Tài liệu Vận dụng dạy học dự án vào tổ chức hoạt động ngoại khóa kiến thức chương "Động lực học chất điểm" Sách giáo khoa lớp 10 nâng cao: ... Ebook Vận dụng dạy học dự án vào tổ chức hoạt động ngoại khóa kiến thức chương "Động lực học chất điểm" Sách giáo khoa lớp 10 nâng cao
80 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Vận dụng dạy học dự án vào tổ chức hoạt động ngoại khóa kiến thức chương "Động lực học chất điểm" Sách giáo khoa lớp 10 nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
________________
Lại Thùy Phương
VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN VÀO TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA KIẾN THỨC
CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM”
SÁCH GIÁO KHOA LỚP 10 NÂNG CAO
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học vật lý
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐỖ HƯƠNG TRÀ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
LỜI CÁM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Đỗ Hương Trà
đã tận tình định hướng, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng KHCN – Sau
Đại Học, khoa Vật lý trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh, trường THPT chuyên
Nguyễn Du, tỉnh Daklak, các thầy cô giáo, đồng nghiệp đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi thực hiện luận văn.
Cuối cùng, xin cám ơn gia đình, bè bạn đã động viên, hỗ trợ tôi suốt thời
gian theo học chương trình cao học và hoàn thiện luận văn.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PGS.TS. : Phó giáo sư, tiến sĩ
SGK : Sách giáo khoa
ĐHSP TPHCM : Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
THPT : Trung học phổ thông
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
CHKQ : Câu hỏi khái quát
CHBH : Câu hỏi bài học
CLB : Câu lạc bộ
HĐNK : Hoạt động ngoại khóa
GDĐT : Giáo dục đào tạo
BGK : Ban giám khảo
BGH : Ban giám hiệu
NXB : Nhà xuất bản
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tiến vào hội nhập quốc tế.
Yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội đòi hỏi nguồn nhân lực phải được phát triển cả về số
lượng và chất lượng. Mặt khác, khoa học công nghệ phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính
bùng nổ, thể hiện qua sự ra đời của nhiều lý thuyết, thành tựu mới cũng như khả năng ứng dụng
chúng vào thực tế cao, rộng và nhanh. Bản thân đối tượng học tập cũng được tiếp nhận với nhiều
nguồn thông tin đa dạng phong phú; học sinh ngày nay linh hoạt, chủ động hơn, cho nên các em
cũng có đòi hỏi cao hơn từ phía nhà trường. Giáo dục cần tập trung vào đào tạo học sinh trở thành
những con người năng động, sáng tạo, có khả năng thích nghi với sự phát triển không ngừng của
xã hội. Chính vì vậy mà nước ta đang thực hiện cải cách toàn diện giáo dục phổ thông.
Một trong những trọng tâm của đổi mới giáo dục phổ thông là tập trung vào đổi mới phương
pháp dạy học. Tiến trình dạy học cần được thực hiện dựa trên hoạt động tích cực, chủ động của
học sinh với sự tổ chức và định hướng đúng đắn của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập,
sáng tạo, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo
niềm tin và niềm vui trong học tập cho học sinh. Định hướng đổi mới này cũng gắn liền với việc
đa dạng hoá các hình thức học tập: dạy học trong nhà trường và ngoài môi trường thực tế, học tập
trong giờ học chính khoá và học qua các hoạt động ngoại khoá… Như thế, các phương pháp dạy
học tích cực, hướng vào học sinh rất cần được áp dụng thường xuyên song song với việc gia tăng
tiến hành các hoạt động ngoại khoá.
Cùng với xu thế chung của đổi mới giáo dục, dạy học vật lý cũng cần có những đổi mới nhất
định về hình thức và phương pháp. Chương trình, sách giáo khoa mới, những đổi mới trong quản
lý và đánh giá đang là những thuận lợi cho giáo viên thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học
của mình nhằm hướng vào tổ chức hoạt động học tập tích cực, sáng tạo cho học sinh. Tuy nhiên,
thực tế sau 2 năm triển khai chương trình, sách giáo khoa mới ở cấp THPT cho thấy chương trình
lớp 10 ban nâng cao còn tồn tại mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về kiến thức với thời gian chính khoá
dành cho tiết học vật lý. Việc tiến hành áp dụng các phương pháp dạy học tích cực lại thường đòi
hỏi khá nhiều thời gian dành cho hoạt động học tập tại lớp học. Để giải quyết thực tế khó khăn đó,
một giải pháp đề xuất có thể xem xét tính hiệu quả là tăng cường tổ chức dạy học dự án – một hình
thức dạy học mở, hiện nay đang rất phát triển ở các nước tiên tiến – thông qua các hoạt động ngoại
khoá vật lý (Điều này có thể giải quyết được các áp lực về thời gian). Mặt khác, dạy học dự án
thông qua các hoạt động ngoại khoá vật lý được tổ chức tốt còn làm tăng niềm yêu thích, hứng thú
học tập môn vật lý, phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Bên cạnh đó, hoạt động ngoại khoá,
các sinh hoạt đội nhóm bộ môn cũng là những hoạt động giáo dục cần thiết trong trường phổ thông
và rất cần được nghiên cứu tìm hiểu thêm về lý luận để có thể vận dụng tốt nhất vào thực tế.
Vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài tốt nghiệp thạc sĩ của mình là “Vận dụng dạy học dự
án vào tổ chức hoạt động ngoại khoá một số kiến thức chương “Động lực học chất điểm” SGK vật
lý lớp 10 nâng cao”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Dạy học dự án (hay dạy học theo dự án, dạy học tiếp cận dự án) xuất hiện từ khá sớm. Từ thế
kỷ XIX, trên thế giới, dạy học dự án đã được vận dụng dưới nhiều hình thức khác nhau.
Tại Việt Nam, từ những đòi hỏi mạnh mẽ về đổi mới phương pháp dạy học, dạy học dự án đã
đựơc nghiên cứu, phổ biến để đưa vào vận dụng trong thực tế dạy và học. Năm 2004, phương pháp
dạy học theo dự án đã được bồi dưỡng cho giáo viên và tiến hành thí điểm bằng việc đưa công
nghệ thông tin vào dạy học thông qua chương trình “Dạy học hướng tới tương lai”. Chương trình
này được sự hỗ trợ của Intel nhằm giúp các giáo viên khối phổ thông trở thành những nhà sư phạm
hiệu quả thông qua việc hướng dẫn họ cách thức đưa công nghệ vào bài học, cũng như thúc đẩy kỹ
năng giải quyết vấn đề, tư duy phê phán và kỹ năng hợp tác đối với học sinh. Cho đến nay, đã có
33.251 giáo viên và giáo sinh từ 21 tỉnh/thành phố tham dự các chương trình dạy học của Intel [4].
Chương trình này đã tạo ra những sự thay đổi tích cực trong thực tiễn dạy học và cả trong quản lý
dạy học ở các trường phổ thông tại Việt Nam.
Bên cạnh chương trình của Intel, dạy học dự án cũng xuất hiện trong chương trình “Partner in
learning” của Microsoft. Chương trình này không chỉ đào tạo, bồi dưỡng phương pháp dạy học dự
án kết hợp sử dụng công nghệ thông tin mà còn tổ chức cuộc thi “Giáo viên sáng tạo” thu hút sự
tham gia của khá nhiều giáo viên trên cả nước với nhiều bài học vận dụng dạy học dự án rất hiệu
quả ở hầu hết các bộ môn.
Hoà cùng với việc tích cực vận dụng công nghệ trong dạy học, dạy học dự án đã được nhiều
sinh viên, giáo viên, nhà nghiên cứu giáo dục tìm hiểu để vận dụng linh hoạt, hiệu quả vào thực tế
nước ta. Có khá nhiều đề tài tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ tìm hiểu xây dựng tiến trình dạy
học dự án một kiến thức vật lý trong chương trình phổ thông như : luận văn tốt nghiệp ĐHSP
TPHCM niên khóa 2001-2005 của Hồ Thanh Liêm về vận dụng dạy học dự án vào dạy học
chương “Dòng điện trong các môi trường”; đề tài tốt nghiệp thạc sĩ của Đào Thị Thu Thuỷ (Cao
học K14, ĐHSP Hà Nội): “Tổ chức dạy học dự án vào một số kiến thức chương “Cảm ứng điện
từ” sách giáo khoa Vật lý 11 nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ của học sinh
trong học tập” hay đề tài tốt nghiệp thạc sĩ của Nguyễn Thu Hằng (năm 2008) về tổ chức dạy học
dự án một số kiến thức chương Tĩnh học vật rắn ở lớp 10 nâng cao, ... Những đề tài này đều tập
trung tìm cách vận dụng dạy học dự án vào các giờ học chính khoá môn vật lý. Tuy nhiên, khi
triển khai thực nghiệm dạy học dự án giáo viên gặp phải một số khó khăn như: phân phối thời gian
cho tiết học trên lớp đều rất eo hẹp khó có đủ thời gian để học sinh hoàn thành dự án, trình độ và
kĩ năng không đồng đều của học sinh. Hiệu quả của dự án vì thế không khỏi còn một số hạn chế.
Dưới góc độ tổ chức hoạt động ngoại khoá trong dạy học vật lý, cơ sở lý luận và thực tiễn về
tác dụng và sự cần thiết của hoạt động ngoại khoá đến việc giáo dục học sinh đã được thừa nhận.
Tuy nhiên, vận dụng tổ chức ngoại khoá trong dạy học vật lý như thế nào cho hiệu quả thì vẫn còn
là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu. Về tổ chức hoạt động ngoại khoá, PGS. TS. Nguyễn
Văn Khải và Trương Đức Cường có bài viết “Tổ chức dạy học ngoại khoá phần Điện học lớp 12
nhằm góp phần giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh” trên tạp chí Giáo dục số 178 đề cập đến
việc tìm hiểu các hình thức ngoại khoá trong dạy học vật lý, phương pháp thiết kế giáo án tổ chức
dạy học ngoại khoá vật lý.
Cho đến nay, đề tài nghiên cứu đề cập đến việc tổ chức dạy học dự án ngoài các giờ học
chính khoá còn hạn chế. Nói cách khác, chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu để tổ chức
dạy học dự án qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá dành cho những học sinh yêu thích học
tập, tìm hiểu vật lý. Đây có thể là một hướng đi thích hợp để vận dụng linh hoạt cơ sở lí luận của
dạy học dự án vào thực tế trường phổ thông ở Việt Nam. Đồng thời thực hiện được chủ trương của
đổi mới giáo dục hiện nay: đa dạng các hình thức dạy học, tăng cường công tác giáo dục học sinh
qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
3. Mục đích nghiên cứu:
Vận dụng dạy học dự án vào tổ chức các hoạt động ngoại khoá khi dạy học chương “Động
lực học chất điểm” lớp 10 ban nâng cao nhằm phát huy tính sáng tạo, tự lực, tích cực học tập, đồng
thời phát triển các kỹ năng sống (phân tích, tổng hợp, kỹ năng hợp tác, trình bày vấn đề…) cho
học sinh.
4. Giả thuyết khoa học:
Muốn phát huy tính tích cực tự chủ, bồi dưỡng nang lực sáng tạo của học sinh thì tốt nhất là
tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, giúp họ tự lực chiếm lĩnh kiến thức. Dựa trên cơ sở lí luận
của dạy học dự án và những điều kiện cần thiết để tổ chức các hoạt động ngoại khoá cũng như dựa
trên việc phân tích các nội dung kiến thức cần dạy, có thể tổ chức dạy học dự án thông qua các
hoạt động ngoại khoá khi dạy học một số kiến thức chương “Động lực học chất điểm” SGK Vật lí
10 nâng cao, qua đó, không những làm cho học sinh nắm vững kiến thức Vật lí mà còn phát huy
tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho người học.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung kiến thức chương “Động lực học chất điểm” lớp 10 ban nâng cao.
- Các hoạt động học và hoạt động tổ chức, hướng dẫn của giáo viên qua việc tổ chức hoạt
động ngoại khoá của câu lạc bộ Vật lý trường THPT chuyên Nguyễn Du, tỉnh Daklak.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học dự án và tổ chức hoạt động ngoại khoá, tiêu chí đánh
giá dự án thực hiện trong hoạt động ngoại khoá.
- Xác định nội dung kiến thức và kỹ năng cần đạt được trong chương “Động lực học chất
điểm” lớp 10 ban nâng cao.
- Điều tra thực tế dạy và học kiến thức chương “Động lực học chất điểm” lớp 10 ban nâng
cao ở một số trường THPT tại tỉnh Daklak.
- Soạn thảo tiến trình dạy học dự án vào tổ chức hoạt động ngoại khoá chương “Động lực học
chất điểm” lớp 10 ban nâng cao nhằm phát huy tính sáng tạo, tự lực, tích cực học tập, đồng thời
phát triển các kỹ năng sống (phân tích, tổng hợp, kỹ năng hợp tác, trình bày vấn đề…) cho học
sinh.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo tiến trình đã soạn thảo tại trường THPT chuyên
Nguyễn Du, tỉnh Daklak để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của dự án. Từ đó, chỉnh sửa, bổ sung,
rút kinh nghiệm để có thể vận dụng linh hoạt mô hình này vào thực tiễn.
7. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận.
- Điều tra, nghiên cứu thực tiễn.
- Thực nghiệm sư phạm.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Đề tài đề xuất hướng khắc phục khó khăn của việc vận dụng dạy học dự án vào thực tiễn
giáo dục Việt Nam (mâu thuẫn giữa đòi hỏi quỹ thời gian nhiều cho việc triển khai dự án với quy
định về thời lượng hạn chế dành cho việc học tập kiến thức vật lý).
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo để giáo viên vật lý triển khai
nội dung cho sinh hoạt ngoại khoá bộ môn, phát triển mô hình câu lạc bộ đội nhóm ở trường
THPT, mặt khác là những gợi ý cho việc tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa khi dạy
học một số kiến thức chương “Động lực học chất điểm” thuộc sách giáo khoa Vật lí 10 nâng cao.
9. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung của luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Tổ chức dạy học dự án một số kiến thức thuộc chương “Động lực học chất điểm”
lớp 10 ban nâng cao thông qua các hoạt động ngoại khoá.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. Cơ sở lý luận về phương pháp luận của dạy học tích cực:
1.1.1. Bản chất của hoạt động dạy và hoạt động học:
1.1.1.1. Bản chất của hoạt động dạy:
Có nhiều quan điểm về hoạt động dạy cũng như hoạt động học nhưng có thể hiểu hoạt động
dạy là một hoạt động của thầy tổ chức, điều khiển hoạt động của trò nhằm giúp họ lĩnh hội nền văn
hóa xã hội, tạo ra sự phát triển tâm lí, hình thành nhân cách.
Như vậy, đặc điểm của hoạt động dạy:
Dạy học là một hoạt động chuyên biệt mà xã hội giao cho thầy để dạy cho trẻ những kiến
thức khoa học (chứ không phải kiến thức kinh nghiệm).
Trong hoạt động dạy, chức năng của thầy không phải tạo ra tri thức mới (vì tri thức mới
này đã được nhân loại sáng tạo ra), cũng không làm tái tạo tri thức cũ mà nhiệm vụ chủ
yếu, nhiệm vụ đặc trưng là tổ chức quá trình tái tạo ở trẻ. Người thầy phải coi những tri
thức đó như là phương tiện, vật liệu để tổ chức, định hướng người học sản sinh ra những
tri thức đó lần thứ hai cho bản thân mình, thông qua đó tạo ra sự phát triển tâm lí ở học
sinh. Do vậy quá trình này sẽ đạt hiệu quả cao nếu người học ý thức được đối tượng cần
chiếm lĩnh và biết cách chiếm lĩnh đối tượng đó.
Để tiến hành hoạt động dạy có hiệu quả đòi hỏi người thầy phải có những phẩm chất và
năng lực cần thiết. Quá trình thầy chỉ đạo, định hướng hoạt động học của trò phải phù hợp
với con đường biện chứng của sự hình thành, phát triển và hoàn thiện của hành động
(được xem xét theo các tham số: cấp độ hình thức, mức khái quát, mức thu gọn, mức tự độ
hoá của hành động).
1.1.1.2. Bản chất của hoạt động học:
Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác là
lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới, những hình thức hành vi và những hoạt động nhất định. Hoạt
động học chỉ có thể thực hiện ở trình độ khi mà con người có khả năng điều chỉnh những hoạt
động của mình bởi mục đích đ• được ý thức.
Đặc điểm của hoạt động học:
Hoạt động học là hoạt động hướng vào làm thay đổi chính mình. Đây là một đặc điểm rất
đặc biệt của hoạt động học vì trong khi các hoạt động khác hướng vào làm thay đổi đối
tượng thì hoạt động học lại làm cho chính chủ thể thay đổi và phát triển; trong khi các hoạt
động khác làm thay đổi đối tượng thì đối tượng của hoạt động học là tri thức, kĩ năng, kĩ
xảo lại không thay đổi.
Hoạt động học là hoạt động được điều khiển một cách có ý thức nhằm tiếp thu tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo. Ngoài ra hoạt động học còn hướng vào phương pháp tiếp thu tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo đó.
Với những phân tích ở trên ta nhận thấy không thể tách biệt giữa hoạt động dạy và hoạt động
học. Nếu học là hoạt động của học sinh xây dựng kiến thức cho bản thân và vận dụng kiến thức
của mình, thì dạy học là dạy hành động (hành động chiếm lĩnh tri thức và vận dụng tri thức) và do
đó, trong dạy học GV cần tổ chức các tình huống học tập đòi hỏi sự thích ứng của học sinh để qua
đó học sinh chiếm lĩnh được tri thức, đồng thời phát triển trí tuệ và nhân cách toàn diện của mình.
1.1.2. Bản chất hoạt động nhận thức vật lí:
1.1.2.1. Con đường nhận thức vật lí:
Cũng như các môn khoa học khác con đường nhận thức vật lí là “Từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn” - như V.I. Lênin đã chỉ rõ. Điều này
đ• được các nhà vật lí nổi tiếng thể hiện qua chu trình nhận thức (Chu trình sáng tạo khoa học của
V.G.Razumopxki hay chu trình của Anhxtanh). Có thể diễn tả các chu trình đó như sau: Từ việc
khái quát các sự kiện xuất phát, đi đến xây dựng mô hình trừu tượng giả định (có tính chất như giả
thuyết); từ mô hình dẫn đến việc rút ra các hệ quả lí thuyết (bằng suy luận lôgic hay toán học);
kiểm tra bằng thực nghiệm những hệ quả đó. Nếu những kết quả thực nghiệm phù hợp thì mô hình
giả thuyết được xác nhận là đúng đắn và trở thành chân lí, ngược lại thì phải xem lại lí thuyết,
chỉnh lí lại hoặc thay đổi (tức là đưa ra mô hình mới) và lặp lại chu trình.
A
1.1.2.2. Bản chất hoạt động nhận thức vật lí ở trường phổ thông:
Hoạt động nhận thức của học sinh phổ thông có những điểm rất khác biệt với nhận thức của
nhà khoa học. Nhà khoa học phải tìm ra cái mới, giải pháp mới mà trước đây loài người chưa biết
tới, còn học sinh thì lại tìm cho bản thân mình cái mà loài người đã khám phá, tích luỹ, cái mà
giáo viên đã biết; về thời gian, nhà khoa học có nhiều thời gian, thậm chí cả đời mình để khám phá
một định luật, xây dựng một thuyết nào đó, còn học sinh chỉ có thời gian rất ngắn; về phương tiện,
học sinh chỉ có các dụng cụ thí nghiệm đơn giản. Với sự khác nhau đó, ta không hy vọng làm cho
học sinh nhờ áp dụng phương pháp khoa học mà có được những sáng tạo lớn như nhà khoa học,
mà chỉ mong muốn các em làm quen với cách suy nghĩ, cách tư duy khoa học, tạo ra những yếu tố
ban đầu của hoạt động sáng tạo.
Năng lực nói chung và năng lực sáng tạo không phải là bẩm sinh mà được hình thành và phát
triển trong quá trình hoạt động của chủ thể. Bởi vậy muốn hình thành năng lực phải chuẩn bị cho
học sinh những điều kiện cần thiết để họ thực hiện thành công hoạt động đó. Những điều kiện đó
là:
a. Đảm bảo cho học sinh có điều kiện tâm lí thuận lợi để tự lực hoạt động:
M« h×nh gi¶ ®Þnh
trõu t−îng
C¸c hÖ qu¶
Nh÷ng sù kiÖn
khëi ®Çu
ThÝ nghiÖm
kiÓm tra
H×nh 1.1. Chu tr×nh s¸ng t¹o khoa häc theo Razum«pxki [10]
S S’ S”
H×nh 1.2. Chu tr×nh nhËn thøc cña Anhxtanh [10]
- Tạo mâu thuẫn nhận thức, gợi động cơ, hứng thú tìm cái mới, ta thường gọi là xây dựng tình
huống có vấn đề.
- Tạo môi trường sư phạm thuận lợi.
b. Tạo điều kiện để học sinh có thể giải quyết thành công những nhiệm vụ được giao:
- Lựa chọn một logíc nội dung bài học thích hợp.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hiện một số thao tác cơ bản gồm thao tác tay
chân và thao tác tư duy.
- Cho học sinh làm quen với các phương pháp nhận thức vật lý được sử dụng phổ biến.
Để đảm bảo những điều kiện này thì phương pháp dạy học là một trong những thành tố đóng
vai trò quyết định. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục nước nhà đã chú trọng nhiều tới các
phương pháp dạy học “lấy người học làm trung tâm” (phương pháp dạy học tích cực).
1.1.3. Phương pháp dạy học tích cực:
1.1.3.1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực:
Phương pháp dạy học tích cực đã được đề cập đến từ rất lâu. Vào những năm 60, Polya đã đề
xướng nguyên lí dạy học “Học tập tích cực”, sau đó vào những năm 70, tiến sĩ I.F.Khalamop đã
viết cuốn sách: “Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào?” (Sơ thảo về lí luận dạy học –
NXBGD. 1978, người dịch: Đỗ Thị Trang, Nguyễn Ngọc Quang), ông nêu luận điểm: “học tập là
một quá trình nhận thức tích cực”. Từ những năm 90, các nhà nghiên cứu lí luận dạy học Việt
Nam tập trung nghiên cứu phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm và đã đưa
ra bốn đặc trưng cơ bản của phương pháp này:
Trò là chủ thể của hoạt động giáo dục
Lớp học là cộng đồng các chủ thể, là thực tiễn xã hội ngày nay và cả ngày mai của người
học. Lớp học được tổ chức nhằm mục đích giáo dục, làm môi trường xã hội trung gian
giữa thầy và trò.
Thầy là người định hướng cho trò tự mình khám phá ra kiến thức; là người tổ chức cho trò
biết cách hành động, hợp tác với các bạn, với thầy để tự khám phá ra chân lí và cách ứng
dụng chân lí trong cuộc sống.
Sau khi trao đổi, hợp tác với bạn và dựa vào kết luận của thầy người học tự đánh giá lại
sản phẩm ban đầu, tự sửa sai lầm mắc phải trong sản phẩm đó, tự rút ra kinh nghiệm về
cách học, cách giải quyết vấn đề và tự điều chỉnh, tự hoàn thiện một sản phẩm tiến bộ hơn
sản phẩm ban đầu để có được một sản phẩm khoa học.
Năm 2001, với “Từ điển Giáo dục học”, các nhà giáo dục Việt Nam đã đưa ra một định nghĩa
về “phương pháp sư phạm tích cực”: Phương pháp dạy học theo cách trình bày những chủ đề dạy
học như là những vấn đề phải giải quyết, cung cấp cho người học tất cả các thông tin và phương
tiện cần thiết để giải quyết vấn đề, phương pháp này đặt người học vào những điều kiện khám phá
và tìm ra chân lí. ở đây vai trò của người thầy chủ yếu là giúp người học tự tìm ra những giải pháp
hơn là đưa ra những giải đáp sẵn có.
Như vậy, “phương pháp dạy học tích cực” là một khái niệm đề cập đến các hành động dạy và
học nhằm hướng vào việc tích cực hoá hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học.
Trong đó, giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, định hướng, người học không thụ động mà tự
lực lĩnh hội nội dung học tập. Hoạt động nhận thức được diễn ra trên cơ sở hợp tác và giao tiếp ở
mức độ cao. Phương pháp dạy học tích cực không phải là một phương pháp dạy học cụ thể mà là
một khái niệm rộng, bao gồm nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật cụ thể khác nhau trong đó có
một số phương pháp dạy học mới như: E- learning, dạy học chủ đề, dạy học dự án, dạy học hợp
đồng,...
1.1.3.2. Cơ chế phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh:
Để tất cả các học sinh, dù là thuận não trái hay não phải, dù có phong cách học tập khác nhau,
đều có cơ hội tham gia tích cực vào hoạt động học, có cơ hội phát triển toàn diện thì cần phải tổ
chức hoạt động học tập đầy đủ cả ba giai đoạn:
Nhập dữ liệu: nghe, nhìn, đọc
Xử lí dữ liệu: qua não bộ
Xuất dữ liệu: nói, viết, các hoạt động ngoài ngôn ngữ (các hoạt động này làm tăng khả
năng lưu giữ thông tin từ 20% lên 90%).
Dạy học tích cực tạo điều kiện cho học sinh trải qua cả ba giai đoạn cần thiết thay vì dạy học
truyền thống chỉ chú trọng hai giai đoạn đầu. Dạy học trải qua ba giai đoạn tạo điều kiện cho sự
phát triển toàn diện của tất cả các học sinh, những học sinh có tư duy não trái trội khi qua giai
đoạn thứ ba sẽ được học phong cách tư duy não phải (qua công việc, qua sự giao lưu với những
học sinh có não phải phát triển trội); còn ngược lại học sinh có não phải phát triển trội sẽ được rèn
tư duy lôgic.
Như vậy, dạy học tích cực chú ý đến việc phát triển ở học sinh năng lực sáng tạo, năng lực
giải quyết vấn đề. Vì thế, nên khuyến khích sử dụng các phương pháp dạy học trong đó vai trò của
học sinh được đề cao: học bằng hoạt động, thông qua hoạt động của chính bản thân mình mà
chiếm lĩnh kiến thức, hình thành năng lực và phẩm chất đạo đức, còn giáo viên chủ yếu giữ vai trò
người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện tốt cho học sinh có thể thực hiện thành công hoạt
động học tập: thảo luận nhóm, nghiên cứu tìm tòi, học tập hợp tác theo nhóm nhỏ, nghiên cứu dựa
theo sở thích của học sinh...
Việc tạo điều kiện cho học sinh làm quen với tiến trình khoa học giải quyết vấn đề trong dạy
học vật lí đóng vai trò quan trọng nhằm phát huy ở học sinh tính tích cực, chủ động, sáng tạo.
1.1.4. Tiến trình khoa học giải quyết vấn đề xây dựng tri thức cần dạy:
Để giúp học sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản về vật lí, đồng thời đảm bảo sự phát
triển trí tuệ và năng lực sáng tạo của học sinh thì trong quá trình dạy học các kiến thức cụ thể, GV
cần tổ chức định hướng các hành động học của học sinh sao cho phù hợp với những đòi hỏi của
tiến trình khoa học xây dựng tri thức.
