ĐỀ ÁN MÔN HỌC
“VẤN ĐỀ ÙN TẮC GIAO THÔNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA”
Mục tiêu nghiên cứu
Hiện nay vấn đề ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh đang là vấn để nóng bỏng cần giải quyết. Với vai trò là thủ đô một nước, Hà Nội đã, đang và cần phải cố gắng hơn nữa để giải quyết vấn đề này. Hệ thống giao thông hiện đại, có trật tự sẽ là bước đệm quan trọng để phát triển thành phố. Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích phản ánh tình trạng ùn tắc giao thông trong
48 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3993 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu VẤN ĐỀ ÙN TẮC GIAO THÔNG Ở THÀNH PHỐ Hà Nội trong QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành phố, đồng thời tìm ra những nguyên nhân gây ra ùn tắc, đánh giá lại các biện pháp đã và đang được thực hiện nhằm rút ra kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp hiệu quả hơn
Câu hỏi nghiên cứu
Giao thông đô thị là gì? Nó bao gồm những vấn đề gì?
Ùn tắc giao thông đô thị là gì? Những nguyên nhân nào dẫn đến ùn tắc giao thông trong đô thi? Hậu quả của ùn tắc giao thông và các hướng giải quyết?
Thực trạng giao thông ở địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay như thế nào?
Vấn đề tắc nghẽn giao thông ở thành phố Hà Nội? nguyên nhân và hậu quả của nó?
Một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng tắc nghẽn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: trong phạm vi địa bàn thành phố Hà Nội, một số các đầu nút giao thông xung quanh ảnh hưởng đến giao thông trong thành phố
Về thời gian: bắt đầu từ quá trình đô thị hóa, giao thông khoảng năm 2000 trở lại đây
Đối tượng nghiên cứu
Cơ sở hạ tầng trong giao thông: giao thông đường bộ, đường sông, đường hàng không, đường sắt
Vấn đề tắc nghẽn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội
Các giải pháp cho vấn đề tắc nghẽn giao thông ở Hà Nội
---------------ĐỀ CƯƠNG---------------
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VÀ ÙN TẮC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
Giao thông đô thị
Đô thị
Đô thị hóa
Khái niệm:
Quá trình đô thị hóa
Xu hướng đô thị hóa trên thế giới
Giao thông đô thị
Khái niệm
Phân loại
Đặc điểm của giao thông đô thị
Ảnh hưởng của đô thị hóa đến giao thông đô thị
Ùn tắc giao thông đô thị
Khái niệm
Đặc điểm của ùn tắc giao thông trong đô thị
Nguyên nhân gây ùn tắc giao thông trong đô thị
Hậu quả ùn tắc giao thông đến môi trường đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội
Kinh nghiệm giải quyết ùn tắc giao thông của một số đô thị trên thế giới
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VÀ VẤN ĐỀ ÙN TẮC GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Thực trạng giao thông đô thị Hà Nội
Cơ sở hạ tầng
Phương tiện giao thông và mật độ tham gia giao thông
Thực trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội
Nguyên nhân gây ra ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tác động của quá trình đô thị hóa
Từ phía người dân
Từ phía các cấp quản lý
Các nguyên nhân khác
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ ÙN TẮC GIAO THÔNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Định hướng phát triển của giao thông đô thị thành phố
Các giải pháp đã, đang được thực hiện và hiệu quả của nó
Dự báo tình hình ùn tắc giao thông Hà Nội trong thời gian tới
Một số giải pháp
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
VÀ ÙN TẮC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
Giao thông đô thị
Đô thị
Theo từ điển bách khoa Việt Nam 1995 của nhà xuất bản Hà Nội thì: Đô thị là không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và linh hoạt trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp
Còn theo thông tư số 31/TTLD ngày 20/1/1990 của liên bộ xây dựng và ba tổ chức cán bộ của chính phủ: “đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên nghành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một huyện hoặc của một vung trong tỉnh hoặc huyện”
