MỤC LỤC
Trang
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Lời mở đầu
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VỐN VÀ QUẢN LÝ VỐN
1
1.1. Khái niệm về vốn và bản chất của vốn 1
1.2. Phân loại vốn 1
1.2.1. Căn cứ theo đặc điểm vận động của vốn 1
1.2.2. Căn cứ theo nguồn hình thành vốn 3
1.2.3 Căn cứ theo yêu cầu đầu tư và sử dụng 3
1.3. Quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước 3
1.3.1. Vấn đề tạo lập vốn và xây dựng cấu trúc vốn tối ưu 3
1.3.1.1. Vấn đề tạo lập vốn 3
1
95 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Vấn đề quản lý vốn tại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.3.1.2. Vấn đề xây dựng cấu trúc vốn tối ưu 5
1.3.1.3. Chi phí sử dụng vốn 6
1.3.2. Vấn đề quản lý vốn 8
1.3.2.1. Quản lý vốn cố định 9
1.3.2.2. Quản lý vốn lưu động 12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VỐN TẠI 15
TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM (TCTDKVN)
2.1. Tổng quan về Tổng công ty Dầu khí Việt Nam
15
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 15
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của TCTDKVN 16
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của TCTDKVN 17
2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TCTDKVN 17
2.1.3.2. Bộ máy quản lý của TCTDKVN 19
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của TCTDKVN 21
2.3. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn của TCTDKVN 24
2.3.1. Vấn đề tạo lập vốn 24
2.3.1.1. Các nguồn cung cấp vốn của TCTDKVN 24
2.3.1.2. Cấu trúc vốn của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam
26
2.3.1.3. Chi phí sử dụng vốn 28
2.3.2. Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của TCTDKVN 31
2.3.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định
31
2.3.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động
32
Nhận xét chung về tình hình quản lý và sử dụng vốn của TCTDKVN
35
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ VỐN 37
TẠI TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM
3.1. Mục tiêu phát triển TCTDKVN từ nay đến năm 2010
37
3.2. Giải pháp quản lý hiệu quả vốn tại TCTDKVN
37
3.2.1. Giải pháp về tạo nguồn vốn
37
3.2.1.1. Đẩy nhanh việc cổ phần hóa một số đơn vị thành viên 37
3.2.1.2. Giải pháp thành lập tập đoàn dầu khí Việt Nam 41
theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con
3.2.1.3. Nâng cao vai trò của Công ty Tài chính dầu khí 49
3.2.1.4. Giải pháp huy động vốn thông qua Thị trường chứng khoán 50
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn hiện có
50
3.2.2.1. Giải pháp đối với vốn cố định 50
3.2.2.2. Giải pháp đối với vốn lưu động 53
3.2.2.3. Giải pháp đối với vốn đầu tư 53
3.2.2.4. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng
55
vốn sản xuất kinh doanh trong TCTDKVN.
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện chế độ phân phối trong DN 55
3.2.3.1. Cơ chế phân phối tiền lương hợp lý
55
3.2.3.2. Hoàn thiện chế độ phân phối lợi nhuận 56
Một số kiến nghị 57
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DN : Doanh nghiệp
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TCT : Tổng Công ty
TCTDKVN : Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ : Tài sản cố định
TSLĐ : Tài sản lưu động
VCĐ : Vốn cố định
VLĐ : Vốn lưu động
DANH MỤC CÁC BẢNG
Stt
Ký
hiệu Tên bảng Trang
1 2.1
Cơ cấu vốn chủ sở hữu của TCTDKVN năm 2001-
2003 14
2 2.2
Kết quả thực hiện kế hoạch giai đoạn 2001-2003 của
TCTDKVN 21
3 2.3 Cơ cấu vốn của TCTDKVN 24
4 2.4 Tỷ trọng nguồn vốn của TCTDKVN 25
5 2.5 Cấu trúc vốn của TCTDKVN 25
6 2.6 Vốn vay và chi phí sử dụng vốn vay của TCTDKVN 26
7 2.7 Tỷ trọng từng loại vốn sử dụng của TCTDKVN 26
8 2.8 Chi phí sử dụng vốn bình quân của TCTDKVN 27
9 2.9 Cơ cấu TSCĐ của TCTDKVN năm 2000-2003 29
10 2.10
Hiệu suất sử dụng TSCĐ của TCTDKVN năm 2001-
2003 29
11 2.11
Tình hình vốn lưu động của TCTDKVN năm 2000-
2003 30
12 2.12
Bảng tính hiệu quả vốn lưu động của TCTDKVN năm
2001-2003 30
13 2.13
Tình hình khoản phải thu của TCTDKVN năm 2001-
2003 31
14 3.1 Tỷ trọng TSCĐ của TCTDKVN năm 2000-2003 48
15 3.2 Bảng so sánh mức khấu hao các TSCĐ chủ yếu 50
LỜI MỞ ĐẦU
I. LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Vốn kinh doanh có một vai trò quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp
nào trong nền kinh tế thị trường. Một mặt, vốn kinh doanh là tiền đề để các doanh
nghiệp có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, vốn kinh
doanh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
một cách liên tục và có hiệu quả. Hơn thế nữa, tiềm lực vốn mạnh sẽ giúp doanh
nghiệp có một chỗ đứng trên thị trường, tạo lợi thế trong cạnh tranh. Ngoài ra, vốn
kinh doanh cũng là công cụ để phản ánh, đánh giá sự vận động của tài sản, giám
sát quá trình sản xuất kinh doanh.
Để nâng cao vai trò của vốn kinh doanh trong hoạt động của các doanh
nghiệp, bên cạnh việc tạo vốn, doanh nghiệp cần có những biện pháp thiết thực
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đi đôi với việc bảo toàn và phát triển vốn tại
doanh nghiệp mình.
Ngành dầu khí được xác định là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội mà Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã đề ra. Sau
gần 10 năm thành lập, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã có những đóng góp to
lớn cho Ngân sách Nhà nước, góp phần đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế-
xã hội trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX và hiện đang dẫn đầu
trong đóng góp cho Ngân sách Nhà nước, đang là động lực thúc đẩy phát triển
nhiều ngành kinh tế khác. Ngành dầu khí cũng là ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn và
hiện nay mặc dù Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã vận dụng sáng tạo các đặc
điểm của ngành dầu khí – tính quốc tế cao – dùng hình thức hợp đồng phân chia
sản phẩm (PSC) ký với các công ty dầu khí quốc tế nhằm sử dụng vốn của họ trong
tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí nhưng Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam vẫn
trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Bên cạnh đó, việc quản lý vốn tại Tổng Công
ty Dầu khí Việt Nam cũng còn nhiều bất cập. Vì lý do đó, việc tìm hiểu, nghiên
cứu, đánh giá vấn đề quản lý vốn tại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam nhằm tìm ra
được giải pháp tăng cường vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Tổng Công
ty Dầu khí Việt Nam có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đây cũng là lý do để tôi lựa chọn
đề tài: "Vấn đề quản lý vốn tại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam: Thực trạng và
giải pháp".
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá một cách tổng quát thực trạng
quản lý vốn tại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại Tổng Công ty.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Luận văn chỉ nghiên cứu những vấn đề về quản lý vốn tại Tổng Công ty
Dầu khí Việt Nam. Các vấn đề đưa ra trong luận văn được đánh giá mang tính chất
tổng quát từ giác độ Tổng Công ty.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử đồng thời kết hợp với phương pháp thống kê và
tổng hợp để hoàn thành đề tài.
V. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Không kể phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm ba chương chính như
sau:
Chương I : Tổng quan về vốn và quản lý vốn.
Chương II : Thực trạng về quản lý vốn tại Tổng Công ty Dầu khí Việt
Nam.
Chương III : Giải pháp quản lý hiệu quả vốn tại Tổng Công ty Dầu khí
Việt Nam.
◙
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VỐN VÀ QUẢN LÝ VỐN
1.1. Khái niệm về vốn và bản chất của vốn
1.2. Phân loại vốn
1.2.1. Căn cứ theo đặc điểm vận động của vốn
1.2.2. Căn cứ theo nguồn hình thành vốn
1.2.3 Căn cứ theo yêu cầu đầu tư và sử dụng
1.3. Quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước
1.3.1. Vấn đề tạo lập vốn và xây dựng cấu trúc vốn tối ưu
1.3.2. Vấn đề quản lý vốn
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VỐN VÀ QUẢN LÝ VỐN
1.1. KHÁI NIỆM VỀ VỐN VÀ BẢN CHẤT CỦA VỐN
Trong mọi nền kinh tế, vốn luôn là một yếu tố quan trọng có tính chất quyết
định cho hoạt động kinh doanh đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, vốn là
một thuật ngữ khó định nghĩa, mỗi tác giả khi đề cập đến vốn đều có một định
nghĩa riêng của mình.
Hiện nay có nhiều định nghĩa về vốn nhưng có thể khái quát vốn như sau:
Vốn là một bộ phận của cải được dùng vào sản xuất. khi của cải làm nảy sinh ra
của cải nhiều hơn lúc đó được gọi là tư bản (vốn). Việc sử dụng vốn trên quy mô
lớn đã tạo điều kiện cho phương thức sản xuất phát triển. Sự tách rời lao động và
sản xuất với quy mô lớn là không thể có được để tạo thành tư bản.
Bản chất của vốn:
- Vốn phải được biểu hiện bằng giá trị thực, nghĩa là nó phải đại diện cho một
sức mua nhất định trên thị trường, hay nói cách khác, nó phải đại diện cho một loại
tài sản nhất định nào đó chứ không phải những khoản tiền được phát hành không
có giá trị thực, không có khả năng thanh toán.
- Vốn phải luôn luôn vận động, luôn luôn sinh lời trong quá trình vận động.
- Vốn là một loại hàng hóa và cũng như các loại hàng hóa khác, nó đều có
chủ đích thực. Chủ sở hữu về vốn chỉ trao quyền sử dụng vốn cho người khác trong
một thời gian nhất định, khi đó, người sử dụng vốn phải trả cho chủ sở hữu vốn
một khoản chi phí nhất định gọi là chi phí sử dụng vốn.
1.2. PHÂN LOẠI VỐN
1.2.1. Căn cứ theo đặc điểm vận động của vốn
a) Vốn cố định:
Để có thể tiến hành hoạt động, DN cần phải có các tư liệu lao động chủ yếu
như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển… Các tư liệu lao động
này tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình SXKD. Tư liệu lao
động giữ vai trò môi giới làm cho lao động của người sản xuất kết hợp được với
đối tượng lao động. Trong nền kinh tế hàng hóa, DN phải dùng đến tiền của mình
để đầu tư mua sắm những tư liệu lao động nói trên. Do đó, mỗi DN phải ứng trước
một số tiền vốn nhất định về tư liệu lao động. Số vốn này luân chuyển theo mức
hao mòn của tư liệu lao động. Tư liệu lao động của DN bao gồm nhiều loại với giá
trị và thời gian sử dụng khác nhau. Vì vậy, để thuận tiện cho công tác quản lý tài
sản, theo chế độ hiện hành ở nước ta những tư liệu lao động nào hội đủ hai điều
kiện sau đây sẽ được coi là tài sản cố định:
- Giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên (tiêu chuẩn này có thể thay đổi theo thời
gian).
- Thời gian sử dụng trên 1 năm.
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa, TSCĐ của DN không chỉ bao gồm
những TSCĐ có hình thái hiện vật gọi là TSCĐ hữu hình mà còn bao gồm cả
những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể như bằng phát minh, các bí quyết
công nghệ, thương hiệu, thị phần… gọi là TSCĐ vô hình.
Đặc điểm chủ yếu của tất cả TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD mà
vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Trong quá trình SXKD, TSCĐ sẽ bị hao
mòn dần và được chuyển từng phần vào giá trị của sản phẩm hàng hóa và như vậy
vốn đầu tư sẽ được thu hồi dưới hình thức khấu hao tương ứng với giá trị hao mòn
của TSCĐ.
Trong nền kinh tế thị trường, muốn có TSCĐ thì DN phải bỏ tiền ra để đầu
tư, đó chính là vốn cố định và khái niệm này được phát biểu như sau: Vốn cố định
là giá trị ứng trước về tài sản cố định hiện có của DN. Khi đề cập đến quản lý vốn
cố định có nghĩa là chúng ta phải quản lý từ lúc bắt đầu bỏ vốn ra đầu tư cho đến
khi thu hồi đủ vốn.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của DN, hình thái vật chất của VCĐ
vẫn giữ nguyên (đối với TSCĐ hữu hình) nhưng hình thái giá trị của nó lại thông
qua hình thức khấu hao chuyển dần thành quỹ khấu hao. Vì vậy, quản lý VCĐ phải
bao gồm hai mặt: Đảm bảo cho TSCĐ được toàn vẹn và nâng cao hiệu quả sử
dụng của nó đồng thời phải tính toán chính xác số trích lập quỹ khấu hao tạo điều
kiện cho DN có thể tái đầu tư TSCĐ.
b) Vốn lưu động:
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, ngoài tư liệu lao động, các DN còn phải
có đối tượng lao động và sức lao động. Khi tham gia vào quá trình SXKD, đối
tượng lao động không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu mà chuyển dịch toàn
bộ ngay một lần vào sản phẩm mới và được bù lại khi giá trị sản phẩm được thực
hiện. Trong thực tế, vốn lưu động thường tồn tại dưới những hình thái vật chất
như: Nguyên vật liệu ở khâu dự trữ, sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm… Các DN
phải dùng tiền để mua nguyên vật liệu và trả lương cho công nhân, nên phải ứng
trước một số vốn nhất định cho mục đích trên. Mọi tư liệu lao động có thời hạn sử
dụng dưới 1 năm và có giá trị thấp hơn 10 triệu đồng thì được coi là TSLĐ (vốn
lưu động). Do đó có thể nói: Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ hiện
có của DN.
