Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân - Kết quả để phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam (12 tr)

Lời mở đầu Thời kỳ công ngiệp phát triển,việc khai thác các nguồn tài nguyên quá mức, gây nạn ô nhiễm môi trường, phá rừng, làm suy thoái lớp thổ nhưỡng, gây ra những tai hoạ và tổn thất lớn lao cho con người. Trong thông điệp kỷ niệm ngày môi trường thế giới 5/6/1999, Giám đốc điều hành UNEP nêu:"Hạnh phúc và mọi hi vọng của các dân tộc trên thế giới sẽ không thể có, nếu môi trường và các hệ sinh thái tren trái đất chưa được đảm bảo an toàn." Rõ ràng vấn đề bảo vệ môi trường trở thành vấn đề

doc12 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2766 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân - Kết quả để phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam (12 tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời sự cấp bách đối với mọi quốc gia, của toàn nhân loại. ở Việt Nam trong những năm gần đây cùng với nhịp độ phát triển của nền kinh tế, nâng cao đời sống xã hội thì môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm, môi trường bị ô nhiễm ở mọi nơi mọi chỗ, từng ngày từng giờ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người. Chính vì ý thức được điều đó, em muốn tìm hiểu xem nguyên nhân cơ bản của vấn đề ở đây là gì, chúng ta có biện pháp gì để khắc phục hay không? Vì vậy em đã quyết định chọn đề tài "Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả để phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam. Tuy nhiên vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề toàn cầu, nó chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Trong bài viết của mình em chỉ đi sâu vàu phân tích những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nạn ô nhiễm môi trường và từ những nguyên nhân đó mang đến một kết quả như thế nào đối với cuộc sống của con người. Đảng, Nhà Nước, nhân dân ta đã có những giải pháp gì để khắc phục? Nội dung I. Thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường ở việt nam 1.Tình hình ô nhiễm môi trường ở Việt Nam 1.1.Ô nhiễm nguồn nước Hiện nay vấn đề nan giải nhất của nhà nước ta hiện nay là làm thế nào để xử lý nguồn nước thải. Hàng ngày lượng nước thải từ các nhà máí, lượng nớc thải sinh hoạt đổ ra các con sông, ao hố xung quanh các khu vực dân cư, nước chỉ có một màu đen không có loài sinh vật nào sống nổi. Điển hình là khu công nghiệp (KCN) Việt Hương ở Thuận An Bình Dương, mỗi ngày nhà máy thải ra khoảng 730m3. Toàn bộ lượng chất thải này đều đổ dồn vào con suối Chòm Sao làm cho con suối này bị ô nhiễm nặng cây trái và vật nuôi chết hàng loạt, người lội xuống nước thì bị mẩn ngứa. Mặt khác, chất thải chăn nuôi gà vịt heo bò của các hộ gia đình dọc hai bên suối đều đổ xuống đây, làm cho môi trường nơi đây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Số người dân được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt chỉ chiếm khoảng trên 30% còn lại là sử dụng nước giếng khoan hay nước ao hồ chứa rât nhiều độc tố. ở một số vùng nông thôn, vùng sâu , vùng xa hầu như không có nước sạch sử dụng, thậm chí ngay trên địa bàn thảnh phố Hà Nội vẫn còn nhiều khu chưa có nước sạch sử dụng như ở phường Vĩnh Tuy quận Hai Bà Trưng Hà Nội với số dân là 2,5 vạn người nhưng cho đến nay các hộ gia đình ở đây vẫn chưa được cung cấp nước sạch. Bên cạnh đó thì tình trạng chặt phá rừng bừa bãi gây lũ lụt, làm cho nguồn nước thường xuyên bị ô nhiễm. Theo số liệu thống kê từ 1985- 1995 nước ta có 1,2 triệu ha rừng bị phát quang để phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, khai thác gỗ kinh doanh, khai thác củi đun và do chiến tranh tàn phá. Đizeeuf này đã làm ttăng tốc độ sói mòn đất, ,lũ lụt và sự tuyệt chủng các loài sinh vật. Từ 1988-1994 hơn 22000ha nước ven biển bị xoá đi để phục vụ cho mục đích nuôi trồng thuỷ sản. Như vậy lượng nước sạch ngày càng bị thu hẹp lại cộng với việc dân số ngày càng gia tăng nên vấn đề ô nhiễm nguồn nước đang là mối đe doạ đối với môi trường Việt Nam. 1.2.