Vấn đề lý luận và thực tiễn quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp, đặt trong mối quan hệ với việc quy hoạch tổng thể Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2008 QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP DÂN DOANH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM- LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HÀ NỘI- 2009 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Được thành lập từ năm 1998 theo Quyết định số 44/1998/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, cho đến nay Vùng KTTĐ phía Nam đã bao gồm 8 tỉnh thành: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,

doc164 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1918 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Vấn đề lý luận và thực tiễn quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp, đặt trong mối quan hệ với việc quy hoạch tổng thể Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Nhà nước đã lập dự án quy hoạch tổng thể Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hướng vào phát triển địa bàn này thành một vùng động lực, liên kết và thúc đẩy sự phát triển của các vùng khác ở phía Nam và trong cả nước, cho đến hiện nay cĩ thể khẳng định Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang phát triển đứng đầu trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn cịn trăn trở tìm ra một cơ chế pháp lý phù hợp cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cơ chế đĩ dung hịa được với cơ chế của các tỉnh thành thành viên nhằm tạo nên được sự phối hợp đồng bộ để cùng phát tiển đồng thời phát huy được lợi thế so sánh của các thành viên trong Vùng bởi thực tế một cơ chế quản lý điều hành để kết nối tồn vùng vẫn đang thiếu và sự “cắt khúc” khơng gian phát triển, để cho ranh giới hành chính của mỗi tỉnh thành “phân đoạn” quá trình đầu tư vẫn cứ diễn ra, những chủ trương, chính sách, những quy định thu hút đầu tư và phát huy nội lực của các địa phương cĩ ít nhiều khác biệt, khơng tính đến hoặc khơng thể hiện được quy hoạch chung của Vùng. Những lý do đĩ làm cho mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp - đối tượng trực tiếp thực thi những chủ trương, chính sách kinh tế của Nhà nước - ở mỗi tỉnh thành cũng cĩ những điểm chung và những điểm khác biệt hạn chế chủ trương thu hút, ưu đãi đầu tư của các tỉnh thành viên và của Vùng. Quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp là quan hệ được điều chỉnh bởi pháp luật và luơn được đổi mới, hồn thiện trên cơ sở hồn thiện các quan hệ kinh tế. Thực tiễn cho thấy, muốn tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, phải khơng ngừng hồn thiện quan hệ giữa Nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp với tư cách là chủ thể thực hiện trực tiếp các chủ trương, chính sách của Nhà nước vào họat động thực tế cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện của nước ta trong từng giai đoạn phát triển. Vì vậy, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp, đặt trong mối quan hệ với việc quy hoạch tổng thể Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện rất cĩ ý nghĩa trong việc gĩp phần đề xuất ý kiến, đĩng gĩp xây dựng và hồn thiện cơ chế chính sách quản lý và điều hành Vùng. Doanh nghiệp - chủ thể thực hiện trực tiếp các chủ trương, chính sách của Nhà nước, nếu phân lọai dựa trên tiêu chí nguồn vốn do ai sở hữu, thường được chia làm ba nhĩm: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân (hay cịn gọi là doanh nghiệp dân doanh) và doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngịai (cịn được gọi là doanh nghiệp FDI). Ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong những năm gần đây doanh nghiệp dân doanh là lực lượng phát triển rất mạnh mẽ, cả về số lượng và nguồn vốn đầu tư là do hai nguyên nhân chính: - Nguyên nhân khách quan: Nhà nước đã ban hành Luật Doanh nghiệp năm 1999 và sau đĩ là Luật doanh nghiệp năm 2005. Đặc biệt Luật Doanh nghiệp năm 2005 cĩ hiệu lực từ ngày 1.7.2006 điều chỉnh các doanh nghiệp họat động dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty cổ phần, cơng ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, với những quy định phù hợp hơn, sửa đổi theo hướng hồn chỉnh hơn so với Luật Doanh nghiệp 1999 đã tạo hành lang pháp lý ổn định, cĩ tác dụng nhất định trong việc thúc đẩy các nhà đầu tư bỏ vốn thành lập doanh nghiệp. - Nguyên nhân chủ quan: Đĩ là nếu trước đây trong quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh thường chỉ nhấn mạnh quan hệ quản lý của Nhà nước, thì trong thời gian gần đây, cùng với việc thay đổi quan điểm, chủ trương, cùng với những cải tiến mạnh mẽ về thể chế hành chính của các tỉnh thành, đặc biệt đi đầu là thành phố Hồ Chí Minh, sau đĩ là Bình Dương… mối quan hệ này đã được nhìn nhận đánh giá lại, trở thành mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong một cộng đồng cĩ trách nhiệm chung với yêu cầu của sự phát triển đất nước. Quan điểm và những chính sách đổi mới như “một cửa một dấu”, “trải thảm đỏ”… là nguyên nhân thu hút các nhà đầu tư đến với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cùng với sự thay đổi của pháp luật (Nhà nước ban hành luật Doanh nghiệp 2005 cĩ hiệu lực từ 1.7.2006) và chủ trương đổi mới của Vùng mà nội dung quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh vùng KTTĐ phía Nam đã cĩ những bước tiến lớn cần nghiên cứu thấu đáo, nhằm mục đích xem xét, đánh giá những quy định của pháp luật trong thực tiễn, xem xét đánh giá những chủ trương, chính sách của chính quyền các tỉnh Vùng KTTĐ phía Nam, từ đĩ đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hồn thiện quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phù hợp với quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của tồn Đảng tồn dân ta. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Kể từ khi được thành lập từ năm 1998, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và sự phát triển của các doanh nghiệp dân doanh đã là những đề tài lớn cho nhiều họat động nghiên cứu khoa học, và các nhà nghiên cứu đã tiếp cận dưới rất nhiều gĩc độ khác nhau. Ở gĩc độ khái quát: Dước gĩc độ kinh tế học, địa lý kinh tế - xã hội, kinh tế chính trị học, khoa học pháp lý, các nhà nghiên cứu đã đề cập ở gĩc độ chung những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng và quản lý nền kinh tế Việt Nam, vùng kinh tế, vùng KTTĐ phía Nam, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp dân doanh. Ở gĩc độ cụ thể: Đã cĩ nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học liên quan đến vùng KTTĐ phía Nam và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp dân doanh theo từng khía cạnh nhất định, từ gĩc nhìn của khía cạnh đĩ nêu lên những phương hướng, giải pháp, đề xuất thay đổi, điều chỉnh quan hệ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Mặc dù, cĩ nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết về Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đĩ khơng ít cơng trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nĩi chung và doanh nghiệp dân doanh nĩi riêng nhưng những cơng trình nghiên cứu mang tính khái quát thì lại đề cập rất nhiều nội dung chung mà chưa đi vào cụ thể quan hệ pháp lý giữa nhà nước và doanh nghiệp dân doanh; những cơng trình nghiên cứu dưới gĩc độ cụ thể, từ gĩc độ nghiên cứu của mình cĩ đề cập tới mối quan hệ này, nhưng chỉ là một gĩc nhìn, chưa đi sâu vào quan hệ pháp lý và cũng chưa nhìn tồn diện dưới gĩc độ luật học. Một số tác phẩm, cơng trình nghiên cứu thì hoặc là đã cũ vì nghiên cứu theo gĩc nhìn của Luật Doanh nghiệp 1999 và các văn bản cĩ liên quan, hoặc là chỉ khoanh vùng nghiên cứu ở một tỉnh, thành, một ngành, lĩnh vực nhất định. Cĩ thể nĩi, hiện chưa cĩ một cơng trình nghiên cứu tồn diện về quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với doanh nghiệp dân doanh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 3. Mục tiêu của đề tài và phạm vi nghiên cứu: Đề tài được triển khai nhằm đạt được các mục tiêu chủ yếu sau: - Làm rõ cơ sở lý luận quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh; phân tích đánh giá thực trạng mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh; những mặt tích cực, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại. - Đề xuất các phương hướng, giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển và hồn thiện quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phù hợp quy định chung của pháp luật và vừa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế vùng trong những năm tới gĩp phần đưa Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành đầu tàu trên con đường cơng nghiệp hĩa hiện đại hĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Nghiên cứu tồn diện quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh về cả lý luận lẫn thực tiễn sẽ gĩp phần xây dựng cơ sở lý luận cho việc hồn thiện hệ thống pháp luật. Đề tài nghiên cứu mối QHPL giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam theo Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật cĩ liên quan. 4. Nội dung nghiên cứu: Trên cơ sở của mục tiêu đề ra và các yêu cầu thực tiễn, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau: - Những vấn đề lý luận về vùng kinh tế trọng điểm và cơ chế quản lý nhà nước đối với vùng KTTĐ phía Nam; về quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam - Thực trạng pháp luật về quan hệ giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam - Thực trạng thực hiện mối QHPL giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam - Phương hướng, giải pháp hịan thiện mối QHPL giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật; quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới kinh tế, hồn thiện nhà nước, pháp luật. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng hợp, hệ thống, thống kê, so sánh, phương pháp lịch sử. Bên cạnh đĩ đề tài cịn sử dụng phương pháp xã hội học thơng qua việc điều tra khảo sát, phỏng vấn, thăm dị xã hội học các doanh nghiệp nhằm xem xét đánh giá những biểu hiện trên thực tế của mối quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: Về mặt lý luận: Hồn thiện hệ thống lý luận về mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với DNDD. Đánh giá một cách khách quan, khoa học về thực trạng mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam; từ đĩ đưa ra một cách cĩ hệ thống quan điểm, phương hướng và giải pháp về việc hồn thiện mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam. Ý nghĩa thực tiễn: Những nội dung nghiên cứu của đề tài cĩ thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng một cơ chế pháp lý cho Vùng KTTĐ phía Nam, xây dựng mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với DNDD vùng KTTĐ phía Nam. Đồng thời, cĩ thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc tiếp tục hồn thiện pháp luật về doanh nghiệp, phục vụ cho cơng tác nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật trong các trường đào tạo luật và kinh tế. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÀ QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP DÂN DOANH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM 1.1 Lý luận về phân vùng kinh tế và áp dụng lý luận về phân vùng kinh tế vào thực tiễn Việt Nam Vùng là khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các quốc gia. Xét về mặt địa lý, Vùng là một phần của bề mặt trái đất, cĩ những đặc trưng riêng về thỗ nhưỡng, khí hậu, kinh tế, xã hội, lợi thế phát triển,… Xét về mặt quản lý, Vùng được xem là cấp trung gian giữa quốc gia và tỉnh, vùng bao gồm một số tỉnh và mỗi một quốc gia cĩ một số vùng (trong một số trường hợp nhất định người ta thường dùng miền như miền Bắc, miền trung, miền Nam). Tùy vào mục đích nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học quan niệm khác nhau về Vùng. Tuy nhiên, xét trên tổng thể, Vùng cĩ những đặc trưng cơ bản sau: - Vùng được xác định bởi khơng gian nhất định, đĩ là khơng gian về tự nhiên, khơng gian về kinh tế, khơng gian về xã hội, khơng gian về văn hĩa… - Các yếu tớ cấu thành nên vùng cĩ sự đồng nhất tương đối với nhau (khơng hồn tồn giống nhau), cĩ sự khác biệt tương đối, chính sự khác biệt này hình thành nên lợi thế, bổ trợ lẫn nhau của các địa phương trong vùng trong quá trình phát triển. - Cĩ hình thức kết cấu hệ thống nhất định, tính phân cấp, phân tầng, từ đĩ hình thành các mối liên kết theo chiều dọc, chiều ngang. Trong vùng cĩ các tiểu vùng là các bộ phận hợp thành vùng lớn hơn. 1.1.1 Lý luận về vùng kinh tế và phân vùng kinh tế Vùng kinh tế là một bộ phận hợp thành hệ thống nền kinh tế quốc dân, với những đặc trưng như: chuyên mơn hĩa những chức năng kinh tế quốc dân cơ bản; tính tổng hợp trong phát huy lợi thế phát triển của các địa phương thơng qua các mối quan hệ liên kết; tính thống nhất, vùng kinh tế được coi như một hệ thống tồn vẹn, cĩ hệ thống quản lý riêng nằm trong hệ thống quản lý nền kinh tế quốc dân. “Vùng kinh tế - xã hội là một bộ phận lớn của lãnh thổ quốc gia cĩ các hoạt động kinh tế-xã hội tiêu biểu, thực hiện sự phân cơng lao động xã hội trên phạm vi cả nước. Đây là loại vùng cĩ quy mơ diện tích, dân số ở cấp lớn, phục vụ việc hoạch định các chiến lược, các kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng như để quản lý các qua trình phát triển kinh tế-xã hội trên mỗi vùng của đất nước”[184; 24]. Như vậy, vùng kinh tế là một bộ phận lãnh thổ trong nền kinh tế, cĩ cơ cấu kinh tế riêng, cĩ mối quan hệ kinh tế qua lại, cĩ đặc trưng, đặc điểm riêng, cĩ điều kiện phát triển khác biệt so với địa bàn khác của đất nước. Phân vùng là việc chia lãnh thổ đất nước ra những đơn vị đồng cấp, phục vụ cho mục đích nhất định trong một khoảng thời gian nhất định, nên khĩ cĩ thể cĩ một sự phân vùng khách quan “tuyệt đối và vĩnh viễn”. Nếu chúng ta hiểu vùng là một thực thể khách quan thì phân vùng là sản phẩm của tư duy khoa học dựa trên một số chỉ tiêu và phương pháp mà người nghiên cứu, người quản lý lựa chọn để phân định vùng. Khi tiến hành phân vùng kinh tế, người ta thường nghiên cứu sự xuất hiện và quy luật vận động của các yếu tố tạo vùng khách quan. Từ đĩ, xác định những nguyên tắc, quan điểm nhất định để đưa ra hệ thống các vùng với cơ cấu sản xuất và cơ cấu lãnh thổ nhất định. Trong thực tế cĩ nhiều cách phân vùng khác nhau, các vùng được phân chia theo tiêu chí kinh tế như nguồn lực kinh tế, tổng hợp thể kinh tế, tổ chức các ngành/các hoạt động, chức năng và năng lực kinh tế,… thành vùng kinh tế ngành và cùng kinh tế tổng hợp: Vùng kinh tế ngành: là một vùng mà trong giới hạn của nĩ phân bổ tập trung một ngành sản xuất nhất định, chẳng hạn như vùng nơng nghiệp, vùng cơng nghiệp,…Vùng kinh tế ngành cũng cĩ tính chất tổng hợp của nĩ. Trong vùng kinh tế ngành khơng chỉ cĩ các ngành sản xuất chuyên mơn hĩa của nĩ, mà cịn cĩ cả một cơ cấu phát triển tổng hợp tồn tại song song với các ngành sản xuất chuyên sâu - đĩng vai trị then chốt trong quá trình phát triển của vùng. Chẳng hạn ở Việt Nam, kinh tế du lịch được chia thành 4 vùng: Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Nam bộ. Vùng kinh tế tổng hợp: là những vùng kinh tế đa ngành, cĩ cơ cấu ngành phức tạp, cơ cấu và quy mơ hàng hóa lớn và phong phú. Các vùng kinh tế tổng hợp là những lãnh thổ được lựa chọn theo quan điểm tổng thể của tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt đợng cĩ trên lãnh thổ trong mối quan hệ ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng và quan hệ với các điều kiện phát triển của các vùng, quan hệ với các lãnh thổ khác cũng như tồn bộ nền kinh tế quốc dân. Vùng kinh tế tổng hợp là một bộ phận quan trọng cấu thành nên cơ cấu kinh tế nền kinh tế quốc dân. Sự chuyên mơn hĩa của các vùng được quy định bởi các vùng kinh tế ngành tồn tại trong vùng kinh tế tổng hợp mà sự chuyên mơn hĩa của nĩ cĩ ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển vùng kinh tế tổng hợp khác (tính liên vùng). Vùng kinh tế tổng hợp gồm 2 loại cơ bản: Vùng kinh tế cơ bản: là vùng kinh tế cĩ diện tích rộng, bao gồm nhiều vùng kinh tế - hành chính cấp tỉnh. Vùng kinh tế cơ bản cĩ thể cĩ nhiều ngành sản xuất chuyên mơn hĩa và sự phát triển tổng hợp của vùng cũng phức tạp hơn so với vùng kinh tế hành chính. Vùng kinh tế cơ bản chỉ cĩ ý nghĩa và chức năng kinh tế. Tác dụng chủ yếu của vùng kinh tế cơ bản là giúp cho việc nghiên cứu lập các chương trình kế hoạch dài hạn về phát triển kinh tế - xã hội, từ đĩ phân bổ hợp lý lực lượng sản xuất trên phạm vi cả nước và giữa các vùng, hình thành nên mối liên kết vùng, tạo nên sự cộng hưởng về lợi thế, cùng phát triển nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của từng vùng và cả nước, gĩp phần phát triển cân đối lãnh thổ và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc phân vùng kinh tế cơ bản là nhằm hoạch định chiến lược, xây dựng các kế hoạch phát triển, xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách vĩ mơ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân. Các vùng kinh tế cơ bản thường bao gồm nhiều đơn vị hành chính (các tỉnh, thành phố), nhưng bản thân vùng kinh tế cơ bản lại khơng thành lập bộ máy quản lý hành chính mà đây là những vùng trực thuộc Chính phủ Trung ương. Vùng kinh tế - hành chính: là đơn vị nằm trong vùng kinh tế - xã hội lớn, khơng những cĩ chức năng kinh tế, mà cịn cĩ chức năng hành chính. Vùng kinh tế - hành chính là kết quả của sự thống nhất giữa quản lý kinh tế với quản lý hành chính được xây dựng trên nguyên tắc kinh tế, ranh giới hành chính và kinh tế thống nhất với nhau. Vùng kinh tế - hành chính thực hiện đồng thời chức năng quản lý kinh tế và quản lý hành chính, cĩ bộ máy quản lý riêng, cĩ ngân sách và thị trường địa phương 1.1.2 Áp dụng lý luận về phân vùng kinh tế vào thực tiễn Việt Nam 1.1.2.1 Quá trình áp dụng lý luận về phân vùng kinh tế vào thực tiễn Việt Nam Quá trình phân vùng kinh tế được thực hiện trên cơ sở khoa học và thực tiễn của từng thời kỳ với những mục tiêu kinh tế, xã hội, chính trị khác nhau nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển của đất nước. Trên thực tế phân vùng kinh tế của Việt Nam ít nhiều mang tính chủ quan. Thời kỳ trước năm 1954, dưới sự thống trị của Pháp thuộc, nước ta được chia ra làm kỳ: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hiếp pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hịa, trên phương diện hành chính chia nước ta thành 3 bộ: Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ. Để phục vụ cho mục tiêu kháng chiến chống Pháp, nước ta được chia thành 8 vùng kháng chiến gắn với các khu quân sự, sự phân vùng này mang ý nghĩa quốc phịng nhiều hơn là thực hiện chức năng quản lý và phát triển kinh tế. Thời kỳ 1954 - 1975, sau năm 1954 Việt Nam bị chia cắt thành 2 miền theo tinh thần Hiệp định Giơnevơ, miền Bắc đi lên xã hội chủ nghĩa, miền Nam dưới ách thống trị Mỹ - Ngụy. Thời kỳ 1975 - 1986, đất nước hồn tồn giải phĩng, vấn đề phát triển vùng được quan tâm đặc biệt. Cả nước được phân chia thành 7 vùng kinh tế ngành để phát triển nơng nghiệp và hình thành các vùng chuyên mơn hĩa tập trung, gồm: Trung du và miền núi Bắc bộ; Đồng bằng sơng Hơng; Bắc trung bộ; Duyên hải Nam Trung bộ; Tây Nguyên; Đơng Nam bộ và Đồng bằng sơng Cửu Long. Trong thời này, cơng tác phân vùng kinh tế tổng hợp được quan tâm, trên cơ sở phát triển tổng hợp, đồng bộ, cân đối trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thời kỳ 1986 - 2000, nền kinh tế thực hiện quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý từ nền kinh tế kế hoạch hĩa sang cơ chế thị trường cĩ sự quản lý của nhà nước bằng đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xưởng và lãnh đạo. Trên cơ sở xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1991 - 2000, nước ta được chia thành 8 vùng kinh tế tổng hợp, gồm: Vùng Đơng Bắc bộ; Vùng Tây Bắc; Vùng Đồng bằng sơng Hồng; Vùng Bắc Trung bộ; Vùng duyên hải Nam Trung bộ; Vùng Tây Nguyên; Vùng Đơng Nam bộ và Vùng Đồng bằng sơng Cửu Long. Cách phân chia này vẫn được duy trì trong việc xây dựng quy hoạch phát triển các vùng, hiện nay Tổng Cục thống kê vẫn cơng bố các số liệu về kinh tế - xã hội theo 8 vùng nêu trên. Trên quan điểm phát triển cân đối tổng thể trên phạm vi cả nước, hình thành các cực tăng trưởng nhằm lơi kéo sự phát triển chung của cả nước, tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Chính phủ Việt Nam quyết định hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm bao gồm những địa phương năng động, cĩ lợi thế trong phát triển là: - Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ gồm: TP. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phịng và Quảng Ninh, với tam giác phát triển là Hà Nội - Hải Phịng - Hạ Long. - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi. - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, với tam giác phát triển là TP.HCM - Biên Hịa - Vũng Tàu. Thời kỳ 2001 đến nay, thời kỳ đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục chủ trương đổi mới tồn diện về kinh tế - xã hội theo các vùng lãnh thổ, trong đĩ đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. Trên cơ sở 8 vùng kinh tế tổng hợp và 3 vùng kinh tế trọng điểm, Văn kiện Đại hội IX xác định 6 vùng kinh tế - xã hội gắn với 3 vùng kinh tế trọng điểm cụ thể là: 1) Đồng bằng sơng Hồng và vùng KTTĐ Bắc bộ; 2) Miền Đơng Nam bộ và vùng KTTĐ phía Nam; 3) Bắc Trung bộ, Duyên hải Trung bộ và vùng KTTĐ miền Trung; 4- Trung du và miền núi Bắc bộ (Tây bắc và Đơng bắc); 5- Tây Nguyên; 6- Đồng bằng sơng Cửu Long. Trong một diễn tiến mới nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 492/2009/QĐ- TTg ngày 16.4.2009 phê duyệt phương án thành lập Vùng KTTĐ vùng đồng bằng sơng Cửu Long. 1.1.2.2 Sự hình thành và vị trí vai trị của Vùng KTTĐ phía Nam Sự hình thành vùng KTTĐ phía Nam: Sau khi Việt Nam cải cách mở cửa từ Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam, với chủ trương tạo ra những tam giác kinh tế phát triển tạo động lực cho khu vực và cả nước, 3 tam giác kinh tế được thành lập: miền Bắc (Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh) với thủ đơ Hà Nội là hạt nhân, miền Trung (Huế - Quảng Nam - Đà Nẵng - Quảng Ngãi) với thành phố Đà Nẵng là hạt nhân và miền Nam (thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa-Vũng Tàu) với thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân. Sau này, do yêu cầu về phát triển vùng và đặc biệt là do sự phát triển năng động của các tỉnh nằm kề bên các tam giác kinh tế (như tỉnh Hải Dương và Vĩnh Phúc ở miền Bắc, tỉnh Bình Định ở miền Trung và tỉnh Bình Dương và Long An ở miền Nam), các tam giác phát triển đã được mở rộng khơng gian địa lý. Cho đến nay Vùng trọng điểm kinh tế phía Nam là tên gọi khu vực phát triển kinh tế động lực khu vực Đơng Nam bộ Việt Nam, gồm các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang (Tiền Giang thuộc miền Tây Nam bộ). Theo Quyết định số 146/2004 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mục tiêu phát triển KTTĐ phía Nam là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 1,2 lần (giai đoạn 2006-2010) và 1,1 lần (giai đoạn 2011-2020) so với tốc độ tăng trưởng bình quân đĩng gĩp trong GDP cả nước tăng từ 36% hiện nay lên 40-41% vào năm 2010 và 2020, đồng thời giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm cũng tăng từ 1.493 