Lời mở đầu
Trong bất cứ một doanh nghiệp nào tiền lương luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Trên phương diện quản lý tiền lương dược ví như một đòn bẩy kinh tế để kích thích người lao động tích cực làm việc, nâng cao năng suất lao động thúc đẩy doanh nghiệpj phát triển. Đồng thời tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động và gia đình giúp họ đảm bảo được cuộc sống hàng ngày. Sự tăng hay giảm tiền lương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính doanh nghiệp đó và gián tiếp ảnh hưởng đế
64 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Vận dụng có hiệu quả các hình thức tiền lương tại Công ty Cơ khí Trung tâm Cẩm Phả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nền kinh tế đất nuớc. Chính vì vậy mà việc vận dụng các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp như thế nào để có được kết quả tốt nhất là một vấn đề cần được nghiên cứu và xem xét.
Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả là một doanh nghiệp có quy mô lớn, sản phẩm đa dạng, có kết cấu khá phức tạp. Với số lượng cán bộ công nhân viên gần 1400 người và khối lượng công việc đa dạng thì việc áp dụng các hình thức trả công lao động có hiệu quả thực sự là đòn bẩy cho việc phát triển sản xuất là công việc khó khăn.
Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế lao động thực tập tại công ty em đã tìm hiểu về quá trình phát triển, cơ cấu tổ chức, thực tế sản xuất của công ty và nhận thấy rằng sự cần thiết của việc nghiên cứu vấn đề : “Vận dụng có hiệu quả các hình thức tiền lương tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả”. Bản báo cáo này chỉ đưa ra những nét khái quát và giải pháp cơ bản nhất đối với công tác tiền lương của Công ty hiện nay.
Do thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bản báo cáo không tránh khỏi những sai sót. Mong thầy cô và các bạn có những ý kiến đóng góp để bản báo cáo được hoàn thiện hơn.
Phần I.
Sự cần thiết của việc vận dụng có hiệu quả các hình thức trả công lao động tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả.
I. Khái niệm , bản chất, vai trò của tiền công.
ãKhái niệm tiền công, tiền lương.
Tiền công là giá trị toàn bộ lao động sống của người lao động, tiền công trả cho lao động thời vụ, ngắn hạn.
Tiền lương là một phần của tiền công, được trả theo định mức lao động hoặc theo thời gian làm việc mà chưa kể các khoản tiền lương khác như : tiền lương theo chế độ, các khoản tiền có tính chất lương như BHXH, BHYT…mà chủ doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo ngày công làm việc thực tế cho người lao động. Tiền lương được trả cho người lao động trong biên chế của doanh nghiệp.
ãBản chất của tiền công, tiền lương.
Tiền công phản ánh nhiều mối quan hệ kinh tế - xã hội khác. Nó là số lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Đó chính là khía cạnh “ quan hệ kinh tế ”. Mặt khác nó thể hiện quan hệ xã hội do tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động. Ở đây tiền công không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội rất quan trọng liên quan đến đời sống, trật tự xã hội. Tiền công càng quán triệt được tính công bằng xã hội và đảm bảo đời sống cho ngưòi lao động thì các quan hệ xã hội càng được củng cố.
ãVai trò của tiền công, tiền lương.
► Đối với cá nhân người lao động.
Tiền công là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động và gia đình, giúp họ trang trải chi tiêu, sinh hoạt, dịch vụ, đảm bảo cuộc sống. Số tiền mà người lao động kiếm được hàng tháng ảnh hưỏng đến địa vị của họ trong gia đình đồng thời thể hiện luôn giá trị lao động của họ đối với đồng nghiệp trong tổ chức, trong cộng đồng. Đây chính là động lực để động viên khuyến khích nguời lao động, nâng cao chất lượng lao động và sự đóng góp của họ đối với tổ chức và xã hội.
► Đối với doanh nghiệp.
Tiền công là một bộ phận của chi phí sản xuất, tăng hay giảm tiền công sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến vị trí cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Là công cụ để duy trì và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, là công cụ để quản lý.
► Đối với xã hội.
Ngoài vai trò là đòn bẩy kinh tế, thông qua con đường thu nhập tiền công sẽ tạo điều kiện điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư đảm bảo công bằng xã hội.
II. Các hình thức trả công lao động trong doanh nghiệp nhà nước.
1. Hình thức trả lương theo thời gian.
ãĐiều kiện áp dụng:
Áp dụng chủ yếu với người làm công tác quản lý gián tiếp hoặc cán bộ chuyên môn kỹ thuật, đối với công nhân sản xuất hình thức này chủ yếu áp dụng đối với một số công việc khó định mức lao động chính xác và chặt chẽ hoặc do tính chất phức tạp của công việc nếu trả lương theo sản phẩm sẽ không đảm bảo chất lượng sản phẩm hoặc sẽ không đem lại kết quả thiết thực.
