Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997-2004 dự đoán đến năm 2007

Phần mở đầu Đầu tư có vai trò quan trọng trong phát triển đất nước nói chung, trong tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng ở nước ta. Trong những năm gần đây tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trong nước (GDP) luôn ở mức tương đối cao. Hằng năm, Thủ tướng Chính phủ gặp các nhà doanh nghiệp để giải quyết những vướng mắc trong hoạt động đầu tư nhằm tạo ra một môi trường thông thoáng tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Trong quản lý và hoạch định chính sách kinh tế, chỉ tiêu vốn đầu tư luôn đ

doc66 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997-2004 dự đoán đến năm 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược quan tâm trên cả 2 góc dộc: nguồn vốn đầu tư và thực hiện vốn đầu tư. Nói cách khác phạm vi vốn đầu tư là gì? những khoản đầu tư gì được tính vào nguồn vốn đầu tư thực hiện? Vốn gắn với phát triển kinh tế hay phát triển bền vững? Đây là một số nội dung cần xác định rõ khi đề cập đến nội dung chỉ tiêu vốn đầu tư. Để phát triển kinh tế ngày nay không ai không thừa nhận phải có hai yếu tố đó là lao động và vốn, hai nhân tố, hai nhân tố đầu vào của hộp đen nền sản xuất xã hội. Vào thời tiền sử con người chỉ cần có sức lao động của mình là có thể tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và gia đình mình. Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu vật chất ngày càng tăng của con người (hai loại sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành sản xuất tạo ra), năng suất lao động phải không ngừng được tăng lên. Điều này cho thấy vốn ngày càng có vai trò quan trọng trong sản xuất tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Có vốn thì mới thực hiện được đầu tư cho các mục đích khác nhau. Theo các nhà quản lý thì có các loại vốn đầu tư như: vốn đầu tư cơ bản, vốn đầu tư phát triển và vốn đầu tư xã hội. Vốn đầu tư cơ bản hay vốn đầu tư XDCB là loại vốn đầu tư cho cơ sở cho những tài sản ban đầu cần có của một doanh nghiệp nó là một nền móng để một doanh nghiệp có thể đứng vững được trên thị trường. Một doanh nghiệp hay một cơ sở nếu không có vốn đầu tư xây dựng cơ bản thì sẽ không thay dổi được trang thiết bị, cơ sở hạ tầng sẽ không thể phát triển được sản xuất và nhanh chóng bị đào thải khỏi thị trường. Hải Dương là một thành phố trẻ vì vậy Hải Dương tất phải có rất nhiều vốn đầu tư để theo kịp các thành phố lớn như Hài Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh v.v.. Bằng các phương pháp thống kê mà em sẽ áp dụng vào phân tích tình hình biến động của vốn đầu tư xây dựng cơ bản để đưa ra được kết luận chính xác về các mặt mạnh và yếu của nguồn vốn này trên địa bàn Hải Dương. Vì vậy em đã lựa chọn đề tài: "Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997-2004 dự đoán đến năm 2007". Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được chia làm 3 chương: - Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về vốn đầu tư XDCB - Chương II: Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thống kê phân tích vốn đầu tư XDCB - Chương III: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích biến động của vốn đầu tư XDCB giai đoạn 1997-2004 và dự đoán đến năm 2007. Chương I Một số vấn đề lý luận chung về vốn đầu tư xây dựng cơ bản I. Tổng quan về vốn đầu tư 1. Khái niệm và nội dung vốn đầu tư - Đầu tư (hay hoạt động đầu tư) theo nghĩa rộng nói chung là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra. Nguồn lực bỏ ra có thẻ là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, tài sản vật chất khác. Biểu hiện bằng tiền tất cả các nguồn lực đã bỏ ra trên đây được gọi là vốn đầu tư. Theo phương diện toàn xã hội đầu tư là những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện có để tăng thêm tài sản vật chất nguồn lực, nguồn nhân lực và trí tuệ để cải thiện mức sống dân cư duy trì khả năng hoạt động của các tài sản nguồn lực sẵn có. Vậy, vốn đầu tư phát triển xã hội là vốn bỏ ra để xây dựng, sửa chữa lớn TSCĐ và các kết cấu hạ tầng, mua sắm thiết bị và lắp đặt vào công trình, bộ máy bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực nhằm duy trì tiềm lực, hoạt động của các cơ sở đang tồn tại, tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội. Với nội dung này vốn đầu tư phát triển xã hội không bao gồm: - Vốn đầu tư tài chính: là đầu tư bỏ tiền cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi, như gửi tiết kiệm, mua công trái, trái phiếu… Vì loại đầu tư này không tạo ra ra tài sản mới cho nền kinh tế. - Vốn đầu tư thương mại: Là bỏ tiền ra mua hàng hoá sau bán giá cao hơn để thu lợi nhuận, loại đầu tư này cũng không tạo thêm tài sản mới cho nèn kinh tế (vẽ sơ dồ) H1. Theo phương diện kinh tế: vốn đầu tư là các khoản chi tieu để làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất định. vốn đầu tư thường được thực hiện qua các dự án đầu tư và một số chương trình mục tiêu quốc gia với mục đích bổ sung tài sản cố định, tài sản lưu động của toàn bộ nền kinh tế. Sơ đồ nguồn vốn và sử dụng vốn trong xã hội Tổng thu nhập Thu nhập hiện hành Thu nhập vốn Cho tiêu dùng đời sống Cho tiết kiệm để dành Chi phí cho sản xuất Đầu tư Đầu tư phát triển xã hội Đầu tư tài chính Đầu tư phát triển sản xuất Đầu tư phát triển khác Tích luỹ TSCĐ Tích luỹ TSLĐ Vốn đầu tư phát triển kinh tế là toàn bộ chi phí bỏ ra, dành cho việc tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng TSCĐ cho nền kinh tế, từ đó tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và các hoạt động sản xuất khác. Đầu tư phát triển kinh tế nhằm tạo ra các năng lực sản xuất mới (như tạo thêm các công trình nhà máy dây truyền sản xuất, thiết bị máy móc mới, diện tích khai hoang trồng rừng, các công trình thuỷ lợi, giao thông, năng lực vận tải, truyền thông bưu điện..) khôi phục tính năng dộng sản xuất sử dụng cũ (sửa chữa lớp TSCĐ, bổ sung vốn lưu động hàng năm). Cụ thể cấu thành của vốn đầu tư phát triển kinh tế gồm: = + + + - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là bộ phận chủ yếu của vốn đầu tư phát triển kinh tế. - Vốn đầu tư sửa chữa lớn TSCĐ ở cơ sở sản xuất là các chi phí sửa chữa định kỳ, theo lịch trình tu sửa, để khôi phục lại năng lực đã hao mòn, làm tăng giá trị TSCĐ còn lại, riêng các công trình xây dựng không khấu hao nhiều chi phí sửa chữa lớn này được tập hợp cùng trong vốn đầu tư XDCB. - Vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động là các khoản tiền đã dùng để mua sắm nguyên nhiên liệu rẻ tiền mau hỏng, hoặc thuê mướn nhân công nhiều hơn năm trước. - Vốn đầu tư phát triển kinh tế khác, gồm các chi phí như thăm dò, khảo sát, thiết kế, qui hoạch chung chưa tính vào công trình nào, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí mua sắm TSCĐ không qua xây dựng… tức là các chi phí đầu tư phát triển kinh tế chưa phân bổ tính thẳng vào các loại vốn trên. Sơ đồ cấu thành vốn đầu tư Vốn đầu tư xã hội Vốn đầu tư phát triển xã hội Đầu tư tài chính (Gửi tiết kiệm, mua công trái, tổ chức đánh bại tư nhân nhà nước không cho phép…) Đầu tư thương mại (mua hàng hoá bán thu lợi, hoạt động đầu tư…) Vốn đầu tư phát triển kinh tế Đầu tư phát triển xã hội khác Vốn đầu tư XDCB Sửa chữa lớn TSCĐ ở các đơn vị SXKD Vốn lưu dộng bổ sung Đầu tư phát triển kinh tế khác - Chi cho KHH gia đình - Chống đói nghèo - Nâng cao dân trí - Môi trường sinh thái - Chống tệ nạn XH Vốn xây lắp Vốn thiết bị Vốn ĐT XDCB khác 2. Vai trò của vốn đầu tư - Vốn đầu tư vào kinh tế là hết sức quan trọng làm tăng thêm tài sản cho nền kinh tế, dù đầu tư vào tài sản lưu động hay tài sản cố định thì tài khoản vốn đầu tư đó đều làm tăng them tài sản, mức tăng them đó hoặc để bù đắp phần tài sản mất đi hoặc làm tăng tích luỹ tài sản trong sản xuất kinh doanh. - Vốn đầu tư của các cơ sở kinh tế thuộc các loại hình và các thành phần kinh tế trong các ngành kinh tế