Vận dụng mô hình toán kinh tế phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xây Dựng Lũng Lô

LỜI MỞ ĐẦU Hai mươi lăm năm cuối thế kỉ, Thế giới đã có những biến chuyển trên mọi lĩnh vực trong đó có Kinh tế. Đặc biệt với Việt Nam, sau khi chiến tranh kết thúc, đó chính là thời điểm để nước ta bước vào công cuộc xây dựng lại đất nước. Sau ổn định chính trị, Kinh tế chính là vấn đề hàng đầu, Việt Nam từ một nước có nền kinh tế chậm phát triển ở những năm sau chiến tranh, nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước nên đã dần dần được phục hồi và phát triển, nến kinh tế chuyển từ bao

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng mô hình toán kinh tế phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xây Dựng Lũng Lô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấp sang nền Kinh tế thị trường. Với sự thay đổi và các chính sách thích hợp mà nước ta đã trở thành nước có nền kinh tế đang phát triển, thu hút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam, nhiều nước trên thế giới trước kia còn cấm vận Việt Nam về kinh tế bây giờ đã mở cửa chào mừng Việt Nam. Ngày 7/11/2006 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng là Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), đánh dấu bước chuyển mình mới của kinh tế Việt Nam với nhiều cơ hội và thách thức mới. Hiện nay, Việt Nam đang trong qúa trình hội nhập quốc tế, theo xu thế đó nền kinh tế đất nước đang dần có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ và Nhà nước cũng thay đổi nhiều chính sách để phù hợp với sự phát triển của đất nước và bắt kịp các nước trên thế giới. Nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập Nhà nước đã có nhiều chính sách để thu hút đầu tư phát triển như: Khuyến khích tư nhân tham gia vào hoạt động kinh tế, mở cửa thị trường nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài, bắt tay là bạn với tất cả các nước trên thế giới, bãi bỏ hàng rào thuê quan với các hàng nhập khẩu… Bên cạnh đó để đứng vững trong cạnh tranh, các doanh nghiệp phải đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và đạt mức sản lượng tối ưu nhất. Trong năm 2008 vừa qua và năm 2009 đã qua đi được một vài tháng, với sự suy thoái chung của Kinh tế Thế giới mà Việt Nam cũng không năm ngoài, đã có những khó khăn nhất định đối với đất nước nói chung và với mỗi Doanh nghiệp nói riêng. Trước tình hình đó, Nhà nước và Chính phủ đã có những chính sách, biện pháp và đồng nghĩa với điều đó là sự thay đổi trong điều kiện kinh doanh đối với mỗi Doanh nghiệp. Sản lượng luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm, chú trọng. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh luôn đặt ra các câu hỏi: Làm thế nào để đạt được mức sản lượng tối ưu, phù hợp với yêu cầu cần có của Doanh nghiệp? và sản lượng thì phụ thuộc vào những yếu tố đầu vào nào, kết hợp các yếu tố đầu vào như thế nào thì đật hiệu quả nhất… là vấn đề nhất thiết cần quan tâm để giải quyết được vấn đề trên! Tính cấp thiết của đề tài Tất cả các doanh nghiệp dù là của Nhà nước hay tư nhân thì đều có một mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt đến mục đích này, các Doanh nghiệp phải giải quyết bài toán các yếu tố đầu vào, đạt được mức sản lượng tối ưu dựa trên nguồn lực Công ty. Ngày nay, các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng được đánh giá là ngành kinh tế kỹ thuật hết sức quan trọng của đất nước. Nó góp phần tạo tiền đề vật chất – kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và những tài sản cố định mới tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển. Vì vậy, sản lượng mà ngành xây dựng tạo ra có vai trò quan trọng không chỉ đối với bản thân Công ty mà còn đối với cả đất nước. Sản lượng đóng vai trò quan trọng và nó phản ánh hoạt động sản xuất của Công ty đang ở tình trạng nào, các kết hợp đầu vào đã hiệu quả chưa. Vấn đề đặt ra là Công ty phải làm gì để đạt mức sản lượng tối ưu. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên và qua thời gian thực tập tại Công ty Xây dựng Lũng Lô, chuyên đề thực tập với đề tài: “Vận dụng mô hình toán kinh tế phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xây Dựng Lũng Lô” nhằm đi sâu tìm hiểu vấn đề sản xuất của Công ty. Từ đó vận dụng vào thực tế, đưa ra những dự báo và giải pháp. Phương hướng giải quyết Đề tài sử dụng bộ số liệu của Công ty Xây dựng Lũng Lô từ năm 2005 đến 2008. Để hoàn thành đề tài, chuyên đề đã sử dụng phân tích kinh tế, phân tích thống kê và mô hình kinh tế lượng. Phần mềm được sử dụng trong phân tích là Eviews. Kết cấu đề tài Chuyên đề gồm 3 phần: CHƯƠNG 1: Giới thiệu chung về Công ty và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Xây Dựng Lũng Lô CHƯƠNG 2: Phương pháp luận CHƯƠNG 3: Khái quát CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ 1.1. Giới thiệu về Công ty Xây Dựng Lũng Lô 1.1.1. Sự ra đời, quá trình hình thành và phát triển Công ty xây dựng Lũng Lô là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập ngày 16/11/1989 theo quyết định số 294/QĐ-QP ngày 16/11/1989 của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Đến năm 1993, căn cứ theo nghị định Chính phủ số 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Bộ Quốc Phòng đã ra quyết định số 577/QĐQP ngày 26/08/1993 về việc thành lập Công ty Xây dựng Lũng Lô. Năm 1996, căn cứ vào luật Doanh nghiệp Nhà nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩ Việt Nam thông qua ngày 20/04/1995, Bộ Quốc Phòng đã ra quyết định số 466/QĐQP ngày 17/04/1996 về việc tổ chức tại Công ty Xây dựng Lũng Lô trên cơ sở sát nhập các Doanh nghiệp bao gồm: Công ty xây dựng Lũng Lô; Xí nghiệp Khảo sát thiết kế và Tư vấn xây dựng; Công ty xây dựng 25/3 thuộc binh chủng Công binh – BQP. Quá trình hình thành và phát triển của công ty xây dựng Lũng Lô, với số vốn ban đầu được Nhà nước giao còn ở mức khiêm tốn, tài sản nhỏ bé và không đồng bộ, đội ngũ cán bộ chưa qua đào tạo quản lí kinh tế, vừa làm việc vừa học. Tuy nhiên, trong gần 20 năm qua, Công ty Xây dựng Lũng Lô đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, trở thành doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, có thương hiệu, có uy tín trên thị trường, đựoc Nhà nước công nhận là doanh nghiệp cấp I vào năm 1999. Công ty Xây dựng Lũng Lô đã nhận thầu và hoàn thành hàng trăm dự án lớn nhỏ của Nhà nước và của Bộ Quốc Phòng, các dự án đã nhanh chóng đưa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả, đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng và phát triển Đất nước. Đặc biệt có nhiều dự án trọng điểm cấp Nhà nước đã hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng đem lại hiệu quả và uy tín cho Công ty. Đến nay số vốn tự bổ sung đã lên tới 64 tỷ đồng, gấp 19 lần so với năm 1996 (là năm sát nhập 3 Doanh nghiệp với số vốn là 3,45 tỷ đồng). Kể từ khi thành lập mô hình hoạt động của Công ty Xây dựng Lũng Lô là Doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, trong đó các Xí nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc, thực hiện cơ chế điều hành tập trung quản lý chặt chẽ bên cạnh đó có phân cấp và ủy quyền cho các đơn vị cấp dưới thực hiện tổ chức sản xuất và tự chủ, tự chịu trách nhiệm nên các đơn vị Xí nghiệp thành viên đã từng bước ổn định và phát triển như hiện nay. Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm giúp đỡ của Thường vụ, Đảng ủy và Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Công binh, biên chế tổ chức của Công ty đã dần được củng cố ổn định, từng bước phát huy hiệu quả trong công tác điều hành từ trên xuống dưới đơn vị cơ sở. Công tác đầu tư đã đựoc quan tâm chú trọng đến giải pháp công nghệ chuyên nghành sâu, thiết bị hiện đại có năng suất lao động cao hơn, đáp ứng cho nhiều dự án lớn có tình chất phức tạp về kĩ thật và yêu cầu tiến đọ gập. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kĩ thuật và công nhân có tay nghề cao đã được chú trọng trong nhiều năm qua. Đến nay, lực lượng này đã phát triển về số lượng và chất lượng tốt đáp ứng được nhiệm vủ sản suất kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh, hội nhập và phát triển trong tương lai. Trước tình hình và nhiệm vụ mới của Quân đội, năm 2002, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng đã ra quyết định số 77/QĐBQP ngày 11/06/2002 về việc thành lập Lữ đoàn công binh công trình dự bị động viên 253 trên cơ sở khung dự bị động viên của Công ty Xây dựng Lũng Lô nhằm nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ dự bị động viên trong thời bình của cán bộ chiến sĩ công ty xây dựng Lũng Lô cũng như gắn công tác huấn luyện sự bị động viên tại địa phương nơi tuyển quân, các năm qua, lữ đoàn đã huấn được 02 đợt quân dự bị với tổng quân số huấn luyện trên 600 lượt cán bộ chiến sĩ đảm bảo chất lượng, thời gian, nội dung huấn luyện theo quy định cấp trên. Giấy chứng nhận Doanh nghiệp hạng I do Bộ Quốc phòng cấp. Trong suốt quá trình hoạt động từ khi thành lập đến nay, Công ty Xây dựng Lũng Lô luôn luôn hoàn thành xuất sắc cả hai nhiệm vụ Quốc phòng và Kinh tế. Thành tích hoạt động của đơn vị đã được Nhà nước và Bộ Quốc Phòng, Bộ Tư lệnh Công binh,… tặng nhiều huân chương, huy chương, bằng khen, và nhiều tặng phẩm thi đua khác. 1.1.2. Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề Kinh doanh của Công ty Xây dựng Lũng Lô Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Công ty được giao: Xây dựng các công trình có tính chất đặc thù An ninh-Quốc phòng; Rà phá bom mìn và xử lý vật liệu nổ; Cứu sập, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai; Thực hiện nhiệm vụ lữ đoàn nhiệm vụ động viên 253. Ngành nghề Kinh doanh: Thi công xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi và các công trình ngầm, sân bay, cảng sông biển; Duy tu, tôn tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình bảo tồn, bảo tàng và di tích lịch sử; Thi công xây lắp các công trình đường dây và trạm biến áp đến 35 KV; Đầu tư phát triển hạ tầng và kinh doanh nhà; Tư vấn, khảo sát, thiết kế xây dựng; Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; Khảo sát, dò tìm và xử lý bom, mìn, vật nổ; Xây lắp đường cáp quang (các công trình bưu điện - viễn thông); Lắp đặt, sửa chữa hệ thống cấp thoát nước; Sản xuất kinh doanh bê-tông nhựa nóng; Khai thác quặng sắt; Khai thác quặng Bô-xít; Khai thác kim loại quý hiếm; Khai thác cát, sỏi, đất sét. 1.2. Tình hình sản xuất Kinh doanh của Công ty 1.2.1. Đặc điểm hoạt động Sản xuất Kinh doanh * Khái niệm sản xuất xây dựng Sản xuất xây dựng (SXXD) là hoạt động của những người lao động thuộc ngành xây dựng tác động vào đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm xây dựng cần thiết cho xã hội, nhầm phục vụ sản xuất và đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao của mọi thành viên trong xã hội. Sản xuất xây dựng bao gồm những hoạt động. + Thăm dò, khảo sát, thiết kế + Xây dựng mới, xây dựng lại công trình + Cải tạo mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa công trình + Sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc + Lắp đặt thiết bị máy móc vào công trình… * Đặc điểm của sản xuất xây dựng Sản xuất xây dựng thường được tiến hành theo đơn đặt hàng cho từng trường hợp cụ thể vì vậy Sản xuất xây dựng rất đa dạng, sản phẩm có tính cá biệt, đơn chiếc (các ngành khác thường sản xuất hàng loạt). Sản xuất xây dựng mang tính lưu động cao. Các công trình xây dựng thường được tiến hành trên địa bàn khác nhau vì thế nó gây khó khăn cho nhà thầu trong quá trình thi công các công trình về việc vận chuyển máy móc trang thiết bị, nhân công phục vụ cho quá trình thi công. Sản xuất xây dựng được tiến hành ngoài trời, chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu, địa hình thi công. Đặc điểm này liên quan đến tiến độ thực hiện, vì vậy khi thi công cần thiết lập tiến độ thi công hợp lý, tránh thi công trong điều kiện thời tiết xấu. Sản xuất xây dựng liên quan đến