BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trịnh Văn Anh
Chuyên ngành : Địa Lý học
Mã số : 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRỊNH THANH SƠN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ
tận tình quý báu của các thầy cô giáo, các bạn bè và gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc đến:
- TS. Trịnh Thanh Sơn, người hướ
110 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1794 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ - TP.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
- Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Tp. HCM, Phòng Khoa học Công nghệ & Sau
Đại học, Khoa Địa lý, Quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
- Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè thân hữu đã dành tình cảm,
động viên và giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2008
Tác giả luận văn
Trịnh Văn Anh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cần Giờ : CG
Du khách : DK
Du lịch : DL
Du lịch sinh thái : DLST
Khu dự trữ sinh quyển Thế giới : KDTSQTG
Thành phố Hồ Chí Minh : Tp. HCM
Ủy ban Nhân dân : UBND
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch (DL) nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng ngày càng khẳng định được
vị thế của mình trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Các nước có nền
kinh tế phát triển, hàng năm ngành này mang lại cho họ hàng chục tỷ đô la Mỹ. Chính vì thế,
khoảng hai thập kỉ gần đây, DL (đặc biệt DLST) được nhiều quốc gia, lãnh thổ chú ý vì đó là
ngành phát triển dựa vào thiên nhiên, bảo tồn tự nhiên, bảo tồn văn hóa bản địa, đặc biệt có khả
năng nhanh chóng cải thiện cuộc sống của cộng đồng địa phương góp phần thúc đẩy kinh tế –
xã hội phát triển.
Tuy nhiên, loại hình này ở nước ta còn khá mới mẻ, chưa được chú ý phát triển và nghiên
cứu một cách khoa học, tạo cơ sở cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ DLST.
Thực tế thường tồn tại, việc phát triển DL tại một vùng hay một địa phương nào đó thường kéo
theo sự suy giảm và xuống cấp tài nguyên môi trường nơi đó. Một trong những nguyên nhân
chủ yếu gây tổn thương cho tài nguyên tự nhiên khi đưa vào khai thác DL được nhiều giới,
ngành, nghề thừa nhận là: hoạt động DL không được quản lý chặt chẽ, thiếu quy hoạch, các nhà
tổ chức DL cũng như dân địa phương chỉ chú ý đến lợi ích trước mắt mà không tính đến hậu
quả lâu dài, dẫn đến khai thác tràn lan nên giảm giá trị và tính hấp dẫn của nó.
Cần Giờ (CG) là một huyện ngoại thành của Tp. HCM, có diện tích tự nhiên 71.310 ha,
cách trung tâm thành phố 50 km về hướng Đông Nam. Tổng diện tích rừng ngập mặn của địa
phương này là 38.663 ha, ngoài chức năng “lá phổi xanh” của Tp. HCM, đây còn là nơi sinh
sống của nhiều loài động – thực vật hoang dã quý hiếm và một số loài đặc hữu của rừng ngập
mặn nhiệt đới gió mùa. Hơn nữa, tháng 1 năm 2000, UNESCO (tổ chức Giáo dục – Khoa học –
Văn hóa của Liên Hợp Quốc) công nhận rừng ngập mặn CG là một trong 368 Khu dự trữ sinh
quyển Thế giới (KDTSQTG). Lợi thế trên, đã giúp cho CG có đầy đủ những điều kiện cần thiết
về tự nhiên để phát triển DLST; tuy nhiên, hiện tại nguồn tài nguyên DL quý giá này vẫn chỉ
nằm ở dạng tiềm năng.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Vấn đề tổ chức DLST ở Cần
Giờ – Tp. HCM” làm luận văn tốt nghiệp, mong sao có thể đóng góp một phần nhỏ bé theo suy
nghĩ khiêm tốn của mình để đưa DLST CG ngày càng phát triển, tương xứng với tiềm năng, vị
thế vốn có của nó.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Nghiên cứu tiềm năng phát triển DLST CG.
- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng DLST CG, trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất một số biện
pháp nhằm đẩy mạnh phát triển DLST góp phần cải thiện đời sống cho dân địa phương cũng
như duy trì, bảo tồn nguồn động – thực vật qúy hiếm ở KDTSQTG.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển DL và bảo tồn môi trường tự nhiên cân bằng
sinh thái. Đồng thời, đánh giá sự tác động của DL đối với đời sống kinh tế – xã hội của người
dân CG.
- Đưa ra một số định hướng để phát triển DLST CG.
3. Sơ lược lịch sử nghiên cứu đề tài
DLST trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ theo cả chiều rộng và chiều sâu.
Hòa nhịp dòng chảy đó, DLST Việt Nam nói chung và DLST CG nói riêng ngày càng thu hút
sự chú ý của DK trong và ngoài nước. Có thể nói, trong tương lai không xa, CG là điểm hẹn
cuối tuần cho thành phố và các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, năm 2000 rừng ngập mặn CG được
UNESCO công nhận là KDTSQTG nên đến nay đã có những công trình nghiên cứu, tham luận,
đề án về DLST CG như:
“Nghiên cứu sinh thái nhân văn ở Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn CG” (2006),
luận án Tiến sĩ của Lê Đức Tuấn. Ở đây, tác giả đã phân tích, đánh giá tổng thể và đề ra một số
giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái nhân văn rất hữu ích cho việc phát triển DLST CG.
“Đánh giá tác động của DL đến môi trường tự nhiên, nhân văn CG” của Viên Ngọc Nam.
Công trình nghiên cứu này tác giả đã đánh giá tổng thể môi trường tự nhiên, nhân văn và và sự
tác động của DL đến nó đồng thời đưa ra một số giải pháp giúp DLST CG phát triển.
Công trình nghiên cứu “Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn CG” (2002) của Lê Đức
Tuấn và một số cộng sự đã được Nhà xuất bản Nông nghiệp ấn hành. Đây là công trình cung
cấp đầy đủ nhất từ trước đến nay về môi trường tự nhiên, các hệ sinh thái động – thực vật CG
làm cẩm nang cho việc vận dụng vào việc phát triển DLST ở địa phương này
Đề án “Quy hoạch CG thành 3 vùng DLST” của UBND CG đã được UBND Tp. HCM
phê duyệt tháng 4/2004. “Quy hoạch tổng thể DLST CG đến năm 2020” (2004) của UBND Tp.
HCM. Theo đó, huyện CG được phân thành 3 vùng: vùng DLST nông nghiệp kết hợp với
nhiệm vụ phát triển 4 xã phía Bắc; vùng DLST rừng gồm toàn bộ diện tích rừng ngập mặn và
phần còn lại là DLST biển.
Huyện đã có các báo cáo thường niên và định kì như: “Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện
quy hoạch phát triển DLST” (2005 – 2007); “Báo cáo thành tựu xây dựng và phát triển huyện
CG sau 30 năm CG sáp nhập về Tp. HCM” (02/2008) và “Báo cáo giới thiệu tiềm năng, quy
hoạch và các dự án đầu tư phát triển DLST CG” (06/2008). Ba báo cáo trên của UBND huyện
CG đã đánh giá quá trình quy hoạch, triển khai đề án, tổng kết các dự án DLST đang thi công,
đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Đồng thời, các báo cáo cũng nêu thành tựu, hạn chế và đề ra
phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm sắp tới cho DLST CG.
Ngoài ra, còn một số bài báo về các đề án xây dựng, phát triển khu DL Vàm Sát, Đảo
Khỉ, đặc biệt là Khu đô thị sinh thái lấn biển CG. Qua những bài này cho thấy, các tác giả đã
nhìn nhận, đánh giá cả hai khía cạnh được và mất trong quá trình triển khai dự án cũng như
đóng góp ý kiến rất hữu ích cho DLST CG.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Thời gian nghiên cứu: từ 2003 đến quý 2 năm 2008 (tập trung ở giai đoạn 2005 –
2007), trên cơ sở đó định hướng cho việc phát triển DLST CG trong tương lai.
- Không gian nghiên cứu: huyện CG (Tp. HCM).
- Nội dung nghiên cứu: Trên cơ sở giới thiệu tiềm năng tự nhiên, kinh tế – xã hội và hiện
trạng DLST CG chúng tôi đưa ra một số định hướng để phát triển DLST CG.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Các quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Là tập hợp các thành tố tạo nên một chỉnh thể ổn định và vận động theo quy luật tổng
hợp, một hệ thống bao giờ cũng có cấu trúc gồm nhiều thành tố, mỗi thành tố lại có cấu trúc
nhỏ hơn. Các thành tố của hệ thống có quan hệ biện chứng với nhau bằng quan hệ vật chất và
quan hệ chức năng.
Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn CG là một phân hệ của Đông Nam Bộ. Trong
rừng, có các hệ nhỏ hơn như: phân hệ khách DL, phân hệ tổng thể tự nhiên, lịch sử, văn hóa của
rừng, trong đó người dân bản địa và nhân viên rừng ngập mặn sẽ quy định tương lai của hệ.
5.1.2. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Xét trên quan điểm này cần làm rõ mối quan hệ giữa sinh thái và con người sống trong
hệ sinh thái đó, chúng có mối quan hệ ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành phần bộ
phận tự nhiên của khu dự trữ.
Làm rõ mối quan hệ giữa thành phần, bộ phận của tự nhiên với dân địa phương và khách
DL. Trên cơ sở đó, chúng ta khai thác tiềm năng của rừng để phục vụ DL, bảo tồn tự nhiên, văn
hóa bản địa sao cho thỏa mãn hiện tại mà không ảnh hưởng tới nhu cầu trong tương lai.
5.1.3. Quan điểm sinh thái – kinh tế
Quan điểm này cần phải tổ chức DLST ở CG sao cho: vừa phát triển DLST, vừa phát
triển kinh tế, vừa cải thiện được đời sống dân địa phương mà vẫn duy trì cân bằng sinh thái, bảo
vệ nguồn gen và động thực vật quý hiếm.
5.1.4. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Mỗi sự vật và hiện tượng đều có quá trình phát sinh, phát triển vận động và biến đổi
không ngừng. Đứng trên quan điểm lịch sử, phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh giá đúng hiện
tại sẽ là cơ sở đưa ra các dự báo xác thực về xu hướng phát triển trong thời gian sắp tới.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thực địa
Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích khảo sát, kiểm chứng, tìm hiểu các yếu tố tự
nhiên, kinh tế – xã hội, cơ sở vật chất kĩ thuật và một số hoạt động DL khác từ nguồn tài liệu đã
tham khảo làm tư liệu cho đề tài nghiên cứu.
5.2.2. Phương pháp bản đồ
Từ bản đồ, vạch ra các vị trí tiến hành khảo sát, kiểm tra khu DLST CG. Xem xét, nghiên
cứu trên bản đồ để xây dựng các tuyến điểm DL mới, vị trí cần quy hoạch và dự đoán hậu quả
của sự phát triển DLST.
5.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Tổng hợp các tài liệu, số liệu đã thu thập sàng lọc một cách chi tiết, phân loại xử lý, tìm
kết quả có độ tin cậy cao đưa vào minh chứng cho đề tài.
5.2.4. Phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo dựa trên cơ sở sự phát triển có tính quy luật của sự vật, hiện tượng
trong quá khứ, hiện tại mà suy diễn logic cho tương lai, từ đó đề ra các giải pháp cho DLST
CG.
5.2.5. Phương pháp chuyên gia
Để nghiên cứu đánh giá vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề
cần tham khảo trao đổi với nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
6. Cấu trúc của luận văn
- Luận văn chia làm 3 chương với tổng số 96 trang.
- Các chương gồm:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về DL và DLST.
+ Chương 2: Hiện trạng DLST ở CG.
+ Chương 3: Hướng tổ chức DLST ở CG.
- Chúng tôi tập trung nghiên cứu ở chương 2 và chương 3.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Khái niệm về DL và DLST
1.1.1. Khái niệm về DL
Mấy thập kỉ gần đây, DL đã trở thành một ngành kinh tế lớn chiếm vị trí quan trọng ở
nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Năm 1925 Hiệp hội Tổ chức DL Quốc tế đã ra đời tại Hà Lan, từ đó đến nay có rất nhiều
khái niệm khác nhau về DL.
Theo Liên hiệp Quốc tế các Tổ chức lữ hành chính thức:
“DL được hiểu là hành động DK đến với một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên
của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải làm một nghề hay một việc
kiếm tiền sinh sống…”.
Theo I.I Pirôgiơnic (1985) thuật ngữ DL gồm 3 nội dung sau:
1/ Sử dụng thời gian rỗi ngoài nơi cư trú thường xuyên.
2/ Dạng chuyển cư đặc biệt.
3/ Ngành kinh tế – một trong những ngành thuộc lĩnh vực phi sản xuất nhằm phục vụ các
nhu cầu văn hóa – xã hội của nhân dân.
Theo các nhà DL Trung Quốc thì: “Hoạt động DL là tổng hòa hàng loạt quan hệ và hiện
tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế – xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể DL, khách thể
DL và trung gian DL làm điều kiện.”.
Hội nghị Liên Hợp Quốc về DL họp tại Roma – Italia (1963) các chuyên gia đưa ra định
nghĩa: “DL là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động về kinh tế bắt nguồn từ các
cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài
nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.”.
Như vậy, khái niệm DL có thể hiểu như sau:
DL là một dạng hoạt động của dân cư được thực hiện trong thời gian rảnh rỗi liên quan
đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa
bệnh, phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa, thể thao kèm theo việc
tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa.
1.1.2. Khái niệm về DLST
DLST là một khái niệm tương đối mới mẻ nhưng đã nhanh chóng thu hút được sự quan
tâm của nhiều giới, ngành và nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỗi cá nhân, tổ chức, quốc gia có một
cách hiểu khác nhau về DLST. Đối với một số người chỉ là một từ ghép đơn giản giữa 2 từ
“DL” và “sinh thái”, nhưng với người khác ở góc nhìn rộng hơn thì DLST được hiểu là DL dựa
vào tự nhiên, có lợi cho tự nhiên, ít có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển hệ
sinh thái nơi diễn ra hoạt động DL. Cũng có ý kiến cho rằng, DLST đồng nghĩa với DL đúng
đắn, có đạo lý, DL có trách nhiệm, DL xanh có lợi cho môi trường hay có tính bền vững.
DLST còn thể hiện dưới nhiều loại hình khác nhau như:
1/ DL thiên nhiên.
2/ DL dựa vào thiên nhiên.
3/ DL dựa vào môi trường.
4/ DL đặc thù.
5/ DL xanh.
6/ DL thám hiểm.
7/ DL có trách nhiệm.
8/ DL nhạy cảm.
9/ DL nhà tranh.
10/ DL bền vững.
Vậy DLST là gì? Sau đây là một số khái niệm về DLST:
“DLST là DL đến với những khu vực tự nhiên còn ít bị biến đổi với những mục đích đặc biệt:
nghiên cứu, tham quan với ý thức tôn trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa khám phá”,
(Hectorceballos – Lascurain, 1978).
