lời mở đầu
Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và tự do hoá thương mại diễn ra hết sức mạnh mẽ, chính đặc điểm này của nền kinh tế thế giới đã và đang làm cho các nước đang phát triển gặp không ít khó khăn trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nhất là về vốn, công nghệ và kỹ thuật...Và Việt Nam cũng nằm trong số các nước đang phát triển đó.Mắt khác toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại cũng tạo ra rất nhiều những thuận lợi cho các nước đang phát triển nhất là về x
46 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Vấn đề Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Mỹ –thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất nhập khẩu... Do đó, để thực hiện mục tiêu của mình, trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước trong những năm tiếp theo Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này là hướng về xuất khẩu và thay thế dần nhập khẩu”.
Để thực hiện được chiến lược phát triển này chúng ta phải phát triển vững chắc các ngành công nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến có khả năng cạnh tranh cao, đặc biệt là các ngành công nghiệp sử dụng vốn ít, thu hút nhiều lao động, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán các chỉ tiêu, thu hút các nguồn lực bên ngoài, tích cực chủ động, mở rộng thâm nhập thị trường quốc tế.
Là một ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Quốc dân, sản xuất tăng trưởng nhanh, kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng với nhịp độ cao, thị trường luôn được mở rộng, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển,thu hút nhiều lao động góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu. Thuỷ sản là ngành kinh tế đang được Nhà nước đầu tư phát triển mạnh
Xuất khẩu nói chung, xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ nói riêng, là một trong những hoạt động quan trọng của đất nước và ngành thuỷ sản. Tuy nhiên xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ trong thời gian qua còn nhiều bất cập và khó khăn. Để góp phần giúp ngành thuỷ sản ngày càng phát triển vươn xa ra các nước trên thế giới và tháo gỡ những khó khăn này: Đề tài “Vấn đề xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Mỹ –thực trạng và giải pháp” đã được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Thúc đẩy xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam.
Kết cấu của đề tài gồm 3 phần:
Phần I: ý nghĩa lý luận và thực tiễn của hoạt động xuất khẩu.
Phần II: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam và Mỹ.
Phần III: Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Mỹ.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do trình độ còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu này không thể tránh khỏi nhứng thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được sự chỉ bảo góp ý của thầy cô và bạn bè để em có thể hoàn thành tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã nhiệt tình hướng dẫn em để em hoàn thành đề tài này.
Hà Nội, tháng 9 năm 2003.
PHầN I
ý nghĩa lý luận và thực tiễn của hoạt động xuất khẩu
I.khái niệm và ý nghĩa của hoạt động xuất khẩu.
1. Khái niệm xuất khẩu.
Xuất khẩu là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất , nó phản ánh quan hệ thương mại , buôn bán giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực và thế giới . Cùng với hình thức kinh doanh nhập khẩu , hình thức kinh doanh xuất khẩu là hoạt động kinh tế cơ bản của một quốc gia , nó là “chiếc chìa khoá” mở ra những giao dịch kinh tế quốc tế cho một quốc gia , tạo ra nguồn thu chi ngoại tệ chủ yếu của một nước khi tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế .
Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là một hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp . Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hoá các hoạt độnh kinh doanh của mình .
Kinh doanh xuất nhập khẩu thường diễn ra các hình thức sau : Xuất khẩu hành hoá hữu hình , hàng hoá vô hình (dịch vụ) ; xuất khẩu trực tiếp do chính các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu đảm nhận ; xuất khẩu gián tiếp (hay uỷ thác) do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh , tổ chức kinh doanh trung gian đảm nhận . Gắn liền với xuất khẩu hàng hoá hữu hình , ngày nay xuất khẩu dịch vụ rất phát triển.
2. ý nghĩa của xuất khẩu.
2.1. ý nghĩa lý luận.
- Xuất khẩu khai thác hiệu quả lợi thế tuỵêt đối , lợi thế tương đối của đất nước và kích thích các ngành kinh tế phát triển , góp phần tăng tích luỹ vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế, cải thiện từng bước đời sống nhân dân .
- Xuất khẩu cho phép tập trung năng lực sản xuất cho những mặt hàng truyền thống được thế giới ưa chuộng hay những mặt hàng tận dụng được những nguyên liệu có sẵn trong nước hay nước khác không làm được hoặc làm được nhưng giá thành cao .
Thông qua hoạt động xuất khẩu đã thúc đẩy phát triển quanhệ đối ngoại với tất cả các nước nhất là với các nước trong khu vực Đông Nam á , nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường Quốc tế .
-Thông qua hoạt động xuất khẩu, ban bè trên thế giới biết đến hàng hoá của Việt Nam.
2.2. ý nghĩa thực tiễn.