1.1.4.1. Các pha của tiến trình khoa học giải quyết vấn đề, xây dựng một kiến thức vật lí cụ
thể:
Các pha của tiến trình hoạt động giải quyết vấn đề, xây dựng một tri thức vật lí cụ thể nào đó
được biểu đạt bằng sơ đồ : “Đề xuất vấn đề – bài toán -> suy đoán giải pháp và thực hiện giải pháp
(khảo sát lý thuyết/hoặc thực nghiệm) -> kiểm tra, vận dụng kết quả”.
- Pha thứ nhất: Đề xuất vấn đề- bài toán: Từ cái đã biết và nhiệm vụ cần giải quyết nảy sinh
nhu cầu về một cái còn chưa biết, về một cách giải quyết không có sẵn , nhưng hy vọng có thể tìm
tòi, xây dựng được. Diễn đạt nhu cầu đó bằng một câu hỏi.
- Pha thứ hai: Suy đoán giải pháp, thực hiện giải pháp:
Suy đoán giải pháp: Để giải quyết vấn đề đặt ra, suy đoán điểm xuất phát cho phép đi tìm
lời giải: Chọn hoặc đề xuất mô hình có thể vận hành được để đi tới cái cần tìm, hoặc
phỏng đoán các biến cố thực nghiệm có thể xảy ra nhờ đó có thể khảo sát thực nghiệm để
xây dựng cái cần tìm.
Thực hiện giải pháp (khảo sát lý thuyết/ hoặc thực nghiệm:) Vận hành mô hình rút ra kết
luận logic cái cần tìm hoặc thiết kế phương án thực nghiệm, tiến hành thực nghiệm, thu
lượm dữ liệu cần thiết và xem xét, rút ra kết luận về cái cần tìm.
- Pha thứ ba: Kiểm tra, vận dụng kết quả : Xem xét khả năng chấp nhận được của các kết quả
tìm được trên cơ sở vận dụng chúng để giải thích hoặc tiên đoán các sự kiện và xem xét sự phù
hợp của lý thuyết và thực nghiệm. Xem xét sự khác biệt giữa các kết luận có được nhờ sự suy luận
lý thuyết với kết luận có được từ các dữ liệu thực nghiệm để quy nạp chấp nhận kết quả tìm được,
khi có sự phù hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm, hoặc để xét lại, bổ sung sửa đổi với thực nghiệm
hoặc đối với sự xây dựng và vận hành mô hình xuất phát khi chưa có sự phù hợp giữa lý thuyết và
thực nghiệm nhằm tiếp tục tìm tòi xây dựng cái cần tìm
1.1.4.2. Sơ đồ biểu đạt logic của tiến trình nhận thức khoa học xây dựng một kiến thức vật
lý cụ thể:
Nếu mô phỏng được tiến trình nhận thức khoa học đối với một kiến thức mới cần dạy thì sẽ
có cơ sở khoa học cho việc suy nghĩ cách tổ chức, định hướng hoạt động học đề xuất, giải quyết
vấn đề của học sinh trong quá trình dạy học kiến thức đó.
§iÒu kiÖn (t×nh huèng )
xuÊt ph¸t
VÊn ®Ò –bμi to¸n
KÕt luËn
Gi¶i ph¸p
Gi¶i ph¸p
kiÓm tra – øng dông
Sù kiÖn ®−îc
gi¶i thÝch / tiªn ®o¸n
Sù kiÖn thu ®−îc
tõ thÝ nghiÖm, quan s¸t
KÕt luËn
H×nh 1.3. D¹ng kh¸i qu¸t cña s¬ ®å m« pháng tiÕn tr×nh nhËn thøc khoa häc x©y dùng
mét kiÕn thøc míi
Trong quá trình dạy học, để có thể cho người học nhận thấy nghĩa của kiến thức, nói cách
khác là giá trị của kiến thức thì cần đưa người học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc
sống xung quanh họ, từ đó kích thích được động cơ, mục đích học tập, và niềm say mê học tập.
Việc tổ chức dạy học dự án thông qua các hoạt động ngoại khóa có thể đáp ứng điều đó.
1.2 Dạy học dự án:
1.2.1. Bản chất dạy học dự án:
1.2.1.1. Khái niệm dự án:
Dự án là một tập hợp các công việc nối tiếp nhau được thực hiện trong một khoảng thời gian
có hạn, với những nguồn lực đ• được giới hạn; nhất là nguồn tài chính giới hạn để đạt được mục
tiêu cụ thể rõ ràng, làm thoả m•n nhu cầu của đối tượng mà dự án hướng đến.
Dự án gồm các đặc tính:
- Tính mục tiêu:
Các dự án bao giờ cũng có một hoặc một số mục tiêu rõ ràng.
Định hướng mục tiêu luôn được duy trì trong suốt dự án.
Sản phẩm cuối cùng luôn được đánh giá xem có phù hợp, có đạt đựơc mục tiêu hay
không.
- Có các hạn định rõ ràng:
Lịch biểu được xác định trước.
Có các ngày bắt đầu, ngày kết thúc rõ ràng.
Các mốc được theo dõi, đem ra đánh giá.
- Sự giới hạn:
Giới hạn về nguồn lực.
Giới hạn về kinh phí.
Giới hạn về thời gian.
1.2.1.2. Khái niệm dạy học dự án :
Dạy học dự án là một mô hình dạy học trong đó:
- Học sinh: được tham gia giải quyết các bài tập tình huống mang tính thực tiễn dựa trên
những kiến thức, kĩ năng nhất định (đã và sẽ có).
- Giáo viên: tạo vai trò cho học sinh sao cho các hoạt động học tập gắn với nội dung chủ đề
cần học (hoặc đã học – khi vận dụng nó), hỗ trợ học sinh hoàn thành vai trò đó.
Hình thức làm việc: theo nhóm là chủ yếu.
Phương tiện: Sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo khác, máy tính, mạng Internet, máy
ảnh,...
Dạy học dự án là một trong các hình thức dạy học tích cực có thể thực hiện trong phạm vi lớp
học hay vượt ra ngoài khuôn khổ lớp học, thời gian học có thể kéo dài một vài tiết học hoặc thậm
chí vài tuần tuỳ theo quy mô, tính chất của dự án.
Có thể hiểu dạy học dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh được tham gia giải
quyết một bài tập tình huống (dự án), đặc điểm của loại bài tập này là có nội dung phức hợp và
gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Để giải quyết bài toán học sinh phải dựa vào kiến thức đ• có
(thậm chí có những kiến thức chưa biết cần phải tìm hiểu), dựa vào kĩ năng và vào sự định hướng
của giáo viên; học sinh tự lập kế hoạch, tự thu thập và xử lí thông tin, tự thực hiện, tự báo cáo sản
phẩm thu được, tự đánh giá,... Hình thức học tập chủ yếu là theo nhóm, kết quả của dự án là sản
phẩm có thể công bố được dưới dạng một bài báo, bài thuyết trình, hay bài trình chiếu,...Trong dạy
học dự án, giáo viên chỉ đóng vai trò định hướng, không còn lối truyền thụ một chiều.
1.2.2. Đặc điểm của dạy học dự án:
Dạy học dự án có những đặc điểm sau:
- Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án gắn với thực tiễn, kết quả dự án có ý nghĩa thực
tiễn xã hội. Dạy học dự án tạo ra kinh nghiệm học tập thu hút người học vào những dự án phức tạp
trong thế giới thực và người học sẽ dựa vào đó để phát triển và ứng dụng các kĩ năng và kiến thức
của mình.
Ví dụ: Chủ đề về sự cân bằng của các vật gắn với sự cân bằng của các công trình xây dựng,...
- Định hướng hứng thú: Chủ đề và nội dung của dự án phù hợp với hứng thú của người học,
thúc đẩy mong muốn học tập của người học, tăng cường năng lực hoàn thành những công việc
quan trọng và mong muốn được đánh giá. Khi người học có cơ hội kiểm soát được việc học của
chính mình, giá trị của việc học đối với họ cũng tăng lên. Cơ hội cộng tác với các bạn cùng lớp
cũng làm tăng hứng thú học tập của người học.
- Tính tự lực cao của người học: Người học tham gia tích cực và tự lực vào các tất cả các giai
đoạn của quá trình dạy học: đề xuất vấn đề, lập kế hoạch giải quyết vấn đề, giải quyết vấn đề và
trình bày kết quả thực hiện.
- Định hướng hành động: Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, huy động nhiều giác quan của
người học khi thực hiện dự án. Người học khám phá, giải thích và tổng hợp thông tin một cách ý
nghĩa.
- Định hướng sản phẩm: Đó là những sản phẩm hành động có thể công bố, giới thiệu được.
Dạy học dự án yêu cầu người học tiếp thu kiến thức theo cách học và trình diễn kiến thức. Kết quả
của dự án có thể là bài báo, bài trình bày, các mô hình vật chất, các thí nghiệm…
- Có tính phức hợp: Nội dung dự án ._.có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc các môn
học khác nhau. Dạy học dự án yêu cầu người học sử dụng thông tin của nhiều môn học khác nhau
để giải quyết vấn đề. So với dạy học theo chủ đề thì sự tích hợp liên môn trong dạy học dự án thể
hiện rõ ràng hơn.
- Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, việc học mang tính
xã hội. Dạy học dự án thúc đẩy sự cộng tác giữa người học với GV và giữa người học với nhau.
Nhiều khi, sự cộng tác được mở rộng đến cộng đồng. Sự làm việc mang tính cộng tác của người
học có tầm quan trọng như phương tiện làm phong phú hơn và mở rộng sự hiểu biết của người học
về những điều họ đang học.
1.2.3. Các hình thức tổ chức dạy học dự án:
Trong nhà trường, có nhiều hình thức tổ chức dạy học dự án khác nhau, tùy theo căn cứ để
phân loại. Nếu phân dự án theo nội dung thì có các dự án thuộc một môn học, dự án liên quan đến
nhiều môn học hoặc cũng có thể có dự án ngoài môn học. Theo quy mô thời gian thực hiện thì có
dự án nhỏ (từ 2 đến 6 giờ), dự án trung bình có thời gian tính theo ngày và dự án lớn tính theo tuần
thực hiện dự án. Theo hình thức tham gia thực hiện dự án có thể chia thành dự án cá nhân, dự án
nhóm, dự án toàn lớp và dự án toàn trường.
1.2.4. Các bước chuẩn bị dạy học dự án:
Để tổ chức dạy học theo tư tưởng của dạy học dự án, giáo viên cần:
1.2.4.1. Triển khai bài học thành dự án:
Xuất phát từ nội dung bài học, giáo viên phải xác định các nội dung kiến thức và kỹ năng cần
đạt được, phải có ý đồ tổ chức bài học thành dự án và suy nghĩ về ý tưởng dự án.
- Giáo viên cần phải nhìn thấy, tìm thấy những vấn đề thực tiễn đang diễn biến trong cuộc
sống xung quanh có liên quan đến nội dung bài học.
- Giáo viên phải nhìn thấy những vấn đề lớn mà thế giới đang phải đối mặt: khủng hoảng
năng lượng, ô nhiễm môi trường…
- Biết từ bỏ những nội dung mà chương trình buộc phải dạy theo các phương pháp truyền
thống.
- Lựa chọn các nội dung thích hợp và chỉnh sửa chúng cho phù hợp với mục tiêu dự án đề ra.
1.2.4.2. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng:
Sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài dạy nhằm khuyến khích người học vận dụng các kỹ năng
tư duy bậc cao, giúp người học hiểu rõ, hiểu bản chất vấn đề và hình thành được hệ thống kiến
thức. Các câu hỏi này nhằm đảm bảo các dự án của người học có tính hấp dẫn và thuyết phục, chú
trọng đến các yêu cầu hơn là chỉ đơn giản trình bày lại các sự kiện.
Bộ câu hỏi định hướng bao gồm câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung [8].
- Câu hỏi khái quát (CHKQ): Là câu hỏi mang tính mở, khơi dậy sự thích thú, sự quan tâm và
có phạm vi rất rộng, là cầu nối giữa môn học và bài học. CHKQ không thể trả lời thỏa đáng chỉ
bằng một mệnh đề.
CHKQ có đặc điểm:
Là yếu tố trọng tâm của dạy học dự án. Những CHKQ có thể tìm thấy trong rất nhiều vấn
đề còn đang tranh c•i ở nhiều lĩnh vực nghiên cứu.
Lặp lại một cách tự nhiên thông qua người học và lịch sử của môn học. Những câu hỏi
quan trọng giống nhau được hỏi đi hỏi lại. Các câu trả lời của chúng ta có thể ngày càng
trở nên phức tạp hơn và phản ánh nhiều sắc thái mới nhưng chúng ta vẫn còn và sẽ còn
quay lại những câu hỏi đó.
Dẫn đến những câu hỏi quan trọng khác. Những câu hỏi đó sẽ mở rộng vấn đề, mở rộng
tính phức tạp và phong phú của chủ đề, gợi mở hướng nghiên cứu chứ không dẫn đến
những kết luận sớm hay những câu trả lời mơ hồ
Các CHKQ giúp giáo viên tập trung vào khía cạnh quan trọng trong chương trình suốt năm
học và có ý nghĩa xuyên suốt các lĩnh vực của môn học. CHKQ đề cập đến những ý quan trọng
xuyên suốt nội dung nhiều lĩnh vực (khoa học, văn học, lịch sử…). CHKQ tập trung vào vấn đề,
mối quan tâm hoặc các chủ đề được đề cập đến trong các bài khác
Đối với người học, CHKQ lý giải và tập trung vào quá trình tiếp thu các sự kiện và chủ đề
trong phạm vi một dự án hoặc một khóa học. CHKQ giúp so sánh, đối chiếu và phát hiện những
tương đồng, giúp phát triển trí tưởng tượng và tạo ra mối liên hệ giữa môn học với kiến thức và ý
tưởng. Do không có câu trả lời hiển nhiên “đúng” nên người học thử thách trong việc tìm ra nhiều
kết quả khác nhau. CHKQ khuyến khích thảo luận và nghiên cứu chuyên sâu đặt nền tảng cho các
câu hỏi sau này.
