Vận dụng đa phương tiện trong tổ chức hoạt động dạy học chương `Từ trường` Vật lý 11 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH ___________________ Phan Thị Ngọc Lan LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH ___________________ Phan Thị Ngọc Lan Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp giảng dạy vật lý Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TSKH. LÊ VĂN HOÀNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI

pdf229 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1810 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng đa phương tiện trong tổ chức hoạt động dạy học chương `Từ trường` Vật lý 11 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ NGỌC LAN VẬN DỤNG ĐA PHƯƠNG TIỆN TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHƯƠNG “TỪ TRƯỜNG” VẬT LÝ 11 NÂNG CAO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp giảng dạy vật lý Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TSKH.LÊ VĂN HOÀNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ NGỌC LAN VẬN DỤNG ĐA PHƯƠNG TIỆN TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHƯƠNG “TỪ TRƯỜNG” VẬT LÝ 11 NÂNG CAO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp giảng dạy vật lý Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, việc dạy học không những trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết được chọn lọc, được biên soạn từ hệ thống kiến thức khoa học vật lý giúp học sinh hiểu được những hiện tượng cơ bản, phổ biến của tự nhiên, kĩ thuật và đời sống xung quanh trong thời gian học tập có giới hạn, mà còn hướng tới sự phát triển tư duy khoa học ở học sinh, xây dựng cho học sinh cái nhìn đúng đắn về sự phát triển của khoa học vật lý, giúp họ chuẩn bị đầy đủ và tốt nhất khả năng hoạt động độc lập, chủ động và sáng tạo trước các vấn đề khoa học hay cuộc sống đặt ra. Mặt khác, Công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông đang phát triển như vũ bão, các phương tiện hiện đại, môi trường đa phương tiện (multimedia) hỗ trợ dạy và học ngày càng trở thành phổ biến, mạng Internet là một phương tiện nối kết toàn cầu trong nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục, đã làm thay đổi mạnh về tư duy giáo dục và đào tạo, làm thúc đẩy nhanh việc đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường, giúp cho giáo viên thực hiện các phương pháp dạy học tích cực “lấy học sinh làm trung tâm” có hiệu quả hơn, nhiều hình thức dạy học mới xuất hiện mà trước đây chưa có. CNTT cũng góp phần đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách toàn diện, tích cực và có hiệu quả hơn. Với sự bùng nổ thông tin, ngày càng có nhiều phần mềm phục vụ việc dạy và học, rõ ràng không thể không đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), không thể dạy học theo lối cũ được. Chỉ thị số: 55/2008/CT- BGDĐT đã nêu rõ việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008- 2012, cụ thể ở điều 4 của chỉ thị: “Đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu 1 quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại. Cụ thể là: - Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án trên máy tính. Khuyến khích giáo viên, giảng viên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy qua website của các cơ sở giáo dục và qua Diễn đàn giáo dục trên Website Bộ. - Triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử (e-Learning). Tổ chức cho giáo viên, giảng viên soạn bài giảng điện tử e-Learning trực tuyến; tổ chức các khoá học trên mạng, tăng tính mềm dẻo trong việc lựa chọn cơ hội học tập cho người học. - Xây dựng trên Website Bộ các cơ sở dữ liệu và thư viện học liệu điện tử (gồm giáo trình và sách giáo khoa điện tử, đề thi trắc nghiệm, phần mềm thí nghiệm ảo, học liệu đa phương tiện, bài giảng, bài trình chiếu, giáo án của giáo viên, giảng viên). Tổ chức “sân chơi” trí tuệ trực tuyến miễn phí của một số môn học. - Việc hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy bằng ứng dụng CNTT phải được thực hiện một cách hợp lý, tránh lạm dụng, tránh bệnh hình thức chỉ ứng dụng CNTT tại một số giờ giảng trong cuộc thi, trong khi không áp dụng trong thực tế hàng ngày” Multimedia - phương tiện đa truyền thông, một phương pháp giới thiệu thông tin bằng máy tính, sử dụng nhiều phương tiện truyền tải thông tin như văn bản, đồ họa và âm thanh… và đặc biệt là gây ấn tượng bằng sự tương tác giữa nhiều phương tiện cùng lúc. Ước mơ của người dạy với chiếc Laptop (máy tính xách tay), một chiếc máy chiếu Projector trên bục giảng không còn là chuyện “ghê gớm” như ngày nào. Tất cả là điều kiện vừa cần, vừa đủ và đơn giản để người dạy có thể truyền đạt cho người học bằng con đường nhanh và hiệu quả. Với tầm nhìn của các nhà lãnh đạo và từ thực tế thời gian gần đây, cơ 2 sở vật chất, trang thiết bị đã được trang bị thì đó là điều kiện tốt nhất để người giáo viên có thể vươn mình cùng với tầm cao của công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học một cách nhanh chóng, hiệu quả, đúng với xu hướng đổi mới trong giáo dục. Như trung tâm nghiên cứu kỹ thuật máy tính của Mỹ vào năm 1993 đã báo cáo: con người giữ lại 20% những gì họ thấy, và 30% những gì họ nghe. Nhưng họ nhớ 50% những gì họ thấy và 80% những gì họ nghe nếu họ thấy và nghe những điều đó một cách đồng thời. Công nghệ multimedia với Internet, với đĩa CD, và đặc biệt là e-Learning (học qua mạng) đang làm thay đổi cách thức dạy và học. Từ chỗ thầy dạy suông, trò học thụ động theo kiểu chép lấy chép để bài giảng trên lớp, công việc dạy và học đã thay đổi với phương châm mới:  Học tập mềm dẻo suốt đời thay cho học để thi cử trong một đoạn cuộc đời.  Học để nâng cao chất lượng cuộc sống, để nâng cao trí tuệ hơn là vì học để thi cử lấy bằng cấp.  Tích cực hoá quá trình dạy và học qua các việc làm cụ thể của giáo viên thay vì lí luận nhiều.Tính tích cực hoá trong quá trình học tập sẽ làm cho quá trình học hứng thú, hưng phấn hơn, hiệu quả hơn, hiểu bài nhanh hơn, nhớ bài lâu hơn, khi sử dụng các loại phương tiện nghe và nhìn trong multimedia, tạo ra các tình huống học tập khác nhau, tạo ra các nguồn tài nguyên phong phú trên mạng. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài: “Vận dụng đa phương tiện trong tổ chức hoạt động dạy học chương “Từ trường” vật lý 11 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đưa ra được một mô hình dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh: Mô hình ứng dụng đa phương tiện cho giờ trên lớp và ở nhà. Bước đầu áp dụng vào thực tiễn để chứng minh rằng có thể nâng cao chất lượng học tập của học sinh. 3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 3 Với việc ứng dụng đa phương tiện cho giờ trên lớp và ở nhà có thể mang lại hiệu quả cao hơn so với cách dạy truyền thống. 4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Khách thế nghiên cứu: Học sinh lớp 11 THPT ban khoa học tự nhiên trong quá trình học tập chương “ Từ trường” Đối tượng nghiên cứu: Quá trình dạy học chương “Từ trường” lớp 11 nâng cao với mô hình ứng dụng đa phương tiện cho giờ trên lớp và ở nhà. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Thiết kế quá trình dạy học chương: “Từ trường” lớp 11 nâng cao với mô hình ứng dụng đa phương tiện cho giờ trên lớp và ở nhà. Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau: - Lựa chọn và nghiên cứu ngôn ngữ lập trình thích hợp cho mô hình dạy mới: Ngôn ngữ Moodle. - Tìm hiểu và phân tích cách dạy truyền thống Phân tích ưu khuyết điểm của cách dạy truyền thống. Và nêu ý tưởng cho bài giảng ôn tập, nâng cao. Chỉ ra ưu thế của đa phương tiện trong việc thực hiện bài giảng. - Xây dựng các bài học nội dung chương: “ Từ trường” và khóa học trực tuyến chương “Từ Trường” thể hiện trên lớp học vật lý tại trang web: 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện được nhiệm vụ trên, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận. Chúng tôi sử dụng phương pháp này cho việc:  Nghiên cứu tài liệu về giáo dục học và phương pháp giảng dạy vật lí. 4 5  Nghiên cứu cơ sở lý luận của mô hình dạy – tự học và một số biện pháp bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh.  Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, cụ thể là các tài liệu về bài giảng điện tử, thiết kế website,một số phần mềm hỗ trợ cho thiết kế bài giảng,phần mềm trắc nghiệm Hot Potatoes,…  Nghiên cứu chương trình, nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu liên quan đến chương “Từ trường” - Vật lí nâng cao nhằm xác định nội dung, cấu trúc loogic của các kiến thức mà học sinh cần nắm vững. 7.2 Phương pháp phỏng vấn. Phương pháp này được dùng: Phỏng vấn trực tiếp các giáo viên về các vấn đề liên quan đến đề tài nhằm kiểm tra giả thuyết, góp ý về bài giảng ở lớp và bài giảng ở nhà, cách thức tiến hành giảng dạy, phương pháp giảng dạy… 7.3 Phương pháp điều tra, khảo sát. Tìm hiểu thực tế dạy học chương “ Từ trường” lớp 11 THPT thông qua dự giờ, trao đổi với giáo viên, sử dụng phiếu điều tra ở một số trường THPT trong phạm vi Tỉnh Tây Ninh, phân tích kết quả và sơ bộ đề xuất nguyên nhân của những khó khăn, sai lầm và hướng khắc phục. 7.4 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. Chúng tôi sử dụng phương pháp này:  Tổ chức thực nghiệm sư phạm, tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT thuộc tỉnh Tây Ninh, có đối chứng để đánh giá hiệu quả công việc.  Xử lí số liệu và phân tích kết quả các bài kiểm tra trắc nghiệm, kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.  Đế xuất những nhận xét sau thực nghiệm sư phạm, đánh giá tính khả thi của tiến trình. Phân tích những ưu, nhược điểm và điều chỉnh lại cho phù hợp nếu cần thiết. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người và các đơn vị cơ quan. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu (BGH), Phòng Khoa học Công nghệ và Sau Đại học, Khoa Vật lý Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã tạo một môi trường học tập, nghiên cứu cho các học viên Cao học khóa 17 chúng tôi. Tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TSKH. Lê Văn Hoàng người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Mạnh Hùng đã tận tình nhận xét, chỉnh sửa giúp chúng tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo tại trường THPT Tây Ninh, Tỉnh Tây Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người thân yêu, bạn hữu đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian học tập vừa qua. Với lòng tri ân, tôi xin chúc mọi người luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công. TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2008 PHAN THỊ NGỌC LAN MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ đồ thị MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................8 1.1. Khái niệm về Multimedia.....................................................................................8 1.2. Hoàn cảnh sử dụng Multimedia ...........................................................................9 1.2.1 Ứng dụng của đa phương tiện ......................................................................9 1.2.2. Multimedia dạy học ...................................................................................10 1.3 Tổng quan về quá trình phát triển của Multimedia.............................................13 1.4. Công nghệ hỗ trợ cho đa phương tiện................................................................14 1.4.1 Thiết bị........................................................................................................14 1.4.2. Tạo hình.....................................................................................................15 1.4.3 Phần mềm ...................................................................................................15 1.4.4. E-Learning .................................................................................................16 1.4.5. Moodle – phần mềm thiết kế E-Learning.................................................26 1.5 Những biện pháp cơ bản nhằm ứng dụng đa phương tiện vào dạy học..............30 1.5.1. Thiết kế bài giảng trên lớp ........................................................................30 1.5.2. Xây dựng một khóa học trực tuyến tại website ...................................................................... 36 1.6. Kết luận chương 1 ..............................................................................................43 Chương 2: SOẠN THẢO TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG “TỪ TRƯỜNG” ...............................................................................45 2.1. Phân tích kiến cấu trúc, nội dung chương “Từ trường”.....................................45 2.2. Tìm hiểu thực tế dạy học chương “Từ Trường” ở trường THPT ......................47 2.2.1. Nội dung tìm hiểu ......................................................................................47 2.2.2. Phương pháp tìm hiểu................................................................................47 2.2.3. Kết quả điều tra tìm hiểu ...........................................................................47 2.3. Xây dựng tiến trình dạy học các bài của chương “Từ trường”..........................55 2.3.1. Bài: Từ trường ...........................................................................................58 2.3.2. Bài: Phương và chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện .........................67 2.3.3. Bài: Cảm ứng từ. Định luật Ampe.............................................................71 2.3.4. Bài: Từ trường của một số dòng điện có dạng đơn giản. ..........................76 2.3.5. Bài: Tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song. Định nghĩa đơn vị Ampe .....................................................................................................82 2.3.6. Bài: Lực Lo-ren-xơ....................................................................................85 2.3.7. Bài: Khung dây có dòng điện đặt trong từ trường.....................................91 2.3.8. Bài: Sự từ hóa các chất. Sắt từ ..................................................................95 2.3.9. Bài: Từ trường Trái đất .............................................................................97 2.4. Kết luận chương 2 ...........................................................................................100 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................................101 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ...........................................101 3.2. Đối tượng và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ..........................................101 3.2.1. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm.......................................................101 3.2.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm..............................................................101 3.3. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm .....................................102 3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm .........................................................................103 3.4.1. Nhận xét quá trình học tập của lớp thực nghiệm ....................................103 3.4.2. Đánh giá kết quả học tập của học sinh: ...................................................104 3.5. Kết luận chương 3 ............................................................................................111 KẾT LUẬN ............................................................................................................113 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................116 PHỤ LỤC ...............................................................................................................121 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SGK : sách giáo khoa GV : giáo viên HS : học sinh TLCH : trả lời câu hỏi TH : tình huống THPT : Trung học phổ thông TNSP : thực nghiệm sư phạm KT : kiểm tra CNTT : Công nghệ thông tin BGĐT : Bài giảng điện tử PPDH : Phương pháp dạy học DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 : Bảng phân phối tần số điểm Xi của các bài kiểm tra củng cố kiến thức ............................................................................................105 Bảng 3.2 : Bảng phân phối tần suất của các bài kiểm tra củng cố kiến thức....................................................................................................105 Bảng 3.3 : Bảng phân phối tần suất lũy tích của các bài kiểm tra củng cố kiến thức. ...........................................................................................106 Bảng 3.4 : Các thông số thống kê của các bài kiểm tra củng cố kiến thức. .......106 Bảng 3.5 : Bảng phân phối tần số điểm Xi của các bài kiểm tra cuối chương. ..............................................................................................107 Bảng 3.6 : Bảng phân phối tần suất của các bài kiểm tra cuối chương. .............108 Bảng 3.7 : Bảng phân phối tần suất lũy tích của các bài kiểm tra cuối chương...............................................................................................109 Bảng 3.8 : Các thông số thống kê của các bài kiểm tra cuối chương. ................110 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 : Biểu đồ phân phối tần số điểm Xi của các bài kiểm tra củng cố kiếm thức. ...................................................................................105 Biểu đồ 3.2 : Biểu đồ phân phối tần suất của bài kiểm tra củng cố kiến thức......105 Biểu đồ 3.3 : Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích của các bài kiểm tra củng cố kiến thức .....................................................................................106 Biểu đồ 3.4 : Biểu đồ phân phối tần số điểm Xi của các bài kiểm tra cuối chương.....................................................................................107 Biểu đồ 3.5 : Biểu đồ phân phối tần suất của bài kiểm tra cuối chương. .............108 Biểu đồ 3.6 : Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích của các bài kiểm tra cuối chương.....................................................................................109 DANH MỤC CÁC HÌNH VỄ Hình 1.1 : Mô hình kết hợp E-learning và hình thức dạy học truyền thống ......25 Hình 1.2 : Tạo một tài khoản ............................................................................28 Hình 1.3 : Điền thông tin tạo tài khoảng........................................................... 29 Hình 1.4 : Cấp một tài khoản ...........................................................................29 Hình 1.5 : Bật chế độ chỉnh sửa ........................................................................37 Hình 1.6 : Nội dung khóa học ...........................................................................37 Hình 1.7 : Chủ đề 1 ...........................................................................................38 Hình 1.8 : Soạn thảo một trang web ..................................................................38 Hình 1.9 : Hệ thống hóa bài học .......................................................................39 Hinh 1.10 : Hệ thống câu hỏi chuẩn bị cho bài học ............................................39 Hình 1.11 : Nội dung từng bài học ......................................................................40 Hình 1.12 : Các thí nghiệm ảo, hình ảnh, đoạn phim .........................................40 Hình 1.13 : Link tới một file hoặc một web site .................................................41 Hình 1.14 : Vật lý và đời sống ...........................................................................41 Hình 1.15 : Bài tập tự luận ..................................................................................41 Hình 1.16 : Chọn hoặc tải một file lên ................................................................42 Hình 1.17 : Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm ...................................................42 Hình 2.1 : Giới thiệu trang web 56 Hình 2.2 : Tạo một tài khoản cho cá nhân .................................................................. 56 Hình 2.3 : Đăng nhập .................................................................................................. 57 Hình 2.4 : Đường dẫn vào lớp học 11 chương 4 từ trường......................................... 