MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi mà toàn cầu hoá ngày càng phát triển thì hội nhập Kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu đối với mỗi một Quốc gia.Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó.Từ sau đổi mới đến nay đến nay,Việt Nam đã mở rộng quan hệ với rất nhiều Quốc gia khác trên thế giới. Nhờ vậy mà trình độ phát triển kinh tế ở nước ta tăng nhanh trong những năm qua.Và Nhật Bản được xác định là một trong những thị trường hàng đầu trong quan hệ Thương mại quốc tế của Việt Nam đó chính là Nhật Bản.
Vi
74 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các Doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia có nhiều nét tương đồng về bề dày lịch sử,văn hoá ,bởi vậy từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đã có những bước phát triển đầy ấn tượng. Nhật Bản hiện là đối tác Thương mại lớn nhất,nhà cung cấp vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất và là nhà đầu tư hàng đầu của Việt Nam.Với những cơ sở đó, Nhật Bản luôn được xem là thị trường xuất nhập khẩu số một của Việt Nam. Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản chính là mặt hàng thuỷ sản. Xuất khẩu thuỷ sản đã đạt được những thanh tựu to lớn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước.Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của nước ta sang thị trường Nhật Bản còn gặp nhiều khó khăn bởi Nhật Bản là một thị trường lớn và rất khắt khe, đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao. Hơn thế hàng thuỷ sản của Việt Nam gặp phải rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường Nhật Bản.
Xuất phát từ thực tế đó,với những kiến thức về lý luận và thực tế có được trong quá trình nghiên cứu, tôi muốn đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.Vì vậy mà tôi đã lựa chọn đề tài “ Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ”.
Kết cấu của Báo cáo chuyên đề gồm 3 chương :
Chương I : Lý thuyết “ Chuỗi giá trị ” và vận dụng vào xuất khẩu thuỷ sản
Chương II : Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Chương III : Các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Để hoàn thành được bản báo cáo này, tôi xin chân thành cảm ơn TS-Trần Văn Hoè , giáo viên trực tiếp hướng dẫn tôi. Tôi cũng xin cảm ơn các bác,các cô các chú tại Viện Kinh tế và chính trị thế giới, đặc biệt là thạc sĩ Bùi Trường Giang đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bản báo cáo này.
CHƯƠNG I : LÝ THUYẾT CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ VẬN DỤNG VÀO XUẤT KHẨU THUỶ SẢN
1.1. Lý thuyết chuỗi giá trị
Môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Trong đó Môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hoá,xã hội…Môi trường bên ngoài còn bao gồm cả môi trường quốc gia và môi trường quốc tế. Môi trường bên trong là tổng hợp các yếu tố nội tại của doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố về nhan lực, công nghệ, tài chính, bộ máy quản lý, yếu tố văn hoá, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp…Như vậy môi trường kinh doanh là một tổng thể các quan hệ phức tạp.Các doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh thì chịu sự tác động trực tiếp của môi trường kinh doanh. Do vậy việc phân tích môi trường kinh doanh là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp khi họ tiến hành kinh doanh. Việc phân tích môi trường kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp có thể tránh được những rủi ro có thể xảy ra, đồng thời tạo điều kiện cho họ xây dựng và thực hiện chiến lược thành công cũng như điều chỉnh chiến lược cho phù hợp. Các công cụ phân tích môi trường kinh doanh bao gồm các mô hình phân tích môi trường hiện tại của doanh nghiệp. Một trong những mô hình rất quan trọng và được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp đó chính là mô hình “chuỗi giá trị”.
Mô hình chuỗi giá trị được sử dụng để xác định một cách có hệ thống các thế mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Thông qua việc đánh giá những thế mạnh và điểm yếu đó mà các nhà quản lý có thể hiểu sâu hơn về khả năng của doanh nghiệp. Mô hình được xây dựng dựa trên cơ sở giả định rằng mục tiêu kinh tế cơ bản của doanh nghiệp là tạo ra giá trị. Lượng giá trị ở đây được tính bằng tổng doanh thu của doanh nghiệp. Theo cách phân Chuỗi giá trị, các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp có tác dụng làm tăng thêm giá trị. Khi các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì thì họ phải tién hành một loạt các hoạt động, từ hậu cần đầu vào, sản xuất, hậu cần đầu ra, bán hang, dịch vụ khách hang cho đến các hoạt động hỗ trợ sản phẩm. Mỗi hoạt động trong số đó có thể làm tăng giá trị của sản phẩm hay dịch vụ.Các hoạt động của doanh nghiệp để tạo ra giá trị có thể được phân chia thành hai loại cơ bản là các hoạt động cơ sở và các hoạt động hỗ trợ. Sau đây là mô hình chuỗi giá trị:
Bảng 1 : Mô hình Chuỗi giá trị
Lợi nhuận và doanh thu
Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp
Quản trị nguồn nhân lực
Phát triển công nghệ
Hoạt động thu mua nguyên liệu
Hậu cần đầu vào
Sản xuất
Hậu cần đầu ra
Marketing và bán hàng
Dịch vụ
Các hoạt động cơ sở
● Các hoạt động cơ sở
Các hoạt động cơ sở đóng góp vào việc tạo nên những công cụ về mặt vật lý của sản phẩm, nghĩa là tạo ra những công dụng, hoạt động bán hàng và vận chuyển đến cho người mua, và dịch sau bán hàng. Có năm hoạt động cơ sở là: Hoạt động hậu cần đầu vào, các hoạt động sản xuất, các hoạt động hậu cần đầu ra, hoạt động Marketing và bán hàng, hoạt động dịch vụ khách hàng.
- Các hoạt động hậu cần đầu vào rất quan trọng, nó được thể hiện ở mức độ chắc chắn và ổn định của việc cung cấp nguồn nguyên liệu và hệ thống kiểm soát dự trữ. Có thể nói hoạt động hậu cần đầu vào của doanh nghiệp có tốt hay không sẽ quyết định hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
- Các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được thể hiện ở việc so sánh năng suất của thiết bị với năng suất của các đối thủ cạnh tranh chủ yếu, mức độ tự động hoá của các quá trình sản xuất, hiệu quả của hệ thống điều hành sản xuất trong việc nâng cao chiến lược sản phẩm và giảm giá thành, hiệu quả của mặt bằng sản xuất và bố trí nơi làm việc.
- Các hoạt động hậu cần đầu ra thể hiện ở tính chính xác và hiệu quả của hoạt động giao hàng và cung ứng dịch vụ, hiệu quả của hoạt động dự trữ sản phẩm.
- Các hoạt động Marketing và bán hàng bao gồm các hoạt động nghiên cứu thị trường để xác định khối khách hàng và nhu cầu, hoạt động xúc tiến và quảng cáo sản phẩm, hoạt động đánh giá các kênh phân phối, khả năng của đội ngũ bán hàng, việc phát triển thương hiệu cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, đánh giá mức độ trung thành của khách hàng và mức độ chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp là lớn hay nhỏ.
- Hoạt động dịch vụ khách hàng bao gồm các hoạt động thoả mãn tốt hơn nhu càu của khách hàng như đổi mới sản phẩm, tính kịp thời của việc giải quyết các khiếu nại của khách hàng, có các chính sách bảo hành và bảo hiểm, chất lượng của các hoạt động giáo dục và đào tạo khách hàng, khả năng cung cấp các bộ phận thay thế hay dịch vụ sửa chữa.
●Các hoạt động hỗ trợ
Các hoạt động hỗ trợ có vai trò hỗ trợ cho các hoạt động cơ sở và hỗ trợ lẫn nhau.Các hoạt động hỗ trợ bao gồm hoạt động quản trị nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, hoạt động thu mua nguyên liệu và cơ sở hạ tầng.
- Hoạt động quản trị nguồn nhân lực là tất cả những hoạt động lien quan đến con người, bao gồm hoạt động tuyển dụng, đào tạo và đề bạt tất cả các loại nhân viên, hệ thống tiền lương, môi trường làm việc, hoạt động của tổ chức công đoàn, việc khuyến khích công nhân và mức độ thoả mãn với công việc.
- Việc phát triển công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu và phát triển, mọi quan hệ trong công tác giữa các nhân viên nghiên cứu và phát triển các bộ phận khác, chất lượng của phòng thí nghiệm và các phương tiện nghiên cứu, trình độ và kinh nghiệm của thợ kỹ thuật và các nhà khoa học, các chính sách khuyến khích sang tạo và đổi mới.
- Các hoạt động thu mua nguyên liệu bao gồm việc đa dạng hoá các nguồn cung cấp để tránh việc phụ truộc vào một nhà cung cung cấp duy nhất từ đó gây khó khăn cho doanh nghiệp.Hoạt động thu mua nguyên vật liệu phải nhanh chóng, đúng hạn, với chi phí thấp nhất có thể và có chất lượng đảm bảo.Phải tạo mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp đáng tin cậy. Hoạt động thu mua nguyên vật liệu có tốt hay không đóng góp rất nhiều vào chất lượng sản phẩm sau này.
- Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp bao gồm khả năng thu hút các nguồn vốn với chi phí thấp để đầu tư và bổ xung vào nguồn vốn lưu động , hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định ngắn hạn và dài hạn, tính kịp thời và chính xác của thông tin quản lý về môi trường cạnh tranh, mối quan hệ với người hoạch định chính sách.Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp còn bao gồm khả năng phát hiện ra các cơ hội về thị trường sản phẩm mới và các đe doạ tiềm tàng từ môi trường, chất lượng của hệ thống kế hoạch hoá chiến lược để đạt mục tiêu của doanh nghiệp.