“DLST được phân biệt với các loại hình thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với
môi trường sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. DLST tạo ra
mối quan hệ giữa con người và tự nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bản
thân khách DL thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển
DL sẽ giảm thiểu tác động của DK đến văn hóa, môi trường, đảm bảo cho địa phương được
hưởng nguồn tài chính cho DL mang lại và trú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo
tồn thiên nhiên.” (Allen, 1993).
“Chỉ có DL tự nhiên được quản lý bền vững hỗ trợ cho sự bảo tồn và được giáo dục về
môi trường mới được coi là DLST và DLST được coi là đồng nghĩa với môi trường tự nhiên
đích thực.” (L. Hens, 1998).
“DLST là DL tại các vùng còn chưa bị con người làm biến đổi, nó phải đóng góp bảo tồn
thiên nhiên và phúc lợi của dân địa phương.”, (Hội DLST Hoa Kì, 1998).
Vai trò của DLST đã được thừa nhận và đánh giá cao, nhưng quan điểm về DLST vẫn có
sự khác biệt giữa các quốc gia, các tổ chức thế giới.
Đinh nghĩa của Malaixia: “DLST là hoạt động DL thăm viếng một cách có trách nhiệm
về mặt môi trường đối với khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận dụng và tôn trọng những
giá trị về thiên nhiên (theo những đặc tính văn hóa kèm theo trước đây cũng như hiện nay), mà
hoạt động này cũng thúc đẩy công tác bảo tồn có ảnh hưởng của DK không lớn và tạo điều kiện
cho dân địa phương được tham dự một cách tích cực có lợi về kinh tế – xã hội.”.
Định nghĩa của Ôxtrâylia “DLST là DL dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo
dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên, được quản lý bền vững về mặt sinh thái.”.
Tổng cục DL Việt Nam đã đưa ra định nghĩa như sau: “DLST là DL dựa vào thiên nhiên
và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển
bền vững với sự tham gia tích cực của cộng động địa phương.”.
Tóm lại, DLST còn được hiểu dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Vậy DLST là gì?
Chúng ta có thể hiểu nôm na là: DLST là DL dựa vào thiên nhiên, phát triển dựa vào những hấp
dẫn của văn hóa bản địa gắn với bảo vệ môi trường. Phát triển DLST cần phổ biến những kiến
thức cơ bản nhất về sinh thái học cho DK và dân bản địa, đồng thời ra sức lôi kéo sự tham gia
của cộng đồng địa phương vào hoạt động DL nhằm nâng cao đời sống cho họ, góp phần vào
việc bảo tồn sinh thái.
1.2. Tài nguyên DL
1.2.1. Định nghĩa tài nguyên DL và tài nguyên DLST
1.2.1.1. Định nghĩa tài nguyên DL
Tài nguyên DL có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành DL, đến việc hình
thành chuyên môn hóa các vùng DL và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ. Dĩ nhiên, ảnh
hưởng này chịu sự chi phối gián tiếp của các nhân tố kinh tế – xã hội, phương thức sản xuất,
trình độ phát triển văn hóa, nhu cầu xã hội….
Tài nguyên DL là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hóa lịch sử đã bị biến đổi ở
mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục
đích DL.
Tài nguyên DL là một phạm trù lịch sử bởi vì những thay đổi cơ cấu và lượng nhu cầu đã
lôi cuốn vào hoạt động DL, những thành phần mới mang tính chất tự nhiên cũng như tính chất
văn hóa lịch sử. Nó là một phạm trù động vì khái niện tài nguyên thay đổi tùy thuộc vào sự tiến
bộ kĩ thuật, sự cần thiết về kinh tế, tính hợp lý và mức độ nghiên cứu. Khi đánh giá và xác định
hướng khai thác cần phải tính đến thay đổi trong tương lai về nhu cầu cũng như khả năng kinh
tế kĩ thuật khai thác các tài nguyên DL mới.
Từ những trình bày trên, có thể hiểu khái niệm tài nguyên DL như sau:
“Tài nguyên DL là tổng thể tự nhiên, văn hóa, lịch sử cùng các thành phần của chúng
góp phần khôi phục và phát triển thể lực, trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe
của họ. Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản
xuất dịch vụ DL.” (P.TS Nguyễn Minh Tuệ và những người khác, Địa lý DL, 1999).
1.2.1.2. Định nghĩa tài nguyên DLST
Tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên DL bao gồm các giá trị tự
nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa, tồn tại, phát triển
không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó.
Tài nguyên DLST rất phong phú và đa dạng, một số loại tài nguyên DLST thường được
khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu DK là:
- Các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là những nơi có tính đa dạng sinh học cao, với nhiều
loài sinh vật đặc hữu quý hiếm.
- Các hệ sinh thái nông nghiệp: Hệ sinh thái nông nghiệp là một tổng thể bao gồm môi
trường và những quần thể sinh vật (cây trồng, vật nuôi, cây rừng…), các sinh vật gây hại (sâu,
bệnh, chuột…), các sinh vật có ích.
1.2.2. Phân loại tài nguyên DL và tài nguyên DLST
1.2.2.1. Phân loại tài nguyên DL
- Tài nguyên DL tự nhiên:
+ Địa hình: Có hai đơn vị hình thái chính là đồi núi và đồng bằng. Đồng bằng tương đối
đơn điệu ít gây cảm hứng cho khách tham quan; ngược lại miền núi thường tạo ra không gian
thoáng đãng bao la. Ngoài địa hình chính với các ý nghĩa phục vụ DL khác nhau cần chú ý đến
địa hình đặc biệt có giá trị lớn cho tổ chức DL là kartơ và bờ biển.
+ Khí hậu: ảnh hưởng đến việc thực hiện chuyến DL hoặc hoạt động dịch vụ DL. DL cả
năm thích hợp với các loại hình DL chữa bệnh suối khoáng, DL trên núi; Ngược lại, mùa hè có
thể phát triển loại hình như: tắm biển, leo núi; mùa đông là DL trên núi.
+ Thủy văn: Trong tài nguyên nước phải nói đến tài nguyên nước khoáng – nguồn tài
nguyên có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trên thế giới, nhu cầu DL kết hợp với nhu cầu an
dưỡng, chữa bệnh phát triển đáng kể, ngày càng thu hút khách quốc tế.
+ Sinh vật: Tài nguyên động – thực vật là điều kiện để các loại hình DL phát triển như:
tham quan, săn bắn, thể thao, nghiên cứu khoa học…. Phát triển DL cần phải đi đôi với duy trì
và bảo tồn tài nguyên sinh vật.
- Tài nguyên DL nhân văn:
+ Di tích lịch sử – văn hóa: Mỗi quốc gia đều có những quy định bảo vệ, nó được phân ra
các dạng: di tích văn hóa khảo cổ, di tích lịch sử, văn hóa nghệ thuật, danh lam thắng cảnh.
+ Lễ hội: Là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau giây phút lao động mệt nhọc
hay một dịp để con người hướng về sự kiện trọng đại. Khách DL tham quan mục đích lễ hội
thường cảm thấy hòa đồng, say mê nhập cuộc, nảy sinh tình cảm cộng đồng cũng như hiểu biết
dân tộc ấy hơn.
1.2.2.2. Phân loại tài nguyên DLST
- Các hệ sinh thái điển hình và đa dạng sinh học: Trên cơ sở đa dạng sinh học của các hệ
sinh thái, người ta phân ra các hệ sinh thái như: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới,
ôn đới, cận cực và cực đới. Ngoài ra, người ta còn phân hệ sinh thái theo kiểu: núi cao, san hô,
ven biển…. Các hệ sinh thái đặc thù này thường được tập trung ở các vườn quốc gia và khu bảo
tồn thiên nhiên, vì vậy việc khai thác tiềm năng DLST thường gắn với khu vực này.
- Các tài nguyên DLST đặc thù:
+ Miệt vườn: Là đặc trưng của hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm các vùng chuyên canh
cây ăn quả, vườn hoa, cây cảnh… có sức hấp dẫn với khách DL.
+ Sân chim: Là hệ sinh thái đặc biệt ở khu đất tương đối rộng, hệ thực vật tương đối phát
triển, khí hậu phù hợp với điều kiện sống hay di cư của một số loài chim.
+ Cảnh quan tự nhiên: Là sự kết hợp tổng thể các thành phần tự nhiên, trong đó địa hình,
lớp phủ thực vật, sông nước đóng vai trò quan trọng tạo nên yếu tố thẩm mĩ thu hút khách DL.
- Văn hóa bản địa: bao gồm đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống; kiến
thức dân gian, truyền thuyết; các sản phẩm thủ công mĩ nghệ gắn với cộng đồng; di tích văn
hóa khảo cổ gắn với liền lịch sử phát triển và tín ngưỡng cộng đồng.
1.3. Sản phẩm DL
1.3.1. Định nghĩa sản phẩm DL và sản phẩm DLST
1.3.1.1. Định nghĩa sản phẩm DL
Theo các nhà DL Trung Quốc, sản phẩm DL gồm các mặt: xuất phát từ mục đích DL thì sản
phẩm DL là toàn bộ dịch vụ của nhà kinh doanh DL dựa vào vật thu hút DL và khởi sự DL; xuất
phát từ góc độ người DL là chỉ quá trình DL một lần do DK từ bỏ thời gian, chi phí và sức lực nhất
định để đổi được.
Theo TS. Trần Văn Thông: “Sản phẩm DL là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở
khai thác tài nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác DL cho khách DL trong hoạt động DL.”.
Sản phẩm DL gồm cả hữu hình và vô hình: Hữu hình là sản phẩm mang tính hình thức có
thể cầm, nắm, cân, đong, đo, đếm; ngược lại, sản phẩm vô hình là sản phẩm không mang hình
thái vật chất hữu hình.
1.3.1.2. Định nghĩa sản phẩm DLST
Đến nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về sản phẩm DLST, nhưng chúng ta có thể hiểu:
Sản phẩm DLST là sự khai thác tính “nguyên sơ” của thiên nhiên và tính “nguyên bản” nền văn
hóa của mỗi dân tộc làm thỏa mãn nhu cầu trở về với thiên nhiên của DK tạo cảm giác được
hòa mình cùng thiên nhiên. Từ đó giấy lên trong lòng họ tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên và trao đổi văn hóa đưa đến kết quả tạo ra một mạng lưới tích cực tác động
đến môi trường, kinh tế địa phương.
Sản phẩm DLST cũng gồm sản phẩm vô hình và hữu hình.
Như vậy, sản phẩm DLST là tất cả tài nguyên DLST được con người đưa vào khai thác phục
vụ cho hoạt động kinh doanh DL nhằm mang đến sự hài lòng nhất, thỏa mãn nhất cho nhu cầu của
DK và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
1.3.2. Phân loại sản phẩm DL và sản phẩm DLST
1.3.2.1. Phân loại sản phẩm DL
- Sản phẩm DL tự nhiên: bao gồm các điều kiện tự nhiên, các cảnh quan tự nhiên (cảnh
quan rừng ngập mặn, rừng nhiệt đới, xa van…).
- Sản phẩm DL nhân văn: bao gồm các điều kiện về nhân văn (phong tục tập quán, làng
nghề truyền thống, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng…), có khả năng tạo sức hút cho DK.
1.3.2.2. Phân loại sản phẩm DLST
- Sản phẩm DLST tự nhiên: Gồm các tài nguyên DLST có tính đa dạng sinh học cao, các
tài nguyên thường đưa vào sử dụng như: vườn chim, bãi biển, các khu rừng quốc gia….
- Sản phẩm DLST nhân văn: Gồm các tài nguyên DLST nhân văn như: phong tục tập
quán, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống (đặc biệt là của dân tộc thiểu số)….
1.4. Vấn đề tổ chức DLST
1.4.1. Vấn đề tổ chức DL
1.4.1.1. Về quy hoạch
Hợp nhất phát triển DL vào khuôn khổ quy hoạch chiến lược cấp quốc gia và địa phương.
Tiến hành phân vùng DL, các hình thức tổ chức DL; đồng thời, đánh giá tác động của môi trường sẽ
tăng khả năng tồn tại, phát triển của DL
1.4.1.2. Tổ chức kinh doanh
Xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc và các dịch vụ
cho ngành DL nói chung, thiết kế các tuyến, điểm, trung tâm, tiểu vùng, á vùng và vùng DL nói
riêng. Đồng thời, xây dựng các chương trình, tour, dịch vụ, thông tin DL, thời gian, giá cả và
nhu cầu thị trường.
1.4.1.3. Đào tạo cán bộ
Đào tạo gắn với vấn đề phát triển bền vững và thực tiễn công việc cùng với việc tuyển
dụng lao động địa phương ở mọi cấp sẽ làm phát triển chất lượng sản phẩm DL tốt hơn.
1.4.1.4. Tiếp thị quảng bá DL
Giúp cho khách DL mọi thông tin đầy đủ về hoạt động DL nhằm lôi kéo sự tham gia của
du khách và nâng cao ý thức, sự hiểu biết của họ đối với tự nhiên, văn hóa, xã hội. Đồng thời,
làm thỏa mãn sự hài lòng của DK đối với dịch vụ, địa điểm chuyến đi.
1.4.1.5. Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương
Lôi kéo cộng đồng địa phương vào hoạt động DL nhằm nâng cao mức sống, cải thiện
phúc lợi cho đân địa phương. Đồng thời, giúp bảo vệ môi trường tốt hơn, chất lượng DL hài
lòng quý khách hơn.
1.4.1.6. Liên doanh, liên kết DL trong nước với thế giới
Trong xu hướng hội nhập thế giới, việc liên doanh liên kết với DL các nước trên thế giới
là điều không thể thiếu nhằm góp phần mở rộng thị trường, giao lưu văn hóa, tạo mối liên hệ
kinh tế – xã hội….
1.4.2. Vấn đề tổ chức DLST
1.4.2.1. Sức chứa DK
Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa là tốc độ tối đa DK mà khu vực có thể tiếp nhận được.
Các công thức chung để tính sức chứa của một điểm DL như sau:
- Tính sức chứa thường xuyên:
CPI = AR/a
Trong đó:
CPI: sức chứa thường xuyên
AR: Diện tích của khu vực
a: Tiêu chuẩn của không gian (diện tích cần cho một người).
- Tính sức chứa hàng ngày:
CPD = CPI x TR = TR/a
Trong đó:
CPD: Sức chứa hàng ngày.
TR: Công suất sử dụng hàng ngày.
- Tính sức chứa hàng năm:
CPY = CPD/PR = AR x TR/a x PR
Trong đó:
CPY: Sức chứa hàng năm
PR: Ngày sử dụng (tỷ lệ ngày sử dụng liên tục trong năm).
(Sử dụng cả đêm 1/365 x OR)
OR: Công suất sử dụng giường.
Các công thức trên có thể áp dụng cho những hoạt động có yêu cầu sử dụng diện tích.
