Vấn đề huy động và sử dụng vốn đầu tư cho xoá đói giảm nghèo trong giai đoạn 1996 đến nay

Lời mở đầu Đói nghèo là một trong các vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, là một hiện tượng khó tránh khỏi trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia. Tuy nhiên, ở mỗi một nước, ngèo đói có những đặc điểm và tính chất khác nhau, nghèo đói thường đi liền với những diễn biến phức tạp về xã hôi. Bản thân vấn đề nghèo đói lại cản trở chính quá trình phát triển. Điều thường xuyên trăn trở của đảng và nhà nước ta sau hơn 10 năm đổi mới là làm sao để người nghèo có cơ hội thoát khỏi ngh

doc41 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vấn đề huy động và sử dụng vốn đầu tư cho xoá đói giảm nghèo trong giai đoạn 1996 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
èo khổ, những người dân hiện còn đói nghèo có điều kiện thuận lợi, tự vươn lên tổ chức được sản xuất và từng bước cải thiện đời sống. Trong những năm đổi mới nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn, nhưng vấn đề phân hoá giàu nghèo đang có xu hướng tăng lên giữa các tầng lớp dân cư và các vùng của đất nước, đây là thách thức lớn đối với toàn Đảng, toàn dân ta.chính vì vậy mà xoá đói giảm nghèo được coi là một chủ trương và quyết sách của Đảng và nhà nước, với mục tiêu “đến năm 2005 về cơ bản không còn hộ đói và chỉ còn khoảng 10% số hộ thuộc diện nghèo” và “đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo” (Nghị quyêt Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX). Để đạt được mục tiêu trên, đòi hỏi chúng ta phải huy động mọi nguồn lực trong toàn xã hội cùng tham gia vào “cuộc chiến chống đói nghèo”. Tuy nhiên, bao trùm lên toàn bộ nguyên nhân dẫn đến đói nghèo đó là thiếu vốn. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để huy động và sử dụng vốn đầu tư cho xoá đói hiệu quả. Với lý do trên, em đã chọn đề tài “Vấn đề huy động và và sử dụng vốn đầu tư cho xoá đói giảm nghèo trong giai đoạn 1996 đến nay”. Thông qua việc phân tích và đánh giá các số liệu thống kê và tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong và ngoài nước- trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, em xin đưa ra tực trạng huy động và sử dụng vốn cho đầu tư xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1996 đến nay, và qua đó kiến nghị một số giải pháp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cho xoá đói giảm nghèo. Kết cấu của đề tài, ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương: Chương I : Những vấn đề lý luận chung. Chương II: Thực trạng của việc huy động và sử dụng vốn cho đầu tư xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1996 đến nay. Chương III: Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn cho đầu tư xoá đói giảm nghèo. Vì trình độ và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong sự góp ý của thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Phan Thu Hiền đã nhiệt tình hướng dẫn cho tôi hoàn thành đề tài này. Chương I: Những vấn đề lý luận chung I. Đầu tư và huy động vốn đầu tư : 1. Khái niệm về đầu tư: Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư chúng ta có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư. Theo nghĩa rộng, đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho nhà đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Như vậy, mục đích của việc đầu tư là thu được cái gì đó lớn hơn những gì mình đã bỏ ra. Tuy nhiên, xét trên góc độ nền kinh tế, những hoạt động như gửi tiết kiệm được xem là hoạt động đầu tư vì nó không làm tăng của cải cho nền kinh tế, mặc dù người gửi vẫn có khoản thu lớn hơn so với số tiền gửi. Từ đó, người ta biết đến một định nghĩa hẹp hơn về đầu tư hay là đầu tư phát triển: Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất , nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang triết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế-xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống của thành viên trong xã hội. 2. Vai trò của đầu tư phát triển. 