quốc dân với mục đích tăng thêm tài sản cố định, tài sản lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, gồm cả đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật, công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới, mô hình quản lý mới… - Vốn đầu tư của nhà nước, của các cơ sở kinh tế để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, cầu cống, bến cảng, thuỷ lợi dịch vụ, nông, lâm nghiệp… bộ phận vốn đầu tư này tuy không trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại các cơ sở, nhưng nó có liên quan chặt chẽ và tạo yếu tố thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển. - Vốn đầu tư của nhà nước và các cơ sở kinh tế cho bảo vệ môi trường như: Đầu tư cho sử lý chất thải, chống ô nhiễm nguồn nước, bầu khí thải, trồng rừng sinh thái, kể cả đầu tư áp dụng công nghệ sạch. Có những khoản đầu tư bảo vệ môi trường có tầm chiến lược lâu dài, song vì tính cấp bách toàn cầu về bảo vệ môi trường và tác động trực tiếp của môi trường tới sự phát triển kinh tế, bởi vậy đầu tư cho bảo vệ môi trường được coi là bộ phận của đầu tư cho kinh tế. - Trong tổng vốn đầu tư kinh tế, thì phần lớn được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản với mục đích tạo ra tài sản cố định và một phần tài sản lưu động cho lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. II. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1. Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1.1. Đầu tư xây dựng cơ bản Đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận hoạt động đầu tư nói chung. Đó là hoạt động sử dụng vốn để tiến hành thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân thông qua hình thức xây dựng mới, mở rộng hiện đại hoá hoặc khôi phục tài sản cố định. Đầu tư XDCB không phải là hoạt động sản xuất vật chất mà mà là phạm trù kinh tế tài chính, xuất hiện trong quá trình tái sản xuất tài sản cố dịnh. - Đặc điểm của xây dựng cơ bản: Loại hình sản xuất trong xây dựng cơ bản là loại hình sản xuất đơn chiếc, tính chất sản phẩm không ổn định, mang tính thời vụ, không lập lại. Các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm không cố định và thường xuyên phải di chuyển vì vậy tính ổn định trong sản xuất rất khó đảm bảo, điều này phụ thuộc nhiều vào khâu quản lý sản xuất của nhà thầu trong quá trình thi công công trình. Do sản phẩm xây dựng thường có quy mô lớn, cấu tạo phức tạp nên hoạt động sản xuất trong xây dựng cơ bản là quá trình hợp tác sản xuất của nhiều ngành, nhiều bộ phận để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Do đó quá trình sản xuất, quản lý, điều phối giữa các khâu, giữa các bộ phận đòi hỏi tính cân đối nhịp nhàng, liên tục cao. Quá trình sản xuất thi công xây dựng cơ bản thường phải tiến hành ngoài trời nên phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa lý, tự nhiên, khí hậu tại nơi thi công. Sản phẩm xây dựng có qui mô lớn nên thời gian thi công kéo dài, trong thời gian thi công toàn bộ khối lượng vốn đầu tư vào dự án bị ứ đọng. 1.2. Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản Khái niệm: Là toàn bộ chi phí bỏ ra để đạt mục đích tạo ra những công trình xây dựng, những cơ sở hạ tầng mới và sửa chữa lớn, hiện đại hoá, xây dựng lại các công trình xay dựng cũ. Bao gồm chi phí cho việc khảo sát, qui hoạch, thiết kế, xây dựng công trình, chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị máy móc vào công trình, chi phí khánh thành bàn giao và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán xây dựng. - Cấu thành vốn đầu tư xây dựng cơ bản: - Vốn đầu tư XDCB bao gồm các vốn: Vốn xây lắp: Là chi phí xây dựng và lắp đặt các thiết bị máy móc vào công trình, gồm: Chi phí phá tháo dỡ vật kiến trúc cũ, làm sạch mặt bằng và khảo sát thi công. Chi phí xây dựng các hạng mục công trình mới và hiện đại hoá thêm. Chi phí lắp đặt thiết bị Chi phí trồng mới cây lâu năm Sửa chữa lớn công trình xây dựng… Vốn thiết bị: là chi phí mua sắm thiết bị máy móc, công cụ, súc vật, cây con đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định, bao gồm cả chi phí vận chuyển, bốc dỡ, kiểm tra, sửa chữa trước khi lắp đặt, trồng trọt, chăm sóc. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác (hay vốn kiến thiết cơ bản khác) là các chi phí: Chuẩn bị đầu tư (lập dự án báo cáo tiền khả thi, báo cáo nc khả thi, chi phí đấu thầu, chi phí khởi công, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, khảo sát thiết kế, chi phí cho Ban quản lý, chi phí đào tạo công nhân, cán bộ quản lý). Trong thi công (chi phí khánh thành, chi phí kiến thiến cơ bản khác tính vào giá trị tài sản lưu động bàn giao, chi phí khác được nhà nước cho phép không tính vào giá trị công trình như số thiệt hại do thiên tai, địch hoạ hoặc các công trình phải huỷ bỏ theo quyết định của nhà nước). Chi phí công trình tạm loại lớn, không tính vào chi phí xây dựng nói tren. 2. Đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản Đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò quyêt định trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội là nhân tố quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân của mỗi nước, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước. Đặc trưng của xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt có những đặc điểm riêng khác với những ngành sản xuất vật chất khác. Sản phẩm xây dựng cơ bản cũng có những đặc điểm riêng, khác với sản phẩm hàng hoá của các ngành sản xuất vật chất khác và vốn đầu tư xây dựng cũng có những đặc trưng riêng khác với vốn kinh doanh của các ngành khác. Trong bất kỳ xã hôi nào cũng đều phải có cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng, việc đảm bảo tính tương ứng chính là nhiệm vụ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Như vậy muốn có nền kinh tế phát triển thì trước tiên và cần thiết là phải tiến hành các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Xây dựng cơ bản về bản chất nó là ngành sản xuất vật chất có chức năng tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định có tính chất sản xuất và chi phí sản xuất thông qua hình thức xây dựng mới, xây dựng lại hay hiện đại hoá và khôi phục lại tài sản đó có, vì thế để tiến hành được các hoạt động này thì cần phải có nguồn nhân lực hay còn gọi là vốn. Cơ chế huy động, quản lý, sử dụng, hoàn trả vốn xây dựng cơ bản. Nguồn vốn xây dựng cơ bản có thể tóm tắt bởi biểu: S = STN + SNN = (S1 + S2) + (S3 + S4 + S5) Trong đó: S = Tổng lượng vốn có thể huy động STN = Nguồn vốn trong nước S1 = Nguồn vốn đầu tư của chính phủ S2 = Nguồn vốn đầu tư của tư nhân SNN = Nguồn vốn nước ngoài S3 = Nguồn viện trợ hoàn lại của Chính phủ và phi Chính phủ S4 , S5 = Nguồn vốn vay của tư nhân của quốc gia khác. Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản là rất lớn, cần có cơ chế để giải quyết nguồn huy dộng vốn trong điều kiện nền kinh tế còn thiếu vốn đầu tư. Phải kết hợp huy động vốn từ có nguồn vốn ngoài nước. Tự do hoá việc giao lưu các nguồn vốn trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, kích thích sự hình thành thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Đối với cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản cần phải kiểm soát quá trình đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn đầu tư, trả nợ và thu hồi vốn đầu tư. Trong việc giao vốn vào bảo tồn vốn đầu tư cần giải quyết bảo toàn và phát triển vốn dưới cả hai hình thức giá trị lẫn hiện vật, phải gắn chế độ khấu hao nhanh để đẩy nhanh tốc độ đổi mới kỹ thuật và công nghẹ. Trong cơ chế huy động và quản lý các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản cần làm rõ các định hướng đầu tư chủ yếu theo từng loại nguồn vốn, đồng thời đề ra các định chế thu hồi vón, quy mô trách nhiệm cho các chủ đầu tư cũng như các cơ quan, quản lý Nhà nước và Ngân hàng trong vấn đề cấp phát và thanh toán nguồn vốn đầu tư mối quan hệ giữa các tổ chức tài chính và ngân hàng với chủ đầu tư. 3. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 3.1. Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách trung ương và địa phương) Dùng để đầu tư theo kế hoạch Nhà nước, đối với những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế các dự án trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các dự án xây dựng công trình văn hoá phúc lợi công cộng, quản lý nhà nước, công trình khoa học, an ninh quốc phòng và các dự án trọng điểm, của nhà nước do chính phủ quyết định mà không có khả năng trực tiếp thu hồi vốn. Vốn ngân sách nhà nước được hình thành từ một phần tích luỹ trong nước, một phần vốn khấu hao cơ bản do các đơn vị nộp, nhà nước, một phần vay trong nước bằng công trái, tín phiếu nhà nước, một phần vốn vay nợ và viện trợ không hoàn lại của nước ngoài bao gồm cả phần vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), của các tổ chức quốc tế và các chính phủ hỗ trợ trực tiếp cho chính phủ do chính phủ quản lý thống nhất thông qua ngân sách. Vốn ngân sách nhà nước được cấp theo kế hoạch nhà nước đã giao. 3.2. Vốn tín dụng ưu đãi thuộc ngân sách Nhà nước Dùng để đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, các cơ sở sản xuất tạo việc làm, các dự án đầu tư trọng điểm của Nhà nước trong từng thời kỳ (điện, than, xi măng, sắt thép, cấp thoát nước…) và một số dự án khác của các ngành có khả năng thu hồi vốn đã được xác định trong cơ cấu kế hoạch của Nhà nước. Vốn tín dụng ưu đãi, thuộc ngân sách Nhà nước hình thành từ ngân sách nhà nước, vốn thu hồi nợ các năm trước, vốn chính phủ vay nợ nước ngoài theo mục tiêu dự án thoả thuận với nước ngoài. Việc bố trí đầu tư cho các dự án này do Chính phủ quyết định cụ thể cho từng đối tượng trong thời kỳ kế hoạch. Vốn vay này được hưởng lãi suất ưu đãi hoặc không có lãi tuỳ theo dự án công trình do chính phủ quyết định. 3.3. Vốn tín dụng thương mại Dùng để đầu tư xây dựng mới, cải tạo mở rộng, đổi mới kỹ thuật và công nghệ các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả, có khả năng thu hồi và có đủ điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành. Vốn tín dụng thương mại được ngân hàng nhà nước áp dụng theo cơ chế tự vay, tự trả và thực hiện đầy đủ các thủ tục đầu tư và điều kiện vay trả vốn. Vốn tín dụng thương mại được ngân hàng nhà nước cho vay trực tiếp các chủ đầu tư, theo các hình thức vay ngắn hạn, dài hạn với lãi suất bình thường. 3.4. Vốn tự huy dộng của các doanh nghiệp nhà nước Dùng để đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp phải sử dụng theo đúng các chế độ tự quản lý vốn đầu tư hiện hành, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Vốn này được hiình thành từ lợi nhuận để lại, sau khi đã nộp thuế đủ cho nhà nước, tiền từ thanh lý tài sản, từ vốn khấu hao được nhà nước cho để lại, từ vốn cổ phần, vốn liên doanh với các doanh nghiệp khác và từ các quý của doanh nghiệp có thể huy động được, cũng như các khoản tự vay khác mà doanh nghiệp tự có. 3.5. Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Vốn này là của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam bằng tiền nước ngoài hoặc bằng tài sản thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu được Chính phủ Việt Nam chấp thuận, để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như Nghị định số 18/CP ngày 16/4/1993 của Chính phủ Việt Nam đã quy định. 3.6. Vốn đóng góp của nhân dân Là vốn huy động nhân dân đóng góp bằng tiền, bằng vật liẹu hoặc công lao động cho các dự án đầu tư, chủ yếu sử dụng vào việc xây dựng các công trình phúc lợi công cộng phục vụ trực tiếp cho người góp vốn theo các điều kiện cam kết huy động vốn. 3.7. Vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh Là vốn đầu tư của các chủ đầu tư là các đơn vị tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần dùng vào đầu tư xây dựng cơ bản, chủ đầu tư phải lập thủ tục trình cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép xây dựng. Vốn này gồm vốn tự có và vốn vay của các tổ chức nói trên để đầu tư xây dựng cơ bản cho công trình của mình. Riêng vốn đầu tư của các hộ cá thể dân cư, khi cần nhà nước sẽ tổ chức điều tra sau. 3.8. Những nguốn vốn khác Ngoài những nguồn vốn nói trên, còn có vốn đầu tư của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và các cơ quan nước ngoài khác được phép xây dựng trên nước ta sẽ được quản lý theo hiệp định hoặc thoả thuận đã được ký của chính phủ với các tổ chức, cơ quan khác. 4. Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản Vốn đầu tư xây dựng cơ bản đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế, nó là một trong những yếu tố cần thiết để xây dựng cơ sở vật chất cho nền kinh tế, vốn đầu tư xây dựng cơ bản góp phần đưa các thành tựu khoa học kỹ thuật vào xây dựng và cải tiến công nghệ từ đó nâng cao được năng lực sản xuất và phục vụ. Để đảm bảo cho xã hội không ngừng phát triển điều trước tiên và cần thiết là phải đầu tư xây dựng cơ bản. Trong một xã hội đối với bất kỳ một phương thức sản xuất nào cũng phải có cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng. Việc đảm bảo tính tương ứng đó là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Vì vậy vốn đầu tư xây dựng cơ bản có một vai trò vô cùng quan trọng. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là điều kiện cần thiết để phát triển tất cả các ngành kinh tế quốc dân và thay đổi tỉ lệ giữa chúng. Những năm qua, nước ta do tăng cường đầu tư xây dựng cơ bản, cơ cấu kinh tế đã có những biến dổi quan trọng. Cùng với việc phát triển các ngành kinh tế vốn có như cơ khí chế tạo, luyện kim, hoá chất, vận tải nhiều ngành kinh tế mới đã bắt đầu xuất hiện như: Bưu điện, hàng không… nhiều khu công nghiệp, nhiều vùng kinh tế mới đã đang được hình thành vì vậy việc thu hút vốn đầu tư là nhiệm vụ của các doanh nghiệp các nhà chức trách của ta trong chiến lược xây dựng cơ bản lâu dài. Như ta đã biết đầu tư xây dựng cơ bản là tiền đề cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ, từ đó nâng cao năng lực sản xuất cho từng ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân; tạo điều kiện phát triển kinh tế tăng nhanh giá trị sản xuất và giá trị tổng sản phẩm trong nước, tăng tích luỹ, đồng thời nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cơ bản về chính trị, xã hội. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản đóng góp phần lớn vào nhiệm vụ nói trên. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định cho nền kinh tế góp phần làm thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, chính sách kinh tế nhà nước phù hợp với tình hình hiện nay. III. Một số tình hình chung về vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam 1. Mục tiêu của nước ta về nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản Để đưa ra các mục tiêu cần hướng tới cho vốn đầu tư XDCB thì nước ta và các nhà quản lý phải phân tích được mặt mạnh và yếu của nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Thấy được các mặt mạnh để đưa ra các mục tiêu để phát triển, mặt yếu để đưa ra các mục tiêu để khắc phục. Theo mục tiêu của quốc hội đề ra thì để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế: - Trong khu vực công nghiệp - xây dựng: vốn đầu tư XDCB phải lớn và mạnh, cho công nghiệp cơ bản, công nghiệp phụ trợ để giảm tính gia công của sản xuất công nghiệp, để ít bị lệ thuộc vào thị trường và giá cả trên thị trường thế giới. - Khu vực dịch vụ đầu tư mạnh cho dịch vụ động lực, như khoa học công nghệ, tài chính tiền tẹ, du lịch… Mở rộng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào khu vực này để phục hồi tỷ trọng trong GDP. - Phải gia tăng đầu tư hơn nữa vào khu vực nông - lâm nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực này đầu tư cho chế biến nông sản gia tăng giá trị. Có vốn là rất quan trọng nhưng nếu không được đầu tư vào nhiều ngành, nhiều sản phẩm có hiệu quả và có sức cạnh tranh