Vấn đề ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp TP.HCM - Thực trạng và các giải pháp kinh tế

1CHƯƠNG 1 VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. Vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình toàn cầu hóa về kinh tế Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu, song nó mang lại cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Thế giới ngày càng có tính liên kết và tác động tương hỗ lẫn nhau. Thế giới được liên kết bởi các tổ chức kinh tế, thương mại, các tổ chức xã hội, và ngày càng hướng tới một cộng đồng kinh tế chung cho cả một khu vực, nhưng

pdf48 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2909 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Vấn đề ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp TP.HCM - Thực trạng và các giải pháp kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng thời thế giới cũng được liên kết bởi các loại bệnh dịch, chủ nghĩa khủng bố, di cư và cả nạn ô nhiễm - trong đó có vấn đề “hiệu ứng nhà kính” và sự biến đổi môi trường toàn cầu, v.v... Qua một số nghiên cứu cho thấy, một trong các vấn đề nổi cộm của nạn ô nhiễm toàn cầu hiện nay chính là tình trạng ô nhiễm môi trường từ các KCN, KCX do công tác thu gom, xử lý và đổ thải các loại rác công nghiệp yếu kém, các khí đốt từ các nhà máy thải ra vượt quá mức cho phép, gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng, chất lượng không khí bị suy giảm… Tại các nước đang phát triển, chỉ 30-50% lượng rác thải được giải quyết. Thậm chí ở một số nước có nền kinh tế đang phát triển, tốc độ tăng lượng rác thải còn lớn hơn tốc độ tăng dân số. Tại Ấn Độ, chỉ 217/3119 thành phố có hệ thống cống thải; và sông Hằng là một trong những con sông ô nhiễm nhất thế giới do hứng chịu chất thải từ 115 thành phố công nghiệp. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện đang có 1,2 tỷ người sống trong môi trường ô nhiễm quá tiêu chuẩn vệ sinh hiện hành; 2 tỷ người đang khát; hơn 2 tỷ người vẫn thiếu nước sạch và điều kiện sử dụng nước vệ sinh. Nghiên cứu cũng cho thấy biến đổi khí hậu chịu 20% trách nhiệm đối với việc thiếu nước sạch, trong khi sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế chịu trách nhiệm đến 80%. Xu hướng phát triển công nghiệp đa ngành, đặc biệt là công nghiệp nặng, công nghiệp hóa chất là nguyên nhân phát sinh phần lớn chất thải độc hại. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), ô nhiễm không khí và nước tại các quốc gia đang phát triển ở châu Á sẽ tiếp tục tăng gấp 5 - 10 lần ở giai đoạn 2005-2010. Ô nhiễm đô thị và công nghiệp hiện này đang là tác nhân gây ô nhiễm nặng nề đến các vùng nông nghiệp lân cận. Vấn nạn ô nhiễm môi trường không của riêng một quốc gia nào mà đang là mối quan tâm chung của toàn thế giới. Trước 2sức ép của phát triển kinh tế, nhiều quốc gia đã xem nhẹ việc QLMT, làm cho môi trường sinh thái bị tàn phá nặng nề, điều này không những ảnh hưởng ngược lại tới đời sống xã hội mà còn đến cả chính trị, kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế mang màu sắc tích cực, sẽ đưa quốc gia phát triển bền vững đi đôi với việc có được một môi trường sống lành mạnh và ngược lại sẽ là “ con dao hai lưỡi” nếu một quốc gia quá chú trọng vào nó mà không để ý đến những mặt trái mà việc hủy hoại, tàn phá môi trường là một ví dụ điển hình. 1.2. Xu hướng chuyển dịch tư bản dẫn tới ô nhiễm ở các nước nghèo Chuyển dịch tư bản (CDTB) từ ngành này sang ngành khác trong phạm vị lãnh thổ một nước, cũng như từ nước này sang nước khác chủ yếu nhằm để tìm kiếm lĩnh vực đầu tư có nhiều lợi nhuận hơn. Tỉ suất lợi nhuận cao trước mắt hoặc dự đoán có thể có trong tương lai bao giờ cũng là động lực thúc đẩy CDTB. Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của vốn, nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, phế thải. Các thành phần đó luôn ở trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó. Hiện nay xu hướng CDTB dẫn tới ô nhiễm môi trường nặng nề từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thể hiện rõ thông qua FDI. Có thể thấy cùng với những lợi ích do FDI mang lại, các nước đang phát triển phải đối mặt với những thách thức, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là nạn "xuất khẩu" ô nhiễm môi trường từ các nước phát triển trên thế giới đang ngày càng gia tăng. Trong quá trình thị trường của thời buổi hội nhập ngày càng yêu cầu phải thay đổi tư duy quan niệm về sản xuất sạch và BVMT, thì vai trò của các DN đầu tư nước ngoài, nhất là các MNCs có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình tạo lập tính bền vững môi trường của các dự án FDI. Thông thường MNCs có công nghệ sạch, áp dụng những chuẩn môi trường cao hơn so với yêu cầu của nước chủ nhà, do vậy có khả năng góp phần vào quá trình phát triển bền vững môi trường của nước chủ nhà. Tuy nhiên, có trường hợp MNCs đưa các dây chuyền sản xuất ô nhiễm, hoặc chuyển giao các công nghệ lạc hậu tới nước chủ nhà, mà những công nghệ này không được chấp nhận tại nước đầu tư. Việc “xuất khẩu” ô nhiễm đã mang lại cho các MNCs một lợi thế cạnh tranh mới nhờ giảm chi phí sản xuất. Nguyên nhân của tình trạng này là do chi phí để khắc phục ô nhiễm môi trường tại các nước phát triển rất cao. Các DN của 3các nước này buộc phải tìm đến giải pháp chuyển lĩnh vực sản xuất gây ô nhiễm của họ ra nước ngoài. Các nước phát triển như: Đức, Áo, Bỉ, Đan Mạch... đang đánh thuế mạnh vào các ngành gây ô nhiễm, trong khi đó các nước đang phát triển lại có mức thuế thấp hơn nhiều do khát vốn. Vô hình chung, các nước nghèo này trở thành những nước “nhập khẩu” ô nhiễm. Từ những nhận định và phân tích trên đây, quả thật các nước nghèo đang phải hứng chịu nhiều hệ quả của việc bành trướng và phát triển kinh tế và kỹ nghệ của các nước phát triển. Nếu chính phủ các nước đang phát triển không tỉnh táo trước mặt trái của chu trình CDTB này thì vấn nạn “nhập khẩu” ô nhiễm là càng trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết và vô hình chung một lần nữa lại đẩy nhanh, đẩy mạnh cho việc chuyển dịch ô nhiễm mà hệ lụy chính là môi trường của chính quốc gia mình. 1.3. Các vòng đàm phán của WTO và các Hiệp định đa phương (MEAs) có liên quan đến bảo vệ môi trường và sự hưởng ứng của các nước 1.3.1. Vấn đề môi trường ra đời trước khi hình thành WTO: Bước vào những năm đầu của thập kỷ 70, các nước ký kết Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) bắt đầu nhận thấy rằng các vấn đề môi trường cần được giải quyết trong khuôn khổ GATT vì chúng liên quan đến thương mại. Sự khởi đầu này gắn liền với Hội nghị về Môi trường Con người (Conference on Human Environment) được tổ chức tại Stockhom năm 1972. Mối quan tâm ban đầu trong GATT là cần hạn chế ảnh hưởng của chính sách môi trường đối với tự do hoá thương mại trong khuôn khổ của GATT. Tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa và vẫn còn được tranh luận trong các cuộc đàm phán của GATT, nhất là ở vòng đàm phán Uruguay. 