Vận dụng một số phuơng pháp thống kê để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH và TM Tân Phúc

LỜI NÓI ĐẦU. Thống kê là nghành khoa học nghiên cứu sự biến động của mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với các hiện tượng kinh tế xã hội. Nó giúp ta thấy được rõ bản chất, quy luật của hiện tượng để từ đó đưa ra những phương hướng, kế hoạch nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực cũng như đẩy mạnh các yếu tố tích cực. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thống kê, trong thời gian học tập tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân và đặc biệt là giai đoạn thực tập em đã "Vận dụng một số phuơng pháp

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng một số phuơng pháp thống kê để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH và TM Tân Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống kê để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH và TM Tân Phúc". CHUƠNGI: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP 1.Khái niệm về doanh nghiệp Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân thuộc nghành sản xuất vật chất đa dạng và năng động ,góp phần vào sự tăng trưởng chung của toàn xã hội. Nó là tổ chức có hoạnh toán kinh tế độc lập,có đầy đủ tư cách pháp nhân,được thành lập theo luât của nhà nước,luật doanh nghiệp.. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thế rất đa dạng,phong phú,sản xuất nhiều mặt hàng,kinh doanh tổng hợp cũng như những mạt hàng chủ yếu nhằm chiếm lĩnh thị trường,tạo uy tín,thương hiệu cho doanh nghiệp .ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp còn hoạt động ở lĩnh vực khác như hoạt động tài chính,thương mại vận tải ,du lịch để tăng thêm thu nhập,vốn cho đầu tư hoạt động kinh doanh cho kỳ tiếp theo. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp. Đối tượng nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp là những thông tin bằng số phản ánh qui mô và mặt chất lượng của các hiện tượng trong các hoạt động của doanh nghiệp.công tác thống kê phải vận dụng các phương pháp của môn học thống kê để thu thập tổng hợp và phân tích thông tin phục vụ cho hoạt động sản xuất,quản lý doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu của công tác thông kê trong doanh nghiệp là toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh chính và những hoạt động khác. 3.Vai trò của thông tin thống kê đối với công tác quản lý doanh nghiệp. Thông tin thống kê được tổng hợp theo thời gian và không gian nhất định,rất bổ ích cho công tác quản lý,định hướng,quyết định của mọi cấp quản lý.trong yêu cầu quản lý đòi hỏi các nhà lãnh đạo,hoạch định doanh nghiệp phải nắm bắt thông tin nhạy bén,chính xác,kịp thời để từ đó phân tích,đánh giá tổng hợp và tìm ra phương hướng,chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.các thông tin quan trọng đó bao gồm: 3.1.thông tin xác định phương hướng sản xuất kinh doanh Để xây dựng ,phát triển,mở rộng sản xuất hay thay đổi phương hướng sản xuát kinh doanh của doanh nghiệp,các nhà lãnh đạo,quản lý cần thu thập thông tin về: _quan hệ cung_cầu mật hàng này ở trong và ngoài nước _tình hình phát triển của các mặt hàng thay thế mặt hàng này _giá cả các yếu tố đàu vào và tiêu thụ mặt hàng này ở thị trường trong nước và ngoài nước _trình độ phát triển của khoa học,kĩ thuật đối với quá trình phát triển của mặt hàng này trong hiện tại và tương lai. 3.2.Thông tin đảm bảo lợi thế cạnh tranh Doanh nghiệp sản xuát hàng hóa đòi hỏi phải có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.để có được chỗ đứng trên thị trường,các doanh nghiệp phải bảo mật tuyệt đối các thông tin sản xuất,chi phí sản xuất củng như quản lý của mình,mặt khác phải nắm bắt được các thông tin của đối thủ cạnh tranh.