Vận dụng liên kết đề thuyết giữa các câu vào việc tổ chức dạy học lựa chọn trật tự các bộ phận câu, các kiểu câu trong Văn bản cho học sinh lớp 11 Trung học phổ thông (THPT)

Tài liệu Vận dụng liên kết đề thuyết giữa các câu vào việc tổ chức dạy học lựa chọn trật tự các bộ phận câu, các kiểu câu trong Văn bản cho học sinh lớp 11 Trung học phổ thông (THPT): ... Ebook Vận dụng liên kết đề thuyết giữa các câu vào việc tổ chức dạy học lựa chọn trật tự các bộ phận câu, các kiểu câu trong Văn bản cho học sinh lớp 11 Trung học phổ thông (THPT)

pdf114 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng liên kết đề thuyết giữa các câu vào việc tổ chức dạy học lựa chọn trật tự các bộ phận câu, các kiểu câu trong Văn bản cho học sinh lớp 11 Trung học phổ thông (THPT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
®¹i häc th¸i nguyªn tr•êng ®¹i häc s• ph¹m --------------  -------------- BÕ V¢N TRµ VËN DôNG LI£N KÕT §Ò THUYÕT GI÷A C¸C C¢U VµO VIÖC Tæ CHøC D¹Y HäC LùA CHäN TRËT Tù S¾P XÕP C¸C Bé PHËN C¢U, C¸C KIÓU C¢U TRONG V¡N B¶N CHO HäC SINH LíP 11 THPT LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc GIÁO DỤC Th¸i Nguyªn, n¨m 2009 ®¹i häc th¸i nguyªn tr•êng ®¹i häc s• ph¹m --------------  -------------- BÕ V¢N TRµ VËN DôNG LI£N KÕT §Ò THUYÕT GI÷A C¸C C¢U VµO VIÖC Tæ CHøC D¹Y HäC LùA CHäN TRËT Tù S¾P XÕP C¸C Bé PHËN C¢U, C¸C KIÓU C¢U TRONG V¡N B¶N CHO HäC SINH LíP 11 THPT Chuyªn ngµnh: Lý luËn vµ ph•¬ng ph¸p d¹y häc V¨n vµ tiÕng ViÖt Mã số : 60.14.10 LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Lê A Th¸i Nguyªn, n¨m 2009 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Lê A Phản biện 1: ........................................... ................................................................ Phản biện 2:……………………………. ................................................................ Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn họp tại: Trường Đại học Sư Phạm - ĐHTN Ngày tháng năm 2009 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên Phản biện 1: ............................................... .................................................................... Phản biện 2: ................................................ .................................................................... Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn họp tại: Trường Đại học Sư Phạm - ĐHTN Ngày tháng năm 2009 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM --------------  -------------- BẾ VÂN TRÀ VẬN DỤNG LIÊN KẾT ĐỀ THUYẾT GIỮA CÁC CÂU VÀO VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC LỰA CHON TRẬT TỰ SẮP XẾP CÁC BỘ PHẬN CÂU, CÁC KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN CHO HỌC SINH LỚP 11 THPT Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Văn và tiếng Việt M· sè : 60.14.10 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong những năm gần đây, phân môn tiếng Việt đã thể hiện đƣợc vai trò rất quan trọng ở các bậc giáo dục phổ thông. Ngày càng có nhiều các luận văn, luận án quan tâm nghiên cứu tiếng Việt và phƣơng pháp dạy học tiếng Việt . Quá trình dạy học tiếng Việt là một quá trình dạy học có hệ thống theo từng cấp độ của các đơn vị ngôn ngữ từ các âm vị, hình vị đến từ, ngữ, câu, văn bản. Trong đó dạy câu là khâu rất quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc hình thành cho học sinh kỹ năng nói và viết. Những yêu cầu cơ bản của việc dạy câu là dạy viết câu hay, đúng ngữ pháp, đúng chính tả,... Song tất cả đều phải hƣớng đến mục tiêu quan trọng nhất là dạy viết câu diễn đạt đƣợc mục đích giao tiếp, hƣớng vào hoạt động giao tiếp. 1.2. Muốn đạt đƣợc hiệu quả giao tiếp trong đặt câu không phải đơn giản chỉ dừng lại ở việc viết các câu riêng lẻ, độc lập, đúng ngữ pháp vì hoạt động giao tiếp không thực hiện bằng các câu đơn lẻ mà thực hiện bằng ngôn bản - một chỉnh thể lớn hơn câu. Muốn vậy phải viết các câu sao cho chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nghĩa là phải có kỹ năng viết câu đảm bảo tính liên kết. 1.3. Để đảm bảo đƣợc sự liên kết giữa các câu cần phải triển khai câu theo yêu cầu của nhiều mặt liên kết khác nhau đó là liên kết nội dung và liên kết hình thức. Thiếu một trong hai mặt liên kết này văn bản sẽ chỉ là các câu rời rạc, không có giá trị giao tiếp. Bấy lâu nay, cách phân tích câu cơ bản vẫn là dựa trên quan điểm ngữ pháp hình thức (kết cấu chủ - vị) điều đó chỉ cho thấy rõ mặt liên kết hình thức bề ngoài của các câu. Vận dụng quan điểm ngữ pháp chức năng về lý thuyết đề thuyết sẽ cho thấy rõ hơn sự liên kết giữa các câu trong văn bản trên cả bình diện nội dung và hình thức. Một trong những biện pháp để đảm bảo các yêu cầu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 liên kết nêu trên là phải biết lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, lựa chọn các kiểu câu trong văn bản sao cho văn bản liền mạch (có tính liên kết). 1.4. Nhằm dạy học sinh luyện câu theo hƣớng trên, Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 đƣa vào chƣơng trình chùm bài học thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận câu và sử dụng các kiểu câu trong văn bản. Đó là hai bài học thực hành kiểu mới nhƣng rất có tác dụng trong việc hình thành cho học sinh năng lực viết câu và tạo lập văn bản sao cho đảm bảo tính liên kết. Đặc điểm của hai bài học này là bài luyện tập thực hành, nó đòi hỏi giáo viên cùng lúc vừa phải hệ thống hoá kiến thức cũ, vừa phải tổ chức các hoạt động thực hành và hình thành cho học sinh các kỹ năng trong chính quá trình thực hành đó. Những yêu cầu đặc biệt nhƣ trên đã khiến không ít giáo viên gặp khó khăn trong quá trình chuẩn bị bài giảng, lúng túng trong tổ chức giờ học. Các em học sinh cũng còn bỡ ngỡ với những hình thức hoạt động trong giờ thực hành.Vì thế rất cần có những công trình khoa học nghiên cứu cụ thể về vấn đề liên kết đề thuyết và đƣa ra các cách thức tổ chức dạy học để giúp giáo viên cũng nhƣ học sinh thực hiện hiệu quả các bài học này. Xuất phát từ quan điểm khoa học và nhu cầu thực tiễn dạy học nói trên chúng tôi chọn đề tài cho luận văn của mình là “Vận dụng liên kết đề thuyết giữa các câu vào việc tổ chức dạy học lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, các kiểu câu trong văn bản cho học sinh lớp 11 THPT”. 2. Lịch sử vấn đề Lịch sử của quá trình dạy viết câu đã trải qua những giai đoạn khác nhau gắn liền với những thành tựu nghiên cứu của giới ngôn ngữ. Giai đoạn dạy viết các câu độc lập: Trƣớc đây, trong những nghiên cứu về ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ đều cho rằng câu là đơn vị ngôn ngữ hoàn chỉnh, đơn vị lớn nhất, trên câu không còn đơn vị ngôn ngữ nào lớn hơn nữa. Định nghĩa về câu thể hiện rõ quan điểm trên của nhà ngôn ngữ học Mĩ L. Bloomfield đã đƣợc chấp nhận rộng rãi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 ở nhiều nƣớc, kể cả ở Việt Nam: “Câu là một kết cấu mà trong phát ngôn đang xét không phải là bộ phận của một kết cấu lớn hơn nào.” Cho đến tận những năm 1960, nhận định này của nhà ngôn ngữ học Pháp E.Benveniste vẫn đƣợc đồng tình tại Đại hội quốc tế các nhà ngôn ngữ học lần IX: “ Nhóm các câu không tạo nên một đơn vị bậc cao hơn so với câu. Cấp độ ngôn ngữ nằm trên cấp độ vị từ (tức cấp độ câu) là không có.” Thậm chí, năm 1967, trong cuốn “Dẫn luận ngôn ngữ học” nổi tiếng của mình nhà ngôn ngữ học Nga A.A. Reformatskij sau khi kể tên các đơn vị ngôn ngữ âm vị, hình vị, từ, câu vẫn tuyên bố dứt khoát: “Trong ngôn ngữ không còn gì và không thể có gì nữa!”. Với quan niệm nhƣ vậy, ngữ pháp học lâu nay chỉ gói gọn trong hai phần: Lí thuyết về từ và lí thuyết về câu. Quá trình dạy học câu cũng chỉ dừng lại ở những việc: Cung cấp những kiến thức về câu với tƣ cách câu là đơn vị ngôn ngữ lớn nhất, đứng độc lập và không bao giờ quan hệ với những câu khác, dạy viết các câu độc lập, đơn lẻ. Tiếp nhận những thành tựu của ngôn ngữ học thế giới, ở Việt Nam trƣớc đây, chƣơng trình sách giáo khoa Ngữ văn trƣớc cải cách chủ yếu chú trọng dạy học sinh viết các câu rời, không chú ý đến mối quan hệ giữa các câu. Các sách nghiên cứu, tài liệu tiếng Việt thực hành cũng chỉ dừng lại ở việc dạy viết và sửa chữa trong nội bộ câu. Khuynh hƣớng dạy học phổ biến này kéo dài cho đến khi bộ môn Ngôn ngữ học văn bản ra đời. Giai đoạn dạy viết câu trong mối quan hệ với các câu trong văn bản: Sự ra đời của ngôn ngữ học văn bản ở giữa thế kỷ 20 đã khẳng định mối nghi ngờ bấy lâu của nhiều nhà ngôn ngữ rằng: Câu chƣa phải là đơn vị ngôn ngữ lớn nhất mà văn bản mới là đơn vị ngôn ngữ lớn nhất. Văn bản là một hệ thống chỉnh thể trọn vẹn tập hợp nhiều câu có quan hệ với nhau về nội dung và hình thức. Với những công trình đặt nền móng đầu tiên nhƣ: “Chỉnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 thể cú pháp phức hợp” của N.S. Pospelov; “Chỉnh thể cú pháp của văn bản hoàn chỉnh” của I.A. Figurovski; “Thuyết phân đoạn thực tại câu” của V.Mathesius; “Sự liên kết giữa các câu độc lập trong khối liên hiệp các câu” của K. Boost...Ngữ pháp văn bản đã chứng minh văn bản là một đơn vị ngôn ngữ chỉnh thể, trọn vẹn về nội dung và hình thức. Giữa các câu trong văn bản có những mối liên kết chặt chẽ. Những nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới đã dẫn đến những kết luận mang tính bƣớc ngoặt: “Cái duy nhất đến với người nghiên cứu ngôn ngữ với tư cách khởi điểm (...) đó là văn bản trong tính hoàn chỉnh tuyết đối và không tách rời của nó.” (L. Hjelmslev, 1953) “Đơn vị cơ bản khi chúng ta sử dụng ngôn ngữ, không phải là từ hay câu, mà là văn bản.” (M.H.K Halliday, 1960) “Các kí hiệu ngôn ngữ chỉ bộc lộ mình chừng nào chúng là những cái gắn bó với nhau trong văn bản (...) Mọi người dùng ngôn ngữ (..) chỉ nói bằng các văn bản, chứ không phải bằng các từ và bằng các câu, ít ra là cũng bằng các câu làm thành từ các từ nằm trong văn bản.” (H. Harmann, 1965) “Trong thời đại chúng ta mọi người thừa nhận rằng đơn vị ngôn ngữ cao nhất, ít lệ thuộc nhất, không phải là câu, mà là văn bản.” (W. Dressler, 1970) Bắt nhịp với những nghiên cứu mới này, ở Việt Nam, cuốn “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” của Trần Ngọc Thêm là cuốn sách đầu tiên nghiên cứu về ngôn ngữ học văn bản. Tác giả đã có những kiến giải sâu sắc về hệ thống liên kết văn bản trong tiếng Việt. Cùng với đó, rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề liên kết trong văn bản của nhiều tác giả nhƣ: Đỗ Hữu Châu, Diệp Quang Ban, Trần Thanh Bình, Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh; Nhiều giáo trình tiếng việt thực hành của Nguyễn Minh Thuyết - Nguyễn Văn Hiệp, Bùi Minh Toán – Lê A - Đỗ Việt Hùng, Hoàng Anh - Phạm Văn Thấu...Tất cả các công trình nghiên cứu đều hƣớng vào việc dạy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 viết câu trong hoạt động giao tiếp, nghĩa là viết câu không chỉ có một câu đúng mà phải viết nhiều câu cùng đúng, viết câu liên kết với nhau để tạo thành văn bản thống