Lời nói đầu
Trong công cuộc đổi mới đất nước việc quản lý vĩ mô nền kinh tế một cách đúng đắn có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế bền vững. Để hoạch định chính sách các nhà quản lý kinh tế cần phải sử dụng các mô hình phân tích kinh tế vĩ mô. Trong các mô hình này chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (Gross Dometic Product - GDP) với vai trò trung tâm có tầm quan trọng đặc biệt và được xem xét dưới nhiều giác độ.
Đổi mới hoạt động nền sản xuất kinh tế Việt nam từ nền kinh tế bao cấp c
90 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Vận dụng các phương pháp thống kê để phân tích chỉ tiêu GDP của Việt Nam thời kỳ 1990 đến 2001, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với nhiều thành phần kinh tế bình đẳng tham gia vào nền sản xuất xã hội. Để hoà nhập với cộng đồng các quốc gia trên thế giới về mọi phương diện đòi hỏi chúng ta phải đôỉ mới về mọi mặt. Một trong các mặt đó là phương pháp mới về quản lý điều hành vĩ mô nền kinh tế mà hầu hét các quốc gia trên thế giới đã sử dụng từ rất lâu đó là tài khoản quốc gia (SNA) với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GDP, GNI, NI, NDI. Đối với mỗi quốc gia các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nhằm phản ánh kết quả hoạt động của nền sản xuất xã hội, quá trình phân phối và sử dụng sản phẩm sản xuất ra quá trình tạo ra thu nhập phân phối và phân phối lại thu nhập đó phản ánh mức sống thực tế, giá trị vốn đầu tư cho tích luỹ tài sản tái sản xuất mở rộng. GDP là một trong những chỉ tiêu đặc biệt quan trọng trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nó phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất của các ngành các thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). GDP là nguồn gốc của mọi khoản thu nhập nguồn gốc sự giầu có và phồn vinh xã hội. Nó là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động nền sản xuất, nó không chỉ biểu hiện hiệu quả của tái sản xuất theo chiều sau mà cả hiệu quả của tái sản xuất theo chiều rộng và là một trong những chỉ tiêu làm căn cứ để tính các chỉ tiêu khác. GDP là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế một quốc gia nghiên cứu khả năng tích luỹ, khả năng huy động vốn cho sự phát triển sản xuất tính toán các khoản thu nhập từ sản xuất và làm cơ sở cho việc xác định chỉ tiêu đánh giá mức sống các tầng lớp dân cư, các chỉ tiêu so sánh quốc tế và làm căn cứ xác định trách nhiệm mức đóng góp của mỗi quốc gia vơí tổ chức quốc tế (liên hợp quốc, UNICEP...) mặt khác để đề ra các chính sách và các chiến lược phát triển đất nước trong tương lai.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này trong thời gian thực tập ở Viện Khoa học Thống kê, với sự giúp đỡ của các bác, các cô, các chú trong Viện em đã mạnh dạn chọn vấn đề “Vận dụng các phương pháp thống kê để phân tích chỉ tiêu GDP của Việt nam thời kỳ 1990 đến 2001” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Ngoài lời nói đầu và kết luận luận văn gồm các chương sau:
Chương I : Những lý luận cơ bản về chỉ tiêu GDP.
Chương II : Đặc điểm vận dụng các phương pháp thống kê để phân tích GDP.
Chương III: Lập và phân tích dãy số GDP ở Việt nam thời kỳ 1990 -2001.
Luận văn của em được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. TRần Ngọc Phác và sự giúp đỡ của các bác, các cô và các chú trong Viên Khoa học Thống kê.
Tuy nhiên, với thời gian có hạn và những hạn chế nhất định về sự hiểu biết về lý thuyết cũng như về thực tiễn trong lĩnh vực mới mẻ và khó khăn này. Nên luận văn của em không tránh khỏi những khiếm khuyết, do đó em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô cung các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Ngọc Phác và các bác, các cô trong Viện Thống kê đã giúp em hoàn thành luận văn này.
ChươngI
Một số lý luận cơ bản về chỉ tiêu GDP
I. Lý luận chung về GDP.
1. Nội dung kinh tế của chỉ tiêu tổng hợp GDP.
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP) là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp cơ bản là chỉ tiêu gốc (Prime). Từ đó thiết lập các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác (NI, GNP, NDI...) trong nền kinh tế quốc dân GDP được thiết lập nhằm phản ánh kết quả của mọi hoạt động sản xuất các ngành sản xuất (20 ngành cấp một) trên lãnh thổ kinh tế của một quốc gia (một địa phương, một vùng lãnh thổ...) trong một thời kỳ kế toán nhất định (thường là một năm) nó là thước đo hiệu suất hoạt động của các ngành sản xuất trên lãnh thổ kinh tế của một quốc gia (của một địa phương, một lãnh thổ...) tạo thêm của cải cho xã hội cùng các sản phẩm vật chất và dịch vụ phục vụ nhu cầu sử dụng và các mục đích khác nhau của quốc gia đó trong một thời kỳ kế toán nhất định (thường là một năm). Chỉ tiêu GDP không chỉ biểu hiện hiệu quả của tài sản tái sản xuất theo chiều sâu mà cả hiệu quả tái sản xuất xã hội theo chiều rộng. GDP với những yếu tố cấu thành là một trong những cơ sở quan trọng để tính toán xác định các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác. Bên cạnh đó GDP còn sử dụng để đánh giá tăng trưởng kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu của các ngành sản xuất của một quốc gia thông qua tốc độ phát triển. Để nghiên cứu khả năng đâù tư tích luỹ huy động vốn cho sản xuất, tính toán các chỉ tiêu đánh giá mức sông dân cư, so sánh quốc tế, xác định trách nhiệm của một quốc gia đối với tổ chức quốc tế. Qua GDP ta biết được khoản thu nhập được tạo ra của quốc gia đó trong quá trình hoạt động của ngành sản xuất trong nền kinh tế của quốc gia mình.
GDP được xem xét trên các góc độ hiên vật (sản phẩm) và giá trị.
Đứng ở góc độ xem xét về mặt hiện vật:
GDP bằng tổng mọi sản phẩm vật chất và dịch vụ thuộc các ngành sản xuất (20 ngành cấp I) hoạt động trên lãnh thổ kinh tế của quốc gia sáng tạo thêm trong một thời kỳ kế toán (một năm). Những sản phẩm đó được xã hội sử dụng vào các mục đích khác nhau: phục vụ đời sống thường nhật của xã hội( cá nhân, dân cư và cộng đồng) dự trữ tích luỹ cho nền sản xuất thời kỳ sau và cho xuất khẩu.
Đứng ở góc độ xem xét về mặt giá trị:
GDP bằng tổng các chi phí của “chủ sản xuất” tạo ra giá trị gia tăng của sản phẩm (được ký hiệu là V* và M*) đồng thời từ các chi phí đó tạo nên các tổng thu nhập của mọi thành viên bất kể là hộ khẩu thường trú của quốc gia hay từ nước ngoài, tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản xuất trên lãnh thổ kinh tế của quốc gia sở tại trong một thời kỳ kế toán (một năm). Cụ thể hơn, với giác độ xem xét về mặt giá trị song với địa vị của “ người chủ” sản xuất, GDP bằng tổng các chi phí trong hoạt động sản xuất tạo ra giá trị gia tăng về sản phẩm (vật chất và dịch vụ) được sản xuất ra (V* + M*) trong một thời kỳ kế toán. Các chi phí đó bao gồm:
+ Chi trả công lao động cho người sản xuất (chi phí tạo ra yếu tố V*kết cấu giá trị sản phẩm ):
Tiền lương chính, phụ.
Tiền, hiện vật trả công lao động.
Các khoản có tính chất lương khác.
Tiền ăn ca, ăn trưa.
Tiền giảng bài, nói chuyện.
Thưởng sáng kiến đột xuất.
v.v...
+ Chi nộp thuế sản xuất cho Nhà nước (không kể trợ cấp do Nhà nước tài trợ). Chi phí tạo ra yếu tố M*1 trong M* kết cấu giá trị của sản phẩm :
Thuế doanh nghiệp.
Thuế hàng hoá.
Thuế nông nghiệp.
Thuế buôn chuyến.
Các loại thuế sản xuất khác (tính vào giá thành của sản phẩm ):
a. Phí giao thông đường bộ, đường thuỷ.
b. Phí qua cầu phà
c. Phí hộ chiếu,giấy tờ khác.
d. Các loại phí, lệ phí khác.
+ Chi phí hoàn vốn cố định tham gia vào sản xuất (bằng giá trị khấu hao tài sản cố định) - Chi phí tạo ra yếu tố M*2 trong M* kết cấu giá trị của sản phẩm .
+ Chi trả lợi tức vốn cổ phần sản xuất – Chi phí tạo ra yếu tố M*3 trong M* kết cấu giá trị của sản phẩm .
+ Chi trả lợi tức kinh doanh – Chi phí tạo ra yếu tố M*3 trong M* kết cấu giá trị của sản phẩm.
+ Chi trả lãi tiền vay vốn (kể cả tiền nhận gửi tiết kiệm, tiền bán trái phiếu, tín phiếu...) - Chi phí tạo ra yếu tố M*3 trong M* kết cấu giá trị của sản phẩm .
+ Chi trả tiền thuê quyền sử dụng những tài nguyên đặc biệt (thuê vùng trời, vùng biển, đất đai...) – Chi phí tạo ra yếu tố M*3 trong M* kết cấu của giá trị sản phẩm. Cùng với giác độ xem xét về mặt giá trị song với địa vị của những người tham gia vào quá trình sản xuất với tiền, vốn, tài sản lao động của mình sau này thường gọi là nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất mà người chủ sản xuất (huy động) vào quá trình sản xuất của đơn vị mình, ngành mình để tạo ra sản phẩm mới, GDP bằng tổng các thu nhập (hình thành từ các chi phí mà chủ sản xuất thực hiện) của những người chủ sở hữu về tiền, vốn, tài sản, lao động (là hộ khẩu thường trú của quốc gia hay ở nước ngoài) tham gia vào quá trình sản xuất nhận được trong một thời kỳ kế toán (một năm).
+ Thu nhập về công lao động của người sản xuất – Chi phí tạo ra yếu tố V* kết cấu giá trị của sản phẩm.
+ Thu nhập của Nhà nước về thuế sản xuất (không kể trợ cấp do Nhà nước tài trợ) chi phí tạo ra M*1 trong M* kết cấu giá trị của sản phẩm .
+Thu nhập hoàn vốn tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất của chủ sở hữu vốn tài sản cố định (bằng giá trị khấu hao tài sản cố định) – Chi phí tạo ra yếu tố M*2 trong M* kết cấu giá trị của sản phẩm.
+ Thu về lợi tức cổ phần sản xuất chi phí tạo ra yếu tố M*3 trong M* kết cấu giá trị của sản phẩm .
+Thu về lợi tức kinh doanh – Chi phí tạo ra yếu tố M*3 trong M* kết cấu giá trị sản phẩm .
+ Thu về lãi tiền cho vay vốn (kể cả tiền gửi tiết kiệm, tiền mua trái phiếu, tín phiếu...) chi phí tạo ra yếu tố M*3 trong M* kết cấu giá trị của sản phẩm .
+Thu tiền về cho thuê quyền sử dụng các tài sản đặc biệt (thuê vùng trời, vùng biển, đất đai...) – Chi phí tạo ra yếu tố M*3 trong M* kết cấu giá trị của sản phẩm .
Việc xem xét giác độ về giá trị đứng ở địa vị “người” chủ sở hữu – người chi và đứng ở địa vị người chủ sở hữu các nhân tố tham gia vào sản xuất – người thu, các khoản cấu thành GDP – 7 khoản thu – chi trên là trùng nhau. Cụ thể hơn GDP bằng tổng các khoản chi phí mà “người” chủ sản xuất thực hiện trong quá trình sản xuất tạo ra giá trị gia tăng của sản phẩm cũng bằng tổng các thu nhập của những người tham gia (trực tiếp hoặc gián tiếp) vào sản xuất với tiền vốn, tài sản, lao động của mình – Chủ sở hữu các nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất .
2. Vị trí của chỉ tiêu GDP trong hệ thống tài khoản quốc gia – SNA.
Khái quát về quá trình hình thành hệ thống tài khoản quốc gia.
Trước đậy khi còn hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên xô trên thế giới có hai hệ thống đo lường nền kinh tế cùng song song tồn tại. Các nước xã hội chủ nghĩa theo mô hình kinh tế kế họach hoá tập trung sử dụnh hệ thống các bảng cân đối vật chất hay được gọi là hệ thống sản phẩm vật chất .Nước ta là một nước xã hội chũ nghĩa vì vậy sau khi chiến tranh kết thúc (năm1975) nước ta bắt đầu sử dụng MPS trong phạm vi cả nước. MPS được xây dựng dựa trên cơ sở học thuyết kinh tế Các Mác với luận điểm cơ bản cho rằng chỉ có hoạt động sản xuất tạo của cải vật chất mới sáng tạo ra giá trị và giá trị sử dụng.
Đến năm 1993 để phù hợp với xu hướng chung của thế giới nước ta chuyển từ sử dụng MPS sang sử dụng SNA. Hệ thống tài khoản quốc gia ( asystem of Nation Accounts – viết tắt SNA). Một mô hình quản lý nền kinh tế vĩ mô mà hiện nay hầu hết các nước là thành viên của tổ chức Liên Hợp Quốc sử dụng, bao gồm một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tỏng hợp, các bảng cân đối được xây dựng trên nhiều điều khoản kinh tế nhằm mục đích phản ánh thực trạng hoạt động nền sản xuất xã hội, kết quả của qúa trình sản xuất, quá trình sử dụng nguồn sản phẩm được sản xuất ra, quá trình tạo ra các khoản thu nhập và kết quả của quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập đó... nói một cách khác hệ thống tài khoản quốc gia được thiết lập ở một quốc gia thể hiên ở mọi mối quan hệ kinh tế của quốc gia đó. Các mối quan hệ đó không những nảy sinh ở nội bộ quốc gia đó( mối quan hệ giữa các khu vực thể chế trong quốc gia) mà còn nảy sinh từ quốc gia đó với các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ khác. Các mối quan hệ kinh tế đó là : Mua, bán sản phẩm (vật chất và dịch vụ) ủng hộ, cho, biếu tặng (sản phẩm và tiền mặt, vàng bạc...) vay, mượn tiền bạc, vốn sản xuất.
Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của MPS là thu nhập quốc dân, của SNA là tổng sản phẩm quốc nội .
ở đây ta nghiên cứu chỉ tiêu GDP một chỉ tiêu quan trọng của SNA nên trước khi xem xét vị trí của GDP trong SNA ta khái quát qua về các tài khoản chủ yếu của SNA.
Khái quát về các tài khoản chủ yếu trong SNA :
Hệ thống tài khoản quốc gia SNA tựu trung lại thể hiện trong các tài khoản sau đây.
Tài khoản I – Tài khoản sản xuất (Domestic Product Account): Phản ánh kết quả của một thời kỳ sản xuất và thực trạng sử dụng sản phẩm được sản xuất ra vào các mục đích khác nhau phản ánh mối quan hệ mua, bán, chuyển nhượng sản phẩm với bên ngoài (quốc gia khác, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ...).
Tài khoản II – Tài khoản thu nhập và chi tiêu (Income and Oulay Account) : phản ánh tổng thu nhập hay thu nhập cuối cùng từ sản xuất và từ ngoài sản xuất thực tế chi tiêu do tiêu dùng cuối cùng – tiêu dùng các sản phẩm vào đời sống xã hội, qua đó biết được mức sống của xã hội, giá trị tiết kiệm để dành được của quốc gia qua tiêu dùng cuối cùng một nguồn vốn chủ yếu cho đâù tư sản xuất thời kỳ sau.
Tài khoản III – Tài khoản vốn tài sản tài chính (Capital Finnce Account): phản ánh tổng nguồn vốn được tạo ra không những từ nội bộ nền kinh tế (nguồn vốn tự có) mà còn từ bên ngoài (quốc gia khác, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ...) và thực tế đầu tư vốn cho tích luỹ tài sản sản xuất của thời kỳ tới (năm sau) và tích luỹ về tài sản tài chính quốc gia.
Tài khoản IV – Tài khoản quan hệ kinh tế với nước ngoài (Account on Rest of The World) phản ánh các mối quan hệ kinh tế mua, bán, chuyển nhượng, vay mượn... của quốc gia với bên ngoài (các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ...) các mối quan hệ kinh tế có liên quan với 3 tài khoản trên điều đó thể hiện ỏ các điều khoản được thiết lập.
Bảng I - O : Là bảng cân đối liên ngành về sản xuất và sử dụng kết quả sản xuất của từng ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân từ đó xác định được mối liên hệ của một số ngành lớn trong quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm , dịch vụ... xét cho cùng bảng I – O mô tả chi tiết hơn tài khoản sản xuất trong SNA.
Vị trí cơ bản của chỉ tiêu GDP.
Tài khoản quốc gia SNA được thiết lập nhằm mục đích phản ánh kết quả một quá trình sản xuất trên lãnh thổ kinh tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm); phản ánh quá trình phân phối lân đầu và phân phối lại kết quả sản xuất đó tạo ra tỗng các thu nhập – nguồn của cảI giàu có của toàn xã hội và sử dụng các tổng thu nhập đó vào mục đích tiêu dùng thường nhật của đời sống xã hội, sử dụng vào đầu tư tích luỹ sản xuất đồng thời phản ánh các mối quan hệ kinh tế (làm ăn, buôn bán...) của quốc gia với bên ngoài . mặt khác, tổng sản phẩm trong nước (GDP) là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong SNA, nó là chỉ tiêu gốc, với nội dung các yếu tố cấu thành, từ đó giúp cho việc tính toán, thiét lập các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác trong nền kinh tế quốc dân như GNI, NI ,NDI..
II. các phưong pháp xác định chỉ tiêu GDP
Có 3 phương pháp tính GDP mà hầu hết các quốc gia là thành viên của tổ chức Liên Hợp Quốc sử dụng, chúng ta lần lượt xem xét các phương pháp tính GDP :
1. Phương pháp 1: Phương pháp sản xuất (the production approach)
Như trên đã trình bày, đứng ở giác độ xem xét về mặt kết cáu giá trị của GDP, song với địa vị của ngường chủ sản xuất, tức là địa vị của người phải chi phí trong quá trình sản xuất để tạo ra các giá trị gia tăngcủa sản phẩm mới, ta có phương pháp sản xuất để tính GDP cụ thể:
Với các kí hiệu kết cấu giá trị sản phẩm (vật chất và dịch vụ): V*, M*, C*. Ta có:
GDP = (V*1 + M*1) + (V*2+ M*2)+ .. .. + (V*20 + M*20)
Trong đó:
: là giá trị gia tăng của ngành (có 20 ngành cấp 1).
Song thực tế hạch toán tại các đơn vị hạch toán của các đơn vị cơ sở cho thấy phần chi phí sử dụng các sản phẩm vật chất và dịch vụ (C*i) tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm mới được đảm bảo đầy đủ về chính xác hơn là các tài khoản về chi phí khác (trả công, nộp thuế…) vì lẽ đó các nhà kinh tế thế giới đưa ra công thức tính GDP theo phương pháp gián tiếp như sau:
Trong đó: là giá trị sản xuất của ngành i
là chi phí trung gian của ngành i chi phí sử dụng các sản phẩm vật chất và dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra ra sản phẩm mới.
2. Phương pháp thu thập (The income approach).
Như trên đã trình bày đứng tren giác độ xem xét về mặt kết cấu giá trị GDP, song với địa vị của “người” chủ sở hữu các nhân tố được tham gia vào quá trình sản xuất (dù là hộ khẩu thường trú quốc gia hay là người nước ngoài) sau một quá trình sản xuất đó nhận được những khoản thu nhập từ việc cho sử dụng các nhân tố đó: vốn, tiền, tài sản, lao động mà người chủ sản xuất “huy động” vào quá trình sản xuất của đơn vị mình ngành mình để tạo ra sản phẩm mới ta có phương pháp thu nhập để xác định GDP cụ thể như sau:
GDP = Tổng thu nhập của chủ sở hữu về tiền, vốn, tài sản, lao động tham gia vào quá trình sản xuất xã hội.
= Thu nhập bù đắp sức lao động tham gia vào sản xuất + Thu nhập hoàn vốn cố định và lợi tức tham gia vào sản xuất.
= Thu nhập về công lao động của người sản xuất (1) + Thu nhập về công quản lý quốc gia đảm bảo an toàn xã hội cho nền sản xuất hoạt động trong môI trường thuận lợi (2) + Thu nhập về công kinh doanh (quản trị điều hành xí nghiệp) để đạt lợi nhuận cao nhất (3) + Thu nhập về hoàn vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất (4) + Thu nhập về lợi tức (hoặc lãi) vốn tham gia vào quá trình sản xuất (lợi tức cổ phần, lãi tiền cho vay, gửi tiết kiệm, mua trái phiếu, tín phiếu..) (5) + Thu nhập về tiền cho thuê các tài sản đặc biệt ( vùng trời, vùng biển, đất đai...) tham gia vào quá trình sản xuất (6).
Trong 6 khoản thu nhập trên:
Khoản 1: Chính là toàn bộ chi phí chủ sản xuất trả công lao động cho người sản xuất trực tiếp (yếu tố V*) trong kết cấu giá trị sản phẩm.
Khoản 2: Chính là thuế sản xuất (trừ trợ cấp của Nhà nước cho sản xuất) mà ngân sách nhà nước thu được từ chủ sản xuất phải nộp (yếu tố M*1trong M* kết cấu giá trị sản phẩm).
Khoản 4: Chính là phần trích khấu hao tài sản cố định (yếu tố M*2 trong M* kết cấu giá trị sản phẩm ).
Khoản 3; 5 và 6 : Chính là thặng dư sản xuất (Operating surplus) yếu tố M*3 trong M* kết cấu gía trị sản phẩm .
Từ bản chất của 6 khoản thu nhập trên, GDP tính theo phương pháp thu nhập được thể hiện như sau:
GDP = Thu nhập công lao động của người sản xuất (V*) + Thuế sản xuất (không kể trợ cấp của Nhà nước cho sản xuất ) (M*1) + Khấu hao tài sản cố định (M*2) + Thặng dư sản xuất ( M*3).
Với các ký hiệu thể hiện các yếu tố cấu thành giá trị sản phẩm, ta có công thức xác định GDP theo phương pháp thu nhập như sau:
GDP = V* + M*1 + M*2 + M*3 .
3. Phương pháp sử dụng sản phẩm (The expenditure approach).
Như trên đã trình bày, đứng ở giác độ xem xét vè mặt hiện vật của sản phẩm, GDP = Tổng giá trị của sản phẩm vật chất và dịch vụ gia tăng, do các ngành sản xuất (20 ngành cấp 1) hoạt động trên lãnh thổ kinh tế của quốc gia sản xuất trong một thời kỳ kế toán thường là một năm) và những sản phẩm đó được sử dụng vào các mục đích khác nhau: tiêu dùng trong đời sống xã hội (cá nhân và cộng đồng) đầu tư tích luỹ tái sản xuất thời kỳ sau và xuất khẩu. Với ý nghĩa như vậy GDP được xác định theo một phương pháp khác nữa ngoài 2 phương pháp đã nêu ở trên. Đó là phương pháp sử dụng sản phẩm:
GDP = Tổng (giá trị) của sản phẩm vật chất và dịch vụ được sử dụng vào tiêu dùng cuối cùng của xã hội (Cá nhân và cộng đồng) + Tổng (giá trị) sản phẩm và dịch vụ sử dụng đầu tư cho tích luỹ tái sản xuất thời kỳ sau (năm sau) + Tổng (giá trị) sản phẩm vật chất và dịch vụ sử dụng xuất khẩu ra nước ngoài.
Song, đó chỉ là công thức mang tính danh nghĩa.
Trong đời sống thực tế của một quốc gia, trong nền kinh tế thị trường với mối giao lưu trong sản xuất và sử dụng sản phẩm đa quốc gia (kinh tế mở) trên lãnh thổ kinh tế của một quốc gia, các sản phẩm nhất là sản phẩm dịch vụ được nhập khẩu và sử dụng rộng rãi nó hoà chung trong các mục đích khác nhau cùng với các loại sản phẩm được sản xuất từ nội địa. Từ ý nghĩa đó, các nhà kinh tế thế giới đưa ra công thức xác định GDP theo phương pháp sử dụng sản phẩm thực tế chuẩn xác như sau:
GDP +
Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ nhập khẩu
=
Giá trị sản Phẩm và dịch vụ sử dụng vào tiêu dùng cuối cùng của xã hội (cá nhân và cộng đồng)
+
Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ là TSCĐ TSLĐ tài sản quý hiếm tích luỹ cho TSX
+
Giá trị các sản phẩm vật chất và dịch vụ xuất khẩu
Trong đó: TSCĐ (tài sản cố định)
TSLĐ (tài sản lưu động)
TSX (tái sản xuất)
Với các kí hiệu dùng thống nhất trong các nước thành viên của Liên Hợp Quốc:
M: Nhập khẩu (import) các sản phẩm vật chất và dịch vụ.
X : Xuất khẩu (export) các sản phẩm vật chất và dịch vụ.
C : Tiêu dùng cuối cùng (Consunption) các sản phẩm vào đời sống xã hội, với:
Cp : Tiêu dùng cuối cùng của cá nhân dân cư
Cg : Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước (chính phủ )
I: Đầu tư (Investment) cho tích luỹ tài sản (TSCĐ) tài sản lưu động và tài sản quý hiếm cho tái sản xuất.
Ta có :
GDP + M = C + I + X
GDP = C + I + X - M
Hay : GDP = Cp + Cg + I + X - M
Chương II
Đặc điểm vận dụng các phương pháp thống kê để phân tích chỉ tiêu GDP
I . Các loại dãy số thời gian về chỉ tiêu GDP và các đặc điểm của nó.
1. Nhóm dãy số các chỉ tiêu tuyệt đối.
1.1. Dãy số GDP.
Để nghiên cứu mặt lượng của GDP biến động qua thời gian người ta dựa vào giá trị của GDP theo giá hiện hành hoặc theo giá so sánh. Qua dãy số GDP biến động qua thời gian ta có thể nghiên cứu biến động của GDP vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển đồng thời dự đoán GDP trong tương lai.
Căn cứ vào đặc điểm tồn tại và quy mô của hiện tượng qua thời gian ta có thể thấy rằng GDP là chỉ tiêu thời kỳ biểu hiện quy mô của GDP qua từng khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, GDP là chỉ tiêu tuyệt đối vì vậy ta có thể cộng GDP qua các năm để nghiên cứu biến động của hiện tượng trong một thời kỳ dài hơn.
Từ các đặc điểm trên ta có thể vận dụng các chỉ tiêu tiêu phân tích dãy GDP như chỉ tiêu: mức độ bình quân theo thời gian, lượng tăng giảm tuyệt đối (liên hoàn hoặc định gốc) tốc độ phát triển (liên hoàn hoặc định gốc)...
1.2. Các dãy số VA.
Tính GDP theo phương pháp sản xuất ta tính VA các ngành hay các thành phần kinh tế. Vì vậy khi phân tích GDP theo dãy số thời gian ta cần phải nghiên cứu sự biến động cấu thành nên GDP để từ đó đề ra các chính sách và các chiến lược cụ thể và chính xác hơn.
VA là số tuyệt đối vì vậy khi nghiên cứu VA tương tự như GDP ta có thể vận dụng các chỉ tiêu giống như đối với các chỉ tiêu vận dụng cho GDP .
1.3. Các dãy số thu nhập.
Thu nhập là một trong những bộ phận cấu thành nên GDP theo phương pháp thu nhập, từ các yếu tố cấu thành đó ta có thể lập các dãy số thu nhập lần đầu của người lao động, thu nhập lần đầu của các doanh nghiệp và thu nhập lần đầu của Nhà nước. Đây là các chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ vì vậy ta cũng có thể sử dụng các chỉ tiêu phân tích dãy số GDP cho chỉ tiêu thu nhập.
1.4. Các dãy số chỉ tiêu.
Là các dãy số chỉ tiêu của hộ cho tiêu dùng cuối cùng chi tiêu của chính phủ cho tiêu dùng cuối cùng, chi cho tiết kiệm, chi cho xuất nhập khẩu đó là các bộ phận cấu thành nên GDP. Đây là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ vì vậy nó mang đặc điểm của chỉ tiêu GDP do đó, có thể sử dụng các chỉ tiêu phân tích GDP để phân tích chỉ tiêu này.