Vốn lưu động vận động không ngừng theo quá trình tái sản xuất của DN.
Khoảng thời gian để vốn hoàn thành một vòng tuần hoàn dài hay ngắn sẽ nói lên
tốc độ luân chuyển của vốn chậm hay nhanh. Vì thế các nhà quản lý DN rất quan
tâm tới chỉ tiêu tốc độ luân chuyển của vốn lưu động.
1.2.2. Căn cứ theo nguồn hình thành vốn
a) Nguồn vốn chủ sở hữu: Là khoản vốn thuộc quyền sở hữu của DN, nói cách
khác, đây là vốn mà DN có quyền sử dụng và sở hữu thuộc về chủ DN. Loại vốn
này được hình thành từ đầu tư ban đầu của chủ sở hữu và được bổ sung từ kết quả
hoạt động kinh doanh sau khi đã hoạt động có hiệu quả.
b) Nợ phải trả: Là phần vốn mà trong quá trình hoạt động DN huy động của các tổ
chức, cá nhân… qua hệ thống ngân hàng, thị trường vốn. Để được quyền sử dụng
số vốn này, DN phải chịu một khoản chi phí nhất định theo sự thỏa thuận giữa DN
với đối tượng có quyền sở hữu về vốn.
1.2.3 Căn cứ theo yêu cầu đầu tư và sử dụng
a) Vốn bên trong DN: Là toàn bộ tài sản hiện hữu tại DN, được DN trực tiếp quản
lý sử dụng và định đoạt cho mục tiêu phát triển DN.
b) Vốn DN đầu tư ra bên ngoài: là số vốn DN không trực tiếp sử dụng bao gồm
toàn bộ tài sản như: Tiền, giá trị quyền sử dụng đất, tài sản được doanh nghiệp góp
vốn, liên doanh liên kết, mua các loại cổ phiếu…
1.3. QUẢN LÝ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1.3.1. Vấn đề tạo lập vốn và xây dựng cấu trúc vốn tối ưu
1.3.1.1. Vấn đề tạo lập vốn
So với thời kỳ bao cấp, các nguồn cung cấp vốn trong điều kiện nền kinh tế
thị trường rất phong phú, đa dạng. Đối với DNNN, ngoài nguồn vốn do ngân sách
nhà nước cấp, tự bổ sung từ kết quả kinh doanh của mình, DN có thể huy động vốn
thông qua thị trường chứng khoán và các tổ chức tài chính trung gian, tín dụng thuê
mua và một số nguồn tài trợ khác.
- Nguồn vốn ngân sách: Theo chế độ quy định hiện nay, DNNN được ngân
sách nhà nước cấp vốn ngay từ khi thành lập. Trong quá trình kinh doanh, căn cứ
vào hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà nhà nước có thể xem xét đầu tư bổ
sung cho DN trong những trường hợp cần thiết và theo nguyên tắc không hoàn trả.
- Nguồn vốn tự bổ sung: DN hoạt động kinh doanh có hiệu quả sẽ dùng phần
lợi nhuận thu được sau khi đã nộp thuế TNDN bổ sung cho nhu cầu vốn của mình.
Mặt khác, DNNN còn sử dụng toàn bộ số khấu hao để tái đầu tư TSCĐ. Đây là
một nguồn vốn có tính chất ổn định, khi sử dụng nguồn vốn này sẽ phụ thuộc vào
kết quả hoạt động SXKD của DN.
- Nguồn vốn liên doanh liên kết: Là nguồn vốn mà DN có được thông qua
hình thức hợp tác kinh doanh hoặc liên kết với các tổ chức và cá nhân trong và
ngoài nước để có thêm một khoản vốn nhất định nhằm đáp ứng cho nhu cầu về vốn
của DN.
- Huy động vốn trên thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán là nơi
diễn ra các hoạt động mua bán các loại chứng khoán và các loại giấy ghi nợ trung
và dài hạn. Thông qua thị trường chứng khoán giúp cho các DN, tổ chức, cá nhân
trao đổi với nhau quyền sử dụng các khoản tiền nhàn rỗi, đáp ứng nhu cầu thiếu hụt
vốn cho các DN, tạo điều kiện cho các nguồn cung và cầu về vốn gặp gỡ nhau
thông qua các hình thức trao đổi thích hợp.
- Huy động vốn từ các tổ chức tài chính trung gian:
+ Ngân hàng thương mại: Là một tổ chức kinh doanh tiền tệ qua hệ thống
ngân hàng. Như vậy, các DN nói chung và DNNN nói riêng là khách hàng
thường xuyên của ngân hàng thương mại.
+ Các Quỹ đầu tư: Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian. Các quỹ
này dùng vốn nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư trung và dài hạn thông qua các
hình thức mua cổ phần, góp vốn liên doanh, cho vay… với mục đích tạo ra
lợi nhuận.
+ Công ty tài chính: Là một trong những định chế tài chính trung gian. Công
ty tài chính không nhận tiền gửi thường xuyên như các ngân hàng mà chỉ sử
dụng vốn của công ty để cho nhiều đối tượng khác vay khi các đối tượng đó
có nhu cầu về vốn.
Ngoài những nguồn vốn trên, DNNN còn có thể huy động vốn từ những
nguồn khác như: mua trả chậm các loại máy móc thiết bị, vay từ cán bộ công nhân
viên, thuê tài chính. Bên cạnh đó, DN còn có thể sử dụng tạm thời nguồn vốn từ
những khoản phải trả khác nhưng chưa đến kỳ hạn trả mà DN có thể tạm thời sử
dụng không phải tính lãi và theo nguyên tắc có hoàn trả khi đến kỳ hạn chi trả như
các khoản phải thanh toán với công nhân viên, nộp thuế cho Nhà nước…
1.3.1.2. Vấn đề xây dựng cấu trúc vốn tối ưu
Sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung hay của một DN nói riêng chịu sự
ảnh hưởng rất lớn vào chính sách, cơ chế tạo lập và huy động các nguồn vốn để tạo
nên một cấu trúc vốn hợp lý, một cấu trúc vốn tối ưu cho DN. Trong điều kiện nền
kinh tế thị trường, các DNNN không chỉ trông chờ vào nguồn vốn ngân sách nhà
nước mà cần phải xác lập cho mình một cấu trúc vốn hợp lý, mang lại hiệu quả cao
nhất.
Cấu trúc vốn của DN là sự kết hợp các nguồn vốn theo một tỷ lệ nào đó để
tài trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh của DN. Cấu trúc vốn của DN bao gồm
hai phần là nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.
a) Nợ dài hạn:
Nợ dài hạn là số tiền mà DN đi vay và cam kết thanh toán cho các chủ nợ
trong một thời gian nhất định lớn hơn 1 năm. Nợ dài hạn có thể là nợ vay ngân
hàng, phát hành trái phiếu Công ty. Đây là khoản nợ lâu dài và ổn định, tác động
trực tiếp đến cấu trúc vốn của DN. Khi nợ dài hạn thay đổi, cấu trúc vốn của DN sẽ
bị ảnh hưởng. Các khoản nợ vay dài hạn sẽ tạo ra một khoản chi phí trả lãi vay cố
định. Các khoản chi phí cố định này chính là nguyên nhân gây ra rủi ro tài chính
khi DN gặp khó khăn trong việc chi trả nợ. Một DN làm ăn rất có hiệu quả ở hiện
tại vẫn có thể gặp phải khó khăn trong tương lai khi vay dài hạn. Do đó, việc vay
(nợ) dài hạn luôn đi kèm với rủi ro tài chính.
Nợ dài hạn là thành phần quan trọng trong việc hoạch định chiến lược phát
triển cũng như mở rộng hoạt động SXKD của DN. Các DN thường xem nợ dài hạn
là một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc vốn. Nợ dài hạn thường được dùng
để đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản
xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm, cải thiện vị trí cạnh tranh của DN trên thị
trường.
b) Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu mà DN không phải cam
kết thanh toán. Trong một DN, thông thường nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn
cổ phần thường và lợi nhuận giữ lại (nguồn nội bộ), Vốn cổ phần ưu đãi và Vốn bổ
sung.
Đối với DNNN, số vốn ban đầu do Nhà nước cấp. Đối với các DN liên
doanh, số vốn ban đầu do các bên tham gia liên doanh góp vốn. Đối với các công
ty cổ phần, vốn ban đầu do các cổ đông đóng góp.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các DN luôn phải mở rộng quy mô
hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh của mình nên đã không ngừng bổ sung, phát
triển vốn của DN. Vốn chủ sở hữu có thể lấy từ 2 nguồn: nguồn tài trợ bên trong và
nguồn tài trợ bên ngoài. Nguồn tài trợ bên trong là từ các quỹ chuyên dùng và kết
quả hoạt động kinh doanh. Nguồn tài trợ bên ngoài là nhận thêm vốn liên doanh,
liên kết dài hạn từ các đơn vị khác, huy động thêm vốn cổ phần từ các cổ đông
thông qua việc phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán..
Tóm lại, cấu trúc vốn là sự kết hợp theo một tỷ lệ nhất định giữa các nguồn
vốn mà DN sẽ sử dụng nhằm đáp ứng cho nhu cầu vốn của mình. Một cấu trúc vốn
được gọi là tối ưu khi tại điểm đó tối thiểu hóa được chi phí sử dụng vốn, tối thiểu
hóa rủi ro và tối đa hóa giá trị của DN.
1.3.1.3. Chi phí sử dụng vốn
Vốn là một yếu tố cần thiết của sản xuất, và giống như các yếu tố khác, nó
cũng có chi phí. Mỗi nguồn vốn sử dụng đều phải trả một khoản cho quyền sử
dụng vốn của nguồn đó được gọi là chi phí sử dụng vốn. Hay nói cách khác, giá
phải trả cho quyền sử dụng vốn chính là lãi suất làm cân bằng giữa nguồn vốn sử
dụng và tổng hiện giá các khoản phải chi trả trong tương lai.
Chi phí sử dụng vốn vay là tiền lãi phải trả cho khoản nợ vay đó. Đối với
vốn chủ sở hữu, các DNNN thường sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp và
chi phí sử dụng nguồn vốn này gọi là thu sử dụng vốn ngân sách. Nếu DN là công
ty liên doanh hoặc công ty cổ phần thì chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là lợi tức cổ
phần phải trả cho các cổ đông. Ngoài ra, các DN còn sử dụng vốn tự bổ sung, trong
trường hợp này, chi phí sử dụng vốn chính là chi phí cơ hội mà DN mất đi trong
trường hợp mang số vốn này ra đầu tư ở bên ngoài.
♦ Cách tính chi phí sử dụng vốn:
a) Chi phí sử dụng vốn vay:
Chi phí sử dụng vốn vay là chi phí trả lãi vay cho ngân hàng hoặc người cho
vay. Trong chi phí sử dụng vốn vay gồm có:
- Chi phí sử dụng vốn vay ngắn hạn (trường hợp tính theo lãi kép):
Kd = (1+
i
m )
m – 1
Trong đó: Kd : chi phí sử dụng vốn vay
i : lãi suất tiền vay (danh nghĩa) một năm
m : số kỳ tính lãi trong năm
- Chi phí sử dụng vốn vay dài hạn:
V =
A1
(1+Kd)1 +
A2
(1+Kd)2 + …. +
An
(1+Kd)n
Trong đó: Kd: chi phí sử dụng vốn vay
V: khoản nợ vay dài hạn
Ai: số tiền hoàn trả từng năm (lãi và một phần vốn gốc)
n: số năm hoàn trả hết nợ vay và lãi
Nếu A1 = A2 = …. = An = A thì:
V = A. ∑
j=1
n
1
(1+Kd)j
- Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế:
Trong thực tế, chi phí sử dụng vốn vay sau thuế được giảm một khoản =
KdT so với chi phí sử dụng vốn vay trước thuế (đối với các DN có sử dụng vốn
vay, sử dụng được yếu tố này còn gọi là sử dụng tốt "lá chắn thuế").