Trong trường hợp có trước nhu cầu DL thì diện tích có trước để đáp ứng nhu cầu DL đó
có thể được tính như sau:
AR = TD x a x PR/TR
Trong đó:
TD: Nhu cầu DL
Đứng ở góc độ sinh học, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu lớn hơn sẽ
vượt khỏi khả năng tiếp nhận của môi trường. Sức chứa này sẽ đạt tới giới hạn khi số lượng DK
và các tiện nghi mà họ sử dụng bắt đầu có những ảnh hưởng tới tập quán sinh hoạt dân bản địa,
của các loài thú hoang dã và làm cho hệ sinh thái bị xuống cấp (phá vỡ tập quán kết bầy, làm
đất bị xói mòn…).
Đứng ở góc độ tâm lý, sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá thì
bản thân DK sẽ cảm thấy khó chịu vì sự đông đúc và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có
mặt của DK khác. Sức chứa này đạt tới ngưỡng khi có quá nhiều DK đến tham quan làm cho
DK khác phải chịu nhiều tác động do DK khác gây ra (khó quan sát được các loài thú hoang dã,
đi lại khó khăn hơn, sự khó chịu nảy sinh do rác thải…).
Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng DK mà tại đó bắt đầu xuất hiện
những tác động tiêu cực của hoạt động DL đến đời sống văn hóa, kinh tế – xã hội của khu vực.
Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu DL có khả
năng phục vụ.
Boullosn (1985) đưa ra công thức chung để xác định sức chứa DL của một khu vực, chia
thành yêu cầu do DK sử dụng và tiêu chuẩn trung bình cho từng cá nhân (thường là người/m2).
Khu vực do DK sử dụng
Sức chứa =
Tiêu chuẩn trung bình cho mỗi cá nhân
Tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi khách thường được xác định bằng thực
nghiệm và thay đổi phụ thuộc vào các hình thức hoạt động DL.
Ví dụ: Hoạt động giải trí ở các khu DL
+ Picnic: 50 – 60 m2
+ Hoạt động cắm trại ngoài trời: 100 – 200 m2/người.
Số lượng khách tham quan hàng ngày = Sức chứa x Hệ số luân chuyển.
Hệ số luân chuyển được xác định:
Thời gian khu vực mở cửa cho khách tham quan
Hệ số luân chuyển =
Thời gian trung bình của một cuộc tham quan
1.4.2.2. Về hoạch định chính sách
Quy hoạch phát triển DLST chỉ được xem xét, thực hiện trên những vùng lãnh thổ đặc
trưng đảm bảo các yêu cầu cần thiết. Quá trình thực hiện cần được tiến hành theo khuôn khổ,
các quy định, luật pháp và được Chính phủ thông qua.
1.4.2.3. Về quản lý lãnh thổ
Cần kiểm soát thường xuyên đối với các hệ sinh thái và môi trường tự nhiên. Trong quá
trình phát triển DL, việc tuyên truyền giáo dục cộng đồng là một trong những giải pháp quan
trọng mà các nhà quản lý cần thực hiện nhằm khuyến khích người dân địa phương và nhà điều
hành DL nổ lực chung cho sự phát triển DL bền vững.
1.4.2.4. Về vai trò của nhà điều hành DL
Phải bảo đảm lợi ích kinh doanh DL, đồng thời đảm bảo các nguyên tắc bảo tồn và phát
triển bền vững.
1.4.2.5. Về đào tạo hướng dẫn viên
Phải là người có kiến thức, nắm được đầy đủ về môi trường tự nhiên, đặc điểm sinh thái
và văn hóa cộng đồng địa phương để giới thiệu một cách sinh động nhất, đầy đủ nhất với DK
về những vấn đề họ quan tâm.
1.4.2.6. Về quảng bá, tiếp thị
Trong thời buổi thông tin như hiện nay, việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm là không thể
thiếu, nó đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu
dùng. Vì vậy, vấn đề quảng bá, tiếp thị cần có chiến lược nhằm khai thác hiệu quả nhất tiềm
năng DLST cũng như thỏa mãn nhu cầu của “Thượng đế”.
Chương 2: HIỆN TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI Ở CẦN GIỜ -
TP. HỒ CHÍ MINH
2.1. Giới thiệu khái quát về Tp. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở 10022’ đến 11022’ vĩ độ Bắc và từ 106007’ đến 107002’
kinh độ Đông với diện tích 2.095 km2. Phía Bắc – Tây Bắc giáp Bình Dương và Tây Ninh; phía
Đông – Đông Bắc giáp Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu; phía Đông Nam giáp Biển Đông
thông qua huyện Cần Giờ; phía Nam – Tây Nam giáp Long An và Tiền Giang.
Là trung tâm văn hóa, kinh tế, khoa học kĩ thuật của cả nước và đầu mối giao thông quan
trọng nhất phía Nam nên vai trò của thành phố vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế
phía Nam cũng như cả nước.
Về mặt tự nhiên: Địa phương này có địa hình bán bình nguyên vùng đồi lượn sóng – nơi
chuyển tiếp từ địa hình miền núi Tây Nguyên xuống miền đồng bằng sông Cửu Long. Khí hậu
mang tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa, cận xích đạo với một mùa ._.khô nóng và một mùa mưa ít
nóng hơn. Thực vật gồm các hệ sinh thái: rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, rừng nhiệt đới phát triển
trên đất phèn và rừng ngập mặn. Thành phố có hệ thống sông Đồng Nai chảy theo hướng Tây
Bắc – Đông Nam đổ ra biển Đông.
Về mặt kinh tế – xã hội: Năm 2006, dân số của địa phương này là 6,43 triệu người, GDP
bình quân đạt 2100 USD/người. Đây cũng là địa phương đóng góp cho ngân sách nhà nước cao
nhất so với các tỉnh thành và nhận lượng kiều hối tới 60% của cả nước. Là nơi giao thoa của
nhiều dòng chảy văn hóa (Việt, Hoa, Chăm,…) thuộc vùng văn hóa Nam Bộ với đặc trưng con
người năng động, nhạy bén. Chính vì thế, ẩm thực của thành phố phong phú, đa dạng; hệ thống
cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng khá phát triển.
2.2. Giới thiệu về Cần Giờ
2.2.1. Vị trí địa lý
CG là một huyện ngoại thành của Tp. HCM, có diện tích tự nhiên 71.310 ha (bằng 1/3
diện tích tự nhiên của Tp. HCM), cách trung tâm thành phố 50 km. Đây là một huyện ven biển
duy nhất của Tp. HCM có đường bờ biển dài 20 km.
- Tọa độ địa lý:
+ Vĩ độ Bắc: 10018’ – 10037’
+ Kinh độ Đông: 106044’ – 107002’
- Ranh giới:
+ Phía Bắc giáp Nhơn Trạch (Đồng Nai).
+ Phía Tây Bắc giáp huyện Nhà Bè (Tp. Hồ Chí Minh).
+ Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Cần Đước, Cần Giuộc (Long An) và huyện Gò Công
Đông (Tiền Giang).
+ Phía Nam giáp Biển Đông
+ Phía Đông giáp huyện Tân Thành (Bà Rịa – Vũng Tàu).
CG có 6 xã và một thị trấn: Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn,
Long Hòa, Thạnh An và thị trấn Cần Thạnh.
2.2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.2.1. Địa hình
Về mặt địa hình, CG có dạng lòng chảo ở trung tâm, nếu xét theo từng khu vực nhỏ thì
địa hình cũng có phần biến đổi nhưng sự chênh lệch không lớn lắm, độ cao trung bình so với
mực nước biển từ 0,0 m – 1,5 m (Giồng chùa là điểm cao nhất khoảng 10,1 m). Do lực tương
tác sông biển nên địa hình CG phát triển theo 2 hướng chính là xói mòi và bồi tụ.
2.2.2.2. Khí hậu
CG thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa, cận xích đạo với một mùa khô nóng và
một mùa mưa ít nóng hơn. Mùa mưa từ tháng 5 – 10 (gió Tây Nam); mùa khô từ tháng 11 – 4
năm sau (gió Đông Nam). Lượng mưa tương đối thấp, trung bình đạt 1300 – 1400 mm/năm, tập
trung đến 90% vào mùa mưa.
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật và hoạt động tổ chức DLST.
2.2.2.3. Thủy văn
- Sông ngòi: Hệ thống sông ngòi dày đặc với diện tích toàn lưu vực là 22.850 ha, chiếm
32,45 % diện tích tự nhiên CG. Sông ngòi nơi đây chủ yếu chảy theo hướng Đông Nam dạng
uốn lượn nên ảnh hưởng trực tiếp đến địa hình và cảnh quan. Môi trường nước CG đang bị đe
dọa nghiêm trọng bởi dầu thải tàu bè, chất thải công nghiệp, sinh hoạt…. Nguồn nước ngọt ở
CG rất khan hiếm.
- Biển: Đường bờ biển dài 20 km, độ dốc thoải, thành phần nước giàu phù sa, thích hợp
cho việc phát triển và nuôi trồng thủy hải sản. Đồng thời, tiềm năng này có thể phát triển các
loại hình DL: nghỉ ngơi, tắm biển, thể thao nước, tham quan bãi nghêu, tham gia đánh bắt thủy
sản với người dân trong vùng để hòa mình với cuộc sống thôn quê….
Bãi biển 30/4 và các vịnh giáp Biển Đông là nơi thuận lợi cho các loại hình DL thể thao,
an dưỡng, tham quan kết nối với tour ở Vũng Tàu, Tp. HCM và đồng bằng sông Cửu Long.
2.2.2.4. Động – Thực vật
Sự kết hợp khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và chế độ ngập triều đã hình thành rừng ngập
mặn CG với các loài động thực vật cực kì phong phú và đa dạng. Trong chiến tranh, khu vực
này là một vùng rậm rạp, cây rừng cao đến 25m gồm các hội đoàn: đước đôi, bần trắng, mấm
trắng…. Thời gian từ năm 1964 – 1970, Mỹ đã rải khoảng 1 triệu gallonr chất độc hóa học (da
cam, xanh, trắng), rừng bị hủy diệt hoàn toàn làm thay đổi diễn thế sinh thái, các loại cây đước,
đà, vẹt biến mất nhường chỗ cho mấm, giá, cóc và một số cây bụi khác.
Từ năm 1978 đến nay, việc tiến hành trồng rừng để khôi phục lại hệ sinh thái đạt được
kết quả mỹ mãn. Sau khi rừng phục hồi, chim, thú rừng đã quay trở lại sinh sống, tạo nên
những đặc điểm nổi bật của CG về tính đa dạng sinh học.
a/ Động vật
- Động vật trên cạn: Cùng với việc khôi phục rừng ngập mặn, nhiều loài động vật vốn có
đã xuất hiện trở lại, sinh sôi phát triển rất phong phú và đa dạng. Thống kê cho biết, tổng số
động vật trên cạn gồm 103 loài với các loài tiêu biểu như cá sấu hoa cà, khỉ, rắn….
Bảng 2.1: Các loài động vật ở KDTSQTG.
Lớp Bộ Họ Chi Loài
Thú 07 11 14 16
Chim 11 23 35 55
Bò sát 03 15 24 27
Lưỡng cư 22 03 03 05
Tổng cộng 43 52 76 103
(Nguồn: UBND huyện CG, 2007)
- Động vật dưới nước: Tổng số động vật dưới nước gồm 36 loài thân mềm, 120 loài cá
và một số phiêu sinh vật nổi cùng sinh vật đáy khác.
CG có 13 loài thú quý hiếm được nêu trong Sách Đỏ (chiếm 62% trên tổng số loài thú
nơi đây). Hiện nay, địa phương này đang tiến hành nuôi một số loài theo mô hình tự nhiên và
bán tự nhiên từ quy mô nhỏ đến lớn như: cá sấu hoa cà, khỉ (gần 1000 con, sống thành từng
bầy), trăn, rắn, kì đà…. Tất cả những loài trên được nuôi thực nghiệm và nhân giống nhằm mục
đích khôi phục, bảo tồn phục vụ cho việc phát triển DLST hiện nay cũng như trong tương lai.
b/ Thực vật
Thực vật rừng ngập mặn rất phong phú, đa dạng, theo thống kê của Viên Ngọc Nam và
Nguyễn Sơn Thụy (1999) thì CG có 159 loài thực vật thuộc 76 họ. Cụ thể: Loài cây thực sự
ngập mặn: 36 loài thuộc 15 họ; loài cây chịu mặn: 33 loài thuộc 19 họ; loài cây sinh sống trên
vùng đất cao: 90 loài thuộc 42 họ.
Hệ sinh thái rừng được tạo thành bởi hai hệ thống sinh thái: Hệ sinh thái rừng hỗn giao
lá rộng nhiệt đới, ẩm, gió mùa có diện tích phân bố nhỏ và hệ sinh thái rừng ngập mặn với các
kiểu quần xã điển hình trên toàn bộ vùng đất ngập triều. Loài cây rừng ngập mặn phát sinh,
phát triển theo một trật tự chặt chẽ thích nghi với môi trường sống của từng loài mà yếu tố chi
phối trật tự phân bố là mức độ ngập triều, thổ nhưỡng, độ mặn và địa hình.
- Diễn thế sinh thái rừng ngập mặn:
+ Diễn thế nguyên sinh:
Từ thông tin giải đoán không ảnh qua các thời kì cho thấy, diễn thế nguyên sinh của CG
là bần trắng, rồi đến mấm trắng (bần trắng chiếm ưu thế). Tiến sâu vào bên trong có đước hỗn
giao với bần hay mấm, đây là giai đoạn chuyển từ rừng bần, mấm sang rừng đước sau khi đất
tương đối ổn định. Vào sâu hơn nữa là mấm đen, dà, chà là, giá…. Vùng chuyển tiếp là hỗn
giao giữa dà, mấm đen, đước, đây là giai đoạn cuối cùng của sự chuyển tiếp để chuyển sang
rừng phát triển trên đất cao, lúc này đước không thích nghi mà nhường chỗ cho dà vôi. Càng
ngày đất ổn định và cao dần thì giai đoạn chuyển tiếp từ bần sang đước càng rõ rệt.
+ Diễn thế thứ sinh:
Giai đoạn từ năm 1966 – 1970, CG bị rãi chất độc hóa học làm cho cây rừng rụng lá, chết
hàng loạt, đất trơ trụi. Dọc theo bãi bồi hoặc hai bên bờ sông có mấm trắng, bần trắng (trong đó mấm
trắng chiếm ưu thế hơn – khác hẳn với diễn thế nguyên sinh). Có lẽ, do trái mấm trắng có đặc điểm
là to hơn bần trắng (vỏ hạt bần cứng hơn) nên trái mấm dễ dàng bám vào đất bùn hơn thuận lợi cho
việc nảy mầm và tái sinh nhanh. Vì thế, cây bần sau khi bị tàn phá, hủy hoại chúng phát triển nhanh
hơn (đặc biệt ở phía Tây CG), trong khi đó, các cây mấm đen, đước đôi bị chết hàng loạt, đất bỏ
trống cây rừng chưa kịp tái sinh. Nước triều giúp cho quá trình tái sinh mạnh mẽ các loài thực vật
ở CG.