2.1. Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước. 2.1.1. Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu. Về mặt cầu: đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, đầu tư thường chiếm khoảng 24-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động cùa đầu tư là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng thêm của đầu tư làm cho tổng cầu tăng. Về mặt cung: khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên. Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại kích thích sản xuất hơn nữa. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. 2.1.2. Đầu tư tác có động hai mặt đến sự ổn định kinh tế. Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và đối với tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù là tăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia. Vì vậy trong điều hành vĩ mô nền kinh tế, các nhà hoạt động chính sách cần thấy hết tác động hai mặt này để đưa các chính sách nhằm hạn chée các tác động xấu, phát huy tác động tích cực, duy trì được sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế. 2.1.3. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy: muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được từ 15-25% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nước. ICOR=vđt/mức tăng GDP Từ đó suy ra: Mức tăng GDP=vđt/ICOR Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. 2.1.4. Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh tốc độ mong muốn (từ 9-10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với các ngành nông, lâm, ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai và khả năng sinh học, để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5-6% là rất khó khăn. Như vậy, chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. 2.1.5.Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước. Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay. Chúng ta biết rằng, có hai con dường cơ bản để có công nghệ là tự phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù là tự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài cần phải có tiền, cần phải có vốn đầu tư. Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án không khả thi. 2.2. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ: Các hoạt động để tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật (xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị máy móc trên nền bệ,...), các hoạt động bình thường cần định kỳ tiến hành sửa chữa lớn hoạc thay mới các cơ sở vật chất- kỷ thuật đã hư hỏng, hao mòn này hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học- kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời, chính đó là hoạt động đầu tư. Đối với các cơ sở vơ vị lợi (hoạt động không để thu lợi nhuận cho bản thân mình) đang tồn tại, để duy trì sự hoạt động, ngoài tiến hành sửa chữa lớn định kỳ các cơ sở vật chất kỹ thuật còn phải thực các chi phí thường xuyên. Tất cả các hoạt động và chi phí này đều là những hoạt động đầu tư. 3. Nguồn vốn đầu tư 3.1. Các nguồn vốn đầu tư cơ bản. Vốn đầu tư của đất nước nói chung được hình thành từ hai nguồn cơ bản. Đó là huy động trong nước và huy động từ nước ngoài. -Vốn đầu tư trong nước được hình thành từ các nguồn vốn sau đây: +Vốn tích luỹ từ ngân sách +Vốn tích luỹ của doanh nghiệp +Vốn tiết kiệm của dân cư -Vốn huy động từ nước ngoài bao gồm vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp. +.Vốn đầu tư trực tiếp : là vốn của các doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn đã bỏ ra. +Vốn đầu tư gián tiếp : là vốn của các chính phủ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ được thực hiện dưới các hình thức viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại, viện trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát triển (ODA). 