1.5. Các dãy số chỉ tiêu sử dụng sản phẩm.
Là các dãy số tiêu dùng cuối cùng, dãy số sử dụng sản phẩm cho tích luỹ số sử dụng sản phẩm do xuất khẩu và cũng là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ nên ta có thể sử dụng các chỉ tiêu dãy số thời gian để phân tích như đối với GDP.
2. Nhóm chỉ tiêu tương đối.
2.1. Dãy số cơ cấu GDP và các bộ phận cấu thành nên GDP.
Mỗi một phương pháp ta có các bộ phận cấu thành khác nhau vì vậy để xem xét bộ phận nào chiếm tỷ trọng lớn trong GDP ta cần lập các dãy số cơ cấu GDP , dãy số cơ cấu GDP là chỉ tiêu tương đối kết cấu nên để phân tích vai trò của bộ phận cấu thành ta có thể sử dụng: chỉ tiêu lượng tăng giảm .
2.2. Dãy số về tốc độ phát triển của GDP và các bộ phận cấu thành GDP .
Để biết được qua các năm GDP tăng giảm như thế nào và các bộ phận cấu thành đóng vai trò như thế naò. Ta thành lập dãy số tốc độ phát triển, dãy số tốc độ phát triển là chỉ tiêu tương đối cường độ nên có thể vận dụng các chỉ tiêu như : tốc độ phát triển trung bình, tốc độ tăng (giảm) liên hoàn hoặc định gốc.
3. Nhóm chỉ tiêu bình quân.
3.1. Dãy số GDP bình quân đầu người.
GDP bình quan đầu người là thương số giữa GDP và tổng dân số (S) của một thời kỳ nhất định. GDP là chỉ tiêu thời kỳ còn dân số (S) là chỉ tiêu thời điểm do đó khi tính GDP bình quân đầu người ta lấy GDP chia cho dân số bình quân của thời kỳ đó. GDP bình quân đầu người là chỉ tiêu tương đối cường độ nên ta sử dụng các chỉ tiêu: tốc độ phất triển (liên hoàn hoặc định gốc ); tốc độ phát triển bình quân tốc đọ tăng (giảm ),liên hoàn .
3.2. Dãy số tiêu dùng bình quân đầu người .
Tiêu dùng cuối cùng là một phần của GDP được sử dụng cho chi tiêu dùng, tích luỹ tài sải và xuất khẩu.Vì vậy tương tự như chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, tiêu dùng bình quân đầu người là chỉ tiêu tương đối cường độ vì vậy cũng thể sử dụng các chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn hoặc định gốc ,tốc độ phát triển bình quân ,tốc độ tăng (giảm) phát định gốc hoặc liên hoàn, tốc độ tăng trung bình.
Đó là xem xét về mặt lượng của hịên tượng ta có dãy số như vậy còn khi xem xét về mặt thời gian GDP có các dãy số theo năm và dãy số theo quý mặc dù dãy số theo quý đang được tính nhưng nó là dãy số thời gian ngắn hơn sẽ thể hiện rõ hơn sự biến động nhằm đưa ra những chính sách cho kế hoạch này.
II. Các vấn đề cơ bản cần giảI quyết khi lập dãy số GDP.
1. Đồng nhất nội dung tính.
Như chúng ta đã biết dãy số GDP, VA cơ cấu VA tốc độ phát triển là phản ánh các hiện tượng biến động qua thời gian, mặt khác mỗi giai đoạn mỗi khoảng thời gian khác nhau chúng ta có những nội dung khác nhau. Vì vậy khi lập một dãy số GDP chúng ta phải lập theo một nội dung nhất định cụ thể để hiểu rõ ta đi xem xét nội dung từng giai đoạn trước và sau năm 1993.
Theo sản xuất :
Trước năm 1993 nước ta sử dụng hệ thống cân đối kinh tế quốc dân MPS trong đó các ngành sản xuất chỉ bao gồm các ngành sản xuất ra sản phẩm vật chất như: công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp và các ngành sản xuất vật chất khác, các ngành dịch vụ phục vụ phân phối và tiêu dùng sản phẩm vật chất (giao thông vận tải, bưu điện thông tin liên lạc, thương nghiệp cung ứng vật tư và thu mua). Các ngành dịch vụ khác thì không được coi là ngành sản xuất.
Sau năm 1993 Việt nam chuyển từ MPS sang SNA với quan niệm mới về sản xuất của Liên Hợp Quốc thì hầu hết các hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ đều được coi là các ngành sản xuất (20 ngành cấp 1).
Dựa vào phạm vi hoạt động và nguyên tắc phân ngành sản xuất của quốc tế và áp dụng vào Việt nam theo Nghị định của Chính phủ số 75/CP ngày 27/10/1993 bao gồm các ngành sau:
Nông nghiệp và Lâm nghiệp.
Thuỷ sản.
Công nghiệp khai thác mỏ.
Công nghiệp chế biến.
Sản xuất và cung ứng điện khí đốt và nước.
Xây dựng.
Thương nghiệp sửa chữa xe động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình.
Khách sạn nhà hàng.
Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc.
Tài chính tín dụng.
Hoạt động khoa học và công nghệ.
Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn.
Quản lý Nhà nước an ning quốc phòng và bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Giáo dục và đào tạo.
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội.
Hoạt động văn hoá và thể thao.
Các hoạt động Đảng, đoàn thể.
Hoạt động cá nhân cộng đồng.
Hoạt động làm thuê cho các hộ gia đình trong các hộ tư nhân.
Hoạt động của tổ chức và đoàn thể quốc tế.
Theo phân ngành kinh tế .
Chuyển sang nền kinh tế thị trường Việt nam chúng ta mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài làm cho nền kinh tế Việt nam với các thành phần kinh tế phong phú và đa dạng với 5 thành phần kinh tế cơ bản sau:
+ Kinh tế Nhà nước.
+ Kinh tế tập thể.
+ Kinh tế tư nhân.
+ Kinh tế cá thể.
+ Kinh tế khu vực thuộc vốn đầu tư nước ngoài.
Việc phân chia GDP theo ngành và thành phần kinh tế giúp ta nắm vững được sự phát triển và chuyển đổi cơ cấu của các ngành, các thành phần kinh tế.
Theo khu vực thể chế :
Phân tổ theo khu vực thể chế là phân chia nền kinh tế quốc dân thành các tổ chức khác nhau (gọi là khu vực thể chế) dựa vào các đặc điểm về nguồn vốn, mục đích và lĩnh vực hoạt động của chúng.
Đối tượng phân chia (tổng thể được xem xét) ở đây cũng là nền kinh tế quốc dân.
Kết quả phân chia là hình thành các khu vực thể chế là tập hợp các đơn vị kinh tế cơ sở có tư cách pháp nhân có quyền ra các quyết định về kinh tế và tài chính có nguồn vốn hoạt động, mục đích hoạt động và lĩnh vực hoạt động giống nhau.
Các nguyên tắc phân tổ theo khu vực thể chế:
+ Các đơn vị kinh tế cơ sở phải có tư cách pháp nhân.
+ Phải xem xét nguồn kinh phí hoặc nguồn thu nhập để chi tiêu của đơn vị kinh tế lấy từ đâu?.
Căn cứ vào các nguyên tắc cơ bản trên nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia được phân chia theo 5 khu vực thể chế sau:
Khu vực Nhà nước:
Bao gồm các đơn vị các tổ chức có chức năng điều hành quản lý hành pháp và luật pháp quản lý Nhà nước, đảm bảo an ning quốc phòng... nguồn kinh phí để chi cho các đơn vị này do ngân sách nhà nước cấp phát.
Khu vực tài chính:
Bao gồm các đơn vị tổ chức có chức năng kinh doanh tiền tệ và bảo hiểm như ngân hàng, công ty tài chính, công ty buôn bán cổ phần, tín phiếu, kho bạc, công ty xổ số... nguồn kinh phí chủ yếu để chi tiêu cho các đơn vị này dựa và kết quả kinh doanh.
Khu vực phi tài chính:
Gồm các đơn vị là các công ty (hay doanh nghiệp) thuộc các thành phần kinh tế . các công ty trách nhiệm hữu hạn... có chức năng sản xuất , kinh doanh sản phẩm (vật chất và dịch vụ) nguồn kinh phí chủ yếu để chi tiêu dựa vào kết qủa sản xuất kinh doanh.
Khu vực hộ :
Hộ vừa là đơn vị tiêu dùng cuối cùng vừa là đơn vị sản xuất có chức năng sản xuất ra các sản phẩm. Được xếp vào khu vực hộ toàn bộ các hộ với tư cách là đơn vị tiêu dùng và các hộ sản xuất cá thể. Nguồn kinh phí chủ yếu của hộ để chi tiêu lấy từ kết quả sản xuất kinh doanh.
Khu vực vô vị lợi:
Gồm các đơn vị các tổ chức có chức năng hoạt đông sản xuất ra sản phẩm dịch vụ không vì mục đích kinh doanh thu lợi nhuận mà chủ yếu nhằm mục đích phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tín ngưỡng, nhân đạo, từ thiện... của dân cư. Nguồn kinh phí chủ yếu để chi tiêu của các tổ chức này là dựa vào sự đóng góp tự nguyện của các thành viên tham gia và sự quyên góp của dân cư.
Phân tổ này được sử dụng khi lập bảng cân đối (tài khoản) thu nhập và chi tiêu tài khoản vốn tài chính tài khoản quan hệ kinh t._.ế với nước ngoài và bảng tổng hợp về sx phân phối lại và sử dụng cuối cùng GO và GDP của nền kinh tế quốc dân.
2. Đồng nhất phương pháp tính.
ở trên chúng ta đã xem xét 3 phương pháp tính GDP đó là phương pháp sản xuất, phương pháp thu nhập và phương pháp sử dụng sản phẩm (sử dụng cuối cùng) mỗi phương pháp cho ta xem xét việc tính toán GDP ở các góc độ khác nhau. Vì vậy khi lập một dãy GDP theo các năm ta cần phải xem xét GDP được tính theo phương pháp nào để từ đó đưa ra những phương pháp, những khái niệm cơ bản nhằm tính GDP một cách chính xác. ở đây trong phạm vi cho phép ta lập dãy số GDP theo phương pháp sản xuất. Phương pháp sản xuất là phương pháp đo lường sự đóng góp của từng đơn vị sản xuất vào kết quả sản xuất chung bằng cách lấy giá trị sản xuất trừ đi tiêu dùng trung gian hàng hoá và dịch vụ đơn vị đo trong quá trình sản xuất .
Công thức tính :
Tính GDP theo phương pháp sản xuất như trên đã bao hàm việc tính giá trị tiêu dùng trung gian đã được dùng trong quá trình sản xuất taọ ra giá trị sản xuất thao từng đơn vị sản xuất cơ sở .sau đó lấy giá trị sản xuất trừ đi giá trị trung gian ta được giá trị tăng thêm .
Để phân tích chỉ tiêu GDP cần xác định cơ cấu GDP thao các tiêu thức khác nhau, so sánh chung trong thời gian, không gian và mục tiêu cụ thể. Có thể nghiên cứa GDP thao các tiêu thức yếu tố cấu thành giá trị theo ngành, thành phần kinh tế, theo mục đích sử dụng.
3. Đồng nhất phạm vi tính toán.
a/Phạm vi địa lý:
Từ năm 1954-1975 đất nước ta bị chia cắt thành hai miền nam bắc thuộc hai chế độ chính trị khác nhau.ở miền bắc có sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa trong đó chủ yếu là Liên xô, cho nên nghành Thống kê của giai đoạn này achịu ảnh hưởng của các nước trên.Cụ thể là nhành Thống kê Việt nam đã tiến hành tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp như sản phẩm xã hội,tiêu hao vật chất. Trên cơ sở đó lập bảng cân đối sản xuất và sử dụng sản phẩm xã hội thu nhập quốc dân và một số bảng cân đối khác thụôc hệ thống MPS trong phạm vi miền bắc.
ở miền nam giai đoạn này Viện Thống kê thuộc chính quyền Miền nam tiến hành tính một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp như tổng sản phẩm quốc gia ( GNP) tổng sản phẩm trong nước (GDP), tiêu dùng cuối cùng thu nhập quốc dan sử dụng, giá trị sản xuất…
Ngày 25/ 12/ 1992 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 183/ TTG về việc Việt nam chính thức áp dụng SNA vào tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trong phạm vi cả nước thay cho MPS như trước đây. Có nghĩa là chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước được tính theo đơn vị thường trú, lãnh thổ kinh tế.
Lãnh thổ kinh tế của một quốc gia là lãnh thổ địa lý của chính quốc gia đó. Lãnh thổ này không bao gồm phần địa giới, sứ quán, lãnh sự quán các tổ chức quốc tế quân sự, kinh tế và các tổ chức phi chính phủ của các quốc gia khác đóng trên lãnh thổ địa lý quốc gia sở tại nhưng lại được tính trên phần địa giới của các tổ chức tương ứng của nước sở tại.
Đơn vị thường trú: Một tổ chức hay cá nhân được gọi là đơn vị thường trú trên lãnh thổ kinh tế của một quốc gia nếu tổ chức cá nhân đó của quốc gia sở tại hai nước ngoài có kế hoạch cam kết các hoạt động lâu dài (lớn hơn 1 năm) và chịu mọi sự kiểm soát về pháp luật của quốc gia đó. Theo khái niệm đó đơn vị thường trú của Việt nam gồm các đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh, các hoạt động dịch vụ, các tổ chức xã hội khác (Nhà nước, tập thể, cá nhân) của Việt nam và nước ngoài cư trú tại Việt nam từ một năm trở lên. Các toà đại sứ, lãnh sự quán, đại diện của Việt nam tại các tổ chức quốc tế, tổ chức quân sự của Việt nam ở nước ngoài, những người làm thuê hợp đồng ngắn hạn và dài hạn của các tổ chức quốc tế ở Việt nam, những người Việt nam đi làm thuê có tính chất tạm thời, những người đi công tác, học tập, buôn bán, du lịch, thăm viếng người thân ở nước ngoài thời gian lớn hơn một năm, những người ngoại quốc được chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế thuê làm việc tại Việt nam thuộc các chương trình viện trợ từ hơn 1 năm cũng được coi là đơn vị thường trú của Việt nam.
