Vận dụng cặp phạm trù khả năng hiện thực để phân tích vấn đề: du học - Cơ hội & thách thức của giới trẻ Việt Nam

Lời nói đầu Bao đời nay người Việt Nam vẫn băn khoăn toan tính: dân tộc ta sẽ đi lên như thế nào? Vị thế chúng ta sẽ ở đâu trong thế giới này? Lời Bác Hồ trong buổi khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946 đã nói " non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần rất lớn ở công học tập của các cháu " Đó không chỉ là câu hỏi của Việt Nam. Đó là câu hỏi của tất cả các dân tộ

doc12 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4919 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng cặp phạm trù khả năng hiện thực để phân tích vấn đề: du học - Cơ hội & thách thức của giới trẻ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c trên thế giới. Ngày nay, tất cả đang chung một câu trả lời :Tri thức. Chỉ có điều câu trả lời đó, đối với mỗi dân tộc lại mang một sức nặng khác nhau. Với đất nước ta hiện nay cũng vậy, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, sẽ có rất nhiều cơ hội mở ra với nền kinh tế cũng như các lĩnh vực khác. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội đòi hỏi chúng ta phải có một trình độ tương xứng, phù hợp với một đất nước đang ngày ngày đi lên. Trước những thách thức như vậy, Đảng và nhà nước ta đã rất chú trọng đến trình độ giáo dục - đào tạo. Vấn đề du học cũng là một khía cạnh quan trọng của nền giáo dục nước nhà. Thông qua bài tiểu luận triết học dưới đây, em xin được trình bày một số vấn đề liên quan đến việc du học mà nhiều người rất quan tâm bằng cách vận dụng cặp phạm trù triết học Khả năng - Hiện thực để nói lên tình hình " Du học - cơ hội và thách thức của giới trẻ Việt Nam " vận dụng cặp phạm trù khả năng hiện thực để phân tích vấn đề: du học - cơ hội và thách thức của giới trẻ việt nam I. Trào lưu du học hiện nay và khả năng du học của giới trẻ Việt Nam Vận dụng cặp phạm trù Khả năng - Hiện thực chúng ta sẽ đi sâu vào để phân tích tình hình du học hiện nay trong giới trẻ Việt Nam. Theo quan điểm Chủ nghĩa duy vật biện chứng: - Khả năng là những cái chưa xuất hiện, đang còn tiềm ẩn trong sự vật, hiện tượng, nhưng khi có điều kiện thích hợp thì sẽ xuất hiện, trở thành hiện thực. - Hiện tượng là những cái đã xuất hiện, đang tồn tại thực sự trong thưc tế Khả năng và hiện thực luôn có quan hệ thống nhất biện chứng với nhau. Trong những điều kiện nhất định, khả năng sẽ chuyển thành hiện thực và ngược lại trong hiện thực mới cũng sẽ xuất hiện khả năng mới. Trong một sự vật, hiện tượng, tồn tại nhiều loại khả năng, trong đó khả năng nào có đủ điều kiện sẽ có thể biến thành hiện thực. Nếu không có điều kiện thích hợp thì khả năng không thành hiện thực. Nếu nhận thấy một loại khả năng nào đó biến thành hiện thực sẽ đưa lại lợi ích thì phải chủ động tạo điều kiện cho khả năng sớm thành hiện thực. Không nhầm lẫn giữa điều kiện biến khả năng thành hiện thực với tính quy luật khách quan của quá trình biến khả năng thành hiện thực. Nếu nhận thấy một loại khả năng nào đó khi biến thành hiện thực sẽ bất lợi thì loại bỏ điều kiện để không xuất hiện hiện thực xấu. Đối với con người, việc dự báo trước, phát hiện trước các khả năng gây hậu quả xấu là rất quan trọng. Vận dụng vào thực tế cặp phạm trù này ta thấy được: 1. Trào lưu du học hiện nay Trong thời đại ngày nay, khi xã hội ngày một phát triển, đòi hỏi con người phải có một trình độ cao hơn, tiến bộ hơn. Bằng cách này hay cách khác, chúng ta cũng luôn đặt mục đích tri