“sự tồn tại của đô thị tự bản thân nó khác hẳn vấn đề đơn giản là xây dựng cái nhà cửa độc lập với nhau, ở đây cái tổng hợp, cái chung nhất không phải là con số cộng của những bộ phận cấu thành. Đó là một cơ chế sống riêng biệt theo kiểu của nó” (C.Marx và F.Enghels quyển 46 phần I)
Nhìn chung do có sự khác nhau tương đối về trình độ phát triển kinh tế xã hội, hệ thống dân cư mà mỗi nước có quy định riêng tuỳ theo yêu cầu và khả năng quản lý của mình mà đưa ra những khái niệm về đô thị khác nhau.Tuy nhiên tựu trung lại các khái niệm đã có và áp dụng vào hiện thực nước ta có thể đưa ra một khái niệm về đô thị như sau:
“đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên nghành có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của cả nước hoặc của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, huyện hoặc một vùng trong tỉnh huyện”
Về mặt lãnh thổ đô thị được chia ra làm nội thị và ngoại ô.Các đơn vị hành chính của nội thị bao gồm quận và phường, các đơn vị hành chính của ngoại ô bao gồm huyện và xã
Đô thị hóa
Khái niệm:
Đô thị hoá hiểu theo hàm nghĩa chung nhất, đó là một quá trình song song với sự phát triển công nghiệp hoá và cách mạng khoa học công nghiệp, dân số và sức lao động phân tán cuẩ nông thôn và hoạt động kinh tế phi nông nghịêp không ngừng tiến hành tụ hội trên không gian mà dần chuyển hoá thành yếu tố kinh tế của đô thị
Theo đó, đô thị hoá bao gồm 4 nội dung:
Dân số nông thôn tập trung ra thành thị làm cho dân số đô thị tăng nhanh, số lượng dân trong đô thị ngày càng gia tăng, tỷ trọng dân số đô thị trong tổng số dân ngày càng cao
Phưong thức sinh hoạt, phương thức tựu nghiệp và phương thức tư duy của dân cư từng bước hiện đại hơn
Quan hệ giữa thành thị và nông thôn không ngừng biến đổi, đô thị trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá, là động lực chủ yếu của sự phát triển đi lên
Khu vực phi nông nghiệp dần chuyển hoá thành trạng thái khu vực có tính đô thị tập trung với mật độ cao là đặc trưng chủ yếu về kinh tế và cảnh quan của khu vực đô thị
Nhìn chung để có thể hiểu khái quát đô thị hoá là gì ta có thể đưa ra định nghĩa như sau:
“Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hoá; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa”
Quá trình đô thị hóa
Đô thị hoá là một quá trình lâu dài, quá trình này diễn ra tuân theo một quy luật về không gian và thời gian phát triển nhất định của mỗi một đô thị.Trong quá trình phát triển đó nó mang trong mình những ý nghĩa của từng giai đoạn
đô thị hoá là một phàm trù lịch sử, ở các quốc gia và các khu vực khác nhau, do điều kiện kinh tế địa lý văn hoá và xã hội khác nhau mà cùng một thời kỳ có thể có sự khác biệt tương đối lớn về trình độ đô thị hóa, thậm chí ngay cả trong một đô thị ở các thời kì khác nhau quá trinh đô thị hoá cũng diễn ra khác nhau
đô thị hoá và công nghiệp hoá là hai quá trình không thể tách rời. Công nghiệp hoá là động lực của đô thị hoá, đồng thời đô thị hoá là điều kiện để gia tăng nhịp độ và hiệu quả của công nghiệp hoá
đô thị hoá biểu hiện cho phương hướng phát triển kinh tế khu vực trong một thời kỳ nhất định và cho một giai đoạn cụ thể của một quá trình đô thị hoá, vì vậy mà người ta thường dùng tỷ trọng dân số đô thị trong tổng số dân và tỷ trọng mức tựu nghiệp trong tổng mức tựu nghiệp làm chỉ tiêu cơ bản để đánh giá quá trình đô thị hoá mặc dù các tiêu chuẩn này chỉ mang tính tương đối trong việc phản ánh chất và lượng của đô thị hoá
Xu hướng đô thị hóa trên thế giới
+ Phát triển mạnh mẽ các đô thị lớn
Đô thị hóa tại các nước đang phát triển trở thành nguyên nhân chủ yếu của gia tăng dân số đô thị thế giới, đặc điểm bản thân đô thị hoá tại các nước đang phát triển thì dân số các đô thị lớn sẽ tăng nhanh hơn so với các đô thị nhỏ. Điều này càng cho thấy nguyên nhân dẫn đến sự mở rộng nhanh của các đô thị lớn.