- Xuất khẩu góp phần không nhỏ vào giải quyết công ăn việc làm mới cho người lao động đồng thời tác động tích cực đến trình độ tay nghề cũng như nhận thức về công việc của công nhân làm hàng xuất khẩu .
-Xuất khẩu thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển nhất là các ngành có tiềm năng về xuất khẩu
-Xuất khẩu làm tăng giữ trữ ngoại tệ cho Quốc gia, làm tăng tổng thu nhập Quốc dân.
- Xuất khẩu cũng có thể cho các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được kinh nghiệm của quốc tế trong kinh doanh.
II. Tình hình kinh tế thế giới và trong nước
Tình hình kinh tế thế giới.
Kinh tế thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, khoảng cách về kinh tế giữa các nước phát triển và đang phát triển ngày càng cao. Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, tự do hoá thương mại đang diễn ra trên toàn thế giới, thương mại quốc tế và đầu tư ra nước ngoài có tầm quan trọng ngày càng tăng đối với sự tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển nhất là Mỹ, EU và Nhật Bản ba trung tâm kinh tế của thế giới. Chính đặc điểm này của nền kinh tế giới là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tất cả các nước trên thế giới đều hướng đến xuất khẩu mạnh mẽ những mặt hàng có thế mạnh của đất nước mình. Điều đó đã làm cho sự trao đổi hàng hoá giưã các nước trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, với tổng giá trị kim nghach xuất nhập khẩu giữa các nước ngày càng lớn.
Nhìn chung tình hình kinh tế thế giới trong những năm gần đây tuy có phát triển chậm nhưng sự gia nhập các tổ chức kinh tế trên thế giới của các quốc gia ngày càng nhiều, điển hình là Trung Quốc đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO) và sự cắt giảm và xoá bỏ hàng rào thuế quan giữa các khu vực và tổ chức đã làm cho sự trao đổi thương mại giữa các nước ngày càng phát triển.
2.Tình hình kinh tế trong nước.
2.1. Thuận lợi đối với Việt Nam
Trong thời gian qua , nhất là trong năm 2000 kim nghạch xuất khẩu đạt gần14,5 tỷ USD , tăng 25% so với xuất khẩu cả năm 1999 , tăng hơn 2,9 tỷ USD về số tuyệt đối . Kim nghạch xuất khẩu trung bình tháng trong năm 2000 là 1,2 tỷ USD , trong khi đó mức tăng của năm 1999 là 0,96 tỷ USD và mức xuất khẩu tính theo đầu người là 186 USD vượt qua mức trung bình của các nước có nền ngoại thương đang phát triển theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc .
Cũng như năm 1999 trước đó, động lực chính cho mức tăng trưởng cao của hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2000 vừa qua ngoài sự lên giá mạnh của dầu thô còn là sự tiếp tục phục hồi nhanh chóng của các nền kinh tế trong khu vực, đây cũng là bạn hàng chính của các doanh nghiệp Việt Nam, qua đó tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam.
Như vậy,chúng ta đạt được kết quả to lớn đó, mà nguyên nhân quan trọng đó là : Do chúng ta biết tận dụng những tiềm năng sẵn có của mình trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh . Trước hết phải kể đến lợi thế về khí hậu , đất đai , nguồn nước , về vị trí địa lý , hải cảng . Hơn nữa , do thuận lợi về điều kiện sản xuất cũng như nguồn nhân lực dồi dào nên giá thành một số sản phẩm của chúng ta thấp , điều này sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh cho mặt hàng nông thuỷ sản của nước ta trên thị trường thế giới .
2.2 Khó khăn đối với Việt Nam
Hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua đã gặp không ít các khó khăn cần được khắc phục giải quyết đó là :
Chất lượng hàng xuất khẩu của ta còn kém , nhất là trong khâu chế biến chưa được đầu tư thích đáng , chỉ mới qua khâu sơ chế . Do đó, chất lượng hàng nông thuỷ sản xuất khẩu của chúng ta còn kém về sức cạnh tranh , chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới . Trừ một số mặt hàng nông sản xuất khẩu có nhiều tiến bộ như : gạo , chè , cà phê ... còn nói chung sản phẩm nông sản của Việt Nam vẫn đang trong tình trạng chất lượng thấp . Như lúa tạp , dù giá đã giảm tới mức thấp nhất mà vẫn ế thừa không tiêu thụ được , điều đó khẳng định việc tăng sản lượng không đi đôi với chất lượng dẫn đến hiệu quả không cao .
Do chất lượng hàng xuất khẩu còn hạn chế, dẫn đến giá hàng xuất khẩu của Việt Nam còn thua xa so với mặt hàng cùng loại trên thị trường thế giới .