nhất. Quan điểm dạy câu lúc này không phải chỉ là dạy cho học sinh biết viết từng câu đơn lẻ, hay, đúng ngữ pháp, mà mục tiêu quan trọng là dạy học sinh viết câu và xem xét câu trong mối quan hệ liên kết với các câu khác sao cho viết câu đảm bảo liên kết và hƣớng vào mục đích giao tiếp. Đáp ứng những yêu cầu dạy học trên, Sách giáo khoa Ngữ văn THPT đã chính thức đƣa nội dung này vào chƣơng trình tiếng Việt, đó những bài thực hành về kỹ năng lựa chọn trật tự trong câu, lựa chọn kiểu câu trong văn bản, bài học về văn bản. Chƣơng trình làm văn cũng đƣa vào các bài dạy về viết câu để tạo lập đoạn văn, viết bài văn. Những công trình nghiên cứu về Ngôn ngữ học văn bản kể trên cũng nhƣ những giáo trình về dạy viết câu tiếng Việt đã có đóng góp rất lớn cho công tác dạy học tiếng Việt nhƣng thƣờng đƣợc viết với một lƣợng kiến thức hàn lâm. Cách viết ấy thích hợp hơn cho các đối tƣợng là học viên, sinh viên đại học, ngƣời nghiên cứu. Các sách thiết kế, sách giáo viên cũng chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu chung chung và hƣớng dẫn thực hiện sơ bộ trong nội dung bài học. Có lẽ vẫn cần có nhiều hơn nữa những giáo trình, bài nghiên cứu dạy viết câu đơn giản, phù hợp với trình độ của học sinh phổ thông. Vì thế, viết đề tài này, ngƣời nghiên cứu đã tiếp thu tinh thần dạy câu mới với những nội dung cụ thể. Từ việc tiếp nhận đó, chúng tôi muốn đặt lại vấn đề một cách toàn diện: Tìm ra đƣợc cơ sở khoa học của việc dạy câu cũng nhƣ đề xuất những phƣơng pháp dạy học cụ thể cho các bài học về thực hành lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu và sử dụng các kiểu câu trong văn bản. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của luận văn là: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 - Trên cơ sở xây dựng lý thuyết khoa học của việc lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, các kiểu câu trong văn bản, luận văn đề ra các giải pháp góp phần nâng cao năng lực viết câu cho học sinh lớp 11 THPT. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý thuyết và thực tiễn để đề xuất các giải pháp rèn luyện năng lực viết câu liên kết cho học sinh lớp 11 THPT. - Đề xuất nội dung, biện pháp rèn luyện năng lực lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, các kiểu câu trong văn bản. - Tổ chức thực nghiệm dạy học để đánh giá hiệu quả, khả năng thực thi của những đề xuất trong luận văn. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Nghiên cứu quá trình dạy viết câu đảm bảo tính liên kết nói chung và việc tổ chức dạy học lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, các kiểu câu trong văn bản cho học sinh lớp 11. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu cách thức tổ chức thực hành về lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, thực hành lựa chọn các kiểu câu trong văn bản. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: - Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết để thu thập tƣ liệu, nghiên cứu lịch sử vấn đề, nghiên cứu các tài liệu lí luận liên quan đến dạy và học nói chung, đặc biệt là dạy và học câu để đảm bảo tính liên kết. 5.2. Phƣơng pháp thống kê, phân tích: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 - Nghiên cứu, phát hiện năng lực, thực trạng viết câu thoả mãn tính liên kết của học sinh. - Phân tích và vận dụng những vấn đề lý thuyết đã nghiên cứu vào thực tế giảng dạy các bài thực hành tiếng Việt. - Thu lƣợm những tài liệu, kết quả thực nghiệm để hỗ trợ đánh giá kết quả thực nghiệm. 5.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: - Chúng tôi tổ chức thực nghiệm dạy học và đối chứng trên nhiều đối tƣợng và địa bàn khác nhau. Sau đó điều tra kết quả thực nghiệm, đối chiếu kết quả thực nghiệm giữa các lớp cùng trƣờng, giữa các trƣờng với nhau. Từ đó đánh giá những thành công cũng nhƣ hạn chế của giáo án thực nghiệm và lấy đó làm cơ sở để điều chỉnh và hoàn thiện đề tài. 6. Bố cục luận văn Từ việc xác định các mục đích, đối tƣợng, phƣơng pháp nghiên cứu, chúng tôi xây dựng cấu trúc của luận văn nhƣ sau: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thƣ mục tham khảo, phần Nội dung luận văn gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: “Liên kết đề thuyết giữa các câu trong văn bản là một trong những cơ sở của việc lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, các kiểu câu trong văn bản”. Chƣơng này nhằm xây dựng cơ sở lý thuyết về liên kết đề thuyết, khảo sát các kiểu liên kết đề thuyết giữa các câu trong văn bản, các phƣơng tiện thể hiện liên kết đề thuyết giữa các câu trong văn bản. Chƣơng 2: “Tổ chức dạy học lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, các kiểu câu trong văn bản”. Trong chƣơng này chúng tôi sẽ tổ chức dạy học lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, các kiểu câu trong văn bản cho học sinh lớp 11 bằng việc xây dựng hệ thống bài tập và hƣớng dẫn học sinh thực hành các bài tập đó. Chƣơng 3: “Thực nghiệm sƣ phạm” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Trong chƣơng thực nghiệm sƣ phạm chúng tôi sẽ thiết kế giáo án thực nghiệm hai bài dạy thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận câu và thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản trong SGK Ngữ văn11- tập 1 và đƣa vào thực nghiệm ở các trƣờng lớp cụ thể, sau đó đƣa ra những kết luận. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 LIÊN KẾT ĐỀ THUYẾT GIỮA CÁC CÂU TRONG VĂN BẢN LÀ MỘT TRONG NHỮNG CƠ SỞ CỦA VIỆC LỰA CHỌN TRẬT TỰ SẮP XẾP CÁC BỘ PHẬN CÂU, CÁC KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN 1.1. Liên kết đề thuyết giữa các câu trong văn bản 1.1.1. Liên kết các câu trong văn bản 1.1.1.1. Khái niệm liên kết và liên kết trong văn bản Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Liên kết là “kết lại với nhau từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ”, là “gắn chặt với nhau”. Từ định nghĩa này có thể hiểu rộng ra: Tất cả các sự vật hiện tƣợng trong cùng một hệ thống đều đƣợc gắn kết với nhau, chúng có tính liên kết. “Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, là đơn vị ngôn ngữ cao nhất tập hợp của nhiều câu, nhiều đoạn, nhiều chƣơng, nhiều phần” [37, 25]. Nhƣng văn bản không phải là phép cộng đơn thuần của các câu mà văn bản là một hệ thống ngôn ngữ mang tính chỉnh thể trọn vẹn cả về nội dung lẫn hình thức. Giữa các câu trong văn bản có những mối liên hệ chặt chẽ với nhau, vì thế văn bản có tính liên kết. Liên kết chính là đặc trƣng quan trọng nhất có tác dụng biến một chuỗi câu trở thành văn bản và cũng là yếu tố quyết định một sản phẩm ngôn ngữ có đƣợc phẩm chất của một văn bản hay không. Tất cả các công trình nghiên cứu về văn bản đều bàn đến đặc trƣng liên kết của văn bản: “Sự Liên kết là mạng lƣới các mối quan hệ và liên hệ giữa các câu trong một văn bản.” [35] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 “Tính liên kết trong văn bản là những mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa các câu, giữa các đoạn, giữa các phần, các bộ phận của văn bản.” [37, 26]. Tính liên kết trong văn bản “đó là những mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa các câu, các đoạn, các phần của văn bản.” [3] 1.1.1.2. Các mặt liên kết trong văn bản Quá trình nghiên cứu về các mặt liên kết trong văn bản đã trải qua những giai đoạn khác nhau với những quan điểm khác nhau. Ở giai đoạn đầu các nhà nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu những biểu hiện hình thức của sự liên kết. Nhƣng rất dễ dàng tạo ra các chuỗi câu có đủ các dấu hiệu liên kết hình thức nhƣng không diễn đạt một nội dung nào, nghĩa là giữa các câu không chỉ có quan hệ về hình thức mà còn có quan hệ với nhau về nội dung. Vì thế ở giai đoạn sau các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý đến vai trò của các liên kết ngữ nghĩa và liên kết đƣợc khai thác cả ở phƣơng diện liên kết hình thức lẫn phƣơng diện ngữ nghĩa. Các quan niệm nghiên cứu hiện nay đều thống nhất khai thác tính liên kết của văn bản trên hai mặt: Liên kết nội dung và liên kết hình thức. Liên kết hình thức: Là tên gọi quy ƣớc để chỉ các phƣơng tiện hình thức của ngôn ngữ, đƣợc dùng để diễn đạt các quan hệ nghĩa. Các phƣơng tiện hình thức ngôn ngữ này là một hệ thống các phƣơng thức liên kết hình thức. Phƣơng thức liên kết là việc sử dụng các phƣơng tiện hình thức của ngôn ngữ vào nhiệm vụ liên kết câu với câu. Các phƣơng thức liên kết đã đƣợc nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm tổng hợp trong cuốn “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” bao gồm năm phƣơng thức liên kết chung đó là: Phép lặp, phép đối, phép thế đồng nghĩa, phép liên tƣởng và phép tuyến tính. Liên kết nội dung: Là mặt liên kết thứ hai rất quan trọng trong liên kết văn bản. Liên kết về nội dung trong văn bản đƣợc làm sáng tỏ trong mối liên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 hệ với liên kết hình thức: “Liên kết nội dung đƣợc thể hiện bằng một hệ thống các phƣơng thức liên kết hình thức, và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung.” [35] Liên kết nội dung trong văn bản thể hiện trên hai bình diện: liên kết chủ đề và liên kết logíc. Liên kết chủ đề: Mỗi văn bản đều nhất quán nói về một chủ đề nhất định (chủ đề: Đề tài, vật, việc đƣợc nói đến). Vì thế một văn bản có tính liên kết về nội dung là các câu, các phần trong văn bản đều phải xoay quanh chủ đề chung. Để tạo ra sự liên kết về chủ đề trong văn bản cũng có thể sử dụng các phép liên kết: Lặp từ vựng, thế đồng nghĩa, thế đại từ, tỉnh lƣợc yếu, tỉnh lƣợc mạnh để tạo ra một chuỗi chủ đề thống nhất trong văn bản. Liên kết logíc là “sợi dây nối kết hợp lí giữa vật, việc với đặc trƣng của chúng trong một câu và giữa đặc trƣng này với đặc trƣng kia trong những câu liên kết với nhau” [7]. Vậy các đơn vị liên kết trong liên kết logíc chủ yếu là các sự việc, hành động. Liên kết logíc là một bình diện sâu hơn của liên kết nội dung. Liên kết hình thức và liên kết nội dung là hai mặt liên kết gắn bó mật thiết với nhau và có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ: “Liên kết nội dung đƣợc thể hiện bằng một hệ thống các phƣơng thức liên kết hình thức, và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung” [35]. Bởi vậy mỗi văn bản đều phải có đủ hai mặt liên kết này. Bấy lâu nay ngữ pháp hình thức (miêu tả và sản sinh) chỉ quan tâm tới mặt liên kết hình thức trong văn bản. Kết cấu chủ - vị trong ngữ pháp hình thức không biểu hiện một quan hệ nhất định nào về nghĩa và về logíc. Ngữ pháp chức năng ra đời đã đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi nghiên cứu cả về các mặt liên kết nội dung và liên kết hình thức trong văn bản. Ngữ pháp chức năng coi cấu trúc đề - thuyết là cấu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 trúc cú pháp cơ bản của câu và là kết quả của sự phân tích cấu trúc câu có gắn liền với ngữ nghĩa, chức năng. 1.1.2. Liên kết đề - thuyết giữa các câu trong văn bản 1.1.2.1. Sự phân đoạn đề - thuyết trong câu Thuật ngữ “phần đề, phần thuyết” đƣợc nêu ra ở đầu nửa sau thế kỷ 19 và đƣợc đặt lại vào những năm 30 của thế kỷ này bởi V.Mathesius và một số học giả khác thuộc trƣờng phái ngôn ngữ học Praha. Những nghiên cứu ban đầu của họ thƣờng đƣợc gặp dƣới cái tên “lí thuyết phân đoạn thực tại của câu”. Theo quan điểm của Ngữ pháp chức năng, xét trong mối quan hệ với thông tin ngƣời nói định truyền đạt và ngƣời nghe muốn tiếp nhận, cấu trúc câu đƣợc phân chia thành hai đoạn (hai phần): Đề (Theme) và thuyết (Rheme). Trong đó đề là bộ phận biểu thị “cái đã biết” hay “thông tin cũ”, còn thuyết biểu thị “cái chƣa biết” hay “thông tin mới”. Quan hệ giữa phần đề và phần thuyết tạo nên cấu trúc đề - thuyết dựa theo tiêu chí thông tin cũ - mới đƣợc phân biệt với cấu trúc chủ ngữ - vị ngữ dựa trên các tiêu chí hình thức. “Cấu trúc đề - thuyết là cấu trúc ngữ pháp thể hiện mệnh đề (thể hiện mối quan hệ của câu với tƣ duy), thể hiện mối quan hệ giữa câu với hiện thực đƣợc phản ánh (sự kiện, sự tình) và thể hiện cách thông báo sự kiện, cách nhận định sự kiện ấy.” [21] Hiểu nhƣ trên thì cấu trúc đề thuyết chính là kết quả của sự phân đoạn thực tại phát ngôn, là mặt nội dung nghĩa học trong cấu trúc của câu và đƣợc sử dụng để miêu tả giá trị thông báo của các phần trong phát ngôn ở hoạt động giao tiếp. Vì vậy cấu trúc đề thuyết có tính phổ quát cho nhiều loại ngôn ngữ. 1.1.2.1.1. Phần đề Có nhiều cách hiểu và định nghĩa về phần đề. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 “Đề là thành phần chính thứ nhất trong nòng cốt câu đơn chỉ ra thực thể là đối tƣợng đƣợc nói đến trong phần thuyết, là chủ thể của sự nhận định, chủ đề của thông báo”. [21] “Phần đề là phần từ ngữ đƣợc chọn làm xuất phát điểm cho câu nói.” [5]. “Đề là phần nêu lên một cái gì đó, thuyết là phần nói về điều có liên quan đến cái đƣợc nêu ở phần đề.” [25] Chúng tôi nhất trí với quan điểm của nhà nghiên cứu Cao Xuân Hạo: “Đề là thành phần trực tiếp của câu nêu rõ cái phạm vi ứng dụng của điều được nói bằng thành phần trực tiếp thứ hai: phần thuyết.” [18, 41]. Định nghĩa này đã nêu lên đƣợc cƣơng vị và chức năng của phần đề trong câu: Cƣơng vị của đề là một trong hai thành phần trực tiếp cấu tạo câu. Chức năng của đề là nêu rõ cái phạm vi ứng dụng của điều đƣợc nói bằng phần thuyết - thành phần trực tiếp thứ hai. Cấu tạo của phần đề rất đa dạng. Đề thƣờng đƣợc biểu hiện bằng một danh từ: Ví dụ: Hôm nay là ngày đẹp trời. Đ T Đề có thể là một ngữ. Ví dụ: “Chừng ấy ngƣời trong bóng tối mong đợi một cái gì tƣơi sáng Đ ngữ T cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ.” (Thạch Lam - Hai đứa trẻ) Đề cũng có thể đƣợc biểu hiện bằng một cú. Ví dụ: Ông Bụt xuất hiện khiến cô Tấm bàng hoàng. Đ cú T Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 1.1.2.1.2. Phần thuyết Trong câu phần thuyết là trọng tâm thông báo, chứa lƣợng thông tin của câu. Định nghĩa về phần thuyết luôn luôn gắn liền với phần đề và là một nửa kia của định nghĩa về phần đề. “Thuyết là thành phần chính thứ hai trong nòng cốt câu đơn chỉ ra đặc trƣng thông báo cho thực thể ở phần đề.” [21] Nếu phần đề giới thiệu sự có mặt của phần thuyết thì “phần thuyết nêu điều có quan hệ về phƣơng diện nào đó với phần đề”. [6] “Phần đề - đó là cái mà từ đó ngƣời nói bắt đầu, còn phần thuyết - đó là thành phần của thông báo mà ngƣời nói muốn ngƣời nghe hƣớng tới.” [31] Vị trí tự nhiên của phần thuyết là đứng sau phần đề, làm rõ cho phần đề nhƣng trong nhiều trƣờng hợp thuyết đƣợc đảo lên đứng trƣớc phần đề để nhấn mạnh ý, làm tăng hiệu quả giao tiếp. Trong câu phần thuyết cũng đƣợc biểu hiện khá đa dạng: Thuyết có thể là vị ngữ danh từ, động từ hoặc tính từ. Ví dụ 1: “Lão Hạc thổi cái nồi rơm, châm đóm.” Đ T (là vị ngữ động từ) (Nam Cao - Lão Hạc) Ví dụ 2: “Tiếng suối trong nhƣ tiếng hát xa” Đ T (là vị ngữ tính từ) (Hồ Chí Minh - Cảnh khuya) Ví dụ 3: “Năm Thọ vốn là một thằng đầu bò đầu bƣớu.” Đ T (là danh ngữ) (Nam Cao - Chí Phèo) Mối quan hệ giữa phần đề và phần thuyết tạo nên cấu trúc đề thuyết. Cấu trúc này thể hiện đƣợc mối quan hệ của câu với tƣ duy, mối quan hệ giữa câu với hiện thực đƣợc phản ánh và thể hiện cách thông báo sự kiện trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 câu. Quan hệ ý nghĩa giữa đề và thuyết cũng rất mật thiết. “Đó là quan hệ giữa thực thể làm chủ đề và đặc trƣng thông báo về thực thể” [21]. Vì thế đề và thuyết đều là các thành tố chính trong câu, chúng chế định, phụ thuộc lẫn nhau. Liên kết đề thuyết trong câu là điều kiện để câu có đƣợc chức năng thông báo và liên kết đề thuyết giữa các câu trong văn bản cũng là điều kiện thiết yếu để văn bản có đƣợc tính liên kết. 1.1.2.2. Các kiểu liên kết đề thuyết giữa các câu trong văn bản Liên kết đề thuyết là kiểu liên kết thể hiện ở mối quan hệ giữa các phần đề, phần thuyết của các câu với nhau. Liên kết đề thuyết đảm bảo tính thống nhất, liên tục, kế thừa về nội dung giữa các câu trong văn bản. Lần lƣợt các phần đề và phần thuyết trong các câu sẽ liên kết với nhau tạo nên các kiểu liên kết sau: 1.1.2.2.1. Liên kết Đề - đề Liên kết Đề - đề là kiểu liên kết thể hiện ở mối quan hệ gắn bó giữa phần đề của các câu. Liên kết Đề - đề rất phổ biến, thƣờng đƣợc biểu hiện giữa các câu đứng nối tiếp nhau hoặc cũng có thể giữa bất kì hai câu nào trong đoạn văn. Căn cứ vào quan hệ giữa phần đề của các câu có thể phân chia các tiểu liên kết Đề - đề nhƣ sau: Đề đề đồng chiếu: Là kiểu liên kết mà các phần đề của các câu cùng chỉ một ngƣời, sự vật, sự việc, hiện tƣợng. Đề đề đồng chiếu thƣờng đƣợc biểu hiện bằng cách lặp từ: Ví dụ: “Giăng là cái liềm vàng giữa đồng sao. Giăng là cái đĩa bạc trên Đ1 Đ2 thảm nhung da trời. Giăng toả mộng xuống trần gian. Giăng tuôn suối mát để Đ3 Đ4 những hồn khát khao ngụp lặn.” (Nam Cao - Giăng sáng) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 Các phần Đ1, Đ2, Đ3, Đ4 của cả 4 câu trên đều lặp lại và cùng chỉ một sự vật: “Giăng”. Bằng cách lặp từ này, Các phần đề đứng ở đầu các câu, chúng liên kết với nhau, tạo nên sự thống nhất về chủ đề cho cả đoạn văn. Trong nhiều trƣờng hợp Đề đề đồng chiếu biểu hiện bằng cách dùng đại từ thay thế: Ví dụ : Bình và Nam học với nhau từ nhỏ. Họ cùng đi bộ đội. Đ1 Đ2 Phần đề của hai câu trên liên kết với nhau bằng cách dùng đại từ “họ” để thay thế cho “Bình và Nam”. Đề đề đồng chiếu còn đƣợc biểu hiện bằng cách dùng các từ, cụm từ đồng nghĩa cùng chỉ một sự vật hiện tƣợng. Ví dụ: “Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp (…). Chị Dậu nghiến Đ1 Đ2 hai hàm răng (…) túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của ngƣời đàn bà lực điền, hắn Đ3 Đ4 ngã chỏng quèo trên mặt đất (…)” (Ngô Tất Tố - Tắt đèn) Trong ví dụ trên, các phần Đ1 và Đ3 liên kết với nhau vì “chị Dậu” và “ngƣời đàn bà lực điền” đồng nghĩa đều chỉ chị Dậu, Đ2 và Đ4 liên kết với nhau vì “cai lệ” và “anh chàng nghiện” đồng nghĩa đều cùng chỉ tên cai lệ. Các phần đề có thể đƣợc liên kết với nhau để tạo ra liên kết Đề - đề khi chúng cùng chỉ ngƣời, các sự vật, hiện tƣợng đồng loại hoặc trong cùng một trƣờng liên tƣởng, không nhất thiết phải lặp lại y nguyên. Đề đề đồng loại: Là kiểu liên kết mà các phần đề của các câu chỉ những sự vật hiện tƣợng khác nhau nhƣng cùng kiểu, cùng loại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 Ví dụ: Các nhà thơ mới Việt Nam đều có những phong cách thơ rất Đ1 riêng. Xuân Diệu sống hết mình với một hồn thơ đam mê, mãnh liệt. Huy Cận Đ2 Đ3 thì chất chứa trong thơ một nỗi buồn mênh mang, da diết. Hàn Mặc Tử lại Đ4 gửi trong thơ một tâm hồn vừa tinh khôi vừa đau đớn. Các phần Đ1, Đ2, Đ3, Đ4 trong ví dụ trên chỉ các đối tƣợng cá nhân khác nhau nhƣng cùng loại với nhau (đều là các nhà văn), vì thế các phần đề này có sự liên kết. Đề đề liên tƣởng: Là kiểu liên kết mà các phần đề của các câu chỉ ngƣời, vật, việc có quan hệ liên tƣởng với nhau. Ví dụ: “Đã hơn một thế kỷ trôi qua, tiếng thơ Đồ Chiểu vẫn ngân vang Đ1 giữa cuộc đời. Tên tuổi nhà thơ mù xứ Đồng Nai vẫn rực sáng bầu trời văn Đ2 nghệ dân tộc bởi nhân cách cao đẹp và những cống hiến lớn lao của ông trong văn học nƣớc nhà.” (Sách Ngữ văn 11, tập 1) Trong hai câu trên phần Đ1 nói đến „tiếng thơ Đồ Chiểu” và Đ2 nói đến “tên tuổi nhà thơ mù xứ Đồng Nai”. Chúng không cùng chỉ một đối tƣợng, cũng không cùng loại nhƣng lại có quan hệ liên tƣởng với nhau, vì thế chúng liên kết với nhau. 1.1.2.2.2. Liên kết Thuyết - Đề Là kiểu liên kết thể hiện ở mối quan hệ gắn bó giữa phần thuyết của câu trƣớc với phần đề của câu sau. Đây là kiểu liên kết thƣờng gặp nhất, thể hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 rất rõ mối quan hệ ngữ nghĩa: Phần đề của câu sau giải thích, thông báo cho sự vật, hiện tƣợng, tính chất, đƣợc nêu ở phần thuyết của câu trƣớc. Ví dụ: Mẹ tôi đọc sách. Cuốn sách ấy 300 trang. Đ1 T1 Đ2 T2 Liên kết Thuyết - đề rất phổ biến. Các câu có kiểu liên kết này thƣờng có quan hệ rất chặt chẽ về mặt nghĩa, thƣờng là phần đề của câu sau kế thừa thông tin từ câu trƣớc. Vì thế kiểu liên kết Thuyết - đề thƣờng đƣợc tổ chức nhằm tạo ra những chuỗi câu._. gối nhau, có vần điệu theo kiểu cứ phần thuyết của câu trƣớc liên kết với phần đề câu sau tạo thành đoạn dài. Ví dụ: “Chim ri là dì sáo sậu Sáo sậu là cậu sáo đen Sáo đen là em tu hú Tu hú là chú bồ các Bồ các là bác chim ri Chim ri là dì sáo sậu …………………….” (đồng dao) Đoạn thơ trên có kiểu liên kết đề thuyết nhƣ sau: Đề 1 - Thuyết 1 Đề 2 - Thuyết 2 Đề 3 - Thuyết 3 Đề 4 - Thuyết 4 Đề 5 - Thuyết 5… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 Sơ đồ liên kết này cho thấy các câu trong đoạn thơ liên kết với nhau theo quy luật: Cứ phần đề của câu sau kế thừa thông tin trong phần thuyết của câu trƣớc, đồng thời giải thích, làm sáng tỏ thêm cho các khái niệm đƣợc đƣa ra trong phần thuyết của câu trƣớc. Nhƣ vậy các câu có sự móc xích về ý với nhau làm cho đoạn văn vừa liền mạch vừa có vần điệu. 1.1.2.2.3. Liên kết Thuyết - thuyết Liên kết Thuyết - thuyết là kiểu liên kết thể hiện ở mối quan hệ gắn bó giữa phần thuyết của câu trƣớc với phần thuyết của câu sau. Liên kết Thuyết - thuyết thƣờng đƣợc tạo ra để biểu hiện những mức độ kết quả khác nhau của những đối tƣợng (là phần đề) khác nhau khi thực hiện hoặc tác động lên cùng một đối tƣợng, sự vật, sự việc. Ví dụ 1: Nam bắt bóng giỏi. Nhƣng Bình mới là thủ môn xuất sắc nhất. Đ1 T1 Đ2 T2 Ví dụ 2: “Thanh Tâm Tài Nhân nói đến Từ Hải trên bốn mƣơi trang Đ1 T1 giấy. Nguyễn Du chỉ nói trong mấy trang, mƣời phần bỏ đi tám.” Đ2 T2 (Hoài Thanh) Cả hai ví dụ trên đều so sánh kết quả thực hiện giữa Nam và Bình trong việc bắt bóng, giữa Thanh Tâm Tài Nhân và Nguyễn Du trong việc miêu tả Từ Hải. Phần thuyết của hai câu trong ví dụ 1 và ví dụ 2 đều chung một nội dung nên chúng có mối quan hệ về nghĩa, tạo nên liên kết Thuyết - thuyết. Kiểu liên kết Thuyết - thuyết có thể đƣợc tổ chức theo kiểu: Phần thuyết của một câu đứng đầu nêu lên chủ đề, và phần thuyết của các câu đứng sau giải thích, nói rõ hơn cho phần thuyết của câu đứng đầu đó. Vì thế phần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 thuyết của câu đứng đầu liên kết đƣợc với phần thuyết của tất cả các câu đứng sau nó. Ví dụ: “Nguyễn Du thấy rõ cả một loạt hành động gian ác bất chính thuyết 1 đều là do đồng tiền chi phối. Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí; Sai nha vì thuyết 2 tiền mà tra tấn cha con Vƣơng ông; Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh thuyết 3 vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán ngƣời; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lƣơng thuyết 4 thuyết 5 tâm; Khuyển, Ƣng vì tiền mà làm những điều đại ác.” thuyết 6 (Hoài Thanh) Nội dung của phần thuyết trong câu 1 nêu lên chủ đề chung của cả đoạn văn (các hành động gian ác bất chính do đồng tiền chi phối). Còn các phần thuyết trong các câu 2, 3, 4, 5, 6 đều triển khai ý từ phần thuyết của câu 1 và làm sáng tỏ thêm cho nội dung đó (các hành động gian ác bất chính của một số kẻ đã bị đồng tiền chi phối nhƣ thế nào). Vì thế bản thân phần thuyết câu 1 liên kết với phần thuyết của tất cả các câu đứng sau nó. Cũng có trƣờng hợp các phần thuyết của các câu trong đoạn văn đều chung một phần đề (do cùng một đối tƣợng (một chủ thể) tác động). Khi ấy, dựa vào văn cảnh phần đề của các câu đứng sau có thể lƣợc bỏ chỉ còn lại các phần thuyết liên kết với nhau và vẫn đảm bảo đƣợc tính liên kết của văn bản. Ví dụ: “Tấm vâng lời, đi đào các lọ lên (1). Đào lọ thứ nhất lấy ra đƣợc một bộ áo mớ ba, một cái xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu (2). Đào lọ thứ hai lấy ra đƣợc một đôi giày thêu, đi vừa nhƣ in (3). Lọ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 thứ 3, đào lên thì thấy một con ngựa bé tí, nhƣng vừa đặt con ngựa xuống đất, bỗng chốc nó đã hí vang lên và biến thành ngựa thật (4). Đào đến lọ cuối cùng thì lấy ra đƣợc một bộ yên cƣơng xinh xắn (5).” (Truyện cổ tích Tấm Cám) Sơ đồ liên kết của đoạn văn nhƣ sau: Đề1 - Thuyết 1. Thuyết 2. Thuyết 3. Thuyết 4. Thuyết 5. Trong ví dụ trên, Phần thuyết của các câu (2), (3), (4), (5) đều có quan hệ với nội dung phần thuyết của câu (1). Phần thuyết câu (1) nêu lên hành động của nhân vật (đào các lọ lên) và phần thuyết của các câu sau đều nói đến kết quả của hành động của nhân vật đó (kết quả của việc đào lọ). Chủ thể thực hiện tất cả các hành động trên đều là Tấm và đã đƣợc nêu lên trong câu đầu, vì vậy ở các câu (2), (3), (4), (5) phần đề (là Tấm) đã bị lƣợc bỏ nhƣng các phần thuyết vẫn có quan hệ chặt chẽ, vì thế đoạn văn vẫn đảm bảo tính liên kết. 1.1.2.2.4. Liên kết Đề, thuyết - đề Liên kết Đề, thuyết - đề là liên kết thể hiện sự gắn bó giữa toàn bộ phần đề và phần thuyết của câu trƣớc với phần đề của câu sau. Kiểu liên kết Đề, thuyết - đề đòi hỏi phần đề của câu sau phải có quan hệ với cả phần đề và phần thuyết của câu trƣớc, vì thế phần đề của câu sau thƣờng dùng một đại từ để kế thừa và thay thế toàn bộ thông tin của câu trƣớc. Ví dụ: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nƣớc. Đó là một truyền thống Đ1 T1 Đ2 T2 quý báu của ta.” ( Hồ Chí Minh) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 Trong ví dụ trên, phần đề của câu sau (đại từ “đó”) thay thế cho toàn bộ nội dung của câu trƣớc (dân ta có một lòng nồng nàn yêu nƣớc). Đại từ “đó” đã kế thừa toàn bộ thông tin của câu đứng trƣớc, đồng thời làm nhiệm vụ gắn kết những thông tin đó với nội dung của câu sau (là một truyền thống quý báu của ta) vì thế nó liên kết với toàn bộ phần đề và thuyết của câu trƣớc. Tóm lại: Các kiểu liên kết đề thuyết giữa các câu trong văn bản vừa nêu trên tạo ra sự gắn bó chặt chẽ về mặt nội dung giữa các câu văn trong văn bản. Sự gắn bó này thƣờng là đảm bảo một trong hai phần đề hoặc thuyết của câu sau kế thừa những thông tin đã biết từ câu trƣớc và đem những thông tin kế thừa đó tiếp tục gắn kết với những thông tin trong câu sau, cứ nhƣ vậy làm cho nội dung của cả văn bản thống nhất và liền mạch. Song để văn bản có đƣợc sự liên kết hoàn chỉnh, có đầy đủ các mặt liên kết của nó, giữa các phần đề và phần thuyết của các câu cần có sự liên kết về mặt hình thức. Nghĩa là chúng cần có một hệ thống các phƣơng thức để thể hiện liên kết đề thuyết. 1.1.2.3. Các phƣơng thức thể hiện liên kết đề thuyết Các phần đề và thuyết giữa các câu trong văn bản có sự liên kết về mặt hình thức. Liên kết hình thức chính là hệ thống các phƣơng thức liên kết hình thức. “Phƣơng thức liên kết là việc sử dụng các phƣơng tiện hình thức của ngôn ngữ vào nhiệm vụ liên kết câu với câu.” [7]. Nhờ đó các phƣơng thức này góp phần làm bộc lộ các kiểu liên kết đề thuyết giữa các câu trong văn bản. Mỗi một phƣơng thức liên kết sử dụng những phƣơng tiện liên kết riêng để tạo liên kết câu. Căn cứ vào đó có thể phân loại các phƣơng thức liên kết bao gồm: Lặp từ ngữ; Dùng đại từ hoặc các từ đồng nghĩa, gần nghĩa; Dùng các từ ngữ có quan hệ liên tƣởng; Sử dụng trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu; Sử dụng các kiểu câu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 1.1.2.3.1. Lặp từ ngữ Lặp là việc dùng lại trong câu sau những yếu tố đã có ở câu trƣớc. Tuỳ thuộc vào yếu tố đƣợc lặp lại mà có các dạng lặp: Lặp từ vựng: Là dạng lặp mà ở đó yếu tố đƣợc lặp lại thuộc từ vựng (từ thực, cụm từ). Các phƣơng tiện để thể hiện phƣơng thức lặp chính là các từ, cụm từ. Ví dụ: “Cơm xong, Minh trở về buồng mình nằm xem báo. Anh chƣa đọc hết nửa trang báo thì nghe tiếng gọi ngoài cửa.” (Nguyễn Thị Ngọc Tú) Trong ví dụ trên từ “báo” đƣợc lặp lại, tạo nên sự liên kết giữa hai phần thuyết của hai câu. Lặp từ vựng là phƣơng thức liên kết phổ biến nhất trong văn bản và cũng là phƣơng thức phổ biến nhất để liên kết đề và thuyết giữa các câu. Lặp ngữ pháp: Là dạng thức lặp mà câu sau lặp lại cấu trúc của câu trƣớc. Lặp ngữ pháp có thể là lặp đủ, nghĩa là câu sau lặp lại y nguyên cấu trúc của câu trƣớc. Ví dụ: “Từng ngày, mẹ thầm đoán con đã đi đến đâu. Từng giờ, mẹ thầm hỏi con đang làm gì.” (Nguyễn Thị Nhƣ Trang - Tiếng mƣa) Lặp ngữ pháp cũng có thể là lặp thừa, lặp thiếu nhƣng nhìn chung đều tạo ra sự liên kết đề - thuyết giữa các câu, đồng thời tạo ra cho đoạn văn có nhịp điệu và tính nhạc. 1.1.2.3.2. Dùng đại từ hoặc từ đồng nghĩa, gần nghĩa Để tạo ra sự liên kết đề thuyết giữa các câu không nhất thiết cứ phải lặp đi lặp lại các từ ngữ vì nhƣ thế dễ gây ra sự đơn điệu, nhàm chán. Có thể sử dụng các đại từ ở các câu sau thay thế cho phần đề hoặc phần thuyết ở câu trƣớc để tránh lặp từ, đồng thời tạo sự liên kết chặt chẽ giữa câu trƣớc với câu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 sau. Phƣơng tiện đại từ dùng để thay thế cần phải đƣợc lựa chọn sao cho phù hợp với từ, cụm từ đƣợc thay thế. Ví dụ: “Điền nghĩ đến tính bủn xỉn của đàn bà. Họ may áo để cất đi.” Đ1 T1 Đ2 T2 (Nam Cao – Giăng sáng) Trong ví dụ trên, tác giả Nam Cao dùng đại từ “họ” để thay thế cho “phụ nữ”. Cách thay thế này để tránh sự lặp từ không cần thiết, đồng thời nối kết hợp lý giữa thông tin của câu trƣớc và câu sau, tạo sự liên kết cho đoạn văn. Cũng có thể dùng các từ đồng nghĩa, gần nghĩa ở câu sau thay thế cho các từ đồng nghĩa, gần nghĩa ở câu trƣớc. Khi sử dụng các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, sự liên kết giữa các câu sẽ tự nhiên diễn ra vì bản chất các từ đồng nghĩa, gần nghĩa đều cùng chỉ một sự vật, hiện tƣợng. Sử dụng các từ đồng nghĩa còn tránh đƣợc lỗi lặp từ, tạo ra sự phong phú trong cách diễn đạt. Phƣơng tiện chính để tạo ra phép thế đồng nghĩa, gần nghĩa là các từ có quan hệ đồng nghĩa, gần nghĩa. Các từ đồng nghĩa với nhau rất đa dạng, thƣờng thuộc về bốn kiểu: Đồng nghĩa từ điển. Đồng nghĩa phủ định. Đồng nghĩa miêu tả. Đồng nghĩa lâm thời. Ví dụ 1: “Phụ nữ lại càng cần phải học. Đây là lúc chị em phải cố gắng Đ1 T1 Đ2 T2 để kịp nam giới.” (Hồ Chí Minh) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 Trong hai câu trên, phần Đ2 liên kết với phần Đ1 bằng cách dùng cụm từ “chị em” thay thế cho cụm từ “phụ nữ” vì chúng đồng nghĩa từ điển, cùng chỉ một đối tƣợng đó là ngƣời phụ nữ. Ví dụ 2: “Một số phƣờng săn đến thăm dò để giăng bẫy bắt con cọp Đ1 T1 xám. Nhƣng con ác thú tinh lắm, đặt mồi ngon đến đâu cũng không lừa nổi Đ2 T2 nó.” (Truyện cổ tích Nghè hoá cọp) Trong ví dụ trên, phần đề của câu sau liên kết với phần thuyết của câu trƣớc bằng cách dùng cụm từ “con ác thú” thay thế cho “con cọp xám” vì hai cụm từ này đồng nghĩa lâm thời, cùng chỉ một đối tƣợng là con cọp. Dùng đại từ và các từ đồng nghĩa, gần nghĩa xét cho cùng thì cũng là lặp lại phần đề hoặc phần thuyết của câu trƣớc, song sẽ tránh đƣợc sự nhàm chán, đơn điệu mà đoạn văn lại luôn phong phú, sinh động. 1.1.2.3.3. Dùng các từ ngữ có quan hệ liên tƣởng Tất cả các từ ngữ đều nằm trong những trƣờng liên tƣởng nhất định và có rất nhiều từ ngữ khác cùng trƣờng liên tƣởng với nó ( liên tƣởng là quan hệ giữa các từ mà khi một từ xuất hiện thì làm cho ngƣời ta nghĩ đến từ khác). Các từ ngữ cùng trƣờng liên tƣởng luôn có quan hệ mật thiết về nghĩa hoặc ít nhất có chung nét nghĩa nào đó và đƣợc quy về các kiểu liên tƣởng: Liên tƣởng bao hàm; Liên tƣởng đồng loại; Liên tƣởng định vị; Liên tƣởng định chức; Liên tƣởng đặc trƣng; Liên tƣởng nhân quả. Dùng các từ ngữ có quan hệ liên tƣởng ở các câu kế tiếp nhau trong văn bản sẽ giúp ngƣời đọc (ngƣời nghe) xâu chuỗi, kết nối các thông tin, sự việc và tạo ra những mối liên hệ về nghĩa giữa các câu trong toàn văn bản. Phƣơng thức liên tƣởng là việc sử dụng trong câu văn sau những từ, cụm từ có liên quan về nghĩa ở một số ít nét nghĩa chung và không chứa nét Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 nghĩa đối lập với yếu tố tƣơng ứng trong câu văn trƣớc để tạo sự liên kết giữa hai câu. Ví dụ 1: “Bộ đội xung phong. Du kích nhào lên.” Đ1 T1 Đ2 T2 (Nguyễn Thi - Ngƣời mẹ cầm súng) Hai câu trên có kiểu liên kết đề - đề vì: “bộ đội” và “du kích” có quan hệ liên tƣởng đồng loại. Ví dụ 2: “Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt.” Đ1 T1 Đ2 T2 (Kim Lân - Vợ nhặt) Hai câu trên có kiểu liên kết: Phần đề của câu trƣớc liên kết với thuyết của câu sau vì “bà lão” và “hai con mắt” là hai cụm từ có quan hệ liên tƣởng bao hàm. Ví dụ 3: “Rõ ràng là bằng mắt phải anh vẫn thấy hiện lên một cánh Đ1 T1 chim én chao đi chao lại. Mùa xuân đã đến rồi.” Đ2 T2 (Nguyễn Trung Thành) Hai câu trên có kiểu liên kết thuyết - đề ( thuyết câu 1 liên kết với đề câu 2) vì: “một cánh chim én” và “mùa xuân” là hai cụm từ có quan hệ liên tƣởng đặc trƣng. Ví dụ 4: “Nhân dân là bể Đ1 T2 Văn nghệ là thuyền.” Đ2 T2 (Tố Hữu) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 Hai câu trên có kiểu liên kết thuyết - thuyết vì “bể” và “thuyền” là hai từ có quan hệ liên tƣởng định vị. 1.1.2.3.4. Sử dụng trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu Trật tự sắp xếp các bộ phận câu là trật tự sắp xếp các từ, các