Đơn vị không thường trú: Một tổ chức hay cá nhân được coi là không thường trú trên lãnh thổ kinh tế của một quốc gia nếu tổ chức, cá nhân đó đến quốc gia sở tại làm việc, học tập, nghiên cứu, tham quan với thời gian dưới một năm.
Chúng ta nghiên cứu đơn vị thường trú vì để tính GDP, GDP là kết quả sản xuất tạo ra do các đơn vị thường trú và khi lập dãy số GDP chúng ta phải xem xét đúng phạm vi cần được tính.
Bên cạnh việc tính GDP theo phạm vi nhất định chúng ta khi xem xét dãy số GDP và lập dãy số GDP cần phải tính toán cho một khoảng thời gian nhất định bằng nhau. Hiện nay Tổng cục Thống kê nói chung và Vụ Hệ thống tài khoản nói riêng mới tính được GDP theo năm và mới đây đang nghiên cứu tính GDP theo quý nhằm đưa thông tin kịp thời trong một khoảng thời gian ngắn nhằm phát triển đất nước theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.
b. Phạm vi sản xuất.
Trước đây nước ta sử dụng MPS thì quan niệm sản xuất theo quan điểm vật chất là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất thoả mãn các nhu cầu tiêu dùng của dân cư và xã hội, bù đắp lại những tiêu phí trong quá trình sản xuất cho đầu tư tích luỹ tái sản xuất mở rộng và xuất khẩu. Như vậy khái niệm sản xuất thể hiện ở các đặc trưng sau:
Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ.
Phải là sản phẩm hữu ích đáp ứng yêu cầu cho sản xuất tiêu dùng cuối cùng của các tầng lớp dân cư và chung cho toàn xã hội.
Quá trình sản xuất sản phẩm có thể đưa ra thị trường để trao đổi khi nó là sản phẩm hàng hoá.
Khái niệm sản xuất trong SNA có phạm vi rộng và xuất hiện ở mọi ngành, mọi thành phần kinh tế. Nó không nhất thiết phải thông qua công cụ lao động và đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất. Tuy thế nhưng khi tính toán các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp như GDP, GNP và lập tài khoản quốc gia vì lý do hạch toán và không có thông tin nên vẫn phải loại trừ các hoạt động có tính chất sau đây: Công việc nội trợ tự tiêu dùng, tự may vá…
Là một trong những căn cứ để phân loại các hoạt động sản xuất theo ngành kinh tế quốc dân.
Từ những đặc trưng trên đây có thể hiểu phạm trù sản xuất theo một nghĩa cô đọng nhất như sau: Mọi hoạt động của con người (không kể những hoạt động do bản năng tạo ra như đi, đứng, ăn, nói,…) mà tạo ra thu nhập thì đó là hoạt động sản xuất.
4. Đồng nhất giá cả.
Như ta đã biết giá trị sản xuất các loại hàng hoá thuần nhất được tính bằng cách lấy đơn giá (p) nhân với lượng.
GDP thay đổi theo thời gian là do sự thay đổi của giá cả và sự thay đổi về số lượng cùng với sự dịch chuyển của cơ cấu. Bỏ qua sự thay đổi do dịch chuyển cơ cấu ta xét sự thay đổi do khối lượng và giá cả,
Ta chỉ có thể cộng các sản phẩm cùng loại với nhau không thể cộng các sản phẩm khác loại với nhau mặc dù chúng cùng một đơn vị đo. Giá cả sản phẩm được xác định là giá một đơn vị sản phẩm, giá thay đổi theo một đơn vị đo số lượng, giá cũng như số lượng không có tính chất cộng đối với các sản phẩm khác loại, không thể lấy giá trị trung bình của các sản phẩm khác nhau để đo lường sự thay đổi về giá theo thời gian, trong khi đó giá trị được đo dưới dạng tiền tệ có tính chất cộng tính đối với các sản phẩm khác nhau và thay đổi đơn vị đo sản lượng. Vì vậy, GDP phải đồng nhất về giá cả theo một trong hai loại giá sau đây:
Giá hiện hành: Là giá phát sinh trong quá trình giao dịch của năm báo cáo, giá hiện hành phản ánh sự vận động thống nhất của giá trị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong sản xuất kinh doanh trong quá trình lưu thông phân phối và sử dụng cuối cùng với sự vận động của tài chính, tiền tệ, thanh toán qua đó rút ra nhận thức đúng đắn thực tiễn khách quan về cơ cấu kinh tế, mối quan hệ tỉ lệ giữa các ngành trong sản xuất, mối quan hệ phân phối thu nhập, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách.
Giá so sánh: Là giá lấy thực tế của một năm nào đó được chọn làm gốc trên cơ sở đó tính đổi các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của các năm khác nhau theo giá năm gốc, nhằm loại trừ ảnh hưởng của yếu tố giá trong năm để nghiên cứu sự thay đổi thuần về khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, năm được chọn làm gốc để tính giá so sánh có thể là năm trước hoặc năm sau năm báo cáo. Trong thực tế, thường chọn năm trước năm đầu của năm kế hoạch: ví dụ thời kỳ 1995- 2000 chọ giá thực tế năm 1994 làm gốc. Để dễ hình dung, chúng ta bắt đầu bằng ví dụ chỉ số khối lượng của Laspeyres theo chuỗi thời gian. Theo năm gốc được chọn và các dãy giá trị theo giá của năm gốc được chọn làm giá so sánh dãy số mới: SPoQO ; SP0Q1 ; SPoQ2 … SPoQt do giá tương đối theo năm gốc ngày càng không sát thực tế trong đo lường khối lượng nên người ta buộc thay đổi và chọn lại năm gốc, từ đó cần chuyển dãy số cũ về dãy số mới.
Đối với dãy số riêng biệt thì việc chuyển đổi về dãy số mới có thể thực hiện các phép tính số học đơn giãn. Tuy nhiên, đối với các số tổng hợp thì không thể một mặt giữ được quan hệ cơ cấu giữa các thành phần của số liệu tổng hợp đồng thời giữa các quan hệ chuyển đổi riêng bịêt từng dãy số thành phần cũng như dãy số tổng hợp.
Có hai cách chuyển về giá năm gốc:
Cách thứ 1: Dựa vào dãy số Laspeyres cách này đảm bảo được tính cộng (giữ tỉ lệ về cơ cấu của chỉ tiêu tổng hợp nhưng không đảm bảo tính chuyển đổi giá riêng cho từng thành phần).
Cách thứ 2: Có hai dạng chuyển đổi:
Dạng 1: chọn năm đầu tiên của dãy số làm năm gốc (ví dụ dãy số 1991-2000chọn năm 1991 làm gốc).
Dạng 2: chọn năm giữa của dãy số làm năm gốc. Cách này đảm bảo chuyển đổi giá riêng từng dãy số liệu thành phần nhưng không đảm bảo được tính chất cộng tính của số liệu.
5. Đồng nhất đơn vị tính:
Để thuận tiện cho việc so sánh quốc tế GDP của các quốc gia trên thế giới, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra các phương pháp khác nhau để đồng nhất đơn vị tính.
- Phương pháp tính GDP theo đồng ngoại tệ được tính theo công thức:
GDP Việt nam theo tiền quốc gia
GDP của Việt = ắắắắắắắắắắắắắắắắ
Nam theo USD Hệ số quy đổi giữa tiền quốc gia với
đồng USD
Vấn đề cần chú ý trong công thức trên là xác định hệ số quy đổi đồng tiền như thế nào là hợp lý.
Phương pháp sử dụng đồng tiền quy ước chung: Phương pháp này dựa trên cơ sở đơn vị quy ước chuẩn hoặc quỹ tiền tệ thế giới (IMF) hoặc cộng đồng kinh tế Châu âu (EEC) phương pháp này so sánh theo hai loại, thứ nhất là so sánh theo tỉ giá hối đoái giữa đồng tiền nước so sánh (nước đi vay) với quyền được vay dặc biệt. Phương pháp này sử dụng rất hẹp chỉ các nước thành viên qũy tiền tệ có quyền vay và ngân hàng TW các đó sử dụng trong thanh toán quốc tế. Thứ hai: Là so sánh theo phương pháp “tỉ giá thả nổi” phương pháp này sử dụng trong cộng đồng kinh tế Châu âu (EEC). EEC đã thành lập quỹ tiền tệ Châu âu với đơn vị tiền tệ chung ECU trên cơ sở vàng nguyên chất để thanh toán giữa các nước.
Phương pháp sức mua tương đương (PPP): áp dụng trong so sánh các chỉ tiêu đã thống nhất phạm vi và phương pháp tính giữa các nước.
Nhiệm vụ của so sánh là chuyển đổi đồng tiền (nội tệ) thành đồng tiền chung theo quy định. Cơ sở của sức mua tương đương của đồng tiền mỗi nước là cùng mua một loại hàng hoá và dịch vụ. Từ đó cho thấy để tiến hành so sánh GDP giữa các nước cần phải thống nhất đơn vị tính, việc chuyển đổi sang đơn vị tính cũng phải thống nhất giữa các nước.
III. Dùng các phương pháp thống kê để phân tích GDP.
1. Phân tích dãy số chỉ tiêu tuyệt đối GDP, VA.
1.1. Biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của chỉ tiêu GDP.
Sự biến động của hiện tượng qua thời gian chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố nhưng nhìn chung có hai loại sau:
Thứ nhất: Các nhân tố cơ bản quyết định xu hướng biến động của chỉ tiêu GDP, xu hướng được hiểu là chiều hướng biến đổi chung nào đó, một sự tiến hoá kéo dài theo thời gian.
Thứ hai: Là các nhân tố ngẫu nhiên làm cho hiện tượng phát triển lệch xu hướng cơ bản. Tác động của nhân tố này theo chiều hướng trái ngược nhau và độ lớn không giống nhau. Vì vậy, nhiệm vụ của Thống kê là sử dụng một số phương pháp thích hợp nhằm loại bỏ tác động của những nhân tố ngẫu nhiên để nêu lên xu hướng và tính quy luật về sự biến động của hiện tượng.
Dưới đây là một số phương pháp thống kê thường dùng để biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng.
Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian:
Mở rộng khoảng cách thời gian là ghép một số khoảng thời gian liền nhau lại thành một khoảng thời gian dài hơn. Đây là phương pháp được áp dụng khi một dãy số có khoảng cách thời gian tương đối ngắn, có nhiều mức độ và chưa phản ánh được xu hướng phát triển của hiện tượng, phương pháp này chỉ sử dụng với chỉ tiêu là chỉ tiêu thời kỳ.
Do khoảng cách thời gian được mở rộng nên các nhân tố ngẫu nhiên với các chiều hướng khác nhau sẽ bù trừ cho nhau và từ đó sẽ thấy rõ hơn các xu hướng biến động của hiện tượng được nghiên cứu. Tuy nhiên, khi mở rộng khoảng cách thời gian số lượng các mức độ trong dãy số sẽ mất đi nhiều, vì thế sẽ có thể mất đi các yếu tố chủ yếu mang tính đặc trưng của dãy số. Vì vậy, khi có dãy số ta cần xem xét có thể áp dụng phương pháp này, khi dãy số có thời gian dài và không nên áp dụng nó khi dãy số có vài mức độ.
Phương pháp bình quân trượt:
Số bình quân là số bình quân cộng của một nhóm nhất định các mức độ của dãy số. Nó được tính theo cách loại dần các mức độ đầu, đồng thời thêm các mức độ tiếp theo sao cho mức độ đánh giá tính số bình quân là không đổi.
Phương pháp bình quân trượt được áp dụng khi trong dãy số ban đầu sự biến động của hiện tượng có khi không theo một xu hướng nào, khi tăng, khi giảm khi tiến hành tính bình quân thì dãy số mới sẽ trơn hơn và khi đó ta mới nhận biết được xu hướng phát triển của hiện tượng.
Vì vây, dãy số bình quân trượt là từ một dãy số ban đầu người ta xây dựng một dãy số mới bao gồm các số bình quân trượt. Ví dụ ta có dãy số thời gian Y1, Y2, Y3,…, Yn
Nếu tính bình quân trượt cho 5 mức độ thì các số bình quân trượt sẽ được tính như sau:
……………..
Việc lựa chọn nhóm bao nhiêu để tính trung bình trượt đòi hỏi phải dựa vào đặc điểm biến động của hiện tượng và số lượng các mức độ của dãy số thời gian. Nếu sự biến động của hiện tượng tương đối đều đặn và số lượng mức độ của dãy số là nhỏ thì ta có thể tính trung bình trượt từ 3 mức độ. Nếu sự biến động của hiện tượng tương đối lớn và dãy số có nhiều mức độ thì có thể tính trung bình trượt 5 hoặc 7 mức độ. Trung bình trượt càng được tính từ nhiều mức độ thì càng có tác dụng san bằng ảnh hưởng của các nhân tố ngẫu nhiên. Nhưng mặt khác lại làm giảm số lượng cấc mức độ của dãy số trung bình trượt.
c. Phương pháp hồi quy:
Trên cơ sở dãy số thời gian, người ta tìm một mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập (gọi là phương trình hồi quy) phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian và có dạng tổng quát như sau:
= f(t,ao,a1,…an)
: Mức độ lý thuyết
ao,a1,…an : Các tham số
t : Thứ tự thời gian
Để lựa chon đúng đắn của phương trình hồi quy đòi hỏi phải dựa vào sự phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian đồng thời kết hợp với một số phương pháp đơn giản khác(như dựa vào đồ thị, dựa vào tốc độ tăng (giảm), tuyệt đối, dựa vào tốc độ phát triển…).
Các tham số ai (i = 1,2,3,…,n) thường được xác định bằng phương pháp bình quân nhỏ nhất, tức là:
Sau đây là một số dạng phương trình hồi quy đơn giản thường được sử dụng.
Phương trình đường thẳng:
Phương trình thẳng được sử dụng khi các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn (còn gọi là sai phân bậc một ) xắp xỉ nhau.
áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để xác định giá trị của các tham số a0,a1.
SY= na0+a1St.
St.Y= a0St+a1S t2.
Phương trình Parabol bậc 2:
= a0+a1t+a2t2.
Phương trình Parabol bậc hai được sử dụng khi các sai phân bậc hai (tức là sai phân của sai phân bậc một ) xắp xỉ nhau các tham số a0, a1, a2 được xác định bằng hệ phương trình sau:
SY=na0+a1S t+a2St2.
