Lời nói đầu
Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động kinh tế phức tạp và mang tính đặc thù. Nó có liên quan và tác động đến nhiều ngành nghề kinh tế kỹ thuật. Đồng thời nó cũng chịu sự tác động và ảnh hưởng của nhiều ngành, nhiều yếu tố thuộc môi trường kinh doanh. Nhìn chung, một doanh nghiệp dù thuộc loại hình nào, dù lớn hay nhỏ, dù kinh doanh loại mặt hàng nào đi nữa thì đều đòi hỏi phải có lãi thì mới có thể tồn tại được. Nhất là từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, từ cơ chế quản l
75 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Vận dụng Một số phương pháp thống kê để phân tích doanh thu & lợi nhuận của Công ty Xây dựng Sông Đà 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường đã tạo ra cho các doanh nghiệp cơ hội mới, cùng rất nhiều thử thách, từ chỗ mọi hoạt động đầu vào - sản xuất - đầu ra đều được thực hiện theo sự chỉ đạo của Nhà nước đến nay về cơ bản các doanh nghiệp đều phải tự mình tổ chức các hoạt động trên.
Để hoạt động sản xuất kinh doanh thu được doanh thu và lợi nhuận cao trên cơ sở vật chất kỹ thuật, vật tư, vốn và lao động sẵn có. Phải nắm được các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ và xu hướng ảnh hưởng của từng nguyên nhân đến doanh thu và lợi nhuận. Do đó, phân tích kết quả doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một việc làm hết sức cần thiết đối với các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu phân tích doanh nghiệp và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong thời gian thực tập tại Công ty xây dựng Sông Đà 12, em đã chọn đề tài: "Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích doanh thu và lợi nhuận của Công ty xây dựng Sông Đà 12 giai đoạn 1996 - 2000 và dự đoán 2002 - 2003". Nội dung đề tài gồm 3 chương:
ChươngI: Một số vấn đề lý luận chung về doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp công nghiệp.
Chương II: Xác định hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê nghiên cứu doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp công nghiệp.
Chương III: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích doanh thu, lợi nhận của công ty XD Sông Đà 12 giai đoạn 1996-2002 và dự đoán giai đoạn 2002-2003.
CHƯƠNG I
Một số vấn đề chung về doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp.
I- Doanh thu, lợi nhuận và vai trò của nó trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp.
Những vấn đề cơ bản về hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh
nghiệp công nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng không tự làm được hoặc không đủ điều kiện để tự làm được những sản phẩm vật chất và dịch vụ mà mình có nhu cầu. Những hoạt động này sáng tạo ra sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ để bán cho người tiêu dùng nhằm thu được tiền công và lợi nhuận kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có những đặc điểm:
- Sản xuất sản phẩm vật chất hay dịch vụ trong sản xuất kinh doanh không phải để tự tiêu dùng mà làm cho người khác tự tiêu dùng. Mục đích và động cơ làm ra sản phẩm để phục vụ và thu lợi nhuận.
- Sản xuất kinh doanh phải tính được chi phí sản xuất, giá trị kết quả sản xuất và hạch toán được lãi lỗ trong kinh doanh.
- Sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh có thể cân đong đo đếm được đó là sản phẩm hàng hoá để trao đổi trên thị trường. Người chủ sản xuất luôn có trách nhiệm với sản phẩm của mình.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh phải luôn luôn nắm được các thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Trong đó có các thông tin về số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm, thông tin về thị trường,về xu hướng biến đổi tiêu dùng sản phẩm của thị trường,các thông tin về kỹ thuật công nghệ gia công chế biến sản phẩm, về chính sách kinh tế, pháp luật của nhà nước có quan hệ đến sản phẩm của doanh nghiệp và về phát triển kinh tế xã hội.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn thúc đẩy mở rông sản xuất và tiêu dùng của xã hội, tạo điều kiện cho tích luỹ vốn phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội tạo ra phân công lao động xã hội và cân bằng cơ cấu kinh tế xã hội.
2. Khái niệm về doanh thu của doanh nghiệp công nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp có quy mô lớn) thường kết hợp nhiều nghiệp vụ sản xuất kinh doanh như: Sản xuất gia công và kinh doanh dịch vụ, kinh doanh thương mại với các hoạt động sản xuất xây lắp…mỗi nghiệp vụ kinh doanh có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong kinh doanh và quản lý khác nhau nên tạo ra những nguồn thu khác nhau, do đó việc xác định doanh thu của các doanh nghiệp công nghiệp là hết sức phức tạp. Vì vậy, ta có thể hiểu doanh thu của doanh nghiệp công nghiệp một cách khái quát sau: doanh thu là giá trị thực tế của toàn bộ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp công nghiệp đã sản xuất tiêu thụ được trong một thời kỳ. Nó phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và có liên quan đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp như: mua nguyên vật liệu cho sản xuất, mua hàng hóa để bán …
Doanh thu là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Do vậy, việc xác định và phân tích tình hình doanh thu của doanh nghiệp là một nội dung quan trọng trong phân tích hoạt động sản sản sản xuất của doanh nghiệp.
Trong quá trình xác định doanh thu vấn đề quan trọng là ta phải xác định chính xác thời điểm ghi nhận doanh thu. Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Hay nói cách khác thời diểm ghi nhận doanh thu là thời điểm người mua trả tiền hay chấp nhận nợ về lượng hàng hoá vật tư đã được người bán chuyển giao. Việc xác định chính xác thời điểm ghi nhận doanh thu sẽ làm cho việc xác định doanh thu của doanh nghiệp một cách chính xác góp phần quan trong trong phân tích hoạt động sản sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3.Khái niệm về lợi nhuận của doanh nghiệp công nghiệp.
* Mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là thu được lợi nhuận. Tuy nhiên, trong phân tích hoạt động sản sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp công nghiệp thường chỉ xác định lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu từ hoạt động sản sản xuất kinh doanh trừ đi tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Điểm này làm cho việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị hạn chế. Do đó, để có một cái nhìn chi tiết hơn về chỉ tiêu lợi nhuận ta có thể hiểu như sau:
- Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh phần gía trị thặng dư hay mức hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh.
* Các nguồn hình thành nên lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận của doanh nghiệp được hình thành từ ba nguồn:
- Lợi nhuận thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là lợi nhuận thu được sản phẩm hàng hoá dịch vụ lạo vụ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây cũng là điều kiện tiền đề để doanh nghiệp thực hiện tích luỹ cho tái sản xuất kinh doanh mở rộng. Đồng thời cũng là điều kiện tiền đề để lập ra các quỹ của doanh nghiệp : quỹ dự phòng mất việc làm, quỹ khen thưởng , quỹ phúc lợi…là điều kiện để không ngừng nâng cao điều kiện làm việc và đời sống tinh thần cho người lao động.
Lợi nhuận thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: bao gồm
+ Lợi nhuận thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp
+ Lợi nhuận thu từ hoạt động kinh doanh phụ của doanh nghiệp
+ Lợi nhuận thu từ các hoạt động kinh tế khác.
+ Lợi nhuận thu từ các hoạt động tài chính: là phần chênh lệch giữa thu và chi về hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm:
+ Lợi nhuận thu từ góp vốn liên doanh
+ Lợi nhuận thu từ các hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán.
+ Lợi nhuận thu từ các hoạt động cho thuê tài sản.
+ Lợi nhuận thu từ kinh doanh bất động sản.
+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn…
- Lợi nhuận thu từ hoạt động bất thường là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được ngoài dự tính hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện hoặc là những khoản lợi nhuận thu được không mang tính chất thường xuyên.
Lợi nhuận thu từ hoạt động bất thường là các khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt động bất thường của doanh nghiệp. Nó bao gồm các khoản thu sau:
+ Thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.
+ Thu từ nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ (đã trừ chi phí).
+ Thu từ các khoản nợ không xác định được chủ.
+ Thu từ các khoản lãi hoạt động sản xuất kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng quên không ghi sổ kế toán đến năm báo cáo mới phát hiện ra.