+ Mức độ đô thị hóa của các nước phát triển và các nước đang phát triển có sự chênh lệch khá lớn. Quy mô dân số trong đô thị tại các nước đang phát triển có xu hướng vượt xa các nước phát triển
Xu hướng phát triển đô thị hóa trên thế giới hiện nay là tốc độ đô thị hóa của các nước phát triển đang dần chậm lại, thậm chí tăng trưởng dân số tại một số đô thị ở mức âm, ngược lại tốc độ đô thị hóa của các nước đang phát triển có chiều hướng tăng lên rất nhanh và vẫn tiếp tục phát triển về dân số
+ Đô thị hóa sẽ đẩy mạnh theo hướng chuyên môn hoá
Tại các nước phát triển hiện nay, xu hướng từ tập trung hóa công nghiệp chuyển sang chuyên môn hoá kinh tế đô thị vẫn còn được duy trì và chưa có dấu hiệu bị thay thế. Chuyên môn hóa xuất phát từ yêu cầu về hiệu quả quy mô của công nghiệp và vốn, bên cạnh đó cần phải kết hợp sự đa dạng về công năng của quản lý đô thị. Hiện nay các nước đang phát triển bước vào thời kỳ công nghiệp hoá. Song xu hướng đô thị hóa của các nước này cũng giống như các nước phát triển. Chỉ căn cứ vào nguyên tắc cách mạng hóa để xác định chiến lược phát triển đô thị đạt đến ưu thế trong giá thành sản xuất, hiệu quả về quy mô. Cách mạng hoá đô thị gồm hai mặt chính: cách mạng hoá doanh nghiệp và cách mạng hoá kinh tế đô thị. Nó chứng tỏ sự phát triển đô thị trước hết cần xây dựng các nghành sản xuất phù hợp với điều kiện kinh tế và tự nhiên của đô thị đồng thời có dự phân công hợp lý, giữa các nghành, hình thành các nghành sản xuất ưu thế kết hợp thành một hệ thống
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng trở thành trở thành vấn đề hạt nhân của đô thị hoá
Kết cấu hạ tầng đô thị bao gồm: kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội. Hiện nay kết cấu hạ tầng trở thành điểm chú trọng của đô thị. Tình trạng phát triển hoàn thiện của kết cấu hạ tầng trở thành tiêu chí trực tiếp của chất lượng đô thị. Sở dĩ như vậy là bởi vì việc vận chuyển lưu thông liên tục tăng nhanh cùng với sự phát triển của công nghiệp, của sản xuất đồng thời với đó các nghành công nghiệp, giao thông vận tải, viễn thông… theo đà phát triển của thế giới cũng ngày càng hiện đại hơn. Do yêu cầu của con người trong đô thị với môi trường cư trú, chất lượng các sản phẩm, dịch vụ không ngừng nâng cao lên cùng với sự gia tăng thu nhập, sự nâng cao về kiến thức. Đó là động lực không nhỏ đối với việc xây dựng kết cấu hạ tầng trong quá trinh đô thị hoá.
Giao thông đô thị
Khái niệm
Giao thông đô thị là một bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng đô thị. Nó có vai trò trọng yếu trong đời sống kinh tế xã hội của kinh tế đô thị. Vậy giao thông đô thị là gì? Và nó đóng vai trò gì trong quá trình đô thị hoá?
Giao thông vận tải được hiểu là tập hợp các công trình, các con đường giao thông và các phương tiện khác nhau đảm bảo sự liên hệ giữa các khu vực khác nhau của đô thị. Đây là một trong ba yếu ố cấu thành nên hệ thống đô thị. Giao thông vận tải giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống sinh hoạt của thành phố hiện đại. Chức năng của nó là đảm bảo sự liên hệ thường xuyên và thông suốt giữa các khu chức năng chủ yếu của đô thị với nhau như: Khu dân cư, khu công nghiệp, các điểm phục vụ văn hóa, sinh hoạt, thương mại, dịch vụ, các khu nghỉ dưỡng… Giao thông đô thị ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả lao động của các chức năng cơ thể sống, nghĩa là đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng, thuận tiện và an toàn các yêu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa trong phạm vi thanhg phố
Một hệ thống giao thông vận tải hiệu quả sẽ đóng góp một cách đáng kể cho việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, làm cho thành phố có được tính cạnh tranh tốt, trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đàu tư nước ngoài và nâng cao hình ảnh, vị thế của thành phố đối với các đô thị khác trong cả nước. Nếu hệ thống giao thông vận tải được tổ chức tốt thì không những nó mang lại hiệu quả về mặt kinh tế như giảm chi phó vận tải, tăng khả năng vận chuyển hàng hóa, hành khách trong thành phố mà nó còn đem lại hàng loạt các hiệu quả về mặt xã hội cũng như về mặt bảo vệ môi trường sống. Vậy nhìn chung lại ta có thể thấy rằng:
Thứ nhất: Giao thông đô thị là sự di động vị trí không gian từ điểm này đến điểm kia của người hoặc vật bằng một phương tiện nào đó. Đô thị với tính chất là nơi tập trung dân cư đông đúc sinh sống sản xuất và tiến hành các hoạt động về kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật… Trong không gian này con người cần thiết phải có mối liên hệ qua lại lẫn nhau cũng như có mối liên hệ qua lại từ đô thị này với đô thị khác. Giao thông đô thị là cơ sở vật chất - kỹ thuật nằm trong kết cấu hạ tầng của đô thị giúp duy trì, và là phương tiện thực hiện các mối liên hệ đó. Có thể nói giao thông đô thị là động mạch, là khung của đô thị
Thứ hai: Giao thông đô thị nằm trong mạng lưới giao thông quốc gia, nó không chỉ góp phần vào sự phát triển của đô thị mà nó còn có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển mạng lưới giao thông quốc gia
Phân loại
+ Giao thông đối ngoại: Là các đầu nút giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không nối liền hệ thống giao thông nội thị với hệ thống giao thông quốc gia và quốc tế. Về căn bản có thể xem xét hệ thống giao thông đối ngoại ở các mặt:
Hệ thống giao thông đường bộ nối liền các tỉnh thành phố các đô thị và được sử dụng để đi trong nội thị tạo nên sự lưu thông, giao lưu về kinh tế, văn hoá… giữa các vùng, đô thị trong cả nước và quốc tế
Hệ thống giao thông đường sắt nối liền tỉnh, thành phố đô thị thông qua hệ thống đường sắt, tàu hoả. Thông thường hệ thống nàu được sử dụng nhiều trong vận chuyển hàng hoá và di chuyển giữa các khu vực có khoảng cách tương đối xa
Hệ thống giao thông đường thuỷ là một loại hình vận tải dựa trên đặc điểm địa hình có sông, biển rút ngắn khoảng cách vận chuyển hơn so với giao thông đường bộ và đường sắt. Nó không chỉ có khả năng vận tải đảm bảo lưu thông hàng hoá giữa các tỉnh, thành phố trong cả nước mà còn giữa các nước trong khu vực và trên thế giới
Hệ thống giao thông đường hàng không là loại hình vận tải có thể nói là rút ngắn nhất thời gian di chuyển. Do tốc độ tương đối nhanh, ít gặp phải các vấn đề như tắc nghẽn, điều kiện cơ sở hạ tầng về đường đi… Đường bay từ điểm đi và điểm đến gần như là đường thẳng, không gian dịch chuyển thuận lợi nên thời gian dịch chuyển được rút ngắn tối đa. Loại hình này đang rất được các đô thị rất chú trọng phát triển
+ Giao thông nội thị
Là hệ thống giao thông trong đô thị phục vụ cho dân cư đô thị. Nó phụ thuộc rất nhiều vào mật độ dân cư, tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, nó còn phụ thuộc vào trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của đô thị. Cụ thể là mật độ đường đô thị, chất lượng lòng đường, vỉa hè, trình độ quản lý và ý thức người dân tham gia giao thông
Hệ thống giao thông này có vai trò quyết định đến phát triển kinh tế đô thị, đồng thời cũng là một tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển của đô thị
Hệ thống giao thông đô thị nếu được bố trí và khai thác hợp lý, có hiệu quả sẽ góp phần to lớn vào phát triển kinh tế đô htị và làm tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư và đô thị đồng thời nâng cao vai trò của đô thị, thúc đẩy đô thị hoá
+ Về phương tiện giao thông: đây là yếu tố quan trọng thứ hai sau cơ sở hạ tầng đường xá trong giao thông đô thị, là hai yếu tố quyết định chi phí đi lại. Phương tiện giao thông đô thị phụ thuộc nhiều vào thu nhập và tập quán đi lại của dân cư. Hiện nay ở Việt Nam các phương tiện giao thông trong đô thị chủ yếu là xe máy, ô tô, xe đạp riêng và xe công cộng
Nếu xét trên góc độ tính chất phục vụ cho sự di chuyển hàng hóa và hành khách, người ta phân chia hệ thống giao thông thành hai bộ phận cấu thành đó là: giao thông động và giao thông tĩnh