nhiều ngành sản xuất khác. * Đặc điểm chung của sản phẩm xây dựng Sản phẩm xây dựng là những công trình xây dựng, vật kiến trúc…, có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính chất đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm dài, do đó vốn chu chuyển chậm. Sản phẩm xây dựng cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (máy móc, thiết bị thi công, người lao động…) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm, nơi sản xuất sản phẩm cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm xây dựng từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Sản phẩm Xây dựng phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn được chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt… Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức, quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho đảm bảo chất lượng công trình đúng như kế hoạch dự toán. 1.2.2. Tình hình Sản xuất Kinh doanh của Công ty 1.2.2.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty Để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định cho Công ty thì mỗi một Công ty nói chung phải xây dựng cho mình một cơ cấu kinh tế hợp lý và phát huy được các thế mạnh của Công ty mình. Trong những qua Công ty đã có nhiều thuận lợi để phát triển và cũng đứng trước nhiều thách thức, khó khăn do điều kiện trong nước, nội bộ trong Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh cũng như toàn nền kinh tế mang lại. * Thuận lợi Đảng ủy, Thường vụ, Thủ trưởng Bộ Tư Lệnh và các cơ quan chức năng binh chủng thường xuyên quan tâm, chỉ đạo công ty trong việc thực hiện nhiệm vụ năm 2008. Biên chế tổ chức của Công ty trong năm đã được củng cố, kiện toàn tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành của công ty. Cán bộ, công nhân viên, người lao động qua nhiều năm hoạt động đã tích lũy được những kinh nghiệm nhất định thực hiện các dự án lớn, đòi hỏi kỹ thuật phức tạp tạo điều kiên thuận lợi cho việc triển khai các dự án lớn. Công ty đã và đang tham gia các dự án lớn, đảm bảo được công việc trong năm 2008 tạo được uy tín trong việc tiếp cận các dự án khác đảm bảo công ăn việc làm trong những năm tiếp theo. Tốc độ phát triển của nền kinh tế nhanh dẫn đến nhu cầu xây dựng về nhà ở tăng nhanh. Tốc độ đô thị hóa nhanh làm cho nhu cầu về mở rộng đường xá, xây dựng cầu cống cũng theo đó mà tăng lên với tốc độ khá cao. * Khó khăn Trong năm 2008 Công ty triển khai thi công nhiều công trình trọng điểm trong điều kiện thi công khó khăn, yêu cầu kỹ thuật cao, sức ép tiến độ hoàn thành công trình lớn. Trong 6 tháng đầu năm lạm phát tăng cao trên cả nước, giá cả thị trường có nhiều yếu tố bất lợi, giá vật liệu, nhiên liệu tăng cao (giá thép và xi-măng tăng 20%, giá nhiên liệu tăng 50%, giá vật liệu nổ tăng 170%); tiếp theo 6 tháng cuối năm, thị trường thiểu phát tác động xấu tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Chính phủ đã cắt, giãn tiến độ một loạt các dự án gây ảnh hưởng lớn đến công tác triển khai các dự án công ty đang thi công cũng như cơ hội tiếp xúc với các dự án khác. Thực trạng tài chính của Công ty còn nhiều khó khăn, nợ phải trả lớn, nhiều dự án đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán được với chủ đầu tư. Công tác thanh toán của các chủ đầu tư chậm dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yêu dựa vào vốn vay. Lãi suất cho vay trong 6 tháng đầu năm tăng cao, cơ hội tiếp xúc với các nguồn vay khó khăn (trong kì chỉ vay được 59.523.754.970 VND) dẫn đến có những lúc thiếu nguồn cho sản xuất kinh doanh. Năm 2008, Công ty cũng như các xí nghiệp phải chịu những áp lực cạnh tranh lớn trên thị trường xây dựng cơ bản. Đặc biệt là với các Xí nghiệp thành viên, năng lực trang bị thi công hạn chế, xuống cấp chưa có điều kiện đầu tư trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất. Năm 2008, nước ta chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ làm cho nguồn vốn của Công ty gặp khó khăn. 