+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho…
4.Vai trò của doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh:
Lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh giá trị hàng hoá, thành phẩm hoặc dịch vụ đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ. Tăng doanh thu và lợi nhuận thực chất là tăng lượng tền về cho doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc tăng lượng hàng hóa bán ra trên thị trường. Do vậy, tăng doanh thu và lợi nhuận vừa có ý nghĩa xã hội vừa có ý nghĩa đối với doanh nghiệp.
*Đối với doanh nghiệp: Tăng doanh thu và lợi nhuận để doanh nghiệp thực hiện tốt chức năng kinh doanh thu hồi vốn nhanh, bù đắp các khoản chi phí sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước. Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên sẽ khuyến khích doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tích cực phát triển sản xuất kinh doanh theo chiều sâu, đồng thời doanh thu và lợi nhuận tăng sẽ tạo ra một môi trường làm việc cho người lao động được tốt hơn, nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho người lao động.
*Đối với xã hội: tăng doanh thu và lợi nhuận góp phần thoả mãn tốt hơn các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cho xã hội. Đảm bảo cân đối cung cầu ổn định giá cả thị trường và mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng, các nước.
Các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận còn là cơ sở để phân tích và tính các chỉ tiêu kinh tế như: Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh , phân tích chi phí hay kết quả kinh doanh…Ngoài ra nó còn là căn cứ, cở sở để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho kỳ sau.
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Xác định và phân tích doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp công nghiệp là nhiệm vụ của các nhà quản lý trong doanh nghiệp. Việc phân tích và nghiên cứu doanh thu và lợi nhuận sẽ cho ta biết xu hướng phát triển của hiện tượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời cũng cho ta biết được tác động của các nhân tố (nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan) đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận như: chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại…Các nhân tố này sẽ làm giảm doanh thu và lợi nhuận trong các trường hợp sau:
+ Khi khách hàng đã thanh toán trước thời hạn quy định cho người bán
+ Do chất lượng hàng hoá bị kém phẩm chất, không đúng quy cách giao hàng không đúng thời gian, địa điểm trong hợp đồng…Đây là những nhân tố làm giảm trực tiếp doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Để khắc phục những hạn chế này, doanh nghiệp nên nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng. Bên cạnh các nhân tố trên còn có các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận như: nhân tố giá, chi phí nhân tố con người.
a-Nhân tố giá
Như chúng ta đã biết mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận. Vì vậy để tăng được lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm trên thị trường doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện chiến lược hạ giá thành sản phẩm.
Giá dùng để tính các sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường được tính theo hai loại giá: đó là giá thực tế và giá so sánh thống nhất theo năm dương lịch.
Giá thực tế theo năm báo cáo gồm có: giá cơ bản, giá sản xuất và giá sủ dụng cuối cùng.
- Giá cơ bản (hay giá xuất xưởng không bao gồm thuế xuất và phí lưu thông) bằng chi phí sản xuất cộng với lợi luận của doanh nghiệp.
- Giá sản xuất là giá của người sản xuất bán, nó được tính bằng giá cơ bản cộng với lợi nhuận thuế sản xuất và thuế hàng hoá(đã trừ phần trợ giúp của nhà nước).
- Gía sử dụng cuối cùng là giá bán cho người tiêu dùng (haygiá người tiêu dùng phải trả), nó được tính bằng giá sản xuất cộng với phí lưu thông.
- Giá so sánh được dùng để so sánh mức giá của các sản phẩm sản xuất giữa các năm, nó còn được gọi là giá cố định .Mức giá của từng mặt hàng chính là mức bình quân giá thực tế của mặt hàng đó ở những năm đã qua hoặc chọn mức giá của một năm gốc nào đó. Thông thường, 5 năm nhà nước lại thay đổi bảng giá cố định một lần.
Tuy nhiên, ngoài hai cách tính giá đã nêu ở trên ta còn có một cách thứ ba có tính chất trung gian giữa hai cách trên. Đó là phương pháp hệ số tính đổi từ giá hiện hành sang giá so sánh của sản phẩm chủ yếu hay toàn bộ sản phẩm đã sản xuất của doanh nghiệp.
Như vậy ta có thể thấy, nhân tố giá có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc phân tích doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo giá nào còn tuỳ thuộc vào trính độ của người quản lý doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào điều kiện sản xuất cũng như tuỳ thuộc vào tình hình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Bởi vì, đây là những yếu tố tác động trực tiếp đến việc xác định xem loại giá nào có ảnh hưởng lớn nhất đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Việc loại trừ ảnh hưởng của nhân tố giá đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp là việc làm cần thiết có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
b-Nhân tố chi phí sản xuất kinh doanh
Các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh không chỉ được biểu mặt vật chất kỹ thuật mà còn được biểu hiện về mặt kinh tế .Nếu ta so sánh về mặt kinh tế của yếu tố đầu ra với mặt kinh tế của yếu tố đầu vào ta sẽ thấy được cách chung nhất kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (các nhân tố đầu vào) là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là nguồn gốc để doanh nghiệp tính giá thành đơn vị sản phẩm. Như trên đã nói, mục đích để doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh là thu lợi nhuận .Do đó, doanh nghiệp muốn tăng được lợi nhuận phải thực hiện hạ giá thành sản phẩm. Trong quá trình sản xuất kinh doanh để hạ giá thành sản phẩm doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc thực hiện giảm chi phí sản xuất kinh doanh không có nghĩa là doanh nghiệp giảm quy mô sản xuất, mà doanh nghiệp thực hiện giảm chi phí sản xuất kinh doanh phải dựa trên cơ sở sản xuất với quy mô không đổi hoặc tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh.
Như chúng ta đã biết chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các khoản :chi phí vật chất và dịch vụ, chi phí nhân công trực tiếp và chung cho sản xuất như :vật liệu phụ , khấu hao tài sản cố định ,chi phí vận chuyển …những chi phí này theo dõi chung cho cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm chưa hoàn thành (sản phẩm dở dang ,nửa thành phẩm…) .Việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh là điều kiện tiên quyết để giảm giá thành tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Các biện pháp thực hiện giảm chi phí sản xuất kinh doanh gồm: đổi mới trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lựa chọn địa điểm sản xuất kinh doanh phù hợp, lựa chọn các phương án đầu tư tốt nhất…để giảm tối đa các khoản chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh.
c-Nhân tố con người
Có thể nói, con người là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến coanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Lao động trong doanh nghiệp thường được chia thành: Lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và lao động không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh là những lao động sử dụng công cụ lao động trực tiếp tác động vào đối tượng của lao động để tạo ra sản phẩm. Chất lượng của sản phẩm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sức lao động, trình độ thành thạo của bộ phận lao động này. Nếu sức lao động, trình độ tay nghề của lao động trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh tốt thì chất lượng sản phẩm do họ tạo ra cũng sẽ tốt và ngược lại .Vì vậy có thể nói, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều vào bộ phận lao động này.
Đối với lao động không tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, những bộ phận lao động này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Bộ phận lao động này gồm có: nhân viên quản lý kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý lao động…Đây là những người trực tiếp tham gia điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, điều hành các nghiệp vụ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh như: đầu tư, kế hoạch, kế toán, thống kê, marketing…Họ là những người trực tiếp giao kế hoạch thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh, họ chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được .