St.Y=a0St+a1St2+a2St3.
St2Y=a0St2+a1St3+a2St4.
Phương trình hàm mũ:
Yt = a0 a1t
Phương trình hàm mũ được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xắp xỉ nhau.
Các tham số a0,a1được xác định bởi hệ phương trình sau đây:
SlgY= nlga0+ lga1St .
St.lgY= lga0S t + lga1 St 2
Phương trình Hypebol được áp dụng trong trường hợp khi các trị số của tiêu thức nguyên nhân tăng lên thì các trị số của tiêu thức kết quả có thể giảm xuống và đến một giới hạn nào đó thì hầu như không giảm .
Các tham số a0, a1 của phương trình hồi quy dược tính ra từ hệ phương trình sau:
SY = na0+ a1S1/t
SY/t = a0S1/t +a1S1/t2.
Phương trình bậc ba:
Y = ao+ a1t + a2t2 + a3t3.
1.2. Các chỉ tiêu về mức độ biến động theo thời gian:
a. Mức độ bình quân theo thời gian:
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại diện của các mức độ tuyệt đối trong một dãy số thời gian.Tuỳ theo dãy số thời kỳ hay thời điểm mà ta có công thức tính khác nhau.
GDP là chỉ tiêu thời kỳ nên mức độ trung bình theo thời gian được xác định thao công thức sau:
Trong đó : ( i = 1,2,3,..,n)
b. Lượng tăng giảm tuyệt đối:
Đây là chỉ tiêu phản sự thay đổi tuyệt đối của GDP giữa hai kỳ nghiên cứu, nếu độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu (+)và ngược lại thì mang dấu (-). Tuỳ theo mục đích nghiên cứu chỉ tiêu GDP ta có các chỉ tiêu tăng (giảm ) sau đây:
+Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn:
Là hiệu số giữa mức độ nghiên cứu (Yi) là mức độ GDP năm nghiên cứu và mức độ GDP năm trước đó.Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng hoặc giảm tuyệt đối của GDP giữa hai thời kỳ liền nhau.
Trong đó : D ilượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn.
+Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc (hay tính dồn) là hiệu số giữa mức độ nghiên cứu (Yi) là mức độ GDP một năm nào đó với GDP một năm trước làm gốc, năm gốc thường là mức độ đầu tiên của dãy số. Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng hoặc giảm GDP tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài. Nếu ký hiệu là các lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc ta có.
(i =2,3,…,n)
Trong đó :
: Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc.
Yi: GDP của các năm.
y1: GDP của năm chọn làm gốc.
Giữa lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn và định gốc có mối quan hệ tổng.Tổng các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn bằng tổng lượng tuyệt đối định gốc.
.
Lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối liên hoàn bình quân:
Là mức trung bình của các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn. Nếu ký hiệu là lượng tăng:
.
Cần chú ý rằng chỉ tiêu này chỉ sử dụng khi các mức độ của dãy số GDP có xu hướng cùng tăng hoặc cùng giảm.Vì nếu không thi trong nhiều trường hốpn sẽ làm chúng ta nhận xét saibản chất của sự vật hiện tượng.
c. Tốc độ phát triển:
Tốc độ phát triển là một số tương đối( thường được biểu diển bằng lần hoặc %) phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian.Trong Thống kê người ta nghiên cứu tốc độ phát triển của GDP (giữa hai thời gian liền nhau trong một khoảng thời gian).
+Tốc đọ phát triển liên hoàn:phản ấnh sự biến động của hiện tượng (GDP ) giữa hai thời gian liền nhau.
trong đó : ti tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i-1
Yi-1: Mức độ của GDP ở thời gian (i - 1)
Yi : Mức độ của GDP ở thời gian i
+Tốc độ phát triển định gốc:
phản ánh sự biến động của hiện tượng (GDP ) trong những khoảng thời gian dài.
Trong đó :Ti: Tốc độ phát triển định gốc
Yi : Mức độ của GDP ở thời gian i.
Y1: Mức độ của GDP được chọn làm gốc.
Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc có mối liên hệ sau:
-Thứ nhất:tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc:
t2t3…tn = Tn
(i = 2,3,…,n)
-Thứ hai:Thương của tốc độ phát triển dịnh gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian đó.
Tức là: (i = 2,3,…,n)
+Tốc độ phát triển bình quân:
Là trị số đại biểu của tốc độ phát triển liên hoàn. Vì các tốc độ phát triển liên hoàn có quan hệ tích (như đã trình bầy ở trên ) nên để tinh tốc độ phát triển bình quân, người ta sử dụng công thức trung bình nhân.Nếu ký hiệu là tốc đọ phát triển trung bình thì ta có công thức tính như sau:
Chú ý: Khi sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển bình quân để phân tích GDP là chỉ tính với những hiện tượng theo một xu hướng nhất định (cùng tăng hoặ cùng giảm ).
d. Tốc độ tăng giảm.
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ GDP giữa hai thời gian đã tăng(+) hoặc giảm (-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu %).Tương ướng với tốc độ phát triểnta có tốc độ tăng (hoặc giảm ) sau đây:
+ Tốc độ tăng (hoặc giảm ) liên hoàn hay từng kỳ là tỷ số giữa lượng tăng (hoặc giảm ) liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn. Nếu ký hiệu ai (i=2,3,…,n) là tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì:
(i= 2,3,…,n)
Nếu tính ti bằng % thì
ai(%)=ti(%)-100
+Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc: là tỷ số giữa lượng tăng (hoặc giảm) định gốc với mức độ kỳ gốc nhất định.Nếu ký hiệu Ai (i=2,3,…,n) là tốc độ tăng (hoặc giảm ) định gốc thì :
( i = 2, 3, …, n)
Hoặc:
Ai(%) = Ti(%) – 100
+. Tốc độ tăng giảm bình quân.
Nhằm phản ánh tốc độ tăng hoặc giảm đại biểu của chỉ tiêu GDP trong suốt thời gian nghiên cứu người ta sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng(giảm) trung bình. Nếu ký hiệu là tốc độ tăng (giảm) trung bình thì :
Hoặc:
e. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng hoặc giảm.
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một 1% tăng hoặc giảm của tốc độ tăng hoặc giảm liên hoàn thì tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao nhiêu, nếu ký hiệu:
gi (i = 2,3,…,n) là giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) thì :
(i=2,3,…,n)
Chú ý: Chỉ tiêu này chỉ tính cho tốc độ tăng hoặc giảm liên hoàn, đối với tốc độ tăng hoặc giảm định gốc thì không tính vì nó luôn là một số không đổi Yi/100 .
1.3. Dự báo thống kê ngắn hạn qua các phương pháp thống kê:
Dự báo dựa vào phương trình hồi quy:
Trong phần trước ta đã nói về phương trình hồi quy theo thời gian
Trong đó:
: Là biến phụ thuộc (GDP qua các năm)
a0, a1,…,an: Là các tham số của phương trình hồi quy.
t: là thứ tự thời gian.
Dự báo dựa vào lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối bình quân.
Phương pháp dự đoán này có thể được sử dụng khi các lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ bằng nhau.
Ta đã biết lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân được tính theo công thức:
Từ đó ta có mô hình dự báo sau:
Ŷn +h = Yn+ * h (h = 1,2,3,…)
Trong đó:
Ŷn +h: Giá trị GDP cần dự báo
Yn : Giá trị cuối cùng của dãy số GDP
h: Là thời gian.
Dự báo dựa vào tốc độ phát triển trung bình:
Phương pháp dự báo này được áp dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau.
Ta đã biết tốc độ phát triển trung bình được tính theo công thức:
Trong đó:
Y1: Mức độ GDP đầu tiên của dãy số
Yn: Mức độ GDP cuối cùng của dãy số.
Từ công thức trên ta có mô hình dự báo sau:
Ŷn +h = Yn´
Dự báo dựa vào tốc độ phát triển trung bình hàng năm như trên có thể được mở rộng cho những khoảng thời gian dưới một năm. Ví dụ dự báo cho các quý của từng năm, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu ba phương pháp trên.
2. Phân tích dãy số chỉ tiêu tương đối.
2.1. Phân tích cơ cấu GDP.
2.1.1 Tìm quy luật về hàm xu thế.
a. áp dụng phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian:
Phương pháp này áp dụng cho dãy số thời kỳ ta lấy các mức độ thời gian ngắn cộng lại với nhau tạo thành dãy số mới có ít mức độ nhưng biểu hiện thời gian dài dùng để biểu hiện xu hướng biến động của hiện tượng. ở đây dãy số cơ cấu là chỉ tiêu thời kỳ nhưng là số tương đối nên ta không thể cộng đơn thuần như dãy số tuyệt đối mà để lấy các mức độ của khoảng thời gian đó ta lấy số bình quân của các mức độ đó tạo ra một dãy số mới:
Trong đó : d1,d2,…,dn: Là GDP của các năm.
: GDP bình quân được lấy tuỳ theo mức độ.
b. áp dụng hàm xu thế:
Cơ cấu GDP và các bộ phận cấu thành có thể sử dụng để biểu hiện sự biến động thời vụ bằng hàm xu thế, xem xét các mức độ trong dãy số cùng tăng hoặc cùng giảm từ đó ta sử dụng một trong các hàm sau đây:
Hàm Tuyến tính: t = a0 + a1t
Hàm Parabol: t = a0 +a1t + a2t2
Hàm Mũ: t = a0 + a1t
Hàm Hypebol: t = a0 + a1/t
Trong đó: a0, a1: Là các tham số.
t: Thời gian.
t: Mức dộ GDP cần dự báo.
2.1.2 Đo mức độ biến động.
a. Mức độ bình quân theo thời gian.
(i : Thời gian biến động)
b. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân.
Ta lấy tỷ trọng của năm sau trừ đi tỷ trọng của năm trước (GDP i – GDP i-1).
rd = di – di-1
Từ đó ta thấy rõ xu hướng chuyển dịch cơ cấu tăng hay giảm qua các năm và chuyển dịch theo hướng nào.
2.1.3. Dự báo.
a. Dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân:
Đây là chỉ tiêu tương đối nhưng ta cũng có thể dựa vào phương pháp này để làm.
Từ đó ta có mô hình dự báo là:
b. Dự báo dựa vào hàm xu thế:
ở đây cơ cấu GDP cùng tăng hoặc cùng giảm theo cùng một mức độ gần bằng nhau nên ta sử dụng hàm xu thế tuyến tính:
= a0 + a1.t
IV. Phân tích GDP qua phương pháp đồ thị.
1. ý nghĩa và tác dụng của đồ thi thống kê.
Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê khác. Khác với các bảng thống kê chỉ dùng con số, các đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của hiện tượng. Chính vì vậy đồ thị thu hút sự chú ý của người đọc, nó giúp ta nhận thức được những đặc điểm cơ bản của hiẹn tượng một cách dễ dàng nhanh chóng. Đồ thị còn giúp ta kiểm tra bằng các hình ảnh độ chính xác của thông tin. Đồ thị thống kê có thể biểu thị.
Kết cấu của hiện tượng theo tiêu thức nào đó và sự biến đổi của kết cấu.
Sự phát triển của hiện tượng theo thời gian.
Tình hình thực hiện kế hoạch.
Mối liên hệ giữa các hiện tượng.
Sự so sánh giữa các mức độ của hiện tượng.
…
2. Các loại đồ thị thống kê.
+ Căn cứ theo nội dung phản ánh có thể phân chia đồ thị thống kê thành các loại sau:
Đồ thị kết cấu.
Đồ thị phát triển .
Đồ thị hoàn thành kế hoạch hoặc định mức.
Đồ thị liên hệ.
Đồ thị so sánh.
Đồ thị phân phối.
+ Căn cứ vào các hình thức biểu hiện có thể phân chia đồ thị thống kê thành các loại sau:
Biểu đồ hình cột.
Biểu đồ tượng hình.
Biểu đồ diện tích (vuông, chữ nhật, tròn)
Đồ thị đường gấp khúc.
Bản đồ thống kê.
3. Những yêu cầu chung đối với việc xây dựng đồ thị thống kê.
Khi xây dựng một số đồ thị thống kê phải chú ý sao cho người đọc dễ xem, dễ hiểu và bảo đảm độ chính xác. Muốn vậy cần chú ý các điểm sau đây.
Xác định quy mô đồ thị cho vừa phải.
Quy mô của đồ thị được quyết định bởi chiều dài, chiều cao và quan hệ tỷ lệ giữa hai chiều đó. Quy mô của đồ thị to hay nhỏ còn phải căn cứ vào mục đích sử dụng.Trong các báo cáo phân tích không nên vẽ đồ thi quá lớn. Quan hệ tỷ lệ giữa chiều cao và chiều dài của đồ thị thông thường được dùng từ 1: 1,3 đến 1:1,5.
Lựa chọn loại đồ thị cho phù hợp.
Mỗi loại đồ thị có khả năng diễn tả nhiều khía cạnh. Ví dụ đồ thị hình cột có thể biểu hiện kết cấu sự phát triển theo thời gian, sự phân phối của hiện tượng, đồ thị hình tròn cũng vậy. Song nếu biểu hiện kết cấu thường dùng loại hình tròn (có chia thành hình qoạt) hơn vì loại này biểu hiện rõ nhất kết cấu và biến động kết cáu của hiện tượng. Trường hợp phân tích mối liên hệ thường dùng đường gấp khúc.
Các thang đo tỷ lệ và độ rộng của đồ thị phải được xác định chính xác.
Thang đo tỷ lệ xích giúp cho việc tính chuyển các đại lượng lên độ thị theo các khoảng cách thích hợp. Người ta thường dùng các thang đo đường thẳng phân phối theo các trục toạ độ; cũng có khi dùng thang đo đường cong, ví dụ thang tròn(ở đồ thị hình tròn) được chia thành 360.
Về độ rộng của đồ thị cũng phải được xây dựng cho phù hợp khi xây dựng đồ thị hình cột thì độ rộng của các cột phải tỷ lệ với các khoảng cách tổ, và độ cao của nó tỷ lệ số đơn vị rơi vào từng tổ. Nếu như các tổ có khoảng cách bằng nhau. Còn khi vẽ hình tròn phải lấy bán kính R theo công thức sau:
Trong đó: S là diện tích hình tròn, tức là trị số của chỉ tiêu nghiên cứu.