3.2. Nguồn vốn đầu tư cho xoá đói giảm nghèo -Trích từ ngân sách: ngân sách địa phương và ngân sách nhà nước -Từ các ngân hàng: Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng công thương, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đặc biệt là ngân hàng phục vụ người nghèo và khuyến khích các ngân hàng cổ phần. -Nguồn vốn từ các tổ chức đoàn thể xã hội, hội nghề nghiệp: Hội phụ nữ, đoàn thanh niên… -Nguồn vốn lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội khác : quỹ quốc gia giải quyết việc làm, tín dụng cho người nghèo… -Nguồn hợp tác quốc tế của các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ… II. Đầu tư phát triển và xoá đói giảm nghèo 1. Khái niệm về nghèo đói và những quan điểm nghiên cứu Đến nay, khái niệm về đói nghèo vẫn còn được hiểu một cách chưa thống nhất bởi một loạt tiêu chí về chất và lượng “Giàu” và “nghèo” là hai khái niệm đối ngược nhau. Theo từ điển tiếng Việt, khái niệm “giàu” dùng để chỉ những cá nhân những hộ gia đình nhiều tiền, nhiều tài sản so với mức bình thường. Còn “nghèo” là tình trạng không có hoặc có rất ít tiền bạc, của cải để duy trì ở mức tối thiểu nhu cầu đời sống vật chất, trái với “giàu” Theo chuẩn mực đánh giá của Liên Hiệp Quốc, nghèo đói được hiểu theo hai nghĩa: “nghèo tuyệt đối” và “nghèo tương đối”. Nghèo tuyệt đối là tình trạng của một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc cống như nhu cầu ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục. Nghèo tương đối là tình trạng của bộ phận dân cư mức sống dưới trung bình của cộng đồng dân cư được xem xét. Quan điểm của tổ chức ESCAP(1993):Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương. Quan điểm của Ngân hàng Thế giới: Các nhà kinh tế của Ngân hàng thế giới đã đề xuất một mức chuẩn quốc tế dựa trên cơ sở tiêu chuẩn của ấn Độ. Theo đó, ranh giới nghèo đói là mức thu nhập cần thiết để có mức cung cấp hàng ngày 2250 calo theo đầu người, tương ứng với 200USD/người vào năm 1975. Năm 1995, Ngân hàng thế giới đưa ra ngưỡng nghèo cho Việt Nam là mức chi tiêu cần thiết cho hộ gia đình đủ mua một ngày, với giả định hộ dành 70% tổng chi tiêu để mua lương thực, thực phẩm, 30% còn lại của chi tiêu được giả định dành cho các khoản như mặc, sức khoẻ, giáo dục và đi lại. Dựa trên số liệu khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 1992-1993, Ngân hàng Thế giới cho rằng các hộ gia đình thuộc diện nghèo đói có mức chi dưới 1.071.000 đồng bình quân một người một năm, trong đó thành thị là dưới 1.342.000 đồng và nông thôn là 1.054.000 đồng. Theo tiêu chuẩn này, năm 1992-1993 có khoảng 51% các hộ gia đình ở Việt Nam thuộc nhóm nghèo. Quan điểm của tổng cục thông kê: cuối năm 1993 tổng cục thông kê đã thực hiện khảo sát giàu nghèo 91732 hộ gia đình. Theo tổng cục thông kê, một hộ gia đình được coi là nghèo nếu mức thu nhập không đủ mua gạo cung cấp 2100 calo bình quân một người một ngày. Chỉ tiêu này không cho phép chi tiêu về khoản phi lương thực, thực phẩm. Như vậy chỉ tiêu nàylà thấp so với chỉ tiêu của ngân hàng thế giới. Các chỉ tiêu áp dụng như sau (1994): + Các hộ gia đình nông thôn thuộc diện nghèo nếu có thu nhập bình quân đầu dưới 50000 đồng/tháng, các hộ cực nghèo nếu thu nhập bình quân thấp hơn 25000đồng / tháng. +Các hộ gia đìng ở thành thị thuộc diện nghèo nếu có thu nhập bình quân một đầu người dưới 70000 đồng/ tháng, các hộ cực nghèo nếu có thu nhập bình quân một người dưới 42140 đồng/ tháng. Theo cách này năm 1993 ở nước ta có 20% hộ nghèo và 4,4% số hộ cực nghèo. Quan điểm của bộ Lao động – Thương binh và xã hội: theo thông báo số 175/ LĐ-XH của bộ Lao động – Thương binh và xã hội ngày 20-5-1997, chuẩn mực đối với hộ nghèo đói ở nước ta như sau: + Hộ đói là hộ có thu nhập bình quân đầu người một tháng dưới 13kg gạo hay 45000 đồng. + Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người một tháng dưới 15kg gạo hay 55000 đồng đối với khu vực nông thôn, vùng núi hải đảo; dưới 20kg gạo hay 70000 đồng đối với vùng nông thôn đồng bằng, trung du; dưới 25kg gạo hay 90000 động đối với khu vực thành thị. Đến ngày 1/1/2001 bộ Lao động – Thương binh và xã hội quyết định áp dụng tiêu chí mới để xác định hộ nghèo, tính theo thu nhập bình quân đầu người/ tháng. + Đối với khu vực nông thôn, vùng núi, hải đảo dưới 80000 đồng. + Đối với khu vực nông thôn đồng bằng, trung du dưới 100000 đồng/người/tháng. + Đối với khu vực thành thị dưới 150000 đồng /người/ tháng. Nếu theo quan điểm này thì hiện nay cả nước còn 11,5% hộ nghèo theo tiêu chí cũ, nếu theo tiêu chí mới thì năm 2001 cả nước còn 17% hộ nghèo. Tuy nhiên có thể lập chỉ tiêu đánh giá về đói nghèo theo mấy chỉ tiêu chính sau đây: Thu nhập , nhà ở tiện nghi sinh hoạt, tư liệu sản xuất và vốn liếng để giành. Trong đó, cần đặc biệt chú ý về chỉ tiêu về thu nhập và nhà ở (cùng các tiện nghi sinh hoạt trong nhà ). Hai chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp mức sống hay mức độ thực hiện các nhu cầu cơ bản tối thiểu của đời sống. Hai chỉ tiêu tiếp theo: Tư liệu sản xuất và vốn liếng để dành cũng có ý nghĩa không nhỏ. Nó cho thấy rõ thêm tình cảnh thật sự của người nghèo và các hộ đói nghèo nhất là ở vùng nông thôn. Trong thực tế đã lâm vào cảnh đói nghèo thì thường là tư liệu sản xuất hết sức ít ỏi, nghèo nàn, kém giá trị sử dụng và khai thác để làm ra của cải. Người nghèo và hộ nghèo đặc biệt là các hộ nghèo hầu như không có vốn tích lũy cho sản xuất và tái sản xuất. Họ thường phải vay nợ và những người đói gay gắt lại thường vay nợ chỉ để mua lương thực cứu đói. ở một số nơi cho vay nặng lãi (lãi suất cao) người nghèo không trả được, nợ nần ngày càng chồng chất. Đã không ít trường hợp phải gán ruộng vườn (nếu có) bán sản phẩm chưa kịp thu hoạch(lúa non) hoặc làm thuê trả nợ, hoặc bỏ quê ra thành phố, lần hồi để kiếm kế sinh nhai bằng đủ cách, đủ nghề. Từ những chỉ tiêu đánh giá trên, chúng ta càng thấy rõ thêm đặc trưng kinh tế-xã hội của hiện tượng đói nghèo, nổi bật nhất là hiên tượng kinh tế. 2. Nguyên nhân của tình trạng đói nghèo. Có nhiều ý kiên khác nhau xung quanh việc xác địng nguyên nhân của đói nghèo. Trên thực tế không có một nguyên nhân biệt lập, riêng rẽ dẫn tới đói nghèo, nhất là đói nghèo trên diện rộng có tính chất xã hội. Tổ chức liên hợp quốc tại Việt Nam sau khi nghiên cứu đã đi đến kết luận : “…Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đói. Trong đó 5 nguyên nhân thường xuyên tác động lâlnx nhau gây nên tình trạng đói nghèo ở Việt Nam là: 1.Sự cách biệt cả về địa lý xã hội lẫn tri thức. 2.Rủi ro quá cao do mất mùa , bệnh tật , sinh con ngoài ý muốn, gia súc gia cầm chết. 3.Thiếu nguồn lực sản xuất do thiếu lao động , đất đai hoặc vốn . 4.Thiếu khả năng duy trì bền ững, chủ yếu do rừng bị thu hẹp lại 5.Thiếu sự tham gia thoả đáng vào các chương trình của Chính phủ.” Các cuộc khảo sát, nghiên cứu khác cũng nêu lên các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo như: do sự trở ngại về địa lý và sự phát triển thấp kém của địa phương, do thiếu việc làm, đông con, thiếu vốn, ốm đau, rủi ro, do hậu quả của chiến tranh, do tiêu cực, lười biếng…Đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước KX-07-05 “Những đặc trưng và xu thế phát triển cơ cấu xã hội Việt Nam đang đổi mới” đã đưa ra các nguyên nhân dẫn tới nghèo đói sau đây (theo thứ tự % người trả lời): -Thiếu vốn:70-90% -Đông