Như vậy, nhân tố con người có tác động rất lớn đến quá trình tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp muốn đạt được tốc độ tăng trưởng cao ngoài việc giảm chi phí sản xuất, doanh nghiệp còn phải tăng năng suất lao động, cải tổ bộ máy quản lý doanh nghiệp …Tăng năng suất lao động cũng là một trong những biện pháp hạ giá thành sản phẩm tăng doanh thu và tăng lợi nhuận .Nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động là một trong những biện pháp để tăng năng suất lao động .Ngoài ra, để người lao động yên tâm với công việc hiện tại, doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến đời sống của người lao động .Làm được điều này năng suất của người lao động sẽ tăng và gắn liền với nó là chất lượng sản phẩm sản xuất tăng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng được nâng cao .
d-Các nhân tố khác
Ngoài các nhân tố kể trên, các nhân tố khác như: thuế, thị trường, tình hình kinh tế –chính trị …cũng có ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Thuế sản xuất là loại thuế gián thu gồm: Thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu…Đây là một bộ phận của giá trị sản phẩm sản xuất (C + V + M), nó cấu thành nên giá trị gia tăng. Nếu thuế quá cao sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm đi , điều này sẽ làm cho kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm dẫn đến nhu cầu về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm .Tuy nhiên ,nếu nhà nước áp dụng một mức thuế thích hợp thì không những lợi nhuận của doanh nghiệp tăng mà còn có tác dụng khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh.
Nhân tố thị trường cũng có ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp .Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trở nên thuận lợi hơn nếu các sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra có sức cạnh trên thị trường và đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng .Các hoạt động về quảng cáo ,tiếp thị sản phẩm là nhân tố để mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp . Bởi vì các hoạt động này thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm ,tăng sức canh tranh của doanh nghiệp trên thị trường ,nó góp phần làm tăng doanh thu tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tình hình kinh tế -xã hội của đất nước cũng có ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận doanh của doanh nghiệp. Một nước có nền kinh tế phát triển ,tình hình chính trị xã hội ổn định là điều kiện khuyến khích để doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng các dự án đầu tư ,phát triển quy mô sản xuất kinh doanh.
II-ý nghĩa và nhiệm vụ của việc nghiên cứu và phân tích doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp công nghiệp
1-ý nghĩa của việc nghiên cứu doanh thu và lợi nhuận
Việc nghiên cứu doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh là yêu cầu không thể thiếu được đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể:
Nghiên cứu và phân tích doanh thu và lợi nhuận giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp có căn cứ khoa học để tổ chức và quản lý có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , là căn cứ để đánh giá , phân tích tình hình sử dụng các yếu tố của quá trình tái sản xuất , tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời thấy được mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch doanh thu và lợi nhuận. Đó còn là căn cứ để lập kế hoạch phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cả về quy mô và cơ cấu, giúp cho các nhà quản lý có những thông tin cần thiết làm căn cứ khoa học để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh theo hình thức đã chọn lựa
Thông qua việc tính toán và phân tích doanh thu và lợi nhuận sẽ chỉ ra được những biến động và xu hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh làm cơ sở cho việc lựa chọn các giải pháp nhằm củng cố và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. Giúp cho lãnh đạo cấp trên hiểu rõ hơn tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Cần phải nhận rõ, giá trị doanh thu và lợi nhuận thu được các sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra không chỉ là thành quả của việc quản lý kinh doanh tốt của ban giám đốc mà còn là sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên.
2.Nhiệm vụ nghiên cứu phân tích doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Thu thập các số liệu thống kê có liện quan đến doanh thu và lợi nhuận của từng hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
- Nghiên cứu phân tích các mức độ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp như: kết cấu số lượng chủng loại hàng hóa, giá thành sản phẩm tiêu thụ, các nhân tố chủ quan và khác quan…
- Nghiên cứu xu thế phát triển, tính quy luật và trình độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế diễn ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cung cấp các thông tin số liệu cho các công tác quản trị doanh nghiệp để đề ra quyết định về sản xuất kinh doanh.
- Nghiên cứu mối quan hệ biến động giữa doanh thu và lợi nhuận với các nhân tố khác để phục vụ cho việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch và dự báo tình hình sản xuất kinh doanh sắp tới, kiến nghị theo trách nhiệm chuyên môn đến lãnh đạo và các bộ phận quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
CHƯƠNG II
Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê và một số phương pháp thống kê để phân tích và dự đoán doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp công nghiệp
I- Những vấn đề có tính chất nguyên tắc trong xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê
1- Khái niệm về hệ thống chỉ tiêu thống kê
Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ đều rất phức tạp vì gồm nhiều quá trình sản xuất. Do đó, để đánh giá doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp công nghiệp cần xây dựng một hệ thống chỉ tiêu thống kê giúp cho việc thu thập thông tin được dễ dàng, có độ chính xác cao, phục vụ tốt các yêu cầu của công tác quản lý doanh nghiệp ở tầm vi mô, của các ngành kinh tế quốc dân và của nhà nước ở tầm vĩ mô.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp những chỉ tiêu thống kê, có thể phản ánh các mặt, các tính chất quan trọng nhất, các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của tổng thể và mối liên hệ của tổng thể với các hiện tượng có liên quan.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể được thay đổi bổ xung về mặt số lượng và cơ cấu cho phù hợp với yêu cầu quản lý trình độ hạch toán ở mỗi thời kỳ.
2- Những yêu cầu của việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê
Để xây dựng hệ thống chỉ tiêu hợp lý, nội dung thông tin được phản ánh trong hệ thống các chỉ tiêu phản ánh doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải phản ánh được tính quy luật, xu thế phát triển và trình độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế diễn ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
Về không gian, đó là toàn bộ doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên quan tới doanh nghiệp. Về thời gian thường là các tháng, quý, năm hoặc thời kỳ nhiều năm để có thể phản ánh được tính quy luật, tính hệ thống của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Một hệ thống chỉ tiêu phải đáp ứng được nhu cầu thông tin phục vụ yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp ngày càng đổi mới và phát triển không ngừng cả về số lượng lẫn chất lượng.
-Số liệu thu thập được qua hệ thống chỉ tiêu cho phép vận dụng được các phương pháp thống kê hiện đại và các phương pháp toán học để nghiên cứu và phân tích toàn diện sâu sắc tình hình và quá trình phát triển của doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cho phép dự đoán xu thế phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo được hiện đại hoá nhu cầu thông tin trong việc quản lý và sử lý thông tin phản ánh toàn bộ doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
3- Những nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê
Để đáp ứng được những yêu cầu trên, khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đánh giá và phân tích doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần tuân theo nguyên tắc sau:
a - Các chỉ tiêu đánh giá và phân tích doanh thu và lợi nhuận phải được quy định thống nhất. Phương pháp tính toán phải đảm bảo các yêu cầu:
- Nội dung tính phải thống nhất từ chi tiết đến tổng hợp.
- Phạm vi tính toán phải được quy định rõ ràng bao gồm cả phạm vi không gian và thời gian.
- Đơn vị tính toán phải thống nhất
Việc thống nhất phương pháp tính toán nhằm đảm bảo việc so sánh doanh thu và lợi nhuận các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo thời gian và không gian.
b - Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo được tính hệ thống, điều đó có nghĩa là: Các chỉ tiêu trong hệ thống phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau, được phân tổ và xắp xếp một cách khoa học. Điều này liên quan đến việc chuẩn hoá thông tin.
Trong hệ thống chỉ tiêu phải bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu và thứ yếu; các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu bộ phận phản ánh từng mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và từng nhân tố.
c- Hệ thống chỉ tiêu cần gọn (ít chỉ tiêu) và từng chỉ tiêu cần có nội dung rõ ràng, dễ thu thập thông tin, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện nhân tài vật lực của doanh nghiệp.
d - Hệ thống chỉ tiêu phải có tính ổn định cao (được sử dụng trong thời gian dài), đồng thời phải có tính linh hoạt. Mặt khác, hệ thống chỉ tiêu cần thường xuyên được hoàn thiện (có thể thay đổi bổ sung hoặc giảm bớt) theo sự phát triển của yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
e - Hệ thống chỉ tiêu phải được quy định các hình thức thu thập thông tin (qua báo cáo thống kê định hoặc qua điều tra thống kê) phù hợp với yêu cầu quản lý, phù hợp với trình độ cán bộ làm công tác thống kê ở doanh nghiệp để có thể tính toán những chỉ tiêu trong hệ thống với độ chính xác cao phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý của các doanh nghiệp.
g - Hệ thống chỉ tiêu đáp ứng yêu cầu đối với đối tượng cần cung cấp thông tin nhằm đảm bảo tác dụng thiết thực trong công tác quản lý.