Có 2 chế độ trả tiền công.
1.1. Chế độ trả công theo thời gian đơn giản.
Là chế độ mà tiền công của người lao động nhận được phụ thuộc vào mức lương cấp bậc theo chức vụ và thời gian làm việc thực tế.
1.2. Chế độ trả công theo thời gian có thưởng.
Là sự kết hợp chế độ trả công theo thời gian đơn giản với tiền thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng và chất lượng quy định.
Thường được áp dụng đối với công nhân phụ làm công việc phục vụ như sửa chữa và điều chỉnh thiết bị, áp dụng đối với những công nhân chính làm những công việc có trình độ cơ khí hoá cao, những công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng.
2. Hình thức trả công theo sản phẩm.
Tiền công mà người lao động nhận được phụ thuộc vào đơn giá của một đơn vị sản phẩm sản xuất ra hoặc đơn giá của một khối lượng công việc hoàn thành nhân với số lượng công việc thực tế hoàn thành.
Các chế độ trả công theo sản phẩm:
2.1. Chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân.
ãĐiều kiện áp dụng:
Áp dụng rộng rãi với người trực tiếp sản xuất, công việc của họ mang tính chất độc lập tương đối, có thể định mức, nghiệm thu sản phẩm cụ thể riêng biệt.
ãTính đơn giá và tiền công sản phẩm:
P = Lcbcv / Q
Tiền công cho sản phẩm trực tiếp cá nhân = P x Q1
Q1 : Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành của công nhân.
2.2. Chế độ trả công theo sản phẩm có thưởng.
Là sự kết hợp giữa trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân và tiền thưởng nên thu nhập của người lao động gồm 2 bộ phận:
Tiền công trả theo đơn giá cố định và số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành.
P = L/Q
TC = Q1 x P
Phần tiền thưởng được tính dựa vào mức độ hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu cả về số lượng và chất lượng.
Tiền thưởng = L ( m h )/100
Lth = L + L ( mh )/100
L : tiền công trả theo sản phẩm của đơn giá cố định.
m : tỉ lệ phần trăm tiền thưởng.
h : tỉ lệ phần trăm hoàn thành vượt mức sản lượng được tính thưởng.
2.3. Chế độ trả công theo sản phẩm tập thể.
ãĐiều kiện áp dụng:
Áp dụng đối với công việc cần tập thể công nhân hoàn thành như lắp ráp thiết bị hoặc sản xuất theo dây chuyền.
ã Đơn giá và tiền công:
ĐG = hoặc ĐG = x T
: là tổng tiền công theo cấp bậc công việc của tổ.
n : số người.
Q: mức sản lượng của cả tổ.
T: mức thời gian của tổ.
Tiền công = ĐG x Q
2.4. Chế độ trả công theo sản phẩm gián tiếp.
ãĐiều kiện áp dụng:
Dùng để trả công cho công nhân phụ mà công việc của họ có ảnh hưởng nhiều đến kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương theo sản phẩm.
ã Đơn giá và tiền công:
ĐG =
M: số lượng máy móc, thiết bị mà côngnhân phụ phục vụ.
Q: mức sản lượng của công nhân chính.
L: tiền lương cấp bậc công việc của công nhân phụ.
TCSPGT = ĐG x sản lượng thực tế công nhân chính hoàn thành.
2.5. Chế độ trả công theo sản phẩm luỹ tiến.
ã Điều kiện áp dụng:
Đối với khâu yếu trong sản xuất mà việc hoàn tất khâu này có tác dụng thúc đẩy sản xuất và những khâu khác có liên quan góp phần hoàn thành vượt mức kế hoạch của doanh nghiệp.
ã Đơn giá và tiền công:
Đơn giá cố định: P = L/Q
Đối với sản phẩm đạt mức khởi điểm.
Đơn giá luỹ tiến = P( 1+k ).
Trả cho những sản phẩm vượt mức khởi điểm.
K : tỉ lệ tăng đơn giá hợp lý.
k =
dcđ : tỉ lệ chi phí sản xuất gián tiếp cố định trong giá thành sản phẩm.
Tc : tỉ lệ số tiền tiết kiệm được dùng để tăng đơn giá.
DTL: tỉ trọng tiền lương của côngnhân sản xuất trong giá thành sản phẩm khi hoàn thành vượt mức sản lượng.
Tiền công theo sản phẩm luỹ tiến = P x Q0 +
Qo: sản phẩm đạt mức khởi điểm.
Q1: sản phẩm thực tế mà người lao động sản xuất ra.
2.6. Chế độ trả lương khoán.
ãĐiều kiện áp dụng:
Áp dụng với công việc giao khoán theo nhóm hoặc tổ côngnhân viên, tiền công sẽ được trả theo nhóm dựa vào kết quả cuối cùng mà nhóm hoàn thành thường dược áp dụng trong xây dựng cơ bản.
