lời nói đầu
Trong thời gian qua vấn đề tạo việc làm cho người lao động là một vấn đề hết sức bức xúc được Đảng, Nhà nước quan tâm rất nhiều. Đã có nhiều chương trình hỗ trợ trực tiếp cho người lao động giúp họ tìm được việc làm. Số người có việc làm ngày một tăng và tỷ lệ thất nghiệp ngày một giảm đi. Cơ cấu theo ngành nghề và chất lượng lao động có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên không phải địa phương nào cũng đều đạt được những kết quả tốt. Mà mỗi vùng, mỗi địa phương lại có những đặc đ
83 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở thành phố Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm kinh tế xã hội khác nhau, do đó phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương để đưa ra các biện pháp, hiệu quả phù hợp.
Hải Dương nói chung và thành phố nói riêng thì vấn đề mà tỉnh và thành phố đang hết sức quan tâm và nỗ lực giải quyết là xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là vấn đề tạo việc làm nhằm phát triển kinh tế xã hội của thành phố góp phần phát triển đất nước. Thành phố Hải Dương trong những năm qua đã cùng các cơ quan ban ngành đoàn thể và người lao động triển khai nhiều hoạt động quan trọng để tạo việc làm thu hút người lao động. Tuy vậy tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị vẫn còn cao, thời gian thiếu việc làm ở nông thôn còn nhiều. Tình hình tạo việc làm cho người lao động kiểm soát chưa chặt chẽ.
Xuất phát từ thực tế trên, vì vậy trong thời gian thực tập tại sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương, với cương vị là sinh viên chuyên ngành kinh tế lao động em xin chọn đề tài: "Vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở thành phố Hải Dương" làm luận văn tốt nghiệp. Qua đây em cũng xin được đề xuất một vài giải pháp cho vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở thành phố.
Luận văn của em gồm có ba phần:
Chương I: Việc làm và sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động.
Chương II: Phân tích thực trạng tạo việc làm cho người lao động ở thành phố Hải Dương.
Chương III: Các giải pháp tạo việc làm cho người lao động ở thành phố Hải Dương.
Chương i:
việc làm và sự cần thiết phải tạo việc làm
cho người lao độnG
i. khái niệm lao động và nguồn lao động
Lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người, là một hoạt động diển ra giữa con người và giới tự nhiên.
Theo Mác: “ Lao động trước hết là quá trình diễn ra giữa con người và giới tự nhiên, là quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình con người làm trung gian và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”. Trong quá trình tác động vào giới tự nhiên, con người phải sử dụng công cụ, thiết bị để tác động nhằm biến đổi tự nhiên thành những vật thể nhằm đáp ứng nhu cầu của mình.
Sức lao động là toàn bộ thể chất và tinh thần của con người tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được con người đó đem ra sử dụng mỗi khi sản xuất một giá trị sử dụng nào đó.
Như vậy lao động chính là việc sử dụng sức lao động, quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động.
Nguồn lao động
Nguồn lao động là nguồn lực về con người, trước hết là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường.
Nguồn lao động với tư cách là yếu tố cho sự phát triển kinh tế xã hội, là khả năng lao động của xã hội, được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm những dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động. Cũng có thể hiểu là sự tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào qúa trình lao động. Có nhiều quan điểm khác nhau về xác định quy mô nguồn lao động.
Nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động và có khả năng tham gia lao động không kể đến trạng thái có việc làm hay không.
Nguồn lao động được xem xét trên hai góc độ, đó là số lượng và chất lượng. Số lượng nguồn lao động được biểu hiện thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn lao động. Nó liên quan mật thiết đến các chỉ tiêu về quy mô và tốc độ tăng dân số. Chất lượng lao động được đánh giá trên các mặt như sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực phẩm chất, đạo đức… của người lao động.
Hiện nay trên thế giới việc xác định giới hạn độ tuổi của nguồn lao động là không thống nhất. Tuỳ từng điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà người ta có thể có các quy định về giới hạn tuổi trong độ tuổi lao động sao cho hợp lý. ở Việt Nam, giới hạn tuổi trong độ tuổi lao động quy định nam từ đủ 15tuổi – 60 tuổi, nữ từ đủ 15 – 55 tuổi.
Để nghiên cứu về vấn đề tạo việc làm, ta sẽ đi nghiên cứu một số khái niệm về việc làm như sau:
II. Việc làm
*Các khái niệm
Việc làm là một khái niệm thuộc phạm trù hoạt động thực tiễn của con người. Mọi hoạt động lao động được biểu diễn đa dạng và sinh động qua các dạng việc làm trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Chính vì vậy để hiểu rõ khái niệm việc làm, chúng ta xuất phát từ khái niệm người có việc làm.
Tại Hội nghị lần thứ 13 năm 1983 tổ chức lao động thế giới ( ILO ) đưa ra quan niệm: " Người có việc làm là những người làm nột việc gì đó, có được trả công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình, không nhận được tiền công hay hiện vật".
Như vậy, người có việc làm là những người lao động ở tất cả các khu vực ( công và tư ) có thu nhập đem lại nguồn sống cho bản thân và gia đình xã hội. Đây là khái niệm đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.
Khi tiến hành các cuộc điều tra thống kê về lao động và việc làm, khái niệm này được cụ thể hoá bằng các tiêu thức khác nhau, tuỳ thuộc vào mỗi nước trên thế giới đặt ra. Trong đó có thể chia làm hai nhóm:
Nhóm thứ nhất: Là nhóm có việc làm và đang làm việc, đó là những người đang làm bất cứ công việc gì được trả công hoặc làm việc trong các trang trại hay cơ sở sản xuất kinh doanh của gia đình.
Nhóm thứ hai: Là những người có việc làm nhưng hiện không làm việc, đó là những người có việc làm nhưng hiện đang nghỉ ốm hoặc các lý do cá nhân khác.
Những người không thuộc hai nhóm trên được gọi là những người không có việc làm. Từ sự tiếp cận trên, chúng ta dễ dàng tiếp cận các khái niệm việc làm, việc làm đầy đủ, việc làm không đầy đủ và thất nghiệp. Phân tích những khái niệm này không chỉ có ý nghĩa nhận thức mà còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong việc thống kê việc làm và đưa ra chính sách việc làm cho người lao động.
Sau khi tiến hành điều tra ở một số nơi tuy chưa có khái niệm thống nhất và chuẩn mực về việc làm, chưa có hệ thống kê theo dõi việc làm và đăng ký thất nghiệp nên các báo cáo đưa ra tình hình thất nghiệp, việc làm khác nhau.
Theo điều 13 bộ luật lao động nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nêu rõ: "Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm". Như vậy một hoạt động được coi là việc làm nếu nó đáp ứng được hai tiêu chuẩn:
-Đó là hoạt động không bị pháp luật ngăn cấm.
-Hoạt động đó phải đem lại thu nhập cho người lao động.
Việc chuẩn và lượng hoá khái niệm việc làm tạo ra cơ sở thống nhất trong lĩnh vực điều tra nghiên cứu và hoạch định chính sách về việc làm.
Theo khái niệm trên, việc làm là hoạt động được thể hiện trong ba dạng sau:
Thứ nhất: Hoạt động lao động để nhận tiền công hoặc tiền lương bằng tiền mặt hay hiện vật.
Thứ hai: Hoạt động lao động để thu lợi nhuận cho bản thân.
Thứ ba: Làm công việc cho hộ gia đình của mình, không được trả thù lao dưới mức tiền công, tiền lương cho công việc đó. Bao gồm sản xuất nhà nước trên ruộng đất do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ sở hữu, quản lý hay có quyền sử dụng hoặc hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ làm chủ hoặc quản lý.
Như vậy khái niệm việc làm được mở rộng và tạo ra khả năng to lớn giải phóng tiềm năng lao động tạo việc làm cho nhiều người lao động.
Việc làm có thể hiểu là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất hoặc phương tiện sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Theo quan điểm này thì việc làm bao gồm:
Thứ nhất: Là sự biểu hiện của hai yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất.
Thứ hai: Lấy lợi ích vật chất, tinh thần mà các hoạt động đó đem lại, xem xét hoạt động đó có được coi là việc làm hay không.
Từ đó ta có việc làm là trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất. Sự phù hợp này thể hiện trên cả mặt số lượng và chất lượng thông qua tỷ lệ giữa chi phí ban đầu C và chi phí lao động V. Quan hệ tỷ lệ này phù hợp với trình độ công nghệ của sản xuất. Khi trình độ kỹ thuật công nghệ thay đổi thì quan hệ này cũng thay đổi theo.
VLđ C/V
Trong đó: VL: việc làm
C: tư liệu sản xuất
V: lực lượng lao động
Khái niệm việc làm đầy đủ:
Việc làm đầy đủ là sự thoả mãn nhu cầu về việc làm cho bất cứ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân hay việc làm đầy đủ là trạng thái mà mỗi người có khả năng lao động, muốn làm việc thì đều có thể tìm được việc làm trong một thời gian tương đối ngắn.
Khái niệm thiếu việc làm
Thiếu việc làm là việc làm không tạo điều kiện, không đòi hỏi người lao động sử dụng hết thời gian lao động làm việc theo chế độ và mang lại thu nhập dưới mức tối thiểu.
Người thiếu việc làm là người trong tuần lễ điều tra có số giờ làm việc dưới mức quy định chuẩn cho người có đủ việc làm vàcó nhu cầu làm thêm.
*Thiếu việc làm có hai dạng:
Thiếu việc làm vô hình: Là khi thời gian sử dụng cho sản xuất kinh doanh không có hiệu quả dẫn đến thu nhập thấp, người lao động phải làm việc bổ sung thêm để tăng thu nhập. Người thiếu việc làm vô hình là người có thời gian làm việc tuy đủ hoặc vuợt mức chuẩn quy định về đủ số giờ làm việc trong tuần lễ điều tra nhưng việc làm có năng suất thấp, thu nhập thấp, công việc không phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ và họ có nhu cầu tìm việc làm thêm.
Thiếu việc làm hữu hình: Là khi thời gian làm việc thấp hơn mức binh thường. Người thiếu việc làm hữu hình là người có việc làm nhưng số giờ làm việc trong tuần lễ điều tra ít hơn mức quy định chuẩn và họ có nhu cầu làm việc thêm.
Trên thực tế xác định người thiếu việc làm là khó khăn, vì có nhiều người mặc dù làm đủ 40 giờ 1 tuần nhưng thu nhập của họ thấp và vẫn có nhu
cầu làm thêm. Nên khi xác định người thiếu việc làm ở Việt Nam cần dựa vào khái niệm của ILO đưa ra, chỉ xác định người thiếu việc làm ở dạng nhìn thấy còn những trường hợp khác nên đưa vào nhóm những người có việc làm nhưng không ổn định.
Hiện nay tình trạng thiếu việc làm là khá phổ biến nên chúng ta phải xác định từng bước tạo việc làm cho người lao động một cách đầy đủ , hợp lý phù hợp với khả năng nguyện vọng của người lao động.
Khái niệm thất nghiệp.
Theo tổ chức lao động quốc tế ( ILO ) "Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công thịnh hành".
Người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động trong tuần lễ điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc làm và có đăng ký tìm việc làm theo quy định.
Nói đến thất nghiệp người ta thường xem xét đến con số tương đối dùng để so sánh và đánh giá tình hình thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ số giữa số người thất nghiệp với dân số hoạt động kinh tế.
UR= U/LF
Trong đó: UR: tỷ lệ thất nghiệp ( % )
U: Số người thất nghiệp
LF:Dân số hoạt động kinh tế
Tuy nhiên thực tế tỷ lệ thất nghiệp ở mức hợp lý là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế hội nên không thể giảm triệt để tỷ lệ thất nghiệp mà cơ bản là tỷ lệ này ở mức hợp lý.
Từ các khái niệm nêu trên ta có thể đưa ra khía niệm về tạo việc làm cho người lao động.
III. Tạo việc làm
1. Khái niệm
Tạo việc làm cho người lao động là đưa người lao động vào làm việc để tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu thị trường.
Vấn đề tạo việc làm, thu hút nhiều lao động là vấn đề lớn và rất phức tạp. Làm thế nào để tạo được nhiều việc làm cho người lao động thì ngoài yếu
tố kinh tế xã hội còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác. Thực chất của tạo việc làm là tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất gồm cả về mặt chất lượng và số lượng.
Chất lượng, số lượng của tư liệu sản xuất phụ thuộc vào vốn đầu tư, những tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật áp dụng trong sản xuất cũng như việc sử dụng, quản lý các tư liệu đó.