II Hệ thống chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
1. Các chỉ tiêu về doanh thu của doanh nghiệp công nghiệp
a. Số lượng các sản phẩm tiêu thụ (q')
- Số lượng các sản phẩm tiêu thụ là toàn bộ sản phẩm hàng hoá dịch vụ và tiêu thụ trong kỳ.
Các sản phẩm tiêu thụ ở đây là những sản phẩm mà doanh nghiệp đã hoàn thành và được thanh toán hay được người mua chấp nhận thanh toán
- Công thức tính
q' = qtồn đầu kỳ + qsản xuất trong kỳ - qtồn cuối kỳ
b. Tổng doanh thu tiêu thụ ( DT)
- Tổng doanh thu bán hàng là tổng giá trị hàng hoá tiêu thụ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị hàng hoá mà doanh nghiệp đã bán và thu được trong kỳ báo cáo
- Phạm vi tính:
Chỉ tiêu này chỉ tính những sản phẩm dịch vụ đã được tiêu thụ trong kỳ, những sản phẩm dịch vụ này do doanh nghiệp sản xuất và hoàn thành đã được người tiêu dùng chấp nhận thanh toán. Không tính vào doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong các trường hợp: Giá trị hàng hoá dịch vụ giao cho bên ngoài chế biến, giá trị sản phẩm hàng hoá gửi bán nhưng chưa được người mua chấp nhận thanh toán hay chưa được xác nhận tiêu thụ, các thu nhập về hoạt động bất thường.
-Nội dung của doanh thu bán hàng: Chỉ tiêu này có nội dung kinh tế sau:
+ Giá trị sản phẩm vật chất,dịch vụ hoàn thành đã tiêu thụ ngay trong kỳ báo cáo.
+ Giá trị sản phẩm vật chất hoàn thành trong kỳ trước tiêu thụ được trong kỳ báo cáo.
+ Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã giao cho người mua trong các kỳ trước và nhận được thanh toán trong kỳ báo cáo.
- Tổng doanh thu bán hàng được tính theo giá hiện hành. Chỉ tiêu này được tính theo công thức:
DT= ồ pi . qi’
Trong đó: p i: Giá bán đơn vị sản phẩm.
qi’:Số lượng sản phẩm loại i mà doanh nghiệp tiêu thụ.
c. Tổng doanh thu thuần
- Tổng doanh thu thuần là tổng doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có), các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ báo cáo: Chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại.
+ Chiết khấu bán hàng: Là số tiền tính trên tổng số doanh thu trả cho khách hàng đã thanh toán tiền hàng trước thời gian quy định ( chiết khấu thanh toán).
+ Giảm giá hàng bán: là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn hay hợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt: hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời gian trong hợp đồng...
Ngoài ra, tính vào giảm giá hàng bán còn bao gồm trả cho khách hàng do trong một thời gian nhất định mua một khối lượng lớn hàng hoá và khoản giảm trừ trên giá bán thông thường.
+Giá trị hàng bán bị trả lại: là số hàng đã được coi là tiêu thụ( đã chuyển giao quyền sở hữu) nhưng bị người mua từ chối trả lại do người bán không tôn trọng hợp đồng kinh tế đã ký kết như: Không phù hợp yêu cầu, tiêu chuẩn, quy cách kỹ thuật, hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại.
Tương ứng với giá trị hàng bán bị trả lại là hàng bán bị trả lại và doanh thu của hàng bán bị trả lại.
- Công thức tính doanh thu thuần:
DT’ = ồ (pi- gti). q’i
Trong đó: DT’: Tổng doanh thu thuần.
pi: Giá bán đơn vị sản phẩm loại i
gti Các khoản giảm trừ tính trên đơn vị sản phẩm tiêu thụ loại i
q’i Lượng hàng bán tiêu._. thụ loại i
Tổng doanh thu thuần là chỉ tiêu được dùng để tính lãi (lỗ) trong kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo doanh thu là chỉ tiêu rất quan trọng, nó thể hiện kết quả thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó phản ánh quy mô kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh thu của doanh nghiệp càng cao, lợi nhuận của doanh nghiệp càng lớn. Do vậy, chỉ tiêu này có ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu về lợi nhuận của doanh nghiệp.
2. Các chỉ tiêu về lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp công nghiệp
Lợi nhuận của doanh nghiệp được tính từ toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (kể cả hoạt động sản xuất vật chất, dịch vụ và hoạt động sản xuất phi vật chất ) . Nó bằng doanh thu trừ đi các hoạt động sản xuất kinh doanh trừ đi tổng chi phí sản xuất kinh doanh và các khoản giảm trừ doanh thu.
a./ Tổng lãi gộp:(LG)
Tổng lãi gộp là chỉ tiêu lãi chưa trừ đi các khoản chi phí tiêu thụ (gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp )
+ Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ như: Chi phí nhân viên bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí dịch vụ bán hàng.
+ Chi phí quản lý là những khoản chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một loại hoạt động nào.Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại như: chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, chi phí chung khác...
-Công thức tính lãi gộp:
LG = G –ồ( giá vốn hàng bán)
Nếu ký hiệu Z: là giá vốn hàng hoá đơn vị sản phẩm.
lg: là lãi gộp tính trên một đơn vị sản phẩm và được tính như sau
lg= p - t - Z
trong đó: t: thuế suất mà doanh nghiệp phải nộp.
Ta có: LG = ồ (pt – Z) . q’
LG = ồ (p – t – Z) . q’
LG = ồlg . q’
Trong công thức tính tổng lãi gộp ta cần chú ý:
Tổng giá vốn hàng bán: Là tổng trị giá vốn của sản phẩm, vật tư, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ. Đối với sản phẩm, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ giá vốn là giá thành sản xuất hay chi phí sản xuất. Với vật tư tiêu thụ, giá vốn là giá thành thực tế ghi sổ, còn với hàng hoá tiêu thụ giá vốn bao gồm trị giá mua của hàng hoá tiêu thụ cộng với chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ.
b./ Tổng lãi thuần trước thuế(LT)
- Tổng lãi thuần trước thuế là chỉ tiêu lãi sau khi đã trừ đi các khoản chi phí tiêu thụ.
Công thức tính:
LT = Tổmg doanh thu thuần - Tổng giá thành hoàn toàn sản phẩm
LT = Lãi gộp - Tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
LT = ồ (lg- c ) . q’
Trong đó : c : là chi phí tiêu thụ trên một đơn vị sản phẩm
c./ Chỉ tiêu tổng lãi thuần sau thuế(L)
- Tổng lãi thuần sau thuế còn gọi là thuần lãi, chỉ tiêu lãi sau khi trực tiếp trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Công thức tính:
L = TL - Tổng thuế thu nhập doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước.
Tác dụng của chỉ tiêu lợi nhuận: Chỉ tiêu lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng nhằm đánh giá kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là điều kiện tiền đề để doanh nghiệp thực hiện tích luỹ cho tái sản xuất kinh doanh mở rộng và để lập ra các quỹ của doanh nghiệp: Quỹ dự phòng, quỹ khen thưởng...
*Nguồn số liệu để phân tích tình hình doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
- Các chỉ tiêu kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trong các kỳ. Các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận được xây dựng tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh cũng như căn cứ vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
- Các số liệu kế toán về doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Các số liệu kế toán doanh thu và lợi nhuận được sử dụng trong phân tích doanh thu và lợi nhuận bao gồm cả kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết, các hợp đồng bán hàng và các đơn đặt hàng, các chứng từ hoá đơn bán hàng...
- Các số liệu thông tin kinh tế thị trường, giá cả của những mặt hàng mà các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bao gồm các thông tin trong nước và thông tin trên thị trường quốc tế và khu vực...
