BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
ĐINH ĐỨC DUY
VẤN ĐỀ CAMPUCHIA TRONG QUAN HỆ
THÁI LAN – VIỆT NAM (1979 - 1991)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
TS. LÊ PHỤNG HOÀNG
TP. HỒ CHÍ MINH - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn xin cam đoan với Hội đồng khoa học cùng đọc giả, đây là
công trình nghiên cứu của bản thân. Các chứng cứ và số liệu làm cơ sở được trình
bày trong luận văn là do chính bản thân sưu tầm, sắp
116 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2917 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Vấn đề Campuchia trong quan hệ Thái Lan - Việt Nam (1979 - 1991), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xếp, đánh giá mang tính trung
thực và chưa được công bố đầy đủ như thế trong bất cứ công trình nghiên cứu nào
khác.
Các nội dung trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc cụ thể, mang tính
khoa học. Các tài liệu tham khảo để hoàn thành luận văn đều được vinh diện trong
công trình này.
Với danh dự của người nghiên cứu, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước
sự cam đoan của mình.
Tác giả luận văn
ĐINH ĐỨC DUY
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành được luận văn với đề tài Vấn đề Campuchia trong
quan hệ Thái Lan - Việt Nam (1979 – 1991), tôi chân thành cám ơn TS. Lê Phụng
Hoàng đã trực tiếp hướng dẫn nhiệt tình để tôi hoàn thành luận văn này. Cám ơn
PGS. TS Ngô Minh Oanh và các giảng viên đã truyền thụ kiến thức và có những gợi
ý quý báu cho tôi trong cả quá trình học tập.
Cám ơn sự giúp đỡ nhiệt thành của Thượng tá Nguyễn Đình Khán, cám ơn
đơn vị công tác Trường THPT Bình Phú và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành nhiệm vụ của mình.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(Association of Southeast Asian Nations)
CGDK : Chính phủ Liên hiệp Campuchia Dân chủ.
(Coalition Government of Democratic Kampuchea).
IMC : Cuộc gặp gỡ không chính thức về Campuchia.
(Informal Meeting on Cambodia)
JIM : Cuộc gặp gỡ không chính thức ở Jakarta.
(Jakarta Informal Meeting)
PICC : Hội nghị quốc tế Paris giải quyết vấn đề Campuchia.
(Paris International Conference on Cambodia).
SNC : Hội đồng dân tộc tối cao Campuchia.
(Supereme National Council)
UNHCR: Cao ủy Liên Hợp Quốc về vấn đề người tị nạn.
(United Nations High Commissioner for Refugees).
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là nước láng giềng của Thái Lan, hai nước cùng nằm trong khu vực
Đông Nam Á thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đều chịu ảnh hưởng lớn của
Phật giáo đồng thời có một nền văn minh nông nghiệp lâu đời và rất phong phú.
Lịch sử của mối quan hệ lâu đời giữa hai nước Thái Lan – Việt Nam đã chứng
kiến rất nhiều giai đoạn thăng trầm, phức tạp và chịu sự chi phối của nhiều nhân tố.
Hai nước đã từng xảy ra xung đột với nhau, vào thế kỉ XVIII Thái Lan từng đem
quân xâm lược Việt Nam và thất bại dưới tay Nguyễn Huệ. Trong giai đoạn nửa
cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, do tranh giành phạm vi ảnh hưởng trong
khu vực, cụ thể là ở Cao Miên và Ai Lao dẫn đến mối quan hệ hai nước nhiều lúc
trở nên rất căng thẳng và thậm chí nhiều lần xung đột với nhau.
Lịch sử đã minh chứng, trong mối quan hệ giữa Thái Lan – Việt Nam có nhiều
vấn đề mâu thuẫn và sự hiểu lầm gây ảnh hưởng xấu không chỉ đến quan hệ giữa
hai nước mà còn ảnh hưởng đến cả khu vực. Trong những năm 60 và 70 của thế kỉ
XX, Thái Lan trở thành đồng minh thân cận của Mĩ trong cuộc chiến tại Việt Nam,
không chỉ cho Mĩ xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ mình, Thái Lan còn
trực tiếp đưa quân sang tham chiến ở Việt Nam. Giai đoạn 1979 - 1991 mối quan hệ
Thái Lan – Việt Nam trở nên rất căng thẳng xung quanh vấn đề Campuchia. Chính
vấn đề này dẫn đến những mâu thuan, hiểu lầm, ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ hai
nước, tác động không tốt đến sự phát triển của hai nước nói riêng cũng như sự ổn
định và phát triển của cả khu vực Đông Nam Á nói chung.
Lịch sử luôn tôn trọng hiện thực khách quan, tuy không phải hiện thực khách
quan nào cũng phải nói, nhưng khi đã nói cần phải nói đúng hiện thực khách quan.
Nghiên cứu lịch sử là nghiên cứu quá khứ để hiểu thực tại và có cái nhìn viễn minh
cho tương lai. Do vậy, chúng tôi cố gắng tái hiện lại lịch sử sao cho tiệm cận với
hiện thực khách quan để công trình nghiên cứu có giá trị cho thực tiễn.
Hiện nay, hai nước Thái Lan và Việt Nam là thành viên của tổ chức ASEAN
cùng nhau hợp tác để thúc đẩy đất nước phát triển, xây dựng một Đông Nam Á hòa
bình, ổn định và thịnh vượng. Nghiên cứu mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam xung
quanh vấn đề Campuchia sẽ giúp chúng ta rút ra được nhiều bài học bổ ích, tránh
những yeu tố tiêu cực và sai lầm. Phát huy hơn nữa những yếu tố tích cực nhằm thắt
chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước trong xu thế phát triển chung của khu vực
và thế giới. Vì lợi ích của hai dân tộc, vì ổn định và phát triển trong khu vực. Đặc
biệt, trong hoàn cảnh thế giới và khu vực đang có xu thế hội nhập ngày càng diễn ra
mạnh mẽ, trong đó khối ASEAN đang có những bước tiến nhằm tiến tới hội nhập
sâu rộng hơn.
Riêng bản thân tôi nhận thấy, đây là một nội dung thú vị mà tôi rất quan tâm. Để
có một đất nước Campuchia hòa bình, ổn định và phát triển như ngày nay có sự
đóng góp không ít xương máu của người thân tôi nói riêng và các chiến sĩ Việt Nam
nói chung.
Qua nghiên cứu đề tài này, giúp tôi hiểu biết thêm về vấn đề Campuchia, về đất
nước, văn hoá, con người và lịch sử của Thái Lan và mối quan hệ đầy thăng trầm
của Việt Nam với người láng giềng Thái Lan. Đặc biệt giúp tôi hiểu biết thêm
những vấn đề phức tạp trong các mối quan hệ quốc tế. Qua đó giúp cho quá trình
học tập, nghiên cứu và giảng dạy của tôi đạt kết quả tốt hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Luận văn cao học Vấn đề Campuchia trong quan hệ Thái Lan – Việt Nam giai
đoạn 1979 – 1991 được nghiên cứu và viết dựa trên cơ sở chính là các tài liệu gốc
của cả hai phía Thái Lan và Việt Nam.
Các tài liệu gốc phía Việt Nam phản ánh đầy đủ quan điểm, lập trường của Việt
Nam về vấn đề Campuchia cũng như đối với Thái Lan được thể hiện qua các thông
cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước Việt Nam, Lào và
Campuchia họp luân phiên hàng năm bắt đầu từ tháng 1/1980 – 8/1986 được đăng
tải đầy đủ trên Báo Nhân dân. Các thông cáo chung đã thể hiện khá rõ lập trường
của Việt Nam về vấn đề Campuchia liên quan đến quan hệ Việt Nam và Thái Lan
như vấn đề người tị nạn, đòi Thái Lan chấm dứt hợp tác với Trung Quốc trong việc
tiếp tay cho Khmer đỏ, xung đột tại biên giới Campuchia – Thái Lan, kêu gọi Thái
Lan chấm dứt hành động dung túng cho thế lực Khmer đỏ và việc tìm giải pháp cho
vấn đề Campuchia.