Trên các vùng đất cao bị ảnh hưởng bởi thủy triều thì cây lức mọc thành từng đám cùng
với trùm lé, tra lâm vồ, chà là… đây là diễn thế sinh thái cuối cùng của rừng ngập mặn. Ở các
ruộng muối bỏ hoang có nguồn nước triều ngập theo định kì thì các loại cây hạt nhỏ như mấm
quăn, dà, cóc, đã tái sinh nhưng phân bố không đều.
Việc hiểu biết diễn thế sinh thái, giúp chúng ta biết được các yêu cầu cần thiết trong việc
bố trí các loài cây, các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sự tái sinh của rừng, từ đó đưa ra các
biện pháp tái tạo lại rừng ngập mặn CG.
- Các loại quần xã rừng ngập mặn CG.
Mức độ ngập triều có tác động rõ rệt đến sự phân hóa quần xã thực vật, bên cạnh đó các yếu
tố môi trường cũng ảnh hưởng không nhỏ: độ sâu tầng đất, độ rắn, cấu trúc, độ mặn…. Sự phân bố
thảm thực vật ở CG gồm quần xã sau:
+ Quần xã mấm trắng: Phân bố dọc theo các bãi bồi ở phía Tây của CG, thích hợp với
bùn lỏng và hơi chặt. Quần xã này có tác dụng cố định đất, lấn biển nhờ hệ thống rễ phế căn
mọc dày trên mặt đất và giữ được trái đước trôi đến, tái sinh khi đất đã ổn định.
+ Quần xã bần trắng: phân bố trên đất mới bồi, bùn lỏng vùng cửa sông, ven biển có độ
mặn cao.
+ Quần xã mấm trắng – bần trắng: phân bố ở các cửa sông, ven sông rạch.
+ Quần xã mấm – đước đôi: thường phân bố ở vùng đất ổn định hơn.
+ Quần xã đước đôi: Phân bố ở vùng đất đã ổn định hoàn toàn, các quần xã dần dần được
thay thế bằng rừng trồng. Với cây đước thuần loại, sự hình thành các quần xã này được coi là
ổn định trong diễn thế sinh thái rừng có lợi trong kinh doanh DL và phòng hộ.
+ Quần xã đước đôi – cây bụi: phân bố trên các vùng đất cao hơn, ở đây các loài cây thân
gỗ nhỏ bắt đầu xâm chiếm với cây đước.
+ Quần xã mấm quăn: Phân bố dọc theo các sông rạch ở phía Nam, Đông Nam hay dọc
theo tuyến Nhà Bè – CG, chúng thường mọc thuần loại hay hỗn giao với cóc vàng, giá trên nền
ruộng muối cũ đã có rau sam đỏ.
+ Quần xã cóc vàng: Phân bố chủ yếu trên đất cao có rau sam đỏ, thích hợp với thành
phần đất sét chặt, nước triều ngập theo tháng, thường mọc xen lẫn với mấm đen, giá, dà.
+ Quần xã chà là: Phân bố chủ yếu trên đất cao ít ngập triều, trong đó xen kẽ một số loài:
ráng, tra lâm vồ, tra bụp, lức, giá… đây cũng là nơi cư trú của một số loài động vật như heo,
khỉ, trăn….
+ Quần xã dà: Có hai loại là dà vôi và dà quánh, thường mọc trên vùng đất cao. Dà vôi
thường mọc thuần loại theo đám hay hỗn giao với cóc vàng, mấm quăn, sinh trưởng tốt trên nền
ruộng muối cũ và đất có rau sam đỏ mọc.
+ Quần xã ráng, lức: Phân bố rãi rác ở khu vực phía Bắc, thích hợp với những vùng đất
cao, đất sét chặt, ít bị ngập triều, thường mọc hỗn giao với lức, chùm lé….
+ Quần xã dừa nước: Phân bố dọc kênh rạch có độ mặn thấp và đất phù sa bồi đắp đã bắt
đầu ổn định; quần xã này thường mọc thuần loại hay hỗn giao với mái dầm, ô rô, lác, cói….
Nếu chi tiết hơn còn có thể kể đến một số quần xã được gây dựng với diện tích không lớn
lắm như quần xã vẹt đen, gõ nước….
2.2.3. Điều kiện kinh tế – xã hội
2.2.3.1. Dân cư – nguồn lao động
- Gia tăng tự nhiên: Theo thống kê của UBND huyện CG năm 2007, dân số huyện là
68.000 người, tỷ lệ gia tăng tự nhiên 1.07%.
- Phân bố dân cư: Dân cư phân bố không đều, mật độ trung bình là 65 người/km2, chủ
yếu tập trung theo các cụm dân cư, xóm, ấp và các xã nằm ven bờ rừng. Các xã có mật độ cao
là Bình Khánh, Cần Thạnh và Long Hòa.
- Thu nhập bình quân: Thu nhập bình quân theo đầu người năm 2007 là 1100
USD/người, hoạt động chủ yếu trong các ngành nông – lâm – ngư nghiệp và một số hoạt động
trong DL. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn 6 triệu/hộ/năm giảm còn 14.46%.
- Trình độ dân trí: Trình độ dân trí của huyện rất thấp.
Bảng 2.2: Số lượng trường, lớp, học sinh và giáo viên ở CG
Năm học Số trường Số lớp Số học sinh Số giáo viên
1997 – 1998 30 461 13.776 561
2007 – 2008 33 493 15.470 773
(Nguồn: UBND huyện CG, 2007)
- Nguồn lao động: Năm 2007 số người trong độ tuổi lao động là 36.429 người. Trong đó,
lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp 2.176 người (chiếm 5.97%), nuôi trồng thủy hải
sản là 13.865 người (chiếm 38.06%), thương mại – dịch vụ – DL là 6.103 người (chiếm
16.75%), còn lại là các ngành khác.
2.2.3.2. Hoạt động kinh tế – văn hóa
a/ Về kinh tế:
- Nông nghiệp: Chủ yếu là nuôi trồng thủy sản, tổng sản lượng năm 2007 đạt 42.352 tấn.
Hiện nay, huyện tiếp tục triển khai nuôi cua, cá, tôm theo mô hình kinh tế trang trại với sự cho
vay vốn và lãi suất ưu đãi từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tp. HCM. Bên
cạnh đó huyện cũng đầu tư phát triển ngành trồng cây ăn trái, lúa và khai thác muối.
- Lâm nghiệp: Tổng giá trị doanh thu từ rừng năm 2007 đạt 12 tỉ đồng, tăng 11% so năm
2006. Hiện nay, đã hoàn thành công tác điều tra sinh học trong vùng lõi, các hộ sản xuất dưới
tán rừng, theo dõi cây đước chết không rõ nguyên nhân và triển khai thực hiện 6 đề tài nghiên
cứu khoa học về rừng ngập mặn CG.
- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng: Công nghiệp CG chưa phát triển,
huyện có 2 ngành tiểu thủ công nghiệp đặc trưng là sản xuất chiếu cói và đồ thủ công mĩ nghệ
từ cây rừng ngập mặn. Năm 2007, tổng doanh thu 3 ngành là 107 tỉ đồng; số vốn đầu tư cho
ngành xây dựng là 944 tỉ đồng, tập trung chủ yếu các dự án: khu dân cư Phước Lộc, khu đô thị
lấn biển CG, resort biển xanh….
- Dịch vụ: Doanh số bán ra năm 2007 đạt 1.721 tỉ đồng, tổng số DK đến CG là 272.000
lượt người/năm, toàn huyện có 29 đơn vị kinh doanh cơ sở lưu trú.
b/ Về văn hóa: Huyện có nhiều cơ sở văn hóa phục vụ cho nhu cầu giải trí của nhân dân:
thư viện, nhà văn hóa, sân vận động thể dục – thể thao…. Ngoài ra, CG còn có các cơ sở tôn
giáo như: chùa, đình, miếu, miễu… phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân. Thành phần
dân tộc chủ yếu là người Kinh, bên cạnh đó còn có nguời Hoa, Khơ – me… làm cho văn hóa
bản địa thêm phong phú, đa dạng.
2.2.3.3. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông vận tải:
+ Về đường bộ: Hệ thống đường bộ được cải thiện tương đối, ½ diện tích là đường nhựa
số còn lại thuộc về đường đất và đường trãi sỏi, đá. Tuyến đường Rừng Sác nối phà Bình
Khánh với các xã, thị trấn đang được thi công rộng tới 6 làn xe chạy góp phần thúc đẩy DLST
CG phát triển mạnh trong tương lai. Ngoài ra, CG có 2 bến xe bus với 102 xe đang hoạt động,
năm 2003 tuyến xe bus Tp. HCM – CG được khai trương.
+ Về đường thủy: Trên địa bàn toàn huyện có 48 phương tiện đường thủy vận chuyển
hành khách, hàng hóa và 41 bến đò nội huyện được bố trí trãi đều trên các xã, thị trấn. Tuy
nhiên, trong nhiều năm qua, năng lực phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân và việc vận
chuyển hàng hóa mới chỉ đáp ứng được 50%.
- Thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc hiện nay đã phát triển đến cấp thôn, xã,
cơ quan, nhà nghỉ, khách sạn…; số máy điện thoại bình quân năm 2007 đạt 17 máy/100 dân.
- Điện năng: CG đã nhận được mạng điện chung của Tp. HCM, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện
lưới quốc gia đạt 92.50% (6/7 xã được kéo lưới điện, trừ xã đảo Thạnh An).
- Cấp thoát nước và vấn đề môi trường: Hiện nay, nước ngọt dùng cho sinh hoạt và sản
xuất phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn cung cấp từ bên ngoài như: nước từ Tp. HCM ra và Đồng
Nai xuống, được vận chuyển chủ yếu bằng xà lan, ghe…. Vì thế, nước đến tay người tiêu dùng
giá thành rất cao, có khi không đủ cung cấp cho sinh hoạt vào mùa khô.
Nếu như thành phố lớn, hệ thống thoát nước thải và vấn đề bảo vệ môi trường luôn gặp
khó khăn thì ở CG việc này càng trở nên nghiêm trọng. Bởi lẽ, địa hình thấp, sông rạch dày đặc
nên việc thoát nước thải của các khu dân cư cũng như cơ sở sản xuất được đổ thẳng ra kênh
rạch mà không qua xử lý.
- Hệ thống y tế – giáo dục: Hệ thống y tế – giáo dục có nhiều thay đổi, năm 2007 toàn
huyện có 33 trường học, 493 lớp học với 15.470 học sinh và 773 giáo viên; 12 cơ sở y tế phục
vụ khám chữa bệnh cho nhân dân.
- Hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí:
+ Cơ sở lưu trú: Tính đến cuối năm 2007, toàn huyện có 29 đơn vị kinh doanh cơ sở lưu
trú với 432 phòng (có 2 cơ sở được công nhận là khách sạn 3 sao: resort DLST CG và resort
Hòn Ngọc Phương Nam, tổng số 140 phòng).
+ Cơ sở ăn uống: Hệ thống cơ sở ăn uống rất ít, chỉ có một số nhỏ như: nhà hàng 2/9,
Duyên Hải, Phi Lao, Hồng Phát, Hương Biển….
+ Quầy lưu niệm, khu giải trí thực sự chưa thu hút du khách.
2.3. Hiện trạng DLST ở CG
2.3.1. Tài nguyên DLST ở CG
2.3.1.1. Tài nguyên DLST tự nhiên
- Địa hình: Địa hình hết sức đa dạng, phức tạp, có kiểu địa hình bờ biển lẫn địa hình đầm
lầy; lại có kiểu địa hình đồng bằng, gò đất, cồn cát hay các giồng cát với sự chia cắt mạnh mẽ.
Địa hình CG là sự tổng hợp của nhiều loại đất, do đó tạo ra nhiều khu sinh cảnh khác nhau trên
nhiều loại đất khác nhau.
- Khí hậu: CG nằm trong đới khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa cận xích đạo với một mùa
khô nóng và một mùa mưa ít nóng hơn. Kiểu khí hậu này rất thuận lợi cho động – thực vật rừng
ngập mặn phát triển, tạo tiền đề thu hút khách DL. Ngoài ra, phần lớn diện tích CG được che
phủ bởi rừng ngập mặn, kết hợp với tính hải dương (do gần biển) làm cho khí hậu nơi đây điều
hòa và dịu mát tạo điều kiện tốt cho việc phục hồi, cải thiện sức khỏe DK.
- Tài nguyên nước: Hệ thống sông ngòi CG rậm rạp, chằng chịt làm nên phong cảnh sông
nước hữu tình rất hấp dẫn khách tham quan. Khách du lịch đến nơi đây, ắt hẳn sẽ không quên
được cảm tưởng khi du thuyền, tận mắt quan sát đời sống động – thực vật hoang dã. Ngoài ra,
do vùng cửa sông giáp biển nên nước sông bị nhiễm mặn là điều kiện tốt cho sinh vật ưa mặn
phát triển và cũng là điều kiện thuận lợi cho dân cư tổ chức nuôi trồng thủy hải sản: tôm sú, cá,
cua… rất thích hợp với DK tham quan kiểu miệt vườn.
- Tài nguyên sinh vật: Phong phú, đa dạng ở cả hai phương diện thực vật và động vật, có
nhiều loài quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ thế giới như: cá sấu hoa cà, bồ nông châm xám, rái
cá lông mượt… và cũng là nơi cư trú, sinh sống của nhiều loài chim nước.
2.3.1.2. Tài nguyên DLST nhân văn
- Dân cư – dân tộc: Theo các nhà nhân chủng học thì CG xưa kia là nơi nơi trú ngụ của
những cư dân cổ sinh, họ sống gần gũi với dân cư thời văn hóa Sa Huỳnh. Khi đến CG, DK sẽ
được ngắm nhìn những hiện vật cổ xưa như: mộ chum, các công cụ sản xuất, vũ khí… tất cả
các di tích này đã và đang được khai quật để triển lãm cũng như nghiên cứu khoa học.
- Di tích văn hóa khảo cổ:
+ Nhóm di tích giồng Am: nằm ở Cần Thạnh cách UBND huyện 200m về hướng Nam.
Những năm gần đây, do việc đắp đường nối liền tuyến Nhà Bè – CG, nên giồng Am đã bị phá
hủy một phần. Hiện di chỉ khảo cổ này có trên 6.289 hiện vật, chất liệu hiện vật được làm duy
nhất từ đất nung.
+ Nhóm di tích giồng Phệt: Tọa tạc trên một giồng đất đỏ thuộc xã Long Hòa, diện tích
của giồng khoảng 10.000 m2, di tích này cao hơn mực nước biển 1 – 2 m, nằm giữa rừng ngập
mặn um tùm, nhiều luồng lạch.