ã Tiền công khoán ĐG khoán của một khối lượng công
của cả nhóm = đơn vị công việc x việc hoàn thành.
III. Sự cần thiết của việc vận dụng có hiệu quả các hình thức trả công lao động tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả.
Tiền lương đóng một vai trò quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp nào. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động. Mặt khác việc lựa chọn, vận dụng các hình thức trả công lao động như thế nào để phù hợp với kết cấu, quy trình sản xuất của mỗi doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
Đối với Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả do những đặc điểm riêng biệt của mình nên việc vận dụng có hiệu quả các hình thức trả công lao động sẽ có những tác dụng thiết thực.
Thứ nhất Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả mang những đặc điểm chung nhất của một doanh nghiệp cơ khí đó là kết cấu phức tạp, số lượng lao động lớn, các ngành nghề đa dạng. Chính vì vậy mà với việc các hình thức trả công lao động được vận dụng hợp lý sẽ làm tăng vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương. Điều này hết sức quan trọng bởi vì nó sẽ kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng lao động đem lại kết quả công việc cao thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
Thứ hai mỗi một nhóm ngành nghề khác nhau có những đặc điểm đặc thù khác nhau, có những khó khăn và thuận lợi khác nhau. Do đó việc áp dụng linh hoạt, hiệu quả các hình thức trả công lao động sẽ đảm bảo công bằng cho người lao động góp phần điều tiết thu nhập một cách hợp lý tạo điều kiện để người lao động yên tâm làm việc.
Thứ ba mỗi một hình thức trả công lao động có ưu nhược điểm khác nhau, vận dụng có hiệu quả tức là ta phát huy được những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm. Với một doanh nghiệp có quy mô lớn như Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả nếu làm được điều này sẽ có ý nghĩa kinh tế rất lớn bởi sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất.
Thứ tư tiền lương, tiền công nhận được của người lao động gắn với kết quả lao động của chính họ. Vì vậy chỉ có vận dụng có hiệu quả các hình thức tiền lương mới mang lại cuộc sống ổn định và khuyến khích người lao động không ngừng học hỏi nâng cao trình độ tay nghề phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
Thứ năm vận dụng có hiệu quả các hình thức tiền lương cũng góp phần thúc đẩy công tác quản lý lao động trong doanh nghiệp, tăng cường kỉ luật lao động.
Thứ sáu trong điều kiện còn nhiều khó khăn, quỹ lương còn hạn chế thì việc vận dụng có hiệu quả các hình thức trả công lao động sẽ góp phần sử dụng hợp lý quỹ tiền lương trong doanh nghiệp. Đây là một trong những yếu tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Thứ bẩy xã hội ngày càng vận động phát triển theo hướng đánh giá năng lực theo kết quả công việc. Chính vì vậy người lao động cần được trả công xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra. Vận dụng có hiệu quả các hình thức trả công lao động cũng chính là một trong những biện pháp để người lao động tích cực hơn nữa với công việc.
Với tất cả những lý do trên việc vận dụng có hiệu quả các hình thức trả công lao động tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả là một vấn đề hết sức cần thiết.
Phần II
Phân tích thực trạng tình hình trả công lao động tại
Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả
I.Những đặc điểm của Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả ảnh hưởng đến trả công lao động.
1. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh của Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả ảnh hưởng đến trả công lao động.
1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.
Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả với chức năng cơ khí, phục vụ ngành Than có nhiệm vụ chế tạo phụ tùng và thiết bị, sửa chữa các loại thiết bị khai thác than, thiết bị sàng tuyển than, thiết bị bến cảng và vận tải than. Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả được xây dựng quy mô lớn, hơn nữa từ nhiều năm nay Công ty luôn được đầu tư chiều sâu, mở rộng mặt hàng sản xuất; vì vậy Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn nhất ngành Than Việt Nam và cũng là một trong số các doanh nghiệp cơ khí lớn trong cả nước, được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, đồng bộ, có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật có trình độ cao. Vì vậy có đủ năng lực phục vụ các ngành kinh tế như : khai thác mỏ, xi măng, xây dựng, thuỷ điện, nhiệt điện...
Sản phẩm của Công ty bao gồm các mặt hàng chủ yếi sau :
Sửa chữa (Trung tu, đại tu ) các loại máy xúc, gạt, khoan, máy nén khí, máy ép hơi., các loại máy sàng, máy đánh đống than, các loại gầu tải than.
Sửa chữa các thiết bị khấu than hầm lò, máy khoan hầm lò, máy cào vỏ...
Chế tạo phụ tùng (để bán và phục vụ thay thế sửa chữa).
Chế tạo các thiết bị : máy cào, các loại máy dập, máy nghiền, các loại băng tải, máy sàng, gầu tải, cột chống lò thuỷ lực.