Vấn đề Campuchia trong quan hệ Thái Lan – Việt Nam cũng được đề cập một
phần trong các công trình nghiên cứu của một số tác giả khi nghiên cứu các công
trình khoa học nhưng có ít nhiều liên quan đến vấn đề này. Có thể kể đến, Nguyễn
Tương Lai (2001) với Quan hệ Việt Nam – Thái Lan trong những năm 90, NXB
Khoa học Xã hội – Hà Nội, tác giả đứng trên lập trường của Việt Nam có đề cập
đến vấn đề Campuchia gây tác động không tốt đến quan hệ Việt Nam – Thái Lan
nhưng để hiểu sự tác động do những yếu tố cụ thể nào cần phải nghiên cứu thêm để
làm rõ; Trịnh Diêu Thìn – Thanyathit Sripana (2006) với Việt kiều Thái Lan trong
mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam NXB Khoa học Xã hội – Hà Nội cũng có đề cập
đến vấn đề Campuchia gây ảnh hưởng không tốt đến chính sách của chính phủ Thái
Lan đối với Việt kiều tại Thái Lan, tuy nhiên đây chỉ là một trong những nhân tố
ảnh hưởng xấu đến quan hệ Thái Lan – Việt Nam, còn rất nhiều nhân tố khác liên
quan cần phải nghiên cứu. Trong luận văn thạc sĩ đề tài Quan hệ Campuchia – Việt
Nam từ 1985 đến 2006 của Nguyễn Quang Thuần (2007) đứng trên lập trường của
Việt Nam tác giả có đề cập đến vấn đề Campuchia với lập luận không có vấn đề
Campuchia nên chưa thấy được bản chất phức tạp của vấn đề này. Luận án tiến sĩ
Quan hệ Việt Nam – Thái Lan (1976 - 2004) của tác giả người Thái Lan Thananan
Boonwana, đứng trên lập trường của Thái Lan, tác giả có dành một phần nội dung
nói đến vấn đề này. Trong đó tác giả xem việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia
là vấn đề chính ảnh hưởng đến quan hệ Thái Lan – Việt Nam. Thực tế cần phải
nghiên cứu trên nhiều mặt có cái nhìn đa diện mới hiểu hết tính chất phức tạp của
vấn đề Campuchia cũng như sự tác động cụ thể đến quan hệ Thái Lan – Việt Nam.
TS. Lê Phụng Hoàng với Lịch sử quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á từ sau chiến tranh
thế giới thứ hai đến cuối chiến tranh lạnh, tác giả dành trọn chương X để nói về vấn
đề Campuchia trong đó có đề cập đến lập trường, quan điểm của Thái Lan và Việt
Nam xung quanh vấn đề này. Tuy nhiên để làm rõ tác động của vấn đề Campuchia
đến quan hệ Thái Lan – Việt Nam cần phải nghiên cứu chuyên sâu để làm rõ thêm
nhiều vấn đề liên quan đến mối quan hệ hai nước. Bên cạnh đó còn có một số công
trình khác có đề cập một phần đến vấn đề này như Clack D. Neher and Politic in
Southeast Asia, Rochester; Frederic A Moritz and The refugee people of VietNam,
Chiritian Science Monitor…
Ngoài ra các thông tin về vấn đề Campuchia trong đó thỉnh thoảng có đề cập đến
tác động của vấn đề này trong quan hệ Thái Lan - Việt Nam có thể tìm thấy qua báo
chí và các phương tiện thông tin như: Bưu điện Bangkok (Bangkok Post), Đài BBC,
The Times, Reuter, Le Matin, Le Figaro, Christian Science Monitor, NewsYork
Times, Newsweek, USIS, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Báo
Nhân dân và các bản dịch của TTXVN trong các tập tài liệu Tham khảo Đặc biệt.
Phần tài liệu gốc phía Thái Lan có thể kể đến Association of Southeast, Joint
Press Release of The first Asean, Ministerial Meeting, Bangkok, 8 August 1967;
Joint Communique of The Second Asean, Ministerial Meeting Jakarta, 6 – 7 August
1968; Joint Communique of The Third Asean, Ministerial Meeting Cameron
Highlands, 16 – 17 December 1969; Joint Communique of The Fourth Asean,
Ministerial Meeting Manila, 12 – 13 March 1971; Joint Communique of The Fifth
Asean, Ministerial Meeting Singapore, 13 – 14 March 1972; Joint Communique of
The Sixth Asean, Ministerial Meeting Pattaya, 16 – 18 April 1973; Joint
Communique of The Seventh Asean, Ministerial Meeting Jakarta, 7 – 9 May 1974;
Joint Communique of The Eighth Asean, Ministerial Meeting Kuala Lumpur, 13 –
15 March 1975; Joint Communique of The Ninth Asean, Ministerial Meeting
Manila, 24 – 26 June 1976; Joint Communique of The Tenth Asean, Ministerial
Meeting Singapore, 5 – 8 July 1977; Joint Press Release of The Eleventh Asean,
Ministerial Meeting Pattaya, 14 – 16 June 1978; Joint Communique of The Twelfth
Asean, Ministerial Meeting Bali, 28 – 30 June 1979; Joint Communique of The
Thirteenth Asean, Ministerial Meeting Kuala Lumpur, 25 – 26 June 1980; Joint
Communique of The Fourteenth Asean, Ministerial Meeting Manila, 17 – 18 June
1981; Joint Communique of The Fifteenrth Asean, Ministerial Meeting Singapore,
14 – 16 June 1982; Joint Communique of The Sixteeth Asean, Ministerial Meeting
Bangkok, 24 – 25 June 1983; Joint Communique of The Seventeenrth Asean,
Ministerial Meeting Jakarta, 9 – 10 July 1984; Joint Communique of The Eiteenrth
Asean, Ministerial Meeting Kuala Lumpur, 9 July 1985; Joint Communique of The
Ninteenrth Asean, Ministerial Meeting Manila, 23 –28 June 1986; Joint
Communique of The Twentienth Asean, Ministerial Meeting Singapore, 15 – 16
June 1987; Joint Communique of The 21st Asean, Ministerial Meeting Bangkok, 4 –
5 July 1988; Joint Communique of The 22nd Asean, Ministerial Meeting Bandar
Seri Begawan, 3 – 4 July 1989; Joint Communique of The 23rd Asean, Ministerial
Meeting Jakarta, 24 – 25 July 1990; Joint Communique of The twenty-fourth Asean,
Ministerial Meeting kuala Lumpur, 19 – 20 July 1991:
Đây là các thông cáo chung của Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước ASEAN họp luân
phiên diễn ra hàng năm từ 1967 đến 1991 và được xem là loại tài liệu gốc bằng
tiếng Anh hết sức quý giá cho quá trình nghiên cứu. Trong đó có những thông cáo
chung từ năm 1979 – 1991 thể hiện rõ quan điểm, lập trường của Thái Lan nói
riêng, các nước ASEAN nói chung về vấn đề Campuchia cũng như đối với Việt
Nam xung quanh vấn đề này. Các thông cáo cũng đề cập đến những nội dung cụ thể
xung quanh vấn đề Campuchia có tác động đến quan hệ Thái Lan – Việt Nam như:
Vấn đề người tị nạn, xung đột tại biên giới Campuchia – Thái Lan, Thái Lan lên án
Việt Nam xâm phạm lãnh thổ Thái Lan, đòi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia và
tìm một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia.
Do đó việc tập hợp, đánh giá để hiểu vấn đề là nhiệm vụ cần thiết của người
nghiên cứu. Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả cố gắng sưu tầm tất cả những tài liệu
liên quan trong phạm vi có thể rồi sắp xếp, nghiên cứu nhằm làm rõ hơn vấn đề
Campuchia trong quan hệ Thái Lan – Việt Nam giai đoạn 1979 – 1991 đồng thời
cũng mong có thể rút ra được những giá trị khoa học phục vụ cho thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm kiểm chứng khả năng học tập và nghiên
cưu của chính tác giả, đây cũng là bài thu hoạch bổ ích kết thúc chương trình đào
tạo sau đại học. Thông qua đây, bản thân tác giả muốn phát huy khả năng nghiên
cứu, tìm tòi và sáng tạo trong nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của mình, thể hiện
việc học và hành gắn liền với nhau. Qua đó giúp tác giả biết thêm được nhiều kiếm
thức bổ ích cho bản thân để phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy của mình. Đề
tài cũng góp phần tìm hiểu và làm sáng tỏ thêm những nội dung liên quan đến vấn
đề Campuchia ảnh hưởng đến mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam trong giai đoạn
1979 – 1991 để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm giúp mối quan hệ Thái Lan
và Việt Nam ngày càng phát triển.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là tác động của vấn đề Campuchia đến mối quan
hệ Thái Lan – Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1979 – 1991. Trong đó luận văn
cố gắng làm rõ được những vấn đề mấu chốt để làm nổi bật bản chất của những vấn
đề cần nghiên cứu.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở lấy những tài liệu gốc làm cơ sở chính để nghiên cứu và tham
khảo một số công trình khác của các nhà nghiên cứu có liên quan cũng như phỏng
vấn một số nhân chứng từng sống và chiến đấu tại Campuchia. Tác giả muốn
nghiên cứu một cách đa chiều, cố gắng đi sâu vào tìm hiểu bản chất của vấn đề
Campuchia và những tác động đến mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam từ 1979 -
1991.
