Phần một
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1 Mô hình 5 lực lượng của Michael Porter
Cạnh tranh nội bộ ngành( doanh nghiệp và các đối thủ hiện tại)
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ+ Tình trạng ngành : Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ,số lượng đối thủ cạnh tranh...+ Cấu trúc của ngành : Ngành tập trung hay phân tán
+ Cá
12 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3452 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Vận dụng mô hình 5 lực lượng của M.Porter phân tích vị thế của thuỷ sản VN khi thâm nhập thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c rào cản rút lui
Đối thủ tiềm ẩn
Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố :+ Sức hấp dẫn của ngành
+Những rào cản gia nhập ngành
Nhà cung ứng
Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp : khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp (Switching Cost).
Thông tin về nhà cung cấp : Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp.
Khách hàng, nhà phân phối
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
Khách hàng được phân làm 2 nhóm:
+Khách hàng lẻ
+Nhà phân phối
Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành
+ Quy mô
+Tầm quan trọng
+Chi phí chuyển đổi khách hàng
+Thông tin khách hàng
1.5 Sản phẩm thay thế
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành
2. Vai trò của ngành thủy sản
Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia
Vai trò của ngành thuỷ sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế
Vai trò của ngành thuỷ sản trong an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo
3. Thị trường Hoa Kỳ
3.1 Thông tin chung
- Vị trí địa lý
- Dân số
3.2 Kinh tế Hoa Kỳ
-GDP
- Cơ cấu kinh tế
- Quan hệ kinh tế với Việt Nam
+ Xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Hoa kỳ :
- cơ cấu
- Kim ngạch
+ Hiệp định thương mại Việt Mỹ
3.3 Thủy sản Hoa Kỳ
- Năng lực khai thác, nuôi trồng, chế biến
- Hệ thống tiêu thụ, xu hướng, mức tiêu thụ
-Xuất nhập khẩu thủy sản của Hoa Kì
Phần 2
VẬN DỤNG MÔ HÌNH NĂM LỰC LƯỢNG CỦA M. PORTER PHÂN TÍCH VỊ THẾ CỦA THỦY SẢN VIỆT NAM KHI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
Khái quát thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ
2. Vận dụng mô hình năm lực lượng của M.Porter phân tích vị thế của thủy sản Việt Nam khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ
2.1 Áp lực cạnh tranh từ nhà cung ứng
- Người dân cũng như nhà KH SX ra nhiều nguồn giống chất lượng cao
- Đã có nhiều nhà máy Chế biến thức ăn tinh cho ngành
- Công nghệ chế biến ngày càng cao
- Các dịch vụ tín dụng tốt, thuận tiện cho các doanh nghiệp
2.2 Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam (chiếm 20,4% sau EU và Nhật Bản).Kim ngạch xuất khẩu sang Hoa kỳ năm tháng đầu năm 2008 đạt 158 triệu USD. Với lượng mua lớn như vậy, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ có áp lực lớn đối với thủy sản Việt Nam
2.2.1Áp lực về chất lượng
2.2.2Các rào cản thương mại
+ Thuế quan
Biểu thuế đối với một số mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ
Mã thuế
Mặt hàng
Nằm trong diện hưởng quy chế quan hệ thương mại bình thường (NTR)
Không nằm trong diện hưởng quy chế quan hệ thương mại bình thường (Non- NTR)
0301
Cá tươi sống
0%
0%
0302
Các bộ phận còn lại sau khi cắt philê tươi hoặc đông lạnh
0%
2,2 – 4,4 cent/kg
0304
Philê cá, thịt cá đã lóc xương tươi hoặc đông lạnh
0%
Một số 0%, một số 5,5 cent/kg
0305
Cá khô, ướp muối, xông khói
4-7%
25 – 30%
0305.13
Tôm các loại đông lạnh
0%
0%
0305(14-24)
Thịt cua đông lạnh
7,5%
15%
0307
Các loại nghêu sò
0%
0%
0307 60
Ốc
5%
20%
1601- 1604
Các loại thực phẩm chế biến từ cá
0,9 – 6 cent/kg
6,6 – 22 cent/kg
1605-10.05
Cua chế biến chín
10%
20%
1605-10.20
Thịt cua
0%
22,5%
1605-30.05
Tôm hùm chế biến
10%
20%
Việt Nam gặp nhiều khó khăn sau 2 vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa và tôm. Các mặt hàng này đã bị áp thuế chống bán phá giá khiến giá bán tăng lên ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của các mặt hàng này
+ Các rào cản kĩ thuật
Quy định của Hoa Kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm
Quy định về kiểm soát dư lượng hoá chất trong các sản phẩm thuỷ sản
Hàm lượng thuỷ ngân trong cá ngừ
Các mức xử lý đối với thực phẩm có khuyết tật
Quy định của Hoa Kỳ về kiểm dịch
Quy định của Hoa Kỳ về nhãn mác
Quy định của Hoa Kỳ về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
Quy định của Hoa Kỳ về truy xuất nguồn gốc sản phẩm
2.3 Ap lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
- Chi phí gia nhập ngành thủy sản không cao, nên có nhiều áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
- Sản phẩm thủy sản chế biến phụ thuộc vào khẩu vị sở thích của người tiêu dùng nên nếu đối thủ nào có công thức chế biến mới đặc trưng, phù hợp sở thích của người tiêu dùng có thể ra nhập ngành và có khả năng cạnh tranh cao
Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm chủ lực của Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ là cá ngừ, tôm, cá tra, cá basa.
