Vấn đề xuất khẩu lao động của Việt Nam

Lời nói đầu Trong quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, việc lao động di chuyển từ nước này sang nước khác là hiện tượng phổ biến. Vì thế mỗi Bộ, Ngành, mỗi tổ chức doanh nghiệp đều phải có những điều chỉnh cần thiết để tận dụng thời cơ và vượt qua những thách thức mà quá trình này mang đến. Yêu cầu này ngày càng trở nên cấp thiết khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO. Một nước đi lên từ nền nông nghiệp lạc hậu như nước ta muốn phát tri

doc45 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1846 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Vấn đề xuất khẩu lao động của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển nhanh chóng, không bị tụt hậu, vươn lên ngang tầm thế giới cần phải biết hội nhập sâu rộng, biết biến mọi thách thức thành cơ hội để tiến nhanh, tiến mạnh, tiến chắc.Trong tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới như hiện nay nền kinh tế nước ta cần đảm bảo tiếp tục tăng trưởng, quan hệ hợp tác của nước ta với các nước trên thế giới và trong khu vực tiếp tục phát triển, tạo môi trường thuận lợi cho công tác xuất khẩu lao động. Với tốc độ gia tăng dân số và nguồn lao động của nước ta hiện nay đang đặt ra nhu cầu phải tạo ra được 1,2 đến 1,5 triệu việc làm mới mỗi năm. Đây là gánh nặng quá lớn với nền kinh tế và chính bản thân người lao động.Sau 20 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và hết sức quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, trước sức ép của cơ cấu lao động và vấn đề việc làm cho người lao động, chúng ta thấy: Nếu như lao động chủ yếu trong nghành nông nghiệp mà chủ yếu là lao động ở khu vực nông thôn, vấn đề việc làm trong những lúc nông nhàn là vấn đề nan giải thì trong ngành công nghiệp và dịch vụ cũng gặp không ít khó khăn.Khu vực kinh tế Nhà nước đang trong quá trình tinh giản và tái cơ cấu.Trong khi đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong những năm qua, bình quân mỗi năm chỉ tạo ra dưới 100 nghìn việc làm mới. Khu vực kinh tế tư nhân mặc dù đã nhận được nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước nhưng vẫn gặp vô số khó khăn về vốn, thị trường và công nghệ. Từ thực trạng nêu trên, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương chính sách nhằm tạo ra công an việc làm cho người lao động. Một trong những chủ trương đó là đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của xuất khẩu lao động (XKLĐ). XKLĐ không chỉ tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động mà còn mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia.Nghị quyết trung ương 4 ( khóa VIII) cũng chỉ rõ: “Mở rộng XKLĐ trên thị trường đã có và trên thị trường mới, cho phép các thành phần kinh tế tham gia XKLĐ”. Công tác XKLĐ trong thòi gian qua đã đạt được những thành tựu nhất đính xong vẫn gặp phải nhiều hạn chế lớn. Để XKLĐ tương xứng với tiềm năng và đạt được mục tiêu đề ra trong thời gian tới, chất lương lao động xuất khẩu cần được nâng lên cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về XKLĐ để phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam và thị trường lao động quốc tế. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống Luật XKLĐ sẽ giúp cho việc xử lý chế tài vi pham quyết liệt hơn, tạo ra sự công bằng giữa các bên tham gia xuất khẩu lao động. Mặt khác, khi chất lượng lao động được nâng cao sẽ tạo ra uy tín cà nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trên trường quốc tế. Song những vấn đề mà XKLĐ đặt ra trong thời gian tới là vô cùng khó khăn và phức tạp. Khi mà chất lượng lao động chưa cao và hệ thống luật, chính sách còn chưa hoàn thiện thì XKLĐ đang đặt ra những vấn đề lớn. Chính vì thế nên tôi đã chọn đề tài “Vấn đề xuất khẩu lao động của Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. Do đối tượng và phạm vi nghiên cứu là “vấn đề xuất khẩu lao động của Việt Nam” nên bài viết