Chế tạo cột điện cao thế mạ kẽm, vỏ máy biến thế các loại.
Chế tạo kết cấu thép các công trình thuỷ điện, nhiệt điện, nhà máy xi măng...
Sản xuất ôxi nitơ.
Sản xuất cấu kiện bê tông.
Chế tạo lắp đặt các phụ kiện, nhà xưởng cho các công trình thuỷ điện, xi măng, mía đường...Sơ đồ tổ chức của Công ty sẽ cho ta hiểu rõ hơn kết cấu sản xuất của Công ty. ( Sơ đồ tổ chức trang bên ).
Trên cơ sở các ngành nghề đăng kí kinh doanh và với năng lực vốn có ngoài thị trường là ngành Than Công ty đã tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh ở thị trường trong nước và liên danh, liên kết với các công ty đầu tư nước ngoài tạo nên các loại sản phẩm đa dạng.
Với đặc điểm về cơ cấu sản xuất phức tạp, khối lượng công việc mà công ty đảm nhận là rất lớn. Mỗi công việc khác nhau đều có khó khăn, thuận lợi riêng đòi hỏi các hình thức trả công lao động phải được vận dụng linh hoạt đảm bảo công bằng trong trả công và sự ổn định về thu nhập cho người lao động.
1.2. Chế độ công tác và loại hình sản xuất.
1.2.1.Chế độ công tác.
Do đặc điểm sản xuất của Công ty là doanh nghiệp cơ khí chế tạo và sửa chữa thiết bị phục vụ ngành Than và các ngành kinh tế khác nên Công ty áp dụng chế độ công tác và loại hình sản xuất sau:
Khối gián tiếp : Làm việc 6 ngày/tuần. Thời gian làm việc 8 tiếng mỗi ngày, nghỉ chủ nhật, ngày lễ tết.
Khối trực tiếp : Tuỳ theo các nhu cầu và đặc điểm, tiến độ của sản xuất mà các phân xưởng có thể bố trí 1 ca, 2 ca, 3 ca. Thời gian làm việc trong 1 ca là 8 giờ, bố trí hình thức đảo ca ngược và nghỉ luân phiên để tạo điều kiện cho công nhân lao động nghỉ ngơi dưỡng sức đảm bảo sức khoẻ.
1.2.2.Loại hình sản xuất.
Xuất phát từ nhiệm vụ và tính chất sản xuất của Công ty đã nêu ở phần trên, loại hình sản xuất của Công ty được xác định là loại hình sản xuất loạt vừa và nhỏ. Quá trình sản xuất chung của toàn Công ty được tổ chức theo dây chuyền Công nghệ. Đối với từng bộ phận sản xuất tuỳ theo tính chất công việc được tổ chức theo các hình thức sau:
ãTổ chức sản xuất theo ngành nghề.
Bao gồm chủ yếu là những công nhân có cùng một nghề, công việc chuyên môn như nhau, cùng làm việc tại một nơi trong cùng một thời gian. Loại hình này được áp dụng chủ yếu ở các tổ sửa chữa như tổ điện, tổ rèn, đúc...
ãTổ sản xuất theo máy.
Loại hình tổ sản xuất mà tất cả các thành viên trong tổ cùng một nghề nhưng được phân công đi các ca khác nhau để thực hiện quản lý và sản xuất ra sản phẩm trên cùng một loại thiết bị. Loại hình tổ sản xuất này được áp dụng chủ yếu với các thiết bị gia công cơ khí như tổ tiện, tổ hàn, tổ nguội...
ãTổ sản xuất theo ca.
Là loại hình tổ sản xuất mà cả tổ đều đi chung trong một ca sản xuất. Loại hình này được áp dụng chủ yếu cho các lao động phụ trợ như tổ bốc xếp vật tư, chuẩn bị sản xuất, bảo vệ...
ãTổ sản xuất tổng hợp.
Là tổ sản xuất trong đó bao gồm nhiều công nhân biết các ngành nghề khác nhau tuỳ theo yêu cầu, đòi hỏi của công việc như tổ gia công kết cấu, tổ trực sửa chữa...
Việc tổ chức sản xuất theo các tổ sản xuất như trên rất thuận lợi cho việc trả công lao động và đảm bảo phân phối tiền công công bằng và hợp lý trên nguyên tắc trả theo năng suất và hiệu quả công tác, từ đó khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động.
Từ những đặc điểm về kết cấu, tổ chức, chế độ công tác, loại hình sản xuất thì quy trình phân phối tiền lương của Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả đựơc thực hiện như sau:
Công ty → phân xưởng → tổ sản xuất → người lao động.
Sơ đồ phân phối tiền lương và thu nhập của Công ty năm 2003.