thì chẳng những không phát huy được hiệu quả mà còn làm tăng gánh nặng nợ nần của vốn huy động đem ra đầu tư cho xây dựng cơ bản. Nguồn vốn đầu tư XDCB nội dung và chỉ tiêu của nó được các nhà quản lý và các nhà thống kê chú ý và quan tâm luôn được sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh tế. 2. Thực trạng về quá trình hoạt động của nguồn vồn đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam Do ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, việc huy dộng và sử dụng các nguồn đầu tư từ trước đến nay mới chỉ được chú ý đối với nguồn vốn ngân sách ở dạng tài sản vật chất, đặc biệt là vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Trong cơ chế thị trường hiện nay, với chủ trương khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và huy động các nguồn lực trong dân phục vụ cho sự nghiệp đổi mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nguồn vốn đầu tư XDCB đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, nâng cao đời sống nhân dân. Năm 2001 so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư XDCB của Việt Nam là 16%, chiếm 30,8% trong GDP. Năm 2003 so với năm 2002, tốc độ tăng trưởng vón đầu tư XDCB của Việt Nam là 18%, chiếm 35% trong GDP. Để tăng trưởng và phát triển xã hội đòi hỏi phải có vốn đầu tư nói chung và vốn đầu tư XDCB nói riêng. Theo nguồn thông tin mà ta thu thập được vốn đầu tư XDCB của Việt Nam, tích luỹ và tổng sản phẩm trong nước là: Đơn vị: tỷ đồng Năm Vốn ĐT XDCB Tích luỹ GDP Thực tế So sánh Thực tế So sánh Thực tế So sánh 1999 131.171 99.854 110.503 75.830 399.942 256.272 2000 145.333 110.635 130.771 83.496 441.646 273.666 2001 163.593 124.143 150.033 92.847 481.295 292.535 2002 193.098 143.600 177.983 104.256 535.762 313.247 2003 219.675 158.606 212.480 118.895 605.586 335.989 Kết quả thực hiện cụ thể như sau: Đầu tư cho nông nghiệp - thuỷ lợi - nông thôn Đầu tư cho giao thông - điện Đầu tư cho y tế - giáo dục Đầu tư cho công cộng và quản lý nhà nước Đầu tư cho các công trình thuộc chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình có mục tiêu… IV. Một số vấn đề về đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của thống kê đầu tư xây dựng 1. Đối tượng nghiên cứu của thống kê đầu tư và xây dựng Thống kê đầu tư và xây dựng là một bộ phận của thống kê học, có đối tượng nghiên cứu là các qui luật số lượng của các hiện tượng kinh tế - xã hội số lớn diễn ra trong lĩnh vực hoạt động đầu tư và xây dựng cơ bản trong điều kiện thời gian và dịa điểm cụ thể. - Nói đối tượng nghiên cứu của thống kê đầu tư và xây dựng là các quy luật số lượng có nghĩa là: + Thống kê đầu tư và xây dựng nghiên cứu mặt lượng trong sự liên hệ mật thiết với mặt chất. + Thống kê đầu tư và xây dựng con số, số lượng để biểu hiện bản chất và tính quy luật của hiện tượng. + Con số trong thống kê đầu tư và xây dựng luôn là con số có nội dung kinh tế cụ thể. Vì vậy để tạo ra các con số thống kê chính xác, các nhà thống kê cần hiểu đúng nội dung kinh tế của các con số; để sử dụng có hiệu quả các con số thống kê, các nhà quản lý, quản trị cần đọc, hiểu đúng các nội dung kinh tế con số thống kê mà họ sử dụng. - Nói đối tượng nghiên cứu của thống kê đầu tư và xây dựng là các hiện tượng kinh tế - xã hội có nghĩa là thống kê đầu tư và xây dựng không nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, kỹ thuật, chỉ nghiên cứu ảnh hưởng tương hỗ giữa các hiện tượng kinh tế, các hiện tượng tự nhiên kỹ thuật mà thôi. - Nói đối tượng nghiên cứu của thống kê đầu tư và xây dựng là các hiện tượng số lớn, không có nghĩa là thống kê đầu tư và xây dựng không nghiên cứu hiện tượng cá biệt mà cần hiểu đúng, chính xác là thống kê đầu tư và xây dựng chủ yếu nghiên cứu các hiện tượng số lớn. - Thống kê đầu tư và xây dựng nghiên cứu các hiện tượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể, có nghĩa là: Mỗi con số của thống kê đầu tư và xây dựng cần gắn với đơn vị không gian mà nó phản ánh, gắn với thời gian phát sinh hoặc thời điểm mà trạng thái của hiện tượng được phản ánh. Thống kê và đầu tư xây dựng cần nghiên cứu các hiện tượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể vì: + Hiện tượng luôn tồn tại và vận động, phát triển, biến đổi không ngừng trong thời gian và không gian. + Để nhận thức được hiện tượng, để các con số thống kê có được xác định, cần biết đủ 4 tiêu thức: thực thể, thời gian, không gian, thước đo và đơn vị tính. Nói đối tượng nghiên cứu của thống kê đầu tư và xây dựng là các hiện tượng xảy ra trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng có nghĩa là thống kê đầu tư xây dựng không nghiên cứu các hiện tượng xảy ra trong các lĩnh vực khác, chỉ xem xét ảnh hưởng tương hỗ giữa các hiện tượng xảy ra trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng với hiện tượng trong lĩnh vực khác mà thôi. 2. Vai trò và nhiệm vụ của thống kê đầu tư và xây dựng Thống kê đầu tư và xây dựng Việt Nam có nhiệm vụ chung là phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng CNXH, xây dựng và phát triển đất nước. Nhiệm vụ cơ bản của công tác thống kê đầu tư và xây dựng là đảm bảo cung cấp các số liệu thống kê khoa học, chính xác, kịp thời cho Đảng và Nhà nước để quyết định những đường lối chính sách, lập và kiểm tra hoàn thành kế hoạch, ngăn ngừa và có biện pháp, khắc phục các hiện tượng mất cân đối, đồng thưòi khai thác được những năng lực tiềm năng, đẩy mạnh sự phát triển sản xuất với hiệu quả kinh tế cao. Để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản nói trên, thống kê xây dựng dựa vào chế độ ghi chép ban đầu, chế độ báo cáo thống nhất và điều tra chuyên môn. - Hệ thống chỉ tiêu thống kê đầu tư và xây dựng ở Việt Nam. Xét về cấp độ: Hệ thông chỉ tiêu thống kê và xây dựng gồm các loại hệ thống chỉ tiêu sau: + Hệ thống chỉ tiêu thống kê đầu tư và xây dựng của thống kê nhà nước + Hệ thống chỉ tiêu thống kê đầu tư và xây dựng của các Bộ, Sở, đặc biệt là Bộ, Sở xây dựng + Hệ thống chỉ tiêu thống kê đầu tư và xây dựng của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng. Xét về nội dung: Hệ thống chỉ tiêu thống kê đầu tư và xây dựng gồm các nhóm chỉ tiêu lớn: + Nhóm chỉ tiêu thống kê đầu tư + Nhóm chỉ tiêu thống kê thiết kê, dự toán + Nhóm chỉ tieu thống kê xây lắp 3. Phương pháp nghiên cứu của thống kê đầu tư và xây dựng ở Việt Nam * Trong điều tra: Các hình thức tổ chức điều tra Có 2 hình thức tổ chức điều tra: Báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn. Đơn vị báo cáo: Được xác định dựa vào phương thức sản xuất kinh doanh - Trong phương thức giao - nhận thầu (cách người đầu tư A và người xây dựng B) - Trong phương thức tự làm (không tính người đầu tư A và người xây dựng B) một đơn vị thực hiện cả hai chức năng tren. * Trong tổng hợp và phân tích: Thống kê đầu tư và xây dựng vận dụng các phương pháp của thống kê học như phân tổ, chỉ số, hồi quy tương quan dãy số thời gian… Thống kê đầu tư và xây dựng cùng khuyến khích sử dụng các phương tiện tính toán hiện đại: máy vi tính… Chương II Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thống kê phân tích vốn đầu tư xây dựng cơ bản I. Hệ thống chỉ tiêu thống kê vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1. Quy mô (khối lượng) vốn đầu tư xây dựng cơ bản Là chỉ tiêu tổng hợp tính bằng tiền theo giá trị dự toán, phản ánh chi phí để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật thông qua việc xây dựng nhà cửa, cấu trúc hạ tầng, mua sắm thiết bị máy móc trên nền bệ, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và chi phí khác cần thiết để các cơ sở vật chất - kỹ thuật có thể hoạt động được. Như vậy, khối lượng vốn đầu tư nói ở đây là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ, tính theo đơn vị giá trị. Chỉ tiêu khối lượng vốn đầu tư phản ánh tổng hợp toàn bộ kết quả hoạt động đầu tư, tình hình tái sản xuất các cơ sở vật chất - kỹ thuật của tất cảc các ngành kinh tế của đất nước. Chỉ tiêu khối lượng vốn đầu tư được tính cho toàn bộ nền kinh tế, từng ._.ngành, từng đơn vị có tiến hành hoạt động đầu tư. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng vốn đầu tư tính theo giá trị dự toán đã chi để tiến hành xây dựng chương trình mua sắm máy móc thiết bị, lắp thiết bị máy móc trên nền bệ… được bên A chấp nhận thanh toán căn cứ vào hợp đfồng ký kết giữa các bên, căn cứ vào những tài liệu và văn bản có liên quan đã được phê duyệt. Do đặc điểm về mặt kỹ thuật của từng yếu tố cấu thành vốn đầu tư trong quá trình tái sản xuất các cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nền kinh tế khác nhau, nên khi tính vốn đầu tư thực hiện phải tính theo từng yếu tố và bằng những phương pháp khác nhau. 2. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản Trong công tác quản lý và kế hoạch háo đầu tư, các nhà kinh tế phân loại đầu tư theo các tiêu thức khác nhau. Mỗi tiêu thức phân loại đáp ứng những nhu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế khác nhau. Những tiêu thức phân loại đầu tư thường được sử dụng là: 2.1. Cơ cấu vốn đầu tư XDCB theo nội dung của vốn Theo nội dung, vốn đầu tư XDCB bao gồm các yếu tố sau đây: a. Chi phí xây lắp, bao gồm: Chi phí tháo dỡ các vật kiến trúc cũ (có tính đến giá trị vật tư, vật liệu thu hồi, để giảm vốn đầu tư). Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng. Chi phí xây dựng công trình tạm, phụ trợ, phục vụ thi công (đường thi công, điện nước v.v..), nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công (nếu có). Chi phí xây dựng các hạng mục công trình Chi phí lắp đặt thiết bị (đối với thiết bị cần lắp đặt) Chi phí di chuyển lớn thiết bị thi công và lực lượng xây dựng. b. Chi phí thiết bị, bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị công trình (bao gồm thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công nếu có, các trang, thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt của công trình). Chi phí vận chuyển từ cảng và nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container tại cảng Việt Nam, chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi. Thuế và chi phí bảo hiểm thiết bị công trình. c. Chi phí khác: Do đặc điểm riêng biệt của khoản chi phí này nên nội dung của từng loại chi phí được phân chia theo các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng. Cụ thể là: * Chi phí khác ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án nhóm A hoặc dự án nhóm B. Chi phí tuyên truyền, quảng cáo dự án (nếu có) Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đến dự án. Chi phí là lệ phí thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư. * Chi phí khác ở giai đoạn thực hiện đầu tư: Chi phí khởi công công trình Chi phí đền bù và tổ chức thực hiện trong quá trình đền bù đất đai, hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng, chi phí phục vụ cho công tác tái định cư và phục hồi. Tiền thuê đất hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất. + Chi phí khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, chi phí mô hình thí nghiệm. Chi phí Ban quản lý dự án Chi phí bảo vệ an toàn, bảo vệ môi trường Chi phí kiểm định vật liệu đưa vào công trình Chi phí lập, thẩm tra đơn giá dự toán, chi phí quản lý, chi phí xây dựng công trình. - Chi phí khác ở giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình vào sử dụng: Chi phí thực hiện việc qui định vốn, kiểm tra và phê duyệt Chi phí tháo dỡ công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm. Chi phí thu dọn vệ sinh công trình, tổ chức nghiệm thu Chi phí đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý Chi phí thuê chuyên gia vận hành và sản xuất trong thời gian chạy thử. Chi phí thường xuyên đối với các cơ sở hành chính sự nghiệp. Chi phí nguyên liệu, năng lượng và nhân lực. 2.2. Theo bản chất của các đối tượng đầu tư Vốn đầu tư bao gồm vốn đầu tư cho các đối tượng vật chất. Vốn đầu tư cho các đối tượng phi vật chất (đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực như đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế…). Trong các loại đầu tư trên đây; đầu tư đối tượng vật chất là điều kiện tiên quyết, cơ bản làm tăng thêm tiềm lực của nền kinh tế, còn đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực là điều kiện tất yếu để đảm bảo cho đầu tư các đối tượng vật chất tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao. 2.3. Cho cơ cấu tái sản xuất, vốn đầu tư bao gồm vốn đầu tư theo chiều rộng và vốn đầu tư theo chiều sâu a. Vốn đầu tư theo chiều rộng có đặc điểm là vốn lớn để đọng lâu, thời gian thực hiện đầu tư và thời gian cần hoạt động để thu hồi vốn đủ lâu, tính chất kỹ thuật phức tạp, độ mạo hiểm cao. Vốn đầu tư theo chiều sâu thường có khối lượng ít hơn so với đầu tư theo chiều rộng. Đầu tư theo chiều rộng chính là đầu tư xây dựng mới, đó là việc đầu tư xây dựng nhà cửa, cấu trúc hạ tầng theo thiết kế được phê chuẩn lần đầu tiên. Các nhà cửa, cấu trúc hạ tầng này là các tài sản cố định trước đây chưa có trong bảng cân đối TSCĐ của ngành. b. Đầu tư theo chiều sâu bao gồm các hình thức mở rộng xây dựng lại và hiện đại hoá, đầu tư duy trì năng lực đã có 2.4. Theo cơ cấu của công nghệ Hình thức phân bổ này căn cứ vào đặc trưng kỹ thuật của các yếu tố của vốn đầu tư trong quá trình tái sản xuất các TSCĐ. Theo hình thức phân tổ này, vốn đầu tư được phân thành vốn xây dựng; vốn lắp đặt thiết bị máy móc; vốn mua sắm thiết bị máy móc, dụng cụ, công cụ vốn đầu tư cơ bản và các chi phí khác. 2.5. Theo phân cấp quản lý: Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định 12/CP tháng 4/2001 phân thành 3 nhóm A, B và C tuỳ theo tính chất và quy mô của dự án, trong đó nhóm A do Thủ tướng Chính phủ quyết định, nhóm B và C do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Tung ương quyết định. 2.6. Phân theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư, vốn đầu tư được phân thành a. Vốn đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất các tài sản cố định b. Vốn đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các cơ sở sản xuất 2.7. Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đã bỏ ra của các kết quả đầu tư, có thể phân chia vốn đầu tư thành đầu tư ngắn hạn (các lĩnh vực đầu tư sản xuất, đầu tư phát triển khoa học - kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng). 2.8. Theo quan hệ quản lý của các chủ đầu tư, vốn đầu tư có thể phân thành vốn đầu tư gián tiếp và vốn đầu tư trực tiếp a) Vốn đầu tư gián tiếp: Là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành quản lý quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Đó là việc các Chính phủ thông qua các chương trình tài trợ không hoàn lại hoặc có hoàn lại với lãi suất thấp cho các chính phủ của các nước khác vay để phát triển kinh tế - xã hội. b. Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư mà trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kêt quả đầu tư. Đầu tư trực tiếp được phân thành 2 loại: đầu tư chuyển dịch và đầu tư phát triển. Đầu tư chuyển dịch là loại đầu tư trong đó người có tiền mua lại một số cổ phần đủ lớn để nắm quyền chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Đầu tư phát triển là loại bỏ vốn đầu tư tạo nên những năng lực sản xuất phục vụ mới về lượng và chất. 2.9. Theo nguồn vốn a) Vốn huy động trong nước (vốn tích luỹ của ngân sách, của doanh nghiệp, tiền tiết kiệm của dân cư) b) Vốn huy động từ nước ngoài (vốn đầu tư gián tiếp, vốn đầu tư trực tiếp) Phân loại này cho thấy tình hình huy động vốn từ mỗi nguồn và vai trò của mỗi nguồn với sự phát triển kinh tế. 2.10. Theo vùng lãnh thổ (theo tỉnh và theo vùng kinh tế của đất nước) Cách phân loại này phản ánh tình hình đầu tư của từng tỉnh, từng vùng kinh tế và ảnh hưởng của đầu tư đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. 