lên 22.310 USD năm 2020. Vai trị vùng KTTĐ phía Nam: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cĩ vai trị rất quan trọng, đĩng gĩp lớn nhất cho kinh tế Việt Nam, chiếm gần 60% thu ngân sách, trên 70% kim ngạch xuất khẩu và là khu vực thu hút vốn đầu tư nước ngồi (FDI) hàng đầu cả nước, tỷ lệ dân số đơ thị gần 50% (so với mức bình quân 25% của cả nước). Cĩ thể so sánh qua những kết quả thống kê sau đây: - Từ 1996 đến 2000, tốc độ tăng GDP (%) của cả nước là 7%, tốc độ tăng GDP của Vùng KTTĐ phía Nam là 10,9%. Từ 2001 đến 2005, tốc độ tăng GDP (%) của cả nước là 7%, tốc độ tăng GDP của Vùng KTTĐ phía Nam là 12%. Tuy chưa cĩ kết quả 2006 đến 2010, nhưng dự kiến tốc độ tăng GDP (%) của cả nước là 8%, tốc độ tăng GDP của Vùng KTTĐ phía Nam là từ 13% - 14% [163; 36]. - Vào năm 2005, tỷ trọng GDP của Vùng KTTĐ phía Nam chiếm 40,3% so với cả nước. Dự kiến 5 năm sau, đến 2010, tỷ trọng GDP của Vùng KTTĐ phía Nam chiếm >50% so với cả nước. Vùng KTTĐ phía Nam cĩ vị trí trung tâm của cả nước: - Là đầu mối giao thơng vận tải: Đường hàng khơng: sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất là cửa ngõ giao thương quan trọng của Vùng với năng lực khoảng 7 triệu khách năm hiện nay lên 15 triệu khách/năm cuối năm 2006. Đây là cảng hàng khơng lớn nhất Việt Nam, chiếm 2/3 lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng khơng. Đến năm 2010, sân bay Quốc tế Long Thành với cơng suất thiết kế 80-100 triệu khách/năm, 5 triệu tấn hàng hố 1 năm sẽ là sân bay hàng đầu của Vùng kinh tế. Cảng: Cụm cảng Sài Gịn hiện tại cĩ lượng hàng hố thơng quan cao nhất trong cả nước. Do nhu cầu phát triển đơ thị, các cảng trong nội thị sẽ được di dời xuống hạ lưu Sơng Đồng Nai và Sơng Thị Vải. Trong tương lai Cảng Thị Vải tại Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ là cảng biển chính của Vùng cùng với cụm cảng container Cát Lái và Hiệp Phước là một trong những cảng biển nước sâu hàng đầu cả nước. Đường bộ: Mạng lưới đường bộ tuy khơng ngừng được nâng cấp nhưng khơng đáp ứng được yêu cầu phát triển phát triển, tình trạng tắc nghẽn giao thơng cản trở sự phát triển của Vùng. Để giải quyết tình trạng này, một số dự án giao thơng lớn đã và đang được triển khai: Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương (sau này nối đến Cần Thơ); Các đường vành đai 1, 2, 3; Đại lộ Đơng-Tây; Hầm Thủ Thiêm; Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Dây; Đường Xuyên Á; Cầu Phú Mỹ; Đường cao tốc Biên Hồ - Vũng Tàu… Đường sắt: Hiện tại chỉ cĩ đường sắt Bắc Nam chạy qua khu vực này. Để đáp ứng nhu cầu giao thơng vận tải, một số dự án đường sắt đang được thành lập dự án như: Đường sắt cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu; Các tuyến tàu điện ngầm từ Bến Thành đi An Sương, Bến xe miền Tây, Biên Hồ đang được xúc tiến thiết kế khởi cơng. - Vùng cĩ nhiều khu cơng nghiệp: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là nơi tập trung số lượng các khu cơng nghiệp của cả nước. Tại đây cĩ Khu cơng nghệ cao, 2 Khu chế xuất Tân Thuận và Linh Trung, Cơng viên phần mềm Quang Trung và hàng chục khu cơng nghiệp khác như: Biên Hồ, Sĩng Thần, Nhơn Trạch, Việt Hương, Tân Tạo… Các ngành cơng nghiệp quan trọng nhất của Vùng gồm: Dầu khí, dày da, dệt may, điện tử, cơ khí, hố chất, phân bĩn, cán thép… Ngồi ra các cơ sở cơng nghiệp cịn tập trung ở Long An (Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, Thủ Thừa, Đức Hồ và Tân An), thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang). - Là trung tâm năng lượng của cả nước: Trung tâm điện lực Phú Mỹ (BRVT) và nhà máy điện Bà Rịa, Hiệp Phước cĩ tổng cơng suất điện năng trên 30% tổng cơng suất điện năng cả nước, cơng trình khí - điện - đạm Cà Mau đang được gấp rút xây dựng để tận dụng nguồn khí đốt từ bể Nam Cơn Sơn nhằm cung cấp nguồn năng lượng cho vùng này. Trong tương lai gần, cùng với Trung tâm điện lực Nhơn Trạch (2600 MW), Vùng này vẫn là trung tâm năng lượng quan trọng của cả nước. - Vùng phát triển dịch vụ và thương mại: Hoạt động xuất nhập khẩu của Vùng nhộn nhịp nhất nước, tổng kim ngạch xuất khẩu của Vùng chiếm khoảng 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đây là nơi tập trung các siêu thị, trung tâm thương mại lớn của các tập đồn bán lẻ lớn nhất trên thế giới. - Khu vực đơ thị hố với tốc độ cao: Trong tương lai khơng xa, với tốc độ đơ thị hố nhanh chĩng, đây sẽ là vùng đơ thị lớn (metropolitan area) cĩ quy mơ lớn trong khu vực Đơng Nam Á và cả thế giới. Hiện tại ở đây đang triển khai một số dự án khu đơ thị lớn như: khu đơ thị cơng nghiệp tổng hợp Bình Dương quy mơ 4000 ha, khu đơ thị Đơng Bắc Củ Chi và Long An 4000 ha, khu đơ thị Phú Mỹ Hưng 600 ha và đặc biệt là khu đơ thị thương mại mới Thủ Thiêm 700 ha. Hiện nay Vùng KTTĐ phía Nam là vùng phát triển mạnh nhất trong cả nước, trong đĩ Tp. Hồ Chí Minh cĩ thể được coi là đầu tàu của Vùng, đã, đang và sẽ là vai trị trung tâm, đồng thời là Trung tâm lớn của cả nước. Chủ trương của Nhà nước ta tiến hành phân vùng kinh tế là nhằm chọn ra các vùng kinh tế phát triển năng động, trọng điểm để làm “đầu tầu”, làm các “cực phát triển” cho đất nước. Điều này hồn tồn phù hợp với kinh nghiệm “tăng trưởng trước, phân phối sau” của một số nước ASEAN hoặc kinh nghiệm phát triển từ “điểm” sang “tuyến”, từ “tuyến” sang “diện” của Trung Quốc. Văn kiện ĐH Đảng tồn quốc lần thứ IX, X đã nêu ra vấn đề: chúng ta cĩ thể tiến hành CNH-HĐH rút ngắn. Chìa khĩa cho vấn đề này chính là ‘việc rút ngắn tiến trình CNH-HĐH theo vùng lãnh thổ đặc thù’ tức là tạo điều kiện đi trước và tơn trọng sự phát triển khơng dàn đều, khơng tuần tự giữa các vùng kinh tế. Tĩm lại, quá trình CNH-HĐH rút ngắn của cả nước khơng phải là sự rút ngắn tiến trình CNH của tất cả các vùng (điều này khơng thể làm được); mà trong quá trình này, cĩ vùng phát triển nhanh sẽ làm động lực để rút ngắn, nhưng cĩ vùng vẫn cần hỗ trợ để tiến theo với tư cách khơng là “vật cản” của quá trình rút ngắn. Chính những vùng cĩ lợi thế so sánh, cĩ điều kiện đặc thù cần cĩ cơ chế, chính sách và sự đầu tư thỏa đáng để trở thành động lực phát triển rút ngắn cho đất nước; và điều quan trọng hơn là khi tổng hợp lại, phải đạt được sự rút ngắn tốt nhất. Vùng KTTĐPN là mơ hình phát triển mới, trong khi Đảng, Nhà nước khơng đủ sức để cùng lúc phát triển dàn đều các khu vực của đất nước, cũng như khơng thể tập trung phát triển cho một tỉnh thành cụ thể nào. Sự phát triển của một vùng hay một khu vực sẽ làm địn bẩy cho những khu vực lân cận - nơi mà các nguồn lực quốc gia chưa thể tập trung đầu tư. Việc xác định ba vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước là một thử nghiệm đầu tiên áp dụng quy luật thị trường trong phân vùng và phát triển vùng. Trong đĩ, VKTTĐPN vốn trước đây đã cĩ kinh tế thị trường mạnh nhất cả nước, nay được chú trọng nghiên cứu và quy hoạch để từ đĩ cĩ thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc phân vùng và nghiên cứu phát triển các vùng khác ở nước ta. Từ thực tiễn thời gian qua Vùng KTTĐ phía Nam đã cĩ những bước phát triển vượt bậc trên cơ sở dựa vào các lợi thế và nguồn lực sẵn cĩ cộng với tác động tích cực của cơng cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế trên phạm vi cả nước, chứng tỏ chủ trương tập trung phát triển vùng của Đảng và Nhà nước ta đã đi đúng hướng, điều quan trọng khơng kém cần phải tiếp tục nghiên cứu và thực hiện đĩ là tiếp tục cĩ những cơ chế chính sáh phù hợp để Vùng KTTĐ phía Nam phát triển hơn nữa, phát huy được tất cả những lợi thế của mình. 1.2 Cơ chế quản lý nhà nước đối với vùng kinh tế và cơ chế quản lý nhà nước đối với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 1.2.1 Cơ chế quản lý nhà nước đối với vùng kinh tế Cơ chế: “Cách thức sắp xếp, tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đĩ mà thực hiện” [162; 23]. Cơ chế quản lý nhà nước về kinh tế (cơ chế quản lý kinh tế): là phương thức mà qua đĩ Nhà nước tác động nền kinh tế thơng qua các mục tiêu, phương pháp, nguyên tắc, cơng cụ để định hướng, dẫn dắt, kích thích, tổ chức, điều tiết nền kinh tế vận động đến các mục tiêu đã định [161; 10]. Quản lý nhà nước là sự tác động cĩ tổ chức và điều hành của các chủ thể mang quyền lực nhà nước, được thực hi._.ện bằng bộ máy cơng cụ đồng bộ trong gắn kết phối hợp của nhà nước. Các chủ thể quản lý mang quyền lực nhà nước, nĩi gọn lại là các cơ quan quản lý nhà nước, phải thực hiện hoạt động quản lý nhà nước bằng quyền lực, cơng cụ và bộ máy của nhà nước, mà cụ thể là: + Phải chấp hành theo các cơ quan quyền lực nhà nước đã lập ra cơ quan quản lý nhà nước. + Điều hành, trên cơ sở chấp hành, để tổ chức thực hiện nội dung cơng việc quản lý nhà nước. Do đĩ, cĩ thể hiểu cơ chế quản lý của Nhà nước đối với vùng kinh tế là phương thức mà qua đĩ các chủ thể mang quyền lực Nhà nước tác động vào quá trình phát triển kinh tế vùng thơng qua các phương pháp, nguyên tắc, cơng cụ để dẫn dắt các đối tượng đạt được các mục tiêu quản lý đã định. Cơ chế quản lý nhà nước được hình thành trên cơ sở gồm 3 yếu tố sau: - Cơ cấu tổ chức bộ máy của các đối tượng quản lý (tức là phải phân chia đối tượng, sắp xếp tổ chức đối tượng hợp lý để chủ thể dễ dàng điều tiết, quản lý trong quá trình phát triển); - Các phương pháp quản lý (xây dựng được các nguyên tắc, phương thức, biện pháp quản lý hiệu quả); - Và các cơng cụ quản lý (đề ra các mục tiêu, cơng cụ, thủ thuật quản lý đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả). Như vậy, muốn cĩ cơ chế quản lý vùng hiệu quả thì cần xây dựng cả 3 yếu tố trên một cách phù hợp. Đối với việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy của Vùng cần dựa vào sự liên kết trong chiến lược và quy hoạch phát triển tổng thể vùng; trong đĩ cần kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ; cĩ thể cần xây dựng một Ban điều hành liên thơng cĩ đủ thẩm quyền, trách nhiệm để kết nối sự phát triển hợp lý, hài hịa trong vùng; Về các phương pháp quản lý thì ở đây cũng cần quan tâm thực hiện nguyên tắc quản lý tập trung vùng nhưng phải đảm bảo tính tự chủ của các địa phương. Các cơng cụ quản lý điều hành sẽ do Ban trên đưa ra, Chính phủ cĩ thể cho phép Ban này đưa ra các cơng cụ đặc thù nhằm điều hành hiệu quả nhất việc phát triển liên vùng hài hịa. Cơ chế quản lý nhà nước đối với Vùng KTTĐ phải phù hợp chủ trương quản lý bằng cách điều tiết gián tiếp là chủ yếu để nâng cao hiệu quả nền kinh tế, tức là điều tiết gián tiếp thị trường thơng qua các mục tiêu kinh tế vĩ mơ, đến lượt nĩ, thị trường lại ra ‘tín hiệu’ cung-cầu, giá cả để dẫn dắt các doanh nghiệp (các lực lượng thị trường). Đây cũng chính là quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay: “Tác động đến thị trường chủ yếu thơng qua cơ chế, chính sách và các cơng cụ kinh tế… Thực hiện quản lý nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp.”[161; 7] Ngồi ra, để thực hiện tốt quản lý nhà nước đối với vùng KTTĐ cịn cần phải xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương đối với những vùng kinh tế trọng điểm nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ để đạt hiệu quả cao trong phát triển kinh tế - xã hội. Theo đĩ, sự phối hợp phải bảo đảm nguyên tắc đồng thuận giữa các bộ, ngành; giữa các bộ, ngành với các địa phương và giữa các địa phương với nhau trong vùng kinh tế trọng điểm, nhằm tạo ra “khung kết cấu hạ tầng” đồng bộ, hiện đại. Hoạt động phối hợp cĩ thể được thực hiện thơng qua cơ cấu tổ chức đĩ là các cuộc hội nghị của các tổ thường trực điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. Trên cơ sở nội dung chuẩn bị do các bộ, ngành và địa phương soạn thảo, đưa ra, các bộ, ngành, địa phương bàn bạc, thảo luận tại các hội nghị để thỏa thuận và thống nhất trên những phương hướng nhất định. Nội dung phối hợp tập trung vào việc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm, quy hoạch phát triển các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm chủ yếu, huy động vốn đầu tư phát triển, phát triển đào tạo và sử dụng lao động và việc thiết lập hệ thống thơng tin, cung cấp thơng tin cho vùng. Cơ chế quản lý của nhà nước đối với vùng kinh tế tác động tới nhiều đối tượng, và trong đĩ DNDD cĩ phương thức tác động khác với DNNN hay là doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngịai. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, để phát triển vùng cần rất chú trọng đến cơng tác quản lý vùng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Quản lý vùng là cơng việc khĩ khăn, phức tạp do phải giải quyết nhiều lĩnh vực, liên quan đến mọi phương diện của xã hội và phải cĩ sự tham gia của nhiều cơ quan quản lý cả ở trung ương và địa phương trong quá trình phát triển. Để vùng kinh tế trọng điểm phát triển đúng với mục tiêu đề ra, việc xây dựng một cơ chế quản lý nhà nước hợp lý, hợp quy luật đối với vùng kinh tế là nền tảng cần thiết cho sự phát triển vùng. 1.2.2 Cơ chế quản lý nhà nước đối với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Cơ chế quản lý của Nhà nước đối với vùng kinh tế là phương thức mà qua đĩ Nhà nước tác động vào quá trình phát triển kinh tế vùng, cơ chế quản lý thể hiện qua chủ trương, chính sách, pháp luật... của Nhà nước, đặc biệt rõ nét là thể hiện qua pháp luật bởi vì pháp luật được xem là cơng cụ quản lý chính thức và cơ bản của Nhà nước “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, khơng ngừng tăng cường pháp chế XHCN” (Điều Hiến pháp 1992), để thực hiện quản lý nhà nước, các chủ trương, chính sách cũng được thể chế hố thành pháp luật. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) là ý tưởng đã hình thành từ lâu. Cơng tác tổ chức lãnh thổ, quy hoạch Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã được Đảng, Nhà nước tiến hành từ những năm 1986, 1987 của thế kỉ trước. Năm 1998 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội VKTTĐPN giai đoạn đến 2010 (lúc này cĩ 4 tỉnh TP. HCM, Đồng Nai, B.Dương, BR-VT). 1.2.2.1 Xem xét cơ chế quản lý vùng KTTĐ phía Nam từ gĩc độ các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Kể từ khi thành lập Vùng KTTĐPN, Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc ra đời tồn tại và phát triển của Vùng. Quyết định số 44/1998/QĐ - TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn đến 2010 - cĩ thể được xem như là văn bản “khai sinh” của Vùng KTTĐPN, theo đĩ văn bản xác định mục tiêu thành lập Vùng, phạm vi các tỉnh trong vùng, xác định vùng KTTĐPN là đầu tàu, là hạt nhân của vùng Đơng Nam bộ và Nam bộ, quy định rõ nhiệm vụ của vùng KTTĐPN trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Sau khi được thành lập, vùng KTTĐPN đã chứng tỏ vai trị đầu tàu năng động của mình và thực tiễn hoạt động cũng cho thấy việc thiếu sự phối hợp đồng bộ của các địa phương trong vùng là cản ngại rất cho sự phát triển Vùng. Để giải quyết yêu cầu cấp bách của thực tiễn, ngày 18/2/2004, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số 20/2004/QĐ-TTg thành lập Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) ở cấp Trung ương để phối hợp các hoạt động phát triển giữa các ngành, các địa phương nhằm tạo ra sự thống nhất trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đồng bộ trong triển khai đầu tư để đạt hiệu quả cao trong phát triển kinh tế - xã hội của các vùng KTTĐ. Theo Quyết định số 20/2004/QĐ-TTg thì Tổ chức điều phối khơng phải là một cấp quản lý; khơng ra quyết định hành chính; cĩ nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ phối hợp các Bộ, ngành và các địa phương trong vùng KTTĐ nhằm phát triển cĩ hiệu quả các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta. Cơ cấu, bộ máy của Tổ chức điều phối phát triển các vùng KTTĐ bao gồm: Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng KTTĐ và các Tổ điều phối của các Bộ, ngành và địa phương trong vùng KTTĐ. Ban Chỉ đạo điều phối phát triển vùng KTTĐ cĩ nhiệm vụ, quyền hạn: - Chỉ đạo phối hợp thực hiện theo đúng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành, vùng, trước mắt rà sốt các quy hoạch cho phù hợp thực tế và yêu cầu phát triển. Chỉ đạo thực hiện các vấn đề cĩ ý nghĩa vùng như đầu tư xây dựng hạ tầng, mơi trường, phát triển nguồn nhân lực, đối ngoại, liên kết vùng. - Đề xuất với Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách tháo gỡ khĩ khăn cho phát triển kinh tế - xã hội của các vùng KTTĐ. - Xây dựng chương trình phối hợp phát triển của các Bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng KTTĐ. - Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phối hợp phát triển giữa các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các vùng KTTĐ. - Theo dõi, đơn đốc và giải quyết các vấn đề điều phối thuộc thẩm quyền của các Bộ, ngành và các địa phương là thành viên Ban Chỉ đạo trong quá trình thực hiện phối hợp phát triển. - Tổ chức phối hợp giữa các vùng KTTĐ với các vùng khác. - Tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ 06 tháng và cả năm về tình hình phát triển và phối hợp phát triển của các vùng KTTĐ. Sau đĩ, Ban chỉ đạo các vùng kinh tế trọng điểm cũng đã được thành lập theo Quyết định 1022/QĐ-TTg ban hành ngày 28/9/2004, Trưởng Ban chỉ đạo là Phĩ Thủ tướng Chính phủ và Phĩ ban là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, các thành viên Ban Chỉ đạo là thứ trưởng, phĩ Chủ tịch UBND các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm. Từ năm 2005 Ban chỉ đạo đã thường xuyên tổ chức các Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm để bàn bạc, thảo luận và đưa ra các nhĩm nhiệm vụ và giải pháp cho các vùng KTTĐ Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ. Mục đích cơ bản của các Hội nghị là nhằm phối hợp chỉ đạo, điều hành, phối hợp phát triển vùng… nhìn chung, hoạt động điều phối này cịn chưa mạnh, tập trung và thống nhất, nên mới thu được kết quả ban đầu hạn chế; đặc biệt mối liên kết phát triển cịn khá yếu. Tổ chức điều phối khơng phải là một cấp hành chính, khơng cĩ chức năng quản lý hành chính mà chỉ hoạt động mang tính tham mưu giúp Thủ tướng phối hợp các Bộ, ngành và địa phương phát triển hiệu quả, vì vậy Ban chỉ đạo khơng cĩ thẩm quyền để ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Phương hướng phát triển Vùng, quy hoạch tổng thể Vùng... được quy định tại Quyết định 146/2004/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 13/8/2004 “Về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”. Theo Quyết định 146/2004/QĐ-TTg, Chính phủ ban hành quy định về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 để phát huy những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm xây dựng vùng KTTĐ phía Nam trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển năng động, cĩ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, thực sự là vùng kinh tế động lực của cả nước, giữ vững vai trị quyết định đĩng gĩp vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố của cả nước và trong một số lĩnh vực quan trọng, gĩp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh quốc tế, đi đầu trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tạo động lực cho quá trình phát triển của vùng Đơng Nam Bộ. Quyết định 146 cũng quy định các mục tiêu phát triển chủ yếu và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát triển, bao gồm các nhiệm vụ mới cĩ tính đột phá; về điều chỉnh quy hoạch, đổi mới cơ chế thu hút đầu tư trong và ngồi nước. Liên quan đến cơ chế quản lý nhà nước, Quyết định 146 nêu phương hướng cần xây dựng cơ chế phân cấp trung ương và địa phương phù hợp và linh hoạt.... nhằm làm cho sự phối hợp giữa các ngành với nhau, giữa các địa phương với nhau và giữa ngành với địa phương được chặt chẽ và hiệu quả... nhưng chưa giải quyết tiếp vấn đề là cơ chế đĩ như thế nào?. Đến năm 2007, trên cơ sở đề xuất của Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 159/2007/QĐ-TTg ngày 10/10/2007 ban hành Quy chế quy định sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với các vùng KTTĐ nhằm tạo ra sự thống nhất, đồng bộ để đạt được hiệu quả cao trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ mơi trường và bảo đảm quốc phịng, an ninh của các vùng KTTĐ, thực hiện thành cơng định hướng phát triển của các vùng KTTĐ được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; chủ trương, chính sách, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước về phát triển vùng KTTĐ ở nước ta. Phạm vi phối hợp vùng KTTĐ phía Nam gồm: thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bà Rịa -Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang; đối tượng phối hợp là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các vùng KTTĐ, lĩnh vực phối hợp trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, mơi trường, quốc phịng, an ninh. Quyết định 159/2007/QĐ-TTg cũng nêu rõ nguyên tắc phối hợp phát triển trong các vùng KTTĐ, đĩ là : - Tuân thủ chủ trương, đường lối đã ghi trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Nghị quyết của Bộ Chính trị và quy định của pháp luật về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phịng, an ninh các vùng KTTĐ. - Thực hiện phối hợp bảo đảm nguyên tắc đồng thuận giữa các Bộ, ngành; giữa các Bộ, ngành với các địa phương và giữa các địa phương với nhau trong các vùng kinh tế trọng điểm. - Việc chủ trì tổ chức thực hiện cơng tác phối hợp sẽ được giao cho Bộ, ngành, địa phương nào cĩ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn liên quan nhiều nhất đến lĩnh vực hoặc nhiệm vụ cần phối hợp đĩ. - Hoạt động phối hợp được thực hiện thơng qua Hội nghị của các Tổ Thường trực điều phối phát triển các vùng KTTĐ. Trên cơ sở nội dung chuẩn bị của các Bộ, ngành và địa phương soạn thảo, đưa ra các Bộ, ngành, địa phương bàn bạc, thảo luận tại các Hội nghị để thỏa thuận và thống nhất. Văn phịng Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng KTTĐ lập tờ trình báo cáo kết quả các vấn đề phối hợp trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt. Các Bộ, ngành và địa phương trong Vùng KTTĐ triển khai thực hiện. - Những vấn đề khơng đạt được sự đồng thuận của các Bộ, ngành và địa phương trong Vùng KTTĐ thì Văn phịng Ban Chỉ đạo tổng hợp ý kiến, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Ngồi ra Quyết định 159/2007/QĐ-TTg cũng quy định về nội dung và phương thức phối hợp, về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng KTTĐ, về trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành trong việc phối hợp quản lý nhà nước đối với Vùng KTTĐ, trong đĩ cĩ vùng KTTĐ phía Nam. Ngồi các văn bản quy phạm pháp luật trên, cịn cĩ thể kể đến các văn bản quy phạm pháp luật cĩ liên quan như Quyết định số 123/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phịng, an ninh của vùng Đơng Nam bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Quyết định 589/2008/QĐ-TTg ngày 20/5/2008 về phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020 tầm nhìn 2050; Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về hướng dẫn nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch… Từ việc nghiên cứu nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về Vùng KTTĐ phía Nam, đối chiếu với lý luận về phân vùng kinh tế, cĩ thể nhận thấy rằng hiện tại Vùng KTTĐ phía Nam là vùng kinh tế tổng hợp và thuộc lọai vùng kinh tế cơ bản, và cũng theo lý luận về phân vùng kinh tế thì vùng kinh tế cơ bản thường bao gồm nhiều đơn vị hành chính (các tỉnh, thành phố), nhưng