phần mở đầu
Hiện nay nhân loại đang bứơc vào thế kỷ 21, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã, đang và sẽ làm nên nhiều kỳ tích và tạo nên nhiều bước nhảy vọt trong tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Thực tiến sinh động của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ngày càng khẳng định vai trò trung tâm của con người trong hệ thống các nguồn lực. Sự tác động của nhân tố con người có ý nghĩa tác động tới toàn bộ quá trình phất triển của lịch sử. Con người là nhân vật chính trong lịc
12 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Vấn đề quan hệ biện chứng giữa phát triển tri thức & phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h sử của chính mình. Với tư cách là nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt, nhân tố con người là nguồn động lực sáng tạo ra mọi của cải vật chất, sáng tạo và hoàn thiện ngay chính bản thân mình, vừa là chủ nhân sử duụng có hiệu quả nguồn tài sản vô giá ấy.Nhưng nếu con người được coi là nguồn lực chủ chốt, thì nguồn lực trí tuệ là bộ phận tiêu biểu nhất, trung tâm làm nên chất lượng và sức mạnh của con người và tạo nên tiềm năng phát triển của một dân tộc. Vì vậy, đầu tư phát triển tri thức là sự đầu tư đúng đắn có chiều sâu cơ bản nhất cho sự phát triển nhanh và bền vững lâu dài. Do đó bài tiểu luận của em được viết dưới đề tài:
“Vấn đề quan hệ biện chứng giữa phát triển tri thức và phát triển LLSX ở Việt Nam”
Phần nội dung
I. Cơ sở lí luận
1. Tri thức là gì? thế nào là nền kinh tế tri thức
Khoảng cách giữa các nước giàu nghèo chính là khoảng cách về tri thức. Đuổi kịp các nước chủ là bằng cách rút ngắn khoảng cách về ttri thức.Điều đó đã khẳng định tầm quan trọng của kinh tế tri thức, nền kinh tế tri thức.
a) Vậy tri thức là gì? thế nào là nền kinh tế tri thức?
Sự xuất hiện và hiện thực hóa nền kinh tế tri thức đã tác động to lớn đến nhiều mặt của đời sống kịnh tế nhân loại.Trước hết chúng ta tìm hiểu tri thức là gì?
Khoa học là một hệ thống tri thức mang tính logic chặt chẽ, được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Như vậy, tri thức chính là khoa học, thuộc về khoa học.Ngày nay, tri thức ngày càng trở thành nhân tố trực tiếp của chức năng sản xuất. Đầu tư vào tri thức trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế dài hạn đặc biệt vào những năm gần đây,cuộc cách mạng khoa học công nghệ ra đời, phát triển mạnh mẽ và hiện nay là giai đoạn bùng nổ thông tin tri thức.
Khái niệm nền kinh tế tri thức đã ra đời.
Đối với những người theo cách tiếp cận hẹp thì tri thức đồng nghĩa với khoa học và thông tin, hoặc hẹp hoặc nữa là đồng nghĩa với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.Cuộc mạng khoa học công nghệ hiện đại bao gồm bốn công nghệ trụ cột: công nghệ thông tion, công nghệ sinh học, công nghệ không gian vũ trụ,và công nghệ vật liệu mới. Cách tiếp cận này có thể đại diện bởi thuật ngữ: “ nền kinh tế công nghệ cao ”.
Còn theo cách tiếp cận rộng – tri thức là mọi hiểu biết của con người đối với bản thân và thế giới: OECD đã phân ra bốn loại tri thức quan trọng: biết cái gì, biết tại sao, biết như thế nào và biết ai. Kinh tế tri thức không chỉ có nguyên nhân từ sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ mới, mà là kết quả của một tập hợp ba nhóm nguyên nhân trực tiếp tác động tương tác và tự tăng cường lẫn nhau bao gồm tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật, nền kinh tế toàn cầu hóa cạnh tranh quyết liệt. Cách tiếp cận này cũng có hai nhánh tiếp cận tương tự nhau:
- Từ khía cạnh LLSX kinh tế tri thức là trình độ phát triển cao của LLSX.
- Từ khía cạnh đóng góp của tri thức vào phát triển kinh tế. Tức là tri thức hay cụ thể hơn là những hoạt động sản xuất, truyền bá và sử dụng tri thức đã vượt quá vốn và lao động dể trở thành nguồn lực chi phối mọi hoạt động tạo ra của cải trong nền kinh tế tri thức.