Trong điều kiện như vậy, yêu cầu nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu là một vấn đề bức bách . Mặt khác, chúng ta chưa thiết lập được hệ thống thị trường ổn định với mạng lưới khách hàng đáng tin cậy. Cho đến nay, phương thức xuất khẩu qua trung gian vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn, mặc dù chúng ta đã có nhiều cố gắng để tăng cường xuất khẩu trực tiếp. Hơn nữa, vấn đề thông tin về thị trường nông sản thế giới phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh xuất khẩu cũng như phục vụ cho nhu cầu về công tác quản lý xuất khẩu và công tác nghiên cứu, nhìn chung còn quá ít ỏi ; chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế đòi hỏi. Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu đòi hỏi phải có thông tin sâu rộng vế thị trường để theo dõi kịp thời về diễn biến cung cầu và giá cả trên thị trường thế giới. Do nghiên cứu thị trường còn hạn chế, chưa có những thông tin cần và đủ nên chưa nắm bắt được những cơ hội và ứng xử kịp thời những diễn biến của thị trường .
Về quản lý xuất khẩu : Còn có những hạn chế nhất định , không dự đoán đúng số lượng sản phẩm sản xuất ra nên việc cấp hạn nghạch xuất khẩu chưa sát với thực tế , khi cấp được giấy phép xuất khẩu lại gặp nhiều khó khăn về thị trường và giá cả . Do đó , lợi nhuận xuất khẩu bị thua thiệt nhiều . Chính khâu điều hành xuất khẩu này , không phù hợp , nhịp nhàng ăn khớp , không nắm bắt đầy đủ thông tin thị trường để điều chỉnh , cấp giấy phép không kịp thời đúng lúc nên ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu .
Về mặt nghiệp vụ xuất khẩu : vẫn còn nhiều hạn chế như chưa am hiểu thị trường , thương nhân , thông lệ Quốc tế ... dẫn đến tình trạng các doanh nhiệp xuất khẩu của Việt Nam nhiều khi còn phải chịu thiệt thòi về giá cả.
III. những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.
1.Nhân tố khách quan.
1.1. Chính sách của các nước trên thế giới.
Đây là một đặc điểm hết sức quan trọng đối với việc xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang các nước trên thế giới.Để hàng hoá của chúng ta vào được thị trường của các nước thì đầu tiên chúng ta phải nắm rõ luật pháp của các nước đó, các chính sách trong việc bảo hộ hàng hoá trong nước của nước đó, hàng rào thuế quan của nước đó.
1.2. Chính sách trong nước.
Nhà Nước có vai trò rất to lớn trong việc quyết định đến việc xuất khẩu của các doanh nghiệp nước ta. Nhà Nước có thể thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu
Vai trò Nhà Nước trong việc thúc đẩy xuất khẩu.
Nhà Nước phải thiết lập được một môi trường thuận lợi hơn cho việc xuất khẩu , với một chính sách tích cực chủ động , thu hẹp bộ máy quản lý hành chính giúp các doanh nghiệp tốt hơn trong việc xuất khẩu.
Nhà nước cung cấp thông tin yếu tố cần thiết như là thông tin những điều kiện thị trường trong nước cũng như ngoài nước, cơ sở hạ tầng, vật chất kinh tế và xã hội để hỗ chợ cho việc sản xuất và thúc đẩy nâng cao năng lực của doanh nghiệp...
2. Nhân tố chủ quan.
Đây là nhân tố mà doanh nghiệp tự quyết định cho mình trong việc xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp mình sang các nươc khác. Cụ thể như là
Tìm hiểu thị trường ngoài nước mà doanh nghiệp định xuất khẩu.
Tìm hiểu luật pháp của nước đó trước khi xuất khẩu hàng hoá sang
Nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì để nâng cao sức cạnh tranhtrên thị trường.
IV. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động xuất khẩu.
1. Tổng kim nghạch xuất khẩu: Nếu tổng kim nghạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước điều đó chứng tỏ xuất khẩu của ta đã tăng so với năm trước về số lượng cũng có thể cả về chất lượng
2. Tốc độ tăng trưởng luỹ kế: Tốc độ tăng trưởng luỹ kế diễn biến tăng dần, điều đó chứng tỏ xuất khẩu có xu hướng phát triển đều và đó là một dấu hiệu tốt cho xuất khẩu và ngược lại thì không tốt cho xuất khẩu .
3. Cơ cấu hàng xuất khẩu: Càng nhiều các mặt hàng có thế mạnh của ta tham gia xuất khẩu thì càng tốt, tập trung vào các ngành có thế mạnh về xuất khẩu .
4. Về thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu càng lớn thì càng thuận lợi cho chúng ta xuất khẩu, trong việc lựa chọn thị trường xuất khẩu,khi đó chúng ta chủ động hơn về mọi mặt nhất là chúng ta không bị ép gia và không phải cạnh tranh quyết liệt.