6. Giới hạn đề tài
Để người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về quan hệ Thái Lan – Việt Nam, tác
giả dành Chương 1 để giới thiệu về quan hệ Thái Lan – Việt Nam từ 1967 – 1979
trong đó có giới thiệu khái quát về quan hệ Thái Lan – Việt Nam trong lịch sử và
mối quan hệ Thái Lan –Việt Nam kể từ khi Thái Lan là thành viên của tổ chức
ASEAN (1967) cho đến khi diễn ra vấn đề Campuchia (1979).
Chương 2: Vấn đề Campuchia trong quan hệ Thái Lan – Việt Nam giai đoạn
1979 – 1986 và Chương 3: Vấn đề Campuchia trong quan hệ Thái Lan – Việt Nam
giai đoạn 1986 – 1991. Sở dĩ tác giả chọn mốc 1986 để kết thúc Chương 2 và mở
đầu cho Chương 3 bởi chính lúc này thái độ của Thái Lan đối với Việt Nam bắt đầu
thay đổi. Ngược lại, Việt Nam cũng bắt đầu thay đổi thái độ của mình đó là chấp
nhận một giải pháp chính trị cho việc giải quyết toàn diện cuộc xung đột tại
Campuchia. Mốc 1991 là lúc vấn đề Campuchia được giải quyết bằng biện pháp
chính trị với vai trò của Liên Hợp Quốc.
7. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở tài liệu gốc cùng các loại tài liệu
liên quan và các chứng cứ khoa học để tiếp cận đối tượng với mục đích tiệm cận với
hiện thực. Áp dụng phương pháp logic, phương pháp sử học so sánh, phương pháp
định lượng, phương pháp liên ngành, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp
nghiên cứu quan hệ quốc tế…Với các kĩ thuật cơ bản như tìm, đọc, phân loại,
nghiên cứu, đánh giá, phân tích và tổng hợp để từ đó rút ra những luận cứ khoa học
có giá trị cho thực tiễn và giáo dục. Việc nghiên cứu chắc hẳn không tránh khỏi
thiếu sót, mong quý thầy cô và các đọc giả đóng góp ý kiến để việc nghiên cứu các
đề tài lần sau đạt kết quả tốt hơn.
8. Bố cục của luận văn
Chương 1 : Khái quát quan hệ Thái Lan – Việt Nam giai đoạn 1967 – 1979.
Chương 2 : Vấn đề Campuchia trong quan hệ Thái Lan – Việt Nam giai
đoạn 1979 – 1986.
Chương 3 : Vấn đề Campuchia trong quan hệ Thái Lan – Việt Nam
giai đoạn 1986 – 1991.
Chương 1
KHÁI QUÁT QUAN HỆ THÁI LAN – VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1967 – 1979
1.1. Quan hệ Thái Lan – Việt Nam trong lịch sử cho đến năm 1967
Để hiểu mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam được sâu sắc hơn chúng tôi xin
điểm qua một vài nét về mối quan hệ hai nước trong lịch sử để thấy được sự thăng
trầm và phức tạp trong quan hệ của hai nước láng giềng này. Thái Lan và Việt Nam
xét về yếu tố địa lý là rất gần gũi nhau, cả hai nước đều có những nét ảnh hưởng
chung của thời tiết, khí hậu và cũng chính từ đó tạo nên những yếu tố văn hoá rất
tương đồng. Hơn nữa xét về nguồn gốc, cư dân hai nước có mối quan hệ rất gần gũi
(nguồn gốc Mônggôlôít Phương Nam) trên lãnh thổ Việt Nam cũng có người Thái
sinh sống và ngược lại. Nói đến quan hệ Thái Lan – Việt Nam là nói đến một
khoảng thời gian dài với biet bao sự kiện, biến cố thăng trầm trong mối quan hệ
này.
Quan hệ giữa hai nước Thái Lan (lúc đó gọi là Xiêm) – Việt Nam đã có từ rất
lâu đời, theo sách Đại Việt sử kí toàn thư, ở thế kỉ XI dưới thời nhà Lý đã có các
thuyền buôn người Thái đến Vân Đồn dâng phẩm vật để được buôn bán. Trãi qua
nhiều thế kỷ, lịch sử đã chứng kiến mối quan hệ hai nước xảy không ít biến cố.
Trong khoảng thời gian nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, quan hệ giữa
Thái Lan với các chúa Nguyễn ở Đàng trong không ít lần xảy ra xung đột và đụng
độ với nhau. Sau khi nền thống trị của chúa Nguyễn bị phong trào Tây Sơn lật đổ,
nhân cơ hội đó Thái Lan đem quân sang xâm lược Việt Nam nhưng đã bị Nguyễn
Huệ đánh bại trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút (1785). Sau khi Nguyễn Anh đánh
bại phong trào Tây Sơn và lập nên triều Nguyễn (1802) mối quan hệ hai nước Thái
– Việt nhìn chung là hòa hiếu nhưng đến cuối thời Minh Mạng và Thiệt Trị hai
nước Thái – Việt thường hay xảy ra xung đột với nhau. Trong những nguyên nhân
dẫn đến xung đột, rất nhiều lần xuất phát từ việc hai bên tranh giành ảnh hưởng với
nhau ở Cao Miên (Campuchia).
Nửa cuối thế kỷ XIX khi Việt Nam bị Pháp xâm lược và áp đặt ách đô hộ thì
mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam về mặt nhà nước xem như tạm thời gián đoạn,
nhưng mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam vẫn diễn ra với nhiều hình thức khác
nhau. Trong khi Thái Lan ra sức học hỏi phương Tây để canh tân đất nước và thực
hiện chính sách ngoại giao rất khôn khéo là lấy nước lớn kiềm chế nước lớn, ngả
theo chiều gió giúp Thái Lan trở thành nước duy nhất ở Đông Nam Á cơ bản vẫn
giữ vững được nền độc lập của mình. Ngược lại, Việt Nam phải ra sức chống lại ách
đô hộ của thực dân Pháp.
Năm 1910 Trại Cày ở Thái Lan chính thức đón nhận hơn 50 thanh niên Việt
Nam du học trong phong trào Đông du bị Nhật trục xuất trở về, ngoài ra còn tiếp
nhận thêm một số thanh niên là dân lao động từ Thượng Hải theo Phan Bội Châu
vào để gây dựng cơ sở. Hoạt động của Phan Bội Châu tại Thái Lan đã được Bộ
trưởng Quốc phòng Komphagia của Thái Lan giúp đỡ khi ông sống ở bản Đông
Phichit trong thung lũng Chaophonaya ở phía bắc Bangkok. Tuy nhiên, năm 1915
Thái Lan kí với Pháp bản cam kết trao trả cho Pháp một số chiến sĩ Việt Nam hoạt
động trong phong trào vận động yêu nước của Việt kiều tại Thái Lan trong đó có
Trần Hữu Lục, Hoàng Trọng Mậu mà sau đó đã bị Pháp giết hại. Phong trào hoạt
động yêu nước của Việt kiều Thái Lan với chi hội Việt Nam Quang phục hội làm
trung tâm rơi vào tình thế hết sức khó khăn tuy vẫn tồn tại nhưng tạm thời lắng
xuống.
Năm 1921 Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Phạm Hồng Thái cũng từ Thái Lan
sang Trung Quốc cùng những người của phong trào Duy Tân ở đây thành lập tổ
chức Tâm Tâm xã. Đến 1925 Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã phái người về
Thái Lan tổ chức hội Thân ái nhằm tập hợp kiều bào đoàn kết để giác ngộ cách
mạng. Từ 1926 trở đi, hội Thân ái lần lượt được tổ chức ở Udon là trung tâm của
cuộc vận động Việt Kiều ở Thái Lan, ngoài ra còn có Sakon, Nakhon Phanom. Mối
quan hệ Thái Lan – Việt Nam ở đầu thế kỉ XX còn được thể hiện thông qua những
hoạt động cách mạng của Nguyễn Ai Quốc ở Thái Lan được sự đồng tình ủng hộ
của người Việt Nam ở Thái Lan và một bộ phận nhân dân Thái Lan.