+ Hệ thống giao thông động: Là một bộ phận của hệ thống giao thông đô thị phục vụ hoạt động của phương tiện va hành khách trong thời gian di chuyển, bao gồm: mạng lưới đường, nút giao thông, cầu vượt, cầu hầm
+ Hệ thống giao thông tĩnh: Là bộ phận của hệ thống giao thong đô thị phục vụ phương tiện và hành khách trong thời gian không hoạt động( hoặc tạm dừng) như chờ đợi, nghỉ ngơi, bảo dưỡng sửa chữa. Đó là các hệ thống điểm đỗ, điểm dừng, bãi nghỉ, bến xe
Đặc điểm của giao thông đô thị
- Giao thông đô thị chỉ thực hiện di chuyển trong không gian của người và vật. Có thể coi đây la một nghành sản xuất song nó không sản xuất ra sản phẩm mà làm tăng giá trị cuối cùng của sản phẩm. Trong điều kiện vận tải như nhau, chi phí cho vận tải sản phẩm càng nhỏ thì của cải tạo ra càng nhiều. Chính vì vậy mà vận tải hợp lý là vấn đề rất quan trọng
- Giao thông đô thị cung cấp sản phẩm đặc biệt cho sản xuất và sinh hoạt đô thị. Cụ thể đó là năng lực và dịch vụ thực hiện sự di chuyển tỏng không gian của người và vật. Do tính chất này nên giao thông vận tải dễ gây ra lãng phí so với các nghành khác. Điều này đòi hỏi việc xây dựng và hình thành năng lực giao thông vận tải đô thị cần ăn khớp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đô thị
- Sản phẩm vận tải của hệ thông giao thông vận tải là khối lượng hàng hoá hoặc con người trên một đơn vị khoảng cách qua đó tạo khả năng chó phân công, phối hợp các phương tiện vận tải và phương thức vận chuyển cũng như phân bố mạng lưới giao thông và luồng khách, luồng hàng
- Kết cấu giao thông đô thị ảnh hưởng giá thành xây dựng, sửa chữa và vốn xây dựng theo chiều sâu tương đối cao. Mặt khác, kết cấu đường xá, nhà ga bến bãi rất khó để thay đỏi , di dời trong thời gian ngắn. Vì vậy, khi quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đô thị cần dựa trên nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trong một thời gian dài đối với giao thông vận tải
Ảnh hưởng của đô thị hóa đến giao thông đô thị
4.1. Tích cực
Các ngành sản xuất dịch vụ của đô thị phát triển trong đô thị hoá đòi hỏi cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng phát triển tương xứng và vì vậy các nghành sản xuất phát triển đồng thời ngành giao thông vận tải cũng không ngừng đổi mới nâng cấp để phù hợp. Bên cạnh đó khi nền kinh tế đô thị ngày càng phát triển cũng cung cấp nhân lực và vật lưc cũng như vốn đầu tư cho phát triển hệ thống giao thông
Xét trên khía cạnh văn hoá- xã hội – tri thức thì quá trình đô thị hóa cũng là một sự áp dụng có chọn lọc và chịu ảnh hưởng khá lớn của các đô thị hiện đại trên thế giới . Tự bản thân nó đã góp phần hoàn thiện giao thông vận tải thông qua tiếp thu các thành tựu, sáng kiến của con người phù hợp với cuộc sống.
Quá trình đô thị hoá không chỉ làm cho kinh tế phát triển , thu nhập của người dân tăng cao mà còn làm cho nhận thức của con người cũng ngày càng nâng cao và có cái nhìn một cách toàn diện hơn. Vấn đề giao thông vận tải cũng vì vầy mà ngày càng được chú trọng hơn, tầm quan trọng của nó được nhận thức rõ ràng và ngày càng được đầu tư nhiều hơn. Bên cạnh việc hoàn thiện giao thông vận tải trên góc độ đo lại, tiện lợi, giao thông vận tải cũng được chú trọng về mặt quy mô, hệ thống và thẩm mỹ
Quy mô tăng nhanh diện tích và dân số của các đô thị trong quá trình đô thị hóa làm cho giao thông vận tải cũng mở rộng hơn về quy mô. Khu vực giao thông ngoại thành và các vùng lân cận xung quanh cũng ngày càng được chú ý xây dựng thanhg hệ thống phù hợp với đô thị mới và các vùng lân cận
Tiêu cực