Số lượng lao động phụ thuộc quy mô, cơ cấu của dân số. Chất lượng lao động phụ thuộc vào kết quả đào tạo, phát triển của giáo dục, y tế. Ngoài ra vấn đề môi trường cho sự kết hợp giữa các yếu tố này hết sức quan trọng. Nó bao gồm các chính sách, điều kiện khuyến khích người lao động cũng như người sử dụng lao động trong công việc. Thực tế thị trường lao động chỉ có thể được hình thành khi người lao động với người sử dụng lao động gặp gỡ trao đổi đi đến nhất trí vấn đề sử dụng sức lao động, do vậy vấn đề tạo việc làm phải được nhìn nhận ở cả người lao động và người sử dụng lao động đồng thời không thể thiếu vai trò của nhà nước.
Người sử dụng lao động bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong và ngoài nước, là người chủ yếu tạo ra chỗ làm việc cho người lao động. Để làm được điều này doanh nghiệp cần có vốn, công nghệ, kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ. Còn người lao động yêu cầu phải có sức khoẻ, trình độ, chuyên môn, kỹ năng kinh nghiệm phù hợp cho công việc của họ. Vì vậy, hơn bao giờ hết người lao động phỉa tự trau dồi kiến thức cho mình, chủ động tìm việc làm nếu không họ sẽ trở thành người lạc hậu, nếu không họ sẽ không thể theo kịp tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại như ngày nay, không thể vận hành được các máy móc, thiết bị trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ có
quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động thì chưa đủ mà nhà nước cũng có vai trò hết sức quan trọng. Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho cả người lao động và người sử dụng lao động để họ phát huy khả năng của mình bằng cách đưa ra các chính sách khuyến khích động viên nhằm đem lại
lợi ích cho cả hai. Nhà nước cũng đưa ra các chiến lược, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo việc phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý nhất.
Vì vậy, khi nghiên cứu tạo việc làm cần chú ý đến vấn đề đầu tư của nhà nước cũng như tư nhân là các khu vực có thể tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động. Vấn đề là đầu tư chủ yếu vào khu vực thành thị, khu công nghiệp vì thường ở đó tỷ lệ lợi nhuận cao, thuận lợi cho sản xuất. Tuy nhiên có thể sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực này lên, bỏ qua khu vực nông thôn.
Do đó khi nghiên cứu vấn đề tạo việc làm cho người lao động cần đi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của quá trình để đưa ra các biện pháp đạt kết quả cao.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tạo việc làm cho người lao động
a. Tư liệu sản xuất
Nói đến tư liệu sản xuất nghĩa là chúng ta nó đến vốn, đất đai, máy móc, công cụ, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực sinh học...Trong đó vấn dề quan trọng nhất vẫn là yếu tố về vốn, đất đai, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, yếu tố còn lại có thể có được từ vốn.
Trước hết đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề của mọi quá trình sản xuất. Thực tế nó tham gia vào mọi quá trình sản xuất nhưng còn tuùy thuộc vào từng ngành cụ thể mà vai trò của đất đai là khác nhau.
Trong nông nghiệp, đất đai không chỉ tham gia với tư cách là yếu tố thông thường mà là yếu tố tích cực không thể thay thế được. Vậy mà mỗi vùng, mỗi địa phương lại có giới hạn khác nhau về diện tích đất, địa hình, trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng vùng đó. Hiện nay với diện tích đất có hạn, dân số đông, bình quân tỷ lệ ruộng đất trên đầu người thấp thì vấn đề
làm sao cho vấn đề sử dụng ruộng đất là rất khó khăn. Vì vậy khai thác chiều sâu của ruộng đất để mỗi đơn vị ruộng đất ngày càng cho ra nhiều sản phẩm
đáp ứng nhu cầu về nông lâm thuỷ sản cho con người. Ruộng đất có vị trí cố định gắn liền với các điều kiện kinh tế xã hội của mỗi vùng. Nó khác với các
tư liệu sản xuất khác, bởi nó không bị hao mòn và đào thải khỏi quá trình nếu sử dụng đúng mục đích, hợp lý thì chất lượng của đất ngày càng tốt hơn, sức sản xuất của ruộng đất ngày càng cao hơn. Do đó để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, nhất là lao động nông thôn thì vấn đề chú trọng công tác vừa chăm sóc đất, vừa kết hợp trồng lúa, hoa màu xen kẽ là hết sức cần thiết, tránh tình trạng nông nhàn cho người nông dân. Làm sao để cho người lao động trong khu vực nông nghiệp có việc làm tương đối đầy đủ.
Trong công nghiệp đất đai thường được sử dụng để xây dựng nhà máy, công ty, xí nghiệp, nó cũng trở thành tư liệu sản xuất quan trọng hàng đầu. Hầu hết chủ doanh nghiệp nào cũng muốn chọn cho mình một diện tích đất rộng, thoáng, thuận lợi về nguồn diện, nguồn nước, việc buôn bán giao thông đi lại được thông suốt, và cũng phải thoả mãn cả điều kiện đất có nhiều người sinh sống được nên nhất là trong thới gian này thì việc lựa chọn đất đai là tương đối khó khăn. Tuy vậy vấn đề đầu tư cho công nghiệp đang hết sức được chú trọng, phần lớn lao động được thu hút vào làm việc trong lĩnh vực này.Cơ cấu lao động đang có xu hướng chuyển mạnh sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nên các cấp các ngành đều tạo điều kiện cho sự phát triển xaay dựng quy mô của các doanh nhiệp công nghiệp. Làm tốt công tác này cũng có nghĩa là làm giảm tỷ lệ thất nghiệp như hiện nay.
Như vậy, đất đai có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sản xuất, nên để tạo được việc làm cho người lao động thì phải xem xét vấn đề này, đánh giá xem việc sử dụng đất có hợp lý không, đất nào dùng cho nông nghiệp, đất nào dùng cho công nghiệp là hợp lý nhất.
Vấn đề thứ hai chúng ta cần đề cập đến là vốn. Vốn có vai trò rất quan trọng, không thể thiếu được trong quá trìng sản xuất. Vốn được biểu hiện bằng
tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động dược sử dụng vào trong sản xuất. Trong nông nghiệp. sự tác đông của vốn tới hiệu quả kinh tế của nó không phải bằng cách trực tiếp mà thông qua cây trồng vật nuôi, ngoài ra còn biểu hiện ở yếu tố kỹ thuật. Cơ cấu chất lượng của vốn sản xuất phải phù hợp
với từng loại đối tượng sản xuất, từng loại đất đai. Mặt khác nhiều khi do thời gian thu hồi vốn chậm nên cần phải có khối lượng vốn lưu động tránh tình trạng vốn bị ứ động. Vốn trong nông nghiệp tăng cao thì cơ hội tạo việc làm cho người lao động trong sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều, họ có thể đầu tư mở rộng sản xuất, thu hút nhiều lao động tham gia. Trong công nghiệp cũng vậy, vốn có vai trò rất quan trọng, là yếu tố thiết yếu để ngành phát triển. Vốn trong công nghiệp được sử dụng rất nhiều, ngoài xây dựng nhà xưởng còn phải mua sắm thiết bị nguyên vật liệu, máy móc, vốn để dự trữ cho quay vòng. Càng có nhiều vốn để đầu tư, quy mô sản xuất ngày càng được nâng cao, hiệu quả sản xuất càng cao và số lao động thu hút làm việc sẽ ngày một nhiều hơn.
Do vậy vốn vô cùng quan trọng trong vấn đề tạo việc làm cho người lao động. Vốn có thể cho phép mở rộng sản xuất, tăng quy mô, nâng cao hiệu quả, có thể thu hút nhiều lao động, tạo được nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.
Ngoài yếu tố đất và vốn, yếu tố kết cấu hạ tầng cũng rất quan trọng, nó bao gồm các hệ thống thuỷ lợi, giao thông, kho tàng, bến bãi, thông tin liên lạc...Nếu hệ thống này làm tốt là điều kiện rất thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của toàn khu vực và ngược lại nếu làm không tốt thì vấn đề phát triển kinh tế xã hội sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó để hoàn thiện tốt hệ thống này thì lượng lao động hàng năm thu hút làm việc trong các khu vực này là khá cao, lên đến hàng nghìn người lao động làm việc.
Như vậy, tư liệu lao động là vô cùng quan trọng trong công tác tạo việc làm cho người lao động nên phải tính toán kỹ lưỡng, cụ thể để kết quả đạt được là tối đa, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.
b.Sức lao động
Trước hết ta thấy sức lao động là khả năng trí lực, thể lực của của con người, đó là tri thức, sức khoẻ, kỹ năng, kinh nghiệm của người lao động.
Khi nói sức lao động phải nói đến cả về mặt chất lượng và số lượng. Lực lượng lao động ở các khu vực không ngừng tăng qua các năm và tăng mạnh nhất ở khu vực nông thôn, các thành phố lớn trong cả nước nên tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao, tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn nhiều. Số lượng lao động không ngừng tăng như thế nên công tác tạo việc làm sẽ gặp rất nhiều khó khăn, Mặt khác chất lượng lao động còn rất thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa cao. Thường thì lao động có trình độ chuyên môn cao tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng... và một số khu công nghiệp. Tỷ lệ lao động có chuyên môn của chúng ta đất trung bình khoảng 18%. Do đó để tạo việc làm cho người lao động một cách phù hợp là hết sức khó khăn và phức tạp. Có những vùng, khu vực thì thừa lao động mà có khu vực lại thiếu lao động một cách trầm trọng, đặc biệt là những người lao động có trình độ đại học. cao đẳng thì chỉ mong muốn được ở lại các thành phố lớn làm việc. Vì vậy để xác định đựơc chỗ làm việc ổn định cần xác định nhu cầu đào tạo cũng như biện pháp bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho người lao động, định hướng nghề nghiệp là rất quan trọng.
c. Môi trường
Môi trường ở đây là cả môi trường kinh tế xã hội và môi trường tự nhiên. Nó đều có ảnh hưởng rất lớn cho vấn đề tạo việc làm cho người lao động.
Về môi trường tự nhiên, đó là: vị trí địa lý, địa hình, đặc điểm đất đai, khí hậu, tài nguyên, nguồn nước... là yếu tố để chọn nguyên nhiên vật liệu,
phương thức sản xuất. Mặt khác để sản xuất ra một sản phẩm không phải bất cứ môi trường nào cũng phù hợp và cũng cho kết quả như mong muốn, không phải bất cứ môi trường nào cũng thu hút được nhiều lao động tham gia.
Môi trường kinh tế thể hiện sự hoạt động của thị trường hàng hoá đang diễn ra trong khu vực, giá trị kinh tế vùng, sự hoạt động của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá những yếu tố này để tìm ra xu hướng, tiềm năng phát triển kinh tế của vùng cho đầu tư phát triển sản xuất, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.
Một yếu tố hết sức quan trọng nữa đó là môi trường xã hội. Những cơ chế chính sách, sự quan tâm của các cấp, các ngành đến vấn đề tạo việc làm cho người lao động. Đó là các chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, ra luật đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo cho người dân, phổ biến tốt các vấn đề xã hội khác đang được quan tâm... thì mới có thể làm tốt công tác tạo việc làm cho người lao động. Yếu tố tâm lý cũng hết sức quan trọng, liên quan tới công việc của người lao động, đặc biệt là yếu tố tinh thần cho người lao động. Rõ ràng không ai có thể làm tốt công việc của mình trong công việc dễ dẫn tới năng suất lao động không cao, chất lượng sản phẩm kém, thu nhập thấp. Vì thế người sử dụng lao động cần hết sức chú ý tới tâm lý người lao động, tạo cảm giác mong muốn được làm việc, hăng say làm việc cho họ.
Như vậy vấn đề tạo việc làm cho người lao động chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưng chủ yếu nhất vẫn là các yếu tố được nêu lên ở trên . Các yếu tố này có sự tác động qua lại với nhau . Để tạo được việc làm cần có tư liệu sản xuất, có tư liệu sản xuất thì phải có sức lao động phù hợp với trình độ chuyên môn. Hai yếu tố này là điều kiện cần để tạo việc làm cho người lao động . Yếu tố môi trường là điều kiện đủ tạo điều kiện thuận lợi cho vấn đề tạo việc làm.
3. Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động
Trong mọi thời đại vấn đề tạo việc làm cho người lao động luôn là vấn đề rất bức xúc. Nếu như người lao động bị thất nghiệp, thiếu việc làm thì đó là
biểu hiện của việc không sử dụng và khai thác hết nguồn lực con người vốn có trong xã hội, là sự lãng phí nguồn lực của xã hội và mất đi một phần thu nhập của người dân. Với xã hội, thất nghiệp làm giảm thu nhập và phải chi phí trợ cấp thất nghiệp, đời sống kinh tế xã hội giảm. Với người thất nghiệp họ phải làm bất cứ việc gì miễn là kiếm được tiền trang trải cuộc sống, kể cả vi phạm pháp luật. Đã có một số trường hợp xảy ra rất đáng tiếc, do không có việc làm mà người lao động đã làm việc đáng tiếc mà bản chất của họ không phải như vậy đã gây ra tệ nạn xã hội ngày càng nhiều như hiện nay, đặc biệt là ở khu vực thành thị. Đó là các tệ nạn ma tuý, mại dâm, và một vài tệ nạn xã hội khác.Với người đang có việc làm họ bị sức ép về kinh tế, làmviệc ở mức tiền công thấp, lao động với ngày làm việc kéo dài và luôn bị đe doạ mất việc làm. Thất nghiệp còn dẫn đến thiệt hại cho nền kinh tế, đem lại khó khăn cho gia đình và xã hội. Khó khăn về kinh tế gây tác động và ảnh hưởng đến lĩnh vực xã hội, dẫn tới hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Vì vậy tạo việc làm có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển của một nền kinh tế và đối vơí xã hôi. Tạo việc làm cho người lao động chính là khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người, giúp họ tham gia vào quá trình sản xuất, là yêu cầu của sự phát triển nền kinh tế.