Mô hình chuỗi giá trị được sử dụng để đánh giá tác động của các yếu tố chủ yếu của môi trường bên trong của doanh nghiệp.Từ đó mà các nhà quản lý có thể hiểu hơn về khả năng của doanh nghiệp.
1.2. Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị vào hoạt động xuất khẩu thuỷ sản
Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng đối với các quốc gia trên thế giới. Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại, tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người, đặc biệt là những cư dân vùng ven biển.Xuất khẩu thuỷ sản mang lại giá trị kinh tế cao góp phần tăng trưởng cho nền kinh tế quốc dân của quốc gia xuất khẩu.
1.2.1. Đối với các hoạt động hỗ trợ
1.2.1.1.Hoạt động hậu cần đầu vào
Hoạt động hậu cần đầu vào của ngành thuỷ sản thì cần chú ý trong việc lựa chọn nguồn cung cấp thuỷ sản cho xuất khẩu.Nguồn cung cấp có thể là do nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, hay do đánh bắt hay do nuôi trồng. Ngày nay thì các doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn trong việc nuôi trồng thuỷ sản vì nó thể hiện nhiều tính ưu việt. Trước hết là có thể giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp và có thể giảm chi phí thu mua.Trong quá trình mua nguyên liệu, các doanh nhiệp phải chú ý lựa chọn thuỷ sản co chất lượng tốt, giá cả phải chăng.Ngoài ra, hoạt động hậu cần còn cần chú ý đến việc lựa chọn con giống. Lựa chọn con giống đạt tiêu chuẩn chất lượng coi như là thành công bước đầu của doanh nghiệp.Các hoạt động hậu cần phải được đảm bảo kịp thời và chính xác,có như vậy mới đảm bảo được tiến độ sản xuất của doanh nghiệp, phục vụ cho hoạt động xuất khẩu.
1.2.1.2. Hoạt động sản xuất thuỷ sản
Trong hoạt động sản xuất thuỷ sản thì phải chú ý nhất đến khâu chế biến thuỷ sản. Các doanh nghiệp phải chú trọng tăng cường năng lực chế biến phục vụ xuất khẩu. Muốn vậy thì doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng mới một số cơ sở chế biến, đổi mới công nghệ, đổi mới trang thiết bị, tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên, nâng công suất chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Ngoài ra đối với mặt hàng thuỷ sản, đặc biệt là đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp thì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là vô cùng quan trọng. Đối với hàng thuỷ sản thì tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh là rất khắt khe.Nếu sản phẩm sản xuất ra mà không đúng với tiêu chuẩn thì sản phẩm đó sẽ không được thị trường chấp nhận. Vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản cần chú ý sản xuất đúng với tiêu chuẩn chất lượng mà đối tác yêu cầu.
1.2.1.3. Đối với hoạt động hậu cần đầu ra
Trong ngành thuỷ sản thì hoạt động hậu cần đầu ra là rất quan trọng.Hoạt động hậu cần đầu ra bao gồm các hoạt động đóng gói, bao bì, vận chuyển. Vì đặc điểm của hàng thuỷ sản là tươi sống, ko để được trong thời gian dài. Vì vậy trong hoạt động này cần chú ý nhất đến công tác bảo quản dự trữ thuỷ sản. Nhất là đối với hoạt động xuát khẩu, khi mà thuỷ sản được xuất khẩu ra khỏi biên giới quốc gia, thời gian vận chuyển lâu thì hoạt động bảo quản càng quan trọng. Do hàng thuỷ sản không thể dự trữ được lâu nên cần phải giao hàng nhanh chóng và kịp thời. Ngoài ra việc lựa chọn phương tiện vận chuyển cũng rất quan trọng. Phương tiện vận chuyển phải vừa thuận tiện , vừa nhanh lại vừa có thể bảo quản tốt để hàng thuỷ sản khỏi bị hỏng. Lựa chọn bao bì đóng gói hàgn thuỷ sản cũng rất quan trọng.Nó vừa bảo đảm an toàn cho hàng thuỷ sản, vừa phải phù hợp với đặc tính của từng loại hàng.Nhất là khi các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản thì bao bì đóng gói phải bền và có thể bảo quản được hangf thuỷ sản tốt nhất.
1.2.1.4. Đối với hoạt động Marketing và bán hàng
Trong hoạt động Marketing và bán hàng thì việc nghiên cứu thị trường là quan trọng nhất. Nhất là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản thì hoạt động Marketing hướng ra thị trường quốc tế. Thị trường quốc tế không giống như thị trường nội địa, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu thật kỹ về thị trường đó như tiêu chuẩn về chất lượng đối với hàng thuỷ sản, thói quen tiêu dùng của người dân, yếu tố luật pháp, văn hoá…. Đối với nhiều doanh nghiệp, công tác này vẫn chưa được chú trọng nhiều. Chính vì vậy mà khi tham gia xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường quốc tế, những doanh nhgiệp này đã gặp không ít những khó khăn và trở ngại trong việc tiếp cận thị trường. Nhiều khi nó còn làm cho doanh nghiệp thất bại. Ngoài ra thì các doanh nghiệp phải tạo nên kênh phân phối cho phù hợp với đặc điểm của hàng thuỷ sản, lựa chọn kênh phân phối ngắn nhất.
1.2.1.5. Đối với hoạt động dịch vụ khách hàng
Hoạt động dịch vụ khách hàng là những hoạt động giao hàng, giải quyết khiếu nại của đối tác khi hàng thuỷ sản không đúng chất lượng hay không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.Do đặc điểm của hàng thuỷ sản là rất dễ hỏng và không để được lâu, vì vậy doanh nghiệp cần giao hàng kịp thời và nhanh chóng. Giao hàng đúng chất lượng mà đối tác yêu cầu, có như vậy mới tạo được uy tín với phía đối tác. Đồng thời để cho thuận lợi trong quá trình vận chuyển thì cần phải nâng cấp hệ thống tầu thuyền, có phương pháp bảo quản phù hợp,xây dựng hệ thống cầu cảng đáp ứng được nhu cầu cảu các tầu về chỗ trú đậu, làm cho việc giao hàng được thuận lợi hơn.
1.2.2. Đối với các hoạt động hỗ trợ
- Trước hết là hoạt động quản trị nguồn nhân lực.Hoạt động quản trị nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý và kỹ thuật về công nghệ mới trong sản xuất giống, nuôi cao sản, khai thác, bảo quản sau thu hoạch và về quản lý chuyên ngành, đồng thời tăng cường đào tạo công nhân kỹ thuật về nuôi, khai thác, bảo quản, chế biến và nhân viên tiếp thị.
- Đối với hoạt động phát triển công nghệ thì chủ yếu là tập trung nghiên cứu công nghệ cao về di truyền, chọn giống, nhân giống, công nghệ sinh học, công nghệ xử lý môi trường, công nghệ chuẩn đoán phòng trừ dịch bệnh, công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Ngoài ra doanh nghiệp có thể nhập khẩu các bí quyết công nghệ, công nghệ cao từ các nước phát triển; đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới về nuôi trồng, khai thác và chế biến xuất khẩu.
- Hoạt động thu mua nguyên liệu. Hoạt động này hỗ trợ cho hoạt động hậu cần đầu vào.Trong hoạt động này các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản pahỉ đa dạng hoá nguồn cung cấp thuỷ sản,không chỉ phụ thuộc vào một nhà cung cấp.Có như vậy mới linh hoạt trong hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp còn cần chú ý trong việc lựa chọn con giống, thu mua với giá thấp mà chất lượng thì có thể chấp nhận được. Ngoài ra các doanh nghiệp còn phải lo thủ tục để mua sắm máy móc, xây dưng các cơ sở chế biến, việc đưa ra các chỉ tiêu trong việc mua hàng.
1.3. Đặc điểm thuỷ sản Việt Nam và khả năng vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam
1.3.1. Đặc điểm thuỷ sản Việt Nam
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, việc lưu thông, trao đổi hàng hoá là cần thiết và không thể tránh khỏi.Riêng đối với hàng thuỷ sản,do đặc điểm của hàng thuỷ sản là phục vụ nhu cầu ăn uống của người tiêu dùng, cho nên để đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường, các nước thường đặt ra một số quy định có thể gọi chung là hàng rào Thương mại.Thông thường có bốn loại hàng rào thương mại là: Hàng rào thuế; Hàng rào hạn ngạch QUOT ; Hàng rào kỹ thuật -TBT ; Hàng rào vệ sinh -SPS.
Hàng rào kỹ thuật TBT bao gồm các quy định sau:
- Các chỉ tiêu dinh dưỡng như đạm, mỡ, muối, nước, khoáng chất ? bắt buộc phải đạt theo mức hoặc tỷ lệ nhất định, nhằm đảm bảo dinh dưỡng theo yêu cầu cho người sử dụng hoặc yêu cầu riêng biệt cho một nhóm đối tượng tiêu dùng (như trẻ em, người ăn kiêng ?).
- Các quy định về chủng loại, kích cỡ, khối lượng, cách chế biến, phương pháp ghi nhãn, kiểu cách bao gói, nhằm thoả mãn yêu cầu sử dụng và ngăn chặn việc gian lận thương mại.