57 Hình 2.5 : Khóa học lớp 11 chương 4: Từ trường .............................................57 Hình 2.6 : Trang chính khóa học........................................................................58 Hình 2.7 : Nội dung khóa học ............................................................................58 Hình 2.8 : Hình ảnh các nam châm ....................................................................61 Hình 2.9 : Ơcxtet và dòng điện tương tác nam châm........................................61 Hình 2.10 : Tương tác giứa dòng điện và dòng điện............................................62 Hình 2.11 : Nam châm thử nằm cân bằng quanh nam châm thẳng .....................64 Hình 2.12 : Định hướng nam châm thử quanh nam châm thẳng .........................64 Hình 2.13 : Đường sức nam châm thẳng..............................................................65 Hình 2.14 : Đường sức nam châm hình chữ U ....................................................66 Hình 2.15 : Lực từ tác dụng lên dòng điện thẳng.................................................69 Hình 2.16 : Quy tắc bàn tay trái ...........................................................................70 Hình 2.17 : Vận dụng quy tắc bàn tay trái 1 .......................................................70 Hình 2.18 : Vận dụng quy tắc bàn tay trái 2 ........................................................70 Hình 2.19 : Khảo sát vectơ cảm ứng từ................................................................73 Hình 2.20 : Thí nghiệm 1 .....................................................................................73 Hình 2.21 : Thí nghiệm 2 .....................................................................................74 Hình 2.22 : Thí nghiệm 3 .....................................................................................74 Hình 2.23 : Đoạn phim khảo sát từ trường dòng điện thẳng................................78 Hình 2.24 : Xác định chiều đường sức từ dòng điện thẳng..................................78 Hình 2.25 : Quy tắc nắm tay phải ........................................................................79 Hình 2.26 : Áp dụng quy tắc nắm tay phải ..........................................................79 Hình 2.27 : Từ trường dòng điện tròn .................................................................80 Hình 2.28 : Từ trường dòng điện trong ống dây ..................................................80 Hình 2.29 : Đường sức từ của từ trường dòng điện trong ống dây......................81 Hình 2.30 : Tương tác giữa hai dòng điện song song ..........................................84 Hình 2.31 : Lực tương tác giữa hai dòng điện song song ....................................84 Hình 2.32 : Hiện tượng cực quang 1 ....................................................................87 Hình 2.33 : Hiện tượng cực quang 2 ....................................................................88 Hình 2.34 : Từ trường tác dụng lên hạt mang điện ..............................................88 Hình 2.35 : Lực Lo-ren-xơ và quy tắc bàn tay trái ..............................................89 Hình 2.36 : Vận dụng lực Lo-ren-xơ và quy tắc bàn tay trái ...............................90 Hình 2.37 : Động cơ điện 1 chiều đơn giản .........................................................93 Hình 2.38 : Lực từ tác dụng lên khung dây..........................................................94 Hình 2.39 : Khảo sát sự từ hóa của sắt và thép ....................................................96 Hình 2.40 : Từ trường trái đất ..............................................................................99  Bảng 3.5: Bảng phân phối tần số điểm Xi của các bài kiểm tra cuối chương SỐ HS ĐẠT ĐIỂM Xi Nhóm SỐ BÀI KT 2.0 2.4 2..8 3..2 3.6 4.0 4.4 4.8 5.2 5.6 6.0 6.4 68 72 7.6 8.0 8.4 8.8 9.2 9.6 10 Đối chứng 9 0 1 2 3 3 0 2 5 6 6 9 5 9 0 5 4 7 6 3 3 1 0 1 Thực nghiệm 8 8 1 0 2 1 6 8 5 2 2 4 1 9 4 4 2 4 3 1 1 1 0 2 4 6 8 10 12 14 S ố H S đ ạ t đ i ể m X i 2.0 2.4 2..8 3..2 3.6 4.0 4.4 4.8 5.2 5.6 6.0 6.4 6.8 7.2 7.6 8.0 8.4 8.8 9.2 9.6 10 Điểm số Xi Đối chứng Thực nghiệm Biểu đồ 3.4: Biểu đồ phân phối tần số điểm Xi của bài kiểm tra cuối chương 107  Bảng 3.6 Bảng phân phối tần suất của các bài kiểm tra cuối chương SỐ % HS ĐẠT ĐIỂM Xi Nhóm SỐ BÀI KT 2.0 2.4 2..8 3..2 3.6 4.0 4.4 4.8 5.2 5.6 6.0 6.4 6.8 7.2 7.6 8.0 8.4 8.8 9.2 9.6 10 Đối chứng 90 1.11 2.22 3.33 3.33 0 2.22 5.56 6.67 6.67 10.0 5.56 10.0 11.11 5.56 4.44 7.78 6.67 3.33 3.33 1.11 0 Thực nghiệm 88 0 0 0 0 1.14 0 2.27 1.14 6.82 9.10 5.68 2.27 13.64 15.91 12.5 10.23 4.54 4.54 2.27 4.54 3.41 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 2 . 0 2 . . 8 3 . 6 4 . 4 5 . 2 6 . 0 6 . 8 7 . 6 8 . 4 9 . 2 1 0 . 0 Điểm số Xi S ố % H S đ ạ t đ i ể m s ố X i Đối chứng Thực nghiệm Biểu đồ 3.5: Biểu đồ phân phối tần suất của bài kiểm tra cuối chương 108 SỐ % HS ĐẠT ĐIỂM Xi TRỞ XUỐNG Nhóm SỐ BÀI KT 2.0 2.4 2..8 3..2 3.6 4.0 4.4 4.8 5.2 5.6 6.0 6.4 6.8 7.2 7.6 8.0 8.4 8.8 9.2 9.6 10 Đối chứng 90 1.11 3.33 6.66 9.99 9.99 12.21 17.77 24.44 31.11 41.11 46.67 56.67 67.78 73.34 77.78 85.56 92.23 95.56 98.89 100 100 Thực nghiệm 88 0 0 0 0 1.14 0 3.41 4.55 11.37 20.47 26.15 28.42 42.06 57.97 70.47 80.70 85.24 89.78 92.05 96.59 100 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 2 . 0 2 . . 8 3 . 6 4 . 4 5 . 2 6 . 0 6 . 8 7 . 6 8 . 4 9 . 2 1 0 . 0 Điểm số Xi T ỉ l ệ % H S đ ạ t đ i ể m X i t r ở x u ố n g Đối chứng Thực nghiệm Biểu đồ 3.6: Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích của bài kiểm tra cuối chương  Bảng 3.7: Bảng phân phối tần suất lũy tích của các bài kiểm tra cuối chương 109  Bảng 3.5: Bảng phân phối tần số điểm Xi của các bài kiểm tra cuối chương SỐ HS ĐẠT ĐIỂM Xi Nhóm SỐ BÀI KT 2.0 2.4 2..8 3..2 3.6 4.0 4.4 4.8 5.2 5.6 6.0 6.4 68 72 7.6 8.0 8.4 8.8 9.2 9.6 10 Đối chứng 9 0 1 2 3 3 0 2 5 6 6 9 5 9 10 5 4 7 6 3 3 1 0 Thực nghiệm 8 8 1 0 2 1 6 8 5 2 12 14 11 9 4 4 2 4 3 0 2 4 6 8 10 12 14 S ố H S đ ạ t đ i ể m X i 2.0 2.4 2..8 3..2 3.6 4.0 4.4 4.8 5.2 5.6 6.0 6.4 6.8 7.2 7.6 8.0 8.4 8.8 9.2 9.6 10 Điểm số Xi Đối chứng Thực nghiệm Biểu đồ 3.4: Biểu đồ phân phối tần số điểm Xi của bài kiểm tra cuối chương 103  Bảng 3.6 Bảng phân phối tần suất của các bài kiểm tra cuối chương SỐ % HS ĐẠT ĐIỂM Xi Nhóm SỐ BÀI KT 2.0 2.4 2..8 3..2 3.6 4.0 4.4 4.8 5.2 5.6 6.0 6.4 6.8 7.2 7.6 8.0 8.4 8.8 9.2 9.6 10 Đối chứng 90 1.11 2.22 3.33 3.33 0 2.22 5.56 6.67 6.67 10.0 5.56 10.0 11.1 1 5.56 4.44 7.78 6.67 3.33 3.33 1.11 0 Thực nghiệm 88 0 0 0 0 1.14 0 2.27 1.14 6.82 9.10 5.68 2.27 13.6 4 15.9 1 12.5 10.2 3 4.54 4.54 2.27 4.54 3.41 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 2 . 0 2 . . 8 3 . 6 4 . 4 5 . 2 6 . 0 6 . 8 7 . 6 8 . 4 9 . 2 1 0 . 0 Điểm số Xi S ố % H S đ ạ t đ i ể m s ố X i Đối chứng Thực nghiệm Biểu đồ 3.5: Biểu đồ phân phối tần suất của bài kiểm tra cuối chương 104 SỐ % HS ĐẠT ĐIỂM Xi TRỞ XUỐNG Nhóm SỐ BÀI KT 2.0 2.4 2..8 3..2 3.6 4.0 4.4 4.8 5.2 5.6 6.0 6.4 6.8 7.2 7.6 8.0 8.4 8.8 9.2 9.6 10 Đối chứng 90 1.11 3.33 6.66 9.99 9.99 12.2 1 17.7 7 24.4 4 31.1 1 41.1 1 46.6 7 56.6 7 67.7 8 73.3 4 77.7 8 85.5 6 92.2 3 95.5 6 98.8 9 100 100 Thực nghiệm 88 0 0 0 0 1.14 0 3.41 4.55 11.3 7 20.4 7 26.1 5 28.4 2 42.0 6 57.9 7 70.4 7 80.7 0 85.2 4 89.7 8 92.0 5 96.5 9 100 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 2 . 0 2 . . 8 3 . 6 4 . 4 5 . 2 6 . 0 6 . 8 7 . 6 8 . 4 9 . 2 1 0 . 0 Điểm số Xi T ỉ l ệ % H S đ ạ t đ i ể m X i t r ở x u ố n g Đối chứng Thực nghiệm Biểu đồ 3.6: Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích của bài kiểm tra cuối chương  Bảng 3.7: Bảng phân phối tần suất lũy tích của các bài kiểm tra cuối chương 105 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, việc dạy học không những trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết được chọn lọc, được biên soạn từ hệ thống kiến thức khoa học vật lý giúp học sinh hiểu được những hiện tượng cơ bản, phổ biến của tự nhiên, kĩ thuật và đời sống xung quanh trong thời gian học tập có giới hạn, mà còn hướng tới sự phát triển tư duy khoa học ở học sinh, xây dựng cho học sinh cái nhìn đúng đắn về sự phát triển của khoa học vật lý, giúp họ chuẩn bị đầy đủ và tốt nhất khả năng hoạt động độc lập, chủ động và sáng tạo trước các vấn đề khoa học hay cuộc sống đặt ra. Mặt khác, công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông đang phát triển như vũ bão, các phương tiện hiện đại, môi trường đa phương tiện (multimedia) hỗ trợ dạy và học ngày càng trở thành phổ biến, mạng Internet là một phương tiện nối kết toàn cầu trong nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục, đã làm thay đổi mạnh về tư duy giáo dục và đào tạo, làm thúc đẩy nhanh việc đổi m._.ới phương pháp dạy và học trong nhà trường, giúp cho giáo viên thực hiện các phương pháp dạy học tích cực “lấy học sinh làm trung tâm” có hiệu quả hơn, nhiều hình thức dạy học mới xuất hiện mà trước đây chưa có. CNTT cũng góp phần đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách toàn diện, tích cực và có hiệu quả hơn. Với sự bùng nổ thông tin, ngày càng có nhiều phần mềm phục vụ việc dạy và học, rõ ràng không thể không đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), không thể dạy học theo lối cũ được. Chỉ thị số: 55/2008/CT- BGDĐT đã nêu rõ việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012, cụ thể ở điều 4 của chỉ thị: “Đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội dung thông tin số 2 phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại. Cụ thể là: - Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án trên máy tính. Khuyến khích giáo viên, giảng viên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy qua website của các cơ sở giáo dục và qua Diễn đàn giáo dục trên Website Bộ. - Triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử (e-Learning). Tổ chức cho giáo viên, giảng viên soạn bài giảng điện tử e-Learning trực tuyến; tổ chức các khoá học trên mạng, tăng tính mềm dẻo trong việc lựa chọn cơ hội học tập cho người học. - Xây dựng trên Website Bộ các cơ sở dữ liệu và thư viện học liệu điện tử (gồm giáo trình và sách giáo khoa điện tử, đề thi trắc nghiệm, phần mềm thí nghiệm ảo, học liệu đa phương tiện, bài giảng, bài trình chiếu, giáo án của giáo viên, giảng viên). Tổ chức “sân chơi” trí tuệ trực tuyến miễn phí của một số môn học. - Việc hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy bằng ứng dụng CNTT phải được thực hiện một cách hợp lý, tránh lạm dụng, tránh bệnh hình thức chỉ ứng dụng CNTT tại một số giờ giảng trong cuộc thi, trong khi không áp dụng trong thực tế hàng ngày”. Multimedia - phương tiện đa truyền thông, một phương pháp giới thiệu thông tin bằng máy tính, sử dụng nhiều phương tiện truyền tải thông tin như văn bản, đồ họa và âm thanh… và đặc biệt là gây ấn tượng bằng sự tương tác giữa nhiều phương tiện cùng lúc. Ước mơ của người dạy với chiếc Laptop (máy tính xách tay), một chiếc máy chiếu (Projector) trên bục giảng không còn là chuyện “ghê gớm” như ngày nào. Tất cả là điều kiện vừa cần, vừa đủ và đơn giản để người dạy có thể truyền đạt cho người học bằng con đường nhanh và hiệu quả. Với tầm nhìn của các nhà lãnh đạo và từ thực tế thời gian gần đây, cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được trang bị thì đó là điều kiện tốt nhất để người giáo viên có thể vươn mình cùng với tầm cao của công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học một cách 3 nhanh chóng, hiệu quả, đúng với xu hướng đổi mới trong giáo dục. Như trung tâm nghiên cứu kỹ thuật máy tính của Mỹ vào năm 1993 đã báo cáo: con người giữ lại 20% những gì họ thấy, và 30% những gì họ nghe. Nhưng họ nhớ 50% những gì họ thấy và 80% những gì họ nghe nếu họ thấy và nghe những điều đó một cách đồng thời. Công nghệ multimedia với Internet, với đĩa CD, và đặc biệt là e-Learning (học qua mạng) đang làm thay đổi cách thức dạy và học. Từ chỗ thầy dạy suông, trò học thụ động theo kiểu chép lấy chép để bài giảng trên lớp, công việc dạy và học đã thay đổi với phương châm mới:  Học tập mềm dẻo suốt đời thay cho học để thi cử trong một đoạn cuộc đời.  Học để nâng cao chất lượng cuộc sống, để nâng cao trí tuệ hơn là vì học để thi cử lấy bằng cấp.  