tập trung nghiên cứu về thực trang xuất khẩu lao động, và những chính sách của Đảng và nhà nước để khuyến khích xuất khẩu lao đông cũng như xuất khẩu lao động một cách hợp lý. Bài viết hi vọng sẽ làm sáng tỏ thực trạng XKLĐ và các vấn đề đặt ra trong thời gian tới để dảm bảo tính thống nhất và hài hòa trong quan hệ về lao động có yếu tố nước ngoài trong giai đoạn hiện nay và phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường. Phương pháp nghiên cứu của bài viết là: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử đồng thời bài viết còn kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp. CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM 1.1 Xuất khẩu lao động là gì? Tính tất yếu phải xuất khẩu lao động 1.1.1 Xuất khẩu lao động là gì? Trước tiên chúng ta cần hiểu xuất khẩu là gì? Xuất khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài. Theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại việt nam 2005; xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Như vậy chúng ta có thể hiểu xuất khẩu lao động là việc đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hay làm việc ở những khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Tính tất yếu phải xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường thế giới Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam chưa phát triển, còn đang trong tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Tuy cơ bản Việt Nam đã cố gắng vươn lên công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nươc nhưng cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu nên nền kinh tế về cơ bản là chưa phát triển Thứ hai, lực lượng lao lượng lao động trong nước lớn, tốc độ gia tăng lao động cao. Hàng năm nước ta đón nhận thêm hơn 1 triệu lao đông mới. Mặt khác thị trường lao đông Việt Nam còn non trẻ, mới thành lập nên không đáp ứng được nhu cầu việc làm ngày càng tăng cao. Thứ ba, thị trường lao động thế giới rộng lớn có thể giải quyết được vấn đề dư thừa lao động trong nước thông qua xuất khẩu lao động. Thứ tư, xuất khẩu lao động không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho người lao động mà nó còn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động và tao thêm nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia Chính vì thế xuất khẩu lao động là một tất yếu khách quan của Việt Nam. 1.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM 1.2.1. Về mặt kinh tế 1.2.1.1. Lợi ích của người lao động Đối với nước ta trên một nửa dân số là những người trong độ tuổi lao động,nhưng số người thất nghiệp ỏ thành thị lên dến 5,3% và số thời gian chưa sử dụng ở nông thôn lên tới trên 20%, thì xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm cho người lao động rất có ý nghĩa. Hoạt động xuât khẩu lao động đã góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đáng kể cuộc sống cho người lao động và gia đình của họ, tăng nguồn vốn đầu tư cho phát triến sản xuất. Bình quân mỗi lao động gửi về cho gia đình khoảng 3.630USD một năm hay 302,5USD một tháng, cao gấp nhiều lần phần dôi ra sau khi trừ đi chi tiêu cho an uống của lao động ở trong nước. Trong thời gian lao động ở nước ngoài nếu người lao động chịu khó, lại nhanh nhẹn đáp ứng được mọi yêu cầu của đối tác thì ngoài tiền lương được hưởng hàng tháng theo hợp đồng, còn có thể nhận thêm các khoản tiền thưởng, tiền bồi dưỡng thêm. Với những kinh nghiệm học hỏi được từ nhiều nơi trên thế giới (từ trình độ nghề nghiệp cụ thể, tay nghề, tác phong công nghiệp, trình độ quản lý…), cùng với số vốn tích lũy được sau những năm làm việc ở nước ngoài, đã và đang trở về quê hương đầu tư xây dựng nhà cửa, lập ra những doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần xóa đói giảm nghèo và thúc đảy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 1.2.1.2 Lợi ích của quốc gia Xuất khẩu lao động cũng là một kênh đem lại nguồn thu nhập quan trọng cho mỗi quốc gia. Mỗi