Kd* = Kd. (1 – T)
Trong đó: Kd*: chi phí sử dụng vốn vay sau thuế TNDN
Kd: chi phí sử dụng vốn vay trước thuế TNDN
T: thuế suất thuế TNDN
b) Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC: Weighted Average Cost of Capital)
- Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế TNDN:
WACC = Wd.Kd + Wp.Kp + We.Ke
Trong đó: WACC: Chi phí sử dụng vốn bình quân
Wd : Tỷ trọng nguồn vốn vay
Wp : Tỷ trọng nguồn vốn cổ phần ưu đãi (nếu có)
We : Tỷ trọng nguồn vốn cổ phần thường (hoặc vốn chủ sở hữu)
Kd : Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế TNDN
Kp : Chi phí vốn cổ phần ưu đãi
Ke : Chi phí vốn cổ phần thường (hoặc vốn chủ sở hữu)
- Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế TNDN:
WACC = Wd.Kd(1-T) + Wp.Kp + We.Ke
Trong đó: WACC: Chi phí sử dụng vốn bình quân
Wd : Tỷ trọng nguồn vốn vay
Wp : Tỷ trọng nguồn vốn cổ phần ưu đãi (nếu có)
We : Tỷ trọng nguồn vốn cổ phần thường (hoặc vốn chủ sở hữu)
Kd : Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế TNDN
Kp : Chi phí vốn cổ phần ưu đãi
Ke : Chi phí vốn cổ phần thường (hoặc vốn chủ sở hữu)
T : Thuế suất thuế TNDN
Công thức trên cho thấy, chi phí sử dụng vốn bình quân phụ thuộc vào 2
nhân tố, đó là tỷ trọng của từng nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn của từng nguồn
tương ứng. Chi phí sử dụng vốn bình quân được sử dụng để tính cơ cấu vốn tối ưu
của DN, cơ cấu vốn tối ưu, như đã nêu ở trên, là một cơ cấu vốn mà tại đó giá trị
của DN đạt lớn nhất.
1.3.2. Vấn đề quản lý vốn
Lựa chọn nguồn vốn, xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu là vấn đề phức tạp
nhưng một khi đã có vốn thì quản lý và sử dụng như thế nào cũng không hề đơn
giản. Vì vậy, khi đề cập tới vấn đề quản lý vốn trong DN cần phải có cơ chế quản
lý khoa học, linh hoạt và thích hợp cho từng loại vốn thì mới mang lại hiệu quả cao
nhất.
1.3.2.1. Quản lý vốn cố định
Như chúng ta đã biết, vốn chi ra thì phải thu về khi kết thúc vòng tuần hoàn,
nhưng phải bảo đảm an toàn cả về mặt giá trị lẫn về mặt hiện vật theo mặt bằng giá
hiện tại. Như vậy, mục đích của khấu hao là nhằm hình thành nên quỹ khấu hao để
tái đầu tư TSCĐ, do đó yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý là phải lựa chọn mô
hình khấu hao phù hợp và tính khấu hao phải chính xác.
a) Các phương pháp khấu hao
Các phương pháp khấu hao được các DN sử dụng phổ biến hiện nay là:
phương pháp khấu hao đường thẳng, khấu hao theo số dư giảm dần, khấu hao tổng
số.
Phương pháp khấu hao đường thẳng:
Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp
khấu hao đường thẳng như sau:
- Căn cứ các quy định trong Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản
cố định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC, doanh nghiệp xác
định thời gian sử dụng của tài sản cố định:
- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo
công thức dưới đây:
Nguyên giá của tài sản cố định
=
Thời gian sử dụng
trung bình hàng năm
của tài sản cố định
Mức trích khấu hao
- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả
năm chia cho 12 tháng.
Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi,
doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định
bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian sử dụng xác định
lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử
dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) của tài sản cố định.
Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng tài sản cố định
được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã
thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó.
Đây là phương pháp khấu hao được sử dụng nhiều, khấu hao được tính đều
đặn theo thời gian sử dụng của phương pháp này có ưu điểm là dễ tính góp phần
làm cho chi phí sản xuất kinh doanh ổn định. Nhưng sử dụng phương pháp này chỉ
thu hồi vốn dựa trên hao mòn hữu hình của tài sản. Mặt khác, tỷ lệ khấu hao
thường do các cơ quan có thẩm quyền ấn định vì vậy đôi khi không sát với tình
hình thực tế tại DN trong khi nguyên giá của TSCĐ dùng làm căn cứ tính khấu hao
trong điều kiện giá cả và tỷ giá luôn luôn biến động, nên có khi dẫn tới tình trạng
số tiền khấu hao không đủ để tái đầu tư.
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:
Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có
điều chỉnh được xác định như sau:
- Xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định:
Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định theo quy định
tại Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo
Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính.
- Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu
theo công thức dưới đây:
= = x x
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:
= = x Hệ số điều chỉnh
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như
sau:
1
= ------------------------------ x 100
Thời gian sử dụng của
tài sản cố định
Mức trích khấu hao hàng
năm của tài sản cố định
Giá trị còn lại của
tài sản cố định
Tỷ lệ khấu
hao nhanh
Tỷ lệ khấu hao
nhanh (%)
Tỷ lệ khấu hao tài sản
cố định theo phương
pháp đường thẳng
Tỷ lệ khấu hao tài sản
cố định theo phương
pháp đường thẳng (%)
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định quy
định tại bảng dưới đây:
Thời gian sử dụng của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm (t ≤ 4 năm) 1,5
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t ≤ 6 năm) 2,0
Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5
Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp đã dư
giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị
còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu
hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn
lại của tài sản cố định.
- Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho
12 tháng.
Ở phương pháp này, tỷ lệ khấu hao cố định lớn hơn tỷ lệ khấu hao theo
phương pháp khấu hao đường thẳng và mức khấu hao lại giảm dần theo thời gian
sử dụng và vì vậy vốn thu hồi rất nhanh nên vừa tính được hao mòn hữu hình vừa
hạn chế được hao mòn vô hình.
Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:
Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp
khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:
- Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác
định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài
sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.
- Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối
lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định.
- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công
thức dưới đây:
= x = x
Trong đó:
Nguyên giá của tài sản cố định
= -------------------------------------------
Sản lượng theo công suất thiết kế
Mức trích khấu hao
trong tháng của tài
sản cố định
Số lượng sản
phẩm sản xuất
trong tháng
Mức trích khấu hao
bình quân tính cho một
đơn vị sản phẩm
Mức trích khấu hao
bình quân tính cho
một đơn vị sản phẩm
- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao
của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:
= x
Mức trích khấu
hao năm của tài
sản cố định
Số lượng sản
phẩm sản xuất
trong năm
Mức trích khấu hao
bình quân tính cho
một đơn vị sản phẩm
Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi,
doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.
Áp dụng phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm, DN có
thể xác định giá trị khấu hao hàng năm tỷ lệ thuận với hao mòn hữu hình của tài
sản cố định, chi phí khấu hao tỷ lệ thuận với sản lượng sản xuất. Tuy nhiên,
phương pháp khấu hao này không hạn chế được hao mòn vô hình của tài sản cố
định.
b) Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của DN, người ta sử dụng chỉ tiêu hiệu
suất sử dụng VCĐ, được xác định bằng công thức sau:
Doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất sử dụng = ----------------------------------
VCĐ VCĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng VCĐ sử dụng trong hoạt động SXKD có thể tạo
ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao tức là hiệu quả
sử dụng TSCĐ càng cao.
1.3.2.2. Quản lý vốn lưu động
Tài sản lưu động và nợ ngắn hạn được gọi là vốn lưu động.
- Tài sản lưu động: Là các loại tài sản có thời hạn sử dụng cho tới 1 năm như:
tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao, tồn kho và các khoản phải thu.
._.
- Nợ ngắn hạn: Chúng ta thấy rằng trong TSLĐ của DN có cả các hóa đơn
chưa thanh toán. Tín dụng của DN bao gồm các khoản phải thu và các khoản phải
trả. Như vậy khoản mục nợ ngắn hạn chính của DN là các khoản phải trả - đó là
khoản nợ phải thanh toán cho một DN khác khi đến hạn. Các loại nợ ngắn hạn của
DN còn bao gồm
các khoản vay ngắn hạn ngân hàng.
VLĐ cần phải được quản trị một cách nghiêm túc. Có thể thấy rằng, các
khoản phải thu bị ảnh hưởng bởi chính sách tín dụng của DN đối với khách hàng.
Nếu DN đặt ra các yêu cầu khắt khe đối với khách hàng về tổng giá trị nợ tối đa,
thời gian thanh toán các khoản nợ… thì các khoản phải thu sẽ giảm nhưng doanh
thu cũng sẽ giảm xuống. Ngược lại, nếu DN nới lỏng các yêu cầu nêu trên thì sẽ có
nhiều khách hàng hơn, doanh thu tăng nhưng các khoản phải thu cũng tăng và rủi
ro không thu hồi được nợ cũng tăng theo. Vì vậy, giữa các khoản phải thu và doanh
thu luôn có sự biến động cùng chiều khi áp dụng các chính sách tín dụng khác
nhau.
Các nhận xét nói trên cho thấy đầu tư vào VLĐ có cả chi phí và lợi nhuận.
Ví dụ, chi phí đầu tư của DN vào khoản phải thu là lãi suất có thể thu được nếu
khách hàng thanh toán hóa đơn của họ sớm hơn. DN cũng thường hay quên lãi suất
thu nhập khi giữ vốn tiền mặt mà không đầu tư vào các loại chứng khoán thanh
khoản cao. Vì vậy, định kỳ các DN phải dự tính trước một lượng VLĐ cần thiết tối
thiểu để không những đảm bảo đáp ứng đủ vốn cho hoạt động SXKD mà còn tránh
được tình trạng vốn bị lãng phí, ứ đọng và đó cũng là cơ sở tạo điều kiện cho DN
sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng VLĐ:
* Tốc độ luân chuyển VLĐ: được phản ánh qua 2 chỉ tiêu:
- Số lần luân chuyển VLĐ (số vòng quay vốn): Nói lên sự vận động của vốn nhanh
hay chậm, nó phản ánh số vòng quay VLĐ thực hiện được trong một thời kỳ nhất
định, thường tính trong một năm
Số lần luân chuyển VLĐ =
Doanh thu thuần
Số VLĐ bình quân trong kỳ
- Kỳ luân chuyển VLĐ: Phản ánh số ngày của một vòng quay VLĐ. Kỳ luân
chuyển càng ngắn thì VLĐ quay vòng càng nhanh.
Kỳ luân chuyển VLĐ =
Số ngày trong kỳ (365 ngày)
Số lần luân chuyển VLĐ
* Mức tiết kiệm VLĐ: Do tăng nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ, DN có thể tiết
kiệm được một số VLĐ nhất định.
Vtk =
M1
365 x (K1 – K0)
Trong đó: Vtk : Mức tiết kiệm VLĐ
M1 : Tổng mức luân chuyển VLĐ năm nay
K1, K0 : Kỳ luân chuyển VLĐ năm nay và năm trước
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VỐN TẠI
TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM (PETROVIETNAM)
2.1. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM (PV)
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam là một Tổng Công ty 91, được thành lập
ngày 29/05/1995 theo Quyết định số 330/1995/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
trên cơ sở sắp xếp lại Tổng Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam. Tổng Công ty
Dầu khí Việt Nam trực thuộc Thủ tướng Chính phủ, hoạt động trong tất cả các lĩnh
vực từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác, xuất nhập khẩu dầu thô và các vật tư, thiết bị
dầu khí đến vận chuyển tàng trữ, cung cấp dịch vụ, chế biến và phân phối sản
phẩm dầu khí.
Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam có tên giao dịch với nước ngoài là
Vietnam Oil and Gas Corporation (gọi tắt là Petrovietnam).
Tổng Công ty có trụ sở tại số 22 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 04-8252526 Fax: 04-8265942
Website: www.petrovietnam.com.vn
E-mail: webmaster@hn.pv.com.vn
Chủ tịch Hội đồng Quản trị hiện nay là ông Phạm Quang Dự.
Tổng Giám đốc hiện nay là ông Trần Ngọc Cảnh.
Kể từ khi được thành lập, hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Dầu khí
Việt Nam (Tổng Công ty) đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp, mang lại hiệu quả
cao từ khâu đầu đến các khâu sau. Hiện nay, Tổng Công ty có hơn 40 đơn vị thành
viên, triển khai các hoạt động liên quan đến công nghiệp dầu khí không chỉ ở lãnh
thổ Việt Nam mà còn cả ở nước ngoài. Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam là đơn vị
đóng góp một phần hết sức quan trọng vào Ngân sách nhà nước, trong những năm
gần đây, tỷ lệ đóng góp của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam vào Ngân sách nhà
nước trung bình khoảng 25%.
Cho đến nay, Tổng Công ty đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh
tế quốc gia. Trong những năm vừa qua, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
Tổng Công ty liên tục đạt mức phát triển cao. Với mức sản lượng khai thác bình
quân 50 nghìn tấn dầu thô/ngày và 16 triệu m3 khối khí/ngày, Việt Nam được xếp
vị trí thứ 31 trên thế giới và thứ ba trong khu vực về sản lượng khai thác dầu khí.