để giảI quyết vấn đề này các doanh nghiệp vừa phải tổ chức thông tin nội bộ,vừa tổ chức điều tra chuyên môn trên thị trường đẻ có các thông tinvề đối thủ cạnh tranh như điều tra thị hiếu, điều tra nhu cầu,giá cả.v.v 3.3.Thông tin phục vụ cho tối ưu hóa sản xuất Trong nền kinh tế thị trường hiện nay khi sản xuất thì đầu ra do thị trường quyết định ,còn đầu vào còn tùy thuộc vào một phần việc tìm kiếm nó trên thị truường của doanh nghiệp,đó là các điều kiện về tự nhiên,lao động vốn, đất đai.. các yếu tố đó đuợc phân bố khắp các vùng,lãnh thổ và hơn nữa người ta còn thấy nó trên phạm vi toàn cầu do xu hướng toàn cầu hóa.do đó các doanh nghiệp cần nắm bắt các thông tin liên quan đến sản xuất,các yếu tố đầu vào,giá thành,chi phí các yếu tố đó….để có thể có những quyết định nhằm tối ưu hóa sản xuất. 3.4.Thông tin về kinh tế vĩ mô Những thông tin về kinh tế vĩ mô có vai trò quan trọng đối với doangh nghiệp hiện nay .nó nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể dự doán xu thế phát triển trong trước mắt và lâu dài để từ đó doanh nghiệp có những phương hướng, bước đi phù hợp.các thông tin gồm có: _thông tin quản lý:đó là những thông tin về các ý kiến trong các cuộc họp,thảo luận,các kinh nghiệm quản lý,các chính sách luật,kinhtế,xã hội.. _thông tin kinh tế:bao gồm về thônh tin giá cả hàng hóa,tài chính,thương mại.. _thông tin về khoa học kĩ thuật:nhằm đánh giá công nghệ,máy móc,qui trính,sáng chế..phục vụ cho quá trình giới thiệu và chuyển giao 4.Các nguồn thông tin cho doanh nghiệp và nhiệm vụ của công tác thống kê doanh nghiệp. 4.1 .nguồn thông tin phục vụ doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp ta có thể thu thập từ 2 nguồn thông tin: _nguồn thông tin doanh nghiệp tự tổ chức thu thập, tìm kiếm.doanh nghiệp có thể tổ chức nghi chép để có thể tổ chức điều tra thông kê.thông tin ngoài phạm vi doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải tổ chức điều tra thống kê hoặc mua lại thông tin của các cơ quan có liên quan. _nguồn thông tin sẵn có:đó là các thông tin đựợc truyền đi từ các phương tiện đại chúng như truyền hình, đài,điện thoại,quảng cáo…. 4.2.nhiệm vụ của công tác thống kê trong doanh nghiệp. _thu thập các thông tin có liên quan đến các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp : biến động lượng cung,giá cả,diễn biến của thị trường đầu vào ở trong và ngoài nước _thu thập các thông tin thống kê phản ánh tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp.trên cơ sơ này doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất,dự trữ… cho quá trình sản xuất kinh doanh. _thu thập thông tin phán ánh quá trình sản xuất ,tiêu thụ sản phẩm,tìm hiểu nhu cầu thị trường để có những hướng đi thích hợp _cung cấp thông tin cần thiết làm cơ sở để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tiếp theo. _phân tích thông tin đã thu thập được làm cơ sở cho việc lựa chọn giảI pháp nhằm củng cố và phát triển sản xuất ,kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất.phân tích nhân tố ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. _lập báo cáo thống kê định kỳ theo yêu cầu của địa phương, nghành,cơ quan CHƯƠNG II XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ LỰA CHỌN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP . I.Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê 1.Yêu cầu chung xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê Hệ thống chỉ tiêu thống được xây dựng phải đảm bảo mang tính khoa học và hợp lý , phải phản ánh được nội dung thông tin trong hệ thống chỉ tiêu thống kê .Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê không chỉ đơn thuần là nêu ra những chỉ tiêu nào đó trong hệ thống , mà quan trọng là phải đảm bảo có thể thu nhập được nguồn thông tin để tính toán được các chỉ tiêu một cách đầy đủ . 2.Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê . Hiện tượng được thống kê nghiên cứu thường xác định bằng khái niệm cơ bản , trong đó các tiêu thức thiết yếu nhất của hiện tượng được phản ánh sắc nét và điển hình .