1.2.2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 Các công tác Điều hành và Quản lý *) Công tác Điều hành và Quản lý sản xuất Ngay từ đầu năm, căn cứ kế hoạch được giao, Công ty đã duyệt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm cho từng đơn vị thành viên, làm cơ sở để triển khai đánh giá kết quản hoàn thành nhiệm vụ của từng đơn vị trong từng thời gian cụ thể. Chỉ đạo, theo dõi chặt chẽ công tác nghiệp vụ. Thực hiện đúng quy trình về quản lý công tác kế hoạch. Áp dụng thống nhất hệ thống mẫu biểu báo cáo phục vụ công tác quản lý, điều hành trong toàn Công ty. Trong năm, Công ty đã duy trì nghiêm chế độ báo cáo, giao ban từ đó có hướng quản lý điều hành tốt nhất. Trước diễn biến thị trường, Công ty đã chỉ đạo các đơn vị tích cực thu hồi vốn, giải quyết các khoản nợ phải trả; tạm dừng hoặc giãn tiến độ đối với một số dự án (Thủy điện Sông Tranh 2, Công trình thủy điện Huội Quảng); tiến hành điều phối về tài chính cho các Xí nghiệp gặp khó khăn. Công ty đã thường xuyên bám sát, chỉ đạo việc triển khai nhiệm vụ của các Công trường trực thuộc và các Xí nghiệp thành viên, chỉ đạo các đơn vụ xem xét và lựa chọn đấu thầu các Dự án có vốn, tập trung vào các Dự án RPBM để giải quyết nhanh chóng khó khăn về mặt tài chính. Tổng số hợp đồng ký trong 12 tháng của năm 2008: Hợp đồng (HĐ) với tổng giá trị: 146.164 tỷ. Trong đó: + Xây lắp: 5 HĐ Giá trị: 45.108 tỷ + Bom mìn: 102 HĐ Giá trị: 90.038 tỷ + KSTK & TVXD 1 HĐ Giá trị: 1.018 tỷ Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tưng bước đã tuân thủ các quy định của Nhà nước, BQP và Binh chủng. Công tác đầu tư bất động sản: Công ty đang triển khai các bước để xây dựng Dự án đầu tư Bất động sản tại đường 3/2 – TP.HCM và 1000 Hoàng Quốc Việt – Hà Nội. Thực hiện tốt công tác chuẩn bị và tham gia hội chợ, triển lãm tại Ban Mê Thuột và Điện Biên đảm bảo an toàn, đạt mục đích, yêu cầu đề ra và được ban tổ chức của Bộ Quốc Phòng khen thưởng. *) Công tác Quản lý các Dự án trọng điểm của Công ty và Xí nghiệp Công trường đê chắn sóng Dung Quất: Công trường đã kết thúc thi công phần việc cung cấp vật liệu cho nhà thẩu chính Van Oord vàongày 03/05/2008, hoàn thành vượt tiến độ thi công 3 tháng 28 ngày so với yêu cầu trong hợp đồng. Đã cùng với nhà thầu chính Van Oord bàn giao công trình cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng ngày 16/06/2008. Đối với HĐ số 08/HĐKT/VR-LLC: Đã nộp điều chỉnh dự toán cho chủ đầu tư, tiếp tục làm việc để hoàn thiện hồ sơ, quyết toán Công trình trong tháng 12 năm 2008. Dự án Thủy điện A Vương: Công trình đã hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu chủa chủ đầu tư, bàn giao công trình và nhiệm thu cơ sở ngày 21/09/2008 và nghiệm thu cấp Nhà nước ngày 25/09/2008. Hiện nay, Công ty đang kết hợp cùng với Xí nghiệp VT & TC cơ giới tiến hành hoàn thiện hồ sơ hoàn công và hồ sơ quyết toán của toàn bộ dự án Thủy điện A Vương. Công trình KB1-K7/Dự án CT229: Đã hoàn thành đúng dự kiến vào tháng 12/2008 vừa qua. Dự án nạo vét âu tầu Song Tử Tây: Tổ chức thi công đúng tiến độ kế hoạch đã định, hoàn thành công trình vào ngày 30/06/2008 và đã tổ chức vận chuyển toàn bộ thiết bị vào đất liền an toàn. Dự án đường TTBG: Tuyến đồn 679 - Đắc Sú tỉnh Kon Tum: Đã thực hiện xong 100% công tác đào nền trên toàn bộ tuyến đúng tiến độ yêu cầu. Tuyến đồn 707 – 709 ( km51-km68) : đã thành lập ban điều hành thi công dự án; tiến hành vận chuyển máy móc vào công trườngvà chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng thi công khi chủ đầu tư bàn giao thiết kế. *) Công tác Quản lý vốn Nhà nước tại các Công ty Cổ phần Công ty đã duy trì thực hiện được quy chế quản lý vốn Nhà nước tại các Công ty Cổ phần. Công tác báo cáo của các đồng chí được giao quản lý vốn ở các Công ty Cổ phần đã dần đi vào nề nếp. Công ty Cổ phần Lũng Lô 2 đã xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với yêu cầu phát triển của Thị trường. Công ty Cổ phần Vu-Trac: Doanh thu 13,011 