con:50-60% -Thiếu kinh nghiệm làm ăn 40-50% -Thiếu ruộng, thiếu việc làm:10-30% -Gặp rủi ro, đau ốm:10-15% -Neo đơn, thiếu lao động: 5-10% -Lười lao động, lãng phí:5-6% -Tệ nạn xã hội: 2-3% Công trình chuyên khảo “Giàu nghèo ở nông thôn hiện nay” do Nguyễn Văn Trâm chủ biên đã nêu lên tình trạng giàu nghèo và những nguyên nhân nảy sinh nghèo đói ở nông thôn trên cơ sử số liệu điều tra ở 9 tỉnh chính và 8 tỉnh phụ điểm đại diện cho các vùng cả nước. Những nguyên nhân cơ bản bao gồm: Do thiếu vốn sản xuất. Do thiếu việc làm. Do đất đai canh tác ít. Do đông nhân khẩu ít người làm. Phân tích về nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, các công trình nghiên cứu có đề cập đến sự khác biệt, tính trội theo các vùng, các nhóm dân cư, khu vực khi chịu tác động của những nguyên nhân đó. Có ý kiến đưa ra các nhóm những nguyên nhân lại bao gồm những nguyên nhân cụ thể, đó là : Nhóm 1: Bao gồm những nguyên nhân chủ quan như không biết cách làm ăn, thiếu vốn, đông con, thiếu lao động, lãng phí, lười biếng, mắc vào tệ nạn xã hội. Nhóm 2: Do những nguyên nhân khách quan như canh tác thiếu và xấu, bất lợi về địa lý, thời tiết không thuận lợi. Nhóm 3: Cũng như nhóm 2 do các nguyên nhân tổng hợp hơn như các thể chế sản xuất và quản lý lạc hậu. Trong quá trình phân tích nguyên nhân nghèo đói ở Việt Nam có tác giả đề cao nhóm nguyên nhân này có tác giả đề cao nhóm nguyên nhân khác. Thạc sỹ Nguyễn Thị Thơm cho rằng “…Do gia tăng dân số nhanh, rủi ro trong kinh doanh, trong cuộc sống , lười lao động , cờ bạc, nghiện hút…Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chủ yếu, cái chính là do năng lực sản xuất và kinh doanh của mỗi chủ thể, mỗi hộ”. Hoặc trong kết quả nghiên cứu định tính năng động thị trường yếu kém, mà chủ yếu “do không biết tính toán làm ăn”, “ không có gan làm giàu”, “tâm lý trọng nông”, “không có học vấn hoặc học vấn thấp”, “truyền thống gia đình”, “truyền thống làng xã”… 3. Vai trò của đầu tư xoá đói giảm nghèo. Với mục tiêu dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, tự nó đã nói lên tính tất yếu của xoá đói giảm nghèo, tăng giàu trong cộng đồng dân cư ở nước ta. Đầu tư xoá đói giảm nghèo là việc sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, lao động và trí tuệ để trước mắt thoả mãn những nhu cầu tối thiểu của những người nghèo, hộ nghèo, đó là vốn, kinh nghiệm làm ăn, đất đai trồng trọt, chăn nuôi…nhằm phục vụ cho việc ngày càng nâng cao đời sống của nhân dân. Như vậy, xuất phát từ định nghĩa của đầu tư phát triển, đầu tư xóa đói chính là đầu tư phát triển. Chính vì vậy, nó cũng có những vai trò như đầu tư phát triển đã nói trên. Ngoài ra, cái được của đầu tư xoá đói giảm nghèo chính là tạo việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân. Đó là chưa kể công cuộc đầu tư xoá đói giảm nghèo đã cải thiện được cơ sở hạ tầng, giao thông, y tế, trường học… tạo một nền tảng vững chắc phát triển nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, đầu tư xoá đói giảm nghèo mang tính xã hội hoá cao, nó không phải là nhiệm vụ của riêng ai mà đòi hỏi phải có sự tham gia của mọi thành viên trong xã hội.Có được điều đó thì sự phát triển về kinh tế-xã hội của đất nước mới vững bền. 4. Một số biện pháp xoá đói giảm nghèo ở nước ta. 4.1.Chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Giải pháp này vưa có tính cấp bách dể xoá đói giảm nghèo vừa mang tầm chiến lược cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng chuyển nền kinh tế thuần nông tự cấp, tự túc sang nền kinh tế hàng hoá góp phần thực hiện công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước . 4.2. Các giải pháp về đất đai và tư liệu sản xuất cho hộ nghèo : Giải pháp này nhằm khắc phục những khó khăn về đất canh tác đói với những địa phương có khó khăn về quỹ đất thì cần tổ chức khai hoang,tổ chức động viên các hộ nghèo ,đến sản xuất và sinh sống ở nhưng vùng đất mới theo các kế hoạch di dân của nhà nước . tạo điều kiện cho những hộ nghèo có đủ tư liệu sản xuất để lao động và phát triển các nghành nghề mới cũng là biện pháp quan trọng ngằm xoá đói giảm nghèo. 4.3. Về chính sách cho vay vốn đối với người nghèo: Vốn là nguồn lực rất quan trọng đối với nông dân nói chung và các hộ nghèo nói riêng. Phương pháp đầu tư bằng chính sách tín dụng cho hộ nghèo là phương pháp có hiệu quả nhất. Đại hội VIII của đảng nêu rõ:”mở rộng các quý tín dụng cho các hộ nghèo vay vốn sản xuất với lãi xuất ưu đãi .Các hộ nghèo được Uỷ ban nhân dân xã, phường chứng nhận được vay vốn không phải thế chấp … Bảo đảm 90-95% số hộ nghèo được vay vốn sản xuất trong đó các hộ thuộc đối tượng chính sách ,các hộ đói nghèo nhất được ưu tiên vay được” . Việc hoạch định chính sách trợ vốn cho hộ nghèo cần bám sát các định hướng về đối tượng vay,về nguồn vốn ,về mức vay ,về lãi suất ,thời hạn vay về cơ chế quản lý nguồn vốn và kết hợp nơi công tác chuyển giao công nghệ nhằm đạt hiệu quả tốt nhất cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo. 4.4. Chính sách đào tạo và chuyển giao công nghệ Đây là giải pháp nhằm giúp đỡ cho các hộ nghèo những kinh nghiệm sản xuất, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật để nâng cao năng xuất lao động. 4.5. Chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng cho các xã và các địa phương nghèo, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa. 4.6. Chính sách về y tế, giáo dục và và một số giải pháp xã hội khác như dân số và kế hoạch hoá gia đình, bài trừ tệ nạn xã hội … 4.7. Phát huy sức mạnh tổng hợp của Đảng và Nhà nước, của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể bao gồm: Nâng cao trách nhiệm của các đoàn thể về xoá đói giảm nghèo, nhằm từng bước xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, tổ chức Liên Hợp Quốc cho rằng chiến lược giảm đói nghèo ở Việt Nam gồm có ba yếu tố chính: 1/ Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế; 2/ Cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội đặc biệt là giáo dục và y tế (chăm sóc sức khoẻ, kế hoạch hoá gia đình, đầu tư vào nguồn nhân lực 3/ Hạn chế rủi ro: Tai nạn, lũ lụt, hạn hán. Đưa ra giả pháp xoá đói giảm nghèo còn có nhiều ý kiến chưa đồng nhất thậm chí trái ngược nhau.Tuy nhiên những quan điểm trên đều được đặt ra để xem xét sao cho phù hợp với mức độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay . Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin đề cập đến vấn đề huy động và sư dụng vốn đầu tư cho xoá đói giảm nghèo. Chương II : Thực trạng của việc huy động và sử dụng vốn cho đầu tư xoá đói giảm nghèo. I. Tình hình đầu tư xoá đói giảm nghèo. 1. Đánh giá về đói nghèo ở Việt Nam. Cũng giống như nhiều nước đang phát triển khác, tình trạng đói nghèo là hiện tượng phổ biến ở vùng nông thôn. Gần 80% dân Việt Nam sống tại vùng nông vùng nông thôn, và 70% chủ yếu sống nhờ vào nông nghiệp. Kết quả sơ bộ của cuộc khảo sát về mức sống cho thấy gần 90% của 20% nghèo nhất sống ở vùng nông thôn. Bình quân mỗi hộ gia đình ở thành thị có mức chi tiêu theo đầu người cao hơn hộ gia đình ở nông thôn 60%. Kinh tế gia đình ở vùng nông thôn và tình trạng đói nghèo thực chất gắn liền với nông nghiệp. Số liệu của Uỷ Ban Kế Hoạch Nhà nước và tổng cục thống kê kết hợp với UNDP và SIDA trong sự so sánh nghèo đói theo 7 vùng địa lý cho kết quả(năm 1996) : -Bắc Trung Bộ là nghèo nhất: 71%, vùng núi phía Bắc:59%. Hai vùng này chiếm 40% người nghèo cả nước mặc dù dân sốchỉ chiếm 29% tổng dân số. - Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ nghèo đói thấp nhất :33%. - 4 vùng khác đều ở mức trên dưới tỷ lệ trung bình toàn quốc 48-50%. Phạm