Tích cực hoá quá trình dạy và học qua các việc làm cụ thể của giáo viên thay vì lí luận nhiều.Tính tích cực hoá trong quá trình học tập sẽ làm cho quá trình học hứng thú, hưng phấn hơn, hiệu quả hơn, hiểu bài nhanh hơn, nhớ bài lâu hơn, khi sử dụng các loại phương tiện nghe và nhìn trong multimedia, tạo ra các tình huống học tập khác nhau, tạo ra các nguồn tài nguyên phong phú trên mạng. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài: “Vận dụng đa phương tiện trong tổ chức hoạt động dạy học chương “Từ trường” vật lý 11 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đưa ra được một hình thức dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh: hình thức ứng dụng đa phương tiện kết hợp chặt chẽ giờ dạy trên lớp và ôn tập ở nhà. Bước đầu áp dụng vào thực tiễn qua chương Từ trường vật lý 11 nâng cao để chứng minh tính khả thi của hình thức và khả năng nâng cao chất lượng học tập của học sinh. 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong những năm gần đây nhiều nhà giáo dục trong và ngoài nước đã hết sức quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học. Ở nước ta đã 4 có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài báo được đăng trên tạp chí giáo dục của nhiều tác giả như: Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Quang Lạc, Quách Tuấn Ngọc, Phạm Xuân Quế, Lê Công Triêm… đã ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học vật lý. Các luận án tiến sĩ cũng đề cập khá nhiều đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học như luận án của Nguyễn Xuân Thành “Xây dựng phần mềm phân tích video và tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học các quá trình cơ học biến đổi nhanh theo quan điểm của lí luận dạy học hiện đại”; của Vương Đình Thắng “Nghiên cứu sử dụng máy vi tính với Multimedia thông qua việc xây dựng và khai thác website dạy học môn vật lí lớp 6 ở trường Trung học cơ sở”; của Mai Văn Trinh với “Nâng cao hiệu quả dạy học vật lí trong nhà trường phổ thông trung học thông qua việc sử dụng máy vi tính và các phương tiện dạy học hiện đại” đã sử dụng ngôn ngữ lập trình như Turbo Pascal, Visual Basic, Pakma, Power Point để xây dựng một số phần mềm dạy học vật lí. Những phần mềm này nhằm mục đích mô phỏng, minh họa các hiện tượng, quá trình vật lí để hỗ trợ giáo viên giảng dạy phần Quang hình và Động học. Đồng thời tác giả cũng đã bước đầu tìm hiểu khả năng dạy học của máy vi tính với các hệ thống đa phương tiện và mạng Internet, bước đầu truy cập một số địa chỉ trên mạng Internet để lấy thông tin phục vụ công tác nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra còn một số luận văn thạc sĩ đề cập đến việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lí như Trần Khánh Duy với “Khai thác và sử dụng internet vào dạy học phần “Từ trường và cảm ứng từ vật lý 11””, Nguyễn Thị Ngọc Diễm với Phát huy tính tích cực tự lực của học sinh trong dạy học chương “Từ trường” lớp 11 THPT ban khoa học tự nhiên với sự hỗ trợ của máy tính. Hiện cũng đã có các tổ chức và cá nhân đưa website dạy học của mình lên mạng Internet phục vụ học tập trực tuyến, ví dụ các địa chỉ web tiếng Việt sau đây: Vậy cho đến nay chưa một tác giả nào nghiên cứu về việc vận dụng đa phương tiện kết hợp chặt chẽ giữa bài giảng trên lớp và bài giảng ở nhà. 5 4. Giả thuyết khoa học Nếu ứng dụng đa phương tiện một cách hợp lý, chúng ta có thể nâng cao chất lượng học tập của học sinh.Với đa phương tiện, bài giảng trên lớp và phần học ở nhà được cấu trúc hài hòa, chặt chẽ. Đa phương tiện có thể giúp chúng ta giảm bớt một phần kiến thức truyền thụ trên lớp, giúp học sinh tích cực ôn tập ở nhà, và giáo viên bám sát học trò cả giờ tự học. 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 11 THPT ban khoa học tự nhiên trong quá trình học tập chương “ Từ trường” Đối tượng nghiên cứu: Quá trình dạy học chương “Từ trường” lớp 11 nâng cao với mô hình ứng dụng đa phương tiện cho giờ trên lớp và ở nhà. 6. Phạm vi nghiên cứu Thiết kế quá trình dạy học chương: “Từ trường” lớp 11 nâng cao với hình thức ứng dụng đa phương tiện cho giờ trên lớp và ở nhà. Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. 7. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau: - Lựa chọn và nghiên cứu ngôn ngữ lập trình thích hợp cho mô hình dạy mới: Ngôn ngữ Moodle. - Tìm hiểu và phân tích cách dạy truyền thống Phân tích ưu khuyết điểm của cách dạy truyền thống. Và nêu ý tưởng cho bài giảng ôn tập, nâng cao. Chỉ ra ưu thế của đa phương tiện trong việc thực hiện bài giảng. - Xây dựng các bài học nội dung chương: “ Từ trường” và khóa học trực tuyến chương “Từ Trường” thể hiện trên lớp học vật lý tại trang web: 6 8. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được nhiệm vụ trên, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Chúng tôi sử dụng phương pháp này cho việc:  Nghiên cứu tài liệu về giáo dục học và phương pháp giảng dạy vật lí.  Nghiên cứu cơ sở lý luận của mô hình dạy – tự học và một số biện pháp bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh.  Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, cụ thể là các tài liệu về bài giảng điện tử, thiết kế website,một số phần mềm hỗ trợ cho thiết kế bài giảng,phần mềm trắc nghiệm Hot Potatoes,…  Nghiên cứu chương trình, nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu liên quan đến chương “Từ trường” - Vật lí nâng cao nhằm xác định nội dung, cấu trúc loogic của các kiến thức mà học sinh cần nắm vững. 8.2. Phương pháp phỏng vấn Phương pháp này được dùng: Phỏng vấn trực tiếp các giáo viên về các vấn đề liên quan đến đề tài nhằm kiểm tra giả thuyết, góp ý về bài giảng ở lớp và bài giảng ở nhà, cách thức tiến hành giảng dạy, phương pháp giảng dạy… 8.3. Phương pháp điều tra, khảo sát Tìm hiểu thực tế dạy học chương “ Từ trường” lớp 11 THPT thông qua dự giờ, trao đổi với giáo viên, sử dụng phiếu điều tra ở một số trường THPT trong phạm vi Tỉnh Tây Ninh, phân tích kết quả và sơ bộ đề xuất nguyên nhân của những khó khăn, sai lầm và hướng khắc phục. 8.4. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm Chúng tôi sử dụng phương pháp này:  Tổ chức thực nghiệm sư phạm, tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT thuộc tỉnh Tây Ninh, có đối chứng để đánh giá hiệu quả công việc.  Xử lí số liệu và phân tích kết quả các bài kiểm tra trắc nghiệm, kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của nhóm đối chứng và nhóm 7 thực nghiệm.  Đế xuất những nhận xét sau thực nghiệm sư phạm, đánh giá tính khả thi của tiến trình. Phân tích những ưu, nhược điểm và điều chỉnh lại cho phù hợp nếu cần thiết. 9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu  Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc ứng dụng đa phương tiện trong dạy học vật lý  Làm phong phú thêm nguồn tư liệu dạy học đa phương tiện chương “Từ trường”  Xây dựng được trang web định hướng cho hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh.  Thiết kế tiến trình dạy học các bài học của chương “Từ trường” với hình thức ứng dụng đa phương tiện cho giờ trên lớp và ở nhà. 10. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 3 phần chính: mở đầu, nội dung và kết luận.  Phần mở đầu  Phần nội dung Phần này gồm có 3 chương Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Soạn thảo tiến trình dạy học chương “Từ trường” Chương 3: Thực nghiệm sư phạm  Phần kết luận  Tài liệu tham khảo  Phụ lục 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẬN DỤNG ĐA PHƯƠNG TIỆN TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHƯƠNG “TỪ TRƯỜNG” VẬT LÝ 11 NÂNG CAO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 1.1. Khái niệm về Multimedia Một trong các thành tựu của CNTT là multimedia và multimedia được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Vậy multimedia là gì? Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về multimedia nhưng chung nhất, có thể hiểu đây là dạng truyền thông đa phương tiện Trước hết chúng ta cần làm rõ ý nghĩa của thuật ngữ “multimedia”. Có hai cách hiểu cơ bản về thuật ngữ này: như một cách sử dụng kết hợp nhiều phương tiện hoặc như một phương tiện mới. + Multimedia được hiểu là sử dụng kết hợp nhiều phương tiện dạy học trong một giờ học để nâng cao hiệu quả dạy học. Ví dụ trong giờ học giáo viên có thể sử dụng kết hợp hình ảnh, băng ghi âm, phim giáo khoa, mô hình.v.v. để việc dạy và học hiệu quả hơn. Với cách hiểu này, thì “multimedia” nói về cách sử dụng phối hợp nhiều phương tiện riêng rẽ trong dạy học. Nếu chúng ta hiểu như vậy thì “multimedia” đã có từ lâu, trước khi có video tương tác và máy vi tính. Để phân biệt người ta dùng thuật ngữ “multimedia truyền thống” + Multimedia được hiểu là một phương tiện mới, mà trong nó tích hợp nhiều thành phần phương tiện khác, các thành phần phương tiện này phối hợp với nhau theo những trật tự xác định nào đó, để huy động nhiều kênh cảm giác cũng như nhiều hoạt động của người học tham gia vào quá trình học tập. Với cách hiểu này “multimedia” nói về một loại phương tiện mới, nhờ công nghệ thông tin loại phương tiện này đã thành hiện thực. Nói cách khác, đó là multimedia với máy tính. Và ngày nay khi nói multimedia thì được hiểu là multimedia với máy tính. [5] Theo TS. Lê Công Triêm thì: Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Trong môi trường multimedia, thông tin được truyền 9 dưới dạng: văn bản (text), đồ họa (graphics), ảnh động (animation), ảnh tĩnh (image), âm thanh (audio) và phim video(video clip). Đặc trưng cơ bản nhất của bài giảng điện tử (BGĐT) là toàn bộ kiến thức của bài học, mọi hoạt động điều khiển của giáo viên đều phải multimedia hoá’’ [12]. Theo Fenrich (1997): “Multimedia là sự tích hợp lý thú giữa phần cứng và phần mềm máy tính, cho phép tích hợp các tài nguyên video, audio, hoạt hình, đồ họa và trắc nghiệm để xây dựng và thực hiện một trình diễn kết quả nhờ một máy tính có cấu hình thích hợp” [41]. Còn theo Philip (1997): “Multimedia đặc trưng bởi sự hiện diện của văn bản, hình ảnh, âm thanh, mô phỏng và video, được tổ chức chặt chẽ trong một chương trình máy tính” [41]. Như vậy, Có nhiều định nghĩa khác nhau về đa phương tiện. Tuy nhiên các định nghĩa này đều thống nhất rằng: “ mlutimedia tích hợp trong nó văn bản, hình ảnh, hoạt hình và mô phỏng, video và âm thanh, nhờ đó nội dung học tập có thể được xây dựng, trình bày theo những cách thức khác nhau” (Jonassen, trang12). Và nếu nói như vậy vẫn chưa đủ vì nó còn có đặc điểm quan trọng là khả năng tương tác, nên đa phương tiện (multimedia) với máy tính nhiều khi còn được gọi là multimedia tương tác. 1.2. Hoàn cảnh sử dụng Multimedia 1.2.1. Ứng dụng của đa phương tiện Nhiều năm qua, đa phương tiện được ứng dụng trong:  Chương trình video theo yêu cầu  Mô phỏng, ví dụ lái máy bay trong buồng lái mô phỏng, giải phẫu từ xa  Trò chơi giải trí, vui chơi, học sáng tạo  Giao dịch, thương mại điện tử  Multimedia được sử dụng trong việc quảng cáo xe hơi, máy tính, nước ngọt, bia, máy bay, truyền hình, điện thoại, mua bán nhà cửa trên báo chí, thương mại, công viên giải trí,…  Thư điện tử cao cấp có kèm hình ảnh và âm thanh. 