Quá trình đô thị hoá đồng nghĩa với sự mở rộng về quy mô dân số, xu hướng dân kéo từ nông thôn ra thành thị kiếm việc làm gây khó khăn trong việc ước lượng mật độ dân số trong đô thị. Bên cạnh tình trạng ùn tắc giao thông vì mật độ phương tiện quá đông thì các công việc chủ yếu dân ngoại tỉnh làm đó là bán hàng rong và chay xe ôm, một nguyên nhân gây ra lấn chiếm vỉa hè lòng đường, tăng mật độ giao thông trên đường,đấy là chưa kể các vấn đề phát sinh cũng gián tiếp tác động đến giao thông đô thị. Thêm nữa do môi trường sống khác nhau nên khi chuyển từ nông thôn ra đô thị, vốn sống chưa đủ để thích nghi cũng như hiểu biết còn nhiều hạn chế nên phải mất một thời gian họ mới hoà nhập được với lối sống của người dan đô thị đặc biệt là thói quen giao thông
Xây dựng dường như từ lâu cũng đi kèm với phát triển đô thị. Quá trình đô thị hóa là sự mở rộng hơn về quy mô đô thị tất yếu cần phải xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng mới, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cũ. Vô hình chung việc này gây ra xáo trộn về thói quen giao thông, làm tăng mật độ xe ôtô xây dựng và phá vỡ không gian giao thông cũ
Ùn tắc giao thông đô thị
Khái niệm
Khái niệm Ùn tắc giao thông liên quan đến lý thuyết năng lực thông hành trong giao thông đường bộ, trong đó có hai yếu tố tương tác trực tiếp với nhau là con đường và các thứ di chuyển trên đường. Con đường cần phải đạt một kích thước hình học nhất định tương quan phù hợp với những phương tiện di chuyển trên nó. Kích thước của vật chuyển động trên đường càng lớn thì yêu cầu kích thước bề ngang đường phải càng rộng, tĩnh không cần phải cao. Đối với đường có các phương tiện chuyển động theo hai chiều ngược nhau, đòi hỏi kích thước bề ngang phải lớn hơn đường chỉ đi theo một chiều, vì còn phải tính đến khả năng dừng tránh nhau mà không bịt kín đường gây ách tắc lưu thông cho các phương tiện khác. Nếu đi ngược lại các điều kiện trên thì ùn tắc giao thông xảy ra. Qua đó ta có thể thấy rằng, ùn tắc giao thông đô thị là hiện tượng xã hội phản ánh sự quá tải của giao thông đô thị, sự quá tải này là do nhu cầu về giao thông vượt qua điều kiện về cơ sở hạ tầng giao thông cần thiết
Đặc điểm của ùn tắc giao thông trong đô thị
Ùn tắc giao thông trong đô thị phần lớn tập trung vào một số giờ cao điểm( giờ đi làm, đi học của học sinh- sinh viên…)
Nhìn chung đa số ùn tắc giao thông tập trung chủ yếu tại các nút giao thông nhất định, có tính thường xuyên và lặp đi lặp lại nhiều lần
Ùn tắc giao thông trong đô thị có tính dây truyền khá cao. Tức là một con đường chính bị tắc thì hầu như các đường nhỏ thông với nó cũng bị tắc nghẽn gây ra tắc nghẽn trên diện rộng
Hình thức ùn tắc có dạng nút chai, khi nút giao thông đã bị tắc nghẽn nếu không được giải quyết nhanh chóng thì cùng với dòng người đổ về nút giao thông sẽ càng bít hơn nữa “nút chai” lại và phải mất khá lâu mới có thể lưu thông
Nguyên nhân gây ùn tắc giao thông trong đô thị
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên ùn tắc giao thông trong đô thị. Đối với mổi đô thị khác nhau lại có những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông khác nhau tùy thuộc vào đặc trưng về cơ sở hạ tầng, nhu cầu đi lại … của người dân trong đô thị. Tuy nhiên tựu chung lại những nguyên nhân chính gây ra ùn tắc giao thông ở hầu hết các đô thị như sau:
Dân số đô thị không ngừng tăng nhanh, đặc biệt là các đô thị đang phát triển. Quá trình đô thị hóa càng nóng thì dân số đô thị càng tăng nhanh chóng. Thứ nhất là do dân số sẵn có trong đô thị dường như không thay đổi trong quá trình đô thị hóa. Thứ hai là do nhu cầu tìm kiếm việc làm và sống trong khu vực có khả năng cung cấp chất lượng cuộc sống tốt hơn đã khiến số lượng lớn dân số từ các vùng khác đổ về đô thị. Cùng với sự tăng lên không ngừng của dân số thì nhu cầu đi lại bùng phát là điều tất yếu. Sự tăng lên quá nhanh của dân số dô thị dẫn đến sự tăng lên không ngừng của phương tiện giao thông, đặc biệt là phương tiện giao thông cá nhân. Bên cạnh đó còn phải kể đến sự gia tăng khối lượng lớn của giao thông vận tải, chuyên chở lớn đáp ứng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ. Chính sự bùng phát về nhu cầu giao thông quá nhanh so với sự tiếp ứng phù hợp của cơ sở hạ tầng giao thông là nguyên nhân quan trọng gây ra ùn tắc giao thông