năm các doah nghiệp xuất khẩu lao động đã nộp ngân sách Nhà nước hàng chục tỷ đồng từ lợi nhuận và chi phí quản lý. Thị trường xuất khẩu lao động đang ngày càng mở rộng và hiện tại lao động Việt Nam đang có mặt ở hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số lao động đi xuất khẩu của nước ta mix năm đã lên tới trên 70 nghìn người. Chỉ tính riêng từ năm 1999 đến nay, cả nước đã có trên 300.000 nghìn người đi làm việc ở nước ngoài nâng tổng số người Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài trong thời điểm hiện nay lên khoảng trên 400.000 người. Số tiền người lao động chuyển về nước bình quân những năm gần đây khoảng 1,5 tỷ USD/năm (Phụ nữ Việt Nam số báo 55(2695)- phát hành ngày 8/5/2006) Trong năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 85.000 lao động tạo ra nguồn thu khoảng 1.7 tỷ USD. Đây là lượng kiều hối khá lớn trong tổng số gần 8 tỷ USD được chuyển về nước trong năm 2008. Nhuồn kiều hối này được dự báo là sẽ tăng mạnh trong tương lai nếu chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam được thực hiện tốt. Mặt khác, hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia của Việt Nam trong những năm gần đây đã góp phần thúc đẩy các mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, trên các lĩnh vực: ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, …. Đặc biệt là các quốc gia và vùng lãnh thổ có nhiều lao động Việt Nam đến làm việc như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia… 1.2.1.3. Lợi ích của doanh nghiệp Doanh nghiệp xuât khẩu lao động là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, lợi nhuận thu được thông qua tiền môi giới từ việc làm ngoài nước, lượng tiền đặt cọc của lao động thường rất lớn, tùy thuộc vào thị trường và mức lương mà lượng tiền đặt cọc này khác nhau. Mỗi lao động đi làm việc qua doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải nộp một khoản tiền môi giới là 12% tiền lương cơ bản (thuyền viên là 18%), sau giảm xuống còn 8,3% (thuyền viên là 15%), nay là không quá 1 tháng lương theo hợp đồng cho một năm làm việc (riêng đối với sỹ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển không quá 1,5 tháng lương theo hợp đồng cho 1 năm làm việc). Nếu làm tốt công tác marketing thì khoản thu này đủ để các tổ chức xuất khẩu lao động trang trải các chi phí khai thác, tìm kiếm thị trường, tuyển chọn, duy trì và phát triển bộ máy của doanh nghiệp. 1.2.2 Về mặt xã hội Xuất khẩu lao động thực chất là xuất khẩu sức lao động, mà sức lao động luôn gắn với một người lao động cụ thể. Do vậy mọi chính sách xuất khẩu lao động phải gắn với các chính sách xã hội: chính sách bảo hiểm xã hội, giải quyết việc làm sau khi hết hạn hợp đồng, đảm bảo các cam kết trong hợp đồng được thực hiện đúng. Lao đông xuất khẩu của nước ta tăng nhanh chóng qua các năm, nghĩa là số người làm việc ở nước ngoài tăng lên, số người thất nghiệp từ đó cũng giảm đi. Bảng số liệu tổng hợp về dân số, lực lượng lao động, số lao động thất nghiệp và số lao động xuất khẩu Đơn vị: người Các chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Dân số 78.685.000 79.930.000 80.902.400 82.032.300 83.146.100 LLLĐ 40.805.000 41.205.000 42.317.700 43.257.000 44.400.000 Thất nghiệp 2.529.930 2.513.510 2.445.960 2.422.390 2.353.200 LĐXK 37.000 46.122 78.000 67.447 70.594 Nguồn: Kết quả điều tra lao động và việc làm 1/7 hàng năm – Tổng Cục thống kê Dựa vào bảng trên ta thấy rằng: Dân số tăng lên nhanh chóng làm cho quy mô lực lượng lao động ngày càng lớn, nhưng số lao đọng thất nghiệp có xu hướng giảm xuống. Có được kết quả ssos một phần là dựa vào chương trình xuất khẩu lao động hàng năm, đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, với tốc độ nhanh trong thời gian qua. Xuất khẩu lao động cũng đã tạo ra hàng loạt việc làm trong các ngành dịch vụ liên quan như đào tạo nghề, dạy tiếng nước ngoài, góp phần giảm bớt áp lực giải quyết việc làm trong nước. 