10  Giáo dục từ xa, dạy học với trợ giúp của máy tính, dạy qua sóng của đài phát thanh, hoặc trên truyền hình, trên mạng máy tính. Xu thế về học điện tử được nhiều tác giả nhắc đến;  Các hoạt động tiến đến chính quyền điện tử, và làm việc tại nhà. Một lưu ý khi sử dụng đa phương tiện là tác động của đa phương tiện gây nên nhiều thay đổi, đặc biệt là: [9]  Thay đổi cấu trúc công nghiệp: Trước đây cần sản lượng công nghiệp cao, nay cần chất lượng quan trọng hơn và đồng thời quan tâm đến tính thẩm mỹ của sản phẩm.  Thay đổi cách thức liên kết trong công việc.  Thay đổi cách sống. 1.2.2. Multimedia dạy học Để tránh được những nhàm chán thường gặp trong mô hình dạy truyền thống, multimedia được đưa vào trong quá trình giảng dạy nhằm nâng cao kết quả truyền thụ kiến thức cũng như khả năng hình thành thái độ học tập của học sinh.  Multimedia dạy học có những đặc trưng sau:  Tính đa phương tiện  Tính tương tác.  Cá nhân hóa các hoạt động đa phương tiện.  Học theo nhịp độ và đặc điểm các nhân.  Kiểm tra đánh giá và phản hồi kịp thời.  Các dạng tương tác trong multimedia dạy học  Tương tác bị động, đó là tương tác mà trong đó học sinh thực hiện một đáp ứng đối với một kích thích được đưa ra bởi chương trình. Các bước công việc trong chương trình được định sẵn một cách cố định, học sinh hầu như không can thiệp được.  Tương tác chủ động, người học có quyền kiểm soát chương trình. Chính học sinh tự quyết định trình tự học tập, nội dung học tập, và được tự do di chuyển trong chương trình. 11  Tương tác hai chiều. Học sinh và chương trình có khả năng thích ứng nhau, ví dụ như trong các chương trình thực tế ảo.  Phân loại multimedia dạy học Có nhiều cách phân loại multimedia dạy học, một trong những cách phân loại phổ biến hiện nay là phân loại theo các chuyên gia Unesco như sau: [5]  Multimedia có cấu trúc dạy học theo trật tự cố định.  Multimedia có cấu trúc dạy học theo trật tự không cố định.  Multimedia hướng dẫn khám phá.  Multimedia dùng để sản xuất ra sản phẩm multimedia. Multimedia có cấu trúc dạy học theo trật tự cố định. Ở loại này, học sinh học lần lượt hết bài này sang bài khác theo thứ tự định trước và chỉ có thể kiểm soát chương trình ứng dụng theo cách đi tới và đi lui giữa các trang màng hình, không có khả năng lựa chọn nội dung và quyết định tiến trình học tập chủ yếu phụ thuộc vào người lập trình. Loại multimedia dạy học này được ứng dụng khi dạy những nội dung gần như hoàn toàn mới đối với học sinh và học sinh có ít kinh nghiệm về chủ đề học tập. Multimedia có cấu trúc dạy học theo trật tự không cố định. Loại này, nhờ ứng dụng hypertext, hyperlink và hypermedia khi thiết kế trình ứng dụng, nên ở loại multimedia này học sinh có nhiều cơ hội tương tác hơn để tìm kiếm thông tin để thực hiện nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao cho. Kiểu này có thể giúp học sinh tự điều chỉnh nhịp độ học tập, chủ động lựa chọn chiến lược học tập. Vai trò của giáo viên chủ yếu là xây dựng chiến lược nhận thức, hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin và nhận xét các hoạt động của học sinh. Multimedia hướng dẫn khám phá. Loại này hướng dẫn học sinh bằng cách chia nhỏ nội dung học tập thành các nhiệm vụ học tập khác nhau, giúp đỡ học sinh xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ ấy. Multimedia sẽ hỗ trợ và cung cấp thông tin giúp học sinh giải quyết nhiệm vụ được giao. Có hai loại trình ứng dụng thường gặp đối với kiểu dạy học này: chiến lược hướng dẫn và chiến lược nhận xét đánh giá. 12 Học sinh chủ động thực hành kiến thức, luyện tập óc tư duy phê phán và và giải quyết vấn đề. Multimedia dùng để sản xuất ra sản phẩm. Học sinh được hỗ trợ để sản xuất trình ứng dụng multimedia. Lúc này học sinh là người viết ra hoặc là tác giả của trình ứng dụng multimedia chứ không còn là người sử dụng nữa. Học sinh sử dụng các công cụ multimedia để trình bày các kiến thức của mình, trình bày ý tưởng của mình và chia sẽ tài nguyên với người khác. Chẳng hạn học sinh có thể sử dụng một công cụ multmedia nào đó để viết ra một trang web hay một trò chơi giáo dục. Vai trò của giáo viên là hỗ trợ học sinh sử dụng công cụ và xây dựng ý tưởng. Học sinh sẽ rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo và tư duy phức hợp, lập luận và giải quyết vấn đề.  Những kết quả mà multimedia dạy học có thể mang lại: [23][15] [5]  Multimedia tạo điều kiện huy động khả năng xử lý thông tin tối đa của con người.  Mutimedia tạo ra khả năng cung cấp một kiến thức tổng hợp và sâu sắc hơn so với các phương pháp truyền đạt thông tin truyền thống. Chẳng hạn khi trình bày nguyên lý hoạt động của một thiết bị nào đó, thay vì phải viết và vẽ ra giấy rất nhiều nhưng cũng không thể sinh động bằng việc mô phỏng nguyên lý hoạt động này trên máy tính...  Mutimedia cho phép người học truy cập, tham khảo được ngay với hệ thống dữ liệu vô cùng lớn.  Sử dụng Mutimedia, người học có thể chủ động thời gian và hình thức học phù hợp điều kiện của bản thân và có thể tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình.  Đối với người dạy, Mutimedia tạo điều kiện cho họ làm việc, thiết kế bài giảng một cách sáng tạo, hiệu quả nhất; tăng cường giao tiếp và đánh giá đúng chất lượng học tập của học sinh. Như vậy, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, việc ứng dụng Mutimedia vào giảng dạy trong các trường học dường như không có giới 13 hạn. Việc ứng dụng Mutimedia trong dạy học tạo ra môi trường, phương tiện và điều kiện thuận lợi cho cả người dạy và người học, nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình học tập của học sinh. Ứng dụng Mutimedia trong giảng dạy không làm giảm đi vai trò của người dạy mà trái lại càng nâng cao khả năng sư phạm, kỹ năng truyền đạt kiến thức cho học sinh. 1.3. Tổng quan về quá trình phát triển của Multimedia Một số mốc thời gian cho chúng ta thấy đa phương tiện được dùng như một thuật ngữ chưa lâu.[9]  Năm 1965: Trong hội thảo quốc tế về phim xuất hiện thuật ngữ đa phương tiện.  Năm 1975: người ta gọi đa phương tiện là trò chơi quảng cáo, video.  Năm 1985: Đã xuất hiện ca sĩ nhạc POP dùng dàn nhạc điện tử có hệ thống tự chỉnh âm thanh ánh sáng… từ đó người ta thấy rằng đa phương tiện là một phần đời sống hằng ngày.  Năm 1995: Con người đã sống trong môi trường có đầy đủ tiện nghi và sử dụng nhiều kết quả của đa phương tiện. Tuy có một vài khó khăn, trước hết là đầu tư cho đa phương tiện, phần mềm đa phương tiện viết ra rất tốn kém, trong khi nhu cầu luôn luôn thay đổi vì thế cần phải có một số công cụ để sửa đổi nhanh, rẻ. Người ta vẫn khuyến cáo các cơ quan, đơn vị nên dùng đa phương tiện để theo kịp đà phát triển của khoa học, công nghệ. Đa phương tiện giúp tạo ra các thông tin mới, cho phép thể hiện thông tin tốt hơn. Nhìn nhận về tình hình áp dụng công nghệ đa phương tiện người ta thấy:  Tại các nước khối Asean: có trung tâm đào tạo đa phương tiện, có các công ty chuyên về đa phương tiện. Bên cạnh đài phát thanh truyền hình, đa phương tiện trở thành nhu cầu trong đời sống kinh tế xã hội.  Tại Việt Nam: nhiều cơ quan, chẳng hạn Tổng cục du lịch đã sản xuất đĩa CD- ROM giới thiệu về du lịch Việt Nam; các công ty liên doanh về quảng cáo văn hóa đã tạo ra bộ ảnh Việt Nam; hãng phim hoạt hình trung ương làm phim hoạt hình quảng cáo, làm phim cho thiếu nhi... 14 Đa phương tiện đã được sử dụng nhiều trong nhiều lĩnh vực như quảng cáo, dịch vụ, y tế, ngân hàng, giáo dục… 1.4. Công nghệ hỗ trợ cho đa phương tiện Công sức, thời gian dành cho việc tạo thành multimedia dạy học cũng như chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị các thành phần phương tiện cần thiết. Sau đây là một số công nghệ hỗ trợ cho đa phương tiện. 1.4.1. Thiết bị Các thiết bị cung cấp dữ liệu cho đa phương tiện.[ 38] [39] [41]  Các ảnh chụp, hình ảnh: xuất xứ từ bảo tàng hay chụp được; hoặc có thể tìm trên thị trường;..  Đoạn video: lưu trong thư viện video, độ dài tối đa khoảng 5, 10 phút, …Dữ liệu video với khả năng truyền tải thông tin nhanh, đầy đủ, chính xác và sinh động đã góp phần đáng kể nâng cao chất lượng các bải giảng điện tử. Nó là dữ liệu quan trọng trong các ứng dụng multimedia hiện nay.  Âm nhạc: lưu theo nhan đề, trong thư mục âm nhạc, thường ghi khoảng 3 phút,…  Tiếng nói: ghi tiếng nghệ sĩ chuyên nghiệp; thường ghi cho 2 nghệ sĩ, khoảng 35 phút, được giữ trong 3 năm,…  Máy tính đa phương tiện Vào năm 1995, người ta phân loại các mức độ máy vi tính đa phương tiện. Nay các máy tính đều khá hơn rất nhiều. + Máy mức 1: 386SX/2MRAM/30M HDD có loa; + Máy mức 2: 486SX/25 MHZ/ 8MRAM/CD và loa; + Máy mức 3: Pentium 75MHZ/ 8MRAM; + Có thể dùng Laptop (notebook) để thực hiện quá trình đa phương tiện. 15 1.4.2. Tạo hình Tạo hình cần tuân theo các nguyên tắc mỹ thuật. Cho dù đa phương tiện ở dạng hình ảnh, tạo nên bằng phần mềm vẽ hay bằng ảnh chụp, hay ở dạng video, gồm nhiều ảnh tĩnh, mỗi khung hình cần có bố cục; nội dung…  Tạo hình tĩnh Hình tĩnh Hình tĩnh nhằm vào các ảnh chụp, tranh vẽ, đồ họa. Cần quan tâm đến chuẩn nén để thu gọn dung lượng dữ liệu; kích thước, để xác định khung hình xuất hiện; nền thể hiện ảnh tĩnh... Bước đầu có thể sử dụng phần mềm vẽ để tạo nên các dữ liệu ảnh tính.  Tạo hình động Hình động được xác định gồm nhiều hình tĩnh. Tùy theo thiết kế, có thể chọn 30 ảnh tĩnh cho 1 giây thể hiện của ảnh động. Người ta tạo hình động nhờ :  Phần mềm tạo hình động, từ các hình tĩnh. Cần lưu ý các phương pháp tạo hình động, hoặc tạo từng khung hình rồi ghép lại, hoặc tạo một số hình chính, rồi tự động suy diễn nhờ hiệu ứng, kĩ xảo video;  Thu được hình động nhờ máy quay video. Cần quan tâm đến chuẩn thể hiện video. 1.4.3 Phần mềm Kèm theo phần cứng là những phần mềm:  Các phần mềm văn phòng, soạn thảo văn bản như MS WORD trong MS Office;  Phải có các công cụ đa phương tiện, chẳng hạn Macromedia DIRECTOR, AUTHORWARE, PRO...;  Phần mềm chỉnh sửa video, dựng hay tích hợp dữ liệu đa phương tiện như Adobe PREMIERE, Ulead Video Studio;  Các phần mềm soạn thảo đồ hoạ, quen được gọi là phần mềm vẽ, như PaintShop PRO, Paint, Designer, Picture Publisher;  Các phần mềm soạn thảo 3D, như Bryce 3D, INFINI-D, D4.5, Maya... 16  Phim đèn chiếu để giảng bài với đèn chiếu Overhead.  Phần mềm hỗ trợ giảng bài, minh họa trên lớp với LCD-projector (máy chiếu tinh thể lỏng) hay còn gọi là video-projector.  Phần mềm dạy học (PMDH) giúp HS học trên lớp và ở nhà.  Công nghệ kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm trên máy tính.  Sử dụng mạng Internet để dạy học. Trong lĩnh vực viễn thông và mạng, có hai tiến bộ liên quan trực tiếp đến sự phát triển của các hệ multimedia số. Đó là khả năng truyền dữ liệu của cáp quang 100Bmps với giá thành hạ hơn nhiều lần vào những năm trước đây. Điều này sẽ tiến đến nhiều mạng cục bộ (LAN) và mạng tầm rộng (WAN) sẽ sử dụng cáp quang; và sự mở rộng các đường truyền dữ liệu dạng số trên mạng viễn thông.  E-Learning. 