5. So với các nước trong khu vực: Đánh giá hoạt động xuất khẩu so với các nước trong khu vực chung ta có thể thấy được tình hình xuất khẩu của chúng ta như thế nào để từ đó có biện pháp để kích thích xuất khẩu.
Đánh giá hoạt động xuất khẩu năm 2002.
Tăng trưởng sau 3 tháng (%)
Tăng trưởng sau 6 tháng (%)
Tăng trưởng sau 9 tháng (%)
Tăng trưởng sau12tháng
(%)
Tổng kim ngạch
Dầu thô
Không kể dầu thô
Khối Việt Nam
Khối FDI
-12,2
-22,2
-9,2
-15,6
5,4
-4,93
-18,9
-1
-7,9
17,3
3,2
-12,1
7,7
2,5
19,9
11,2
4,6
12,9
7,4
25,3
Nguồn: tạp chí thương mại số7/2003
Phần II.
Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của việt nam sang mỹ
I. Tổng quan về thuỷ sản của việt nam
1. Vai trò của thuỷ sản và của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản.
Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam , có giá trị ngoại tệ xuất khẩu đứng hàng thứ tư trong các ngành kinh tế quốc dân ( sau dầu , gạo , và hàng may mặc ) trước năm 2001và đã vươn lên hàng thứ ba vào năm 2001 .
Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại . Thực phẩm thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng cao rất cần thiết cho sự phát triển của con người. Không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng dân cư đặc biệt ở những vùng nông thôn và ven biển . ở Việt Nam , nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản cung cấp công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 1,1 triệu người , tương ứng với 2,9 % lực lượng lao động có công ăn việc làm . Thuỷ sản cũng có những đóng góp đáng kể cho sự khởi động và tăng trưởng kinh tế nói chung của nhiều nước .
Không những là nguồn thực phẩm , thuỷ sản còn là nguồn thu nhập trực tiếp và gián tiếp cho một bộ phận dân cư làm nghề khai thác , nuôi trồng , chế biến và tiêu thụ cũng như các ngành dịch vụ cho nghề cá như : Cảng , bến , đóng sửa tàu thuyền , sản xuất nước đá , cung cấp dầu nhớt, cung cấp các thiết bị nuôi , cung cấp bao bì ... và sản xuất hàng tiêu dùng cho ngư dân . Theo ước tính có tới 150 triệu người trên thế giới sống phụ thuộc hoàn toàn hay một phần vào ngành thuỷ sản .
Đồ trang sức được làm từ ngọc trai rất được ưa truộng trên thế giới với giá trị cũng rất cao . Thậm chí từ những con ốc nhỏ người ta cũng có thể làm ra những món hàng độc đáo ngộ nghĩnh thu hút sự quan tâm của mọi người .
Thuỷ sản là ngành xuất khẩu mạnh của Việt Nam . Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản hàng năm đã mang về cho ngân sách nhà nước một khoản ngoại tệ lớn , rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước . Các sản phẩm được xuất khẩu ra nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần nâng cao vị trí của Việt Nam nói chung và ngành thuỷ sản Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế .
Với những vai trò hết sức to lớn như trên và những thuận lợi , tiềm năng vô cùng dồi dào của Việt Nam cả về điều kiện tự nhiên và con người , phát triển nghề nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản phục vụ tiêu dùng trong nước và hoạt động xuất khẩu là một trong những mục tiêu sống còn của nền kinh tế Việt Nam .
2. Thực trạng nuôi trồng , khai thác và chế biến thuỷ sản của Việt Nam.
2.1. Phân bố ngư nghiệp
Vùng phát triển ngư nghiệp mạnh nhất ở Việt Nam là vùng ven biển từ Bình Thuận trở vào ; trong đó mạnh hơn cả là các tỉnh : Bà Rịa – Vũng Tàu , Tiền Giang , Bến Tre , Trà Vinh, Kiên Giang , Bạc Liêu , Cà Mau , với giá trị hàng năm trên 20 tỷ đồng .
Những vùng đánh cá biển mạnh nhất là Kiên Giang (trên 100 nghìn tấn / năm), sau đó là Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận (50 – 60 nghìn tấn/ năm).
Nghề nuôi trồng và đánh bắt cá nước ngọt mạnh nhất là Bạc Liêu , Sóc Trăng thành phố Hồ Chí Minh ( từ 10 – 20 nghìn tấn / năm ) . Riêng tôm thì tập trung cao nhất ở Cà Mau với sản lượng hàng năm trên 25 nghìn tấn, chiếm 70 % sản lượng tôm cả nước .