thức là hàng đầu. Hiện nay, hình thức du học đã là một hiện tượng, một trào lưu đang được rất nhiều người quan tâm. Trước đây khi nền kinh tế còn đang bao cấp, việc đi du học nước ngoài còn là một diều mới mẻ, lạ lẫm mà hầu hết chỉ những người thuộc diện được bao cấp của nhà nước mới có thể đi học ở nước ngoài. Nhưng trong những năm gần đây, khi nền kinh tế Việt Nam đang ngày một phát triển, nhất là sau khi VN chính thức trở thành thành viên WTO, thị trường du học VN đã trở nên nhộn nhịp hơn. Hàng loạt hội thảo, triển lãm du học nối tiếp nhau tổ chức. Theo báo lao động cho thấy: " Dù chương trình du học theo hình thức giao lưu văn hoá Việt Mỹ đến tháng 8-2007 mới bắt đầu nhận DHS nhưng đến cuối tháng 11-2006, hội nghị Việt Mỹ đã có gần 100 học sinh đăng ký, tăng hơn 50% so với năm 2005. Lượng DHS sang Mỹ năm 2006 so với năm 2003 tăng hơn 30%. Năm 2003: 80 hồ sơ được cấp visa, năm 2004: 130 hồ sơ, năm 2005: 200 hồ sơ, và đến tháng 11-2006 đã có 250 hồ sơ. Hay như theo thống kê từ hội đồng Anh, từ năm 2002-2006 DHS VN tại Anh tăng đến 43%. Năm 2000 chỉ có 300 hồ sơ được cấp visa thì năm 2005 là 1300 hồ sơ và đến tháng 10-2006 có 1200 hồ sơ được cấp." Mới nhìn một cách khái quát về tình hình du học hiện nay chúng ta cũng đã nhận thấy được trào lưu này đang phát triển mạnh như thế nào. Có nhiều câu hỏi được đặt ra: "Vậy thì trào lưu này có phải là "mốt" không?"Có thể nói rằng với sự phát triển như ngày nay, việc đi du học nước ngoài không phải là mốt nữa. Đó là cách mà giới trẻ VN đang muốn được khám phá, thử sức để không bị tụt lại phía sau. Tuy nhiên, không phải cứ đi du học mới có thể có trình độ cao hơn. Du học - cũng có những vấn đề mà chúng ta phải quan tâm. 2. Khả năng trong việc đi du học a/. Về tài chính: Nhiều bạn trẻ rất muốn có cơ hội được ra nước ngoài học tập, tìm hiểu. Nhưng để đi du học thì vấn đề tài chính là một vấn đề khá quan trọng. Khả năng tài chính của mỗi gia đình là khác nhau, cho nên không phải ai muốn là cũng có thể đi học ở nước ngoài được. Trừ khi người đó được nhận học bổng toàn phần khi gia đình không đủ kinh phí thì mới có thể đi học. Bên cạnh đó việc đầu tiên khi muốn đi du học là phải tìm hiểu xem trường học đó như thế nào? Nếu đi học thì tài chính sã phải mất bao nhiêu? Phải xét xem hoàn cảnh gia đình có đủ điều kiện để sang nước đó học không? Hầu hết giới trẻ VN bây giờ đều cân nhắc khi lựa chọn cho mình một ngôi trường học mới khi đi du học. Rất nhiều trong số đó đã tìm tòi, phát hiện được rất nhiều phần học bổng có giá trị, làm giảm một phần lớn chi phí khi sang học ở các nước bạn. b/. Về học tập: Hiện nay ở VN, tiếng Anh đã trở nên phổ biến, thông dụng. Hầu hết trong giới trẻ đều nắm chắc ngôn ngữ này cho nên họ rất tự tin để đăng ký học tập ở nước ngoài. Tuy nhiên có phải tất cả mọi người trong số họ đều có đủ trình độ để đi du học không? Một thực tế cho thấy, nhiều bạn SVVN ra nước ngoài du học, do trình độ còn hạn chế, không hiểu được rằng đi du học là cả một vấn đề lớn. Nhiều du học sinh khi sang học, do trình độ hiểu biết kém, không bắt kịp tốc độ học tập của SV nước bạn nên sinh ra chán nản, tệ hơn nữa là có người bỏ học, có người thì bị trường trả về nước. Nhẹ nhất thì cũng có người học một khoá học là 3,4 năm nhưng phải 6,7 năm mới ra trường. Chẳng hạn như Nguyễn Thị Mai Thảo là 1 DHS đang theo học chương trình cử nhân tại trường JCU, Singapore. Năm nay Thảo đã 24 tuổi, bạn bè cô ở VN đều đã ra trường, đi làm và có trên 2 năm kinh nghiệm. Trong khi đó Thảo vẫn lẹt