1.4.4. E-Learning Những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta thường hay nghe nói về e-learning. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cũng đã mở nhiều cuộc hội thảo về e-learning. Vậy e-learning là gì mà thu hút được sự quan tâm của mọi người đến như vậy? Giảng dạy bằng e-learning có những thuận lợi và khó khăn gì và ở Việt Nam cách học theo mô hình e-learning có thể thay thế cách học truyền thống không?  Một số định nghĩa về E-Learning [27] [29] [36][45][48] Có nhiều định nghĩa về E-Learning, dưới đây sẽ trích ra một số định nghĩa e- Learning đặc trưng nhất:  E- Learning (Electronic learning) hay eLearning là một thành ngữ để chỉ một hình thức học trong đó người hướng dẫn và học viên tách biệt nhau về không gian và thời gian và liên lạc với nhau thông qua những phương tiện thông tin trực tuyến.  E-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập (William Horton)  E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên 17 công nghệ thông tin và truyền thông (Compare InfobaseInc).  Mọi công nghệ học tập gián tiếp sử dụng các máy tính dù ở khoảng cách xa hay trong phạm vi lớp học( máy tính hỗ trợ học tập)  “Sự chuyển tải nội dung thông qua tất các các phương tiện điện tử bao gồm mạng internet, intranet, extranet, vệ tinh, truyền thông, truyền hình, truyền hình tương tác và CD-ROM. E-Learning chứa đựng mọi vấn đề về học tập, chính quy hay không chính quy thông qua phân phối điện tử”.  "Việc sử dụng công nghệ để tạo ra, đưa các dữ liệu có giá trị, thông tin, học tập và kiến thức với mục đích nâng cao hoạt động của tổ chức và phát triển khả năng cá nhân." (Định nghĩa của Lance Dublin, hướng tới e-learning trong doanh nghiệp) Như vậy chúng ta có thể nói: E-learning là việc thực hiện các chương trình giáo dục, học tập, đào tạo, bồi dưỡng thông qua các phương tiện điện tử. E- learning liên quan đến việc sử dụng máy tính hoặc các thiết bị điện tử trong một phương diện nào đó nhằm cung cấp tài liệu cho việc giáo dục, học tập, đào tạo bồi dưỡng.  Phân biệt e-Learning với một số khái niệm khác Có một số khái niệm gần với khái niệm e-Learning như online learning, web-base training, computer-based training, synchronous learning, asynchronous learning... Sau đây chúng tôi giải thích các khái niệm nhằm phân biệt với e- Learning.[29]  Online Learning - Học tập trực tuyến chỉ là một phần của e-Learning, mô tả việc học tập qua Internet/intranet/LAN/WAN, loại trừ việc sử dụng CD-ROM.  Computer-based training - Đào tạo dựa trên máy tính, mô tả việc học tập mà các bài học được phân phối đến tay học viên thông qua CD-ROM  Web-based training - Đào tạo dựa trên web,việc học tập được tiến hành dựa trên môi trường web.  E-Training, mô tả việc đào tạo thông qua E-Learning 18  Synchronous Learning - Học đồng bộ,mô tả việc học tập online, thời gian thực trong đó mọi người đăng nhập vào cùng một thời điểm và trao đổi thông tin trực tiếp với nhau.Ví dụ như:Video/audio conferencing ,Chat room Nghe đài phát sóng trực tiếp xem tivi phát sóng trực tiếp  Formal Learning - Học tập chính thống, đa số thời gian học tập tuân theo một chương trình được xác định trước. Mô hình đào tạo có giáo viên hướng dẫn (instructorled) là dựa trên formal learning.  Informal Learning - Học tập không chính thống , việc học tập không dựa theo một chương trình được xác định trước. Một ví dụ là việc trao đổi thông tin giữa các học viên khi cùng làm._.iện tượng từ trễ 5. Ứng dụng của các vật sắt từ: 131 o Trong đời sống:……………… o Trong kĩ thuật và trong nghiên cứu khoa học:……………. o Thiết bị giải trí: ……………………… Phiếu học tập Bài 35: TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT Phần 1: Các câu hỏi cá nhân cần chuẩn bị trước khi bắt đầu bài học, vào lớp thảo luận nhóm. Câu hỏi Trả lởi của cá nhân Thảo luận nhóm  Người ta nói Trái đất có phải là một nam châm khổng lồ vì sao?  Các cực của nam châm này được xác định như thế nào? Nó có trùng với các cực bán cầu không?  Em biết gì về các cơn bão từ, nó có thường xảy ra không? nguyên nhân và tác hại của nó? Phần 2: Nội dung bài học( học sinh điền vào chỗ trống hoàn thành nội dung bài học) 1. Độ từ thiên. Độ từ khuynh a. Độ từ thiên: Góc lệch giữa………………….và …………………..gọi là độ từ thiên ( hay góc từ thiên), kí hiệu: ……… + Độ từ thiên dương: + Độ từ thiên âm: b. Độ từ khuynh: Góc hợp bởi………………….và …………………..gọi là độ từ thiên ( hay góc từ khuynh), kí hiệu: ……… + Độ từ khuynh dương: + Độ từ khuynh âm: 2. Các từ cực của Trái Đất Cực Bắc là cực Nam bán cầu , cực Nam là cực Bắc bán cầu. 3. Bão từ 132 - Bão từ là hiện tượng các yếu tố……………………………………………..có những biến đổi hầu như cùng một lúc trên quy mô toàn cầu. + Bão từ yếu:……… + Bão từ mạnh:…………….. Ảnh hưởng của bão từ:………………… - Nguyên nhân gây ra bão từ là:………………… 133 PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ CÁC BÀI KIỂM TRA CHƯƠNG “TỪ TRƯỜNG” CỦA HAI LỚP ĐỐI CHỨNG VÀ THỰC NGHIỆM LỚP 11A1 STT Họ và tên TB HKI LỚP 11 BÀI1 BÀI 2 BÀI 3 BÀI 4 BÀI 5 BÀI 6 BÀI KT CUOI CHƯƠNG 1 Nguyễn Quốc Anh Anh 6.4 8 10 8 6 6 8 7.2 2 Lê Trung Dũng 6.7 8 6 6 8 6 8 8.0 3 Lê Thị Thùy Duyên 5.2 10 8 4 6 6 8 8.0 4 Dương Hải Đăng 5.9 4 6 8 6 8 6 6.8 5 Dương Thị Hồng Gấm 6.1 10 8 8 8 6 4 8.0 6 Nguyễn Thị Thu Giang 5.2 10 10 6 8 6 6 8.0 7 Phạm Quỳnh Giao 7.2 6 8 6 6 8 8 6.8 8 Nguyễn Thị Thu Hà 4.2 8 8 10 6 6 6 7.2 9 Nguyễn Thị Ngọc Hạnh 6.2 10 8 8 10 6 8 8.8 10 Lê Hữu Hên 3.7 4 6 2 6 4 6 5.6 11 Hồ Đắc Hiếu 5.9 6 8 8 10 8 8 7.2 12 Diệp Trọng Hiếu 5.7 6 6 8 6 4 6 6.0 13 Nguyễn Lưu Hoàn 4.3 6 6 6 6 4 4 6.0 14 Ngô Thúy Hồng 4.8 4 6 4 8 4 6 6.8 15 Nguyễn Đức Huy 6.1 4 6 8 8 6 6 7.6 16 Nguyễn Hoàng Nhật Huy 7.4 8 8 8 10 8 8 8.4 17 Phạm Quỳnh Hương 8.6 10 10 10 8 10 8 10.0 18 Võ Thị Xuân Hướng 5.7 6 8 6 8 4 6 7.2 19 Trần Phan Thị Thùy Linh 5.4 6 6 8 8 8 6 7.6 20 Ngô Quang Lộc 6.8 8 6 8 8 6 8 6.8 21 Nguyễn Lý Trọng Nhân 3.9 6 4 6 8 4 6 5.2 22 Lý Bá Phúc 5.0 6 4 6 8 6 6 6.8 23 Trần Thị Trúc Phương 4.6 10 6 10 8 8 8 7.6 24 Nguyễn Lạc Long Quân 3.4 8 6 8 6 6 8 5.2 25 Trần Phú Quý 8.6 8 10 8 8 10 10 9.6 26 Đặng Thị Mai Tài 6.2 6 8 8 8 8 8 7.2 27 Trầm Hoàng Thanh 6.6 8 8 8 6 4 6 6.0 28 Huỳnh Bá Thành 8.0 6 6 4 8 6 8 7.2 29 Trương Thị Mai Thảo 5.6 4 6 6 8 4 8 8.0 30 Trần Đức Thông 4.2 4 6 4 10 6 6 7.2 31 Nguyễn Thông 5.3 10 4 4 8 6 8 7.2 32 Phạm Thị Thủy 5.0 8 10 8 10 8 6 8.4 33 Trần Thị Thanh Thuyết 5.3 10 8 10 10 8 8 8.8 34 Hoa Huệ Tiên 5.8 6 8 4 8 8 8 8.0 35 Hà Lê Tấn Tiến 4.4 4 4 6 4 6 6 4.4 36 Trần Ngọc Tím 7.3 10 10 10 10 8 8 9.2 37 Trần Bảo Toàn 5.7 6 6 6 8 6 6 7.6 38 Dương Thị Bảo Trang 7.1 8 6 10 10 8 6 8.8 39 Lê Minh Trí 8.1 10 10 10 8 10 10 9.6 40 Trần Anh Tuấn 4.4 8 4 6 8 6 6 7.2 41 Trần Thị Thúy Vi 4.4 8 10 6 8 8 6 8.0 42 Lưu Quốc Vinh 6.0 8 10 8 10 6 6 7.6 134 43 Nguyễn Thanh Thảo Vy 3.6 6 6 4 8 6 4 8.0 11A2 STT Họ và tên TB HKI LỚP 11 BÀI 1 BÀI 2 BÀI 3 BÀI 4 BÀI 5 BÀI 6 BÀI KT CUOI CHƯƠNG 1 Nguyễn Duy An 4.8 6 6 10 8 4 6 7.6 2 Bùi Thị Tường An 4.9 10 8 6 6 6 8 7.6 3 Đinh Thị Mai Anh 6.4 8 8 8 10 8 8 8.8 4 Nguyễn Thị Kim Chi 5.7 8 8 6 6 6 6 5.2 5 Đoàn Hoàng Lệ Chi 4.2 4 6 4 8 8 6 7.2 6 Phạm Thị Ngọc Diễm 6.0 4 4 6 8 6 8 7.2 7 Lê Thị Thùy Dương 6.3 8 4 8 6 4 8 6.8 8 Châu Anh Đào 5.6 6 6 10 8 8 6 8.0 9 Mai Anh Đào 6.8 8 4 10 6 10 6 8.4 10 Nguyễn Công Đạt 7.4 6 6 8 6 6 8 5.6 11 Hồ Hải Đăng 4.8 2 4 8 6 6 6 4.4 12 Đỗ Hồng Anh Hào 4.5 8 4 8 8 6 6 7.6 13 Nguyễn Thị Kim Hiền 6.0 8 8 8 8 8 6 6.8 14 Vũ Văn Hiền 8.2 8 10 4 10 8 8 10.0 15 Nguyễn Đức Hưng 5.7 10 4 8 8 4 6 6.8 16 Đặng Đăng Khoa 5.2 4 6 4 6 6 4 6.8 17 Lê Thị Mỹ Linh 4.6 8 8 6 8 6 8 5.2 18 Trần Thụy Nhật Linh 7.5 6 8 10 8 6 6 9.2 19 Hồ Phước Lợi 5.3 6 8 6 8 6 8 7.6 20 Nguyễn Thị Xuân Mai 5.0 10 6 8 8 8 8 7.6 21 Võ Nhật Minh 6.5 6 8 8 4 6 8 6.4 22 Lê Thanh Tiểu My 3.7 8 8 10 10 8 6 10.0 23 Huỳnh Hoài Nam 5.0 4 8 8 4 6 8 8.4 24 Nguyễn Trần Hoài Nam 5.8 6 8 4 6 8 8 6.8 25 Nguyễn Thị Lan Nhi 5.1 8 6 8 8 6 8 5.6 26 Đặng Ngọc Nữ 8.0 8 8 6 8 10 6 9.6 27 Phạm Thị Kiều Oanh 5.3 6 8 8 6 4 4 5.6 28 Lê Hoàng Phong 5.2 8 6 8 8 6 6 6.8 29 Lê Thanh Phong 5.2 4 8 10 6 6 8 7.2 30 Hà Trần Diễm Quyên 3.8 8 4 6 4 8 6 4.8 31 Dương Quốc Thái 4.4 6 8 6 8 8 4 5.6 32 Lê Thị Thu Thảo 5.7 8 4 8 6 8 10 6.4 33 Võ Thị Anh Thi 5.4 10 6 8 8 6 6 6.0 34 Nguyễn Trương Phước Thiên 7.0 8 10 8 10 8 6 6.0 35 Lưu Đức Thuận 8.8 8 8 6 8 10 6 7.2 36 Nguyễn Đặng Thanh Thương 3.7 6 6 8 8 6 6 5.6 37 La Thị Thủy Tiên 6.0 8 4 6 6 8 6 5.6 38 Nguyễn Cao Trí 4.9 8 4 6 6 6 8 5.2 39 Nguyễn Thanh Trúc 6.5 8 6 8 4 8 8 6.0 40 Đỗ Đình Văn 5.5 6 4 8 6 6 8 5.6 41 Nguyễn Thị Khánh Vân 5.8 8 6 6 8 6 6 5.2 42 Nguyễn Thanh Vũ 7.7 10 8 10 8 8 10 9.6 43 Lê Thảo Vy 5.2 4 6 8 8 6 8 7.2 44 Huỳnh Văn Xuân 5.9 8 6 6 8 4 6 3.6 45 Mai Trọng Khiêm 5.8 6 8 6 8 6 6 7.6 135 11A3 STT Họ và tên TB HKI LỚP 11 BÀI 1 BÀI 2 BÀI 3 BÀI 4 BÀI 5 BÀI 6 BÀI KT CUOI CHƯƠNG 1 Lục Thanh Tuấn Anh 4.6 4 8 6 2 4 8 4.4 2 Phạm Minh Can 5.9 4 8 4 6 6 6 5.6 3 Trần Duy Cảnh 5.7 6 10 10 8 6 8 7.6 4 Trần Nguyễn Minh Châu 5.5 8 6 8 6 6 8 7.2 5 Dương Hồng Duyên 7.1 8 6 8 8 8 6 7.6 6 Lê Thị Thùy Dương 7.4 8 4 6 8 8 6 6.8 7 Huỳnh Hải Đăng 4.4 4 8 4 8 6 4 2.4 8 Nguyễn Thị Ngọc Giàu 7.3 6 8 6 10 8 8 7.2 9 Nguyễn Trần Ngọc Hảo 8.2 8 6 8 6 6 6 7.2 10 Nguyễn Thu Hằng 6.2 2 4 8 4 6 4 3.2 11 Huỳnh Thị Thu Hằng 5.8 4 6 4 8 4 4 5.2 12 Nguyễn Thị Thúy Hằng 6.3 6 2 4 8 8 6 4.8 13 Nguyễn Thị Ngọc Hiếu 6.7 8 8 6 8 6 6 6.4 14 Đỗ Thị Thanh Hương 7.2 8 6 6 4 10 4 6.4 15 Nguyễn Duy Khê 8.4 8 8 10 6 8 6 8.4 16 Võ Nguyễn Thành Khôi 7.7 10 8 8 8 8 6 8.8 17 Đỗ Tuấn Linh 7.4 8 10 8 8 10 8 9.2 18 Lê Thị Thanh Loan 5.5 4 8 6 8 6 6 2.8 19 Huỳnh Trần Đức Lợi 8.2 10 8 8 8 8 10 9.2 20 Nguyễn Phúc Lợi 6.7 6 8 6 10 6 8 7.6 21 Tạ Thị Trà My 8.0 8 8 10 8 8 6 8.4 22 Hà Nguyễn Kim Ngọc 6.1 4 8 6 4 8 4 6.0 23 Trần Thị Kim Nguyệt 7.5 8 6 8 10 6 6 8.4 24 Trần Thị Thảo Nhi 7.4 8 6 8 8 8 6 8.0 25 Nguyễn Nguyên Hồng Nhung 7.5 4 10 6 8 6 4 6.4 26 Huỳnh Thị Quỳnh Như 5.5 8 6 6 8 8 6 6.4 27 Nguyễn Tấn Phát 6.9 8 6 6 4 8 6 4.8 28 Lê Hạnh Phước 6.6 4 10 8 8 6 8 8.8 29 Nguyễn Bé Phương 7.7 4 4 6 4 8 8 5.6 30 Huỳnh Danh Duy Phương 5.8 4 6 6 6 8 6 6.8 31 Lê Phạm Thanh Phương 5.3 4 6 4 6 2 4 4.4 32 Nguyễn Ngọc Bảo Thi 4.6 6 4 8 4 2 6 2.8 33 Phan Thị Kim Thoại 7.3 6 8 8 8 8 6 8.4 34 Dương Phương Hồng Thúy 6.3 4 10 6 6 6 4 6.4 35 Nguyễn Minh Thùy 5.1 4 8 4 6 4 4 6.0 36 Phan Huỳnh Phương Trang 6.0 8 2 6 6 10 4 5.6 37 Trương Nguyễn Phương Trang 6.9 4 6 6 8 6 4 5.6 38 Đỗ Thị Thu Trang 8.3 8 10 8 10 8 8 9.6 39 Lê Thị Thùy Trang 8.1 10 8 8 10 8 8 8.0 40 Trần Thị Thanh Trúc 6.3 4 8 4 8 6 8 5.6 41 Nguyễn Minh Trường 7.3 6 8 6 10 8 8 8.4 42 Trần Hà Minh Tuấn 4.1 8 6 6 4 8 6 4.8 43 Quách Trọng Sơn Tuyên 6.0 2 4 8 4 8 4 4.4 44 Tiêu Ngọc Vi 6.3 6 4 8 4 2 6 6.4 45 Văng Hữu Vinh 6.3 6 10 8 8 6 8 8.8 136 11A4 STT Họ Tên TB HKI LỚP 11 BÀI 1 BÀI 2 BÀI 3 BÀI 4 BÀI 5 BÀI 6 BÀI KT CUOI CHƯƠNG 1 Lê Võ Đức Anh 4.7 6 8 6 4 6 8 5.6 2 Đặng Nhật Anh 6.4 10 8 8 6 8 10 8.4 3 Nguyễn Thị Kim Cúc 5.9 6 6 4 6 6 8 6.8 4 Vũ Việt Cường 5.0 4 8 4 6 6 8 4.4 5 Nguyễn Thị Phương Dung 5.7 6 4 8 4 8 6 6.4 6 Nguyễn Văn Dưỡng 