Các vùng trọng điểm ngư nghiệp là Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, Vũng Tàu , Kiên Giang , Cà Mau .
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngư nghiệp
Nhóm các yếu tố tự nhiên
Nước ta có 3,2 nghìn km bờ biển với gần 1 triệu km2 thềm lục địa bao gồm mặt nước trong vũng , vịnh ven bờ , hơn 3 nghìn đảo và quần đảo . Nhiệt độ vùng biển tương đối ấm và ổn định quanh năm , thích hợp cho sự sinh trưởng của các loài thuỷ sản nước mặn nước , nước lợ .
Biển Việt Nam có trữ lượng cá lớn và đặc sản biển phong phú : Hàng chục vạn ha diện tích mặt nước trên đất liền ( bao gồm 39 vạn ha hồ lớn ; 54 vạn ha vùng ngập nước ; 5,7 vạn ha ao và 44 vạn km sông và kênh rạch ) có thể nuôi tôm , cá và các thuỷ sản khác . Do đó , ngành nuôi thuỷ sản của nước ta , kể cả thuỷ sản nước mặn , nước lợ , nước ngọt có thể trở thành ngành sản xuất chính .
Vùng biển nước ta có nhiều loài cá và đặc sản quí với hàng nghìn loài cá biển , 3 trăm loài cua biển , 40 loài tôm he , gần 3 trăm loài trai ốc hến , 1 trăm loài tôm , trên 3 trăm loài rong biển . Trong đó nhiều loại đặc sản có giá trị xuất khẩu cao, được ưa chuộng trên thị trường quốc tế .
Tổng trữ lượng cá trong vùng biển Việt Nam khoảng 3 triệu tấn , trong đó gần 1,6 triệu tấn cá đáy và 1,4 triệu tấn cá nổi . Với trữ lượng cá trên , có thể đánh bắt từ 1,3 đến 1,4 triệu tấn / năm .
Nhóm yếu tố kinh tế – xã hội
Tiềm năng của biển nước ta lớn , nhưng hiện nay sản lượng cá đánh bắt và các đặc sản biển , sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản nước lợ , nước ngọt còn thấp . Có nhiều nguyên nhân hạn chế khai thác tiềm năng của biển trong đó nguyên nhân quan trọng là chưa đầu tư đúng mức lao động , nhất là lao động kỹ thuật cho nghề đánh bắt nuôi trồng thuỷ và hải sản .
Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành đã và đang được chú trọng phát triển . Ngoài các xí nghiệp đánh bắt cá quốc doanh trung ương , hàng loạt cơ sở đánh bắt cá quốc doanh địa phương , các hợp tác xã nghề cá ... đã và đang được xây dựng ở các huyện , tỉnh ven biển , đi đôi với những cơ sở hậu cần , chế biến tạo điều kiện cho ngành đánh bắt và chế biến cá biển nước ta phát triển mạnh mẽ. Đồng thời , nhiều cơ sở quốc doanh và tập thể , tư nhân đánh bắt cá nuôi trồng và chế biến thuỷ sản nước mặn , nước lợ , nước ngọt được phát triển mở rộng ở nhiều vùng, khu vực trên phạm vi cả nước ... Tuy nhiên , đội tàu đánh cá hiện nay với 32 nghìn chiếc hầu hết là tàu thuyền nhỏ, chưa được trang bị hiện đại để đánh bắt ở những vùng biển sâu và biển xa ... đã hạn chế sự phát triển của ngành.
2.3.Nuôi trồng thuỷ sản
Nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Theo điều tra sơ bộ của ngành thuỷ sản , riêng cá nước ngọt có 544 loài , cá nước lợ , nước mặn cũng có 186 loài. Trong đó nhiều loại đặc sản có giá trị xuất khẩu cao , được ưa chuộng trên thị trường quốc tế . Phương thức nuôi trồng cũng rất đa dạng tạo cho sản phẩm thêm phong phú .
Nuôi trồng thuỷ sản thời gian qua phát triển với tốc độ khá nhanh , thu được hiệu quả kinh tế – xã hội đáng kể , từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển , nông thôn và góp phần giải quyết việc làm , tăng thu nhập và xoá đói , giảm nghèo .
Theo điều tra và quy hoạch của bộ thuỷ sản , đến tháng 8 năm 2001 tổng diện tích nuôi trồng ở nước ta là 1,19 triệu ha .
Nuôi thuỷ sản nước ngọt
Nuôi cá ao hồ nhỏ : Là một nghề có tính truyền thống gắn với nhà nông , từ phong trào ao cá Bác Hồ đến phong trào VAC. Xu hướng diện tích ao đang bị thu hẹp do nhu cầu phát triển xây dựng nhà ở . Đối tượng cá nuôi khá ổn định : trắm , chép , trôi , mè , trê lai , rô phi ... nguồn giống sinh sản hoàn toàn chủ động. Năng suất cá nuôi đạt bình quân trên 3 tấn/ha.