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 1,357 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Lũng Lô 5 đã hoàn thành các thủ tục pháp lí đưa Công ty vào hoạt động theo đúng quy định, các Cổ đông đã thực hiện góp vốn theo đúng kế hoạch. Công ty đã tiếp nhận quản lý vốn Nhà nước tại công ty Cổ phần Gốm sứ 51 vào ngày 10/10/2008 đúng thủ tục. *) Công tác đổi mới doanh nghiệp Đã hoàn thành bước quán triệt ưquyết định số 339/QĐ-TTG, phương án sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc BQP giai đoạn 2008-2010 và các chỉ thị hướng dẫn của BQP. Triển khai các văn bản hướng dẫn của BQP, BTL về việc triển khai thực hiện chỉ thị số 75/CT-BQP, sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp thuộc binh chủng, phổ biến các tài liệu có liên quan đến chuyển đổi Doanh nghiệp. Thành lập ban đổi mới và củng cố doanh nghiệp của Công ty, các tiểu ban đổi mới doanh nghiệp của các Xí nghiệp thành viên. Lập kế hoạch triển khai, tổ chức chuyển đổi công ty. Báo cáo BTL phê duyệt. Đã triển khai khảo sát,năm tình hình về công tác hoạt động sản xuất Kinh doanh cũng như tình hình tài chính của tất cả các Xí nghiệp thành viên để phục vụ công tác đổi mới Doanh nghiệp, hiện tại đang tiến hành khảo sát khối Văn phòng Công ty. Lập đề án chuyển đổi toàn khối Văn phòng Công ty. b. Kết quả Tài chính + Tổng giá trị sản lượng: 352,853 tỷ đạt 103 % Kế hoạch năm + Tổng giá trị Doanh thu: 528,259 tỷ đạt 104 % Kế hoạch năm + Lợi nhuận : 18,846 tỷ đạt 106 % Kế hoạch năm + Tỷ suất lợi nhuận/D.Thu: 5%( không tính 151,2 tỷ Doanh thu hợp đồng 08/HĐKT/LLC-VRR) + Tỷ suất lợi nhuận/Vốn N.N: 0,31 ( 31%) + Lương bình quân của người lao động: 2.390.000 đồng/người/tháng + Đầu tư khác của Công ty: Giá trị cổ phiếu, trí phiếu Ngân hàng Cổ phần Quân đội: 1,201 tỷ (106.720 cổ phiếu và 230 trái phiếu) Giá trị góp vốn dự án nhà máy xi măng Mỹ Đức: 2,8 tỷ Giá trị góp vốn Công ty Cổ phần Lũng Lô 5: 3,6 tỷ (2,7 tỷ bằng tiền và 0,9 tỷ giá trị thương hiệu) chiếm 10%. Giá trị góp vốn Công ty Cổ phần Vu-Trac: 8,977 tỷ chiếm 21,37%. Giá trị góp vốn Công ty Cổ phần Lũng Lô 2: 6,817 tỷ chiếm 37,8%. Giá trị góp vốn Công ty Cổ phần gốm sứ 51: 1,5975 tỷ. Những mặt hạn chế Trước diễn biến khó khăn, công tác điều hành của Công ty còn có nhiều lúng túng, tính dự báo chưa cao, chưa lường hết được dự báo tài chính dẫn đến công tác điều phối công việc và đảm bảo tài chính chưa kịp thời. Công tác báo cáo tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng số liệu báo cáo của các đơn vị thành viên còn thiếu trung thực, gây khó khăn cho công tác tổng hợp. Thời gian nộp báo cáo còn chậm, chưa đúng với thời gian quy định. Trong năm toàn Công ty đã đạt được các chỉ tiêu theo kế hoạch. Nhưng bên cạnh đó còn có những Xí nghiệp chưa đạt được kế hoạch. Cá biệt có những Xí nghiệp 2 đến 3 năm liền không hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, làm ăn thua lỗ như Xí nghiệp Xây dựng CTGT phía Bắc, Xí nghiệp XĐCT ngầm. Việc giải quyết tồn đọng còn kéo dài dẫn đến ảnh hưởng lớn đến công tác điều hành Sản xuất Kinh doanh. Công tác nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành ở một số đơn vị chậm mặc dù đã thành lập ban thu hồi công nợ dẫn đến thiếu vốn cho Sản xuất Kinh doanh. Một số dự án do các Xí nghiệp thành viên quản lý, tổ chức thi công không đảm bảo tiến độ (Dự án Thủy điện Bản Cốc, Krông H’năng – Xí nghiệp XDCT ngầm, Công trình KB1-K7, thủy điện Sao Va, đường 470 của Xí nghiệp Xây dựng phía Bắc…) Các chủ đầu tư nhiều lần phải có ý kiến với Công ty và Thủ trưởng Bộ Tư lệnh(BTL). Công tác Đầu tư nâng cao năng lực thiết bị, nhân lực tại một số Xí nghiệp còn chưa được chú trọng dẫn đến tình trạng phải thuê lại thầu phụ tỷ lệ cao dẫn đến lợi nhuận thấp. Công tác điều hành và quản lý ở một số các dự án còn bộc lộ nhiều thiếu sót như: Điều hành lúng túng, quản lý không chặt chẽ làm phát sinh chi phí dẫn đến có thể gây lỗ. Việc chấp hành quy chế quản lý, hoạt động sản xuất Kinh doanh của một số Xí nghiệp và công trường còn thực hiện chưa nghiêm. Đặc biệt đối với việc chấp hành các quy định về quy chế quản lý hoạt động Tài chính. Về Công tác quản lý vốn tại các Công ty cổ phần: Các nội dung báo cáo định kì của người đại diện quản lý vốn của Công ty ở các Công ty Cổ phần còn chậm, chất lượng báo cáo chưa cao. Công tác kiểm tra của ban kiểm soát chưa thực hiện được theo đúng chức trách nhiệm vụ. Công tác Bảo toàn và Phát triển vốn Nhà nước tại công ty Cổ phần Gốm sứ 51 còn nhiều yếu kém. Tính đến thời điểm 30/11/2008 đã lỗ 1,2 tỷ. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN Khái quát chung về hàm sản xuất và hàm chi phí 2.1.1. Lý luận chung về hàm sản xuất với hai yếu tố đầu vào Sản xuất là việc kết hợp các đầu vào để tạo ra đầu ra, hàm sản xuất biểu thị mức sản lượng nhiều nhất mà doanh nghiệp có thể sản xuất được với mỗi tập hợp đầu vào xác định và với một trình độ công nghệ nhất định. Hàm sản xuất mô tả các tập hợp đầu vào khả thi về mặt kỹ thuật khi doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề đặt ra như: sản lượng sẽ thay đổi thế nào khi đầu vào thay đổi? có thể tăng đầu vào đến vô hạn không? Có thể tăng tất cả các đầu vào trong cùng một thời điểm không? Ta có dạng hàm sản xuất với hai yếu tố đầu vào x1, x2 Y=Q=f(x1,x2) Bên cạnh hàm sản xuất, hàm chi phí cũng là một hàm được các doanh nghiệp rất chú ý. Để đạt được hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ hàm sản xuất của mình để tối thiểu hoá chi phí sản xuất. hàm chi phí mô tả mối quan hệ giữa mức sản lượng sản xuất ra và tổng chi phí tối thiểu của các đầu vào sử dụng để sản xuất ra mức sản lượng đó. Hàm chi phí này có thể biểu thị là: TC=TC(Q, w1, w2)=x1. w1+x2. w2 với w1, w2 là giá của đầu vào x1, x2. Bài toán của công ty trong trường hợp một đầu ra và hai đầu vào có thể phát biểu như bài toán chọn đầu ra và các đầu vào để cực đại lợi nhuận. Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì cả ba giá trị p, w1, w2 là những tham số cho trước được xác định trong các thị trường sản phẩm và thị trường yếu tố đầu vào tương ứng, ta có các điều kiện cực đại là: Suy ra ta có Ở đây MPi là sản phẩm cận biên của đầu vào i, nó được hiểu là thay đổi trong lượng đầu ra trên một đơn vị thời gian cho thay đổi trong lượng yếu tố đầu vào trên một đơn vị thời gian, tất cả các đầu vào (yếu tố sản xuất khác) giữ nguyên. Điều kiện này có nghĩa rằng sản phẩm biên của mỗi đầu vào phải bằng giá đầu vào thực của nó, tức là giá đầu vào chia cho giá đầu ra. Từ hai điều kiện trên và hàm sản xuất xác định được đầu ra cực đại lợi nhuận và các đầu vào. Từ đó xác định được MRTSjk là tỷ suất thay thế kỹ thuật cận biên giữa các đầu vào j, k, MRTS là tỷ lệ mà một đầu vào có thể thay thế cho đầu vào kia để giữ nguyên mức sản lượng, được định nghĩa là tỷ số giữa các sản phẩm biên của đầu vào. MRTSik=MPj/MPk=w1/w2 j,k=1,2 Trong trường hợp hai đầu vào ta có: MRTS12= w1/w2 Khái quát đối với doanh nghiệp có nhiều yếu tố đầu vào Hàm sản xuất với nhiều yếu tố đầu vào y=f(x1,x2…..xn) Tương tự ta có được các điều kiện cần thiết để tìm ra kết hợp tối ưu cho doanh nghiệp để tối đa háo lợi nhuận. Với các đầu vào làm cực đại lợi nhuận thì khi thay đổi trong cầu yếu tố thứ j với một thay đổi trong đầu vào thứ k băng thay đổi trong cầu yếu tố thứ k với một thay đổi trong giá đầu vào thứ j. Với j#k, các đầu vào j và k là thay thế nếu là dương và chúng bổ sung nếu đạo hàm riêng này âm. Một tập hợp các kết quả khác là các điều kiện dấu đối với các đầu vào và đầu ra cực đại lợi nhuận. Từ đây ta tìm được điều kiện tối đa hóa lợi nhuận * Tổng quát ta xét Để lựa chọn đầu ra cực đại thì ta phải có Như vậy, điều kiện cấp 1 để chọn đầu ra cực đại là chi phí sản xuất biên phải bằng giá của một đơn vị đầu ra. Điều kiện cấp 2 là: Vậy tổng hợp các điều kiện là giá bằng chi phí biên mà tại đó chi phí biên đang tăng lên 2.1.3. Mô hình phân tích chi phí Sử dụng các mô hình mô tả công nghệ sản