Vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp

Lời nói đầu Nhà ở là một tài sản có giá trị đặc biệt đối với đời sống mỗi con người, mỗi gia đình, đồng thời là một ngành kinh tế quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quóc dân của mỗi đất nước. Nhà ở cũng là một bộ phận quan trọng cấu thành nên bất động sản, là một trong các lĩnh vực luôn luôn giành được sự quan tâm lớn nhất và sự quan tâm hàng đầu của xã hội . Nhà ở là một trong những nhu cầu cơ bản không thể thiếu của mỗi con người, mỗi gia đình và xã hội . ở nước ta, cùng với quá trình đô

doc39 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị hoá phát triển nền kinh tế thị trường thì nhu cầu nhà ở đang diễn ra ngày càng sôi động và nhà ở đã trở thành một trong những vấn đề bức xúc nhất đang được sự quan tâm của Đảng và nhà nước. Từ hơn 10 năm nay, cùng với công cuộc đối với chủ trương và chính sách của Đảng và nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể xây dựng nhà ở, đã được triển khai ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. Tuy nhiên, việc chăm lo, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp để họ có được nhà ở vẫn là bài toán hết sức khó khăn đã đặt ra mà chưa có lời giải đáp đúng đắn. Vấn đề đáp ứng đấy đủ nhu cầu nhà ở cho một đô thị đang đặt ra cho các nhà quản lý đô thị phải đứng trước những thử thách, những khó khăn phức tạp . Nhiều hiện tượng xã hội phức tạp đã nảy sinh trong lĩnh vực nhà ở: Việc làm, thu nhập, lối sống, tệ nạn xã hội… Những hiện tượng đó gây không ít khó khăn trong vấn đề quản lý đô thị. Thực tế các nước cho thấy rằng, để đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá cùng với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì vấn đề nhà ở đặc biệt là nhà ở cho những người có mức thu nhập thấp phải được giải quyết đúng đắn kịp thời. ở nước ta, trong những năm qua đảng và nhà nước đã cố gắng quan tâm, chăm lo, tạo điều kiện từng bước đáp ứng yêu cầu bức xúc về nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhiều chương trình, dự án đều đề cập đến phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp và được xác định là vấn đề ưu tiên. Tuy nhiên vấn đề nhà ở là một vấn đề hết sức phức tạp và rất nhạy cảm, nên trong thực tế nó nảy sinh rất nhiều vấn đề cần được giải quyết. Để giải quyết được các vấn đề này và trước hết là giải quyết nhà ở cho người có thu nhập thấp , tôi đã đi vào nghiên cứu “Vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp ’’. Trên cơ sở đó tôi đưa ra một vài giải pháp với hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình hoàn thiện thêm chính sách về nhà ở của nhà nước và giải quyết được phần nào nhu cầu về nhà ở cho nhân dân- từng lớp có thu nhập thấp tại đô thị. Tuy nhiên với thời gian, trình độ và lượng kiến thức có hạn, cho nên trong khi nghiên cứu cũng không thể thiếu những yếu kém vướng mắc. Vì vậy em rất mong có được những ý kiến đóng góp cũng như phê bình của thầy cô , các bạn và tất cả những ai có tâm huyết tham gia nghiên cứu ở lĩnh vực này để tiếp tuục bổ sung ddể hoàn thiện hơn nữa cơ sở pháp lý liên quan đến thiết kế ,đầu tư xây dựng và quản lý về nhà ở. Trong suốt quá trình nghiên cứu, từ khâu thu thập sử lý số liệu cũng như lý luận em có sử dụng các phương pháp :Duy vật biện chứng , duy vật lịch sử , phân tích thống kêvà một vài phương pháp kkhác nhằm bổ trợ cho 3 phương pháp này . Em xin chân thành cám ơn PGS-TS Ngô Đức Cát đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này. Nội dung đề tài: Chương I : Nhà ở đô thị và giải quyết vấn đề nhà ở đô thị Chương II: Thực trạng vấn đề nhà ở và chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp ở Việt Nam Chương III: Phương hướng biện pháp giải quyết vấn đề nhà ở đô thị cho người có thu nhập thấp. Hà Nội ngày 30-10 –2001 Sinh viên: Lê Xuân Liêm Nội dung Chương I Nhà ở đô thị và giải quyết vấn đề nhà ở đô thị I. Đô thị hoá và sự gia tăng dân số. 1.Quá