm cuối cùng. Đây sẽ là những sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt. Vậy có thể hiểu công nghiệp là một ngành kinh tế rất to lớn thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất. Nó bao gồm một hệ thống các ngành sản xuất chuyên môn hoá hẹp, mỗi ngành sản xuất chuyên môn hoá hẹp đó lại bao gồm nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc nhiều hình thức khác nhau. 2. Đặc điểm của sản xuất công nghiệp 2.1. Các đặc điểm về mặt kỹ thuật của sản xuất công nghiệp 2.1.1. Đặc điểm về công nghệ sản xuất Trong công nghiệp chủ yếu là quá trình tác động trực tiếp bằng các phương pháp cơ lý hoá của con người nhằm làm thay đổi đối tượng lao động thành các sản phẩm thích hợp với nhu cầu của con người. Nghiên cứu đặc điểm về công nghệ sản xuất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tổ chức sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ để thích ứng với mỗi ngành. Trong công nghiệp hiện nay khoa học công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng, như công nghệ sinh học ứng dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghệ tự động hoá ứng dụng trong công nghiệp lắp máy. 2.1.2. Đặc điểm về biến đổi của đối tượng lao động sau mỗi chu kỳ sản xuất công nghiệp Ngoại trừ các hoạt động có tính chất công nghiệp như cho thuê máy móc, các đối tượng của quá trình sản xuất công nghiệp sau mỗi chu kỳ sản xuất thường thay đổi hoàn toàn về chất: từ công dụng cụ thể này chuyển sang các sản phẩm có công dụng cụ thể hoàn toàn khác. Hoặc một loại nguyên liệu sau quá trình sản xuất có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm có các công dụng khác nhau. Nghiên cứu đặc trưng này của sản xuất công nghiệp có ý nghĩa thực tiễn trong việc tổ chức quá trình sản xuất và chế biến, trong việc khai thác và sử dụng tổng hợp nguyên liệu. 2.1.3. Đặc điểm về công dụng kinh tế của sản phẩm công nghiệp Sản phẩm công nghiệp có khả năng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu ở các trình độ khác nhau của xã hội. Sản xuất công nghiệp là hoạt động tạo ra các sản phẩm thực hiện chức năng là các tư liệu lao động và vật phẩm tiêu dùng. Trong đó sản xuất công nghiệp là hoạt động duy nhất có chức năng tạo ra tư liệu lao động cho ngành kinh tế. Đặc trưng này cho thấy vị trí chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân là một tất yếu khách quan, xuất phát từ bản chất của quá trình sản xuất đó. 2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của sản xuất công nghiệp Do các đặc điểm về mặt kỹ thuật của sản xuất nêu ở trên trong quá trình phát triển công nghiệp luôn luôn là ngành có điều kiện phát triển về kỹ thuật, tổ chức sản xuất,lực lượng sản xuất ở trình độ cao, nhờ đó mà quan hệ sản xuất có tính tiên tiến hơn. Cũng do đặc điểm kỹ thuật của sản xuất, trong quá trình sản xuất công nghiệp đã đào tạo ra được một đội ngũ lao động có tính tổ chức, tính kỷ luật cao, có tác phong lao động “công nghiệp”. Đội ngũ đó luôn là bộ phận tiên tiến tác động tích cực đến quá trình phát triển mỗi địa phương. Cũng do đặc trưng kỹ thuật của sản xuất công nghiệp là công nghệ và sự biến đổi của đối tượng lao động mà công nghiệp có điều kiện phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc hơn. Là tiền đề để phát triển nền sản xuất hàng hoá ở trình độ cao hơn nữa. Nghiên cứu các đặc điểm về mặt kinh tế - xã hội của sản xuất công nghiệp có ý nghĩa thiết thực trong tổ chức sản xuất, trong việc phát huy vai trò chủ đạo của công nghiệp đối với các ngành kinh tế quốc dân của mỗi địa phương. 3. Vai trò của công nghiệp 3.1. Vai trò công nghiệp trong nền Kinh tế Quốc dân Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, vị trí đó được xuất phát từ các lý do chủ yếu sau: - Công nghiệp là một bộ phận hợp thành của cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Do những đặc điểm vốn có của nó, trong quá trình phát triển nền kinh tế lên nền sản xuất lớn, công nghiệp phát triển từ vị trí thứ yếu trở thành ngành có vị trí đặc biệt quan trọng trong cơ cấu kinh tế đó. - Mục tiêu cuối cùng của nền sản xuất xã hội là tạo ra sản phẩm để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người. Trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất, công nghiệp là ngành không những chỉ khai thác tài nguyên mà còn tiếp tục chế biến các loại nguyên liệu nguyên thuỷ được khai thác và sản xuất từ các loại khoáng sản , động thực vật thành các sản phẩm trung gian để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. - Sự phát triển của công nghiệp là một yếu tố có tính quyết định để thực hiện quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình phát triển nền kinh tế lên nền sản xuất lớn, tuỳ theo trình độ phát triển của bản thân công nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế; xuất phát từ những điều kiện và đặc điểm cụ thể của mỗi nước, mỗi thời kỳ cần phải xác định đúng đắn vị trí của công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ và định hướng chuyển dịch cơ cấu đó một cách có hiệu quả. Đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc tổ chức nền kinh tế, nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. 3.2. Công nghiệp trong nền kinh tế tỉnh Hải Dương 3.2.1. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp Hải Dương nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc bộ tiếp giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hưng Yên, Thái Bình và thành phố Hải Phòng. Tỉnh có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông thuận tiện và được phân bố khá đồng đều. Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế Bắc bộ và là điểm trung chuyển hàng giữa Hải Phòng và Hà Nội (cách Hải Phòng 45 km về phía Đông và Hà Nội 57 km về phía Tây), phía Bắc tỉnh có khoảng 20km quốc lộ 18 chạy qua, nối sân bay quốc tế Nội Bài với cảng nước sâu Cái Lân. Hải Dương có tiềm năng về các mỏ khoáng sản phi kim gồm các loại than đá, than bùn, đất sét, cao lanh, bauxit, thuỷ ngân nhưng với trữ lượng trung bình nên chỉ đủ cung cấp cho nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, gốm sứ, gạch chịu lửa, hoá chất và phân bón. Các khoáng sản này tập trung chủ yếu ở vùng Đông bắc của tỉnh. Mỏ cao lanh có trữ lượng 40 vạn tấn được sử dung rộng rãi trong công nghiệp gốm sứ, gạch chịu lửa, trong công nghiệp giấy, dệt, xà phòng và các ngành sản xuất hương liệu, sơn, phẩm nhuộm. Mỏ đất sét qua thăm dò tỉ mỉ có trữ lượng khoảng 848 vạn tấn. Đá vôi xi măng là khoảng 200 triệu tấn. Quặng thuỷ ngân đã được khoanh vùng ở Trại Gạo có trữ lượng 110 tấn, hàm lượng 10 - 30g/tấn (thuộc loại mỏ trung bình theo phân loại của thế giới). Quặng bauxit trữ lượng là 15 vạn tấn cung cấp nguyên liệu cho Công ty đá mài Hải Dương. 3.2.2. Điều kiện KT – XH ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp Hải Dương thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng với diện tích tự nhiên là 1.648,4 km2, dân số 1,7 triệu người và là tỉnh có mật độ dân số cao so với các tỉnh trong khu vực (1.013 người/km2). Tỉnh vẫn được coi là tỉnh nông nghiệp do tỷ trọng nông nghiệp chiếm khoảng 35% GDP. Theo số liệu thống kê, dân số tự nhiên năm 2000 là 1.670 nghìn người, năm 2004 là 1.698 nghìn người, tỷ lệ phát triển dân số bình quân thấp hơn của cả nước. Dân cư phân bố ở nông thôn với tỷ lệ khá cao (trên 80%) chủ yếu là làm nghề nông. Đây là tiềm năng về nguồn lực cho phát triển kinh tế, vừa là sức ép về việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội, đồng thời cũng là thách thức đối với tỉnh trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất. Tuy vậy so với các tỉnh Đồng bằng khác thì tốc độ đô thị hoá của tỉnh Hải Dương tăng nhanh hơn. Năm 2004, số người trong độ tuổi lao động có khoảng 897 nghìn người chiếm 53% dân số. Lao động đang làm việc trong nền kinh tế là 800 nghìn người với 9% lao động công nghiệp, 8% lao động dịch vụ còn lại là lao động nông nghiệp. Tỷ lệ lao động có trình độ khoa học kỹ thuật dưới 10%. Hàng năm nguồn lao động bổ sung từ 1,5 đến 2 vạn người. Đây chính là nguồn lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Cán bộ Khoa học kỹ thuật phân theo chuyên môn và thành phần kinh tế năm 2004 (Đơn vị tính: người) Thành phần kinh tế Chung Cao đẳng Đại học Trên Đ.H Tổng số Tỷ trọng Toàn tỉnh 22.418 100,00% 10.055 12.058 155 1. Nhà nước 16.659 74,31% 7.713 8.814 132 2. Tập thể 168 0,75% 231 236 1 3.Tư nhân 51 0,23% 16 35 - 4. Cá thể 998 4,45% 375 622 1 5. Hỗn hợp 86 0,38% 18 68 - 6. Nước ngoài 65 0,29% 24 38 3 7. Khác 4.391 19,59% 1.678 2.695 18 (Nguồn: Niên giám thống kê Hải Dương năm 2004) Tuy nhiên nhược điểm lao động của tỉnh là thiếu lực lượng lao động kỹ thuật và cán bộ có trình độ đại học, nhất là cán bộ quản lý công nghiệp. 3.2.3. Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế tỉnh Hải Dương Là một tỉnh có mật độ dân số cao nên nguồn lực để phát triển nông nghiệp đã được tận dụng đến mức tối đa. Vì vậy phát triển công nghiệp là con đường sống còn mà Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh đã lựa chọn. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành bám sát tình hình và thực hiện đúng những quan điểm phát triển công nghiệp Hải Dương theo tinh thần Chương trình số 06 CTr/TU ngày 04/05/2001 của Tỉnh uỷ. Do đó đã khai thác được triệt để các năng lực sản xuất hiện có, khuyến khích được các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào sản xuất công nghiệp, xây dựng các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề, tạo điều kiện để sản xuất công nghiệp phát triển nhanh và ngày càng có hiệu quả. Sự tăng trưởng của sản xuất công nghiệp trên địa bàn đã góp phần rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế (GDP) của tỉnh đạt tốc độ bình quân 5 năm 2001 - 2005 là 10,5% (mục tiêu 9-10% năm), trong đó công nghiệp xây dựng đạt tốc độ bình quân 14,4% năm (mục tiêu 10,5% năm). Việc phát triển công nghiệp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích cực, cụ thể là: nông, lâm, thuỷ sản – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ từ 35,3% - 37,3% - 27,4% năm 2000 thành 27,5% - 43% - 29,5% năm 2005. Ngành công nghiệp của tỉnh cũng sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ cho sản xuất, đời sống nhân dân và cho xuất khẩu. Nhiều sản phẩm có khối lượng và uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, như các sản phẩm điện, ôtô, xi măng, máy bơm nước, giầy, may mặc, đồ sứ, đá mài, bánh đậu xanh và nhiều loại hàng nông sản thực phẩm khác. Đến năm 2005, nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu đã đạt và vượt mục tiêu đề ra như: máy bơm nước bằng 304%, ô tô bằng 160%, hàng may mặc bằng 256%, điện thương phẩm bằng 175%, đồ sứ bằng 143%, bánh kẹo bằng 150%, bia các loại bằng 125%. Ngành công nghiệp cũng đã đóng góp ngày càng lớn vào ngân sách của tỉnh, các hoạt động sản xuất công nghiệp hàng năm nộp ngân sách gần 60% tổng thu ngân sách của tỉnh (năm 2004 đạt trên 1000 tỷ đồng). Đây cũng là ngành đóng góp chủ yếu vào giá trị xuất khẩu của tỉnh. Đến năm 2004 toàn tỉnh ước thực hiện giá trị kim ngạch xuất khẩu 93,4 triệu USD, trong đó công nghiệp đóng góp trên 85 triệu USD (chiếm 90%). Một số sản phẩm xuất khẩu có giá trị lớn là dệt may 32,6 triệu USD, da giầy 29,2 triệu USD, thực phẩm chế biến 16,3 triệu USD, hàng thủ công mỹ nghệ 4,2 triệu USD. Công nghiệp cũng giải quyết được một số lượng lớn việc làm cho xã hội. Bình quân 5 năm 2001 - 2005 ngành đã thu hút tạo việc làm mới cho gần 1 vạn lao động mỗi năm (năm 2004 là trên 1,5 vạn lao động). Tổng số lao động tham gia sản xuất công nghiệp (cả lao động thời vụ và thường xuyên) đến năm 2005 là 14,5 vạn người, chiếm tỷ trọng 15,3% tổng số lao động toàn tỉnh. II/ CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Để phản ánh kết quả sản xuất công nghiệp có rất nhiều chỉ tiêu, các chỉ tiêu bổ sung cho nhau nhằm nêu rõ được kết quả mà ngành công nghiệp đạt được trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu và là một trong những cơ sở quan trọng để tính các chỉ tiêu khác. Nó cũng là căn cứ chính nhằm đánh giá sự tăng trưởng công nghiệp của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. 1. Khái niệm giá trị sản xuất công nghiệp 1.1. Khái niệm Giá trị sản xuất (GO) là tên viết tắt của cụm từ “gross output”. Đó là toàn bộ giá trị sản phẩm được tạo ra trong một thời gian nhất định. Riêng với ngành công nghiệp thì giá trị sản xuất được định nghĩa như sau: Giá trị sản xuất công nghiệp là toàn bộ giá trị của sản phẩm do hoạt động công nghiệp tạo ra trong thời gian nhất định. Nó bao gồm: Giá trị của nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, phụ tùng thay thế, chi phí dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất, khấu hao tài sản cố định, chi phí lao động và giá trị mới sáng tạo ra trong cấu thành giá trị của sản phẩm công nghiệp. 1.2. Nội dung chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp Chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp gồm các yếu tố sau: - Giá trị thành phẩm đạt tiêu chuẩn quy cách phẩm chất đã được nhập kho, không phân biệt thành phẩm đó sản xuất từ nguyên liệu của doanh nghiệp hay từ nguyên liệu của khách hàng đưa đến gia công. - Giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài. - Giá trị bán thành phẩm, thứ phẩm, phế phẩm và phế liệu đã được tiêu thụ. - Giá trị phụ phẩm (hay còn gọi là sản phẩm song song) của hoạt động sản xuất công nghiệp đã được tiêu thụ. - Giá trị bán thành phẩm và sản phẩm đang chế tạo dở dang (chỉ tính phần tăng thêm so với đầu kỳ). - Giá trị kết quả của hoạt động cho thuê máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp. 2. Nguyên tắc tính * Nguyên tắc xác định các chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp: - Nguyên tắc thường trú - tính theo lãnh thổ kinh tế. Trong trường hợp này là lãnh thổ hành chính của tỉnh Hải Dương. - Tính theo thời điểm sản xuất. Sản phẩm được sản xuất ra trong thời kỳ nào được tính vào kết quả sản xuất của thời kỳ đó. Theo nguyên tắc này ta chỉ tính vào giá trị sản xuất chênh lệch giữa cuối kỳ, đầu kỳ của sản phẩm dở dang. Tức là phải loại trừ tồn kho đầu kỳ của sản phẩm dở dang vì đó là kết quả sản xuất của kỳ trước. Thường giá trị sản xuất công nghiệp được tính cho thời kỳ 1 năm. - Tính theo giá thị trường. Tức là tính theo giá thực tế của năm đó hay tính theo giá cố định (năm 1994). - Tính toàn bộ giá trị sản phẩm. Theo nguyên tắc này cần tính vào giá trị sản xuất cả giá giá trị nguyên liệu của khách hàng. - Tính toàn bộ kết quả sản xuất. Tức là cần tính vào giá trị sản xuất không chỉ thành phẩm mà cả nửa thành phẩm và sản phẩm dở dang. * Sau khi đã xác định được phạm vi tính các chỉ tiêu ta cần nắm được hai nguyên tắc cơ bản để tính giá trị sản xuất công nghiệp là: - Tính theo phương pháp công xưởng, lấy đơn vị có hạch toán độc lập làm đơn vị để tính toán. - Chỉ được tính kết quả trực tiếp, cuối cùng của hoạt động sản xuất công nghiệp trong đơn vị hạch toán độc lập. Nghĩa là chỉ tính kết quả do chính hoạt động sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp tạo ra và chỉ được tính một lần. Không được tính trùng trong phạm vi doanh nghiệp (không tính chu chuyển trong nội bộ doanh nghiệp) và không được tính các sản phẩm mua vào rồi lại bán ra không qua chế biến gì thêm ở doanh nghiệp. 3. Nội dung và phương pháp tính 3.1. Tính theo giá cố định Chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá cố định gồm 5 yếu tố cơ bản là giá trị thành phẩm; giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài; giá trị của phụ phẩm, thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi; giá trị hoạt động cho thuê thiết bị máy móc trong dây chuyền sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp; giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của nửa thành phẩm, sản phẩm đang chế tạo dở dang trong sản xuất. Nội dung và phương pháp tính các yếu tố như sau: 3.1.1. Giá trị thành phẩm - Giá trị của những sản phẩm sản xuất từ nguyên vật liệu của doanh nghiệp và những sản phẩm sản xuất từ nguyên vật liệu của khách hàng đưa đến gia công. Những sản phẩm trên phải kết thúc khâu chế biến cuối cùng tại doanh nghiệp và đã làm xong thủ tục nhập kho. - Giá trị của những bán thành phẩm, vật bao bì đóng gói, công cụ, phụ tùng do hoạt động sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp tạo ra, đã xuất bán ra ngoài doanh nghiệp, hoặc cho các bộ phận khác không phải là hoạt động công nghiệp của doanh nghiệp và nhưng có hạch toán riêng. Ví dụ như: trạm điều dưỡng, nhà nghỉ mát, bộ phận trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng. Tuy bán thành phẩm chưa phải là thành phẩm nhưng vì đã bán ra ngoài, kết thúc khâu chế biến tại doanh nghiệp nên nó được coi như thành phẩm. Đối với một số ngành công nghiệp đặc thù không có thủ tục nhập kho như sản xuất điện, nước sạch, hơi nước, nước đá thì quy định tính như sau: - Đối với ngành sản xuất điện, nước sạch, hơi nước ta tính theo sản lượng thương phẩm mà không tính theo sản lượng sản xuất ra. - Đối với sản xuất nước đá và các ngành sản xuất khác không có nhập kho thành phẩm thì tính theo sản lượng thực tế đã tiêu thụ. Nếu thành phẩm chưa có giá cố định thì cần căn cứ vào giá thực tế để quy đổi về giá cố định Công thức chung để tính yếu tố giá trị thành phẩm là: Giá trị thành phẩm = Số lượng thành phẩm từng loại X Đơn giá cố định của từng loại thành phẩm tương ứng 3.1.2. Giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài Công việc có tính chất công nghiệp là một hình thái của sản phẩm công nghiệp, nó biểu hiện ở việc khôi phục lại hoặc làm tăng thêm giá trị sử dụng, chứ không làm thay đổi giá trị sử dụng ban đầu của sản phẩm. Giá trị công việc có tính chất công nghiệp được tính vào giá trị sản xuất của doanh nghiệp phải là giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho các đơn vị bên ngoài doanh nghiệp hoặc các bộ phận khác (không phải là hoạt động công nghiệp) trong doanh nghiệp nhưng có hạch toán riêng. Cồn đối với giá trị công việc có tính chất công nghiệp phục vụ cho sản xuất công nghiệp tại doanh nghiệp như: Sửa chữa thiết bị máy móc, sửa chữa sản phẩm hỏng không được tính, vì giá trị của nó đã được thể hiện vào giá trị thành phẩm của doanh nghiệp. Công việc có tính chất công nghiệp không sản xuất ra sản phẩm mới mà chỉ làm tăng thêm giá trị sử dụng của sản phẩm. Do đó chỉ được tính vào giá trị sản xuất phần giá trị của bản thân công việc có tính chất công nghiệp mà không tính giá trị ban đầu của sản phẩm. Cách tính yếu tố giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài là: Giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài = Khối lượng công việc hoặc sản phẩm của công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài đã hoàn thành X Đơn giá cố định của khối lượng công việc hoặc sản phẩm của công việc có tính chất công nghiệp Trường hợp công việc có tính chất công nghiệp không thống kê được khối lượng sản phẩm hiện vật cụ thể hoặc chưa có giá cố định thì phải căn cứ vào doanh thu thực tế để tính đổi về giá cố định. 3.1.3. Giá trị của phụ phẩm, thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi - Giá trị của những phụ phẩm (hay còn gọi là những sản phẩm song song) được tạo ra cùng với sản phẩm chính trong quá trình sản xuất công nghiệp. Ví dụ hoạt động xay sát sẽ cho ra sản phẩm chính là gạo, đồng thời cũng thu được cám. Sản xuất đường có sản phẩm chính là đường nhưng ta cũng thu được phụ phẩm là rỉ đường. Khi đó cám và rỉ đường được gọi là phụ phẩm (hay sản phẩm song song). - Giá trị của những thứ phẩm (là những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn quy cách phẩm chất và không được nhập kho thành phẩm (trường hợp là sản phẩm thứ phẩm, nhưng vẫn được nhập kho và tiêu thụ như thành phẩm nhưng giá bán thấp hơn thì không tính vào yếu tố này mà tính vào yếu tố “giá trị thành phẩm”). - Giá trị của những phế phẩm, phế liệu thu hồi do quá trình sản xuất công nghiệp tạo ra. Vì tất cả các loại sản phẩm được tính ở yếu tố này không phải là mục đích trực tiếp của sản xuất, mà đó chỉ là những sản phẩm thu hồi do quá trình sản xuất tạo ra. Bởi vậy quy định chỉ được tính những sản phẩm thực tế đã tiêu thụ và thu được tiền. Sản phẩm tính trong yếu tố này không có trong bảng giá cố định, do đó cần căn cứ vào doanh thu để tính đổi về giá cố định. 3.1.4. Giá trị hoạt động cho thuê thiết bị máy móc trong dây chuyền sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp Giá trị của yếu tố này chỉ phát sinh khi máy móc thiết bị của dây chuyền sản xuất trong doanh nghiệp không sử dụng mà