1.3.2. Diễn biến vấn đề môi trường qua các Hội nghị của WTO Sau khi kết thúc vòng đàm phán Uruguay, WTO được thành lập, hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ nhất tại Singapore từ ngày 9-13/12/1996 đã ra tuyên bố ủng hộ những diễn biến thảo luận về thương mại và môi trường (TM&MT) trong WTO vào thời điểm này, đồng thời yêu cầu Uỷ Ban Thương mại Môi trường tiếp tục phát huy chức năng của mình trong việc xúc tiến thảo luận các chủ đề liên quan tới lĩnh vực môi trường. Tới Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 3 từ ngày 30/11- 3/12/1999 tại Seatle, Hoa Kỳ, các Bộ trưởng tiếp tục thảo luận về vấn đề TM&MT trong khuôn khổ phiên thảo luận về các 4vấn đề nông nghiệp và các vấn đề liên quan tới quy định của WTO. EU lên tiếng ủng hộ các cuộc đàm phán đối với vấn đề thương mại có liên quan tới môi trường. Tuy nhiên, các thành viên đã không đi tới kết luận hay tuyên bố nào về vấn đề này . Tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 4 từ ngày 9-14/11/2001 tại Doha, Quatar, Bộ trưởng các nước Thành viên đã ra tuyên bố chung về các vấn đề TM&MT, trong đó chủ yếu là phát động cuộc đàm phán về những vấn đề có liên quan và xác định những vấn đề cần tiếp tục thảo luận để đưa vào chương trình đàm phán. Song song với những nội dung được nhất trí đưa vào chương trình nghị sự, Hội nghị Doha cũng nhất trí rằng các nước sẽ quan tâm đặc biệt tới những vấn đề TM&MT khác không thuộc nội dung của chương trình đàm phán. Các Bộ trưởng đã thừa nhận tầm quan trọng của công tác hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực trong lĩnh vực TM&MT đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là đối với các nước kém phát triển. Các Bộ trưởng cũng khuyến khích việc trao đổi kiến thức và kinh nghiệm giữa các Thành viên WTO để có thể tiến hành các cuộc rà soát về môi trường ở cấp độ quốc gia. “Chúng tôi chỉ thị cho Uỷ ban TM&MT dành sự quan tâm đặc biệt tới những vấn đề sau trong quá trình theo đuổi các nội dung của Chương trình hành động trong khuôn khổ các điều khoản nghĩa vụ của Uỷ ban này:  Tác động của các biện pháp môi trường đối với tiếp cận thị trường, đặc biệt là việc tiếp cận thị trường của các nước đang phát triển và kém phát triển, và xem xét những trường hợp mà việc tự do hoá thương mại có lợi cho thương mại, môi trường và sự phát triển.  Các quy định liên quan trong Hiệp định WTO về Các vấn đề Sở hữu trí tuệ có liên quan tới Thương mại (TRIPs).  Các yêu cầu về dán nhãn vì mục đích BVMT.  Xây dựng năng lực và rà soát môi trường. ” ( Đoạn 32, Tuyên bố Hội nghị Bộ trưởng Doha, tài liệu WTO số WT/MIN(01)/DEC/) 5Cho đến nay, do có nhiều quan điểm khác nhau nên chương trình đàm phán về môi trường chỉ giới hạn với những quy định hiện hành của WTO (Phụ lục 1) và những nghĩa vụ mang tính chất thương mại trong MEAs. Ngoài ra, nội dung đàm phán được quy định là không ảnh hưởng tới quyền lợi của các Thành viên WTO không tham gia MEAs, đồng thời cũng làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của các thành viên theo các Hiệp định hiện hành của WTO. 1.3.3. Các hiệp định đa phương về môi trường (MEAs) liên quan tới thương mại Trong hơn 20 năm qua có hơn 200 MEAs được biết đến. Một số ít là các hiệp ước toàn cầu, mở ra cho tất cả các quốc gia. Rất nhiều các hiệp ước song phương không được biết đến, ước lượng khoảng hơn 1000 hiệp ước. Điều này cho thấy một cấu trúc quốc tế về QLMT là gồm nhiều loại khác nhau và nó phản ánh phạm vi khác nhau của các hiệp ước và tiêu chí của các hiệp ước. Nhìn tổng thể chúng ta có thể nhận thấy rằng sự liên quan giữa thương mại và các MEAs là không phổ biến, chỉ khoảng 1/10 các hiệp định có đề cập đến TM&MT đáng chú ý. Nguyên nhân là do các đo lường của MEAs không ảnh hưởng quan trọng đến lưu chuyển thương mại hay giá trị của các lưu chuyển thương mại mà chúng có ảnh hưởng thì không quan trọng trên phương diện toàn cầu. Tuy vậy, những hiệp định này đã tồn tại có ảnh hưởng quan trọng đến các dòng lưu chuyển thương mại quốc tế. Theo Uỷ ban TM&MT của WTO, chỉ có khoảng 14 MEAs (Phụ lục 2) trong đó sử dụng các quy định và biện pháp thương mại. Bên cạnh hệ thống phân loại này của WTO, chương trình môi trường của liên hiệp quốc (UNEP) cũng đưa ra một danh mục khoảng gần 30 Hiệp định đa phương về môi trường trong đó có thể có các quy định liên quan đến thương mại. Nhìn chung trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu, ô nhiễm môi trường luôn là chủ đề tranh luận nóng bỏng trên các diễn đàn quốc tế. Các nước có nhiều quan điểm khác nhau, hầu hết đều phản ánh quyền lợi của họ trong thương mại quốc tế. Mặc dù chưa có nhiều tiến triển nhưng một khi đã được đưa vào chương trình nghị sự đàm phán thì vấn đề môi trường trong thương mại quốc tế đã được chính thức thừa nhận và tất yếu sẽ diễn biến và ảnh hưởng đáng kể đối với các bên liên quan. 61.4. Nghiên cứu vấn đề chống ô nhiễm ở các nước và các bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển các KCN Việt Nam ( những bài học thành công và thất bại ) 1.4.1. Trung Quốc (TQ) với ô nhiễm môi trường và bài học “cái bắt tay hiệu quả với cộng đồng” Trung Quốc trong những năm gần đây được biết đến như một cường quốc với tốc độ tăng trưởng kinh tế chóng mặt. Nhưng cùng với tăng trưởng kinh tế cao, tình trạng ô nhiễm nói chung và ô nhiễm tại các đô thị, KCN, KCX ở TQ cũng tăng đến mức báo động. Trong danh sách 20 đô thị ô nhiễm nhất thế giới (điều tra năm 2006), TQ đã chiếm đến 16. Mặc dù Chính phủ TQ đã tiến hành nhiều biện pháp nhưng môi trường tại một số khu vực vẫn tiếp tục xấu đi, đặc biệt là tại tỉnh Quảng Đông, tình trạng ô nhiễm môi trường từ các KCN, KCX ngày càng tồi tệ. Năm 2003, lượng CTCN tại đây đã lên đến 68 tấn/người, so với 56 tấn/người ở Giang Tô và Chiết Giang, 27 tấn/người ở Sơn Đông. Mưa axit - hậu quả của lượng khí sulfuric thải ra từ than đốt của các nhà máy điện công nghiệp – ngày càng nhiều và đậm đặc hơn. Đến năm 2005, ước tính thiệt hại do ô nhiễm nguồn nước và không khí – 2 nguồn ô nhiễm chính ở TQ mất từ 8-15% GDP của nước này (GDP-2005 là 1.800 tỷ USD), chưa kể đến thiệt hại đối với sức khỏe. Nhìn chung, ngân sách cho công tác làm sạch môi trường ở TQ ngày càng tăng lên. Chi phí cho môi trường năm 2003 tăng gần 20% so với năm 2002, đạt 20,1 tỷ USD, chiếm 1,4% GDP của nước này. Năm 2006, Chính phủ đã thông qua một kế hoạch tốn kém chi tới 175 tỷ USD, tương đương khoảng 1,5% GDP để khắc phục ô nhiễm nguồn nước, không khí tại các thành phố và ngăn chặn nạn xói mòn tài nguyên đất. Cũng trong năm này, TQ phải bỏ ra khoảng 135 tỉ đô la Mỹ (tương đương với 7% GDP, 2006) để đầu tư vào các công nghệ kiểm soát ô nhiễm tiên tiến nhất. (Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 2/12/2004, tr.53) Trước sự cảnh báo của các tổ chức thế giới về nạn ô nhiễm, chính phủ TQ đã phải xem xét lại toàn bộ hệ thống QLMT nói chung và vấn nạn ô nhiễm từ các KCN; từ chỗ thay vì chờ xử lý hậu quả của ô nhiễm, Chính phủ chỉ đạo nắm rõ nguồn gốc gây ô nhiễm và điều khiển toàn bộ quy trình xử lý ô nhiễm; từ chỗ chỉ tập trung quản lý những thành phần DN gây ô nhiễm trong các KCN, KCX sang tập trung quản lý một cách đồng bộ và điều chỉnh quy hoạch lại KCN, KCX, khuyến khích “Sản xuất sạch” và hướng tới một “nền kinh tế tuần hoàn”. Ngoài ra, Chính phủ còn kêu gọi các tỉnh, thành phố cùng với nhân dân vùng bị ô nhiễm bắt 7tay nhau cùng giải quyết vấn nạn. Và điều này đã phát huy tác dụng. Chính quyền các tỉnh cam kết sẽ đầu tư đến năm 2010 khoảng 5,5 tỷ đô-la Mỹmỗi năm để làm sạch các con sông và 2,2 tỷ đô-la nữa để XLCT sinh hoạt và CTCN. Chính quyền các địa phương còn củng cố và cải thiện hệ thống pháp lý, thắt chặt hơn công tác kiểm soát khí thải. Bên cạnh đó, Chính phủ còn thông qua dự Luật đánh giá tác động môi trường đòi hỏi có sự tham gia góp ý kiến của cộng đồng dân cư, những tổ chức phi chính phủ và các tình nguyện viên trong dân chúng. Hiện nay, Trung Quốc có hơn 1000 tổ chức hoạt động vì môi trường như vậy. Công chúng ở đây có quyền kiểm soát, giám sát ô nhiễm và báo cáo xử lý cho lực lượng quản lý. Điều này đã làm phát huy sức mạnh BV&QLMT từ phía người dân, khiến họ tích cực hơn trong công tác chống ô nhiễm. Nhờ đó lượng nước thải, Oxigen từ hóa chất, Sunfur dioxit, khói và bụi công nghiệp thải ra tính trên GDP đầu người vào năm 2004 giảm đáng kể lần lượt 58%, 72%, 42%, 55% and 39% kể từ năm 1995 ( theo: SCIO). Các thành phố ở TQ cũng kêu gọi đầu tư từ khu vực tư nhân cho các hoạt động môi trường. Kể từ năm 2001, chính quyền các tỉnh đã đưa ra kế hoạch tư nhân hoá các hoạt động cải tạo môi trường. Và đến nay, công tác xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải công nghiệp và giao thông công cộng đang là các dịch vụ tư nhân được phép đầu tư. Mục tiêu cuối cùng của việc làm này là để hướng tới việc “chính quyền sẽ không cần phải đầu tư vào các lĩnh vực này nữa”. 