1.2.3.Quan hệ quốc tế được tăng cường và mở rộng Xuất khẩu lao động kéo theo sự di cư lao động, phân công và hiệp tác lao động quốc tế ngày càng sâu sắc về ngành nghề cũng như về trình độ chuyên môn kĩ thuật. Từ đó tạo điều kiện phát triển thị trường lao động, nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động và giúp họ dễ dàng tham gia vào phân công lao động quốc tế. Hoạt động xuất khẩu lao động mang tính cạnh tranh cao, điều này thúc đẩy công tác tìm kiếm thị trường, ký kết hợp đồng lao động. Hình thức hợp tác lao động ở các nước Đông Âu (trong khối COMECON) trong những năm 1980 đã được tổ chức trong mối quan hệ quốc gia với quốc gia. Tiếp đến là đợt đi xuất khẩu lao động ở Cô-oét, I-rắc và Lybia được ít người biết đến. Trong những năm gần đây so nhu cầu của thị trường lao động thế giới, nước ta đã đặc biệt quan tâm tới việc xuât khẩu lao động sang thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản và các thị trường khác. Chính vì thế mà quan hệ hợp tác của nước ta với các nước khác cũng được tăng cường. Đặc biệt từ năm 2006 đến nay, việc xuất khẩu lao động đã được mở rộng ra nhiều thị trường mới ( Mỹ, Úc, Trung Đông, Anh, Pháp, Ý….) nâng số lượng thị trường xuất khẩu lao động lên con số trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. 1.3. Sơ lược về vấn đề xuất khẩu lao động của Việt Nam 1.3.1. Sơ lược về thị trường nhập khẩu lao động và nước xuất khẩu lao động Những nước cần nhập khẩu lao động có hai loại : một là những nước dân số ít mà giàu tài nguyên như ở Trung Đông, ở đây thiếu lao động trong các ngành xây dựng, dịch vụ, nhất là dịch vụ tại tư gia; hai là những nước đã phát triển, kể cả những nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia. Trong nhóm thứ hai, các nước có cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh sang những ngành dùng nhiều tư bản, công nghệ và lao động trí thức, và chuyển sang nước ngoài (đầu tư trực tiếp, FDI) những ngành có hàm lượng lao động giản đơn cao. Tuy nhiên, tại những nước công nghiệp mới, những ngành dùng nhiều lao động giản đơn có quy mô khá lớn nên không thể chuyển hết ra nước ngoài. Thêm vào đó, trong những ngành đang phát triển mạnh tại những nước nầy, nhiều công đoạn còn dùng lao động giản đơn nên nhu cầu nhập khẩu lao động tăng. Tại những nước phát triển (Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật), nhu cầu lao động tăng trong ngành xây dựng, ngành dịch vụ ẩm thực, dịch vụ săn sóc người cao tuổi, một số nước cần lao động trong nông nghiệp. Ở đây cần lưu ý một điểm là tại các nước đã phát triển không phải là không còn  tồn tại lao động giản đơn. Vẫn còn một bộ phận không nhỏ số người mới ở trình độ giáo dục cưỡng bách. Tuy nhiên vì tiền lương nói chung đã tăng cao theo mức sống của xã hội, các xí nghiệp có khuynh hướng thuê mướn lao động nước ngoài để giảm chi phí. Mặt khác, lao động bản xứ có khuynh hướng tránh những loại công việc mà môi trường lao động không tốt, dễ gặp tai nạn, như ở các công trình xây dựng. Tại Nhật 3 loại công việc, mà tiếng Nhật gọi là 3K, phải nhập khẩu lao động nước ngoài vì không thuê mướn được lao động bản xứ : nguy hiểm (kiken), môi trường làm việc không sạch sẽ (kitanai) và điều kiện lao động khắc nghiệt (kitsui) như nóng nảy, ngột ngạt. Về phía các nước xuất khẩu lao động, nói chung đây là những nước kém phát triển, hoặc phát triển với tốc độ chậm mà lại không ưu tiên đẩy mạnh các ngành dùng nhiều lao động. Cho đến nay, những nước xuất khẩu lao động vừa nhiều về số lượng vừa có tỉ lệ cao trong tổng dân số của nước đó là Lebanon, El Salvador, Columbia, Pakistan và Phi-li-pin. Riêng Phi-li-pin, hiện nay có khoảng 8 triệu người làm việc ở nước ngoài, bằng khoảng 10 % dân số nước nầy. Hằng năm ngoại hối do lao động xuất khẩu gửi về qua đường chính thức khoảng 10 tỉ USD, xấp xỉ 10 % GDP. Nhìn chung có thể thấy một số đặc điểm cơ bản liên quan đến lao động xuất khẩu và liên quan đến những nước