Bất kỳ một khu vực nào một quốc gia nào nếu vấn đề tạo việc làm cho người lao động được tốt thì quốc gia đó nhất định có nền kinh tế phát triển nhanh chóng, mặc dù có thể không có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi. Ngày nay tạo việc làm có ý nghĩa sống còn đối với một nền kinh tế, là biện pháp hữu hiệu nhất để đẩy lùi nạn thất nghiệp. Bởi vì thất nghiệp gắn chặt với nghèo đói, họ không sản xuất ra sản phẩm cho bản thân và xã hội mà còn dễ xuất hiện tệ nạn xã hội.
Tạo việc làm cho người lao động cũng là công cụ quan trọng của Đảng, nhà nước nhằm thực và điều chỉnh những vấn đề xã hội đang đặt ra với con người, kích thích người lao động sáng tạo và mang lại cuộc sống tốt đẹp cho họ, đảm bảo công bằng xã hội. Việc làm và thu nhập tạo cho mọi người có điều kiện như nhau trong việc chăm sóc sức khoẻ, phát triển giáo dục, nâng
cao đời sống văn hoá tinh thần. Với trình độ tri thức, hiểu biết xã hội, người lao động sẽ khắc phục hạn chế của mình, phát huy năng lực lao động. Tạo việc làm đầy đủ sẽ giúp cho người dân quyền tự do và bình đẳng cùng tất cả các
thành viên khác trong cộng đồng; có ý nghĩa to lớn trong cuộc điều chỉnh lợi ích, thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho người lao động. Từ đó tạo ra một cơ cấu xã hội mới, năng động, xoá bỏ sự cách biệt quá xa giữa người giàu, người nghèo. Ngày càng có nhiều người giàu trong khi cũng ngày càng có nhiều người nghèo.
Tóm lại tạo việc làm cho người lao động chính là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất , thúc đẩy xã hội phát triển, tạo ra khả năng to lớn trong việc sử dụng tiềm năng cho con người. Vì vậy khi tạo việc làm cho người lao động một cách đúng đắn và môi trường xã hội thuận lợi là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến tiềm năng sáng tạo của con người thúc đẩy họ lao động tìm tòi hết mình, cống hiến cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do đó tạo việc làm cho người lao động là hết sức cần thiết góp phần ổn định xã hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp có khả năng khắc phục từng bước nguy cơ tụt hậu về kinh tế, giảm tệ nạn xã hội...
Từ sự phân tích các khái niệm trên, chúng ta đi tìm hiểu thực trạng tạo việc làm cho người lao động ở thành phố Hải Dương từ đó có thể đưa ra các giải pháp cho vấn đề tạo việc làm của thành phố trong giai đoạn tới, tiến tới mục tiêu tăng số người có việc làm, giảm số người không có việc làm trên địa bàn thành phố.
Chương ii:
Phân tích thực trạng tạo việc làm cho người lao động ở thành phố hải dương
I/ Đặc điểm ảnh hưởng đến quá trình tạo việc làm cho người lao động ở thành phố Hải Dương.
Hải Dương là một tỉnh được thành lập rất sớm. Năm 1968, Hải Dương được sát nhập với Hưng Yên thành Hải Hưng, mục đích thúc đẩy mạnh hơn nữa nền kinh tế của tỉnh nói chung và Hải Dương nói riêng. Trong suốt 30 năm phấn đấu không ngừng, tỉnh Hải Hưng đạt được những kết quả cao về kinh tế, xã hội. Đến năm 1998, tỉnh Hải Dương được tái thành lập cùng với sự cố gắng của các cấp, các ngành sau hơn 4 năm hoạt động, tỉnh đang từng bước phát triển về mọi mặt. Tỉnh cũng cố gắng hết sức để tìm ra những yếu kém, khắc phục tận dụng những lợi thế của vùng cho việc phát triển kinh tế xã hội. Vì thế thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh cũng đang đẩy nhanh, mạnh, vững chắc quá trình phát triển kinh tế xã hội tạo nên sự giàu đẹp cho tỉnh nhà.
1. Đặc điểm tự nhiên
Hải Dương là một thành phố thuộc đồng bằng châu thổ Sông Hồng, nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm của các tỉnh phía Bắc ( Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh ). Diện tích của thành phố là 36,2 km2, chiếm 2,2% diện tích đất của cả tỉnh. Diện tích đất nông nghiệp của thành phố là 1804 hecta chiếm 1,7% diện tích đất nông nghiệp của toàn tỉnh. Bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất vườn tạp, đất trồng cây lâu năm, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Chủ yếu vẫn là diện tích đất trồng cây hàng năm. Tuy nhiên, diện tích đất không lớn lắm nhưng rất phong phú, thành phố cũng đang từng bước cải tạo, phát huy thế mạnh cuả vùng, không ngừng tìm ra
biện pháp tốt nhất cho vấn đề sử dụng đất có hiệu quả, tăng sức sản xuất của ruộng đất.
Với diện tích đất không rộng nhưng Hải Dương có tuyến đường sắt, đường bộ quan trọng chạy qua như đường 5A, đường 183, đường 17, tuyến đường sắt Hà Hải, lại gần hai cảng biển lớn là cảng Cái Lân, cảng Hải Phòng, ngoài ra còn có các con sông lớn chảy qua rất thuận tiện cho việc giao thông đường thuỷ nội địa như sông Thái Bình, sông Luộc... có thể cho thấy giao thông của tỉnh nói chung và thành phố nói riêng tương đối thuận lợi cho sản xuất buôn bán với các vùng khác, trong và ngoài nước. Các con sông lớn này còn cung cấp một lưượng nước lớn cho sinh hoạt và cho sản xuất. Hầu hết công tác thuỷ lợi tưới tiêu đều rất thuận lợi. Hải Dương nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên khí hậu rất thích nghi với nhiều loại cây trồng vật nuôi.
Bên cạnh đó, Hải Dương còn có một tài nguyên khoáng sản trữ lượng lớn làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp như đá vôi, cao lanh, đất chịu lửa rất phù hợp cho các ngành sản xuất xi măng, sản xuất sứ và đá mài...
Hải Dương còn là một tỉnh có truyền thống văn hiến lâu đời, có nhiều di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh vào bậc nhất như Côn Sơn, Kiếp Bạc, Yên Phụ, Kính Chủ,Văn miếu Mao Điền, đền thờ Chu Văn An... Cùng với các danh lam thắng cảnh khác ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tuyến du lịch hấp dẫn khách trong và ngoài nước mà thành phố là một trong những nơi nghỉ chân thuận tiện.
Có một điều kiên tự nhiên thuận lợi như vậy, Hải Dương nói chung và thành phố nói riêng có thể đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, phát triển du lịch tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.
2. Đặc điểm kinh tế
Hải Dương là một tỉnh mới được tái lập theo đơn vị hành chính nên về lĩnh vực kin._.h tế còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, sức sản xuất còn hạn chế nhưng đảng bộ và nhân dân Hải Dương đã khắc phục khó
khăn, thiếu sót nên nền kinh tế nói chung và của thành phố nói riêng đã từng bước phát triển đi lên. Biểu 1 dưới đây sẽ cho biết GDP của thành phố giai đoạn 1998-2002.
Biểu 1: Tốc độ phát triển kinh tế của thành phố qua chỉ tiêu tổng sản phẩm (tính theo giá so sánh 1994 ) giai đoạn 1998- 2002.
Năm
Tổng
số
Trong đó
% tốc tăng so với năm trước
Trong đó
GDP bình quân (1000đ)
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
1998
276,558
68,213
127,633
80,712
11,73
8,84
10,75
9,63
2181,48
1999
298,076
73,865
134,234
89,977
7,78
8,3
5,17
11,48
2355,00
2000
341,744
76,082
138,337
107,355
14,65
3,0
17,75
19,31
2652,34
2001
385,624
83,279
184,104
118,241
12,84
9,46
16,27
10,14
2960,19
2002
438,069
99,951
216,874
138,244
13,5
8,01
17,8
10,99
3326,95
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của thành phố giai đoạn 1998-2002
Số liệu cho thấy GDP của thành phố không ngừng tăng qua các năm và trong cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Tuy vậy tốc độ tăng của GDP không đồng đều qua các năm, thậm chí có năm còn giảm xuống. Cụ thể năm 1998 tốc độ tăng GDP của năm sau so với năm trước là 11,73% trong đó tốc độ tăng của 3 ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ lần lượt là 8,84%; 10,75%; 9,63%. Đến năm 1999 tốc độ tăng GDP so với năm 1998 giảm xuống và bằng 7,78%. Nguyên nhân là do tốc độ của ngành công nghiệp giảm mạnh một cách đáng kể, từ 10,75% năm 1998 xuống chỉ còn 5,17% năm 1999, cho dù ngành dịch vụ có tăng nhưng tăng không nhiều, từ 9,63% năm 1998 lên 11,48% năm 1999. Đây cũng là năm có tốc độ tăng GDP so với năm trước thấp nhất, đồng thời cũng là năm có tốc độ tăng của ngành công nghiệp là thấp nhất trong cả giai đoạn. Điều đó có nhiều lý do dẫn đến ngành công nghiệp giảm xuống mức thấp nhất, cơ bản vẫn là sự kiện khủng hoảng kinh tế trong khu vực đã làm giảm đáng kể đầu tư của nước ngoaì vào ngành này. Đến
năm 2000 tốc độ tăng của GDP tiếp tục tăng lên và bằng 14,65% là năm có tốc độ tăng GDP so với năm trước cao nhất. Nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng cao như vậy là do tốc độ tăng của ngành công nghiệp đạt cao nhất trong cả giai đoạn và bằng 17,95%. Đồng thời cũng là năm có tốc độ tăng của ngành dịch vụ cao nhất đạt cao nhất và bằng 19,31%. Cho thấy nền kinh tế của thành phố nói riêng và của tỉnh nói chung đã bắt đầu đi vào ổn định, có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Tiếp đến năm 2001, 2002 tốc độ tăng GDP so với năm trước tuy có giảm nhưng ở mức ổn định hơn, năm 2001 là 12,84% và năm 2002 là 13,6%; Trong đó tốc độ tăng của 2 ngành công nghiệp, dịch vụ năm đạt 10,14% và 16,27%, ngành nông nghiệp đạt 9,63%. Như vậy tuy 2 ngành dịch vụ và công nghiệp có giảm nhưng vẫn ở mức khá, còn nông nghiệp tăng mạnh hơn so với năm 2000. Nguyên nhân do ngành nông nghiệp được đầu tư nhiều, kinh tế trang trại phát triển, khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi. Năm 2002, tốc độ tăng của 3 ngành có ổn định hơn, tốc độ tăng của ngành công nghiệp là 17,8% là năm có tốc độ tăng cao thứ hai so với cả giai đoạn; tốc độ tăng của ngành dịch vụ đạt 10,99%; ngành nông nghiệp đạt 8,01% tuy có giảm nhưng không nhiều và giữ ổn định so với năm 2001. Như vậy tốc độ tăng của 3 ngành đã có sự ổn định và tăng đều trong các năm.
Nhận xét một cách tổng quát thì năm 2000 là năm có tốc độ tăng của GDP so với năm trước cao nhất, đồng thời cũng là năm có tốc độ tăng cao nhất của ngành công nghiệp và dịch vụ; năm 1999 là năm có tốc độ tăng GDP thấp nhất trong cả giai đoạn. Năm 2002 là năm có tốc độ tăng của GDP ở mức ổn định hơn bởi tốc độ tăng của 3 ngành thay đổi không nhiều. Chứng tỏ nền kinh tế thành phố đang trên đà phát triển, cả 3 ngành đều có xu hướng tăng lên đặc biệt là ngành công nghiệp và dịch vụ, cho thấy nhu cầu sản xuất của công nghiệp ngày một cao hơn. Nó trở thành điều kiện thuận lợi cho vấn đề tạo việc làm, người lao động có nhiều cơ hội việc làm hơn.