TỔNG QUỸ TIỀN LƯƠNG THEO ĐƠN GIÁ
Quỹ tiền phân phối lại
Quỹ thưởng trong lương
Quỹ lươngphân phối trực tiếp cho người lao động
Quỹ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
Quỹ lương dự phòng
Quỹ lương theo định mức, khoán, phân phối trong kỳ
Quỹ lương theo chế độ
Quỹ lương của bộ phận dịch vụ, nhà trẻ
Quỹ lương của văn phòng Công ty
Quỹ lương của bộ phận hưởng theo định mức lao động
Quỹ lương của bộ phận hưởng lương thời gian theo định biên
( Nguồn 14 )
1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả từ 2001-2003.
Những năm trước 2001 khi Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả còn trực thuộc Tổng công ty cơ khí năng lượng và mỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gặp rất nhiều khó khăn. Do sản xuất và thị trường không ổn định tình trạng thiếu việc làm xảy ra thường xuyên dẫn đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty không được đảm bảo.
Từ năm 2001 Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả sát nhập vào Tổng Công ty Than Việt Nam. Từ đó đến nay Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả đã thật sự khởi sắc vươn lên. Sự phát triển của Công ty trong 3 năm qua là một cố gắng đáng khích lệ, trong một thời gian ngắn Công ty đã vươn lên từ một doanh nghiệp khó khăn thua lỗ kéo dài (kể từ 2001 về trước) đã nhanh chóng ổn định và đẩy sản xuất phát triển với tốc độ tăng tưởng cao, doanh thu tính lương năm 2003 đạt 99 tỷ đồng tăng 1,52 lần so với thực hiện 2002 và 2,7 lần so với 2001, tiền lương bình quân theo danh sách năm 2003 đạt 1.267.000 tăng 1,4 lần so với 2002 và tăng 2,7 lần so 2001, Công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, với TVN và với địa phương, sản xuất kinh doanh bước đầu có lợi nhuận.
Bảng 1: Giá trị doanh thu qua các năm.
Năm
Doanh thu (tỷ đồng)
Tỉ lệ tăng (%)
2001
36.5
20.3
2002
65.2
78.6
2003
99
51.8
( Nguồn 2 )
Bảng 2: Thu nhập bình quân đầu người qua các năm.
Năm
Thu nhập bình quân (đ/người/tháng)
2001
464.600
2002
908.613
2003
1267000
( Nguồn 2 )
Sự phát triển của Công ty trong ba năm qua là kết quả của mọi sự nỗ lực trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trog đó có công tác tiền lương.
2. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất của Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả ảnh hưởng đến trả công lao động.
Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả là một doanh nghiệp cơ khí mang tính chất sửa chữa, thay thế, phục hồi và chế tạo các sản phẩm phục vụ ngành than và một số ngành khác. Vì vậy công nghệ sản xuất rất đa dạng bao gồm:
ãCác công nghệ sửa chữa:
Công nghệ sửa chữa các loại thiết bị khai thác, vận tải và sàng tuyển than: Trung đại tu các loại xe gạt, máy xúc, máy khoan, thiết bị sàng tuyển than, thiết bị bốc rót cảng than, các loại xe ôtô Belaz và xe Trung Xa, các loại đầu tàu toa xe đường sắt, các loại máy ép hơi...
Công nghệ sửa chữa các loại máy công cụ: (máy gia công cơ khí, máy tiện, phay, bào, sọc, khoan, máy búa...)
Công nghệ phục hồi phụ tùng: Phục hồi bằng công nghệ hàn tự động, hàn tay, gia công cắt gọt.
ãCông nghệ đúc:
Đúc thép, đúc gang, đúc đồng, đúc nhôm: các loại bánh răng, các loại vỏ hộp giảm tốc, các loại gầu xúc, bạc đồng, bánh dẫn xích, các gối đỡ trục...
ãCông nghệ chế tạo:
Chế tạo phụ tùng (để bán theo các hợp đồng, thay thế cho sửa chữa...)
Chế tạo thiết bị : Các loại máy đập búa, máy dập răng, máy nghiền xi măng, các loại cầu trục, các loại toa xe đường sắt, các loại máy sàng rung, sàng lắc...
Chế tạo kết cấu thép : Cho các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, xi măng, mía đường, cột điện mạ kẽm cho đường dây tải điện cao thế...
Công nghệ nhiệt luyện, mạ kim loại.
ãCông nghệ sản xuất ôxi nitơ.
Dây chuyền công nghệ của công ty được khép kín, có sự phối hợp nhịp nhàng khâu tạo đúc phôi, gia công cắt gọt và hoàn chỉnh sản phẩm nhập kho và tiêu thụ.
Quy trình sản xuất của Công ty khái quát với các giai đoạn chủ yếu sau:
Giai đoạn 1 : Tổ chức tiếp thị, khai thác thị trường, thương thảo kí kết hợp đồng kinh tế.