xuất của doanh nghiệp để phân tích ta mới chỉ đạt được tối ưu về kỹ thuật, chưa tính tới các điều kiện bên ngoài là thị trường đầu vào. Đối với các doanh nghiệp giá cả các yếu tố sản xuất là điều rất quan trọng. Đây là nguồn thông tin doanh nghiệp không thể bỏ qua khi lựa chọn mức sử dụng các yếu tố. Với một công nghệ nhất định, các doanh nghiệp chỉ được phép sử dụng các yếu tố đầu vào trong một chừng mực nhất định. Vì vậy, doanh nghiệp phải chọn các sử dụng tổ hợp các yếu tố đầu vào một cách tốt nhất. Tức là doanh nghiệp phải giải hai bài toán. Hoặc là: với mức sản lượng dự kiến sản xuất, doanh nghiệp phải sử dụng đầu vào sao cho chi phí thấp nhất? hoặc là: với kinh phí đầu tư ấn định ban đầu, doanh nghiệp phải sử dụng đầu vào thế nào để sản lượng cao nhất? Việc giải hai bài toán trên chính là việc phân tích tối ưu về mặt kinh tế của quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Khi giải quyết vấn đề các mô hình xác định và phân tích chi phí cũng sẽ giúp ta phản ánh được trạng thái công nghệ của doanh nghiệp và tác động của thị trường các yếu tố sản xuất. Gọi Q là mức sản lượng dự kiến sản xuất. Doanh nghiệp sử dụng các đầu vào X(x1,x2…..xn) để sản xuất Q. Ta có ràng buộc về sản lượng F(x1,x2,…xn)≥Q. Chi phí cần bỏ ra là: với các biến nội sinh TC, x1, x2…..xn, biến ngoại sinh là Q, w1…..wn 2.2. Một số chỉ tiêu phân tích * Khái niệm sản lượng Sản lượng của đơn vị cơ sở là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích do lao động của đơn vị đó làm ra trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Giá trị sản lượng của hoạt động xây dựng của đơn vị cơ sở bằng giá trị sản xuất của các công việc xây lắp, các hoạt động sửa chữa nhà cửa, vật kiến trúc…, được tiến hành trong năm. Sản lượng hay chính là tổng giá trị sản xuất kí hiệu là: GO GO= (1) Doanh thu tiêu thụ sản phẩm xây lắp (2) Chênh lệch số dư cuối kỳ (- ) số dư đầu kì về chi phí xây lắp dở dang (3) Các khoản thu do bán phế liệu, phế phẩm (4) Giá trị sản xuất của hoạt động kiểm soát thiết kế (5) Giá trị sản xuất của hoạt động sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc. (6) Doanh thu phụ không có điều kiện bóc tách (7) Tiền thu được do thuê máy thi công có người điều khiển đi theo. Khoản thu nhập do làm tổng thầu và giá trị nguyên vật liệu do bên A đưa tưới đã sử dụng vào công trình. * Khái niệm và đặc điểm vốn cho sản xuất kinh doanh Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn sản xuất kinh doanh thì đều phải có vốn nhất định gọi là vốn kinh doanh. Vốn kinh doanh được phản ánh trên hai giác độ. + Vốn kinh doanh gồm những gì (tài sản) + Nguồn hình thành vốn kinh doanh (ngồn vốn) Trong kinh doanh vốn là công cụ cần thiết hàng đầu để doanh nghiệp thực hiện ý định kinh doanh của mình, rất nhiều người đã không thể tham gia kinh doanh vì không đủ vốn. Nói cách khác nó được ví như là “chiếc rìu” của ông tiều phu. Theo quan điểm của khoa học kinh tế chính trị: Vốn được hiểu là Tư Bản bất biến gồm tất cả các yếu tố ban đầu được đầu tư cho một quá trình sản xuất, là nhà xưởng, là tư liệu sản xuất, là máy móc công nghệ. Vốn có các vai trò sau: + Xác định quy mô của đơn vị sản xuất, quy mô quá trình sản xuất + Đóng góp vào giá trị sản phẩm được sản xuất một phần giá trị của nó trong quá trình sản xuất + Trong quá trình sản xuất, cùng với hàng hóa vốn tham gia vào quá trình tạo ra giá trị thặng dư. + Trong quá trình liên tục của nhiều quy trình sản xuất vốn thể hiện vai trò như một hàng hóa. Vốn kinh doanh bao giờ cũng là cơ sở tiền đề để doanh nghiệp tính toán hoạch định các chỉ tiêu và kế hoạch kinh doanh. Vì vậy vốn kinh doanh có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. * Đặc điểm Lao Động Có thể khẳng định Lao động là một trong ba yếu tố không thể thiếu của quá trình sản xuất, quản lý, lao động tốt góp phần không nhỏ vào sự thành đạt và phát triển của Công ty. Xuất phát ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21790.doc
Tài liệu liên quan