Ngành thủy sản có chủng loại sản phẩm rất phong phú, nên những sản phẩm chủ lực của Việt Nam gặp nhiều sự cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế như:
- Cá phi lê, tôm hùm của Canada
- Cá nheo, cá rô phi của Hoa Kỳ
- Cá bống tượng
- Cá điêu hồng
- Cá rô phi Đài Loan
- Cá chim trắng
Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
số lượng đối thủ cạnh tranh : Hiện nay VN gặp nhiều sự cạnh tranh không chỉ từ các nước xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ mà còn từ chính các nhà sản xuất nội địa Hoa Kỳ
Hiệp hội cá nheo Mỹ: Hoa Kỳ là một trong số ít quốc gia có nguồn lợi hải sản giàu có và phong phú vào bậc nhất thế giới.Công nghiệp chế biến thuỷ sản khổng lồ của Hoa Kỳ được phân bố ở khắp các bang. Các doanh nghiệp, nhà nuô trồng thủy sản liên kết với nhau thành hiệp hội, được hưởng nhiều ưu đãi từ chính phủ,và cùng đối phó với những sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài.
Thái Lan là nước xuất khẩu tôm số 1 vào thị trường Hoa Kỳ. Giá trị tôm xuất khẩu vào Hoa Kỳ chiếm 57,3% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Thái Lan. Riêng mặt hàng tôm sú đông lạnh bóc vỏ chiếm 35% tổng giá trị xuất khẩu tôm. Đây là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất về tôm của Mỹ, được người tiêu dùng ưa chuộng nhất.
Êcuađo là bạn hàng lâu đời của Hoa Kỳ với sản phẩm quen thuộc là tôm chân trắng nuôi. Trước đây, khi Thái Lan chưa chiếm lĩnh thị trường thì tôm chân trắng Êcuađo luôn chiếm thị phần lớn nhất.
Canađa coi Hoa Kỳ là “thị trường nhà” vì họ cũng là thành viên quan trọng của “Hiệp ước tự do mậu dịch Bắc Mỹ”. Hoa Kỳ luôn chiếm trên 60% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Canađa. Năm 2000 vị trí độc tôn của Canađa lần đầu tiên bị Thái Lan uy hiếp, nhưng vẫn còn chiếm 19,3% thị phần. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Canađa là cá philê, tôm hùm.
Trung Quốc đứng thứ 5 về khối lượng tôm xuất khẩu sang Mỹ, đứng thứ 6 về giá trị vì tôm Trung Quốc có giá thấp. Sản phẩm tôm của Trung Quốc xuất sang Mỹ phần lớn là tôm chân trắng nhập nội được nuôi phổ biến ở tỉnh Quảng Đông và một số địa phương khác.
Một số nước châu Á khác
Cấu trúc ngành : Thủy sản là ngành phân tán, có nhiều quốc gia cùng tham gia thị trường này nhưng k có quốc gia nào giữ vị trí độc tôn chi phối các quốc gia còn lại nên sự cạnh tranh rất lớn
Rào cản rút lui của Thủy sản việt nam cũng không phải dễ dàng do vai trò của ngành thủy sản
Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư : Thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam, đòi hỏi chi phí đầu tư lớn về nhà máy, dây chuyền công nghệ chế biến
Ràng buộc với người lao động : mang lại công ăn việc làm cho rất nhiều ngư dân
Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan : đóng góp vào ngân sách quốc gia
Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch : Nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế của quốc gia
Phần 3:
CÁC KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
Đối với chính phủ
Củng cố quan hệ giữa Việt nam và Hoa Kì
Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận và tìm hiểu thị trường Mỹ
Nhà nước cần có chính sách đầu tư, tín dụng ưu đãi cho lĩnh vực nuôi trồng, sản xuất hàng thủy sản xuất khẩu, tăng cường công tác kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm
Khuyến khích đầu tư từ nước ngoài
Điều chỉnh tỉ giá có lợi cho xuất khẩu khi cần
Tăng cường các hoạt động kiểm tra giám sát chất lượng thủy sản xuất khẩu để không gây tổn hại đến hình ảnh thủy sản Việt Nam
Đối với Bộ Thuỷ sản cần nhanh chóng soạn thảo và ban hành Quy chế Truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuỷ sản nhằm quy định trách nhiệm và quyên hạn của các đơn vị liên quan tới hoạt động mã hóa và truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản.
Bộ Thủy sản cần có quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải đăng ký thương hiệu hàng hóa trước khi xuất khẩu thủy sản sang thị trường
nhà nước cần xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước và các tổ chức liên kết của các doanh nghiệp (như Hiệp hội, Câu lạc bộ doanh nghiệp, Hội nghề nghiệp...) để giải quyết các tranh chấp thương mại và đàm phán
Làm tốt công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Đối với doanh nghiệp trong ngành thủy sản
Tìm hiểu rõ luật pháp cũng như những rào cản thương mại của Hoa Kì đối với thủy sản Việt Nam
Phát huy tối đa những lợi thế mà Việt Nam có được. bên cạnh đa dạng hóa sản phẩm cần tập trung xây dựng chiến lược cho những sản phẩm chủ lực.
Có kế hoạch Marketing thâm nhập thị trường Hoa kỳ cụ thể, xây dựng quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp.
Chủ động trong nguồn nguyên liệu bằng cách tổ chức nuôi hoặc kí hợp đồng nuôi với nông dân để đảm bảo nguồn cung cấp đều đặn tránh tình trạng thừa, thiếu hoặc không đảm bảo chất lượng
Chú ý đến công tác nghiên cứu, tạo ra nhiều sản phẩm với cách thức chế biến và hương vị mới
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24755.doc