cho bên ngoài thuê (không phân biệt cho thuê có công nhân vận hành hay không). Hoạt động cho thuê thiết bị máy móc không có trong bảng giá cố định, ta cần căn cứ vào doanh thu để tính giá trị sản xuất của yếu tố này. 3.1.5. Giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của nửa thành phẩm, sản phẩm dang chế tạo dở dang trong sản xuất Yếu tố này tính trên cơ sở số dư cuối kỳ trừ (-) số dư đầu kỳ của chi phí sản xuất dở dang trên tài khoản kế toán “giá thành sản xuất”. Trong thực tế ở phần lớn các ngành thì yếu tố này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong chỉ tiêu giá trị sản xuất, trong khi việc tính giá trị sản xuất của yếu tố này theo giá cố định lại rất phức tạp. Bởi vậy quy định tính giá trị sản xuất của yếu tố “giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của nửa thành phẩm, sản phẩm dang chế tạo dở dang” vào giá trị sản xuất theo giá cố định chỉ áp dụng đối với các ngành công nghiệp có chu kỳ sản xuất dài như chế tạo thiết bị máy móc… còn các doanh nghiệp khác thường không tính yếu tố này. 3.2. Tính theo giá thực tế Do giá thực tế của sản phẩm rất khác nhau, lại biến động rất phức tạp. Do đó chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế được tính bằng tổng các yếu tố sau: 3.2.1. Doanh thu do tiêu thụ sản phẩm công nghiệp (doanh thu công nghiệp). Cụ thể gồm: - Doanh thu tiêu thụ thành phẩm công nghiệp và bán thành phẩm do hoạt động sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp tạo ra. - Doanh thu của công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài. - Doanh thu bán các sản phẩm, thứ phẩm, phế phẩm, phụ phẩm và phế liệu thu hồi. - Doanh thu cho thuê máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp. Trong trường hợp có phát sinh doanh thu của các hoạt động kinh doanh khác ngoài công nghiệp, nhưng không hạch toán riêng để tách ra cho ngành tương ứng thì quy ước tín._.h cả vào ngành sản xuất chính và được tính vào yếu tố này. 3.2.2. Công (+) hoặc trừ (-) giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ trừ (-) đầu kỳ của thành phẩm tồn kho. Yếu tố này được tính theo giá thành sản phẩm nhập kho và tính bằng cách: lấy số dư cuối kỳ báo cáo - số dư đầu kỳ báo cáo của tài khoản “thành phẩm”. 3.2.3. Công (+) hoặc trừ (-) giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ trừ (-) đầu kỳ của sản phẩm gửi bán nhưng chưa thu được tiền. Yếu tố này chỉ phát sinh đối với doanh nghiệp có mở tài khoản theo dõi hàng gửi bán hoặc gửi đại lý. Tính yếu tố này bằng cách: lấy số dư cuối kỳ báo cáo - số dư đầu kỳ báo cáo của tài khoản “hàng gửi bán”. 3.2.4. Công (+) hoặc trừ (-) giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ trừ (-) đầu kỳ của bán thành phẩm, sản phẩm đang chế tạo dở dang. Tính yếu tố này bằng cách: lấy số dư cuối kỳ báo cáo - số dư đầu kỳ báo cáo của tài khoản “giá thành sản xuất”. 3.2.5. Giá trị nguyên vật liệu của người gia công. Yếu tố này chỉ phát sinh đối với các doanh nghiệp có hoạt động gia công. Trong thực tế giá trị nguyên vật liệu của người gia công thường không được theo dõi trên sổ sách kế toán, vì vậy cách tính yếu tố này theo một trong các cách sau: - Cách 1: lấy số lượng nguyên vật liệu của người gia công nhân (X) đơn giá bình quân loại vật liệu hoặc đơn giá thực tế tại địa phương. - Cách 2: lấy chi phí nguyên vật liệu của một đơn vị sản phẩm được sản xuất nhân (X) số lượng sản phẩm gia công. - Cách 3: lấy giá bán của sản phẩm trừ (-) giá gia công nhân (x) với số lượng sản phẩm gia công. Tuỳ theo thực tế mỗi doanh nghiệp có hoạt động gia công mà áp dụng một trong ba cách tính trên, sao cho phù hợp với số liệu có sẵn và bảo đảm tính toán đơn giản, kết quả chấp nhận được. CHƯƠNG II NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH VÀ DỰ ĐOÁN THỐNG KÊ I/ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHÂN TÍCH VÀ DỰ ĐOÁN THỐNG KÊ 1. Khái niệm chung Phân tích thống kê là nêu một số tổng hợp bản chất cụ thể và tính quy luật của hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội số lớn trong điều kiện lịch sử nhất định qua biểu hiện bằng số lượng. Dự đoán Thông kê là thuật ngữ chỉ một nhóm các phương pháp thống kê để xây dựng các dự đoán số lượng. Dự đoán Thống kê là tính toán các mức độ của hiện tượng trong tương lai nhằm đưa ra các căn cứ cho quyết định quản lý. Đây là sự tiếp tục của quá trình phân tích Thống kê trong đó sử dụng các phương pháp sẵn có của thống kê để xây dựng các dự đoán số lượng. Phân tích và dự đoán Thông kê có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó là khâu cuối cùng trong cả quá trình nghiên cứu Thống kê, là biểu hiện tổng hợp của cả quá trình đó. Đối với xã hội nó không chỉ có ý nghĩa nhận thức mà còn góp phần cải tạo hiện tượng. Để phân tích và dự đoán Thống kê mang lại kết quả thì chúng ta phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu: - Phải tiến hành trên cơ sở phân tích lý luận kinh tế - xã hội. Do các hiện tượng kinh tế xã hội có tính chất và xu hướng phát triển khác nhau. Nên chỉ có thông qua lý luận ta mới hiểu được tính chất phát triển cơ bản của hiện tượng. Trên cơ sở đó mới dùng số liệu và các phương pháp phân tích khẳng định bản chất của nó. - Phải căn cứ vào toàn bộ sự kiện và đặt chúng vào mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau. - Đối với những hiện tượng có tính chất và tình hình phát triển khác nhau phải vận dụng các phương pháp khác nhau. 2. Các vấn đề chủ yếu của phân tích và dự đoán Thống kê Khi nghiên cứu Thống kê đầu tiên phải xác định được mục đích nghiên cứu. Vậy mục đích này là gì ? Mục đích của nghiên cứu và dự đoán Thống kê là phải làm rõ những vấn đề cần giải quyết trong từng phạm vi nhất định. Trên cơ sở mục đích nghiên cứu đó sẽ có những nguồn tài liệu khác nhau với các phương pháp tổng hợp khác nhau. Vì vậy khi lựa chọn có thể phân tích thành hai nhóm: Tài liệu chính và tài liệu có liên quan, đồng thời cũng cần đánh giá các tài liệu khi lựa chọn. Tài liệu có đảm bảo yêu cầu kịp thời, chính xác và đầy đủ không? Và phương pháp thu thập là phương pháp nào? Tài liệu có được chỉnh lý phân tổ một cách khoa học không? Và có phù hợp với mục đích nghiên cứu của lần này không. Các chỉ tiêu được tính theo phương pháp nào, có nhất trí với phương pháp của Thống kê không và có so sánh được với nhau không? Chúng ta có rất nhiều những phương pháp và dự đoán khác nhau. Phải dựa vào mục đích và nguồn tài liệu đã lựa chọn để dùng những phương pháp Thống kê thích hợp. Mặt khác cũng có rất nhiều những chỉ tiêu để phản ánh các mặt, các tính chất quan trọng nhất, các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của tổng thể và giữa tổng thể nghiên cứu với các hiện tượng có liên quan. Trong các chỉ tiêu này phải lựa chọn những chỉ tiêu phù hợp để phân tích và dự đoán sao cho công việc phân tích đự đoán đạt hiệu quả cao nhất. Sau khi lựa chọn được các chỉ tiêu chúng ta phải so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu nhằm thấy được đặc điểm bản chất và xu hướng phát triển của hiện tượng. Đảm bảo tính chất có thể so sánh, đối chiếu giữa các chỉ tiêu với nhau theo các tiêu chuẩn sau: - So sánh theo thời gian về tăng hoặc giảm để rút ra quy luật phát triển của hiện tượng. - So sánh về không gian để chúng ta thấy được sự khác biệt giữa địa phương này với địa phương khác. - So sánh với kế hoạch để thấy được việc thực hiện kế hoạch có đạt được hay không. - So sánh bộ phận này với tổng thể xem cơ cấu như thế nào. - So sánh các hiện tượng có liên quan với nhau. Sau khi phân tích và dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai, dự đoán về số lượng, bản chất hoặc các vấn đề khác có thể xảy ra trong tương lai. Muốn dự đoán được phải căn cứ vào số lượng ban đầu để dự đoán khả năng. Việc phân tích và dự đoán nhằm nêu ra những ưu khuyết điểm của hiện tượng mà ta nghiên cứu. Từ đó đề suất ý kiến cho quyết định quản lý nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm. 3. Vai trò của phân tích và dự đoán Thống kê Phân tích và dự đoán Thống kê có vai trò hết sức to lớn. Nhờ lý luận và phương pháp luận Thống kê phong phú mà Thống kê có thể vạch ra các nguyên nhân hoàn thành hay không hoàn thành kế hoạch đồng thời đề ra các quyết định quản lý đúng đắn. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng nguồn lực, xác định các mối liên hệ, cách tính quy luật phát triển của cả hệ thống, và cuối cùng là xây dựng, dự đoán các loại khác nhau, từ đó xác định các mục tiêu phát triển, các nguồn tiềm năng, xây dựng các phương án để phục vụ cho việc ra quyết định quản lý. Thống kê là một công cụ sắc bén trong phân tích hoạt động kinh tế - xã hội, đặc điểm của phân tích Thống kê là từ phân tích định lượng để rút ra các kết luận định tính. Khi phân tích kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh cảu các ngành kinh tế xã hội đều phải sử dụng phương pháp Thống kê. Ngành công nghiệp là ngành hoạt động rộng, kết quả sản xuất của doanh nghiệp luôn bao gồm nhiều chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu có các đặc trưng riêng. Nên việc phân tích kết quả sản xuất công nghiệp góp phần vào việc đánh giá đầy đủ và toàn diện hoạt động sản xuất của ngành. Xác định được xu thế phát triển ngành công nghiệp giúp cho các nhà quản lý có chiến lược phát triển công nghiệp trước mắt cũng như lâu dài. Kết quả sản xuất mà ngành công nghiệp đạt được chịu ảnh hưởng của nhân tố chủ quan cũng như nhân tố khách quan, nhân tố vô hình cũng như nhân tố hữu hình. Mỗi một yếu tố có sự tác động khác nhau đến kết quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy xác định rõ nguyên nhân gây ra diễn biến là vấn đề mà các nhà quản lý nào cũng mong muốn. Trong qua trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới vai trò của thông tin Thống kê là vô cùng quan trọng, đánh giá trình độ phát triển của đất nước được thể hiện qua các chỉ tiêu Thống kê để đảm bảo tính chất so sánh của các chỉ tiêu. Ngành Thống kê Việt Nam đang dần hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích để đáp ứng nhu cầu thông tin trong nước cũng như quốc tế. Phòng Công Nghiệp thuộc Cục Thống kê Hải Dương có nhiệm vụ cơ bản là xây dựng, thu thập và phân tích số liệu Thống kê công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Đồng thời làm công tác quản lý về số