- Việc nuôi trồng, đánh bắt nguyên liệu để chế biến ra sản phẩm đó phải không phương hại đến các loài động vật quý hiếm và không làm phương hại đến môi sinh và môi trường.
Còn hàng rào vệ sinh- SPS bao gồm các quy định:
- Gồm những quy định về các loại mầm dịch bệnh không được phép có trong thuỷ sản xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh, nhằm ngăn chặn các dịch bệnh có trong sản phẩm lây lan vào môi trường nuôi của nước nhập khẩu.
- Những quy định về ngăn chặn các mối nguy làm cho thực phẩm thuỷ sản không an toàn vệ sinh.
Mối nguy vật lý : Bao gồm những vật cứng, sắc, nhọn có thể gây thương tích cho hệ tiêu hoá của người tiêu dùng.
Mối nguy sinh học : Bao gồm các loại ký sinh trùng, các loại virut và các loại vi sinh vật gây bệnh.
● Mối nguy hoá học : Là các hoá chất độc hại đến sức khoẻ người tiêu dùng có sẵn trong môi trường tự nhiên hoặc do con người vô tình hay cố ý làm nhiễm vào thực phẩm.
Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển ngành thuỷ sản. Hiện nay thuỷ sản đang là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta.Cùng với khai thác các nguồn lợi cá và hải sản biển, Việt Nam còn có một tiềm năng phong phú về các nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt và nước lợ đã góp phần không nhỏ trong quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa đông tương đối lạnh chủ yếu ảnh hưởng đến Vịnh Bắc Bộ, còn mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều. Lượng mưa trugn bình hàng năm khoảng 1.500 - 2.000 mm. Chế độ khí hậu, thời tiết, các điều kiện tự nhiên đa dạng tạo điều kiện phát triển nuôi trồng thủy sản đa loài, nhiều loại hình
Bờ biển Việt Nam trải dài hơn 3.260 km. Trung bình khoảng 20 km chiều dài bờ biển có một cửa sông thông ra biển. Các cửa sông này chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều khá phức tạp. Ngoài những con sông chảy trực tiếp vào biển, có một số sông chảy qua các đầm phá lớn như phá Tam Giang, Cầu Hai, Lăng Cô, Ô Loan, Thị Nại. Trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 2.860 sông ngòi lớn nhỏ, nhìn chung chảy xiết, do vậy thường làm xói mòn địa hình. Bờ biển của Việt Nam uốn lượn - chỗ nhô ra tạo nên bán đảo nhỏ, chỗ vòng lại hình thành vùng vịnh và cảng lớn.
Việt Nam có nhiều hồ tự nhiên như Hồ Tây (đại diện cho hồ miền đồng bằng); Biển Hồ, Hồ Ba Bể, Hồ Lắk (đại diện cho hồ miền núi). Các hồ đó có mực nước quanh năm ổn định, chu trình vật chất khép kín tự có trong hồ là chính. Diện tích các hồ tự nhiên ở Việt Nam là 20.000 ha. Việt Nam có rất nhiều hồ chứa cỡ trung bình và cỡ nhỏ (hiện chưa kiểm kê hết), một số hồ chứa lớn là Thác Bà, Hoà Bình (ở miền Bắc), Dầu Tiếng, Trị An, Thác Mơ, Sông Hinh (ở miền Nam). Diện tích hồ chứa trên 180 nghìn ha. Tuy nhiên, với vai trò quan trọng trong công tác thuỷ lợi, thuỷ điện và phân lũ, hiện nay nhiều hồ chứa mới đang tiếp tục được xây dựng.
Với những điều kiện thuận lợi như vậy nên ngành thuỷ sản nước ta rất có tiềm năng để phát triển.Nuôi trồng thuỷ sản ven biển phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây : trong các đầm phá; nuôi lồng bè trong các vùng cửa sông và eo vịnh; qua đắp đầm nuôi trên các bãi triều, trên cát và trên các đồng lúa kém hiệu quả. Ðến năm 2001, có khoảng trên 400.000 ha diện tích nuôi nước lợ ven biển với tổng sản lượng nuôi đạt trên 500.000 tấn. Xu hướng nuôi trồng hiện nay là đẩy mạnh thâm canh, hạn chế mở rộng diện tích, đặc biệt diện tích rừng ngập mặn nhằm bảo vệ và phục hồi nơi cư trú tự nhiên ven biển.
Nuôi biển cũng phát triển, tuy chưa mạnh, với hình thức nuôi lồng bè và nuôi quây lưới là phổ biến. Một số nơi do mật độ nuôi dầy, thức ăn dư thừa tích lại gây dịch bệnh. Tình trạng này đã được khắc phục kịp thời, tuy chưa triệt để.
Khai thác thuỷ hải sản vẫn tập trung chủ yếu ở vùng nước nông ven bờ, đến độ sâu 50m. Ở đây tập trung rất nhiều tàu thuyền nhỏ hoạt động đánh bắt khiến cho nguồn lợi có biểu hiện suy giảm, mức độ đánh bắt về cơ bản đã vượt ngưỡng cho phép. Vì vậy, Chính phủ đã chủ trường đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, tăng cường nuôi trồng thuỷ sản ven biển để giảm nhẹ sức ép vào vùng ven bờ, tạo điều kiện phục hồi nguồn lợi.
Ngoài ra, hiện tượng đánh bắt hải sản ở các vùng rạn san hô bằng các phương tiện huỷ diệt vẫn còn tồn tại như dùng mìn, xung điện, hoá chất độc, lưới mắt nhỏ . Vì vậy Chính phủ cần có biện pháp mạnh để xử lý tình trạng trên nếu không các rạn san hô sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Tuy nhiên Việt Nam chưa phát triển nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp nên còn nhiều tiềm năng đất đai để phát triển nuôi trồng. Vì vậy mà chính phủ luôn khuyến khích phát triển nuôi trồng để lấy nuôi trồng bù đắp cho đánh bắt. Việc đưa thành công kỹ thuật nuôi hải sản trên các vùng cát ven biển đã mở rộng triển vọng mới cho việc phát triển vùng nuôi tôm và các hải sản khác theo phương thức nuôi công nghiệp, nhát là vùng duyên hải dọc theo bờ miền Trung.
1.3.2. Vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam
Trong thời gian qua, và cả trong tương lai, ngành thuỷ sản ở Việt Nam vẫn lấy xuất khẩu làm động lực phát triển, coi xuất khẩu thuỷ sản là hướng phát triển mũi nhọn và ưu tiên số một. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ngoài việc tập trung vào các thị trường truyền thống còn phải đẩy mạnh tìm kiếm thị trường mới có nhiều tiềm năng nhằm mở rộng thị trường trên toàn thế giới. Khi sử dụng mô hình chuỗi giá trị để phân tích thì có thể thhấy hoạt động thuỷ sản bao gồm những hoạt động:
1.3.2.1.Hoạt động khai thác, nuôi trồng thuỷ sản
Hoạt động hậu cần đầu vào bao gồm hoạt động khai thác hải sản và thuý sản nội địa
- Hoạt động khai thác hải sản là việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên trên biển và vùng nước lợ. Hoạt động khai thác hải sản ở Việt Nam được tiến hành tập trung trong khu vực ngư trường số 71, khu vực Trung – Tây Thái Bình Dương ,theo bản đồ ngư trường thế giới của FAO. Nhìn chung, nghề khai thác hải sản ở Việt Nam là nghề cá nhỏ, hoạt động ven bờ là chủ yếu. Nhưng các nguồn lợi ven bờ đang có đấu hiệu bị đe doạ, một số laòi hải sản có giá trị kinh tế cao đã bị khai thác quá mức. Do vậy ngành thuỷ sản Việt Nam chủ trương cơ cấu lại nghề khai thác bằng cách khuyến lhách khai thác hải sản xa bờ, đồng thời chuyển một bộ phận ngư dân sang những lĩnh vực hoạt động kinh tế khác như nuôi trồng, kinh doanh, cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá…
- Hoạt động khai thác hải sản xa bờ là hoạt động khai thác hải sản tiến hành ở vùng biển có độ sâu từ 30m trở lên (đối với vùng biển Bắc Bộ , Đông – Tây Nam Bộ, Vịnh Thái Lan ) ,từ 50m trở lên (đối với vùng biển miền Trung )
- Khai thác thuỷ sản nội địa là hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sản trong các song, hồ , đầm phá và các vùng nước ngọt tự nhiên khác. Tổng sản lượng thuỷ sản khai thác nội địa hằng năm dao động từ 200 đến 250 nghìn tấn. Đây là nguồn cung cấp thực phẩm tại chỗ quan trọng cho dân cư, đồng thời cũng có nhiều sản phẩm quý.