Ví dụ: Dòng điện có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người?
Câu hỏi này có phạm vi rất rộng, có thể sử dụng kiến thức nhiều lĩnh vực: hóa học, vật lý, kỹ
thuật, y học…
- Câu hỏi bài học (CHBH): là những câu hỏi bó hẹp trong một chủ đề hoặc bài học cụ thể, hỗ
trợ và phát triển câu hỏi khái quát.
Đặc điểm của câu hỏi bài học:
Đưa ra những chỉ dẫn liên quan đến chủ đề và môn học cụ thể đối với các câu hỏi khái
quát. Các CHBH định hướng một bộ các bài học cụ thể, chúng được thiết kế để chỉ ra và
khai thác những câu hỏi khái quát thông qua chủ đề.
Các CHBH thường mở ra và gợi ý những hướng nghiên cứu, bàn luận. Chúng khai thác
các phương diện, tính phức tạp phong phú của vấn đề. Chúng được dùng để khởi đầu cho
một sự tranh luận, hợp tác chứ chưa phải dẫn đến một câu trả lời mà giáo viên mong
muốn.
Được thiết kế nhằm khuyến khích và duy trì hứng thú của học sinh.
Các CHBH sẽ có hiệu quả cao hơn nếu như chúng được thiết kế với mục đích khuyến khích
người học. Những câu hỏi như thế thường thúc đẩy sự tranh luận và phương tiện để duy trì sự
khám phá của người học. Các CHBH nên có tính mở để phù hợp với các sở thích khác nhau, các
kiểu học khác nhau, cho phép có những câu trả lời duy nhất ứng với câu hỏi và hướng tiếp cận
sáng tạo, thậm chí cả những vấn đề mà giáo viên không đề cập.
Nhiều câu hỏi bài học trong một khóa học có thể khám phá ra nhiều khía cạnh khác nhau của
CHKQ. Các nhóm giáo viên của nhiều môn học khác nhau có thể sử dụng các CHBH của mình để
hỗ trợ một CHKQ chung, thống nhất. Những CHBH hướng tới các độ tuổi khác nhau có thể hỗ trợ
một CHKQ tổng hợp được xuyên suốt nhiều cấp học.
Sự khác biệt giữa CHBH và CHKQ không quá rõ ràng. Ngược lại, chúng nên được xem như
một thể thống nhất. Điểm mấu chốt không phải là để ngụy biện về việc chọn trước một câu hỏi là
câu hỏi khái quát hay câu hỏi bài học mà là để chú trọng đến mục đích lớn hơn của nó. Đó là định
hướng cho việc học, khuyến khích người học, liên kết nhiều câu hỏi cụ thể hơn, nhiều câu hỏi tổng
quát hơn và hướng dẫn khám phá, khai thác những ý tưởng hay, quan trọng.
Ví dụ: với câu hỏi khái quát đ• nêu ở trên, giáo viên có thể đặt các câu hỏi bài học khác nhau
để hỗ trợ và định hướng học sinh vào chủ đề hoặc bài học cụ thể. Với môn vật lý, câu hỏi bài học
có thể là “Con người sử dụng chất bán dẫn như thế nào để phục vụ cuộc sống?”.
Câu hỏi này định hướng trả lời vào dòng điện trong bán dẫn. Học sinh có thể tìm hiểu về các
thiết bị ứng dụng của dòng điện trong bán dẫn: điod bán dẫn, tranzitor, vi mạch điện tử dùng bán
dẫn,…
- Câu hỏi nội dung: Là những câu hỏi hỗ trợ trực tiếp về nội dung và mục tiêu bài học. Đó là
những câu hỏi yêu cầu người học trả lời dựa trên thực tế bài học. Các câu hỏi nội dung hầu hết chú
trọng vào sự kiện hơn là giải thích sự kiện và thường có câu trả lời rõ ràng.
Ví dụ: Tranzitor là gì?
1.2.4.3. Thiết kế dự án:
Trước một nội dung dự định thực hiện một dự án, giáo viên cần phải nghiêm túc trả lời các
câu hỏi:
- Trong thực tế những ai cần những kiến thức này?
- Đối tượng, nội dung kiến thức cần vận dụng hoặc cần xây dựng là gì?
- Đưa ra dự án gồm: Mục tiêu của dự án, giải pháp thực hiện dự án công việc chính cần thực
hiện (thực hiện giải pháp), dự án thực hiện ở đâu, kết quả dự án thu được như thế nào.
1.2.4.4. Thiết kế tài liệu hỗ trợ giáo viên và học sinh:
Các tài liệu hỗ trợ này bao gồm:
- Những hỗ trợ cần thiết cho học sinh trong quá trình thực hiện các bài tập được giao: Các bài
tập mẫu, nội dung bài học, các nguồn tài liệu tham khảo, các mẫu phiếu (phiếu phân công nhiệm
vụ, phiếu đánh giá sản phẩm…)
- Tài liệu hỗ trợ giáo viên: nhằm đảm bảo cho sự định hướng đạt hiệu quả, giáo viên cần thiết
kế sơ đồ tiến trình hình thành kiến thức của dự án (dự kiến quá trình thực hiện, kết quả đạt
được…)
1.2.4.5. Chuẩn bị các điều kiện thực hiện dự án:
Bước này nhằm chuẩn bị các cơ sở để thực hiện dạy học theo dự án: tìm kiếm sự hỗ trợ của
nhà trường, phụ huynh… về cơ sở vật chất, kinh phí, thời gian…
1.2.5. Các bước học theo dự án:
Trình tự học theo dự án cũng là trình tự thực hiện triển khai học tập dự án. Trong quá trình
này, giáo viên vẫn luôn phải theo sát công việc của học sinh để tham vấn, hỗ trợ các em khi cần
thiết.
1.2.4.6. Lập kế hoạch:
Bước lập kế hoạch này nhằm biết được hoạt động cần hướng tới, nhiệm vụ phải làm gì, khi
nào hoàn thành, cách hoàn thành dự án đúng thời hạn. Quá trình giáo viên hướng dẫn học sinh lập
kế hoạch chính là rèn cho học sinh năng lực đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề đặt ra.
Lập kế hoạch bao gồm:
- Lựa chọn chủ đề: khởi đầu từ ý tưởng mà các em học sinh quan tâm. Ví dụ, trong chương
trình vật lý 10, khi học định luật III Newton, các em có thể sẽ hứng thú với các chuyển động bằng
phản lực trong tự nhiên và trong kỹ thuật.
- Xây dựng tiểu chủ đề: ý tưởng hoặc chủ đề ban đầu cần được mở rộng nhằm bao hàm nhiều
tiểu chủ đề để thực hiện tìm hiểu thông tin.
Để tiến hành lựa chọn chủ đề và tiểu chủ đề, học sinh có thể rèn luyện cách sử dụng sơ đồ tư
duy (Mindmap):
Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu
các ý tưởng.
Vị trí trung tâm bản đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái
niệm chủ đạo. í trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằng các nhánh
chính, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu
hơn. Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được nối kết
với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về ý trung tâm
một cách đầy đủ và rõ ràng.
Lợi ích của sơ đồ tư duy: giúp người lập sơ đồ ghi chú, gợi nhớ (hồi tưởng), sáng tạo, giải
quyết vấn đề, lập kế hoạch và trình bày, trình diễn.
Trong học tập, sơ đồ tư duy giúp : ôn tập kiến thức, sáng tạo, giải quyết vấn đề học tập
mới, tìm kiếm ý tưởng trong làm việc nhóm,..
Cách lập sơ đồ tư duy:
Sử dụng những từ chính hoặc những hình ảnh cần thiết.
Bắt đầu từ trung tâm và triển khai ra.
Tạo cho trung tâm một hình ảnh rõ ràng và “mạnh” miêu tả được nội dung tổng quát của
toàn bộ sơ đồ tư duy.
Tạo các trung tâm nhánh và các chi tiết nhánh.
Đặt những từ trọng tâm vào những hàng mà làm tăng kết cấu của các ghi chú.
Sử dụng màu sắc để làm nổi bật vấn đề.
Những gì không có trong trình bày thì không nên đưa vào sơ đồ tư duy.
Sử dụng mũi tên, biểu tượng hoặc những hình ảnh để chỉ ra sự liên kết.
Ghi ngay ý tưởng vào nơi hợp lý ngay khi nghĩ ra, đừng lưỡng lự.
Đừng để bị tắc ở một khu vực, nếu cạn ý thì chuyển ngay sang nhánh khác.
Trong học theo dự án, sơ đồ tư duy chính là một bức tranh tổng thể về chủ đề mà dự án đang
hướng tới để mỗi cá nhân có thể nắm bắt được diễn biến của quá trình tư duy theo nhóm khi thảo
luận và tổng quan toàn bộ kết quả của nhóm ra sao.
Nhằm xây dựng sơ đồ tư duy hiệu quả, cần phát triển các ý tưởng mới bằng kỹ thuật 5W1H
(Ai? Cái gì? ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào?)
- Khơi gợi hứng thú: bước này giúp học sinh :
Hiểu ý nghĩa dự án mà các em đang thực hiện.
Biết các em có thể hoàn thành dự án.
Biết các em có thể học được rất nhiều kiến thức, kỹ năng và giá trị mới.
- Lập kế hoạch các nhiệm vụ, hoạt động học tập: Nội dung chính là hoạch định thành viên
nào làm nhiệm vụ gì, thời hạn hoàn thành.
[Xem phụ lục 1 : mẫu kế hoạch dự án]
1.2.4.7. Thực hiện nghiên cứu:
Bước này là trọng tâm công việc của học theo dự án, gồm nhiều hoạt động tìm hiểu, học tập
của học sinh theo kế hoạch đ• hoạch định. Các hình thức của các hoạt động tự lực học tập này có
thể là:
- Các hoạt động học tập tương tác với giáo viên hướng dẫn:
Giáo viên hướng dẫn có thể tổ chức tập huấn cho học sinh biết thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu.
Họp thường kỳ với giáo viên hướng dẫn nhằm đảm bảo dự án đi đúng hướng.
- Thu thập thông tin, dữ kiện:
Thu thập thông tin từ sách báo, internet...
Quan sát và ghi chép
? Thu thập thông tin từ thực tế
- Phân tích dữ liệu
1.2.4.8. Tổng hợp kết quả:
Bước này nhằm tập hợp tất cả các kết quả nghiên cứu, phân tích để tổng hợp thành sản phẩm
cuối cùng. Sản phẩm có thể có nhiều hình thức khác nhau: báo cáo trình bày bằng Powerpoint, áp
phích, tờ rơi, website, làm phim, thiết kế mô hình...
1.2.6. Ưu nhược điểm của dạy học theo dự án:
1.2.5.1. Ưu điểm:
- Làm cho việc học tập ở nhà trường gần với học tập trong thế giới thật hơn.
- Giúp cho học sinh có những cách khác nhau khi giải quyết cùng một vấn đề.
- Thúc đẩy học sinh suy nghĩ sâu hơn khi họ gặp các vấn đề khác nhau.
- Phát triển ở học sinh kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Tạo cơ hội cho học sinh tự tìm hiểu chính mình, tự khẳng định mình thông qua việc trực tiếp
giải quyết vấn đề, thông qua trao đổi, tranh luận,...
- Phát triển kĩ năng tư duy bậc cao và kĩ năng sống cho người học.
- Tạo điều kiện cho nhiều phong cách, tiềm năng học tập khác nhau cùng có thể được phát
triển, tạo môi trường cho sự hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau trong học tập của học sinh và hướng tới sự
phát triển toàn diện.
- Làm cho nhiệm vụ tới được tất cả mọi học sinh.
- Khắc phục được tình trạng nhồi nhét kiến thức nên giảm căng thẳng, áp lực, tạo hứng thú
cho người học (Tạo điều kiện tốt cho cả học sinh thuận n•o phải và n•o trái cùng hoạt động).
1.2.5.2. Nhược điểm:
- Đòi hỏi nhiều thời gian, không thích hợp cho việc truyền thụ những tri thức lí thuyết có tính
hệ thống.
- Đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
- Đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn cao và nghiệp vụ vững vàng.
- Dự án không khuyến khích thực hiện vào phần kiến thức then chốt được chỉ định phải
truyền đạt chính xác, đầy đủ cho người học. Vì vậy giáo viên có thể chọn một vài nội dung học có
ý nghĩa thực tiễn cao để dạy theo mô hình này.
- Dự án cần sự tích hợp công nghệ thông tin đòi hỏi người học cần có kiến thức cơ bản về tin
học.
Không có phương pháp nào là tối ưu, nên trong dạy học, chúng ta cần sử dụng kết hợp
nhiều phương pháp sao cho có thể phát huy những ưu điểm, hạn chế những nhược điểm. Giáo viên
cần lựa chọn những nội dung kiến thức thích hợp để áp dụng hình thức dạy học dự án.
1.2.7. Vai trò của giáo viên trong dạy học dự án:
- Vai trò của giáo viên trong dạy học dự án hướng tới “lấy học sinh làm trung tâm”, giáo viên
chỉ là những người định huớng, học sinh tích cực, chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức.
- Việc xác định kế hoạch hướng dẫn học sinh có tầm quan trọng đặc biệt trong dạy học dự án.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết phân công nhiệm vụ trong nhóm phải thực hiện thật rõ
ràng, với nội dung và thời gian cụ thể. Yêu cầu học sinh lập bảng danh sách phân công để tiện theo
dõi và quản lí.
- Học sinh càng nhỏ tuổi càng được hướng dẫn cụ thể để các em vẫn có thể hoạt động độc
lập.
- Giáo viên nên hướng dẫn từng nhóm, thúc đẩy, tạo đà, khuyến khích các em tiếp tục hoạt
động độc lập khi cần thiết.
- Nếu có thể nên dành một góc trong lớp cho các nhóm cất giữ, bày biện tài liệu đồ dùng, treo
tranh ảnh, làm mô hình,... Nên có hình thức quản lí đồ dùng, tài liệu của học sinh cho hợp lí.