liệu và cung cấp cho Vụ Công Nghiệp - Tổng Cục Thống kê, UBND tỉnh và các cơ quan khác những thông tin về sản xuất công nghiệp trong địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô và đảm bảo phản ánh đúng kết quả, hiệu quả của quá trình tái sản xuất trong nền kinh tế quốc dân. II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ Các phương pháp phân tích thống kê rất đa dạng và phong phú nhưng tựu chung lại gồm các phương pháp thường dùng phổ biến là: bảng thống kê, chỉ số, và dãy số thời gian. 1. Bảng thống kê 1.1. Vấn đề chung về bảng Thống kê 1.1.1. Khái niệm Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các tài liệu thống kê một cách hợp lý nhất, có hệ thống rõ ràng nhằm nêu lên các biểu hiện về lượng của các hiện tượng nghiên cứu. 1.1.2. Cấu tạo bảng thống kê Theo hình thức gồm ba bộ phận: + Các hàng ngang và cột dọc: phản ánh quy mô của bảng + Tiêu đề: phản ánh nội dung của bảng, gồm hai loại là tiêu đề chung phản ánh tên bảng, tiêu đề nhỏ là các tiêu đề hình thành trong các đầu bảng đầu mục. + Các tài liệu và con số: phản ánh các đặc trưng về lượng của hiện tượng nghiên cứu +Chủ đề: giải thích đối tượng nghiên cứu gồm những đơn vị loại hình nào + Giải thích: gồm các chỉ tiêu giải thích đặc điểm của đối tượng 1.1.3. Các loại bảng - Bảng giản đơn: phần chủ đề không phân tổ chỉ liệt kê các đơn vị. - Bảng phân tổ: đối tượng nghiên cứu ở phần chủ đề được phân thành các tổ. - Bảng kết hợp: đối tượng nghiên cứu ở phần chủ đề được phân tổ từ hai tiêu thức trở lên. 1.2. Yêu cầu của bảng thống kê - Quy mô kết cấu không nên quá lớn - Các tiêu đề, tiêu mục cần chính xác, gọn gàng, dễ hiểu - Các chỉ tiêu giải thích cần được xắp xếp hợp lý, phù hợp với mục đích nghiên cứu - Các cột phải được ký hiệu rõ ràng - Thống nhất cách ghi số liệu vào bảng - Phải có ghi chú ở cuối bảng để nói rõ nguồn số liệu trong bảng hoặc giải thích một số nội dung, một số chỉ tiêu nếu cần - Phải có đơn vị tính cụ thể cho từng chỉ tiêu hoặc cho từng cột hoặc chung cho cả bảng. 2. Đồ thị thống kê 2.1. Khái niệm 2.1.1. Khái niệm: Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê 2.1.2. Đặc điểm - Sử dụng kết hợp các con số và hình vẽ để trình bày các đặc trưng về số lượng của hiện tượng nghiên cứu - Trình bày một cách khái quát các đặc điểm chủ yếu về bản chất và xu hướng vận động của hiện tượng 2.1.3. Các loại đồ thị thống kê - Theo nội dung: gồm đồ thị dùng để so sánh, phát triển, kết cấu, liên hệ, phân phối. - Theo hình thức: gồm biểu đồ hình cột, tượng hình, đường gấp khúc, bản đồ thống kê Tất cả các loại đồ thị thống kê ở trên phải luôn thoả mãn những yêu cầu chung sau: chính xác, dễ hiểu, dễ nhìn. 2.2. Tác dụng - Sử dụng kết hợp các con số và hình vẽ để trình bày các đặc trưng về số lượng của hiện tượng nghiên cứu - Hình tượng hoá sự phát triển, trình độ phổ biến, quan hệ so sánh và mối liên hệ giữa các hiện tượng - Là phương tiện truyền đạt có sức hấp dẫn sinh động và dễ hiểu, dễ nhớ 3. Chỉ số 3.1. Khái niệm Trong thống kê khái niệm về chỉ số được trình bày ngắn gọn như sau: “Chỉ số trong thống kê là một chỉ tiêu tương đối được dùng để biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ khác nhau của một hiện tượng nghiên cứu”. 3.2. Quyền số trong phương pháp chỉ số Trong phương pháp tính chỉ số thống kê thì không thể không nói tới quyền số của chỉ số thống kê. Quyền số trong chỉ số thống kê là nhân tố sẽ được giữ cố định trong công thức tính chỉ số chung. * Ý nghĩa của quyền số thống kê: - Trước tiên quyền số nói lên tầm quan trọng, vai trò của mỗi phần tử trong tổng thể nghiên cứu. Như trong công thức trên q1 đóng vai trò là quyền số, qua đó ta có thể hiểu rằng chỉ số này là chỉ số so sánh giá cả hàng hoá trong hai kỳ nghiên cứu khác nhau với giả định rằng khối lượng hàng hoá bán ra là q1 ( khối lượng hàng hoá kỳ nghiên cứu). - Quyền số chuyển các phần tử vốn không trực tiếp cộng lại được với nhau thành dạng chung để từ đó có thể tổng hợp được và từ đó thiết lập được quan hệ so sánh. 3.3. Các loại chỉ số trong Thống kê Trong thống kê có các cách phân loại chỉ số khác nhau như theo phạm vị tính toán, theo tính chất chỉ tiêu, theo phương pháp tính hay theo tính chất so sánh. Các loại chỉ số thường gặp là: 3.3.1. Chỉ số đơn Là loại chỉ số chỉ nghiên cứu sự biến động về một chỉ tiêu nào đó của từng đơn vị, từng phần tử trong tổng thể của hiện tượng phức tạp. Ví dụ như chỉ số giá của một loại sản phẩm nào đó trên thị trường. Chỉ số cá thể nghiên cứu sự biến động của giá: ip Trong đó: p1,p0 là giá cả hàng hóa kỳ nghiên cứu và kỳ gốc 3.3.2. Chỉ số tổng hợp Chỉ số này được vận dụng để tính chỉ số chung trên cơ sở xác định tổng các mức độ của từng đơn vị, phần tử tồn tại trong tổng thể. * Chỉ số tổng hợp giá cả LASPEYRES (sử dụng quyền số q0) Trong đó: + ∑p1q0 là sự giả định doanh thu hàng hoá ở kỳ nghiên cứu + ∑p0q0 mang ý nghĩa thực tế - là mức tiêu thụ hàng hoá ở kỳ gốc + ∑p1q0 - ∑p0q1 phản ánh mức tăng hay giảm doanh thu giả định ở kỳ nghiên cứu do ảnh hưởng của biến động giá bán mặt hàng qua hai kỳ. * Chỉ số tổng hợp giá cả PASSCHE (sử dụng quyền số q1) Trong đó: + ∑p1q1: Phản ánh mức tiêu thụ hàng hóa thực tê ở kỳ nghiên cứu. + ∑p0q1: Phản ánh mức doanh thu ở kỳ gốc với giả định lượng hàng hoá bán ra ở kỳ nghiên cứu. Do cả hai loại chỉ số trên đều được tính toán dựa theo sự giả định, điều này đã dẫn đến sự xuất hiện của chỉ số Fisher. * Chỉ số FISHER Chỉ số FISHER là sự kết hợp giữa hai loại chỉ số Passche và Laspeyres- do vậy nó kết hợp cả hai quyền số q0 và q1. 3.3.3. Chỉ số phát triển Hiểu một cách đơn giản nhất chỉ số phát triển chính là chỉ số dùng để biểu hiện quan hệ so sánh theo thời gian (t) của một chỉ tiêu thống kê. Ví dụ như chỉ số giá. Trong đó: p1,p0 là giá cả hàng hóa kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. 3.4. Hệ thống chỉ số Hệ thống chỉ số được thành lập trên cơ sở các phương trình kinh tế bằng việc kết hợp các chỉ số tổng hợp được tính riêng lẻ thành một hệ thống. Hệ thống chỉ số được chia thành 2 loại sau: 3.4.1 Hệ thống chỉ số liên hoàn hai nhân tố Cấu tạo của nó gồm có chỉ số phụ thuộc gọi là chỉ số toàn bộ (Ipq) và các chỉ số độc lập gọi là các chỉ số nhân tố (Ip, Iq). Ví dụ như: - Chỉ số doanh thu = (chỉ số giá bán) × (chỉ số lượng tiêu thụ hàng hóa) Ví dụ tổng quát: Ipq = Ip × Iq - Về số tương đối: - Về số tuyệt đối: ∑p1q1 - ∑p0q0 = (∑p1q1 - ∑p0q1 ) + ( ∑p0q1 - ∑p0q0) 3.4.2. Hệ thống chỉ số nhiều nhân tố: Trong trường hợp chỉ số toàn bộ bị ảnh hưởng bởi nhiều chỉ số nhân tố qua hai kỳ (kỳ báo cáo và kỳ gốc) ta cũng có thể xây dựng hệ tống chỉ số liên hoàn, ví dụ: Chi phí sản xuất của một công ty qua hai năm 2004-2005 được xác định là do ảnh hưởng bởi giá thành sản xuất (z) và khối lượng sản phẩm sản xuất (q). Trong đó khối lượng sản phẩm (q) lại phụ thuộc vào năng suất lao động của một công nhân (w) và số công nhân trực tiếp sản xuất trong công ty (T). Ta có: Chỉ số chi phí sản xuất = chỉ số (z) × chỉ số (w) × chỉ số (T) Hay: Icp = I(z) × I(W) × I(T) 4. Dãy số thời gian 4.1. Những vấn đề chung về dãy số thời gian 4.1.1. Khái niệm Các hiện tượng kinh tế luôn biến động theo thời gian nên ta thường dùng phương pháp dãy số thời gian để nghiên cứu. Đó là một dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Dãy số thời gian không chỉ giới hạn ở các hiện tượng kinh tế mà có thể là các trị số cho thấy sự thay đổi của một hiện tượng xã hội như tỉ lệ biết chữ của một quốc gia. Xét về hình thức, dãy số thời gian gồm 2 thành phần là thời gian (ngày, tuần, tháng, quý, năm) và trị số của chỉ tiêu (hay mức độ của dãy số). Căn cứ vào đặc điểm về mặt thời gian người ta thường chia dãy số thời gian thành hai loại: - Dãy số thời kỳ là dãy số biểu hiện sự thay đổi của hiện tượng qua từng thời kỳ nhất định. - Dãy số thời điểm là dãy số biểu hiện mặt lượng của hiện tượng vào một thời điểm nhất định. 4.1.2. Yêu cầu vận dụng - Khi xây dựng dãy số thời gian phải đảm bảo yêu cầu có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Cụ thể phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu theo thời gian. - Phải thống nhất về phạm vi và tổng thể nghiên cứu. - Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau nhất là trong dãy số thời kỳ phải bằng nhau. 4.1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu dãy số thời gian Phương pháp phân tích một dãy số thời gian dựa trên một giả thiết căn bản là sự biến động trong tượng lai của hiên tượng nói chung sẽ giống với sự biến động của hiện tượng ở quá khứ và hiện tại nếu xét về đặc điểm và cường độ của hiện tượng. Nói một cách khác, các yếu tố đã ảnh hưởng đến biến động của hiện tượng trong quá khứ được giả định trong tương lai sẽ tiếp tục tác động đến hiện tượng theo xu hướng giống hoặc gần giống như trước. Do vậy, mục tiêu chính của phân tích dãy số thời gian là chỉ ra và tách biệt các yếu tố ảnh hưởng đến dãy số. Điều đó có ý nghĩa trong việc dự đoán cũng như nghiên cứu quy luật biến động của hiện tượng. Vì vậy phương pháp phân tích dãy số thời gian cung cấp những thông tin hữu ích các nhà quản lý trong việc dự đoán và xem xét chu kỳ biến động của hiện tượng. Đây là công cụ đắc lực cho họ trong việc ra quyết định. 4.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến dãy số thời gian Biến động của dãy số thời gian thường được xem là kết quả của các yếu tố sau đây: - Tính xu huớng: Quan sát số liệu thực tế của hiện tượng trong một thời gian dài (thường là nhiều năm), ta thấy biến động của hiện tượng theo một chiều hướng (tăng hoặc giảm) rõ rệt. Nguyên nhân của loại biến động này là sự thay đổi trong công nghệ sản xuất, gia tăng quy mô sản xuất. - Tính chu kỳ: Biến động của hiện tượng được lặp lại với một chu kỳ nhất định, thường kéo dài từ 2 - 10 năm, trải qua 4 giai đoạn: phục hồi và phát triển, thịnh vượng, suy thoái và đình trệ. Biến động theo chu kỳ là do biến động tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn vòng quay của sản phẩm ảnh hưởng đến sản lượng hay hiện tượng suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến quy mô sản xuất. - Tính thời vụ: Biến động của một số hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính thời vụ nghĩa là hàng năm, vào những thời điểm nhất định (tháng hoặc quý) biến động của hiện tượng được lặp đi lặp lại. Nguyên nhân của biến động hiện tượng là do các điều kiện thời tiết, khí hậu, tập quán xã hội, tín ngưỡng của dân cư. Trong công nghiệp biến động thời vụ thường ít sảy ra do đặc điểm của sản xuất công nghiệp không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trên. - Tính ngẫu nhiên hay bất thường: Là những biến động không có quy luật và hầu như không thể dự đoán được. Loại biến động này thường xảy ra trong một thời gian ngắn và không lặp lại. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các biến cố chính trị, thiên tai, chiến tranh. 4.2. Các chỉ tiêu cơ bản dùng để phân tích biến động của dãy số thời gian 4.2.1. Mức độ bình quân theo thời gian: Phản ánh mức độ đại biểu của các mức độ trong dãy số. Gồm: - Mức độ trung bình của dãy số thời kỳ. Các lượng biến có quan hệ tổng: Các lượng biến có quan hệ tích: - Mức độ trung bình của dãy số thời điểm. Khoảng cách thời gian giữa các thời điểm bằng nhau: Nếu khoảng cách thời gian giữa các thời điểm không băng nhau:   4.2.2. Lượng tăng giảm tuyệt đối: Phản ánh sự thay đổi về trị số tuyệt đối của chỉ tiêu giữa hai thời gian nghiên cứu. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có: - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn: Biểu hiện lượng tăng (giảm) tuyệt đối giữa hai kỳ liên tiếp. - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: Biểu hiện lượng tăng (giảm) tuyệt đối giữa kỳ nghiên cứu và kỳ chọn làm gốc. - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: Biểu hiện một cách chung nhất lượng tăng (giảm) tuyệt đối, tính trung bình cho cả thời kỳ nghiên cứu.    Chỉ tiêu này thường chỉ sử dụng khi các trị số của dãy số có cùng xu hướng (cùng tăng hay cùng giảm). 4.2.3. Tốc độ phát triển: Là chỉ tiêu biểu hiện sự biến động của hiện tượng xét về mặt tỉ lệ. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có các loại tốc độ phát triển sau đây: - Tốc độ phát triển liên hoàn: Biểu hiện sự biến động về mặt tỉ lệ của hiện tượng giữa hai kỳ liên tiếp. - Tốc độ phát triển định gốc: Biểu hiện sự biến động về mặt tỉ lệ của hiện tượng giữa kỳ nghiên cứu và kỳ chọn làm gốc. - Tốc độ phát triển bình quân: Là chỉ tiêu biểu hiện mức độ chung nhất sự biến động về mặt tỉ lệ của hiện tượng trong suốt thời kỳ nghiên cứu. Mối liên hệ giữa tốc độ phát triển liên hoàn và định gốc: - Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc: - Thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền kề nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn: 4.2.4. T?c d? tang (gi?m) Thực chất, tốc độ tăng (giảm) bằng tốc độ phát triển trừ đi 1 (hoặc trừ 100 nếu tính bằng %). Nó phản ánh mức độ của hiện tượng nghiên cứu giữa 2 thời kỳ tăng lên hay giảm đi bao nhiêu lần (hoặc %). Nói lên nhịp điệu của sự phát triển theo thời gian. - Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn: - Tốc độ tăng (giảm) định gốc: - Tốc độ tăng (giảm) bình quân: phản ánh nhịp điệu tăng (giảm) đại diện trong thời kỳ nhất định và được tính qua tốc độ phát triển bình quân. 4.2.5. Giá tri tuyệt đối của 1% tăng (giảm) Là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ giữa chỉ tiêu lượng tăng (giảm) tuyệt đối với tốc độ tăng (giảm). Nghĩa là tính xem cứ 1% tăng (giảm) liên hoàn thì tương ứng với một giá trị tuyệt đối tăng (giảm) là bao nhiêu. Chỉ tiêu này không tính cho tốc độ tăng (giảm) định gốc vì kết quả luôn luôn là hằng số. = hằng số 4.3. Một số phương pháp biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng Sự biến động của hiện tượng qua thời gian chịu nhiều tác động của các yếu tố. Ngoài nhân tố chủ yếu quyết định sự biến động của hiện tượng còn có nhân tố ngẫu nhiên gây ra những sai lệch. Vì vậy ta cần sử dụng những biện pháp thích hợp nhằm loại bỏ ảnh hưởng của những nhân tố ngẫu nhiên, nêu rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển hiện tượng qua thời gian. 4.3.1. Mở rộng khoảng cách thời gian Vận dụng với những dãy số thời gian có các khoảng cách thời gian tương đối ngắn và có quá nhiều mức độ và chưa phản ánh được xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. Nội dung của mở rộng khoảng cách thời gian bằng cách ghép một số thời gian liền nhau vào thành khoảng thời gian ngắn hơn. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế là chỉ dùng cho những dãy số có nhiều mức độ. Vì khi mở rộng khoảng cách thời gian số lượng các mức độ trong dãy số mất đi rất nhiều. 4.3.2. Phương pháp dãy số bình quân trượt Số bình quân trượt (hay số trung bình bình quân trượt) là số bình quân cộng của một nhóm nhất định các mức độ trong dãy số. Được tính bằng cách lần lượt loại trừ dần mức độ đầu đồng thời thêm vào mức độ tiếp theo sao cho số lượng các mức độ tham gia tính số bình quân là không đổi. Dãy số bình quân trượt: Là dãy số được hình thành từ các số bình quân trượt. Ví dụ với dãy số thời gian: y1; y2; y3; … ;yn (n mức độ) - Ta lấy bình quân trượt giản đơn 3 mức độ thì: .... .... - Khi đó ta có dãy số bình quân trượt là: . - Tiếp tục trượt lần 2 ta sẽ có dãy số: . Để xác định nhóm bao nhiêu mức độ để tính toán tuỳ thuộc vào 2 yếu tố là: - Tính chất biến động của hiện tượng. - Số lượng mức độ trong dãy số. Ngoài ra ta cũng có thể dùng phương pháp bình quân trượt có trọng số với trọng số là giá trị của tam giác Pascal. 4.3.3. Phương pháp hồi quy Nội dung: Là phương pháp của toán học được vận dụng trong thống kê để biểu diễn xu hướng phát triển của những hiện tượng có nhiều dao động ngẫu nhiên, mức độ tăng giảm thất thường. Từ một dãy số thời gian căn cứ vào đặc điểm của biến động trong dãy số, dùng phương pháp hồi quy để xác định trên đồ thị một đường xu thế có tính chất lý thuyết thay cho đường gấp khúc thực tế. Yêu cầu: Phải chọn được mô hình mô tả một cách gần đúng nhất xu hướng phát triển của hiện tượng. Phương pháp chọn dạng hàm: - Căn cứ vào quan sát trên đồ thị và phân tích lý luận về bản chất lý luận của hiện tượng. - Có thể dựa vào sai phân (lượng tăng giảm tuyệt đối). - Dựa vào phương pháp bình phương nhỏ nhất (lý thuyết lựa chọn dạng hàm của hồi quy tương quan). Dạng hàm xu thế tổng quát: Trong đó: là giá trị lý thuyết (theo thời gian) 4.3.4. Biến động thời vụ * Khái niệm: Biến động thời vụ là hàng năm trong khoảng thời gian nhất định có sự biến động được lặp đi lặp lại gây ra tình trạng lúc thì khẩn trương, lúc thì thu hẹp quy mô hoạt động làm ảnh hưởng đến quy mô các ngành kinh tế. * Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tập quán sinh hoạt của dân cư. Nó ảnh hưởng nhiều nhất đến các ngành như nông nghiệp, du lich, các ngành chế biến sản phẩm công nghiệp và công nghiệp khai thác…. Hiện tượng biến động thời vụ làm cho việc sử dụng thiết bị và lao động không đồng đều, năng suất lao động khi tăng khi giảm làm giá thành biến động. * Ý nghĩa nghiên cứu: Giúp nhà quản lý chủ động trong quản lý kinh tế xã hội. Giúp cho việc lập các kế hoạch sản xuất hoặc hoạt động nghiệp vụ thích hợp, hạn chế ảnh hưởng của biến động thời vụ đối với sản xuất và sinh hoạt xã hội. * Phương pháp nghiên cứu: Dựa vào số liệu trong nhiều năm (ít nhất là 3 năm) theo tháng hoặc theo quý. - Tính chỉ số thời vụ đối với dãy số thời gian có các mức độ tương đối ổn định. Cụ thể là các mức độ cùng kỳ từ năm này sang năm khác không có biểu hiện tăng giảm rõ rệt. * Công thức tính: : Là số bình quân của các mức độ cùng tên i. : Là số bình quân của các mức độ trong dãy số. : Chỉ số thời vụ của thời gian thứ i. * Ý nghĩa: Nếu coi mức độ bình quân chung của tất cả các kỳ là 100% thì chỉ số thời vụ của kỳ nào lớn hơn 100% thì đó là lúc “bận rộn” và ngược lại. Với dãy số thời gian có xu hướng rõ rệt việc tính chỉ số thời vụ phức tạp hơn. Trước hết ta cần điều chỉnh dãy số bằng phương trình hồi quy để tính ra các giá trị lý thuyết rồi sau đó dùng các mức độ này làm căn cứ so sánh và tính chỉ số thời vụ. III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ ĐOÁN THỐNG KÊ Theo nghĩa chung nhất, dự đoán là xây dựng thông tin có cơ sở khoa học về mức độ, trạng thái, các quan hệ, xu hướng phát triển … có trong tương lai của hiện tượng. Thời hạn dự đoán chỉ nên bằng 1/3 thời kỳ tiền sử nếu ta chỉ dùng các phương pháp thống kê. Thời kỳ tiền sử dùng cho dự đoán cũng không nên quá dài hoặc quá ngắn. Với dãy số liệu về giá trị sản xuất công nghiệp Hải Dương ta có thời kỳ tiền sử là 9 năm, thì dự đoán bằng phương pháp thống kê sẽ cho kết quả tốt nhất là từ 2 - 3 năm. 1. Ngoại suy bằng các mức độ bình quân Là các dự đoán nhanh với dự đoán chính xác không cao do phụ thuộc nhiều vào tích chất đại biểu của các số bình quân. Nếu dãy số thời gian có xu hướng thì kết quả sẽ không tốt. Tuy nhiên ưu điểm của phương pháp này là dãy số thời gian không cần dài và không phải xây dựng các dự đoán khoảng. 1.1. Ngoại suy bằng lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân Vận dụng trong trường hợp dãy số có các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn sấp xỉ bằng nhau (dãy số cộng). Mô hình dự đoán: Trong đó: L là thời hạn dự đoán ( tầm xa dự đoán). là trị số dự đoán tại thời điểm thứ n+L. là lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân. là mức độ dùng làm gốc để ngoại suy. 1.2. Ngoại suy bằng tốc độ phát triển bình quân Vận dụng trong trường hợp các mức độ của dãy số thời gian có tốc độ phát triển liên hoàn sấp xỉ bằng nhau. Mô hình dự đoán: Trong đó: là tốc độ phát triển bình quân. 2. Dự đoán dựa vào hàm xu thế tuyến tính và biến động thời vụ Thành phần dãy số thời gian được chia làm 3 phần: - Xu thế phát triển ft là xu hướng cơ bản kéo dài theo thời gian. Thường biến động này được biểu hiện dưới dạng một hàm số. - Biến động thời vụ St mang tính chất lặp đi lặp lai. - Biến động ngẫu nhiên Zt do tác động của các nhân tố ngẫu nhiên. Ba thành phần này được kết hợp thành 2 dạng mô hình sau: - Mô hình cộng: - Mô hình nhân: ứng dụng phần mềm Thống kê SPSS ta có thể dễ dàng tính toán các giá trị dự đoán. Biến động chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào (trong 3 nhân tố trên) thì ta áp dụng các các mô hình phù hợp để cho kết quả chính xác nhất. 3. Dự đoán bằng phương pháp san bằng mũ Trong các mô hình dự đoán trên thì các mức độ của dãy số thời gian được xem như nhau, tức là có cùng quyền số trong quá trình tính toán. Do đó làm mô hình cứng nhắc, kém nhạy bén đối với