Giai đoạn 2 : Chuẩn bị kỹ thuật.
Thiết kế kỹ thuật, thiết kế công nghệ.
Kiểm tra, phân loại bước 1, bước 2 (đối với sản phẩm sửa chữa).
Định mức vật tư, định mức lao động.
Giai đoạn 3 : Tổ chức sản xuất.
Cung ứng vật tư, chế biến vật tư.
Tổ chức gia công chế tạo (các giai đoạn).
Tổ chức sửa chữa (các giai đoạn).
Kiểm tra, lắp ráp, kiểm tra.
Nhập kho thành phẩm.
Giai đoạn 4 : Tổ chức tiêu thụ, thanh quyết toán hợp đồng.
Các giai đoạn trên được khái quát theo sơ đồ sau :
Sơ đồ quá trình sản xuất kinh doanh tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả
Quá trình sản xuất kinh doanh.
Quản lý TT
Cung cấp NL
Định hướng.
Đánh giá
Kiểm soát thông tin
Kiểm soát hồ sơ.
Đào tạo, tuyển dụng.
Kiểm soát thiết bị.
Kiểm soát thiết bị dụng cụ đo.
Tiếp nhận yêu cầu.
Dự thầu.
Khai thác hợp đồng
Thiết kế sản phẩm.
Dịch vụ
Mua nguyên vật liệu.
Dịch vụ
Sản xuất ra sản phẩm.
Kiểm tra
Nhập kho
Giao hàng
Dịch vụ sau bán hàng
Đánh Lập
giá chính
thoả sách
mãn chất
khách lượng.
hàng Mục tiêu
chất lượng
Khắc
phục
phòng
ngừa.
Xem xét
của lãnh
đạo
Đánh giá
nội bộ
Sản phẩm
không phù
hợp
( Nguồn 13 )
3. Đặc điểm về lao động của Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả ảnh hưởng đến trả công lao động.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2003 tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 1386 người. Trong đó:
Công nhân kỹ thuật là : 892 người.
Lao động phổ thông là : 147 người.
Cán bộ gián tiếp, nhân viên phục vụ là : 342 người.
Cán bộ đoàn thể là : 5 người.
Chất lượng lao động của toàn Công ty như sau:
Trình độ đại học và cao đẳng : 158 người chiếm 11.4%.
Trình độ trung cấp : 64 người chiếm 4.6%.
Số còn lại là công nhân các ngành nghề khác nhau và lao động phổ thông trong Công ty chiếm 84%.
Về cơ bản lực lượng lao động của Công ty được trang bị đầy đủ kiến thức, được đào tạo từ các trường dạy nghề chính quy có trình độ tay nghề và chuyên môn vững.
Bảng 3 : Cơ cấu lao động trong toàn Công ty Đơn vị (người)
STT
Danh mục ngành
nghề
Số lượng
Bậc thợ BQ
Tuổi đời
TS
Nữ
<25
25-35
36-45
46-55
56-60
I
Công nhân KT
892
217
4.45/7
23
174
570
120
5
Cơ khí.
414
94
4.64/7
11
42
309
46
5
Nấu luyện thép.
122
4.61/7
Sửa chữa.
187
18
4.32/7
Ngành nghề khác
169
105
4.18/7
II
Lao động PT.
147
132
3.26/7
III
Gián tiếp, phụ trợ.
342
144
IV
Cán bộ đoàn thể.
5
Cộng
1386
493
( Nguồn 4 )
Bảng 4: Tổng hợp chất lượng cán bộ nhân viên gián tiếp.
STT
Chức danh
TS
Nữ
Đảng viên
ĐH và CĐ
Trung cấp
Công nhân
1
Giám đốc, phó GĐ
4
4
4
2
Trưởng phòng
19
4
19
19
3
Quản đốc
14
14
13
4
Phó phòng
21
19
21
5
Phó quản đốc
16
3
13
15
6
Đốc công, đội trưởng
28
21
5
23
7
CB, NV đơn thuần
240
49
33
86
58
96
Cộng
342
56
123
158
64
119
( Nguồn 4 )
Qua hai bảng trên ta thấy :
Số lượng công nhân kỹ thuật có 892 người chiếm 64.4% so với số lao động toàn công ty. Bậc thợ bình quân là 4.45/7. Trong đó:
Công nhân kỹ thuật có độ tuổi ≤ 25 tuổi là 23 người bằng 2.6%.
Công nhân kỹ thuật có độ tuổi từ 26-35 có174 người bằng 19.5%.
Công nhân kỹ thuật có độ tuổi từ 36-45 tuổi là 570 người bằng 64%. Đây là lứa tuổi có đủ sức khoẻ, trình độ và kinh nghiệm để đảm nhận các công việc cơ bản trong dây chuyền công nghệ và sản xuất ra sản phẩm.