-Các chế độ, chính sách: luật doanh nghiệp, các văn bản pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh do nhà nước ban hành đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ...
III./ Xác định một số phương pháp thống kê để phân tích và dự đoán doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
1 Phương pháp bảng thống kê
Bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống ,hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên những đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu . Đặc điểm chung của tất cả các bảng thống kê bao giờ cũng có con số bộ phận nói chung , các con số này có liên hệ mật thiết với nhau .
Các tài liệu trong bảng thống kê được sắp xếp một cách khoa học nên có thể giúp ta đối chiếu , phân tích theo các phương pháp khác nhau nhằm nêu lên một cách sâu sắc bản chất hiện tượng nghiên cứu . Nếu trình bày và sử dụng thích đáng bảng thống kê thì việc chứng minh vấn đề sẽ trở nên sinh động có sức thuyết phục hơn .
* Cấu tạo của bảng thống kê gồm
- Về hình thức : bảng thống kê gồm các hàng ngang và cột dọc ,các tiêu đề và số liệu. Các hàng ngang và cột dọc phản ánh quy mô của bảng. Số lượng hàng ngang và cột dọc càng nhiều thì bảng thống kê càng lớn. Các hàng ngang và cột dọc cắt nhau tạo thành các ô để điền số liệu thống kê vào đó và thường được đánh số thứ tự để tiện cho việc sử dụng và trình bày vấn đề.
Tiêu đề của bảng phản ánh nội dung của bảng và của từng chỉ tiêu trong bảng.Trước hết có tiêu đề chung là tên gọi của bảng, sau đó là các tiêu đề nhỏ là tên riêng của mỗi hàng và cột phản ánh rõ nội dung của hàng và cột đó. Các số liệu được ghi vào các ô của bảng, mỗi con số phản ánh một đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.
- Về nội dung : Bảng gồm hai phần , phần chủ đề và phần giải thích.
Phần chủ đề nêu lên tổng thể hiện tượng được trình bày trong bảng thống kê. Tổng thể này được phân thành các bộ phận , nó giải thích đối tượng nghiên cứu là những đơn vị nào , những loại hình gì .
Phần giải thích gồm các chỉ tiêu giải thích các đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu , nghĩa là giải thích phần chủ đề của bảng. Phần chủ đề đặt ở phía bên trái của bảng, còn phần giải thích đặt ở phía trên bảng .
* Yêu cầu khi xây dựng bảng thống kê
Khi xây dựng bảng thống kê cần thực hiện các yêu cầu sau:
-Quy mô của bảng thống kê không quá lớn
-Các tiêu đề và tiêu mục trong bảng thống kê cần được ghi chính xác, đầy đủ, gọn, dễ hiểu.
-Các hàng và cột thường được ký hiệu bằng chữ hoặc bằng số để tiện trình bày theo dõi hay giải thích nội dung .
-Các chỉ tiêu giải thích trong bảng thống kê cần được sắp xếp theo thứ tự hợp lý, phù hợp với mục đích nghiên cứu, các chỉ tiêu có liên hệ với nhau nên sắp xếp gần với nhau.
- Cách ghi các ký hiệu trong bảng thống kê, theo nguyên tắc các ô trong bảng thống kê dùng để ghi số liệu
-Phần ghi chú ở cuối bảng được dùng để giải thích rõ nội dung của một số chỉ tiêu trong bảng.
-Trong bảng thống kê bao giờ cũng phải có đơn vị tính cụ thể cho từng chỉ tiêu.
2 Phương pháp dãy số thời gian
a \ Tác dụng của dãy số thời gian
Mặt lượng của hiện tượng kinh tế xã hội không ngừng biến động qua thời gian , để nghiên cứu những biến động này ta có thể sử dụng phương pháp dãy số thời gian.
Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian . Qua dãy số thời gian ta có thể nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động của hiện tượng , vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển đồng thời để dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai.
Để phản ánh một cách đúng đắn sự phát triển của hiện tượng qua thời gian thì khi xây dựng một dãy số phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ . Nghĩa là nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua các thời gian phải thống nhất , phạm vi của tổng thể nghiên cứu trước sau phải nhất trí các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau.
Để nghiên cứu biến đổi của hiện tượng qua thời gian ta sử dụng :
-Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian:
+Mức độ bình quân theo thời gian:
+Lượng tăng (giảm )tuyệt đối bình quân: lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn,lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân, lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc.
+Tốc độ phát triển: tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển định gốc, tốc độ phát triển bình quân.
+Tốc độ tăng( giảm) : tốc độ tăng (giảm) liên hoàn,tốc độ tăng (giảm) định gốc, tốc độ tăng (giảm) bình quân .
+Giá trị tuyệt đối 1% tăng (giảm)
-Các phương pháp biểu hiện xu hướng phát triển của hiện tượng
+Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian
+Phương pháp bình quân trượt
+Phương pháp hồi quy tương quan
+Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ
b \ Khái niệm và phân loại dự báo
* Khái niệm dự đoán: Dự đoán thống kê : là việc sử dụng những thông tin thống kê thu thập được và áp dụng các phương pháp phân tích thích hợp để dự đoán sự phát triển khách quan của hiện tượng kinh tế trong quá trình tiếp theo.
* Phân loại dự đoán
-Căn cứ vào thời gian dự báo , chia ra làm ba loại:
+Dự báo ngắn hạn : là loại dự báo sự phát triển của hiện tượng trong thời gian ngắn vài ba ngày hoặc vài ba tuần. Loại dự báo này thường có độ chính xác cao .
+Dự báo trung hạn : là dự báo sự phát triển của hiện tượng trong vài ba tháng hoặc từ một đến hai năm, độ chính xác của loại dự báo này có phần hạn chế hơn so với dự báo ngắn hạn .
+Dự báo dài hạn : là loại dự báo sự phát tiển của hiện tượng từ ba năm trở lên.Độ chính các của loại dự báo này không cao vì nó còn phụ thuộc vào rất nhiều các nhân tố như: môi trường dự báo, quy mô dự báo, độ dài thời gian dự báo…
-Căn cứ vào số liệu dự báo:
+Dự báo điểm: khẳng định quy mô về sự phát triển của hiện tượng bằng con số cụ thể, loại dự báo này có độ chính xác không cao.
+Dự báo khoảng: khẳng định quy mô sự phát triển của hiện tượng nằm trong khoảng đó. Đây là loại dự báo khả năng tốt nhất và xấu nhất về sự phát triển của hiện tượng nên tính chính xác của loại dự báo này cao hơn so với dự báo điểm.
c- Các phương pháp dự báo thường dùng
* Dự báo bằng phương pháp ngoại suy giản đơn :
-Dự báo dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân
Phương pháp dự báo này có thể được sử dụng khi các lượng tăng(giảm)tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau
Trong đó: : mức dự đoán
yn : gíatrị thực tế của thời kỳ cuối cùng trước thời kỳ dự báo
`D :giá trị bình quân của các thời kỳ và được tính bằng:
- Dự báo dựa vào tốc độ phát triển bình quân
Phương pháy dự báo này được áp dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau
Trong đó : `t :là tốc độ phát triển trung bình
*Dự báo bằng phương pháp ngoại suy hàm xu thế
Căn cứ vào số liệu của dãy số biến động theo thời gian để xác định xu thế biến động của hiệ tượng cần dự báo. Điều quan trọng nhất là phải xác định dạng hàm số phản ánh tương đối chính xác hiện tượng cần dự báo.
Để xác định hàm xu thế ta phải tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: lựa chọn hàm lý thuyết để phản ánh xu thế biến động của hiện tượng
yt = a0 + a1 .t
Bước 2: dùng phương pháp bình phương nhỏ nhất để tìm ra hệ phương trình chuẩn từ đó tìm ra hàm xu thế
ồy = n.a0 + a1.ồt
ồy.t = a0.ồt + a1.ồt
Bước 3 : dùng mô hình vừa tìm được để dự đoán
3-Phương pháp phân tích nhân tố
Các hiện tượng kinh tế xã hội biến động là do sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau cấu thành nên nó. Ta có thể sử dụng các phương pháp phân tích nhân tố dưới đây để nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của hiện tượng nghiên cứu.
a - Phương pháp hệ thống chỉ số
Khi sử dụng phương pháp này cần giả định hai điều kiện :
- Phải xác định được phương trình kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng . Trong mỗi phương trình phải sắp xếp các nhân tố theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng hoặc ngược lại.