trình đô thị hoá. 1.1 Khái niệm: Các thành phố đầu tiên trong lịch sử phát triển của xã hội loài người xuất hiện vào khoảng năm 3000 trước công nguyên. Các thành phố ra đời đầu tiên là ở những thung lũng rộng phì nhiêu ở cận đông rồi lan toả dần ra các thàng phố Hy Lạp, các thành phố La Mã, các thành phố phong kiến. Tuy vậy, vào những năm 1800 sau công nguyên, thế giới chủ yếu vẫn là vùng nông thôn. Do năng suất nông nghiệp thấp và chi phí vận chuyển hàng hoá cao, quá trình đô thị hoá ( ĐTH) đã diễn ra nhưng còn chậm chạp. Cho đến đầu thế kỷ 19 dân số thế giới sống ở các thành phố mới chiếm khoảng 3%. Nhờ cuộc cách mạng công nghiệp từ đầu thế kỷ 19, quá trình ĐTH ở hai thế kỷ gầy đây đã diễn ra nhanh chóng. Cách mạng công nghiệp đã làm cho giao thông, sản xuất, xây dựng… có nhiều thay đổi. Nhiều nhà máy lớn tại các thành phố ra đời. Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thúc đẩy nông nghiệp, công nghiệp, vận tải, xây dựng phát triển. Đô thị hoá cũng gắn chặt với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước, đồng thờì quá trình ĐTH cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên khi bàn về vấn đề ĐTH thì có rất nhiều quan điểm đánh giá khác nhau. Nhưng nhìn chung nó được bắt nguồn từ khái niệm đầu tiên do nhà quy hoạch đô thị người Tây Ban Nha đưa ra: “ ĐTH là tổng thể những hành động nhằm nhóm hợp các công trình xây dựng và nhằm điều khiển sự vận hành của chúng với tư cách là những nguyên lý, lý luận và những quy tắc áp dụng sao cho những công trình ấy và sự tập hợp của chúng không ngăn cản hay làm yếu đi, làm đứt đoạn những năng lực vật chất, tinh thần và trí tuệ của con người và xã hội, góp phần cổ vũ sự phát triển cũng như làm tăng thêm sự thích thú của con người ’’. Vì thế ĐTH gắn liền với quy hoạch phát triển nhà ở thực tế. Tuy nhiên chỉ ở đời sống đô thị thì người ta mới thấy rõ tính tất yếu và sức ép của nhu cầu nhà ỏ đối với quá trình ĐTH Khái niệm về đô thị hoá rất đa dạng bởi vì ĐTH chứa nhiều hiện tượng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển. Vì vậy các nhà nghiên cứu xem xét quan sát hiện tượng ĐTH từ nhiều góc độ khác nhau hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống. Đô thị hoá cũng là quá trình hình thành, phát triển và mở rộng các thành phố gắn liền với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nói ĐTH cũng là một sự quá độ từ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống đô thị, biến các vùng sở dĩ vốn nghèo nàn lạc hậu thành các vùng có mật độ dân cư đông đúc có các hoạt động kinh tế xã hội phong phú, dồi dào; có lối sống vật chất và tinh thần cao và phong phú hơn so với vùng lân cận. Đó là qua trình xây dựng và phát triển các đô thị hoặc khu công nghiệp mới. Quá trình ĐTH cũng là quá trình cải biến cơ cấu kinh tế của từng khu vực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế khu vực. Ngày nay, vấn đề ĐTH còn gắn liền với chủ trương phát triển kinh tế của quốc gia. Thông thường vấn đề ĐTH được đề cập gắn liền với quá trình công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước, nó là một quá trình biến đổi sâu sấc vì cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng từ nông thôn lên thành thị. Mức độ ĐTH được hình thành bằng tỷ lệ phần trăm dân số đô thị so với tổng dân số toàn quốc hay vùng. Tỷ lệ dân số đô thị được coi như là thước đo về ĐTH để so sánh mức độ ĐTH giữa các nước với nhau, hoặc giữa các vùng khác nhau trong cả nước. Tuy nhiên trong điều kiện ngày nay, tỷ lệ phần trăm dân số đô thị chưa phản ánh đầy đủ mức độ đô thị hoá của một nước hay một vùng cụ thể. Ngày nay do nền kinh tế phát triển cao ccũng như qua nhiều thế kỷ phát triển, đô thị và công nghiệp dã được ổn định ở một số vùng. Do đó chất lượng ĐTH được đề cập và phát triển theo các nhân tố chiều sâu. Đó là việc nâng cao chất lượng cuộc sống, tận dụng tối đa những lợi ích và hạn chế tối thiểu những ảnh hưởng xấu của quá trình đô thị