Vấn đề thu quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp

`` Mục lục Mở đầu Trang 4 Phần I I Tổng quan về bảo hiểm xã hội Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xã hội nói riêng 5 5 iI III Đối tượng chức năng của bảo hiểm xã hội nguồn quỹ bảo hiểm xã hội và mục đích sử dụng 6 15 IV V Các chế độ bảo hiểm xã hội Vị trí, ý nghĩa tác dụng của bảo hiểm xã hội 17 19 Phần II I Thực trạng vần đề thu quỹ bảo hiểm xã hội Những thành tựu bảo hiểm xã hội Việt Nam đạt được trong thời gian qua (từ năm 1995 đến n

doc47 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vấn đề thu quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay) 22 22 II Một số hạn chế và khó khăn trong công tác thu bảo hiểm xã hội 33 iii Nguyên nhân của việc thực hiện công tác thu bhxh kém hiệu quả 38 Phần iii I II III Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH ở Việt Nam và phương hướng trong thời gian tới Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH ở Việt Nam Phương hướng đặt ra đối với công tác thu BHXH Việt Nam trong thời gian tới Một số kiến nghị Kết luận 42 42 45 47 48 Danh mục tài liệu tham khảo 49 Lời nói đầu Theo vòng quay của đất trời, khi mùa đông trôi qua, là mùa xuân lại tới, muôn loài lại thêm một tuổi. Con người cũng vậy, cái vòng Sinh-Lão-Bệnh-Tử dù muốn hay không, ai cũng phải trải qua. Cũng vì vậy mà loài người luôn luôn tồn tại và phát triển, có người sinh ra và có người chết đi. Ước muốn trường thọ là ước muốn khôn cùng của con người từ xa xưa đến ngày nay. Tuy nhiên, không ai có thể phá bỏ quy luật sinh-tử muôn đời của tự nhiên, người ta chỉ có thể tìm mọi cách để kéo dài thêm tuổi thọ mà thôi. Nhờ những tiến bộ của khoa học kĩ thuật đặc biệt là khoa học y-sinh học mà tuổi thọ của con người ngày càng được tăng thêm. Nếu như ở đầu thế kỉ này, tuổi thọ bình quân của dân số là 30 thì đến cuối thế kỉ tuổi thọ đã tăng thêm gấp đôi. ở nhiều nước, tuổi thọ của dân số đã trên 75 tuổi. ở nước ta, hiện nay tuổi thọ bình quân của dân số đã trên 65 tuổi. Để có được thàng tựu này, con người đã phải trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ chiến thắng thiên nhiên và chiến thắng chính bản thân mình. Những kì tích trong phát triển kinh tế xã hội và các phúc lợi xã hội làm cho mức sống của dân cư không ngừng tăng lên và nhờ đó mà tuổi thọ của dân số cũng tăng lên. Chính sách an sinh xã hội của các quốc gia cũng đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao tuổi thọ của dân số. Ngay từ thế kỉ XIII một số nước Nam Âu đã có những chính sách về bảo hiểm xã hội để bảo vệ người lao động, dân cư của mình. Đặc biệt trong thế kỉ XX, hầu hết các nước đã xây dựng chính sách an sinh xã hội mà nòng cốt là bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo đời sống cho mọi tầng lớp dân cư. Cho đến nay, an sinh xã hội là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ phát triển, trình độ văn minh của một quốc gia. ở Việt Nam, chính sách bảo hiểm xã hội đã được thực thực hiện từ đầu những năm 60 của thế kỉ này. Cùng với hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội và phúc lợi xã hội khác, chính sách bảo hiểm xã hội đã góp phần rất lớn vào việc ổn định đới sống của người lao động và gia đình họ. Có thể nói, chính sách bảo hiểm xã hội đã góp phần chăm lo cuộc sống của con người từ khi mới lọt lòng (chế độ thai sản, chăm sóc con ốm, …) cho đến khi họ về già (chế độ hưu trí) và khi họ chết (chế độ tử tuất). Đây là một trong những chính sách vì con người của Đảng và Nhà nước ta. Trong thời kì đầu, chính sách bảo hiểm xã hội ở nước ta được thực hiện trong cơ chế tập trung bao cấp, với nguồn kinh phí chủ yếu do ngân sách Nhà nước bảo đảm. Do điều kiện kinh tế xã hội, chính sách bảo hiểm xã hội giai đoạn này mới áp dụng cho công nhân viên chức Nhà nước và lực lượng vũ trang. Từ khi nươc ta chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, cùng với sự chuyển đổi các chính sách kinh tế-xã hội lhác, Đảng và Nhà nước đã tiến hành cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Bằng việc ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội kèm theo Nghị định 12/CP của chính phủ, lĩnh vực bảo hiểm xã hội ở nước ta chuyển sang một giai đoạn mới. Trong đó, điểm nổi bật nhất trong việc đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội là việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Hình thành được một quỹ bảo hiểm xã hội tập trung, độc lập với ngân sách Nhà nước, với nguồn đóng góp từ người sử dụng lao động và người lao động. Từ đó cho thấy công tác thu bảo hiểm xã hội đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và tạo lập quỹ, trong việc chi trả các chế độ cho người tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho công ty bảo hiểm xã hội là: sẽ phải thu bảo hiểm với mức bao nhiêu? Làm thế nào để tất cả mọi người lao động và chủ sử dụng lao động đều tham gia? Bằng cách nào để tránh tình trạng đóng chậm, nợ và không đóng bảo hiểm xã hội… Việc nghiên cứu để tìm ra các câu trả lời này là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, là một sinh viên chuyên ngành kinh tế bảo hiểm-lớp BH39A đã mạnh dạn chọn đề tài đồ án môn học: “Vấn đề thu quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay-thực trạng và giải pháp”. Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử chú nghĩa Mác-Lênin. phương pháp nghiên cứu trong đề tài này là nghiên cứu về phương diện lý thuyết gắn kiền với khảo sát thực tiễn tình hình thu bảo hiểm xã hội trong cả nước và một số tỉnh thành phố lớn. Nội dung của đề tài gồm 3 phần chính Phần I : Tổng quan về bảo hiểm xã hội Phần II : Thực trạng vấn đề thu quỹ bảo hiểm xã hội Phần III : Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, phương hướng trong thời gian tới Mặc dù đã có nhiếu cố gắng song do còn hạn chế về mặt thời gian, kiến thức và tài liệu tham khảo nên đề tài còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô và các bạn để đề àn môn học này được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn. Hà nội ngày tháng năm 2000 Sinh viên Bùi Thị Hạnh Phần I Tổng quan về bảo hiểm xã hội I. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xã hội nói riêng Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày dù đã luôn luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có những nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Các rủi ro đó do nhiều nguyên nhân ví dụ như: Các rủi ro do môi trường thiên nhiên: bão, lụt, động đất, rét, hạn, sương muối, dịch bệnh… làm thiệt hại sản xuất , tài sản và thậm chí có thể làm chết người. Các rủi ro xảy ra do sự tiến bộ và phát triển của khoa học kĩ thuật, kinh tế khoa học phát triển một mặt thúc đẩy sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của con người mặt khác cũng gây ra nhiều tai nạn bất ngờ như: tai nạn ô tô, xe máy, hàng không, tai nạn lao động… Các rủi ro do môi trường xã hội. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây rủi ro cho con người. Chẳng hạn, nếu xã hội tổ chức quản lí chặt chẽ mọi người sống và làm việc theo pháp luật thì sẽ không xảy ra hiện tượng thất nghiệp, trộm cắp… nếu làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ sẽ hạn chế được ốm đau, bệnh tật… , nếu mọ người có ý thức hơn thì sẽ giảm được các rủi ro không đáng có như hoả hoạn, bạo lực… Bất kể do nguyên nhân gì, khi rủi ro xảy ra thường đem lại cho con người những khó khăn trong cuộc sống như mất hoặc giảm thu nhập, phá hoại nhiều tài sản, làm ngưng trệ sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân… làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế-xã hội nói chung. Để đối phó với các rủi ro , con người đã có nhiếu biện pháp khác nhau nhằm kiểm soát cũmg như khắc phục hậu quả do rủi ro gây ra, cáhc tốt nhất là bảo hiểm - nghĩa là chuyển những rủi ro mà mình có thể gặp phải cho các tổ chức bảo hiểm . Lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng: việc thoả mãn những nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ thuộc và khả năng lao động của chính họ. Trong thực tế cuộc sống, lao động không phải lúc nào con người cũng gặp phải thuận lợi, có đủ thu nhập mọi điều kiện sinh sống bình thường, mà con người đứng trước các biến cố của xã hội rủi ro trong sinh hoạt và lao động, bất chắc của thiên nhiên, những vận động có tính quy luật và ngẫu nhiên của bản thân họ, làm ho họ bị giảm hoặc mất thu nhập, hoặc các điều kiện sinh sống khác. Chẳng hạn bất ngờ bị ốm đau hay bị tai nạn lao động và khả năng tự phục vụ bị suy giảm… Khi rơi và những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà mất đi, trái lại có cái còn tăng lên thậm chí còn xuất hiện một số nhu cầu mới như: cần được khám chữa bệnh và điều trị khi ốm đau, tai nạn thương tật nặng cần phải có người chăm sóc nuôi dưỡng… Bởi vậy muốn tồn tại và ổn định cuộc sống, con người và xã hội loài người phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: san sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng, đi vay, đi xin hoặc dựa vào cứu rẹ của Nhà nước… Rõ ràng, những cách đó là hoang toàn thụ động và thiếu chắc chắn. Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, thị trường lao động ra đời xuất hiện thuê mướn nhân công. Từ chỗ chỉ cam kết trả công lao động, qua qúa trình đấu tranh của người lao động, người chủ sử dụng lao động đã phải cam kết đảm bảo cho người lao động có một khoản thu nhất định, để họ trang trải những nhu cầu sinh sống thiết yếu lúc ốm đau, tai nạn, thai sản, tuổi già… Đối với người lao động khi rơi vào các trường hợp nói trên, bị giảm hoặc mất thu nhập theo lao động thì thu nhập từ quỹ bảo hiểm xã hội dưới hình thức bảo hiểm xã hội trả thay tiền lương hoặc tiền công được coi là nguồn thu nhập quan trọng (có khi là chue yếu) để sống và khắc phục những khó khăn. Như vậy, bảo hiểm xã hội là nhu cầu khách quan của người lao động đã được pháp luật của nhiều nước ghi nhận, đã trở thành một trong những quyền con người vad được Đại hội đồng Liên hợp quốc thừa nhận ghi vào tuyên ngôn nhân quyền ngày 10/12/1948 như sau: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng bảo hiểm xã hội. Quyền đó được đặt cơ sở trên tự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và tự do phát triển của con người”. II. Đối tượng, chức năng của bảo hiểm xã hội 1. Bản chất của bảo hiểm xã hội Khái niệm: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Theo cách hiểu như trên, bản chất của bảo hiểm xã hội được thể hiện ở những nội dung chue yếu sau: Bảo hiểm xã hội là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức độ nào đó. Kinh tế càng phát triển thì bảo hiểm xã hội càng đa dạng và hoàn thiện. Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng của bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm xã hội không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước. Mối quan hệ giữa các bên trong bảo hiểm xã hội phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa 3 bên: bên tham gia bảo hiểm xã hội, bên bảo hiểm xã hội và bên được bảo hiểm xã hội. Bên tham gia bảo hiểm xã hội có thể chỉ là người lao động hoặc cả người lao động và chủ sử dụng lao động. Bên bảo hiểm xã hội thông thường là các cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ. Bên được bảo hiểm xã hội là người lao động và gia đình họ khi có đủ điều kiện ràng buộc cần thiết. Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong bảo hiểm xã hội có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… hoặc là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như: tuổi già, thai sản… đồng thời những biến cố đó có thể diễn ra cả trong và ngoài qúa trình lao động. Phần thu nhâph của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích lại. Nguồn quỹ này do bên tham gia bảo hiểm xã hội đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước . Mục tiêu của bảo hiểm xã hội là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trừng hợp bị mất hoặc giảm thu nhập, mất việc làm. Mục tiêu này được Tố chức quốc tế (ILO) cụ thể hoá như sau: +. Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ. +. Chăm sóc sức khoẻ và chống bệnh tật +. Xây dựng điều kiện sống đáp ứng các nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc biệt của người già, người tàn tật, trẻ em. ở nước ta, bảo hiểm xã hội là một bộ phận quan trọng trong chính sách bảo hiểm xã hội. Ngoài bảo hiểm xã hội, chính sách bảo hiểm xã hội còn có cứu trợ h và ưu đãi xã hội. Cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội về thu nhập và các điều kiện sinh sống khác đối với mọi thành viên trong xã hội, trong những trường hợp bị bất hạnh rủi ro, ngèo đói, không đủ khả năng để lo cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình. Sự giúo đỡ này được thực hiện bằng nguồn dự phòng của Nhà nước, bàng tiền hoặc hiện vật đóng góp của các tổ chức xã hội và những người hảo tâm. ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và tinh thần của Nhà nước, của xã hội nhằm đền đáp công lao đối với những người hay một bộ phận xã hội có nhiều cống hiến cho xã hội. chẳng hạn những người có công với nước, liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, thương bệnh binh… đều là những đối tượng được hưởng sự đãi ngộ của Nhà nước, của xã hội. Ưu đãi xã hội tuyệt nhiên không phải là sự bố thí, bn ơn mà là một chính sách xã hội có mục tiêu chính trị-kinh tế-xã hội góp phần củng cố thể chế chính trị của Nhà nước trước mắt và lâu dài, đảm bảo sự công bằng xã hội. mặc dù có nhiều điểm khác nhau về đối tượng và phạm vi, song bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội đều là những chính sách không thể thiếu được của một quốc gia. Những chính sách này luôn bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau và tất cả đều góp phần đảm bảo an toàn xã hội. 2. Đối tượng bảo hiểm xã hội. bảo hiểm xã hội ra đời vào những năm đầu thế kỉ XIX, khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hoá đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở các nước châu Âu. từ năm 1883, ở nước Phổ (CHLB Đức ngày nay) đã ban hành luật bảo hiểm y tế. Một số nước châu Âu và Bắc Mĩ mãi đến cuối năm 1920 mới có đạo luật về bảo hiểm xã hội.. tuy ra đời lâu như vậy nhưng đối tượng của bảo hiểm xã hội vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất. Đôi khi còn còn có sự nhầm lẫn giữa đối tượng bảo hiểm xã hội với đối tượng than gia bảo hiểm xã hội: Đối tượng của bảo hiểm xã hội là thu nhập của người lao động Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là người lao động không phân bịt nam nữ, dân tộc, tôn giáo. Tuy vậy, tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những người lao động nào đó. .Hầu hết các nước khi mới có chính sách bảo hiểm xã hội, đều thực hiện bảo hiểm xã hội đối với các viên chức Nhà nước, những người làm công hưởng lương. Việt Nam cũng không vượt qua khỏi thực tế này mặc dù biết rằng như vậy là không bình đẳng giữa taats cả những người lao động. 2.1 Trước năm 1995: đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội chủ yếu bao gồm các loại sau đây: Công nhân viên chức Nhà nước Lực lượng vũ trang (quân đội, công an) Người làm việc trong các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội thuộc hệ thống chính trị của Đảng Nhà nước Người làm việc trong các xí nghiệp quốc doanh Những người làm việc trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chưa được áp dụng các chế đọ bảo hiểm xã hội 2.2 Từ năm 1995 đến nay Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội từng bước được mở rộng để phù hợp với tình hình đổi mới về kinh tế xã hội và khắc phục những tồn tại về bảo hiểm xã hội. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội được quy định cụ thể như sau: Các doanh nghiệp Nhà nước Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, các c.ơ quan tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế dặt tại Việt Nam (trừ trường hợp Điều ước quy quốc tế mà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác). Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên Các cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện Các tổ chức kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể Các doanh nghiệp tố chức dịch vụ trong lực lượng vũ trang Bộ quốc phòng,. Bộ công an đóng cho nhân dân, công an nhân dân thuộc diện hưởng lương và hưởng sinh hoạt phí theo Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và cônh an nhân dân ban hành kèm theo Ngjị định số 45/CP ngày 15/07/1995 của Chính phủ Cán bộ xã, phường thị trấn hưởng sinh hoạt phí tại khoản 1,2,3,4,5 điều 3 Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nức ngoài đóng cho người lao động thêo Nghjị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/09/1999 của Chính phủ. 3. Các đối tượng không thuộc diện thu bảo hiểm xã hội Người lao động làm việc theo hình thức hợp đồng vụ việc, hợp đồng thời hạn dưới 3 tháng sau đó kết thúc không kí lại hợp đồng hoặc công việc có tính tạm thời khác đã tính gộp tiền bảo hiểm xã hội trong tiền lương, tiền công Người lao động tự do mà người sử dụng lao động không quản lí nhân sự, điều kiện và phương tiện làm việc Người lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản Người lao động đang hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động hàng tháng lại tiếp tục kí hợp đông lao động 4. Mức thu bảo hiểm xã hội 4.1. Mức thu bảo hiểm xã hội đối với người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ Người sử dụng lao động đóng bằng 15% tổng quỹ lương tháng của những người lao động rong đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội Người lao động đong bằng 5% lương tháng Tiền lương tháng của người lao động làm trên cơ sở đóng bảo hiểm xã hội bao gồm: + Tiền lương theo ngạch, bậc hoặc lương theo chức vụ, lương hợp đồng + Các khoản phụ cấp: chức vụ, thâm niên chức vụ bầu cử, khu vực, đắt đỏ, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) Tổng quỹ lương của đơn vị sử dụng lao động làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội là tổng số tiền lương hàng tháng theo quy định tại điểm 411 của những người tham gia bảo hiểm xã hội Căn cứ tiền lương và quỹ lương để thu bảo hiểm xã hội là: Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức Đảng, đoàn thể, hội quần chúng, tiền lương tháng của người lao động và quỹ tiền lương của các đơn vị sử dụng lao động được xác định theo các quy định tại Nghị quyết số 35/NQ/UBTVQHK9 ngày 17/05/1993 của ủy ban thường vụ Quốc hội khoá 9, quyết định số 69/QĐTW ngày 17/05/1993 của Ban bí thư, Nghị định số 25/CP ngày 17/05/1993 của Chính phủ, quyết định số 574/TTg ngày 25/11/1993 của Chính phủ. Đối với các dơn vị sản xuất kinh doanh, tiền lương tháng của người lao động và quỹ lương của đơn vị sử dụng lao động được xác định theo các quy định tại Nghị định 26/Chính phủ ngày 23/11/1993 của Chính phủ các đơn vị sử dụng lao động đã thực hiện kí hợp đồng lao động thì đóng bảo hiểm xã hội tính trên tổng quỹ lương hàng tháng bao gồm lương theo hợp đồng đã kí kết với người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định và lương của người giữ chức vụ không áp dụng chế đoọ hợp đồng lao động 4.1 Mức thu bảo hiểm xã hội đối với quân nhân, công an nhân dân hưởng lương tham gia bảo hiểm xã hội theo Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với sĩ qưuan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân Việt Nam và công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định 45/CP ngày 15/07/1995 của Chính phủ là: Bộ quốc phòng, Bộ công an đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương của những quân nhân, công an nhân dân hưởng lương Quân nhân, công an nhân dân hưởng lương đóng bằng 15% mức lương tháng Quỹ lương hàng tháng làm căn cứ để thu bảo hiểm xã hội bao gồm lương cấp hàm hoặc lương ngạch bậc, hệ số chênh lệch bảo lưu và phụ cấp chức vụ, thâm niên, khu vực, đắt đỏ (nếu có) Mức thu bảo hiểm xã hội đối với quân nhân, công an nhân dân thuộc diện hưởng sinh hoạt phí đóng bằng 2% mức lương tối thiểu theo tổng số quân nhân, công an nhân dân do Bộ quốc phòng, Bộ công an đóng 4.2 Mức thu đối với người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thực hiện theo Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/09/1999 của Chính phủ, người lao động đã có qúa trình tham gia bảo hiểm xã hội ở trong nước thì mức đóng bằng 15% mức lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội trước khi ra nước ngoài làm việc, người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội ở trong nước thì mức đóng bảo hiểm xã hội bằng 15% của hai lần mức lương tối thiểu của công nhân viên chức Nhà nước 4.3 Mức thu đối với cán bộ xã, phường, thị trấn thuộc các chức danh quy định tại các khoản 1,2,3,4,5 điều 3 của Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998của Chính phủ bằng 15% mứa sinh hoạt phí hàng tháng trong đó cán bộ xã, phường, thị trấn đóng 5% mức sinh hoạt phí hàng tháng. UBND xã, phường, thị trấn đóng 10% mức sinh hoạt phí tính trên tổng mức sinh hoạt phí của những người tham gia bảo hiểm xã hội. 5. Chức năng của bảo hiểm xã hội bảo hiểm xã hội có những chức năng chủ yếu sau đây: Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia bảo hiểm khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất việc làm Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. Tham gia bảo hiểm xã hội không chỉ có người lao động mà cả bên sử dụng lao động. Các bên tham gia đều phải đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội quỹ này dùng để trợ cấp cho người lao động tham gia khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập. Số lượng những người này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số những người tham gia đóng góp. Như vậy, theo quy luật số đông bù số ít, bảo hiểm xã hội thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều ngang và chiều dọc. Phân phối lại giữa những người lao động có thu nhập cao và thấp, giữa những người khoẻ mạnh đang làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việc… thực hiện chức năng này có nghĩa là bảo hiểm xã hội góp phần thực hiện công bằng xã hội. Góp phần kích thích người lao động hăng hái sản xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Chức năng này biểu hiện như một đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động cá nhân và kéo theo nâng cao năng suất lao động xã hội Gắn bó lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động, giữa người lao động và xã hội. Trong thực tế lao động sản xuất, người lao động và người sử dụng lao động vốn có những mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền lương, tiền công, thời gian lao động … thông qua bảo hiểm xã hội, những mâu thuẫn đó sẽ được điều hoà và giải quết. Đặc biệt cả hai giới này đều thấy nhờ có bảo hiểm xã hội mà mình có lợi và được bảo vệ, từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi ích được với nhau. Đối với Nhà nước và xã hội, chi cho bảo hiểm xã hội là cách thức phải chi ít nhất và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế-chính trị-xã hội được phát triển. 