đường nét cơ bản của hiện tượng đó .Tuy nhiên , chỉ những tiêu thức số lượng và chất lượng đơn giản của hiện tượng ta mới có ngay các chỉ tiêu thống kê (về cơ bản là các chỉ tiêu số lượng) và lúc này ta xó ngay sự mô tả trực tiếp hiện tượng nghiên cứu .Đối với những tiêu thức thuộc tính phức tạp hoặc trừu tượng thì phải trải qua các bước cụ thể hoá dần mới đi đến các chỉ tiêu thống kê , chẳng hạn như mức độ hưởng thụ âm nhạc , mức độ hiểu biết về ngoại ngữ , trình độ thành thạo của lao động . Các tiêu thức thuộc tính phức tạp hoặc trừu tượng thường được trước hết bằng khái niệm cơ bản sau đó người ta chia nhỏ khái niệm cơ bản thành các khái niệm thành phần . Mỗi khái niệm này lại chia tiếp thành các khái niệm cụ thể dần cho đến lúc chúng trở thành các chỉ tiêu đơn giản .Quá trình này được gọi là thao tác hoá khái niệm , trong đó các khái niệm được cụ thể hoá cho đến lúc hình thành các chỉ tiêu cụ thể . 3. Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 3.1. Khái niệm về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . chỉ được coi là kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi: +nó là kết quả của lao động hữu ích ; +do những người lao động trong đơn vị đó làm ra trong thời gian tính toán như vậy những sản phẩm mua về mà doanh nghiệp không có đầu tư gì thêm để gia công ,chế biến thì không đựợc coi là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh(kqhđsxkd) của doanh nghiệp. 3.2.Các dạng biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị Đối với hoạt động sản xuất được biểu hiện bằng: Lượng sản phẩm được sản xuất ra trong kỳ gồm: thành phẩm , nửa thành phẩm , sản phẩm quy ước. Trong đó : _ Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc chu kỳ sản xuất trong doanh nghiệp hợp với quy cách phẩm chất , tiêu chuẩn kỹ thuật và có thể đưa vào lưu thông .Nói cách khác thành phẩm là những sản phẩm không đòi hỏi phải tiếp tục chế biến thêm trong phạm vi của doanh nghiệp . _ Nửa thành phẩm (bán thành phẩm) là những sản phẩm mới kết thúc ở một khâu hoặc một số khâu sản xuất nào đó thuộc chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp trừ giai đoạn cuối cùng và còn phải tiếp tục chế biến thêm trong phạm vi doanh nghiệp . _ Sản phẩm quy ước là những sản phẩm có công dụng giống nhau nhưng khác nhau về quy cách theo đơn vị chuẩn . -Đối với hoạt động kinh doanh thì chỉ tiêu này được phản ánh bằng : Lượng hàng hóa lưu chuyển là chỉ tiêu biểu hiện khối lượng , số lượng hàng hoá được mua ,bán và chỉ được xác định cho từng loại hàng hoá . -Lượng hàng hoá mua vào (qm) +Lượng hàng hoá thu mua +Lượng hàng hoá nhập khẩu -Lượng hàng hoá bán ra (qb) +Lượng hàng hóa bán buôn +Lượng hàng hoá bán lẻ +Lượng hàng xuất khẩu +Lượng hàng hóa do AUCC bán lẻ chia ra tự chế và chuyển bán +Lượng bán lẻ ở các chợ. 3.3.Các đơn vị đo lường kết quả sản xuất kinh doanh _đơn vị hiện vật :là loại đơn vị đo phù hợp với tính chất ,cơ, lý, hóa của từng mặt hàng.nó giúp đánh giá kết quả sản xuất như là một khối lượng sử dụng. _đơn vị quy chuẩn:là đơn vị của thứ sản phẩm chuẩn dùng chung cho các loại sản phẩm khác,giúp phản ánh chính xác hơn về khối lượng giá trị sử dụng của chúng. _đon vị kép:suất tiêu hao điện năng của thiết bị sản xuất đo bằng Kw/h,năng suất bình quân đo bằng sản phẩm/người…. _đơn vị lao động:dùng đơn vị giờ_người hay ngày_người tính cho sản phẩm làm ra phản ánh khối lượng công tác sản xuất,kinh doanh đã hoàn thành. _đơn vị tiền tệ:thông qua giá cả có thể tính các chỉ tiêu tổng hợp về sản xuất kinh doanh. 3.4.Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh tính bằng đơn vị giá trị . a.Doanh thu bán hàng -Khái niệm Doanh thu bán hàng là tổng số tiền mà doanh ngiệp thực tế đã thu được trong kỳ nhờ bán sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của mình .chỉ tiêu tính bằng tiền bao gồm toàn bộ giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp đã tiêu thụ hoặc cung cấp các dịch vụ và thu tiền về trong kỳ báo cáo . -Nội dung kinh tế doanh thu của doanh nghiệp . +Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã hoàn thành ở kỳ trước nhưng tiêu thụ ngay trong kỳ báo cáo +Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành đã bàn giao cho người mua trong các kỳ trước và nhận được thanh toán trong kỳ báo cáo. +giá trị sản phẩm sản xuất và bán được ở kỳ báo cáo. nó bao gồm sản phẩm do chính cơ sở sản xuất ra hoạc sản phẩm ra công chế biến ở những cơ sở khác nhưng nguyên vật liệu do chính cơ sở cung cấp. +Doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị thuộc dây chuyền của doanh nghiệp +Giá trị sản phẩm, hàng hoá chuyển nhượng cho các cơ sở khác trong cùng công ty, tổng Công ty, Tập đoàn, Liên hiệp, Xí nghiệp. b. Doanh thu thuần Dựa vào chỉ tiêu doanh thu ta có thể tính được chỉ tiêu doanh thu bán hàng thuần (DTT)là chỉ tiêu tổng doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ (t) Doanh thu thuần=tổng doanh thu bán hàng-thuế tiêu thụ đặc biệt+thuế xuất khẩu+các khoản giảm trừ phát sinh trong kỳ. c . Tổng giá trị sản xuất ( GO) . *Khái niệm : Tổng giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích do lao động của doanh nghiệp ra trong một thời kỳ nhất định, thường tính trong một năm . -Tổng giá trị sản xuất là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ . _Tính theo thời điểm sản xuất. _Được tính theo giá thị trường (giá sản xuất hoặc giá mua). _Tính toàn bộ giá trị sản phẩm. _Tính toàn bộ kết quả sản xuất. *Giá trị sản xuất được tính theo phương pháp doanh nghiệp , có nghĩa là chỉ tính vào giá trị sản xuất các kết quả hoạt động cuối cùng của doanh nghiệp không tính đến các kết quả trung gian (chu chuyển nội bộ doanh nghiệp ). *Nội dung : giá trị sản xuất của doanh nghiệp bao gồm : +giá trị của các sản phẩm vật chất trong đó gồm : _giá trị của những sản phẩm vật chất đựơc sử dụng làm tư liệu sản xuất :sắt thép ,hoá chất,vật liệu xây dựng,v.v….. _giá trị của những sản phẩm vật chất được dùng vật phẩm tiêu dùng:lương thực ,thực phẩm,vải.thuốc…. +giá trị của những hoạt động dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất. + giá trị của những hoạt động dịch vụ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư và xã hội. * Công thức tính: -Xét về giá trị Giá trị sản xuất bao gồm 3 bộ phận cấu thành GO=C+V+M= C1+C2+c(dv)+V+M Trong đó C (dv)Chi phí dịch vụ cho quá trình sản xuất. C1: Khấu hao tài sản cố định C2: Chi phí trung gian V: Thu nhập của người lao động (Tiền lương , tiền thưởng phát minh sáng kiến , trích bảo hiểm xã hội ..) M: Lãi gộp của doanh nghiệp -Đứng về mặt kết quả sản xuất , giá trị sản xuất bao gồm : GO=(Giá trị thành phẩm +Giá trị nửa thành phẩm +Giá trị chênh lệch sản phẩm dở dang ) để tính giá trị của toàn doanh nghiệp cần phải tính giá trị sản xuất của từng loại hoạt động rồi cộng lại đây là phương pháp phân xưởng .vì vậy chỉ tiêu có sự tính toán trùng lập trong phạm vi từng nghành sản xuất và giữa các nghành kinh tế. *Giá trị sản xuất của mội số nghành kinh tế chủ yếu trong doanh nghiệp: _ GOcôngnghiệp bao gồm: + giá trị thành phẩm đã sản xuất đựơc trong kỳ (bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp của người đặt hàng đem đến) + bán thành phẩm, phế liệu, phế phẩm,thứ phẩm đã tiêu thụ trong kỳ; +chênh lệch sản xuất dở dang cuối kỳ so với đàu kỳ +giá trị các công việc có tính chất công nghiệp làm thuê cho bên ngoài đã hoànthành trong kỳ. +doanh thu cho thuê thiết bị ,máy móc thuộc dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. _ Đối với hoạt động thương mại , giá trị sản xuất được tính theo giá thị trường bằng công thức : GOtm =Doanh số bán ra theo giá bán – Giá vốn của hàng bán ra Chi phí vận tải thuê ngoài (nếu có) (1) =S(pb-pm-n*)qb=Spbqb-Spmqb-Sn*qb = Chi phí lưu thông –Chi phí vận tải thuê ngoài lãi,lỗ kinh doanh thương mại+ Thuế sản xuất (2) Trong đó : n* là tỷ suất chi phí lưu thông . ý nghĩa : Tổng giá trị sản xuất phản ánh qui mô về kết quả sản xuất mà doanh nghiệp tạo ra trong kỳ ,là căn cứ tính