ngữ trong câu. Trong tiếng Việt, trật tự từ đóng vai trò rất quan trọng. Nó là phƣơng thức ngữ pháp chính để biểu thị quan các quan hệ ngữ pháp trong câu. Nó đƣợc dùng để thực hiện cùng lúc nhiều chức năng khác nhau nhƣ: Biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ, các bộ phận trong câu; Biểu thị quan hệ thông tin giữa các bộ phận câu; Biểu thị quan hệ logic - ngữ nghĩa giữa các bộ phận câu. Đặt câu trong quan hệ với đoạn văn, việc sử dụng trật tự sắp xếp các bộ phận câu còn là một phƣơng thức ngữ pháp để tạo ra sự liên kết giữa các câu trong văn bản. Các câu khi đứng một mình có thể sắp xếp trật tự các bộ phận theo nhiều kiểu mà không làm ảnh hƣởng tới nội dung và hình thức của câu. Nhƣng khi đứng trong văn bản thì chỉ có một trật tự sắp xếp là tối ƣu nhất cần đƣợc lựa chọn để đảm bảo sự liên kết của câu ấy với những câu khác trong văn bản. Vì thế khi viết câu để tạo nên đoạn văn, không phải lúc nào cũng viết câu theo một trật tự cố định mà cần phải biết cách thay đổi trật tự sắp xếp các bộ phận câu để phục vụ cho mục đích liên kết. Các hình thức thay đổi trật tự sắp xếp các bộ phận câu để tạo ra sự liên kết thƣờng là: Thay đổi vị trí của trạng ngữ : Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu. Việc sử dụng trạng ngữ ở vị trí nào trong câu là do mục đích của ngƣời sử dụng, trong đó có mục đích tạo liên kết giữa các câu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 Trạng ngữ đứng ở đầu câu vừa là để giới thiệu thời gian ,nơi chốn, cách thức…của sự việc diễn ra trong câu, vừa là phƣơng tiện liên kết giữa câu ấy với những câu đứng trƣớc nó. Ví dụ: “ (Một thời đại vừa chẵn mƣời năm). Trong mƣời năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gắt gao với thơ cũ, một bên giành quyền sống, một bên giữ quyền sống. (Cuộc tranh đấu kéo dài cho đến ngày thơ mới toàn thắng). Trong sự thắng lợi ấy, cũng có công những ngƣời tả xung hữu đột nơi chiến trƣờng, nhƣng trƣớc hết là công những nhà thơ mới.” (Hoài Thanh) Trạng ngữ đứng ở giữa câu. Ví dụ: “Tre vẫn phải còn vất vả mãi với ngƣời. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.” (Thép Mới, Cây tre Việt Nam) Trong ví dụ này trạng ngữ “từ nghìn đời nay” đƣợc đặt ở giữa câu để đáp ứng đòi hỏi của sự liên kết với những câu đi trƣớc. Trƣớc đó các câu văn đang tập trung vào vấn đề tre gắn bó với ngƣời dân Việt Nam cho nên cần nối tiếp đề tài đó bằng hình ảnh tre chứ không phải là vấn đề thời gian. Đặt trạng ngữ vào giữa còn biểu thị tình trạng trì trệ , lạc hậu của cối xay tre. Sự sắp xếp vị trí của trạng ngữ nhƣ trên là để phục vụ cho sự liên kết ý giữa các câu. Trạng ngữ đứng ở cuối câu Ví dụ: - Con tìm thấy con cún ở đâu? - Con tìm thấy nó ở trong bếp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 Trong ví dụ trên, vị trí thích hợp nhất cho trạng ngữ “ở trong bếp” là ở cuối câu vì nó biểu hiện phần tin mới, phần trọng tâm thông báo. Trọng tâm thông báo của câu không phải là việc “con tìm thấy con cún” mà là tìm thấy con cún “ở trong bếp”. Ở vị trí cuối câu, trạng ngữ này tham gia vào phần thuyết và truyền đi tin tức mới nhất, đồng thời liên kết chặt chẽ với câu đứng trƣớc nó. Thay đổi vị trí của bổ ngữ: Vị trí tự nhiên của bổ ngữ là đứng sau động từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ. Song trong nhiều trƣờng hợp bổ ngữ đƣợc đảo lên trƣớc động từ và đứng ở đầu câu để biểu thị một cái đã biết và để tạo liên kết với những câu đứng trƣớc. Lúc này bổ ngữ nằm trong phần thuyết của câu trƣớc đƣợc dùng làm phần đề của câu sau để tạo liên kết giữa hai câu. Ví dụ: “Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ông đã cần cù tích lũy. Vốn từ vựng ấy, trƣớc Cách mạng tháng Tám, ông thƣờng dùng để chơi ngông với đời.” (Nguyễn Đăng Mạnh) Trong ví dụ trên bổ ngữ “vốn từ vựng ấy” đƣợc đảo lên đứng ở đầu câu làm phần đề. Phần đề này kế thừa thông tin đã biết từ câu trƣớc (một kho từ vựng), nhờ đó mà nội dung của câu sau liên kết chặt chẽ với nội dung câu trƣớc. Đảo phần thuyết lên trƣớc phần đề: Vị trí thuận của phần thuyết là đứng sau phần đề. Trong nhiều trƣờng hợp phần thuyết đảo lên trƣớc phần đề là để nhấn mạnh ý nào đó và cũng là để liên kết với những câu đứng trƣớc . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 Ví dụ: “Ấy là một buổi sáng mùa hè năm kia. Tôi đang đứng ngoài cửa gặm mấy nhánh cỏ non điểm tâm. Bỗng từ đằng cuối bãi tiến lại hai đứa bé.” (Tô Hoài - Dế Mèn phiêu lƣu ký) Trong ví dụ trên, câu văn in đậm đã đảo vị trí của phần thuyết lên trƣớc phần đề. Việc đảo nhƣ vậy nhằm mụch đích nhấn mạnh vào tính chất đột ngột của sự xuất hiện, nhƣng cũng là do yêu cầu liên kết từ những câu văn đi trƣớc đòi hỏi. Nội dung của những câu văn trƣớc đều dự báo một sự xuất hiện sẽ có ở câu văn sau, vì thế câu văn sau cần phải bắt đầu bằng sự xuất hiện để nối tiếp mạch ý của những câu văn trƣớc chứ không phải là bắt đầu bằng hình ảnh “hai đứa bé”. Muốn vậy phải viết câu đảo trật tự nhƣ trên để đảm bảo yêu cầu liên kết. Tóm lại, việc thay đổi vị trí của các thành phần trạng ngữ, bổ ngữ hay đảo phần thuyết lên trƣớc phần đề trong câu đều là những phƣơng thức sử dụng trật tự sắp xếp các bộ phận câu nhằm tạo ra sự liên kết về mặt đề thuyết với các câu đứng trƣớc hoặc sau nó. Những sự thay đổi này thƣờng là đảm bảo cho sự liên kết móc nối theo trình tự: Phần thuyết câu trƣớc liên kết với phần đề câu sau. 1.1.2.3.5. Sử dụng các kiểu câu Trong tiếng Việt có một số kiểu câu có cấu tạo khá đặc biệt, đặc điểm cấu tạo đó có chức năng liên kết. Các thành phần ở đầu các kiểu câu bị động, câu có khởi ngữ và câu có trạng ngữ chỉ tình huống đều làm nhiệm vụ thể hiện một nội dung thông tin đã biết từ những câu đi trƣớc, do đó chúng có vai trò kết nối thông tin giữa các câu, tạo sự liên kết, mạch lạc cho đoạn văn, văn bản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 Dùng kiểu câu bị động: “Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ ngƣời, vật đƣợc hoạt động của ngƣời, vật khác hƣớng vào (chỉ đối tƣợng của hoạt động).” (Sách Ngữ văn 7, tập 2) Thông thƣờng câu đƣợc viết theo kiểu câu chủ động (là câu có chủ ngữ chỉ ngƣời, vật thực hiện một hoạt động hƣớng vào ngƣời, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động). Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích chuyển bộ phận câu chứa thông tin đã biết từ những câu trƣớc lên làm phần đề câu sau, tạo ra sự liên kết với các câu đứng trƣớc, đồng thời tránh lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, tránh gây ấn tƣợng nhàm chán. Ví dụ: “Thị Huệ vẫn muốn ngầm hại thế tử, nhƣng Thuỳ trung hầu thƣờng tìm lời khôn khéo để che chở cho. Thị Huệ bị lời lẽ Thuỳ trung hầu giằng giữ, nên không dám quả quyết hành động.” (Ngô gia văn phái - Hoàng Lê nhất thống chí) Câu bị động trong đoạn trên là: “Thị Huệ bị lời lẽ của Thuỳ trung hầu giằng giữ”. Dùng câu này dƣới dạng câu bị động có tác dụng liên kết câu đó với câu đứng trƣớc. Vì câu trƣớc đang nói tới Thị Huệ, Thị Huệ là phần đề, nên câu tiếp theo cần tiếp tục chọn “Thị Huệ” làm đề tài để kế thừa thông tin đã có ở câu trƣớc. Viết nhƣ vậy sẽ móc nối đƣợc ý nghĩa với phần thuyết đứng ngay trƣớc đó, giải thích rõ cho cái kết quả của việc “Thuỳ trung hầu thƣờng tìm lời khôn khéo để che chở cho”. nếu viết câu theo kiểu chủ động là: “Lời lẽ Thuỳ trung hầu giằng giữ Thị Huệ nên thị không dám quả quyết hành động” thì không tiếp tục đề tài về Thị Huệ đƣợc mà lại bị lặp lại phần thuyết của câu ngay trƣớc đó. Dùng kiểu câu có khởi ngữ: “Khởi ngữ là thành phần câu nêu lên đề tài của câu, là điểm xuất phát của điều thông báo trong câu.” (SGK Ngữ văn 11, tập 1). Khởi ngữ trong câu có tác dụng biến những thông tin từ câu trƣớc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 thành đề tài chính đƣợc nói đến trong câu sau. Nhờ đó nội dung giữa các câu đƣợc liên kết rất chặt chẽ. Ví dụ: “Mới hồi xế này bà cho kêu tao với thằng Tí xuống nhà, bà tính sửa soạn cƣới con Quyên cho con bà. Còn phần thằng Tí, thì bà tính đứng làm mai mà cƣới con gái của hƣơng giáo Cần cho nó.” (Hồ Biểu Chánh - Cha con nghĩa nặng) Trong đoạn văn trên câu thứ hai có khởi ngữ là: “Còn phần thằng Tí”. Tác dụng của khởi ngữ này là nêu một đề tài có quan hệ liên tƣởng với điều đã nói trong câu trƣớc (con Quyên - thằng Tí. Chúng là hai anh em ruột). Nhờ đó, toàn bộ phần đề và thuyết của câu sau có sự liên kết với phần đề và thuyết của câu trƣớc. Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống. Trạng ngữ chỉ tình huống là thành phần phụ đứng ở đầu câu nêu lên cái tình huống của các sự vật, sự việc đƣợc diễn ra trong những câu trƣớc. Đặt trạng ngữ tình huống ở đầu câu sẽ nhắc lại những sự việc đã có ở những câu trƣớc và lại nối kết với các hành động, sự kiện của câu đứng sau. Do đó nội dung của hai câu luôn liền mạch. Ví dụ: “Ở nhà, mẹ con Cám mang bát cơm ra giếng, cũng gọi bống lên ăn y nhƣ Tấm. Nghe lời gọi, bống ngoi lên mặt nƣớc.” ( Truyện cổ tích Tấm Cám) Trạng ngữ chỉ tình huống trong đoạn văn trên là: “Nghe lời gọi”. Trạng ngữ này có tác dụng nối kết hành động, sự kiện của câu chứa nó với câu trƣớc đó (bống ngoi lên mặt nƣớc vì bống nghe thấy lời gọi của “mẹ con Cám”). Đặt trạng ngữ chỉ tình huống ở đầu câu thứ hai còn tạo cho hai câu đó có một trật tự tuyến tính rất hợp lý về mặt thời gian: Mẹ con Cám gọi - nghe thấy lời gọi - bống ngoi lên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 1.2. Sự chi phối của liên kết đề thuyết giữa các câu trong văn bản với việc lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, các kiểu câu trong văn bản 1.2.1. Liên kết đề thuyết với việc lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu Nhƣ đã nói ở trên, trật tự từ trong câu là một trong những phƣơng thức chính yếu để biểu thị quan hệ ngữ pháp trong câu. Ngôn ngữ tiếng Việt có tính hình tuyến nên trật tự từ là tƣơng đối cố định. Các yếu tố ngôn ngữ phải lần lƣợt xuất hiện trong chuỗi lời nói chứ không thể đồng thời đƣợc dùng ở cùng một vị trí. Trật tự từ trong tiếng Việt cũng rất chặt chẽ, không thể tự do thay đổi. Nếu thay đổi trật tự từ thì câu sẽ trở nên vô nghĩa Ví dụ: Mặt trời mọc ở đằng đông. Đổi thành: Đằng đông ở mọc mặt trời . (câu vô nghĩa) Hoặc nghĩa của câu sẽ thay đổi Ví dụ: Bố đánh con. Đổi thành: Con đánh bố. (nghĩa của câu thay đổi) Nhƣng trong những điều kiện ngữ cảnh nhất định trật tự từ và các bộ phận trong câu có thể thay đổi để phục vụ cho những mục đích giao tiếp nhất định. Mục đích đó có thể là : Tạo ra sự hài hoà về ngữ âm của lời nói (tạo tính nhạc cho câu). Ví dụ: “Lom khom dƣới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông chợ mấy nhà. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 Nhớ nƣớc đau lòng con quốc quốc Thƣơng nhà mỏi miệng cái gia gia.” (Bà Huyện Thanh Quan, Qua đèo Ngang) Tất cả các câu thơ trong đoạn thơ trên đều đƣợc đảo trật tự các thành phần câu để nhằm tạo ra sự cân đối và nhịp điệu cho đoạn thơ. Để nhấn mạnh ý, làm nổi bật đối tƣợng, điều cần thông báo. Ví dụ: “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.” (Hồ Xuân Hƣơng, Tự tình) Hai câu thơ trên đảo các cụm động từ lên đầu câu nhằm nhấn mạnh sự gai góc, táo bạo trong suy nghĩ của Hồ Xuân Hƣơng đồng thời làm nổi bật lên phong cách thơ của bà. Nhƣng quan trọng hơn hết vẫn là mục đích đảm bảo liên kết các câu trong đoạn văn. Đây là yêu cầu rất quan trọng của việc lựa chọn trật tự từ trong câu. Vì thế việc lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu phải phù hợp với yêu cầu của nhiều nhân tố trong đó có nhân tố liên kết đề thuyết. Liên kết đề thuyết chi phối khá quan trọng tới việc lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu. Nó đòi hỏi bất kỳ câu nào khi đã đƣợc lựa chọn trật tự sắp xếp cũng phải đảm bảo sự liên kết với các câu trƣớc hoặc sau nó. Sự liên kết này thể hiện ở tính liên tục về nội dung, tính kế thừa về mặt thông báo giữa câu trƣớc và câu sau. Ví dụ: Cho hai câu có hai kiểu sắp xếp trật tự khác nhau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 “Lát sau, thống lý Pá Tra bƣớc vào. Theo sau thống lý là một lũ thống quán, xéo phải.” (1) “ Lát sau, thống lý Pá tra bƣớc vào. Một lũ thống quán, xéo phải theo sau thống lý.” (2) Trên thực tế tác giả Tô Hoài đã lựa chọn trật tự sắp xếp nhƣ kiểu câu (1). Điều này cũng do đòi hỏi của sự liên kết đề - thuyết quy định. Câu văn trƣớc đang nói về thống lý Pá Tra và hành động “bƣớc vào” của thống lý, vậy thì câu văn tiếp theo nên tiếp tục bằng hình ảnh thống lý và phải bắt đầu bằng hành động “theo sau” vì ngay trƣớc đó là hành động “bƣớc vào”. Sắp xếp nhƣ vậy câu văn sau vừa kế thừa những nội dung thông tin từ câu văn trƣớc và đảm bảo sự liền mạch, logíc trong lời kể. Nếu lựa chọn kiểu sắp xếp nhƣ câu (2) thì câu không sai nhƣng không tiếp tục đƣợc hình ảnh và hành động của thống lý ở câu trƣớc, khiến cho các câu rất rời rạc. 1.2.2. Liên kết đề thuyết với việc lựa chọn các kiểu câu trong văn bản. Việc lựa chọn kiểu câu nào để sử dụng trong văn bản phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Phụ thuộc vào nội dung cần diễn đạt: Ví nhƣ để diễn đạt hành động chủ động do chủ thể tạo ra thì dùng câu chủ động. Để diễn đạt hành động tiếp nhận từ bên ngoài thì dùng câu bị động. Phụ thuộc vào ý đồ ngƣời nói nhƣ muốn nhấn mạnh ý, muốn thể hiện sắc thái biểu cảm hoặc tạo giá trị hình tƣợng cho đoạn văn, đoạn thơ… Nhƣng mặt khác, lựa chọn kiểu câu nào còn phụ thuộc vào việc đảm bảo liên kết giữa các câu. Nghĩa là liên kết đề - thuyết chi phối đến việc lựa chọn kiểu câu. Nhƣ đã trình bày ở phần trƣớc, các kiểu câu bị động, câu có khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống đều là những phƣơng tiện để tạo ra liên kết đề thuyết. Liên kết đề thuyết cũng chi phối trở lại tới việc lựa chọn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 các kiểu câu này. Bằng chứng là liên kết đề thuyết đòi hỏi bất kỳ kiểu câu nào nêu trên khi đã đƣợc sử dụng trong đoạn văn đều phải đảm bảo sự liên kết với các câu trƣớc hoặc sau nó. Nếu không đảm bảo liên kết, câu đó sẽ không phù hợp và sẽ không đƣợc sử dụng. Liên kết đề thuyết chi phối việc lựa chọn kiểu câu bị động, chủ động. Ví dụ 1: Khi có ngƣời hỏi là: “Vì sao An khóc?” cấu trúc câu trả lời thích hợp nhất là cấu trúc bị động: “An bị bố mẹ mắng”. Vì câu trƣớc đang nói về An và nguyên nhân An khóc nên câu sau cần tiếp tục chọn An làm đề tài và giải thích nguyên nhân dẫn đến việc An khóc. Muốn thế cần viết câu theo kiểu câu bị động thì mới đảm bảo đƣợc sự liên kết với câu trƣớc. Nếu viết câu theo kiểu câu chủ động: “Bố mẹ mắng An” thì không tiếp tục đề tài về An mà đột ngột chuyển sang bố mẹ và các câu rời rạc. Ví dụ 2: “Hộ đã cúi xuống và đã đƣa một bàn tay cầm lấy cái bàn tay mềm yếu của Từ, giữa lúc Từ đau đớn không bờ bến: Từ bị tình nhân bỏ với một đứa con mới đẻ.” (Nam Cao - Đời thừa) Trong ví dụ trên việc dùng câu bị động “Từ bị tình nhân bỏ” là bắt buộc để có thể tạo liên kết với câu đứng trƣớc nó. Nếu dùng kiểu câu chủ động: “Tình nhân bỏ Từ” thì không tiếp tục đề tài về nhân vật “Từ”, liên kết giữa các câu trong đoạn sẽ vô cùng lỏng lẻo. Liên kết đề thuyết chi phối việc lựa chọn kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống. Ví dụ : “Một hôm vua đi chơi, ra khỏi hoàng cung. Thấy có quán nƣớc bên đƣờng sạch sẽ bèn ghé vào. Bà lão mang trầu nƣớc dâng lên vua. Thấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 trầu têm cánh phƣợng, vua sực nhớ tới trầu vợ mình têm ngày trƣớc cũng nhƣ vậy, liền phán hỏi: …” (Truyện cổ tích Tấm Cám) Ví dụ trên có sử dụng trạng ngữ chỉ tình huống “thấy trầu têm cánh phƣợng”. Việc sử dụng trạng ngữ này cũng là do sự chi phối của liên kết đề thuyết vì nó đòi hỏi phải có sự liên kết giữa phần thuyết của câu trƣớc với phần đề câu sau. Sử dụng trạng ngữ tình huống này vừa kết nối đƣợc các sự kiện giữa các câu, vừa miêu tả đƣợc sự logíc trong nhận thức của nhân vật (thấy trầu têm cánh phƣợng - nhớ tới ngƣời). Liên kết đề thuyết chi phối việc lựa chọn kiểu câu có khởi ngữ. Ví dụ: “Ấy cũng may cho có, vớ vẩn mãi ở ngoài phố thế này mà gặp mật thám hay đội con gái thì khốn. Mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cũng chả cần.” (Nguyễn Công Hoan) Ở ví dụ trên, do đòi hỏi của liên kết đề thuyết, câu văn sau cần sử dụng các khởi ngữ “mật thám” và “đội con gái” để liên kết với câu đứng trƣớc vì chúng kế thừa nội dung thông tin của câu trƣớc và đƣợc đƣa lên đầu câu làm đề tài cho câu sau. Nhờ đó mà hai câu có quan hệ chặt chẽ về nội dung. Nhƣ vậy, giữa liên kết đề thuyết và việc sử dụng các kiểu câu nêu trên có mối quan hệ biện chứng qua lại. Liên kết đề thuyết đòi hỏi, chi phối việc lựa chọn sử dụng các kiểu câu bị động, câu có trạng ngữ tình huống, câu có khởi ngữ. Và việc sử dụng các kiểu câu nhƣ vậy cũng là để đảm bảo liên kết đề thuyết giữa các câu trong đoạn văn, trong văn bản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 CHƢƠNG 2 TỔ CHỨC DẠY HỌC LỰA CHỌN TRẬT TỰ SẮP XẾP CÁC BỘ PHẬN CÂU, CÁC ._.ài và giao bài tập về nhà. - Viết một đoạn văn về nhà văn Nam Cao, trong đó có dùng câu bị động. Giải thích tác dụng của câu bị động đó. 5. Rút kinh nghiệm sau giờ giảng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm * Mục đích, nội dung đánh giá. So sánh tác dụng, kết quả của lớp sử dụng giáo án thực nghiệm với lớp đối chứng. Hiệu quả của việc vận dụng kiến thức về liên kết đề thuyết trong dạy học các bài về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu và sử dụng các kiểu câu trong văn bản. Tính khả thi của việc đƣa những kiến thức mới về ngữ pháp chức năng vào giảng dạy phân môn tiếng Việt trong chƣơng trình Ngữ văn THPT. * Phƣơng pháp đánh giá. Chúng tôi đánh giá dựa trên những căn cứ về kết quả tổng hợp của giờ dạy thực nghiệm : Giáo viên hoàn thành bài giảng đúng giờ, đúng giáo án, học sinh hiểu bài, hăng hái học tập...Đặc biệt, chúng tôi chú trọng đến hiệu quả của giáo án thực nghiệm thể hiện trong nhận thức và kỹ năng của học sinh thông qua các bài kiểm tra thực nghiệm. Sau khi kiểm tra, chúng tôi thống kê, đối chiếu kết quả thực nghiệm của các lớp trong cùng trƣờng và của hai trƣờng với nhau. Đó là những cơ sở để đánh giá một cách khách quan, chính xác kết quả của quá trình thực nghiệm. * Thống kê kết quả thực nghiệm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Trƣờng THPT Quảng Uyên Kết quả Thực nghiệm 1 (11C1 / 44) Thực nghiệm 2 (11C2 / 43) Đối chứng (11C3 / 44) Giỏi 4 (9,1%) 5 (11,6% 2 (4,5%) Khá 19 (43,2%) 22 (51,1%) 16 (36,4%) TB 19 (43,2%) 15 (35%) 21 (47,7%) Yếu 2 (4,5%) 1 (2,3%) 5 (11,4%) Trƣờng THPT Đống Đa Kết quả Thực nghiệm (11A / 41) Đối chứng (11D / 42) Giỏi 4 (9,7%) 2 (4,8%) Khá 16 (39%) 11 (26,2%) TB 18 (44%) 23 (54,7%) Yếu 3 (7,3%) 6 (14,3%) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Kết quả Thực nghiệm 1 (85) Thực nghiệm 2 (43) Đối chứng (86) Giỏi 8 (9,4%) 5 (11,6%) 4 (4,6%) Khá 35 (41,2%) 22 (51,2%) 27 (31,4%) Tung bình 37 (43,5%) 15 (34,9%) 44 (51,2%) Yếu 5 (5,9%) 1 (2,3%) 11 (12,8%) * Kết quả và kết luận chung về thực nghiệm Mặc dù việc thực nghiệm mới chỉ đƣợc triển khai tại hai trƣờng học với số lƣợng bài dạy và số học sinh còn hạn chế, và những kết quả thực nghiệm trên đây có thể vẫn chƣa đủ cơ sở để khẳng định sự thành công của đề tài trong luận văn này. Nhƣng những kết quả rất khả quan ban đầu đó đã giúp chúng tôi xác định đƣợc hƣớng đi của đề tài là đúng và chúng tôi có cơ sở để đƣa ra những đánh giá về đề tài. Sau khi thống kê, tổng hợp kết quả điều tra thực nghiệm ở trƣờng THPT Quảng Uyên và trƣờng THPT Đống Đa, chúng tôi đối chiếu, so sánh những kết quả thực nghiệm đó giữa các lớp cùng trƣờng và giữa hai trƣờng với nhau. Chúng tôi có những nhận xét ban đầu nhƣ sau : - Kết quả điều tra ở lớp thực nghiệm 1 và lớp thực nghiệm 2 cao hơn so với kết quả ở lớp thực nghiệm đối chứng. Kết quả cao hơn này thể hiện ở chỗ : Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 Sau giờ thực nghiệm, tỷ lệ học sinh khá giỏi ở hai lớp thực nghiệm 1 và thực nghiệm 2 tăng lên, tỷ lệ học sinh yếu giảm nhiều so với lớp đối chứng. - Xét về mặt chuyên môn sƣ phạm : Nội dung giáo án thực nghiệm đều đạt đƣợc mục tiêu đề ra với những nội dung và phƣơng pháp cụ thể, giáo viên và học sinh dễ dàng thực hiện. Tất cả các tiết học đều truyền tải đƣợc trọng tâm kiến thức, hoàn thành kế hoạch bài giảng về khối lƣợng kiến thức cũng nhƣ thời gian. Việc sử dụng, lựa chọn kết hợp các phƣơng pháp, phƣơng tiện, hình thức dạy học trong các giờ thực nghiệm nhìn chung đã phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của học sinh trong lớp. Đa số học sinh hiểu bài, sôi nổi hào hứng trong những hoạt động tập thể cùng giải bài tập. Song để việc thử nghiệm giáo án đạt kết quả hơn nữa, giáo viên cần có sự đầu tƣ kỹ lƣỡng trong việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy cho chu đáo và chủ động ; cần sử dụng không gian lớp học một cách sáng tạo để phù hợp với việc tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm ; linh hoạt trong cách đặt câu hỏi, kích thích hứng thú học tập để tất cả học sinh đều vào cuộc một cách tự nhiên và hiệu quả. - Xét về mặt hiệu quả thực nghiệm, việc thực nghiệm ở trƣờng THPT Quảng Uyên có kết quả cao hơn ở trƣờng THPT Đống Đa. Hiệu quả này không chỉ thể hiện ở các con số thống kê kết quả thực nghiệm mà còn thể hiện rõ ở việc giáo viên dạy thực nghiệm linh hoạt và nhạy bén hơn với các giáo án thực nghiệm, với các phƣơng tiện dạy học hiện đại, học sinh mạnh dạn, hăng hái phát biểu xây dựng bài. Sự chênh lệch này phần nhiều là do những yếu tố khách quan nhƣ điều kiện học tập, giao lƣu văn hoá của thầy và trò trƣờng THPT Quảng Uyên thuận lợi, đầy đủ hơn trƣờng THPT Đống Đa. Qua đó chúng tôi nhận thấy sự ảnh hƣởng rất lớn của điều kiện vật chất và giao lƣu văn hoá tới kết quả dạy học của cả giáo viên và học sinh. Đặc biệt, so sánh kết quả giữa hai lớp đƣợc thực nghiệm tại trƣờng THPT Quảng Uyên chúng