hoá đến sự phát triển của con người nhằm hiện đại hoá cuộc sống và nâng cao chất lượng môi trường đô thị. Tuy nhiên ở các nước kém phát triển như nước ta đặc trưng của quá trình đô thị hoá là sự tăng dân số đô thị không hoàn toàn dựa trên sự phát triển công nghiệp. Hiện tượng bùng nổ dân số bên cạnh sự phát triển yếu kém của công nghiệp làm cho cho quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá mất cân đối, sự mâu thuẫn giữa đô thị và nông thôn ngày càng sâu sắc. Sự chênh lệch về đời sống, về thu nhập đã thúc đẩy sự dịch chuyển dân số từ nông thôn lên thành thị một cách ồ ạt, làm cho đô thị phát triển nhanh chóng đặc biệt là ở các đô thị lớn, đô thị trung tâm, tạo nên những tụ điểm dân cư cực lớn làm mất cân đối trong hệ thống dân cư gây khó khăn phức tạp trong vấn đề quản lý đô thị. 1.2. Đặc điểm của quá trình đô thị hoá. a. Sự gia tăng dân số: Quá trình đô thị hoáluôn diễn ra và gắn liền với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội. Bên cạnh đó là quá trình ĐTH nó cũng là một nhân tố cơ bản thu hút lao động từ những vùng khác nhau đến, sự tăng nhanh dân số nhờ quá trình ĐTH nổi bật là hiện tượng tập trung dân cư vào các đô thị. Hiện tượng này còn gọi là hiện tượng bùng nổ dân số. Năm 1800, chỉ có 1,7% dân số thế giới sống trong các đô thị lớn. Năm 1900 có 5,6%. Con số này là 16,9% năm 1950 và 23,5% năm 1970 đến năm 2000 theo dự đoán là 51% dân số thế giới sẽ sống trong các đô thị ( Nguồn A, Gvimm, Thống kê LHQ năm 1977) ở Việt Nam năm 1931 tỷ lệ dân đô thị 7,5%, năm 1936 là 7,9%, năm 1955 là 11%, năm 1981 là 18,6% năm 1982 là 19,2%, năm 1989 là 19,7%. Nhìn chung với tốc độ ĐTH của chúng ta diễn ra còn chậm, mặt khác do nước ta các ngành công nghiệp trong thời gian này chưa phát triển cho nên nhu cầu về lao động cũng chưa nhiều. Tuy nhiên với tình hình phát triển của các đô thị trong những năm gần đây vấn đề không chỉ gia tăng về lương theo bề rộng mà chủ yếu là những biến đổi về chất trong đời sống xã hội đô thị cùng với quá trình ĐTH. Xung động của công cuộc đổi mới với chính sách mở cửa nền kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã có tác động trực tiếp đến quá trình đô thị hoá làm cho quá trình ĐTH diễn ra nhanh chóng và qúa trình gia tăng dân số cũng được tập trung và với mức độ nhanh chóng cùng với mức độ tăng lên của thu nhập. b. Sự thay đổi cơ cấu lao động trong quá trình ĐTH. Một trong những hệ quả tất yếu của quá trình ĐTH là sự thay đổi cơ cấu thành phần kinh tế xã hội toàn bộ nền kinh tế quốc dân, sự thay đổi đó đòi hỏi phải có sự thay đổi và điều chỉnh lại cơ cấu lao động trong hệ thống phân công lao động xã hội của lực lượng sản xuất. Sự thay đổi đó được thể hiện qua sự biến đổi và chuyển giao lao động xã hội từ khối kinh tế này sang khối kinh tế khác. Sự thay đổi đó được thể hiện cụ thể qua các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của quá trình ĐTH. Lao động khu vực I : Thành phần lao động sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Thành phần này chiếm tỷ lệ cao ở các thời kỳ tiền công nghiệp ( trước thế kỷ 18) và giảm dần ở các giai đoạn sau. Lao động khu vực II : Bao gồm lực lượng sản xuất công nghiệp. Thành phần này phát triển rất nhanh trong giai đoạn CNH, chiếm tỷ lệ cao nhất trong giai đoạn hậu công nghiệp và sau đó giảm dần do sự thay đổi trong lao động công nghiệp bằng lao đông tự động hoá. Lao động trong khu vực III : Bao gồm các thành phần lao động khoa học dịch vụ. Thành phần này từ chỗ chiếm tỷ lệ thấp nhất trong thời kỳ tiền công nghiệp đã tăng dần và cuối cùng chiếm tỷ lệ cao trong giai đoạn văn minh khoa học kỹ thuật. c. Sự hình thành và phát triển các loại hình phân bổ dân cư đô thị mới . Tiến bộ khoa học kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình ĐTH. Nhiều đô thị mới hình thành và các hình thức phân bổ dân cư đô thị cũng hình thành nhiều tư tưởng và quan niệm tổ chức quy hoạch mới đã xuất hiện. Xuất phát từ thực tế sản xuất và mong muốn có cải thiện môi trường sống của dân cư ở đô thị nhiều mô hình quy hoạch đô thị mới có giá trị đã hình thành và đi vào cuộc sống, không gian kiến trúc đô thị được phát triển hợp lý hơn phục vụ tốt cho đời sống dân cư đô thị. d. Sự hình thành và phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng. ĐTH phải gắn liền với các điều kiện vật chất của một vùng, một quốc gia. Trong đó hệ thống cơ sở hạ tầng là yếu tố không thể thiếu được. Mức độ hoàn thiện của cơ sở hạ tầng của các vùng đô thị thúc đẩy quá trình ĐTH diễn ra thuận lợi. Đến lượt nó đòi hỏi của quá trình sản xuất trong quá trình ĐTH cũng như nhu cầu thực tế phục vụ cho cư dân đô thị đòi hỏi phải phát triển cơ sở hạ tầng. Các khu công nghiệp, các nhà máy, hệ thống trường học, bệnh viện, giao thông,… được xây dựng và ngày càng hoàn thiện. Các dịch vụ an ninh được bảo đảm và hệ thống cư sở hạ tầng là thước đo đánh giá mức độ ĐTH của các đô thị. 1.3 .Xu thế phát triển. Quá trình ĐTH diễn ra song song với động thái phát triển không gian kinh tế xã hội. Trình độ ĐTH phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của nền văn hoá và phương thức tổ chức cuộc sống xã hội. Quá trình ĐTH cũng là một quá trình phát triển kinh tế xã hội, văn hoá và không gian kiến trúc. Nó gắn liền với tiến bộ của khoa học kỹ thuất và sự phát triển của các ngành nghề mới. Quá trình đó được phát triển theo các xu thế sau: Thời kỳ tiền công nghiệp: ĐTH phát triển mang đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp. Các ĐT phân tán, quy mô nhỏ, phát triển theo dạng tập trung, cư cấu đơn giản. Tính chất ĐT lúc bấy giờ chủ yếu là hành chính, thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Thời kỳ công nghiệp: Các ĐT phát triển mạnh song song với quá trình CNH-HĐH. Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm cho nền văn minh ĐT phát triển nhanh chóng sự tập trung sản xuất và dân cư đã tạo nên những đô thị lớn và cực lớn. Cơ cấu ĐT phức tạp hơn, đặc biệt là các thành phố mang nhiều chức năng khác nhau ( Nửa sau thế kỷ 20) như thủ đô, thành phố cảng. Đặc trưng của thời kỳ này là sự phát triển thiếu kiểm soát của các thành phố. Thời kỳ hậu công nghiệp: Sự phát triển của công nghiệp thông tin đã làm thay đổi cơ cấu sản xuất phức tạp, quy mô lớn. Hệ thống tổ chức cư dân ĐT được phát triển theo kiểu cụm, chùm và chuỗi. 2. Sự gia tăng dân số đô thị 2.1. Gia tăng dân số: Đô thị hoá là quá trình tập trung dân số vào các ĐT. Vì vậy quá trình hoá cũng là quá trình gia tăng dân số đô thị làm cho dân số đô thị ngày càng đông. Nhịp độ tăng dân số đô thị nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ phát triển của đô thị và các động lực phát triển đô thị mạnh hay yếu. Nhìn chung dân số đô thị tăng là do sự gia tăng tự nhiên và tăng cơ học. a. Gia tăng tự nhiên: Nhìn chung sự gia tăng này tuỳ thuộc vào đặc điểm sinh lý học của các nhóm dân số. Tỷ lệ tăng mang tính quy luật và phát triển theo quán tính. Mức tăng giảm đều rút ra trên cơ sở phân tích chuỗi số liệu đIều tra trong quá trình và được tính theo công thức: Pt = P0( 1+ a )t Pt : dân số năm dự báo a : Hệ số tăng trưởng (%) t : Năm dự báo Po : Dân số năm đIều tra. b. Tăng cơ học Bao gồm các quy luật tăng giảm bình thường cùng với các luồng di cư và tỷ lệ di cư có thể rút ra được. ở nước ta tỷ lệ này chiếm 6-9% một năm nhưng cũng có một số đo thị có tỷ lệ tăng cơ học đột biến do sự phát triển đột biến cuả các cơ sở kinh tế. Sự gia tăng này được xác định thông qua công tác thống kê: Pt : Quy mô dân số năm t A : Lao động cơ bản ( người ) B : Lao động dịch vụ(%) C : Dân số phụ thuộc (%) Nhìn chung sức ép dân số đối với các đô thị là sự gia tăng cơ học đó là luôn nhập cư dân số từ những nơI khác đến làm cho dân cư đô thị tăng lên. 2.2. Sức gia tăng dân số đô thị: Dân số đô thị là động lực thúc đẩy sự phát triển KTXH . Đô thị là cơ sở để phân loạI và quản lý đô thị, xác định quy mô, nhu cầu