3. Kết quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản Kết quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản biểu hiện dưới dạng sản phẩm, nghiệm thu đưa vào sử dụng. Trong nền kinh tế hàng hoá sản phẩm xây dựng cơ bản hay kết quả của vốn đầu tư xây dựng cơ bản được nghiên cứu theo chủ đề sau: 3.1. Khối lượng thực hiện * Khái niệm: Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền thực tế đãc chi để tiến hành các hoạt động đầu tư. Đó là các chi phí cho công tác đầu tư xây dựng nhà cửa và cấu trúc cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và máy móc để tiến hành công tác xây dựng cơ bản và chi phí khác theo giai đoạn thiết kế dự án được ghi trong dự án đầu tư thực hiện. Công thức vốn đầu tư thực hiện - Vốn đầu tư thực hiện của công tác xây dựng: = + + + - Vốn đầu tư thực hiện của công tác lắp đặt máy móc thiêt bị = + + + Khi tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện phải tuân thủ một số nguyên tắc sau: Đối với các công cụ đầu tư quy mô lớn, thời gian dài thì vốn đầu tư được tính là thực hiện từ khi từng hoạt động, từng giai đoạn của mỗi công cuộc đầu tư đã hoàn thành. Đối với các công cuộc đầu tư quy mô nhỏ, thời gian thực hiện đầu tư ngắn thì số vốn bỏ ra được tính vào vốn đầu tư thực hiện khi toàn bộ công việc của quá trình đầu tư kết thúc. Đối với công cuộc đầu tư do ngân sách tài trợ để số vốn bỏ ra được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện thì các kết quả của quá trình đầu tư phải đặt được các tiêu chuẩn quy trình và được tính. - Đối với công tác xây dựng: Vốn đầu tư thực hiện được tính theo phương thức đơn giá định mức và phải căn cứ vào bảng đơn giá dự toán của nhà nước. - Đối với công tác lắp đặt máy móc thiết bị, thiết bị trên nền bệ thì phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư lắp đặt hoàn toàn như công tác xây dựng. Đối với công tác mua sắm máy móc thiết bị cần lắp, vốn đầu tư được tính căn cứ vào giá mua cộng với chi phí vận chuyển đến địa điểm tiếp nhận (kho của đơn vị sử dụng) chi phí bảo quản cho đến khi giao lắp từng bộ phận (đối với thiết bị có kỹ thuật lắp giản đơn nhưng được lắp song song nhiều chiều một lúc hoặc thiết bị có kỹ thuật lắp đơn giản). Đối với công tác mua sắm máy móc thiết bị không cần lắp khối lượng vốn đầu tư thực hiện được tính căn cứ vào giá mua cộng với chi phí vận chuyển đến kho của đơn vị sử dụng. Đối với những công cuộc đầu tư vay vốn tự có của dân cư thì các chủ đầu tư căn cứ vào định mức đơn giá chung của nhà nước, căn cứ vào điều kiện thực hiện đầu tư và hoạt động cụ thể của mình để tính mức vốn đầu tư thực hiện của đơn vị cơ sở của từng dự án, từng công trình xây dựng trong từng điều kiện. 3.2. Tài sản cố định huy động vốn và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm Tài sản cố định huy động là từng công trình hay hạng mục công trình đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, lắp đặt mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng có thể đưa vào hoạt động được ngay. Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất phục vụ của tài sản cố định đã huy động vào sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ quy định được ghi trong dự án đầu tư. Huy động bộ phận: Là việc huy động từng hạng mục, đối tượng công trình và hoạt động ở những thời điểm khác nhau do thiết kế quy định. Huy động toàn bộ: Là huy động cùng một lúc tất cả các đối tượng hạng mục không có khả năng phát huy tác dụng độc lập hoặc trong dự án không dự kiến cho phát huy tác dụng độc lập, đã kết thúc quá trình mua sắm và sẵn sàng sử dụng được ngay. Nói chung, đối với các công cuộc đầu tư quy mô lớn có nhiều đối tượng, hạng mục có khả năng phát huy tác dụng độc lập thì được quy định áp dung hình thức huy động bộ phận, còn đối với các công cuộc đầu tư quy mô nhỏ thời gian ngắn thì áp dụng hình thức huy động toàn bộ khi tất cả đối tượng hạng mục đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm và lắp đặt. Đối với một công cuộc đầu tư xây dựng cơ bản thì các tài sản cố định huy dộng và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm thì chính là số cuối cùng của lĩnh vực này. - Các chỉ tiêu biểu hiện bằng hiện vật như số lượng các tài sản cố định huy động: trường học, bệnh viện… hoặc công suất hay năng lực phát huy tác dụng của tài sản cố định như căn hộ, số chỗ ngồi (trường học, rạp chiếu phim) hoặc mức tiêu dùng nguyên vật liẹu trong 1 đơn vị thời gian. - Các chỉ tiêu giá trị: Các tài sản cố định huy động được tính theo giá dự toán hoặc giá thực tế tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng chúng trong công tác nghiên cứu kinh tế hoặc quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. + Giá dự toán được sử dụng trong những trường hợp: Để xác định giá thực tế của tài sản cố định Để lập kế hoạch vốn đầu tư và tính khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện, làm cơ sở để tiến hành thanh quyết toán giữa chủ đầu tư và đơn vị nhận thầu. + Giá trị thực tế được sử dụng: Để kiểm tra việc thực hiện dự toán đối với công cuộc đầu tư ngân sách đi vào bảng cân đối tài sản cố định của cơ sở, được sử dụng là cơ sở để tính khấu hao hàng năm và phục vụ công tác hạch toán kinh tế của cơ sở. Sử dụng chỉ tiêu giá trị cho phép đánh giá một cách tổng hợp toàn bộ khối lượng các tài sản cố định được huy động thuộc các ngành khác nhau, đánh giá tổng hợp tình hình kế hoạch và sự biến động tài sản cố định được huy động ở mọi cấp độ khác. Sự kết hợp giữa hai chỉ tieu giá trị và hiện vật của kết qủa đầu tư xây dựng cơ bản sẽ đảm bảo cung cấp một cách toàn diện những luận cứ nhằm xem xét và đánh giá tình hình thực hiện đầu tư. Trên cơ sở đó, có thể đề ra biện pháp đẩy mạnh tốc độ xây dựng cơ bản. Tập trung hoàn thành dứt điểm, đưa nhanh công trình vào hoạt động, đồng thời việc sử dụng hai chỉ tiêu này phản ánh kịp thời quy mô tài sản cố định tăng lên trong các ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nếu chỉ nghiên cứu kết quả đầu tư thì chưa đủ, nó chỉ mới phản ánh được mặt lượng. Để nghiên cứu mặt chất của quá trình sử dụng vốn đầu tư phải nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh tế của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. 4. Hiệu quả sử dụng vốn của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản Hiệu quả sử dụng vốn của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là hiệu quả kinh tế biểu hiện bởi mức lợi nhuận có thể thu được. Là hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất và công nghệ biểu hiện bằng mức tăng năng suất lao động, khả năng chuyển sang sử dụng các công nghệ tiên tiến. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nhằm mục tiêu tái sản xuất tài sản cố định đòi hỏi chi phí lớn và chỉ mang lại kết quả trong thời gian dài. Do đó, điều quan trọng đối với xã hội nói chung cũng như đối với nhà đầu tư nói riêng là phải biết tiền vốn bỏ ra lúc nào thì vốn đầu tư sẽ đươc hoàn lại. Vấn đề sử dụng hợp lý, nhanh chóng hoàn lại vốn đầu tư được giải quyết trên cơ sở xem xét chỉ tiêu và tiêu chuẩn cụ thể đánh giá tài chính của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ở các giai đoạn kế hoạch hoá, nghiên cứu và hoàn thiện kỹ thuật cải tạo và trang bị các xí nghiệp hiện có. Nhiệm vụ tính toán hiệu quả tài chính ở giai đoạn thiết kế và chọn các phương án tối ưu xây dựng các xí nghiệp, các công trình. Xác định hiệu quả ở giai đoạn thiết kế và chọn các phương án tối ưu xây dựng các bộ và các ngành giúp cho việc chọn đúng hướng đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo phát triển có kết quả cho nên kinh tế quốc dân, tăng phúc lợi vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Phương án được tiếp nhận cần phải mang lại hiệu quả cao nhất không chỉ cho ngành đó, hoặc đối với từng doanh nghiệp mà còn phải nâng cao hiệu quả tài chính đầu tư xây dựng cơ bản vừa tính toán ở khâu cơ sở - nơi dự kiến thực hiện đầu tư vốn, đồng thời cũng được xem xét ở các ngành liên quan. Vì hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là