đẹt ở năm thứ nhất và còn phải học 2 năm nữa. Với sự nuông chiều từ nhỏ, Thảo không phải động tay vào bất cứ việc gì nên lúc nào cô cũng với tính thụ động đó, học hành chẳng đến đâu, khoá học có 8 môn mà cô đã thi hỏng đến 4 môn. Hay Trương Quốc Việt cũng là một trường hợp tương tự. Thi trong nước 2 năm liền không đậu, Việt được cha me cho sang Singapore học 1 trường dân lập. Điều kiện học rất dễ dàng, thế nhưng 2 năm ở Sing, Việt vẫn chưa qua nổi kỳ thi đầu vào môn tiếng Anh. Sau khi nộp đơn tuyển thử nhiều trường, cuối cùng Việt cũng được 1 trường đang thiếu SV chấp nhận. Thay vì chuyên tâm học hành, suốt ngày Việt chỉ biết chơi game online, tán gẫu cùng bạn bè, tối đi chơi đến tận sáng mới về rồi ngủ li bì cả ngày. Hậu quả là năm 27 tuổi, Việt chỉ mới bước vào môn học đầu tiên của chương trình ĐH 3 năm. Còn rất nhiều trường hợp DHS như Thảo và Việt đang long đong chuyện học tại trường nước ngoài. Nhưng bên cạnh những DHS như vậy cũng có không ít người đã nhận thấy du học nước ngoài là cơ hội tốt để cho họ học tập tốt hơn, nâng cao tầm hiểu biết, cách nhìn nhận sâu sắc hơn để từ đó cố gắng phấn đấu học tập và rèn luyện đem kiến thức của mình về phục vụ nước nhà. 3. Thực tế cuộc sống Sinh viên ở nước ngoài Đi du học đã là một vấn đề, nhưng cuộc sống ở nước ngoài còn là một vấn đề không nhỏ. Nhiều du học sinh VN cho biết, cuộc sống sau khi sang học ở nước ngoài thật không đơn giản như họ vẫn thường nghĩ. Hầu hết giới trẻ bây giờ đi du học bằng con đường tự túc nên gặp không ít những khó khăn. - Tiền thuê nhà - Tiền ăn uống - Tiền sách vở - Chi phí sinh hoạt… Những DHS đi học theo diện đào tạo của nhà nước thì không khỏi lo lắng về tiền sinh hoạt phí: thấp và chậm.Với sự trượt giá của đồng đôla Mỹ hiện nay ( là đồng tiền thanh toán chính) tháng 7/2004, chính phủ đã có một lần duy nhất điều chỉnh mức mức sinh hoạt phí. Tuy nhiên ngay tại thời điểm điều chỉnh, mức SHP cấp cho DHS theo học tại các nước đều thấp hơn rất nhiều lần mức mà chính phủ các nước này quy định với DHS VN ( thường chỉ bằng 50-70% mức quy định tuỳ nước), trong khi đó giá cả ngày càng leo thang. Theo một DHS tại Uc, với các khoản tiền phải trả, họ chỉ còn đủ ăn một bữa tối duy nhất trong ngày, ăn sáng và ăn trưa chỉ có thể là bánh mỳ, mì tôm, hay cơm nguội mới đủ để đảm bảo cuộc sống. Họ cũng không được cấp tiền mua thêm sách, mà luật của các nước không cho phép photocopy quá 10% của cuốn sách và chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu, tiền photocopy lại rất đắt. Bên cạnh chi phí cho sinh hoạt, đời sống SV ở nước ngoài rất phức tạp. Theo báo chí và truyền hình mới đưa tin vụ xử trắng án cho tên tội phạm đã giết SVVN Nguyễn Anh Tuấn tại Nga đã gây bất bình sâu sắc không chỉ với nhân dân VN mà còn với cả nhân dân Nga. Hay mới đây, " Giấc mơ được đi Anh du học của một thanh niên Hà Nội đã biến thành bi kịch sau khi anh rơi vào đường tàu điện ngầm ở Luân Đôn ". Vậy sự thật đó là như thế nào? Đoạn trích dưới đây được trích trên tờ The Times, mà trang web www.dântri.com đã đưa tin: Lớn lên ở Hà Nội từ lâu Vũ Hoàng Quang Tú luôn mơ ước một ngày nào đó sẽ được đặt chân đến đất Anh. Thế nhưng ước mơ tươi đẹp của người thanh niên Hà Nội, sinh viên khoa kiến trúc trường ĐH Kingston đã chấm dứt sau cú ngã định mệnh trước đà lao tới của chiếc tàu điện ngầm ở ga Earl's Court vào chiều 23/11. Đứng cạnh anh là một nhóm cầu thủ trẻ của câu lạc bộ bóng đá Queens Park Rangers. Qua hình ảnh thu được tại camera ở sân ga, nhóm cầu thủ này có