1.3.2.2.Hoạt đông chế biến thuỷ sản
Chế biến thuỷ sản được hiểu là chế biến tất cả các loài thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn thu hoạch từ hoạt động khai thác thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản. Chế biến thuỷ sản được phân thành hai nhóm sau:
Chế biến phục vụ tiêu dùng nội địa là hoạt động chế biến thuỷ sản nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Những năm trước đây, do phải nhập dây chuyền đồng bộ từ nước ngoài nên chi phí cho hoạt động chế biến nội địa tương đối cao, giá thành sản phẩm không phù hợp với sức mua của người dân trong nước. Gần đây, ngành thuỷ sản đã chủ động phát triển công nghiệp cơ điện lạnh phục vụ thiết bị cho chế biến thuỷ sản nội địa nên tình trạng này đã được khắc phục. Mặt khác, do mức thu nhập tăng nên nhu cầu tiêu thụ cũng tăng theo, nhiều sản phẩm thuỷ sản chế biến đã không còn phân biệt ranh giới giữa tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
Chế biến sản phẩm xuất khẩu là hoạt động chế biến thuỷ sản nhằm mục tiêu xuất khẩu thu ngoại tệ. Hệ thống các nhà máy chế biến xuất khẩu năm 2001 là 272 nhà máy với năng lực thu hút nguyên liệu khoảng 500 nghìn tấn/năm. Nhờ Áp dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới như công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ surimi, công nghệ ngủ đông trong vận chuyển thuỷ sản tươi sống, công nghệ đông rời IQF… nên xuất khẩu thuỷ sản đã tăng nhanh trong những năm qua. Đông thời nhờ việc tích cực áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, đến năm 2003 đã có 273 doanh nghiệp đạt các điều kiện an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam, 153 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản được công nhận vào danh sách I xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU, 255 cơ sở đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Thuỵ Sỹ và Ca na đa, 248 đơn vị đạt tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, v.v... Việt Nam tạo được thế đứng vững chắc trên thị trường thuỷ sản thế giới.
1.3.2.3. Hoạt động hậu cần đầu ra đối với hàng thuỷ sản
Với địa hình như ở nước ta thì hàng thuỷ sản chủ yếu được vạn chuyển bằng đường biển. Ở nước ta thì chủ yếu là hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang các quốc gia khác trên thế giới, gần đây mới bắt đầu nhập khẩu nhưng khối lượng còn hạn chế.Thị trường xuất khẩu thuỷ sản ở nước ta ngày càng được mở rộng ra nhiều nước và vùng lãnh thổ ở cả 5 châu lục, trong đó Nhật Bản và Mỹ là hai thị trường dẫn đầu. Thị trường Mỹ có tốc độ phát triển nhanh, từ chỗ chỉ chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào năm 1998 đã vươn lên đứng đầu vào năm 2001 với tỷ trọng xấp xỉ 30%.
Tại thị trường trong nước, tiêu thụ bình quân đầu người năm 2001 mới đạt khoảng 19.4 kg/người, còn thấp so với một số nước Đông Nam Á như Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia, Campuchia. Thuỷ sản tiêu thụ nội địa bao gồm phần lớn thuỷ sản nước ngọt và một phần thuỷ sản nước mặn, đa số là sản phẩm giá thấp và trung bình, chủ yếu là hàng tươi sống. Tuy nhiên, khi thu nhập tăng lên, đời sống nhân dân ngày càng cao thì nhu cầu về sản phẩm giá trị cao và sản phẩm chế biến đang tăng lên, đặc biệt là ở các thành phố, khu du lịch. Người dân đã bắt đầu đòi hỏi hàng thuỷ sản có chất lượng cao, bao bì đóng gói thuận tiện.
1.3.2.4.Về thị trường xuất khẩu thuỷ sản
Bộ Thủy sản chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Bộ Thương mại, Ngoại giao trong công tác xúc tiến thương mại và tăng cường công tác thông tin thị trường tăng cường đào tạo cán bộ thị trường và tiếp thị chuyên nghiệp ở các doanh nghiệp, để giữ vững và ổn định thị trường truyền thống, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, đồng thời mở rộng hơn nữa các mặt hàng Việt Nam có khả năng phát triển để xuất ra các thị trường lớn như : Liên minh Châu Âu (EU), Mỹ, Trung Quốc...; giảm tỷ trọng các thị trường trung gian, tăng nhanh tỷ trọng các thị trường tiêu thụ trực tiếp.Riêng đối với thị trường lớn như thị trường Nhât bản cần tăng tỷ trọng các mặt hàng thủy sản tinh chế và hàng phối chế đóng gói nhỏ cho siêu thị, tôm sống, cá ngừ tươi và đông và các đặc sản khác, đưa tỷ trọng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản chiếm từ 38% đến 40% trong tổng sản phẩm xuất khẩu .Còn đối với thị trường khối liên minh Châu Âu (EU) và một số thị trường mới khác ngoài các thị trường trên đây, cần nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm đáp ứng theo yêu cầu của các thị trường này nhằm mở rộng thị trường cho hàng thuỷ Việt Nam.
1.3.2.5.Phát triển nguồn nhân lực
Ngành thuỷ sản ở nước ta rất chú trọng phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Yêu cầu kinh tế kỹ thuật ngày càng cao đòi hỏi mỗi người lao động trong ngành thuỷ sản phải cố gắng nâng cao trình độ của mình và phải được bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp. Vì vậy mà ngành thuỷ sản không chỉ chú trọng phát triển các cán bộ kỹ thuật ,quản lý mà còn cả những người lao động trực tiếp. Các laọi hình đào tạo cũng ngày càng phát triển. Đối với loại hình đào tạo nghề ngắn hạn trong 3 năm từ 2000 đến 2002 đã tổ chức 1.698 lớp tập huấn về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản cho 98.261 lao động. Năm 2002, mở lớp và cấp chứng chỉ cho 13.000 thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên; tổ chức hàng chục lớp tập huấn cho kiểm dịch viên, thanh tra viên.Năm 1999 mới chỉ đào tạo nghề dài hạn được 1.400 người, sang năm 2003, con số này đã tăng thêm 154%, tương ứng là 3.550 người.
1.3.2.6.Các lĩnh vực hoạt động khác
Đó chính là các hoạt động dịch vụ khách hàng, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất sản xuất phục vụ cho việc xuất khẩu của doanh nghiệp. Ngoài ra các doanh nghiệp cần đầu tư cơ sở hạ tầng để phục vụ cho việc đánh bắt, nuôi trồng, chế biến…thuỷ sản. Đây cũng là những hoạt động nằm trong chuỗi giá trị để nâng cao khả năng xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VÀ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT CHUỖI GIÁ TRỊ ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN
2.1. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản trong những năm gần đây
Theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, quan hệ thương mại Việt-Nhật đang phát triển với tốc độ cao. Nhật luôn duy trì vị trí là một trong 3 thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam sau Mỹ và EU.
Nếu như kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản năm 2000 đạt 4,52 tỷ USD, thì năm 2005 kim ngạch xuất nhập khẩu 2 nước đã đạt hơn 8,163 tỷ USD, tăng gần 2 lần so với năm 2000.
Trong quan hệ thương mại với Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây luôn đạt tốc độ phát triển khá cao, tăng trung bình từ 15-20% so với năm trước. Trong cán cân thương mại, Việt Nam luôn là nước xuất siêu.
Các số liệu thống kê cho thấy cả năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 4,56 tỷ USD, tăng 20,3% so với năm 2004 (từ năm 2001 đến nay, lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng vượt qua con số 20%).
Về nhập khẩu năm 2005, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt khoảng 3,6 tỷ USD, tăng 15,3% so với 2004. Xuất siêu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 960 triệu USD, tăng hơn 43% so với năm ngoái. Nếu trừ dầu thô Việt Nam vẫn xuất siêu trên 370 triệu USD.
Không chỉ có vậy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không chỉ tăng về kim ngạch đơn thuần mà đang có những bước phát triển tương đối rõ nét về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Gần đây, Việt Nam._. đã xuất khẩu được hoa tươi, hàng may mặc cao cấp, thực phẩm chế biến... sang thị trường Nhật. Cùng với sự phát triển về mặt hàng xuất khẩu, tỷ lệ gia công nội địa trong sản phẩm xuất khẩu, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu thành phẩm trong tổng kim ngạch xuất khẩu cũng ngày càng được nâng cao (đặc biệt đối với sản phẩm thủy sản, cơ khí, công nghệ thông tin...).
Bảng 2 : 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Nhật Bản trong năm 2005
Mặt hàng
Kim ngạch xuất khẩu (Triệu USD)
Tăng so với năm 2004(%)
Hàng may mặc
721,7
8,6
Hải sản
614
1,9
Dầu thô
585
58,6
Hàng dệt thoi
466
7,8
Dây cáp điện
450
35,4
Than đá
207,6
51,8
Đồ gỗ
184,3
21,0
Hàng dệt kim
122,5
16,1
Linh kiện điện tử mạch in
119
7,2
Nguồn – Trung tâm xúc tiến thương mại Nhật Bản
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu của Việt nam vào thị trường Nhật lớn, đứng thứ hai sau hàng may mặc. Kim ngạch xuất khảu thuỷ sản đạt 614 Triệu USD ,tăng 1,9% so với năm 2004. Tuy kim ngạch xuất khẩu lớn thuỷ sản, song tỉ lệ tăng vẫn chưa cao so với năm 2004, và có tỉ lệ tăng thấp nhất trong 10 mặt hàng.Nguyên nhân dẫn đến tình trang này là do vụ kiện bán phá giá tôm trên thị trường Mỹ trong năm 2004 đã ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam.. Hàng may mặc vẫn giư vị trí hàng đầu trong kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản và kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này cũng tăng nhanh so với năm 2004.