Thực tế trên đất Thái Lan những năm đầu của thế kỉ XX đã có nhiều người
Việt là binh lính của Nguyễn Anh cư ngụ tiếp đó là đồng bào ở các tỉnh Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Trị... do không chịu hợp tác với chính quyền Pháp, một số lo ngại
bị bắt sau các phong trào cách mạng yêu nước cũng vượt biên giới sang Lào rồi đến
Thái Lan. Đồng bào Việt kiều ở Thái Lan lúc đó có khoảng 2 vạn người gồm người
lương nhưng cũng có một số người theo đạo Kito, phần lớn họ có tinh thần yêu
nước và ủng hộ các phong trào như Cần Vương, Duy Tân hoặc Đông Du. Sau khi
các phong trào này thất bại, một số nhà hoạt động yêu nước đã tạm lánh sang Thái
Lan như Ngô Quảng, Thần Sơn, Đặng Tử Kính, Phan Bội Châu mang tư tưởng trú
ngụ ở Thái Lan để chiêu binh rồi về nước đánh Pháp nên chưa có các hoạt động
tuyên truyền và tổ chức kiều bào quy mô như Nguyễn Ai Quốc sau này. Chỉ khi tổ
chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ai Quốc thành lập (6/1925) mới
có chủ trương tuyên truyền và tổ chức kiều bào để làm cơ sở nối liền phong trào
cách mạng trong và ngoài nước. Khi còn hoạt động ở Trung Quốc, Nguyễn Ai Quốc
đã sớm có kế hoạch sang Thái Lan hoạt động nên cử Hồ Tùng Mậu qua đó nắm tình
hình để gây dựng cơ sở ở vùng Đông Bắc Thái Lan mà bản Mạy thuộc tỉnh Nakhon
Phanom (cách Băng Cốc khoảng 600 km về phía Đông Bắc) là căn cứ tiêu biểu.
Khoảng 1928 – 1929 ở Thái Lan, Nguyễn Ai Quốc có tên là Thầu Chín hoạt động
bí mật, giữ kín tung tích đồng thời được bà con Việt Kiều, sư sãi và một bộ phận
nhân dân Thái Lan đùm bọc. Tại Thái Lan, Nguyễn Ai Quốc cho xuất bản tờ báo
Thân ái (trên cơ sở tiền thân là tờ báo Đồng thanh do Đặng Thúc Hứa sáng lập)
nhằm thức tỉnh và kêu gọi tinh thần yêu nước của các kiều bào Việt Nam ở Thái
Lan.
Nguyễn Ai Quốc chủ trương mở rộng tổ chức, củng cố cơ sở cần thiết, tuyên
truyền giáo dục kiều bào, tôn trọng phong tục tập quán và giữ luật pháp của người
Thái, đồng thời làm cho quần chúng Thái Lan có cảm tình với cách mạng Việt
Nam. Ông chủ trương xin chính phủ Thái Lan lập trường học cho con em Việt kiều,
khuyến khích mọi người học tiếng Thái và chữ quốc ngữ. Nhà trường ở Uđon là
trường đầu tiên do chính phủ Thái Lan cho phép xây dựng và sau đó các trường
Việt kiều ở Sakon, Nakhon Phanom cũng lần lượt được xây dựng. Buổi sáng trẻ em
Việt kiều học chữ Thái theo chương trình của của nhà nước Thái và buổi chiều học
chữ quốc ngữ. Các trường học không chỉ thu hút con em người Việt học mà còn thu
hút con em của người Thái vào học ngày càng đông, ông cũng kêu gọi những người
trong cơ quan hợp tác cùng học chữ Thái. Nguyễn Ai Quốc cho rằng, Việt Nam là
thuộc địa bị Pháp cai trị còn Thái Lan là nửa thuộc địa bị Pháp bắt kí nhiều điều ước
bất bình đẳng. Với điều ước bất bình đẳng Lomiađovin mà Pháp bắt chính phủ Thái
Lan kí trong đó có điều khoản quy định người và hàng hoá của Pháp được đưa vào
khoảng 25 km trong đất Thái Lan một cách tự do mà không phải nộp thuế rồi từ đó
họ đi sâu vào nội địa Thái Lan tự do đi lại và cư trú với tiền nộp mỗi năm chỉ có 4
bạt thuế thân. Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng khi mới thành lập (6/1925) đã
xác định vai trò và vị trí quan trọng của Thái Lan và Việt kiều ở Thái Lan đối với
cách mạng Việt Nam. Từ 1926 – 1929 các chi bộ của Hội Việt Nam Cách mạng
thanh niên được tổ chức ở những nơi có Việt kiều tập trung tại các tỉnh Đông bắc
Thái Lan với 5 chi bộ.
Trong chiến tranh thế giới thứ II, tiếp tục đường lối ngoại giao ngả theo chiều
gió, luôn thực hiện chính sách đối ngoại mềm dẻo có lợi cho mình. Thái Lan trở
thành đồng minh của phát xít Nhật, lãnh thổ Thái Lan trở thành căn cứ quân sự của
Nhật nhằm tiếp tay cho mưu đồ bá chủ châu Á của Nhật. Để phục vụ cho mục đích
chiến lược của mình, phát xít Nhật xây dựng con đường sắt nối Mianma với Thái
Lan băng qua những vùng rưng núi hiểm trở. Ngày 16/9/1942 con đường được khởi
công và hoàn thành ngày 17/10/1943 tại Konkuita (Kanchanbury – Thái Lan) với
chiều rộng khoảng 1m và dài khoảng 415km. Để xây dựng con đường này, phát xít
Nhật với sự ủng hộ của chính phủ Thái Lan đã “sử dụng các tù binh bắt được của
phe Đồng Minh khoảng 68.000 người và khoảng 200.000 dân phu châu Á. Họ phải
lao động vất vã với điều kiện sinh hoạt vô cùng khó khăn, bị đối xử tàn bạo và thiên
nhiên vô cùng khắc nghiệt, nên khi xây dựng xong con đường có khoảng 16.000 tù
binh bị chết và khoảng hơn 100.000 dân phu châu Á bỏ xác ở đây” [86, tr.12].
Đáng chú ý trong đó có rất nhiều người Việt bị bắt sang đây làm phu và không có
ngày trở lại. Để tưởng nhớ những người đã ngã xuống khi xây dựng con đường này,
hiện nay tại Kanchanabury có nhiều tên đường mang tên nước có người ngã xuống
trong đó có tên VietNam Road.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tạo nên cục diện mới cho Thái Lan và
Việt Nam. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời phải đương đầu với nhiều khó
khăn để bao vệ thành quả cách mạng bởi sau đó thực dân Pháp trở lại xâm lược và
nhân dân Việt Nam phải tiến hành cuộc kháng chiến trường kì (1946 - 1954). Trong
khi đó vì là đồng minh của Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai, Thái Lan rất
hoang mang khi nghe tin Nhật đầu hàng Đồng Minh. Điều làm Thái Lan lo lắng là
phải rút khỏi cuộc chiến như thế nào để khỏi chịu sự trừng phạt của các nước Đồng
Minh. Trước tình hình đó, chính phủ thân Nhật Phibun Xongkhram bị lật đổ
(9/1945) và một chính phủ mới do Seni Pramot, người từ Mĩ trở về đứng đầu
“Phong trào Thái tự do” thành lập. Đây là một chính phủ thân Mĩ nên lợi dụng cơ
hội này Mĩ tiến hành gạt dần sự ảnh hưởng của Anh, Pháp để dần chi phối Thái
Lan. Động thái tạo thiện chí đồng minh của Mĩ là công nhận Thái Lan không phải là
nước đồng minh của phát xít mà là nước bị phát xít Nhật chiếm đóng và cần được
giải phóng.
Tháng 3/1946 phái dân chủ tiến bộ giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử ở
Thái Lan và chính phủ Thủ tướng Priđi Phanomyong được thành lập. Chính phủ
mới đã có những động thái tích cực trong mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam. Chính
sách ngoại giao tích cực của chính phủ Thái Lan là ủng hộ phong trào giải phóng
dân tộc ở Đông Nam Á và đặc biệt có rất nhiều thiện cảm với cách mạng Việt Nam.
Ngày 7/7/1946 quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng kí thư giới thiệu đại diện
chính phủ Việt Nam tại Thái Lan sau đó Cơ quan đại diện chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà đã hoạt động tại Băng Cốc (từ tháng 8/1946 đến tháng 6/1951).