1.4.2. Các “biện pháp cứng rắn” trong việc chống ô nhiễm môi trường tại Singapore Hiện Singapore được đánh giá là quốc đảo sạch vào bậc nhất thế giới, và điều này không đến một cách ngẫu nhiên. Chính từ những hậu quả do sự công nghiệp hóa mạnh mẽ làm gia tăng ô nhiễm không khí, rồi chất thải lỏng và chất thải rắn làm môi trường xuống cấp rõ rệt vào ba bốn thập kỷ trong thế kỷ trước, đã làm Singapore sớm nhận thức được không có con đường nào khác là phải tự mình thực hiện tốt các chương trình BVMT. Đến nay, một cách nhìn toàn diện, chưa có nước nào có được môi trường đô thị tốt hơn Singapore. Đó là do đất nước này có một chiến lược QLMT rất cứng rắn, thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai, biết kiểm soát kế hoạch xây dựng và phát triển đô thị, đặc biệt là các KCN, KCX. Và điều quan trọng là đặc biệt chú trọng quản lý hạ tầng cơ sở, đi đôi với việc ban hành luật và kiểm tra giáo dục nghiêm ngặt. Singapore đã chọn “con đường tổng hợp” để kiểm soát mọi sự 8phát triển về kế hoạch sử dụng đất đai, các giai đoạn kiểm tra, mở rộng và xây dựng mới nhằm giảm thiểu những tác động gây ô nhiễm môi trường. Ưu điểm về các hệ thống thoát nước và thu gom, xử lý chất thải tại đây đã loại trừ và giảm thiểu được nguy cơ ô nhiễm nước và đất đai. Tất cả những biện pháp nêu trên đã phát huy tác dụng và làm cho quốc đảo này dần phục hồi và hiện nay là nước được đánh giá là có một môi trường trong sạch nhất thế giới. ( Xem phụ lục 3 - Phân tích cách thức quản lý hiệu quả nhằm chống ô nhiễm môi trường tại Singapore ) 1.4.3. Nhật Bản chống ô nhiễm môi trường – “Cần sự đồng lòng và các biện pháp nghiêm ngặt ” Cũng như ở nhiều nước trên thế giới, ô nhiễm là vấn đề gây lo ngại ở Nhật Bản. Ô nhiễm môi trường ở Nhật xuất hiện cùng với quá trình công nghiệp hóa từ thời Minh Trị (1868-1912) mà trường hợp nhiễm độc đồng do nước thải từ mỏ đồng Ashio ở tỉnh Tochigi năm 1878 được đánh giá là rất nghiêm trọng.Việc phát triển các ngành dệt, giấy và bột giấy đã dẫn đến ô nhiễm nước, còn việc sử dụng than làm nhiên liệu chính trong công nghiệp là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Trong thời kỳ phát triển cao độ sau Thế chiến 2, Nhật Bản trở thành một trong những nước ô nhiễm nhiều nhất trên thế giới. Nhật Bản bị ô nhiễm môi trường nặng nề vì dân quá đông đúc trên các khu vực diện tích hẹp, khiến cho các KCN, KCX và khu dân cư nằm liền kề nhau. Có thể nói ô nhiễm nước là một trong những vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng nhất ở Nhật Bản mà 4 nguyên dân chính là: công nghiệp hóa nhanh chóng, đô thị hóa nhanh chóng, sự tụt hậu trong việc xây dựng các CSHT xã hội như hệ thống thoát nước, cũng như chính sách một thời coi trọng phát triển kinh tế hơn là sức khỏe nhân dân và môi trường trong sạch. Những quy định nghiêm ngặt về nước thải công nghiệp đã giảm bớt phần nào tình trạng ô nhiễm chất độc hại. Tuy nhiên, các con sông và đường biển tại những khu vực đô thị vẫn bị ô nhiễm nặng nề do các chất hữu cơ và sinh vật phù du. Bên cạnh đó, ngoài ô nhiễm do nước thải công nghiệp và sử dụng gia đình, dầu loang từ các con tàu chở dầu bị tai nạn cũng là một nguyên nhân lớn gây ô nhiễm nước. Một vấn đề ô nhiễm nguồn nước khác là do nhiệt từ các nhà máy điện. Nhiều nhà máy được xây dựng với quy mô ngày càng lớn và nhiệt thải ra là mối đe dọa đối với sinh vật biển và các con sông gần đó. 9Nhận ra vấn đề không phải là ở chỗ chỉ ban hành thật nhiều các văn bản luật hay thực hành thật nhiều chính sách, mà từ sự thống nhất quyết tâm đẩy lùi ô nhiễm trong chính nội bộ các nhà cầm quyền, Nhật Bản đã nỗ lực tạo dựng sự nhất trí, đồng lòng trong BMNN về công tác đẩy lùi vấn nạn này. Và từ đó, nhiều biện pháp đã được tiến hành để cải thiện chất lượng nước ở Nhật Bản phát huy có hiệu quả, trong đó có việc đề ra các tiêu chuẩn quốc gia về chất độc hại, các tiêu chuẩn khác về môi trường sống, cũng như các biện pháp kiểm soát và giám sát gắt gao. Các luật quy định trách nhiệm gây ô nhiễm được thông qua, nhiều dự án được tiến hành để cải thiện hệ thống thoát nước cho phù hợp với tỉ lệ dân cư. Ngoài ra, chính phủ đã có các biện pháp đối phó với nhiều hình thức ô nhiễm môi trường, trong đó có ô nhiễm tiếng ồn, độ rung, rác thải, lún đất, các mùi khó chịu, ô nhiễm đất và ô nhiễm do hóa chất nông nghiệp... Năm 1967, Luật cơ bản phòng chống ô nhiễm môi trường bắt đầu có hiệu lực, đề ra những chính sách và nguyên tắc chung về kiểm soát ô nhiễm, đồng thời khuyến khích nỗ lực làm sạch môi trường. Luật cơ bản nêu rõ trách nhiệm của chính phủ TW, các chính quyền địa phương, các công ty, nhà máy, đồng thời quy định những tiêu chuẩn chất lượng môi trường, vạch ra các chương trình kiểm soát ô nhiễm và giúp đỡ nạn nhân nhiễm bệnh do ô nhiễm. Rồi luật Bảo tồn thiên nhiên được thông qua năm 1972, tạo cơ sở cho mọi biện pháp pháp lý BVMT. Tuy nhiên, các luật chỉ có thể quy định mức ô nhiễm từ những nguồn đã được xác định, còn ô nhiễm từ những nguồn mà con người không biết hoặc ít biết đến vẫn là điều đang gây nhiều lo ngại ở Nhật Bản. Chẳng hạn ô nhiễm tiếng ồn ở các nhà máy, KCN, công trường xây dựng, …; ô nhiễm nguồn nước do các đám mưa có nồng độ axit cao… 1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển các KCN, KCX Việt Nam Trên đây là một số kinh nghiệm chống ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển kinh tế ở các nước Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản (xem thêm Phụ lục 4 : Kinh nghiệm chống ô nhiễm công nghiệp của các nước Châu Âu). Nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường và kinh nghiệm thực tế chống ô nhiễm công nghiệp ở các nước này, ta có thể rút ra những bài học thực tế đối với Việt Nam như sau: Trên thực tế trong nhiều năm qua, kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chúng ta đã và đang hướng tới một nền công nghiệp và dịch vụ hiện đại trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của các KCN, KCX là nơi thu hút 10 lượng lớn đầu tư trong và ngoài nước, và là nơi tạo hàng ngàn việc làm cho người lao động. Hoạt động của các KCN, KCX những năm qua đã khẳng định đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển các KCN, KCX. Song bên cạnh đó, do quá chú trọng mục tiêu kinh tế, đặt lợi nhuận lên hàng đầu, cộng với sự quản lý lỏng lẻo từ phía các ban ngành, Nhà nước, không ít các CSSX, các KCN, KCX đã gạt đi sự quan tâm đối với vấn đề XLCT, gây ô nhiễm môi trường nặng nề, đặc biệt tại 2 khu vực Hà Nội và TP.HCM. Tình trạng này cần phải được khắc phục ngay. Ở các nước phát triển đã trải qua quá trình chống chọi gay gắt với vấn đề ô nhiễm đã đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của QLNN về hệ thống pháp luật, đặc biệt là Luật môi trường. Kinh nghiệm thực tế từ các nước cho thấy, chỉ những biện pháp cứng rắn, xử phạt nghiêm minh, rõ ràng mới có thể ngăn chặn và hạn chế được tình trạng ô nhiễm. Ở Việt Nam, không thể phủ nhận những nỗ lực và thành công trong việc tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm ô nhiễm từ các KCN, KCX thời gian gần đây. Song dễ dàng nhận thấy có hai vấn đề cần phải nghiêm túc xem xét chính là mức độ nghiêm ngặt, sự tương hợp trong việc QLNN về ô nhiễm và việc giáo dục trình độ nhận thức của chủ đầu tư lẫn công dân đối với vấn nạn ô nhiễm như thế nào. Có thể khẳng định rằng có thống nhất quyết tâm trong nội bộ cơ quan Nhà nước về ô nhiễm và phòng chống ô nhiễm thì mới có thể tiến