6. Tổ chức quản lí bảo hiểm xã hội ở Việt Nam 6.1 Chức năng quản lí Nhà nước về bảo hiểm xã hội Từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời đến nay việc quản lí Nhà nước về bảo hiểm xã hội ở nước ta đã qua 3 giai đoạn Theo điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên chức nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 quản lí bảo hiểm xã hội được giao cho Tổng công đoàn Việt Nam cả về quản lí quỹ và toàn bộ sự nghiệp bảo hiểm xã hội Theo Nghị định số 31/CP ngày 20/03/1965, quản lí bảo hiểm xã hội được phân giao cho 2 tổ phụ trách + Tổng công đoàn Việt Nam có nhiệm vụ phụ trách nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ ban hành các chính sách, chế độ về bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên chức Nhà nước, tổ chức và chỉ đạo thực hiện các chính sách và chế độ ấy + Bộ nội vụ (sau đỏi là Bộ thương binh và xã hội đổi tiếp là Bộ lao động thương binh và xã hội) có nhiệm vụ phụ trách, nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ ban hành các chính sách, chế độ. Sự phân giao chức năng này kéo dài suốt từ năm 1964 đến năm 1995. Trước đồi hỏi đổi mới của cơ chế quản lí sự phân giao chức năng này bộc lộ rõ nhược diểm về sự phối hợp trong xây dựng chính sách quốc gia về bảo hiểm xã hội. Trong đó tổ chức chỉ đạo và kiểm tra thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội kể cả trong việc giao toàn bộ chức năng hành pháp đối với 3 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho tổ chức công đoàn là một cơ quan quản lí hành chính Nhà nước Để khắc phục những nhược điểm trên, căn cứ vào quy định của bộ Luật lao động ngày 12/02/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định 19/CP “thành lập bảo hiểm xã hội Việt Nam” để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các công tác quản lí quỹ bảo hiểm xã hội và thực hiện các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội theo pháp luật của Nhà nước, cũng từ đây chức năng quản lí Nhà nước về bảo hiểm xã hội và chức năng tổ chức sự nghiệp bảo hiểm xã hội được phân định rõ ràng Chức năng quản lí Nhà nước về bảo hiểm xã hội: Bộ lao động thương binh và xã hội lầ cơ quan của Chính phủ thực hiện việc quản lí Nhà nước về bảo hiểm xã hội, xây dựng và trình ban hành luật pháp về bảo hiểm xã hội, ban hành các văn bản pháp quyền về bảo hiểm xã hội thuộc thẩm quyền, hướng dẫn, kiểm tra thanh tra việc thực hiện bảo hiểm xã hội. 6.2 Chức năng tổ chức, quản lí, thực hiện sự nghiệp bảo hiểm xã hội theo luật định Hội đồng quản lí bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan quản lí cao nhất của bảo hiểm xã hội Việt Nam. Hội đồng quản lí bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ: chỉ đạo và giám sát, kiểm tra việc thu, chi, quản lí quỹ, quyết định các biện pháp để bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹbhx, thẩm tra quyết toán và thông qua dự toán hàng năm, kiến nghị với Chính phủ và cơ quan Nhà nước có liên quan bổ sung, sửa đổi các chính sách, chế đọ bảo hiểm xã hội, đề xuất việc bổ nhiệm, miễn nhiệm tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam. Thành viên của Hội đồng quản lí bao gồm: đại diện có thẩm quyền của Bộ lao động thương binh và xã hội, Bộ tài chính, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Tổng giảm đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam. Hội đồng quản lí bảo hiểm xã hội Việt Nam có chủ tich, một phó chủ tịch và các thành viên. Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng giám đốc trực tiếp quản lí và điều hành theo chế độ thủ trưởng được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương. Sơ đồ hệ thống tổ chức bảo hiểm xã hội Việt Nam Thủ tướng chính phủ Hội đồng quản lí BHXH BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương BHXH quận, huyện, thị xã Tổng giám đốc BHXH Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Các phòng, ban nghiệp vụ BHXH III. nguồn quỹ bảo hiểm xã hội và mục đích sử dụng 1. Nguồn quỹ bảo hiểm xã hội Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà nước. Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau: Người sử dụng lao động đóng góp. Người lao động đóng góp. Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm. Các nguồn khác: cá nhân và các tổ chức từ thiện ủng hộ, do lãi đầu tư phần quỹ nhàn rỗi. Trong nền kinh tế hàng hoá, trách nhiệm tham đóng góp bảo hiểm xã hội cho người lao động phân chia cho cả người lao động và người sử dụng lao động trên cơ sở quan hệ lao động. Về phía người sử dụng lao động, sự đóng góp một phần bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ tránh được thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với người lao động mà mình thuê mướn. Đồng thời nó góp phần giảm bớt tình trạng tranh chấp, kiến tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ- thợ. Về phía người lao động, sự đóng góp một phần để bảo hiểm xã hội cho mình vừa biểu hiện sự tự gánh chịu trực tiếp rủi ro của chính mình, vừa có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi một cách chặt chẽ. ở Việt Nam từ 1962 đến 1987, quỹ bảo hiểm xã hội chỉ được hình thành từ hai nguồn: các xí nghiệp sản xuất vật chất đóng góp 4,7% quỹ lương của xí nghiệp; phần còn lại do ngân sách Nhà nước đài thọ. Thực chất là không tồn tại quỹ bảo hiểm xã hội độc lập. Từ năm 1988 đến nay các đơn vị sản xuất kinh doanh đóng góp 15% quỹ lương của đơn vị. Sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/Chính phủ ngày 22/06/1993và Điều lệ bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 12/Chính phủ ngày 26/01/1995, trong các văn bản này đều quy định quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn sau: - Người sử dụng lao động bằng 15% so với tổng quỹ lương của những người tham gia bảo hiểm xã hội trong đơn vị. Trong đó 10% để chi trả các chế độ hưu trí, tử tuất và 5% để chi các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. - Người lao động đóng bằng 5% tiền lương tháng để chi các chế độ hưu trí và tử tuất. - Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động. - Các nguồn khác. Mức đóng góp bảo hiểm xã hội thực chất là phí bảo hiểm xã hội. phí bảo hiểm xã hội là yếu tố quyết định sự cân đối thu chi quỹ bảo hiểm xã hội. vì vậy, quỹ này phải được tính toán một cách khoa học để đảm bảo các nguyên tắc: cân bằng thu chi, lấy số đông bù số ít và có dự phòng. Mức phí xác định phải được cân đối với mức hưởng, với nhu cầu bảo hiểm xã hội và điều chỉnh sao cho tối ưu nhất. 2. Mục đích sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội. Quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng chủ yếu cho hai mục đích sau: - Chi trả và trợ cấp cho các chế độ bảo hiểm xã hội. - Chi phí cho sự nghiệp quản lí bảo hiểm xã hội. Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (IBO) quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng để trợ cấp cho các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội nhằm ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình họ, khi đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội gặp rủi ro. Thực chất là trợ cấp 9 chế độ mà Tổ chức này đã nêu lên trong công ước 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ: Chăm sóc y tế. Trợ cấp ốm đau. Trợ cấp thất nghiệp. Trợ cấp tuổi già. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Trợ cấp gai đình Trợ cấp sinh đẻ. Trợ cấp khi tàn phế. Trợ cấp cho người còn sống. Chín chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội tuỳ theo điều kiện kinh tế- xã hội mà mỗi nước tham gia vào công ước Giơnevơ, thực hiện khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau nhưng ít nhất phải thực hiện được ba c._.hế độ. Trong đó phải có ít nhất một trong năm chế độ: 3, 4, 5, 8, 9. ở Việt Nam, theo Nghị định 218/Chính phủ ngày 27/12/1961 của Hội đồng Chính phủ, chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên chức Nhà nước gồm: + Trợ cấp ốm đau. + Trợ cấp thai sản. + Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. + Trợ cấp hưu trí. + Trợ cấp mất sức lao động. + Trợ cấp tử tuất. Mỗi chế độ có quy định cụ thể điều kiện, mức hưởng trên cơ sở thời gian công tác, mức đóng góp, mức độ mất khả năng lao động… Theo“ Điều lệ bảo hiểm xã hội” ban hành kèm theo Nghị định 12/Chính phủ ngày 26/1/1995 và Nghị định số 45/CPngày 15/7/1995 của Chính phủ ban hành kèm theo điều lệ bảo hiểm xã hội đối với sỹ quan công nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và công an nhân dân, quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng để trợ cấp cho người tham gia bảo hiểm xã hội như: + Trợ cấp ốm đau. + Trợ cấp thai sản. + Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. + Hưu trí. + Trợ cấp tử tuất. Ngoài việc chi trả trợ cấp theo các chế độ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm xã hội còn được sử dụng cho chi phí quản lí như: tiền lương cho những người làm việc trong hệ thống bảo hiểm xã hội; khấu hao tài sản cố định, vaen phòm phẩm và một số khoản chi phí khác… Phần quỹ nhàn rỗi phải được đem đầu tư sinh lợi. Mục đích đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội là nhằm bảo toàn và tăng trưởng nguồn quỹ bảo hiểm xã hội phải bảo đảm nguyên tắc: an toàn, có lợi nhuận, có khả năng thanh toán và bảo đảm lợi ích kinh tế- xã hội. IV. Các chế độ bảo hiểm xã hội. Theo điều 2 của Điều lệ bảo hiểm xã hội Việt Nam, bảo hiểm xã hội nước ta hiện nay bao gồm 5 chế độ: Chế độ trợ cấp ốm đau Chế độ trợ cấp thai sản Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Chế độ hưu trí Chế độ tử tuất So với trước đây, chế độ trợ cấp mất sức lao động bị loại bỏ. Nội dung của 5 chế độ này được quy định thống nhất trong chương II của Điều lệ bảo hiểm xã hội. Mỗi chế độ bảo hiểm xã hội khi xây dựng đều căn cứ vào một loạt nâng cao cơ sở như: sinh học, kinh tế-xã hội, điều kiện và môi trường lao động. 1.Chế độ trợ cấp ốm đau Trợ cấp ốm đau là khoản trợ cấp bằng tiền đối với người được bảo hiểm khi bị ốm đau nhằm bù đắp một phần thu nhập mát đi do bị ốm đau phải nghỉ việc không có lương. Chế độ này đã giúp cho người lao động có được khoản trợ cấp thay thế thu nhập bị mất do không làm việc khi bị ốm đau, ổn định đới sống người lao động và gia đình họ. Tạo điều kiện để người lao động an tâm điều trị nhanh chóng phục hối sức khoẻ trở lại sản xuất và công tác góp phần duy trì và thúc đẩy sản xuất phát triển. Tránh được những hiện tượn lạm dụng và bình quân hoá trong việc xét trợ cấp. Đảm bảo công bằng giữa đóng và hưởng bảo hiểm xã hội, đồng thời có tính đến yếu tố san sẻ cộng đồng giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên trong qúa trình thực hiện vẫn còn một số vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu xem xét như: không quy định thời gian dự bị trước khi hưởng bảo hiểm xã hội, thời hạn hưởng tối đa chưa rõ, thủ tục danh mục các bệnh dài hạn quy định đã lâu cần phải bổ sung một số bệnh mới. 1. Chế độ trợ cấp thai sản Chế độ này bảo đảm cho người lao động nữ và trẻ sơ sinh được chăm sóc cần thiết và được bảo vệ mức sống cho hai mẹ con trong thời kỳ người mẹ sinh nở phải nghỉ việc. Chế độ này thể hiện sự quan tâm chăm sóc bảo vệ bà mẹ trẻ em của Nhà nước, của cộng đồng đối với lao động nữ. Tuy nhiên, qua thực tiễn, chế độ này còn một số điểm cần phải khắc phục như: còn đan xen giữa chính sách bảo hiểm xã hội với chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình, thời gian dự bị trước khi được hưởng cũng chưa có… 2. chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương bất kì bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây ra tử vong, xảy ra trong qúa trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động tác động đối với người lao động. Thực tiễn triển khai chế độ này ở nước ta trong những năm qua đã góp phần không nhỏ đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động không may bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Đồng thời chế độ này cũng quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với các trường hợp xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Mức độ trợ cấp của chế độ này dựa trên cơ sở tỷ lệ suy giảm khả năng lao động. Tuy vậy, cần phải xác định rõ hơn tai nạn lao động xáy ra trên đường đi từ nhà tới nơi làm việc và ngược lại, danh mục bệnh nghề nghiệp cần được phải bổ sung vì một số loại bệnh mới phát sinh nhưng chưa được xếp vào bệnh nghề nghiệp. 3. Chế độ hưu trí Hưu trí là một chế độ nhằm đảm bảo thực hiện quyền và quyền lợi hợp pháp của công dân sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ lao động với xã hội. Nó đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động khi họ đã hết tuổi lao động, về nghỉ hưu an dưỡng lúc tuổi già. Nó thể hiện sự quan tâm chăm sóc của Nhà nước , người sử dụng lao động đối với người lao động không những lúc trẻ mà cả lúc già yếu được nghỉ ngơi, thể hiện đạo lí của dân tộc, đồng thời phản ánh trình độ văn minh của một chế độ xã hội. Tuy vậy, chế độ này vẫn còn nhiều điểm nổi cộm cần khắc phục như: tuổi đời về hưu giữa các ngành, các nhóm lao động, những người hưởng trợ cấp một lần đưa vào chế độ là chưa hợp lí… Đây chỉ là sự trả lại một phần số tiền cho người lao động khi họ không còn quan hệ lao động nữa. 4. Chế độ tử tuất Chế độ tử tuất là chế độ bảo hiểm xã hội đối với thân nhân của người được bảo hiểm khi người được bảo hiểm chết. Chế độ tử tuất bao gồm trợ cấp tiền mai táng và tiền tuất. Đây là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội mang tính nhân đạo nhất. Chế độ này giúp cho thân nhân người chết có được khoản trợ cấp bù đắp một phần thiếu hụt thu nhập của gia đìnhdo người lao động bị chết. Tuy vậy, việc quy định đối tượng được hưởng bao gồm cả bố mẹ bên vợ, bên chồng là chư hợp lý, chưa bóc tách các chế độ ưu đãi xã hội ra khỏi chế độ hưu trí. V. Vị trí, ý nghĩa tác dụng của bảo hiểm xã hội bảo hiểm xã hội là một bộ phận quan trọng của chính sách bảo hiểm Thực hiện chức năng, Nhà nước của dân do dân và vì dân, lấy những lợi ích, tự do, hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu và động lực hoạt động. Công bằng xã hội là hạt nhân của chính sách xã hội, là cái đích mà chính sách xã hội cần đạt đến. Sự can thiệp điều tiết của Nhà nước đối với các vấn đề xã hội trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, của nền công nghiệp hiện đại ngày càng cần thiết phải mở rộng. Như đã nói ở trên, việc bảo vệ người lao động trước những rủi ro ngẫu nhiên ngày xưa thì do cá nhân và xã hội tự điều chỉnh, nằm ngoài phạm vi tác động của Nhà nước. Nhưng càng về sau, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trog cơ chế bảo hiểm xã hội đòi hỏi Nhà nước cần phải có sự can thiệp và điều chỉnh một cách nhất định. Nhà nước sử dụng pháp luật và bảo đảm việc thực hiện những quyền xã hội của người lao động. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã khẳng định rõ phương hướng lớn của chính sách xã hội là: phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, kết hợp tốt giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội. Bảo hiểm xã hội xuất hiện lâu đời đã trở thành một địa hạt kinh tế rất quan trọng có quan hệ chặt chẽ với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, huy động một khối lượng tiền tệ đáng kể, tốc độ năm sau cao hơn năm trước rất lớn. Đối với những nước dân số trẻ, nguồn thu bảo hiểm xã hội hoặc an toàn xã hội trong đó có bảo hiểm xã hội là một nguồn tiền tiết kiệm nội bộ quan trọng, đó cũng chính là một trong những nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Tác dụng của bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Mục đích của bảo hiểm xã hội là bảo đảm những điều kiện vật chất, tinh thần cho người lao động và gia đình họ, nhằm giảm bớt những khó khăn, ổn định đời sống khi họ gặp phải những tai nạn rủi ro, hiểm hoạ khác. Bảo hiểm xã hội vừa thể hiện tính nhân đạo xã hội, vừa thể hiện trách nhiệm xã hội với người lao động. Người lao động là những người tham gia vào quá trình sản xuất, quá trình tạo ra của cải vật chất và sản phẩm dịch vụ phục vụ lợi ích xã hội. Bởi vậy, xã hội phải có trách nhiệm chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần của họ, không chỉ khi khoẻ mạnh tham gia vào lao động sản xuất, mà ngay cả khi gặp tai nạn rủi ro làm giảm hoặc mất nguồn thu nhập. Thông qua bảo hiểm xã hội, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước, của cộng đồng xã hội đối với người lao động, góp phần tăng cường quản lí lao động, thúc đấy sản xuất phát triển. Tác dụng của bảo hiểm xã hội đối với người lao động Bảo hiểm xã hội cũng phục vụ lợi ích của người sử dụng lao động vì góp phần duy trí hoà bình và ổn định trong lao động, ổn định trong xã hội. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động là để đáp ứng nhu cầu của người lao động khi họ làm việc cho người sử dụng lao động, nhưng cả khi họ không còn đủ sức để được hưởng lương. Chính là thông qua cơ chế bảo hiểm xã hội mà sự chuyển giao tiền lương giữa hai hoàn cảnh đó được thực hiện. Người lao động là lớp người dễ rơi vào những hoàn cảnh rủi ro nhất. Số người may mắn trong số người lao động không thể đủ sức để đùm bọc được số người gặp rủi ro. Gánh nặng đó được trải rộng, càng rộng càng tốt cho người lao động. Người sử dụng lao động là lớp người thường có hoản cảch may mắn thuận lợi nhiều hơn. Sự đóng góp thêm của người sử dụng lao động chính là nhằm san sẻ bớt gánh nặng đó, là nhân danh tính đoàn kết xã hội, là căn cứ vào thực tế khả năng thanh toán của mối bên. Phần phí bảo hiểm xã hội mà người sử dụng lao động đóng thêm cho người lao động được hoạch toán vào giá thành sản phẩm, người lao động có thể nâng thêm giá bán hàng hoá và cuối cùng thì người tiêu dùng phải gánh chịu chứ không phải là người sử dụng lao động gánh chịu. Người lao động được bảo hiểm thì yên tâm phấn khởi làm việc, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, góp phần giữ vững thậm chí làm tăng lợi nhuận của người sử dụng lao động, có lợi cho cả hai bên. Sự phát triển và hoàn thiện của bảo hiểm xã hội gắn liền với sự phát triển của sức sản xuất, tiến bộ khoa học-kĩ thuật và tiến bộ xã hội, góp phần củng cố sự ổn định và an toàn xã hội. Phần II Thực trạng vấn đề thu quỹ bảo hiểm xã hội I. Những thành tựu bảo hiểm xã hội Việt Nam đạt được trong thời gian vừa qua (từ năm1995 đến nay) Bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm đảm bảo an sinh xã hội và quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao động khi gặp rủi ro phải tạm thời hoặc vĩnh viễn mất khả năng lao động. Cùng với sự đổi mới toàn diện và sâu sắc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội chung, từ năm 1995 công tác bảo hiểm xã hội ở nước ta cũng đã chuyển sang một cơ chế thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội hoàn toàn mới so với trước đây. Những nội dung chủ yếu của sự đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội là: Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội Hình thành một quỹ bảo hiểm xã hội tập trung, độc lập do người lao động và người sử dụng lao động đóng góp để chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Thành lập hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam từ trung ương đến cấp quận, huyện, thị xã để thực hiện công tác bảo hiểm xã hội Qua hơn 5 năm thực hiện, đến nay có thể khẳng định rằng những quan điểm nội dung và phương pháp đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với mục tiêu đổi mới toàn diện đất nước. Công tác bảo hiểm xã hội đã từng bước khẳng định tầm quan trọng và vị thề của mình đối với việc phát triển kinh tế-xã hội củađất nước cũng như việc đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao động bằng những kết quả cụ thể, to lớn trong thực tiễn xã hội. Mở rộng đối tựng tham gia bảo hiểm xã hội Thời kì trước năm 1995, do hoàn cảnh đất nước nên việc thực hiện bảo hiểm xã hội cơ bản do Nhà nước bao cấp. Đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội chủ yếu là người lao động thuộc khu vực Nhà nước. Các đơn vị sử dụng lao động chỉ phải đóng một phần rất ít nhưng vẫn được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Từ ngày 01/01/1995 đến nay, khách hàng không còn sự phân biệt giữa người trong biên chế Nhà nước hay nbnggoài biên chế. Vì thế, khong chỉ sôa cán bộ công nhân viên chức thuộc khu vực Nhà nước và các lực lượng vũ trang mà còn được áp dụng bát buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng 10 lao động trở lên. Tất cả người lao động thuộc đối tượng quy định đều có quyền tham gia bảo hiểm xã hội. Việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội dã động viên mọi người lao động yên tâm làm việc ở các thành phần kinh tế khác nhau. Thúc đẩy thị trường lao động phát triển, đồng thời cũng tạo nên sự công bằng trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế. Nhờ vào việc mở rộng đối tượng tham gia, nên số người đóng bảo hiểm xã hội ngày càng tăng. Năm 1995 có 2,2 triệu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, đến năm 1999 là gần 4 triệu người tăng 81% so với năm1995 Năm Số LĐTGBHXH(người) Tỉ lệ% (năm sau/năm trước) Tỉ lệ tăng(%) 1995 2.275.998 ắ ắ 1996 2.821.414 123,9 23,9 1997 3.162.352 112,1 12,1 1998 3.355.389 106.1 6,1 1999 3.834.372 114.3 14,3 (Nguồn báo cáo tình thình thu BHXH-BHXH Việt Nam) Bảng số liệu trên cho thấy số lao động tham gia bảo hiểm xã hội qua các năm đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt số lao động năm 1996- một năm sau khi thực hiện Điều lệ bảo hiểm xã hội tăng 545.446 người đạt 123,9% so với năm 1995. Đến năm 1999 số người tham gia bảo hiểm xã hội là 3.834.372 người tăng 1.558.374 người so với năm 1995 và tỉ lệ là 68,5%. Trong khi đó số lao động làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân ngoài quốc doanh có tốc độ tăng cao nhất. Cụ thể là: Năm Số người TGBHXH (người) 1995 30.063 1996 56.218 1997 84.058 1998 112.685 Với tốc độ tăng bình quân 60%/năm Tiếp đến là tốc độ tăng của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài Năm Số người TGBHXH (người) 1995 78.791 1996 125.889 1997 214.596 1998 242.108 (Nguồn tạp chí BHXH số 2/2000) Từ những con số trên cho thấy việc ban hành và áp dụng Điều lệ bảo hiểm xã hội về việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hộ ở nước ta trong những năm qua là vô cùng đúng đắn và phù hợp với mục tiêu đổi mới toàn diện đất nước tạo cho bảo hiểm xã hội hình thành được một quỹ bảo hiểm xã hội tập trung, hoạch toán độc lập với ngân sách Nhà nước. Chủ động chi trả cho người lao động góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách trong việc chi trả cho các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội, và đặc biệt là bảo đảm được nguyên tắc số đông bù số ít trong bảo hiểm . Công tác thu bảo hiểm xã hội Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nội dung hoạt động bảo hiểm xã hội đã có những thay đổi quan trọng. Một trong những thay đổi đó là việc xây dựng quỹ bảo hiểm xã hội độc lập với nhân sách Nhà nước. Trước đây quỹ này thực chất là không tồn tại về mặt tài chính, được bao cấp gần như triệt để. Việc trhực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội do nguồn góp của các doanh nghiệp từ ngân sách Nhà nước. Từ năm 1962 đến năm 1987 mức đóng gióp là 4,7% so với tổng quỹ lương, từ năm 1987 đến thời điểm quý III năm 1992 là 13%. Việc quản lí quỹ do Bộ lao động thương binh và xã hội thu 