Năm 2004, Tổng Công ty đã đặt mục tiêu khai thác 17 triệu tấn dầu thô và 5,74 tỉ
m3 khối khí, đồng thời tích cực triển khai các dự án phát triển từ khâu thượng
nguồn đến khâu hạ nguồn, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, các dịch vụ kỹ
thuật, tài chính, thương mại, bảo hiểm… tạo ra các tiền đề cơ bản cho việc xây
dựng Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh.
Sau gần 10 năm thành lập, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã không
ngừng lớn mạnh về mọi mặt, góp phần vào việc đưa ngành dầu khí trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn hàng đầu của nước ta.
Tình hình cơ cấu vốn của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam trong các năm từ
2001-2003 được trình bày qua bảng 2.1 dưới đây:
BẢNG 2.1: CƠ CẤU VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA TCTDKVN NĂM 2000-2003
ĐVT: Nghìn USD
Stt Chỉ tiêu 31/12/2000 31/12/2003
1 Vốn kinh doanh (ngân sách và tự có) 1.246.284 1.846.235
2 Các quỹ 322.983 751.632
3 Lãi chưa phân phối 8.801 10.477
Tổng vốn chủ sở hữu 1.578.068 2.608.344
(Nguồn: Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam)
Qua Bảng 2.1, ta thấy tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty
từ 31/12/2000 đến 31/12/2003 là 65,29% (tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm
là 18,24%), chi tiết như sau:
2.608.344-1.578.068
1.578.068 x 100% = 65,29%
Nguồn vốn tăng chủ yếu do bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển và vốn điều lệ
do ngân sách nhà nước cấp cho các đơn vị thành viên Tổng Công ty mới thành lập.
Nếu tại thời điểm thành lập, Tổng Công ty chỉ có 20 đơn vị thành viên thì đến nay,
Tổng Công ty đã có tới 45 đơn vị thành viên trong đó có 13 đơn vị hạch toán độc
lập, 3 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 4 đơn vị sự nghiệp và 25 đơn vị liên doanh.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam
1) Nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, tàng trữ, vận chuyển,
làm dịch vụ về dầu khí; xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí, dầu khí, dầu thô,
các sản phẩm dầu khí; lưu thông các sản phẩm dầu khí; tiến hành các hoạt động
kinh doanh khác theo pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác do Nhà nước giao.
2) Tiến hành các hoạt động dầu khí trên toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa và hải đảo thuộc chủ quyền nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và tiến hành các hoạt động dầu khí ở nước ngoài khi Chính phủ
cho phép. Mọi hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí của các tổ chức, cá
nhân khác tại Việt Nam chỉ được tiến hành trên cơ sở ký kết hợp đồng với Tổng
công ty Dầu khí Việt Nam.
3) Thực hiện quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, vùng biển, tài nguyên và
nguồn lực khác của Nhà nước giao theo quy định của pháp luật để thực hiện các
nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được Nhà nước giao cho Tổng công
ty trong từng thời kỳ.
4) Tiếp nhận, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn Nhà nước giao, bao
gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác và tiếp nhận, sử dụng có hiệu quả
tài nguyên, đất đai, vùng biển và các nguồn lực khác Nhà nước giao, để thực hiện
mục tiêu kinh doanh và những nhiệm vụ đặc biệt khác được Nhà nước giao.
Các lĩnh vực kinh doanh chính của TCTDKVN:
- Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí nhằm xác định tiềm năng và gia tăng
trữ lượng dầu khí, phát hiện thêm nhiều mỏ mới, bảo đảm nhu cầu về sản lượng
dầu khí cho đất nước.
- Khai thác các tiềm năng khí nhằm tận dụng tiềm năng to lớn về khí thiên
nhiên của đất nước cũng như đa dạng hóa và mở rộng thị trường tiêu thụ khí.
- Tiến hành các hoạt động chế biến dầu khí nhằm đáp ứng cơ bản nhu cầu của
thị trường nội địa về sản phẩm lọc, hóa dầu và phục vụ cho xuất khẩu.
- Cung cấp các dịch vụ dầu khí nhằm phát triển năng lực các loại dịch vụ,
nhất là dịch vụ kỹ thuật cao, đáp ứng được nhu cầu của hoạt động dầu khí trong
nước và từng bước gia tăng hoạt động ở nước ngoài.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam
2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam
Xin xem trang bên
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
Các ban chức năng:
1. Ban Tài chính Kế toán
2. Ban Kiểm toán nội bộ
3. Ban Hợp tác quốc tế
4. Ban Kế hoạch Đầu tư
5. Ban Phát triển dịch vụ
6. Ban tìm kiếm - Thăm dò DK
7. Ban Khí - Điện
8. Ban LĐTL & CĐ chính sách
9. Ban Đổi mới Doanh nghiệp
10. Ban Khoa học - Công nghệ
11. Ban Quản lý dự án Khí - Điện - Đạm
Cà Mau
Các ban chức năng:
12. Văn phòng Tổng Công ty
13. Ban Thanh tra Bảo vệ
14. Ban Luật
15. Ban Thương mại - Thị trường
16. Ban Xây dựng
17. Ban Khai thác dầu khí
18. Ban chế biến dầu khí
19. Ban TCNS - Đào tạo
20. Văn phòng thẩm định thầu
21. Ban AT - SK - MT
22. Ban Quản lý dự án Nhà máy lọc dầu
Dung Quất
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
Các đơn vị độc lập:
1. Công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm
dầu mỏ
2. Công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm
khí
3. Công ty Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí
4. Công ty Thiết kế và xây dựng dầu khí
5. Công ty tư vấn đầu tư xây dựng dầu khí
6. Công ty Dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí
7. Công ty Khoan và dịch vụ khoan dầu khí
8. Công ty Dịch vụ và du lịch dầu khí
9. Công ty Tài chính dầu khí
10. Công ty Vận tải dầu khí
11. Công ty Thương mại dầu khí
12. Công ty Bảo hiểm dầu khí
13. Công ty Phân đạm và hóa chất dầu khí
Các đơn vị phụ thuộc:
1. Công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí
2. Công ty Đầu tư và Phát triển dầu khí
3. Trường đào tạo nhân lực dầu khí
Các đơn vị sự nghiệp:
1. Viện dầu khí
2. Trung tâm An toàn và Môi trường dầu khí
3. Trung tâm nghiên cứu & Phát triển chế biến dầu
khí
4. Trung tâm Thông tin Tư liệu dầu khí
1. Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro
2. Công ty liên doanh điều hành Hòan Vũ JOC lô
09.2
3. Công ty liên doanh điều hành Hoàng Long JOC
lô 16.1
4. Công ty liên doanh điều hành Cửu Long JOC lô
15.1
5. Công ty liên doanh điều hành Vietgasprom JOC
lô 112
6. Công ty liên doanh điều hành JOC Trường Sơn
7. Công ty liên doanh điều hành Côn Sơn JOC lô
10, 11.1
8. Công ty liên doanh điều hành VRJ 09.3
9. Tổ hợp địa vật lý Thái Bình Dương
10. Công ty liên doanh sản xuất, sửa chữa cần
khoan ống chống - Vietubes
11. Công ty liên doanh cơ khí Petro-Summit
12. Công ty liên doanh hóa chất LG VINA
13. Công ty liên doanh khí hóa lỏng Việt Nam
14. Công ty liên doanh khí hóa lỏng Thăng Long
15. Công ty liên doanh khí hóa lỏng Mêkông
16. Công ty liên doanh dầu khí Mêkông
17. Công ty liên doanh xây lắp Việt Nga
18. Công ty liên doanh Nhựa và hóa chất Phú Mỹ
19. Công ty liên doanh MI - Việt Nam
20. Công ty liên doanh Barit Tuyên Quang - DMC
21. Công ty liên doanh chế biến suất ăn dầu khí
22. Công ty liên doanh Petrovietnam-Sông Trà
23. Công ty liên doanh kinh doanh văn phòng dầu
khí Petro Tower
24. Công ty liên doanh đá vôi trắng Nghệ An
25. Hợp đồng hợp tác kinh doanh đường ống dẫn
khí Nam Côn Sơn
CÁC ĐƠN VỊ LIÊN DOANH
BAN KIỂM SOÁT
2.1.3.2. Bộ máy quản lý của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam
Căn cứ Nghị định số 38/CP ngày 30/05/1995 của Chính phủ về việc phê
chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, toàn bộ
hệ thống của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam được tổ chức thành:
- Bộ máy quản lý : Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát
- Bộ máy điều hành : Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán
trưởng và các phòng ban chức năng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng
tham mưu, giúp việc Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý,
điều hành công việc.
- Các đơn vị bao gồm:
+ Các đơn vị hạch toán độc lập
+ Các đơn vị hạch toán phụ thuộc
+ Các đơn vị sự nghiệp
+ Các doanh nghiệp có vốn góp của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam.
a) Bộ máy quản lý
Hội đồng quản trị:
- Hội đồng Quản trị của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam là người đại diện
chủ sở hữu các nguồn vốn của Tổng Công ty do Nhà nước giao, thực hiện
chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm trước
Chính phủ về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ Nhà nước giao.
- Hội đồng Quản trị có 7 thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ
nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức -
Cán bộ Chính phủ bao gồm Chủ tịch, Tổng Giám đốc và các thành viên
khác. Trong đó, Chủ tịch Hội đồng Quản trị không kiêm Tổng giám đốc
Tổng công ty.
- Các thành viên chuyên trách của Hội đồng Quản trị được xếp lương cơ bản
theo ngạch viên chức Nhà nước, hưởng lương theo chế độ phân phối tiền
lương trong doanh nghiệp Nhà nước theo quy định của Chính phủ, được
hưởng tiền thưởng tương ứng với hiệu quả hoạt động của Tổng công ty.
Các thành viên kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp trách nhiệm và tiền thưởng
theo quy định của Chính phủ.
- Nhiệm kỳ của Hội đồng Quản trị là năm (5) năm. Các thành viên Hội đồng
Quản trị có thể được bổ nhiệm lại sau khi hết nhiệm kỳ. Nhiệm vụ, quyền
hạn và chế độ làm việc của Hội đồng Quản trị được quy định theo Luật
doanh nghiệp Nhà nước, điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty
Dầu khí Việt Nam
Ban Kiểm soát:
- Hội đồng Quản trị thành lập Ban kiểm soát để giúp Hội đồng Quản trị thực
hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, bộ
máy Tổng công ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty trong hoạt động
tài chính, chấp hành Điều lệ Tổng công ty, nghị quyết và quyết định của Hội
đồng Quản trị, chấp hành pháp luật.
Chi phí hoạt động, kể cả tiền lương và phụ cấp của Ban kiểm soát tính vào
chi phí hoạt động của Hội đồng Quản trị. Tổng giám đốc bảo đảm điều kiện
làm việc cho Ban kiểm soát theo quy định của Hội đồng quản trị.
- Ban Kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng Quản trị giao, báo cáo và
chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị.
- Ban kiểm soát có 4 thành viên, trong đó một thành viên Hội đồng Quản trị
làm Trưởng ban theo sự phân công của Hội đồng Quản trị và ba thành viên
khác do Hội đồng Quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm; gồm một
thành viên là chuyên viên kế toán, một thành viên do Đại hội công nhân
viên chức Tổng công ty giới thiệu và một thành viên do Tổng cục trưởng
Tổng cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp giới thiệu.
- Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát là 5 năm. Trong quá trình công tác,
nếu không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị thay thế.
- Chi phí hoạt động, kể cả tiền lương và điều kiện làm việc của Ban Kiểm
soát do Tổng Công ty bảo đảm.
b) Bộ máy điều hành Tổng Công ty
Bộ máy điều hành Tổng Công ty bao gồm Tổng Giám đốc, các Phó Tổng
Giám đốc, Kế toán trưởng và các phòng ban chức năng giúp việc.
Tổng Giám đốc: Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn
nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng Quản trị và Bộ trưởng,
Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.
Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm
trước Hội đồng Quản trị, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về điều hành
hoạt động của Tổng công ty. Tổng giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất
trong Tổng công ty.
Các Phó Tổng Giám đốc: Phó tổng giám đốc là người giúp Tổng giám
đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo phân
công của hoặc uỷ quyền của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám
đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công hoặc uỷ quyền.
Kế toán trưởng: Kế toán trưởng giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực
hiện công tác kế toán, thống kê của Tổng công ty, có các quyền và nhiệm vụ theo
quy định của pháp luật.
Các phòng (ban) chức năng: Các phòng (ban) chức năng chuyên môn,
nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc
trong quản lý, điều hành công việc.
Các Trưởng, Phó các phòng (ban) chức năng của Tổng công ty do Tổng
Giám đốc bổ nhiệm và miễn nhiệm. Bộ máy tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của
các phòng (ban) chức năng do Hội đồng Quản trị quy định theo đề nghị của Tổng
Giám đốc.