Nghề nuôi thuỷ sản ao hồ nhỏ đã phát triển mạnh. Đặc biệt , tôm càng xanh là một mũi nhọn để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước , nhất là ở các thành phố , trung tâm dịch vụ góp phần điều chỉnh cơ cấu canh tác ở các vùng ruộng trũng ,tăng thu nhập và giá trị xuất khẩu .
Vấn đề khó khăn là sự phụ thuộc của năng suất vào điều kiện thời tiết , khí hậu cộng với vấn đề trình độ của người nuôi chưa được giải quyết thích hợp đã dẫn đến sự không ổn định của sản lượng nuôi . Các giống đã đưa vào nuôi là : lươn , ếch , ba ba , cá sấu ... Tuy nhiên , do thiếu quy hoạch , không chủ động nguồn giống , thị trường không ổn định ... đã hạn chế khả năng phát triển .
Nuôi cá mặt nước lớn : Đối tượng nuôi thả chủ yếu là cá mè , ngoài ra còn thả ghép cá trôi , cá rô phi ... Do khó khăn trong khâu bảo vệ và giá cá mè thấp nên lượng cá thả vào hồ nuôi có xu hướng giảm .
Hình thức nuôi chủ yếu hiện nay là lồng bè kết hợp khai thác cá trên sông , trên hồ . Hình thức này đã tận dụng được diện tích mặt nước , tạo ra việc làm tăng thu nhập , góp phần ổn định đời sống của những người sống trên sông , ven hồ . ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung , đối tượng nuôi chủ yếu là trắm cỏ , qui mô lồng nuôi khoảng 12 – 24 m3 , năng suất 400 – 600 kg / lồng . ở các tỉnh phía Nam , đối tượng nuôi chủ yếu là cá ba sa , cá lóc, cá bống tượng , cá he . Quy mô lồng , bè nuôi lớn , trung bình khoảng 100 – 150 m3 / bè , năng suất bình quân 15 – 20 tấn / bè .
Nuôi cá ruộng trũng : Tổng diện tích ruộng trũng có thể đưa vào nuôi cá theo mô hình cá - lúa khoảng 580.000 ha . Năm 1998 , diện tích nuôi cá khoảng 154.200 ha . Năng suất và hiệu quả nuôi cá ruộng trũng khá lớn . Đây là một hướng cho việc chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp , tăng thu nhập cho người lao động , xoá đói giảm nghèo ở nông thôn .
Nuôi tôm nước lợ
Nuôi thuỷ sản nước lợ được phát triển rất mạnh thời kỳ qua , đã có bước chuyển từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hoá , mang lại giá trị ngoại tệ cao cho nền kinh tế quốc dân và thu nhập đáng kể cho người lao động .
Những năm gần đây tôm được nuôi ở khắp các tỉnh ven biển trong cả nước , nhất là tôm sú , tôm he , tôm bạc thẻ , tôm nương , tôm rảo , song chủ yếu là tôm sú . Tôm được nuôi trong ao đầm theo mô hình khép kín , nuôi trong ruộng và nuôi trong rừng ngập mặn . Nhìn chung , khu vực miền Nam thuận lợi nhất cho viêc nuôi tôm . Nghề nuôi tôm ở khu vực này phát triển mạnh , chủ yếu dựa vào việc đánh bắt các giống tôm tự nhiên . Diện tích nuôi tôm ước tính có tới 200 nghìn ha , trong đó 25 % là nuôi kết hợp với trồng ( tôm – lúa , tôm – dừa , tôm – sản xuất muối , tôm - đước ) .
Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước mặn
Nghề nuôi biển có tiềm năng phát triển tốt . Đến nay nghề nuôi trai lấy ngọc , nuôi cá lồng , nuôi tôm hùm , nuôi thả nhuyễn thể hai mảnh vỏ , nuôi trồng rong sụn có nhiều triển vọng tốt . Tuy nhiên do khó khăn về vốn , hạn chế về công nghệ, chưa chủ động được nguồn giống nuôi nên nghề nuôi biển thời gian qua còn bị lệ thuộc vào tự nhiên , chưa phát triển mạnh .
Hệ thống sản xuất giống
Hệ thống sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt : Các loài cá nước ngọt truyền thống hầu hết đã được sản xuất nhân tạo trong thời gian qua . Vấn đề cung cấp giống cho nuôi trồng các đối tượng này tương đối ổn định . Số cơ sở sản xuất cá giống nhân tạo trên toàn quốc hiện nay khoảng 354 cơ sở , hàng năm có khả năng sản xuất khoảng trên 4 tỷ cá giống cung cấp kịp thời vụ cho nhu cầu nuôi trên cả nước . Tuy nhiên , giá cá giống nhất là các loại đặc sản còn cao , chưa đảm bảo chất lượng giống đúng yêu cầu và chưa được kiểm soát chặt chẽ .