Cách tiếp cận bao trùm: kinh tế tri thức thực chất là một loại môI ttrường kinh tế – văn hóa xã hội có những đặc tính phù hợp và được tạo thuận lợi nhất cho việc học hỏi đổi mới và sáng tạo. Trong môi trường đó, tri thức tất yếu sẽ trở thành nhân tố sản xuất quan trọng nhất đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Do vây cốt lõi của việc phát triển một nèn kinh tế tri thức không phải đơn thuần là phát triển khoa học công nghệ, mà là phát triển một nền văn hóa đổi mới sáng tạo để thuận nhất cho việc sản xuất, khai thác sử dụng mọi hiểu biết nhân loại. Kinh tế tri thức có thể được hiểu như là một giai đoạn phát triển mới của toàn bộ nền kinh tế, điều này sẽ dẫn tới một thời kì mới của xã hội loài người nói chung.
b) Sự thay đổi về cơ cấu và vai trò các nguồn lực trong kinh tế tri thức
Khi chuyển theo thời đại kinh tế tri thức, ngoài các nguồn lực vốn có của thời đại kinh tế công nghiệp, giờ đây kinh tế tri thức thông tin trở thành một nguồn lực cực kỳ quan trọng ở chỗ:
- Nó cấu thành bộ phận quan trọng nhất. Đó là bộ phận vi sử lý của hệ thống máy móc và thiết bị hiện đại.
- Nó là yêu cầu, là điều kiện quan trọng nhất của sức lao động hiện đại.Nó là tiền đề quan trọng nhất của quản lý sản xuất hiện đại.
Chính vì vậy tri thức trở thành nguồn lực hàng đầu tạo ra sự tăng trưởng quan trọng hơn lao động, tài nguyên thiên nhiên và vốn. Trong nền kinh tế tri thức, hàm lượng tri thức chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong kết cấu giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Người ta hoàn toàn có lý khi cho rằng nền kinh tế trí thức là nền kinh tế dựa trên sự dư dật, chứ không phảI khan hiém các nguồn lực. Điều đó bắt nguồn từ đặc điẻm các nguồn lực tri thức khoi được truyền bá và sử dụng không mất đi như các nguồn lực khác mà trái lại còn tăng thêm.
2. Nguồn nhân lực
Trước hết ta tìm hiểu LLSX là gì?
LLSX là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thể hiện khả năng chinh phục của con người với giới tự nhiên ở những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định.
LLSX bao gồm tư liệu sản xuất và người lao động.
Trong đó tư liệu sản xuất được cấu thành từ hai bộ phận là đối tượng lao động và tư liệu lao động.
Theo Mac “ tư liệu lao động là một vật hay toàn bộ những vật mà con người đặt giữa họ và đối tượng lao động và được họ dược dùng làm vật truyền dẫn hoạt động của họ vào đối tượng ấy ”. Bộ phận có nhiệm vụ dẫn truyền tác động của con người đến đối tượng lao động được gọi là công cụ sản xuất – nhân tố có ý nghĩa quyết định nhất, là yếu tố năng động nhất của LLSX, bộ phận còn lại được gọi là phương tiện lao động. Những trang thiết bị và phương tiện được con người sử dụng phục trực tiếp cho quá trình sản xuất. Các tư liệu lao động không những là thước đo sự phát triển sức lao động của con người, mà còn là một chỉ tiêu của quan hệ sản xuất. Trong đó lao động được tiến hành chính lao động sống và những kỹ năng, kinh nghiệm thành thạo trong quá trình sử dụng công cụ lao động và phương tiện lao động của con người đã tham gia quyết đinh lượng hóa các nhân tố ấy thành động lực vật chất.
Tư liệu lao động với tư cách là vật trung gian giữa con người với giới tự nhiên ngày càng cải tiện và bổ sung hoàn thiện. Bởi mỗi thế hệ người lao động là sản phẩm của LLSX do các thế hệ trước tạo ra nhưng đồng thời họ lại là chủ nhân đóng vai trò tác động trực tiếp, mà nếu thiếu nó thì công cụ và phương tiện lao động sẽ trở thành vô nghĩa.