8.1 10 4 6 6 8 6 8.0 7 Hà Khương Giang 5.9 6 8 6 4 6 8 6.8 8 Hồ Thị Như Hảo 5.3 8 4 8 6 6 8 6.8 9 Nguyễn Ngọc Hân 6.9 4 10 6 8 10 8 8.0 10 Thi Hoàng Phúc Hậu 5.5 4 8 4 4 6 6 4.4 11 Cao Thị Cẩm Hồng 7.1 4 8 6 10 6 4 6.8 12 Nguyễn Thị Ngọc Huyền 5.9 6 4 6 6 4 6 6.4 13 Cao Hoài Hưng 5.2 4 6 8 8 6 4 6.0 14 Huỳnh Quốc Khánh 5.9 6 6 8 4 8 6 5.6 15 Huỳnh Việt Khánh 5.7 6 2 6 4 6 4 4.8 16 Nguyễn Ngọc Kim 5.4 4 8 2 4 8 8 5.6 17 Nguyễn Ngọc Vân Lam 5.1 6 6 4 6 8 6 6.4 18 Nguyễn Thị Thanh Liêm 5.6 6 4 6 4 4 8 6.8 19 Lê Đức Thành Long 6.3 4 6 6 8 8 8 6.8 20 Trương Nhựt Minh 6.9 6 4 10 8 8 6 7.2 21 Trần Văn Nam 6.7 6 6 8 6 6 8 7.2 22 Nguyễn Đinh Quỳnh Nga 5.9 4 8 8 6 6 4 5.2 23 Đào Duy Nguyên 4.8 4 6 6 4 6 4 4.8 24 Vương Đình Nguyễn 5.0 4 4 6 4 6 4 2.0 25 Nguyễn Phú Nhàn 6.1 6 4 6 8 4 8 5.6 26 Nguyễn Minh Nhân 5.8 4 8 6 2 6 4 3.2 27 Đinh Hoàng Phi 7.4 10 8 6 8 8 8 7.6 28 Nguyễn Hồ Đa Phước 5.0 4 2 6 4 6 4 2.8 29 Hoàng Thị Minh Phương 5.4 4 10 8 4 6 10 6.8 30 Lê Thị Trúc Phương 6.6 10 8 10 6 8 8 8.0 31 Trần Ngọc Phượng 6.7 6 4 6 8 4 4 5.2 32 Hà Minh Thành 8.3 10 6 8 8 10 8 9.2 33 Dương Thanh Thảo 8.2 8 4 8 6 6 6 8.0 34 Nguyễn Thị Thu Thảo 7.0 4 6 4 6 8 4 6.0 35 Đỗ Thị Hồng Thắm 8.4 10 8 8 6 8 6 8.0 36 Đoàn Đình Thúc 4.6 6 6 4 8 4 4 4.8 37 Lê Minh Trí 5.9 4 8 4 4 6 6 5.2 38 Cao Thị Cẩm Tú 5.5 8 8 6 2 6 8 5.2 39 Lâm Phượng Tú 6.4 10 8 6 4 6 8 6.8 40 Trần Quang Tùng 5.3 4 6 8 4 6 6 4.0 41 Huỳnh Khắc Tuyên 4.4 2 8 4 6 2 4 3.2 42 Trịnh Quốc Việt 6.1 6 6 4 4 6 6 6.0 43 Thái Quang Vĩnh 5.3 6 4 6 4 2 4 4.0 44 Nguyễn Anh Vũ 5.7 10 8 6 4 6 6 5.2 45 Huỳnh Hà Xuyên 5.5 2 6 4 6 6 4 2.4 137 PHỤ LỤC 3 : CÁC BÀI KIỂM TRA ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SỐ 1( ĐỀ GỒM 5 CÂU ) Câu 1: Tính chất cơ bản của từ trường là: *A. Gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó. B. Gây ra lực hấp dẫn lên các vặt đặt trong nó. C. Gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó. D. Gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh Câu 2: Từ phổ là: *A. Hình ảnh của các đường mạc sắt cho ta hình ảnh các đường sức từ của dòng điện. B. Hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau. C. Hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm. D. Hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song. Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác từ B. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra tác dụng lực từ *C. Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường và từ trường. D. Đi qua mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức. Câu 4. Đường sức từ không có tính chất nào sau đây? A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức. B. Các đường sức là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu. C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường. *D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau. Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai: A. Nam châm có thể tương tác với nam châm *B. Nam châm chỉ có thể tác dụng với dòng điện chạy qua vật liệu bằng sắt hoặc thép. C. Dòng điện có thể tương tác với dòng điện D. Nam châm vẫn có thể có nhiều cực, nhưng không có số cực từ lẻ. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SỐ 2( ĐỀ GỒM 5 CÂU ) Câu 1: Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện được xác định bằng quy tắc: *A. Bàn tay trái B. Bàn tay phải C. Vặn định ốc 1 D. Vặn đinh ốc 2 138 Câu 2: Trong hình vẽ mô tả đoạn dây chịu tác dụng của lực từ. Chiều của dòng điện và chiều của lực từ được chỉ trong hình vẽ. Từ đó suy ra A. Đường sức từ nằm trong mặt phẳng hình vẽ, có chiều từ trái sang phải B. Đường sức từ nằm trong mặt phẳng hình vẽ và hướng từ trước ra sau C. Đường sức từ vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và hướng từ trước ra sau *D. Đường sức từ vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và hướng từ sau ra trước Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng? Một dòng điện đặt trong từ trường vuông góc với đường sức từ, chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện sẽ không thay đổi khi: A. Đổi chiều dòng điện ngược lại B. Đổi chiều cảm ứng từ ngược lại. *C. Đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ. D. Quay dòng điện một góc 900 xung quanh đường sức từ Câu 4: Phương của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện không có đặc điểm nào sau đây? A. Vuông góc với dây dẫn mang dòng điện B. Vuông góc với vec tơ cảm ứng từ C. Vuông góc với mặt phẳng chứa vectow cảm ứng từ và dòng điện *D. Song song với các đường sức từ Câu 5: Một dây dẫn mang điện có chiều từ trái sang phải nằm trong một từ trường có chiều từ dưới lên thì lực từ có chiều: A. từ ngoài vào trong mặt phẳng hình vẽ *B. từ trong ra ngoài mặt phẳng hình vẽ C. từ trái sang phải mặt phẳng hình vẽ D. từ trên xuống dưới mặt phẳng hình vẽ ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SỐ 3 ( ĐỀ GỒM 5 CÂU ) Câu 1: Một dòng điện 10A chạy qua một dây dẫn thẳng đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,1T. Lực tác dụng lên một đoạn dây dẫn có chiều dài 50 cm là 5.10-2N.Góc hợp bởi cảm ứng từ và đoạn dây là A*. 300 B. 450 C. 600 D. 900 Câu 2 : Đặc trưng cho từ trường tại một điểm là A. Lực tác dụng lên một đoạn dây nhỏ có dòng điện đặt tại điểm đó B. Đường cảm ứng từ đi qua điểm đó C. Hướng của nam châm thử đặt tại điểm đó *D. Vectow cảm ứng từ F  I I 139 F  I Câu 3 : Một dây dẫn mang dòng điện bố trí theo phương nằm ngang có chiều từ trong ra ngoài . Nếu dây dẫn chịu lực từ tác dụng lên dây có chiều từ trên xuống dưới thì cảm ứng từ có chiều: A. Từ trái sang phải B. Từ trên xuống dưới *C. Từ phải qua trái D. Từ dưới lên trên Câu 4 : Trong quy tắc bàn tay trái thì theo thứ tự, chiều của ngón giữa, của ngón cái chỉ chiều của yếu tố nào? A. Dòng điện, từ trường B. Từ trường, lực từ *C. Dòng điện, lực từ D. Từ trường, dòng điện Câu 5: Tại điểm M có hai từ trường vuông góc với nhau và có độ lớn B1 = 0,4T;B2 = 0,3T . Độ lớn của cảm ứng từ tổng hợp là A. 0,1T *B. 0,5T C. 0,35T D. 0,7T ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SỐ 4 ( ĐỀ GỒM 5 CÂU ) Câu 1: Đối với ống dây dài có dòng điện chạy qua, từ trường trong lòng ống dây có vectơ cảm ứng từB  : A. có hướng không đổi nhưng độ lớn thay đổi theo vị trí B. nhỏ nhất ở hai đầu C. lớn nhất tại điểm chính giữa *D. như nhau tại mọi điểm Câu 2: Dạng đường sức điện của nam châm thẳng giống với dạng đường sức từ của: A. dòng điện trong cuộn dây B. dòng điện tròn *C. dòng điện trong ống dây dài D. dòng điện thẳng 140 Câu 3: Hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn, cách nhau a = 10 cm trong không khí, trong đó lần lượt có hai dòng điện I1 = I2 = 10A chạy ngược chiều nhau. Xác định cảm ứng từ tại điểm M cách đều hai dây dẫn một đoạn a = 5cm. *A. 0 B. 58.10 T C. 58 .10 T D. 78.10 T Câu 4: Phát biểu nào đúng? Cảm ứng từ của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành đường tròn, tại tâm đường tròn cảm ứng từ giảm đi khi: A. cường độ dòng điện tăng lên *B. cường độ dòng điện giảm đi C. số vòng dây quấn tăng lên D. đường kính vòng dây giảm đi Câu 5: Ống dây dài 0,2 m, cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là 2A. Cảm ứng từ trong ống dây có độ lớn B = 425.10 T . Số vòng dây của ống dây là: A. 250 B. 320 C. 418 *D. 497 ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SỐ 5 ( ĐỀ GỒM 5 CÂU ) Câu 1 : Lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song là A*. F = 2.10-7 lr II 21 B. F = 2.10-7 rl II 21 C. F = 2.10-7 21II rl D. F = 2.10-7 lr II 21 Câu 2: Chọn câu đúng Khi tăng đồng thời cường độ dòng điện trong cả hai dây dẫn song song lên 3 lần thì lực từ tác dụng lên một đơn vị chiều dài của mỗi dây tăng lên A. 3 lần *B. 9 lần C.6 lần D. 12 lần Câu 3: Hai dây dẫn thẳng, song song, cách nhau 10 cm có dòng điện 2A và 5A chạy qua. Lực từ tác dụng lên mỗi đoạn dây có chiều dài 20 cm của mỗi dây là A. F = 4.10-4N B. F = 4.10-5N C*. F = 4.10-6N D. F = 4.10-7N Câu 4: Hai dây dẫn thẳng, song song, dây 1 được giữ cố định, dây 2 có thể dịch chuyển. Dây 2 sẽ dịch chuyển về phía dây 1 khi 141 A*. Có hai dòng điện cùng chiều chạy qua B. Có hai dòng điện ngược chiều chạy qua C. Chỉ có dòng điện mạnh chạy qua dây 1 D. Chỉ có dòng điện mạnh chạy qua dây 2 Câu 5: Hai dây dẫn thẳng dài, song song đặt trong không khí. Cường độ dòng điện qua hai dây bằng nhau và bằng 6A. Lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị chiều dài của mỗi dây bằng 2.10-4N. Khoảng cách giữa hai dây là A. 3,6 m B. 36m C. 36 cm D*. 3,6 cm ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SỐ 6 ( ĐỀ GỒM 5 CÂU ) Câu 1: Chọn câu đúng Phương của lực Lorenxơ A. Trùng với phương của vectơ cảm ứng từ B. Trùng với phương vectơ vận tốc của hạt C. Vuông góc với đường sức từ, nhưng trùng với phương của vận tốc của hạt D*. Vuông góc với cả đường sức từ và vectơ vận tốc của hạt Câu 2: Chọn câu đúng Sau khi một êlectrôn có vận tốc v bay vào từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức từ thì êlectrôn sẽ chuyển động A*. Đều B. Nhanh dần C. Chậm dần D. Lúc đầu nhanh dần, sau đó chậm dần Câu 3: Một êlectrôn bay vào trong một từ trường đều B = 0,2T theo phương vuông góc với đường sức với vận tốc v = 2.105m/s. Độ lớn của lực Lorenxơ là: A. f = 10-15N B. f = 3,2.10-15N C*. f = 6,4.10-15N D. f = 9,6.10-15N Câu 4: Độ lớn của lực Lorenxơ được tính theo công thức: A. q vB *B. .sinq vB  C. .tanqvB  D. . sq vB co  142 Câu 5: Khi độ lớn của cảm ứng từ và độ lớn của điện tích tăng lên 2 lần thì độ lớn lực Lorenxow : *A. tăng 4 lần B. tăng 2 lần C. không đổi D. giảm 2 lần BÀI KIỂM TRA CUỐI CHƯƠNG Câu 1: Công thức nào sau đây đúng khi tính cảm ứng từ tại tâm khung dây dẫn tròn có bán kính R và cường độ dòng điện là I. A. 72.10 IF R  *B. 72 .10 IF R   C. 72 .10 .F I R  D. 74 .10 IF R   Câu 2: Chọn câu sai Từ trường tồn tại gần A. Một nam châm *B. Một thanh thuỷ tinh được nhiễm điện do cọ xát C. Dây dẫn có dòng điện D. Chùm tia điện tử Câu 3: Trong hình vẽ mô tả đoạn dây chịu tác dụng của lực từ. Chiều của dòng điện và chiều của lực từ được chỉ trong hình vẽ. Từ đó suy ra A. Đường sức từ nằm trong mặt phẳng hình vẽ, có chiều từ trái sang phải B. Đường sức từ nằm trong mặt phẳng hình vẽ và hướng từ trước ra sau C. Đường sức từ vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và hướng từ trước ra sau *D. Đường sức từ vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và hướng từ sau ra trước Câu 4: Trong hình vẽ mô tả đoạn dây chịu tác dụng của lực từ. Chiều của dòng điện và chiều của lực từ được chỉ trong hình vẽ. Từ đó suy ra 143 A. Đường sức từ nằm trong mặt phẳng hình vẽ, có chiều từ trái sang phải B. Đường sức từ nằm trong mặt phẳng hình vẽ và hướng từ trước ra sau C. Đường sức từ vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và hướng từ trước ra sau *D. Đường sức từ vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và hướng từ sau ra trước Câu 5: Chọn câu đúng: Đặt một đoạn dây dẫn mang dòng điện