Nhân tố chất lượng là nhân tố phản ánh mặt tính chất , bản chất của hiện tượng nghiên cứu. Về mặt hình thức, nhân tố chất lượng thường là những nhân tố được tính trên cơ sơ chia hai chỉ tiêu cho nhau.
-Khi xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó đến mức tăng giảm của chỉ tiêu phân tích thì nhân tố số lượng với nhân tố đa nghiên cứu được cố định ở kỳ báo cáo còn nhân tố chất lượng với nhân tố đa nghiên cứu được cố định ở kỳ gốc.
Ví dụ, ta có phương trình mà các nhân tố ảnh hưởng được sắp xếp theo thứ tự từ nhân tố chất lượng đến nhân tố số lượng .
Z = X xY
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến Z ta có:
b- phương pháp thay thế liên hoàn
Sử dụng phương pháp này cũng cần tuân thủ hai điều kiện như của phương pháp trên. Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến Z ta có :
+Do tác động của nhân tố X :
D Z(x) = X0 .(ix – 1 ) .Y1
+Do tác động của nhân tố Y :
DY(y) = X0.Y0.(i – 1 )
-Tổng hợp ảnh hưởng của hai nhân tố :
DZ = D Z(x) + DZ(y)
c\ Phương pháp biến động riêng
Khi xác định ảnh hưởng biến động riêng ( biến động tuyệt đối ) của nhân tố nào đó(D Y(xi)) đến mức tăng( giảm ) tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích (DY)thì các nhân tố khác đều cố định ở kỳ gốc.
Mức tăng (giảm )của chỉ tiêu phân tích luôn lớn hơn tổng mức tăng(giảm) do ảnh hưởng biến động riêng của từng nhân tố ồD Y(xi) với i=1,2,3…
DY > ồD Y(xi)
Sở dĩ như vậy , vì ngoài phần ảnh hưởng biến động riêng của từng nhân tố , còn có phần ảnh hưởng biến động đồng thời của chúng (DY(c)) đến chỉ tiêu phân tích . Do vậy, muốn cho bất phương trình trên thì phải cộng (DY(c))vào vế phải của nó
DY = ồD Y(xi) + DY(c)
Theo phương pháp này , nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến Z có:
+Do tác động của nhân tố X:
DZ(x) = X0.Y0.(ix –1 )
+Do tác động của nhân tố Y:
DZ(Y) = X0. Y0 .( iY – 1)
+Do tác động đồng thời của cả hai nhân tố ;
DZ(c) = DZ - (DZ(x) + DZ(Y) )
+Do tác động tổng hợp của cả hai nhân tố đến Z:
DZ = DZ(x) + DZ(Y) +
e- Phương pháp Ponomajewa:
Phương pháp này không đòi hỏi một quy ước nào, vì thế nó khắc phục được hạn chế mang tính giả định của các phương pháp trên. Tuy nhiên ,phương pháp này chỉ áp dụng được đối với các phương trình dạng tích. Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến Z ta có:
+Do tác động của nhân tố X
+Do tác động của nhân tố Y:
+Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố :
DZ = DZ(x) + DZ(Y)
Chương III
Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty Sông Đà 12 giai đoạn 1996-2001 và dự đoán giai đoạn 2002-2003.
I Khái quát về tình hình phát triển của công ty Sông Đà 12.
1. Quá trình hình thành và phát triển công ty.
Công ty xây dựng Sông Đà 12 là doanh nghiệp nhà nước, đơn vị thành viên của Tổng công ty xây dựng Sông Đà được thành lập lại theo quyết định số 135A\BXD-TCLD ngày 26\5\1993 của bộ xây dựng.
Tiền thân của công ty là công ty cung ứng vật tư trực thuộc tổng công ty xây dưng Sông Đà, được thành lập theo quyết định số217\BXD-TCCB ngày 01\2\1980 . Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, có thể chia quá trình hoạt động và phát triển của công ty thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1980-1990.
Giai đoạn này Công ty hoạt động trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nhiệm vụ và kế hoạch được giao trực tiếp từ tổng công ty. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công ty là: tiếp nhận vật tư, thiết bị toàn bộ máy móc nhập khẩu của nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình từ Hải Phòng vận chuyển về Sông Đà sau đó tổ chức bảo quản và cấp phát theo yêu cầu sản xuất của công trường.
*Quy mô tổ chức.
Do tiến độ thi công trong giai đoạn này luôn luôn đòi hỏi khối lượng công việc lớn ,nên qui mô công ty cũng phải thay đổi để đáp ứng được nhu cầu của công việc, đến cuối năm 1990 công ty có 10 xí nghiệp và 2 trạm trực thuộc công ty.. .
*Những thành tích đã đạt được:
- Sản xuất và lắp ráp hoàn thiện toàn bộ hệ thống của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và các công trình phụ trợ và khu dân dụng.
- Khối lượng sản phẩm tính chủ yếu bảo quản hàng năm:
+ Tiếp nhận, vận chuyển thiết bị từ Hải Phòng-Sông Đà: 245.925 tấn.
+ Sản xuất gỗ các loại: 207.470 m.2
+ Cung ứng xi măng: 108.000 tấn.
+ Gia công cơ khí: 4,85 tỉ đồng.
- Các loại quỹ được bảo toàn và phát triển: Quỹ phát triển sản xuất đạt 1,8 tỉ đồng, quỹ phúc lợi đạt 700 triệu đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 15%-20%.
Giai đoạn 1990-1995:
Giai đoạn này, cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước được chuyển đổi mạnh mẽ từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn này, bên cạnh những ngành nghề truyền thống, công ty đã phát triển thêm nhiều ngành nghề mới như:
- Xây dựng các công trình công nghiệp, công cộng nhà ở và xây dựng khác.
-Xây dựng công trình giao thông, bưu điện.
-Xây dựng đường dây tải điện và trạm biến thế đến 220KV.
-Xây lắp cầu, bến cảng và sân bay.
-Vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ và đường bộ.
-Hoạt động quản lí kinh doanh nhà ở.
-Xuất nhập khẩu thiết bị, xe máy, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu..v.v..
*Qui mô tổ chức
Trong giai đoạn này, lực lượng cán bộ công nhân viên toàn công ty bình quân là 2130 người được sắp xếp tổ chức thành 10 xí nghiệp và 2 trạm trực thuộc công ty.
*Những thành tích đạt được:
Cung ứng kịp thời các vật tư, thiết bị phục vụ cho công trình Thuỷ điện Yaly, Vĩnh Sơn, Học viện xã hội học Cămpuchia, thuỷ điện Sêlabăm (Lào).
Khối lượng sản phẩm chủ yếu hoàn thành tính bình quân năm:
+ Tiếp nhận, vận chuyển vật tư thiết bị: 17.462 tấn.
+ Sản xuất gạch : 1.072.000 viên.
+ Xẻ gỗ thành khối : 9.430 m3.
+ Xây lắp: đã thi công và hoàn thành tốt các công trình xây lắp như:Trung tâm văn hoá giáo dục, Tiểu khu BaLa (Hà Đông) ,Tiểu khu Nhật Tân (Hà Nội), Trường văn hoá nghệ thuật Tây Bắc .v.v.
Giai đoạn từ 1996 đến nay.
Từ năm 1996 trở đi, sản xuất kinh doanh của công ty bắt đầu có bước phát triển nhanh chóng. Công ty tiếp tục thực hiện theo định hướng phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá ngành nghề và sản phẩm. Đặc biệt trong giai đoạn này phát triển ngành nghề mới như : sản xuất bao bì, sản xuất cột điện li tâm, tiếp nhận nhiệm vụ sản xuất xi măng Sông Đà và may xuất khẩu.