Trong LLSX yếu tố quan trọng nhất là con người lao động vì nó có khả năng tạo ra của cải vật chất, nền khoa học và công cụ lao động.
Quan điểm của Cac-mac, Lênin, Hồ Chí Minh Đều khẳng định vai trò quyết đinh của nhân tố con người trong LLSX, trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Con người tham gia vào quá trình sản xuất với tư cách là một yếu tố của quá trình sản xuất.
Khi nói nhân tố con người trong LLSX là ta phải xem nhân tố này trong tất cả các yếu tố cấu thành của LLSX. Do đó cấu trúc nhân tố con người trong LLSX có phần nằm ở bản thân con người, có phần nằm ở phần vật, có cả ở lao động sống - lao động quá khứ. Hay nói cách khác, nội hàm của phạm trù nhân tố con người trong LLSX đầy đủ và sâu sắc hơn phạm trù con người trong LLSX. Vì vậy, nó cần được nghiên cứu trong tất cả các yếu tố cấu thành của LLSX, trong sự tác động kinh tế hợp của các yếu tố đó.
Con người là một bộ phận của tự nhiên trong quá trình tồn tại và phát triển, con người không ngừng tác động vào tự nhiên, làm biến đổi tự nhiên, qua đó làm biến đổi chính bản thân con người. Quá trình lao động sản xuất dạng hoạt động cơ bản nhất chính là quá trình con người tác động vào các đối tượng thuộc giới tự nhiên làm biến đổi hìmh thái vật chất để tạo ra của cải vật chất. Các đối tượng đó chính là đối tượng lao động, đối tượng hoạt động sản xuất của con người, tạo nên yếu tố vật chất của sản phẩm đối tượng lao động có thể thuộc loại có sẵn trong tự nhiên hoặc là loại có nguồn gốc từ tự nhiênnhưng phải qua quá trình nghiên cứu tổng hợp. Ngày nay các đối tượng lao động có nguồn gốc từ tự nhiên ngày càng trở nên khan hiếm thì việc tìm kiếm những nguyên nhiên – vật liệu mới càng trở nên bức thiết, nó đòi hỏi con người có sự nỗ lực và tập trung cao về trí tuệ. Để giải quyết nhu cầu nay chỉ có con người với trí tuệ phẩm chất của con người là yếu tố quyết định. Công cụ lao động ngày càng tinh vi chứng tỏ con người ngày càng hiện đại, càng tách xa giới tự nhiên. Con người không chỉ quyết định sự ra đời của công cụ lao động mà còn quyết định cả quá trình vận hành chúng, đồng thời con người còn quyết định cả mục đích sử dụng của công cụ lao động và phương tiện lao động. Con người dùng sức lực và trí tuệ để chế tạo, để vận hành, để quy định mục đích, tức là nhân tố con người có mặt ở tất cả các quá trình chế tạo và sử dụng công cụ lao động ở quá trình lao động. Nhờ có trí tuệ lao động của con người là lao động sáng tạo một đặc trưng cơ bản nhất của con người mà thế giới động vật không thể có được.
Rõ ràng thế giới không thỏa mãn con người nên con người quyết định cải tạo thế giới bằng LLSX nhưng yêu tố quan trọng nhất của LLSX để cải tạo thế giới là nguồn nhân lực hay yếu tố con người.
3. Quan hệ biện chứng giữa phát triển tri thức và phát triển nhân lực trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay
a) Tầm quan trọng của con người và nguồn lực con người
Con người là chủ thể của công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa, bởi con người là một chủ thể của mọi sáng tạo, mọi của cải vật chất và văn hóa và đặc biệt là nền văn minh của mỗi quốc gia. Con người vừa là điẻm khởi đầu, vừa là điểm kết thúc đồng thời lại là trung tâm của mọi sự biến đổi lịch sử. Nói cách khác con người là chủ thể chân chính của các quá trình xã hội.