Trong năm 2004, do giá dầu tăng cao trên thị trường thế giới và sự bất ổn của mặt gang này đã làm cho kim ngạch xuất khẩu dầu thô sang thị trường Nhật Bản tăng đột biến, cụ thể kim ngạch xuất khẩu đạt 585 triệu USD, tăng 58,6 % so với namư 2004. Tuy nhiên nước ta mới chỉ xuất khẩu dầu thô mà chưa qua chế biến, thế nên giá trị vẫn chưa cao. Đây cũng là điều mà nhà nước cần lưu ý để trong thời gian tới, có những chính sách đầu tư để có thể xuất khẩu dầu đã qua chế biến.
Bảng 3 - 10 mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lớn sang thị trường Nhật Bản trong năm 2005
Mặt hàng
Kim ngạch xuất khẩu (Triệu USD)
Tăng so với năm 2004(%)
Gạo
27,3
184,3
Mạch điện tử tích hợp và linh kiện điện tử
18,4
93,3
Đồ nhựa gia dụng
71,3
57,5
Than đá
207,6
51,8
Mô tơ loại nhỏ
35,2
47,6
Dây cáp điện
450,8
35,4
Cà phê
26,5
33,7
Tơ tằm
15,7
28,5
Giày dép
134
21,9
Đồ gỗ gia dụng
184
21
Nguồn – Trung tâm xúc tiến thương mại Nhật Bản
Nhìn vào bảng trên ta thấy,tốc độ tăng trưởng của các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản ngày càng tăng nhanh. Vì vậy mà tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Nhật Bản cũng tăng nhanh.
Trong năm 2005, gạo là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tăng 184,3% so với năm 2004. Nguyên nhân là do năm nay thời tiết thuận lợi cho bà con nông dân, trúng mùa. Tuy nhiên kim ngạch xuất khảu gạo vẫn còn thấp, mới chỉ đạt được 27,3 triệu USD.
Các linh kiện điện tử trong năm qua cũng đã có nhưng bước tiến vượt bậc trong kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2004. Đây là kết quả đáng mừng đối vỡi xuất khảu Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất khảu Việt nam đang dần có chõ đứng trên thị trường Nhật Ban và thị trường này đang mở rộng, không chỉ dừng lại ở các mặt hàng truyền thống như gạo hay thuỷ sản… mà còn có những mặt hàng mới như linh kiện điện tử, đồ gia dụng..
Trong tương lai cần thúc đẩy hơn nữa xuất khảu hàng hoá vào thị trường Nhật BẢn, và Nhật bản vẫn duy trì vị trí số một thị trường xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam.
2.2. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
2.2.1. Một số đặc điểm về thị trường Nhật Bản
2.2.1.1 .Tình hình kinh tế Nhật Bản trong những năm gần đây
Nhật Bản là quốc gia nằm ở phía Đông Bắc châu Á với diện tích 377.835 km2, gồm bốn đảo chính là Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu. Dân số là 127 triệu người. Nền kinh tế của Nhật Bản đứng thứ hai thế giới. Năm 2004, tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Nhật Bản đạt 4, 8 ngàn tỷ đôla.
Sau một thập niên bị suy thoái, năm 2004 kinh tế lại bắt đầu tăng trưởng. Sau đây là một số số liệu về kinh tế Nhật Bản năm 2004:
Năm 2003, GDP ở Nhật tăng 2,5% và năm 2004 đạt 4,5%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất của Nhật trong 14 năm gần đây. Lượng hàng xuất khẩu sang Trung Quốc mạnh, hàng hóa tiêu dùng trong nước cũng tăng.
Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 4,6% vào tháng 5 năm 2004, thấp hơn so với 5,5% đầu năm 2003,tuy nhiên tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn ở mức cao.
Tổng số nợ trong dân của Chính phủ Nhật chiếm 140% ,khoảng 6500 tỉ USD cao nhất thế giới. Và tổng số nợ xấu khó đòi là 375 tỉ USD
Dự trữ ngoại tệ tính đến tháng 3 năm 2004 là 826,6 tỉ USD , nhiều nhất thế giới.
Tổng kim ngạch xuất khẩu là 544,24 tỉ USD, tổng kim ngạch nhập khẩu là 431,78 tỉ USD tính đến tháng 3 năm 2004
Tỉ trọng các ngành kinh tế chính : Nông nghiệp: 2,1 % ; Giao thông vận tải:6,3% ; Công nghiệp: 26,8% ; Lưu thông : 12,5 % ; Xây dựng:10,3% ; Các ngành khác:37,9%.
Sang đến năm 2005, nền kinh tế Nhật Bản tiêp tục tăng trưởng và thoát dần khỏi sự suy thoái.Những số liệu thống kế mới nhất của Chính phủ Nhật bản cho thấy, nền kinh tế Nhật đang phục hồi vững chắc, với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý IV/05 tăng mạnh nhờ nhu cầu trong nước tăng.
Theo kết quả điều tra 10 nhà kinh tế hàng đầu Nhật Bản, trong quý IV/2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản ước đạt 1,2% so với quý trước đó và 5% tính trong cả năm. Đây là quý tăng trưởng thứ 4 liên tiếp.
Nhà kinh tế cấp cao tại Viện nghiên cứu Daiwa, Junichi Makino, nhận định rằng xuất khẩu, đầu tư cơ bản của các doanh nghiệp (hiện chiếm gần 15% trong nền kinh tế Nhật Bản) và chi tiêu tiêu dùng tăng 1% là các động lực tăng trưởng trong quý IV/2005.
Bên cạnh đó, trong tháng 12/05 tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 4,6% của tháng 11/05 xuống còn 4,4%. Nhu cầu về hàng hóa Nhật cũng đang trên chiều hướng tăng.
Trong tháng 1/06, Chính phủ Nhật Bản đã công bố doanh số bán lẻ tăng 1,1% trong năm 2005, lần tăng đầu tiên trong 9 năm qua. Giới phân tích dự đoán, những dữ liệu trên có thể khiến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sớm thắt chặt chính sách tiền tệ.
2.2.1.2. Đặc điểm về thói quen tiêu dùng hàng thuỷ sản ở Nhật Bản
Khi nghiên cứu thị trường thuỷ sản của Nhật Bản thì không thể không quan tâm đến thói quen tiêu dùng hàng thuỷ sản của người dân Nhật Bản. Nhật Bản la quốc gia có đông dân số, lại là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn, nhưng nếu không hiểu được sở thích cũng như thói quen tiêu dùng của người Nhật Bản thì các doanh nghiệp Việt Nam không thể thâm nhập vào thị trường này được. Nhật Bản là một trong những thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất thế giới, có đặc điểm vừa là nước xuất khẩu,vừa là nước nhập khẩu. Tuy nhiên ở thị trường Nhật Bản, người tiêu dùng có thói quen sử dụng thuỷ sản từ lâu đời. Nó chiếm tỉ trọng lớn trong bữa ăn gia đình,ngày lễ, tiệc cưới…
Khi nói đến món ăn của người Nhật Bản, người ta thường nghĩ ngay đến món shushi, sashimi, tempura và các món ăn có thành phần thuỷ sản khác. Theo truyền thống củe người Nhật Bản, các món ăn được yêu thích đó là cá,nhuyễn thể có vỏ, rau và hoa quả đang trong mùa vụ.
Nhật là nước công nghiệp, nhịp sống ở đây rất nhanh, cùng với sự phát triển về kinh tế thì người dân Nhật Bản cũng bận rộn hơn với công việc, vì vậy những bữa ăn không còn quá cầu kỳ như trước. Trong một ngày, thường thường bữa tối của người dân Nhật Bản có món ăn chính là tôm,cá, mực, thịt…và những sản phẩm này thường được chế biến sẵn. Vì vậy mà họ thường mua hàng thuỷ sản đã được chế biến, đóng gói sẵn trong siêu thị, vừa tiện ích, vừa nhanh chóng. Ngoài ra, Nhật Bản là nước có đời sống cao, người dân nước này thường tiêu dùng những mặt hàng đặc sản cao cấp như tôm hùm, cá ngừ, bạch tuộc, cua, cá hồi…Và họ rất chú ý đến việc vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là điều mà các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản cần chú ý ,vì nếu thực phẩm không đạt tiêu chuẩn về chất lượng thì rất dễ bị đánh bật ra khỏi thị trường.
2.2.1.3. Quy định luật pháp đối với hàng thuỷ sản của Nhât Bản
Nhật Bản đang cố gắng duy trì và phát triển chế độ mậu dịch tự do. Từ đầu những năm 80, Nhật Bản đã tiến hành các biện pháp kinh tế đối ngoại trong một số thời kỳ, đặc biệt kể từ khi phê chuẩn chương trình hành động. Nhật Bản đã xúc tiến mở cửa Thị trường bằng việc cắt giảm và bãi bỏ thuế nhập khẩu , chấm dứt và nới lỏng các biện pháp hạn chế số, cải thiện hệ thống cấp chứng nhận. Các nỗ lực này của Nhật bản đã làm giảm bớt sự hạn chế nhập khẩu, đặc biệt là đối với hàng sản xuất công nghiệp và khai thác mỏ, những mặt hàng này chịu thuế trung bình 1,9%, mức thấp nhất trong các nước công nghiệp phát triển.