bản thân vùng kinh tế cơ bản lại khơng thành lập bộ máy quản lý hành chính mà đây là những vùng trực thuộc Chính phủ Trung ương. Chính vì thế các vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước thực hiện cơng tác quản lý, phương hướng phát triển vùng, biện pháp phối hợp quản lý, các mục tiêu phát triển vùng... đều do Chính phủ quyết định. Trong cơ chế quản lý nhà nước đối với các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta, cơ quan quản lý là Chính phủ, và trên cơ sở thẩm quyền của mình Chính phủ quy định nội dung quản lý nhà nước đối với vùng KTTĐ. Với sự tập trung quản lý vĩ mơ đĩ, Vùng KTTĐ Bắc bộ, vùng KTTĐ Trung bộ, vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ vùng đồng bằng sơng Cửu Long sẽ cĩ cùng một cơ chế quản lý cơ bản. Điểm thuận lợi của phương thức này là sự tập trung thống nhất cao nhưng điểm thuận lợi đĩ là quá nhỏ so với những bất cập và bất lợi. Mỗi vùng KTTĐ đều cĩ nét đăc thù riêng và thế mạnh riêng biệt, nếu khơng khai thác được thế mạnh riêng biệt đĩ để làm động lực cho sự phát triển của vùng, các địa phương lân cận và làm động lực cho sự phát triển đất nước thì nghĩa là mục tiêu khi phân vùng kinh tế chúng ta chưa đạt được. Chính vì nhận thức rõ điều này nên trong hoạt động quản lý, tuy tất cả các vùng KTTĐ đều thuộc Chính phủ, các vùng khơng cĩ bộ máy quản lý hành chính riêng nhưng Chính phủ đã lập những tổ chức điều phối cho từng vùng, tuy Ban chỉ đạo điều phối là tổ chức chung cho các vùng KTTĐ nhưng trong Văn phịng Ban Chỉ đạo điều phối cĩ phân cơng cụ thể cán bộ chuyên từng vùng, các vùng lập Tổ điều phối làm cơ quan tham mưu cho Chính phủ trong quá trình ban hành cơ chế, chính sách; Chính phủ cũng đã ban hành những quyết định về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội riêng biệt cho từng vùng để làm cơ sở phát triển vùng (chẳng hạn Quyết định 146/2004/QĐ-TTg cho vùng KTTĐ phía Nam); đồng thời cho phép các địa phương, các bộ, ngành trên cơ sở pháp luật của Nhà nước, cĩ thể “tiến hành xây dựng và đề xuất những cơ chế, chính sách liên quan đến ngành mình, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để áp dụng cho vùng KTTĐ" (Quyết định 159/2007/QĐ-TTg) nhằm tạo ra cơ chế quản lý phù hợp với đặc thù vùng, phát huy được thế mạnh của vùng. Nhưng lưu ý một điều, đĩ là khi đề xuất những cơ chế, chính sách để áp dụng cho Vùng, cần dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật chung trong cả nước, cĩ thể quy định một vài nội dung đặc thù, nhưng nội dung đăc thù đĩ khơng ra khỏi khung pháp lý chung của cả nước "Việc xây dựng và đề xuất các cơ chế, chính sách chung cho tồn Vùng thực hiện đúng Chỉ thị số 07/2001/CT-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm tính thống nhất trong các quy định về thuế, đầu tư, ngân sách nhà nước, lao động trong các văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm tính khả thi, hiệu quả và phù hợp với các cam kết quốc tế" “Ngồi chính sách chung cho tồn vùng KTTĐ, các địa phương cĩ thể cụ thể hố chính sách chung phù hợp với địa phương mình, song phải phù hợp với quy định hiện hành và bảo đảm sự thống nhất trong tồn vùng” (Quyết định 159/2007/QĐ-TTg). 1.2.2.2 Cơ chế phối hợp của các địa phương vùng KTTĐ phía Nam Để tạo được sự phối hợp giữa các địa phương trong Vùng, bên cạnh những quy định của cơ quan nhà nước ở Trung ương tạo ra cơ chế chung, bản thân các địa phương trong Vùng cũng đã cĩ nhiều động thái phối hợp cùng nhau. - Ngay từ năm 2001, Long An và Tp. Hồ Chí Minh đã cùng nhau ký Biên bản hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với các phương châm: Hợp tác kinh tế giữa hai địa phương phải lâu bền trên cơ sở bình đẳng và cùng cĩ lợi. Trước tiên, tập trung vào những vấn đề bức thiết và trong khả năng của mỗi địa phương. Việc hợp tác kinh tế cần quán triệt phương châm: dễ làm trước, khĩ làm sao; phải nghiên cứu cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả cơng việc, tránh phơ trương hình thức. Sau đĩ, Long An và Tây Ninh cũng đã cĩ Chương trình phối hợp phát triển kinh tế - xã hội. - Ngày 29 tháng 06 năm 2001, Tp. Hồ Chí Minh và Tây Ninh lập Kế hoạch hợp tác phát triển kinh tế-xã hội, xác định Thành phố Hồ Chí Minh cĩ mối quan hệ chặt chẽ với các tỉnh miền Đơng Nam bộ, trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội. Về lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh cĩ mối quan hệ gắn bĩ lâu đời từ trong chiến đấu giành lại độc lập cho Tổ quốc, đến xây dựng bảo vệ và phát triển đất nước. Hai địa phương mong muốn nâng cao và thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ hợp tác, tương trợ lẫn nhau để xây dựng và phát triển đất nước trong điều kiện mới - điều kiện tồn cầu hố, hội nhập và cạnh tranh. Mối quan hệ này thể hiện thơng qua việc mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế-xã hội nhằm tạo sự chuyển biến về kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế của hai địa phương; giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc; đảm bảo an ninh-chính trị, trật tự-an tồn xã hội, tạo đà đẩy mạnh thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hố, hiện đại hố của hai địa phương nĩi riêng và cả nước nĩi chung. Năm 2003, Đồng Nai cùng Tp. Hồ Chí Minh lập Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2002-2005 và định hướng đến năm 2010. Đồng Nai cũng đã cĩ Chương trình hợp tác cùng Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu. Cĩ thể thấy Tiền Giang là địa phương gia nhập Vùng KTTĐ phía Nam sau nhất nhưng cũng đã rất chú trọng mối quan hệ phối hợp với các thành viên khác. Sau khi gia nhập vùng KTTĐ phía Nam vào năm 2004, Tiền Giang đã sớm cùng Tp. Hồ Chí Minh và sau đĩ là Long An, là hai địa phương cĩ địa giới hành chính giáp ranh Tiền Giang ký kết các thỏa thuận phát triển kinh tế - xã hội. Nguyên tắc hợp tác chung mà các địa phương đều nhất quán là: 1. Hợp tác bình đẳng trên cơ sở phát huy thế mạnh, tiềm năng đặc thù của hai địa phương để cùng nhau phát triển, hai bên cùng cĩ lợi. 2. Hợp tác là cả một quá trình, nên cĩ thể đi từ quy mơ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao nhưng phải chọn những nội dung; lĩnh vực cấp bách, thiết thực, trọng điểm cho sự phát triển KT-XH của địa phương. 3. Ở từng địa phương, từng lĩnh vực, ngành nghề cần được xác định rõ mục tiêu hợp tác, để từ đĩ hỗ trợ về cơ chế, chính sách khuyến khích của cả hai địa phương. Những lĩnh vực ngành nghề với mục tiêu đơn thuần là kinh doanh thì khơng cần thiết phải đưa vào chương trình hợp tác, các doanh nghiệp sẽ hoạt động theo cơ chế thị trường. 4. Nội dung hợp tác được xây dựng thành các dự án, đề án cụ thể; các dự án và đề án này phải cĩ mục tiêu rõ ràng, cĩ thời gian triển khai, cĩ kinh phí, đơn vị và đối tác thực hiện. 5. Trên cơ sở lãnh đạo của địa phương thống nhất chủ trương hợp tác, các Sở, ngành xây dựng kế hoạch cụ thể để ký kết thực hiện [163; 36]. Cĩ thể kết luận rằng Vùng KTTĐPN, cũng như các vùng KTTĐ khác trong cả nước hiện chưa cĩ cơ chế quản lý nhà nước riêng biệt đối với vùng. Mỗi một địa phương, trên cơ sở các Hiến pháp, luật, các văn bản QPPL khác của các cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành cĩ thể ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cĩ hiệu lực trong phạm vi địa phương nhằm tổ chức quản lý nhà nước đối các đối tượng quản lý, và nội dung các văn bản này khơng được trái các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, khơng được làm mất đi tính thống nhất trong tịan vùng và trong cả nước. Khi xem xét quan hệ giữa Nhà nước với tư cách là chủ thể thực hiện quản lý và các đối tượng chịu sự quản lý nhà nước khơng thể xem xét tách rời ra khỏi cơ chế quản lý nhà nước trong từng giai đọan, từng thời kỳ, từng khu vực lãnh thổ cụ thể. Nghiên cứu QHPL giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam gắn liền với cơ chế quản lý nhà nước đối với Vùng KTTĐ phía Nam, cơ chế quản lý nhà nước đối với vùng KTTĐ phía Nam vừa phản ánh nội dung của QHPL giữa Nhà nước và DNDD, vừa quyết định nội dung QHPL, vừa là định hướng nội dung QHPL giữa Nhà nước và DNDD. Cơ chế quản lý nhà nước đối với vùng KTTĐ phía Nam tác động trực tiếp đến việc thay đổi, hồn thiện QHPL giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam. 1.3 Những vấn đề lý luận về quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và DNDD 1.3.1 Khái niệm Quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh Sự tồn tại của DNDD là một tất yếu khách quan. Từ đĩ, sự điều chỉnh của pháp luật đối với DNDD là một tất yếu khách quan bởi hai lý do sau đây: Thứ nhất, phải xác lập cơ sở pháp lý cho việc Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với doanh nghiệp. Trong cơ chế kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, vai trị của pháp luật khá mờ nhạt và trở nên thứ yếu trước sức mạnh của phương pháp điều chỉnh hành chính - mệnh lệnh. Trong nền kinh tế thị trường, pháp luật trở thành cơng cụ quyết định trong điều chỉnh các quan hệ xã hội căn bản. Việc điều chỉnh của pháp luật đối với DNDD càng trở nên là một nhu cầu khơng thể thiếu để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Nhà nước thực hiện cơng tác quản lý, điều tiết vĩ mơ và định hướng phát triển nền kinh tế. Thứ hai, sự điều chỉnh pháp luật đối với DNDD là cơ sở, là điều kiện cần thiết nhất, quan trọng nhất trong việc tạo "khung pháp lý" cho DNDD tổ chức và hoạt động. Chính các chủ thể kinh doanh nĩi chung, trong đĩ cĩ DNDD cũng luơn muốn được tồn tại và phát triển trong mơi trường kinh tế xã hội với khung pháp lý đầy đủ và hợp lý. Với tư cách là cơng cụ chủ yếu để Nhà nước sử dụng quản lý xã hội, pháp luật xác định bản chất, nội dung, phương hướng, biện pháp thực hiện quan hệ giữa Nhà nước và DNDD. Vì được xác lập và đảm bảo thực hiện trên cơ sở pháp luật nên nội dung của QHPL giữa Nhà nước và DNDD luơn luơn được thể hiện ở hệ thống quyền và nghĩa vụ pháp lý của hai chủ thể là Nhà nước và DNDD. Trong đĩ, quyền pháp lý là khả năng xử sự của chủ thể theo một cách thức nhất định được pháp luật cho phép. Cịn nghĩa vụ pháp lý chủ thể là cách xử sự bắt buộc của chủ thể nhằm đáp ứng quyền và lợi ích của các chủ thể khác. Quan hệ đĩ được pháp luật điều chỉnh sẽ xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ thể về mặt lý thuyết. Khi cĩ sự kiện pháp lý xảy ra các quyền và nghĩa vụ đĩ sẽ được hiện thực hố. Theo GS.TS. Đào Trí Úc, quan hệ pháp luật cĩ thể được xem xét ở phương diện lý thuyết (trạng thái tĩnh) và phương diện thực tiễn (trạng thái động) “Quan hệ pháp luật thể hiện trong qui phạm pháp luật, nếu khơng được áp dụng trong thực tế, thì khơng bao giờ đạt được mục đích của nĩ. Như vậy, sự liên hệ giữa qui phạm pháp luật và quan hệ pháp luật là sự liên hệ giữa " cái cần “ (cái cĩ thể, cái khả năng) với cái cĩ thực, cái hiện thực. Hay nĩi cách khác: quan hệ pháp luật cĩ thể là quan hệ lý thuyết (tồn tại trong qui phạm) và cĩ thể là quan hệ thực tiễn (cái được thực hiện). Nhưng việc khơng thực hiện quan hệ pháp luật tất nhiên là khơng làm mất đi sự tồn tại pháp lý của nĩ, khơng cĩ nghĩa là tiêu huỷ quan hệ đĩ vì những quyền và nghĩa vụ của chủ thể vẫn nguyên vẹn” [162; 22]. Quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và DNDD là cơ sở của sự hình thành quan hệ pháp luật cụ thể giữa Nhà nước và DNDD. Hay nĩi cách khác, QHPL giữa Nhà nước và DNDD là quan hệ tồn tại trên phương diện lý thuyết cịn quan hệ pháp luật giữa Nhà nước và DNDD tồn tại trên phương diện thực tiễn thực hiện pháp luật (phát sinh, thay đổi, chấm dứt khi cĩ sự kiện pháp lý xảy ra). Như vậy, quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và DNDD là những quan hệ giữa Nhà nước và DNDD được điều