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY
DẦU KHÍ VIỆT NAM
Kể từ khi thành lập đến nay, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã không
ngừng phát triển lớn mạnh hướng tới mục tiêu trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh
của đất nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty đã đạt được nhiều
thành quả đáng khích lệ, chi tiết như sau:
a) Tình hình tài chính:
Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam luôn bảo đảm được việc bảo toàn và phát
triển nguồn vốn Nhà nước giao, theo đó, vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty đã
tăng từ 1.578.068.000 USD (31/12/2000) lên 2.608.344.000 USD (31/12/2003), tốc
độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 18,24%.
b) Tình hình khai thác và xuất khẩu dầu khí:
Năm 2003, Tổng Công ty đã khai thác được 20,673 triệu tấn dầu quy đổi,
tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2002, trong đó:
- Sản lượng dầu thô khai thác đạt 17,621 triệu tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ
năm 2002.
- Sản lượng khí khai thác đạt 3,052 tỷ m3, tăng 40,6% so với cùng kỳ năm
2002.
Đáng chú ý là trong năm 2003, hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở thềm
lục địa nước ta được đẩy mạnh và phát triển và kết quả là tìm ra một số mỏ dầu
mới như mỏ dầu Cá Ngừ Vàng, Ngựa Ô… cũng như phát hiện thêm vỉa dầu mới từ
tầng móng các mỏ Rồng và Đại Hùng. Bên cạnh đó, việc các Công ty Cửu Long
JOC, JVPC cùng Vietsovpetro triển khai khoan phát triển các mỏ Sư Tử Đen, Bạch
Hổ, Đại Hùng... gia tăng sản lượng khai thác.
Cùng với sự gia tăng về sản lượng khai thác, sản lượng xuất khẩu dầu thô
cũng tăng lên đáng kể, cụ thể là trong năm 2003, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam
đạt 17,180 triệu tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2002.
Nhằm tận dụng tiềm năng to lớn về khí thiên nhiên của đất nước, trong năm
2003, sản lượng khí bán cho điện năm 2003 là 2,384 triệu m3. Ngoài ra, khí thiên
nhiên cũng được sử dụng để sản xuất 151 nghìn tấn condensate và 363 nghìn tấn
khí hóa lỏng (LPG).
c) Tình hình doanh thu:
Tổng doanh thu toàn Tổng Công ty năm 2003 đạt 3.598.651.000 USD, tăng
8,6% so với cùng kỳ năm 2002. Trong đó:
- Doanh thu khai thác dầu khí : 2.344.815.000 USD
- Doanh thu khí hóa lỏng : 68.803.000 USD
- Doanh thu khác : 1.185.033.000 USD
d) Lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước
Lợi nhuận trước thuế của Tổng Công ty năm 2003 là 1.084.351.000 USD,
tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2002.
Thu nộp ngân sách nhà nước của Tổng Công ty chiếm một phần quan trọng
trong tổng thu ngân sách nhà nước, trong năm 2003, Tổng Công ty nộp ngân sách
nhà nước 35.228 tỷ đồng, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2002.
Có thể khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Dầu khí
Việt Nam qua kết quả thực hiện kế hoạch từ năm 2001 đến năm 2003 như Bảng 2.2
dưới đây:
BẢNG 2.2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
GIAI ĐOẠN 2001-2003 CỦA TCTDKVN
Năm
Stt Chỉ tiêu Đơn vị
2001 2002 2003
Tốc độ PT
bình quân
2001-2003
I Sản lượng dầu khí
Triệu tấn
dầu quy
đổi 18,730 19,267 20,673 5,1%
1 Dầu thô Triệu tấn 17,000 17,097 17,621
- Bạch Hổ và Rồng Triệu tấn 13,460 13,513 13,120
- Đại Hùng Triệu tấn 0,140 0,123 0,070
- Rạng Đông, Ruby Triệu tấn 3,170 3,070 3,390
- PM3 - Cái Nước Triệu tấn 0,230 0,391 0,550
- Sư Tử Đen Triệu tấn 0,451
- 06.1 (condensate) Triệu tấn 0,040
2 Khai thác khí Tỷ m3 1,730 2,170 3,052 32,8%
- Mỏ Bạch Hổ Tỷ m3 1,680 1,720 1,656
- Mỏ Rạng Đông Tỷ m3 0,030 0,430 0,509
- Mỏ Lan Tây Tỷ m3 0,805
- Mỏ PM3 Tỷ m3 0,062
- Mỏ Tiền Hải Tỷ m3 0,020 0,020 0,020
II Xuất khẩu dầu thô Triệu tấn 16,830 16,860 17,180
III Sản xuất hàng hóa
1 Sản phẩm khí
- Bán cho điện Triệu m3 1,229 1,55 2,384
- Condensate Nghìn tấn 133 147 151
- LPG Nghìn tấn 296 349 363
2 Các loại hóa phẩm Nghìn tấn 82,7 95,7 82,5
3 Các loại dầu mỡ Tấn 2.399 1.523 963
4
Kinh doanh xăng
dầu Triệu tấn 1,7
IV Tổng doanh thu Triệu USD 3.058,1 3.314,9 3.598,7 8,5%
V Nộp ngân sách NN Tỷ đồng 27.135 31.512 35.228 13,9%
1 Ngoại tệ Triệu USD 1.444 1.627 1.718
2 Nội tệ Tỷ đồng 8.598 7.100 8.591
(Nguồn: Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam)
Trong 6 tháng đầu năm 2004, sản lượng khai thác dầu khí ước đạt xấp xỉ
12,9 triệu tấn (quy dầu), bằng 55,5% kế hoạch năm, tăng 24,5% so với cùng kỳ
năm 2003. Trong đó có trên 10 triệu tấn dầu thô, gần 2,9 tỉ mét khối khí; tăng trên
1,2 triệu tấn dầu thô và 1,3 tỉ mét khối khí so với cùng kỳ năm 2003. Xuất khẩu
dầu thô đã đạt 9,7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,5 tỉ USD; khí khô cung
cấp cho ngành điện đạt xấp xỉ 2,3 tỉ mét khối; nộp ngân sách nhà nước ước đạt
74% kế hoạch năm.
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA TỔNG CÔNG
TY DẦU KHÍ VIỆT NAM
Vốn của Tổng Công ty bao gồm vốn của các đơn vị phụ thuộc và các đơn vị
thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty. Quá trình quản lý vốn giữa
Tổng Công ty và các đơn vị được tiến hành thông qua quy chế tài chính do Chính
phủ phê duyệt ( Phụ lục 8: Bản dự thảo quy chế tài chính của Tổng Công ty Dầu
khí Việt Nam).
2.3.1. Vấn đề tạo lập vốn
2.3.2.1.Các nguồn cung cấp vốn của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam
Các nguồn vốn dùng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty
bao gồm:
a) Vốn của Tổng Công ty
Do Tổng Công ty là doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn ban đầu do Nhà
nước cấp. Tổng Công ty được Nhà nước giao vốn để sử dụng vào hoạt động kinh
doanh, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn được giao. Trên cơ sở đó, Tổng
Công ty giao vốn lại cho các doanh nghiệp thành viên và đồng thời yêu cầu các
doanh nghiệp thành viên phải bảo toàn vốn và phát triển vốn được giao. Tổng
Công ty có quyền điều hòa vốn giữa các đơn vị thành viên thừa vốn sang các đơn
vị thiếu vốn tương ứng với nhiệm vụ kinh doanh đã được Tổng Công ty phê duyệt.
Nguồn vốn chủ sở hữu tại Tổng Công ty đến thời điểm 31/12/2003 là
2.608.344.000 USD, tăng 11,3% so với thời điểm 31/12/2002 và tăng gần 2 lần so
với thời điểm 31/12/1999. Phần vốn tăng chủ yếu là do bổ sung từ quỹ đầu tư phát
triển của Tổng Công ty (từ việc trích lợi nhuận để lại).
b) Nguồn vốn khấu hao cơ bản
Về thực chất, đây là nguồn vốn do trích khấu hao cơ bản nhằm thu hồi vốn
đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Theo quy định của Bộ Tài chính, toàn
bộ vốn khấu hao cơ bản thuộc vốn Nhà nước được để lại doanh nghiệp để tái đầu
tư. Khoản thu hồi này không làm tăng nguồn vốn của doanh nghiệp nhưng nó thể
hiện số vốn doanh nghiệp chưa sử dụng tới. Trên báo cáo tài chính, nguồn vốn này
được theo dõi trong tài khoản ngoài bảng 009. Tổng Công ty có thể huy động một
phần hoặc toàn bộ khấu hao tài sản cố định của Tổng Công ty giao cho các đơn vị
thành viên để đầu tư tập trung theo nguyên tắc ghi tăng giảm vốn của các đơn vị
thành viên. Tổng Công ty cũng có thể huy động vốn khấu hao cơ bản có nguồn gốc
từ vốn tự có hoặc từ Ngân sách nhà nước của các đơn vị thành viên theo hình thức
vay với lãi suất nội bộ.
c) Các nguồn quỹ của Tổng Công ty
Quỹ đầu tư phát triển (được trích từ lợi nhuận để lại với tỷ lệ tối thiểu 50%)
là nguồn bổ sung vốn hàng năm của Tổng Công ty. Vì vậy, nguồn tài trợ này phụ
thuộc rất lớn vào kết quả kinh doanh của Tổng Công ty.
Đối với khoản lợi nhuận để lại, ngoài trích lập quỹ đầu tư phát triển tối thiểu
50%, Tổng Công ty còn phải trích lập quỹ dự phòng tài chính 10%, quỹ nghiên cứu
khoa học và đào tạo 10%, quỹ khen thưởng phúc lợi, nếu sau khi trích còn dư thì
chuyển vào quỹ đầu tư phát triển. Các quỹ này đều có mục đích sử dụng cụ thể
theo quy định của Bộ Tài chính, tuy nhiên chế độ hiện hành cho phép trong trường
hợp cần thiết, DN có thể tạm chiếm dụng các quỹ này phục vụ cho hoạt động kinh
doanh với nguyên tắc có hoàn trả.
d) Nguồn vốn chiếm dụng
Bên cạnh việc bị khách hàng chiếm dụng vốn thì TCT cũng chiếm dụng lại
vốn về các khoản phải trả như thuế phải trả, các khoản phải trả nhà cung cấp. Tận
dụng được nguồn chiếm dụng này cũng là một ưu thế vì chi phí sử dụng vốn cho
nguồn này bằng không.
e) Vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng
Vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng là khoản vay lâu dài, có tác động
trực tiếp đến cấu trúc vốn của DN vì khi số tiền vay thay đổi, cấu trúc vốn của DN
sẽ thay đổi theo. Các khoản nợ vay dài hạn sẽ tạo ra chí phí trả lãi vay cố định. Khi
DN gặp khó khăn trong việc chi trả nợ thì khoản vay dài hạn luôn đi kèm với rủi ro
tài chính. Mặc dù vậy, trong thực tế rất ít DN nào tài trợ cho các hoạt động của
mình hoàn toàn bằng nguồn vốn chủ sở hữu, nợ dài hạn luôn được xem là một bộ
phận không thể thiếu trong cấu trúc vốn của DN bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu.
Hơn nữa, việc lãi vay được tính là chi phí trước thuế thu nhập DN nên tạo ra một
"lá chắn thuế" cho các DN, làm giảm chi phí vốn vay và làm cho chi phí vốn vay
sau thuế nhỏ hơn chi phí vốn vay trước thuế. Tùy theo phương án kinh doanh cụ
thể, DN có thể tiến hành vay vốn để tài trợ cho dự án trên nguyên tắc suất sinh lời
của dự án phải bằng hoặc cao hơn lãi suất vay.
Theo quy chế tài chính TCT, các thành viên hạch toán độc lập nếu có
phương án kinh doanh tốt được TCT chấp thuận thì có thể vay tại các ngân hàng,
các tổ chức tín dụng, còn các thành viên hạch toán phụ thuộc thì tùy theo phân cấp
của TCT mà có thể vay tại các ngân hàng, các tổ chức tín dụng hoặc phải được
TCT bảo lãnh khi vay. Trong năm 2003, tổng số tiền vay ngắn hạn và dài hạn qua
ngân hàng của TCT là 436.763.000 USD. Tỷ lệ vốn vay trong cơ cấu vốn của TCT
tuy có tăng dần trong những năm gần đây nhưng nhìn chung còn khá thấp, mà chủ
yếu TCT sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu (sẽ được trình bày trong phần Chi phí sử
dụng vốn).
2.3.1.2.Cấu trúc vốn của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam
Cấu trúc vốn đề cập đến phương thức vốn dài hạn. Vì vậy, cấu trúc vốn bao
gồm nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Trong khi đó, cấu trúc tài chính đề cập đến
phương thức tài trợ cho tài sản của DN nói chung, cho nên cấu trúc tài chính gồm
có nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.