+ Nhóm di tích giồng Cá Vồ: Diện tích khoảng 7.000 m2 nằm ở tả ngạn sông Hà Thanh
(Long Hòa), đây là di tích có quy mô khá lớn và khá nguyên vẹn. Năm 1993, một hố thám sát
đã được mở ở phía Bắc của giồng, phát hiện 38 mộ chum (23 mộ còn cốt) bằng gốm và nhiều
đồ trang sức cũng làm từ gốm.
- Di tích văn hóa – tôn giáo – tín ngưỡng:
+ Chùa: Chùa ở đây thuộc 3 nhánh: Giáo phái Lâm Tế (chùa Thạnh Phước); Giáo phái
Tịnh Độ (chùa Hưng Lợi và Hưng Cần); Giáo phái Xuất Gia.
+ Thánh thất: Hầu hết các khu dân cư ở CG đều có thánh thất – cơ sở tôn giáo của đạo
Cao Đài. Các thánh thất CG, có dáng dấp và hình thức tương đối giống nhau. Biểu tượng thờ
của đạo là lấy Thiên Nhãn, nhưng thực tế đạo thờ những biểu tượng hòa đồng giữa Phật giáo,
Thiên Chúa giáo và Nho giáo.
+ Nhà thờ: Thiên Chúa giáo du nhập vào CG khoảng thế kỉ 19 do một số người theo đạo
Thiên Chúa ở nơi khác đến đây cư trú và người Pháp sau này đến truyền đạo.
+ Đình: CG có 7 ngôi đình, người dân nơi đây thờ những người có công khai phá đất
hoang hay những người tổ chức, bảo vệ cuộc sống yên ổn cho dân làng.
+ Miễu: CG có nhiều miễu như: Sua Đũa, Nhất, Nhị, Đá Giăng, Bình Khánh, Lý
Nhơn…. Các miễu được xây dựng với quy mô nhỏ, kiến trúc cổ xưa và hầu hết di dời nhiều
lần.
+ Lăng Ông: CG có 2 lăng (lăng Ông Thủy Tướng ở Cần Thạnh và lăng Ông ở đảo
Thạnh An), thờ bộ xương cá voi (cá Ông) được ngư dân rất sùng bái, tôn kính. Họ gọi đây là
thần Nam Hải Đại Tướng quân – vị thần trên biển có công cứu giúp người bị nạn và phù hộ cho
con người những mùa bội thu no ấm. Ngày nay, lễ hội Nghinh Ông Thủy Tướng tổ chức ở thị
trấn Cần Thạnh (ngày 15/8 âm lịch hàng năm) là lễ hội chính thức của cư dân ven biển.
- Di tích lịch sử:
+ Lịch sử tên gọi vùng đất CG: Theo các cụ già sống lâu năm ở gần lăng Ông Thủy
Tướng kể lại: “Năm xưa, chúa Nguyễn bị nghĩa quân Tây Sơn đánh đuổi chạy đến vùng đất
này. Lúc bấy giờ, dân ta chưa thể xác định được giờ giấc chính xác và cũng không có dụng cụ
hay quy luật nào để đo đếm thời gian. Người dân chài lưới ở vùng biển này chỉ biết nhằm theo
hai chùm sao Nam Tào và Bắc Đẩu để ra khơi, còn chúa Nguyễn cần phải biết thời gian chính
xác để hội họp. Do đó, ông đã tạo ra những chiếc đồng hồ theo ước lệ riêng: đồng hồ được quy
ước là dùng những chiếc lu có cùng kích cỡ, đục lỗ để thoát nước với các đường kính bằng
nhau, phía trên treo 1 cây thước vạch sẵn múi giờ, mực nước hạ đến đâu, giờ dựa theo đó mà
tính. Sau khi giành được quyền binh, ông đặt tên cho vùng đất này là “CG”.
Lại có ý kiến cho rằng: Trước kia, đây là vùng đất hoang vu, sông ngòi rậm rạp lại giáp
biển, chỉ có một luồng lạch sâu để tàu lớn ra vào mỗi khi triều lên. Ngày ấy, tại đây có một ngôi
nhà trắng với hai người thay nhau canh gác liên tục thông qua hệ thống đèn pha, phao câu báo
nước lớn, nước ròng cho tàu bè ra vào trung tâm Biên Hòa – Gia Định. Tàu bè phải chờ đợi đến
nước lớn, có đèn báo mới vào được nếu không sẽ mắc cạn, do vậy họ đặt tên cho vùng đất này
là CG.
Nhưng một số lại nói rằng: Nơi đây xưa kia rừng rậm rạp, đầm lầy hoang vu, xung quanh
bị bao bọc bởi sông biển. Đây cũng là nơi ẩn thân của những người nghĩa sĩ, những người chờ
thời cơ đến. Họ mong mỏi từng giờ, từng phút, suy nghĩ về tình thế quân sự chuyển biến. Họ
“cần giờ” chính xác để xuất trận khi thời cơ đến để dành lấy thắng lợi.
+ Bến Đình: Đây là nơi thờ ông Dương Văn Hạnh, người làng Lý Nhơn vì muốn bảo vệ
Trương Định nên bị giặc Pháp bắt, chém đầu tại bến sông Soài Rạp. Sau đó, nhân dân đã lập
đình làng để thờ ông gọi là Bến Đình.
+ Di tích chiến khu Rừng Sác: Cần Giờ có căn cứ cách mạng như: căn cứ địa Giồng
Chùa (Thạnh An), chiến khu trù mật Động Hang Nai (cạnh sông Đồng Tranh), căn cứ địa Núi
Đất (Lý Nhơn)…. Đặc biệt, có khu căn cứ địa cách mạng với hệ thống hầm di động thuộc khu
vực Lâm viên CG.
- Các làng nghề:
+ Làng chiếu: Làng này nằm ở xã Tam Thôn Hiệp, nơi đây có các ngôi nhà ven sông
chứa những sợi cói khô được dùng để đan thành chiếu. Nguyên liệu làm chiếu là những cây cói
tròn, mọc tự nhiên hay được trồng trên những cánh đồng gần đấy. Hiện làng còn không tới 10
hộ dệt chiếu, họ bỏ nghề vì nhiều lý do: đi làm ăn xa, đào ao nuôi tôm làm mất diện tích đất
trồng cói, giá thành chiếu thấp không đủ cho chi phí sản xuất….
+ Làng chài (xóm lưới): Tập trung ở bến chài Cần Thạnh, Long Hòa, Thạnh An hay các
bến đò nơi có tàu, thuyền, ghe, xuồng đánh bắt cá trở về mỗi khi sáng sớm hay chiều tối.
+ Làng muối: DK về ấp Tân Điền (Lý Nhơn), gần khu DL Vàm Sát, hay đường từ Đảo
Khỉ ra bãi biển 30/4 thuộc xã Long Hòa, vào mùa khô sẽ bắt gặp hai bên đường những ruộng
muối trắng xóa. Đặc biệt, hạt muối xã Lý Nhơn vuơn cánh bay xa ra cả nước và xuất khẩu qua
EU. Làng muối cần khẩn trương cải tạo, nâng cấp… không chỉ nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng muối mà còn làm cho nghề muối trở thành điểm đến cho DK.
+ Làng rừng: gồm những hộ làm nghề rừng (trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng), tập trung ở
Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông và Lý Nhơn.
Những làng nghề cần được giữ ghìn, tôn tạo, phát triển, vì đó là một trong những lý do
DK đến tham quan hay muốn tìm hiểu về CG.
- Các lễ hội:
+ Lễ hội Nghinh Ông:
Hàng năm vào dịp trung tuần tháng 8 âm lịch, cư dân từ các nơi lại lần luợt đổ về thị trấn
Cần Thạnh để dự lễ hội Nghinh Ông. Các vị lão ngư tại thị trấn CG kể rằng: “Vào cuối thế kỉ
19, nơi đây xảy ra nhiều huyền thoại về cá voi như: Giúp người đi biển vượt qua nhiều tai nạn,
từ việc cứu thuyền bị đắm cho đến cứu người bị nạn đang trôi dạt tìm đường vào bờ thoát
chết…. Những huyền thoại này, làm cho lòng tin và sự biết ơn thành một tín ngưỡng phổ biến
khắp vùng biển CG nói riêng và các miền duyên hải khác nói chung. Bà con lúc bấy giờ đã lập
lăng thờ sau khi một con cá voi bị nạn và chết trôi dạt vào bờ biển CG. Sau đó, bà con xin triều
đình ban sắc thần để thờ.”. Việc tổ chức lễ hội Nghinh Ông nhân dịp Tết Trung thu, chính là sự
cầu nguyện cho mùa vụ sản xuất ngư nghiệp được bình yên và gặp nhiều may mắn.
+ Ngoài ra, CG còn có những lễ hội như: Lý Nhơn cúng đình thần Dương Văn Hạnh vào
16 tháng 12 âm lịch; Long Hòa tổ chức lễ hội Nghinh Ông Thủy Tướng vào ngày 15 tháng 3
âm lịch….
- Những tập quán cổ truyền: CG có tục thờ những vị tiền hiền khai phá đất hoang, những
người yêu nước và thờ cúng tổ tiên.
2.3.2. Sản phẩm DLST ở CG
2.3.2.1. Các điểm DL
a/ Vàm Sát
Từ phà Bình Khánh DK đi xe máy (hoặc ôtô dưới 16 chỗ), theo đường Rừng Sác khoảng
13 km, rồi rẽ phải vào đường Lý Nhơn 21 km nữa sẽ đến điểm DL Vàm Sát (rộng 2000 ha)
nằm trong rừng ngập mặn CG, thuộc xã Lý Nhơn. Nếu thích du thuyền, len lỏi theo các kênh
rạch để tận hưởng cảm giác bồng bềnh với sông nước mây trời thì DK có thể theo đường thủy
bằng cách mua vé đi thuyền tại bến Bạch Đằng (quận 1, Tp. HCM) hay chân cầu Dần Xây (cầu
nối giữa xã An Thới Đông và Long Hòa) do Công ty DLST Vàm Sát đảm nhận. Với bạt ngàn
cây rừng ngập mặn, cùng hệ động – thực vật đa dạng, phong phú, Vàm Sát hiện là một trong 4
điểm hấp dẫn bậc nhất hiện nay của CG (Vàm Sát, Đảo Khỉ, bãi tắm 30/4, thị trấn Cần Thạnh).
Tháng 7/2002, Tổ chức DL Thế giới đã công nhận Vàm Sát là một trong 65 khu DL phát triển
bền vững nhất thế giới. Bên cạnh bạt ngàn cây đước còn có vẹt, ô rô, chà là, bần… mỗi loài một
vẻ, mỗi cách sinh trưởng đến kì lạ. Trong rừng có mèo, trăn, rắn, khỉ, kì đà, heo… và nhiều loài
thú quý hiếm khác, những người có duyên gặp được chúng, có lẽ sẽ không bao giờ quên ấn
tượng mà thiên nhiên ban tặng. Đặc biệt, nhân viên bảo vệ ở đây cho hay: “do được bảo vệ
nghiêm ngặt nên ngày càng xuất hiện nhiều hệ động vật quý hiếm về đây sinh sống”.
Nét độc đáo nhất của Vàm Sát là có tháp Tang Bồng cao 25 m hình cánh cung vút thẳng
lên trời. Tại đây, DK có thể phóng tâm mắt chiêm ngưỡng tất cả những gì mà thiên nhiên ưu đãi
cho vùng duyên hải. Thi vị nhất vẫn là mỗi khi chiều về, DK đứng trên đỉnh tháp phóng mắt về
phía vườn chim ngắm nhìn những đàn cò chấp chới trong nắng vàng hoàng hôn bay về tổ ấm
sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi, hình ảnh ấy khó có thể phai nhạt cho chuyến du ngoạn CG.
Ngoài ra, DK có thể tự chèo thuyền nhỏ len lỏi vào rừng (giá thuê thuyền 20.000 đồng/giờ) để
tham quan, tìm hiểu hệ động vật vô cùng phong phú. Số lượng chim, dơi lên tới hàng nghìn con
tại hai điểm Đầm Dơi và sân chim. Ông Hà Thanh Linh – Giám đốc công ty DLST Vàm Sát và
cũng là công ty phụ trách điểm du lịch này cho biết: “Sân chim hiện nay có khoảng 10.000 cá
thể, chúng bắt đầu hình thành từ năm 1994, nơi chim cư trú phần lớn diện tích là rừng tái sinh
tự nhiên. Ngược lại, Đầm Dơi trước kia có khoảng 4.000 cá thể, hiện nay chỉ còn trên dưới 400
cá thể. Nguyên nhân chủ yếu khiến dơi giảm nhiều là do con người săn bắn và diện tích vườn
trái cây của Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai), Lái Thiêu (Bình Dương), Long An, Tiền
Giang bị thu hẹp nhằm đáp ứng cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.”.
DK chọn nơi đây ngày một tăng, song vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có một chính
sách phù hợp nhằm bảo tồn rừng cây và nơi trú ngụ của các loài chim để chúng không phải đi
kiếm ăn tại các bãi nuôi tôm cá của người dân, gây thiệt hại kinh tế cho họ.
Vàm Sát còn có di tích lịch sử Núi Đất – nơi tiếp nhận và cất giữ vũ khí trong thời chiến
tranh. Một di tích khác mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của Lý Nhơn – di tích đình
thần Dương Văn Hạnh do nhân dân tôn kính lập nên. Về Lý Nhơn, DK còn được thăm trại nuôi
dê, thưởng thức sữa dê và món ăn chế biến từ dê cùng các món ăn thủy hải sản khác.
Hệ thống nhà nghỉ hiện đại cùng nhiều trò giải trí hấp dẫn sẽ đáp ứng phần nào cho nhu
cầu DK một lần ghé thăm. Đây là một trong 4 điểm thu hút lượng DK đông nhất CG hiện nay.
Về đường đi đến điểm du lịch Vàm Sát:
+ Đường bộ: dành cho xe gắn máy, ô tô dưới 16 chỗ.
Qua phà Bình Khánh → đường Rừng Sác (khoảng 13 km) → đến ngã ba đường Rừng
Sác – Lý Nhơn quẹo phải vào đường Lý Nhơn khoảng 13 km gặp cầu Vàm Sát → đi thẳng 7
km gặp ngã 3 rẽ trái 600 m là đến Vàm Sát.
Hoặc có thể đi (chỉ dành cho khách đi xe gắn máy): Tp. HCM → Phú Mỹ Hưng (Q7) →
xã Hiệp Phước → bến đò Hiệp Phước, xuống đò Hiệp Phước – Doi Lầu → cầu Vàm Sát → cầu
Gốc Tre → Vàm Sát (tổng cộng 35 km đường bộ và 20 phút vượt sông Soài Rạp)
+ Đường thủy bộ kết hợp: dành cho khách đi xe máy hay xe bus.
Qua phà Bình Khánh → theo đường Rừng Sác (khoảng 22 km) → đến chân cầu Dần Xây
xuống xe bus (nếu đi xe gắn máy thì gửi lại) rẽ phải 100 m, rồi mua vé của Công ty DLST Vàm
Sát, ca nô sẽ đưa chúng ta vào tham quan. Nếu từ hướng Cần Thạnh muốn thăm Vàm Sát thì
DK đến chân cầu Dần Xây mua vé đi ca nô theo đường thủy là thuận lợi nhất.