Hệ thống sản xuất giống tôm : Giống tôm về cơ bản đã cho đẻ thành công ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam , nhưng sản lượng còn thấp . Vấn đề nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn tôm bố mẹ trên cả nước , đặc biệt là vào vụ sản xuất chính . Đến nay trên toàn quốc đã có 2.125 trại sản xuất và ươm tôm giống , hàng năm sản xuất được khoảng 5 tỷ tôm P15 , bước đầu đã đáp ứng một phần nhu cầu tôm giống cho nhân dân .
Hạn chế chủ yếu trong sản xuất giống là sự phân bố không đồng đều của các trại giống theo khu vực địa lý đã dẫn đến tình trạng phải vận chuyển con giống đi xa , vừa làm tăng thêm giá thành vừa làm giảm chất lượng con giống , chưa có sự phù hợp trong sản xuất giống theo mùa đối với các loài nuôi phổ biến nhất và thiếu các công nghệ hoàn chỉnh để sản xuất giống sạch bệnh .
Tình hình sản xuất thức ăn
Theo thống kê hiện nay trên toàn quốc có khoảng 24 cơ sở sản xuất thức ăn nhân tạo với tổng công suất 47.640 tấn / năm, sản lượng thức ăn đạt được chưa đáp ứng nhu cầu cả và số lượng lẫn chất lượng . Giá thành cao do chi phí đầu vào chưa hợp lý ảnh hưởng đến sức tiêu thụ . Với một số mô hình nuôi bán thâm canh ( nuôi tôm ) và thâm canh ( nuôi cá lồng ) thì thức ăn được nhập từ nước ngoài và phải chi trả một lượng ngoại tệ tương đối lớn .
2.4. Khai thác thuỷ sản
Khai thác luôn giữ vai trò quan trọng trong ngành thủy sản và bảo vệ an ninh chủ quyền trên biển . ở Việt Nam , khai thác thuỷ sản mang tính nhân dân rõ nét . Nghề cá ở khu vực nhân dân chiếm 99 % số lượng lao động và 99,5 % sản lượng khai thác thuỷ sản .
Tàu thuyền : Trong giai đoạn 1991 – 2000 số lượng tàu thuyền máy tăng nhanh , ngược lại tàu thuyền thủ công giảm dần . Năm 1991 tàu thuyền máy có 44.347 chiếc , chiếm 59,6 %; thuyền thủ công 30.284 chiếc , chiếm 40,4 % , đến cuối năm 1998 tổng số thuyền máy là 71.767 chiếc , chiếm 82,4 % , tổng số thuyền thủ công là 15.337 chiếc chiếm 17,6 % tổng số thuyền đánh cá .
Cơ cấu nghề nghiệp khai thác : Nghề nghiệp khai thác thuỷ sản ở nước ta rất đa dạng và phong phú về quy mô cũng như tên gọi , theo thống kê chưa đầy đủ đã có trên 20 loại nghề khác nhau được xếp vào 6 họ nghề chủ yếu ; tỷ lệ các họ nghề như sau :
+ Họ lưới kéo chiếm 26 % : Phù hợp với nguồn lợi ở vùng biển Đông Nam Bộ .
+ Họ lưới vây chiếm 4,3 % .
+ Họ lưới rê chiếm 34,4 % : Phù hợp với nguồn lợi ở vịnh Bắc Bộ
+ Họ mành vó chiếm 5,6 % .
+ Họ câu chiếm 13,4 % .
+ Họ cố định chiếm 7,1 % .
+ Các nghề khác chiếm 9 % .
Lao động khai thác : Hiện nay lực lượng lao động khai thác còn khá dư thừa kể cả lực lượng lao động kỹ thuật và lực lượng lao động đến tuổi được bổ sung hàng năm . Nhìn chung lực lượng lao động thành thạo nghề nhưng trình độ văn hoá thấp gây ảnh hưởng nhiều đến việc khai thác .
Do có sự phát triển về số lượng tàu thuyền , công cụ và kinh ngiệm khai thác mà tổng sản lượng hải sản khai thác trong 10 năm gần đây tăng liên tục (khoảng 6,6 % / năm ) . Riêng trong giai đoạn 1991 - 1995 tăng với tốc độ 7,5 % / năm ; giai đoạn 1996 – 2000 tăng bình quân 5,9 % / năm . Cơ cấu sản phẩm khai thác có nhiều thay đổi : ngư dân đã chú trọng khai thác các sản phẩm có giá trị thương mại cao như tôm , mực , cá mập , cá song , cá hồng , góp phần tăng kim nghạch xuất khẩu.