tôi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 thấy lớp thực nghiệm 2 không sử dụng giáo án điện tử nhƣng kết quả cao hơn lớp thực nghiệm 1 có sử dụng giáo án điện tử. Qua thực tế dự giờ chúng tôi thấy rằng giờ dạy thực nghiệm 2 đã đảm bảo đƣợc tối đa những yêu cầu của một giờ học thực hành: Giáo viên chỉ đóng vai trò hƣớng dẫn tổ chức còn học sinh tự mình hoạt động để chiếm lĩnh tri thức và hình thành kỹ năng dƣới các hình thức thảo luận nhóm, thi giải bài tập giữa các tổ...khiến cho giờ học thực sự sôi nổi và hiệu quả. Sau khi trao đổi chuyên môn với các giáo viên tham gia thực nghiệm, chúng tôi rút ra một kết luận: Việc sử dụng giáo án điện tử và các phƣơng tiện dạy học hiện đại là cần thiết song không nên lạm dụng nó mà đánh mất đi vai trò chính của ngƣời học. Dạy học bằng giáo án điện tử sẽ hiệu quả hơn với các bài học lý thuyết, các bài dạy kiến thức mới vì nó giúp học sinh tập trung quan sát lắng nghe, giúp giáo viên linh hoạt và tiết kiệm thời gian. Còn với các bài thực hành học sinh cần đƣợc tự mình vận dụng kiến thức đã học vào những hoạt động cụ thể, đây là lúc các em đƣợc tự do bộc lộ những hiểu biết và kỹ năng của mình. Sử dụng giáo án điện tử trong các bài thực hành rất có thể sẽ biến học sinh thành thụ động và làm mất đi ý nghĩa đích thực của giờ học thực hành. Từ kết quả và những đánh giá nhƣ trên của quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã gặt hái đƣợc những thành công đáng kể về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn. Không có một phƣơng pháp dạy học nào là chuẩn mực cho giáo viên để giảng dạy cho mọi đối tƣợng học sinh, tất cả đều cần đƣợc đƣa vào thực tế và đƣợc thực tế kiểm nghiệm. Qua thực nghiệm chúng tôi xác định đƣợc những yếu tố cơ bản chi phối quá trình thực nghiệm nói riêng và quá trình dạy học nói chung (điều kiện vật chất, giao lƣu văn hoá, trình độ chuyên môn của giáo viên và khả năng nhận thức của học sinh...). Thực tế dạy thực nghiệm cũng cho thấy những yêu cầu đặc biệt của giờ dạy thực hành tiếng Việt, nhất là giờ dạy có vận dụng những kiến thức mới mẻ ; yêu cầu về tổ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 chức lớp học ; yêu cầu phân loại đối tƣợng học sinh trong việc lựa chọn phƣơng pháp dạy học ; những mặt đƣợc và chƣa đƣợc của đề tài. Từ đó chúng tôi sẽ có những bổ sung điều chỉnh để đề tài vừa đảm bảo đƣợc tính khoa học, vừa có hiệu quả trong thực tế giảng dạy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 KẾT LUẬN 1. Ngôn ngữ là một thế giới đa diện. Nó cho phép ngƣời nghiên cứu tiếp cận và khám phá nó từ nhiều góc độ, nhiều bình diện khác nhau. Cũng chính từ việc tiếp cận đa chiều ấy mà giới ngôn ngữ mới khám phá đƣợc hết bản chất của từng loại ngôn ngữ. Lý thuyết về liên kết đề thuyết trong quan điểm ngữ pháp chức năng là một phƣơng pháp phân tích ngôn ngữ đầy triển vọng. Nó cho ta một cái nhìn đa dạng về ngôn ngữ trên nhiều bình diện (kết học, nghĩa học, dụng học) và có tính phổ quát cho tất cả các ngôn ngữ. Lý thuyết này cần đƣợc áp dụng dần vào dạy học tiếng Việt trong các trƣờng THPT để học sinh sớm đƣợc làm quen và bắt nhịp ngay với các phƣơng pháp phân tích ngôn ngữ mới. 2. Từ mục đích ý nghĩa đó, vấn đề đặt ra trong luận văn này là: Xây dựng lý thuyết khoa học của việc lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, các kiểu câu trong văn bản, đề ra các giải pháp góp phần nâng cao năng lực viết câu cho học sinh lớp 11 THPT. Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lí luận của những vấn đề về liên kết đề thuyết; về các kiểu liên kết đề thuyết giữa các câu; về sự chi phối của liên kết đề thuyết tới việc lựa chọn trật tự các bộ phận câu, các kiểu câu trong văn bản. Từ đó đƣa ra những cách thức dạy học cho các nội dung trên đảm bảo yêu cầu vừa vận dụng đƣợc những kiến thức về đề thuyết, vừa xây dựng đƣợc giờ học thực hành mẫu có hiệu quả, vừa nâng cao phƣơng pháp dạy học cho giáo viên. 3. Để kiểm chứng khả năng thực thi của đề tài, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại hai trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Quá trình thực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 nghiệm đƣợc tiến hành đúng phƣơng pháp, đầy đủ quy trình, điều tra trung thực. Qua kết quả nghiên cứu và thực nghiệm, chúng tôi kết luận những thành công bƣớc đầu của luận văn đạt đƣợc nhƣ sau: - Vấn đề nghiên cứu của luận văn là vấn đề thiết thực, có tính khả thi. Ngƣời nghiên cứu đã đƣa ra đƣợc những mục đích, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu rõ ràng, cụ thể. - Những vấn đề lí luận đƣa ra trong đề tài có cơ sở khoa học, có nguồn gốc rõ ràng. Các dẫn chứng, ví dụ minh hoạ phong phú, dễ hiểu. Các bài tập rèn luyện bám sát chƣơng trình sách giáo khoa, phù hợp với trình độ của học sinh. - Kết quả điều tra thực nghiệm đã chứng minh những hiệu quả đạt đƣợc của các phƣơng pháp và giáo án đƣợc thực nghiệm trong luận văn. Lớp đƣợc thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn các lớp đối chứng. Điều này góp phần khẳng định tính đúng đắn và tính khả thi của đề tài. - Luận văn đã bƣớc đầu mở ra thêm một lối nhỏ để ngữ pháp chức năng đi vào chƣơng trình dạy học tiếng Việt. Cùng với những thành tựu trong công tác nghiên cứu ngôn ngữ, những thành công trong kết quả thực nghiệm của đề tài đã góp phần khẳng định ngữ pháp chức năng phù hợp và có thể ứng dụng trong các bài giảng, hỗ trợ cho giáo viên trong công cuộc đổi mới phƣơng pháp. 4. Trong quá trình nghiên cứu luận văn, chúng tôi đã rút ra đƣợc nhiều vấn đề về lí luận và thực tiễn trong nghiên cứu phƣơng pháp giảng dạy nói riêng cũng nhƣ trong dạy học nói chung. Chúng tôi đƣa ra một số đề xuất: - Vấn đề liên kết đề thuyết và ngữ pháp chức năng là những kiến thức mới. Vì vậy đòi hỏi mỗi giáo viên khi muốn áp dụng nó phải tự mình nghiên cứu và thực hành. Các tổ chuyên môn nên thành lập các chuyên đề để đƣa ra họp bàn và thống nhất cách áp dụng cho có hiệu quả nhất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 - Cần đánh giá đúng vị trí và tầm quan trọng của khâu thực hành trong dạy học nói chung và trong dạy học tiếng Việt nói riêng. Thực hành là những bài học luôn gắn với hoạt động tự học của học sinh. Vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên cần đa dạng hóa các hình thức học tập, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phƣơng pháp dạy học phát huy năng lực tự học của học sinh. Mặt khác, nên phát huy tối đa lợi thế của các bài học thực hành tiếng Việt nhƣ tích hợp liên môn với văn và làm văn, kết hợp với những buổi phụ đạo, những buổi ngoại khóa, những cuộc thi nói, thi viết…Để tạo ra một môi trƣờng vừa học vừa chơi và khơi dậy trong học sinh hứng thú học tập. - Nhà trƣờng phổ thông cần nâng cao hơn nữa chất lƣợng dạy học phân môn tiếng Việt bằng các hoạt động nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên cũng nhƣ khích lệ sự quan tâm của giáo viên với đổi mới phƣơng pháp ví dụ: Tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn, tổ chức thi giáo viên dạy giỏi ở phân môn tiếng Việt, tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm dạy học tiếng Việt… - Để hoạt động dạy học có hiệu quả cũng nhƣ để các công trình nghiên cứu về phƣơng pháp giảng dạy phát huy hết hiệu quả của nó, các trƣờng học và địa phƣơng cần đầu tƣ nhiều hơn về cơ sở vật chất, các phƣơng tiện dạy học hiện đại; tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh đƣợc giao lƣu văn hoá nhiều hơn. Điều này đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của chính sách nhà nƣớc, sự phối hợp hỗ trợ của các ban ngành đối với ngành giáo dục. Trên đây là một số kết luận và đề xuất của chúng tôi sau khi tiến hành nghiên cứu đề tài này. Mặc dù còn hạn chế nhƣng với nhƣng kết quả đã đạt đƣợc, chúng tôi hy vọng vấn đề mà chúng tôi đƣa ra trong luận văn sẽ trở thành vấn đề khoa học nhận đƣợc sự quan tâm đánh giá, trao đổi đóng góp của các nhà phƣơng pháp cũng nhƣ các giáo viên dạy ngữ văn ở các trƣờng THPT và các bạn đọc yêu mến khoa học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 1 Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu Họ và tên :........................................................................................................... Lớp :.........................Trƣờng :............................................................................. 1. Trong câu ghép sau đây, vì sao vế in đậm lại đặt ở vị trí sau so với vế còn lại ? Khi đặt vế đó ở vị trí trƣớc thì nội dung của câu và mạch ý của đoạn có gì thay đổi ? “Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp (...) Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của ngƣời Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trƣớc đến nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. ” (Phạm Văn Đồng) 2. Tìm và chỉ rõ nguyên nhân câu mắc lỗi trong đoạn văn sau và sửa chữa câu đó cho đúng ngữ pháp đồng thời tạo đƣợc liên kết với các câu còn lại. Trả lời phỏng vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhân chuyến thăm Trung Quốc. Thủ tướng rất vui mừng trước tình cảm hữu nghị của nhân dân hai nước Việt - Trung. 3. Lựa chọn câu văn có trật tự sắp xếp các bộ phận câu thích hợp nhất trong các phƣơng án dƣới đây để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau và giải thích vì sao lại lựa chọn nhƣ vậy. “ Bỗng mấy chú Châu Chấu Ma đang nhảy nhót khoe tài quanh các nàng Cào Cào, vội né giạt về một bên. Rồi trong cửa hàng chợt im tiếng ồn ào. /.../ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 Ngƣời ngợm anh Bọ Ngựa này cũng bình thƣờng thôi, nhƣng chƣa hiểu sao anh làm ra lối quan dạng đến thế, anh đi cứ chân nhấc từng bƣớc cao ngang đầu gối kiểu bƣớc chân ngỗng, cách thức rất ta đây kẻ giờ và hách dịch.” (Tô Hoài - Dế Mèn phiêu lƣu ký) a. Tôi thấy một anh Bọ Ngựa trịnh trọng tiến vào. b. Tôi thấy tiến vào trịnh trọng một anh Bọ Ngựa. c. Tôi thấy trịnh trọng tiến vào một anh Bọ Ngựa. d. Tôi thấy một anh Bọ Ngựa trịnh trọng tiến vào. 4. Vì sao phải lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu ? Việc lựa chọn ấy có ý nghĩa nhƣ thế nào ? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 PHỤ LỤC 2 PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 2 Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản Họ và tên : .......................................................................................................... Lớp : .............................Trƣờng :........................................................................ 1. Xác định câu bị động trong đoạn trích sau : “Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình nhƣ ƣơn ƣớt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn đƣợc một ngƣời đàn bà cho. Xƣa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì.” (Nam Cao – Chí Phèo) Em hãy chuyển câu bị động thành câu chủ động. Thay câu chủ động đó vào đoạn văn và so sánh sự liên kết ý ở đoạn văn đã có sự thay đổi với đoạn văn trƣớc đó. 2. Tìm khởi ngữ trong đoạn văn sau và phân tích tác dụng của nó trong việc tạo liên kết với câu đứng trƣớc : “Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ ngƣời khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.” 