Hiện thực khách quan không ngừng biến đổi, phát triển do đó con người luôn điều chỉnh nhận thứch và hành động của mình cho phù hợp. Nên con người có sự sáng tạo để thích ứng. Sự sáng tạo của con người rất quan trọng, nó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
b) Con người đóng vai trò là một nguồn lực của công nghiệp hóa hiện đại hóa là yếu tố quyết định công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Nguồn lực con người quan trọng hơn bất cứ nguồn lực khác mà ta có. Nguồn lực vốn, tài nguyên thiên nhiên chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng, chúng chỉ phát huy tác dụng cao nhất khi kết hợp với nguồn lực con người. Các nguồn lực khác rồi một ngày nào đó sẽ cạn kiệt trong khi nguồn lực con người mà cốt lõi là trí tuệ thì rất vô tận nếu chúng ta biết cách khai thác.Sự thành công của mọi con đường phát triển kinh tế đều phụ thuộc vào năng lực, trí tuệ của con người. Vì thế con người là yếu tố quyết định, là động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế diễn ra nhanh hơn.
c) Tri thức khoa học và công nghệ
Ngày nay trong tất các công đoạn, các yếu tố của sản xuất đều không thể thiếu sự tham gia và có tính quyết định của khoa học. Tri thức khoa học được vật hóa, được kết tinh vào mọi nhân tố của LLSX. Khoảng cách giữa phát minh khoa học và ứng dụng vào sản xuất đã được rút ngắn một cách đáng kể, khoa học đã thực trở thành một lược tham gia vào quá trình sản xuất. Đối với người lao động, tri thức khoa học đã được bao hàm trong hoạt động trực tiếp của họ.Khoa học có nguồn gốc bản chất, chức năng, nhiệm vụ từ đời sống thực tiễn của xã hội, con người. Nó không phải là bản thân công cụ lao động và sức lao động, nhưng không nằm ngoài hai thành tố quan nhất của LLSX. Khoa học không thay thế, nhưng có thể làm thay đổi mạnh mẽ, nhanh chóng tính năng, hiệu lực của công cụ lao động và sức lao động, do đó làm thay đổi cả phương thức con người tác động đến giới tự nhiên theo chiều hướng ngày càng tăng cường sức mạnh vai trò và tự do của con người trước tự nhiên. Mặt khác, khoa học không chỉ là kết quả, mà còn đóng vai trò như là một trong những nguyên nhân, động lực bên trong trực tiếp thúc đẩy mạnh nhất sự phát triển của LLSX. Vai trò của khoa học với việc thúc đẩy sự tăng trưởng của LLSX bị chế ước bởi một quan hệ sản xuất và kiến ttrúc thượng tầng xã hội nhất định. Tiềm năng thúc đẩy LLSX phát triển của khoa học là vô tận, nhưng mức độ giới hạn hiện thực hóa tiềm năng này lại phụ thuộc vào khuôn khổ của quan hệ sản xuất thống trị. Ngày nay, cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra như vũ bão, trở thành điểm xuất phát cho những biễn đổi to lớn trong sản xuất và tạo ra hàng loạt những ngành sản xuất mới. Thông tin và tri thức trở thành yếu tố đầu vào của hệ thống sản xuất, quản lý, là công cụ để sáng tạo của cải vật chất, là chìa khóa của sự phát triển sản xuất nhưng nó khác các yếu tố vốn, lao động ở chỗ người có kiến thức nếu trao đổi kiến thức cho người khác thì khả năng sử dụng nó để tạo ra của cải,lợi ích càng nhiều mà chi phí để phổ biến kiến thức gần như bằng không.Khoa học trước hết là một hình thái ý thức xã hội, còn tri thức là một yếu tố của sản xuất
Tóm lại triết học mac không chỉ nhận thức đúng đắn vấn đề con người mà còn chỉ ra những điều kiện cần thiết để phát triển toàn diện con người, cũng như khẳng định vai trò của lực lượng lao động trong sự phát triển của lịch sử. Cùng với sự phát triển của lịch sử vai trò ngày càng tăng của nhân tố con người là một xu thế tất. Nhân tố con người trong LLSX chính là sự thể hiện xu hướng ngày càng tăng của nhân tố chủ quan trong quá trình phát triển xã hội.
II. Thực trạng về con người và nguồn lực con người ở nước ta hiện nay
Việt Nam ở một điểm xuất phát rất thấp trên con đường hướng tới nền kinh tế dựa trên trí thức.Không chỉ có vậy,chúng ta còn đương đầu với vấn nạn:
- Vấn đề đầu vào của tri thức
Hiện các nguồn lực dùng để tạo ra tri thức đang bị đánh giá quá thấp và còn nhiều hoạt động tri thức bị bỏ quên. Trong hệ thống tài khoản quốc gia SNA không có tài khoản nào đo lường được sự tăng lên hàng năm của khối lượng tri thức trong xã hội.