vi nghèo đói ở nông thôn cao gấp 2 lần so với đô thị (57%,27%). Các dân tộc thiểu số (trừ người Hoa) có tỷ lệ nghèo đói cao hơn mức trung bình toàn quốc: Người Tày 60%, người H’mông 100%. Ngược lại, tỷ lệ nghèo đói trong công nhân viên chức nhà nước rất thấp: dưới 2%. Phần lớn các hộ gia đình tham gia vào loại hình hoạt động phi nông nghiệp để bổ sung thu nhập từ nông nghiệp – làm công ăn lương hoặc làm tư dụng. Các ngành nghề này bao gồm đánh bắt thuỷ hải sản, chế biến thức ăn, trao đổi lương thực và các ngành bán lẻ khác. Trung bình nam nữ nông thôn mới chỉ dùng 30-32 giờ làm việc mỗi tuần cho các hoạt động tạo thu nhập. Do đó có khả năng tạo thêm cơ hội thu nhập cho họ. Người làm công ăn lương chỉ chiếm một bộ phận nhỏ trong số người nghèo, đại bộ phận người không có đất là nghèo nhất. Trong 5 năm vừa qua, mức lương thực tế tăng lên nhanh chóng và nhờ vậy mà người làm công ăn lương có lợi hơn. Khi kinh tế nông thôn bị tăng chậm lai, nhóm người này rất dễ bị ảnh hưởng, cả vì suy giảm cơ hội việc làm, cả vì suy giảm mức tăng tiền lương thực tế gây ra bởi một thị trường kém cơ động và tình hình nhiều người ít viêc. 2. Tình hình huy động và sử dụng vốn cho đầu tư xoá đói giảm nghèo. Nhằm đáp ứng vốn cho hộ nghèo, trong những năm vừa qua chúng ta đã huy động từ các nguồn khác nhau. Ngoài nguồn vốn của ngân sách trung ương đầu tư cho các xã trong diện 1715 xã nghèo của cả nước, các tỉnh còn huy động nguồn lực và bố trí ngân sách địa phương để đầu tư cho 227 xã nghèo khác với số vốn 147 tỷ đồng. Các tỉnh làm tốt như: Quảng Ninh bố trí 3 tỷ đồng ngân sách địa phương để xây dựng cơ sở hạ tầng cho 20 xã nghèo, Đồng Tháp đầu tư cho 9 xã nghèo với số tiền 10 tỷ đồng, Vĩnh Phúc đã đầu tư 38.347 triệu đồng cho 31 xã nghèo, Trà Vinh bố trí thêm ngân sách dịa phương 3.2 tỷ đồng để đầu tư cho 16 xã nghèo do tỉnh xác định… Nhằm tập hợp sức mạnh của nhiều nguồn vốn, các địa phương cũng đã tổ chức lồng ghép các nguồn lực của các chương trình , các dự án khác nhau cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo khoảng 150 tỷ đồng. Điển hình là các tỉnh Cao bằng bố trí lồng ghép kinh phí của chương trình giáo dục, y tế cho xoá đói giảm nghèo 11919 triệu đồng; Thừa Thiên Huế lồng ghép 15593 triệu đồng cho xoá đói giảm nghèo; Gia Lai bố trí bố trí lồng ghép vốn của các chương trình, dự án khác cho 14 xã đặc biệt khó khăn 13407.4 triệu đồng; Phú Yên lồng ghép vốn của 16 chương trình, dự án khác với số tiền 11.003 triệu đồng cho xoá đói giảm nghèo… Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, tính đến 30/9/2000, Ngân hàng phục vụ người nghèo đã huy động được tổng nguồn vốn là 4.659 tỷ đồng; so với nguồn vốn từ khi thành lập và chuyển giao từ quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo chuyển sang là 521 tỷ đồng, thì nguồn vốn đã tăng lên 4.138 tỷ đồng;với kết cấu nguồn vốn vay từ Ngân hàng thương mại quốc doanh 2.602 tỷ đồng, chiếm 55,9% tổng nguồn vốn. -Với vốn điều lệ 700 tỷ đồng chiếm 15% tổng nguồn vốn (do chính phủ cấp ban đầu là 500 tỷ đồng, được chính phủ cấp bổ sung là 200 tỷ đồng). -Đã được Ngân hàng Nhà nước áp dụng cơ chế cho vay đặc biệt theo chỉ địng từ Chính phủ 900 tỷ đồng chiếm 19,4% tổng nguồn vốn, trong đó cho vay trung hạn ( thời hạn 5 năm) số tiền 600 tỷ đồng và cho vay ngắn hạn số tiền 300 tỷ đồng. -Được ngân sách các tỉnh trích nguồn vốn chuyển sang ngân hàng phục vụ người nghèo từ các tổ chức quốc tế với tổng số tiền trên 80 tỷ đồng, trong đó dự án IFAD 49 tỷ đồng, dự án OPEC 10 triệu USD; đã rút vốn đợt 1 là 2 triệu USD. -Huy động từ cộng đồng người nghèo là 35 tỷ đồng. Số tiền này tuy nhỏ nhưng cũng đã tạo dựng được ý thức và thói quen tiết kiệm cho người nghèo. Với tổng nguồn vốn nêu trên, Ngân hàng phục vụ người nghèo đã thực hiện cung cấp tín dụng