hành các biện pháp một cách có hiệu quả như ban hành các luật định nghiêm ngặt, quy hoạch sát sao, nghiên cứu áp dụng việc đánh thuế đối với những tập thể, cá nhân trong việc tiến hành sản xuất cố tình gây ô nhiễm, ban hành chính sách khuyến khích, ưu tiên, tạo điều kiện cho các CSSX trong các lĩnh vực BVMT như các cơ sở xử lý nước thải, rác thải, vệ sinh môi trường, sản xuất phân vi sinh, chống ô nhiễm…Thứ hai là tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục để cả các chủ đầu tư lẫn người dân tham gia có ý thức hơn nữa trong việc BVMT. Vì nếu xét cả về mặt nhận thức và thực tiễn công tác BVMT nói chung và ô nhiễm công nghiệp nói riêng ở Việt Nam chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế. Giải quyết tốt hai vấn đề này, thiết nghĩ vấn nạn ô nhiễm từ các KCN, KCX sẽ không còn là bài toán không có lời giải. 11 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Vấn đề ô nhiễm môi trường không phải là vấn đề riêng của bất cứ một quốc gia nào mà là vấn đề chung của toàn xã hội. Trong những năm vừa qua, nhiều Hiệp định, ký kết về phát triển bền vững và hợp tác BVMT đã được các nước bàn bạc, thông qua. Phát triển kinh tế mang lại nhiều mặt tích cực song bên cạnh đó cũng tàn phá mạnh mẽ môi trường sống của con người. Các quốc gia phát triển cũng như các nước nghèo, đang trong quá trình chuyển mình đều phải đối mặt với vấn đề cấp bách này. Kinh nghiệm về ô nhiễm và chống ô nhiễm ở các nước tiên tiến đã trở thành những bài học quý giá cho những quốc gia đang phải chống chọi gay gắt với ô nhiễm, đặc biệt là loại ô nhiễm được gây ra bởi các KCN, KCX. Việt Nam là một trong số các nước đang phải đối mặt với thực trạng ô nhiễm nguồn nước, nguồn đất nghiêm trọng mà nếu không sớm nhận thức và rút tỉa kinh nghiệm từ các nước đã trải qua việc chống chọi và giải quyết tình trạng này thì những hệ lụy về môi trường sẽ rất khó lường trước. Nền kinh tế dù có được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng cao (7-8%/năm) nhưng đây vẫn chưa đủ để được gọi là phát triển bền vững bởi còn xét đến nhiều khía cạnh khác, trong đó có vấn đề môi trường. Rút tỉa kinh nghiệm từ Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore là các nước lân cận điển hình cho công tác đẩy lùi vấn nạn ô nhiễm công nghiệp thì, “sự quyết tâm thống nhất trong Chính phủ”, “sự thực hiện cứng rắn và nghiêm ngặt các biện pháp” và “sự kêu gọi nhân dân vào cuộc” chính là 3 yếu tố cốt lõi để giảm thiểu ô nhiễm do các KCN, KCX trong quá trình phát triển gây nên. Nhận thức được vai trò của môi trường trong phát triển kinh tế, chúng ta cũng đã có tính đến yếu tố này trong quy hoạch kinh tế đô thị, trong các KCN-KCX, nỗ lực tiếp thu KHCN xử lý chất thải công nghiệp và ban hành các quy chế hoạt động, đầu tư có tính toán đến môi trường và tổ chức phân cấp quản lý. Song, chính vì nhận thức chưa sâu sắc và tình trạng quản lý buông lỏng nên thực tế có đi chệch hướng so với quy hoạch. Sự thành công trong công cuộc đổi mới và thu hút mạnh mẽ lượng đầu tư nước ngoài vào trong nước là một tín hiệu đáng mừng. Nhưng bên cạnh đó còn có một tín hiệu khác, tín hiệu kêu cứu từ môi trường sinh thái, nơi diễn ra các hoạt động kinh tế sôi nổi. Một câu hỏi lớn đang đặt ra, phải chăng chúng ta đang đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế? 12 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT TP.HỒ CHÍ MINH 2.1. Đặc điểm phát triển các KCN, KCX TP HCM trong tiến trình hội nhập và trong sự tác động đến việc gây ô nhiễm môi trường 2.1.1. Vài nét khái quát về KCN, KCX trên địa bàn TP HCM: Sau khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành năm 1987, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng, phần lớn tập trung vào lĩnh vực dịch vụ như khách sạn, văn phòng làm việc ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài vào công nghiệp, nhất là công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu gặp hai khó khăn chính, đó là: CSHT yếu kém; thủ tục xin giấy phép đầu tư và triển khai dự án đầu tư phức tạp, mất nhiều thời gian. Trước yêu cầu phát triển kinh tế, qua kinh nghiệm của nước ngoài và thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, Chính phủ (Lúc đó là Hội đồng Bộ trưởng) chủ trương thành lập KCX để làm thí điểm một mô hình kinh tế nhằm thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngày 25/11/1991, KCX Tân Thuận – KCX đầu tiên của cả nước được thành lập theo Quyết định số 394/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Đến năm 1992, KCX Linh Trung ra đời và các năm tiếp theo Chính phủ ra quyết định thành lập các KCN trên 7 Quận/Huyện của thành phố. Kể từ đó thành phố chủ trương xây dựng ngày càng nhiều KCN, KCX. Hiện nay, đã có 3 KCX, 10 KCN đi vào hoạt động với 1.149 dự án đầu tư còn hiệu lực có tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,26 tỷ USD (Trong đó đầu tư nước ngoài 472 dự án, vốn đầu tư là 2,55 tỷ USD; đầu tư trong nước 677 dự án, vốn đầu tư là 25.626,65 tỷ đồng Việt Nam, tương đương 1,71 tỷ USD). Tổng diện tích đất thuê lũy kế là 1.124,80 ha/1.229,92 ha đất thương phẩm được phép cho thuê của các KCX, KCN đang hoạt động (Tỉ lệ lấp đầy 91% đất thương phẩm). Trong tổng số 1.149 dự án đầu tư còn hiệu lực, có 949 dự án đầu tư đang hoạt động (Tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,99 tỷ USD); 52 dự án đang trong giai đoạn xây dựng (Vốn đầu tư đăng ký 770 triệu USD); 89 dự án chưa triển khai trong thời hạn cho phép (Vốn đầu tư đăng ký 353,94 triệu USD); 73 dự án không có khả năng triển khai (Vốn đầu tư đăng ký 146,6 triệu 13 USD). Tổng số lao động hiện có là 250.000 lao động; kim ngạch xuất khẩu lũy kế đến nay là hơn 16 tỉ USD. BQL KCX Tân Thuận, sau đổi tên là BQL các KCX TP. HCM và nay là BQL các KCN, KCX TP HCM (HEPZA) được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện quản lý hành chánh nhà nước hoạt động của các KCX, KCN trên địa bàn thành phố theo cơ chế “Một cửa, tại chỗ” (đó là cơ chế mà: tất cả các nhà đầu tư trong ngoài nước nếu đầu tư vào KCN-KCX mọi thủ tục chỉ qua một cửa là BQL KCN-KCX và thời gian cấp phép tối đa là 5 ngày). Hình 2.1 – Bản đồ vị trí các Khu công nghiệp, Khu chế xuất TP. Hồ Chí Minh 14 2.1.2. Đặc điểm phát triển các KCN, KCX TP HCM trong tiến trình hội nhập và trong sự tác động đến việc gây ô nhiễm môi trường Qua 18 năm phát triển, các KCN, KCX TP.HCM đã thực hiện được những mục tiêu kinh tế, chính trị của Chính phủ đề ra trên các mặt: thu hút vốn đầu tư, giải quyết việc làm, du nhập kỹ thuật, kinh nghiệm, tăng năng lực xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của thành phố. KCN, KCX đang trở thành động lực cho sự phát triển, có vai trò dẫn dắt công nghiệp quốc gia, là địa bàn hấp dẫn với sức hút lớn làn sóng đầu tư nước ngoài trên cả ba phương diện: nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản trị. Bình quân 1 ha đất trong các KCX, KCN đóng góp ngân sách khoảng 40.000 USD/năm; góp phần tích cực vào sự phát triển chung của thành phố. Tuy nhiên xét về khía cạnh môi trường, đặc điểm phát triển của các KCN, KCX hiện là vấn đề cần được bàn luận vì trong đó yếu tố môi trường và ô nhiễm môi trường dường như đang đối lập với tốc độ tăng trưởng của KCN, KCX trong quá trình hội nhập. Dưới đây là một số đặc điểm phát triển đúc kết được qua quá trình nghiên cứu trong sự lồng ghép với vấn nạn ô nhiễm môi trường: 2.1.2.1. Các cơ sở công nghiệp, KCN, KCX đan xen các khu dân cư gây ô nhiễm đến môi trường lân cận và đến môi trường của cả vùng  Ô nhiễm môi trường từ các CSSX công nghiệp Theo số liệu được công bố tại hội thảo khoa học về “ BVMT và phát triển bền vững tại Việt Nam” (Hà Nội, tháng 9/2003), thì TP. HCM có 28.573 cơ sở sản xuất, trong đó có gần 3.000 cơ sở gây ô nhiễm, riêng cơ sở gây ô nhiễm ._.nặng phải di dời có gần 1.000. Tính đến năm 2008, TP.HCM đã di dời 1.261 CSSX, chiếm gần 90% các xí nghiệp gây ô nhiễm trong khu dân cư ra ngoại thành nhưng tình hình ô nhiễm vẫn diễn biến xấu. Như vậy, vẫn còn hơn 10% doanh nghiệp gây ô nhiễm nặng môi trường chưa di dời và đều là những doanh nghiệp lớn gây ô nhiễm rất nặng nhưng chưa có giải pháp xử lý và hầu như tập trung tại các khu vực các quận Tân Bình, Bình Tân, quận 6, quận 10. Có nhiều cơ sở công nghiệp nằm đan xen các khu dân cư, nhất là khu vực lưu vực kênh Tân Hóa - Lò Gốm, Kênh Đen, Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Theo thống kê của dự án kênh Tân Hóa - Lò Gốm, chỉ riêng trong khu vực lưu vực 15 kênh khoảng 1.700 ha, có đến 30 cơ sở công nghiệp xen lẫn vào khu dân cư, và đa số trong số đó là các cơ sở gây ô nhiễm. Từ các cơ sở công nghiệp này nước thải công nghiệp không được xử lý, thải trực tiếp xuống kênh gây ô nhiễm nguồn nước kênh. Khu vực dân cư quanh đó luôn bị sự ô nhiễm tiếng ồn, không khí (bụi, mùi hôi, khói…) ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khỏe. Nhịp sống người dân tại chỗ bị xáo trộn vì những ô nhiễm này diễn ra ngày đêm, nhất là vào thời gian cao điểm.  Sự tập trung quá nhiều KCN, KCX dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là nguồn nước. Tại TP. Hồ Chí Minh chỉ có khoảng 65% lượng nước thải công nghiệp đã qua xử lý trước khi thải ra môi trường. Kết quả kiểm tra đột xuất mới đây (năm 2008) của thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường tại các KCN-KCX Tân Thuận, Tân Bình, Hiệp Phước, Cái Lái 2, Tây Bắc - Củ Chi, cho thấy trong số 48 mẫu nước thải đã qua xử lý có 45 mẫu không đạt tiêu chuẩn, nồng độ các chất BOD, COD vượt tiêu chuẩn cho phép gần 10 lần… Kênh Tàu Hũ - Bến Nghé, mỗi ngày phải hứng hàng trăm nghìn mét khối nước thải từ sản xuất công nghiệp và khoảng 500 tấn rác sinh hoạt. Nồng độ SS trong nước thải đổ vào kênh là 845mg/lít - một chỉ số mà các nhà khoa học cho là không có khả năng duy trì sự sống. Một số con kênh TP. HCM hiện là “kênh độc”, “kênh chết”…  Nhiều cở sở công nghiệp, KCN chưa có hệ thống xử lý rác thải công nghiệp tập trung và nếu có thì hoạt động kém hiệu quả Tình trạng hoạt động trước rồi mới xây dựng hệ thống XLCT công nghiệp sau là điều dễ thấy ở các KCN, KCX ở TP.HCM. Mặc dù với bề dày hoạt động khá lâu (từ năm 1991- 1992, với sự ra đời của KCX Tân Thuận) nhưng phải đến tháng 9/2008, 12/13 KCX - KCN mới có nhà máy XLNT đi vào vận hành. Nhưng vận hành kém hiệu quả, chất lượng nước sau xử lý của một số DN không đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN. Bên cạnh đó còn có hàng trăm cơ sở công nghiệp lớn trong vùng hàng ngày thải ra trên 200 tấn chất thải độc hại mà không có cơ chế xử lý cộng với vị trí đan xen với khu dân cư thì ô nhiễm môi trường sống là không thể tránh khỏi. Sự ô nhiễm này một phần là do các KCN hình thành, nhưng thiếu kế hoạch phát triển đồng bộ các hạng mục hạ tầng xã hội khác như hệ thống nước thải, và xử lý nước thải. 16 Mặt khác, tiềm năng hạ tầng, nguồn nước, năng lượng hiện hữu của thành phố có hạn và không theo kịp tốc độ phát triển các KCN. Ví dụ do sự chậm trễ của công trình cấp thoát nước cho KCN Hiệp Phước, Trạm điện cho KCN Vĩnh Lộc, Lê Minh Xuân, đã ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của các doanh nghiệp KCN và ảnh hưởng không tốt đến việc XLNT của các KCN TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn do quá trình chuyển đổi chức năng sử dụng đất: các loại đất khác thu hẹp, do bị chuyển đổi thành đất công nghiệp. Ở Bình Dương, những KCN phát triển mở rộng đã trở thành những lò xả chất thải tàn phá những vườn tược trù phú cả trăm năm nay ở vùng Lái Thiêu và dọc sông Sài Gòn. Điều này không phù hợp và không chấp nhận được đối với quy hoạch kinh tế vùng. 2.1.2.2. Các cơ sở công nghiệp, KCN tập trung quá nhiều trong khu vực trung tâm và các cửa ngõ vào TP. Hồ Chí Minh làm ô nhiễm tập trung và gia tăng ở mức độ khó xử lý Các cơ sở công nghiệp và các KCN, KCX phần lớn tập trung ven các quốc lộ 1A, 22, 13, 51… và gần cửa ngõ vào TP. HCM và các tỉnh lân cận TP. HCM trong bán kính từ 30km đến 50km. Trong khi đó các tỉnh như Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang có nhiều dư địa để xây dựng KCN thì lại có rất ít KCN. Có nhiều nguyên nhân liên quan đến sự tập trung mật độ cao các cơ sở công nghiệp trên địa bàn TP.HCM, nhưng chủ yếu là do những lợi thế về thị trường, về dịch vụ sẵn có (ngân hàng, văn phòng); về đầu mối giao thông, cảng biển, hàng không, các cửa ngõ đi các nước láng giềng và thế giới. Bên cạnh đó, một lý do cũng khá quan trọng đó là sự đổi mới và năng động trong các chính sách thu hút đầu tư của thành phố. Song sự tập trung quá gần thành phố và bám vào các trục quốc lộ, trong khi những đường vành đai của thành phố còn quá ít này (hiện nay mới chỉ có đường vành đai Xa Lộ Đại Hàn) đã tạo nên những luồng người và hàng ra vào và đi xuyên qua thành phố không những gây ách tắc giao thông trong đô thị và còn gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn cho cả vùng( chưa kể đến các loại ô nhiễm khác). 17 Hình 2.2 – Vị trí phân bố các KCN, KCX trên địa bàn TP.HCM ( Xem thêm Phụ lục 5: Một số thông tin về các KCN, KCX trên địa bàn TPHCM tính đến cuối năm 2008) 2.1.2.3. Đa số các KCN, KCX gần sông nước đề tiện lợi về vận tải và xả nước thải cho nên ô nhiễm nguồn nước lan rất nhanh, rất xa. Tính đến nay, TP.HCM có 15 KCX, KCN đang hoạt động với khoảng 949 doanh nghiệp, trong đó hầu như các KCN đều nằm trong các lưu vực sông chính và là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các lưu vực sông Đồng Nai - Sài gòn. Theo ông Võ Quang Châu, Phó tổng GĐ Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco), sự suy giảm chất lượng 18 nước sông Sài Gòn đã đến mức báo động. Nguồn nước từ sông Đồng Nai dù chưa đến mức báo động nhưng cũng đang có chiều hướng xấu đi. Sông Sài Gòn đang xấu đến mức báo động do nước thải từ các KCN Tân Quy và Tân Phú Trung (Củ Chi). Trong các KCN này, có nhiều nhà máy thải ra một hàm lượng lớn chất amoni (N/NH4), các chất hữu cơ và vi sinh, có chất hàm lượng vượt đến 40-50 lần tiêu chuẩn quy định. Dù rằng các KCN này nằm ở hạ nguồn của trạm cấp nước thô Hòa Phú (huyện Củ Chi), nơi bơm nước về Nhà máy nước Tân Hiệp, nhưng vẫn gây ảnh hưởng đến chất lượng nước tại trạm bơm, đặc biệt là vào những lúc thủy triều lên. Do lưu lượng nước và tốc độ chảy tại hạ lưu lưu vực sông Sài Gòn-Đồng Nai gần đây là rất lớn (nguyên nhân một phần là ở việc khai thác cát bừa bãi trên thượng nguồn sông Sài Gòn, Đồng Nai và việc xả lũ trên thượng nguồn) nên một khi xả thải không qua xử lý thì mức độ lan tỏa ô nhiễm là rất xa và nghiêm trọng. 2.1.2.4. Sự phân bố về chức năng của hệ thống các KCN, KCX trên địa bàn chưa hợp lý, đa số các KCN-KCX là các khu tổng hợp ngành nào cũng có, đan xen lẫn nhau và mỗi loại hình sản xuất có những loại ô nhiễm khác nhau, gây hại cho nhau dẫn đến xử lý ô nhiễm khó và tốn kém. Một đặc điểm khác trong sự phân bố các KCN, KCX trên địa bàn TP.HCM là về cơ cấu của hệ thống các KCN, KCX chưa được định hình. Cụ thể là không có sự phân chia chức năng và xác định vai trò của từng khu trong hệ thống. Tuy thành phố, và các tỉnh ven TP.HCM đều có quy hoạch tổng thể phát triển các cơ sở công nghiệp riêng, nhưng toàn vùng lại thiếu quy hoạch chung, thiếu định hướng của cả vùng. Mỗi tỉnh thành đều cố gắng “thu hút dự án đầu tư” theo cách của mình mà không quan tâm đến định hướng vùng, ưu tiên vùng. Vì vậy về tổng thể số KCN vừa thừa lại vừa thiếu: thừa vì có quá nhiều KCN có tính chất giống nhau; mà thiếu những KCN có chức năng chuyên biệt. Chính vì sự “ đa chức năng” này nên tình trạng chất thải thải ra cũng là tổng hợp của của các nhà máy trong KCN. Chẳng hạn như DN sản xuất nước mắm đặt gần DN chế biến cao su ( KCN Tân Tạo, KCN Lê Minh Xuân,…), DN chế biến thực phẩm gần với DN nhuộm…Với các ngành, lĩnh vực sản xuất khác nhau thì chất thải cũng khác nhau, đôi khi gây hiệu ứng không tốt cho nhau (như mùi cao su sẽ lẫn trong mùi nước mắm và ngược lại,…rất khó chịu và mất mỹ quan). Hơn nữa loại ô nhiễm khác nhau phải sử dụng công nghệ xử lý ô nhiễm khác nhau làm cho công tác xử lý tốn 19 kém và không hiệu quả. Một thực tế cho thấy là dù biết như vậy nhưng hầu như các KCN- KCX vẫn chưa xem trọng và đánh giá cao về vấn đề này. 2.