3. Lựa chọn kiểu câu thích hợp nhất trong các kiểu câu cho sẵn dƣới đây để điền vào vị trí bỏ trống trong đoạn văn sau và giải thích vì sao lại lựa chọn nhƣ vậy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 “Tự nhiên ở trên không có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng ríu rít, chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt. /.../” (Truyện cổ tích Tấm Cám) a. Nhƣng Tấm lại nức nở khóc, khi chim sẻ đã bay đi rồi. b. Nhƣng khi chim sẻ đã bay đi rồi, Tấm lại nức nở khóc. c. Nhƣng Tấm thấy chim sẻ bay đi, Tấm nức nở khóc. 4. Viết một đoạn văn ngắn về nhân vật cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám, trong đó có dùng kiểu câu bị động, phân tích hiệu quả của việc dùng câu bị động đó. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ................................................................................................................. ............ ............................................................................................................................. ............................................................................................................................ . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán, 2004, Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB Giáo dục. 2. Lê A (chủ biên), Vũ Quốc Anh, Nguyễn Thị Hƣơng Lan, Vũ Nho, Cao Đức Tiến, 2008, Hướng dẫn dạy học Ngữ Văn lớp 11, Tập 1, NXB Giáo dục. 3. Hoàng Anh (chủ biên), Phạm Văn Thấu, 2004, Tiếng Việt thực hành, NXB Lý luận chính trị. 4. Diệp Quang Ban, 1992, Bàn góp về quan hệ chủ - vị ngữ và quan hệ phần đề - phần thuyết, Tạp chí ngôn ngữ, số 4. 5. Diệp Quang Ban, 1989, Khả năng xác lập mối liên hệ giữa phân đoạn, ngữ pháp và phân đoạn thực tại câu tiếng Việt, Tạp chí ngôn ngữ, số 4. 6. Diệp Quang Ban, 2004, Ngữ Pháp Việt Nam phần câu, NXB Đại học sƣ phạm. 7. Diệp Quang Ban, 2008, Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NXB Giáo dục. 8. Diệp Quang Ban, 1998, Về mạch lạc trong văn bản, trong Ngôn ngữ, Tạp chí ngôn ngữ, số4. 9. Đình Cao, Lê A, 1991, Làm văn tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 10. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Khắc Đàm, Nguyễn Trọng Hoàn, 2007, Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11, tập 1, NXB Hà Nội. 11. Đỗ Hữu Châu, 1981, Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 12. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, 2006, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục. 13. Nguyễn Hồng Cổn, 2001, Bàn thêm về cấu trúc thông báo của câu tiếng Việt, Tạp chí ngôn ngữ, số5. 14. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan, 1998, Cơ sở tiếng Việt, NXB Giáo dục. 15. Lê Đông, 1993, Một vài khía cạnh cụ thể ngữ dụng học có thể góp phần nghiên cứu xung quanh cấu trúc đề thuyết, Tạp chí ngôn ngữ, Số1. 16. Nguyễn Văn Đƣờng, 2007, Thiết kế giáo án Ngữ Văn 11, tập 1, NXB Giáo dục. 17. Nguyễn Thị Thu Hằng, 2006, Dạy - học nhóm bài hội thoại trong sách Ngữ văn THCS theo hướng tích cực, Luận văn Thạc sĩ. 18. Cao Xuân Hạo (chủ biên), Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất Tƣơm, 2005, Ngữ pháp chức năng tiếng Việt – câu trong tiếng Việt, quyển 1, NXB Giáo dục. 19. Cao Xuân Hạo, 1991, Mấy tiền đề cho việc cho việc phân tích cú pháp tiếng Việt, Tạp chí ngôn ngữ, số 2. 20. Cao Xuân Hạo, 2006, Tiếng Việt : Mấy vấn đề ngữ âm - ngữ pháp - ngữ nghĩa, NXB Khoa học xã hội. 21. Đào Thanh Lan, 2002, Phân tích câu đơn tiếng Việt theo cấu trúc đề thuyết, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 22. Đào Thanh Lan, 1996, Phương pháp phân tích để xác định đề và thuyết của câu đơn hai thành phần tiếng Việt trên bình diện cú pháp, Tạp chí ngôn ngữ, số 3. 23. Hồ Lê, 1976, Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, NXB Khoa học xã hội. 24. Ngữ văn 7, tập 1+2 (bộ chuẩn), 2004, NXB Giáo dục. 25. Ngữ văn 8, tập 1 +2 (bộ chuẩn), 2004, NXB Giáo dục. 26. Ngữ văn 11, tập 1(bộ chuẩn), 2007, NXB Giáo dục. 27. Ngữ văn 7, tập 1+2 (SGV - bộ chuẩn), 2004, NXB Giáo dục. 28. Ngữ văn 8, tập 1+2 (SGV - bộ chuẩn), 2004, NXB Giáo dục. 29. Ngữ văn 11, tập 1 ( SGV - bộ chuẩn), 2007, NXB Giáo dục. 30. Tôn Nữ Mỹ Nhật, 2003, Cấu trúc đề thuyết với thực tiễn phân tích diễn ngôn, Tạp chí ngôn ngữ, số 8. 31. Pan – Phi – Lốp,V.S, 2008, Cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục. 32. Hoàng Trọng Phiến, 1980, Ngữ pháp tiếng Việt - câu, NXB ĐH và THCN 33. Nguyễn Kim Thản, 1964, Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, NXB 34. Lý Toàn Thắng, 1981, Giới thiệu lí thuyết phân đoạn thực tại câu, tạp chí ngôn ngữ, số 1. 35. Trần Ngọc Thêm, 2006, Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB Giáo dục. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 36. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp, 2007, Tiếng Việt thực hành, NXB Đại học kinh doanh và công nghệ. 37. Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng, 2007, tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục. 38. Từ điển tiếng Việt. 39. Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam, 1983, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội. 40. Hoàng Văn Vân, 2005, Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt : Mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống, NXB Khoa học xã hội. 41. Hà Thị Kim Yến, 2007, Dạy học nhóm bài PCNNSH và PCNNNT cho học sinh lớp 10 theo hướng tích hợp và tích cực, Luận văn thạc sĩ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 MỤC LỤC Phần mở đầu ………………………………………………………………….1 1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………………1 2. Lịch sử vấn đề……………………………………………………………...2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………5 3.1. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………..5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………….5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu………………………………………….5 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu…………………………………………………….6 4.2. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………………...6 6. Bố cục luận văn…………………………………………………………….7 Phần nội dung…………………………………………………………………9 Chƣơng 1: Liên kết đề thuyết giữa các câu trong văn bản là một trong những cơ sở của việc lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, các kiểu câu trong văn bản………………………………………………………………………..9 1.1. Liên kết đề thuyết giữa các câu trong văn bản …………………………..9 1.1.1. Liên kết các câu trong văn bản…………………………………………9 1.1.1.1. Khái niệm liên kết và liên kết trong văn bản…………………………9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 1.1.1.2. Các mặt liên kết trong văn bản…………………………………..….10 1.1.2. Liên kết đề - thuyết giữa các câu trong văn bản………………………12 1.1.2.1. Sự phân đoạn đề - thuyết trong câu…………………………………12 1.1.2.1.1. Phần đề……………………………………………………………12 1.1.2.1.2. Phần thuyết………………………………………………………..14 1.1.2.2. Các kiểu liên kết đề - thuyết giữa các câu trong văn bản…………...15 1.1.2.2.1. Liên kết đề - đề……………………………………………………15 1.1.2.2.2. Liên kết thuyết - đề………………………………………………..17 1.1.2.2.3. Liên kết thuyết - thuyết…………………………………………...19 1.1.2.2.4. Liên kết đề, thuyết - đề…………………………………………... 21 1.1.2.3. Các phƣơng thức thể hiện liên kết đề thuyết………………………..22 1.1.2.3.1. Lặp từ ngữ………………………………………………………...23 1.1.2.3.2. Dùng đại từ hoặc từ đồng nghĩa, gần nghĩa……………………….23 1.1.2.3.3. Dùng các từ ngữ có quan hệ liên tƣởng…………………………...25 1.1.2.3.4. Sử dụng trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu……………………27 1.1.2.3.5. Sử dụng các kiểu câu…………………………………………...…30 1.2. Sự chi phối của liên kết đề thuyết giữa các câu trong văn bản với việc lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, các kiểu câu trong văn bản…………..33 1.2.1. Liên kết đề thuyết với việc lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu...33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 1.2.2. Liên kết đề thuyết với việc lựa chọn các kiểu câu trong văn bản……..35 Chƣơng 2 : Tổ chức dạy học lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, các kiểu câu trong văn bản ……………………………………………………....38 2.1. Tổ chức dạy học tri thức về lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, các kiểu câu trong văn bản……………………………………………………….38 2.1.1. Những tri thức cần cung cấp cho học sinh…………………………....38 2.1.1.1. Tri thức về lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu ………………38 2.1.1.2. Tri thức về sử dụng các kiểu câu…………………………………....39 2.1.2. Cách hƣớng dẫn học sinh nắm các tri thức về lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, các kiểu câu trong văn bản ……………………………..…39 2.2. Tổ chức thực hành luyện tập…………………………………………....40 2.2.1. Bài tập nhƣ một phƣơng tiện luyện tập lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu, các kiểu câu trong văn bản………………………………………..41 2.2.1.1. Bài tập nhận diện phân tích…………………………………………41 2.2.1.2. Bài tập lựa chọn phƣơng án tối ƣu………………………………….42 2.2.1.3. Bài tập điền chỗ trống………………………………………………43 2.2.1.4. Bài tập chuyển đổi…………………………………………………..45 2.2.1.5. Bài tập sửa chữa…………………………………………………….45 2.2.1.6. Bài tập tạo lập……………………………………………………….46 2.2.2. Hƣớng dẫn thực hiện hệ thống bài tập………………………………..47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 2.2.2.1. Bài tập nhận diện phân tích…………………………………………47 2.2.2.2. Bài tập lựa chọn phƣơng án tối ƣu………………………………….48 2.2.2.3. Bài tập điền chỗ trống………………………………………………49 2.2.2.4. Bài tập chuyển đổi…………………………………………………..50 2.2.2.5. Bài tập sửa chữa…………………………………………………….51 2.2.2.6. Bài tập tạo lập…………………………………………………….....53 Chƣơng 3 : Thực nghiệm sƣ phạm…………………………………………..55 3.1. Mục đích thực nghiệm…………………………………………………..55 3.2. Đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm……………………………………...55 3.3. Phƣơng pháp tiến hành thực nghiệm……………………………………57 3.4. Nội dung thực nghiệm…………………………………………………..58 3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm…………………………………………..88 Phần kết luận………………………………………………………………...94 Tài liệu tham khảo ………………………………………………………....101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng thành kính, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình với GS.TS. Lê A - ngƣời thầy hƣớng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học – trƣờng Đại học sƣ phạm Thái Nguyên, các thầy giáo trƣờng Đại học sƣ phạm I Hà Nội đã dạy bảo và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu luận văn này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới trƣờng THPT Quảng Uyên, các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập. Xin trân trọng cảm ơn ! Thái Nguyên ngày 30 - 9 – 2009 Tác giả ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9567.pdf
Tài liệu liên quan