*Qui mô tính chất sản xuất.
Đầu năm 1996 công ty có 6 đơn vị trực thuộc:Nhà máy xi măng Sông Đà; Xí nghiệp xây lắp điện nước 12-2; Xí nghiệp xây lắp 12-5; Xí nghiệp xây lắp Sông Đà 12-4; Xí nghiệp may Sông Đà và một chi nhánh VTTB Qui Nhơn.
Nhưng do yêu cầu nhiệm vụ của công ty có nhiều đổi mới về qui mô và cơ cấu tổ chức ,nên cho đến nay công ty có 9 đơn vị là các chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc công ty với các ngành nghề sản xuất kinh doanh như:
-Các đơn vị chuyên sản xuất công nghiệp :
+ Nhà máy xi măng Sông Đà (Giá trị sản xuất năm 1996: 26.393 triệu; năm 1997: 64.411 triệu, năm 1998: 67.323 triệu.v.v.
+ Xí nghiệp sản xuất bao bì.
+ Xí nghiệp may Sông Đà.
-Các đơn vị có chức năng sản xuất kinh doanh tổng hợp nhiều ngành nghề như: kinh doanh, xây lắp, vận tải, sửa chữa và gia công cơ khí, kinh doanh VTTB, sản xuất bao bì .v.v.
+Chi nhánh Hoà Bình.
+ Xí nghiệp Sông Đà 12-1.
-Các đợn vị chuyên xây lắp:
+ Xí nghiệp 12-2.
+Xí nghiệp 12-5
-Các đơn vị chuyên vận tải kết hợp kinh doanh VTTB:
+ chi nhánh Hải Phòng
+ Chi nhánh Quảng Ninh
*Những thành tích đã đạt được:
Nhờ chiến lược phát triển, mở rộng ngành nghề sản xuất hợp lí và đúng thời cơ cho nên tổng giá trị sản xuất kinh doanh của công ty luôn đảm bảo mức độ tăng trưởng từ 6%-10% hàng năm.
Đối với công tác xây lắp:
Từ chỗ chưa bao giờ thầu xây lắp, trong giai đoạn này công ty đã xây dựng được một đội ngũ lớn mạnh, nhận thầu nhiều công trình xây dựng như: công trình dân dụng, công nghiệp công cộng, công trình thuỷ lợi, công trình giao thông.v.v. có qui mô vừa và nhỏ có đòi hỏi chất lượng kĩ thuật cao, tính chất thi công phức tạp và tham gia một số gói thầu và một số các công trình lớn như: xây dựng nhà máy xi măng Bút Sơn, trung tâm kĩ thuật báo Hoa học trò; Nhà thi đấu thể dục thể thao Nam Định.v.v.
Sản xuất xây lắp không ngừng tăng trưởng trong những năm qua, giá trị sản xuất xây lắp năm 1996 đạt 14 tỉ đồng; trong những năm tiếp theo đạt từ 50-60 tỉ đồng/năm( năm 1997: 50,8 tỉ; năm 1998: 63,48 tỉ; năm 1999: 58,344 tỉ; năm 2000: 41,8 tỉ; năm 2001: 45,670 tỉ)
Sản xuất công nghiệp:
Đây là lĩnh vực sản xuất mới đối với công ty, nhưng qua 8 năm hoạt động, công ty đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ:
+ Sản xuất xi măng đạt: 84.000 tấn/năm.
+ Sản xuất vỏ bao 16 triệu sản phẩm/năm.
+ Sản xuất cột điện các loại 2500-3000 cột/năm.
Kinh doanh vật tư thiết bị và xuất nhập khẩu: đây là ngành nghề truyền thống của công ty, từ khi bước sang cơ chế thị trường công ty đã không ngừng phát triển mở rộng thị trường kinh doanh ra bên ngoài tổng công ty, kết hợp kinh doanh vật tư thiết bị với kinh doanh vận tải. Giai đoạn này tỉ trọng giá trị kinh doanh chiếm từ 45%-47% tổng giá trị sản xuất kinh doanh.
Vận tải và sửa chữa gia công cơ khí: giai đoạn này công ty đã nhận thầu vận chuyển vật tư thiết bị cho các công trình như:
+ Tiếp nhận vận chuyển thiết bị toàn bộ dây chuyền nhà máy xi măng Hoàng Thạch.
+ Tiếp nhận vận chuyển vật tư, thiết bị toàn bộ nhà máy xi măng Bút Son
Đây là 2 gói thầu với nhiều thiết bị siêu trường, siêu trọng, có yêu cầu kĩ thuật phức tạp, song công ty đã thực hiện đảm bảo tiến độ tuyệt đối an toàn và được chủ đầu tư đánh giá cao. Công tác sửa chữa và gia công cơ khí, công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra, đảm nhận thi công-gia công lắp ráp nhiều công trình công nghiệp quan trọng như: nhà xưởng liên doanh Sông Đà-JURONG; xưởng sản xuất bao bì xi măng Hải Phòng; đóng mới đoàn xà lan boong nổi 1000 tấn đạt chất lượng cao.v.v.
* Về công tác đầu tư:
Để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của công ty, trong những năm qua công ty đã thực hiện tốt các dự án đầu tư, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động:
- Đầu tư xây dựng xí nghiệp sản xuất bao bì với công xuất 16 triệu sản phẩm/năm; giải quyết việc làm cho hơn 500 lao động.
-Đầu tư xưởng sản xuất cột điện li tâm đạt trên 3000 sản phẩm/năm; giải quyết việc làm cho hơn 50 công nhân.
- Đầu tư xây dựng cảng công nghiệp tại chi nhánh Hải Phòng để thay thế cảng cũ đã bàn giao cho liên doanh Sông Đà-JURONG.
Tháng 8\2000 công ty tiếp nhận xí nghiệp may Sông Đà giải quyết hơn 600việc làm cho người lao động.
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu vốn, lao động của công ty XD Sông Đà 12 giai đoạn 1996-2001
Chỉ tiêu
đơn vị
1996
1997
1998
1999
2000
2001
1.Vốn sản xuất kinh doanh
Trđ
158651
160971
192537
180382
238758
280191
1.1 Vốn ngân sách
Trđ
26570
26372
23207
23024
16736
16000
1.2 Vốn tự bổ sung
Trđ
4876
4410
5911
4918
5821
5972
1.3 Vốn lưu động
Trđ
33529
33548
56556
48918
100372
138749
1.4 Vốn cố định
Trđ
93676
96641
106863
106222
115829
119470
2.Số CN bình quân
Người
1514
1940
1839
1857
2666
2710
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Sông Đà 12.
Đặc điểm sản phẩm chủ yếu của công ty.
Từ ngày thành lập đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Sông Đà 12 không ngừng được mở rộng và phát triển cả về quy mô lẫn cơ cấu. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, công ty còn phát triển nhiều loại sản phẩm khác nhằm thực hiện mục tiêu đa dạng hoá hình thức sản xuất kinh doanh.
Cụ thể:
*Đối với sản xuất công nghiệp :sản phẩm chính của công ty là sản xuất xi măng Sông Đà; sản xuất vỏ bao xi măng; sản xuất sản phẩm may xuất khẩu; sản xuất cột điện li tâm; khai thác cát xây dựng.v.v.
*Đối với hoạt động sản xuất xây lắp: đây là ngành nghề mới đối với công ty, nhưng với sự cố gắng của cán bộ nhân viên trong công ty nên kết quả sản xuất do hoạt động này tạo ra chiếm một tỉ lệ đáng kể trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh của công ty. Sản phẩm chủ yếu của hoạt động xây lắp rất đa dạng và phong phú như: xây dựng các công trình dân dụng; xây dựng các công trình công cộng; công trình giao thông; công trình đường dây và trạm biến áp; xây dựng các nhà máy thuỷ điện.v.v.