chỉnh bằng pháp luật. Quan hệ này được biểu hiện trên thực tiễn là các quan hệ pháp luật cụ thể giữa các cơ quan cĩ thẩm quyền của Nhà nước và DNDD. QHPL giữa Nhà nước và DNDD thể hiện sự tác động tương hỗ giữa hai yếu tố cơ bản là quan hệ xã hội giữa Nhà nước, DNDD và pháp luật. Sự tồn tại của quan hệ pháp lý này là do nhu cầu cần phải điều chỉnh bằng pháp luật chứ khơng phải là ý chí độc đốn của Nhà nước. Nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật là yêu cầu khách quan nhưng sự điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ này buộc các chủ thể Nhà nước và DNDD trong những hồn cảnh nhất định phải xử sự theo những cách thức nhất định phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển của xã hội. Theo GS.TS Đào Trí Úc, “tiền đề của việc hồn thiện quan hệ pháp luật là việc khơng ngừng hồn thiện các qui định pháp luật... và để các quan hệ pháp luật cĩ thể được thực hiện cần đến những điều kiện thực hiện quan hệ pháp luật” [162, 22]. Việc hồn thiện QHPL giữa Nhà nước và DNDD là một quá trình chứa đựng cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Dưới gĩc độ chủ quan QHPL là một dạng quan hệ xã hội. Những quan hệ giữa Nhà nước và DNDD cĩ tính điển hình phổ biến được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật sẽ trở thành quan hệ pháp lý. QHPL biểu hiện thành quan hệ pháp luật trong những điều kiện hồn cảnh cụ thể làm nảy sinh quyền và nghĩa vụ chủ thể, từ đĩ chủ thể pháp luật thể hiện ý chí của mình thơng qua hành vi và xử sự của họ. Việc cĩ pháp luật mới chỉ tạo nên QHPL, cịn việc xuất hiện quan hệ pháp luật trên thực tế hay khơng lại phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của chính chủ thể và những điều kiện hồn cảnh khách quan. Trong nhiều trường hợp, QHPL khơng trở thành quan hệ pháp luật trên thực tế bởi vì khơng cĩ sự kiện pháp lý xảy ra do khách quan hoặc do chủ quan. Lý do khách quan, là pháp luật khơng phản ánh đúng, đủ kịp thời các đặc tính và sự vận động của quan hệ xã hội hoặc là phản ánh chủ quan, áp đặt một chiều sẽ dẫn đến các quy định pháp luật khơng phù hợp. Điều này làm cho chủ thể khơng thể hoặc khơng muốn tham gia quan hệ pháp luật. Lý do chủ quan là trường hợp chủ thể trốn tránh khơng muốn ứng xử theo pháp luật vì những động cơ khác nhau, trong đĩ chủ yếu là động cơ lợi ích hoặc vụ lợi. Như vậy, trong trường hợp Nhà nước khơng phát huy được tính tích cực của chủ thể thì quan hệ pháp luật khĩ được xuất hiện và QHPL chỉ tồn tại về mặt lý thuyết mà khơng đi vào đời sống kinh tế xã hội. Mức độ hồn thiện và chất lượng của hệ thống pháp luật là yếu tố cơ bản quyết định quá trình vận động của quan hệ pháp luật giữa Nhà nước và DNDD trên thực tế. Khi Nhà nước khơng cĩ cơ chế để chủ thể cĩ hành vi tích cực thì sẽ hạn chế việc hồn thiện QHPL và làm biến dạng quan hệ pháp luật cụ thể. Tình trạng lạm quyền và vi phạm nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật giữa Nhà nước và DNDD trở nên phổ biến là do quá trình hồn thiện QHPL giữa Nhà nước và DN chưa phù hợp với quá trình vận động của nền kinh tế, trong đĩ nguyên nhân chính yếu là do hệ thống pháp luật kinh tế chưa phản ánh phù hợp và kịp thời quá trình vận động của nền kinh tế thị trường. Mơi trường kinh tế xã hội nĩi chung và mơi trường kinh doanh cĩ tác động mạnh mẽ, theo chiều hướng tiêu cực và tích cực đến quá trình hồn thiện QHPL giữa Nhà nước và DNDD. Vì vậy, chủ trương, định hướng phát triển kinh tế, hồn thiện bộ máy nhà nước, hồn thiện pháp luật và mơi trường kinh doanh địi hỏi và quyết định việc hồn thiện QHPL giữa Nhà nước và DNDD. Trên cơ sở QHPL giữa Nhà nước và DNDD, cĩ thể hình thành hai dạng quan hệ pháp._. thuận hỏi ý kiến của bất kì cơ quan nào, nếu ngành nghề đĩ khơng thuộc ngành nghề cấm kinh doanh, và khơng phải là nghành nghề kinh doanh cĩ điều kiện. Tuy nhiên, điểm e, khoản 2 Điều 5 NĐ 139 quy định: một trong các điều kiện kinh doanh phải được thể hiện dưới hình thức chấp thuận khác của cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền. Với quy định này, ngồi những giấy tờ doanh nghiệp cần chứng minh khi kinh doanh nghành nghề cĩ điều kiện là giấy phép kinh doanh; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; chứng chỉ hành nghề; chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (điểm a,b,c, d khoản 2 điều 8 NĐ 139) thì phải cĩ thêm điều kiện là sự chấp thuận khác của cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền. Quy định như vậy là tạo cho các nhà quản lý tự cho mình quyền chấp thuận hay khơng chấp thuận và tạo ra những điều kiện mới gây khĩ khăn cho doanh nghiệp, đi ngược với tinh thần của Luật là tạo cơ chế thơng thống trong tiến trình cải cách hành chính mà chúng ta đang thực hiện. Do đĩ, thời gian tới cần cĩ sự điều chỉnh quy định trên để phù hợp, bằng cách quy định rõ “hình thức chấp nhận khác của cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền” đĩ là gì, tránh tình trạng “giấy phép con” tràn lan do những quy định chung chung, tạo ra khe hở pháp luật. - Tại điều 37 Luật Doanh nghiệp 2005 có quy định rằng doanh nghiệp cĩ quyền thành lập chi nhánh, văn phịng đại diện, địa điểm kinh doanh nhưng các điều khoản trong Luật khơng hề quy định việc đăng ký kinh doanh đối với các cửa hàng, trạm kinh doanh, địa điểm kinh doanh… trực thuộc chi nhánh. Đã 4 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, nhưng đến nay chưa cĩ một văn bản nào hướng dẫn về nội dung này. Hiện nay tại mỗi địa phương cĩ tồn tại một số cửa hàng, trạm kinh doanh trực thuộc chi nhánh do chính đơn vị doanh nghiệp ký Quyết định thành lập, thơng báo đến Sở Kế hoạch - Đầu tư và chính quyền địa phương biết. Điều này đã gây trở ngại khơng ít cho cơ quan quản lý bởi khơng thể cấm hay cho phép vì khơng cĩ quy định pháp luật. đặc biệt đối với một số ngành hạn chế kinh doanh, các ngành “nhạy cảm” thì cơ quan quản lý giải quyết như thế nào khi chưa cĩ hướng dẫn, trong khi đĩ các doanh nghiệp vẫn tiếp tục ra quyết định thành lập và đi vào hoạt động kinh doanh, và hình thức hạch tốn là báo sổ. Vậy rất cần cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này. - Điều 11 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định về các hành vi bị cấm như: 1. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người khơng đủ điều kiện hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người đủ điều kiện theo quy định của Luật này; gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người yêu cầu đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà khơng đăng ký kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 3. Kê khai khơng trung thực, khơng chính xác nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh; kê khai khơng trung thực, khơng chính xác, khơng kịp thời những thay đổi trong nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh. 4. Kê khai khống vốn đăng ký, khơng gĩp đủ và đúng hạn số vốn như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản gĩp vốn khơng đúng giá trị thực tế. 5. Hoạt động trái pháp luật, lừa đảo; kinh doanh các ngành, nghề cấm kinh doanh. 6. Kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh cĩ điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. 7. Ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đơng của doanh nghiệp thực hiện các quyền theo quy định của Luật này và Điều lệ cơng ty. 8. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên về các biện pháp chế tài cho hành vi vi phạm điều cấm thì quá ít hoặc khơng đủ để răn đe. Một số nội dung chế tài đã được quy định tại Nghị định 06/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính nhưng cĩ những điều cịn bỏ ngỏ chưa cĩ chế tài, chẳng hạn như “Ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đơng của doanh nghiệp thực hiện các quyền theo quy định của Luật này và Điều lệ cơng ty”. Điều cấm quy định để các chủ thể ý thức chấp hành khơng vi phạm nhưng cũng rất cần thiết kèm theo chế tài đối với người cố tình vi phạm thì điều cấm mới đủ sức răn đe. Doanh nghiệp cĩ thể phải chịu một hình thức chế tài nặng nhất, đĩ là thu hồi Giấy CNĐKKD, điều kiện phạt thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tập trung ở điều 165 Luật Doanh nghiệp 2005. Nếu xét dưới gĩc độ doanh nghiệp là chủ thể trong mối QHPL với Nhà nước, là một “thực thể sống” của nền kinh tế, thì đây là hình phạt “tử hình” đối với doanh nghiệp. Vì vậy ngồi điều 165 quy định các trường hợp thu hồi Giấy CNĐKKD, cần thiết ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về cơ quan nhà nước nào sẽ là cơ quan cĩ thẩm quyền thu hồi Giấy CNĐKKD và trình UBND cấp tỉnh ra quyết định thu hồi, cơ quan nào được ủy quyền ra quyết định, thủ tục trình tự như thế nào… vừa gĩp phần giúp các cơ quan quản lý nhà nước cĩ căn cứ pháp lý rõ ràng để áp dụng chế tài này, vừa giúp doanh nghiệp nhận thức hết tầm quan trọng của chế tài thu hồi Giấy CNĐKKD. - Thơng tin là vấn đề quan trọng, đối với cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Nếu thực hiện được hệ thống thơng tin quảng bá một cách đầy đủ, rộng rãi và thường xuyên thì tự nhiên một số khĩ khăn cho doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý sẽ được giải quyết dễ dàng. Hệ thống thơng tin này được xây dựug thơng qua các phương tiện như báo chí, văn bản, qua hệ thống lưu trữ thơng tin trong máy tính và qua mạng Internet. Phải xác định việc xây dựng hệ thống thơng tin đáp ứng được yêu cầu là cơng việc quan trọng cần hồn thiện trước tiên, vì nĩ là nền tảng cơ sở để thực hiện tốt các cơng việc khác, và thơng tin chính thức phải là thơng tin xuất phát từ cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền. Luật doanh nghiệp 2005 đã quy định về chế độ báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thiết lập hệ thống thơng tin phục vụ cho quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp nhưng trong thực tế nội dung này chưa được triển khai đúng với tinh thần. Vì vậy trong thời gian tới cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền cần ban hành những quy định triển khai nội dung báo cáo tình hình kinh doanh, tập hợp thơng tin, cung cấp thơng tin cho doanh nghiệp. 