Ô nhiễm không khí Con người muốn khoẻ mạnh không ốm đau bệnh tật thì môi trường sống phải sạch sẽ, không khí trong lành nhưng vấn đề đó đối với môi trường nước ta ngày càng trở nên xa vời và khó thực hiện. Hàng ngày trên các con đường quốc lộ đặc biệt là trên các con đường vành đai bao quanh thành phố có hàng nghìn chiếc xe tải và xe ô tô các loại vận hành, con người ngạt thở vì khói và bụi, cây không còn màu xanh của lá vì nó đã bị phủ một lớp bụi dày hàng mm. Các cống dãnh trên đường phố và trong các ngõ phố lúc nào cũng đen ngòm và bốc lên mùi hôi. Hàng ngày lượng khí thải bay ra từ các ống khói nhà máy làm cho bấu không khí luôn luôn bị tổn thương và chứa rất nhiều khí độc đặc biệt là các nhà máy hoá chất và các nhà máy sản xuất xi măng. Các làng nghề truyền thống cũng là một trong những tác nhân chủ íếu gây ô nhiễm bầu không khí ở các làng quê. Nếu như trước kia mọi người tìm đến các làng quê là nơi có bầu không khí trong lành thì nay vấn đề đi ngược lại hoàn toàn. Làng nghề truyền thống Châu Phong thuộc Đông Anh Hà Nội nay đã bị ô nhiễm nặng bởi nghề phun sơn. Vì sơn dùng phun là hỗn hợp được pha trộn từ nước và nhiều hoá chất khác, đây là sự tổng hợp của nhiều hoá chất độc hại, mùi sơn phun rất hắc ,người đứng phun sơn chỉ cần hai tiếng đồng hồ, nếu sức khoẻ yếu thì có thể ho ra máu. Một số làng quê ở các tỉnh Hà Nam ,Bắc Ninh …và ngoại thành Hà Nội mấy năm gần đây có phong trào làm gạch đỏ. Vào mùa khô hàng trăm lò gạch ralò những người dân nơi đây phải sống chung với khói than cuốn ra từ các lò nung gạch. Như vậy những người dân Việt Nam từ thành phố cho đến cá làng quê hàng ngày đang phải đối mặt với nạn ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là bầu không khí đang bị tổn thương chứa nhiều khí độc. 1.3.Ô nhiễm đất đai Do công nghiệp hoá chất ngày càng phát triển, các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ được sản xuất rất nhiều. Hàng năm trung bình mỗi sào Bắc Bộ sử dụng khoảng 1000-1200cc thuốc trừ sâu. Đất đai bị nhiễm độc ngày càng trai cứng bên cạnh đó côn trùng giun dế là những đối tượng làm cho đất tơi xốp thì nay bị chết vì nhiễm độc. Như vậy việc sản xuất thuốc trừ sâu phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Những vùng đất bị nhiễm nước thải từ các nhà máy chiếm diện tích ngày càng lớn cây cối ở những vùng đất này thường không phát triển, thậm chí không sống được. 2. Những hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi trường đối với đời sống KTXH Hậu quả trực tiếp do ô nhiễm môi trường đêm lại là sức khoẻ của người dân không được đảm bảo, hàng ngàí sống chung với rác rưởi, khí thải, khói bụi, tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm xoang, viêm phổi, ngạt mũi, cảm cúm… và nhiều căn bệnh hiiểm nghèo khác .Theo số liệu thống kê năm 2002 ở nước ta có khoảng 19% số bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp do môi trường sống bị ô nhiễm Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng gây cản trở không nhỏ đến quá trình sản xuất nông nghiệp, đất đai và nguồn nước bị ô nhiễm làm cho cây trồng khó phát triển, vật nuôi thường xuyên mắc các dịch bệnh như thương hàn, hen….gâí thiệt hại cho nhân dân. Nước ta có diện tích bờ biển lớn có nhiều khu di tích lịch sử vấn đề ô nhiễm môi trường làm cản trở phần lớn lượng du khách từ nước ngoài vào Việt Nam ảnh hưởng lớn đến doanh thu của nghành du lịch. ii. nguyên nhân và những giải pháp khắc phục 1. Nguyên nhân Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ngày càng nghiêm trọng, nó do sự tác động của nhiều nguyên nhân trong đó có những nguyên nhân chủ quan và có những nguyên nhân khách quan. 1.1. Nguyên