nhà ở , khối lượng xây lắp, công trình công cộng như mạng lưới công trình kỹ thuật khác. Sức ép của sự gia tăng dân số đô thị có tác động rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế đô thị . Cơ cấu của dân cư đô thị: - Cơ cấu dân cư theo giới tính và tuổi: Nhìn chung cơ cấu dân cư theo tuổi chiếm ở Việt Nam ở các đô thị, là dân số trẻ sức sản xuất cao tỷ lệ nam dưới 60 tuổi chiếm khoảng 78,6% dân số nam trong các đô thị trong khi đó nữ dưới 55 tuổi chiếm khoảng 70,01% dân số nữ trong các đô thị - Cơ cấu dân cư theo lao động XHĐT : Dân cư thành phố bao gồm 2 loạI nhân khẩu lao động và nhân khẩu lệ thuộc. Nhân khẩu lao động phân làm 2 loạI: Thứ nhất: Nhân khẩu cơ bản: Bao gồm những người lao động ở các cơ sở sản xuất mang tính chất cấu tạo nên TP như cán bộ, công nhân viên của các cơ sở sản xuất công nghiệp, kho tàng, các cơ quan hành chính, kinh tế, văn hoá xã hội và các viện nghiên cứu, đào tạo…. Thứ hai: Nhân khẩu phục vụ: Là lao động phụ thuộc các cơ quan xí nghiệp và các cơ sở mang tính chất phục vụ riêng cho TP. Cả hai loại nhân khẩu này đều phụ thuộc lực lượng lao động chính của TP. Nhân khẩu lệ thuộc: Là loạI người không tham gia lao động, ngoìa tuổi lao động. Tỷ lệ nhân khẩu lệ thuộc tương đối ổn định, không phụ thuộc vào quy mô tính chất đô thị.ở nước ta tỷ lệ này chiếm tỷ lệ khá cao dao động trong khoảng từ (45-53%). Việc phân loạI này dùng để xác định quy mô dân số đô thị để phân tích sự biến động của các thành phần lao động sự biến động đó có tác động đến mức sống và thu nhập của từng nhóm mà tỳ đó có chính sách phát triển hợp lý. b. Những nhân tố làm gia tăng dân số đô thị: Sức hút kinh tế của vùng đô thị : Vùng đô thị thường là những vùng có sức hút kinh tế lớn hơn so với những vùng nông thôn, đặc biệt là những vùng đô thị lớn với sức tập trung của hệ thống thương mại dịch vụ, các cơ sở sản xuất các trung tâm giao dịch, trao đổi mua bán…. Cùng với mức độ hoàn thiện của hệ thống cơ sở hạ tầng là điều kiện tốt để thu hút hầu hết các nguồn vốn đầu tư từ nguồn đầu tư cả trong nưóc và ngoài nước, mặt khác là trung tâm thu hút hầu hết các làn sóng nhập cư từ nônh thôn muốn nhập cư vào tìm kiếm việc làm. Rời khỏi quê hương để đi lên những vùng đô thị mới là sức ép gánh nặng đối với một đô thị trong quá trình phát triển. Trình độ văn hoá và các chính sách của nhà nước: Trình độ văn hoá có liên quan chặt chẽ đến các chính sách của nhà nước đưa ra. Thực tế cho thấy rằng những người có trình độ cao thường có nhu cầu làm việc ở những vùng có điêù kiện phát triển hơn những vùng không có điều kiện phát triển. Tuy nhiên những vùng có điều kiện kinh tế phát triển lại thu hút nhân công từ những vùng khác đến bên cạnh đó những chính sách kinh tế xã hội của nhà nước đưa ra nó có thể tác động làm cho dân số đô thị gia tăng như: chính sách khuyến khích phát triển kinh tế và những chính sách tương hợp với nó, cũng có những chính sách mà nhà nước đưa ra nhằm hạn chế sự gia tăng dân số đô thị như chính sách kế hoạch hoá gia đình. Nhưng nhìn chung những chính sách của nhà nước thường tác động có chiều hướng tích cực đến quá trình phát triển kinh tế đô thị thu hút lao động. Sự khác biệt và điều kiện làm thu nhập giữa vùng nông thôn và đô thị: Sự khác biệt về điều kiện sống, điều kiện làm việc giữa vùng nông thôn và thành thị, sự chênh lệch phát triển không đồng đều giữa các vùng. Đây là nguyên nhân cơ bản của làn sóng nhập cư từ nông thôn lên thành thị. Hiện tượng làn sóng nhập cư từ nông thôn lên thành thị cùng với quá trình đô thị hoá là một điều không thể tránh khỏi. Sự tập trung dân số quá cao dân số ở các thành phố và đô thị lớn đang là một trong những vấn đề khó khăn cho các đô thị mà trước tiên là tình trạng khan hiếm nhà ở. Tình trạng này đòi hỏi các nhà quản lý phải giải quyết một cách đúng đắn về nhu cầu nhà ở cho các tầng lớp khác nhau trong xã hội đặc biệt là cho tầng lớp có thu nhập thấp . 