Bên cạnh sự biến động của GDP thì GDP bình quân đầu người cũng tăng đều qua các năm. cụ thể năm 1998 là 2181,48 nghìn đồng, năm 2000 là 2652,34 nghìn đồng, năm 2002 là 3326,95 nghìn đồng. Như vậy GDP bình quân đầu người năm 2002 so với năm 1998 gấp hơn 1,5 lần và so với năm 2001 gấp 1,25 lần. Điều đó chứng tỏ đời sống của người dân thành phố ngày một nâng cao và ổn định hơn. So với toàn tỉnh thì đây cũng là nơi có GDP bình quân đầu người cao nhất.
3. Đặc điểm xã hội.
Tính đến năm 2001, theo số liệu thống kê, dân số thành phố Hải Dương là 130270 người chiếm 7,78% dân số toàn tỉnh và là khu vực có dân số thấp nhất. Tuy vậy mật độ dân số của thành phố là 3589 người/km2 , cao hơn gấp 3 lần mật độ dân số trung bình của toàn tỉnh. Trong đó dân số của thành thị chiếm 83,43% dân số của toàn thành phố. So với toàn tỉnh thì đây là hkhu vực có mật độ dân số cao nhất và tập trung chủ yếu ở thành thị, đặc biệt là dân số từ đủ 15 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao thấy rõ điều đó. . Điều này cũng thật dễ hiểu vì thành phố là nơi có nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, đời sống văn hoá xã hội được nâng cao so với các khu vực khác trong tỉnh. Qua biểu 2 dưới đây cho ta
Biểu 2: Dân số thành phố Hải Dương chia theo nhóm tuổi và khu vực năm 2001.
Nhóm tuổi
Tổng số
Thành thị
Nông thôn
Tỷ lệ thành thị/ nông thôn
Tổng số
130270
111297
18973
5,86
0 - 4
12770
11165
2605
4,28
5 - 14
35919
30695
5024
6,1
15 - 59
61440
52687
8753
6,02
60+
20141
17750
2591
6,45
Nguồn : Báo cáo của uỷ ban dân số Hải Dương
Dân số của thành phố chủ yếu sống ở thành thị nên áp lực của tạo việc làm cho lao động thành phố càng lớn. Nhận xét chung về tình hình biến động của thành phố giai đoạn 1998 - 2002 cho thấy rõ quy mô dân số thành phố đang có chiều hướng tăng lên. Biểu 3 dưới đây cho thấy biết rõ hơn về sự biến động dân số trong cả giai đoạn. Cụ thể dân số năm 1999 là 127655 ngưòi tăng 0,69% so với năm 1998, năm 2000 dân số 128846 người tăng 0,93% so 1999 và năm 2001 tăng 1,1% so với năm 2000. Theo báo cáo của uỷ ban dân số thành phố năm 2002 dân số thành phố là 131810 người tăng 1,18% so với năm 2001.Tốc độ tăng dân số trung bình váo khoảng 0,9% so với khu vực khác và cao hơn tốc độ trung bình của toàn tỉnh. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do sự biến động của tỷ lệ tăng tự nhiên và tỷ lệ tăng biến động cơ học.
Số liệu cho thấy tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số giảm dần qua các năm. Cụ thể tỷ lệ này của các năm 1998, 1999, 2000, 2001, 2002 lần lượt là 9,86%o; 9,6%o; 9,51%o; 8,98%o; 8,58%o. Nguyên nhân là do tỷ lệ tăng tự nhiên chịu sự ảnh hưởng của tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết mà cả hai tỷ lệ này cùng giảm trong các năm. Năm 1998, tỷ lệ sinh là 14,49%o, tỷ lệ chết là 4,18%o.
Đến năm 2001, tỷ lệ sinh chỉ còn 13,16%o; tỷ lệ chết là 3,95%o. Điều đó chứng tỏ tuổi thọ của người dân thành phố ngày một tăng lên, công tác kế hoạch hoá gia đình được thực hiện tương đối tốt, nhận thứac về bảo vệ sức khoẻ được nâng cao và cơ bản đời sống dân cư ở đây ngày một khá hơn.
Bên cạnh đó tỷ lệ biến động cơ học cũng có sự thay đổi, năm 1998 tỷ lệ này giảm 0,105% nguyên nhân chủ yếu là do năm đó là năm tỉnh vừa tái lập, có một lực lượng lao động khá đông chuyển đi công tác và làm việc tại tỉnh mới. Các năm sau đó 1999, 2000, 2001,2002 tỷ lệ này tiếp tục tăng và lần lượt là 0,115%; 0,178%; 0,203%; 0,216%. Nguyên nhân là do nhu cầu xây dựng một tỉnh mới lên cần một lượng lao động khá lớn từ nơi khác chuyển đến và do thị xã được nâng lên là thành phố, do đó có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế cơ hội việc làm cho người lao động cao hơn. Thành phố thu hút nhiều đầu tư ở trong và ngoài nước cho phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Mặt khác hầu hết người lao động đều mong muốn có thể tìm được việc làm thu nhập cao hơn điều kiện cho sinh hoạt tốt hơn những khu vực khác. số lượng lao động ngoại tỉnh cũng chuyển đến thành phố làm việc nhưng ít hơn số lao động ở huyện thị chuyển lên. Hàng năm thành phố vẫn thực hiện chương trình xuất khẩu lao động ra nước ngoài, số học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp khá đông nhưng vẫn có một số lượng lớn lao động từ nơi khác chuyển đến. Vì vậy tỷ lệ biến động cơ học của thành phố ngày một thay đổi trong các năm và ảnh hưởng tới tốc độ tăng dân số, đặc biệt là số người trong độ tuổi lao động.
Biểu 3: Sự biến động dân số của thành phố Hải Dương
trong giai đoạn 1998 – 2002
Chỉ tiêu
Đơn vị
1998
1999
2000
2001
2002
Dân số trung bình
Người
126775
127655
128846
130270
132810
Tỷ lệ sinh
%o
14,49
14,16
14,06
13,16
12,83
Tỷ lệ chết
%o
4,63
4,56
4,55
4,18
4,08
Tỷ lệ tăng tự nhiên
%o
9,86
9,6
9,51
8,98
8,75
Tỷ lệ biến động cơ học
%
-0,105
0,115
0,178
0,203
0,216
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương giai đoạn 1998 - 2002.
* Đặc điểm về văn hoá, giáo dục, y tế:
Các thông tin, cổ động văn hoá, văn nghệ được duy trì trên các lĩnh vực, tập trung tuyên truyền đường lối chủ trương chính sách của đảng và nhà nước, kỷ niệm các ngày lễ lớn, từng bước đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền và nhu cầu
của nhân dân, đã treo 1491 băng khẩu hiệu, kẻ vẽ 486 pa nô, 992 m2 khẩu hiệu, biên tập 697 bài phát trên hệ thống truyền thanh cơ sở; tổ chức nhiều buổi tuyên truyền lưu động; biểu diễn văn nghệ ạo không khí vui vẻ phấn khởi trong mọi tầng lớp nhân dân. Các hoạt động thể dục thể thao được duy trì thường xuyên, phát triển từ thành phố tới cơ sở thu hút đông đảo nhân dân tham gia ở mọi lứa tuổi. Có 42 đội thể thao, 16 CLB thể dục thể thao cấp thành phố, 44000 người thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao. 100% các trường tổ chức hội khoẻ phù đổng thu hút 22000 học sinh tham gia.
Giáo dục: Toàn thành phố có 40 trường phổ thông các cấp thu hút 31045 học sinh, sinh viên. Năm học vừa qua mô phát triển các ngành học, bậc học giữ vững và phát triển. Chất lượng các mặt giáo dục được nâng cao nhất là giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn đứng đầu tỉnh. Ngành mầm non có 17/20 trường tổ chức cho các cháu ăn tại trường, 94% số cháu được theo dõi trên biểu đồ phát triển, 94% số cháu trong độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo đến
lớp. Giáo dục phổ thông hoàn thành chỉ tiêu giáo dục ở 13 phường xã, hiệu quả đào tạo đạt 99,3%, huy động trẻ 6 tuổi vào lớp đạt 100%, học sinh tốt nghiệp trung học: 99,8%, trung học cơ sở: 99,7%, trung học bổ túc: 100%, trung học phổ thông: 98%.
Y tế: Hệ thống y tế đã được xây dựng và duy trì hoạt động từ thành phố đến các xã phường. Cơ sở vật chất ngày càng được nâng lên, tạo điều kiện tốt cho công tác khám và chữa bệnh cho người dân. Ngành y tế duy trì thương xuyên nhiệm vụ khám chữa bệnh và công tác dự phòng đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh. Tỷ lệ khám chữa bệnh điều trị nội trú vượt chỉ tiêu kế hoạch. Thành phố có 8/13 trạm y tế khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở, 100% nhân viên có kiến thức về sinh sản, 7/13 trạm có phòng đẻ đạt tiêu chuẩn. 100% trạm có máy điện thoại, trong năm đã cải tạo nâng cấp trạm y tế phường Hải Tân.
II. Thực trạng tạo việc làm cho người lao động ở thành phố Hải Dương.
1. Thực trạng nguồn lao động của thành phố Hải Dương giai đoạn 1998-2002
Lực lượng lao động của thành phố chiếm từ 52% - 57% trong tổng dân số của toàn thành phố. Về quy mô của lực lượng lao động thì không ngừng tăng qua các năm. Biểu 4 dưới đây thể hiện rõ lực lượng lao động của thành phố giai đoạn 1998 - 2002. Số liệu cho thấy lực lượng lao động của thành phố năm 1998 là 64115 người, chiếm 52,57% trong tổng dân số; năm 1999 là 66732 người chiếm 53,27% trong tổng dân số. Đến năm 2000, 2001, 2002 lực lượng lao động của thành phố không ngừng tăng lên và bằng 53,78%; 55,36% và 57,1%. Như vậy năm 1999 lực lượng lao động tăng lên, nguyên nhân là do nhu cầu lao động của thành phố tăng, số ngwoif trong độ tuổi lao động nhiều lên. Ngoài ra vào năm này còn có một lượng lớn sinh viên ra trường, bộ đội xuất ngũ, người đi lao động ở nước ngoài trở về. Năm 2000 lực lượng lao động của thành phố vẫn tăng mạnh, tăng 2573 người so với năm 1999 và đến năm
2001 con số này lên đến 72130 người, năm 2002 là 75328 người. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do nhu cầu tìm việc của người lao động ngày một nhiều và thành phố trở thành nơi họ di chuyển đến nhiều nhất. Mỗi năm có hàng nghìn lao động muốn tìm kiếm việc làm và điều đó làm cho lực lượng lao động càng tăng cao.
Qua số liệu cũng cho thấy trong tổng số lực lượng lao động thì số người trong độ tuổi lao động chiếm đến hơn 90%, còn lại là số người ngoài độ tuổi lao động thực tế tham gia lao động. Cụ thể số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động không ngừng tăng qua các năm. Năm 1998 là 59947 người chiếm 93,5% so với tổng lực lượng lao động; năm 1999 62641 người chiếm 93,87% so với lực lượng lao động; năm 2000, 2001 con số này tiếp tục tăng lên và đến năm 2002 số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 71464 người chiếm 94,87% so với lực lượng lao động. Như vậy hàng năm số người trong độ tuổi lao động không ngừng tăng nhưng lại vẫn có một lượng lao động ngoài độ tuổi lao động tham gia lao động. Năm 1998 có 4168 người chiếm 6,5% lực lượng lao động, năm 1999 là 4091 người; năm 2000, 2001, 2002 con số này là 4069 người ; 3910 người ; 3864 người. Mặc dù có sự thay đổi trong số người ngoài tuổi lao động thực tế tham gia lao động nhưng rất ít. Họ thường là những người trên tuổi lao động và một lượng dưới tuổi lao động, chủ yếu từ nông thôn chuyển ra. Đó là những người đã nghỉ hưu và số trẻ em dưới độ tuổi lao động thực tế tham gia lao động để kiếm thêm thu nhập cho bản thân và gia đình; có khi là do yêu cầu công việc cần đến họ; nhưng số này rất ít. Điều này chứng tỏ mặc dù có sự tăng đều về GDP bình quân đầu người nhưng đời sống người dân chưa cao, vẫn có gia đình có thu nhập chưa ổn định, đặc biệt là đối với người dân ở nông thôn. Những người ở nông thôn ngoài độ tuổi lao động thường phải ra thành phố làm những công việc rất mệt nhọc, thu nhập thấp so với mức thu nhập chung của thành phố nhưng hàng năm số lượng lao động ở nông thôn chuyển ra không ngừng tăng. Ngoài ra còn có một lượng lao động trong độ tuổi mất khả năng lao động. Năm 1998 là 2178 người, đến năm 2002 giảm xuống còn 1654 người. Tuy vậy vẫn có một lượng lớn lao
động từ nơi khác chuyển đến. Do đó lực lượng lao động của thành phố Hải
Dương không ngừng tăng qua các năm trong giai đoạn 1998 - 2002.