Chương III
Lập và phân tích dãy số GDP của Việt nam thời kỳ 1990 – 2001
I. Đặc điểm kinh tế Việt nam 1990- 2001.
1. Những kết quả đạt được trong 10 năm.
Từ khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Kinh tế nước ta đã đạt được những thành những thành tựu đáng kể, tốc độ phát triển hàng năm khá cao năm 1996 đạt tốc độ phát triển là 9,34%, năm 1997 đạt 8,15% năm 1998 có xu hướng chậm lại đạt 5,76% năm 1999 đạt 4,77%, năm 2000 có xu hướng tăng hơn so với các năm trước tốc độ tăng GDP đạt 6,7% và năm 2001 đạt 6,8% và ước tính năm 2002 tốc độ tăng trưởng GDP > 7%. Tố độ tăng trưởng GDP ở thời kỳ 1996 – 2001 tuy có giảm nhưng vẫn đạt mức cao hơn so với kỳ trước, năm 1990 dân số nước ta là 65.611.000 người sau hơn 10 năm dân số nước ta là 78.685.780 người dân số tăng 1,199 trong khi đó GDP năm 1990 đạt 41955 tỷ đồng năm 2001 tăng lên 6.157.300 tỷ đồng (tính theo giá hiện hành) tăng 1,46 lần.
Tốc độ tăng năng suất lao động qua các năm tăng rõ rệt năm 1991 là 3,46% đến năm 1997 tăng lên là 6,14% tăng gấp 1,8 lần. Tổng giá trị TSCĐ tăng lên hàng năm (không bao gồm tài sản lưu động) năm 1995 là 49.715 tỷ đồng đến năm 1999 là 68.148 tỷ đồng tăng 1,37 lần, tỷ lệ để dành so với GDP cũng tăng lên đáng kể năm 1990 là 8,48 đến năm 1999 là 27,2 tăng gấp 3,2 lần.
Bên cạnh những thành công đã đạt được nền kinh tế nước ta còn có những yếu kém nhất định.
2. Những khó khăn và thách thức trong các năm tới.
Kinh tế Việt nam vào những năm cuối của thế kỷ 20 có những thành quả do quá trình cải cách chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN cùng với sự lãnh đạo có hiệu quả từ Đảng và Nhà nước. Song song tồn tại với những thành công đó là nhbững trở ngại khó khăn, Nhà nước thì phải đối mặt với những bất lợi của nền kinh tế thế giới mang tính toàn cầu hoá cùng với những trở ngại bên trong nền kinh tế nước nhà.
Sự ra đời của các phương tiện tài chính mới do các tập đoàn tư bản tài phiệt nước ngoài lũng đoạn nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính của nền kinh tế thế giới đã hình thành dòng chảy tài chính với quy mô lớn, hết sức nhảy cảm, chuyển từ nước này sang nước khác. Chính vì điều đó mà đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 ở các nước Đông Nam á, Việt nam chúng ta tuy không nằm trong trung tâm của cuộc khủng hoảng này nhưng cũng bị ảnh hưởng ít nhiều và gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế trong n._.75.
IC theo giá so sánh tính như sau:
Bảng 11: Tính IC theo giá so sánh của ngành Nông nghiệp năm 1997
Yếu tố chi phí trung gian
IC theo giá hiện hành(tỷ đồng)
CPI năm báo cáo so năm gốc(lần)
IC theo giá so sánh(tỷ đồng)
A
1
2
3 = 1/2
1. Nguyên vật liệu.
2. Nhiên liệu.
3. Điện.
4.Chi phí vật chất khác.
5. Chi phí dịch vụ.
16936
3925
4123
3257
4728
1,365
1,364
1,380
1,379
1,414
12407,32
2877,56
2987,68
2361,85
3343,7
Tổng
32969
23978,13
Như vậy:
VAss = GOss – ICss = 71892,36 – 23978,13 = 47914,23 tỷ đồng.
Và tương tự như vậy ta có thể tính được cho các năm khác.
7.2. Phân tích VA của ngành Nông nghiệp.
a. Xu hướng biến động.
Theo các báo cáo và Niên giám thống kê ta có được dãyg số VA ngành Nông nghiệp theo giá cố định năm 1994.
Bảng 12: VA ngành Nông nghiệp theo giá cố định năm 1994
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
VA
42003
42917
45809
47373
48968
51319
53577
55895
57866
60895
61660
65095
(Nguồn: Niên giám Thống Kê 1990-2000)
Nhìn vào bảng số liệu trên VA ngành Nông nghiệp ta thấy rằng chúng biến động theo một xu hướng nhất định đó là tăng dần qua các năm. Vì vậy ta có thể dùng hàm xu thế tuyến tính để biểu hiện của VA qua các năm.
Mô hình:
Yt = a0 + a1 t
Các hệ số a0; a1 được tìm qua phương pháp bình phương nhỏ nhất và qua các phép tính toán ta tìm được: a0 = 39073,348; a1 = 2109,66.
Phương trình: Yt = 39073,348 + 2109,66 t
Qua mô hình tuyến tính này ta thấy thời gian cứ tăng lên 1 năm thì VA ngành Nông nghiệp tăng được 2109,66 tỷ đồng (đã loại trừ yếu tố giá).
b. Các mức độ biến động.
Bảng 13: Các mức độ biến động của VA ngành Nông nghiệp.
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
VANN
42003
42917
45869
47373
48968
51319
53577
55895
57866
60892
61660
65095
DLH
-
914
2952
1504
1595
2351
2258
2318
1971
3026
2768
1435
DĐG
-
914
3866
5370
6965
9316
11574
13892
15862
18889
21657
23092
ILH
-
102,17
106,87
103,2
103,36
104,8
104,4
104,32
103,52
105,229
104,54
102,25
IĐG
-
102,17
109,32
112,78
116,58
112,17
127,55
133,07
137,76
144,97
151,56
154,97
DILH
-
2,17
6,87
3,2
3,36
4,8
4,4
4,32
3,52
5,229
4,54
2,25
DIĐG
-
2,17
9,32
12,78
16,58
12,17
27,55
33,07
37,76
44,97
51,56
54,97
gi(%)
-
420,03
429,17
458,69
473,73
489,68
513,19
535,77
558,95
578,66
608,92
616,6
(Nguồn: Niên giám Thống kê 1990 - 2001)
Qua bảng phân tích trên ta thấy VA của ngành Nông nghiệp có xu hướng tăng dần qua các năm khi đã loại yếu tố giá cụ thể là:
Năm 1991 so với năm 1990 đạt 102,17% tức là tăng 2,17% hay 914 tỷ đồng, năm 1992 so với năm 1991 đạt 106,87% tăng 6,87% hay 2952 tỷ đồng, năm 1993 so với năm 1992 tăng 3,2% tương ứng với 1504 tỷ đồng, năm 1994 so năm 1993 tăng 3,36% hay tăng 1595 tỷ đồng, năm 1995 so với năm 1994 đạt 104,8 % tăng 4,8% hay 2351 tỷ đồng, năm 1996 so với năm 1995 đạt tốc độ phát triển là 104,4% tức là tăng 4,4% tương đương với 2258 tỷ đồng, năm 1997 so với năm 1996 trăng 4,32% hay 2318 tỷ đồng, năm 1998 so với 1997 tăng 3,52% tương ứng với 1917 tỷ đồng, năm 1999 so với năm 1998 đạt 105,229% tăng so với năm 1998 là 5,229% hay 3026 tỷ đồng, năm 2000 so với năm 1999 4,54% hay 2768 tỷ đồng, năm 2001 so với năm 2000 đạt tốc độ phát triển là 102,25% tức là tăng 2,25% tương đương với 1435 tỷ đồng về mặt tuyệt đối.
Còn nếu đem năm 2001 so với năm 1990 thì đạt 154,97% tức là tăng 54,97% hay 23092 tỷ đồng.
c. Dự báo
. - Dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân:
ở bảng 13 ta thấy rằng lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn giữa các năm của VA ngành Nông nghiệp là xấp xỉ nhau. Vì vậy ta có thể dựa vào lượng tăng giảm tuyêt đối bình quân để tiến hành dự báo cho VA ngành Nông nghiệp ở các năm tiếp theo.
Mô hình: .
Trong đó:
Ta cũng dự báo cho 3 năm:
Năm 2002 (h = 1): Y2002 = 67194,27 tỷ đồng.
Năm 2003 (h = 2): Y2003 = 69293,54 tỷ đồng.
Năm 2004 (h = 3): Y2004 = 71392,81 tỷ đồng.
- Dựa vào tốc độ phát triển bình quân.
Vì tố độ phát triển của VA ngành Nông nghiệp theo giá so sánh giữa các năm của thời kỳ 1990- 2001 là xấp xỉ nhau:
Mô hình dự báo:
Trong đó:
Ta tiến hành dự báo cho 3 năm
Năm 2002 (h = 1): Y2002 = 67739,9 tỷ đồng.
Năm 2003 (h = 2): Y2003 = 70406,75 tỷ đồng.
Năm 2004 (h = 3): Y2004 = 73223,02 tỷ đồng.
- Dựa vào hàm xu thế tuyến tính.
Mô hình có dạng:
Yt = a0 + a1 t
SE = 521,044.
-Dựa vào hàm Hypebol:
SE = 5161,960.
-Dựa vào hàm Parabol:
SE = 486,150.
-Dựa vào hàm bậc ba:
SE = 515,515.
Ta dùng hàm Parabol để tiến hành dự báo cho 3 năm vì SE của hàm Parabol là nhỏ nhất. Do đó dùng mô hình này để tiến hành dự báo là tốt nhất trong các mô hình tham gia dự báo.
Suy ra: Y = 3984,27 + 1827,14 t +20,98 t2.
Năm 2002 (t = 13): Y2002 = 67149,18 tỷ đồng.
Năm 2003 (t = 14): Y2003 = 69543,20 tỷ đồng.
Năm 2004 (t = 15): Y2004 = 71979,19 tỷ đồng.
8. Lập và phân tích VA ngành Công nghiệp theo giá năm 1994.
8.1. Lập VA ngành Công nghiệp.
Cũng tương tự như ngành Nông nghiệp, VA ngành Công nghiệp được tính:
VA ss = GOss - ICss
8.2. Phân tích VA ngành Công nghiệp.
Xu hướng biến động.
Qua số liệu ta có.
Bảng 14: VA ngành Công nghiệp Việt nam thời kỳ 1990- 2001.
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
VACN
33221
35785
40359
45454
51540
58550
67016
75474
81764
88043
94330
106954
( Nguồn: Niên giám Thống Kê 1990-2001)
Nhìn vào bảng số liệu này ta thấy VA ngành Công nghiệp Việt nam thời kỳ 1990 - 2001 tăng dần theo các năm và tăng theo một xu hướng nhất định vì vậy ta dung hàm xu thế tuyến tính để biểu hện sự biến động của nó.
Mô hình: Yt = a0 + a1 t
a0; a1 được tìm qua phương pháp bình phương nhỏ nhất.
Suy ra: Yt = 16146,6 + 7334,72 t
Như vậy VA của ngành Công nghiệp Việt nam khi không chịu ảnh hưởng của giá cả nữa thbì thời gian cứ tăng 1 năm thì VA tăng 7334,72 tỷ đồng.
b. Các mức độ biến động.
Bảng 15: Các mức độ biến động của VA ngành Công nghiệp Việt nam thời kỳ 1990- 2001
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
VA
33210
35783
40359
45454
51540
58550
67016
75474
81764
88047
94330
106954
DLH
-
2562
4576
5095
6086
7010
8466
8458
6290
6283
6283
12624
DĐG
-
2562
7138
11233
18319
25239
33795
42253
48543
54826
61109
73733
ILH
-
107,7
112,78
112,62
113,38
113,6
114,45
112,62
108,33
107,68
107,13
113,38
IĐG
-
107,7
121,48
136,8
155,14
176,14
201,7
227,18
246,12
265,034
283,94
312,9
DILH
-
7,7
12,78
12,62
13,38
13,6
14,45
12,62
8,33
7,68
7,13
13,38
DIĐG
-
7,7
21,48
36,8
55,14
76,14
101,7
127,18
146,12
165,034
183,94
212,9
gi
-
322,1
357,83
403,59
454,54
515,4
585,5
670,16
754,74
817,64
880,47
933,3
(Nguồn: Niên giám Thống kê 1990 - 2001)
Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng VA ngành Công nghiệp Việt nam thời kỳ 1990-2001 tăng theo một xu hướng nhất định cụ thể là:
Năm 1991 so vơi năm 1990 tăng 7,7% hay 2562 tỷ đồng , năm 1992 so với năm1991 tăng 12,78% hay 4576 tỷ đồng và cứ tiếp tục tăng theo xu hướng đều đặn như vậy cho đến năm 1998 thì có chiều hướng giảm xuống cả về mặt tương đối và tuyệt đối. Năm 1998 so với năm 1997 tăng 8,33% tương ứng 6290 tỷ đồng, năm 1999 so với năm 1998tăng 7,68% hay 6283 tỷ đồng và năm 2001 so với năm 2000 đạt tốc độ phát triển là 113,38% tức là tăng 13,38% hay là 12624 tỷ đồng. Đến năm 2001 thì tốc độ phát triển của VA ngành Công nghiệp trở lại với trạng thái những năm 1994,1995 đó là về mặt tương đối về mặt tuyệt đối thì cũng có sự gia tăng đáng kể.
c. Dự báo.
- Dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân.
Vì nhìn vào bảng 15 ta dễ dàng nhận thấy một điều là lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn giữa các năm ở thời kỳ 1990 – 2001 là xấp xỉ nhau .Do đó ta có thể áp dụng phương pháp này để tiến hành dự báo cho VA nghành công nghiệp cho các năm tiếp theo .
Mô hình :
Trong đó:
ở đây ta cũng tiến hành dự báo cho 3 năm
Năm 2002 (h=1): y2002 =113675 tỷ đồng
Năm 2003 (h=2): y2003 =120360 tỷ đồng
Năm 2004 (h=3): y2004 =127063 tỷ đồng
-Dựa vào hàm xu thế tuyến tính.
Yt= ao + a1 t
SE = 2918,64.
-Dựa vào hàm parabol:
SE = 1668,19.
-Dựa vào hàm Hypebol:
SE = 17941,09.