2.3. Dân cư đô thị có thu nhập thấp. a. Khái niệm và phân loại dân cư đô thị có thu nhập thấp: Khái niệm dân cư đô thị có thu nhập thấp: Theo cách hiểu thông thường người có thu nhập thấp là người có mức thu nhập trung bình của người dân đô thị, bao gồm cả những người nghèo đói và những người có mức thu nhập tiếp cận với mức thu nhập trung bình. Theo quyết định của bộ lao động thương binh xã hội năm 2001, ngưỡng nghèo ở đô thị là 150.000đ/ người- tháng. Đối với những tỉnh thành phố có thu nhập có GDP coa hơn và tỷ lệ người nghèo thấp hơn múc trung bình của toàn quốc thì có thể quy định ngưỡng nghèo cao hơn tiêu chuẩn trên. Thành phố Hồ Chí Minh quy định ngưỡng nghèo năm 2000 của khu vực đô thị là 250.000đ/ ngưòi-tháng , ở khu vực ngoại thành là 208.000 đ/người- tháng. Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 1999 của tổng cục thống kê tại các đô thị thu nhập của 20% số hộ thấp nhất là 200. 000đ/người –tháng, mức thu nhập trung bình là 232.000đ/ người- tháng, mức thu nhập của 20% số hộ cao nhất là 1.960.800đ/người- tháng. Khái niệm người thu nhập thấp trong chương trình nhà ở cho người có thu nhập thấp là: Thứ nhất: Người có thu nhập thấp là người có thu nhập tương đối ổn định. Thứ hai : Là người có khả năng tích luỹ vốn để tự caỉ thiện điều kiện ở nhưng cần có sự hỗ trợ, tạo điều kiện của nhà nước về vay vốn dài hạn trả góp, về chính sách đất đai và cơ sở hạ tầng ( ngưòi vay vốn làm nhà có khả năng hoàn trả) Mức thu nhập thấp ở đây của người thu nhập thấp là trên ngưỡng nghèo và tiếp cận với mức trung bình. Như vậy theo khái niệm này thì chúng ta đã loại những người sống ở mức đói nghèo ra khỏi người có thu nhập thấp. Tại thời điểm năm 2000, người có thu nhập thấp taị các đô thị có mức thu nhập từ 200.000- 800.000đ/người- tháng, mức thu nhập của một hộ thu nhập thấp từ 1000.000- 4000.000 đ/tháng taị thành phố Hồ Chí Minh từ 250.000- 1000.000đ/ người- tháng,nghĩa là 1.250.000 tháng đến 5000.000 đ/tháng- hộ. Tại thành phố Hà Nội mức thu nhập thấp nhất là 220.000đ- 900.000đ người tháng tương đương với 1.100.000- 4500.000đ/ hộ –tháng. Các hộ trong ngưỡng nghèo, không có khả năng tích luỹ đầu tư cải thiện nhà ở, nhà nước sẽ có chính sách riêng giúp đỡ họ phát triển nhà ở. Theo tính toán, người có thu nhập thấp chiếm khoảng 50% số hộ trong đô thị. Đây là một đối tượng rất rộng lớn cần phải có chính sách quan tâm đúng đắn thích hợp để giúp họ có nhà ở. Bởi vì nhà ở là đối tượng rất quan trọng đối với đời sống của mỗi gia đình, mỗi con người, đồng thời là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dâncủa mỗi nước. b. Cơ cấu dân cư có thu nhập thấp Theo ngành nghề: Họ làm việc ở tất cả các ngành nghề trong cả nước bao gồm các thành phần chính sau: - Công nhân viên chức nhà nước, cán bộ y tế, sỹ quan quân đội , ba thành phần này thuộc tầng lớp trung lưu trở xuống. - Giáo viên các trường phổ thông, một bộ phận ở các trường cao đẳng, đạI học, sinh viên các tỉnh lẻ, công nhân các nhà máy, các công ty xây dựng, dân lao động buôn bán nhỏ. Nhìn chung tuyệt đại bộ phận (đa số) vốn đã hoặc đang là các gia đình công nhân viên chức nhà nước có mức thu nhập thấp từ thời bao cấp và những sinh viên mới ra trường còn rất trẻ. Những người này thường làm việc trong khu vực quốc doanh. Trong số đó có một bộ phận lao động đáng kể hiện bị thôi việc hoặc thiếu việc làm. Hầu hết số này đều rơi vào gia đình công nhân trực tiếp sản xuất. Bộ phận còn lại là rơi vào có viên chức nhà nước là giáo viên, sỹ quan và giảng viên mới vào nghề. Ngoài ra còn có các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ mà chủ yếu là các dịch vụ hè phố như bán vé số, đạp xích lô, chữa xe đạp, buôn bán vặt…. Có thể nói cách phân chia này giúp chúng ta có cáI nhìn toàn cảnh xã hội đô thị. Theo trình độ : Hầu hết những người này có trình độ từ trung cấp trở xuống đó là những công nhân trực tiếp sản xuất và những người làm buôn bán nhỏ, làm dịch vụ hè phố, những