nhân khách quan Do dân số ngày càng gia tăng, lượng chất thải, rác thải sinh hoạt ngày càng lớn Các nghành công nghiệp hoá chất phát triển, phần lớn lượng chất thải công nghiệp không qua sử lý Lượng xe tải,xe khách, xe ô tô ngày càng tăng .Nguyên nhân chủ quan Khai thác tài nguyên, chặt phá rừng bừa bãi mà không đi đôi với việc bảo vệ và tái tạo.Một trong ba nguyên tắc cơ bản trong mối quan hệ giữa người và thiên nhiên của Th.S . Võ Minh Tuấn cho rằng :"Con người chỉ chú ý khai thác tài nguyên để sản xuất vật chất cho đời sống vật chất mà không lo bảo vệ môi trường sống trong lành, phá vỡ tính thống nhất của thế giới vật chất, càng khai thác tài nguyên thiên nhiên thì con người càng tách mình ra khỏi tự nhiên, càng làm cho môi trường sống mất cân bằng ". Một số bộ phận người dân ở các làng nghề vì mục đích trước mắt mà vi phạm luật bảo vệ môi trường . ý thức của người dân về việc bảo vệ môi trường còn rất kém, còn vứt rác rưởi bừa bãi không đúng nơi quy định.ở một số vùng nông thôn khu chăn nuôi gia súc, gia cầm chưa cách li với khu nhà ở. Dù là nguyên nhân khách quan hay nguyên nhân chủ quan đều xuất phát từ ý thức của con người. Con người không kiểm soát mình, không ý thức được mình sẽ kéo theo một loạt các vấn đề và một trong những vấn đề đó là nạn ô nhiễm môi trường. Những giải pháp khắc phục 2.1.Đối với nhà nước Cần có những biện pháp kịp thời để xử lý lượng chất thải từ các nhà máy, chất thảo sinh hoạt, hỗ trợ và cung cấp đủ nước sạch cho mọi người dân. Giảm bớt lượng xe ca, xe máí lưu thông trên đường phố, tăng cường các tuyến xe buýt. Xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm luật lệ bảo vệ môi trường. Tổ chức các phong trào tình nguyện như : "Mùa hè xanh ","Vì đường phố xanh sạch đẹp" kết hợp với việc tuyên truyền, nêu cao vai trò, chức năng của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người cho cộng đồng, lôi kéo họ vào công tác bảo vệ môi trường. Đưa nội dung bảo vệ môi trường nhân văn vào hệ thống giáo dục quốc dân, ngoài giờ học chính khoá nên tổ chức các cuộc thi vẽ, thơ, ca dao với nội dung bảo vệ môi trường. . Đối với mỗi cá nhân Chấp hành nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường và tự ý thức bảo vệ môi trường nơi mình đang sống và nơi công cộng, đổ rác thải đúng nơi quy định. Tích cực tham gia các phong trào trồng cây xanh, tuyên truyền động viên những người xung quanh về ý thức bảo vệ môi trường. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, không khai thác rừngbừa bãi kết hợp việc khai thác hợp lý với việc trồng và tái sinh rừng. Tham gia và khuyến khích mọi người đi xe buýt để giảm lượng xe ô tô và xe máí trên đường phố. Những kết quả thu được Do sự nỗ lực của Đảng và Nhà Nước ta, do ý thức và sự cố gắng của mỗi người dân trong xã hội mà vấn đề ô nhiễm môi trường phần nào được khắc phục. Trong những năm vừa qua được sự hỗ trợ của UNICEP, ngân sách của Trung Ương, cùng sự tham gia đóng góp của nhân dân tính cho đến nay đã giải quyết được khoảng 48% số hộ dân có nước sạch sử dụng. Điển hình là ở tỉnh Ninh Bình tính đến năm 2001 đã có 2550 giếng khoan, 21 công trình cấp thoát nước tập trung được đưa vào sử dụng, giải quyết được 62% số dân có nước sạch dùng trong sinh hoạt, làm cho môi trường sinh hoạt nơi đây đã được cải thiện đang kể. Tại tỉnh Hà Nam và một số địa phương khác năm 2002 vừa qua được nhà nước hỗ trợ gần 1000 tấn xi măng để xâ bể lọc nước và làm hố ga để xử lý phân hữu cơ Nhờ phong trào kêu gọi toàn dân tham gia vệ sinh môi trường vì súc khoẻ mọi người, vào sáng thứ bảy hàng tuần đã thu hút được đông đảo người dân tham gia hưởng ứng từ các cụ già thanh niên và các em nhỏ cộng với việc đội ngũ lao công làm việc ngày đêm làm cho môi trường trở nên quang đãng hơn. Hiện nay Nhà Nước đã có hàng tỷ đô la viện trợ cho các dự án về sử lý chất thải công nghiệp, mmột