Đối với hàng thuỷ sản, trước khi nhập khẩu vào thị trường Nhật thì phải qua kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh thực phẩm trước khi làm thủ tục hải quan.Chính Phủ Nhật Bản đã sử dụng các tiêu chuẩn về kỹ thuật và chất lượng như một công cụ rất hiệu quả để hạn chế hàng nhập khẩu.
Theo điều 16 - Bộ luật vệ sinh thực phẩm Nhật Bản yêu cầu các nhà nhập khẩu vào Nhật Bản phải thông báo nhập khẩutheo mẫu quy định với trạm vệ sinh phòng dịch tại cửa khẩu, tại địa danh nhập khẩu.Các thông tin trong thôg báo nhập khẩu kèm theo các chứng từ như giấy chứng nhận chất lượng, các phiếu phân tích tự nguyện và các dữ liệu trước đây lien quan đến chủng loại hàng hoá và nhà sản xuất được xem xét để trạm vệ sinh phòng dịch quyết định có lấy mẫu kiểm nghiệm hay không.
Thực phẩm nhập khẩu lần đầu hay có dấu hiệu vi phạm luật vệ sinh thực phẩm là đối tượng kiểm tra bắt buộc.Việc kiểm nghiệm được thực hiện bởi phòng kiểm nghiệm do bộ y tế và phúc lợi chỉ định. Trong trường hợp sản phẩm được nhập khẩu kiên tục vào Nhật Bản ,nếu kiểm tra kết quả lần đầu không vi phạm thì việc lấy mẫu kiểm tra lại trong những lần nhập tiếp theo được áp dụng trong khoảng thời gian theo quy định. Nếu thực phẩm đã được kiểm nghiệm tại nước xuất khẩu được Bộ y tế uỷ quyền và kết quả phân tích phù hợp với các quy định thì được miễn kiểm tra.
Để kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm , Nhật bản đưa ra hệ thống tiêu chuẩn tương đối chi tiết cho từng nhóm sản phẩm bao gồm tiêu chuẩn về thành phần thực phẩm, về quá trình chế biến và bảo quản.
2.2.2.Cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Nhật bản là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới.Tại Nhật hơn 80% nhu cầu về tôm phải dựa vào nhập khẩu. Việt Nam hiện là một trong những nước hang đầu xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu hải sản vào Nhật đã đạt trên 700 triệu USD vào năm 2005. Dưới đây là bảng mục xuất khẩu thuỷ sản theo thị trường:
Bảng 4 – Cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản theo thị trường của Việt Nam
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
Tổng sản lượng( 1000USD)
1.777.486
2.022.821
2.216694
2.166.600
Nhật Bản
Tỉ trọng giá trị ( % )
465.901
26,21
537.968
26,59
582.902
26,30
680.064
31,40
Mĩ
tỉ trọng giá trị (%)
489.035
27,51
655.655
32,41
782.238
35,29
522.542
24,10
Trung Quốc
Tỉ trọng giá trị ( % )
316.719
17,82
302.261
14,94
147.786
6,67
116.974
5,40
EU
tỉ trọng giá trị (%)
106.716
6,00
84.404
4,17
127.240
5,74
214.978
9,90
ASEAN
Tỉ trọng giá trị ( % )
64.930
3,65
79.529
3,93
73.080
3,30
152.953
7,1
Các nước khác
Tỉ trọng giá trị ( % )
334.185
18,80
363.004
17,95
503.448
22,71
497.088
22,10
Nguồn - Bộ thuỷ sản
Hình 1 - Cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản theo thị trường của Việt Nam
Nhìn vào hình 1, ta có thể thấy Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn của Việt Nam, đứng thứ 2 sau Mĩ. Tỉ trọng xuất khảu vào thị trường Nhật Bản tương đối ổn định và tăng qua các năm , từ 26,21% năm 2001 tăng lên 31,4% năm 2004. Trong 3 năm 2001, 2002, 2003 Nhật Bản chỉ đứng vị trí thứ 2, nhưng đến năm 2004 Nhật đã trở thành thị trường lớn nhất, vượt lên trên cả Mĩ.
Ngoài Nhật Bản, thì Mĩ cũng là thị trường nhập khẩu thuỷ sản quan trọng của nước ta. Tỉ trọng của Mĩ tăng nhanh trong 3 năm 2001,2002, 2003 và luôn giữ vị trí số một. Nhưng sang năm 2004, do vụ kiện bán phá giá tôm mà tình hình xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mĩ chững lại và giảm xuống còn 24,1%.
Ngoài 2 thị trường lớn là Mĩ và Nhật thì xuất khẩu thuỷ sản cũng đang dần có chỗ đứng ở thị trường EU. Tuy tỉ trọng xuất khẩu chưa cao nhưng cũng đã có chiều hướng tăng, từ 6% năm 2001 lên 9,9% năm 2004.
Trên đây là tình hình xuất khẩu thuỷ sản theo thị trường,còn nếu xuất khẩu theo nhóm sản phẩm thì hàng thuỷ sản xuất khẩu vào Nhật Bản thường được chế biến dươí dạng đông lạnh, các sản phẩm đã uớp tẩm và một số sản phẩm ở dạng đồ hộp. Các sản phẩm thuỷ sản được xuất vào thị trường Nhật Bản nhiều nhất là tôm tươi, tôm đông lạnh; cá ngừ tươi, cá ngừ ướp đông, cá ngừ đông lạnh ,nhuyễn thể đông lạnh, hàng khô, nguyên liệi đông lạnh. Trong đó tôm các loại, cá ngừ và nhuyễn thể đông lạnh thường chiếm tỉ trọng trên 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của nước ta.
Bảng 5 - Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật theo nhóm sản phẩm
Nhóm mặt hàng
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Khối lượng (Tấn)
Giá trị (1000USD)
Khối lượng (Tấn)
Giá trị (1000USD)
Khối lượng (Tấn)
Giá trị (1000USD)
Tổng số
76 895.4
465 900.8
96 251.4
537 459.5
97 953.8
582 837.9
Hàng đông lạnh
- Cá biển
- Cá nước ngọt
- Giáp xác
- Nhuyễn thể
- Đông lạnh khác
72 775.0
14 771.6
9.3
36 597.6
15 157.6
6 238.9
443 894.4
49 476.1
41.3
296 127.9
66 054.5
32 194.6
91 267.6
14 599.8
631.9
50 937.8
19 014.1
6 084.0
509 575.8
54 393.2
1 895.6
356 277.9
9 232.5
24 669.2
94 737.5
14 028.5
505
52 869.2
17 174.7
10 160.1
564 729.1
52 870.9
1 412.1
397 849.7
64 500.3
48 096.0
Hàng tươi sống
-Cá tươi
-Hàng tươi khác
-
-
1.6
-
1.6
4.3
-
4.3
183.4
117.3
66.1
620.9
362
259
Hàng khô
-Tôm khô
-Cá khô
-Mực khô
-Hàng khô khác
2 938.9
665.5
489.8
1 163.2
620.4
18 489.8
3 005.9
1 906.4
13 198.6
378.9
3 663.7
626.2
570
1 440.2
1 027.3
23 463.2
2 614.2
3 007.6
17 325.6
515.8
1 930.3
549.8
354
875.2
151.3
14 743.6
2 130.0
1 391.4
10 766.5
455.8
Sản phẩm chế biển
-Phi lê cá
-Sản phẩm xay
-Khác
1 181.5
410.2
770.9
0.4
3 516.6
1 318.5
2 140.9
57.2
1 318.5
325.4
991.3
1.8
4 416.2
1 069.2
3 339.7
7.3
1 102.6
2.9
1 099.4
0.3
2 744.2
9.6
2 689.2
45.4
Nguồn - Trung tâm Thông tin Khoa học và Kinh tế thủy sản
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy hàng đông lạnh là được xuất khẩu nhiều nhất. Do đặc tính của hàng thuỷ sản là không để được lâu nên hàng tươi sống không được chú trọng xuất khẩu.Ngoài ra,các sản phẩm chế biến cũng xuất khẩu rất ít. Các sản phẩm thuỷ sản của nước ta xuất khẩu chủ yếu chưa qua chế biến, vì vậy vẫn chưa có được giá trị kinh tế cao. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần chú ý đầu tư để sản xuất các sản phẩm thuỷ sản đã qua chế biến. Những mặt hàng được ngươi dân Nhật Bản ưa chuộng nhất đó là Tôm, mực, bạch tuộc. Đây cũng là những mặt hàng có giá trị kinh tế cao, thu hút nhiều nhà xuất khẩu thuỷ sản. Hàng năm nhu cầu tôm của thị trường Nhật Bản vào khoảng 300.000 – 400.000 tấn tôm hùm và tôm sú. Số tôm này thường tập trung ở các nhà hàng sang trọng và ở các hộ gia đình.
Bảng 6 – Giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của
Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Đơn vị : 1000USD
1999
2000
2001
2002
2003
Tôm
Tỉ trọng (%)
206.987
54,1
2653.89
56,5
261.924
56,2
319.239
59,4
350.164
60,1
Bạch tuộc và mực
Tỉ trọng (%)
127.214
45,9
128.082
43,5
97.092
43,8
97.276
40,6
62.625
39,9
Nguồn – Báo cáo của Bộ thuỷ sản
Hình 2 - Giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của
Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Từ hình 2 , ta thấy, tôm là mặt hàng có tỉ trọng xuất khẩu cao nhất trong mặt hàng thuỷ sản Việt nam xuất sang Nhật Bản. Tỉ trọng này tương đối ổn định qua các năm, có tăng nhưng không đáng kể, tăng từ 54,1% nưm 1999 lên 60,1% năm 2003.Theo thống kê của Bộ thuỷ sản thì tôm chiếm 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật. Việt Nam đang là 1 trong 4 nước xuất khẩu tôm lớn nhất vào thị trường Nhật.Năm 2005, Việt Nam dự kiến xuất khẩu tôm sẽ đạt 600 – 700 triệuUSD.