Cá nước ngọt cũng được chú ý khai thác . Việt Nam có trên 200.000 ha hồ trong đó hồ tự nhiên trên 20.000 ha còn lại là hồ chứa
Vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng trũng lớn , ví dụ :
- Vùng Đồng Tháp Mười :140.000 ha
- Vùng tứ giác Long Xuyên : 218.000 ha
Hàng năm cá ở hệ thống sông Cửu Long tràn vào đây trong mùa mưa để kiếm ăn , đến mùa khô lại rút ra sông nên nông dân mỗi năm khai thác được khoảng trên 20.000 tấn .
Nước ta có hàng ngàn sông . Trước đây nguồn lợi cá sông rất phong phú . Ví dụ vào thập niên 70 trên sông Hồng có trên 70 hợp tác xã đánh cá sản lượng khai thác hàng năm hàng ngàn tấn cá . Do khai thác quá mức nên nguồn cá sông cạn kiệt, ngư dân phải chuyển sang kiếm sống bằng nghề khác . Các sông ngòi miền Trung cũng diễn ra tình trạng tương tự . Hiện chỉ còn sông Cửu Long vẫn duy trì được nghề khai thác với sản lượng xấp xỉ 30.000 tấn / năm , tạo công ăn việc làm cho 40.000 lao động ở 249 xã ven sông . Hệ thống kênh rạch chằng chịt ở Nam Bộ cung cấp một lượng cá đáng kể .
2.5. Chế biến thuỷ sản
Chế biến thuỷ sản là khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất , kinh doanh thuỷ sản bao gồm nuôi trồng – khai thác – chế biến và tiêu thụ . Những hoạt động chế biến trong 15 năm qua được đánh giá là có hiệu quả , nó đã góp phần tạo nên sự khởi sắc của ngành thuỷ sản .
Nguyên liệu thuỷ sản được cung cấp từ 2 nguồn chính là khai thác hải sản và nuôi trồng thuỷ sản . Nguồn hải sản là chủ yếu trong cơ cấu nguyên liệu trong những năm qua , chiếm 70 % tổng sản lượng thuỷ sản thu gom được ở Việt Nam , trung bình 10 năm từ 1985 – 1995 , sản lượng khai thác hàng năm là khoảng 700.000 tấn . Trong đó 40% sản lượng là cá đáy , 60 % là cá nổi , sản lượng khai thác phía Bắc chiếm 4,2 % , miền Trung 39,4 % và miền Nam 56,4 % . Giai đoạn 1985 –1995 tốc độ tăng bình quân là 4,1 % / năm , riêng giai đoạn 1991 – 1995 là 6,8%/năm. Sau năm 1995 , do nghề cá xa bờ được đầu tư mạnh hơn nên sản lượng khai thác hải sản tăng rất mạnh, vượt mức một triệu tấn ( 1.078.000 tấn ) vào năm 1997 , tăng 15,8 % so với năm 1996 , năm 1998 đạt 1.137.809 tấn tăng 12,2 % so với năm 1997 , năm 1999 đạt 1.230.000 tấn tăng 8,6 % so với năm 1998 .
Nguồn nguyên liệu nuôi trồng từ khai thác nội đồng là khoảng 300.000 – 400.000 tấn / năm , nếu tính bình quân 10 năm từ 1985 – 1995 thì tốc độ tăng trưởng là 6,4%/năm. Tuy nhiên cũng giống như khai thác hải sản , sản lượng nuôi trồng thuỷ sản những năm gần đây cũng tăng mạnh , năm 1997 đạt 509.000 tấn , tăng 19,7 % so với năm 1996 và vượt mức 500.000 tấn ( 537.870 tấn ) vào năm 1998 .
Do tổng sản lượng thuỷ sản tăng mạnh và công nghệ chế biến , thói quen tiêu dùng cũng có nhiều thay đổi nên lượng nguyên liệu được đưa vào chế biến ngày càng nhiều. Năm 1991 chỉ có khoảng 130.000 tấn nguyên liệu được đưa vào chế biến xuất khẩu chiếm khoảng 15 % và khoảng xấp xỉ 30 % lượng nguyên liệu được đưa vào chế biến cho tiêu dùng nội địa còn lại dùng dưới dạng tươi sống thì đến năm 1998 đã có khoảng 400.000 tấn nguyên liệu được đưa vào chế biến xuất khẩu , chiếm khoảng 24,3% tổng sản lượng thuỷ sản và khoảng 41 % nguyên liệu được chế biến cho tiêu dùng nội địa và như vậy chỉ còn khoảng 35 % nguyên liệu được ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV127.doc