xuất khẩu nhiều lao động : Thứ nhất, lao động giản đơn xuất khẩu sang các nước phát triển nhất là các nước công nghiệp mới thông thường làm việc trong những môi trường khó khăn, quyền lợi của người lao động dễ bị xâm phạm nếu việc xuất nhập khẩu lao động không được tổ chức chu đáo, không có sự cam kết của xí nghiệp dùng lao động và sự giám sát của các cơ quan của nước sở tại. Thứ hai, vì là lao động giản đơn, trình độ học vấn, trình độ văn hoá của người đi lao động nước ngoài thấp nên khó thích nghi với điều kiện văn hoá, xã hội nước ngoài. Không ít người thất vọng với hoàn cảnh sống và làm việc ở xứ người, và có nhiều trường hợp phạm pháp xảy ra, gây ra hình ảnh xấu cho nước xuất khẩu lao động. Ngoài ra, cùng với điểm thứ nhất, lao động có trình độ văn hoá thấp thường dễ bị bóc lột tại xứ người.  Thứ ba, nước xuất khẩu lao động hầu hết là những nước không thành công trong các chiến lược phát triển kinh tế. Với trình độ văn hoá thấp, người dân các nước nầy không khỏi không lo âu khi rời xứ sở ra nước ngoài làm việc. Tại Á châu, ngay cả việc rời nông thôn để ra thành thị đối với họ cũng không phải là sự chọn lựa dễ dàng. Thành ra, nếu trong nước có công ăn việc làm, ít người muốn tham gia xuất khẩu lao động. Thứ tư, cho đến nay, trong những nước xuất khẩu lao động chưa thấy nước nào đưa vấn đề này vào trong chiến lược phát triển kinh tế chung, trong đó lao động được đưa đi sẽ bảo đảm rèn luyện được tay nghề khi trở về, ngoại hối thu được sẽ được dùng một cách hiệu quả trong việc du nhập công nghệ, tư bản, v.v... và có kế hoạch chấm dứt xuất khẩu lao động trong tương lai. Chỉ thấy có truờng hợp (như Malaysia đã làm 20 năm trước) tích cực đưa thực tập sinh sang tu nghiệp ngắn hạn tại các nước tiên tiến để sau đó về làm việc với năng suât cao hơn tại các nhà máy hoặc các cơ sở kinh tế khác, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển chung. Nhưng thực tập sinh khác về chất với vấn đề xuất khẩu lao động. 1.3.2 Những vấn đề đặt ra với Việt Nam Không kể thời kỳ quan hệ kinh tế mật thiết với các nước Đông Âu, xuất khẩu lao động của VN tăng nhanh từ cuối thập niên 1990 và chủ yếu sang các nước Đông Á, nhất là Ma-lai-xia, Đài Loan và Hàn Quốc. Gần đây, thị trường xuất khẩu lao động mở rộng sang Trung Đông, Tây Âu và Mỹ. Từ năm 2001, bình quân mỗi năm có 70.000 lao động được đưa đi ra nước ngoài. Hiện nay có hơn 500.000 lao động VN làm việc tại 50 nước và lãnh thổ, trong đó riêng tại Malaysia có hơn 100.000 người, chíếm độ 10 % tổng số lao động nhập khẩu của nước nầy Báo chí trong nước đã nói nhiều về tình trạng khó khăn, nhiều trường hợp rất bi thảm, của người lao động đang làm việc ở nước ngoài. Từ những phân tích ở trên ta cũng hiểu được điều nầy. Cùng với hiện tượng ngày càng nhiều phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài chỉ vì mục đích giải quyết khó khăn về kinh tế, việc xuất khẩu lao động trở thành vấn đề bức xúc của xã hội ta, xúc phạm lòng tự trọng của người Việt Nam. Đặc biệt xuất khẩu lao động làm cho hình ảnh của VN trên thế giới không mấy sáng sủa. Tổn thất nầy có bù đắp được bằng mấy tỉ đô la ngoại hối do xuất khẩu lao động mang lại hàng năm ? Vấn đề xuất khẩu lao động của Việt Nam cần được giải quyết theo hướng sau : Thứ nhất, cần đưa vấn đề nầy vào trong một tổng thể của chiến lược phát triển kinh tế, trong đó điểm mấu chốt là giải quyết công ăn việc làm cho mọi người có khả năng lao động. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, việc thu hút FDI, việc dùng ngân sách để yểm trợ các dự án phát triển công nghiệp phải hướng vào điểm mấu chốt đó. Việc hoạch định chính sách theo hướng đó và công bố rộng rãi chính sách nầy sẽ làm người dân tin tưởng vào tương lai đất nước, thấy an tâm là mình sẽ không bị bỏ rơi trong quá trình phát triển và như vậy giảm được áp lực tham gia xuất khẩu lao động. Thứ hai, đặt kế hoạch đưa lao động đi thực tập và làm việc tại các nước phát triển theo một chương trình chuẩn bị chu đáo để bảo đảm người lao động có thể học tập qua công việc và quyền lợi lao động được bảo vệ. Những lao động được chọn đi không nên là lao động quá giản đơn (unskilled) mà là lao động có một trình độ học vấn nhất định (semi-skilled) để dễ thích nghi với điều kiện văn hoá, xã hội ở nước ngoài và nhất là để có thể lãnh hội tri thức mới qua công việc. Thứ ba, có lẽ trong vài năm trước mắt chưa thể chấm dứt ngay vấn đề xuất khẩu lao động, do đó cần tổ chức tốt để hoạt động nầy có hiệu quả hơn, tránh tình trạng lao động bị bóc lột như trong thời gian qua. Nói cụ thể hơn, cần thu thập, phân tích thông tin liên quan đến thị trường lao động, tổ chức theo dõi, quản lý  tại các nước và phổ biến rộng rãi trong nước để người dân có đủ cơ sở chọn lựa tham gia xuất khẩu lao động hay không. 1.3.3.Thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam Thị trường xuất khẩu lao động hiên nay là rất rộng lớn. Tuy vậy, nhu cầu lao động trên các thị trường này chủ yếu là lao động lành nghề có trình độ cao. Trong khi đó, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu lao động giản dớn, trình độ người lao động thấp. Vì thế trong thời gian tới, để mở rộng thị trương xuất khẩu lao động đòi hỏi chúng ta phai tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng lao động. Mặt khác phai chú trong mở rộng xuất khẩu lao động sang các thị trường khó tính có chất lượng cao. Thị trường xuất khẩu lao động chủ yếu của Việt Nam là các nước châu Á như: Đài Loan, Nhật Bản, Malayxia… Các thị trường tiềm năng cần chú trọng mở rộng trong thời gian tới gồm có: EU, Mỹ, Anh…. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM 2.1 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM Việt Nam bắt đầu cuất khẩu lao đọng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài từ năm 1980. Từ đó đến nay, cùng với sự đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế chung của đất nước, cơ chế xuất khẩu lao động và chuyên gia cũng có nhiều thay đổi phù hợp với tình hình phát triển của đất nước và quan hệ quốc tế trong từng thời kỳ. Hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia đã đạt được yêu cầu cơ bản góp phần tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Giai đoạn từ năm 1980 đến 1990: số lượng lao động và chuyên gia Việt Nam được đưa đi làm việc ở nước ngoài trong giai đoạn này là gần 300.000 người, trong đó đi lao động ở 4 nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô cũ, CHDC Đức cũ, Tiệp Khắc cũ, Bungari) là 244.186 người; đi làm chuyên ga ở các nước châu Phi (Lybia, Angeria, Angola, Môdămbích, Công gô, Madagaxca) là 7.200 người, đi làm xây dựng ở Trung Đông (I-rắc) khoảng 18.000, ngoài ra còn 23.713 thực tập sinh và học sinh học nghề tại các nước Đông Âu đã chuyển sang lao động trong những năm 80. Giai đoạn từ 1991 đến nay: Thực hiện cơ chế đổi mới xuất khẩu lao động và chuyên gia trong nhữn năm gần đây, hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia của Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng kể. Lao động và chuyên gia Việt Nam đã có mặt ở nhiều thị trường như: Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Trung Đông, Bắc Phi, EU, Mỹ, một số đảo Nam Thái Bình Dương và khu vực trên biển… Số lượng lao động và chuyên gia đưa đi làm việc ở nước ngoài tăng lên hàng năm. 2.1.1. Thị trường truyền thống Thị trường này cần một số lượng lớn lao động phổ thông, trình độ thấp nên cánh cửa rất rộng mở cho hoạt động xuất khẩu lao dộng của Việt Nam. 2.1.1.1. Thị trường Đông Bắc Á a. Đài Loan Là một trong các thị trường truyền thống luôn tiếp nhận số lượng lao động lớn của Việt Nam đồng thời cũng là thị trường nhạy cảm và phức tạp. Việt Nam trở thành nước thứ 5 cung cấp lao động sang làm việc tại Đài Loan từ tháng 11/1999. Năm 2003 có 136 doanh nghiệp Việt Nam được Ủy ban lao động Đài Loan cấp phép hoạt động. Tại Đài Loan có trên 800 công ty môi giới lao động và các doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp xúc, ký hợp đồng cung ứng lao động với trên 500 công ty môi giới của Đài Loan. Trong năm 2005, Đài Loan đã ngừng tiếp nhận lao động của Việt Nam làm việc trong lĩnh vực giúp việc gia đình do tình trạng lao động tự ý bỏ hợp đồng nên lao động đưa sang chủ yếu là lao động công nghiệp, xây dựng và thuyền viên đánh cá. Hiện nay, thị trường này lao động Việt Nam đã xuất khẩu là 24 nghìn người. b. Hàn Quốc Chương trình lao động: Hàn Quốc đã thông qua Luật cấp phép cho lao động nước ngoài và bắt đàu nhận lao động từ thang 8/2004 song song với hệ thống tu nghiệp sinh có từ trước. Năm 2006, Việt Nam là một trong 6 quốc gia được Hàn Quốc lựa chọn tham gia chương trình đưa lao động sang làm việc theo luật cấp phép mới. Tổng số chỉ tiêu lao động phía Hàn Quốc phân bổ cho Việt Nam năm 2004 la 3.000 người chưa kể 2.690 lao động được phía Hàn Quốc cho sang lao động lần thứ 2. Năm 2005, Hàn Quốc đã chấp nhận cho 7.409 người sang lao động. Chương trình tu nghiệp sinh: Ngoài 8 doanh nghiệp đưa tu nghiệp sinh công nghiệp, 1 doanh nghiệp đưa tu nghiệp sinh nông nghiệp và 2 doanh nghiệp đưa tu nghiệp sinh xây dựng sang Hàn Quốc; năm 2005, đã giới thiệu và đưa 1 doanh nghiệp đưa tu nghiệp sinh thủy sản và 1 doanh nghiệp đưa tu nghiệp sinh xây dựng. Tổng số tu nghiệp sinh đưa sang Hàn Quốc năm 2005 la 3.100 người. Chính phủ Hàn Quốc hiện dừng thực hiện chương trình tiếp nhận lao động dưới hình thức tu nghiệp sinh công nghiệp. Vì vậy việc đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại nước này chỉ được thực hiện theo chương trình tiếp nhận lao động nước ngoài do Bộ LĐ Hàn Quốc và Bộ LĐ,TB&XH Việt Nam phối hợp. Hiện nay có khoảng 46.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc, lao động làm việc tại Hàn Quốc đều có thu nhập rất cao, phổ biến ở mức 850-1100 USD/tháng. Trong năm 2008, chúng ta đã đưa được 12.000 lao động mới và trên 6.000 lao động được tái tuyển dụng. 2.1.1.2. Thị trường Đông Nam Á a. Malayxia Xác định đây là thị trường trọng điểm trong chiến lược xuất khẩu lao động của nước ta. Năm 2003 chúng ta tiếp tục thí điểm đưa lao động sang làm việc tại Malayxia. Tuy nhiên, thị trường này cũng đòi hỏi khắt khe về tính tuân thủ pháp luật và hợp đồng lao động nên công tác tuyển chọn, đào tạo giáo dục định hướng cần phải được chú trọng. Năm 2003, chúng ta đã đưa được 40.500 lao động sang làm việc tại Malaysia, đưa tổng số lao động làm việc tại Malaysia lên trên 7 vạn người. Kết quả này hoàn thành vượt mức chỉ tiêu xuất khẩu lao động năm 2003 mà Bộ và chính phủ giao. Năm 2004 do những biến động thị trường nên các doanh nghiệp của ta chỉ đưa được 14.567 lao động sang Malaysia. Năm 2006, Việt Nam đã đưa được 70.000 lao động sang Malaysia làm việc. Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nên xuất khẩu lao động của Việt Nam năm nay cũng bị tác động. Đơn hàng mới tại nhiều thị trường giảm đáng kể. Các thị trường thu hút nhiều lao động thu nhập cao như Hàn Quốc, Malaysia, tốc độ tiếp nhận lao động Việt Nam nói riêng và lao động các nước nói chung là chậm hẳn. Số lao động Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Malaysia năm 2008 là 7.800 b. Lào Năm 2004, Việt Nam đã đưa hơn 6.600 lao động sang thị trường này, chủ yếu làm trong lĩnh vực xây dựng. Năm 2005 tổng số lao động đi làm việc ở Lào là 6.733 người. Lượng lao động Việt Nam đang làm việc ở Lào hiện nay khoảng gần 10.000 người. 