Bên cạnh mặt hàng tôm thì mực và bạch tuộc cũng là những sản phẩm thuỷ sản xuất sang Nhật với khôi lượng lớn. Tuy nhiên nếu nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy, tỉ trọng xuất khẩu mực giảm dần qua các năm, tuy là không giảm mạnh. Nguyên nhân là do giá xuất khảu mặt hàng này ở nước ta còn thấp so với giá nhập khẩu chung của Nhật Bản.Hàng năm kim ngạch xuất khẩu mực và bạch tuộc chiếm khoảng 37% - 40%.
2.2.3. Hình thức xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Hiện nay, hàng thuỷ sản Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản dưới hai hình thức chính là xuất qua các công ty thương mại hoặc công ty nhập khẩu của Nhật và thứ hai là xuất khẩu qua một số thị trường trung gian.
Hàng thuỷ sản của Việt nam xuất sang thị trường Nhật Bản mới chỉ dừng lại ở các công ty thương mại và công ty nhập khẩu trong mạng lưới phân phối.Các thị trường trung gian mà hàng thuỷ sản Việt Nam xuất sang là thi trường Singapore , Trung quốc. Hàng năm khoảng 30% hàg thuỷ sản của Việt nam xuất sang thị trường trung gian này. Các trung gian này lại sơ chế lại như đống hộp, tẩm gia vị và một số hình thức khác rồi xuất sang Nhật với giá cao hơn.
Xu hướng ngày nay của ngành thuỷ sản là nâng cao năng lực chế biến, giảm bớt các thị trường trung gian, đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp. Có như vậy thì thuỷ sản của Việt Nam mới có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Nhật Bản.
2.3. Thực trạng vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
2.3.1.Về nguyên liệu
Sản xuất nguyên liệu và bảo quản sau thu hoạch về cơ bản chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện giá tôm giống vẫn cao, giá thức ăn nuôi tôm cũng cao, từ đó mà giá thnàh nguyên liệu đã tăng lên. Tỉ trọng giá nguyên liệu thường chiếm đến 90% giá thành sản phẩm. Chính điều này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm. Do chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp manh mún và thị trường nông nghiệp nhỏ bé, trong khi lại đáp ứng đối tượng công nghiệp, Việt Nam cần có một quá trình để hình thành thị trường nguyên liệu thuỷ sản. Thời gian ra đời thị trường này sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song, sẽ rút ngắn rất nhiều nếu DN, nhà nước và người sản xuất cùng bắt tay tổ chức các chợ nguyên liệu theo hình thức đấu giá; hình thành các hội sản xuất nguyên liệu. Ngoài ra, khai thác hải sản chưa được đầu tư đồng bộ, nhất về hậu cần dịch vụ công nghệ khai thác và bảo quản trên tàu. Việc tổ chức các đoàn đội khai thác gắn kết khai thác với thu mua chế biến xuất khẩu mới chỉ dừng lại ở một bộ phận rất nhỏ. Vì vậy tỷ lệ sản phẩm khai thác hải sản đưa vào chế biến xuất khẩu tuy đã tăng lên nhưng chưa tương xứng với tiềm năng cảu nước ta.
Việt Nam có thuận lợi để phát triển sản xuất thức ăn trong nước vì có thể sử dụng nguồn nguyên liệu ở địa phương như bột cá, cám, bột sắn và bột đậu nành. Một số nhà chế biến thức ăn làm việc với các nhà cung cấp các phụ gia như bột mực và bột cá để có thể tăng chất lượng trong sản xuất thức ăn nuôi tôm của địa phương. Sau đây là danh sách những doanh nghiệp sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam.
Bảng 7 - Những nhà sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản hàng đầu ở Việt Nam
TT
Tên Doanh nghiệp
Năm bắt đầu SX
1
C J Vina Agri (Hàn Quốc) ở Long An
SL ước tính : 12.000 T/năm,
trong đó : 1.000T/năm thức ăn nuôi tôm
cuối 2003
2
Ocialis (Pháp) ở Bến Cát - Sông Bé và Hà Nội SL ước tính (2004) : 10.000 T/năm thức ăn nuôi tôm và 20.000T/năm thức ăn nuôi cá
2003
3
Liên doanh Asia Hawaii (US/VietNam) ở Phú Yên
SL ước tính : 20.000 Tấn/năm thức ăn nuôi tôm
2002
4
Uni - President (Ðài Loan) ở Sóng Thần - Sông Bé
SL ước tính (2004) : 60.000 T/năm thức ăn nuôi tôm
và 10.000 T/năm thức ăn nuôi cá
2001
5
Hạ Long (Ðài Loan) ở Nha Trang
SL ước tính 20.000 T/năm thức ăn nuôi tôm
2000
6
Grobest (Ðài Loan) ở Ðồng Nai
SL ước tính : 15.000 T/năm thức ăn nuôi tôm
2001
7
CP (Thái Lan) SL ước tính 30 - 40.000 T/năm thức ăn nuôi tôm
1999 và 2001
8
Tom Boy (Ðài Loan) ở Thành phố Hồ Chí Minh
SL ước tính (2004) : 30.000 T/năm thức ăn nuôi tôm
2002
9
Cargill (Hoa Kỳ) ở Biên Hoà
SL ước tính : 10.000 T/năm thức ăn nuôi tôm và 15.000 T/năm thức ăn nuôi cá
1998 (cá)
2001 (tôm)
10
Proconco (Pháp/Việt) ở Cần Thơ
SL ước tính : 12.000 T/nămthức ăn nuôi tôm
và 60.000 T/năm thức ăn nuôi cá
2000
11
Cataco (Việt Nam) ở Cần Thơ
SL ước tính : 25.000 T/năm thức ăn cá
và 12.000 tấn/năm thứca ăn nuôi tôm
2003, 2004
12
Dabasco (Việt Nam) ở Bạc Liêu
SL ước tính : 20.000 T/năm thức ăn nuôi tôm
2002
13
Seaprodex (VietNam) ở Ðà Nẵng
SL ước tính : 15.000 T/năm thức ăn nuôi tôm
Nguồn – Viet Linh - Kỹ thuật thuỷ sản và nông nghiệp
và 5.000 T/năm thức ăn nuôi cá
1990
2.3.2. Đối với hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản
Đánh bắt thuỷ sản là nghề biển truyền thống có thế mạnh của nước ta, với vùng biển có nguồn sinh vật đa dạng, phong phú, trữ lượng hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta khoảng 3,5-4,1 triệu tấn, hàng năm có thể khai thác 1,5-1,67 triệu tấn, đồng thời có diện tích nuôi lớn, khoảng 76 vạn ha, sản lượng khai thác tăng bình quân 5%/năm. Đánh bắt hải sản đã tạo việc làm cho hơn 5 vạn lao động đánh cá trực tiếp và 10 vạn lao động dịch vụ nghề cá. Hệ thống hậu cần nghề cá đã có những chuyển đáng kể, đặc biệt là hệ thống các cảng cá được xây dựng suốt dọc bờ biển. Đã triển khai các hoạt động nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản như cấp giấy phép khai thác thuỷ sản; kiểm tra theo dõi giám sát các hoạt động nghề cá trên biển; kiểm tra giám sát an toàn cho người và phương tiện nghề cá trên biển. Nghề nuôi trồng hải sản đã có bước phát triển khá, tăng nhanh cả diện tích nuôi trồng lẫn sản lượng, ở cả 3 vùng nước lợ, mặn, ngọt (sản lượng nuôi trồng đã tăng 16%/năm). Nuôi trồng hải sản đã góp phần đáng kể vào chuyển đổi mạnh trong cớ cấu kinh tế nông thôn ven biển; chất lượng và giá trị của sản phẩm nuôi trong thuỷ sản xuất khẩu ngày càng cao, nhất là tôm, đảm bảo an ninh thực phẩm, đáp ứng nguyên liệu cho chế biến, tạo việc làm góp phần xoá đói giảm nghèo. Đến năm 2003, sản lượng nuôi trồng đạt 1,1 triệu tấn, gấp 1,9 lần so với năm 1998
Ngoài những mặt thuận lợi như vậy, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản còn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, mặc dù nhà nước đã khuyến khích các doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản để bù đắp cho khai thác, nhưng nuôi trồng vẫn mới chỉ chiếm phần nhỏ, chủ yếu nguồn thuỷ sản vẫn là do khai thác tự nhiên. Do đó nguồn cung cấp thuỷ sản của nước ta vẫn còn bấp bênh.Vào mùa vụ chính, nguyên liệu mới chỉ đáp ưng được 80-90% nhu cầu.