một phần của hoạt động đầu tư nên một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư cũng được áp dụng cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, bao gồm: - Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư (còn gọi là hệ số thu hồi vốn đầu tư): chỉ tiêu này phản ảnh mức độ lợi nhuận thuần thu được từ một đơn vị đầu tư được thực hiện, ký hiệu là RR: + Nếu tính cho từng năm hoạt động: RRi = Wipv: là lợi nhuận thuần thu được năm i tính theo mặt bằng giá trị khi các kết quả đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng. Ivo: là tổng số vốn đầu tư thực hiện tính đến thời điểm các kết quả đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng. + Nếu tính cho toàn bộ công cuộc đầu tư thì tính chỉ tiêu mức thu nhập thuần toàn bộ công cuộc đầu tư tính cho một đơn vị đầu tư (npv) như sau: npv = NPV: tổng thu nhập thuần của cả một dự án đầu tư tính ở mặt bằng thời gian khi kết quả đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng. - Chỉ tiêu tỉ suất sinh lời tự có: Vốn tự có là một bộ phận của vốn đầu tư, là một yếu tố cơ bản để xem xét tiềm lực tài chính cho việc tiến hành các công cuộc đầu tư của các cơ sở không được ngân sách tài trợ. Nếu vốn phải đi vay ít, tổng tièn trả lãi vay ít tỷ suất sinh lời vốn tự có càng cao và ngược lại. Ta có công thức tính: + Nếu tính cho một năm hoạt động: Re = + Nếu tính cho toàn bộ cuộc đầu tư: npve = - Trong đó: Ei là vốn có trong năm i Epv là vốn có bình quần của cả một thời kỳ đầu tư tính ở mặt bằng thời gian khi công cuộc đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng. - Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư: là thời gian mà các kết quả của quá trình đầu tư cần hoạt động để thu hồi vốn đã bỏ ra từ lợi nhuận thuần thu được. Công thức tính như sau: Trong đó: : là lợi nhuận thu được bình quân một năm T : là thời gian thu hồi vốn đầu tư theo tháng, quí, năm - Số lần quay vòng của vốn lưu động: vốn lưu động quay vòng càng nhanh, càng cần ít vốn và do đó càng tiết kiệm vốn đầu tư. Trong những điều kiện không đổi thì tỷ suất sinh lời vốn đầu tư càng cao. Nó được tính bởi công thức sau: Trong đó: Oi là doanh thu thuần năm i : là vốn lưu dộng bình quân năm Mô hình Tiêu dùng Có việc làm _ + + + + Thuế Tiết kiệm _ + + Xuất khẩu Thu nhập Thất nghiệp Mức lương + _ + Tiêu dùng nhà nước Mức giá Nhập khẩu + + + Đầu tư _ + Tỷ giá hối đoái thực + + Tỷ lệ lãi suất thực Lượng cung tiền danh nghĩa Tỷ giá hối đoái danh nghĩa _ + Lượng cung tiền thực _ Dấu (+) biểu thị sự thay đổi của yếu tố thứ nhất sẽ làm thay đổi yếu tố thứ 2 theo cùng hướng. Dấu (-) biểu thị sự thay đổi yếu tố thứ 2 theo chiều ngược lại với sự thay đổi của yếu tố thứ nhất. II. Một số phương pháp thống kê vận dụng để phân tích tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1. Cơ sở lựa chọn phương pháp thống kê để phân tích tình hình thưc hiện và dự đoán vốn đầu tư xây dựng cơ bản Khái niệm, ý nghĩa của phân tích và dự đoán thống kê phân tích và dự đoán thống kê là nêu một cách tổng hợp bản chất cụ thể và tính qui luật của các hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể, qua biểu hiện bằng số lượng và tính toán các mức độ của hiện tượng và tương lai nhằm đưa ra các căn cứ cho hoạt động quản lý. ý nghĩa: - Căn cứ vào kết quả sử lý số liệu và phân tích sơ bộ ở phần trên kết hợp với mục tiêu nghiên cứu, ta thành lập các bài toán thống kê đặc trưng, trong đó các ý nghĩa thực tế của các chỉ tiêu thống kê hoặc các nội dung kinh tế xã hội được chuyển hoá và mô tả bằng những thuật ngữ toán học. Chẳng hạn như bài toán phân tích, kiểm định tính độc lập hay phụ thuộc vào các đặc điểm số lượng hay đặc điểm thuộc tính. - Nêu rõ nội dung, đặc điểm của phương pháp phân tích thống kê được sử dụng, những điều cần lưu ý, chương trình máy tính cần dùng và các lệnh cần thiết, cách nhập các số liệu cần dùng cho phương pháp. Vì việc phân tích càng đi sâu càng phong phú nên thông thường trong mô hình toán học cần sử dụng một số phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp làm bộc lộ những khía cạnh khác nhau của bản chất hiện tượng, làm cho hiệu quả phân tích càng cao. Mô hình nghiên cứu thống kê Xác định mục tiêu nghiên cứu phân tích đối tượng, xác định nội dung vấn đề nghiên cứu Xây dựng hệ thống các khái niệm, chỉ tiêu thống kê - Định hướng các công tác điều tra Điều tra thống kê Xử lý số liệu ban đầu - Trình bày số liệu - Phân tích thống kê sơ bộ Chọn các chương trình nhập và xử lý số liệu trên máy vi tính Lựa chọn các phương pháp thống kê thích ứng Phân tích, tổng hợp giải thích các kết quả. Chọn các mô hình mới Báo cáo truyền đạt các kết quả nghiên cứu Với những chỉ tiêu thống kê vốn đầu tư xây dựng cơ bản như qui mô vốn, cơ cấu vốn… và yêu cầu phân tích biến động vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Hải Dương giai đoạn 1997-2004 và dự đoán đến năm 2007 ta lựa chọn phương pháp dãy số thời gian và dự đoán thống kê để thấy được sự biến động trong hiện tại và tương lai của vốn. Ngoài ra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch qui mô và cơ cấu vốn đầu tư ta vận dụng bảng thống kê để sắp xếp tài liẹu có hệ thống, hợp lý, rõ ràng. Đồ thị thống kê giúp ta nhận thức được những đặc điểm của hiện tượng một cách dễ dàng, nhanh chóng. 2. Phương pháp thống kê phân tích tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản 2.1. Phương pháp dãy số thời gian để phân tích tình hình biến động vốn đầu tư xây dựng cơ bản 2.1.1. Vai trò, ý nghĩa của dãy số thời gian vận dụng vào phân tích tình hình biến động qui mô và cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản Qui mô và cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản thường xuyên biến động qua thời gian. Để nghiên cứu sự biến dộng này ta dựa bào dãy số thời gian bởi vì dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê sắp xếp theo thứ tự thời gian. Ví dụ có tài liệu khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua một số năm như sau: Đơn vị: triệu đồng Năm 1997 1998 1999 Khối lượng vốn đầu tư XDCB 654.582 728.448 775.468 Để vạch rõ được xu hướng và tính quy luật của sự biến động hay phát triển của vốn đầu tư XDCB đồng thời để dự đoán được khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong tương lai thì dãy số thời gian là một công cụ đắc lực. Trong ví dụ trên thì dãy số thời gian được cấu tạo bởi hai thành phần là thời gian và khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thu được là một số tuyệt đối và nó được gọi là mức độ của dãy số. Độ dài giữa các năm nghiên cứu liền nhau là khoảng cách thời gian. Trong khoảng cách này vốn có thể tăng hoăc giảm nhưng tại những thời điểm nhất định khối lượng của vốn đầu tư XDCB bao gồm toàn bộ khối lượng trong khoảng thời gian đó. Khi áp dụng dãy số thời gian phân tích biến động của vốn đầu xây dựng qua các năm phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa khối lượng vốn trong dãy số. Khoảng cách thời gian là bằng nhau. 2.1.2. Một số chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian của qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản Để phản ánh được tình hình biến động qua các năm của qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản ta áp dụng các chỉ tiêu sau của dãy số thời gian. *) Mức độ trung bình theo thời gian Cũng vào số liệu thu nhập được về qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản là dãy số thời kỳ hay dãy số thời điểm mà ta có các công thức khác nhau. áp dụng chỉ tiêu này để phân tích qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản nó phản ánh được mức độ đại biểu của qui mô vốn qua thời gian. - Nếu số liệu thu thập được của vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một dãy số thời kỳ. Thì áp dụng công thức: yi (i = 1, 2…n) là qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản của dãy số thời kỳ - Nếu số liệu thu thập được của vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một dãy số thời điểm có các khoảng cách thời gian bằng nhau thì ta có công thức sau đây để tính mức độ trung bình.  