+ Đường Thủy: DK bắt tàu cao tốc, ca nô hay thuyền buồm tại bến Bạch Đằng, theo 2
hướng:
• Sông Sài Gòn → sông Soài Rạp → sông Vàm Sát → điểm DLST Vàm Sát (tuyến dài
35km).
• Sông Sài Gòn → sông Lòng Tàu → Mũi Nai → Lò Rèn → sông Vàm Sát → điểm
DLST Vàm Sát (tuyến dài 45 km).
Bến tàu luôn có ca nô (dành cho quý khách muốn đi nhanh) và du thuyền gỗ (dành cho
khách thích ngắm cảnh quan thơ mộng hai bên bờ sông hay tìm hiểu cảnh sinh hoạt sông nước
của dân địa phương).
b/ Lâm viên CG (Đảo Khỉ)
Đến CG, chúng ta không thể bỏ qua điểm DL cự kì hấp dẫn – Lâm viên CG hay còn gọi
là “Đảo Khỉ”. Có thể nói, điểm DL hấp dẫn thứ 2 này làm nên sự nổi tiếng của rừng ngập mặn
CG. Lâm viên được bao bọc bởi hệ thống sông, rạch chằng chịt, vì thế khi DK đi ghe thuyền
len lỏi theo dòng nước quanh co sẽ có được những cảm giác rất thú vị.
Lâm viên rộng 2100 ha (gồm diện tích rừng trồng và một số đốm rừng tái sinh tự nhiên),
độ ch._.g 21.427,44 8.958,06 746,10 7.532,38 38.663,98
Ghi chú: Đất khác gồm: diện tích sông rạch, bãi bồi, ruộng muối, bờ đề…
Phụ lục 3
DANH MỤC MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT TRONG
KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
Some of the fauna species
in the Can Gio Mangrove Biosphere Reserve
STT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM
№ Scientific Name Vietnamese Name
Squillidae
01 Squilla mantis (oratoria) Tôm tích, Tôm bọ ngựa
Portindae
02 Scylla serrata Cua biển
Penaeidae Họ Tôm be
03 Penaeus indicus Tôm bạc thẻ đỏ đuôi
04 Penaeus merguinesis Tôm bạc thẻ
05 Penaeus monodon Tôm sú
Xiphosura Bộ Đuôi kiếm
06 Limulus polyphemus Đuôi kiếm, Sam biển
07 Acetes sinensis Tôm moi, Ruốc
Ostreidae
08 Ostrea rivularis Hầu cửa sông, Hàu
Arcacea
09 Area granosa Sò huyết
Corbiculidae
10 Cyrena sumatrensis Vọp
Veneridae Họ Ngao
11 Meretrix lyrata (Sowerby) Nghêu
Portamididae
12 Cerithdea eingulata Gmelin Ốc leng, ốc mút
Octopodidae Họ Bạch tuộc
13 Octopus sp Mực tua
Englaulidae Họ Cá trỏng
14 Coilia macrognathus Bleeker Cá mề gà, Cá mồng gà
Plotosidae Họ Cá ngát
15 Lotosus anguillaris (Bloch) Cá ngát
Schilbeidae Họ Cá tra
16 Pangasius polyuranodon Bleeker Cá dứa
Sygnathidae Họ Cá chìa vôi
17 Sygnathus schlegeli Bleeker Cá chìa vôi thấp
Mugilidae Họ Cá đối
18 Mugil cephalus Liunaeus Cá đối mục
Centropomidae Họ Cá sơn biển
19 Lates calcarifer (Bloch) Cá chẽm
Serranidae Họ Cá mú
20 Epinephelus arecolatus (Forskal) Cá mú chấm
Periophthalmidae Họ Cá thòi lòi
21 Periophthalmus schlosseri (pallas) Cá thòi lòi
Apoerypteidae Họ Cá bống kèo
22 Boleophthalmus boddarti (Pallas) Cá bống sao
Varanidae Họ Kỳ đà
23 Varanus salvator (Laurenti, 1786) Kỳ đà nước
Boidae Họ Trăn
24 Python molurus (Liunaeus, 1758) Trăn đất, Trăn mốc
25 Python reticulatus (Schneider, 1801) Trăn gấm
Elapidae Họ Rắn hổ
26 Bungarus fasciatus (Schneider, 1801) Rắn cạp nong
27 Naja naja (Linnaeus, 1758) Rắn hổ mang
28 Ophiophagus hannah (Cantor, 1836) Rắn hổ chúa
Viperidae Họ Rắn lục
29 Trimere surus popeorum Smith, 1937 Rắn lục đầu vồ, lục xanh
Crocodylidae Họ Cá sấu
30 Crocodylus porosus Schneider, 1801 Cá sấu hoa cà
Pelcanidae Họ Bồ Nông
31 Pelecanus philippensis (Gmelin) Bồ nông chân xám
Ardeidac Họ Diệc
32 Ardea cinerea (Gould) Diệc xám
33 Egretta garzetta (Linnaeus) Cò trắng, Cò cá
34 Nycticorax nycticorax (Linnaeus) Vạc
Ciconiidae Họ Hạc
35 Leptoptilosjavanica Già dẫy
36 Mycteria Leucocephala Cò lạo Ấn Độ, Giang sen
Anatidae Họ Vịt
37 Dendrocygna javanica (Horsfield) Le nâu, Le le
Rallidae Họ Gà nước
38 Amauromis phoenicurus Cuốc ngực trắng, Quốc
Columbidae Họ Bồ Câu
39 Streptopelia chineusis (Temmincnk) Cu gáy, Cum cườm, Cu đất
Cuculidae Họ Cu cu
40 Centropus sineusis (Hume) Bìm bịp lớn
Vespertilionidae Họ Dơi muỗi
41 Scotophilus heathii (Horsfield, 1831) Dơi nghệ
Cercopithecidae Họ Khỉ
42 Macaca fascicularis (Wroughton, 1815) Khỉ đuôi dài
Mustelidae Họ Chồn
43 Lutra lutra (Linnaeus, 1758) Rái cá thường
Felidae Họ Mèo
44 Felis bengalensis Ken, 1972 Mèo rừng
45 Felis vivenina (Bennett, 1833) Mèo cá
Suidae Họ Lợn
46 Sus scrofa (Linnaeus, 1758) Lợn rừng
Phụ lục 4
DANH MỤC MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG THUỶ SINH
TRONG KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RNM CẦN GIỜ
(List of aquatic invertebrates in Can Gio Mangrove Biosphere Reserve)
STT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM
№ Scientific Name Vietnamese Name
Arthropoda Ngành Chân khớp
Crustacea Lớp Giáp xác
Amphipodas Bộ Bơi nghiêng
Corycacidae
01 Corophrưm intemledium
02 Grandidirella bonnierri
03 Grandidirella lignorum
Hyalidae
04 Hyale hyale hawaiiensis
Dedicerotidae
05 Metoedicerpsis vietnamensis Dang
Gammaridae
06 Melita vietmenica
Stomatopoda Bộ Chân Miệng
Squillidae
07 Squilla mantis (oratoria)
Decapoda Bộ Mười chân
Alpheidae
08 Alpheus lottini
Grapsidae
09 Varuna litterata
Portindae
10 Scylla senata Cua biển
11 Portunnus sanguinolentus
12 Portunnus pelagicus
Palaemonidae
13 Macrobrachium rosenbergii Tôm câng xanh
14 Macrobrachium mammilodactylus
15 Macrobrachium equidens
16 Macrobrachium mirabile
17 Exopalaemon styliferus Tôm sắt
18 Leptocarpus potamiscus
Penaeidae Họ Tôm he
19 Penaeus monodon Tôm sú
20 Penaeus meguiensis Tôm bạc thẻ
21 Penaeus indicus Tôm bạc thẻ đỏ đuôi
22 Penaeus japonicus
23 Metapenaeus ensis Tôm rảo
24 Metapenaeus lysianassa
25 Metapenaeus affmis
26 Metapenaeus brevicomis
27 Parapenaeopsis hardwickii
28 Parapenaeopsis gracillana
29 Parapenaeopsis hungerfordi
30 Parapenaeopsis sculptilis
Luciferridae
31 Lucifer pennillifer
Chelicereta Ngành phụ có kìm
Merostomata or Palacostraca Lớp Giáp cổ
Xiphosura Bộ Duôi kiếm
32 Limulus polyphemus Đuôi kiếm, Sam biển
Mysidacea Chân chẻ
Mysdae
33 Mesopodopsis slabberi
Copepoda
Pantellidae
34 Labidocera euchaeta
35 Labidocera kroyeri
Paraneciidae
36 Paracalanus parvus
Tachidiidae
37 Euterpe acutifrons
Macrothricidae
38 Macrosetella gracilis
Dibonidae
39 Limnoithona sinensis
40 Dithona oithona
Pontellidae
41 Calanopia thompsoni
Pseudidiatomidae
42 Schmackeria speciosa
43 Pseudodiaptomus indicus
44 Schmackeria garadiodes
45 Schmackeria garadubia
Eucamplaceae
46 Euchata concina
Isopoda Bộ Chân đèn
Corycacidae
47 Tachaea chinensis
Anthuridae
48 Cyathuna truncata
Phyllopoda
Branchinectidae
49 Artmia salina
Tanaidacea
Apsedoidae
50 Apseudes vietnamensis
Drilomorpha
Sabellariidac
51 Sabellania cementarium
Merimorpha
Nerismopediaceae
52 Dendronereis aestuarina
Annelides
Oligobynephora
Naidomapha
Tubiflcidae
53 Branchiura sowerby
Polyby menophora
Amphipoda
Amphilepiidac
54 Maldane sarsi
Chlamydoneschadaceae
55 Strylaroides phumosa
Sternaspaididae
56 Stemaspis sculata
Nerimopha
Nerishopediaceae
57 Namalycastis abiuna
58 Ceratonereis mirabilis
Nephthydidae
59 Nephthys polybranchis
60 Nephthys eligobranchis
61 Nepthys califomiensis
Phylopoda
Goniadidae
62 Glycindae nipponica
Phylludocidae
63 Etone (Mysta) omata
Siganlionnidae
64 Siganlio papillosum
Serpulimorpha
Sabellariidae
65 Bispia polymorpha
66 Potamilla leptocheta
Spiomorpha
Aricidae
67 Scolopos arimigar
Spirosioidae
68 Prionospio japonicus
Cirratulidae
69 Chactozone setosa
70 Cossrura longgicinata
Terebellomorpha
Trichobranchiidae
71 Terebellides stroemi
Nemathelninthes
Rotatoria
Mongonta
Branchinetidae
72 Branchionus phicatilis
Mollusca Ngành thân mềm
Bivalvia Lớp vỏ hai mảnh
Filibranchia Bộ Mang sợi
Mytilidac
73 limropema siamensis
74 Ostrea lugubris (O. cucullata) Hầu, Hàu
Protobranchia
Arcacea
75 Arca granosa Sò huyết
Gastropoda Lớp chân bụng
Protomonadina
Thiaridae
76 Sermyla torenatella
Chaetognatha Ngành Hàm tơ
Aphragscophosa
Sagittoidae
77 Sagittipulchra
Nguồn (Sources): Phạm Văn Miên et al. (1992) ; Phan Nguyên Hồng et el.(1996)
Bùi Lai (1997); Hoàng Đức Đạt (1997); Đỗ Văn Nhượng (2000)
Phụ lục 5
DANH MỤC MỘT SỐ LOÀI CÁ TRONG KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN
RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
(List of fish in Can Gio Mangrove Biosphere Reserve)
STT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM
№ Scientific Name Vietnamese Name
PISCES TỔNG LỚP CÁ
Ostheichthys Lớp Cá xương
Elopiformes Bộ cá cháo biển
Elopidae Họ cá cháo biển
01 Elops sannus (Liunaeus, 1776) Cá cháo biển
Megalopidae Họ cá cháo lớn
02 Megalops cyprinoids Cá cháo lớn
Albudidae Họ cá mòi dường
03 Albula vulpes (Linnaeus, 1758) Cá mòi dường
Conoriiychiformes Bộ cá sữa
Chanidae Họ cá măng biển
04 Chanos chanos (Forskal, 1775) Cá măng sữa
Clupeiformes Bộ cá trích
Clupeidae Họ cá trích
Dorosomatinae Họ phụ cá mòi
05 Nomainlosa nasus (Bloch. 1795) Cá mòi mồm tròn
Priscinasterinae Họ phụ cá bè
06 Hisha elongata (Bennett. 1830) Cá dé
07 Hisha indiea (Swainson. 1839) Cá bẹ Ấn Độ
08 Hisha dussumieri (Cu & Va, 1847) Cá bẹ lầm
09 Hishapristigatroides (Bleeker) Cà bẹ
Alosinae Họ phụ cá cháy
10 Hisha kamagurta (Bleeker) Cá cháy Nam
11 Hisha toni (Cu & Va, 1847) Cá cháy bẹ
Englanlidae Họ cá trông
12 Stolophorus commersonii (Lacepede, 1903) Cá cơm thường
13 Stolophorus tri (Bleeker, 1852) Cá cơm sọc tiêu
14 Stolophorus beterolobus (Rupell, 1835) Cá cơm mõm nhọn
15 Lycothrissa crocodiles Cá lẹp sấu, Tốp xuôi
16 Cocoi liarayii Richardson, 1844 Cá lành canh trắng
17 Coilia mystax (Linnaeus, 1758) Cá lành canh đuôi phượng
18 Coilia dussumieri (Valenciennes) Cá lành canh chóp vàng
19 Coilia macrognathus (Bleeker, 1852) Cá mề gà
Myclophiformes Bộ cá đèn lồng
Harpodontidae Họ cá khoai
20 Harpodon naecherus (Hamilton-Buchanan) Cá khoai
Anguilliformes Bộ cá chình
Maraenesocidae Họ cá dưa
21 Maraenesox cireneus (Forskal, 1775) Cá dưa
22 Maraenesox tabalon (Cantor, 1850) Cá lạt
23 Maraensox talabonoides (Bleeker, 1853) Cá lạc (Cá luỵ)
Ophichthyidae Họ cá chình rắn
24 Pisoodonphis boro (Hamilton & Buchanan) Cá chệnh răng hạt
25 Pisoodonophis cancrivorus Richardson, 1844 Cá chệnh ăn cua
Synbranchiformes Bộ lươn
Flutidae Họ lươn đồng
26 Macrotrema caligans (Cantor, 1849) Lịch sông
Siluriformes Bộ cá nheo
Plotosidae Họ cá ngát
27 Plotosus anguillaris (Bloch, 1797) Cá ngát
28 Plotosus canius (Hamilton, 1822) Cá ngát chó
Schilbeidae Họ cá tra
29 Pangasius krempfi (Fang & Chaux, 1942) Cá tra (bông lau)
30 Pangasius polyuranodon (Bleeker, 1852) Cá dứa