-Dựa vào hàm bậc ba:
SE = 1569,84.
Ta dùng hàm bậc ba để tiến hành dự báo vì nó là tốt nhất trong các mô hình do SE của bậc ba là bé nhất.
Phương trình:
Yt= ao + a1t + a2t2 + a3 t3
Suy ra: Y = 30295,61 + 1738,12 t + 630,56 t2 - 21,45 t3
Năm 2002 (t = 13): Y2002 = 112330,16 tỷ đồng.
Năm 2003 (t = 14): Y2003 = 119360,25 tỷ đồng.
Năm 2004 (t = 15): Y2004 = 125849,66 tỷ đồng.
9 Lập và phân tích VA nghành dịch vụ theo giá so sánh .
9.1. Lập VA cho nghành dịch vụ .
VASS = GOss - ICss
9.2. Phân tích VA ngành dịch vụ theo giá năm 1994
Xu hướng biến động
Theo số liệu thống kê ta có bảng VA ngành ngành ịch vụ như sau
Bảng 16: VA ngành dịch vụ các năm ở thời kỳ 1990-2001
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
VA
56744
60934
65554
71216
78026
85698
93240
99895
104966
107330
113313
120258
( Nguồn: Niên giám Thống Kê 1990-2001)
Qua bảng số liệu trên ta thấy VA ngành dịch vụ tăng qua các năm theo một xu hướng nhâts định. Vì thế ta có thể dùng hàm xu thế tuyến tính để biểu diễn sự biến động của nó
Mô hình: Yt = a0 + a1 t
a1: a1 được tìm qua phương pháp bình phương nhỏ nhất
Suy ra: Yt= 4936,56 + 5959,426 t
Như vậy khi không còn ảnh hưởng bởi giá cả nữa thì thời gian cứ tăng lên một năm thì VA ngành dịch vụ tăng lên được 5959,26 tỷ đồng
Các mức độ biến động:
Bảng 17: Các mức độ biến động của VA ngành dịch vụ ở thời kỳ 1990-2001
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
VA
56744
60934
65554
71216
78026
85698
93240
99895
104966
107330
113313
120258
DLH
-
4190
4620
5662
6810
7672
7542
6655
5071
2364
5801
7125
DĐG
-
4190
8810
14472
21282
28954
36496
43151
48222
50586
56389
63514
ILH
-
107,38
107,58
108,63
109,56
109,83
108,8
107,13
105
102,25
105,4
106,29
IĐG
-
107,38
115,525
125,5
137,5
151,02
164,3
176,04
184,98
198,14
199,37
211,93
DILH
-
7,38
7,58
8,63
9,56
9,83
8,8
7,13
5
2,25
5,4
6,3
DIĐG
-
7,38
15,525
25,5
37,5
51,02
64,3
76,04
84,98
98,14
99,37
111,93
(Nguồn: Niên giám Thống kê 1990 - 2001)
Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng VA ngành dịch vụ ở thời kỳ 1990-2001 tăng theo một xu hướng đều đặn qua các năm và cứ bình quân một năm thì tăng lên được 88097,83 tỷ đồng. Năm 1991 so với năm 1990 tăng 7,38% hay 4910 tỷ đồng, năm 1992 so với năm 1991 đặt 107,58% tăng 7,58% tương ứng tương ứng với 8810 tỷ đồng, năm 1993 so với năm 1992 tăng 8,63% hay 5662 tỷ đồng, năm 1994 so với năm 1993 tăng 9,56% hay 6810 tỷ đồng, năm 1995 so với năm 1994 tăng 9,83% tương ứng với 7672 tỷ đồng, năm 1996 so với năm 1995 tăng 8,8% hay 7542 tỷ đồng, năm 1997 so với năm 1996 đàt được 107,13% tức là tăng 7,13% hay 6655 tỷ đồng, năm1998 so với năm 1997 tăng 5% tương đương với 5071 tỷ đồng, năm 1999 so với năm 1998 tăng 2,25% hay 2364 tỷ đồng, năm 2000 so với năm 1999 tăng 5,4% tương đương với 5801 tỷ đồng và năm 2001 so với năm 2000 đạt tốc độ phát triển là 106,29% tăng 6,29% hay 7125 tỷ đồng còn nếu lấy năm 2001 so với năm 1990 thi tốc độ phát triển đạt được là 211,93% tăng 111,93% về mặt tuyệt đối tăng 63514 tỷ đồng.
c. Dự báo.
- Dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân:
Vì lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn giữa ác năm ở thời kỳ 1990-2001 là xấp xỉ nhau.
Mô hình:
Trong đó:
Ta tiến hành dừ báo cho3 năm: 2002; 2003 và năm 2004
Năm 2002 ( h = 1): Y2002= 126032 tỷ đồng.
Năm 2003 ( h = 2): Y2003= 131806 tỷ đồng.
Năm 2004 ( h = 3): Y2004= 137580 tỷ đồng.
- Dựa vào tốc độ phát triển bình quân.
Vì tốc độ phát triển liên hoàn giữa các năm là xấp xỉ nhau do vậy ta có thể sử dụng tốc độ phát triển bình quân để tiến hành dự báo.
Mô hình:
Trong đó:
Ta tiến hành dự báo cho 3 năm đó là: 2002; 2003 và 2004.
Năm 2002 (h = 1): Y2002 = 128756,149 tỷ đồng.
Năm 2003 (h = 2): Y2003 = 137683,38 tỷ đồng.
Năm 2004 (h = 3): Y2004 = 147321,22 tỷ đồng.
- Dựa vào xu thế tuyến tính
Mô hình:
Yt= ao + a1 t
SE = 1812,104.
-Dựa vào hàm Hypebol:
SE = 14391,457.
-Dựa vào hàm Parabol:
SE = 1867,220.
-Dựa vào hàm bậc ba:
SE = 1550,790.
ở đây ta dùng hàm bậc ba để tiến hành dự báo vì SE của bậc ba là bé nhất. Do đó dùng mô hình này là tốt nhất.
Suy ra: Y = 52605,62 t + 3051,25 t + 591,82 t2 -32,37 t3
Ta dự báo cho 3 năm:
Năm 2002 (t = 13): Y2002 = 121166,64 tỷ đồng.
Năm 2003 (t = 14): Y2003 = 122489,06 tỷ đồng.
Năm 2004 (t = 15): Y2004 = 122275,78 tỷ đồng.
10. Lập và phân tích về tỷ trọng VA ngành Nông nghiệp.
10.1. Lập tỷ trọng ngành VA Nông nghiệp.
Để tính cơ cấu VA ngành Nông nghiệp ta lấy VA của ngành Nông nghiệp chia cho GDP của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
10.2. Xu hướng biến động.
Bảng 18: tỷ trọng của VA ngành Nông nghiệp Việt nam thời kỳ 1990-2001.
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
VA/GDP
38,47
40,49
33,94
29,87
27,43
28,18
27,76
25,77
25,78
25,43
22,9
22,78
(Nguồn: Niên giám Thống Kê 1990-2002)
Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng tỷ VA của ngành Nông nghiệp giảm dần qua các năm theo một xu hướng nhất định.Vì vậy để phân tích xu hướng biến động của tỷ trọng VA ngành Nông nghiệp ta dùng hàm xu thế tuyến tính.
Yt = ao + a1 t
ao; a1 được tìm bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất và qua các phép tính đơn giản ta có:
a0= 38,5142; a1= -1,4625
Hàm xu thế : Yt = 38,5142 – 1,4625 t
Từ hàm xu thế này khi loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên thì thời gian cứ tăng lên một năm thì tỷ trọng VA ngành Nông nghiệp Việt nam giảm đi 1,4625% điều này hoàn toàn hợp lý với xu hướng phát triển của nên kinh tế Việt nam. Đó là giảm tỷ trọng ngành Nông nghiệp tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp và dịch vụ.
Các mức độ biến động.
Bảng 19 : Tỷ trọng VA/ GDP và các mức độ biến động .
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2002
VA/GDP
38,74
40,49
33,94
29,87
27,87
27,43
27,18
27,76
25,77
25,78
25,43
22,9
D(%)
-
1,75
-6,55
-4,07
-2
0,44
-0,25
0,58
-1,99
0,11
-0,35
-2,53
(Nguồn: Niên giám Thống kê 1990 - 2001)
Từ bảng phân tích ta thấy cơ cấu VA ngành Nông nghiệp có cơ cấu giảm dần theo các năm cụ thể là: năm 1990VA/ GDP của ngành Nông nghiệp đạt 38,74% tăng lên 40,49% năm 1991 và như vậy đã tăng lên 1,57% đến năm 1992 giảm xuống 33,94% giảm 6,55% so với năm 1991 và cứ giảm dần cho đến năm 1997, VA/ GDP đạt 27,76% tăng 0,58% so với năm 1996 nhưng sau đó lại giảm dần và đến năm 2001 đạt 22,9% giảm so với năm 2000 là 2,53%. Điều này phù hợp với xu hướng CNH-HĐH mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.
c. Dự báo:
-Dựa trên cơ sở dự báo các số tuyệt đối ở trên ta có thể dự báo tỷ trọng VA/ GDP của ngành Nông nghiệp theo các phương pháp sau:
-Dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân.
Mô hình:
Dự báo cho 3 năm: 2002; 2003 và 2004
Năm 2002 (h = 1): Y2002 = 21,46%
Năm 2003 (h = 2): Y2003 = 20,03%
Năm 2004 (h = 3): Y2004 = 18,59%
- Dựa vào hàm xu thế tuyến tính.
Mô hình : Yt= a0 + a1 t
SE = 2,208
-Dựa vào hàm Parabol:
SE = 1,865.
-Dựa vào hàm Hypebol:
SE = 3,145.
-Dựa vào hàm bậc ba:
SE = 1,803.
Ta dùng hàm bậc ba để tiến hành dự báo vì SE của bậc ba là nhỏ nhất. Vì vậy mô hình này là tốt nhất trong các mô hình tham gia dự báo.
Phương trình:Yt= 41,1 – 5,7 t + 0,57 t2 - 0,02 t3
Ta dự báo cho 3 năm: 2002; 2003 và 2004
Năm 2002 (t = 13): Y2002 = 21,24%
Năm 2003 (t = 14): Y2003 = 19,23%
Năm 2004 (t = 15): Y2004 = 16,56%
11. Lập và phân tích tỷ trọng VA của ngành Công nghiệp .
11.1. Lập dãy số tỷ trọng VA ngành Công nghiệp
Để tính cơ cấu VA ngành Công nghiệp ta lấy VA ngành Công nghiệp chia cho GDP của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
11.2. Phân tích tỷ trọng VA của ngầnh Công nghiệp:
Xu hướng biến động:
Qua số liệu thống kê ta có được bảng tỷ trọng VA ngành Công nghiệp thời kỳ 1990-2001
Bảng 20: Tỷ trọng VA ngành Công nghiệp
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
VA/GDP
22,67
23,79
27,26
28,9
28,87
28,76
29,73
32,08
32,49
34,49
36,055
37,74
(Nguồn: Niên giám Thống Kê 1990-2001)
Nhìn vào bảng 20 ta thấy tỷ trọng VA ngành Công nghiệp trong suốt thời kỳ 1990-2001 có xu hướng tăng qua các năm để biểu diển sự biến động này ta có thể dùng hàm xu thế tuyến tính để thể hiện:
Yt= a0 + a1 t
ao; a1 được tìm thông qua phương pháp bình phương nhỏ nhất
Yt = 22,16 + 1,242 t
Qua hàm xu thế tuyến tính này ta thấy rằng nếu bỏ qua các yếu tố ngẫu nhiên khác thì cứ một năm tỷ trọng VA của ngành Công nghiệp tăng lên 1,242%
Các mức độ biến động
Bảng 21: Các mức độ biến động của VA/ GDP ngành Công nghiệp
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
VA/GDP
22,67
23,79
27,26
28,9
28,87
28,76
29,73
32,08
32,49
34,49
36,055
37,74
D(%)
-
1,12
3,47
1,64
-0,03
-0,11
0,97
2,35
0,41
2
1,565
1,685
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy rằng tỷ trọng ngành Công nghiệp so với GDP tăng dân qua các năm trừ hai năm 1994, 1995 điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế đất nước đó là đẩy nhanh đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.
c. Dự báo
-Dựa vào hàm xu thế tuyến tính
SE = 0,98848.
-Dựa vào hàm Hypebnol:
SE = 2,86054.
-Dựa vào hàm Parabol:
SE = 1,0397.
-Dựa vào hàm bậc ba:
SE = 0,81333.
Ta dùng hàm bậc ba để tiến hành dự báo cho VA (công nghiệp)/GDP vì SE của bậc ba là nhỏ nhất.
Ta dự báo cho 3 năm: 2002; 2003 và 2004
Năm 2002 (t = 13): Y2002 = 41,15%
Năm 2003 (t = 14): Y2003 = 44,93%
Năm 2004 (t = 15): Y2004 = 49,61%
12. Lập và phân tích dãy số tỷ trọng VA ngành dịch vụ.
12.1 Lập dãy số tỷ trọng VA ngành dịch vụ
Ta lấy VA ngành dịch vụ cia cho GDP toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Bảng 22: Dãy số tỷ trọng VA ngành dịch vụ so với GDP thời kỳ 1990-2001
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
VA/GDP
38,59
35,72
38,80
41,23
43,70
44,06
42,51
42,15
41,73
40,08
30,09
38,95
(Nguồn: Niên giám Thống kê 1990 - 2001)
Nhìn vào bảng 22 ta dễ dàng nhận ra một điều rằng VA/ GDP của ngành dịch vụ tăng qua các năm ruôts thừi kỳ 1990-2001 trừ năm 1999, 2000, 2001. ở 3 năm cuối này có xu hướng giảm nhưng giảm rất chậm
12.2. Phân tích tỷ trọng VA ngành dịch vụ.
Xu hướng biến động
Nhìn vào bảng số liệu về tỷ trọng VA ngành dịch vụ ta thấy biến động của nó qua thời gian là tăng đáng kể từ năm 1991 đến năm 1996 nhưng sau năm 1996 thì lại có xu hướng giảm đi.