các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất,kinh doanh của danh nghiệp.Tổng giá trị sản xuất còn là chỉ tiêu được sử dụng để tính các chỉ tiêu kinh tế khác như VA, NVA .GDP, GNI . d . Giá trị gia tăng (hoặc giá trị tăng thêm VA) *Khái niệm: Giá trị gia tăng là một bộ phận của ( GO) còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian , phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất và dịch vụ của doanh nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định ( thường tính cho một năm ) ,bao gồm giá trị mới được tạo ra và khấu hao tài sản cố định (C1) . Quy mô giá trị tăng thêm là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ , được tính theo đơn vị giá trị (theo giá hiện hành , so sánh và cố định) *Xét theo nội dung của VA bao gồm : -Thu nhập của người lao động (thường goị là thu nhập lần đầu của người lao động ) gồm các khoản sau: +Tiền lương , tiền công +Tiền thưởng có liên quan đến sản xuất kinh doanh :thưởng tiết kiệm vật tư , phát minh sáng kiến , thưởng năng suất hoặc chất lượng) +Phụ cấp đi đường, phụ cấp lưu trú +Các khoản trích nộp BHXH,BHYT -Khấu hao tài sản cố định (C1) -Lãi gộp của doanh nghiệp (M) *Phương pháp tính giá trị tăng thêm Giá trị tăng thêm được xác định theo hai phương pháp : phương pháp sản xuất và phương pháp phân phối . -Theo phương pháp sản xuất ta có : VAsản xuất=GO-IC (C2) Thực chất của phương pháp này là tính VA ở giai đoạn sản xuất . Trong đó chi phí trung gian (IC) là một bộ phận của chi phí sản xuất.Đó là chi phí sản phẩm các ngành để sản xuất sản phẩm của một ngành nào đó .Trong cấu thành của chi phí trung gian không có khấu hao tài sản cố định(C1) và chi phí thù lao lao động (V).Chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và chi phí trung gian là giá trị tăng thêm VA , còn chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất là lợi nhuận . +Đối với hoạt động sản xuất chi phí trung gian bao gồm : Toàn bộ chi phí vật chất và chi phí dịch vụ cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: Các chi phí vật chất như : Chi phí nguyên vật liệu chính –phụ , bán thành phẩm , nhiên liệu ,động lực , giá trị những công cụ lao động rẻ tiền mau hỏng được phân bổ trong năm :quần áo , dụng cụ bảo hộ lao động dùng trong thời gian làm việc , sửa chữa nhỏ nhà xưởng máy móc , thiệt hại tài sản lưu động trong định mức của doanh nghiệp , chi phí vật chất khác Các chi phí dịch vụ như: Cước phí vận tải bưu điện , chi phí tuyên truyền quảng cáo , phí dịch vụ trả ngân hàng , tín dụng bảo hiểm , công tác phí (không kể phụ cấp đi đường , lưu trú) ,chi phí đào tạo , tập huấn nghiệp vụ chuyên gia , chi tiếp khách , chi phí cho các dịch vụ khác +Đối với hoạt động kinh doanh chi phí trung gian là toàn bộ chi phí doanh nghiệp bỏ ra để mua –bán hàng hoá trên thị trường .Chi phí này bao gồm : Chi phí thu mua hàng hoá Chi phí cho quá trình lưu thông –trao đổi hàng hoá Chi phí kho tàng ,dự trữ , bến bãi cho hàng hoá trong kỳ Chi phí sửa chữa nhỏ nhà kho , văn phòng, máy móc thiết bị . Chi phí quảng cáo , khuyến mãi , giảm giá . Chi phí cho việc chào hàng , tiếp khách . Các chi phí vật chất và dịch vụ khác . -Theo phương pháp phân phối ta có : VA=TN1 của ngưòi lao động , của doanh nghiệp ,của nhà nước Trong đó TN1là thu nhập lần đầu nhờ sản xuất mà có bao gồm cả thu nhập nhân tố sản xuất của doanh nghiệp +Thu nhập lần đầu của người lao động (V) bao gồm các khoản : Tiền lương , các khoản có tính chất lương hoặc thu nhập theo ngày công (tiền phụ cấp , ca ba ,tiền ăn trưa , chi lương cho ngày nghỉ việc, tiền thưởng cho phát minh sáng chế , tiền chi cho học tập , bồi dưỡng nghiệp vụ mà đơn vị chi trả trực tiếp cho người lao động ) _ Phụ cấp đi đường, phụ cấp lưu trú _Trích bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế _Khoản phụ cấp khi đi công tác +Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp bao gồm : C1: khấu hao tài sản cố định M: Lãi gộp của doanh nghiệp hay số dư kinh doanh