8% (trước năm 1987 thu có 1%) để chi cho 3 chế độ: hưu trí, mất sức lao động, tử tuất, còn lại do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thu 5% để chi trả cho 3 chế độ ngắn hạn: ốm dau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Qua nhiều năm, việc đóng góp bảo hiểm xã hội chỉ đạt 5% mức quy định. Trong những năm gần đây, ở những đơn sản xuất gặp khó khăn, làm ăn thua lỗ thì việc nộp thiếu, nộp chậm là phổ biến, dẫn đến tình trạng thu không đủ chi, 80% kinh phí chi trả phải lấy từ ngân ssách Nhà nước. Có thể thấy rõ vấn đề thu quỹ bảo hiểm xã hội thời kì 1964-1991 qua bảng sau Năm %thu BHXH so với chi (%) % ngân sách NN trợ cấp (%) Năm %thu BHXH so với chi (%) % ngân sách NN trợ cấp(%) 1964 95,3 4,7 1978 20,9 79,1 1965 62,6 37,4 1979 17,9 82,1 1966 58,4 41,6 1980 15,8 84,2 1967 52,5 47,5 1981 10,8 89,2 1968 45,2 54,8 1982 8,1 91,9 1969 41,2 58,8 1983 6,1 93,9 1970 29,7 70,3 1984 6,4 83,6 1971 19,8 80,2 1985 3,0 97,0 1972 15,6 84,4 1986 3,3 96,7 1973 15,7 84,3 1987 2,33 97,67 1974 15,8 84,2 1988 29,05 70,95 1975 15,5 84,5 1989 32,59 67,41 1976 16,8 83,2 1990 26,18 73,82 1977 16,7 83,3 1991 15,07 84,93 ( Nguồn chuyên gia ILO) Qua bảng trên ta thấy thực trạng quỹ bảo hiểm xã hội phần lớn do ngân sách Nhà nước bù đắp, trong khi đó nền kinh tế của chúng ta lại quá thấp kém, do vừa trải qua hai cuộc chiến tranh tàn phá. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, hiện nay quỹ bảo hiểm xã hội hoạt động trên nguyên tắc tự trang trải các chi phí. Nhờ vậy 5 năm qua, kể từ khi đổi mới chính sách (01/01/1995) bảo hiểm xã hội là một chặng đường không ít khó khăn mà bảo hiểm xã hội đã vượt qua, đã tự khẳng định mình và không ngừng lớn mạnh. Có thể nói trong 5 năm qua, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố và toàn ngành đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ và có một ý nghĩa rất quan trọng. Những kết quả đó được chứng minh thông qua công tác thu bảo hiểm xã hội. Nếu so sánh kết quả thu bảo hiểm xã hội với thời điểm trước khi bảo hiểm xã hội Việt Nam được thành lập thì kết quả thu bảo hiểm xã hội đã tăng lên rất nhiều. Đánh giá qua các mặt hoạt động của công tác thu bảo hiểm xã hội trong những năm qua, chúng ta thấy: việc hoàn thiện hệ thống cung cấp văn bản quy định làm tiền đề cho công tác thu bảo hiểm xã hội rất được quan tâm chú trọng. Kết quả đạt được đã khẳng định phần nào sự trưởng thành của hoạt động thu bảo hiểm xã hội. Cụ thể là: Năm Tổng số thu (triệu) Tỉ lệ%(nămsau/năm trước) Tỉ lệ tăng(%) 1995 1.500.000 ắ ắ 1996 2.569.733 171,32 71,32 1997 3.554.848 138,34 38,34 1998 3.824.181 107,58 7,58 1999 4.188.382 109,52 9,52 (Nguồn: Tạp chí BHXH số 2/2000) Từ bảng số liệu trên cho thấy tổng số thu bảo hiểm xã hội năm 1998 so với năm 1995 tăng 2.324.181 triệu đồng đạt 245,95%, năm 1999 bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thu được 4.188.382 triệu đồng đạt 109,52% kế hoạch năm. Đặc biệt nếu so sánh với năm 1994 là năm trước khi đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội tập trung, hoạch toán với ngân sách Nhà nước, làm giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước trong việc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội để có điều kiện đầu tư vào lĩnh vực kinh tế-xã hội cần thiết khác. Nguyên nhân Công tác thu bảo hiểm xã hội được xác định là điều kiện tiên quyết cho việc hình thành và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội. Vì vậy, ngay từ khi mới thành lập, trên cơ sở danh sách các đơn vị sử dụng lao động bận bàn giao từ cơ quan lao động thương binh và xã hội, tài chính và liên đoàn lao động. Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố đã tập trung nắm tình hình hoạt động và sử dụng lao động của các đơn vị có trong danh sách được bàn giao, cũng như các đơn vị ngoài danh sách bàn giao nhưng trong diện phải tham gia bảo hiểm xã hội theo qui định cuả luật. Nhờ có sự cố gắng trên, trong 5 năm qua toàn nghành luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch thu bảo hiểm xã hội do Nhà nước giao. Những kết quả đạt được ở trên là nhờ công tác quản lí thu bảo hiểm xã hội từng bước đi vào nề nếp, người lao động ý thức được trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội. Công tác thu bảo hiểm xã hội của các tỉnh, thành phố ngày một hoàn thiện; tuyên truyền, vận động và phối hợp với các ban, nghành liên quan trong việc thực hiện công tác bảo hiểm xã hội được đảm bảo. Trình độ cán bộ không ngừng được nâng cao. Bảo hiểm xã hội các tỉnh thành phố đã từng bước áp dụng công nghệ tin học vào việc quản lí thu bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, còn do một số nguyên nhân sau: - Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố đã kết hợp công tác giải quyết chế độ chính sách bảo hiểm xã hội với công tác thu. Vì vậy, làm tăng thêm ý thức trách nhiệm của các đơn vị sử dụng lao động trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Tuy nhiên, trong các năm 1995, 1996 vẫn còn một số ý kiến chưa đồng tình với cách làm trên của cơ quan bảo hiểm xã hội, đến nay các đơn vị sử dụng lao động và người lao động đã nhận thức được việc thực hiện nguyên tắc có đóng bảo hiểm xã hội mới được hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội là việc làm cần thiết và hoàn toàn phù hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội. - Việc triển khai công tác cấp sổ bảo hiểm xã hội đã tạo được niềm tin cho người lao động, cũng thông qua công tác này bảo hiểm xã hội của các tỉnh, thành phố đã phát hiện kịp thời các trường hợp khai giảm số lao động và quỹ tiền lương của các đơn vị sử dụng lao động, tạo điều kiện truy thu một số lượng lớn tiền đóng bảo hiểm xã hội còn nợ đọng. - Chỉ thị 15/CT ngày 26/5/1997 của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đã có tác dụng rất tích cực trong việc thúc đẩy sự quan tâm của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác bảo hiểm xã hội, đặc biệt là trong công tác thu. ở hầu hết các địa phương việc thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội đã được qui định là một trong các tiêu chuẩn cơ bản để xét danh hiệu chi bộ, Đảng bộ trong sạch, vững mạnh và các hình thức khen thưởng khác. Kết quả nổi bật về công tác thu bảo hiểm xã hội trong những năm qua là số lao động tham gai và số thu bảo hiểm xã hội ngày càng tăng, mặc dù các kinh doanh trong và ngoài nước có những tác động không thuận lợi tới công tác thu. Thu bảo hiểm xã hội ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh Từ khi thành lập đến nay các đơn vị trong hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai tích cực công tác thu bảo hiểm xã hội, đạt được những thành tích rất đáng phấn khởi. Kết quả công tác thu năm sau cao hơn năm trước đã khẳng định tính tất yếu của sự ra đời và đảm bảo cho sự tồn tại của hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trong đó công tác thu bảo hiểm xã hội ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng đã đạt được những kết quả bước đầu. Thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn được quan tâm vì số lao động làm việc trong khu vực này chiếm tỷ trọng lớn so với tổng số lao động làm việc trong cả nước. Từ khi bắt đầu hoạt động, bảo hiểm xã hội Việt Nam .liên tục triển khai các cuộc hội thảo về thu bảo hiểm xã hội ngoài quốc doanh tại Trung ương và các tỉnh thành phố; phối hợp với các ban, nghành liên quan, tuyên truyền vận động các chủ sử dụng có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động và người lao động nắm được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gai bảo hiểm xã hội. Tính theo số liệu tổng hợp qua 2 năm 1997- 1998 cho thấy: 1997 1998 %1997so với tổng số cả nước 1998 Số đơn vị 2.358 triệu 3.147 triệu - - Số lao động 84.058 triệu 122.685 triệu 3,6% 3,7% Số đã thu 72.414 triệu 118.902 triệu 2,8% 3,6% Số nợ đọng 6.001 triệu 14.716 triệu - - (Nguồn tạp chí bảo hiểm xã hội số 2/2000) Như vậy, công tác thu bảo hiểm xã hội đối với khu vực ngoài quốc doanh, năm 1998 so với năm 1997 tăng 789 đơn vị, số lao động tăng 38.627 lao động, tổng số thu bảo hiểm xã hội năm 1998 so với năm 1887 tăng 46.488 triệu đồng bằng 64,2%. Song nếu so sánh với tổng số đơn vị ngoài quốc doanh thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội mới chỉ là con số rất nhỏ trên tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện đang hoạt động, số thu bảo hiểm xã hội ngoài quốc doanh so với tổng số thu bảo hiểm xã hội của toàn nghành còn thấp năm 1997 là 2,8% và năm 1998 là 3,6%. Tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội còn cao so với tổng số bảo hiểm xã hội phải nộp, theo số liệu báo cáo của các tỉnh, thành phố đến quý 2/1999 tổng số DNNQD hiện đang tham gia bảo hiểm xã hội còn nợ 16.635 triệu đồng. Thu bảo hiểm xã hội ở một số tỉnh, thành phố. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội: Năm 1999 lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước không tăng do số lao động nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội nhiều, một số doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang cổ phần, lao động giảm. số lao động do mở rộng sản xuất thu hút thêm không nhiều, khu vực liên doanh với nước ngoài do không tiêu thụ được sản phẩm, lao động giảm cùng với việc giảm tiền lương làm cho tổng quỹ lương của hai khu vực bị hạn chế dẫn đến hanj chế nguồn thu bảo hiểm xã hội so với tổng quỹ tiền lương. Trong khi đó khu vực doang nghiệp tư nhân tham gia đóng bảo hiểm xã hội tăng cùng với số lao động đi làm việc ở nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội và cán bộ xã phường hưởng sinh hoạt phí có đóng bảo hiểm xã hội đã làm cho số thu bảo hiểm xã hội năm 1999 đạt và vượt mức thu năm 1998. Đến cuối tháng 12/1999 Hà Nội có 381.632 người đăng ký danh sách tham gia bảo hiểm xã hội thuộc 4.126 đơn vị, cơ quan đóng trên địa bàn so với cuối tháng 12/1998 tăng 13.324 người. Kết quả thu cả năm đạt 456,561 tỷ đồng chia ra: Khối Số đơn vị Số người Số tiền thu được (tỷ đồng) Hành chính sự nghiệp 1.925 123.565 123,450 Doanh nghiệp Nhà nước 1.273 227.856 204,811 Văn phòng đại diện 205 1.130 22 Liên doanh 302 18.919 92,5 Tư nhân 268 6.781 7,3 Phường, xã hưởng SHP 146 1.917 1,5 Đi lao động nước ngoài 7 1.464 5 Cộng toàn thành phố 4.126 381.632 456,561 (Nguồn: báo cáo kết quả công tác năm 1999 và nhiệm vụ năm 2000 của BHXH TP Hà Nội) Nhìn chung việc đóng bảo hiểm xã hội đã được các đơn vị sử dụng lao động thực hiện khá hơn trước và trải đếu các tháng trong năm, song số đơn vị nợ hoặc đóng chậm vẫn còn nhiều. - Thu bảo hiểm xã hội doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở một số tỉnh, thành phố Qua hơn 3 năm thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đói với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã có chuyển biến đáng kể cả về lượng cũng như về chất. Người lao động làm việc thuộc khu vực này tham gia bảo hiểm xã hội mỗi năm một tăng. Quyền lợi và trách nhiệm về bảo hiểm xã hội giữa các bên: người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội từng bước được củng cố góp phần nâng cao hiệu lực pháp luật. Trong đó, một số tỉnh, thành phố có nhiều biện oháp hữu hiệu quản lí thu bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế ngoài quốc doanh như: bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh phân cấp quản lí thu bảo hiểm xã hội doanh nghiệp ngoài quốc doanh cho bảo hiểm xã hội quận, huyện. Do khu vợc kinh tế ngoài quốc doanh ở Thành phố Hồ Chí Minh đông về số lượng đơn vị nhưng nhỏ về quy mô hoạt động, lại gắn kết với hoạt động quản lí Nhà nước ở cấp quận huyện nên bảo hiểm xã hội Thành phố chọn đơn vị hành chính xã, phường làm điểm để điều tra, quản lí. Một mặt, xây dựng và ban hành cơ chế phối hợp với các ngành lao động thương binh và xã hội , liên đoàn lao động Thành phố, phòng kinh tế, thuế… để nắm được tình hình sản xuất, sử dụng lao động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Mặt khác, tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội đến với người lao động. Bảo hiểm xã hội tỉnh An Giang ngay từ thàng 08/1996 đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ra chỉ thị về việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng trên 10 lao động. Trên cơ sở đó, bảo hiểm xã hội An Giang xây dựng các kế hoạch thực hiện, đặt ra mục đích, yêu cầu và các bước thực hiện. Bảo hiểm xã hội An Giang còn chủ động tham mưu cho UBND tỉnh, huyện ban hành quyết định về tổ chức kiêm tra việc chấp hành Luật lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó nội dung trọng tâm là thực hiện chính sách thu nộp bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội Thành phố Hải Phòng tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ và chính quyền địa phương, tham mưu cho UBND Thành phố ban hành chỉ thị đối với tất cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất đến tháng 07/1999 phải thực hiện thu nộp bảo hiểm xã hội và giao cho các cấp, các ngành kiểm tra đôn đốc thực hiện. Ngoài ra, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố khác cũng đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm thúc đẩy việc quản lí, đôn đốc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia bảo hiểm xã hội để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên kết quả thu bảo hiểm xã hội khu vợc kinh tế ngoài quốc doanh hiện nay vẫn còn tập trung chủ yếu ở một số tỉnh, thành phố lớn, cụ thể như biểu đồ sau: 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 0 TPHCM B dương Hà nội Q ninh đồngnai BR-VT LONGAN H phòng Cần thơ A GIANG 65803 55227 6290 11147 3331 4864 2846 1774 1129 5055 4956 2261 1591 4340 931 876 1342 726 2981 1554 Tỉnh, t phố Số LĐ tham gia BHxh(người) Số người tham gia bhxh năm 1997 Số người tham gia bhxh năm 1998 Bảng1: Số người tham gia BHXH ở 10 tỉnh, thành phố năm 1997 và 1998 836.656 52743.794 67867.491 3335.883 7439.692 5198.946 5891.451 820.611 3206.011 1472.318 2373.391 2039.398 2273.719 1942.466 2247.569 892.195 1429.589 633.848 1123.587 479.298 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 tphcm b dương hà nội q ninh đồng nai br-vt long an h phòng cần thơ a giang Số thu bhxh năm 1997 Số thu bhxh năm 1998 Số thu bhxh(nghìn đồng) Bảng2: Số thu BHXH ở 10 tỉnh, thành phố năm 1997 và 1998 (Nguồn:Tạp chí BHXH tháng 4/2000) Phân tích kết quả từ hai biểu đồ trên cho thấy, chỉ tính riêng 10 tỉnh, thành phố đã thu bằng 96,06% số thu bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của cả nước. Tổng số lao động tham gia 100.696 người chiếm 89,72% tổng số lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 1997 mới có 2305 doanh nghiệp trong tổng số 24571 doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia bảo hiểm xã hội bằng 9,4%. Năm 1998 số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia bảo hiểm xã hội có tăng lên là 3136 doanh nghiệp nhiều hơn so với năm 1997 là 831 đơn vị tăng 36%. Số lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia bảo hiểm xã hội ở cả 10 tỉnh, thành phố năm 1998 đều tăng hơn so với năm 1997. Đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh và Thành phố Hải Phòng, tỉ lệ tham gia bảo hiểm xã hội năm 1998 so với năm 1997 là 192%, tiếp đến là tỉnh Cần Thơ 185% và Bình Dương là 177%. Về số thu bảo hiểm xã hội ở các tỉnh năm 1998 so với năm 1997 cũng đều tăng lên một cách đáng kể. Trong đó dẫn đầu là tỉnh Quảng Ninh t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35012.doc
Tài liệu liên quan