Biểu 4: Lực lượng lao động của thành phố Hải Dương giai đoạn 1998 - 2002.
Chỉ tiêu
Đơn vị
1998
1999
2000
2001
2002
1. Lực lượng lao động.
- Tỷ lệ lực lượng lao động trong dân số.
- Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động
% so với lực lượng lao động .
- Số người ngoài độ tuổi lao động thực tế tham gia lao động.
% so với lực lượng lao động
2. Số người trong độ tuổi lao động mất khả năng lao động.
Người
%
Người
%
Người
%
Người
64115
52,57
59947
93,5
4168
6,5
2178
66732
53,27
62641
93,87
4091
6,13
1925
69305
53,78
65236
94,13
4069
5,87
1812
72130
55,36
68220
94,58
3910
5,42
1736
75328
57,14
71464
94,87
3864
5,13
1654
Nguồn: Báo cáo kết quả giải quyết việc làm của thành phố Hải Dương
giai đoạn 1998-2002
2. Chất lượng và số lượng lao động của thành phố Hải Dương giai đoạn 1998-2002
Nhìn chung trong giai đoạn này số người lao động có trình độ văn hoá cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật của thành phố không ngừng tăng lên.
Qua đây ta có thể nhận biết được trình độ văn hoá cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động của thành phố Hải Dương giai đoạn 1998 - 2002.
Về trình độ văn hoá: Số lượng lao động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I có xu hướng giảm dần. Năm 1998 có 205 người chưa biết chữ, đến năm 2000 số lượng người chưa biết chữ là 183 người; đến năm 2002 giảm xuống còn 168 người. Số chưa tốt nghiệp cấp I cũng giảm xuống: năm 1998 là 1601 người; đến năm 2000 còn 1562 người và năm 2002 chỉ còn 1412 người. Số lao động đã tốt nghiệp cấp I trong 5 năm cũng giảm dần từ 5037 người (năm 1998) xuống còn 4607 người (năm 2002). Các đối tượng này chủ yếu là số người trên độ tuổi lao động do điều kiện bản thân và gia đình mà chưa hoặc không thể đi học tiếp. Vì thế họ có tư tưởng ngại đi học chương trình phổ cập giáo dục cấp I. Số lao động đã tốt nghiệp cấp II và cấp III tăng đều qua các năm. Cụ thể số lao động đã tốt nghiệp cấp II năm 1998 là 27262 người; Đến năm 2000 số lao động nàu là 29734 người và đến năm 2002 là 32642 người. Trung bình hàng năm có khoảng hơn 1000 người lao động đã tốt nghiệp cấp II. Số lao động đã tốt nghiệp cấp III năm 1998 là 30010 người. Đến năm 1999, 2000, 2001, 2002 con số này lần lượt là 31707 người; 33048 người; 34276 người; 36499 người. So với năm 1998, năm 2002 có số người lao động tốt nghiệp cấp III gấp 1,22 lần. Trung bình hàng năm có khoảng trên 1200 người lao động đã tốt nghiệp cấp III. Đó là một dấu hiệu tốt cho trình độ lao động của thành phố. Người dân ngày càng có xu hướng đầu tư cho học tập ý thức để nâng cao dân trí cho mình cũng là góp phần xây dựng thành phố; cuộc sống của người dân ngày một cao hơn.
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: Do Hải Dương là một tỉnh nông nghiệp nên trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động ở tỉnh nói chung và ở thành phố nói riêng còn thấp. Cụ thể số người không có trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 1998 là 37684 người chiếm tới 58% lực lượng lao động; năm 1999 là 37138 người giảm so với năm 1998 nhưng vẫn ở mức 57,9%. Các
năm sau đó 2000, 2001, 2002 lần lượt là 36812 người ; 36177 người ; 35896 người chiếm tỷ lệ % lần lượt là 53,65%; 50,16%; 47,65% so với tổng số. Như vậy giai đoạn 1998 - 2002 số lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật giảm đều qua các năm nhưng tốc độ giảm còn chậm. Năm 2002 số lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn còn chiếm gần 48% lực lượng lao động. Trong giai đoạn tới, nếu số người không có trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn cao như vậy thì sẽ là một cản trở lớn cho vấn đề tạo việc làm ở thành phố. Số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, sơ cấp, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngày một tăng lên về quy mô. Nếu như số người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhưng không có bằng năm 1998 là 7119 người thì đến năm 2002 còn 6101 người. Số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật có bằng năm 1998 là 5372 người đến năm 2000 là 7986 người, năm 2001 là 9112 người và năm 2002 là 10155 người. Nguyên nhân là do nhu cầu về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng cao, đối với những người chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật cần phải được nâng cao trình độ của mình để đáp ứng yêu cầu công việc. Mặt khác số lao động có trình độ chuyên môn thường từ nơi khác chuyển đến, còn số lao động có trình độ ở địa phương không nhiều. Hầu hết người dân ở thành phố không muốn đi học nghề mà họ đều muốn vào học các trường cao đẳng, đại học nhiều hơn. Họ cho rằng khi tốt nghiệp ra trường với tấm bằng cao đẳng, đại học thu nhập của họ sẽ cao hơn so với đi học nghề và cơ hội thăng tiến cũng nhiều hơn. Vì thế số lao động có trình độ sơ cấp của thành phố Hải Dương có tăng về quy mô nhưng tăng rất ít. Năm 1998 là 1203 người, đến năm 2000 là 1478 người và năm 2002 là 1713 người. Họ thường có cơ hội làm việc rất ít và thường chủ yếu những người có việc là người con em trong ngành, còn ngoài ngành thì rất khó xin được việc. Số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp về quy mô cũng không ngừng tăng trong giai đoạn này. Qua số liệu cho thấy năm 2002 số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp gấp 1,83 lần so với năm 1998 và gấp 1,3 lần so với năm 2000. Nguyên nhân chủ yếu đối với lao động
có trình độ này là thường họ không đỗ được cao đẳng, đại học vì thế đi học các trường trung cấp và mong tìm được việc làm. Với lao động này cơ hội việc làm không nhiều bởi yêu cầu về lao động loại này ít, mà nhu cầu về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Nếu họ tìm được việc, thì thu nhập của họ cũng không cao và thường làm trái nghề. Đây cũng là một khó khăn cho nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động của thành phố. Trong khi số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật không nhiều thì số lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học không ngừng tăng trong cả giai đoạn. Số lao động có trình độ cao đẳng, đại học năm 1998 là 5836 người. Năm 2002 so với năm 1998 tăng hơn 3000 người. Số lao động có trình độ trên đại học năm 1998 là 83 người đến năm 2002 là 132 người. Nguyên nhân của sự tăng cao này là do hầu hết người dân đều muốn học đại học, mong có thu nhập cho bản thân và gia đình cao. Bởi vì hiện nay tình hình tiền lương quy định cho những người có trình độ đại học thường cao hơn so với các trình độ trung cấp. Nhưng không phải tất cả những người có trình độ đại học đều có được việc làm phù hợp với trình độ của mình mà có một lượng khá lớn người này hoặc là không tìm được việc làm hoặc là phải làm trái ngành nghề. Ngoài ra còn có khoảng hơn 1000 người có trình độ đại học tại chức, vì thế chuyên môn của họ không thể cao. Nhiều người có trình độ đại học chính quy thì lại thường có nhu cầu về mức thu nhập và điều kiện làm việc phải ở thành phố nên họ có cơ hội làm việc ít hơn. Mặt khác số lao động có trình độ đại học tốt nghiệp các trường đại học kỹ thuật rất ít và thường muốn ở lại các thành phố lớn chứ không muốn về làm việc ở thành phố Hải Dương.
Nhìn chung xét về trình độ chuyên môn kỹ thuật và trình độ văn hoá của người lao động thành phố Hải Dương ngày một cao hơn, do đó cơ hội việc
làm cũng cao hơn trước kia, bởi có nhiều doanh nghiệp cần đến họ. Tuy nhiên để tìm được lao động có trình độ phù hợp là không nhiều, đôi khi lao động có trình độ nhưng lại không làm việc như mình mong muốn hoặc phải làm trái nghề nên kết quả làm việc không cao. Vì thế trong những năm tới thành phố
cần xác định được nhu cầu về lao động cho phù hợp, phấn đấu đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo cao hơn
3. Thực trạng tạo việc làm của lao động thành phố Hải Dương giai đoạn 1998 - 2002 phân theo nhóm ngành kinh tế.
Trong những năm gần đây, cơ cấu lao động của thành phố Hải Dương đang có xu hướng chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Biểu 6 dưới đây sẽ thể hiện rõ thực trạng việc làm của lao động thành phố Hải Dương giai đoạn 1998 - 2002.
Biểu 6: Quy mô tạo việc làm của lao động thành phố Hải Dương giai đoạn 1998 - 2002 phân theo nhóm ngành kinh tế.
Chỉ tiêu
ĐV
1998
1999
2000
2001
2002
2000/1998
1.Tổng số lao động đang làm việc(1)
Trong đó:
a.Nông, lâm, thuỷ sản
% so với (1)
b. Công nghiệp, xây dựng
% so với (1)
c. Thương mại, dịch vụ
% so với (1)
2.Tổng số lao động được tạo việc làm (2)
a.Nông, lâm, thuỷ sản
% so với (2)
b. Công nghiệp, xây dựng
% so với (2)
c. Thương mại, dịch vụ
% so với (2)
Người
Người
%
người
%
người
%
người
người
%
người
%
người
%
60204
9732
16,16
29689
49,31
20783
34,52
2340
282
12,03
1174
50,18
884
37,79
62715
10030
15,99
31029
49,47
21656
34,53
2511
298
11,76
1340
53,36
873
34,47
65181
10332
15,85
32281
49,52
22568
34,62
2466
302
12,24
1252
50,77
912
36,98
67937
10645
15,67
33718
49,63
23569
34,69
2756
313
11,35
1437
52,14
1001
36,63
71012
10945
15,41
35320
49,73
24747
34,84
3075
300
9,75
1602
52,09
1178
38,3
1,18
1,12
1,19
1,13
Nguồn: Báo cáo kết quả giải quyết việc làm của thành phố Hải Dương
giai đoạn 1998 - 2002.
Số liệu cho thấy, số lao động tập trung chủ yếu trong ngành công nghiệp, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số lao động đang làm việc. Cụ thể, năm 1998 có 29689 lao động tham gia, chiếm 49,31% tổng số lao động đang làm việc. Đến năm 1999, số lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp là 31029 người, tăng lên 1340 người so với năm 1998 và chiếm 49,47% trong tổng số lao động đang làm việc. Như vậy năm 1999 so với năm 1998 đã tạo ra được 1340 chỗ làm việc mới, chiếm 53,36% so với tổng số việc làm mới được tạo ra. Nguyên nhân là do năm 1999, nhu cầu lao động cho sản xuất công nghiệp tăng cao, đồng thời do mới tái lập tỉnh, thị xã Hải Dương được nâng lên là thành phố Hải Dương nên đã và đang có sự đầu tư mạnh, tập trung cho
lĩnh vực này. Đã có một số công ty, xí nghiệp được xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Dương như các xí nghiệp may Vĩnh Thịnh, công ty chế biến nông sản thực phẩm đặt tại phường Hải Tân, công ty da giày xuất khẩu...Các công ty này đã thu hút số lượng đáng kể lao động tham gia. Đến năm 2000, số lao động tham gia trong lĩnh vực này là 32281 người, tăng lên 1252 người so với năm 1999, chiếm 49,52% tổng số lao động đang làm việc. Năm 2000 so với năm 1999 đã tạo ra 1252 số việc làm mới, chiếm 50,77% trong tổng số việc làm mới được tạo ra. Tuy có giảm xuống nhưng nhìn chung ngành công nghiệp vẫn là ngành thu hút lao động tham gia nhiều hơn các khu vực khác. Tỷ lệ % của số việc làm mới được tạo ra vẫn là cao nhất. Năm 2001, 2002 con số lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp lần lượt là: 33718 người; 35320 người. Số việc làm mới tạo ra hai năm 2001, 2002 lần lượt là1437 người; 1602 người và chiếm tỷ lệ so với số việc làm mới tạo ra trong ngành là 52,14%; 52,09% so với việc làm mới tạo ta. So với năm 1998 thì năm 2002 có số lao động tham gia làm việc cao gấp 1,19 lần. Số việc làm mới tạo ra trong
năm 2002 cũng gấp 1,31 lần so năm 1998; ngành công nghiệp của năm 2002 gấp 1,36 lần so năm 1998. Như vậy nhìn chung quy mô lao động trong lĩnh vực công nghiệp không ngừng tăng qua các năm trong cả giai đoạn tuy số tăng ở mỗi năm là khác nhau. Còn số lao động được tạo việc làm mới thì có sự thay đổi khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do ngành công nghiệp của thành phố Hải Dương ngày một thu hút nhiều đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho việc xây dựng các nhà máy xí nghiệp, công ty của họ, cho việc mở rộng quy mô sản xuất các cơ sở kinh doanh của thành phố. Hàng năm ngành này thu hút hơn 1000 lao động tham gia, góp phần đáng kể cho vấn đề tạo việc làm cho lao động của thành phố. Hiện nay thành phố còn có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư, cho họ vay vốn, ưu tiên miễn giảm thuế đất trong 10 năm đầu. Vì vậy ngày càng có nhiều nhà đầu tư vào ngành công nghiệp của thành phố Hải Dương. lực lượng lao động trong ngành công nghiệp của thành phố tăng lên cũng chứng tỏ thành phố đang phát triển ngành công
nghiệp tương đối mạnh. Đồng thời có sự thay đổi trong số việc làm mới tạo ra trong các ngành nông nghiệp và dịch vụ.