Chính phủ Thái Lan đã cho Việt Nam đặt cơ quan đại diện tại Băng Cốc và được
hưởng quy chế ngoại giao. Thái Lan còn cho Việt Nam được phép lập phòng thông
tin tại Băng Cốc tạo cho Việt Nam có thêm một con đường liên hệ với thế giới điều
đó có ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Tháng
1/1948 phái đoàn chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Phạm Ngọc Thạch dẫn
đầu sang thăm Thái Lan nhằm thúc đẩy hơn nữa trong moi quan hệ hai nước. Tháng
2/1948 Việt Nam cử 10 cán bộ vượt Trường Sơn sang Băng Cốc để tăng cường cho
cơ quan đại diện và tăng cường mối quan hệ với các đoàn thể quốc tế tại Thái Lan.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai nước Thái Lan – Việt Nam trở nên xấu đi khi
Phibun Xongkhram lật đổ chính phủ của Thủ tướng Priđi Phanomyong. Chính phủ
Phibun Xongkhram trở lại nắm quyền và công khai lập trường chống cộng sản,
công nhận chính quyền Bảo Đại do Pháp lập nên và đặt quan hệ ngoại giao với
chính phủ Bảo Đại ở cấp Đại sứ. Nghiêm trọng hơn, Bộ nội vụ Thái Lan còn cử đại
diện đến gặp đại diện của phụ trách cơ quan phái viên của chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà tại Thái Lan là ông Nguyễn Đức Quỳ để yêu cầu chấm dứt các hoạt
động tuyên truyền chống Pháp trên lãnh thổ Thái Lan. Tháng 12/1951 cơ quan đại
diện của Thông tấn xã Việt Nam ở Băng Cốc phải chấm dứt mọi hoạt động và phải
chuyển sang Rangun (Mianma), sự kiện này nhắc nhở mọi người nhớ lại phong trào
Đông Du khi trước ở Nhật, đây chính là âm mưu về ngoại giao của kẻ thù nhằm cô
lập cách mạng Việt Nam. Chính phủ Thái Lan còn ban hành Luật chống cộng sản
(9/1952) đồng thời tiến hành đàn áp các Việt kiều yêu nước, thu hẹp phạm vi cư trú
của họ và dồn nhiều Việt kiều đến một số đồn điền ở Miền Nam Thái Lan. Trước
tình hình đó, chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hoà đã ra kháng nghị lên án hành
động khủng bố người Việt của chính phủ Thái Lan.
1954 Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ và rút
quan khỏi Việt Nam, trong khi Thái Lan dần trở thành một đồng minh chiến lược
rất thân cận với Mĩ ở Đông Nam Á. Suốt thời kì Việt Nam chống Mĩ, quan hệ Thái
Lan và Việt Nam là quan hệ thù địch vì ngoài thể chế chinh trị và ý thức hệ khác
nhau, Thái Lan còn là đồng minh thân thiết với kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Thái
Lan rất tích cực giúp đỡ Mĩ, trở thành bàn đạp cho Mĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Chính quyền Thái Lan trong khi không công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
nhưng lại công nhận và hợp tác với chính phủ của Bảo Đại và sau đó là Việt Nam
Cộng hoa của Ngô Đình Diệm.
Trong những năm dài Mĩ tiến hành Chiến tranh lạnh với chính sách chống
cộng sản trong khi Thái Lan là đồng minh thân cận của Mĩ nên chịu ảnh hưởng rất
lớn. Giữa Thái Lan – Việt Nam nảy sinh những mâu thuẫn trên nhiều mặt như chính
trị, ngoại giao và quân sự. Dưới tác động đó, chính phủ Thái Lan tiến hành nhiều
chính sách thiếu thiện chí đối với Việt kiều. Ngày 4/6/1957 Thái Lan cử một phái
đoàn đến Sài Gòn nhằm bàn kế hoạch đưa khoảng 40.000 người Việt ở Thái Lan về
Miền Nam Việt Nam. Ngoài ra, chính phủ Thái Lan còn trục xuất 43. 000 người
Việt Nam đến vùng rừng sâu nước độc ở Kòrạt và việc làm này đồng nghĩa với việc
dồn họ đến chổ chết. Trước thái độ đối xử phân biệt và đàn áp đối với người Việt
của chính phủ Thái Lan, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phản đối mạnh mẽ
đồng thời lên án chính sách khủng bố Việt kiều của chính phủ Thái Lan. Cộng đồng
người Việt tại Thái Lan cũng đoàn kết đấu tranh chống lại âm mưu của chính phủ
Thái Lan t._.rong việc đưa Việt kiều về cho chính phủ Ngô Đình Diệm. Sự phản đối
và tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của bà con Việt kiều buộc chính phủ Thái Lan phải
đồng ý để Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Hội Chữ thập đỏ Thái
Lan kí kết văn bản Hiệp định về vấn đề đưa Việt kiều ở Thái Lan hồi hương
(14/8/1959). Sau gần 5 năm thực hiện hiệp định (1959 - 1964) đã có 75 chuyến tàu
đưa khoảng 45.033 Việt kiều hồi hương đến cảng Hải Phòng nhưng đến 1965 thì bị
tạm hoãn vì lý do máy bay Mĩ oanh tạc Miền Bắc.
Sự ủng hộ của Chính phủ Thái Lan đối với Mĩ trong cuộc chiến tại Việt Nam
thể hiện rất rõ bằng cách đưa quân lính Thái Lan sang chiến trường Miền Nam cùng
với lính quân đội Sài Gòn chống lại cuộc chiến đấu thống nhất đất nước của Việt
Nam. Tháng 5/1966 Thái Lan viện trợ cho chính quyền Sài Gòn 2 tàu chiến, 2 máy
bay quân sự để tỏ thái độ thiện chí là đồng minh hết lòng ủng hộ Mĩ trong cuộc
chiến ở Việt Nam. Trong suốt hai thập niên 50, 60 của thế kỉ XX chính phủ Thái
Lan theo đuổi chính sách chống cộng sản làm cho mối quan hệ Thái Lan – Việt
Nam luôn có những mâu thuẫn và đối đầu với nhau.
1.2. Quan hệ Thái Lan – Việt Nam trong giai đoạn 1967 – 1976
Ngày 8/8/1967 Thái Lan cùng Indonexia, Malaixia, Singapo, Philippin thành
lập tổ chức ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) tại Băng Cốc với
mục đích tăng cường liên kết nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội,
phát triển văn hóa, tăng cường hợp tác giúp đỡ lẫn nhau nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn
định trong khu vực và hợp tác để tạo thêm sức mạnh nhằm tránh sự chi phối của các
nước lớn. Quan hệ giữa các nước ASEAN hình thành các nguyên tắc có đi có lại,
không đối đầu, thân thiện, không tuyên truyền tố cáo nhau qua báo chí và giữ gìn
đoàn kết cũng như bản sắc chung của tổ chức. Tuy vậy, Thái Lan vẫn theo đuổi
chính sách ủng hộ Mĩ trong cuộc chiến tại Việt Nam với nhiều mục đích trong đó có
quyền lợi sát sườn là tranh thủ sự ủng hộ của Mĩ để xây dựng và phát triển đất
nước. Thực tế, tiền viện trợ của Mĩ đổ vào Thái Lan tăng lên hàng năm đặc biệt là
khi Mĩ càng dính sâu vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Cụ thể, “1950 – 1956 là 17.5
triệu đôla thì trong thời gian 1957 – 1965 là 36.75 triệu. Nhưng đáng chú ý là sau
1965, khi Thái Lan tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam con số này tăng rất
nhanh: 1966 – 50 triệu đôla, 1967 – 77 triệu, 1968 – 100 triệu” [77, tr. 138]. Đến
1969 con số viện trợ đã lên tới 278 triệu đô la. Mặt khác, Thái Lan cũng muốn
thông qua Mĩ để cản phá ý thức hệ cộng sản từ Việt Nam vì sợ đến một lúc nào đó
sẽ lan sang nước mình. Trong chính sách đối nội, Thái Lan tiếp tục đàn áp các Việt
kiều nghi ngờ có mối quan hệ mật thiết với cộng sản Việt Nam. Chính phủ Thái Lan
tiếp tục sử dụng những chính sách cứng rắn đối với cộng đồng người Việt Nam tại
Thái Lan vì cho rằng, một số Việt kiều theo cộng sản và liên kết với cộng sản Thái
Lan để chống lại chính phủ Thái Lan nên họ kiểm soát rất gắt gao và các cuộc bắt
bớ thường xảy ra khi có sự tình nghi. A. Sripan – một phóng viên của tờ Bưu điện
Thái Lan (Bangkok post) đã từng phỏng vấn mẹ mình – bà Supap Spicer sinh tại
Ubon, một nhân chứng từng sống và chứng kiến xã hội Thái Lan trong những năm
chiến tranh xảy ra Việt Nam nói về cảm nghĩ thật của bà cũng như cảm nghĩ chung
của người dân Thái Lan. Bà cho rằng, “đa số người dân trong khu vực bà sinh sống
đều có cách nghĩ không thiện cảm với Việt cộng Việt Nam thông qua lời tuyên
truyền của chính phủ. Các cuộc biểu tình của người Việt ở vùng Đông Bắc Thái
Lan phản đối chính phủ Thái Lan tham chiến ở Việt Nam và sự hiện diện của quân
đội Mĩ ở Thái Lan nhưng đã bị chính phủ Thái Lan dùng vòi rồng và các phương
tiện trấn áp. Thái độ của người dân Thái Lan với người Việt ở Thái Lan cũng trở
nên ngày càng xa lấn” [102, tr.1]. Sau khi chứng kiến cả một giai đoạn lịch sử bà
Supap Spicer đi đến kết luận “đa số người dân đều bị chính phủ lừa dối về chiến
tranh Việt Nam và Việt cộng cũng không bị cô lập, không đe doạ đến chủ quyền
Thái Lan như bà và mọi người từng nghĩ trước đây” [102, tr.2].