ssố dự án đang được đưa vào thực hiện và đã thu được kết quả khả quan. Năm 2000 đội ngũ nghiên cứu trường ĐH Bách Khoa đã nghiên cứu, sản xuất ra một loại túi nilon có thời gian phân huỷ rất ngắn chỉ trong vòng khoảng sáu tháng để thay thế cho một lượng lớn túi nilon hiện nay rất khó phân huỷ. Có thể vài năm tới đây sẽ được đưa vào sử dụng toàn bộ. Ngày 17/10/2001 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1363/QD/TTG phê duyệt Đề án "Đua nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân". Kết luận Qua công trình khoa học nhỏ này phần nào giúp chúng ta nắm được tình hình ô nhiễm môi trường ở Việt Nam, nó đang từng ngày diễn ra xung quanh cuộc sống của con người và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khoẻ của con người, nhiều căn bệnh hiểm nghèo phát sinh. Nhưng kết quả nào thì cũng phải có nguyên nhân của nó và nguyên nhân sâu xa của vấn đề ở đây là do ý thức của con người. Con người có bộ óc tư duy, có thể tự điều chỉnh hành vi của mình. Người không thống trị giới tự nhiên như một kẻ xâm lược vì bản thân con người là một phần hữu cơ của giới tự nhiên là sản phẩm của tự nhiên. Biết chung sống với tự nhiên như với bạn là cách tốt nhất đem lại sự phát triển hài hoà và lâu dài của thế giới vật chất và của con người. Từ việc nắm bắt được nguyên nhân của vấn đề, Nhà nước và mỗi cá nhân đã có những biện pháp tích cực phần nào giải quyết nạn ô nhiễm môi trường đảm bảo tốt cho sức khoẻ cộng đồng. Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái không phải là trách nhiệm của mỗi cá nhận mà là trách nhiệm của tất cả mọi người, của toàn xã hội. Mục lục Trang Lời mở đầu 1 Nội dung 2 I. Thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam 2 1 Tình hình ô nhiễm môi trường ở Việt Nam 2 1.1. Ô nhiễm nguồn nước 2 1.2. Ô nhiễm không khí 3 1.3. Ô nhiễm đất đai 4 2. Những hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi trường đối với đời sống kinh tế xã hội 4 II. Nguyên nhân và những giải pháp khắc phục 5 1. Nguyên nhân 5 1.1. Nguyên nhân khách quan 5 1.2. Nguyên nhân chủ quan 5 2. Những giải pháp khắc phục 6 2.1. Đối với Nhà Nước 6 2.2. Đối với mỗi người dân trong xã hội 7 3. Những kết quả thu được 7 Kết luận 9 Mục lục Tài liệu tham khảo BảN TIN Giáo dục môi trường Số 10(6/2002) Báo Kinh doanh và pháp luật Số 19(11/5/2000) Báo Kinh doanh và pháp luật Số 22(01/6/2000), Số 25(22/6/2000) Cam đoan và ý kiến cá nhân Tiểu luận được hoàn thành với chính tâm huyết và sức lực của em từ việc ý thức được thực tế và dựa vào các nguồn tài liệu từ báo chí. Nhưng do thời gian có hạn, chưa đi sâu, đi sát được thực tế nên còn nhiều thiếu sót mong được thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến và giúp đỡ em hoàn thành đề tài nàí mmột cách tốt hơn. Qua quá trình nghiên cứu và thực tế cuộc sống em cũng nhận ra một điều rằng về khía cạnh xã hội vấn đề môi trường thực chất là vấn đề xã hội nhân văn, vấn đề ý thức của cộng đồng. Vì các mối đe doạ đến sự bền vững của môi trường đều do con người gây ra, nếu các hoạt động hiểu biết thiếu cân nhắc thì hậu quả khó lường hết được. Có câu danh ngôn của Engels:" Chúng ta không nên khoái chí về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Giới tự nhiên sẽ trả lời chúng ta về mỗi thắng lợi đó." Em tin tưởng rằng Đảng và Nhà Nước trong những năm tới sẽ có những giải pháp khả quan hơn để giải quyết một cách triệt để nạn ô nhiễm môi trường và em cũng hi vọng rằng mỗi chúng ta sẽ ý thức đúng đắn hơn với vấn đề bảo vệ môi trường. Đặc biệt với sinh viên chúng em sẽ là những người tiên phong tham gia các phong trào tình nguyện vì môi trường xanh sạch và tuyên truyền phổ biến với mọi người để họ cùng tham gia hưởng ứng góp phần làm cho môi trường của chúng ta ngàí càng trở nên trong sạch. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT368.doc
Tài liệu liên quan