là khoản thu nhập của doanh nghiệp mà trước khi tham gia vào phân phối lại bao gồm : trả lợi tức tiền vay ngân hàng , trả lợi tức cổ phần , trả lợi tức các nhân tố sản xuất , nộp kinh phí cho cấp trên , nộp thuế sản xuất thực hiện (thuế doanh thu , thuế tiêu thụ đặc biệt , thuế xuất khẩu ) +Thu nhập lần đầu của nhà nước bao gồm Thuế gián thu gồm: Thuế sản xuất và hàng hoá gồm thuế doanh thu , thuế tiêu thụ đặc biệt , thuế xuất nhập khẩu , thuế sản xuất khác , thuế nhà đất , thuế tài nguyên , thuế vốn… Khấu hao tài sản cố định nộp ngân sách * ý nghĩa Giá trị gia tăng là một trong những chỉ tiêu phản ánh tổng hợp toàn bộ kết quả sản xuất cuối cùng của các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm ) .Đó là nguồn gốc mọi khoản thu nhập .Đó cũng là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .Nó không chỉ biểu hiện hiệu quả của tái sản xuất theo chiều sâu mà cả tái sản xuất theo chiều rộng , là một trong những cơ sở quan trọng để tính các chỉ tiêu kinh tế khác . e.Lợi nhuận (hay lãi) kinh doanh của doanh nghiệp. -Khái niệm : Lợi nhuận là một chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư hay mức hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động kinh doanh đó là kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp .Lợi nhuận là phần còn lại mà doanh nghiệp thu được sau khi lấy doanh thu tiêu thụ sản phẩm trừ đi chi phí sản xuất của doanh nghiệp Công thức tính : Đối với hoạt động sản xuất : Lợi nhuận (L) = Doanh thu (DT) – Chi phí sản xuất (F) hoặc có thể tính chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp bằng việc xác định một số các chỉ tiêu sau : +Lãi gộp (LG ) : Là chỉ tiêu lợi nhuận chưa trừ đi các khoản chi phí tiêu thụ (gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp). + Lợi nhuận thuần trước thuế ( LT ) : Là chỉ tiêu lợi nhuận sau khi đã trừ tiếp đi các khoản chi phí tiêu thụ. + Tổng lợi nhuận thuần sau thuế ( LS) còn gọi là lợi nhuận , thực lãi thuần , lãi ròng là chỉ tiêu sau khi đã trừ tiếp đi thuế thu nhập của doanh nghiệp . -Phương pháp tính . + LG = DT - S giá vốn hàng bán Nếu ký hiệu Z là giá vốn hàng bán đơn vị sản phẩm . + LT = LG - S chi phí tiêu thụ sản phẩm LT : lợi nhuận thuần trước thuế tính trên một đơn vị sản phẩm + LN = LT - S thuế thu nhập doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước . Đối với hoạt động kinh doanh . Lợi nhuận (LN)= Doanh thu (DT) –Chi phí lưu thông toàn bộ (CF) -ý nghĩa : Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá tính hiệu quả của các chiến lược,mục tiêu để từ đó đưa ra quyết định,hướng đi phù hợp với tình hình hiện có của doanh nghiệp.nó là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng ,lập ra các quỹ ( như quỹ khen thưởng , quỹ phúc lợi ) . 3.5. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh . Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh theo yếu tố đầu vào Kết quả kinh doanh (đầu ra) Hiệu quả kinh doanh (đầu vào ) = ---------------------------------- Chi phí (đầu vào) Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh theo yếu tố đầu vào Chi phí (đầu vào) Hiệu quả kinh doanh (đầu ra ) = ---------------------------------- Kết quả kinh doanh (đầu ra) Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh đầu ra : Số lượng sản phẩm , doanh thu , giá trị sản xuất , giá trị gia tăng , lợi nhuận. Các chỉ tiêu chi phí kinh doanh đầu vào : Chi phí lao động, vốn , tài sản cố định , chi phí trung gian , chi phí toàn bộ , khấu hao tài tản cố định… II. Lựa chọn một số phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 1.Phương pháp phân tổ Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia tổng thể thống kê thành các tổ (tiểu tổ) có tính chất khác nhau. Ví dụ, phân chia nhân khẩu trong nước thành các tổ nam và nữ (căn cứ vào giới tính), thành các tổ có độ tuổi khác nhau (căn cứ vào độ tuổi), v.v... Một ví dụ khác: Phân chia chỉ tiêu giá trị tăng thêm của sản xuất công nghiệp thành các tổ là kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước (căn cứ vào hình thức sở hữu), thành các ngành công nghiệp riêng biệt (căn cứ vào hoạt động sản xuất công nghiệp), v.v... Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản của tổng hợp thống kê, là một trong những phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác như phương pháp chỉ số, phương pháp tương quan, phương pháp cân đối,... Tiêu thức thống kê (đặc điểm của đơn vị tổng thể để nhận thức hiện tượng nghiên cứu) được chọn làm căn cứ để phõn tổ thống kờ gọi là tiờu thức phõn tổ. Tiêu thức phân tổ thống kê được chia thành 2 loại: Tiêu thức số lượng và tiêu thức thuộc tính. Tiêu thức số lượng là tiêu Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia tổng thể thống kê thành các tổ (tiểu tổ) có tính chất khác nhau. Ví dụ, phân chia nhân khẩu trong nước thành các tổ nam và nữ (căn cứ vào giới tính), thành các tổ cú độ tuổi khỏc nhau (căn cứ vào độ tuổi), v.v... Một ví dụ khác: Phân chia chỉ tiêu giá trị tăng thêm của sản xuất công nghiệp thành các tổ là kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước (căn cứ vào hình thức sở hữu), thành các ngành công nghiệp riêng biệt (căn cứ vào hoạt động sản xuất công nghiệp), v.v... 2.Phương pháp dãy số thời gian : 2.1.Khái niệm và đặc điểm. Dãy số biến động theo thời gian (còn gọi là dãy số động thái) là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian, dùng để phản nh (Trong dãy số biến động theo thời gian có hai yếu tố: thời gian và chỉ tiêu phản ánh hiện tượng nghiên cứu. Thời gian trong dãy số có thể là ngày, tháng, năm,... tuỳ mục đích nghiên cứu; chỉ tiêu phản ánh hiện tượng nghiên cứu có thể biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối hay số bình quân. Căn cứ vào tính chất của thời gian trong dãy số có thể phân biệt hai loại: + Dãy số biến động theo thời kỳ (gọi tắt là dãy số thời kỳ): Dãy số trong đó các mức độ của chỉ tiêu biểu hiện mặt lượng của hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: Dãy số về sản lượng điện sản xuất ra hàng năm; GDP tính theo giá so sánh thời kỳ 1990 - 2002,... + Dãy số biến động theo thời điểm (gọi tắt là dãy số thời điểm): Dãy số trong đó các mức độ của chỉ tiêu biểu hiện mặt lượng của hiện tượng ở những thời điểm nhất định. Ví dụ: Dãy số về số học sinh phổ thông nhập học có đến ngày khai giảng hàng năm,... Căn cứ vào đặc điểm của dãy số biến động theo thời gian ta có thể vạch rõ xu hướng, tính quy luật phát triển của hiện tượng theo thời gian và từ đó có thể dự đoán khả năng hiện tượng có thể xảy ra trong tương lai. Các trị số của chỉ tiêu trong dãy số thời gian phải thống nhất về nội dung; phương pháp và đơn vị tính; thống nhất về khoảng cách thời gian và phạm vi không gian nghiên cứu của hiện tượng để bảo đảm tính so sánh được với nhau. 2.2.Các chỉ tiêu phân tích a.Mức độ trung bình qua thời gian Chỉ tiêu này nói lên mức độ đại diện của hiện tượng trong suốt thời gian nghiên cứu .Đối với dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm thì chỉ tiêu nay tính toán khác nhau . -Đối với dãy số thời kỳ : Trong đó yi (i=) là các mức độ của dãy số thời kỳ - Đối với dãy số thời điểm + Khoảng cách thời gian bằng nhau +Khoảng cách thời gian không bằng nhau b.Lượng tăng hoặc (giảm) tuyệt đối : - Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối liên hoàn phản ánh sự thay đổi quy mô của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau Công thức tính như sau :di=yi –yi-1 (i=) Trong đó : di là lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối liên hoàn . - Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối định gốc phản ánh sự thay đổi quy mô của hiện tượng trong thời gian dài Di = y1- y0 (i=) Lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối trung bình đó là mức độ đại diện của các lượng tăng (hoặc giảm )tuyệt đối từng kỳ . == c. Tốc độ phát triển - Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự biến động của