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển các KCN, KCX trên địa bàn TP HCM 2.2.1. Thực trạng ô nhiễm tại các KCN, KCX TPHCM trước 1/7/2006 Từ 02/7/2002 đến trước ngày 1/7/2006, công tác QLNN về BVMT tại các KCN, KCX do HEPZA đảm trách. Tính đến cuối năm 2005, TP.HCM có tất cả 12 KCN, 3 KCX, 1 khu công nghệ cao và gần 23.000 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. KCX Tân Thuận là đơn vị tiên phong trong công tác BVMT và xây dựng nhà máy XLNT tập trung (khởi công tháng 3/1996) với công suất thiết kế 10.000 m3/ngày. Tiếp theo từ năm 1999 đến năm 2005, 05 KCX và KCN bao gồm: Linh Trung, Linh Trung 2, Lê Minh Xuân, Tân Tạo (Giai đoạn1), Tân Bình tiếp tục tiến hành xây dựng và hoàn thành nhà máy XLNT tập trung. Tuy nhiên, ngay cả ở những KCN đã có trạm XLNT tập trung, thì chất lượng thực tế của các công trình này vẫn còn hạn chế, chưa đạt được những tiêu chuẩn quy định, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở một số KCN tập trung các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, thuộc da, hoá chất… Theo đại diện của BQL tại mỗi KCN, mỗi lần kiểm tra luôn có nhiều DN vi phạm việc xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nhưng không vận hành vì tiêu hao thêm nhiều chi phí. Theo ước tính, mỗi KCN lúc bấy giờ thải khoảng từ 3.000-10.000 m3 nước thải/ngày đêm. Riêng lượng chất thải rắn công nghiệp của thành phố đo được khoảng 1.500 - 1.800 tấn/ngày (nguồn: BQL KCX, KCN TPHCM). Phần lớn chất thải công nghiệp có khả năng tái sử dụng nên được thu gom, phân loại và tái chế; các CTNH được xử lý tiêu huỷ bằng phương pháp đốt hoặc đóng rắn,. . . ; phần còn lại (không có khả năng tái chế hoặc CTNH) được nhập chung chôn lấp cùng chất thải rắn sinh hoạt. Việc giám sát chất lượng môi trường được triển khai định kỳ nhưng không phản ánh trung thực mức độ ô nhiễm do HĐSX tại các DN gây ra (do khi kiểm tra phải có văn bản thông báo đến các DN). Các DN chưa thực hiện chế độ báo cáo chất lượng môi trường một cách đều đặn và đúng thời gian. Đồng thời khó khăn lớn nhất là còn ít DN thực hiện chế độ này, ngoại trừ những DN đã được cấp Chứng nhận về Hệ thống quản lý chất lượng (ISO). Lúc 20 này việc ra quyết định xử lý vi phạm hành chính vẫn phải do Thanh tra Sở TNMT đảm trách trong khi đó lực lượng thanh tra môi trường của Sở rất ít, điều này đã tạo điều kiện cho các DN tiếp tục vi phạm nhiều hơn. Ngoài những vấn đề trên, thực tế còn tồn đọng rất nhiều bất cập khác như:  Không có quy chế cụ thể trong việc quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình HĐSX của DN.  Bộ KH-CN&MT đã ban hành “Các tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về môi trường” theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 (Phụ lục 6), theo đó thì các Tiêu chuẩn này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2003 nhưng việc áp dụng đã gặp khó khăn do chất lượng nước thải đầu ra của hệ thống XLNT tập trung tại KCX, KCN phụ thuộc vào lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận. Thực tế thì việc xác định lưu lượng dòng chảy sông, rạch… rất khó khăn.  Lực lượng cán bộ/nhân viên (CBNV) chuyên trách môi trường tại từng KCX, KCN, DN còn rất mỏng. Một số lượng lớn các DN hoàn toàn không có CBNV phụ trách về mảng quan trọng này, chủ yếu là kiêm nhiệm.  Chủ DN còn mang tư tưởng đối phó với cơ quan quản lý nhà nước trong vấn đề BVMT, vô hình chung làm cho môi trường xấu đi.  Hoạt động nâng cao nhận thức BVMT cho các DN trong KCX, KCN chưa được thường xuyên, liên tục. Chủ DN hầu như không quan tâm nhiều đến hoạt động này. Bên cạnh KCN, KCX còn phải kể đến sự tham gia ô nhiễm của các cơ sở công nghiệp nằm ngoài KCN, KCX. Tháng 8/2005, KCN Tân Phú Trung vừa được thành lập hơn 1 năm, vẫn chưa có DN nào vào nhưng lại trở thành điểm bức bách nhất trong các KCN bị ô nhiễm tại TPHCM. Song, nguyên nhân chính lại từ 43 DN vây quanh, mà 2/3 số DN này đều hoạt động trong những ngành sản xuất gây ô nhiễm như cao su, than đá... mà không nằm trong sự quản lý của KCN. Hầu hết các DN này đã tự di dời từ nội thành ra bám vào trục khu vực kênh Thầy Cai, ngoài việc gây ô nhiễm mùi trong không khí, các DN này đều xả chất thải, nước thải trực tiếp ra khu vực kênh khiến dòng kênh suốt chiều dài huyện Củ Chi bị đen ngòm và hôi thối mà đến nay vẫn chưa thể khắc phục được. 21 2.2.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các KCN, KCX TPHCM sau 1/7/2006 Đến khi Luật BVMT số 52/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và áp dụng vào ngày 01/7/2006 cùng một số Nghị định có liên quan thì chức năng QLNN của HEPZA về BVMT không còn hiệu lực nữa; các công việc phần lớn do UBND Thành phố ủy quyền cho Sở TNMT và UBND cấp Quận/Huyện đảm trách. Công tác QL&BVMT tại các DN KCX, KCN trên địa bàn tính đến nay cơ bản như sau (theo Tham luận Công tác QLMT tại các KCX, KCN TP.HCM – Ngô Anh Tuấn – phó Trưởng ban BQL KCX, KCN TPHCM, 10/2008): 2.2.2.1. Hệ thống xử lý nước thải tập trung.  Nhà máy xử lý nước thải tập trung: Từ năm 2006 đến nay, các KCN còn lại bao gồm: Tân Thới Hiệp, Tây Bắc Củ Chi, Hiệp Phước, Tân Tạo (GĐ2), Vĩnh Lộc, Bình Chiểu đang được chỉ đạo xây dựng nhà máy XLNT tập trung. Đến tháng 9/2008, 12/13 KCX - KCN đã có nhà máy XLNT đi vào vận hành. Riêng KCN Tân Phú Trung đang trong giai đoạn lắp dặt thiết bị cho nhà máy XLNT tập trung. Hiện nay, tổng công suất có khả năng xử lý của các nhà máy tại các KCX, KCN là 53.000 m3/ngày.  Mạng lưới thu gom nước thải: Có 10 KCX, KCN đã hoàn chỉnh mạng lưới thu gom nước thải để đưa toàn bộ nước thải của các DN về nhà máy XLNT tập trung, bao gồm các khu: Tân Thuận, Linh Trung I, Linh Trung II, Tân Bình, Lê Minh Xuân, Tân Tạo, Tân Thới Hiệp, Cát Lái 2, Hiệp Phước, Bình Chiểu. Còn 2 KCN chưa xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới thu gom, cụ thể: KCN Vĩnh Lộc đã hoàn chỉnh cơ bản 80% chiều dài mạng lưới nhánh trên các tuyến đường trong KCN, còn 20% chưa thi công do nằm trên phần đất diện tích 10ha chưa giải tỏa. Ngoài ra, tuyến cống thu gom nước thải chính (dọc Hương lộ 2) dẫn về nhà máy xử lý nước thải tập trung còn vướng 200m2 chưa giải tỏa được của 1 hộ dân. Đối với KCN Tây Bắc Củ Chi, đã hoàn chỉnh 85% mạng lưới thu gom nước thải, còn lại 1.626m cống đang thi công. Riêng KCN Tân Phú Trung, mạng lưới đường ống thu gom nước thải vẫn chưa được xây dựng do quy hoạch điều chỉnh 1/2000 của KCN chưa được phê duyệt nên tuyến cống thu gom được thiết kế tạm nằm dọc đường Tam Tân để đưa nước thải của các DN hiện hữu về nhà máy XLNT tập trung. Tuy nhiên, tuyến 22 cống nằm trong lộ giới quy hoạch của dự án sửa chữa, nâng cấp đường Tam Tân trong năm 2009 – 2010, do vậy phải xây dựng phương án tuyến cống thu gom dọc bên hông các DN hiện hữu. Ban quản lý đã chỉ đạo Công ty phát triển hạ tầng (PTHT) KCN khẩn trương xây dựng để vận hành. 2.2.2.2. Xử lý nước thải cục bộ và đấu nối nước thải của các DN: Hiện nay, trong tổng số 949 DN đang hoạt động, có 330 DN có phát sinh nước thải (chiếm 34,7%). Trong đó có: 253 DN phát sinh nước thải sản xuất qui mô lớn, nước thải ô nhiễm đã lắp đặt hệ thống XLNT cục bộ và được Sở TNMT nghiệm thu; 77 DN