I song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều của đường sức từ thì: *A. lực từ luoon bằng không khi tăng cường độ dòng điện B. lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện C. lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện D. lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện Câu 6: Một dòng điện 10A chạy qua một dây dẫn thẳng đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,1T. Lực tác dụng lên một đoạn dây dẫn có chiều dài 50 cm là 0,25 N.Góc hợp bởi cảm ứng từ và đoạn dây là *A. 300 B. 450 C. 600 D. 900 Câu 7: Hai điểm M và N gần một dòng điện thẳng dài. Khoảng cách từ M đến dòng điện lớn gấp hai lần khoảng cách từ N đến dòng điện. Độ lớn của cảm ứng từ tại M và N là BM và BN thì A. BM = 2BN B. BM = 4BN *C. BM = BN/2 D. BM = BN/4 Câu 8: Hai dây dẫn thẳng, dài, cách nhau 20 cm nằm trong một mặt phẳng P có dòng điện I1 = I2 = 10A chạy qua cùng chiều. Cảm ứng từ tại một điểm M nằm trong mặt phẳng P và cách đều hai dây có giá trị *A. Bằng không B. 2,10-5T C. 4.10-5T D. Một giá trị khác Câu 9: Một ống dây có dòng điện chạy qua tạo ra trong ống dây một từ trường đều B=6.10-3T . Ống dây dài 0,4m có 800 vòng quấn sát nhau . Cường độ dòng điện qua ống dây là 144 *A. I = 2,39A B. I = 5,97A C. I = 14,9A D. I = 23,9A Câu 10: Một sợi dây đồng có đường kính 0,8 mm, lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng. dùng sơi dây này để quán một ống dây có chiều dài l = 40 cm. Số vòng dây trên mỗi mét chiều dài ống dây là: A. 936 B. 1125 *C. 1250 D. 1379 Câu 11: Hai dây dẫn thẳng dài, song song đặt cách nhau 5 cm trong không khí . Cho dòng điện chạy qua hai dây dẫn bằng nhau thì lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị chiều dài của mỗi dây là 10-4N. Cường độ dòng điện qua mỗi dây là *A. I = 5A B. I = 5 A C. I = 25A D. I = 0,5A Câu 12: Hai dây dẫn thẳng, song song, dây 1 được giữ cố định, dây 2 có thể dịch chuyển. Dây 2 sẽ dịch chuyển về phía dây 1 khi *A. Có hai dòng điện cùng chiều chạy qua B. Có hai dòng điện ngược chiều chạy qua C. Chỉ có dòng điện mạnh chạy qua dây 1 D. dây 2 có cường độ dòng điện lớn hơn dây 1 Câu 13: Hai dây dẫn thẳng dài, song song đặt trong không khí. Cường độ dòng điện qua hai dây bằng nhau và bằng 6A. Lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị chiều dài của mỗi dây bằng 2.10-4N. Khoảng cách giữa hai dây là A. 36 cm *B. 3,6 cm C. 3,6 m D. 36m Câu 14: Một khung dây mang dòng điện đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây chứa các đường cảm ứng từ, khung có thể quay xung quanh một trục OO’ thẳng đứng nằm trong mặt phẳng khung (hình vẽ). Kết luận nào sau đây là đúng? 145 A. lực từ tác dụng lên các cạnh của khung đều bằng không B. lực từ tác dụng lên cạnh NP và QM bằng không. C. lực từ tác dụng lên các cạnh triệt tiêu nhau làm cho khung day đứng yên. *D. lực từ gây ra mô men có tác dụng làm khung dây quay quanh trục OO’ Câu 15: Một êlectrôn bay vào trong một từ trường đều B = 0,2T theo phương vuông góc với đường sức với vận tốc v = 2.105m/s. Độ lớn của lực Lorenxơ là A. f = 10-15N B. f = 3,2.10-15N *C. f = 6,4.10-15N D. f = 9,6.10-15N Câu 16: Chọn phương án ĐÚNG: Một khung dây phẳng nằm trong một từ trường đều, mặt phẳng khung dây chứa các đường sức từ. Giảm cảm ứng từ đi 2 lần và tăng cường độ dòng điện trong khung lên 4 lần thì mô men ngẫu lực từ tác dụng lên khung sẽ tăng lên *A. 2 lần B. 4 lần C. 6 lần D. 8 lần Câu 17: Trong bức tranh các đường sức từ, từ trường mạnh hơn được diễn tả bởi: *A. các đường sức từ dày đặt hơn. B. các đường sức từ nằm cách xa hơn. C. các đường sức từ gần như song song với nhau D. các đường sức từ nằm phân kì nhiều hơn Câu 18: Độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây dẫn tròn mang dòng điện không phụ thuộc vào: *A. bán kính dây. B. bán kính vòng dây. C. cường độ dòng điện chạy qua dây. D. môi trường xung quanh. 146 Câu 19: Một sợi dây dẫn căng thẳng mang dòng điện, đoạn ở giữa được uốn thành vòng tròn được biểu diễn như hình vẽ: Ở tâm O của vòng dây vectow cảm ứng từ B có hướng từ: A. trước ra sau trang giấy *B. sau ra trước trang giấy C. dưới lên trên trang giấy D. từ trên xuống dưới Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Chất thuận từ là chất bị nhiễm từ rất mạnh, chất nghịch từ là chất không bị nhiễm từ. *B. Chất thuận từ và chất nghịch từ đều bị từ hóa khi đặt trong từ trường và bị mất từ tính khi từ trường ngoài bị mất đi. C. các nam châm là các chất thuận từ. D. Sắt và các hợp chất của sắt là các chất thuận từ. Câu 21: Độ từ khuynh là: *A. góc hợp bởi kim nam châm của la bàn và mặt phẳng nằm ngang. B. góc hợp bởi kim nam châm của la bàn và mặt phẳng thẳng đứng. C. góc hợp bởi kim nam châm của la bàn và kinh tuyến địa lý. D. góc hợp bởi kim nam châm của la bàn và mặt phẳng xích đạo của trái đất. Câu 22: Độ từ thiên là: A. góc lệch giữa kinh tuyến từ và mặt phẳng nằm ngang. B. góc lệch giữa kinh tuyến từ và mặt phẳng xích đạo của trái đất. *C. góc lệch giữa kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lý. D. góc lệch giữa kinh tuyến từ và vĩ tuyến địa lý. Câu 23: Chọn câu SAI: Mômen ngẫu lực từ tác dụng lên một khung dây có dòng điện đặt trong từ trường đều 147 A. Tỉ lệ với diện tích của chúng *B. Có giá trị lớn nhát khi mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ C. Phụ thuộc vào cường độ dòng điện trong khung D. Tỉ lệ với cảm ứng từ Câu 24: Hai dòng điện thẳng song song cùng chiều I1=2A và I2=6A dặt trong không khí, cách nhau 20 cm. Cảm ứng từ tại điểm M triệt tiêu. Điểm M phải A. cách đều hai dây B. Cách dây thứ nhất 10 cm và cách dây thứ hai 10 cm C. Cách dây thứ nhất 15 cm và cách dây thứ hai 5 cm *D. Cách dây thứ nhất 5 cm và cách dây thứ hai 5 cm Câu 25: Trong các công thức biểu diễn lực tương tác giữa hai dòng điện sau, công thức nào đúng? A. 7 1 22 .10 I I lF r   B. 7 1 22.10 I IF r  *C. 7 1 22.10 I I lF r  D. 7 1 22.10F I I l PHỤ LỤC 4: PHIẾU THAM DÒ Ý KIẾN PHIẾU THAM DÒ Ý KIẾN Kính chào quý thầy cô! Tôi là Phan Thị Ngọc Lan, hiện là giáo viên dạy học vật lí tại trường THPT Tây Ninh. Với mục đích tìm hiểu và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn vật lý nói chung và chương “ Từ Trường” ban khoa học tự nhiên nói riêng, kính mong quý thầy cô cho tôi xin một vài ý kiến về các vấn đề sau đây. Lưu ý: Thầy cô có thể chọn nhiều mục trong mỗi câu có đánh dấu (*). Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô! 1. Theo thầy cô, hiện nay phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là: □ rất mạnh 148 □ mạnh □ bình thường □ yếu □ rất yếu 2. Mức độ quan tâm của giáo viên trong việc kết hợp sử dụng mạng internet vào dạy học: □ rất hứng thú □ có quan tâm □ không quan tâm 3*. Thầy cô đã và đang sử dụng internet với mục đích giảng dạy: □ Tìm kiếm tư liệu dạy học □ Cập nhật kiến thức khoa học □ Trao đổi thông tin đồng nghiệp □ Trao đổi kiến thức học tập với học sinh qua mạng □ Giảng dạy một phần kiến thức ( hay một bài học) trên mạng 4. Thầy cô ứng dụng hình thức dạy học E-learning (học qua mạng) ở mức độ: □ Hình thức đơn giản ( Giao bài tập về nhà qua mạng, hoặc thu hút học sinh vào trang web riêng của trường,hay vào các câu lạc bộ học tập trên mạng, giới thiệu học sinh các trang web dạy học, ôn thi…) □ Kết hợp hình thức E-learning và dạy trên lớp ( giáo viên ứng dụng máy tính trên lớp và có một bài giảng trên mạng ) □ Giảng dạy hoàn toàn qua mạng □ Chưa dạy học với hình thức này 5*. Theo thầy cô, công dụng của việc sử dụng internet trong dạy học hiện nay: □ Tạo nguồn thông tin khổng lồ (bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể tìm thấy những thông tin mà mình cần trong nguồn dự trữ đó chỉ với một vài thao tác, một vài thủ thuật đơn giản) □ Tạo môi trường tương tác lớn ( giáo viên, học sinh có thể tương tác, trao đổi, tìm hiểu thêm kiến thức qua mạng internet) 149 □ Việc giảng dạy không những có thể diễn ra trên lớp mà có thể diễn ra ở bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu □ Việc truy cập Internet cũng tạo cho giáo viên và học sinh niềm say mê, hứng thú trong học tập và giảng dạy, giúp cho họ có thêm động cơ học tập □ Internet là công cụ tuyệt vời trong việc giúp học sinh tự học và nghiên cứu độc lập □ Học sinh có thể làm việc theo nhóm, độc lập hay kết hợp với nhiều thành viên bên ngoài lớp học, thành phố thậm chí quốc gia để có thể thực hiện việc học tập của mình. □ Các ý kiến khác:……………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …… ……………………………………………………………………………….… …………………………………………………………………………….…… ………………………………………………………………………………… ………………. 6*. Thầy cô vui lòng đánh dấu ( X ) vào ô lựa chọn tương ứng với các biện pháp mà thầy cô vận dụng khi giảng dạy từng bài học cụ thể thuộc chương “Từ Trường”: Thiết kế bài giảng điện tử ( trên Microsoft Power Point, trang web tĩnh) nhằm: Tên bài học Tổ chức tình huống dạy học Trình chiếu tư liệu vật lí Hướng dẫn học sinh khai thác, tìm hiểu thêm thông tin trên mạng internet Thiết kế bài giảng điện tử và kết hợp dạy học qua mạng ( có một bài giảng trên mạng,tương tác học sinh qua mạng) Các biện pháp khác (thầy cô vui lòng ghi rõ, xin chân thành cảm ơn) Từ trường 150 Phương và chiều của lực từ tác dụng lên dòng điên Cảm ứng từ - Định luật Ampe Từ trường của một số dòng điện có dạng đơn giản 151 Tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song – Định nghĩa đơn vị Ampe Lực Lorentz Khung dây có dòng điện đặt trong từ trường Sự từ hóa các chất – Sắt từ Từ trường trái đất 7*. Khi học các bài thuộc chương “ Từ Trường”, học sinh thường gặp những khó khăn, sai lầm về những vấn đề: □ Khó vận dụng kiến thức về từ trường để giải thích các hiện tượng có liên quan. □ Nhầm lẫn khi sử dụng các quy tắc nắm tay phải (hay quy tắc cái đinh ốc) để xác định vectơ cảm ứng từ và quy tắc bàn tay trái để xác định lực từ. □ Khả năng tưởng tượng không gian của học sinh còn yếu. □ Khó hình dung về những ứng dụng đề cập trong chương “Từ Trường” □ Các khó khăn, sai lầm khác: 152 …………………………………………………………………………… …... …………………………………………………………………………… …... …………………………………………………………………………… …... …………………………………………………………………………… …... …………………………………………………………………………… …... …………………………………………………………………………… …... …………………………………………………………………………… …... 8*. Theo thầy cô, nguyên nhân của những khó khăn, sai lầm trên là do: □ Phương pháp dạy học chưa phù hợp □ Nội dung chương trình quá nặng nề □ Không có điều kiện thực hiện thí nghiệm trên lớp học □ Học sinh không thật sự tập trung trong quá trình học □ Học sinh chịu ảnh hưởng nặng nề của cách học thụ động, khó thay đổi □ Các nguyên nhân khác: …………………………………………………………………………… …... …………………………………………………………………………… …... …………………………………………………………………………… …... …………………………………………………………………………… …... 153 …………………………………………………………………………… …... …………………………………………………………………………… …... …………………………………………………………………………… …... XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ! ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5198.pdf
Tài liệu liên quan