Ariidae Họ cá úc
31 Aris maculatus (Thumberg, 1792) Cá úc chấm
32 Aris sciurus (H.M. Smith, 1931) Cá úc trắng
33 Arius malacathus (H.M. Smith, 1945) Cá úc gai mềm
34 Arius truncatus (Cuvier & Valenciennes, 1840) Cá úc nghệ
35 Arius caclatus (Curiver & Valenciennes, 1840) Cá úc quạt
36 Arius sagor (Hamilton, 1822) Cá vồ chó
Cyprinodontiformes Bộ cá sóc
Cyprinodontidae Họ cá sóc
37 Strongylurus panchax (Hamilton, 1822) Cá bạc đầu
38 Strongylurus strongylurus (Van Hasselt, 1823) Cá nhái đuôi chấm
39 Strongylurus leiurus (Bleeker, 1850) Cá nhái xanh
40 Xenentodon canciloides (Bleeker, 1853) Cá nhái
41 Ablennes annastomella (Cuvier & Valenciennes, Cá quại mõm nhọn
1846)
Hemirhamphidae Họ cá lìm kìm
42 Hyporhampus unifasciatus (Ranzai, 1812) Cá kìm sông
43 Hyporhampus far (Forskal, 1775) Cá kìm chấm
Gasterosteiformes Bộ cá gai
Sysnathoidei Bộ phụ cá chìa vôi
Sygnathidae Họ cá chìa vôi
44 Sygnathus schlegeli (Bleeker, 1853) Cá chìa vôi thấp
Mugiliformes Bộ cá đối
Sphyraenoidei Bộ phụ cá nhồng
Sphyraenoidae Họ cá nhồng
45 Sphyraenajello (Cuvier & valenciennes, 1829) Cá nhồng vằn
46 Sphyraena langsar (Bleeker, 1803) Cá nhồng thường
Mugiloidei Bộ phụ cá đối
Mugilidae Họ cá đối
47 Mugil cephalus (Linnaeus, 1785) Cá đối mục
48 Mugil dussumieri (Cuvier & Valenciennes, 1836) Cá đối đất
49 Mugil stronglocephalus (Richardson) Cá đối đầu nhọn
50 Mugil anpinensis (Oshima, 1922) Cá đối cồi
51 Liza tade Forskal (1775) Cá đối gành
52 Liza vaigiensis (Quoy & Gaimerd, 1825) Cá đối đuôi bằng
Polynemoidei Bộ phụ cá nhụ
Polynemidae Họ cá nhụ
53 Eleutheronema tetradactylus Shaw, 1804 Cá nhụ lớn
54 Polynemus plebejus (Broussonet, 1788) Cá nhụ gộc
55 Polynemus sextarius (Bloch & Schneider, 1801) Cá nhụ chấm
56 Polynemus paradicus (Linnaeus, 1758) Cá phèn vàng
Pereiformes Bộ cá vược
Percoidei Bộ phụ cá vược
Centropomidae Họ cá sơn biển
57 Lates calcarifer (Bloch, 1970) Cá chẽm
58 Psammoperca waigiensis (Cuvier & Val.) Cá vược mõm nhọn
59 Chanda gynmocephala (Lacepede, 1802) Cá sơn xương
60 Ambassis gynmocephalus (Lacepede, 1802) Cá sơn đầu tròn
61 Ambassis commersoni (Cuvier & Valenciennes, Cá sơn biển sọc bạc
1828)
62 Ambassis urotacnia (Bleeker, 1852) Cá sơn biển đuôi sọc
Serranidae Họ cá mú
63 Epinephelus arcolatus (Forskal, 1775) Cá mú chấm
64 Epinephelus awoara (Temminck & Schlegel, 1842) Cá sòng gio
Theraponidae Họ cá ông căng
65 Therapon puta Cuvier & Valenciennes, 1829 Cá căng vảy nhỏ
66 Therapon theraps Cuvier & Valenciennes, 1829 Cá căng vảy to
67 Theraponjarbua (Forskal, 1775) Cá căng cát
68 Pelates quadrilincatus (Bloch, 1790) Cá căng bốn sọc
Leiognathidae Họ cá liệt
69 Leiognathus splendens (Cuvier, 1829) Cá liệt xanh
70 Leiognathus ruconius (Hamilton, 1822) Cá liệt vằn lưng
71 Leiognathus lincolatus (Cuvier & Valenciennes, Cá liệt sọc
1835)
72 Leiognathus insidiator (Bloch, 1787) Cá liệt chấm
73 Leiognathus fasciatus Lacepede, 1803 Cá liệt gai lưng dài
74 Leiognathus qquulus (Forskal, 1775) Cá liệt lớn
75 Leiognathus brevirostris (Cuvier & Valenciennes, Cá liệt mõm ngắn
1835)
76 Leiognathus daura (Cuvier, 1829) Cá liệt sọc vàng
77 Leiognathus bindus (Cuvier & Valencieunes, 1835) Cá liệt vây hồng
78 Leiognathus clongatus (Gunther, 1874) Cá liệt dài
Sparidae Họ cá tráp
79 Crenidens carissphorus (Cantot, 1850) Cá ướp bê ăng
Sciaenidae Họ cá đù
80 Pseudosciaena soldad (Lacepede, 1802) Cá sửu
Scatophagidae Họ cá nâu
81 Scatophagus argus (Linnaeus, 1758) Cá nâu
Pormacentridae Họ cá rô biển
82 Abudefdufbengalensis (Bloch, 1787) Cá thia băng gan
83 Abudefduf aureus (Cuvier & Valenciennes, 1830) Cá thia vàng
84 Abudefduf bankieri (Richarson, 1846) Cá thia sành
85 Abudefduf melas (Cuvier Valenciennes, 1830) Cá thia đen
86 Abudefduf cyancus (Quoy & Gaimard, 1824) Cá thia xanh
87 Abudefdufcoclestinus (Cuvier & Valenciennes) Cá thia sáu sọc
88 Abudefduf glaueus (Cuvier & Valenciennes, 1830) Cá thia hai châm
89 Abudefdufcuracao (Bloch, 1787) Cá thia vảy chấm
90 Abudefdufsaxatilis (Linnaeus, 1758) Cá thia năm sọc
Siganidae Họ cá dìa
91 Siganus fuscesceus Houttuyn Cá dìa xám
Toxotidae Họ cá mang rổ
92 Toxotes chatacus (Hamilton, 1822) Cá mang rổ
Eleotridae Họ cá bống đen
93 Eleotris fucus (Bloch, 1801) Cá bống mọi
94 Butis butis (Hamilton, 1822) Cá bống cau
95 Oxyeleotris siamenss Cá bống dừa
Gobiidae Họ cá bống
96 Phonogobius planifrons (Day, 1873) Cá bống râu
97 Pseudogobioptis oligastis (Bleeker, 1875) Cá bống trứng
98 Oxyurichthys microlepis (Bleeker, 1849) Cá bống răng vàng nhỏ
99 Stigmatogobius sadanundio (Hamilton, 1856) Cá bống mít
100 Stigmatogobius javanicus (Bleeker, 1856) Cá bống vảy
101 Acentrogobius viridipunctatus (Cuvier & Cá bống lá tre
Valenciennes, 1837)
102 Acentrogobius atripinnatus (H.M. Smith, 1931) Cá bống tròn
103 Aulopariajenetae H.M. Smith, 1945 Cá bống Gia nét
104 Glossogobius giuris (hamilton, 1822) Cá bống cát tố
105 Glossobius sparsipapillus Cá bống cát trắng
106 Brachygobius sua (H.M. Smith, 1931) Cá bống điếu
Periophthalmidae Họ cá thòi lòi
107 Periophthalmus schlossseri(Pallas, 1770) Cá thòi lòi
Apocrypteidae Họ cá bống kèo
110 Pseudoipocryptes lanceolatus (Bloch, 1801) Cá bống kèo
111 Parapocryptes serperaster (Richardson, 1846) Cá bống xệ
112 Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770) Cá bống sao
Golioididae Họ cá rễ cau
116 Tacnioides gracilis (Cuvier & Valenciennes, 1837) Cá bống rễ cau
117 Tacnioides nigrimarginatus Hora 1924 Cá rễ cau viền đen
118 Trypauchen vagina (Bloch, 1801) Cá đèn cầy, Bống lỗ
Pleuronectiformes Bộ cá bơn
Psettodidae Họ cá ngộ
119 Psettodes erumeri (Bloch & Schneider, 1801) Cá ngộ
Soleidae Họ cá bơn
120 Zebrias zebra (Bloch, 1787) Cá bơn sọc
121 Synaptưahannandi (Sauvage, 1878) Cá lưỡi mèo
Cynoglossidae Họ cá bơn cát
122 Paralagusia bilineata (Bloch, 1785) Cá lưỡi trâu
123 Cynoglossus bilineatus (Lacepede, 1802) Cá bơn sọc dài
124 Cynoglos sus macrolepido sta (Bleeker, 1850) Cá bơn lưỡi cát
125 Cynoglossus lingua (Hamilton & Buchanan, 1822) Cá bơn lưỡi trâu
126 Cynoglossus cysnoglossus (Hamilton & buchanan Cá bơn dẹp
1822)
127 Cynoglossus puncticeps (Richardson, 1846) Cá bơn diễm
128 Cynoglossus abbreviatus (Gray, 1834) Cá bơn đầu chấm
129 Cynoglossus gracilis Gunther, 1861 Cá bơn cát nhằng
130 Cynoglossus xiphoideus (Gunther, 1861) Cá bơn lưỡi kiếm
131 Cynoglossus wandersi (Bleeker, 1850) Cá bơn lạ
Tetraodontiformes Bộ cá nóc
132 Torqigener oblongus (Bloch, 1786) Cá nóc chàng
133 Gastrophysus seleratưs (Gmelin, 1789) Cá nóc gan
Tetraodontidae Họ cá nóc
134 Monotretus cutcutia (Hamilton - Buchanan) Cá nóc bầu
135 Chelenodon fluviatilis (Hamilton, 1822) Cá nóc xanh
136 Tetraodon palembagensia (Bleeker, 1852) Cá nóc hột mít
137 Tetraodon lorteli (Tirant, 1885) Cá nóc vàng
138 Tetraodon lorirus (Bleeker) Cá nóc đoi
139 Tetraodon sp Cá nóc một mũi
Nguồn (Sources): Phạm Văn Miên et al. (1992) ; Phan Nguyên Hồng et el.(1996)
Bùi Lai (1997); Hoàng Đức Đạt (1997); Đỗ Văn Nhượng (2000)
Phụ lục 6
DANH MỤC THỰC VẬT TRONG KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RNM CẦN GIỜ
(List of flora in Can Gio Mangrove Biosphere Reserve)
STT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM DẠNG SỐNG
№ Scientific Name Vietnamese Name Phenology
CÁC LOÀI NGẬP MẶN CHỦ YẾU (True Mangrove Species)
Acanthaceae Họ ô rô
01 Acanthus ebracteatus Vahl. Ô rô trắng DB
02 Acanthus ilicifolius L. Ô rô (ô rô tím) DB
Aizoaceae Họ Rau dắng đất
03 Sesuvium portulacastrum L. Sam biển Cmn
Araceae Họ Ráy
04 Crytocoryne ciliata (Roxb.) Scott. Mái dầm C
Arecaceae = Palmea Họ Cau dừa
05 Nypany paticans Wurmb. Dừa nước, Dừa lá G
06 Phoenix paludosa Roxb. Chà là G
Avicenneiaceae Họ Mấm
07 Avicennia alba Bl. Mấm trắng G
08 Avicennia offlcinalis L. Mấm đen G
09 Avicennia lanata Ridley Mấm quăn G
Bignoniaceae Họ Dinh
10 Dolichandrone spathacea (L.) K. Sch. Quao nước G
Combretaceae Họ Bàng
11 Lumnitzera littorea (Jack) Voigt Cóc đỏ G/GB
12 Lumnitzera racemosa Willd Cóc vàng, Cóc trắng G/GB
Euphorbiaceae Họ Ba mảnh vỏ
13 Excoecaria agallocha L. Giá G/GB
Meliaceae Họ Xoan
14 Xylocarpus granatum Koen Xu ổi G
15 Xylocarpus moluccensis (Lam.) Roem Xu sung G
Myrsinaceae Họ Dơn nem
16 Aegyceras comiculatum (L.) Blanco Sú GB
17 Aegyceras floridum Roem. & Schult. Sú GB
Pteridaceae Họ Ráng
18 Acrostichum aureum L. Ráng dại Dx
Rhizophoraceae Họ Dước
19 Bruguiera cylindrica (L.) Blume Vẹt trụ G
20 Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lamk Vẹt dù G/GN
21 Bruguiera parvinora (Roxb. ) W. Am Vẹt tách, Vẹt khang G
ex. Griff
22 Bruguiera sexangula (Lour.) Poir. in Lamk Vẹt đen G
23 Ceriops decandra (Griff.) dùng hoa Dà quánh Gn
24 Ceriops tagal (Pen) C.B. Rob Dà vôi Gn
25 Kandelia candel (L.) Druce Trang G
26 Rhizophora apiculata Bl. Đước vôi G
27 Rhizophara mucronata Poir. In Lamk Đưng, Đước xanh G
28 Rhixophara stylosa Griff Đước vòi G
Rubiaceae Họ Cà phê
29 Scyphiphora hydrophyllacea Gaertn. f. Côi B/GN
Sonneraticeae Họ Bần
30 Sonneratia alba Bl. J. E. Smith Bần trắng G
31 Sonneratia caseolaris (L.) Engler Bần chua G
32 Sonneratia ovata Bak. Bần ổi G
Stereyculiaceae Họ Trôm
33 Heritiera littoralis Dryand Cui biển G
CÁC LOÀl THAM GIA RỪNG NGẬP MẶN (Associate Species)
Amaryllidaceae Họ Thuỷ tiên
34 Cirinum asiaticum L. Náng C
Annonaceae Họ Na
35 Annona glabra L. Bình bát Gn
Apocynaceae Họ Trúc Đào
36 Cerbera odollam Gaertn Mướp xác G
Araceae Họ Ráy
37 Aglaodora grifflthii (Schou.) Schou Mái dầm C
38 Lasia spinosa (L.) Thu. Chốc gai. Mốp C
Asclepiadaceae Họ Thiên lý
39 Finlaysona abovata Wall Dây mủ DL
40 Gymnanthera nitida R. Br. Thiên lý dại DL
41 Sarcolobus globosus Wall. Dây cám DL
Asteraceae Họ Cúc
42 Pluchea indica (L.) Lees. Lức, Cúc tần C
43 Tridax procumbeus L Cỏ mui, Cúc mai C
44 Wedelia biflora (L.) ĐƯợC Sơn cúc hai hoa C
Boruginaceae Họ Vòi voi
45 Cordia cochinchinensis Gaertn. Tâm mộc Nam bộ GB
Caesalpiniaceae Họ Vang
46 Intsia bijuga (Colebr.) O. Ktze Gõ biển, Gõ nước G
Chenopodiaceae Họ Rau muối
47 Suaeda maritima (L.) Dum. Muối biển C
Combretaceae Họ Bàng
48 Combretum quadrangulare Kurz. Chưn bầu G
49 Terminalia catappa L. Bàng G
Convolvulaceae Họ Bìm bìm
50 Ipomoea pes-caprae (L.) Sw. subsp. Muống biển C
Brasiliense (L.) Ooststr.