chưa xây dựng hệ thống XLNT cục bộ (Hầu hết những DN này có phát sinh lưu lượng nước thải sản xuất thấp, phát sinh không thường xuyên như: nước thải từ các hệ thống xử lý khí thải, vệ sinh thiết bị và nước thải sinh hoạt, nước thải từ nhà ăn). Mặc dù hầu hết các DN phát sinh nước thải sản xuất qui mô lớn, nước thải ô nhiễm đã xây dựng hệ thống XLNT cục bộ nhưng chất lượng nước sau xử lý của một số DN không đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN. Nhiều DN xây dựng hệ thống XLNT cục bộ để đối phó với cơ quan chức năng, chỉ vận hành khi có kiểm tra; hoặc có hệ thống xử lý nhưng đã xuống cấp, hiệu quả xử lý không cao hoặc không vận hành, dẫn đến nhà máy XLNT tập trung của KCN bị quá tải về nồng độ. Về tình hình đấu nối nước thải, cho đến nay, còn 87 DN chưa thực hiện đấu nối hệ thống thoát nước thải vào mạng lưới thu gom chung dẫn về nhà máy XLNT tập trung của KCN. Cụ thể KCN Tân Bình: 2/139 DN đang hoạt động, KCN Tân Tạo (giai đoạn 1): 4/128 DN, KCN Tân Tạo (giai đoạn 2): 18/62 DN, KCN Vĩnh Lộc: 40/88 DN, KCN Lê Minh Xuân: 2/156 DN, KCN Hiệp Phước (khu A): 20/49 DN; KCN Tây Bắc Củ Chi: 01/41 DN. Nguyên nhân chủ yếu của việc chưa thực hiện đấu nối là do giai đoạn đầu thành lập KCN chưa có qui định cụ thể về việc DN phải xây dựng riêng biệt hệ thống thoát nước thải và hệ thống thoát nước mưa, do đó một số DN xây dựng một hệ thống chung cho thoát nước thải và thoát nước mưa gặp khó khăn khi triển khai thi công tách rời 2 hệ thống. Mặt khác, tại một số KCN mạng lưới đường ống thu gom nước thải chưa thi công do vướng một số khu vực chưa giải tỏa nên chưa đấu nối cho một số DN (KCN Vĩnh Lộc, KCN Tân Tạo). 23 (Xem thêm:  Phụ lục 7 - Bảng tổng hợp tình hình XLNT tập trung và đấu nối thoát nước các KCX, KCN TP.HCM  Phụ lục 8 - Tình hình trạm xử lý nước thải cục bộ tại các KCX, KCN TP. HCM) 2.2.2.3. Tình hình xử lý khí thải tại các KCX, KCN: Trong tổng số 949 DN đang hoạt động, có 170 trường hợp phát sinh khí thải đặc trưng, chủ yếu bao gồm các tác nhân chính như: Khí thải lò hơi, hơi axít từ quá trình xi mạ, hơi dung môi của công đoạn sơn (nhà máy gỗ, nhà máy giày), mùi hôi của quá trình thuộc da…và bụi từ các công đoạn sản xuất gỗ, đánh bóng. Hiện đã có 89 trường hợp áp dụng biện pháp thu gom xử lý bụi thải, khí thải đặc trưng, số còn lại không trang bị hệ thống xử lý khí thải do công suất nhỏ, lò hơi vận hành sử dụng dầu DO và quá trình đốt hiệu quả, đồng thời tác nhân phát sinh ô nhiễm ngay tại nguồn xả đạt tiêu chuẩn cho phép. 2.2.2.4. Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại (CTNH) tại các KCX, KCN: Hiện trên địa bàn TP.HCM có khoảng hơn 20 DN thực hiện công việc thu gom, trung chuyển, phân loại và xử lý chất thải rắn, CTNH. Các DN này đều được Bộ/Sở TNMT cấp Giấy phép hành nghề và thực hiện công tác thu gom chất thải trong KCX, KCN. Tuân thủ theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 và của Bộ TN&MT quyết định về việc ban hành Danh mục CTNH và Thông tư của Bộ TN&MT số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý CTNH, các DN KCX-KCN đã từng bước xác lập cho Công ty mình một quy trình thu gom, lưu trữ, chuyển giao chất thải theo đúng quy định hiện hành. Việc xử lý rác thải (Sinh hoạt, công nghiệp và CTNH) tại các KCX, KCN thành phố hầu hết đều có trạm chứa và phân loại rác, nhà làm việc cho đội vệ sinh và lực lượng quét dọn đường, nạo vét mương cống thoát nước, trồng cây xanh, cụ thể là:  Rác công nghiệp còn giá trị sử dụng do các lực lượng dịch vụ tiếp nhận thu gom, vận chuyển, tiêu thụ. 24  Rác thải công nghiệp và rác sinh hoạt do các Công ty Dịch vụ KCX-KCN ký hợp đồng với xí nghiệp công trình công cộng bên ngoài tiếp nhận vận chuyển và đổ đúng nơi quy định của thành phố.  Các loại rác thải phát sinh trong quá trình sản xuất như dầu cặn, bùn lắng sau quá trình xử lý nước thải được kiểm nghiệm phân tích kỹ và giao đơn vị chức năng bên ngoài tiêu hủy  Trường hợp chất thải phát sinh không thường xuyên, BQL phối hợp với cơ quan chuyên ngành, trực tiếp chỉ đạo giải quyết. Tính đến nay, trong tổng số 13 KCX, KCN đang hoạt động trên địa bàn thành phố thì đã có 03 KCX (Tân Thuận, Linh Trung và Linh Trung II) và 02 KCN (Tân Bình, Lê Minh Xuân) có đầu tư trạm phân loại, trung chuyển rác thải các loại; các KCN còn lại thì phần lớn do các đơn vị có chức năng trên địa bàn thành phố thu gom trực tiếp tại các nhà máy có phát sinh. Ngoài ra các trạm XLNT tập trung phát sinh lượng bùn thải sẽ được Công ty PTHT KCN thu gom giao Công ty Môi trường đô thị Thành phố xử lý. Đối với các DN có ý thức cao về công tác quản lý, xử lý CTNH thì tuân thủ đúng quy trình thu gom phân loại đúng quy định và ký kết Hợp đồng với các đơn vị có chức năng để xử lý triệt để. Đối với lượng rác công nghiệp, phế liệu thì DN ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển để đưa về các trạm trung chuyển. Phần lớn các DN này đều tuân thủ đúng theo các nội dung yêu cầu của Sổ Đăng ký chủ nguồn thải CTNH đã được Sở TNMT cấp. Từ năm 2008 đến nay, vấn nạn ô nhiễm do các KCN, KCX đã trở thành nỗi bức xúc của người dân. Đã có nhiều đơn khiếu kiện gửi đến cơ quan chức năng song việc giải quyết ô nhiễm vẫn còn trong vòng luẩn quẩn. KCN Lê Minh Xuân - một trong những KCN đầu tiên của TP.HCM, tiếp tục là điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Kết quả mới nhất do Thanh tra Sở TN&MT công bố cho thấy thực tế công tác QLMT tại đây khác xa so với báo cáo của chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư xây dựng Bình Chánh. Tình trạng cây cỏ bị mất màu xanh do ảnh hưởng của hóa chất độc hại thải ra từ các DN hoạt động của KCN Lê Minh Xuân, Tân Tạo, Hiệp Phước, Vĩnh Lộc,… xả chất thải chưa qua xử lý ra thẳng các dòng sông, ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người dân vẫn tiếp tục là vấn nạn lớn cho các cơ quan chức năng, là tâm điểm của báo chí và xã hội. 25 2.3. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tình trạng ô nhiễm có liên quan đến phát triển các khu công nghiệp 2.3.1. Các nhân tố có liên quan đến hệ thống pháp lý và tổ chức quản lý Nhà nước đối với vấn đề ô nhiễm. Nhằm đối phó với vấn nạn ô nhiễm, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản Luật, quy định và tiêu chuẩn về môi trường, đó là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để QLMT và BVMT. Có thể nói nhân tố hệ thống pháp lý và tổ chức QLNN đối với vấn đề ô nhiễm là một trong những biện pháp cơ bản của hoạt động BVMT ở mỗi quốc gia. Tại các BQL KCN, KCX trên địa bàn TP HCM hiện nay, các văn bản pháp lý được xem là cơ sở cho công tác QLMT bao gồm: (xem chi tiết Phụ lục 9 - 17) 1.Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 2.Nghị định 80/2006/NĐ-CP (ban hành ngày 09/08/2006) 3.Nghị định số 21/2008/NĐ-CP (28/02/2008) sửa đổi bổ sung Nghị định 80 4.Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ( ban hành ngày 08/09/2006) 5.Nghị định 81/2006/NĐ-CP (ban hành ngày 09/08/2006) 6.Thông tư 07/2007/TT-BTNMT 7.Nghị định 81/2007/NĐ-CP (23/05/2007) 8.Nghị định 88/2007/NĐ-CP 9.Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT ( Nguồn: Theo tài liệu cung cấp của Phòng Quản lý môi trường – HEPZA) Ngoài những văn bản chính kể trên, theo thống kê của Bộ Tư Pháp, đến nay Việt Nam đã ban hành khoảng 300 văn bản pháp luật BVMT khác, tuy nhiên, hệ thống văn bản này vẫn còn chưa chặt chẽ thậm chí còn thiếu nhiều quy định quan trọng, cụ thể. Ví dụ như: qui định về thuế BVMT; kiểm toán môi trường; quy định chi tiết chế độ bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại môi trường; thiếu chính sách cụ thể khuyến khích ngành công nghiệp môi trường, xã hội hóa BVMT ... và chưa có quy định đặc thù về nguyên tắc bồi thường trong lĩnh vực môi trường. Ngoài ra đối với các hoạt động thu gom lưu chứa CTNH trong các KCN còn bị hạn chế do thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể của Nhà nước, như là: “Quy chế quản lý CTNH” mặc dù đã được ban hành từ năm 1999, nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện 26 cụ thể; chưa có các quy định quy phạm kỹ thuật đối với phương tiện thu gom và lưu giữ tạm thời CTCNNH; chưa có quy định về thủ tục xin phép vận chuyển hoặc quá cảnh CTNH… Một vấn đề khác nữa là tính ổn định văn bản pháp luật BVMT của Việt Nam không cao. Có văn bản mới ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung như Nghị định 80/2006/NĐ- CP ban hành năm 2006, qua 1 năm áp dụng đã phải sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 21/2008/NĐ-CP. Các văn bản luật và các quy phạm pháp luật hiện nay có thể nói vừa thiếu vừa không đồng bộ. Ngoài ra, ngay Luật BVMT cũng còn nhiều bất cập. Theo luật này, chỉ có 1 tội danh không phải xử lý hành chính mà được khởi tố ngay, nhưng 9 tội còn lại để có thể khởi tố cần phải có 2 điều kiện bắt buộc là đã xử lý hành chính cơ sở vi phạm nhưng tái phạm hoặc cơ sở để xảy ra hậu quả nghiêm trọng trong khi thế nào là để xảy ra hậu quả nghiêm trọng lại hết sức mơ hồ. Vậy phải chăng Pháp luật đang để lọt lưới nhiều tội danh? Thực tế nhiều vụ việc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhưng hậu quả ngay tức thì không thể nhìn thấy được mà kéo dài dai dẳng hàng chục năm sau mới bùng phát thành dịch bệnh trong khi chế tài xử phạt còn quá nhẹ, chỉ là giải pháp tạm thời có tính chất cảnh cáo. Mức phạt cao nhất là 70 triệu đồng trong khi phải đầu tư thiết bị xử lý môi trường hàng tỷ đồng, rõ ràng với mức phạt này các doanh nghiệp sẵn sàng chịu phạt. Theo ông Nghiêm Vũ Khải - phó Chủ nhiệm ủy ban KH, CN&MT, việc chưa có vụ vi phạm về môi trường nào được xử lý nghiêm, phần lớn là còn vướng về pháp luật, trong đó khâu yếu nhất trong xử lý vi phạm về môi trường là năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này còn yếu kém. Ở đây, rõ ràng các nhân tố về pháp lý và quản lý Nhà nước về môi trường đóng một vai trò rất to lớn trong việc kiểm soát ô nhiễm nói chung và ô nhiễm công nghiệp nói riêng, là công cụ cần thiết và hữu hiệu nhất góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh và xử lý những hành vi của con người trong mối quan hệ với môi trường. 2.3.2. Các nhân tố có liên quan đến quy hoạch phát triển kinh tế. Quy hoạch phát triển kinh tế hay rõ hơn là quy hoạch phát triển các KCN, KCX là nhân tố tiền đề cho hoạt động về sau của các KCN, KCX. Quy hoạch gồm có xác định vị trí các khu, cụm công nghiệp; xác định địa hình, hướng gió, nguồn nước; mật độ phân bố,… có ảnh hưởng lớn đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp KCN, KCX lẫn môi trường sống của dân cư khu vực lân cận. Trong quy hoạch các KCN, KCX trước đây chưa thực sự gắn phát 27 triển KCN, KCX với công tác BVMT , tức là chưa phát triển hoạt động của KCN, KCX song hành với sự phát triển của hạ tầng XLNT, công nghệ xử lý thải tiên tiến... mà thực tế trong thời gian qua trên địa bàn thành phố diễn ra thường xuyên tình trạng “ hoạt động trước, báo cáo sau”, xây dựng trái với quy hoạch và không đặt sự phát triển của các KCN, KCX trong mối tương quan với phát triển đô thị bền vững. Như ở phần 2.1 đã đề cập, chính những đặc điểm phát triển của các KCN, KCX có liên quan chặt chẽ đến khâu quy hoạch là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm công nghiệp nặng nề. Chỉ cần sơ suất dù là nhỏ trong quy hoạch cũng có thể sẽ dẫn tới những thiệt hại đáng kể sau này. Khó khăn hiện tại trên địa bàn TPHCM là công tác quy hoạch tổng thể chưa đảm bảo tính “đi trước” do được xây dựng khá muộn, khi đã hình thành một loạt KCN, KCX. Nói cách khác, quy hoạch trên thực tế là chạy theo để khắc phục việc đã rồi, thiếu sự đồng bộ giữa qui hoạch tổng thể và qui hoạch chi tiết các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ cho các KCN, KCX như nhà ở cho công nhân, điện, nước, đường xá, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải….Nhân tố quy hoạch được xem là khởi đầu cho quá trình hoạt động của DN KCN, KCX và cho cả sự phát triển sau này. Quy hoạch còn biểu hiện trình độ quản lý và khả năng thu hút nhà đầu tư vào KCN, KCX. Do đó nhân tố này cần phải được đầu tư quan tâm đúng mức hơn nữa. 2.3.3. Các nhân tố có liên quan đến quản lý hành chính, kiểm tra, kiểm soát Các nhân tố liên quan đến quản lý hành chính về vấn đề môi trường nói chung thường dựa vào các biện pháp chỉ huy và kiểm soát từ trên xuống, hoặc kiểm soát trực tiếp bằng luật lệ do cảnh sát môi trường trực tiếp tiến hành. Tác động tích cực vào nhân tố này cho phép các cơ quan QLMT kiểm soát hành vi của các cá nhân hay tập thể trong khu vực mình quản lý, giám sát hậu quả của các hành vi đó đối với môi trường vì nhân tố quản lý hành chính, kiểm tra, kiểm soát luôn có tính cưỡng chế, bắt buộc đối với việc tuân thủ các quy định của pháp luật về BVMT. Tuy nhiên nhân tố này thường chỉ áp dụng đối với các hành vi đang ở mức độ nhẹ, nghĩa là chưa tới mức phải đưa ra truy tố trước pháp luật về các tội danh quy định như trong Luật BVMT. Cho nên ở một khía cạnh nào đó, vai trò của quản lý hành chính, kiểm tra, kiểm soát đảm bảo vừa rất kịp thời trong việc thực thi áp dụng, vừa phù hợp với tầm quản lý 28 và quyền hạn của cấp cơ sở, cơ quan quản lý môi trường. Hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các KCN, KCX vẫn còn hạn chế xét về nhiều khía cạnh (lĩnh vực hoạt động, phạm vi hoạt động, chất lượng kết quả thanh tra, chế tài thanh tra, kiểm tra…). Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra còn chưa thật chặt chẽ, chưa có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng. Đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra còn mỏng, phương tiện làm việc còn hạn chế. Các chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động của KCN về các lĩnh vực kế hoạch, đầu tư, môi trường… còn thiếu và chưa đảm bảo tính cương quyết. Người thực thi nhiệm vụ chưa dám mạnh tay với DN (như cúp điện, cúp nước, đình chỉ hoạt động…) vì ngại ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người lao động…Việc thanh tra, kiểm tra còn chồng chéo, cùng một nội dung chấp hành Luật BVMT nhưng có khi cùng lúc hoặc liên tiếp có các đoàn đến kiểm tra. Có hiện tượng như vậy là do hiện nay có đến 6 cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền được kiểm tra giám sát doanh nghiệp thực hiện Luật BVMT. Đó là: Thanh tra Bộ TN- MT, Thanh tra Sở TN-MT, Phòng TN-MT các quận huyện, Thanh tra môi trường của Ban quản lý KCN, KCX, Cục Cảnh sát môi trường thuộc Bộ Công an, Phòng cảnh sát môi trường thuộc công an tỉnh, thành. Nếu nhân tố pháp lý và QLNN về môi trường được xem là đặt khuôn khổ cho mọi hoạt động hay nhận thức của DN về vấn đề môi trường, còn nhân tố quy hoạch là nền móng, là khởi đầu cho HĐKDSX của DN thì nhân tố quản lý hành chính, kiểm tra, kiểm soát được ví như chất xúc tác trực tiếp thúc đẩy hành vi BVMT, khiến cho DN có thái độ, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với công tác xử lý chất thải tại cơ sở của mình. 2.3.4. Các nhân tố có liên quan đến nội tại do._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
  • pdfTom tat.pdf
  • pdf10.Phuluc5.pdf
  • pdf11.Phuluc6.pdf
  • pdf12.Phuluc7.pdf
  • pdf13.Phuluc8.pdf
  • pdf14.Phuluctu9den16.pdf
  • pdf15.Phuluc17.pdf
  • pdf16.Phuluc18.pdf
  • pdf17.Phuluc19.pdf
  • pdf18.Phuluc20.pdf
  • pdf19.Phuluc21.pdf
  • pdf20.Phuluc22.pdf
  • pdf21.Phuluc23.pdf
  • pdf22.Phuluc24.pdf
  • pdf23.Phuluc25.pdf
  • pdf24.Phuluc26.pdf
  • pdf25.muclucphuluc.pdf
  • pdfDANH MUC TAI LIEU THAM KHAO.pdf
  • pdf7.Phuluc1va2.pdf
  • pdf8.Phuluc3.pdf
  • pdf9.Phuluc4.pdf
  • docNCKHSV A3.doc
Tài liệu liên quan