Công nhân kỹ thuật có độ tuổi từ 46-55 tuổi là 120 người bằng 13.5%. Đây là lực lượng có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có thể hướng dẫn, kèm cặp, nâng cao tay nghề cho lớp trẻ. Số lao động này rất quan trọng, là vốn quý trong sản xuất vì vậy phải có chính sách ưu đãi hợp lý để khuyến khích sự đóng góp của họ.
Cán bộ gián tiếp và lao động phụ trợ là 342 người chiếm 25%, số còn lại là lao động phổ thông 147 người chiếm 11%.
Như vậy cơ cấu bố trí sản xuất tại các bộ phận giữa công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và công nhân gián tiếp phụ trợ là chưa hợp lý. Bộ phận gián tiếp phụ trợ còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tổ chức là 25%, đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tăng năng suất lao động và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Với đặc điểm là một doanh nghiệp cơ khí có quy mô lớn, số lượng lao động trong toàn công ty gần 1400 người trong đó só lượng công nhân trực tiếp sản xuất chiếm 64,4% còn lại là cán bộ, nhân viên gián tiếp phụ trợ, sự đa dạng về ngành nghề và kết cấu lao động thì việc vận dụng các hình thức trả công lao động như thế nào cho có hiệu quả gặp không ít khó khăn.
II.Phân tích thực trạng trả công lao động tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả.
Hiện nay Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả áp dụng hai hình thức trả công lao động là : Hình thức trả công lao động theo sản phẩm và hình thức trả công lao động theo thời gian.
1. Phân tích hình thức trả công theo sản phẩm.
Phân tích các điều kiện trả công theo sản phẩm.
1.1.1. Phương pháp xây dựng định mức lao động tại Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả.
Do công ty có quy mô sản xuất lớn, kết cấu sản xuất phức tạp cho nên công tác quản lý định mức gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên Công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác xác định định mức dựa trên cơ sở nghiên cứu tài liệu mẫu, số liệu thực tế, kinh nghiệm thực tế, số liệu thống kê khảo sát tuỳ theo độ phức tạp, tính chất công việc của mỗi loại sản phẩm để điều chỉnh định mức cho phù hợp và chính xác.
ãCông ty đã áp dụng các phương pháp xác định mức lao động sau :
Phương pháp tính toán.
Phương pháp thống kê, phân tích.
Phương pháp định mức mẫu.
Đối với sản phẩm gia công cơ khí việc định mức được tính toán hoặc định mức theo mẫu tới từng bước nguyên công ( tại các phân xưởng cơ khí chế tạo, phân xưởng cơ khí 3, phân xưởng dụng cụ ).
Đối với thiết bị sửa chữa, việc sửa chữa dựa trên số liệu kiểm tu phân loại, yêu cầu kỹ thuật sửa chữa, và được định mức theo phương pháp thống kê phân tích ( sản phẩm sửa chữa tại các phân xưởng sửa chữa máy mỏ 1, máy mỏ 2, phân xưởng sữa chữa cơ điện ).
Định mức sản phẩm kết cấu áp dụng phương pháp thống kê phân tích, được xác lập chủ yếu bằng cách tính bình quân cho một tấn sản phẩm trên cơ sở căn cứ vào độ phức tạp và trọng lượng của sản phẩm.
Định mức sản phẩm đúc bằng phương pháp tính toán trên cơ sở quy trình công nghệ đúc, loại thép đúc (gang đúc) và trọng lượng sản phẩm.
ãKết cấu của định mức lao động tổng hợp các đơn vị sản phẩm bao gồm:
Mức hao phí lao động của công nhân chính.
Mức hao phí lao động của công nhân phục vụ, phụ trợ.
Mức hao phí lao động của lao động quản lý.
Công thức tổng quát như sau:
Tsp = Tcn + Tpv + Tql
= Tsx + Tql
Trong đó:
Tsp : Mức lao động tổng hợp tính theo đơn vị sản phẩm.
Tcn : Mức lao động công nghệ.
Tpv : Mức lao động phục vụ và phụ trợ.
Tql : Mức lao động quản lý.
Tcn : Bằng tổng thời gian định mức có căn cứ kỹ thuật hoặc theo thống kê kinh nghiệm của những công nhân chính thực hiện các nguyên công theo quy trình công nghệ và các công việc không thuộc nguyên công để sản xuất ra sản phẩm đó trong điều kiện tổ chức, kỹ thuật xác định.
Tpv : Được tính theo tỷ lệ quy định giữa tổng số định biên công nhân phục vụ, phụ trợ trong các phân xưởng, bộ phận sản xuất với tổng số công nhân sản xuất chính theo định mức và được phân bổ cho đơn vị sản phẩm.
Tpvsp =
Trong đó :
Tpvsp : Mức lao động phục vụ tính theo đơn vị sản phẩm.
∑Lpv : Định biên lao động phục vụ, phụ trợ.