Ngành đứng thứ hai trong vấn đề thu hút lao động tham gia là ngành dịch vụ, thương mại. Xét về quy mô, số lao động làm việc trong lĩnh vực này không ngừng tăng trong cả giai đoạn. Cụ thể năm 1998 có 29783 người, chiếm 34,53% tổng số lao động đang làm việc. Năm 1999 là 21656 người, chiếm 34,54% trong tổng số lao động đang làm việc. Số viwcj làm mới tạo ra của ngành là 873 người, chiếm 34,41% trong tổng số việc làm mới được tạo ra. Năm 2000, 2001, 2002 số lao động đang làm việc của ngành này lần lượt là 22568 người, 23569 người, 24747 người chiếm tỷ lệ lần lượt là 34,63%; 34,70%; 34,86% trong tổng số lao động đang làm việc ở thành phố Hải Dương. Số việc làm mới được tạo ra trong ba năm lần lượt là 912 ngươiò, 1001 người, 1178 người chiếm tỷ lệ 5 so với số việc làm mới tạo ra trong năm là 36,98%; 36,63%; 38,3%. Như vậy năm 2002 là năm có số lao động được tạo việc làm mới của ngành cao nhất trong cả giai đoạn. Nguyên nhân của sự tăng
lao động trong ngành này là do thành phố có nhiều thuận lợi cho việc phát triển thương mại dịch vụ, thu hút nhiều lao động tham gia. Hàng năm ngành thu hút hàng nghìn lao động tham gia, là con số tương đối cao so với các ngành kinh tế khác. Sự phát triển của ngành công nghiệp cũng đòi hỏi các trung tâm, dịch vụ về kinh tế phát triển mạnh, đặc biệt là các ngành du lịch, dịch vụ của thành phố. Ngành dịch vụ cũng là ngành có thể tạo được nhiều cơ hội việc làm cho người lao động toàn thành phố. Tuy nhiên những lao động làm việc trong lĩnh vực thành phần kinh tế này đôi khi không ổn định được công việc như trong lĩnh vực công nghiệp nhưng thu nhập của họ có khi cao hơn các khu vực khác. Vì vậy trong những năm tới đồng thời với sự phát triển ngành công nghiệp thì ngành này cũng cần được phát triển mạnh hơn nữa.
Đối với ngành nông nghiệp là ngành thu hút ít lao động tham gia nhất trong các ngành kinh tế. Tuy hàng năm số lao động làm việc trong lĩnh vực này về quy mô đều tăng lên nhưng ít hơn rất nhiều so với các khu vực kinh tế
khác. Về tỷ lệ của số lao động làm việc trong lĩnh vực này so với tổng số cũng giảm đi. Cụ thể năm 1998, ngành thu hút 9732 lao động tham gia, chiếm 16,16% so với tổng số lao động làm việc trong các ngành. Năm 1999 có 10030 lao động tham gia chiếm 15,99% trong tổng số lao động đang làm việc. Các năm 2000, 2001, 2002 con số này lần lượt là 10332 người, 10645 người, 10945 người chiếm tỷ lệ lần lượt là: 15,85%; 15,675; 15,41% trong tổng số lao động đang làm việc. Số lao động được tạo việc làm mới trong các năm chiếm tỷ lệ ngày càng ít đi so với tổng số lao động được tạo việc làm mới. Nguyên nhân là do diện tích đất nông nghiệp của thành phố không nhiều và có xu hướng ngày càng ít đi, thực tế thu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp không nhiều so với hai lĩnh vực kia và công việc lại rất mệt nhọc. Mặc dù hiện nay đã có sự đầu tư đáng kể vào lĩnh vực này, nhất là có sự phát triển kinh tế trang trại một cách rộng rãi hơn, tập trung chủ yếu ở các phường Hải Tân, phường Cẩm Thượng, phường Thanh Bình và hai xã Việt Hoà, Tứ Minh. Diện tích cho trồng hoa cũng ngày được mở rộng, phần lớn lao động được thu hút trong lĩnh
vực này, tuy nhiên vấn đề kỹ thuật là rất quan trọng và còn phải phụ thuộc vào thời tiết có thuận tiện hay không, vấn đề về vốn cho người lao động....Đồng thời cũng do ngành nông nghiệp ngày càng được đầu tư mạnh về khoa học kỹ
thuật nên số lao động cần để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng ngày càng giảm đi.
Qua đây ta thấy đang có sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đó là dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển và tạo việc làm cho người lao động thành phố Hải Dương, tuy nhiên sự chuyển dịch này còn chậm. Trong giai đoạn tới thà._.rau màu là một trong những nhân tố hàng đầu tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đảm bảo lương thực, thực phẩm và có thức ăn phát triển chăn nuôi. Sắp xếp theo vị trí kinh tế của từng cây như ngô, khoai lang, khoai tây, đỗ đậu các loại…Hiện nay việc sản xuất rau màu đã trở nên ổn định và ngày càng phát triển. Tuy nhiên tiềm năng thâm canh tăng năng suất lao động và sản lượng hoa màu của thành phố còn rất lớn nếu tích cực đổi mới cơ cấu mùa vụ, công tác giống để có đủ giống và giống tốt, cho năng suất cao, tăng cường bón phân, tưới nước và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho hoa màu. Điều quan trọng là cần đầu tư công nghệ chế biến hoa màu để tạo ra nhiều sản phẩm từ hoa màu, nâng cao giá trị hoa màu, phát triển mạnh chăn nuôi cho thị trường nội địa và xuất khẩu.
Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp , kiên cố hoá kênh mương, đường giao thông, công trình thuỷ lợi...Hầu hết các tỉnh nông nghiệp khác đều đã thực hiện kiên cố hoá kênh mương, nội đồng, công trình thuỷ lợi của địa phương mình, từ đó phục vụ cho bà con nông dân có thể yên tâm sản xuất, nâng cao năng suất lao động,…
Trong những năm tới thành phố thực hiện mở rộng diện tích đất về các khu vực lân cận để tăng diện tích đất cho trồng trọt chăn nuôi, phát triển kinh tế nông nghiệp của thành phố. Trong năm tới do một số khu đất đã đưa vào quy hoạch đô thị và khu công nghiệp nên thành phố phải được tiến hành mở rộng về các phía, đặc biệt là khu vực giáp với các huyện nam Sách, Cẩm Giàng, Gia Lộc, Tứ Kỳ. Chọn khu đất phù hợp cho phát triển nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi của thành phố.
b. Phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Phấn đấu đạt giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 13-14%/năm.
Khuyến khích nhiều hình thức đầu tư để thu hút mọi nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm, thu hút nhiều lao động tham gia, hình thành các khu, cụm công nghiệp tại địa bàn thành phố... Mở rộng các khu công nghiệp ở phía đông và phía nam thành phố. Thực tế cho thấy các ngành sản xuất vật liệu xây dựng cần phát triển mạnh hơn nữa nhằm tạo việc làm cho người lao động thành phố.
Dựa trên thế mạnh của vùng về tài nguyên khoáng sản, tập trung phát triển các ngành sành sứ, thuỷ tinh, đá mài, xi măng…Nhà máy sứ và đá mài Hải Dương đóng trên địa bàn thành phố cần đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tăng cả chất lượng, số lượng sản phẩm từ đó thực hiện mở rộng thi trường tiêu thụ sản phẩm cho nhà máy ra các thị trường trong và ngoài khu vực, tăng lợi nhuận cho nhà máy.
Ưu tiên công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, gắn đầu tư công nghiệp chế biến với phát triển vùng nguyên liệu hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước. Xây dựng nhà máy chế biến rau quả, nâng cấp các cơ sở chế biến nông sản thực phẩm để tăng sản lượng bánh kẹo, sản lượng chế biến hoa quả, nước giải khát... Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và các ngành sản xuất bánh kẹo của thành phố đã có chuyển biến tích cực nhưng trong thời gian tới cần có biện pháp đẩy mạnh hơn nữa đầu tư trong công nghiệp nhằm tạo việc làm cho lao động thành phố.
Khai thác hết công suất các dây chuyền sản xuất giày thể thao, giày vải, may xuất khẩu, chế biến tơ tằm. Tạo điều kiện để xây dựng khu công nghiệp giày Hải Dương. Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng để tăng khả năng kinh doanh, chuyển dần từ hình thức gia công sang sản xuất và tiêu thụ trực tiếp với khách hàng. Mặc dù hàng hoá của ta sản xuất ra nhiều nhưng khi đưa vào tiêu dùng trong nước lại khó được tiếp nhận hơn là đối với hàng nước ngoài, cơ bản vẫn là chất lượng và giá cả hàng hóa. Vì thế để chuẩn bị gia hội nhập kinh tế khu vực thì vấn đề là các doanh nghiệp cần làm thế nào đổi mới công cụ phù hợp, thuê lao động đúng người đúng việc, hạch toán kinh doanh tốt, giảm tới mức tối đa các rủi ro trong kinh doanh.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất cơ khí ổn định và phát triển. Một số cơ sở sản xuất có khí cần mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất và đầu tư nhiều vốn hơn, thu hút đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài khu vực vào trong sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất cơ khí ở thành phố chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, một số ít là doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài. Vì thế vốn đối với các doanh nghiệp này thường nhiều, vốn dũng để sản xuất khá lớn như vậy cho nên thành phố cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này nhiều hơn nữa. Một số doanh nghiệp cơ khí thực tế đã thu hút khá lớn lao động tham gia đặc biệt là đối với lao động nam.
Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã sản xuất cơ khí, các công ty liên doanh phát triển phục vụ cho nông nghiệp nông thôn như: máy móc, nông cụ, phụ tùng cơ khí, hàng tiêu dùng và dịch vụ sửa chữa tại chỗ. Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn là hai hình thức chủ yếu ở thành phố. Đã có hàng trăm loại hình công ty như vậy đã và đang đi vào hoạt động. Thành phố cần có biện pháp khuyến khích các công ty xí nghiệp này để thu hút nhiều lao động vào làm việc tại đây.
Khuyến khích phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, có chính sách hỗ trợ vốn, đào tạo nguồn nhân lực, tư vấn kỹ thuật nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm như chạm khắc gỗ, gốm sứ, da giày, sản xuất bánh kẹo... tạo nghề mới để tăng thêm chỗ làm việc cho người lao động, tăng thu nhập cho họ nhất là đối với các hộ ở diện còn nghèo như hiện nay. Với mặt hàng đặc sản thì đầu tư khuyến khích mở rộng thị trường tiêu thụ cho các công ty này.
Sắp xếp lại và phát triển các ngành dịch vụ đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống. Thực hiện sắp xếp lại các doanh nghiệp trong ngành thương mại, dịch vụ gọn nhẹ, giảm đầu mối để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và giải quyết cho số lao động đang thiếu việc làm của ngành. Mở rộng liên kết giữa các thành phần kinh tế để tăng khả năng mua, bán hàng nhất là tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân. Giữ vững và mở rộng thị trường xuất khấu để tiêu thụ sản phẩm nông sản thực phẩm, sản phẩm công nghiệp, đặc biệt là khai thác thị trường các nước ở Châu á và Châu âu như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Singapo...đầu tư tạo một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch xuất khẩu lớn và thị trường ổn định như: giày dép, quần áo may sẵn, thịt lợn sữa cấp đông, rau quả chế biến, hàng thêu ren,... Trong năm 2002 thành phố đã hoàn thành một số trung tâm thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại của thành phố, đáp ứng nhu cầu sản xuất và xuất khẩu hàng hoá ra thị tường trong và ngoài khu vực.
Phát triển ngành kinh tế du lịch, khách sạn, xây dựng các tuyến du lịch gắn với các tuyến du lịch của các vùng phụ cận đồng thời đầu tư khai thác có hiệu quả các khu du lịch hiện có. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu cho nghỉ ngơi của con người càng cao, ngành du lịch nếu được phát triển một cách đúng mức thì nó sẽ góp phần không nhỏ vào trong tăng trưởng kinh tế của vùng đó. Vì thế trong giai đoạn tới thành phố cần đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển du lịch, xây dựng nhiều tuyến du lịch trong và ngoài nước khuyến khích người dân trong và thành phố đi du lịch.
Tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng:
Tạo nguồn vốn thích hợp cho cơ sở sản xuất nhỏ và vừa thuộc các lĩnh vực sản xuất. Đây cũng một trong các là vấn đề cơ bản nhất. Việc hình thành các tổ chức tín dụng là vô cùng cần thiết đối với người lao động, nhất là khu vực nông nghiệp.
Tranh thủ các nguồn vốn của trung ương để đầu tư cho hệ thống đê kè do trung ương quản lý. Hiện nay các công trình này cần được các cơ quan có thẩm quyền quản lý chặt chẽ hơn nữa tránh tình trạng để cho hệ thống bị hỏng mà không kịp sửa chữa, không tạo được điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia sản xuất. Mặt khác, khu vực này hàng năm sẽ dễ dàng thu hút lao động làm việc và công việc thường sử dụng sức lực là chủ yếu nên rất phù hợp với thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn. Vì thế trong những năm tới thành phố cần đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống đê kè phục vụ cho sản xuất của mình.
Nâng cấp và mở rộng hệ thống đường bộ từ thành phố đến các khu vực lân cận. Thực tế thì các công trình này sử dụng một lực lượng lao động phổ thông lớn tại chỗ. Hầu hết công trình giao thông đường bộ của thành phố đã và đang đi vào hoạt động, chất lượng tương đối khá nhưng để thu hút thêm vốn đầu tư trong và ngoài nước cần hoàn thiện hơn nữa các công trình này nhằm đáp ứng cho nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất trong thành phố, từ đó thu hút và tạo cơ hội việc làm cho lao động thành phố.
2.Tổ chức các dịch vụ việc làm trong thị trường lao động.
Hiện nay ở thành phố các trung tâm dịch vụ việc làm đã đi vào hoạt động và đã đạt được kết quả. Hàng năm số lao động được tạo việc làm lên tới hàng trăm người và ngày càng có nhiều lao động tham gia đăng ký tìm việc làm qua các trung tâm này. Vì thế trong những năm tới cần đẩy mạnh hơn nữa đầu tư cho các trung tâm đi vào hoạt động đạt kết quả tốt hơn.
Tổ chức cho người thất nghiệp và thiếu việc làm đăng ký tìm việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm của thành phố và của tỉnh.
Cung cấp các dịch vụ việc làm miễn phí cho người lao động thất nghiệp, người thiếu việc làm, nội dung gồm: Tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, nơi làm việc, tư vấn chọn học nghề, nơi học, tư vấn lập dự án tạo việc làm, tư vấn pháp luật liên quan đến việc làm, giới thiệu việc làm, các dịch vụ khác về việc làm khi được yêu cầu.
Tổ chức cung cấp dịch vụ việc làm cho người sử dụng lao động theo hợp đồng. Nội dung bao gồm: Cung cấp nguồn nhân lực, tư vấn về pháp luật lao động, trao đổi thông tin về thị trường lao động, các dịch vụ khác. Vấn đề là làm cho người lao động hiểu rõ các thông tin về lao động, về pháp luật, giúp người lao động khi vào làm việc có thể đảm bảo được quyền lợi của mình và làm việc theo đúng luật định.
Điều tra, khảo sát thu thập xử lý thông tin từ thị trường lao động. Cần đẩy mạnh công tác điều tra, khảo sát để từ đó nắm vững nhu cầu thị trường về lao động, giúp họ tìm được việc làm phù hợp. Tuy vậy công tác này cũng thường phải yêu cầu một đội điều tra có năng lực, chuyên môn và có tâm huyết với nghề nghiệp của mình.
Đầu tư xây dựng trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các trung tâm dịch vụ việc làm, thực hiện nội dung của chương trình đến năm 2010. Đồng thời phải kiểm tra giám sát các trung tâm tổ chức dịch vụ việc làm cho người
lao động, tránh tình trạng có một số cơ sở chỉ mang tính chất là trung tâm mà mục đích lại nhằm thu lợi nhuận cho mình mà không nghĩ đến quyền lợi của người lao động. Thành phố cần kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các trung tâm này và phải có biện pháp cứng rắn khi các trung tâm vi phạm luật định đề ra.
3.Tổ chức dạy nghề gắn với việc làm
Phải nói rằng trình độ chuyên môn của lao động thành phố Hải Dương còn rất thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, số lao động đi học nghề còn rất hạn chế. Mặt khác số lao động đi học nghề thường lại chỉ thích kiếm việc làm ở những thành phố, những khu công nghiệp chứ không muốn về. Do đó xuất hiện tình trạng số lao động có tay nghề tham gia lao động ở thành phố là không nhiều, chủ yếu là ở các khu vực khác chuyển đến. Do vậy trong thời gian tới thành phố cần có các biện pháp đẩy mạnh chương trình dạy nghề cho người lao động ở thành phố bằng cách:
Tổ chức dạy nghề theo hợp đồng học nghề gắn với việc làm cho người thất nghiệp, thiếu việc làm đến đăng ký tìm việc làm, chủ yếu là thanh niên tại các cơ sở dạy nghề của trung tâm dịch vụ việc làm, các trường và các đơn vị dạy nghề của tỉnh nhà...
Tổ chức các lớp đào tạo tập huấn cho cán bộ làm công tác dịch vụ việc làm, đội ngũ giáo viên dạy nghề...Chất lượng lao động của thành phố không cao vì thế công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy phải càng được chú trọng, đào tạo cán bộ làm công tác dịch vụ việc làm theo đúng tiêu chuẩn đặt ra. Không có tình trạng đội ngũ cán bộ, giáo viên giảng dạy không đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, kinh nghiệm.
Đầu tư trang thiết bị, phương tiện dạy nghề cho các trung tâm và các cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, hỗ trợ các làng nghề truyền thống. Đây cũng là vấn đề nổi bật hiện nay bởi vì trang thiết bị, phương tiện dạy nghề của các cơ sở này đang rơi vào tình trạng xuống cấp. Cần đẩy mạnh đầu tư cho các cơ sở này, giúp cho người tàn tật có thể tham gia lao động cùng cộng đồng
trong xã hội, giúp cho các làng nghề truyền thống khôi phục được nghề truyền thống.
Nâng cấp các trung tâm dịch vụ việc làm. Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị để các trung tâm có đủ điều kiện dạy nghề ngắn hạn. Bố trí đội ngũ
cán bộ có đủ năng lực, trình độ làm công tác dịch vụ việc làm. Đầu tư trường hướng nghiệp dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, đào tạo một lực lượng lao động có tay nghề cao cho các doanh nghiệp, các khu công nghiệp trong nước và nước ngoài. Kết hợp chặt chẽ giữa các trường dạy nghề và các doanh nghiệp để học sinh học nghề được tiếp cận với các máy móc hiện đại, công nghệ mới do các trường chưa đủ điều kiện đầu tư, khắc phục tình trạng thừa thầy, thiếu thợ. Phần lớn lao động đi học nghề ở đây thường phải học lý thuyết nhiều hơn là thực hành, máy móc phục vụ cho học tập còn ở trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, không đáp ứng để cập nhật thông tin trên thị trướng các nước khác trên thế giới.
Giáo dục định hướng cho học sinh phổ thông để sau khi tốt nghiệp trung học tuỳ điều kiện năng lực, trình độ và điều kiện kinh tế mà chọn nghề học, cấp học phù hợp chứ không cứ là phải thi vào các trường đại học gây lãng phí thời gian, tiền của. Nhiều người sau khi vào học rồi mới nhận thấy là mình không có năng lực theo học, học nghề không phù hợp với khả năng của mình để rồi ra trường không biết sẽ xin việc như thế nào. Hiện nay tình trạng học sinh ra trường là quyết tâm thi bằng được vào đại học chứ không đi học các trường dạy nghề khác. Vì thế cần có định hướng cho học sinh ngay từ ban đầu, đưa chương trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ khi học sinh còn học trong trường phổ thông, giúp cho học sinh có thể chọn được nghề, chọn được trường thi phù hợp với khả năng và nguyện vọng của mình.
Mặt khác, để đạt được mục tiêu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2010 là 27% thì hàng hàng năm thành phố Hải Dương phải thực hiện đào tạo cho khoảng gần 10000 lao động nữa. Do đó chi phí cho đào tạo là rất lớn,
thành phố cần xác định để đầu tư cho phù hợp với từng chuyên ngành cần đào tạo, đào tạo lao động để người lao động có thể tìm được việc làm đúng người đúng việc là tốt nhất. Cần thu hút vốn đào tạo từ các nguồn khác nhau, từ ngân sách trung ương, địa phương và từ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố, trong đó chủ yếu nhất vẫn là nguồn từ ngân sách nhà nước tuy nhiên cần linh động trong việc thu hút vốn của các doanh nghiệp và của địa phương.
Vì vậy điều quan trọng để nâng cao chất lượng lao động của thành phố là làm tốt công tác dạy nghề cho người lao động ngay trên địa bàn thành phố hoặc có thể cắt cử đi học ở các trung tâm của các tỉnh, thành phố lân cận. Tạo điều kiện cho họ có thể đi học nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng bằng cả vật chất và tinh thần.
4. Tổ chức cho vay vốn tạo việc làm cho người lao động
Từ năm 2002 đến năm 2010 tổ chức thực hiện cho 15000 lượt hộ được vay vốn với tổng số tiền khoảng 10000 triệu đồng để tạo thêm việc làm mới cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, nâng thời gian sử dụng ở nông thôn lên cao hơn. Đó mục tiêu của thành phố trong những năm tới và thành phố đang cố gắng thực hiện nhằm tạo việc làm cho người lao động của thành phố đạt kết quả tốt hơn.
Gắn việc cho vay với việc chuyển giao công nghệ, hướng dẫn cách làm ăn cho người dân, phát triển các ngành nghề chủ công. Công nghệ phải phù hợp với các ngành nghề sản xuất nếu không sẽ không thu hút và tạo việc làm cho người lao động. Ví như trong nông nghiệp mà sử dụng công nghệ quá hiện đại không phù hợp với ngành nông nghiệp đang trên đà phát triển của tỉnh cũng như của thành phố, trong công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm thì việc đầu tư máy móc thiết bị là vô cùng quan trọng đồng thời phải nâng cấp trang thiết bị sử dụng trong công ty, doanh nghiệp mình. Các ngành nghề chủ công cần được đầu tư mạnh hơn về công nghệ khoa học kỹ thuật, cùng với
việc giúp người lao động có thể sử dụng thực hiện thực hiện thành thạo máy móc khi đưa vào trong doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định như các doanh nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp nhẹ... thì có thể tiến hành cho vay vốn để phát triển sản xuất. Hầu như các doanh nghiệp này tình trạng vốn còn đang rất bế tắc, bởi vì vốn đọng trong khi mang hàng đi bán khá nhiều, thêm vào đó vốn không nhiều, nợ trong dân còn cao. Thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp này cũng rất quan trọng, so sản phẩm đầu ra nhiều nên ngoài thị trường tiêu thụ trong nước cần mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài, ra các khu vực trên toàn thế giới.
Đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ có khó khăn, hỗ trợ bằng cách cho vay vốn để số lao động nữ khỏi mất việc làm. Các doanh nghiệp này thường là các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, may mặc, giày da…Số lao đông ở đây nhiều khi lên tới 80% trong một doanh nghiệp cho nên ngoài tạo việc làm cho họ thì trong công việc phải luôn cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho lao động tránh tình trạng không làm tốt công việc là do bầu không khí không thuận lợi, không thể giúp cho họ nâng cao tay nghề của mình.
Tổ chức cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở dạy nghề cho người tàn tật, các cơ sở có đông người tàn tật theo học hoặc các cơ sở sản xuất trực tiếp nhận người tàn tật vào làm cao hơn quy định của nhà nước được vay vốn để dạy nghề và tạo việc làm. Đối với người tàn tật thường để đầu tư cho một lao động có được công ăn việc làm là rất tốn kém nhưng nếu đào tạo ra mà không có việc làm cho họ thì đây cũng là vấn đề hết sức khó khăn. Thêm vào đó số sản phảm do người tàn tật sản xuất ra thường thị trường tiêu thụ không nhiều cho nên để tìm thị trường tiêu thụ thì các doanh nghiệp cần có thời gian đi tìm hiểu thị trường cho sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Nhìn chung tình hình vốn đang là vấn đề được tất cả các cấp các ngành quan tâm và cũng đang là vấn đề nan giải. Vì thế trong thời gian tới thành phố cần đẩy mạnh hơn nữa công tác cho vay vốn đối với các doanh nghiệp đang thực hiện sản xuất kinh doạnh trên địa bàn thành phố.