hiện tượng hai thời gian liền nhau .Công thức tính như sau : ti = (i= ) - Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài .Công thức tính như sau. Ti = (i = ) -Tốc độ phát triển trung bình là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn . d. Tốc độ tăng ( hoặc giảm) Phản ánh biến động của hiện tượng qua thời gian là tăng (hoặc giảm)bao nhiêu lần hoặc (%) - Tốc độ tăng( hoặc giảm) liên hoàn ai = ai==ti –1 Nếu tính ti bằng % thì : ai (%) = ti(%) –100 -Tốc độ tăng ( hoặc giảm ) định Ai= (i= ) Hay Ai = =Ti-1 Hoặc Ai(%) =Ti(%) –100 -Tốc độ tăng (hoặc giảm ) trung bình Hoặc (%) = (%) –100 -Giá trị tuyệt đối của 1% tăng ( hoặc giảm ) Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (hoặc giảm ) của tốc độ tăng ( hoặc giảm ) liên hoàn thì tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao nhiêu .Nếu kí hiệu g i (i=) là giá trị tuyệt đối của 1% tăng ( hoặc giảm) thì : g= 2.3.Một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng . Dãy số thời gian có ưu điểm là phản ánh mức độ cụ thể , thực tế của hiện tượng trong suốt quá trình biến động .Tuy nhiên , nó lại bị tác động của các yếu tố ngẫu nhiên khách quan ,nên thông thường dãy số không vạch rõ được xu hướng , tính quy luật của bản thân hiện tượng .Người ta phải điều chỉnh dãy sô sao cho có thể xoá bỏ đến mức cao nhất ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên nói trên , để cho xu hướng quy luật được bộc lộ một cách rõ ràng ta có thể sử dụng một số phương pháp điều chỉnh sau đây. a. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian Phương pháp này Được áp dụng đối với dãy số thời kỳ có khoảng cách thời gian tương đối ngắnvà có nhiều mức độ mà qua đó chưa phản ánh xu hướng phát triển của hiện tượng. b. Phương pháp tính trung bình trượt Đó là trung bình cộng của một nhóm nhất định các mức độ của dãy số thời gian tính được bằng cách loại dần các mức độ đầu ,đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo ,sao cho số lượng các mức độ tính số bình quân không thay đổi. c. Phương pháp hồi quy theo thời gian Trên cơ sở dãy số thời gian , người ta tìm một hàm số ( gọi là phương trình hồi quy) phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian có dạng tổng quát như sau: Trong đó : : Mức độ lý thuyết ao , a1, an : Các tham số t : thứ tự thời gian Các tham số a i (i=) thường được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất . Tức là : 2 =min Một số dạng phương trình hồi quy đơn giản thường được sử dụng : Phương trình tuyến tính các tham số được xác định như sau Phương trình parabol bậc 2 Phương trình parabol bậc 2 được sử dụng khi các sai phân bậc 2 ( tức sai phân của bậc 1) xấp xỉ bằng nhau Các tham số ao , a1, a2 được xác định bởi hệ phương trình sau đây : -Phương trình hàm mũ : Phương trình hàm mũ được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau Các tham số ao và a1được xác định bởi hệ thống phương trình sau đây: Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ Đó là phương pháp nghiên cứu và xác định sự biến động một cách có quy luật vào những thời kỳ nhất định trong vòng một năm của một hiện tượng kinh tế - xã hội. Biến động thời vụ có thể do những nguyên nhân như điều kiện địa lý, thời tiết, tập quán sinh hoạt của con người,... Ví dụ: Trong công nghiệp, tình hình chế biến chè, mía, hoa quả hộp,... phụ thuộc vào vụ thu hoạch; trong xây dựng cơ bản khối lượng xây lắp bị ảnh hưởng bởi thời tiết trong năm; trong thương nghiệp nhiều mặt hàng có lượng tiêu thụ nhiều hay ít tuỳ theo mùa. Biến động thời vụ ảnh hưởng nhiều đến tình hình sản xuất và sinh hoạt, nhiệm vụ của thống kê khi phân tích biến động thời vụ là: Dựa trên số liệu thống kê nhiều năm (ít nhất là 3 năm) tính các chỉ số thời vụ. +Trường hợp biến động thời vụ qua những thời gian nhất định của các năm tương đối ổn định , không có hiện tượng tăng ( hoặc giảm ) rõ rệt thì chỉ số thời vụ được tính t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31973.doc