dấu hiệu xô xát nhau. Một người trong số đó đã ngã từ trên vai 1 người trong nhóm vào đường ray, kéo theo Tú. Trong cầu thủ trẻ bị thương nặng ở đầu và chân, Tú đã chết ngay tại chỗ. Thế nhưng phải mất đến 2 ngày sau đó tin dữ mới về trên quê hương anh…" Còn rất nhiều, rất nhiều những khó khăn, những trở ngại mà du học sinh VN gặp phải khi đi du học. Trên đây chỉ là 1 số những thực tế đã được mọi người biết đến, cho chúng ta cách nhìn nhận hiện thực hơn về cuộc sống của giới trẻ sinh viên VN . II. Cơ hội và thách thức của việc đi du học. 1. Cơ hội. Bạn học được gì khi đi du học? Câu trả lời chung của mọi người là: " Nó sẽ làm thay đổi cuộc đời tôi. Tôi sẽ trở thành một người hoàn toàn mới khi quay về! ".Hầu hết tất cả những DHS đều trả lời như vậy khi được phỏng vấn, đi du học có nghĩa là DHS đó được đến một môi trường học mới, một đất nước mới với nền kinh tế, chính trị, xã hội khác hẳn với nước nhà. Họ sẽ tiếp thu được rất nhiều cái mới mà từ trước đến giờ họ chỉ biết qua sách vở, báo chí, truyền hình. Tất cả những cái mới đó làm cho họ có một cách nhìn nhận khác hơn, sẽ trưởng thành hơn so với trước rất nhiều. Với DHS Việt Nam cũng vậy, cơ hội mà họ nắm bắt được khi đi du học là những kiến thức ban đầu giúp họ sẽ trở nên thành công hơn trong con đường sự nghiệp. Theo kết quả khảo sát mới đây về vấn đề nêu trên của Viện nghiên cứu giáo dục sinh viên quốc tế (IES) trên 3400 sinh viên quốc tế đang theo học tại Mỹ, các bạn được phỏng vấn đã nhìn nhận đáng để chúng ta tham khảo và ghi nhớ. Tóm lại, theo các nhà nghiên cứu, cơ hội mà những DHS đạt được khi đi du học là chính bản thân DHS đó sẽ cảm thấy trở nên lạc quan hơn, người học xác định được đào tạo bản thân mình trở thành người có đầu óc mang tầm vĩ mô, làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn. Tạo một sự thay đổi tích cực, sự hấp thu những kiến thức tiên tiến, xác lập nghề nghiệp trong tương lai, giao thoa với nền văn hoá, tích luỹ thêm vốn sống cho mình. Phẩm chất Tỷ lệ đồng ý Phát triển bản thân -Thêm tự tin hơn so với truớc đây 96% -Điều kiện lý tưởng để gia tăng sự trưởng thành của bản thân 97% -Sự tác động hữu hiệu của môi trường sống để mở rộng tầm nhìn ra với thế giới 96% Hoà nhập nhanh vào môi trường học tập -Có điều kiên tốt để phát triển sở thích nghiên cứu, học tập của mình. 80% -Học hỏi tốt hơn từ những kinh nghiệm của nền giáo dục tiên tiến 87% -Hoàn thiện hơn khả năng ngoai ngữ của mình ở nước sở tại 86% Phát triển thêm kiến thức về nền văn hoá đa chủng tộc -Giúp hiểu rõ hơn về giá trị văn hoá của mình và các nền văn hoá khác. 98% -Cơ hội tốt đẻ kết thêm bạn bè đến từ các nơi trên thế giới. 90% -Hiểu sâu hơn, học hỏi nhiều hơn cách giao tiếp với mọi người ở các nền văn hoá khác nhau. 94% Phát triển nghề nghiệp. -Những kỹ năng được học tại trường, những tác động bên ngoài xã hội, có ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp tương lai. 76% -Nhen nhóm khát vọng lập nghiệp riêng sau quá trình đi làm việc thêm ngoài giờ. 62% -Nhen nhóm khát vọng lập nghiệp riêng sau quá trình đi làm việc thêm ngoài giờ học. 62% 2. Thách thức. Bên cạnh những cơ hội có được khi đi du học , các DHS Việt Nam cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức Hiện nay, khi tình trạng khủng bố đang đe doạ toàn cầu, DHS Việt Nam không khỏi lo lắng khi lựa chọn đất nước mà mình sẽ theo học. Tình hình khủng ngày một gia tăng, vì vậy áp lực trước những mối đe doạ có thể xẩy ra với DHS cũng là một thách thức lớn. Đi học mà lúc nào cũng