Bảng 8 - Sản lượng thuỷ sản do khai thác và nuôi trồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Tổng số
2434649.1
2647407.8
2859200.0
Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng (tấn)
Tỉ trọng (%)
709 891.0
29.2
844 809.6
31.9
1 003 095.0
35.1
Sản lượng thuỷ sản khai thác (Tấn)
Tỉ trọng (%)
1 724 758.1
70.8
1 802 598.2
68.1
1 856 105.0
64.9
Nguồn – Trung thông tin khoa học và kinh tế thuỷ sản
Hình 3 - Sản lượng thuỷ sản do khai thác và nuôi trồng
Nhìn vào hình 3 ta có thể thấy tỉ trọng nuôi trồng tăng qua các năm, và tỉ lệ khai thác đã có chiều hướng giảm. Nguyên nhân là do trong những năm qua, nhà nước luôn có những chính sách khuyến khích nuôi trồng thuỷ sản, hạn chế khai thác. Tuy nhiên tỉ trọng tăng nuôi trồng vẫn chưa đáng kể, nguồn thuỷ sản cung cấp vẫn chủ yếu do đánh bắt mà có. Nếu chỉ dựa vào nguồn đánh bắt là chủ yểu thì nguồn cung cấp thuỷ sản sẽ bị hạn chế đi rất nhiều do hiện nay năng lực đánh bắt của ta rất hạn chế, các phương tiện đánh bắt còn thô sơ, không có phương tiện bảo quản tốt. Ngoài ra nếu cứ dựa vào đánh bắt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành thủy sản. Do vậy, về lâu dài thì các doanh nghiệp cần phải mở rộng diẹn tích nuôi trồng để đảm bảo nguồn cung cấp thuỷ sản được ổn định hơn và đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu của các doanh nghiệp.
2.3.3. Đối với hoạt động sản xuất chế biến thuỷ sản
Công nghiệp chế biến hải sản, đặc biệt chế biến xuất khẩu đã làm tốt vai trò mở đường và cầu nối, tạo thị trường để nuôi trồng khai thác hải sản phát triển. Đến nay, đã có 390 nhà máy chế biến thuỷ hải sản, trong đó hàng trăm nhà máy được công nhận đạt tiêu chuẩn, và 60% cơ sở chế biến được công nhận tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành. Năm 2003, xuất khẩu hải sản đạt trên 2 tỷ USD; gấp 3,9 lần năm 1998.
Năm 2005, hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt tại 108 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng nghĩa với việc chất lượng, an toàn vệ sinh sản phẩm thuỷ sản đã được chấp nhận rộng rãi trên thị trường Quốc tế. Năm 2005 cũng là năm ngành thuỷ sản triển khai rộng rãi chương trình kiểm soát dư lượng hoá chất độc hại trong nuôi thuỷ sản với việc tiến hành đối với hầu hết các loài thuỷ sản nuôi tập trung . Hiện nay, yếu tố quyết định là chất lượng sản phẩm, việc mở rộng thị trường phải bằng chất lượng, an toàn sản phẩm. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp thủy sản nên chú trọng tăng cường chất lượng và kiểm tra dư lượng kháng sinh cho các lô hàng xuất sang Nhật Bản trong thời gian này, để bảo đảm uy tín sản phẩm và tránh rủi ro bị trả hàng. Sau đây là bảng danh mục khống chế dư lượng kháng sinh của một số nước
Bảng 9 - Các văn bản quy định dư lượng kháng sinh
trong thuỷ sản ở một số nước
Thị trường
Văn bản quy định
Cấm hoàn toàn
Quy định giới hạn tối đa
EU
Qui định số 508/1999, ngày 4/3/1999
10loại trong đó có Chloramphenicol và Nitrofurans
10 loại
Mỹ
Luật thực phẩm Liên bang : Mục 21, tập 6, sửa đổi ngày 1/4/2001
11 loại trong đó có Chloramphenicol và Nitrofurans
10 loại
FAO/
WHO
Khuyến cáo của Hội đồng chuyên gia đánh giá rủi ro về ATVS hoá chất, phụ gia
Chloramphenicol và Nitrofurans
Canađa
Bộ Luật thực phẩm
Tương tự EU, Mỹ có Chloramphenicol và Nitrofurans
4 loại
Hàn Quốc
Văn bản qui định áp dụng từ 15/7/2002
Tương tự EU, Mỹ có Chloramphenicol và Nitrofurans
Oxytetracylin
Oxolinic acid
Thái Lan
Thông báo của FDA
26 loại, trong đó có Chloramphenicol và Nitrofurans
Oxolinic acid Nhóm Sulfa
Nhật Bản
Bộ Luật Thực phẩm
Tương tự EU, Mỹ có Chloramphenicol và Nitrofurans
27 loại
Trung Quốc
Các qui định về an toàn thực phẩm
16 loại trong đó có Chloramphenicol và Nitrofurans
10 loại
Nguồn - Tạp chí KHCN thuỷ sản
Ngoài ra năng lực chế biến thuỷ sản đã tăng lên rõ rệt do các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư cho công nghệ chế biến , nhờ đó mà đáp ứng được nhu cầu xuất khảu của doanh nghiệp.
Tuy vậy, hiện cả nước vẫn còn 209 cơ sở chế biến thuỷ sản chưa đạt tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó hầu hết là các cơ sở đã được xây dựng từ lâu, trang thiết bị lạc hậu, chưa được đầu tư nâng cấp. Tình hình bảo vệ môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường của ngành thuỷ sản vẫn chưa thực hiện tốt.Sau đây là biểu đồ thể hiện mức đạt tiêu chuẩn trong bảo vệ môi trường
Hình 4 - Mức đạt tiêu chuẩn trong bảo vệ môi trường ở các doanh nghiệp
Như vậy, không có cơ sở nào đạt mức tốt.Số lượng cơ sở đạt mức trung bình chiếm tỉ trọng khá cao, chiếm 60%, các cơ sở đạt mức khá chỉ chiếm 15 % và 25% cơ sở đạt mức kém. Trong số 25% các nhà máy được xếp hạng kém, phần lớn là các cơ sở còn xen lẫn trong khu dân cư chưa được quy hoạch
Bảng 10 – Danh sách xếp hạng của các doanh nghiệpthuỷ sản trong vấn đề bảo vệ môi trường
TT
Tên cơ sở
Mức xếp hạng
1
Công ty chế biến XK Thọ Quang
Khá
2
Công ty Thủy sản và thương mại thuận phước
Khá
3
Chi nhánh Animex Đà Nẵng
Trung bình
4
Chi nhánh công ty TNHH Đại Thuận
Trung bình
5
Công ty Cổ phần thuỷ sản Đà Nẵng
Trung bình
6
Công ty Nông thủy sản Hòa Phát
Trung bình
7
Công ty phát triển nguồn lợi thuỷ sản
Trung bình
8
Công ty TNHH Chế biến thực phẩm D&N
Trung bình
9
Công ty TNHH Nông hải sản xuất khẩu Hoà Phát
Trung bình
10
Công ty TNHH Phước Tiến - Cơ sở 1
Trung bình
11
Công ty TNHH Phước Tiến - Cơ sở 3
Trung bình
12
Xí nghiệp CB thủy sản Nại Cương
Trung bình
13
Xí nghiệp Thủy sản Nam Ô
Trung bình
14
Xí nghiệp chế biến thủy sản Thuận Phước
Trung bình
Nguồn - Kết quả phân hạng cơ sở công nghiệp theo các tiêu chí bảo vệ môi trường của ngành Chế biến thủy sản
2.3.4. Đối với hoạt động Thương mại thuỷ sản
Thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta với kim ngạch xuất khẩu là 329 triệu USD. Mặc dù từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản trong cả nước đều gặp khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu, nhưng các công ty đã nỗ lực cao để đáp ứng nhu cầu của các thị trường nhập khẩu. Đứng đầu xuất khẩu thuỷ sản hiện nay là công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex VN), với 429 tấn sản phẩm, trị giá 4,02 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đến là công ty Cổ phần thuỷ sản Minh Hải đã xuất khẩu được 302 tấn tôm đông lạnh, đạt 3,679 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Công ty XNK Thuỷ sản Kiên Giang cũng đã xuất khẩu được 1.638 tấn thuỷ sản, trị giá 1,835 triệu
Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đang ngày một tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, thị trường xuất khẩu thuỷ sản cũng ngày càng được mở rộng ra nhiều nước và vùng lãnh thổ ở cả 5 châu lục, trong đó Nhật Bản và Mỹ là hai thị trường dẫn đầu. Trong những năm gần đây, sản lượng tôm Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản đã tăng khoảng 20-30% so với trước. Nhiều năm trước đây, mặt hàng tôm của Việt Nam luôn xếp sau Inđônêxia, nhưng từ năm 2004 đã vươn lên vị trí thứ nhất về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật, chiếm giữ 23-25% thị phần tại thị trường này.Hàng thủy sản Việt Nam là một trong những mặt hàng có nhiều lợi thế và nhu cầu của thị trường Nhật cũng rất lớn. Để tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường này, các doanh nghiệp nên tiếp cận với hệ thống phân phối, tức là vào được các hệ thống siêu thị, Tokyu Hands, Mitsukoshi... và từ đó chuyển đến các nhà hàng, khách sạn để chế biến món ăn.
Thị trường Mỹ cũng có tốc độ phát triển nhanh và là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn của nước ta,thứ 2 sau Nhật. Từ chỗ chỉ chiếm gần 10% tổng kim n._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36271.doc