4.2.3.3 Hồn thiện pháp luật về thanh tra, kiểm tra DNDD Hồn thiện Luật thanh tra 2004; NĐ 161/2007 ngày 31/10/2007 hướng dẫn thi hành luật thanh tra và một số văn bản khác để tiếp tục thực hiện tốt cơng tác thanh tra, kiểm tra vừa bảo đảm quyền lợi cho các doanh nghiệp. Trên cơ sở hồn thiện pháp luật, củng cố, sắp xếp và đổi mới hệ thống cơ quan thanh tra, kiểm tra. Bộ máy cần được sắp xếp lại theo hướng gọn nhẹ, tập trung bằng cách giảm bớt số lượng hoặc sáp nhập các bộ phận thanh tra, kiểm tra; tiếp tục xác định rõ nguyên tắc, giới hạn mà nhà nước can thiệp bằng hoạt động thanh tra, kiểm tra vào doanh nghiệp, phân biệt rõ kiểm tra nội bộ với kiểm tra của các cơ quan chức năng. Cần thiết xây dựng pháp luật quy định về Quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra. Khi xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra các bộ, ngành phải phối hợp với nhau để tránh tình trạng trùng lặp, chồng chéo khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, tuy nhiên, hoạt động của mỗi bộ, ngành phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi quản lý nhà nước nên giữa các bộ, ngành khĩ cĩ thể thống nhất được. Trong trường hợp cĩ thể xây dựng Quy chế theo hướng quy định các bộ, ngành phải thơng báo cơng khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho các bộ, ngành cĩ liên quan để phối hợp hoạt động. Nếu cùng một nội dung thì thành lập đồn thanh tra, kiểm tra liên ngành để giảm thời gian làm việc, tiếp đĩn đồn của các doanh nghiệp. Luật Thanh tra 2004 cần được bổ sung nội dung nhằm tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, giám sát đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra theo hướng quy định rõ trách nhiệm kiểm tra, giám sát trước hết thuộc về thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra, kiểm tra. Người cĩ trách nhiệm phải tăng cường theo dõi, tổ chức phân cơng, điều hành, kiểm tra các bộ phận và cá nhân trong đồn bảo đảm chấp hành kỷ luật, hồn thành tốt cuộc thanh tra, kiểm tra. Nếu cuộc thanh tra, kiểm tra dẫn đến kết luận nghiêm trọng, cĩ khả năng gây hại lớn hoặc diễn biến sự việc đột xuất ngồi kế hoạch thanh tra, kiểm tra thì phải ra quyết định xử lý, người ra quyết định xử lý, kết luận phải chịu trách nhiệm về quyết định kết luận của mình. Đối với cán bộ thuộc quyền nếu cĩ vi phạm phải xử lý nhanh chĩng để tránh tiêu cực xảy ra và giải quyết khiếu nại của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Tiếp tục làm rõ trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra đặc biệt là cơ chế hậu kiểm để tránh tình trạng buơng lỏng quản lý của nhà nước sau khi thanh tra, kiểm tra, bảo đảm sự cơng bằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào vi phạm phải bị xử lý nghiêm minh triệt để, hoặc thực hiện kiến nghị yêu cầu của cơ quan thanh tra, kiểm tra. 4.2.3.4 Hồn thiện pháp luật về xử lý vi phạm Nhìn nhận từ phương diện quy định của pháp luật về xử phạt hành chính, trong Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính 2002 và sửa đổi, bổ sung 2008, cĩ thể thấy một số biện pháp chưa phản ánh, theo kịp được với địi hỏi thực tiễn. Chẳng hạn trong pháp lệnh 2002, quy định phạt tiền tối đa đến 20 triệu đồng trong lĩnh vực đo lường chất lượng hàng hố. Từ năm 2002 đến nay, với mức tiền này khơng thể theo kịp lạm phát và trượt giá, thời gian qua cĩ một số vi phạm liên quan tới lĩnh vực đo lường nếu chỉ phạt với mức này thì khơng tương xứng với tính chất mức độ vi phạm đĩ, hay chẳng hạn trong lĩnh vực mơi trường. Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2008/NĐ-CP, thay thế cho Nghị định số 175/2004/NĐ-CP ngày 10/10/2004, quy định xử phạt những hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại. Theo Nghị định mới, phần lớn các mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm đều cao hơn so với quy định trước đây. Năm 2008 chúng ta cĩ mức phạt mới mức tối đa được đẩy lên 500 triệu đồng, nếu mức phạt này sửa đổi sớm hơn thì rõ ràng bây giờ chúng ta đã cĩ thể áp dụng mức xử phạt ấy đối với nhiều vi phạm thời gian qua. Vậy pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại chỉ cần ổn định ở một số nội dung cơ bản, đĩ là những nguyên tắc, cịn các vấn đề như hành vi vi phạm, mức phạt... khơng nhất thiết phải quá ổn định vì cần phải theo kịp biến động của thực tế phát triển kinh tế xã hội. Hịan thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại cần quán triệt theo quan điểm này. Bên cạnh đĩ, do Nghị định 06/2008/NĐ-CP chỉ mới quy định một số nội dung vi phạm trong hoat động thương mại, cần sớm ban hành văn bản quy định về xử lý vi phạm pháp luật của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, thương mại cịn chưa được điều chỉnh. 4.2.4 Các giải pháp mang tính hỗ trợ nhằm hồn thiện mối QHPL giữa Nhà nước và DNDD vùng KTTĐ phía Nam Xem xét mối QHPL giữa Nhà nước và DNDD là xem xét dưới gĩc độ tĩnh, tuy nhiên nếu xét tổng thể thì khi co sự kiện pháp lý diễn ra, mối QHPL này sẽ trở thành các quan hệ pháp luật thực hiện sống động trong cuộc sống. Vì vậy theo chúng tơi, một số giải pháp tác động nhằm hồn thiện các quan hệ pháp luật trong thực tế cũng là những giải pháp mang tính hỗ trợ việc hồn thiện mối QHPL giữa Nhà nước và DNDD dưới gĩ độ kiểm nghi65m, đánh giá lại và rút kinh nghiệm. Chính vì vậy, chúng tơi đề xuất một số giải pháp mang tính hỗ trợ sau: - Tăng cường cơng tác hậu kiểm doanh nghiệp, chuyển hồn tịan tư duy từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Tiền kiểm nặng nề sẽ gia tăng chi phí cho cả nhà đầu tư lẫn các cơ quan nhà nước. Các biện pháp hậu kiểm lỏng lẻo sẽ tạo lỗ hổng cho các luật của các nhà đầu tư theo hướng cĩ lợi cho mình hại cho nền kinh tế quốc gia. Vì thế nên gia tăng cơ chế giám sát sau đăng ký, cưỡng bức trách nhiệm báo cáo, ví dụ như quy trách nhiệm hình sự nếu giám đốc từ chối báo cáo tài chính. Kinh nghiệm của Anh quốc cho thấy những can thiệp như tăng cường nghĩa vụ của doanh nghiệp phải kiểm tốn quỹ, buộc mua bảo hiểm đối với những dự án cĩ nguy cơ gây hại dường như sẽ hiệu quả hơn chỉ là giám sát ban đầu thơng qua báo cáo tác động mơi trường. Hậu kiểm là nhiệm vụ hết sức nặng nề, liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp. Các kết luận hậu kiểm địi hỏi phải chính xác. Vì vậy, cán bộ, cơng chức làm cơng tác phải cĩ chuyên mơn nghiệp vụ sâu, kỹ năng nghiệp vụ tốt và phải cĩ kinh nghiệm thực tiễn. Hậu kiểm phải gĩp phần hồn chỉnh cơ chế, chính sách, pháp luật, ngày càng thuận lợi cho doanh nghiệp, nhưng vẫn bảo đảm sự quản lý của nhà nước, chống được thất thốt bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước và gĩp phần nâng cao năng lực hội nhập của Việt Nam. - Xây dựng quy trình thống nhất về hậu kiểm doanh nghiệp. Sau khi pháp luật về doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn ban hành tương đối hồn thiện, cần xây dựng một quy trình hậu kiểm thống nhất đối với các doanh nghiệp trên địa bàn, bắt đầu từ thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh cho đến thủ tục giải thể và chấm dứt hoạt động với các cơng cụ hậu kiểm đa dạng: Kiểm tốn, báo cáo, giám sát thi hành, xử lý vi phạm… - Tăng cường phương thức kiểm sốt lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, phát huy vai trị các hiệp hội Cần nhận thức vai trị chủ động trong việc kiểm sốt hoạt động lẫn nhau giữa các doanh nghiệp khơng thuộc về nhà nước mà thuộc về chính các doanh nghiệp trong khi giao dịch. Muốn doanh nghiệp cĩ thể kiểm sốt được lẫn nhau, các doanh nghiệp phải cĩ đủ những thơng tin cơ bản về các doanh nghiệp khác. Các thơng tin tối thiểu gồm những thơng tin ban đầu khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và thơng tin về sự tồn tại của doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh (đã giải thể hay phá sản hay chưa). Thơng tin về doanh nghiệp cần được lưu giữ và tất cả các doanh nghiệp đều cĩ tiếp cận dễ dàng với chi phí thấp. Luật Doanh nghiệp đã buộc các doanh nghiệp đăng ký hoạt động phải cơng bố các thơng tin đã đăng ký trên phương tiện thơng tin đại chúng. Trong thời gian qua, mặc dù số lượng doanh nghiệp thành lập rất nhiều, nhưng các doanh nghiệp mới thành lập chưa tuân thủ nghiêm túc yêu cầu này. Thực tế cho thấy số lượng các doanh nghiệp cơng bố trên các phương tiện thơng tin đại chúng rất thấp so với số lượng doanh nghiệp thành lập. Phải tăng cường sự phối hợp của Trung tâm thơng tin về doanh nghiệp với Cục Thuế để cung cấp cho tất cả các doanh nghiệp biết tồn bộ số ấn chỉ hố đơn thuế GTGT đã phát hành. Qua đĩ, các doanh nghiệp cĩ những thơng tin cơ bản ban đầu về đối tác, biết đối tác xuất hố đơn cĩ hợp pháp hay khơng, kể cả doanh nghiệp cĩ điều kiện được cung cấp thường xuyên những văn bản pháp luật về kinh tế, giúp họ dễ dàng định hướng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Đổi mới phương thức và cải thiện cơng tác thanh kỉểm tra doanh nghiệp Với các tổ chức kiểm tra giám sát, cĩ lực lượng được tổ chức cĩ sắc phục, phù hiệu đặc biệt dễ nhận dạng và phân biệt với các thành phần khác. Nhiều nước chỉ dùng lực lượng cảnh sát đảm nhận tất cả mọi chức năng giám sát. Nước ta thì cĩ quá nhiều lực lượng kiểm sốt với nhiều loại sắc phục như quản lý thị trường, thanh tra giao thơng, kiểm sốt kinh tế, thanh tra mơi trường, thanh tra văn hố v.v… Cho nên cần phải cải cách tổ chức lại lực lượng kiểm tra giám sát. Việc thanh kiểm tra hoạt động các doanh nghiệp vẫn luơn cần thiết để đảm bảo hiệu lực thi hành các quy định của nhà nước, nhưng trên cơ sở là doanh nghiệp được làm những gì mà luật khơng cấm. Cho nên Nhà nước chỉ nên kiểm tra trên 3 mặt: * Những quy định cơ bản chung cho các doanh nghiệp, thơng thường gồm các nội dung như nghĩa vụ thuế và thu chi ngân sách, bảo vệ mơi trường, quyền lợi người tiêu dùng, tội phạm cĩ tổ chức). * Những quy định về điều kiện kinh doanh đối với những lĩnh vực ngành nghề kinh doanh cĩ điều kiện. * Việc kiểm tra phải quy định rõ ràng, cơng khai thơng tin trên các phương tiện thơng tin đại chúng cho các doanh nghiệp đều dược biết rõ và phải được thực hiện đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Nội dung kiểm tra cần được báo cáo trước để doanh nghiệp chuẩn bị, một số nội dung khơng cần báo trước để tránh sự đối phĩ của doanh nghiệp thì cần nghiên cứu, nắm thật chắc các yếu tố. Cĩ lịch trình kiểm tra rõ ràng, kết hợp các cơ quan quản lý trong khi tiến hành kiểm tra. Việc kiểm tra phải gắn liền với biện pháp chế tài khi cĩ những vi phạm, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. - Xây dựng cơ chế giám sát và xử lý tình hình tài chính doanh nghiệp Để thực hiện cần sớm thực hiện cơ chế thơng tin của Trung tâm Thơng tin doanh nghiệp để theo dõi các hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra khuyến cáo khi cần thiết. Trung tâm sẽ cập nhật các số liệu phát sinh của doanh nghiệp, tính tốn và đối chiếu các chỉ số tài chính của doanh nghiệp với hệ thống chỉ số cĩ tiêu chuẩn an tồn. Kết quả phân tích sẽ chia làm hai loại: - Doanh nghiệp cĩ hoạt động tài chính tốt. - Doanh nghiệp cĩ hoạt động tài chính chưa tốt. Đối với loại doanh nghiệp cĩ hoạt động tài chính chưa tốt, Trung tâm sẽ thơng báo cho cơ quan chức năng để cĩ các biện pháp thích hợp như thơng báo cho doanh nghiệp cần cĩ biện pháp khắc phục trong thời gian nhất định, thơng báo cho doanh nghiệp và đưa ra thơng tin rộng rãi trên cơng báo, để cho các đối tượng cĩ liên quan đến doanh nghiệp biết... - Cĩ biện pháp để tiến tới chế độ phải thanh tốn qua ngân hàng Một trong các nguyên nhân gây nên tình trạng thốt ly quản lý của các DNDD hiện nay là do việc sử dụng tiền mặt trong giao dịch thanh tốn cịn quá phổ biến. Các cơng cụ thanh tốn qua ngân hàng mang tính chất sơ khai, thương phiếu chưa cĩ một định chế cụ thể và hữu hiệu để các doanh nghiệp sử dụng. Trong thời gian trước mắt, để kiểm sốt hoạt động của các doanh nghiệp yêu cầu doanh nghiệp thực hiện một số quy định sau: Khi đăng ký kinh doanh, yêu cầu các doanh nghiệp phải mở tài khoản tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Các doanh nghiệp khi giao dịch với khối lượng lớn phải thanh tốn qua ngân hàng. Các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để đầu tư vào dự án, trong quá trình hoạt động phát sinh doanh thu từ dự án, buộc phải thanh tốn qua ngân hàng để kiểm sốt. Đồng thời cần tăng cường hoạt động nghiệp vụ của các ngân hàng để đáp ứng nhu cầu giao dịch nhanh chĩng và thuận tiện, tiến tới yêu cầu phải thanh tốn qua ngân hàng. - Cĩ chế độ giám sát thường xuyên doanh nghiệp qua báo cáo tình hình kinh doanh doanh nghiệp: Các cơ quan QLNN quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của DNDD; cĩ thể cần hỗ trợ thêm nhân lực và tài lực cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Cần cĩ văn bản thống nhất hướng dẫn báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của DNDD gồm những nội dung gì, cĩ phải là một phần nội dung của báo cáo tài chính hay khơng, DNDD nộp báo cáo tài chính cĩ được coi như là báo cao tình hình hoạt động kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh hay khơng? Xử phạt và kiên quyết thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD đối với các doanh nghiệp đã được nhắc nhở, xử lý nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục vi phạm. Nhanh chĩng xây dựng Trung tâm thơng tin DNDD, vừa khuyến khích các DNDD cơng khai thơng tin về mình vừa là nơi tham khảo đáng tin cậy cho các DNDD khi muốn tìm hiểu cặn kẽ đối tác của mình. Nguồn của Trung tâm là từ các báo cáo định kỳ của DNDD nộp về, xử lý và tổng hợp lại. Tầm của Trung tâm là tịan bộ Vùng KTTĐ phía Nam chứ khơng cịn gĩi gọn trong một tỉnh thành nhất định. - Củng cố cơ quan đăng ký kinh doanh thành hệ thống đủ mạnh để tạo thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh, giải quyết những vấn đề phát sinh trước khi bắt đầu khởi sự doanh nghiệp. Đồng thời củng cố để cơ quan đăng ký kinh doanh đủ lực để trở thành đầu mối giải quyết những vướng mắc về thủ tục của doanh nghiệp khi thành lập cho tới khi giải thể. Tạo điều kiện để cơ quan đăng kỳ kinh doanh triển khai được chế độ yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh và xử lý doanh nghiệp vi phạm. - Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá DN Một hệ thống đánh giá cơng tác quản lý doanh nghiệp đầy đủ phải bao gồm một nguồn thơng tin phù hợp đáng tin cậy và kịp thời theo các mẫu tiêu chuẩn hĩa; mục tiêu, chỉ tiêu và các tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá; một cơ chế kiểm tra khách quan để điều hành và đánh giá các kết quả; một tổ chức soạn thảo các quyết định tác động vào các vấn đề mới phát sinh; một chương trình đẩy mạnh quản lý. Cần phát triển luồng thơng tin vận hành với hệ thống các số liệu kịp thời và chính xác theo một mẫu thuận lợi sử dụng cho các cơ quan kiểm tra của Nhà nước, đồng thời phải áp dụng các cách tính tốn, phải đào tạo đội ngũ kế tốn và cán bộ thanh tra. Muốn những chỉ tiêu này là tín hiệu thơng tin rõ ràng, thì chỉ tiêu phải ít, khơng trùng lắp, và cĩ thể tính tốn được. Trong đĩ lợi nhuận là chỉ tiêu hùng hồn để xác định hiệu quả hoạt động, để phán đốn chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên lợi nhuận cũng chỉ là một chỉ tiêu vơ nghĩa nếu doanh nghiệp khơng cạnh tranh hoặc cạnh tranh khơng đầy đủ (nếu doanh nghiệp phải chịu đựng các thứ giá hành chính áp đặt ở đầu vào và đầu ra, nếu cĩ những mục tiêu khác biệt hoặc mâu thuẫn với việc tối đa hĩa lợi nhuận - như các tiện ích cơng cộng và ngành vận tải hành khách chẳng hạn). Đánh giá kết quả hoạt động của các doanh nghiệp như vậy địi hỏi phải cĩ những kỹ thuật đặc biệt. Một chế độ quy định dù chưa hồn hảo hoặc chỉ quy định được phần nào về việc xác lập các chỉ tiêu đánh giá kết quả của doanh nghiệp thì vẫn tốt hơn là khơng cĩ quy định nào. Nền kinh tế sẽ xảy ra sự trì trệ hoặc rối loạn, nếu Nhà nước khơng quan tâm tốt đến các doanh nghiệp của mình. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 1. Hồn thiện QHPL giữa Nhà nước và DNDD là một nội dung được đánh giá thơng qua thực trạng QHPL chủ thể Nhà nước và DNDD. Mơi trường kinh tế xã hội nĩi chung và mơi trường kinh doanh cĩ tác động mạnh mẽ, theo chiều hướng tiêu cực và tích cực đến quá trình hồn thiện QHPL giữa Nhà nước và DNDD. Vì vậy, chủ trương, định hướng phát triển kinh tế, hồn thiện bộ máy nhà nước, hồn thiện pháp luật và mơi trường kinh doanh là phương hướng chủ yếu để hồn thiện QHPL giữa Nhà nước và DNDD trong điều kiện hồn thiện thể chế kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. 2. Các giải pháp hồn thiện QHPL giữa Nhà nước và DNDD phải làm cho hệ thống QHPL giữa Nhà nước và DNDD biến đổi đa dạng, tích cực, phong phú cả về lượng và chất, phù hợp với sự đa dạng, phong phú, nhạy bén, tự điều chỉnh của cơ chế thị trường. Về lượng, đĩ là sự đa dạng phong phú của các QHPL, chứ khơng chỉ đơn thuần là quan hệ hành chính cứng nhắc, ràng buộc và một chiều. Về chất, đĩ là sự phù hợp và thống nhất về cơ cấu và sự đa dạng của chủ thể, của hệ thống quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể đối với nền kinh tế thị trường. KẾT LUẬN Phát triển kinh tế nhiều thành phần là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Chủ trương đĩ đã được cụ thể hố bằng các văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho các thành phần kinh tế được tự do phát triển. Doanh nghiệp dân doanh là một loại hình doanh nghiệp phát triển nhanh, số lượng ngày càng tăng và họat động năng động, đa dạng và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực kinh tế, cĩ nhiều đĩng gĩp cho xã hội do phát huy đượ những lợi thế của khu vực kinh tế tư nhân như cơ cấu tổ chức tinh gọn, tính tự chủ cao, mục tiêu rõ ràng. Doanh nghiệp dân doanh vùng KTTĐ phía Nam lại càng năng động và hiệu quả vì ngồi những lợi thế trên, các DNDD này đang họat động trong vùng kinh tế hội đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển như: Vùng nằm ở vị trí địa lý kinh tế độc đáo, trung tâm giao lưu mang ý nghĩa cả nước và khu vực Đơng Nam Á; vùng sớm nhận được chủ trương của Chính phủ về phát triển Khu cơng nghiệp và kết cấu hạ tầng; Vùng là Trung tâm đầu mối dịch vụ và thương mại tầm cỡ khu vực; Vùng cơng nghiệp trọng yếu lớn nhất của cả nước... Mối quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp là quan hệ rất điển hình và phổ biến, luơn được pháp luật điều chỉnh. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mối quan hệ này ngày càng được đổi mới và hồn thiện.Với tư cách là chủ thể trực tiếp thể hiện các quy định của nhà nước, doanh nghiệp dân doanh được làm tất cả những gì mà pháp luật khơng cấm, hoạt động bình đẳng với tất cả các loại hình doanh nghiệp khác theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Hồn thiện QHPL giữa Nhà nước và DNDD là một quá trình gắn liền với thực tiễn điều chỉnh pháp luật giữa Nhà nước và DNDD. Nhà nước và DNDD là hai chủ thể pháp lý độc lập, trong mối QHPL này, một bên là Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý nhà nước cịn bên kia là chủ thể kinh doanh cĩ quyền tự chủ kinh doanh, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh với các chủ thể kinh doanh khác. DNDD cĩ hai tư cách, vừa cĩ quyền đối với Nhà nước, vừa là đối tượng tác động của quyền lực Nhà nước. Nhận thức đúng đắn về quyền và nghĩa vụ của chủ thể tạo điều kiện thuận lợi cho QHPL giữa Nhà nước và DNDD được thực hiện trên thực tế. Điều này địi hỏi hồn thiện cơ chế và phương thức, trình tự để thực hiện các quyền năng đĩ. Đồng thời, Nhà nước cũng xác định được trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ của chủ thể, đáp ứng yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường. Những tồn tại, bất cập trong quá trình hồn thiện cĩ cái xuất phát từ năng lực yếu kém của chủ thể, cĩ cái do quá trình lịch sử để lại, cĩ cái do qui định của pháp luật chưa phù hợp. Hồn thiện QHPL giữa Nhà nước và DNDD phải theo phương hướng hồn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN, đẩy mạnh cải cách hành chính, hồn thiện mơi trường kinh doanh phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế. Đảm bảo quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể phù hợp với thể chế kinh tê thị trường định hướng XHCN, kiên quyết xử lý hành vi vi phạm pháp luật để QHPL này phát sinh, thay đổi, chấm dứt từ những sự kiện hợp pháp, tích cực được Nhà nước và xã hội khơng ngừng tạo điều kiện, khuyến khích phát triển. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TS Đinh Văn Ân, TS Lê Xuân Bá (2006), Tiếp tục xây dựng và hồn thiện thể chế kinh tế thị trường, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Báo cáo hàng năm của các tỉnh, thành phố: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, Bà Rịa Vũng Tàu các năm 2005, 2006, 2007,2008. Bộ thương mại (2006), Việt Nam gia nhập WTO, Ban cơng tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, ngày 27/10/2006. ThS. Lê Thị Châu (1997), Quyền sở hữu tài sản của cơng ty, Nxb Lao động, Hà Nội. Nguyễn Đình Cung: Thực hiện Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp: nhìn từ gĩc độ cải cách thể chế, Tạp chí Quản lý Kinh tế, số 10/2008 PGS.TS Nguyễn Đăng Dung - Nhà nước và trách nhiệm của Nhà nước, NXB Pháp lý Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. PGS.TS Bùi Xuân Đức (2004), Đổi mới, hồn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội. TS Lê Thu Hoa (2007), Kinh tế vùng ở Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn, NXB Lao Động - Xã hội, Hà Nội Học viện Chính trị quốc gia HCM (2001), Giáo trình Quản lý kinh tế, Nxb Lý luận chính trị TS. Trần Du Lịch, Định hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, 2004. TS Lê Vương Long (2006), Những vấn đề lý luận về quan hệ pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà nội. PGS. TS Đặng Văn Phan - Từ nghiên cứu vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đề xuất một số ý kiến về tổ chức lãnh thổ, www.hcmussh.edu.vn PGS. TS Nguyễn Như Phát - Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 2/2007 Ths.Nguyễn Văn Quang, Nghiên cứu giải pháp phát triển ngành cơng nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam theo hướng bền vững, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, 2008. Tơn Sỹ Kinh và nhiều tác giả - Tổ chức lãnh thổ địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, đề tài cấp Nhà nước (1994) TS Trương Thị Minh Sâm (2003), Những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn nhân lực cơng nghiệp cho vùng KTTĐ phía Nam, Nxb Khoa học xã hội. Lê Thơng và nhiều tác giả (2006) - Địa lý ba vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, Nxb Giáo dục. TS. Nguyễn Xuân Thu, TS. Nguyễn Văn Phú (đồng chủ biên), Phát triển kinh tế vùng trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB CTQG, HN 2006 GS.TS Nguyễn Văn Thường & GS. TS Nguyễn Kế Tuấn (2004) - Kinh tế Việt Nam năm 2004 những vấn đề nổi bật, Nxb Lý luận chính trị Phạm Quý Tỵ (2000), Nhà nước quản lý bằng pháp luật đối với doanh nghiệp tư nhân và cơng ty trách nhiệm hữu hạn, Luận án Tiến sĩ Luật học. TS Đào Trí Úc (1993), Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội. Nguyễn Như Ý chủ biên, Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hĩa Thơng tin Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch-Đầu tư) “Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội: Một số vấn đề lý luận & thực tiễn” Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - Báo đối ngọai VIETNAM ECONOMIC NEWS (2004), Doanh nghiệp tư nhân vùng KTTĐ phía Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Web Báo Tuổi trẻ, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam loay hoay đầu tàu phát triển và bao giờ cĩ nhạc trưởng - t8/2006, www.tuoitre.com.vn Web Vietnamnet, 300 loại giấy phép và điều kiện kinh doanh, 18/5/2006, www.vnn.vn. Web Vietnamnet, Vùng kinh tế phía Nam phải đi đầu về cơng nghiệp - 6/2/2006, www.vnn.vn Web Sở Kế hoạch đầu tư Bà Rịa Vũng Tàu Web Sở Kế hoạch đầu tư Bình Dương Web Sở Kế hoạch đầu tư Bình Phước Web Sở Kế hoạch đầu tư Đồng Nai Web Sở Kế hoạch đầu tư Long An Web Sở Kế hoạch đầu tư Tây Ninh Web Sở kế hoạch đầu tư Tiền Giang Web Sở Kế hoạch đầu tư Tp. Hồ Chí Minh, Tổng quan tình hình doanh nghiệp theo năm thành lập, Web Thành phố Hồ Chí Minh, Các lợi thế khi đầu tư vào Thành phố Hồ Chí Minh, Kế hoạch hợp tác kinh tế xã hội Tp. Hồ Chí Minh - Tây Ninh 2001-2005, Biên bản hợp tác kinh tế - xã hội giữa tỉnh Long An - Tp. Hồ Chí Minh, Biên bản thỏa thuận hợp tác kinh tế - xã hội Tiền Giang - Tp. Hồ Chí Minh, Chương trình hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2002-2005 và định hướng đến năm 2010 giữa Tp. HCM và tỉnh Đồng nai, www.hochiminh.gov.vn. www.baobinhduong.org.vn/detail.aspx?Item=30452&Kind=7 39. World Bank (2007), Doing business in 2008 - Hoạt động kinh doanh năm 2008 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDTKH020.doc
Tài liệu liên quan