- Đề ra phương thức tổ chức rõ ràng, chẳng hạn ai có nhiệm vụ mang tới lớp cái gì,...
- Huy động sự tham gia của phụ huynh học sinh: hướng dẫn các nhóm thực hiện phỏng vấn,
hỗ trợ về phương tiện vật chất cho học sinh thực hiện nhiệm vụ,... Nên giới thiệu sản phẩm dự án
tới các phụ huynh, các bạn lớp khác, điều đó sẽ tạo động lực cho học sinh học tập.
1.3 Tổ chức hoạt động ngoại khoá:
1.3.1. Vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khoá ở trường THPT:
Hoạt động ngoại khoá là những hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ học các môn văn
hoá.
Hoạt động ngoại khoá có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lý
thuyết với thực hành, thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần quan trọng vào sự hình
thành và phát triển các kỹ năng, tình cảm, niềm tin, tạo cơ sở cho sự phát triển nhân cách toàn diện
của học sinh hiện nay.
Hoạt động ngoại khoá là bộ phận hữu cơ trong quá trình giáo dục - đào tạo của nhà trường,
tạo sự thống nhất giữa giáo dục trong nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường.
1.3.2. Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá phổ biến:
1.3.2.1. Tổ chức câu lạc bộ:
- Khái niệm: Hoạt động câu lạc bộ là một loại hình hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đây là loại
hình hoạt động tự nguyện tập hợp những học sinh cùng sở thích, sở trường hoặc năng khiếu về
một lĩnh vực hoặc chuyên đề. Câu lạc bộ là nơi để học sinh học tập, sinh hoạt, rèn luyện, vui chơi,
giải trí... Hoạt động câu lạc bộ có tính chất quần chúng rộng r•i, khuyến khích mọi học sinh tham
gia.
- Mục đích, ý nghĩa của hoạt động câu lạc bộ: nhằm phát huy năng lực, năng khiếu, sở
trường... của học sinh, tạo điều kiện để học sinh phát triển định hướng của mình. Mặt khác cũng
nhằm trang bị cho các em những tri thức, kỹ năng cần thiết để vận dụng vào thực tiễn đời sống xã
hội, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình.
- Chức năng và nhiệm vụ:
Chức năng giáo dục: là phương thức hiệu quả để giáo dục chính trị, tư tưởng văn hoá, giáo
dục truyền thống và giáo dục thẩm mỹ
Chức năng giao tiếp, ứng xử: qua các hoạt động sinh hoạt của câu lạc bộ, học sinh có dịp
giúp nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm để cùng nhau phát huy mặt tích cực, chủ động,
phát triển các kỹ năng giao tiếp.
Nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng: trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng, sở thích của
từng đối tượng với điều kịên hoàn cảnh khác nhau mà câu lạc bộ có trách nhiệm từng bước
thỏa mãn, nâng cao nhận thức về mọi mặt trong học tập, lao động và trong công tác cho
thanh thiếu niên, giúp họ rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong học tập, công tác và quan
hệ xã hội.
- Nội dung và hình thức tổ chức câu lạc bộ: rất đa dạng và phong phú, luôn gắn với các chủ
đề, các lĩnh vực nhất định và phù hợp với nhu cầu, sở thích và đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi
học sinh, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục nhà trường.
Một số nội dung sinh hoạt câu lạc bộ: giáo dục chân, thiện, mỹ cho thanh thiếu niên; phổ
biến kiến thức khoa học công nghệ mới, hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao;
nâng cao nhận thức về mọi mặt trong cuộc sống gắn với những chủ đề nhất định, tuỳ thuộc
vào đối tượng, loại hình câu lạc bộ; hoạt động thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ, nêu
gương người tốt việc tốt...
Một số hình thức sinh hoạt câu lạc bộ: tuyên truyền, cổ động, toạ đàm, diễn giảng, hội
thảo, sinh hoạt chủ đề, thảo luận về một chủ đề đ• chọn; biểu diễn văn nghệ, tổ chức các
cuộc thi tìm hiểu, thi hùng biện...
Một số ví dụ về loại hình câu lạc bộ có thể tổ chức ở trường THPT: CLB bạn gái, CLB thể
thao (bóng đá, cờ vua, bóng bàn...); CLB bộ môn (tiếng nước ngoài, toán, lý, hoá, văn học...)...
Như vậy, CLB vừa là một loại hình tổ chức, vừa là một phương thức hoạt động của tập thể
học sinh. Hoạt động CLB có ý nghĩa rất tích cực trong việc phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của
học sinh, tạo điều kiện để cho học sinh phát huy năng lực, sở trường, thiên hướng của cá nhân,
giúp học sinh thỏa m•n các nhu cầu hoạt động và tự khẳng định, tự thể hiện. Vì vậy, hoạt động
CLB góp phần quan trọng vào công tác giáo dục toàn diện của nhà trường và quá trình phát triển,
hoàn thiện nhân cách học sinh. Nó là hình thức cơ bản để tổ chức hoạt động ngoại khóa.
1.3.2.2. Tổ chức hội thi ở trường THPT
• Mục đích và ý nghĩa của hoạt động tổ chức hội thi ở trường THPT:
- Thông qua tổ chức hội thi cho học sinh nhằm:
Góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá
trình nhận thức.
Phát hiện, bồi dưỡng các em có năng khiếu, phát huy tính sáng tạo, độc lập suy nghĩ.
Bồi dưỡng và phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn. Hình
thành, phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh.
Góp phần đáp ứng nhu cầu văn hoá mới cho thanh niên, lôi cuốn đông đảo thanh thiếu
niên tham gia một cách chủ động, tích cực vào hoạt động ngoại khoá. Trên cơ sở đó, nâng
cao một bước đời sống văn hoá tinh thần, bồi dưỡng, phát triển và hoàn thiện nhân cách
của thanh niên trong nhà trường.
- Tổ chức hội thi là một hình thức kiểm tra, đánh giá trình độ, nghiệp vụ tổ chức hoạt động và
dạy học của giáo viên.
Thông qua tổ chức hội thi, huy động, tập hợp được nhiều lực lượng giáo dục giam gia giáo
dục, chăm sóc, bảo vệ trẻ em, góp phần xã hội hoá giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục và đào
tạo.
- Tổ chức hội thi trong trường THPT là một hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, sự
rèn luyện, tu dưỡng của học sinh. Đó là cơ sở để điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy học của
giáo viên.
• Một số ví dụ về tổ chức hội thi ở trường THPT: hội thi học tập (hội thi bộ môn hay thi tổng
hợp kiến thức liên môn...), hội thi học sinh thanh lịch, hội thi bạn gái khéo tay...
• Cách thức tổ chức và tiến hành hội thi:
- Bước 1: Xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung hội thi và đặt tên cho hội thi.
- Bước 2: Xác định thời gian và địa điểm tổ chức hội thi
- Bước 3: Tổ chức công tác thông tin tuyên truyền,vận động cho hội thi.
- Bước 4: Thành lập ban tổ chức hội thi.
- Bước 5: Thiết kế nội dung chương trình hội thi.
- Bước 6: Dự trù kinh phí, chuẩn bị cơ sở vật chất... cho hội thi.
- Bước 7: Tổ chức hội thi.
- Bước 8: Kết thúc hội thi.
Như vậy, hội thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá hấp dẫn, lôi
cuốn thanh niên và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng phát
triển giá trị cho tuổi trẻ. Chính vì vậy, tổ chức hội thi cho thanh niên trong trường học nói chung,
trường THPT nói riêng là một yêu cầu mang tính nghiệp vụ sư phạm quan trọng, cần thiết đối với
mỗi giáo viên.
1.3.2.3. Tổ chức thảo luận chuyên đề:
- Khái niệm: thảo luận là hình thức giáo dục trong đó học sinh cùng nhau trao đổi, tranh luận
về các vấn đề khác nhau xoay quanh một chủ đề đã được lựa chọn nhằm giúp học sinh đạt được
một sự hiểu biết chung và có được những thái độ phù hợp với những vấn đề đó.
- Mục đích, ý nghĩa:
Giúp học sinh có cơ hội cùng nhau chia sẻ, trao đổi thông tin, hợp tác để giải quyết các
vấn đề, thông qua đó giúp nhau hiểu một cách đúng đắn về những vấn đề được thảo luận.
Giúp học sinh có cơ hội được bày tỏ những ý kiến, những quan điểm của mình một cách
dân chủ, tự tin để kiểm chứng hay để tự khẳng định và tự điều chỉnh.
Hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng ngôn ngữ nói, biết thuyết phục ngừơi
khác, biết bảo vệ chính kiến của mình, biết lắng nghe và chia sẻ, biết hợp tác.
- Phương pháp tổ chức thảo luận: thực hiện theo các bước sau
Bước 1: định hướng cho thảo luận
Bước 2: chuẩn bị thảo luận.
Bước 3: tiến hành thảo luận.
Bước 4: kết thúc thảo luận.
Như vậy, thảo luận là một hình thức thích hợp và có tác dụng tích cực trong việc tổ chức
ngoại khoá ở trường THPT. Nó có thể được tổ chức trong mọi điều kiện ở các nhà trường và huy
động được sự tham gia tích cực của học sinh. Nếu tổ chức tốt, sẽ có khả năng đạt được các mục
tiêu giáo dục mong muốn mà không đòi hỏi phải có sự tốn kém về công sức, kinh phí và thời gian.
1.3.2.4. Tổ chức hoạt động giao lưu:
- Khái niệm: Giao lưu là hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để
học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình trong các
lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua đó, giúp cho các em có đựơc những nhận thức, thái độ và tình cảm
phù hợp, có được những lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện
nhân cách.
- Hoạt động giao lưu có một số đặc trưng sau đây:
Phải có đối tượng giao lưu: là những người điển hình, có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực
nào đó, thực sự là tấm gương sáng để học sinh noi theo, phù hợp với nhu cầu hứng thú của
học sinh.
Thu hút sự tham gia đông đảo và tự nguyện của học sinh, được học sinh quan tâm hào
hứng.
Phải có sự trao đổi thông tin, tình cảm hết sức trung thực, chân thành và sôi nổi giữa học
sinh với người được giao lưu. Những vấn đề trao đổi phải thiết thực, liên quan đến lợi ích
và hứng thú của học sinh, đáp ứng được nhu cầu của học sinh.
- Mục đích, ý nghĩa của hoạt động giao lưu
Tạo điều kiện để học sinh thoả m•n nhu cầu giao tiếp, được tiếp xúc, trò chuyện trực tiếp
với những con người mà mình yêu thích, ngưỡng mộ và kỳ vọng; được bày tỏ tình cảm,
tiếp nhận thông tin và được học hỏi kinh nghiệm để nâng cao vốn sống và định hướng giá
trị phù hợp.
Giao lưu giúp cho học sinh hiểu đúng đắn hơn về các đặc trưng cơ bản của các loại hình
nghề nghiệp, những phẩm chất và năng lực cao quý của những con người thành đạt trong
các lĩnh vực nào đó cũng như con đường đi đến thành công của họ. Từ đó, giúp học sinh
có đựơc sự nỗ lực vươn lên trong học tập, rèn luyện để thành đạt. Đó cũng là con đường
để định hướng giá trị nghề nghiệp, giúp học sinh có hướng chọn nghề nghiệp phù hợp.
Giao lưu cũng tạo điều kiện để học sinh thiết lập và mở rộng mối quan hệ x• hội, giúp học
sinh gần gũi nhau, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ và cảm thông, hình thành những
tình cảm lành mạnh.
- Các bước tổ chức hoạt động giao lưu:
Bước 1: lựa chọn chủ đề, nội dung, đối tượng giao lưu và ấn định thời gian tổ chức giao
lưu.
Bước 2: chuẩn bị giao lưu.
Bước 3: tiến hành giao lưu.
Bước 4: kết thúc hoạt động giao lưu.
Như vậy, hoạt động giao lưu rất phù hợp với các hoạt động ngoại khoá theo chủ đề. Nó dễ
dàng được tổ chức trong mọi điều kiện của các nhà trường, không đòi hỏi phải có sự tốn kém
nhiều về công sức và tiền của.
1.3.2.5. Tổ chức hoạt động vui chơi:
Hoạt động trò chơi có vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt trong tổ chức hoạt động ngoại khoá
cho học sinh THPT. Đây là một phương pháp giáo dục có hiệu quả cao.
Để tổ chức hoạt động trò chơi có hiệu quả giáo dục cao, cần nắm vững mục đích, ý nghĩa, tác
dụng của trò chơi, những đặc trưng cơ bản của trò chơi, biết cách phân loại trò chơi và biết vận
dụng các trò chơi một cách phù hợp vào đúng đối tượng, điều kiện cho phép để tổ chức cho học
sinh.
Tổ chức hoạt động trò chơi cho học sinh nhất thiết phải tuân theo quy trình logic. Tuy nhiên
hiệu quả giáo dục cho các em thông qua tổ chức trò chơi còn phụ thuộc vào tính sáng tạo, khả
năng sư phạm của giáo viên khi vận dụng thực hiện quy trình trên cùng với việc phát huy cao nhất
vai trò chủ động, tích cực của học sinh.
1.3.3. Đánh giá kết quả hoạt động ngoại khoá:
1.3.3.1. Nội dung đánh giá:
Đánh giá kết quả hoạt động ngoại khoá nhằm khẳng định sự phát triển của học sinh về mặt
nhận thức, kỹ năng, thái độ. Đánh giá đúng sẽ khích lệ sự vươn lên mạnh mẽ của học sinh trong
học tập và rèn luyện, giúp các em có cơ hội thể hiện khả năng của mình trong cuộc sống hằng
ngày. Đánh giá hoạt động ngoại khoá tạo cơ sở hình thành ở các em kỹ năng tự điều chỉnh trong
quá trình hoạt động. Kết quả đánh giá cũng sử dụng để động viên sự phấn đấu vươn lên của tập
thể, khích lệ sự đoàn kết, hợp tác của các thành viên trong tập thể. Đây cũng chính là căn cứ để
đánh giá trình độ phát triển của tập thể, đánh giá trình độ nghiệp vụ của giáo viên, đồng thời là cơ
sở giúp giáo viên tìm tòi các biện pháp phù hợp nhằm xây dựng và phát triển tập thể.