Xét theo cấu trúc tài chính thì tình hình vốn của TCTDKVN được biểu thị
qua Bảng 2.3 dưới đây:
BẢNG 2.3: CƠ CẤU VỐN CỦA TCTDKVN
ĐVT: Nghìn USD
Stt Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Số trung bình
1 Tổng nguồn vốn
Năm 2001 2.525.643 2.865.203 2.695.423
Năm 2002 2.865.203 3.596.089 3.230.646
Năm 2003 3.596.089 3.929.525 3.762.807
2 Vốn chủ sở hữu
Năm 2001 1.578.068 1.946.501 1.762.285
Năm 2002 1.946.501 2.344.322 2.145.412
Năm 2003 2.344.322 2.608.344 2.476.333
3 Nợ dài hạn
Năm 2001 334.100 410.621 372.361
Năm 2002 410.621 679.990 545.306
Năm 2003 679.990 720.311 700.151
4 Nợ ngắn hạn
Năm 2001 613.475 508.081 560.778
Năm 2002 508.081 571.777 539.929
Năm 2003 571.777 600.870 586.324
(Nguồn: TCT Dầu khí Việt Nam)
Tỷ trọng các nguồn vốn được biểu thị qua Bảng 2.4 dưới đây:
BẢNG 2.4: TỶ TRỌNG NGUỒN VỐN CỦA TCTDKVN
ĐVT: Nghìn USD
Chỉ tiêu
Năm
2001
Tỷ
trọng
Năm
2002
Tỷ
trọng
Năm
2003
Tỷ
trọng
Tổng nguồn vốn 2.695.423 100% 3.230.646 100% 3.762.807 100%
Trong đó:
1. Nợ ngắn hạn 560.778 20,8% 539.929 16,7% 586.324 15,6%
2. Nợ dài hạn 372.361 13,8% 545.306 16,9% 700.151 18,6%
3. Vốn chủ sở hữu 1.762.285 65,4% 2.145.412 66,4% 2.476.333 65,8%
(Nguồn: TCT Dầu khí Việt Nam)
Như trên đã nói, cấu trúc tài chính là sự kết hợp giữa nợ ngắn hạn, nợ dài
hạn và vốn chủ sở hữu còn cấu trúc vốn chỉ bao gồm nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu,
do đó, cấu trúc vốn là một thành phần của cấu trúc tài chính.
Cấu trúc vốn của TCTDKVN được trình bày qua Bảng 2.5 dưới đây:
BẢNG 2.5: CẤU TRÚC VỐN CỦA TCTDKVN
ĐVT: Nghìn USD
Chỉ tiêu
Năm
2001
Tỷ
trọng
Năm
2002
Tỷ
trọng
Năm
2003
Tỷ
trọng
Cấu trúc vốn 2.134.645 100% 2.690.717 100% 3.176.484 100%
Trong đó:
1. Nợ dài hạn 372.360 17,4% 545.305 20,3% 700.151 22,0%
2. Vốn chủ sở
hữu 1.762.285 82,6% 2.145.412 79,7% 2.476.333 78,0%
(Nguồn: TCT Dầu khí Việt Nam)
Như vậy, xét về cả hai mặt cấu trúc tài chính và cấu trúc vốn thì vốn chủ sở
hữu đều chiếm tỷ trọng lớn (chiếm khoảng 66% trong tổng nguồn vốn trong 3 năm
2001-2003 và chiếm 78% trong cấu trúc vốn trong năm 2003). Nợ dài hạn tuy
chiếm tỷ trọng nhỏ trong cấu trúc vốn nhưng cũng đã tăng dần trong những năm
gần đây, theo đó, năm 2003, nợ dài hạn chiếm 22% trong cấu trúc vốn. Nguyên
nhân là do trong những năm gần đây TCTDKVN đang thực hiện nhiều dự án đầu
tư trọng điểm như dự án xây dựng đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn, dự án Khí -
Điện - Đạm Cà Mau, dự án nhà máy Đạm Phú Mỹ, dự án nhà máy lọc dầu Dung
Quất.
2.3.1.3.Chi phí sử dụng vốn:
a) Chi phí sử dụng vốn vay
Chi phí sử dụng vốn vay là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến lợi nhuận của TCTDKVN. Do đó, đánh giá vế vốn vay và chi phí sử dụng vốn
vay là vấn đề cần thiết trong quản lý vốn của các tổ chức nói chung và TCTDKVN
nói riêng.
Tình hình chi tiết vốn vay ngân của TCTDKVN trong 3 năm 2001-2003
được trình bày qua Bảng 2.6 dưới đây:
BẢNG 2.6: VỐN VAY VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA TCTDKVN
ĐVT: Nghìn USD
Năm Khoản mục
Số dư
đầu
năm
Vay
trong
năm
Trả
trong
năm
Số dư
cuối năm
Lãi vay
trong
năm
Chi phí
sử dụng
vốn vay
bình
quân
2001
Vay ngắn
hạn 26.436 15.843 5.076 37.203 1.029
Vay dài hạn 43.536 86.281 18.585 111.232 4.267
Cộng 69.972 102.124 23.661 148.435 5.296 4,85%
2002
Vay ngắn
hạn 37.203 14.675 7.293 44.585 1.294
Vay dài hạn 111.232 297.134 34.513 373.853 10.693
Cộng 148.435 311.809 41.806 418.438 11.987 4,23%
2003
Vay ngắn
hạn 44.585 16.842 13.055 48.372 1.429
Vay dài hạ._.ị phê duyệt phương án đầu tư do Tổng Giám đốc đề nghị. trong thời gian 15 ngày
sau khi quyết định, phải báo cáo cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp và cơ
quan quyết định thành lập Tổng Công ty biết.
Trường hợp liên doanh với nước ngoài, Hội đồng quản trị báo cáo cơ quan
quyết định thành lập doanh nghiệp duyệt dự án liên doanh. trường hợp được cơ
quan quyết định thành lập Tổng Công ty ủy quyền thì Hội đồng quản trị quyết
định. Trong thời gian 15 ngày sau khi quyết định, phải báo cáo cơ quan quản lý tài
chính doanh nghiệp biết. Việc cấp giấy phép liên doanh theo pháp luật hiện hành;
3. Tổng Công ty không được phép đầu tư vào các doanh nghiệp thuộc thành
phần kinh tế khác do bố, mẹ, vợ, chồng, con của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng
Giám đốc là người quản lý hoặc điều hành;
4. Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đầu
tư vào các doanh nghiệp khác, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và
phát triển vốn đầu tư ra ngoài Tổng Công ty; thu lợi nhuận từ họat động đầu tư
này; cử người trực tiếp quản lý phần vốn góp tại doanh nghiệp khác.
Tổng Công ty có thể ủy quyền cho đơn vị thành viên hạch toán độc lập nhân
danh Tổng Công ty thực hiện một số hình thức và mức độ đầu tư ra ngoài Tổng
Công ty.
Điều 8:
1. Tổng Công ty có quyền cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán tài sản
thuộc quyền quản lý của Tổng Công ty (trừ những tài sản đi thuê, đi mượn, giữ hộ,
nhận cầm cố, thế chấp. Những tài sản đi thuê, đi mượn nếu được bên cho thuê, cho
mượn đồng ý thì Tổng Công ty có thể cho thuê lại) theo nguyên tắc có hiệu quả,
bảo toàn và phát triển vốn đảm bảo các thủ tục theo pháp luật. Những tài sản quan
trọng thuộc danh mục do Chính phủ quy định khi nhượng bán, cầm cố, cho thuê,
thế chấp phải do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
2. Tài sản trước khi nhượng bán phải được định giá, thông báo rộng rãi trên
phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức bán đấu giá công khai. Khoản chênh lệch
giữa số tiền thu được do nhượng bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản và chi phí
nhượng bán (nếu có) được hạch toán tăng, giảm vốn tại doanh nghiệp.
Điều 9:
1. Tổng Công ty được huy động vốn dưới mọi hình thức theo pháp luật quy
định để phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh. Việc huy động vốn phải tuân theo
pháp luật hiện hành và không được làm thay đổi hình thức sở hữu nhà nước của
Tổng Công ty. Tổng Công ty chịu trách nhiệm về mục đích và hiệu quả sử dụng
vốn huy động, hoàn trả vốn và lãi theo đúng cam kết trong hợp đồng huy động
vốn;
2. Tổng Công ty được vay vốn và quỹ nhàn rỗi của các đơn vị thành viên, cũng
như cho các đơn vị thành viên vay lại với lãi suất nội bộ. Việc vay, trả theo các quy
định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty - Mức lãi
suất do Hội đồng quản trị Tổng Công ty quyết định;
3. Các đơn vị thành viên được huy động vốn theo sự phân cấp, ủy quyền của
Tổng Công ty. Đối với việc huy động vốn để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm
thiết bị máy móc do Hội đồng quản trị phê duyệt theo phương án đề nghị của Tổng
Giám đốc;
4. Tổng Công ty được bảo lãnh cho các đơn vị thành viên vay vốn trong nước
theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc bảo lãnh vay vốn nước ngoài của
Tổng Công ty và các đơn vị thành viên theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 10:
1. Tổng Công ty thực hiện đúng chế độ trích và sử dụng khấu hao tài sản cố
định. Toàn bộ khấu hao tài sản cố định thuộc vốn nhà nước được để lại Tổng Công
ty để tái đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản cố định và sử dụng cho nhu cầu kinh
doanh theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Tổng Công ty có thể huy động khấu hao của các đơn vị thành viên hạch
toán độc lập để phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển của Tổng Công ty. Tổng Giám
đốc, theo sự ủy quyền của Hội đồng quản trị, quyết định việc huy động theo hình
thức vay trả với lãi suất nội bộ.
Điều 11: Khi xảy ra tổn thất tài sản (hư hỏng, làm giảm giá trị tài sản, mất), Tổng
công ty phải lập Hội đồng xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất, lập phương án
xử lý, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định theo pháp luật hiện hành.
Điều 12: Tổng Công ty được chủ động quyết định thanh lý những tài sản kém, mất
phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật, không còn nhu cầu sử dụng, tài sản hư hỏng không thể
phục hồi được, tài sản đã hết thời gian sử dụng.
- Tổng Công ty quyết định phương án thanh lý tài sản thuộc Xí nghiệp liên
doanh "Vietsovpetro" theo đề nghị của Xí nghiệp liên doanh "Vietsovpetro".
- Những tài sản quan trọng thuộc danh mục do Chính phủ quy định khi thanh
lý phải được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Đối với những tài sản đã thu hồi đủ vốn, Tổng Giám đốc quyết định việc
thanh lý và báo cáo Hội đồng quản trị. Đối với những tài sản chưa thu hồi
đủ vốn, Tổng Giám đốc lập phương án thanh lý trình Hội đồng quản trị phê
duyệt và tổ chức thanh lý.
- Khoản chênh lệch giữa giá trị thu được khi thanh lý tài sản với giá trị còn lại
của tài sản và chi phí thanh lý (nếu có) được hạch toán vào kết quả kinh
doanh của Tổng Công ty.
- Tổng Công ty phân cấp, ủy quyền cho các đơn vị thành viên trong việc
thanh lý tài sản với mức độ cụ thể ghi trong Điều lệ tổ chức và hoạt động
của đơn vị thành viên và phù hợp với điểm 15 điều 31 chương III của quy
chế này.
MỤC II
CHẾ ĐỘ THU CHI TÀI CHÍNH
Điều 13:
1. Các khoản thu của Tổng Công ty bao gồm thu của Tổng Công ty và các đơn
vị thành viên, bao gồm các khoản sau:
a. Thu từ hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên
gồm: doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường
sau khi trừ các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bị trả
lại; thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ cung
cấp hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước;
b. Tiền thu về hoa hồng dầu khí (hoa hồng chữ ký, hoa hồng sản xuất…);
c. Tiền dọc và sử dụng tài liệu dầu khí;
d. Tiền dầu, khí thu hồi để hoàn trả vốn đầu tư và bù đắp chi phí sản xuất;
e. Tiền thu về dầu khí được chia và tiền lãi dầu, khí trong các Hợp đồng dầu
khí;
f. Tiền lãi về bán dầu được chia từ Xí nghiệp liên doanh "Vietsovpetro";
g. Tiền đền bù không thực hiện cam kết tối thiểu đối với các Nhà thầu trong
các Hợp đồng dầu khí;
h. Lợi nhuận sau thuế thu được từ phần vốn của Tổng Công ty hoặc ủy quyền
góp vốn vào các liên doanh ngoài các Hợp đồng dầu khí;
i. Thu về họat động tài chính khác như: mua bán tín phiếu, trái phiếu, cho thuê
tài sản, thu tiền gửi, tiền lãi cho vay;
j. Các khoản thu khác được cấp có thẩm quyền cho phép thu như: thu các
khoản nợ đã xóa nay thu được, thu thanh lý, nhượng bán tài sản và các
khoản thu khác.
2. Tổng Công ty phân cấp, ủy quyền cho các đơn vị thành viên quản lý các
khoản thu theo quy định của Nhà nước và điều lệ cụ thể của các đơn vị thành viên.
Điều 14: Chi phí của Tổng Công ty bao gồm chi phí của các đơn vị thành viên và
chi phí của cơ quan Tổng Công ty bao gồm cả chi phí Tổng Công ty góp vốn vào
các Hợp đồng dầu khí và các liên doanh do Tổng Công ty trực tiếp tham gia. Chi
phí của các đơn vị thành viên được quy định cụ thể theo Điều 32 chương III của
quy chế này.