có suy nghĩ xem cuộc sống có được bảo đảm không? Có bị đe doạ không? đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần cũng như quá trình học tập của các DHS. Cũng có DHS gặp hoàn cảnh khó khăn, phải đi làm thêm để trang trải một phần chi phí sinh hoạt. Có DHS thì chưa đủ trình độ ngoại ngữ đã đi du học, vì thế đã gặp trở ngại trong quá trình giao tiếp, lắng nghe bài giảng. ở một số nước phương pháp học của họ là lắng nghe và đưa ra ý kiến trong lúc giáo viên giảng bài, còn phần bài giảng học sinh phải tự tìm hiểu và nghiên cứu ở trang web của trường, khác hẳn với phương pháp giảng dạy trong nước. Vì vậy nhiều bạn DHS khi mới sang học tập, đã không hiểu được cách thức dạy của nước bạn, chỉ chuyên tâm ngồi ghi, chép lại lời giảng của thầy cô, dẫn đến không nghe được bài học, không nắm được trọng tâm bài, từ đó không theo kịp nhịp học của những sinh viên khác. Một số DHS khác lại thấy công việc làm thêm đem lại cho họ nhiều tiền hơn, mà bỏ bê, không chú trọng đến việc học mới chính là mục đích quan trọng của họ. Chỉ lo làm thêm để kiếm tiền, dẫn đến bỏ học, bị đuổi học là điều không tránh khỏi. Những DHS như vậy sẽ mất đi cơ hội học tập, tích luỹ kiến thức cho mai sau, chỉ mải mê với lợi ích trước mắt mà không nghĩ đến hậu quả sau này. Có cơ hội thì ắt hẳn sẽ đi song song với thách thức, giới trẻ trong chúng ta sẽ cần phải biết tận dụng và nắm bắt cơ hội, phải trải qua những khó khăn, thử thách thì mới đạt được thành công. Ngày nay, khi Việt Nam đang tiến vào một sân chơi rộng lớn WTO, đòi hỏi chúng ta phải có kiến thức thật chắc, hiểu biết tình hình biến động của thế giới để đứng vững trong sân chơi không dễ dàng ấy. Muốn vậy thế hệ trẻ Việt Nam phải không ngừng học tập, rèn luyện và phấn đấu để góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Kết luận Qua việc nêu lên những thực trạng trong vấn đề du học ngày nay. Du học đang và sẽ là cơ hội và thử thách cho giới trẻ Việt Nam. Cơ hội và thử thách sẽ còn nhiều hơn nữa khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, vì vậy mà giới trẻ Việt Nam bằng cách này hay cách khác đều phải phấn đấu học tập và rèn luyện. Thế hệ trẻ hôm nay là nền tảng vững chắc cho đất nước mai sau, để xã hội ngày một tiến bộ hơn, hoà nhập với nhịp sống hiện đại của thế giới. Chính vì vậy, Đảng và nhà nước ta cần tạo điều kiện cho thế hệ trẻ học tập hơn nữa không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài, bất kỳ ở đâu mà thế hệ trẻ có thể phát triển khả năng của mình. Trên đây là sự trình bày của em về vấn đề du học của giới trẻ Việt Nam. Do hiểu biết có hạn và sự hạn chế về tài liệu tham khảo nên bài viết khó tránh khỏi khuyết điểm, sai sót về cả hình thức và nội dung. Em rất mong được sự góp ý phê bình của thầy cô giáo. Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Nhung đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận này. Mục lục Phần I Phần mở đầu 1 Phần I Nội dung 2 I. Trào lưu du học hiện nay và khả năng du học của giới trẻ Việt Nam. 2 1. Trào lưu du học hiện nay. 2 2. Khả năng trong việc đi du học 3 3. Thực tế cuộc sống sinh viên ở nước ngoài 5 II. Cơ hội và thách thức của việc đi du học. 7 1. Cơ hội. 7 2. Thách thức. 8 Phần III. Kết luận chung 10 Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình triết học Mác - Lênin trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội. 2. Các trang Web: - VietNamnet.com.vn - Dantri.com - Google. Duhoc ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0488.doc
Tài liệu liên quan