Để đánh giá hoạt động ngoại khoá cần phải định ra tiêu chuẩn cụ thể. Có thể đánh giá từng
khâu, từng hoạt động ở mỗi thời điểm nhất định rồi đánh giá chung một chủ đề, trong một học kỳ,
một năm học.
Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh được thể hiện ở hai cấp độ: đánh giá cá nhân học
sinh và đánh giá tập thể. Vì vậy, nội dung phải cụ thể, thiết thực:
Nội dung đánh giá cá nhân: cần chú trọng cả về mặt nhận thức các nội dung giáo dục; về
tinh thần thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực của các em khi tham gia hoạt động; về
năng lực của học sinh trong quá trình hoạt động cũng như hiệu quả đóng góp của học sinh
vào thành tích chung của tập thể
Nội dung đánh giá tập thể: cần đánh giá về tinh thần tham gia của toàn tập thể, của từng tổ,
nhóm; về ý thức hợp tác và cộng đồng trách nhiệm của tập thể; về công tác chuẩn bị của
tập thể; về công tác tổ chức hoạt động cũng như về thành tích, kết quả đạt được; những ưu,
nhược điểm
1.3.3.2. Các hình thức đánh giá:
Trong đánh giá kết quả hoạt động, cần sử dụng phối hợp nhiều hình thức đánh giá khác nhau
tùy thuộc vào mục đích, nội dung đánh giá và các hoàn cảnh cụ thể. Nội dung và hình thức các
hoạt động ngoại khoá rất đa dạng nên hình thức đánh giá cũng phải đa dạng. Có thể sử dụng một
số hình thức đánh giá sau đây:
- Đánh giá qua bài viết thu hoạch của học sinh
Viết bài thu hoạch là hình thức tạo ra điều kiện mở để các em học sinh thể hiện một cách
trung thực những kiến thức đa4 lĩnh hội, những thái độ, tình cảm được hình thành đối với hoạt
động. Bài thu hoạch cũng thể hiện đầy đủ các kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng trình bày vấn đề... Đồng
thời, nó thể hiện một cách rõ ràng cá tính, tư tưởng, phương pháp tư duy, ý thức và thái độ trong
hoạt động của cá nhân học sinh. Bài thu hoạch vừa là hình thức học sinh tự đánh giá bản thân vừa
là cơ sở để giáo viên đánh giá trung thực kết quả hoạt động của học sinh.
Để bài thu hoạch của học sinh có hiệu quả, giáo viên cần có sự định hướng về một số vấn đề:
đưa ra những gợi ý về nội dung, những yêu cầu cần đạt được (cấu trúc bài thu hoạch, hình thức
trình bày, số trang viết, thời gian hoàn thành...), cách thức viết bài, các tài liệu tham khảo. Đồng
thời, giáo viên cần có sự kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc._.ề mức độ quan trọng của các
kiến thức, kỹ năng trong chương “Động lực học chất điểm” lớp 10 nâng cao:
Kiến thức Mức độ trọng tâm
Lực. Quy tắc tổng hợp và phân tích lực
Ba định luật Newton
Các lực cơ học: lực hấp dẫn, trọng lực, lực đàn hồi, lực ma sát
Lực hướng tâm
Hệ quy chiếu phi quán tính. Lực quán tính
6. Theo thầy cô, những phương pháp dạy học nào dưới đây phù hợp với dạy học
chương “Động lực học chất điểm” nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh?
Phương pháp thuyết trình.
Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp thực nghiệm vật lý.
Dạy học theo chủ đề.
Dạy học theo dự án.
Dạy học giải quyết vấn đề.
Dạy học kết hợp sử dụng các phương tiện truyền thông đa phương tiện để
minh hoạ các hình ảnh, hiệu ứng.
Ý kiến khác: ……………………………………
7. Theo thầy cô, để tăng hiệu quả dạy và học đối với chương “Động lực học chất
điểm”, cần:
Tăng thời gian dành cho dạy học lý thuyết chương này.
Tăng thời gian rèn luyện kỹ năng (giải bài tập, làm trắc nghiệm…) cho HS.
Giảm nhẹ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng yêu cầu HS.
Tổ chức các hoạt động học tập dưới hình thức ngoại khoá để giúp HS ôn tập,
củng cố kiến thức, thấy được sự vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Ý kiến khác: …………………………………………………
8. Hiện nay, nhiều phương pháp dạy học mới, trong đó có dạy học theo dự án
đang được nghiên cứu vận dụng vào thực tế để tăng cường tính tích cực, chủ
động học tập, phát triển tư duy, sáng tạo của học sinh.
(D¹y häc theo dù ¸n lμ mét h×nh thøc d¹y häc trong ®ã häc sinh thùc hiÖn mét nhiÖm
vô häc tËp phøc hîp, gi¶i quyÕt mét vÊn ®Ò g¾n víi thùc tiÔn, kÕt hîp lý thuyÕt víi
thùc hμnh. Trong d¹y häc dù ¸n, häc sinh tù ®Ò xuÊt dù ¸n (vÊn ®Ò cÇn gi¶i quyÕt), tù
lùc lËp kÕ ho¹ch, thùc hiÖn vμ ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ dù ¸n. H×nh thøc lμm viÖc chñ yÕu lμ
theo nhãm, kÕt qu¶ dù ¸n lμ nh÷ng s¶n phÈm hμnh ®éng cã thÓ giíi thiÖu ®−îc)
Thầy cô đã từng thử nghiệm dạy học theo dự án vào dạy học vật lý chưa?
Có Chưa
Nếu có:
Thầy cô đánh giá thế nào về tính khả thi của dạy học theo dự án?
Dạy học dự án nên được triển khai rộng rãi vì nếu lựa chọn bài học phù hợp
và tổ chức dạy học tốt, dạy học theo dự án rất hiệu quả để thực hiện các mục
tiêu hướng vào người học.
Dạy học theo dự án khó áp dụng rộng rãi vì tốn nhiều thời gian, công sức tổ
chức hoạt động học tập, không phù hợp với yêu cầu tiến độ chương trình.
Dạy học theo dự án không khả thi vì phương pháp này không giúp HS đạt kết
quả cao trong thi cử theo cách đánh giá của nước ta hiện nay.
Dạy học theo dự án khó triển khai rộng rãi vì không phù hợp với trình độ của
học sinh và thực tế điều kiện nhà trường Việt Nam hiện nay.
Ý kiến khác: ………………………………………………………
Theo thầy cô, dạy học dự án có thể vận dụng vào dạy học chương “Động lực
học chất điểm” không?
Không thể, vì kiến thức chương này mang tính hệ thống, đòi hỏi phải đựơc
giáo viên xây dựng một cách chặt chẽ.
Có thể, dưới hình thức củng cố, ôn tập, mở rộng kiến thức.
Có thể, dưới hình thức hoạt động ngoại khoá, để không ảnh hưởng tiến độ
phân phối chương trình.
Có thể, nhưng chỉ cho một vài bài cụ thể.
Ý kiến khác: ………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
II. Về tổ chức hoạt động ngoại khoá vật lý:
1. Ở trường, tổ bộ môn của thầy cô có thường xuyên tổ chức cho HS tham gia
các hoạt động ngoại khoá môn vật lý không ?
Hoàn toàn không.
Thỉnh thoảng .
Thường xuyên.
Trong tương lai sẽ có.
2. Theo thầy cô, các hoạt động ngoại khoá môn vật lý trong trường phổ thông có
cần thiết không ?
Không khả thi trong điều kiện thực tế nhà trường hiện nay (cơ sở vật chất,
giáo viên, học sinh…).
Không cần thiết vì không hiệu quả.
Nếu có thì tốt nhưng không có cũng không sao.
Cần thiết.
Ý kiến khác: ………………………………………………………
Theo thầy cô, hình thức hoạt động ngoại khoá vật lý nào dưới đây phù hợp và
hiệu quả với HS?
Sinh hoạt chuyên đề định kỳ theo các chủ đề.
Tổ chức thi đố vui, tìm hiểu về vật lý.
Tham quan, dã ngoại.
Thi thiết kế thí nghiệm, thiết bị ứng dụng kiến thức vật lý.
Tổ chức hoạt động thường xuyên dưới dạng câu lạc bộ vật lý cho những HS
yêu thích vật lý.
Xuất bản tạp chí, duy trì bản tin vật lý do HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của
GV bộ môn.
Ý kiến khác: …………………………………………………………
3. Theo thầy cô, nguyên nhân nào làm cho các hoạt động ngoại khoá vật lý chưa
được tổ chức rộng rãi trong các trường THPT nước ta hiện nay?
Do chương trình nặng, thời gian học kín, HS không thể tham gia.
Do khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí, người tổ chức…
Do lãnh đạo nhà trường không quan tâm đầu tư.
Do giáo viên trong tổ bộ môn chưa coi trọng hoạt động này.
Giáo viên không thể vừa giảng dạy vừa đầu tư tổ chức các hoạt động ngoại
khoá vốn rất phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian công sức.
Do các hoạt động ngoại khoá tổ chức chưa thể hiện tính hiệu quả trong dạy
học và giáo dục nên không thu hút giáo viên, học sinh tham gia.
Ý kiến khác: …………………………………………………………
Theo thầy cô, biện pháp nào có thể tăng hiệu quả của hoạt động ngoại khoá
vật lý ?
Cần giảm tải chương trình học.
Triệt để bỏ dạy thêm, học thêm.
Cần sự quan tâm đầu tư, khuyến khích của giáo viên, nhà trường, và phụ
huynh.
Cần có những tài liệu làm cơ sở lý luận hướng dẫn giáo viên tổ chức hoạt
động ngoại khoá cho HS.
Ý kiến khác: ……………………………………………………
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC GIÚP ĐỠ CỦA QUÝ THẦY CÔ
PHỤ LỤC 4: TRẮC NGHIỆM KIỂM TRA KIẾN THỨC VỀ CÁC
ĐỊNH LUẬT NEWTON VÀ ỨNG DỤNG TRONG THỰC TẾ
1. Chọn câu đúng:
a) Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động.
b) Không cần có lực tác dụng vào vật thì vật vẫn chuyển động tròn đều được.
c) Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của một vật.
d) Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của một vật.
2. Một xe buýt đột ngột tăng tốc thì hành khách
a) dừng lại ngay.
b) ngả người về phía sau.
c) chúi người về phía trước.
d) ngả người sang bên cạnh.
3. Vật được xem là chuyển động theo quán tính nếu:
a) gia tốc của vật không đổi.
b) gia tốc của vật bằng 0.
c) vật chuyển động theo đường thẳng, tốc độ của vật tăng đều đặn.
d) vật chuyển động theo đường thẳng, vận tốc của vật có độ lớn không đổi.
4. Hiện tượng nào kể sau đây là biểu hiện của quán tính?
a) Vật nặng rơi trong không khí nhanh hơn vật nhẹ.
b) Trong chân không, mọi vật nặng nhẹ đều rơi như nhau.
c) Khi rơi chạm cát, vật nặng gây ra độ lún sâu hơn vật nhẹ.
d) Cả ba hiện tượng trên.
5. Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn tiếp tục đi
chứ chưa dừng ngay. Đó là nhờ
a) trọng lượng của xe.
b) lực ma sát.
c) quán tính của xe.
d) phản lực của mặt đường.
6. Giọt mưa rơi được xuống đất là do nguyên nhân nào sau đây?
a) Quán tính.
b) Gió.
c) Lực hấp dẫn của Trái đất.
d) Lực đẩy Acsimet của không khí.
7. Một vật đang chuyển động thẳng đều với vận tốc vo thì chịu tác dụng của lực F
không đổi. Vật sẽ chuyển động ra sao sau khi lực tác dụng?
a) Thẳng nhanh dần đều.
b) Thẳng chậm dần đều.
c) Tròn đều.
d) Không xác định được vì thiếu yếu tố.
8. Phát biểu nào sau đây là SAI khi vận dụng định luật II Newton?
a) Áp dụng định luật II cho sự rơi tự do, ta có công thức trọng lực gmP
b) Vật chịu tác dụng của các lực luôn chuyển động theo chiều của hợp lực.
c) Khối lượng vật càng lớn thì vật càng khó thay đổi vận tốc.
d) Nếu vật là chất điểm thì điều kiện cân bằng của vật là 0 F
9. Một lực F có độ lớn không đổi. Khi F tác dụng vào vật có khối lượng m1 thì vật
thu gia tốc a1. Khi lực F tác dụng vào vật có khối lượng m2 thì vật thu gia tốc a2.
Nếu lực F tác dụng vào vật có khối lượng m3=m2+m1 thì gia tốc mà vật thu được
là:
a) a1+a2
b)
21
21
aa
aa
c) 22
2
1 aa
d) Một đáp số khác a, b, c.
10. Lực F có độ lớn không đổi tác dụng vào vật có khối lượng m thì truyền cho vật
gia tốc a. Thêm vào vật khối lượng m’ thì dưới tác dụng của lực F, gia tốc thu
được giảm k lần.
So sánh m và m’ thì:
a) m’=km
b) m’=(k+1)m
c)
k
mm '
d) Một đáp số khác a, b, c.
11. Một vật đang chuyển động đều về bên trái trên mặt băng không ma sát. Để vật
chuyển động chậm dần đều, ta cần tác dụng lên vật một lực có độ lớn
a) Không đổi về bên trái.
b) Không đổi về bên phải.
c) Tăng dần về bên trái.
d) Tăng dần về bên phải.
12. Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật
sẽ thu được gia tốc như thế nào?
a) Lớn hơn.
b) Nhỏ hơn.
c) Không thay đổi.
d) Bằng không.
13. Một vật đang chuyển động với vận tốc 3m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng
lên nó mất đi thì
a) Vật dừng lại ngay.
b) Vật đổi hướng chuyển động.
c) Vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.
d) Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3m/s.
14. Một quả bóng bàn đến va chạm với một quả bóng đá đang nằm yên. Điều khẳng
định nào sau đây đúng?
a) Lực mà quả bóng bàn tác dụng lên quả bóng đá mạnh hơn lực quả bóng đá tác
dụng lên quả bóng bàn vì quả bóng đá nằm yên.
b) Lực mà quả bóng bàn tác dụng lên quả bóng đá nhỏ hơn lực mà quả bóng đá tác
dụng lên quả bóng bàn vì khối lượng quả bóng đá lớn hơn.
c) Lực mà quả bóng bàn tác dụng lên quả bóng đá nhỏ hơn lực mà quả bóng đá tác
dụng lên quả bóng bàn vì sau khi va chạm quả bóng bàn bị nảy ra.
d) Lực mà quả bóng bàn tác dụng lên quả bóng đá bằng lực mà quả bóng đá tác
dụng lên quả bóng bàn.
15. Hai vật cùng khối lượng 10kg được treo vào hai đầu của lực kế. Lực kế nằm cân
bằng trên mặt phẳng ngang. Số chỉ của lực kế là:
a) 0N.
b) 50N.
c) 100N.
d) 200N.
16. Khi tài xế đạp thắng, xe chuyển động chậm dần. Giải thích nào sau đây đúng?
a) Bánh xe tác dụng lên mặt đường lực ma sát, lực này làm xe chuyển động chậm
dần.
b) Mặt đường tác dụng lên bánh xe lực ma sát, lực này làm xe chuyển động chậm
dần.
c) Nếu trời nắng, lực ma sát mà mặt đường tác dụng lên bánh xe lớn hơn lực ma sát
mà bánh xe tác dụng lên mặt đường nên xe dễ dừng lại.
d) Nếu trời mưa, đường trơn lực ma sát mà mặt đường tác dụng lên bánh xe nhỏ hơn
lực ma sát mà bánh xe tác dụng lên mặt đường nên xe khó dừng lại.
17. Trong cơn lốc xoáy, một hòn đá rơi trúng cửa kính làm cho tấm kính vỡ.
a) Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn
đá.
b) Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính bằng (về độ lớn) lực của tấm kính tác
dụng vào hòn đá.
c) Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào
hòn đá.
d) Viên đá không tương tác với tấm kính khi làm kính vỡ.
18. Ngựa kéo chiếc xe. Lực khiến cho ngựa chuyển động về phía trước là:
a) lực mà ngựa tác dụng lên xe.
b) lực mà xe tác dụng lên ngựa.
c) lực mà ngựa tác dụng lên mặt đất.
d) lực mà mặt đất tác dụng lên ngựa.
19. Chỉ ra phát biểu SAI trong các phát biểu sau đây:
a) Trái đất hút viên gạch, viên gạch hút Trái đất. Nếu viên gạch có khối lượng rất
lớn có thể làm thay đổi vận tốc chuyển động của Trái đất.
b) Cánh quạt máy bay đẩy không khí về phía sau, không khí đẩy cánh quạt về phía
trước khiến máy bay đi về phía trước. Nếu không có không khí, cánh quạt không
thể hoạt động được.
c) Khi bơi, dùng tay đẩy nước về phía sau, nước đẩy tay về phía trước khiến ngừơi
chuyển động về phía trước.
d) Nam châm hút thỏi sắt, thỏi sắt không hút nam châm vì thỏi sắt không có từ tính.
20. Ngừơi ta thường làm các cầu vồng lên mà không lõm xuống là vì
a) dễ thoát nước, không bị ngập nước.
b) khi xe chạy, áp lực của xe lên cầu giảm đi đáng kể.
c) đỡ tốn kém hơn so với cầu lõm.
d) dễ thi công hơn so với cầu lõm.
PHỤ LỤC 5: PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH
VỀ VIỆC VẬN DỤNG HỌC THEO DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ
PHẦN KIẾN THỨC “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” LỚP 10 NÂNG CAO
(Thực hiện điều tra và thu về 25 phiếu đối với các em học sinh tham gia CLB)
Nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của CLB Vật lý; tính khả thi của việc học tập
theo dự án “Các định luật Newton và những ứng dụng trong thực tế” trong phạm vi
CLB Vật lý cũng như tìm hiểu t×nh c¶m, th¸i ®é cña häc sinh víi häc tËp vËt lý,
mong muèn, kú väng cña c¸c em ®Ó viÖc häc vËt lý thó vÞ, hÊp dÉn h¬n, c¸c
ho¹t ®éng ngo¹i kho¸ bé m«n vËt lý mμ c¸c em mong muèn ®−îc tham gia; rất
mong các em học sinh trả lời một số vấn đề sau (bằng cách đánh dấu chéo vào ô lựa
chọn hoặc cho thêm ý kiến cá nhân) :
Thông tin về học sinh thực hiện điều tra:
Học sinh lớp: …………………………………………………………………
Dự án đã thực hiện: ………………………………………………………….
III. Về học theo dự án “Các định luật Newton và những ứng dụng trong thực tế”
trong phạm vi sinh hoạt của CLB Vật lý trường THPT chuyên Nguyễn Du :
1. Em tự đánh giá như thế nào về hiệu quả của việc học theo dự án trong phạm
vi sinh hoạt CLB Vật lý?
Bổ ích, hấp dẫn và rất hiệu quả. 20
Bổ ích nhưng làm ảnh hưởng đến việc học chính khoá 6
Ít hiệu quả vì quá xa rời với bài vở trên trường. 0
Hoàn toàn vô bổ 0
Ý kiến khác: ………………………………………………
2. Qua việc tham gia học theo dự án, em học được những kiến thức gì?
Ôn tập kiến thức về các định luật Newton: nội dung, phạm vi áp dụng, các ứng
dụng trong thực tế…20
Biết nhiều kiến thức về lịch sử phát triển vật lý học và vai trò của vật lý học. 9
Củng cố một số kiến thức vật lý bên cạnh các định luật Newton: các lực cơ
học, các hiện tượng vật lý… 15
Mở rộng hiểu biết về thực tế khoa học kỹ thuật, vật lý trong đời sống. 16
Không học tập đựơc kiến thức gì bổ ích. 1
Ý kiến khác:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
3. Qua việc tham gia thực hiện các dự án, em đã phát triển đựơc những kỹ
năng gì?
Thiết lập mối liên hệ giữa nội dung học tập với cuộc sống thực tế. 13
Kỹ năng phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề của thực tiễn. 15
Các kĩ năng tư duy : phân tích, tổng hợp, đánh giá vấn đề… 16
Các kỹ năng sống : làm việc nhóm, hợp tác… 17
Kỹ năng sử dụng các phương pháp làm việc: thu thập, phân tích, xử lý, tổng
hợp và sắp xếp, trình bày thông tin…14
Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và viết. 5
Ý kiến khác:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
4. Em gặp phải những khó khăn gì khi học theo dự án trong phạm vi sinh hoạt
câu lạc bộ Vật lý?
Bị vấp phải sự phản đối, không khuyến khích của giáo viên, phụ huynh…0
Không sắp xếp, phân bố được thời gian để thực hiện dự án và học theo chương
trình chính khoá. 15
Khó khăn trong tìm kiếm và xử lý thông tin. 12
Khó khăn về ý tưởng để thực hiện một dự án độc đáo. 7
Khó khăn trong tổ chức công việc nhóm. 8
Các yêu cầu của dự án vượt quá khả năng của em. 1
Ý kiến khác: ( nhiều khó khăn không kể xiết!)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………
5. Nhìn chung, em có hài lòng vì đã tham gia học theo dự án tại câu lạc bộ vật
lý không?
Có 24 Không 1
Nếu có thì lý do là:
Học theo dự án giúp em có được những kiến thức, kỹ năng mà phương pháp
học tập thông thường tại lớp không có được. 15
Học theo dự án là cơ hội để em tự tìm hiểu chính mình, tự khẳng định mình
thông qua việc trực tiếp giải quyết vấn đề, qua trao đổi, tranh luận. 12
Học theo dự án lý thú và hấp dẫn. 10
Học theo dự án bổ ích vì kết hợp được kiến thức tổng hợp của nhiều môn học
khác. 7
Ý kiến khác:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Nếu không thì lý do là:
Mất quá nhiều thời gian so với hiệu quả thu được. 1
Những nội dung học tập vô bổ, không thực tế (không gần gũi kiến thức học
trên lớp, không đem lại điểm số,…) 1
Làm ảnh hưởng đến kết quả học tập. 2
Đề tài của dự án không hay và không hấp dẫn. 1
Ý kiến khác:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
6. Nếu tiếp tục sinh hoạt câu lạc bộ vật lý, em có thích được tham gia thực hiện
các dự án không?
Có 20 Không 2
IV. Về việc học tập môn vật lý và hoạt động ngoại khoá bộ môn vật lý:
4. Em đánh giá như thế nào về học tập môn vật lý ở trường hiện nay?
Vừa sức, hấp dẫn. 11
Hay, bổ ích cho cuộc sống hiện tại và các định hướng, dự định tương lai của em.
12
Quá khó và yêu cầu của giáo viên quá cao, vượt quá khả năng của em. 0
Nội dung học mang tính sách vở, chẳng có gắn bó gì với thực tế hiện nay. 6
Tẻ nhạt và chẳng bổ ích gì. 0
Ý kiến khác: Nội dung hay, bổ ích, nhiều liên hệ thực tế nhưng lượng kiến thức
nhiều nên dẫn đến cách dạy nhanh, khô cứng, gây khó tiếp thu và học sinh dễ bị
“đuối”
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
5. Em thích hoạt động học tập nào khi học vật lý?
Học lý thuyết, nghe giáo viên giảng bài. 4
Làm và sửa bài tập tính toán. 5
Trả lời các câu hỏi định tính, giải thích… 9
Xem giáo viên biểu diễn thí nghiệm. 14
Làm kiểm tra.1
Làm thí nghiệm thực hành trong phòng thí nghiệm. 17
Hoạt động theo nhóm để tự triển khai, tìm hiểu một yêu cầu, vấn đề vật lý. 10
Tham gia sinh hoạt ngoại khoá vật lý. 8
Ý kiến khác:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
6. Theo em, các hoạt động ngoại khoá môn vật lý trong trường phổ thông có
cần thiết không ?
Không cần thiết vì không hiệu quả. 1
Nếu có thì tốt nhưng không có cũng không sao. 7
Cần thiết. 14
Ý kiến khác:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Em tham gia sinh hoạt câu lạc bộ vật lý vì lý do gì?
Vì thích các hoạt động ngoại khoá. 12
Vì hy vọng sẽ học tốt hơn môn vật lý. 13
Vì các bạn đã tham gia giới thiệu có nhiều hoạt động vui, hay, bổ ích. 8
Vì hy vọng làm quen được nhiều bạn mới và có chỗ vui chơi. 3
Vì có thời gian trống không biết làm gì.0
Ý kiến khác:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
7. Theo em, hình thức hoạt động ngoại khoá vật lý nào dưới đây phù hợp và
hiệu quả ?
Sinh hoạt chuyên đề định kỳ theo các chủ đề. 10
Tổ chức thi đố vui, tìm hiểu về vật lý. 5
Tham quan, dã ngoại. 4
Thi thiết kế thí nghiệm, thiết bị ứng dụng kiến thức vật lý. 19
Tổ chức hoạt động thường xuyên dưới dạng câu lạc bộ vật lý cho những HS
yêu thích vật lý. 2
Xuất bản tạp chí, duy trì bản tin vật lý do HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của
GV bộ môn. 2
Ý kiến khác:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
8. Theo em, nguyên nhân nào làm cho các hoạt động ngoại khoá vật lý chưa
được đông đảo các bạn học sinh tham gia?
Do chương trình nặng, thời gian học kín, HS không thể tham gia. 21
Do các hoạt động còn tẻ nhạt, kém hấp dẫn. 6
Do tham gia ngoại khoá chẳng bổ ích gì với việc học tập vật lý. 0
Do giáo viên bộ môn chưa khuyến khích học sinh tham gia hoạt động ngoại
khoá. 2
Do phụ huynh không ủng hộ. 2
Ý kiến khác: Do chương trình đòi hỏi nhiều cố gắng , HS chưa mạnh dạn tham gia
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
9. Theo em, biện pháp nào có thể tăng hiệu quả của hoạt động ngoại khoá vật
lý ?
Cần có những hoạt động ngoại khoá hấp dẫn, lôi cuốn. 16
Cần có sự phối hợp giữa học chính khoá và hoạt động ngoại khoá (kiến thức,
điểm số…) 13
Cần sự quan tâm đầu tư, khuyến khích của giáo viên, nhà trường, và phụ
huynh. 11
Cần có người phụ trách nhiệt tình, tổ chức tốt. 4
Ý kiến khác:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC GIÚP ĐỠ CỦA EM!