người này thường làm lao động chân tay và lao động nặng nhọc. Bên cạnh đó cũng có những người có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học. Tuy họ không phải lao động bằng chân tay nhưng do mới ra trường, mới làm việc chưa có kinh nghiệm và do quy định mức lương tối thiểu chung của nhà nước nên những người này ngoài đồng lương ít ỏi họ không có thêm thu nhập nào khác. Thu nhập của những người này cũng sẽ biến đổi theo thời gian tác nghiệp và khả năng làm việc. Vì vậy khi đưa ra chính sách về nhà ở cho những người thu nhập cần đặc biệt chú ý đến sự thay đổi trong thu nhập của tầng lớp này. Theo lứa tuổi: Nhìn chung những người này còn khá trẻ nằm trong khoảng từ 21-45 tuổi. Trong đó có đến 72,12% ở độ tuổi từ 21-36 tuổi đây là lứa tuổi rất nhạy bén với sự thay đổi của các đô thị và là lứa tuổi có khả năng biến động lớn nhất về cuộc sống do còn sức trẻ. II. Nhà ở đô thị và giải quyết vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp. Nhu cầu nhà ở và những nhân tố ảnh hưởng: 1.1 Nhu cầu nhà ở Nhà ở có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của mỗi gia đình mỗi con người. Ngay từ khi con người xuất hiện trên trái đất nhu cầu nơi trú ngụ đã xuất hiện như một tất yếu bất kể nội dung hình thức ra sao. Nơi trú ngụ ấy không chỉ có ý nghĩa vật chất nhằm che chở sinh hoạt của con người chống lại sự tấn công của thú dữ và sự hà khắc của thiên nhiên, nó còn có ý nghĩa tinh thần bởi con người sống trong xã hội của mình. Nhà ở bao giờ cũng tồn tại dưới dạng quần thể. Khi xây dưng, con người đồng thời thực hiện những nhu cầu đa dạng của mình, tạo ra nơi trú ngụ, nơi nghỉ ngơi yên tĩnh để phát triển tài năng trí tuệ của mình, tạo ra nơi giao tiếp để con người tham gia vào các quan hệ ổn định giúp nó đạt đến những trình độ cao của văn hoá và văn minh. Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu nhà ở cũng không ngừng tăng lên. Đối với người dân đô thị hiện thời thì nhà ở không phải là cái để che mưa che nắng, nó phải là một ngôi nhà có kết cấu bền đẹp, có những thuộc tính vật chất của nơi trú ngụ, có những điều để sử dụng tiện nghi sinh hoạt, ngoaì ra nó còn phải có tính chất phát lý thể hiện ý niệm của người sở hữu. Cùng với quá trình đô thị hoá công nghiệp hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì nhu cầu nhà ở ngày một gia tăng do sức ép của dân cư. Sự di dân ồ ạt từ nông thôn lên các vùng đô thị để tìm kiếm cơ hội về việc làm, sự mở rộng của quá trình sản xuất thu hút lao động, sự thay đổi trong cơ cấu đô thị đã mang lại những nguồn thu nhập cho các từng lớp dân cư khác nhau. Bên cạnh quá trình gia tăng về thu nhập thì nhu cầu về nhà ở đất ở , mở rộng diện tích nhà ở, cải thiện điều kiện sinh hoạt nói chung trong đó có điều kiện về chỗ ở tăng lên một cách chóng mặt và vấn đề nhà ở cho người có thu nhập đang sức ép lớn đối với các đô thị . 1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu nhà ở. a. Sự tăng trưởng về dân số Dân số tăng lên là nhân tố làm tăng về mọi mặt nhu cầu của xã hội và theo đó nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên. Sự gia tăng dân số là áp lực lớn làm tăng nhu cầu về nhà ở. Dân số tăng lên, quy mô dân số được mở rộng, sự gia tăng dân số cũng kéo theo sự gia tăng các hộ gia đình và làm nhu cầu nhà ở cũng tăng lên. Bên cạnh đó cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế thì kết cấu trong gia đình cũng thay đổi, xu thế tacchs hộ, sỗng độc lập của những gia đình tư cũng tăng lên. Tính độc lập tăng là nhân tố tác động làm cho cầu về nhà ở tăng lên. b. Kết cấu độ tuổi của dân cư. Kết cấu độ tuổi của dân số là nhân tố tác động đến sự thay đổi về nhu cầu nhà ở . Dân số ở độ tuổi kết hôn cao cũng đồng nghĩa với nhu cầu nhà ở cao. c. Sự thay đổi của thu nhập việc làm. Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì khả năng chi trả cho những khoản chi phí lớn cũng gia tăng và nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên. Khi thu nhập còn thấp, các khoản thu nhập có được phải ưu tiên để chi trả cho những nhu cầu về vật phẩm thiết yếu để nuôi sống và duy trì sự tồn tại của con người. Khi các nhu cầu thiết yếu đó được bảo đảm thì phần thu nhập tăng thêm sẽ được dùng vào việc giải quyết nhu cầu về nhà ở. Bởi vì nhu cầu về nhà ở cũng là một nhu cầu thiết yếu. Do đó khi thu nhập tăng thì nhu cầu nhà ở cũng tăng. Cũng với sự tác động của thu nhập thì việc làm và nghề nghiệp cũng có tác động rất lớn đến sự thay đổi về nhu cầu nhà ở. Trước hết việc làm và nghề nghiệp có sự liên hệ gắn bó hữu cơ với thu nhập- cái làm thay đổi đáng kể về nhu cầu nhà ở. Tiếp theo tình trạng việc làm và nghề nghiệp cũng có những yêu cầu về tính chất và đặc điểm của nhà ở cho phù hợp với yêu cầu và tính chất của công việc. d. Sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống hạ tầng. Sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống kết cấu hạ tầnglàm tăng về nhu cầu nhà ở đói với những vùng trước đây chưa có điều kiện phát triển hoặc đã phát triển nhưng do hệ thống kết cấu hạ tầng trước đây còn yếu kém. Việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng tạo một môi trường thuận lợi cho khả năng tiếp cận cũng như khả năng khai thác những vùng đó có hiệu quả làm tăng khả năng đầu tư thu hút các nguồn lực đầu tư và trên cơ sở đó nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên. e. Những chính sách của chính phủ. Những chính sách của chính phủ cũng như những chính sách của chính quyền địa phương là nhân tố tác động hết sức nhạy cảm đến nhu cầu nhà ở. Trước hết là thái độ của chính phủ về vấn đề sở hữu nhà ở cũng như những chính sách về khuyến khích đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở cũng như những chính sách hỗ trợ những người có mức thu nhập thấp xây dựng phát triển nhà ở là những nhân tố quan trọng tác động đến sự gia tăng về nhu cầu nhà ở. Tiếp theo là phản ứng của chính quyền địa phương về kết cấu không gian về thẩm mỹ đô thị cũng là nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu nhà ở. f. Đô thị hoá và quá trình phát triển đô thị. Đô thị hoá là quá trình phát triển tất yếu của quốc gia trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cuả nền kinh tế. Quá trình đô thị hoá dẫn đến sự tăng lên về quy mô dân số và sự mở rộng không gian đô thị ra những vùng lân cận. Chính vì vậy quá trình đô thị hóa dẫn đến kết quả tất yếu là nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên trong các tầng lớp dân cư. 2. Giải quyết vấn đề nhà ở đô thị. Vấn đề nhà ở đô thị là một vấn đề lớn đòi hỏi một lúc không thể giải quyết được ngay. Để giải quyết được vấn đề này đòi hỏi phải có sự can thiệp của chính phủ, sự kết hợp của nhiều ngành trong quản lý đô thị. Đa số các quốc gia đều phải đối đầu với vấn đề này và thường gặp vướng mắc khi giải quyết vấn đề này. Bởi vì mối liên hệ có tính mật thiết của nhà ở với các quan hệ phức tạp khác nảy sinh trong lĩnh vực nhà ở vì vậy yêu cầu đặt ra khi giải quyết vấn đề này là chính phủ cần phải có các quyết định thận trọng. Chính phủ chiếm giữ trong lĩnh vực này là khía cạnh chủ đạo của chính sách nhà ở quốc gia. Chính phủ có thể đóng một vai trò tích cực- can thiệp trực tiếp hoặc là vai trò tiêu cực- chạy theo các lực lượng thị trường tư nhân và nhu cầu khách hàng cá nhân để xác lập mức độ sản xuất và giá cả. Có vô số các chính sách mà chính phủ có thể áp duụng, chúng phản ánh cách thức mà chính phủ có nên can thiệp hoặc không nên can thiệp vào lĩnh vực nhà ở này. Nhưng nhìn chung ở trong lính vực nhà ở này sự can thiệp của chính phủ mà những phương pháp đó đã được thể hiện rất khác nhau: Chính phủ chỉ đạo việc lập quy hoạch kế hoạch phát triển nhà ở Chính phủ giải quýêt sự khan hiếm nhà ở. Chính phủ trợ giúp nhà ở cho những người có thu nhập thấp Chính phủ cải thiện điều kiện nhà ở n._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docN0214.doc
Tài liệu liên quan