Nguyên nhân thứ hai cũng không kém phần quan trọng đó là về mặt cơ sở hạ tầng giao thông. Trong sự phát triển đô thị, gần như cơ sở hạ tầng giao thông cần phải đi trước một bước trong khi đó thì hầu như sự phát triển đô thị lại đi ngược lại hoàn toàn. Mọi sự phát triển về kinh tế, sự tăng nhanh về dân số… lại đi trước giao thông rất nhiều. Mặt khác, khi mọi mặt kinh tế phát triển, có thể mở rộng về quy mô thì dường như giao thông đô thị lại gần như khó có thể mở rộng, sắp xếp lại, cải tạo hoàn toàn từ cơ sở hạ tầng cũ mà chỉ có thể quy hoạch từng phần hoặc từng khu vực một, thời gian quy hoạch lại kéo dài không thể bắt kịp được với tiến độ đô thị hóa. Cơ sở hạ tầng giao thông yếu, thêm vào đó là quỹ đất giành cho giao thông hạn chế quá nhiều không thể đáp ứng được nhu cấu phát triển giao thông đô thị la nguyên nhân gây ra ùn tắc giao thông
Về phía chủ quan, cần phải xét đến nguyên nhân từ trình độ quản lý giao thông yếu kém. Do quá chú trọng vào tăng trưởng phát triển đô thị mà không lường trước vấn đề giao thông bùng phát. Công tác dự báo giao thông yếu kém; công tác quy hoạch, xây dựng chậm cộng với điều hành xử lý giao thông không tốt tuy không trực tiếp gây ra giao thông song cũng góp phần làm tiền đề cho giao thông ùn tắc. Nguyên nhân này chủ yếu thấy tại các khu đô thị đang phát triển, các nước có trình độ giao thông còn hạn chế
Ngoài ra còn có thể kể đến một nguyên nhân từ phía người dân tham gia giao thông. Nguyên nhân này phụ thuộc nhiều vào trình độ nhận thức của người dân, vào công tác giáo dục giao thông của các cấp quản lý. Nên để có thể giải quyết nguyên nhân này ta cần phải giải quyết các nguyên nhân đã nêu trên đây
Hậu quả ùn tắc giao thông đến môi trường đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội
Ùn tắc giao thông gây ô nhiểm môi trường sống trầm trọng. Trong quá trình đô thị hóa, lượng phương tiện giao thông hoạt động không ngừng gia tăng, trong khi phương tiện sử dụng nguyên liệu sạch, các phương tiện giao thông thân thiện môi trường còn quá hạn chế thì ùn tắc giao thông là nguyên nhân làm kéo dài thời gian hoạt động của các phương tiện vốn đã bùng phát về số lượng làm cho nồng độ khí thải giao thông ngày càng đặc. Trong quá trinh hoạt động, các phương tiện giao thông thải vào không khí một khối lượng lớn các khói độc như CO, CO2, NO2, SO2….theo thống kê thì nồng độ không khí tại các đô thị vượt quá chuẩn 2 – 3 lần. Không chỉ gây ô nhiểm nguồn không khí, ùn tắc giao thông còn gây ra ô nhiểm tiếng ồn ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của người dân đô thị
Về mặt lợi ích chi phí, ùn tắc giao thông gây ra một khoản tổn thất lớn cho xã hội. Trong các đô thị, khi ùn tắc xảy ra tổng thời gian đi lại tăng lớn, cùng với sụ gia tăng đó là sự tiêu tốn nhiên liệu vận hành phương tiện giao thông, sự tiêu tốn thời gian lao động, gây căng thẳng và ảnh hưởng đến sức khoe của người lao động đồng thời làm giảm đáng kể năng suất lao động. Theo thống kê, nếu mỗi chuyến đi kéo dài thêm 10 phút thì năng suất lao động giảm đi 2,5 đến 4%
Ùn tắc giao thông có thể gây trì trệ đến mọi mặt của đời sống cũng như mọi mặt trong phát triển đô thị
Ùn tắc giao thông làm giảm đáng kể về hình ảnh của một đô thị hiện đại. Một đô thị hiện đại, văn minh, người dân sống và làm việc quy củ thì không thể tồn tại tình trạng ùn tắc giao thông
Kinh nghiệm giải quyết ùn tắc giao thông của một số đô thị trên thế giới
Singapo