2.1.2. Thị trường cao cấp Đây là thị trường đòi hỏi lao động lành nghề, có trình độ cao, đáp ứng được các yêu cầu về khả năng tiếp cận và tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại. Thị trường này là cánh cửa hẹp cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam nhưng nếu thâm nhập được vào thị trường này thì hiệu quả thu được sẽ rất lớn. 2.1.2.1. Nhật Bản Là thị trường chất lượng cao, tiềm năng lớn, nhưng trong những năm qua không phát triển được do lao động Việt Nam tự ý bỏ hợp đồng có tỉ lệ lớn. Tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản theo nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó lĩnh vực dệt may, điện tử và xây dựng chiếm tỷ lệ khá lớn. Lao động Việt Nam làm việc 8h/ngày, nhưng cũng có lúc làm việc 12h/ngày, thời gian làm ciệc thêm được trả lương làm thêm giờ đầy đủ. Sau 3 năm ở Nhật Bản, lúc về các tu nghiệp sinh đều có tay nghề khá vững và có số tiền thu nhập từ 25.000 – 30.000 USD. Hiện nay có khoảng hơn 10.000 tu nghiệp sinh và lao động Việt Nam đang làm việc và học nghề tại Nhật Bản. Lao động Việt Nam được các doang nghiệp Nhật Bản đánh giá cao về sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi và tiếp thu nhanh cáckỹ năng làm việc và công nghệ mới. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn tình trang tu nghiệp sinh bỏ trốn ra ngoài làm việc gây ảnh hưởng xấu tới quan hệ hợp tac lao động giữa hai nước. Nếu khắc phục được tình trạng này thì lượng tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản sẽ tăng trong thời gian tới. Năm 2008, Việt Nam đã đưa thêm 5.800 tu nghiệp sinh và lao động sang làm việc tại Nhật Bản 2.1.2.2. Thị trường EU và Mỹ Nhiều nước Châu Âu, Mỹ cũng đang trong tình trạng thiếu lao động có nhu cầu khá lớn về lao động nước ngoài. Thế nhưng các nước trong khối EU chủ trương sử dụng lao động chất lượng cao nên khả năng tiếp cận những thị trường này của VN còn hạn chế. Hiện nay, để mở cửa thị trường tiềm năng này, VN đang nghiên cứu, tìm hiểu để ký kết hiệp định hợp tác lao động. 2.1.3. Thị trường tiềm năng 2.1.3.1. Trung Đông và Bắc Phi a. Ả-Rập Xê-út Ả-Rập Xê-út hiện có 7 triệu lao độn nước ngoài và mỗi năm cần thay thế, tuyển thêm từ 800-900 nghìn lao động. Triển vọng mở rộng hợp tác về thương mại và lao động là khả quan, dự kiến số lượng lao động của nước ta tại thị trường này sẽ lên tới hàng nghìn người trong thời gian tới. Năm 2008, thị trường Ả-rập Xê-út tiếp nhận khoảng hơn 3.000 lao động và trở thành thị trường dành được sự quan tâm của nhiều lao động ở nông thôn. Đáng chú ý là thị trường Ả-rập Xê-út không quy định hạn ngạch tiếp nhận lao động nước ngoài như các quốc gia khác. Nhu cầu tiếp nhận lao động của quốc gia này rất lớn, đặc biệt là trong các lĩnh vực xây dựng và cơ khí chế tạo, chế biến dầu khí. Tại thị trường này, người làm công việc giản đơn được trả lương từ 200-300 USD/tháng. Lao động có tay nghề vững được trả từ 500-600 USD. Chi phí sinh hoạt vào khoảng 100 USD/tháng. Điều kiện làm việc của người lao động nhìn chung là tốt. Pháp luật Ả-rập Xê-út quan tâm việc bảo vệ quyền lợi của lao động nước ngoài. Ả-rập Xê-út đã tuyển mộ 50.000 công nhân Việt Nam trong năm 2006. Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam cũng cho biết là A"rập- Xê-út có thể đề nghị thuê mướn tới 100.000 nhân công Việt Nam trong ngành xây dựng, công nghiệp và phụ việc gia đình trong tời gian tới. b. Irắc Từ năm 1980-1990 tại I rắc có khoảng 20.000 lượt lao động Việt Nam làm việc tại đây. Sau đó do sự cám vận của Mỹ và chiến tranh I rắc thì số lao động làm việc tại đây giảm đi nhanh chóng. Hiện nay thị trường này vẫn đang là thị trường tiềm năng sẽ tiếp tục được khôi phục và khai thác trong thời gian tới. c. Libya Lao động xuất khẩu sang Libya bằng hai hình thức: hợp tác trực tiếp giữa bộ quốc phòng hai nước và hợp tác gián tiếp qua một số công ty của Hàn Quốc, Đức, Ba Lan, Hy Lạp. Hiện nay có khoảng 1.400 lao động Việt Nam đang làm ciệc tai Libya (theo các hợp đồng riêng lẻ) trong các ngành xây dựng và công nhân quốc phòng, với thu nhập khoảng 300-400USD/người/tháng. Trong đó lao động thuộc Bộ Quốc phòng là chính và lao động của công ty SONA, VINACONEX, SONGDA đưa đi. Trong chuyến khảo sát thị trường Libi mới đây của Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Lương Trào, phía Libi bày tỏ mong muốn sớm ký._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6107.doc
Tài liệu liên quan