sự biến động của hiện tượng. Vì vậy để phản ánh sự biến động này đòi hỏi phải có một mô hình phù hợp hơn, tức là trong mô hình các mức độ của dãy số thời gian phải được xem xét với quyền số khác nhau. Các mức độ càng mới (càng cuối dãy số) càng cần phải chú ý đến quyền số. Mô hình mũ đơn giản có dạng: Trong phần mềm SPSS cũng đã hỗ trợ tính toán các giá trị và các dự đoán điểm và dự đoán khoảng. Tuỳ mô hình dự đoán hay phức tạp sẽ cho các kêt quả chính xác khác nhau theo như điều kiện thực tế. 4. Dự đoán bằng mô hình tổng hợp tự hồi quy - trung bình trượt ARIMA (p, d, q) Mô hình sẽ biểu hiện được các biến động tự hồi quy và trung bình trượt đồng thời khử được xu thế tuyến tính của hiện tượng theo thời gian. Phần mềm SPSS sẽ hỗ trợ ta tính các giá trị dự đoán nếu ta xác định được các nhân tố tác động đến dãy số. CHƯƠNG III VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1997 - 2005 VÀ DỰ ĐOÁN ĐẾN 2010 I/ NGUỒN SỐ LIỆU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG Để đảm bảo nguyên tắc tính giá trị sản xuất theo lãnh thổ kinh tế, ta lấy số liệu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương bắt đầu từ năm 1997. Nguyên nhân vì cuối năm 1996 Chính phủ có quyết định tách tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Theo chỉ đạo của Tổng Cục Thống kê, Cục Thống kê Hải Dương đã điều tra chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp theo tháng và theo năm. Do số liệu thống kê theo tháng là điều tra chọn mẫu nên thường không đầy đủ và ít chính xác. Hơn nữa cơ cấu công nghiệp nói chung và của tỉnh Hải Dương nói riêng không có biến động thời vụ. Nên việc phân tích theo tháng nhằm làm rõ biến động thời vụ là không thực tế và cũng không cần thiết. Ta chỉ phân tích biến động giá trị sản xuất công nghiệp theo số liệu tổng điều tra công nghiệp toàn tỉnh thu được vào cuối mỗi năm, tức là số liệu phân tích lấy theo năm. Số liệu sẽ được chia theo 3 loại hình kinh tế là giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh ._.ng gấp 61 lần). Nguyên nhân có thể kể đến rất nhiều, nhưng trên hết là chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh đã thu hút được các nhà đầu tư quốc tế. Cơ chế thị trường theo định hướng XHCN đã đem lại sinh khí mới cho nền kinh tế. Các thành phần kinh tế cùng phát triển tất yếu dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Trong khi kinh tế tư nhân, kinh tế hỗn hợp đang vươn lên tìm chỗ đứng thì với ưu thế về vốn, về công nghệ sản xuất, về kinh nghiệm quản lý, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang trở thành động lực cho nền kinh tế phát triển. Thành phần kinh tế quốc doanh tuy không còn chiếm vị trí tuyệt đối nhưng trước thử thách cơ chế thị trường vẫn tự đứng vững và vươn lên giữ vai trò trọng yếu của mình. 3. Đánh giá chung Giai đoạn 1997 - 2000, sản xuất công nghiệp phát triển khá, giá trị sản xuất trên địa bàn tăng bình quân 11,4% (mục tiêu 16-18%), trong đó công nghiệp trung ương chiếm 65%, tăng 8% năm; công nghiệp địa phương chiếm 24%, tăng 10% năm; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 11%, tăng 80% năm. Nhiều dự án đầu tư công nghệ mới đi vào sản xuất. Giá trị công nghiệp chế biến nông lâm thực phẩm tăng gấp 1,7 lần. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng xuất khẩu tuy gặp khó khăn do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, thị trường co hẹp, nhưng đã phục hồi sản xuất và tăng khá vào giữa năm 2000. Tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống được khuyến khích mở rộng, sản xuất nhiều máy móc, công cụ gia đình, phục vụ tốt nhu cầu đời sống và sản xuất. Giai đoạn 2001 - 2005 công nghiệp Hải Dương đã phát triển với tốc độ khá cao. Tất cả các chỉ tiêu kinh tế về cơ bản đều vượt so với mục tiêu mà Đảng bộ tỉnh đã đặt ra. Giá trị sản xuất đạt 11.575 tỷ đồng bằng 142% mục tiêu, tốc độ tăng trưởng bình quân 21% năm (mục tiêu 13 - 14% năm), tỷ trọng Công nghiệp và Xây dựng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh là 43% (mục tiêu là 40%), đóng góp 60% vào tổng thu ngân sách, đóng góp 90% vào giá trị kim ngạch xuất khẩu. Thành phần kinh tế quốc doanh tuy chiếm tỷ trọng lớn nhưng phát triển chậm (≈10% năm); khu vực ngoài quốc doanh tuy tốc độ tăng nhanh nhưng chỉ tăng về số lượng còn hiệu quả sản xuất, trình độ công nghệ còn nhiều hạn chế; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng rất cao (≈50% năm) nhưng các dự án đầu tư chưa được chọn lọc nên chất lượng dự án chưa cao, đôi khi còn thiếu nguyên liệu chế biến. III/ DỰ ĐOÁN GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 Để tìm xu hướng biến động của hiện tượng có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: mở rộng khoảng cách thời gian, phương pháp biểu hiện biến động thời vụ, phương pháp số trung bình, phương pháp hồi quy. Căn cứ vào số liệu hiện có, ta thấy quá trình sản xuất của toàn ngành công nghiệp, của từng thành phần kinh tế, của từng ngành công nghiệp trong tỉnh có biến động cả tăng và giảm với mức độ rất không đồng đều. Vì vậy mà chỉ có thể dùng phương pháp hồi quy tương quan để biểu thị xu hướng biến động của giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh. Khi dùng phương pháp hồi quy, để lựa chọn dạng hàm phù hợp nhất ta cần dựa vào sự phân tích biến động của hiện tượng qua thời gian, vào hệ số hồi quy tương quan và sai số của mô hình, đồng thời có thể kết hợp với một số phương pháp đơn giản khác như dựa vào đồ thị chẳng hạn. 1. Xu hướng biến động và dự đoán giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp Hải Dương 1.1. Xu hướng biến động Đồ thị 2: GTSX công nghiệp tỉnh Hải Dương Biểu diễn biến động giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Hải Dương trên đồ thị ta thấy biến động tăng là tương đối rõ rệt. Dựa vào đồ thị ta có thể hình dung được một vài dạng hàm số mô phỏng biến động này là hàm tuyến tính, hàm Parabol, hàm bậc ba, hàm mũ. Với t là biến thời gian (t > 0). Kết quả tính toán trên phần mềm SPSS cho thấy: Dạng hàm Hàm xu thế Hệ số tương quan Sai số mô hình Tuyến tính = 997087,9 + 1046396,7 t 0,99469 1039808,87 Parabol = 3720331,8 - 439009 t + 148540,6 t2 0,99471 358843,59 Hàm bậc 3 = 4422882,3 – 1111754,4 t + + 308211,1 t2 - 10644,7 t3 0,99582 349593,47 Hàm mũ 0,97002 613775,82 Ta thấy hàm bậc ba là dạng hàm cho kết quả tốt nhất do hệ số tương quan lớn nhất và sai số mô hình là nhỏ nhất. Đồ thị cũng cho ta thấy điều đó: Đồ thị 3: Biểu diễn giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương và hàm xu thế của nó (hàm bậc ba) Hàm xu thế có dạng:= 4422882,3 - 1111754,4 t + 308211,1 t2 - 10644,7 t3 Với: t là biến thời gian (t > 0). 1.2. Dự đoán giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương Bằng hàm xu thế như trên ta có thể tìm được các dự đoán điểm, dự đoán khoảng theo các công thức. Tuy nhiên phần mềm Thống kê SPSS cũng có thể tính toán sẵn các giá trị này với độ tin cậy cho trước (thường lấy = 95%). Bảng 13: Giá trị dự đoán bằng hàm xu thế chỉ tiêu GTSX công nghiệp tỉnh Hải Dương (theo giá thực tế năm 1994) (Đơn vị tính: triệu đồng) Năm GTSX thực tế Dự đoán điểm Dự đoán khoảng Giá trị Tốc độ tăng (%) Cận dưới Cận trên 1.997 3.399.393 3.608.694 - 2.383.553 4.833.835 1.998 3.749.519 3.347.060 - 7,25 2.311.346 4.382.775 1.999 3.529.014 3.574.112 6,78 2.521.656 4.626.569 2.000 4.260.652 4.225.982 18,24 3.195.909 5.256.055 2.001 4.780.481 5.238.801 23,97 4.231.898 6.245.704 2.002 6.572.072 6.548.701 25,00 5.518.628 7.578.774 2.003 8.510.202 8.091.814 23,56 7.039.357 9.144.270 2.004 9.685.102 9.804.272 21,16 8.768.557 10.839.986 2.005 11.575.207 11.622.206 18,54 10.397.065 12.847.347 2.006 - 13.481.748 16,00 11.341.015 15.622.481 2.007 - 15.319.031 13,63 11.371.714 19.266.347 2.008 - 17.070.185 11,43 10.386.740 23.753.630 2.009 - 18.671.342 9,38 8.223.011 29.119.674 2.010 - 20.058.636 7,43 4.689.663 35.427.608 Nếu trong những năm tới xu thế phát triển của tỉnh Hải Dương không có gì thay đổi thì (cả nhân tố chủ quan và khách quan) thì với độ tin cậy 95% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp Hải Dương như bảng trên. Theo đó đến năm 2010 giá trị sản xuất đạt 20.058 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 10,44% (2006 - 2010). Tuy nhiên mục tiêu mà tỉnh Uỷ đặt ra đối với ngành công nghiệp là đến năm 2010 đạt 25.000 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 17 - 18% năm. Vì vậy ngay từ bây giờ đã đòi hỏi những cải tổ, những chính sách mới nhằm thúc đẩy công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, có được những tác động tích cực. 2. Xu hướng biến động và dự đoán giá trị sản xuất từng ngành công nghiệp Hải Dương 2.1. Xu hướng biến động Dạng hàm CN khai thác CN chế biến CN điện nước H.S tương quan Sai số mô hình H.S tương quan Sai số mô hình H.S tương quan Sai số mô hình Tuyến tính 0,89209 27900,3 0,95776 678485,8 0,89017 393311,8 Parabol 0,92431 16330,2 0,99809 157539,3 0,96982 227321,9 Hàm bậc 3 0,95273 14241,7 0,99825 146974,9 0,97671 219143,7 Hàm mũ 0,91359 20794,6 0,98308 322854,6 0,88775 318404,3 Chọn hàm có hệ số tương quan lớn nhất, sai số mô hình nhỏ nhất: CN khai thác:= 82783,6 – 13998,6 t + 8171,7 t2 – 641,1 t3 (1) CN chế biến:= 2717375,1 – 416658,6 t + 144890,2 t2 – 2999,7 t3 (2) CN điện nước:= 1622723,6 – 681097,2 t + 155149,7 t2 – 7003,1 t3 (3) 2.2. Dự đoán giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp Bảng 14: Dự đoán chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp các ngành công nghiệp tỉnh Hải Dương (theo giá cố định năm 1994) (Đơn vị tính: triệu đồng) Năm Giá trị sản xuất công nghiệp Dự đoán điểm CN khai thác CN chế biến CN điện, nước CN khai thác CN chế biến CN điện, nước 2005 155.601 8.524.404 2.895.202 151.343 8.516.750 2.954.112 2006 - - - 118.870 10.040.079 3.322.800 2007 - - - 64.274 11.673.204 3.581.553 2008 - - - -16.291 13.398.127 3.688.349 2009 - - - -126.672 15.196.850 3.601.164 2010 - - - -270.714 17.051.375 3.277.975 Các giá trị t trong khoảng [1, 14] ứng với các năm từ 1997 đến năm 2010 thì các giá trị của hàm số cần phải không âm, tức là giá trị sản xuất công nghiệp theo dự đoán của mô hình có ý nghĩa. Vẽ đồ thị các hàm xu thế ta thấy ngay hàm bậc 3 có xu hướng giảm dần khi t > 7, và khi t tăng đến 12 thì giá trị dự đoán âm (từ năm2008). Điều này