- Vấn đề cải tiến chất lượng
Tri thức dịch vụ hàng hóa có chất lượng cao hơn nhưng có nhiều khó khăn để đo lường chất lượng đó. Phương pháp giảng dạy có nhiều giáo viên có phần đã cũ, khó hiểu đối với nhiều sinh viên, học sinh, trang thiết bị đã quá lạc hậu, những thông tin mới không cập nhập hàng ngày.
- Vấn đề lỗi thời
Nếu các đo lường GNP tiêu chuẩn thêm vào tài khoản sản xuất và đầu tư tri thức thì nó cũng phải thêm vào tài khoản giảm trừ và khấu hao tri thức.
- Vấn đề đầu ra của tri thức
Có rất nhiều sinh viên ra trường không có việc làm kiến thức được học dần mai một trong thời gian chờ việc, không chỉ có vậy những người có trình độ giỏi đi ra làm việc ở nước ngoài làm xuất hiện hiện tượng chảy máu chất xám. Nguồn nhân lựcsử dụng một cách lãng phí, sự phân bố lao động không hợp lý giữa các ngành, các vùng. Tuy nhiên nguồn lực độc đáo về số lượng hơn nữa họ rất chịu khó thông minh, sáng tạo. Họ có thể thích ứng nhanh với điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn để vươn lên.
III. Giải pháp
Từng bước phát triển nền kinh tế tri thức ở nước ta sẽ có một số giải pháp lớn sau:
Một là:phải phát triển, đi tắt đón đầu một số ngành có hàm lượng tri thức, đặc biệt là tri thức khoa học và công nghệ cao để có cơ hội tăng nhanh tổng sản phẩm trong nước.
Hai là: tăng cường yếu tố tri thức chung đặc biệt là tri thức khoa học công nghệ trong các ngành sản xuất vật chất khác.
Ba là: phát triển các khu công nghiệp cao, chú trọng phát triển các trung tâm kinh tế lớn.
Bốn là: chú trọng phát triển các yếu tố khoa học công nghệ trong LLSX. Nâng cao hiệu quả chủ động hội nhập quốc tế: kinh tế tri thức đòi hỏi mở rộng có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại, giữ vững nền kinh tế độc lập tự chủ.
Năm là: đổi mới nội dung phương thức đào tạo ttrong nhà trường, cần phải đưa một số cán bộ đi học tập, công tác ở nước ngoài. Chăm lo, kiếm tìm nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài.
Sáu là: chúng ta phải biết kết hợp nâng cao phẩm chất, đạo đức cho nguồn nhân lực, như bác hồ đã từng nói: “ có tài mà không có đức thì trở thành kẻ vô dụng, nhưng có đức mà không có tài thì chẳng làm gì được cho xã hội ”.
Để có được những thành quả to lớn trong công cuộc tiến tới nền kinh tế tri thức là quả một quá trình lâu dài, nhưng chúng ta tin tưởng đất nước ta sẽ đạt được những thành công vĩ đại đó.
phần kết luận
Nền kinh tế tri thức thế giới đang, đã và sẽ phát triển theo xu thế toàn cầu hóa của một nền kinh tế thị trường dựa chủ yếu trên những nguồn lực rất năng động và dễ biến động, những nguồn lực gần như không chỉ tuân theo những quy kinh điển mà còn chịu nhiều tác động của những quy luật mới, những yếu tố bất định khó tiên đoán ngày càng nhiều.
Nhưng chúng ta tin tưởng vào tương lai của một nền kinh tế tri thức, một xã hội tri thức sẽ được phát triển trên đất nước ta. Sự nghiệp đó, đã, đang và sẽ đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi và thúc giục khoa học vươn lên để góp sức vào tiến bộ chung của nhân loại.
Cuối cùng em xin cam đoan đây chính là tiểu luận do chính em làm dựa trên tài liệu tham khảo và sự hiểu biết của mình.
Tài liệu tham khảo
1. Tạp chí: Nghiên Cứu và Trao Đổi
2. Tạp chí: Trao Đổi – ý Kiến
3. Diễn Đàn Giáo Dục
4. Giáo trình triết học của trường Đại học Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T0281.doc