Kinh phí hoạt động của bộ máy quản lý và điều hành của Tổng Công ty
được huy động từ các đơn vị thành viên (kể cả Xí nghiệp liên doanh
"Vietsovpetro" nộp theo nghị quyết của Hội đồng Xí nghiệp liên doanh). Mức huy
động hàng năm do Tổng Giám đốc Tổng Công ty đề nghị và được Hội đồng quản
trị phê duyệt, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính. Tổng Công ty quản
lý và sử dụng khoản kinh phí này theo chế độ hiện hành. Kinh phí huy động sử
dụng không hết trong năm được chuyển sang năm sau để chi.
Điều 15: Các khoản thu theo quy định của Điều 13 của quy chế này phải được
quản lý, phân phối, sử dụng theo đúng chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà
nước và các quy định sau đây:
1. Tiền hoa hồng chữ ký nộp Ngân sách Nhà nước 80%, để lại Tổng Công ty
20%.
Các loại hoa hồng dầu khí khác được để lại Tổng Công ty 80%, nộp Ngân
sách Nhà nước 20%.
Tiền đọc và sử dụng tài liệu dầu khí được để lại Tổng Công ty 100%.
2. Khoản lãi sau thuế được chia từ vốn góp của Tổng Công ty trong các dự án
khai thác, chế biến dầu khí và phần lãi sau thuế mà Tổng Công ty được chia trong
các Hợp đồng dầu khí và Xí nghiệp liên doanh "Vietsovpetro" với tư cách là Công
ty dầu khí nước chủ nhà, và đối với những Hợp đồng dầu khí quy định Công ty dầu
khí nước chủ nhà nộp thay Nhà thầu các khoản thuế phải nộp lấy từ phần dầu khí
được chia, thì sau khi nộp các khoản thuế đó, Tổng Công ty được giữ lại 100% để
trích lập các quỹ tài chính tập trung nhằm mục đích phát triển ngành dầu khí.
3. Các khoản dầu, khí thu hồi để hoàn vốn đầu tư và bù đắp chi phí, tiền đền
bù do không thực hiện cam kết tối thiểu của Nhà thầu trong các Hợp đồng dầu khí
và các khoản tài trợ có mục đích của nước ngoài cho Tổng Công ty được giữ lại
100% để đưa vào các nguồn hình thành tương ứng.
4. Các khoản thu khác được quản lý, sử dụng theo chế độ quản lý tài chính
hiện hành.
Điều 16:
- Tổng Giám đốc Tổng Công ty xây dựng các định mức kinh tế-kỹ thuật, định
mức chi phí gián tiếp để trình Hội đồng quản trị phê duyệt, để làm căn cứ
điều hành sản xuất và quản lý chi phí của Tổng Công ty;
- Tổng Công ty phải xây dựng và đăng ký định mức lao động với Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội. trên cơ sở định mức lao động đăng ký và chế
độ tiền lương do Nhà nước quy định, Tổng Công ty xây dựng đơn giá tiền
lương trên đơn vị sản phẩm và hoạt động dịch vụ trình cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt;
- Tổng Giám đốc phê duyệt các định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức lao
động, định mức chi phí gián tiếp, đơn giá tiền lương của các đơn vị thành
viên, phù hợp với định mức, đơn giá của Tổng Công ty do Hội đồng quản trị
phê duyệt.
MỤC III
LỢI NHUẬN VÀ TRÍCH LẬP CÁC QUỸ
Điều 17: Lợi nhuận của Tổng Công ty là kết quả kinh doanh của Tổng Công ty,
bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận các hoạt động khác.
1. Lợi nhuận họat động kinh doanh: là khoản chênh lệch giữa doanh thu của
hoạt động kinh doanh trừ đi giá thành toàn bộ của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã
tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp). Các
khoản lãi dầu, khí được chia từ các hợp đồng dầu khí và Xí nghiệp liên doanh dầu
khí Vietsovpetro được quy định tại điểm e, f, h điều 13.1 của Quy chế này.
2. Lợi nhuận các hoạt động khác: là khoản chênh lệch giữa thu nhập từ các
hoạt động khác trừ đi chi phí của hoạt động khác và thuế theo quy định pháp luật
(trừ thuế thu nhập doanh nghiệp), các khoản thu.
Điều 18: Các khoản thu được để lại nêu ở mục 1, 2 Điều 15 của Quy chế này và
phần trích nộp các quỹ từ các đơn vị thành viên được trích vào các quỹ tập trung
của Tổng Công ty theo tỷ lệ sau:
- Quỹ đầu tư phát triển : tối thiểu 50%
- Quỹ dự phòng tài chính : 10%
- Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo : 10%
Phần còn lại trích vào Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tập trung của Tổng
Công ty theo chế độ tài chính hiện hành, nếu còn dư thì chuyển vào Quỹ Đầu tư
phát triển.
Điều 19: Quỹ đầu tư phát triển được sử dụng để đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ
thuật trong toàn Tổng Công ty, tiến hành các hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí,
bao gồm cả chi phí cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí do Tổng Công ty tự
đầu tư, vốn góp cho các Nhà thầu dầu khí theo các hợp đồng dầu khí và liên doanh,
liên kết trong sản xuất kinh doanh, mua sắm đổi mới trang thiết bị và công nghệ,
bổ sung vốn kinh doanh cho các đơn vị thành viên theo cơ chế Tổng Công ty cấp
góp vốn đối với các đơn vị thành viên, đầu tư vốn ra ngoài Tổng Công ty và theo
các quy định khác của Nhà nước. Việc sử dụng quỹ đầu tư phát triển phải tuân thủ
theo quy định của Nhà nước, quy chế của Tổng Công ty do Hội đồng quản trị phê
duyệt.
Điều 20: Quỹ dự phòng tài chính được sử dụng để bù đắp thiệt hại nhằm đảm bảo
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty được bình thường khi gặp
những rủi ro, thua lỗ trong kinh doanh. Quy chế sử dụng quỹ dự phòng tài chính do
Tổng giám đốc đề nghị được Hội đồng quản trị phê duyệt và không trái với quy
chế tài chính hiện hành của Nhà nước.
Điều 21: Ngoài phần được trích theo quy định tại Điều 18, quỹ nghiên cứu khoa
học và đào tạo tập trung của Tổng Công ty còn được bổ sung từ nguồn kinh phí
nghiên cứu đào tạo do Ngân sách Nhà nước hỗ trợ và nguồn kinh phí đào tạo do
các Nhà thầu đóng góp theo cam kết tại các hợp đồng dầu khí (nếu có).
Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo tập trung của Tổng Công ty được sử
dụng để duy trì và phát triển sự nghiệp nghiên cứu khoa học, đào tạo đội ngũ cán
bộ, công nhân viên dầu khí. Việc sử dụng quỹ phải tuân theo kế hoạch nghiên cứu
khoa học, đào tạo hàng năm và quy chế do Hội đồng quản trị phê duyệt trên cơ sở
đề nghị của Tổng giám đốc Tổng Công ty.
Điều 22: Quỹ khen thưởng tập trung được sử dụng để khuyến khích việc nâng cao
hiệu quả công tác cho tập thể và cá nhân cán bộ, công nhân viên Tổng Công ty.
Quỹ được sử dụng theo Quy chế khen thưởng do Tổng giám đốc Tổng Công ty ban
hành trên cơ sở tham khảo ý kiến của Công đoàn ngành dầu khí Việt Nam.
Điều 23: Quỹ phúc lợp tập trung nhằm đảm bảo và phát triển sự nghiệp phúc lợi,
văn hóa, xã hội của tập thể cán bộ, công nhân viên Tổng Công ty. Quỹ được sử
dụng theo quy chế thảo thuận giữa Tổng giám đốc và Công đoàn ngành dầu khí
Việt Nam và được Đại hội đại biểu cán bộ, công nhân viên toàn Tổng Công ty
thông qua.
MỤC IV
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ, KIỂM TOÁN
Điều 24: Tổng Công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng Pháp lệnh kế toán thống kê,
chế độ kế toán, kiểm toán; lập và gửi báo cáo quyết toán quý, năm đúng biểu mẫu,
thời gian quy định; chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của số liệu, tài
liệu.
Điều 25: Tổng giám đốc Tổng Công ty chịu trách nhiệm:
- Lập quyết toán năm của toàn Tổng Công ty, bao gồm cả các đơn vị thành
viên để trình Hội đồng quản trị thông qua.
- Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm về tính chính xác,
tính trung thực của các báo cáo tài chính thống kê của Tổng Công ty.
- Thực hiện việc công bố công khai tình hình tài chính của Tổng Công ty theo
quy định tại Thông tư số 65/1999/TT-BTC ngày 07/06/1999 của Bộ Tài
chính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã công bố. Trường
hợp cần thiết để phục vụ việc huy động vốn, Tổng Công ty được phép cung
cấp các báo cáo tài chính cho các đối tác cho vay đối với Tổng Công ty.
- Tổ chức kiểm toán nội bộ báo cáo tài chính của Tổng Công ty và các đơn vị
thành viên, trường hợp cần thiết có thể thuê kiểm toán độc lập.
MỤC V
CÔNG TÁC KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Điều 26: Tổng giám đốc Tổng Công ty xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm phù
hợp với kế hoạch kinh doanh trình Hội đồng quản trị thông qua và đăng ký với cơ
quan quản lý cấp trên, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và đầu tư. Hàng quý và cuối
năm, Tổng Công ty báo cáo các cơ quan nói trên tình hình thực hiện kế hoạch kinh
doanh và kế hoạch tài chính theo biểu mẫu Nhà nước quy định, Tổng giám đốc
Tổng Công ty duyệt kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính cho các đơn vị
thành viên trên cơ sở kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính của Tổng Công ty;
thực hiện việc kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch của các
đơn vị thành viên.
Năm tài chính bắt đầu tù ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 dương lịch.
MỤC VI
MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔNG CÔNG TY VỚI NHÀ NƯỚC
TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Điều 27: Tổng Công ty được Nhà nước giao vốn, tài nguyên, đất đai và các nguồn
lực khác và có trách nhiệm sử dụng hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn được giao.
Điều 28: Tổng Công ty có trách nhiệm trả:
- Các khoản nợ ghi trong Bảng cân đối tài sản của Tổng Công ty từ thời điểm
thành lập Tổng Công ty;
- Các khoản tín dụng quốc tế do Chính phủ ủy thác cho Tổng Công ty tiếp
nhận;
- Các khoản tín dụng do Tổng Công ty trực tiếp vay hoặc các đơn vị thành
viên vay do Tổng Công ty bảo lãnh (nếu các đơn vị không có khả năng trả
nợ).
Điều 29:
1. Tổng Công ty có trách nhiệm nộp các loại thuế và mọi khoản thu ngoài
nước, trong nước liên quan đến hoạt động dầu khí phát sinh tại Tổng Công ty và
nộp Ngân sách nhà nước các khoản thu đó theo tỷ lệ quy định của Quy chế này,
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty và các quy định khác của pháp
luật.
2. Các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty trực tiếp thực hiện nghĩa vụ nộp
thuế của đơn vị theo quy định của pháp luật, cũng như các khoản khác phải nộp
Ngân sách nhà nước do Tổng Công ty ủy quyền tại địa phương nơi đơn vị đăng ký
kinh doanh.
Điều 30: Với tư cách là một bên tham gia hợp đồng dầu khí, Tổng Công ty có trách
nhiệm thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giám sát các hoạt động tài chính của các
Nhà thầu, các Xí nghiệp liên doanh nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước và Tổng
Công ty trong hoạt động dầu khí và thường xuyên báo cáo kết quả với các cơ quan
Nhà nước có liên quan.
CHƯƠNG III
CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN
Điều 31: Các đơn vị thành viên hạch toán kinh tế độc lập có quyền hạn và trách
nhiệm sau đây:
1. Có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền
lợi và nghĩa vụ đối với Tổng Công ty theo quy định của Điều lệ tổ chức và hoạt
động của Công ty do Hội đồng quản trị phê duyệt.
2. Được Tổng Công ty ủy quyền làm chủ đầu tư các công trình xây dựng cơ
bản, mua sắm thiết bị máy móc, cải tạo và đổi mới công nghệ theo kế hoạch của
Tổng Công ty liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, được Tổng
Công ty bảo đảm vốn đầu tư các công trình đó từ quỹ tập trung của Tổng Công ty
hoặc bảo lãnh cho các đơn vị vay và huy động từ các nguồn vốn khác.
3. Vốn của đơn vị thành viên hạch toán độc lập gồm:
a. Vốn do Tổng Công ty giao trên cơ sở vốn nhà nước giao cho Tổng Công
ty và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy mô tổ chức sản xuất và kế hoạch được
Hội đồng quản trị phê duyệt.
b. Vốn do Tổng Công ty cấp (góp) vốn từ Quỹ Đầu tư phát triển tập trung.
c. Vốn tự bổ sung của đơn vị.
4. Trong mọi trường hợp Tổng Công ty cấp vốn cho đơn vị từ Quỹ đầu tư phát
triển của Tổng Công ty sẽ được coi như là Tổng Công ty góp vốn kinh doanh và có
đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ góp vốn vào đơn vị.