là mâu thuẫn với thực tế, nên ta cần chọn hàm số khác biểu diễn được biến động tăng dần theo thời gian, và chủ yếu là không cho giá trị âm trong thời kỳ dự đoán. Vì vậy ta chọn hàm bậc 2 là hàm xu thế biểu diễn biến động giá trị sản xuất ngành khai thác. Mô hình mới là: = 40471,3 + 26518,6 t – 1444,8 t2 Đồ thị 4: Biểu diễn giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai thác và các hàm xu thế của nó Dự đoán theo mô hình mới ta thu được kết quả: Năm Giá trị dự đoán điểm Cn khai thác CN chế biến CN điện, nước 2006 204.004 10.040.079 3.322.800 2007 225.988 11.673.204 3.581.553 2008 250.341 13.398.127 3.688.349 2009 277.319 15.196.850 3.601.164 2010 307.204 17.051.375 3.277.975 Công nghiệp điện nước luôn phải phát triển nhanh hơn các ngành công nghiệp khác thì mới đáp ứng được yêu cầu. Nhưng kết quả thu được lại cho ta thấy giá trị sản xuất của ngành điện nước không tăng nhanh hơn các ngành khác, mà còn giảm vào sau năm 2008. Nguyên nhân không phải do phương pháp dự đoán sai mà là do thời gian dự đoán qua dài. Thường thì các phương pháp dự đoán thống kê đơn thuần chỉ cho kết quả tương đối chính xác trong khoảng 1/3 thời gian của dãy số tiền sử. Tức là với khoảng thời gian 9 năm (1997 - 2005) ta chỉ nên dự đoán cho 3 năm tiếp theo. Nếu muốn dự đoán dài hơn thì cần kết hợp với các phương pháp dự đoán khác như lấy ý kiến chuyên gia. 3. Xu hướng biến động và dự đoán giá trị sản xuất từng thành phần kinh tế công nghiệp Hải Dương 3.1. Xu hướng biến động Qua phân tích biến động giá trị sản xuất của các thành phần kinh tế công nghiệp ở phần trên ta đã thấy được xu hướng biến động tăng dần theo thời gian. Vì vậy việc hàm số biểu diễn xu thế cũng phải có biểu hiện được biến động tăng này. Với các giá trị t trong khoảng [1, 14] ứng với các năm từ 1997 đến năm 2010 thì các giá trị của hàm số cần phải không âm, tức là giá trị sản xuất công nghiệp theo dự đoán của mô hình có ý nghĩa. Ta chọn các dạng hàm như sau: Dạng hàm Quốc doanh Ngoài quốc doanh Vốn đầu tư nước ngoài H.S tương quan Sai số mô hình H.S tương quan Sai số mô hình H.S tương quan Sai số mô hình Tuyến tính 0,94269 463478,2 0,94354 187272,7 0,94212 434410,0 Parabol 0,98276 277359,4 0,99762 45137,2 0,99555 131820,2 Hàm bậc 3 0,99055 225444,2 0,99732 48928,4 0,99576 114017,9 Hàm mũ 0,95066 360551,2 0,97589 102890,4 0,98752 464853,3 Chọn dạng hàm có hệ số tương quan lớn nhất, sai số mô hình nhỏ nhất. Với kết quả tính toán thu được ta chọn được 3 dạng hàm biểu diễn xu thế giá trị sản xuất của 3 thành phần kinh tế như sau: Kinh tế quốc doanh: = 3660897 – 896783 t + 239111 t2 – 12062 t3 (bậc 3) Kinh tế ngoài quốc doanh: = 599633 – 93016 t + 27520 t2 (Parabol) Vốn Đ.T nước ngoài: = 134480 – 95265 t + 35245 t2 + 1840 t3 (bậc 3) 3.2. Dự đoán giá trị sản xuất công nghiệp từng thành phần kinh tế. Bảng 16: Dự đoán giá trị sản xuất các thành phần kinh tế công nghiệp tỉnh Hải Dương (Đơn vị tính: triệu đồng) Năm Giá trị sản xuất công nghiệp Dự đoán điểm Quốc doanh Ngoài quốc doanh Vốn đầu tư nước ngoài Quốc doanh Ngoài quốc doanh Vốn đầu tư nước ngoài 2005 6.091.837 1.959.410 3.523.960 6.164.005 1.991.650 3.473.645 2006 - - - 6.541.290 2.421.524 4.546.806 2007 - - - 6.673.024 2.906.439 5.800.886 2008 - - - 6.486.828 3.446.396 7.246.929 2009 - - - 5.910.327 4.041.393 8.895.977 2010 - - - 4.871.143 4.691.432 10.759.073 Thành phần kinh tế quốc doanh tuy có tốc độ tăng chậm (so với các thành phần kinh tế khác) nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế. Tuy nhiên theo dự đoán kết quả lại không như vậy. Rõ ràng mô hình dự đoán giá trị sản xuất kinh tế quốc doanh là chưa cho kết quả chính xác. Ta thử dự đoán lại bằng hàm Parabol, hàm số có hệ số tương quan và sai số mô hình tốt thứ hai. Mô hình sẽ là: = 2864745 – 134408 t + 58168 t2 Đồ thị 5: Biểu diễn giá trị sản xuất công nghiệp thành phần kinh tế quốc doanh và các hàm xu thế của nó Dự đoán theo mô hình mới giá trị sản xuất công nghiệp quốc doanh ta thu được kết quả là: Bảng 17: Giá trị và tốc độ phát triển theo dự đoán của các thành phần kinh tế công nghiệp tỉnh Hải Dương đến 2010. Năm Giá trị dự đoán điểm (triệu đồng) Tốc độ phát triển (%) Quốc doanh Ngoài Q.D Vốn NN Quốc doanh Ngoài Q.D Vốn NN 2005 6.091.837 1.959.410 3.523.960 - - - 2006 7.337.441 2.421.524 4.546.806 120,45 123,58 129,03 2007 8.424.556 2.906.439 5.800.886 114,82 120,03 127,58 2008 9.628.007 3.446.396 7.246.929 114,29 118,58 124,93 2009 10.947.793 4.041.393 8.895.977 113,71 117,26 122,76 2010 12.383.914 4.691.432 10.759.073 113,12 116,08 120,94 B . Q 115,24 119,08 125,01 Mặc dù trong tương lai công nghiệp quốc doanh có thể đánh mất vị trí tuyệt đối của mình trong nền kinh tế (chiếm tỷ trọng trên 50%) nhưng rõ ràng kinh tế quốc doanh vẫn sẽ giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Vì thế kết quả dự đoán trên có thể chấp nhận được. 4. Đánh giá chung Từ một tỉnh nông nghiệp, Hải Dương đã dần trở thành một tỉnh với nền công nghiệp phát triển, năm 2005 giá trị sản xuất Công nghiệp và Xây dựng chiếm 43% (riêng công nghiệp là 37,7%) so với giá trị sản xuất của tỉnh. Với mục tiêu phát triển đến năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh đạt 25.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân là 17 - 18% năm, trong đó khu vực quốc doanh tăng 13,5% năm, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 20,7% năm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 25,2% năm, kết hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế: tỷ trọng CN và XD là 46%. Trong khi đó theo như dự đoán ở trên thì tốc độ tăng của giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2010 chỉ đạt hơn 20.000 tỷ đồng, tốc độ tăng qua các năm cũng chỉ khoảng 12% (bảng 13 trang 61), so với dự đoán của các ngành công nghiệp thì tổng giá trị sản xuất công nghiệp chỉ cao hơn đôi chút (≈21.000 tỷ đồng), kém xa so với mục tiêu đề ra. Kết quả dự đoán giá trị sản xuất các thành phần kinh tế công nghiệp (bảng 17 trang 66) thì giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh đến 2010 có thể đạt được mục tiêu đề ra với giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 27.000 tỷ đồng, trong đó khu vực công nghiệp quốc doanh (15,2% năm) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (25, % năm) là đạt mục tiêu. Tuy nhiên đây chỉ là nhưng dự đoán theo các phương pháp toán học đơn thuần mà chưa tính đến các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến. Vì vậy chúng ta cần giải quyết triệt để các nguyên nhân đã tồn tại lâu nay: - Hải Dương có xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp, kiến thức về sản xuất hàng hoá, về sản xuất công nghiệp còn chưa theo kip yêu cầu của cơ chế thị trường. Vì vậy mà tư tưởng mạnh dạn đầu tư vào sản xuất công nghiệp, trình độ sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị trường còn rất hạn chế. - Nhu cầu vốn thì rất lớn nhưng nguồn tự có của các cơ sở sản xuất lại hạn chế nên bị động trong đầu tư phát triển, chưa đạt hiệu quả cao, lợi nhuận thấp, cạnh tranh kém hiệu quả. Phần vốn từ ngân sách hỗ trợ phát triển còn qua ít, không thể tới được khu vực công nghiệp nông thôn, làng nghề. - Các cơ quan ban ngành tham mưu cho Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tuy có cố gắng nhưng năng lực hạn chế nên triển khai chưa thật hiệu quả. Công tác quy hoạch phát triển chỉ có tổng thể mà chưa đi vào cụ thể các ngành sản xuất, lĩnh vực nên việc phát triển cụ thể rất bị động. Công tác dự đoán, dự báo còn hạn chế nên quy hoạch thiếu tầm nhìn chiến lược, nhanh bị phá vỡ, bổ sung, điều chỉnh, chắp vá, thiếu nhất quán. IV/ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP 1. Phương hướng phát triển - Phát huy năng lực hiện có, năng lực mới được đầu tư thời kỳ 2001 - 2005 và tiếp tục thu hút đầu tư, khai thác các năng lực mới để đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, duy trì tốc độ tăng trưởng sản xuất cao, hiệu quả. - Tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có ưu thế, tạo sự chuyển biến về chất và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chú trọng thu hút các phát triển các ngành công nghệ cao phù hợp với xu thế phát triển. Đa dạng hoá sản phẩm công nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. - Huy động tốt nhất các nguồn lực để phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Kết hợp các loại hình doanh nghiệp nhằm phát huy tối đa sự tham gia và hiệu quả nhất của các loại hình doanh nghiệp. Chú ý đầu tư thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới ngay từ đầu. - Đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút các dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đồng thời tiếp tục phát triển các khu, cụm công nghiệp mới một cách hợp lý. - Đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề, công nhân có tay nghề cao kết hợp với việc truyền dạy nghề rộng rãi ở nông thôn để đáp ứng các nhu cầu về chất lượng và số lượng của sự nghiệp công nghiệp hoá. - Phát triển công nghiệp bền vững gắn với việc bảo vệ môi trường. 2. Các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu đề ra 2.1. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển công nghiệp - Rà soát lại quy hoạch phát triển công nghiệp đến 2010, bổ sung xây dựng mới quy hoạch đến 2015 và tầm nhìn 2020. Bao gồm cả quy hoạch tổng thể, quy hoạch sản phẩm trọng yếu như cơ khí, sản xuất ôtô, điện tử, thông tin viễn thông, sản xuất vật liệu xây dựng, các sản phẩm xuất khẩu, chế biến nông sản thực phẩm, quy hoạch phát triển toàn ngành. - Tăng cường quản lý các quy hoạch, thông qua việc kiểm tra, giám sát, quản lý thực hiện theo quy hoạch, điều chỉnh kịp thời các nội dung không còn phù hợp để quy hoạch luôn đáp ứng yêu cầu phát triển. 