5. Những giải pháp để kiểm soát việc thực hiện chỉ tiêu tạo chỗ làm việc cho người lao động
Thành lập ban chỉ đạo, phân công cán bộ làm công tác tạo việc làm ở các phường, xã trong thành phố. Hiện nay mỗi cơ sở, cấp, ngành đều có các ban chỉ đạo, phân công cán bộ làm công tác tạo việc làm vì thế trong thời gian tới cần phát huy và thực hiện tốt hơn vấn đề này.
Tuyên truyền cho mọi người thấy rõ được yêu cầu cấp bách của mục tiêu tạo việc làm cho người lao động của thành phố nói riêng và của tỉnh nói chung. Các ngành đều xây dựng chương trình việc làm của ngành mình, đưa ra mục tiêu cụ thể cho hàng quý, hàng năm để mỗi đơn vị đánh giá được việc thực hiện chỉ tiêu của đơn vị mình. Trên cơ sở đó đưa ra các mục tiêu, bài học cho thời gian tiếp theo.
Thiết lập hệ thống báo cáo thống kê trong các doanh nghiệp, tình hình sử dụng lao động của họ. Tổ chức điều tra khảo sát lao động việc làm trên toàn thành phố.
Thông tin về thị trường lao động: Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn phải thực hiện nghiêm túc thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động, nhu cầu tuyển lao động, tình hình thực hiện các chính sách đối với người lao động theo tinh thần nhgị định 72/CP ngày 31/10/1995 quy định chỉ tiêu và hướng dẫn một số điều của Bộ luật lao động về việc làm.
Tổ công tác giúp việc của ban chỉ đạo thành phố phải thu thập thông hin về thị trường lao động, thông qua các thông tin của các phường, xã trên địa bàn thành phố.
Thông tin tuyên truyền về chương trình việc làm của thành phố: Tuyên truyền cho người lao động hiểu biết về pháp luật lao động; về thực trạng lao động việc làm trên địa bàn thành phố; giới thiệu các nội dung hỗ trợ trực tiếp
của nhà nước về công tác đoàn thể đối với người lao động. Hình thức tuyên truyền thông qua các thông tin đại chúng như đài báo, truyền hình, phóng sự..
6. Xuất khẩu lao động
Hải Dương là một trong hai tỉnh đầu tiên được nhà nước cho phép thực hiện xuất khẩu lao động sang thị trường các nước trong khu vực và một số các nước khác. Trong thời gian đầu thực hiện tỉnh nói chung và thành phố nói riêng đã thu được những kết quả khá tốt. Số lao động đã sang nước ngoài làm việc khá đông và phần lớn có việc làm phù hợp. Vì thế trong thời gian tới tỉnh cũng như thành phố cần làm tốt công tác sau:
Công tác chuẩn bị nguồn lực
Đưa công tác đào tạo lao động để xuất khẩu vào kế hoạch của các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề. Nếu như trước kia số lao động đưa đi lao động xuất khẩu thường chủ yếu là được đào tạo qua các lớp ngắn hạn không có quy củ thống nhất giữa các cơ quan ban ngành thì bây giờ cần thực hiện công tác đào tạo vào các trường, các trung tâm học nghề, dạy nghề. Để sau khi học người lao động sẽ cảm thấy yên tâm khi sang các nước làm việc, họ sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức để không còn gặp những khó khăn trong giao tiếp cũng như trong công việc.
Khuyến khích các cơ sở đào tạo nghề, các doanh nghiệp và người lao động cùng đầu tư vào việc đào tạo, chuẩn bị nguồn lực phục vụ cho xuất khẩu lao động theo nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Vấn đề doanh nghiệp và người lao động cùng làm, thấy được tầm quan trọng của cả hai bên trong công tác đầu tư đào tạo, nếu chỉ có một bên tham gia thì vẫn chưa đủ mà cả hai phải đồng thời.
Tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động để nâng cao chất lượng đào tạo bổ túc tay nghề, giáo dục định hướng, ngoại ngữ, pháp luật, phong tục tập quán cho người tham gia xuất khẩu lao động. Không để tình trạng khi người lao động sang nước bạn làm việc mà không hiểu gì về đất nước, về con người, cũng như luật pháp của nước bạn. Như thế sẽ gây ra tình trạng vi phạm hợp đồng lao động, vi phạm pháp luật khi sang làm việc ở nước đó.
Nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ trong giáo dục phổ thông để khi ra trường có đủ điều kiện ngoại ngữ cần thiết để tham gia xuất khẩu lao động. Ban đầu chỉ là các giao tiếp bình thường nhưng nếu không đáp ứng thì rõ ràng hiệu quả làm việc không thể cao, vì thế cần tổ chức các lớp học ngoại ngữ cho lao động tham gia xuất khẩu lao động tại các trung tâm, cơ sở dạy nghề cho họ.
Đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực và bố trí cán bộ có phẩm chất đáp ứng nhiệm vụ xuất khẩu lao động. Kết quả cuối cùng là làm thế nào để người lao động có được trình độ, năng lực, kiến thức đáp ứng đúng yêu cầu công việc được giao. Cho nên vấn đề đặt ra là cần đẩy mạnh công tác đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư cán bộ giảng đạy có trình độ, kỹ năng, phẩm chất tốt là rất cần thiết.
Tìm kiếm thị trường để xuất khẩu lao động
Khai thác thị trường lao động ở trong nước như Hà Nội, Hải Phòng, Thành Phố Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp khác. Đây là các khu vực thu hút nhiều lao động bởi các khu vực này thường được đầu tư mạnh, ở đó lao động vừa có thể học hỏi vừa có thể nâng cao kiến thức của mình.
Khai thác thị trường lao động ở các nước, các đơn vị có giấy phép xuất khẩu lao động, để đến năm 2010 sẽ đưa được 3000 lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau.
Xuất khẩu trực tiếp do các công ty cung ứng lao động ngoài nước của tỉnh thực hiện là 3000 lao động, qua các bộ ngành trung ương, qua các doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu là 3000 lao động.
7. Nhu cầu tài chính và thực hiện chương trình.
Thực tế cho thấy nguồn tài chính phục vụ nhu cầu tạo việc làm luôn là vấn đề rất quan trọng. Trong thời gian qua nguồn tài chính thực hiện chương trình cũng phần nào đảm bảo tuy nhiên vẫn chưa thể đảm bảo đủ 100% do đó trong những năm tới nhu cầu cần được tăng cao hơn.
Tài chính cần có để phục vụ cho các hoạt động triển khai và quản lý chương trình việc làm, hàng năm có hàng tỷ đồng là nhu cầu tài chính cần có để phục vụ cho các hoạt động của chương trình: Điều tra lao động việc làm, tập huấn cán bộ, tuyên truyền hoạt động của các ban ngành.
Tài chính cần hỗ trợ cho các giải pháp phát triển trong chương trình tạo việc làm, nhu cầu tài chính trung bình mỗi năm cho các giải pháp phát triển là 40 tỷ đồng. Các nguồn này chủ yếu từ dự kiến nguồn địa phương nguồn trung ương là chủ yếu.
Tổng kinh phí cho chương trình tạo việc làm tính đến năm 2010 là 115.100 triệu đồng trong đó cho thực hiện dạy nghề, đào tạo nghề là 2.600 triệu đồng, cho dạy nghề cho người tàn tật là 1.500 triệu đồng, vay vốn theo chương trình 120 là 20.000 triệu đồng, nguồn vốn đối ứng trong dân và các tổ chức xã hội là 61.000 triệu đồng, cho đào tạo lao động là 30.000 triệu đồng. Tuy vậy so với thực tế thì đây là nhu cầu khá cao nên để thực hiện được thành phố cần có biện pháp đẩy mạnh hơn nữa công tác tạo việc làm cho người lao động, huy động nguồn vốn từ các nguồn khác nhau, tuỳ theo mức độ của từng nguồn. Chi phí tạo ra một làm ở thành phố là khá cao, nhiều khi lên tới hàng chục triệu đồng nên nhu cầu vốn cho vấn đề đào tạo nghề là khá lớn, hàng năm có khi lên tới vài trăm triệu đồng, chưa kể các lao động từ nơi khác chuyển đến, họ đã mất chi phí đầu tư cho học hành rất nhiều. Ngoài ra có thể dành những chính sách khuyến khích lao động có trình độ của thành phố về làm việc tại quê hương bằng các chính sách khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần.
8. Lãnh đạo và tổ chức thực hiện.
Tăng cường vai trò lãnh đạo, tổ chức của đảng, chính quyền các cấp: Thực hiện chỉ đạo chặt chẽ và quán triệt nghiêm túc chương trình tạo việc làm đến toàn thể cán bộ đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân, để tạo ra thống nhất cao sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội.
Thành lập ban chỉ đạo cho vấn đề tạo việc làm: ở các xã phường, ban chỉ đạo do đồng chí phó chủ tịch uỷ ban nhân dân xã phường làm trưởng ban. Cần xây dựng quy chế làm việc, bố trí cán bộ đủ phẩm chất năng lực, phân công trách nhiệm cho từng thành viên ban chỉ đạo.
Nhiệm vụ của các ngành: Các ngành sản xuất kinh doanh theo chứuc năng của mình triển khai chưong trình tạo việc làm cho người lao động của
ngành mình. Riêng có một số ngành: Ngành văn hoá thông tin đại chúng các tổ chức xã hội đoàn thể phổ biến đến các hội viên, tập trung tuyên truyền các chủ chương chính sách của đảng và nhà nước để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ nhận thức về chương trình tạo việc làm cho người lao động. Ngành lao
động thương binh xã hội là cơ quan thưòng trực chỉ đạo chặt chẽ của trung tâm dịch vụ việc làm, các cơ sở đào tạo nghề, các trường nghề thực hiện nhiệm vụ được giao; tổng hợp chung tình hình thất nghiệp, thiếu việc làm của thành phố.
Ngành tài chính kinh kế, ngành kế hoạch đầu tư, ngân hàng đề xuất các giải pháp về vốn đầu tư, vốn vay, chính sách cho vay và thu hồi vốn
Ngoài ra còn một số biện pháp hỗ trợ nhằm phục vụ cho vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở thành phố Hải Dương như kiểm soát sự gia tăng dân số của thành phố trong những năm tới, đặc biệt là số lực lượng lao động từ các nơi khác chuyển đến. Hạn chế bằng cách thành lập thành lập khu chế xuất ở các vùng nông thôn, xây dựng đường sá, phát triển kinh tế nông thôn, dần dần san bằng khoảng cách giữa nông thôn, thành thị. Kiểm soát sự gia tăng dân số để giảm sức chi phí tạo việc làm, tuy vậy đây cũng chưa hẳn là biện pháp tạo việc làm mới một cách hữu hiệu, đặc biệt là trong phát triển kinh tế- xã hội. Bên cạnh đó cần có biệ pháp tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đại phương để giải quyết việc làm đạt kết quả tốt nhất.
kết luận
Phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề bức xúc nhất và nhạy cảm nhất hiện nay, liên quan đến cuộc sống của nhiều người và là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần ổn định kinh tế - chính trị - xã hội.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng trên, trong những năm qua thành phố luôn quan tâm đến vấn đề tạo việc làm cho người lao động. Các cơ quan đoàn thể, các doanh nghiệp trong toàn thành phố đã có những hoạt động thiết thực cho công tác tạo việc làm và đạt kết quả đáng kể. Hoạt động của các loại hình kinh tế phát triển nhanh, rất cơ động, hiệu quả kinh tế cao tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Trong những năm tới vấn đề tạo việc làm sẽ cần được sự quan tâm nhiều hơn nữa của tất cả các cấp các ngành trong toàn thành phố. Tạo nhiều việc làm sẽ tránh được tình trạng thiếu việc làm cho người lao động, giảm tệ nạn xã hội, phát huy được lợi thế, tiềm năng của khu vực là một trong những tiêu chí đảm bảo định hướng XHCN, là chính sách xã hội cơ bản góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội.
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế xã hội của thành phố Hải Dương giai đoạn 1998 - 2002
2. Đề án phát triển công nghiệp của Hải Dương giai đoạn 2001 - 2005 và phương hướng những năm tới của sở công nghiệp tỉnh Hải Dương.
3. Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 - 2005 của chính phủ.
4. Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương các năm 1998 - 2002.
5. Tài liệu tập huấn cán bộ thực hiện chương trình việc làm của tỉnh Hải Dương.
6. Tài liệu hướng dẫn điều tra lao động việc làm của Bộ lao động thương binh và xã hội.
7. Giáo trình kinh tế lao động - Trường đại học kinh tế quốc dân.
8. Tạp chí lao động xã hội .
Lời cảm ơn
Sau thời gian nghiên cứu và thực tập tại Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương, em đã thực hiện đề tài: “Vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở Thành phố Hải Dương”. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Lao động - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản về lao động việc làm, cảm ơn các cán bộ trong Sở Lao động Thương binh và xã hội đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 05 năm 2003
Sinh viên
Nguyễn Thị Minh Phượng
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37077.doc