PHỤ LỤC 6: SƠ ĐỒ KWL
Điều đã biết Điều muốn biết Điều đã học được
PHỤ LỤC 8: DANH SÁCH THÀNH VIÊN CÂU LẠC BỘ VẬT LÝ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN DU
STT Họ và tên Số điện
Thoại
Giới tính Ngày tháng
năm sinh
Nhóm Lớp Ghi chú
1 Phan Ngọc Khiêm 3637551 Nam 18/8/1993 1 10CL
2 Bùi Tứ 240443 Nam 25/3/1993 1 10CL Nhóm trưởng
3 Trịnh Phước Toàn 3863405 Nam 26/8/1993 1 10CL
4 Hồ Chí Thiện Nam 1 10CL
5 Kiều Quang Lộc Nam 1 10CL
6 Nguyễn Thị Vân Anh 3875175 Nữ 20/2/1993 2 10CL Chủ Tịch
7 Lê Phan Hữu Mỹ 0168
2259256
Nam 26/8/1993 2 10CL Phó Chủ Tịch
8 Phí Thị Bích Phương 0169
9360302
Nữ 2/1/1993 2 10CL Phó Chủ Tịch
9 Phạm Quang Thiện 3956386 Nam 1/10/1993 2 10CL
10 Võ Ngọc Bảo Trung 3954940 Nam 10/6/1993 2 10CL Nhóm trưởng
11 Trần Phương Trinh Nữ 8/3/1993 2 10CL
12 Nguyễn Thị Ngọc Quý Nữ 2 10VS
13 Trần Đình Duy 3810385 Nam 16/6/1993 3 10CL Nhóm trưởng
14 Lê Hoàng Ánh Tuyết Nữ 3 10CH
15 Ngô Nguyễn Anh Khoa Nam 3 10CL
16 Nguyễn Thị Trúc Vy 3957671 Nữ 19/10/1993 3 10TT
17 Trần Thị Vi Thảo Nữ 3 10A2
18 Chu Văn Dũng Nam 3 10TT
19 Hồ Ngọc Thuỷ Nam 3 10TT
20 Phạm Việt Linh 3950119 Nữ 30/9/1993 3 10CL
21 Đoàn Thị Hồng Linh 3813422 Nữ 30/1/1993 4 10A2
22 Nguyễn Thị Quỳnh Mai 3856215 Nữ 22/2/1993 4 10A2
23 Nguyễn Thuỳ Linh Nữ 4 10A2
24 Ngô Văn Quý 3813874 Nam 4/10/1993 4 10CL
25 Đào Thị Thuỳ Huyên Nữ 4 10A2
26 Lê Ngọc Khánh 3817063 Nam 29/11/1993 5 10CL
27 Đặng Quang Thông 3856756 Nam 24/10/1993 5 10CT
28 Dương Hiển Huy 3862484 Nam 3/9/1993 5 10CT Phó Chủ Tịch
29 Hồ Quý Hưng Nam 5 10VS
30 Phạm Minh Nhật 0122
3459725
Nam 16/4/1993 6 10CT
31 Nguyễn Hoàng Thơ Nam 9/4/1993 6 10CT
32 Hoàng Minh Phú Nam 6/10/1993 6 10CT
33 Nguyễn Hùng Diệu Nam 6 10CT
34 Trần Công Minh Nam 6 10CT
Nhóm Giao thông Nhóm Giao thông
1 2
I.An toàn trước khi tham gia giao thông
1.Đội mũ bảo hiểm an toàn
- Kiểm tra chất lượng mũ trước khi sử dụng.Khi đi mua
mũ phải chọn những nơi bán mũ bảo hiểm uy tín, tuyệt đối
không mua ở ven lề đường hay không rõ xuất xứ phải chọn
mũ vừa vặn với khuôn đầu của chính mình.
- Khi đội mũ bảo hiểm phải khóa dây an toàn.
2.Kiểm tra xe an toàn
- Thường xuyên kiểm tra áp suất lốp để đảm bảo an toàn trong khi lái xe. Lưu ý là
áp suất cho lốp trước và sau thường không giống
nhau. Nếu áp suất lốp thấp, cần bơm cho đến
khi nó đạt mức cần thiết. Nếu lốp quá căng, có thể
đơn giản xả bớt bằng cách ấn ti ở trên van hơi.
- Kiểm tra độ mòn của gai lốp bằng dụng cụ
hoặc quan sát với mắt thường. Nếu áp suất ở
mức tiêu chuẩn, gai lốp chưa mòn quá thì cũng
chưa đồng nghĩa với việc bạn có thể an tâm khởi
hành cho một chuyến đi dài. Một mẩu kim loại,
mảnh kính vỡ hay bất kỳ vật thể sắc nhọn nào cũng có thể găm rất lâu trên lốp xe
trước khi gây ra những vết rách lớn.
- Hệ thống làm mát : Không đủ nước làm mát sẽ làm động cơ nhanh nóng và
dẫn đến những tổn hại nghiêm trọng. Kiểm tra bình nước phụ và châm thêm nước
làm mát nếu không đạt yêu cầu. Cũng như khi kiểm tra mức dầu, đỗ xe chỗ bằng
phẳng, chờ động cơ nguội và kiểm tra xem liệu nước trong bình có đạt mức cực đại
hay không.
- Dầu : Cần kiểm tra mức dầu động cơ ít nhất một lần mỗi tháng. Dầu có tác
dụng bảo vệ và kéo dài tuổi thọ động cơ. Vì vậy, khi có thể, đậu xe ở chỗ bằng phẳng
và kiểm tra mức dầu khi động cơ nguội. Tìm trong sách hướng dẫn để biết được que
thăm dầu nằm ở đâu (thông thường móc que được làm bằng nhựa vàng hoặc đỏ dễ
gây chú ý). Để kiểm tra, rút que thăm dầu ra lau sạch, sau đó cắm trở lại và rút lên
lần nữa. Nếu thấy có một lớp dầu mỏng bám ở khoảng giữa khấc đánh dấu mức thấp
nhất và cao nhất (min và max)
- Nên đem xe đi bảo dưỡng ít nhất 1 năm 1 lần.
3. Chuẩn bị tinh thần thoải mái trước khi tham gia giao thông
- Giữ bình tĩnh và biết cách kiềm chế cơn giận sau tay lái có thể giúp tránh
được các vụ va chạm và những pha đối đầu khó chịu với các tay xế khác. Hiệp hội ô
tô Canada (CAA) đã đưa ra những lời khuyên để giúp mọi người lái xe an toàn trên
đường phố.
CAA đưa ra một danh sách những gì cần làm để đảm bảo an toàn khi lái xe:
- Khi bạn lái xe hoà vào dòng xe cộ, phải đảm bảo rằng bạn có nhiều không
gian. Luôn ra hiệu cho người ta biết trước về những ý
định của mình. Nếu ai đó cắt đường bạn thì hãy lái chậm lại
và cho họ không gian để đi vào đường của mình.
- Nếu đang đi và có ai đó muốn vượt, hãy tránh sang
một bên và để họ qua. Bạn có thể giữ nguyên đường và
không cho người ta vượt, nhưng như thế sẽ đẩy mình vào
tình thế nguy hiểm vì làm cho người đằng sau tức giận.
- Luôn để một khoảng trống vừa đủ giữa xe bạn và
xe người khác. Người ta có thể bực tức nếu bạn bám theo
quá sát. Còn nếu bạn cảm thấy bị bám quá gần thì ra hiệu và tạt qua một bên để cho
người ta vượt.
- Hạn chế sử dụng còi đến mức có thể.
- Luôn giữ tay trên vô-lăng và không làm những cử chỉ chọc tức người
khác. Nó cũng bao gồm những biểu hiện tưởng vô hại như lắc đầu.
- Nếu người khác đ ang nổi nóng, không
nhìn vào mắt người ta.
- Dành cho những kẻ nổi giận nhiều khoảng
trống. Nếu người ta muốn đánh nhau, hãy tạo
khoảng cách nhiều có thể. Và nhớ rằng sẽ không thể xảy
ra ẩu đả nếu một người không sẵn sàng tham gia.
- Tìm sự giúp đỡ nếu một tay xế khùng
khác bám theo và muốn gây chiến. Nếu có điện thoại di
động, gọi cảnh sát. Nếu không thì lái vào nơi đông
người, như trung tâm mua bán, đồn cảnh sát hoặc bệnh viện. Đừng chui ra khỏi xe.
Đừng về nhà.
- Nếu bạn cho rằng mình không thể điều hoà được cơn giận của mình sau
tay lái thì hãy tham gia một khoá học về việc giảm stress và xử lý tính khí của mình.
-Trước khi lên xe xuất hành, không nên gây sự với ai hoặc đừng để ai gây
sự với mình. Hãy tự kiềm chế giữ cho tâm lý bạn thoải mái, thanh thản lúc lái xe.
- Trước khi ra khỏi "tổ ấm" đến công sở làm việc mà có được lời nói âu
yếm của vợ hoặc nụ hôn của đứa con nhỏ "bai, bai" sẽ giúp ích cho tay lái an toàn
của bạn.
II. An toàn trong khi tham gia giao thông
Nhóm Giao thông Nhóm Giao thông
2 2
1. Chấp hành luật giao thông
Quy định về tốc độ xe và việc thực hiện tốc độ trên đường
Người lái xe phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép đến mức không
nguy hiểm (có thể dừng lại một cách an toàn) khi có một trong các trường hợp sau
đây:
1. Có biển cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường.
2. Khi chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế.
3. Qua nơi đường bộ giao nhau; nơi đường bộ giao cắt đường sắt; nơi
đường vòng, đường có địa hình quanh co, đèo dốc; đoạn đường có mặt đường không
êm thuận.
4. Qua cầu, cống hẹp; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc.
5. Qua khu vực có trường học vào giờ tan học, khu vực đang thi công...
6. Nơi có súc vật đi trên đường hoặc ở gần đường không có rào chắn.
7. Khi tránh xe chạy ngược chiều hoặc khi cho xe sau vượt.
8. Đến gần bến xe buýt, điểm dừng đỗ xe có khách đang lên xuống.
9. Khi gặp đoàn xe ưu tiên; gặp xe quá khổ, quá tải; đoàn bộ hành.
10. Khi trời mưa; có sương mù; mặt đường trơn trượt, lầy lội.
2. Cần giữ trạng thái tâm lý ổn định khi điều khiển xe trên đường
Có không ít các bạn trẻ khi lái xe cơ giới thường cho rằng cách phòng tránh tai nạn
tốt nhất là không phóng nhanh bất chấp, không vượt ẩu, đi đúng làn đường, phần
đường, không chở quá tải, quá số người được phép chở,
đội mũ bảo hiểm khi môtô, xe gắn máy... Đúng! Nhưng
đó là nguyên nhân trực tiếp gây ra TNGT.
Các chuyên gia ATGT còn khuyến cáo các bạn lưu ý và
khắc phục loại nguyên nhân gián tiếp (nguyên nhân của
mọi nguyên nhân) dẫn đến các sự cố mất ATGT đối với
người lái xe ôtô và người điều khiển môtô, xe gắn
máy. Cụ thể có một lời khuyên, nhất là với các bạn
trẻ, cần quan tâm giữ cho tâm lý của mình luôn ở trạng
thái ổn định để tập trung tư tưởng lái xe và tỉnh táo
xử lý kịp thời mọi tình huống bất ngờ trên đường đi. Muốn vậy, xin lưu ý các bạn
một số điểm sau đây:
1. Khi ôtô đi trước, vì lý do nào đó chưa “ưng” cho ôtô của bạn vượt. Xin
bạn đừng bức xúc, nổi nóng mà vượt ẩu.
2. Đi môtô đang chạy nhanh lại nói chuyện "huyên thuyên" với bạn gái
ngồi sau. Thật nguy hiểm vì dễ làm bạn đãng trí quan sát trên đường.
3. Đang đi xe máy trên đường mà gặp cơn mưa sắp ập tới, mong bạn bình
tĩnh, kiềm chế tăng tốc độ.
4. Chắc bạn cũng "thừa hiểu" đang lái xe hoặc điều khiển xe máy mà uống
rượu, bia hay nói chuyện điện thoại di động thì liệu hậu quả có thể xảy ra thế nào?
mong bạn đừng như vậy.
3. Cách khắc phục khi đi trên đường ngập nước
Một số lưu ý khi lái xe trời mưa Xe mất kiểm soát khi đi trong mưa do đường trơn
trượt và nhiều vũng lầy là một trong những nguyên nhân dễ xảy ra tai nạn và có một
số cách khắc phục
đơn giản người sử
dụng xe nên biết. Để
tránh rủi ro, bạn nên
lái chậm và cẩn thận,
đặc biệt khi đi qua
đường cua, hệ thống
phanh và tay lái luôn
sẵn sàng ứng phó.
Đặc biệt, khi bạn
muốn dừng xe
hoặc giảm tốc độ, tránh đạp mạnh phanh hay xe đánh lái gấp rất dễ gây nguy hiểm,
luôn luôn giữ một lực vừa phải trên bàn đạp phanh để xe giảm tốc từ từ. Một điều
xin lưu ý, nếu xe không có hệ thống phanh chống bó cứng ABS thì không nên đạp
phanh quá đột ngột, còn nếu có, hãy đạp phanh ngay và giữ thật chắc.
Đi xe trong trời mưa nên giảm tốc độ vì đường ướt, độ ma sát lốp kém hơn, đồng
thời nếu chạy với tốc độ vừa phải bạn sẽ dễ dàng phát hiện và tránh vật cản kịp thời
và nên tránh xa các vũng nước sâu hoặc vũng bùn, đặc biệt là khi bạn không biết độ
sâu bao nhiêu.
- Để tránh tình trạng mất lái khi xe chạy tốc độ cao qua vũng nước hoặc
trượt trong vũng lầy:
Tình trạng này xảy ra do lốp xe tiếp cận với bề mặt nước với tốc độ cao tạo áp suất
đẩy mạnh lên khiến lốp không tiếp xúc được với mặt đường vì đã có một lớp “đệm
nước” xen giữa lốp và đường đi khiến xe mất khả năng điều khiển, nhất là khi lốp bị
mòn nhiều. Và nên tránh những vũng nước tưởng như vô hại trên đường cao tốc; sẽ
là vấn đề lớn nếu xe đang đi với tốc độ cao
Tóm lại, để bảo vệ chính mình khi đi trong thời tiết xấu
bạn nên quan sát kỹ và giảm tốc độ có thể tránh được những
rủi ro không đáng có.
Nhóm Giao thông Nhóm Giao thông
3 2
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7523.pdf