Trong đó: yi (i = 1, 2, …, n) là qui mô vốn đầu tư XDCB của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau. - Nếu số liệu thu thập được của qui mô vốn đầu tư XDCB là một dãy số thời điểm có khoảng cách có khoảng cách thời gian không bằng nhau thì mức độ trung bình theo thời gian được tính: Trong đó ti lần lượt là độ dài thời gian có qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản. áp dụng chỉ tiêu này vào phân tích biến động qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản ta sẽ thấy được tại những thời điểm nhất định, qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng hay giảm đi so với mức độ trung bình đánh giá được quá trình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các năm. *) Phân tích vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản giữa 2 thời điểm nghiên cứu. Nếu vốn đầu tư mà tăng len thì trị số của chỉ tieu này mang dấu (+) và ngược lại mang dấu (-). Vì phân tích tình hình biến dộng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ta có các chỉ tiêu tính lượng tăng, giảm sau: - Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn (hay từng năm) là hiệu số giữa qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm nghiên cứu và qui mô vốn đầu tư XDCB đứng trước. Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng hoặc giảm qui mô vốn đầu tư XDCB giữa 2 năm liền nhau. di = yi - yr-1 (r = 2, 3,…, n) di: lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối liên hoàn - Lượng tăng hoặc giảm tuyệt dối định gốc (hay tính dồn) là hiệu số giữa qui mô vốn đầu tư XDCB kỳ nghiên cứu và qui mô vốn đầu tư XDCB kỳ được chọn làm gốc, kỳ gốc này là năm đầu tiên trong dãy số thời gian mà ta nghiên cứu. Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng hoặc giảm tuyệt đối các qui mô vốn đầu tư XDCB trong một thời gian dài: Di = yi - y1 (i = 2, 3, …, n) - Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trung bình là mức trung bình của các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn. *) Phân phối vốn đầu tư xây dựng cơ bản dựa vào tốc độ phát triển Để phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của vốn đầu tư XDCB qua thời gian ta áp dụng phân tích dựa vào tốc độ phát triển, được biểu hiện bằng lần hoặc %. - Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự biến động qui mô vốn đầu tư giữa hai thời gian liền nhau. ti = (i = 2, 3…, n) ti: Tốc độ phát triển liên hoan của thời gian i so với thời gian i-1 yi-1: vốn đầu tư XDCB ở thời gian i-1 yi: vốn đầu tư XDCB ở thời gian i - Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự biến động của vốn đầu tư XDCB trong một thời gian dài Ti = (i = 2,3 …, n) Ti : Tốc độ phát triển định gốc y1 : Qui mô vốn đầu tư XDCB của năm đầu tiên trong dãy số thời gian. Để biết được mối quan hệ giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc ta có: Tính các tốc độ phát triển liên hoàn của vốn đầu tư XDCB bằng tốc độ phát triển định gốc của vốn đầu tư XDCB. Và thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian gần nhau. Mối quan hệ này phản ánh đầy đủ và chính xác sự phát triển của nguồn vốn đầu tư XDCB mà ta phân tích trong bài. * Phân tích quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản dựa vào tốc độ tăng hoặc giảm. - Nó được xác định bằng các tốc độ tăng giảm như: tốc độ tăng (giảm) liên hoàn.Tốc độ tăng (giảm) định gốc và tốc độ tăng giảm trung bình. Với chỉ tiêu này ta sec biết được quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản giữa hai thời gian là tăng (+) hay (-) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm. * Quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản được phân tích dựa vào giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm). Cứ 1% tăng lên của tốc độ tăng giảm quy mô vốn đầu tư thì tương ứng với một giá trị tuyệt đối. Giá trị đó chính bằng quy mô vốn đầu tư XDCB của các năm trong dẫy số thời gian chia cho 100. Chỉ tiêu này chỉ xem xét trên góc độ tốc độ tăng giảm liên hoàn của vốn đầu tư XDCB chỉ không tính cho tăng giảm định gốc. Vì giá trị tuyệt đối luôn là một số không đổi bằng Y1/100, phản ánh sự biến động * Xác định phương trình hồi qui của quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Sự biến động đó qua thời gian có dạng: Trong đó: quy mô vốn đầu tư XDCB a0, a1 … ,an: các tham số t: thứ tự thời gian Một số dạng phương trình mà ta cần tính toán khi viết vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Phương trình đường thẳng: Để xác định các tham số a0 và a1 ta có: ồy = na0 + a1 ồt ồty = a0ồt + aiồt2 Phương trình Parabol bậc 2: Xác định a0 và a1, a2 cùng được xây dựng trên hệ phương trình ồ= na0 + ai ồt + a2 ồ t3 ồty = a0 ồt + aiồ t2 + a2 ồ t3 ồt2 y = a0.ồt2 + ai ồt3 + a2ồt4 Với tài liệu thu thập được và với phương pháp tính toán tiền ta sẽ thu được một kết quả chính xác nhất sự biến động của nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Với các chỉ tiêu của dãy số thời gian phân tích biến động của quy mô vốn cơ bản qua các năm cho ta bao quát được toàn bộ tổng thể và đi đến kết luận đúng nhất cho nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Để lựa chọn được đúng dạng phương trình hồi quy mà quy mô vốn biến động đòi hỏi phải dựa vào sự phân tích đặc điểm của hiện tượng qua thờigian, đồng thời kết hợp với một số phương pháp đơn giản khác như dựa vào đồ thị thống kê, dựa vào bảng thống kê để thấy rõ hơn quy luật biến động của nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 2.2. Phương pháp dự đoán thống kê để phân tích vốn đầu tư xây dựng cơ bản 2.2.1. Khái niệm, ý nghĩa và yêu cầu của phân tích và dự đoán thống kê a. Khái niệm của phân tích và dự đoán thống kê: Phân tích và dự đoán thống kê là nêu lên một cách tổng hợp bản chất cụ thể, tính quy luạt của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định biểu hện bằng số lượng tính toán mức độ trong tương lai của hiện tượng nhằm đưa ra những căn cứ cho quyết định quản lý Nói một cách cụ thể, phân tích thống kê là xác định các mức độ nêu lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiện tượng. Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm phương pháp nghiên cứu. Còn dự đoán thống kê là hình thức dự đoán tình huống có thể xảy ra trong tương lai của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội gắn với việc đề ra các nguyên tố, lập dự toán và vận hành nó. b. ý nghĩa của phân tích và dự đoán thống kê Phân tích và dự đoán thống kê có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý kinh tế. Nhờ có lý luận và phương pháp luận phong phú mà qua thống kê ta có thể vạch ra được những nguyên nhân chính, phụ để tạo nên kết quả thông qua việc phân tích ảnh hưởng các nhân tố để việc sử dụng các nguồn nhân lực, các yếu tố đầu vào thông qua việc xác định các mối liên hệ, các quy luật chung của hệ thống. Thông qua kết quả phân tích ta xây dựng các dự đoán thống kê bằng nhiều phương pháp khác nhau nhằm xác định các mục tiêu phát triển, các nguồn tiềm năng, xây dựng các phương án để phục vụ cho việc ra quyết định quản lý. Vai trò của phân tích và dự đoán thống kê ngày càng trở nên quan trọng quản lý kinh tế nói riêng và trong bộ máy nhà nước nói chung. Phân tích và dự đoán thống kê là một thể thống nhất, cùng phục vụ cho việc kế hoạch hoá và xây dựng các quyết định quản lý. Do vậy trong nhiều trường hợp nếu chỉ có phân tích thôi thì chưa đủ, mà còn phải tiến hành nghiên cứu những gì của hiện tượng có thể xảy ra trong tương lai. Trong quá trình phân tích và dự đoán, phương pháp tiếp cận theo cả hai hướng: hướng phân tích và hướng tổng hợp. Theo hướng phân tích đối tượng nghiên cứu được tách ra nhiều yếu tố cấu thành, các nguyên nh._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34199.doc
Tài liệu liên quan