∑Lsxc : Định biên lao động sản xuất chính (lao động định mức).
Tsxc : Mức lao động sản xuất chính.
Tql : Được tính theo tỷ lệ quy định giữa tổng số định biên lao động quản lý với tổng số công nhân sản xuất chính theo định mức và được phân bổ theo đơn vị sản phẩm.
Tqlsp =
Trong đó :
Tqlsp : Mức lao động quản lý tính theo đơn vị sản phẩm.
∑Lql : Định biên lao động quản lý.
∑Lsxc : Định biên lao động sản xuất chính (lao động định mức).
Tsxc : Mức lao động sản xuất chính.
Đơn vị tính mức lao động tổng hợp là giờ công trên đơn vị sản phẩm hiện vật hoặc sản phẩm hiện vật quy đổi.
Bảng 5:Định mức lao động tổng hợp một số sản phẩm chủ yếu của Công ty cơ khí Trung Tâm Cẩm Phả
Số
TT
Tên sản phẩm
ĐV
Định mức lao động tổng hợp
Tsp
Trong đó
Tcn
Tpv
Tql
I.
SẢN PHẨM SỬA CHỮA.
1
Trung tu máy gạt.
Công/xe
1069.2
810.00
202.5
56.7
2
Trung tu máy xúc.
Công/máy
2143.7
1624.0
406.0
113.7
II.
SẢN PHẨM CHẾ TẠO.
1.
CHẾ TẠO THIẾT BỊ.
Chế tạo máy khoan
Công/máy
1718.6
1302.0
325.5
91.14
Xe goòng 3 tấn
Công/cái
79.86
60.50
15.13
4.24
Xe goòng 1 tấn
Công/cái
50.69
38.4
9.60
2.69
Hộp giảm tốc máng cào
“
102.17
77.4
19.35
5.42
Sàng 200 tấn/ca
“
275.62
208.80
52.2
14.62
Sàng SQ 42
“
467.76
354.36
88.59
24.81
Máy rèn choòng
Công/máy
1116.7
846.00
211.5
59.22
2.
CHẾ TẠO PHỤ TÙNG NGÀNH THAN
a
Nhóm bánh răng phụ tùng bến cảng
Bánh răng m8 Z17
Công/cái
3.09
2.34
0.59
0.16
Bánh răng chân cầu m8 Z112
“
20.38
15.44
3.86
1.08
Bánh răng côn m7 Z43
“
14.64
11.09
2.77
0.78
Bánh răng m5 Z102
“
9.84
7.46
1.86
0.52
Bánh răng m8 Z30
“
3.58
2.71
0.68
0.19
Bánh răng m6 Z24
“
2.66
2.02
0.50
0.14
Bánh răng côn hãm m8 Z35
“
5.22
3.95
0.99
0.28
Bánh lăn
“
61.55
46.63
11.66
3.26
Lục lăng gầu 450
“
13.88
10.52
2.63
0.74
Lục lăng phải gầu 450
“
13.88
10.52
2063
0.74
Lục lăng phải gầu 350
“
7.11
5.39
1.35
0.38
Lục lăng gầu nghiêng
“
13.88
10.52
2.63
0.74
b
Nhóm phụ tùng sàng tuyển đường sắt.
Cụm trục bánh xe.
Công/cụm
7.59
5.75
1.44
0.40
Trục bánh xe.
Công/cái
4.33
3.28
0.82
0.23
Vành bánh.
“
1.32
1.00
0.25
0.07
Lòng bánh.
“
6.83
5.17
1.29
0.36
c
Chế tạo phụ tùng máy xúc, gạt
ãGầu xúc EKT 4,6
Thành gầu trước
Công/cái
215
162.88
40.72
11.4
Thành gầu sau
“
213.51
161.75
40.44
11.32
Đáy gầu
“
98.18
74.38
18.59
5.21
Then gầu
“
8.75
6.63
1.66
0.46
Răng gầu
Công/bộ
65.14
49.35
12.34
3.45
Lắp ráp gầu
Công/gầu
23.43
17.75
4.44
1.24
Bản lề
Công/bộ
58.74
44.50
11.13
3.12
ãChế tạo phụ tùng máy xúc 8I
Răng gầu
Công/cái
19.02
14.41
3.60
1.01
Bản lề mở đáy gầu
“
31.68
24.00
6.00
1.68
Bánh răng m12- Z70
“
94.05
71.25
17.81
4.99
d
Hàng kết cấu bến - đường sắt
Lam nguyên khai ĐI
Công/bộ
2.31
1.75
0.44
0.12
Lam nguyên khai ĐII
Công/bộ
1.29
0.97
0.24
0.07
_ Gá tổng hợp
“
0.68
0.51
0.13
0.04
_ Lắp tổng hợp
“
0.33
0.25
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Q0024.doc