Thực tế Mỹ đã viện trợ quân sự cho Thái Lan đồng thời xây dựng trên đất Thái
Lan nhiều căn cứ quân sự để phục vụ cho cuộc chiến của mình ở Việt Nam, trong
đó xây dựng 6 sân bay quân sự là Utapao, Tacli, Khorat, Ubon, Nakonphanom và
Uđontali. Một phần các máy bay chiến lược và chiến thuật của Mĩ cất cánh ở đây
sang bắn phá miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ
nhất (1965 - 1968), lần thứ hai (1969 - 1972). Nghiêm trọng nhất là trong 12 ngày
đêm cuối 1972 máy bay Mĩ đã gây biết bao đau thương và mất mát cho nhân dân
Việt Nam. Quân Mỹ đóng ở Thái Lan lúc đong lên đến 58.000 người (1969) bao
gồm 45.000 phi công và nhân viên phục vụ, 12.000 lính bộ binh và 1000 lính hải
quân.
Ngoài ra, Thái Lan còn trở thành trung tâm giải trí cho quân Mĩ đồn trú ở Việt
Nam sau khi đánh trận xong. Để đáp ứng cho nhu cầu vui chơi của lính Mĩ và thu
nguồn lợi từ dịch vụ này, các vùng xa xôi ở Miền Bắc Thái Lan, thuốc phiện đã
được trồng để phục vụ cho nhu cầu cua lính Mĩ. Bên cạnh đó lĩnh vực “công nghiệp
mại dâm” được chính phủ Thái Lan khai thác tối đa trong nhu cầu phục vụ cho lính
Mĩ để thu lợi. Trong những năm 60 – 70 trung bình có khoảng 4,3 triệu người Thái
Lan ở Băng Cốc và những nơi khác của Thái Lan phục vụ trong các trung tâm giải
trí giành cho quân đội Mĩ. Ngành công nghiệp giải trí giúp cho bộ mặt một số vùng
quê ở Thái Lan đặc biệt ở vùng Đông Bắc có sự chuyển mình rất mạnh mẽ trong
việc đi lên theo hướng công nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề thuốc phiện và mại dâm
cũng gây ra những hệ luỵ cho Thái Lan sau khi quân Mĩ rút khỏi Việt Nam. Nạn
nghiện thuốc và đại dịch AIDS phát triển trong những năm 80 để lại hệ luỵ rất lớn
cho chính sách thu lợi vội vàng và thiếu trách nhiệm xã hội của chính phủ Thái Lan.
Từ năm 1966 đến 1972 Thái Lan đã đưa sang Miền Nam một sư đoàn và một
trung đoàn với quân số gần 14.300 quân. Trong đó bao gồm, 12.000 lính thuộc quân
đoàn Báo đen và 2.300 lính thuộc sư đoàn Rắn hổ mang sau đó tăng lên 5.000 quân
(1968). Trong thời gian Thái Lan tham chiến tại Việt Nam, rất nhiều phong trào
biểu tình của nhân dân phản đối chính phủ và đòi rút quân về nước. Đặc biệt, từ
năm 1965 Mặt trận yêu nước Thái Lan xuất hiện với chủ trương đấu tranh vũ trang
chống chế độ độc tài quân sự. Các phong trào đấu tranh du kích nổ ra ở nhiều nơi
nêu khẩu hiệu chống Mĩ, cải thiện dân sinh và dân chủ. Phong trào du kích còn có
hành động ủng hộ cách mạng Việt Nam, tiêu biểu là sự kiện họ tấn công vào sân
bay Uđontani (8/1968) nhằm phản đối Mĩ dùng không quân phá hoại Việt Nam.
Sau thất bại trong Chiến tranh cục bộ Mĩ chuyển sang chiến lược “Việt Nam
hoá chiến tranh” đồng thời cho rút dần quân Mĩ về nước. Trong khi đó, dưới áp lực
của phong trào đấu tranh của nhân dân cũng buộc Thái Lan rút dần quân của mình
về nước. Tháng 8/1970 Thái Lan bàn đến việc rút quân và đến tháng 4/1972 thì rút
toàn bộ quân Thái Lan khỏi Việt Nam.
Rõ ràng, mặc dù chính phủ Thái Lan thực hiện đường lối đối ngoại thân Mĩ
và tham chiến ở Việt Nam gây ra những hành động làm tổn thương rất lớn mối quan
hệ giữa hai nước. Trong chính sách đối nội, chính phủ Thái Lan tiếp tục đàn áp các
Việt kiều yêu nước và cưỡng ép họ về Miền Nam Việt Nam vi phạm nghiêm trọng
Hiệp ước đã kí kết năm 1959, phớt lờ sự phản đối của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
và quốc tế. Để biện hộ cho hành động đó của mình, chính phủ Thái Lan cho rằng,
sở dĩ họ làm vậy là lo sợ lực lượng cộng sản Việt Nam xâm nhập vào Thái Lan
thông qua cộng đồng người Việt sống ở vùng Đông Bắc Thái Lan và đe doạ an ninh
của họ. Thái độ của giới cầm quyền Thái Lan với cái nhìn phiếm diện và cực đoan
đối với những người cộng sản Việt Nam một phần là do sức ép từ bên ngoài. Nhà
chính trị học Thái Lan Kthirarit từng nhận xét: “Kể từ chiến tranh thế giới thứ II ,
Thái Lan và Mỹ chia sẻ tư tưởng về mối đe dọa của Chủ nghĩa Cộng sản. Yếu tố đó
trở thành hòn đá tảng của các quan hệ Mỹ – Thái Lan”[83, tr.228-229].
Trong lịch sử quan hệ Thái Lan – Việt Nam đã có những mâu thuẫn và đến
giai đoạn này mâu thuẫn được đẩy lên một bước mới mang tính chất thời đại và suy
cho cùng vẫn là xuất phát từ sự tranh chấp ảnh hưởng giữa hai cường quốc Xô – Mĩ
mà trong đó những nước nhỏ như Việt Nam và Thái Lan khó tránh khỏi vòng xoáy
của sự tác động. Trong đó việc chọn lựa hướng đi phụ thuộc vào đặc điểm riêng của
từng nước. Ảnh hưởng này không chỉ riêng một nước nào đó nhằm thoả mãn khát
vọng mở rộng bờ cõi, đất đai như trong thời phong kiến mà chính là ảnh hưởng của
ý thức hệ trong đó mỗi nước đứng ở mỗi bên chiến tuyến đối địch với nhau. Không
thể phủ nhận trong lịch sử mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam có những lúc hoà hiếu
nhưng thời gian mâu thuẫn căng thẳng cũng không ít. Ngay trong lịch sử Thái Lan
khi giảng dạy ở nhà trường khi đề cập đến quan hệ Thái Lan – Việt Nam cũng chỉ
đề cập đến những cuộc chiến giữa hai nhà nước Xiêm La – Đại Việt.
Trong thời kì Chiến tranh lạnh, các sách báo và phương tiện thông tin đại
chúng của Thái Lan luôn tô vẽ một cách thái quá về chủ nghĩa cộng sản, họ gây cho
người Thái tâm trạng lo sợ về cái gọi là “hiểm hoạ cộng sản” từ Việt Nam sẽ lan
sang Thái Lan. Chính phủ Thái Lan đã thành công phần nào trong việc đưa quần
chúng nhân dân Thái Lan có cái nhìn không thiện cảm với Việt Nam để biện hộ cho
những hành động của họ. Để dân Thái tin rằng, việc Thái Lan trở thành căn cứ quân
sự của Mĩ và Thái Lan trực tiếp đưa quân tham chiến tại Việt Nam là một điều cần
phải làm vì an ninh và chủ quyền của Thái Lan. Tất cả những hiểu biết của dân
chúng chỉ là mối lo về anh ninh của Thái Lan đang bị Chủ nghĩa Cộng sản ở Việt
Nam đe doạ.