2.2. Đẩy mạnh đầu tư để tăng năng lực sản xuất, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của tỉnh - Tiếp tục tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư sản xuất công nghiệp, triển khai có hiệu quả các cơ chế chính sách đã ban hành và thực hiện các thủ tục thông thoáng nhất để thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nhất là đầu tư từ các nguồn trong dân, các Tổng công ty Nhà nước. - Đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư sản xuất công nghiệp, thu hút nhanh các dự án và khu, cụm công nghiệp, hình thành các khu, cụm công nghiệp mới. - Tập trung giải quyết kịp thời các vướng mắc, khó khăn đế các dự án đã được chấp thuận nhanh chóng đi vào xây dựng, sản xuất, nhất là các dự án có quy mô lớn như xi măng Phúc Sơn, cụm công nghiệp tầu thuỷ, dây chuyền III xi măng Hoàng Thạch, khu công nghiệp Hanel, gạch Đồng Tâm, các dự án đầu tư nước ngoài như TungKuang, Taya, Sumidenso ... - Đẩy mạnh việc xúc tiến đầu tư để tăng cường năng lực sản xuất cho các năm tiếp theo, ưu tiên đầu tư ở một số lĩnh vực: cơ khí, điện tử, điện lạnh, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất nguyên liệu phụ cho một số ngành công nghiệp ... xem xét thận trọng khi tiếp nhận các dự án mới về may mặc, giầy dép (ưu tiên đầu tư chiều sâu và cơ cấu lại sản phẩm là chính). 2.3. Thu hút các nguồn vốn đầu tư - Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp rất lớn, dự kiến giai đoạn 2006-2010 nhu cầu vốn đầu tư tăng thêm cần khoảng 16-:-18 ngàn tỷ đồng, nguồn chủ yếu sẽ huy động từ các thành phần kinh tế, vốn tín dụng ... do đó cần thực hiện: - Kêu gọi thu hút đầu tư của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. - Huy động vốn trong nhân dân trong tỉnh đầu tư vào sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp. - Tích tụ trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Đổi đất lấy công trình cơ sở hạ tầng. - Các nguồn tài trợ của trung ương, của các tổ chức trong nước và quốc tế. - Ngân sách tỉnh chỉ đảm bảo các phần hỗ trợ để thực hiện các chính sách ưu đãi của tỉnh, hỗ trợ công nghiệp nông thôn, làng nghề theo tinh thần Nghị định số 134/2004/ND-CP của Chính phủ về khuyến công. Ban hành một số chính sách của tỉnh ưu đãi, hỗ trợ cho phát triển công nghiệp nông thôn và các địa phương đã giành đất nông nghiệp cho phát triển công nghiệp, thực hiện "Ly nông bất ly hương". - Tổng vốn huy động cho phát triển SXCN dự kiến 19.000 tỷ đồng, trong đó: Công nghiệp Trung ương 6.000-8.000 tỷ đồng, công nghiệp địa phương 4.000 tỷ đồng, đầu tư nước ngoài 7.000 tỷ đồng. 2.4. Đảm bảo nguyên liệu và thị trường cho sản xuất công nghiệp Nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp của tỉnh ta có nhiều loại, trong đó phần nhập ngoại khá nhiều, trong thời gian tới cần tăng cường khai thác trong nước tìm nguồn thay thế nguyên liệu nhập. Một mặt cần chú trọng đảm bảo nguyên liệu trong tỉnh. - Quy hoạch và quản lý chặt chẽ nguồn dá vôi để đảm bảo cho phát triển công nghiệp sản xuất xi măng, việc khai thác đá cho xây dựng cần hạn chế và tăng hiệu quả khai thác, chu yếu đáp ứng yêu cầu trong tỉnh. Liên hệ với các tỉnh lân cận như: Hải Phòng, Quảng Ninh để giải quyết nguyên liệu lâu dài cho sản xuất xi măng. - Về lâu dài cần nghiên cứu đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, sản xuất một số nguyên phụ liệu cho các ngành dệt may, da giầy, thủ công mỹ nghệ ... - Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống cây con trong nông nghiệp, thời gian gieo trồng, thu hoạch, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, quy hoạch vùng nguyên liệu cho chế biến nông, lâm thuỷ sản v.v.... - Tăng cường xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu, đồng thời coi trọng thị trường trong tỉnh, trong nước, chuẩ bị các điều kiện để hội nhập thị trường khu vực và quốc tế. - Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định như xi măng, vật liệu xây dựng khác, bánh kẹo, thịt cấp đông ... Đối với các sản phẩm còn khó khăn về thị truờng có sự cạnh tranh gay gắt về thị trường như các sản phẩm dệt may, giầy dép, đồ sứ ... cần đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm và cơ cấu lại sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường, phát triển sản xuất. - Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm và bản quyền sản xuất. - Hình thành các hiệp hội sản xuất để gắn kết các cơ sở sản xuất của trung ương với địa phương, với các thành phố kinh tế để tăng cường sức cạnh tranh. - Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống buôn bán, lưu thông hàng giả, hàng trốn thuế để thực hiện cạnh tranh lành mạnh. - Thực hiện một số chính sách hỗ trợ như hỗ trợ xuất khẩu, thưởng xuất khẩu, chính sách kịch cầu thiêu thụ hàng địa phương hỗ trợ quảng bá sản phẩm công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, v.v.... 2.5. Phát triển khoa học công nghệ - Trong tình hình thực tế hiện nay sản xuất công nghiệp ở tỉnh ta vẫn còn tồn tại nhiều loại hình công nghệ từ thủ công, cổ truyền, bán cơ giới đến hiện đại tiên tiến. Trong giai đoạn tới cần khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, thay thế thiế bị tiên tiến, hiện đại. - Phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, có hàm lượng tri thức nhiều như công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, tin học, chế tạo các thiết bị chính xác, v.v... - Tăng cường xây dựng và ứng dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như ISO 9000, ISO 14000 ... để nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. - Tiếp nhận có chọn lọc công nghệ và thiết bị chuyển giao từ nước ngoài, đồng thời rà soát các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong tỉnh xác định sản phẩm mũi nhọn để tập trung đầu tư phát triển mạnh. - Tăng cường quỹ đầu tư khoa học kỹ thuật của tỉnh trong đó giành phần ưu tiên cho lĩnh vực công nghiệp. 2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển công nghiệp - Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp, kết hợp giữa đào tạo ở các trường lớp chính quy của trung ương, các trường của địa phương với việc đào tạo tại chỗ, đào tạo của các cơ sở, các doanh nghiệp. - Cần quan tâm hỗ trợ đào tạo truyền dạy nghề, phát triểm ngành nghề sản xuất TTCN ở nông thôn bằng nhiều hình thức, kết hợp giữa nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm ... - Cùng với việc đào tạo nghề cho lao động mới tạo nguồn bỏ sung cho phát triển công nghiệp, cần quan tâm việc bổ túc, nâng cao tay nghề cho người lao động, chú trọng việc bồi dưỡng thi nâgn bậc, thi thợ giỏi, phát huy sáng kiến, sáng tạo trong lao động sản xuất. - Cử đi bồi dưỡng ở trung ương hoặc mở các lớp tại địa phương để đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung kiến thức mới, hiện đại về quản lý nhà nước, quản lý sản xuất kinh doanh, tiếp thu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới ... cho đội ngũ cán bộ quản lý, các doanh nhân trong ngành công nghiệp. - Hàng năm Quỹ phát triển khoa học kỹ thuật của tỉnh cần giành một khoản nhất định hõ trợ cho các địa phương, doanh nghiệp, làng nghề đào tạo nghề và thu hút lao động. Triển khai thực hiện chế độ thu hút nhân tài theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh đã quy định. 2.7. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng chính quyền và đổi mới quản lý phát triển công nghiệp - Các cấp uỷ Dảng, chính quyền phải nâng cao vai trò, trác nhiệm của mình với phát triển công nghiệp của địa phương coi đây là nhiệm vụ hàng đầu cho phát triển kinh tế địa phương. Cần thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo bằng các nghị quyết, chương trình, khoa học cụ thể để các cấp, các ngành thực hiện, thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, khác phục kịp thời các tòn tại để tập trung cho phát triển. - Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Sở Công nghiệp phải nâng cao vị trí, vai trò và làm tốt chức năng nhiệm vụ là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Phối hợp quản lý chặt chẽ, hiệu quả giữa UBND tỉnh, Bộ Công nghiệp, các bộ, ngành ở trung ương, giữa các ngành, các cấp trong tỉnh theo phân công, phân cấp cụ thể, kết hợp tốt việc quản lý theo ngành kinh tế và quản lý theo lãnh thổ theo các quy định hiện hành. - Củng cố tổ chức bộ máy biên chế, bố trí cán bộ đủ điều kiện, năng lực làm công tác tham mưu cho UBND, cho lãnh đạo các cấp (nhất là huyện, thành phố, xã, phường) trong việc phát triển sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của các địa phương. KẾT LUẬN Nhà nước đã chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng mạnh vào xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những mặt hàng sản xuất trong nước. Tranh thủ vốn, công nghệ và thị trường nước ngoài để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Là một tỉnh nằm trong khu kinh tế trọng điểm phía Bắc Bộ, Hải Dương đã đánh giá được những tác động tích cực của vùng đến phát triển công nghiệp của tỉnh. Theo đó định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh sẽ ưu tiên phát triển các ngành có ưu thế về tài nguyên, chế biến nông, lâm sản, đặc biệt là các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu. Tạo điều kiện và cơ chế thông thoáng thu hút vốn đầu tư nhằm cải thiện năng lực sản xuất, tận dụng tốt thế mạnh của tỉnh. Vì thế sau gần 10 năm tách tỉnh, công nghiệp tỉnh đã có bước đột phá rất rõ nét. Giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng gấp 3,4 lần và đạt trên 1.150 tỷ đồng. Các ngành công nghiệp thế mạnh của tỉnh đã phát huy được hiệu quả và là nòng cốt của công nghiệp quốc doanh như sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, thuỷ tinh, công nghiệp dệt-may, da-giầy. Hướng tới mục tiêu phát triển năm 2010, cần có những hành động ngay từ bây giờ nhằm thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra. Có như vậy công nghiệp Hải Dương nói riêng và nền kinh tế tỉnh nói chung mới đạt được vị trí xứng đáng, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá của đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Thống Kê Công Nghiệp – Trường ĐHKTQD Chủ biên : PGS.TS. Nguyễn Công Nhự Giáo trình Lý thuyết Thống kê – Trường ĐHKTQD Chủ biên: PGS.TS. Tô Phi Phượng-XB 1998 Giáo trình Thống kê Kinh tế – Trường ĐHKTQD Chủ biên: TS. Phan Công Nghĩa Giáo trình thống kê Doanh nghiệp – Trường ĐHKTQD Chủ biên: GS.TS. Phạm Ngọc Kiểm Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001 – 2010 Sở Công nghiệp Hải Dương Đề tài tổng kết chương trình phát triển công nghiệp địa phương giai đoạn 2001 – 2005 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp Hải Dương giai đoạn 2006 – 2010 Sở Công nghiệp Hải Dương Các luận văn khoá trước Khoa Thống kê - Trường ĐHKTQD NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5526.doc
Tài liệu liên quan