Cyperaceae Họ Cói
51 Cyperus castaneus Willd. Cú rơm C
52 Cyperus elatus L. U du C
53 Cyperus malaccensis lam Cói, Lác nước C
54 Cyperus stoloniferus Vahl. Cú biển C
55 Cyperus tagetiformis Roxb. Lác chiếu, Lác gon C
56 Fimbristylis ferruginea (L.) Vahl. Mạo thư sét C
57 Fimbristylis littoralis Cỏ lông tượng C
58 Fimbristylis milliacea (L.) Vahl. Cỏ chát C
59 Fimbristylis subspicata Nees & Meg. Mạo thư gié C
Flagellariaceae Họ Mây nước
60 Flagellaria ivdica L. Mây nước DL
Fabaceae Họ Đậu
61 Derris trifoliata Lour Cóc kèn DL
Guttiferae = Clusiaceae Họ Măng Cụt
62 Calophyllum inophyllum L. Mù u G
Lauraceae Họ Long não
63 Cassytha filiformis L. Dây tơ xanh KS
Lecythidaceae Họ Chiếc
64 Barriintonia acutangula (L.) gaertn. Chiếc G
65 Barringtonia asiatica (L.) Kutz. Chiếc vàng, Bàng bí G
66 Baningtonia racemosa (L.) Spreng. Tim lang
Loranthaceae Họ Tầm gửi
67 Dendropthoe pentandra (L.) Miq Tầm gửi KS
68 Viscum ovalifolium Willd. Tầm gửi lá dày KS
Malvaceae Họ Bông
69 Hibiscus tiliaceus L Tra bụp G
70 Thespesia populnea (L.) Soland. ex. C Tra lâm vồ G
Melastomaceae Họ Mua
71 Melastomapolyanthus Mua B
Meliaceae Họ Xoan
72 Amoora cucullata Roxb. Dái ngựa nước G/GB
Myrtaceae Họ Sim
73 Eugenia jambolana Trâm ổi G
74 Melaleuca cajuputi Powell Tràm chua G
Pandanaceae Họ Dứa dại
75 Pandanus odoratissimus L. f. var Dứa gai G
Vietnamensis (Sy-John) Stones
Poaceae = Graminae Họ Lúa
76 Cynodon dactylon (l. ) Pers. var. dactylon Cỏ gà, Cỏ chỉ C
77 Diplachne fusca (L) Beauv. Cỏ lông công C
78 Paspalum vaginatum Swort Cỏ san sát C
79 Phragmitea vallatoria (L.) Veldk Sậy C
80 Sporobolus virginicus (L.) Kunth Cỏ gáy C
Rubiaceae Họ Cà phê
81 Psychotria serpens Lìm kìm DL
Salvadoraceae Họ Gai me
82 Azima sarmentosa (Bl.) Benth. & Hook Chùm lé DL
Styracaceac Họ Bồ đề
83 Styrax agrestis (Lour.) G. Don Méc G
Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa
84 Clerodendrum inemle (L.) Gaertn Ngọc nữ biển B
85 Premma integrifolia L Cách, Vọng cách Gn
Vitaceae Họ Nho
86 Cayratis trifolia (L.) Domino Dây vác DL
MỘT SỐ LOẠl NHẬP CƯ (some inmigrant species)
Amaranthaceae ......................................Họ Dền
87 Achyranthes aspera L. Cỏ xước C
88 Altemanthera sessilis (L.) A. DC Rau dệu C
89 Amaranthus spinosus L. Dền gai C
90 Amaranthus viridis L. Dền xanh C
Annonaceae Họ Na
91 Annona squamosa L. Mãng cầu ta G
92 Annona muricata x A. Glabra Mãng cầu ghép Bình bát G
Anacardiaceae Họ Xoài
93 Anacardium occidentale L. Điều G
94 Lannea coromandelica (Houtt.) Merr. Cóc chuột G
95 Mangifera inmdica L. Xoài G
96 Spodiac pinnata (Koenig & L.f) Kurz Cóc rừng G
Apocynaceae Họ Trúc Đào
97 Catharanthus roseus (L.) G. Don Dừa cạn C
98 Wrightia tomentosa ro em. & Schult Lòng mức lông G
var. cochinchinensis Pierre ex. Pit.
99 Aganonerion polymorphum Piene Lá dang DL
Arecaceae – Palmea Họ Cau dừa
100 Cocos nucifera L. Dừa ăn trái Gt
101 Elaeis guineensis Jacq Cọ dầu Gt
Asclepiadaceae Họ Thiên Lý
102 Oxystelma esculentum (L.f) R.Br.ex Cù mai DL
Schult.
103 Secamone elliptica R. Br. Subsp. Rọ bầu dục DL
Elliptica
Asteraceae Họ Cúc
104 Ageratum conyzoides L. Cỏ cứt heo C
105 Eclipta alba (L.) Harsk Cỏ mực C
106 Eupatorium odoratum L Cỏ lào C
107 Vemonia cinera (L.) Less. Bạch đầu ông G
Bambusoidea Họ phụ tre trúc
108 Bambusa sp Tre gai Gg
109 Bambusa sp Tre Gg
Bignoniaceae Họ Đinh
110 Oroxylom indicum (L.) Vent Núc nác G
Bombacaceae Họ Gòn
111 Bombax anbidum Ggang Gòn rừng G
112 Ceiba pentandra (L.) Gaertn. Gòn G
Caesalpiniaceae Họ Vang
113 Bauhinia purpurea L. Móng bò Gn
114 Cassia fistula L. Muống bò cạp G
115 Cassia tora L. Thảo quyết minh C
116 Ceasalpinia pulchemma Sw. Kim phượng G
117 Delonix regia Raf Phượng vĩ G
118 Peltophorum pterocarpum Bl Lim xẹt G
119 Tamarindus indica L. Me chua G
Capparaceae Họ Cáp
120 Capparis micrantha DC. subsp. Micrantha Cáp gai nhỏ B
Cauarinaceae Họ Phi lao
121 Casuarina equisetifolia J.R & G.Forst Phi lao G
Commelinaceae Họ Rau trai
122 Commelina bengalensis L. Cỏ dầu rìu C
123 Commelina communis L. Rau trai C
Cyperaceae Họ Cói
124 Cyperus compressus L Cú dẹp C
125 Cyperus difformis L Cỏ tò ti, cỏ chao C
126 Cyperus halpan L. Cú rơm, U du rơm C
127 Cyperus ria L. Cú rận C
128 Cyperus pilosus Vahl. Lác lông C
129 Cyperus polystachyos Rottb L Cú ma C
130 Cyperus radians Nees & Mey. ex Nees. Cú xạ C
131 Cyperus rotundus L. Cỏ cú, Hương phụ C
132 Cyperus sanguinulentus Vahl. Cú màu huyết C
133 Scleria bancana Miq. Cương rìa C
134 Scleria oblata S.T.Bl. Cỏ mây, Cương ruộng C
Dilleniaceae Họ Sổ
135 Dillenia indica L. Sổ bà B
Dioscoreaceae Họ Khoai ngọt
136 Dioscorea esculenta (Lour.) Burk.var. Khoai từ D
Fasciculata Burk.
137 Dioscorea triphylla L. var. reticulata Từ nhám D
Prain & Burk
Euphorbiaceae Họ Thầu dầu
138 Antidesma ghaesembilla Gaertn. Chòi mòi G
139 Euphorbia hirta L. Cỏ sữa lông C
140 Phyllanthus acidus (L.) Skeels Chùm ruột Gn
141 Phyllanthus urinaria L. Chó đẻ C
142 Manihot esculenta crantz Sắn, Khoai mì B
Fabaceae Họ Đậu
143 Asechynomene americana L. Điền ma quỹ C
144 Asechynomene aspera L. Tổ đỉa C
145 Desneodium oblatum Bak. ex Kurz Tràng quả D
146 Desmodum sp. Tràng quả C
147 Erythrina variegata L. Vông nem G
148 Mecopus nidulans Benth. O chim D
149 Mucuna pruriens (L.) DC Mắt mèo D
150 Sesbania sesban (L.) Men. Điền thanh B
151 Vignaluteola (Jacq.) Benth Dây dậu dại DL
Lauraceae Họ Long não
152 Litsea polyantha Juss Bời lời GN/B
Liliaceae Họ Bạch huệ
153 Smilax cambodiana Gagn Dây kim cang D
Malvaceae Họ Bông
154 Hibiscus radiatus Cav. Bụp tía C
Melastomaceae Họ Mua
155 Melastoma affme D. Don. Mua B
Meliaceae Họ Xoan
156 Melia azedarach L. Xoan G
157 Khaya senegalensis Juss Xà cừ, sọ khỉ G
Menispermaceae Họ Dây mối
158 Cissampelos pareira L. Dây hồ dắng lông D
Mimosaceae Họ Trinh nữ
159 Acacia auriculifolmis A. cuén. Ex Benth Keo lá tràm G
160 Acacia manium Willd. Keo tai tượng G
161 Albizia vialenea Sóng rắn G
162 Mimosa diplotricha C.W ex S. Trinh nữ móc B
163 Mimosa pigra L Trinh nữ nhọn B
164 Mimosa pudica L. Trinh nữ, Mắc cỡ C
165 Leucoena leucocephala (Lamk.) de Wit Keo dậu Gn
166 Pithecolobium dulce (Roxb.) Benth. Me keo Gn
167 Samanea sa man (Jacq.) Men Me tây G
Moraceae Họ Dâu tằm
168 Ficus religiosa L. Đa bồ dề G
169 Artocarpus heterophyllus Lamk. Mít G
Myrtaceae Họ Sim
170 Eugeniajambolana Lam. Trâm gối, Trâm mốc G
171 Eucalytus sp. Bạch đàn G
172 Eucalyptus camaldulensis Dehnhart Bạch đàn trắng G
173 Eucalyptưs tereticomis J.E.Sm. Bạch đàn G
174 Psidium guiava L. Ổi G
Nyctaginaceae Họ Bông phấn
175 Bougainvillea spectabilis Willd Bông giấy D
Onagraceae Họ Rau mương
176 Ludwigia hyssopifolia (G. Don) Excell Rau mương thon B
Oxalidaceae Họ Me dất
177 Averrhoa carambola L. Khế G
Parkeriaceae Họ Gạt nai
178 Ceratopteris thalictroides (L.) Brongn Ráng gạt nai Dx
Poaceae = Granminae Họ Hoà bản
179 Axonopus compressus (Sw.) P. Beauv. Cỏ lá gừng C
180 Cenchrus inflexus R. Br Cước C
181 Chloris barbata Sw Lục lông C
182 Chrysopogon aciculatus (Retz.) Trin Cỏ may C
183 Dactyloctenium acgyptiacum Cỏ chân gà C
184 Eleusine indiea (L.) Geartn Cỏ mần trầu C
185 Eragrostis clongata non Jacq. Stapf in Tình thảo tích lan Hook. f
186 Ischaemum ciliare Retz C
187 Imperata cylindrica P.B Cỏ tranh C
188 Leersia hexaudra Swarts Cỏ bấc, Cỏ lúa C
189 Oryza sativa L. Lúa C
190 Panicum repens L. Cỏ ống C
191 Paspalum scrobiculatum L. Cỏ trứng ếch C
192 Poa amabilis Wight Cỏ trứng rận C
193 Setaria aurea A. Br. C
194 Setaria barbata (Lam.) Kunth Đuôi chồn râu C
195 Setaria palmifolia (Koen.) Stapf Cỏ lá tre C
Polygonaceae Họ Rám
196 Polygonnum barbatum L. Nghe Gn
Rhamnaceae Họ Tảo
197 Zizyphus ocnoplia (L.) Mill Tảo gai B
198 Zizyphus mauritiana L. Tảo B
Rhixophoraceae Họ Đước
199 Carallia sp. Săng mà G
Rubiaceae Họ Cà phê
200 Hedyotis corymlosa (L.) Lam Cóc mẫn B
201 Oldenlandia preeox (Pit.) Phamhoang An điền sớm B
Sapindaceae Họ Bồ hòn
202 Euphoria longan (Lour.) Steud Nhan Gn
Sapotaceae Họ Vú sữa
203 Manilkara hexandra (Roxb.) Dub. Gàng néo G-B
Schizeaceae Họ bòng bong
204 Lygodium scandens (L.) Sw. Bòng bong D
205 Lygodiumjaponieum (Thunb.) Sw. Bòng bong D
Scrophulariaceae Họ Hoa mõm chó
206 Scoparia dulcis L. Cam thảo nam D
Solanaceae Họ Cà
207 Physalis angvlata L. Thù lù B
Sterculiaceae Họ Trôm
208 Firmania simplex (L.) W.F.Wright Trôm đơn, Ngô đồng G
Tiliaceae Họ Day
209 Colona nubea Gagang B
210 Grewia sp. Cò ke Gn/GB
Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa
211 Verbena pubescens Vahl. Bình linh xanh Gn/GB
212 Vitex pienei Craib Bình linh ba lá Gn/Gb
Nguồn (Source): Viên Ngọc Nam ( 1 993) ; Phan Nguyên Hồng (1997, 1999);
Nguyễn Bội Quỳnh (1997); Trương Thanh Tùng (1999).
Ghi chú (note): G : cây gỗ (tree) DL : dây leo (vine)
Gn : cây gỗ nhỏ (smal tree) C : cỏ (grass)
GB : cây gỗ dạng bụi (shrubby tree) DX : dương xỉ (fern)
B : cây bụi (shrub) KS : ký sinh (parasite)
Du lịch cùng thuyền buồm trên sông Lòng Tàu
Bến đò Đông Hòa (xã Long Hòa) Lăng Ông Thủy Tướng (thị trấn Cần Thạnh)
Xã đảo Thạnh An
Bãi biển 30/4 (xã Long Hòa) Resort 3 sao nằm kề bãi biển 30/4
Hoàng hôn ở sân chim Vàm Sát Chim non ở sân chim Vàm Sát
Đàn dơi quạ đang đu mình trên ngọn cây (Vàm Sát)
Tháp Tang Bồng tại Vàm Sát Du thuyền câu cá sấu tại Vàm Sát
Du thuyền vào tham quan Đầm Dơi (Vàm Sát)
DK cho khỉ ăn tại Lâm viên Cần Giờ Lâm viên Cần Giờ (Đảo Khỉ)
Nhà nghỉ của Trung tâm dã ngoại Trung tâm dã ngoại Thanh thiếu niên Tp. HCM
Cổng chào Khu du lịch 30/4 Rừng tái sinh nhân tạo ven đường Rừng Sác
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7498.pdf