*Đối với hoạt động kinh doanh: các sản phẩm chủ yếu của hoạt động này là kinh doanh các vật tư thiết bị; tiêu thụ sản phẩm công nghiệp( như tiêu thụ xi măng Sông Đà, tiêu thụ sản phẩm may mặc.v.v.).
*Đối với hoạt động kinh doanh vật tư thiết bị và xuất nhập khẩu: đây là ngành nghề truyền thống của công ty. Trong những năm qua, giá trị sản xuất kinh doanh mà ngành nghề này tạo ra đóng góp vào tổng giá trị sản xuất kinh doanh một tỉ lệ đáng kể, thường chiếm từ 7-10% tổng giá trị sản xuất kinh doanh. Các sản phẩm mà hoạt động kinh doanh vật tư thiết bị và xuất nhập khẩu thường là nhập khẩu cho các dự án đầu tư; xuất khẩu hàng may mặc; kinh doanh vật tư thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp, sản xuất xây lắp.v.v.
*Đối với hoạt động vận tải, sửa chữa và gia công cơ khí: giá trị sản xuất mà hoạt động này tạo ra cũng chiếm một tỉ lệ từ 7% -10% tổng giá trị sản xuất kinh doanh của công ty. Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của ngành nghề này thường là vận tải vật tư thiết bị cho các công trình nội bộ phục vụ tổng công ty; kết hợp kinh doanh vận tải với kinh doanh vật tư thiết bị; thực hiện nhận vận chuyển các vật tư thiết bị cho các công ty khác nếu có yêu cầu. Hoạt động sửa chữa và gia công cơ khí thường là sửa chữa cơ khí; sửa chữa và gia công các công trình công nghiệp; đóng mới đoàn xà lan.v.v.
Như vậy, ta có thể thấy công ty xây dựng Sông Đà 12 trong những năm qua đã phát triển không ngừng cả về số lượng lẫn chất lượng. Từ chỗ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chỉ phục vụ cho tổng công ty. Nhưng hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không những phục vụ cho tổng công ty mà còn cung cấp các sản phẩm xây lắp, sản phẩm công nghiệp, vận chuyển.v.v. cho các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Bảng 1.2 Các chỉ tiêu chủ yếu làm giảm trừ doanh thu và lợi nhuận của công ty XD Sông Đà 12 giai đoạn 1996-2001
Chỉ tiêu
Đơn vị
1996
1997
1998
1999
2000
2001
1.Các khoản giảm trừ
-Giảm giá hàng bán
-Hàng bán bị trả lại
-Giảm trừ khác
Trđ
Trđ
Trđ
Trđ
6869
896
2460
3513
15899
1590
2940
11369
20311
1640
3808
14863
11083
1546
2567
6970
20485
1750
3565
15170
21188
1260
2950
16970
2. Giá vốn hàng bán
Trđ
167400
193450
222410
176595
224950
230795
3.Tổng chi phí tiêu thụ
Trđ
11542
14087
24900
28790
43434
59410
b.Đặc điểm về tổ chức sản xuất
Từ khi bước vào nền kinh tế thị trường, cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty luôn luôn được củng cố và kiện toàn để đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với mục tiêu xây dựng công ty có chức năng tổng hợp. Đa dạng hoá ngành nghề sản phẩmvà xây dựng các đơn vị trực thuộc thành những đơn vị có chức năng chuyên sâu, vững mạnh trên cơ sở phát huy quyền làm chủ tập thể của cán bộ công nhân viên, quyền chủ động sáng tạo, thế mạnh theo vùng và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của từng đơn vị trực thuộc để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. Cơ cấu tổ sản xuất của công ty gồm trụ sở công ty tại Hà nội và các chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc gồm 15 đầu mối như sau:
* Trụ sở công ty tại Hà nội :tổng số cán bộ công nhân viên là 80 người
* Các đơn vị sản xuất công nghiệp:
1 . Nhà máy xi măng Sông đà -Hoà bình:
Chức năng chính: Sản xuất và tiêu thụ xi măng PCB30,PCB40.
2 .Nhà máy thép Việt ý
Chức năng nhiệm vụ chính: Chuyên sản xuất và kinh doanh thép chất lượng cao
Khối lượng sản phẩm : 150-200tấn /năm
3 . Xí nghiệp may Sông đà:
Chức năng nhiệm vụ chính : may xuất khẩu, may tiêu thụ trong nước
4 . Xí nghiệp sản xuất bao bì
Chức năng chính: Sản xuất và tiệu thụ sản phẩm bao bì các loại
*Các đơn vị sản xuất kinh doanh kinh doanh tổng hợp
1Chi nhánh công ty tại Hoà bình
Chức năng chính :Nhận thầu xây lắp các công trình, kinh doanh vật tư thiết bị và vận tải thuỷ bộ, sản xuắt vỏ bao xi măng, sửa chữa và gia công cơ khí.
2 . Xí nghiệp Xây lắp vật tư - vận tải Sông Đà 12-1
Chức năng nhiệm vụ chính: nhận thầu xây lắp các công trình, kinh doanh vật tư thiết bị và vận tải bộ
3 . Xí nghiệp xây lắp điện nước Sông Đà 12-2
Chức năng nhiệm vụ chính :Nhận thầu xây lắp các công trình điện nước , sản xuất cột điện li tâm.
4 .Xí nghiệp xây lắp vật tư vận tải Sông Đà 12-5
Chức năng nhiệm vụ chính:Nhận thầu xây lắp các công trình
5 .Xí nghiệp kinh doanh vật tư và xây lắp Sông Đà 12-6
Chức năng nhiệm vụ chính : Nhận thầu xây lắp các công trình,
Kinh doanh vật tư thiết bị và vận tải bộ
6 .Chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh
Chức năng chính : Tiêu thụ và kinh doanh thép
7 .Chi nhánh công ty tại Na Hang
Chức năng chính: Nhận thầu xây lắp các công trình, cung ứng vật tư nhiên liệu thiết bị.
8 .Chi nhánh công ty tại miền trung
Chức năng chính : Nhận thầu xây lắp các công trình, cung ứng vật tư thiết bị, tiêu thụ và kinh doanh thép.
9 .Chi nhánh công ty tại Sơn La
Chức năng chính : Nhận thầu xây lắp các công trình, cung ứng vật tư , vận tải ,tiêu thụ và kinh doang thép.
* Các đơn vị vận tải thuỷ
1 .Chi nhánh công ty tại Hải phòng
Chức năng chính : Vận tải thuỷ, bộ ,kinh doanh vật tư thiết bị và nhận thầu xây lắp, sửa chữa và gia công cơ khí
2 .Chi nhánh công ty tạt Quảng ninh
Chức năng chính : Kinh doanh vận tải thuỷ và vật tư
c . Đặc điểm về lao động và bộ máy quản lý của Công ty
Từ khi tách ra thành một công ty độc lập hạch toán sản xuất kinh doanh trực tiếp thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà. Để đạt được mục tiêu đa dạng hoá các ngành nghề sản xuất kinh doanh, Công ty Sông Đà 12 đã nhiều lần thay đổi để có một cơ cấu gọn nhẹ.
Hiện nay, nhằm tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh bên cạnh các xí nghiệp như: Xí nghiệp Sông đà 12-1; Xí nghiệp sản xuất bao bì; Xí nghiệp may Sông đà...Công ty còn thành lập thêm nhà máy thép việt-ý. Lực lượng lao động bình quân toàn công ty năm 2000 là 2666 người trong đó: Kỹ sư và cử nhân: 140 người, lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp: 312 người, Công nhân kỹ thuật: 1914 người, lao động khác: 300 người
Năm 2001, lực lượng lao động bình quân toàn công ty là 2710 người trong đó: lao động có trình độ đại học là 200 người, lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp 378 người, công nhân kỹ thuật 1875 người, lao động khác 257 người.
-Cơ cấu tổ chức của ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- S0001.doc