5. Khi tiến hành hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, đơn vị phải chấp hành theo
đúng các thủ tục về đầu tư xây dựng cơ bản.
6. Giám đốc các đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp về khoản chi phí sản xuất
kinh doanh của đơn vị phù hợp với các chế độ tài chính của Nhà nước và quy chế
của Tổng Công ty.
7. Được trích lập và sử dụng các quỹ doanh nghiệp theo chế độ tài chính hiện
hành.
8. Đơn vị có nghĩa vụ trích nộp để hình thành quỹ tập trung của Tổng Công ty
theo quy định tại Điều 14 và Điều 18 của Quy chế này và được thụ hưởng các quỹ
đó theo quy định của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty và của Quy
chế này. Mức trích nộp của các đơn vị thành viên để hình thành các quỹ tập trung
của Tổng Công ty do Hội đồng quản trị quyết định.
9. Được chủ động vay vốn lưu động, vay vốn đầu tư cho mục đích sản xuất
kinh doanh theo quy định của Nhà nước và theo hướng dẫn của Tổng Công ty.
10. Chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty và Nhà nước về việc bảo toàn và hiệu
quả sử dụng vốn và tài sản được giao.
11. Nộp thuế và các khoản nộp Ngân sách Nhà nước khác theo quy định hiện
hành của pháp luật.
12. Được Tổng Công ty:
- Phê duyệt kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoạch, kiểm tra tài chính, phê
duyệt quy chế tài chính của các đơn vị (bao gồm cả mức trích lập các quỹ của các
đơn vị) phù hợp với quy định của Quy chế này.
- Duyệt phương án, kế hoạch đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, hợp tác liên
doanh, thu hồi một phần vốn, chuyển nhượng cổ phần thuộc quyền quản lý của
Tổng Công ty đang do các đơn vị thành viên nắm giữ.
- Điều hòa vốn Nhà nước đơn vị thành viên thừa vốn sang đơn vị thành viên
thiếu vốn. Tổng giám đốc xây dựng phương án điều hòa vốn trình Hội đồng quản
trị phê duyệt và ra quyết định điều động theo nguyên tắc ghi tăng, giảm vốn và báo
cáo cho cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp biết.
13. Đơn vị có nghĩa vụ trích nộp Tổng Công ty một phần quỹ khấu hao cơ bản
để thành lập quỹ đầu tư phát triển tập trung của Tổng Công ty theo quy định sau
đây:
- Đối với các phần quỹ khấu hao có nguồn gốc từ vốn của Tổng Công ty, đơn
vị phải nộp Tổng Công ty 100%.
- Đối với các phần quỹ khấu hao có nguồn gốc từ vốn tự có của đơn vị và từ
Ngân sách nhà nước, đơn vị được giữ lại 100% cho nhu cầu đầu tư và phát triển
đơn vị.
14. Ngoài nghĩa vụ trích nộp nêu ở khoản 12 Điều này, nếu Tổng Công ty huy
động vốn khấu hao cơ bản của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập thì phải
thực hiện theo nguyên tắc có vay, có trả theo lãi suất nội bộ do Hội đồng quản trị
quyết định theo đề nghị của Tổng giám đốc Tổng Công ty.
15. Chịu sự điều hòa của Tổng Công ty về vốn cố định, vốn lưu động, quỹ dự
trữ tài chính của đơn vị để đảm bảo sử dụng vốn của toàn Tổng Công ty có hiệu
quả. Được nhượng bán, thanh lý tài sản thuộc quyền quản lý của đơn vị theo
nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp. những tài sản cố định có
nguyên giá trên 100 triệu đồng thì do Hội đồng quản trị phê duyệt. Những tài sản
cố định quan trọng của đơn vị do Hội đồng quản trị trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
Điều 32:
1. Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu từ kinh doanh, doanh thu
về hoạt động tài chính và doanh thu khác;
2. Chi phí của doanh nghiệp bao gồm: chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí
hoạt động tài chính và chi phí hoạt động khác được quy định tại Điều 23 chương
III của Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với Doanh nghiệp
nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 và Nghị định số
27/1999/NĐ-CP ngày 20/04/1999 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế
quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với Doanh nghiệp nhà nước ban
hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996.
Điều 33: Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
Lợi nhuận của đơn vị thành viên hạch toán độc lập là chênh lệch giữa tổng số thu
và tổng số chi phí, bao gồm các khoản thuế theo luật định của hoạt động kinh
doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Lợi nhuận thực hiện trong năm được
phân phối theo thứ tự sau:
1. Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định.
2. Nộp tiền thu về sử dụng vốn Ngân sách nhà nước.
3. Trừ các khoản tiền phạt vi phạm kỷ luật thu nộp ngân sách, tiền phạt vi
phạm hành chính, phạt vi phạm hợp dồng, phạt nợ quá hạn, các khoản chi phí hợp
lệ chưa được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
4. Trừ các khoản lỗ chưa được trừ vào lợi nhuận trước thuế thu nhập daonh
nghiệp.
5. Phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi các khoản 1, 2, 3, 4 của Điều này, được
chia cho Tổng Công ty tương ứng với tỷ lệ vốn góp của Tổng Công ty tại đơn vị.
6. Sau khi trừ đi các khoản 1,2 ,3 ,4 ,5 trên đây, lợi nhuận còn lại được đơn vị
trích lập các Quỹ theo chế độ tài chính hiện hành.
Điều 34: Đối với các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc thì tùy theo mức độ tổ
chức hạch toán kinh tế của đơn vị và phân cấp của Tổng Công ty, Tổng Công ty
quy định quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của đơn vị đó trong lĩnh vực hoạt động
tài chính cho phù hợp với Điều 31 chương III của Quy chế này.
Điều 35: Các đơn vị sự nghiệp hoạt động theo quy chế tổ chức hoạt động do Hội
đồng quản trị phê duyệt thực hiện lấy thu bù chi, được tạo nguồn từ thực hiện dịch
vụ hợp đồng nghiên cứu khoa học và đào tạo cho các đơn vị trong và ngoài nước,
được thụ hưởng phân phối quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi theo chế độ, trường
hợp thấp hơn mức bình quân của Tổng Công ty thì có thể được hỗ trợ từ quỹ khen
thương và phúc lợi của Tổng Công ty trong phạm vi khả năng các quỹ đó và được
thỏa thuận với Công đoàn ngành dầu khí Việt Nam.
Điều 36: Hàng năm, các đơn vị thành viên phải trình Tổng Công ty kế hoạch sản
xuất kinh doanh và tài chính của đơn vị mình, kể cả kế hoạch đầu tư, mua sắm, đổi
mới công nghệ, nghiên cứu khoa học và đào tạo.
Điều 37: Các đơn vị thành viên phải có bộ máy tài chính-kế toán, thống kê và thực
hiện công tác hạch toán kế toán theo Pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước và
quy chế về hạch toán thống kê và báo cáo thống nhất của Tổng Công ty do Bộ Tài
chính hướng dẫn.
Điều 38: Các đơn vị thành viên chịu sự kiểm tra, thanh tra tài chính và kiểm toán
của Tổng Công ty. Tổng Công ty có trách nhiệm phê chuẩn báo cáo quyết toán
hàng năm của các đơn vị thành viên. Tổng Công ty và các đơn vị thành viên chịu
sự kiểm tra, thanh tra và kiểm toán của các cơ quan tài chính nhà nước.
CHƯƠNG IV
MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔNG CÔNG TY VÀ CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN
VỚI CÁC XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Điều 39: Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro hoạt động tài chính và hạch toán kinh
tế độc lập theo các quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hiệp định
liên Chính phủ, Điều lệ Xí nghiệp liên doanh và các Nghị quyết của Hội đồng Xí
nghiệp liên doanh mà Tổng Công ty là một bên tham gia.
Xí nghiệp liên doanh chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật về việc thực
hiện các nghĩa vụ theo quy định của Hiệp định liên Chính phủ, theo hướng dẫn của
Bộ Tài chính và Tổng Công ty dầu khí Việt Nam.
Điều 40: Các đơn vị liên doanh khác mà Tổng Công ty hoặc đơn vị thành viên
Tổng Công ty trực tiếp tham gia quản lý và điều hành, hoạt động theo Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam, Luật doanh nghiệp hoặc các luật khác có liên quan của
Nhà nước Việt Nam. Tổng Công ty hoặc các đơn vị thành viên Tổng Công ty thực
hiện mọi quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với các liên doanh này về hoạt động
tài chính theo quy định của pháp luật và theo hợp đồng đã ký kết.
CHƯƠNG V
PHÂN CẤP QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ TRONG QUAN HỆ TÍN DỤNG
VÀ QUẢN LÝ VỐN GÓP Ở CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC
Điều 41: Mọi quan hệ tín dụng (vay, cho vay, mua bán hàng trả chậm, bảo lãnh)
giữa Tổng Công ty với những đối tác bên ngoài Tổng Công ty phải theo những
nguyên tắc sau:
1. Đối với Tổng Công ty:
- Mức tín dụng tương đương với mức 5% vốn điều lệ trở xuống/1 lần vay do
Tổng giám đốc Tổng Công ty quyết định.
- Mức tín dụng tương đương với mức từ 5% đến dưới 10% vốn điều lệ trở
xuống/1 lần vay do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định.
- Mức tín dụng tương đương với mức từ 10% đến dưới 15% vốn điều lệ trở
xuống/1 lần vay do tập thể Hội đồng quản trị quyết định.
- Mức tín dụng tương đương với mức từ 15% vốn điều lệ trở lên/1 lần vay
phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Đối với các đơn vị thành viên:
- Mức tín dụng tương đương với mức 15% vốn điều lệ của đơn vị trở xuống/1
lần vay do Giám đốc đơn vị quyết định.
- Mức tín dụng tương đương với mức trên 15% vốn điều lệ của đơn vị /1 lần
vay và mọi khoản vay (trừ vay vốn lưu động) của đơn vị sau khi số dư nợ
vay vượt quá 30% vốn điều lệ của đơn vị phải trình Tổng giám đốc Tổng
Công ty phê duyệt.
3. Tổng Công ty được phép sử dụng các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của Tổng
Công ty cũng như được vay vốn và quỹ nhàn rỗi của các đơn vị thành viên cho các
đơn vị thành viên khác vay để đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển sản xuất của
đơn vị với lãi suất nội bộ do Hội đồng quản trị quyết định. Việc cho vay phải tuân
thủ các quy định của Nhà nước, Quy chế này và quy chế cho vay của Tổng Công
ty.
- Trường hợp các đơn vị vay vốn từ các nguồn trong và ngoài nước (ngoài
Tổng Công ty) thì đơn vị phải chịu trách nhiệm về mục đích, hiệu quả sử
dụng và hoàn trả vốn vay theo đúng cam kết, đồng thời phải tuân theo quy
định của Điều 41.1 trên đây.
- Trong trường hợp cần thiết, Tổng Công ty sẽ quyết định cho phép đơn vị thế
chấp tài sản hoặc bảo lãnh cho các đơn vị vay vốn trong phạm vi quyền hạn
của Tổng Công ty, các quy định của Nhà nước về việc bảo lãnh vay vốn đối
với các đơn vị.
Điều 42: Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn
đầu tư vào các doanh nghiệp khác, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn
và phát triển vốn đầu tư ra ngoài Tổng Công ty; thu lợi nhuận từ việc đầu tư này;
cử người quản lý trực tiếp quản lý phần vốn tại các doanh nghiệp khác.
Điều 43: Đơn vị thành viên hạch toán độc lập được góp vốn vào các doanh nghiệp
khác trên cơ sở có phương án và bằng nguồn vốn của mình được Tổng Công ty phê
chuẩn. Giám đốc đơn vị thành viên kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư vào
các doanh nghiệp khác, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn, phát triển
vốn đầu tư ra ngoài Công ty, thu lợi nhuận từ vốn đầu tư này, cử người quản lý trực
tiếp phần vốn tại các doanh nghiệp khác. Có nghĩa vụ báo cáo định kỳ với Tổng
Công ty về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của liên doanh và
chịu sự kiểm tra, giám sát của Tổng Công ty đối với các hoạt động sản xuất kinh
doanh và hiệu quả sử dụng vốn của Tổng Công ty trong các liên doanh đó.
CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 44: Quy chế tài chính của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01/01/2002. Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng Công ty và
Giám đốc các đơn vị thành viên chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định
trong Quy chế này.
Điều 45: Chế độ khen thưởng, kỷ luật về quản lý tài chính đối với Hội đồng quản
trị, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước thực hiện theo quy định tại
khoản 1 Điều 40 (mới) Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/04/1999 của Chính
phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh
đối với doanh nghiệp Nhà nước và Tổng Công ty phải cụ thể hóa để thực hiện.
Ngoài những quy định trên đây, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và các đơn vị
thành viên của Tổng Công ty phải thực hiện đầy đủ các quy chế tài chính hiện hành
của Nhà nước.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA1211.pdf