Các mức độ biến động
Bảng 23: Các mức độ biến độngvề tỷ trọng VA/ GDP ngành dịch vụ
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
VA/GDP
38,59
35,72
38,8
41,23
43,7
44,06
42,51
42,15
41,73
40,08
39,09
38,95
D(%)
-
-2,87
3,08
2,43
2,47
0,36
-1,55
-0,36
-0,42
-1,65
-0,99
-0,14
(Nguồn: Niên giám Thống Kê 1990-2001)
Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng tỷ trọng VA ngành dịch vụ tăng từ năm 1991 đến năm 1995 sau đó thì bắt đầu giảm xuống và cụ thể như sau:
Năm 1992 so với năm 1991 tỷ trọng VA/ GDP tăng 3,08%, năm 1993 so với năm 1992 tăng 2,43%, năm 1994 so với năm 1993 tăng 2,47% và năm 1995so với năm 1994 tăng 0,36%.ở đây là một dấu hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Việt nam và cũng rất phù hợp với chính sách kinh tế nước nhà đó là đẩy nhanh đẩy mạnh tỷ trọng của ngành dịch vụ, ngành công nghiệp và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Nhưng đến năm 1996 thì tỷ trọng VA ngành dịch vụ có xu hướng giảm và giảm cho đến năm 2001 chỉ còn lại là 38,95% giảm so với năm 2000 là 0,14% và so với năm 1996 thì giảm tới 3,56%. Vì vậy Đảng và nhà nước ta cần cs những chính sáchư và hướng đi mới cho ngành dịch vụ nhằm nâng cao tỷ trọng của nó lên trong những năm tiếp theo.
c. Dự báo
-Dựa vào lượng tăng giảm tuyệt bình quân
Mô hình:
Trong đó :
Ta dự báo cho tỷ trọng VA/GDP 3 năm,
Năm 2002 (h = 1): Y2002 = 38,98%
Năm 2003 (h = 2): Y2003 = 39,0154%
Năm 2004 (h = 3): Y2004 = 39,0484%
-Dựa vào hàm tuyến tính:
SE = 2,5304.
-Dựa vào hàm Parabol:
SE = 1,4938.
-Dựa vào hàm bậc ba:
SE = 1,5844.
-Dựa vào hàm Hypebol:
SE = 2,2892.
Ta dựa vào hàm Parabol để tiến hành dự báo cho VA (dịch vụ)/GDP ở các năm 2002,2003 và năm 2004 vì SE của Parabol là nhỏ nhất.
Phương trình: Y = 32,223 + 2,5 t - 0,17 t2
Năm 2002: Y2002 = 36,024 %
Năm 2003: Y2003 = 33,65 %
Năm 2004: Y2004 = 30,93 %
13. Lập và phân tích dãy số GDP bình quân đầu người:
13.1. Lập dãy số GDP bình quân đầu người .
Để tính được GDP đầu người ta lấy GDP chia cho dân số của từng thời kỳ
13.2. Phân tích dãy số GDP bình quân đầu người và các mức biến động của nó
Bảng 24: Dãy số GDP bình quân đầu người và các mức độ biến động của GDP/ người
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
GDP/N
0,63
1,14
1,12
1,578
2,52
3,179
3,71
4,22
4,78
5,22
5,76
6,15
DLH
-
0,51
-0,02
0,467
0,933
0,659
0,531
0,51
0,56
0,44
0,54
0,39
DĐG
-
0,51
0,49
0,948
1,89
2,549
3,08
3,59
4,15
4,59
5,13
5,52
ILH
-
180,9
98,24
141,6
158,79
126,15
116,7
113,74
113,27
109,2
110,34
106,7
IĐG
-
180,9
177,7
251,9
400
504,6
588,89
669,8
758,7
818,57
914,28
976,19
DILH
-
80,9
-1,76
41,6
58,79
26,15
16,7
13,74
13,27
9,2
10,34
6,7
DIĐG
-
80,9
77,7
151,9
300
404,6
488,89
569,8
658,7
728,57
814,28
876,19
Qua bảng phân tích trên ta thấy GDP bình quân đầu người ở thời kỳ 1990-2001 tăng đều qua các năm cụ thể như sau:
Năm 1991 so với năm 1990 đạt tốc độ phát triển 180,9% tăng 80,9% hay 0,52 triệu đồng năm 1992 so với năm 1991 đạt 98,24% giảm đi 1,76% tương đương giảm đi 0,02 triêu đồng, năm 1993 so với năm 1992 đạt 141,6% tăng 41,6% hay 0,467 triệu đồng, năm 1994 so với năm 1993 đạt 158,79% tăng 58,79% hay 0,933 triệu đồng, năm 1996 so với năm 1995 đạt 126,7% tăng 16,7% hay 0,531 triệu đồng và cứ tiếp tục tăng như vậy đến năm 2001 GDP bình quân đầu người đạt được là 6,15 triệu đồng so với năm 2000 tăng 6,7% tương đương với 0,39 triệu đồng.
Kết luận và kiến nghị
Từ viềc phân tích dãy số liệu về chỉ tiêu GDP trên cho ta thấy bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế Việt nam trong 10 năm chuyển đổi của nền kinh tế với nhiều biến động. Nó được thể hiện qua các chỉ tiêu phân tích từ chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Bên cạnh việc nghiên cứu toàn cảnh nền kinh tế ta còn xem xét GDP dưới nhiều góc độ như sự biến động và chuyển đổi cơ cấu và sự tăng trưởng của từng ngành từng thành phần kinh tế nói riêng các năm và các giai đoạn, để từ đó giúp nhà nước có những quyết sách và hướng phát triển đúng đắn của nền kinh tế nước nhà. Dưới mỗi góc độ chúng ta thấy rõ thực trạng của vấn đề đó là nền kinh tế nước ta những năm đầu của thập kỷ 90 phát triển với tốc độ cao nhưng đến năm 1997 có dấu hiệu chững lại và đến năm 1998, 1999 càng thể hiện rõ nét tốc độ phát triển chậm lại và chiều hướng giảm suốt ở tất cả các ngành, các thành phần kinh tế. Đây cũng là tình trạng chung của tất cả các nước trong khu vực trong những năm đó do chịu ảnh hương của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực nhưng Việt nam chúng ta chỉ bị ảnh hưởng rất nhẹ không như các nước khác trong khu vực. Cụ thể nền kinh tế các nước trong khu vực năm 1997 chỉ tăng từ 4,9% đến 5,7% năm1998 còn thấp hơn trong đó Inđônêxia giảm15%, Malayxia giảm 5%, Thái lan giảm 5%, Philippin giảm 1% so với năm 1997, Nhật bản giảm 1,6 %.
Đó là biến động của tốc độ phát triển còn về vấn đề chuyển dịch cơ cấu thìcơ cấu ngành cũng có những chuyển bến rõ rệt, xu hướng chung là chuyển cơ cấu từ các ngành thuộc khu vực I chuyển sang các nhám thuộc khu vực II cụ thể là từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp, tỷ trọng ngành nông nghiệp năm 1990 là 38,74% năm 1991 chỉ khoảng 40,49% trong tổng sản phẩm quốc nội đến năm 2000, 2001 đã giảm xuống còn 22,9% - 22,78 % còn ngành công nghiệp và ngành dịch vụ đã có xu hướng tăng lên rõ rệt .
Bên cạnh sự chuyển dịch cơ cấu ngành cơ cấu thành phân kinh tế cũng có những chuyển dịch đáng để phù hợp với đường lối chính sách đó là đa thành phân kinh tế của đảng và nhà nước ta, nhưng trong đó thành phần kinh tế nhà nước vẵn chiếm một tỷ trọng đáng kể khoảng 40 % trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong đó chủ yếu là các ngành công nghiệp nặng, vận tải, biêu điện, ngoại thương. Còn thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã có sự chuyển đổi tích cực, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoàicó sự chuyển dịch đáng kể trong các năm cuối của thập kỷ này .
Những gì chúng ta bàn ở trên đó là góc độ phân tích thông kê dựa vào các phương pháp thống kê dưới góc độ một nhà kinh tế chúng ta sẽ xem xét vấn đề trên như thế nào?
Với những gì kết quả đạt được như vậy nhưng trên thực tế còn có nhiều vấn đề cần giải quyết để tăng trưởng GDP về số lượng và cả về chất lượng cho các năm sau này.Vì vậy chúng ta phải nhì nhận thực tế đó và có những giải pháp cần khắc phục.
Thứ nhất: Yếu tố đầu vào trong đó yếu tố quyết định sự tăng trưởng là vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Suốt 10 năm tình trạng thiếu vốn đầu tư diễn ra một cách phổ biến, do các nguòn vốn huy động một cách khó khăn đặc biệt là nguôn vốn trong dân, bên cạnh đó hiệu quả sư dụng vốn chưa cao, chưa phát huy được hết, sử dụng nguồn vốn lãng phí dẫn đến kết quả sau khi đầu tư không đạt được hiệu quả cao. Máy móc thiết bị cũng là một yếu kìm hãm sự tăng trưởng của GDP và hiện nay máy móc thiết bị ở nước ta vẫn còn khoảng cách khá xa so với yêu cầu đặt ra, phần lớn máy móc thiết bị và công nghệ còn rất lạc hậu, nhiều doanh nghiệp tình trạng thiếu vốn vẫn sử dụng những máy móc thiết bị cũ, thậm chí đã khấu hao hoặc không đồng bộ. Các doanh nghiệp nhà nước những năm gần đây do được đầu tư khá hơn nên trình độ trang thiết bị máy móc và công nghệ đã được hiện đại hoá từng phần nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong nông nghiệp trình độ cơ giới hoá, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất diễn ra một cách chậm chạp và không bộ, kỹ thuật canh tác nói chung còn lạc hậu, lao động thủ công là chủ yếu.
Bên cạnh đó có sở hạ tầng yếu kém đã hạn chế tốc độ phát triển và tăng trưởng giữa các ngành và các lĩnh vực nhất là cơ sở hạ tầng giao thông đặc biệt là đường bộ và đường sắt
Mặt khác lao động nước ta tuy đông nhưng trình độ tay nghề chua cao nên vẫn còn trình trạng thất nghiệp lao động vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu của thị trường .
Để giải quyết vấn đề trên nhà nước ta cần có những chính sách hợp lý để giải quyết. Làm thế nào để tăng lượng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, bên cạnh chỉ chú trọng đến lượng vốn thì bây giờ ta phải chú trọng đến hiệu quả sử dụng vốn, nên đầu tư ở đâu, đầu tư như thế nào, điều này phải thông qua sự thẩm định của các dự án của các nhà hoạch định chính sách. Còn về lượng vốn không chỉ chú trọng đến lượng vốn đầu tư năm nay mà còn chú trọng đến lượng vốn của các năm trước và giai đoạn trước để điều chỉnh hợp lý. Vấn đề đặt ra hiện nay là nhà nước phải có những chính sách thông thoáng để các nguồn vốn đạt đươc hiệu quả cao muốn vậy phải có chính sách xem xét lại máy móc thiết bị công nghệ thay thế toàn bộ hoặc một phần máy móc nhằm nâng cao năng suất lao động có những dự án nhằm sửa chữa và nâng cấp co sở hạ tầng, nhất là cơ sở hạ tâng giao thông. Bên cạnh đó cần có chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư nớc ngoài vào Việt nam để thu hút lao động Việt nam từ đó giảm tình trạng thất nghiệp ở nước ta và thu hút vốn trong dân vì đây là nguồn vốn tiềm năng cần khai thác kịp thời tránh lãng phí. Nhà nước ta cần phải có chính sách hợp lý đào tạo lao động trong nước để đáp ứng yêu cầu hiện nay.
Thứ hai: Đó là vấn đề đầu ra, sức mua của xã hội tăng chậm thị trường xuất khẩu chưa ổn định đang mâu thuẩn với yêu cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong điều kiện sản xuất phát triển và tăng trưởng khá cao.Tình trạng cung vượt quá cầu thể hiện quá rõ nét đặc biệt là năm 1997 hàng công nghiệp ứ đọng không có nơi tiêu thụ. Đối với thị trường nước ngoài do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực nên thị trường sản phẩm nước ta bị thu hẹp một cách đáng kể.
Để giải quyết vấn đề đầu ra đòi hỏi nhà nước ta phải có những chính sách hợp lý chẳng hạn làm thế nào để kích cầu, tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá trong nước cũng như nước ngoài làm cho người dân trong nước tiêu thụ hàng hoá trong nước giảm thiểu việc người dân chỉ tiêu thụ hàng hoá của nước ngoài, một vấn đề hết sức nhạy cảm bây giờ là chính sách tiền lương làm thế nào để cải thiện chế độ tiền lương. Nên tạo một sức hút đối với lao động trong nước tránh tình trạng lao động trong nước bỏ ra nước ngoài làm việc.
Nước ta là một nước mà dân số gần 80 % làm nông nghiệp và sống ở các vùng nông thôn vì vậy thu nhập còn rất thấp sức mua và khả năng thanh toán còn hạn chế. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải tăng cường hỗ trợ cho nông nghiệp như biện pháp trực tiếp miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, hiện đại hoá nông nghiệp…
Đối với thi trường bên ngoài cần tăng cường xuất khẩu những mặt hàng chủ chốt có chất lượng cao giảm xuất khẩu những mặt hàng thô.
Bên cạnh những vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thì vấn đề cơ cấu các ngành cũng đóng vai trò nhất định. Vì vậy nhà nước cần đặt ra những biện pháp chuyển hướng đầu tư vào các ngành mang lại lợi nhuận cao như chuyển hướng vào đầu tư sản xuất công nghiệp, thuỷ sản, dịch vụ, thương mại…vì các ngành này đầu ra cao hơn mang lại lợi nhuận nhiều hơn, sử dụng ít vốn mà hiệu quả lại cao.
Trên đây là thực trạng của nên kinh tế Việt nam trải qua hơn 10 năm đổi mới, qua đó ta thấy được tình trạng phát triển của đất nước, phát triển theo hướng nào, ngành nào đóng góp nhiều hơn, chiếm tỷ trọng lớn hơn. Tất cả điều những được thể hiện và phân tích qua chỉ tiêu GDP.
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình Lý thuyết thống kê - NXB Thống kê.
Giáo trình Thống kê kinh tế - NXB Thống kê .
Niêm giám thống kê các năm 1990 - 2000
Phương pháp luận về hai hệ thống thống kê kinh tế MPS - SNA - NXB Thống kê.
Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp - NXB Thống kê.
Tài khoản quốc gia - NXB Thống kê.
Mục lục
Trang
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29818.doc