tới phần lớn các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn trên phạm vi toàn quốc. Tính đến 30/9/2000, đã có hơn 5,3 triệu lượt hộ nghèo nhận được vốn tín dụng từ Ngân hàng phục vụ người nghèo với tổng số tiền là 8.396 tỷ đồng; với số vốn vay, hộ nghèo đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh; chủ yếu là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, thâm canh tăng vụ; mở rộng ngành nghề, cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập để trả nợ ngân hàng, với doanh số thu nợ đạt 4017 tỷ đồng, bình quân mỗi hộ dư nợ tới 1,7 triệu đồng. -Trong doanh số cho vay trên, ngân hàng đã thực hiện cung cấp tín dụng tới cả những hộ nghèo ở vùng III; dư nợ hộ nghèo ở khu vực III là 487 tỷ đồng với 28 ngàn hộ cònc dư nợ; trong đó, cho vay hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu vùng xa theo Quyết định 135/1998/QĐ-TTg của thủ tướng Chính Phủ là 324 tỷ đồng với 183 ngàn hộ dư nợ. -Nhiều hộ nghèo là người dân tộc thiểu số cũng đã được vay vốn; với dư nợ là 733 tỷ đồng; chủ yếu là người dân tộc Tày, Nùng, Thái,Mường, Khơ me, H’mông… Đặc biệt, được Đảng bộ và chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, nhiều tỉnh, thành phố đã huy động từ nguồn tiết kiệm chi ngân sách để hình thành quỹ xoá đói giảm nghèo, chuyển sang ngân hàng phục vụ người nghèo cho vay. Tổng số tiền huy động từ nguồn này đến ngày 30/9/2000 là 338 tỷ đồng. Trong đó, những tỉnh đã huy động được nguồn vốn địa phương lớn như: Tỉnh Số tiền (tỷ đồng) Tỉnh Số tiền (tỷ đồng) Nghệ An 18 Hải Phòng 9,2 Hà Tây 17,1 Quảng Trị 8 Đắc Lắc 14,8 Quảng Nam 7,8 Khánh Hoà 13,1 Kiên Giang 7 Lạng Sơn 9,9 Quảng Ninh 6,4 Ninh Thuận 9,6 Quảng Bình 6,2 (Nguồn:Nghiên cứu lý luận số 10/2000) Trong năm 1999, Nhà nước đã duyệt chi hỗ trợ hơn 410 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng cơ sở cho hơn 1000 xã đặc biệt khó khăn. Bởi vậy xây dựng hạ tầng cơ sở được coi là lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ hàng đầu đối với các xã đặc biệt khó khăn. Nguồn vốn này được các địa phương bố trí đầu tư cho 1733 công trình trong đó có 547 công trình giao thông với số vốn 138.903 triệu đồng (chiếm 36,41%); Thuỷ lợi nhỏ 446 công trình với 103.754,5 triệu đồng (27,19%), nước sinh hoạt 223 công trình với 36.180,9 triệu đồng (9,48%);điện sinh hoạt 88 công trình với 17.057 triệu đồng (4,47%); 18 trạm xá với 2.764 triệu đồng (0,73%). Cùng với kế hoạch chuyển vốn, các dự án khác khác của chương trình xoá đói giảm nghèo cũng được triển khai tương đối đồng bộ. Vốn dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn thực hiện đạt 60% kế hoạch, tập trung vào hỗ trợ trực tiếp đời sống cho bà con, hỗ trợ sản xuất thông qua hình thức cho vay không lấy lãi, xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ, hỗ trợ xây dựng thuỷ lợi nhỏ… Đối với các xã khó khăn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thì công tác định canh dịnh cư, sắp xếp ổn định dân di cư tự do rất quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo. Đến hết tháng 9, chương trình đã tổ chức định canh định cư được hơn 18000 hộ, đặt 30% kế hoạch, xây dựng được 133 km đường giao thông và 5 cầu cống, 33 công trình thuỷ lợi; 2116 m2 lớp học và trạm y tế, 2 công trình điện, giá trị khối lượng hoàn thành đạt trên 40 tỷ đồng. Vốn sự nghiệp kinh tế định canh định cư ngoài vùng dự án cũng đã hỗ trợ trực tiếp 12.500 hộ; hỗ trợ sữa chữa 6 công trình giao thông giao thông và 2 cống, 16 công rình thuỷ lợi, 16 giếng nước ăn, 300 m2 lớp học, giá trị khối lượng thực hiện 5 tỷ đồng đạt 60% vốn. để tạo điều kiện điều chỉnh hợp lý lực liượng lao động, chương trình đã thực hiện di dân theo kế hoạch được 8.461 hộ với 17.919 lao động và 36.819 nhân khẩu, sắp._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35162.doc