Nhiều nước đang tìm đến Singapore để học hỏi kinh nghiệm giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông. Để đảm bảo các phương tiện lưu thông liên tục, Singapore đã giới hạn nghiêm ngặt số lượng xe ô tô lưu hành trên đường. Bên cạnh đó, họ đã áp dụng một hệ thống tính phí điện tử đánh vào các tài xế đi vào các khu trung tâm thương mại. Mức phí này được tính từ 50 cents đến 3 đô la Singapore (tương đương 33 cents đến 2 USD) tùy theo giờ. Tuy nhiên, vẫn có những giờ nhất định trong ngày được miễn phí. Hệ thống tính phí điện tử này đã được Chính phủ Singapore đưa vào sử dụng từ năm 1998. Theo các nhà quản lý, khi việc tính phí này được áp dụng, lượng xe lưu hành trong thời gian tính phí đã giảm tới 50%. Ngoài biện pháp trên, Chính phủ Singapore còn đầu tư nhiều vào hệ thống giao thông công cộng để giảm lượng xe ô tô tư nhân lưu hành. Bên cạnh đó, Chính phủ Singapore còn giới hạn quyền sở hữu xe riêng. Để sở hữu một chiếc xe ô tô, khách hàng cần phải có Giấy chứng nhận quyền sở hữu xe ô tô. Và Chính phủ kiểm soát số lượng giấy phép này. Các giấy phép này được bán đấu giá và mức giá cho mỗi giấy phép sẽ tăng giảm tùy theo cung cầu. Chính phủ nước này cũng áp dụng mức thuế đánh vào mỗi xe bằng 100% giá thành xe - điều này làm Singapore trở thành một trong những nước có giá thành xe ô tô đắt nhất thế giới. Tuy nhiên, biện pháp này có vẻ không hiệu quả mấy. Theo Hiệp hội Ô tô Singapore, hiện có khoảng 800.000 xe ô tô đang lưu hành tại quốc gia này, nghĩa là trung bình cứ 4 người dân Singapore có 1 người sở hữu xe ô tô riêng. Theo các nhà quản lý đường bộ Singapore, trong các biện pháp trên, biện pháp tính phí vẫn là biện pháp giảm thiểu ùn tắc giao thông linh hoạt và hữu hiệu nhất. Nếu tình trạng ùn tắc gia tăng, Chính phủ sẽ tăng mức phí và ngược lại.
Mỹ
+ Nâng cao năng lực giao thông: Các dự án cải thiện giao thông công cộng và đường bộ là một phần quan trọng trong nỗ lực chung của chính phủ Mỹ nhằm giải tỏa nạn ùn tắc trong đô thị. Việc xây dựng thêm những con phố mới và đường cao tốc đô thị là cần thiết, các làn đường thu phí cũng đang được sử dụng thường xuyên hơn tại các hành lang giao thông đô thị. Bên cạnh đó, việc tăng cường năng lực lưu thông qua các đoạn giao cắt giữa các đường cao tốc và điểm kết nối với cảng, khu đường sắt, các bến bãi vận tải đa phương thức và các trung tâm hoạt động chính phục vụ vận tải người và hàng hóa cũng cần được thực hiện. Một số khu vực có thể đẩy mạnh khả năng khai thác bằng công nghệ thông tin hay bằng việc tăng cường giáo dục người đi lại về các sự lựa chọn phương tiện giao thông.
+ Quản lý nhu cầu đi lại: Sử dụng điện thoại hoặc internet có thể giảm được một số chuyến đi nhất định. Ngoài ra việc tránh đi lại vào những giờ cao điểm hay sử dụng phương tiện vận tải công cộng cũng là một trong những giải pháp giảm ùn tắc có hiệu quả. Các dự án sử dụng giải pháp thu phí đường cũng có thể áp đụng. Nhân tố quan trọng nhất mà các nhà quản lý cần xem xét là cần phải cung cấp các điều kiện tốt hơn và sự lựa chọn tốt hơn về đi lại cho người dân để thực hiện các mục đích đi chợ, đến trường, trung tâm chăm sóc sức khỏe và những hoạt động khác. Nói cách khác, ta cần có sự bố trí hợp lý các trường học, chợ, trung tâm thương mại tại các vị trí hợp lý để người dân không phải đi lại nhiều.
+ Các bối cảnh quy hoạch phát triển: Có một số kỹ thuật đang được thử nghiệm tại các khu vực đô thị để thay đổi quy hoạch và cách thức phát triển khu dân cư, văn phòng và thương mại. Điều này cũng có thể là một phần quan trọng của giải pháp chống tắc nghẽn giao thông. Duy trì chất lượng cuộc sống đô thị và dành sự phát triển kinh tế mà không làm phát sinh sự tắc nghẽn giao thông
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VÀ VẤN ĐỀ ÙN TẮC
GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội
Cơ sở hạ tầng
+ Đường bộ:
Hà Nội là thành phố được xây dựng lâu đời, qua nhiều thăng trầm lịch sử cùng với tốc độ của đô thị hoá mạng lưới giao thông đường bộ của Hà Nội ngày càng có nhiều chuyển biến sang nhìn chung vẫnn chưa thật sự thích nghi được với điều kiện sống của người dân thủ đô. Theo nhận xét đánh giá của các chuyên gia trên._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6021.doc