Về phía Việt Nam do phải tập trung toàn bộ sức người, sức của cho cuộc
kháng chiến chống Pháp trước đó và sau đó là cuộc kháng chiến chống Mĩ nên tất
yếu không có thời gian tìm hiểu nhiều về Thái Lan. Việc tìm hiểu tuy còn hạn chế
nhưng cũng đủ cho người Việt Nam nhận ra rằng, chính sách thù địch của chính
quyền Thái Lan với vị trí là đồng minh đắc lực của Mĩ tại Đông Nam Á, sự ủng hộ
cuộc chiến của Mĩ tại Việt Nam sẽ giúp chính phủ Thái Lan nhận thêm được nhiều
đồng dollar viện trợ và nhiều đơn đặt hàng của Mĩ. Trong khi người dân Thái Lan
thì hoàn toàn bị bưng bít trước những chính sách tuyên truyền tinh vi của chính
phủ.
Các máy bay Mĩ xuất phát từ các căn cứ quân sự của Thái Lan sang ném
bom Việt Nam và sự hiện diện của quân đội Thái Lan tại Việt Nam cùng với mâu
thuẫn về thể chế chính trị Tư bản chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa nên lúc bấy giờ
Thái Lan cũng coi Việt Nam là kẻ thù nguy hiểm của mình và ngược lại. Đây chính
là nguyên nhân chính dẫn đến những nghi ngờ và trở ngại cho quan hệ giữa Thái
Lan và Việt Nam sau này. Sau khi Mĩ thất bại tại Việt Nam và rút quân, Thái Lan
rất lo sợ về một cuộc trả thù của Cộng sản Việt Nam đối với mình.
Trong những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, Thái Lan gặp rất nhiều
khó khăn về chính trị và kinh tế. Giai đoạn này Thái Lan thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế – xã hội trong điều kiện rất khó khăn, đầu tư nước ngoài vào Thái Lan
giảm sút, viện trợ kinh tế của Mĩ giảm đi trông thấy, khủng hoảng năng lượng thế
giới ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế Thái Lan làm đời sống nhân dân giảm sút nghiêm
trọng. Nhân dân Thái Lan cho rằng, những hậu quả trên do chính phủ độc tài quân
sự thực hiện chính sách đối ngoại thân Mĩ gây ra. Thêm vào đó là thất bại của Mĩ ở
Việt Nam càng có dịp để phong trào chống đường lối theo đuôi Mĩ của chính phủ
Thái Lan bùng nổ. Từ tháng 10/1973 đã có một cuộc nổi dậy mạnh mẽ của học sinh
– sinh viên Thái Lan nổ ra đòi quyền dân chủ, đòi cải cách kinh tế, chính trị, giáo
dục và xét lại chính sách đối ngoại thân Mĩ. Phong trào này đã được đông đảo các
tầng lớp nhân dân ủng hộ dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ độc tài quân sự chấm dứt
thời kì thống trị của các tướng lĩnh quân sự kéo dài hơn một phần tư thế kỉ. Một
chính phủ dân sự được lập nên do giáo sư Sania Thamasac làm thủ tướng tạo một
không khí chính trị cởi mở hơn ở Thái Lan. Chính phủ mới của Thái Lan không thể
phớt lờ lời kêu gọi của học sinh và sinh viên Thái Lan trong việc điều chỉnh đường
lối ngoại giao đối với Việt Nam nói riêng và ba nước Đông Dương nói chung. Một
luồng tư tưởng mới xuất hiện là Thái Lan cần phải học cách sống chung với các
nước láng giềng dù cho họ có theo thể chế cộng sản chứ không nên có thái độ thù
địch với họ. Điều này một lần nữa chứng tỏ sự linh hoạt của Thái Lan trong chính
sách đối ngoại của mình với đặc điểm cơ bản của chính sách đối ngoại thể hiện sự
mềm dẻo và linh động không mất lòng ai hay ngả theo chiều gió.
Ngày 19/3/1975 trước khi Miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng, Thủ
tướng Thái Lan Seni Pramot đã tuyên bố “Chính phủ Thái Lan sẽ xúc tiến quan hệ
ngoại giao với các nước láng giềng, tích cực ủng hộ mọi hợp tác trong các lĩnh vực
ngoại giao với các nước ASEAN, đồng thời tăng cường nổ lực tìm kiếm, móc nối
quan hệ với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”[73, tr.72]. Đây là một động thái
chứng tỏ sự thay đổi trong chính sách ngoại giao của Thái Lan đối với Việt Nam. Ở
đây không chỉ đơn thuần là sức ép từ dư luận trong nước mà thực tế Thái Lan thấy
được sự thất bại của Mĩ ở Việt Nam đã đến gần và một Việt Nam thống nhất tất yếu
sẽ do Cộng sản kiểm soát với tiềm lực quân sự có thể xem là mạnh nhất Đông Nam
A lúc bấy giờ nên việc tiếp tục giữ thái độ thù địch như trước kia là không có lợi
cho Thái Lan. Thái Lan bắn tiếng muốn nối lại quan hệ bình thường với Việt Nam
rõ ràng là có lợi cho Thái Lan trong việc tạo sự ổn định trong và ngoài nước để tập
trung giải quyết bầu không khí chính trị phức tạp ở nước mình, đồng thời xốc dậy
nền kinh tế đang trên đà suy thoái và mở ra cơ hội làm ăn trong tương lai cho Thái
Lan với khu vực Đông Dương đầy hứa hẹn.
1.3. Quan hệ Thái Lan – Việt Nam trong giai đoạn 1976 – 1979
Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam ra đời và nhiệm vụ hàng đầu của Việt Nam là làm sao mở rộng
quan hệ hợp tác quốc tế để tranh thủ sự ủng hộ trong việc hàn gắn vết thương chiến
tranh quá lớn. Việt Nam tích cực tham gia Hiệp ước Bali (2/1976) nhằm thể hiện
thiện chí của mình trong việc bắt tay hợp tác với các nước trong khu vực. Mặt khác,
không thể phủ nhận vai trò to lớn của Thái Lan trong tổ chức ASEAN với chủ
trương hướng tới việc xây dựng một Đông Nam Á hoà bình, ổn định, hợp tác và
phát triển.
Trong khối ASEAN, Thái Lan là nước không chỉ gần gũi với Việt Nam về
mặt địa lý mà còn về lịch sử, văn hoá, xã hội và phong cách làm ăn truyền thống.
Thái Lan và Việt Nam còn có chung khí hậu nhiệt đới gió mùa và có một nền văn
minh nông nghiệp rất phong phú. Trong quá trình phát triển văn hoá, hai nước có
nhiều yếu tố rất tương đồng. Ngoài ra, Thái Lan có cả giai đoạn dài xây dựng và
phát triển đất nước nên những kinh nghiệm đó Việt Nam có thể học hỏi để áp dụng
có chọn lọc phù hợp với điều kiện Việt Nam nhằm thu ngắn khoảng cách với các
nước trong khu vực.
Chiến tranh Việt Nam kết thúc không chỉ có Thái Lan điều chỉnh lại chính
sách ngoại giao cho phù hợp mà chính Việt Nam cũng phải điều chỉnh lại chính
sách ngoại giao của mình cho phù hợp với xu thế và nguyện vọng chung của khu
vực và thế giới nhằm tiến tới hoà bình, hợp tác cùng phát triển trong khu vực.
Những thiện chí hợp tác của Việt Nam dần đánh tan đám mây nghi ngờ của Thái
Lan và một số các nước khác trong khu vực. Để khẳng định điều đó, ngày 5/7/1976
Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Duy Trinh ra tuyên bố 4 điểm về đối ngoại
của chính phủ Việt Nam gồm có “Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ của các nước; Cam kết không để lãnh thổ của mình cho bất kì nước
ngoài nào sử dụng để chống lại nước khác; Thiết lập quan hệ láng giềng tốt đẹp,
hợp tác kinh tế, trao đổi văn hoá với các nước; Ra sức hợp tác nhiều mặt với các
nước.”[73, tr.69]. Tiếp đó là chuyến thăm của phái đoàn ngoại giao Việt Nam sang
các nước ASEAN (1/1976) trong đó có Thái Lan.
Những tuyên bố trên của Việt Nam làm Thái Lan phần nào yên tâm Việt
Nam sẽ không trả đũa về quân sự đối với những hành động mà họ gây ra cho Việt
Nam trong quá khứ. Như vậy, cả Việt Nam và Thái Lan đều gặp nhau ở một điểm là
mong muốn thiết lập mối quan hệ láng giềng thân thiện để có điều kiện hợp tác
nhằm thúc đẩy đất nước phát triển. Tuy nhiên, không phải tất cả những mâu thuẫn
và mối nghi ngờ giữa hai bên trong ngày một, ngày hai có thể hoàn toàn bị xoá bỏ
nên hai bên đã có những bước đi rất dè chừng và thận trọng đối với nhau.
Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, Thái Lan chủ động mời một phái
đoàn ngoại giao Việt Nam sang thăm Thái Lan. Nhận lời mời, ngày 22/5/1975 phái
đoàn Bộ Ngoại giao Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phan Hiền đẫn đầu
sang thăm Thái Lan và đàm phán với Thủ tướng Thái Lan Seni Pramot để dọn
đường cho việc thiết lập mối quan hệ ngoại giao giưa hai nước. Đối với Thái Lan,
sự khác biệt về ý thức hệ cũng quan trọng nhưng không phải là nhân tố quyết định
tất cả trong đường lối ngoại giao của họ. Nếu nói “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong
đường lối đối ngoại của Thái Lan thì cái bất biến đó là quyền lợi quốc gia – dân tộc
và cơ hội để phát triển đất nước, để thực hiện cái bất biến đó phương pháp thực hiện
của họ rất vạn biến. Điều đó dễ dàng nhận thấy trong chiến tranh Việt Nam, Thái
Lan trở thành đồng minh chiến lược của Mỹ để kiếm những món lợi và những
khoản viện trợ béo bở. Ngược lại khi Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc chiến
tranh, Thái Lan đã chủ động xích lại gần Việt Nam để tạo sự ổn định trong khu vực
nhằm giúp Thái Lan có điều kiện tốt trong phát triển kinh tế. Đặc biệt khi Thái Lan
thấy thị trường Đông Dương thực sự có nhiều hứa hẹn cho sự đầu tư phát triển của
kinh tế Thái Lan.
Trong quá trình tiến tới bình thường hóa quan hệ Thái Lan – Việt Nam hàng
loạt vấn đề mà hai bên đưa ra đàm phán có một số vấn đề còn gây tranh cãi chưa
thống nhất được là vấn đề Việt kiều tại Thái Lan. Vấn đề Việt kiều vẫn luôn là một
trọng tâm đem ra bàn bạc giữa hai chính phủ và có tác động rất lớn đến mối quan hệ
của hai nước. Tuy lúc này, mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam được cải thiện và
chính sách của chính phủ Thái Lan đối với Việt kiều có phần nới lỏng nhưng vấn đề
cơ bản như việc cấp thẻ căn cuớc, hay cho phép nhập quốc tịch vẫn chưa được sửa
đổi. Chính phủ Thái Lan cho dù qua nhiều đời Thủ tướng vẫn không có cái nhìn
thực sự thiện cảm với Việt kiều. Công bằng mà nói, cộng đồng người Việt ở Thái
Lan đã có những đóng góp nhất định vào công cuộc xây dựng cho xã hội Thái Lan
đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và văn hoá. Tuy vậy, Việt kiều tại Thái Lan vẫn
mang mặc cam, thiếu tin tưởng vào chính sách của chính phủ Thái Lan. Một vấn đề
khác cũng không kém phần gay cấn là Việt Nam đòi Thái Lan bàn giao những máy
bay, tàu chiến, quân trang, quân dụng và vũ khí do ngụy quyền Sài Gòn cất dấu ở
các kho của Thái Lan. Thái Lan đề nghị việc giải quyết vấn đề Việt kiều cần phải có
thời gian còn những phương tiện chiến tranh mà nguỵ quyền Sài Gòn cất giấu ở
Thái Lan thì không thể trả lại cho Việt Nam được vì cả Mĩ và Việt Nam đều tuyên
bố có quyền sở hữu nên Thái Lan rất khó xử. Thái Lan nhận trông coi cẩn thận số
tài sản này và chỉ trả lại khi có sự nhất trí giữa phía Mĩ và Việt Nam. Một vấn đề
nữa cũng tranh luận không kém phần gay cấn là Việt Nam đòi Thái Lan phải bồi
thường chiến tranh vì đã cho Mĩ sử dụng Thái Lan làm căn cứ quân sự để máy bay
Mĩ ném bom phá hoại Việt Nam. Trong khi Thái Lan cho rằng, sở dĩ Thái Lan là
như vậy bởi vì Việt Nam từng ủng hộ Đảng Cộng sản Thái Lan. Những vấn đề trên
tranh luận hết sức gay cấn, cuối cùng hai bên đi đến nhất trí gác lại những vướng
mắc không nên để ảnh hưởng đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa
hai nước bởi vì đây chính là cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề từ trước đến nay
một cách bài bản và theo hướng tích cực hơn.
Với những cố gắng của hai chính phủ trong việc từng bước tiến tới bình
thường hóa quan hệ, ngày 6/8/1976 Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Phichay
Rattacun tới Hà Nội cùng hội đàm với Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Duy
Trinh. Hai bên cùng kí Hiệp định thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Vương quốc
Thái Lan và Cộng hoà XHCN Việt Nam. Hiệp định này có một ý nghĩa rất quan
trọng thể hiện quyết tâm và thiện chí của hai nước trong việc tạm gác lại những bất
đồng để hướng tới xây dựng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai bên. Tuy
vậy, Thái Lan vẫn còn dè chừng bởi vì những nghi kị về Cộng sản Việt Nam của
chính phủ Thái Lan mà đặc biệt là giới quân sự không thể ngày một, ngày hai có thể
dễ dàng xoá bỏ được. Tuy nhiên việc kí kết hiệp định thiết lập quan hệ ngoại Thái
Lan – Việt Nam là một sự kiện đáng khen ngợi và cần phát huy. Mặc dù tính mong
manh của hiệp định này không phải là không có vì thực tế lúc đó tình hình chính trị
của Thái Lan là rất rối ren và phức tạp.
Ngày 6/10/1976 đúng hai tháng sau khi Hiệp ước thiết lập quan hệ ngoại
giao Thái Lan và Việt Nam được kí kết, phái quân sự tiến hành đảo chính lật đổ
chính quyền dân sự của thủ tương Seni Pramot đồng thời đưa Thanim Krayvichien,
một người không mấy thiện cảm về cộng sản lên làm thủ tướng Thái Lan. Hiệp định
thiết lập quan hệ ngoại giao Thái Lan – Việt Nam đi vào thực tế chưa bao lâu đã có
nguy cơ bị phá vỡ. Quan hệ Thái Lan – Việt Nam một lần nữa có nguy cơ trở nên
bế tắc và căng thẳng. Tuy nhiên, năm 1977 thủ tướng mới của Thái Lan Kriangsak
Chomanan có chính sách đối ngoại mềm dẻo theo truyền thống đối ngoại của Thái
Lan. Ngoài việc tăng cường mối quan hệ với cả ba cường quốc Mĩ – Liên Xô –
Trung Quốc, ông còn có những động thái tích cực trong việc thiết lập quan hệ ngoại
giao với Việt Nam mà chính quyền Seni Pramot đã đặt nền tảng cơ sở. Không
những thế, quan hệ ngoại giao của Thái Lan và Việt Nam thời kì này được nâng lên
một bước mới với việc các cán bộ ngoại giao cấp cao của hai bên gặp gỡ và trao đổi
nhiều vấn đề hợp tác. Đặc biệt, ngày 28/9/1977 tại trụ sở của Liên Hợp Quốc, Ngoại
trưởng Thái Lan Uppađi Pcharigiankun đã có cuộc gặp gỡ và hội đàm với Bộ
trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Duy Trinh. Hai bên nhất trí sẽ thiết lập quan
hệ ngoại giao thông qua sứ quán của hai chính phủ tại Viêng Chăn (Lào). Sau đó
liên tiếp có nhiều cuộc gặp gỡ của phái đoàn ngoại giao hai bên tại Viêng Chăn
(Lào).
Ngày 2/12/1977 Thái Lan và Việt Nam tuyên bố thông cáo chung về bình
thường hoá quan hệ ngoại giao Thái Lan – Việt Nam. Ngày 13/12/1977 nhận lời
mời của chính phủ Thái Lan, phái đoàn ngoại giao Việt Nam do ông Nguyễn Xuân
dẫn đầu sang thăm Thái Lan nhằm bàn thảo về việc chuẩn bị địa điểm đặt Sứ quán
Việt Nam tại Băng Cốc.
Với những bước đi tích cực của hai bên đã tạo ra những điều kiện tích cực
cho mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Ngày 27/12/1977 Thứ trưởng Bộ giao
thông vận tải Thái Lan sang thăm Việt Nam nhằm chuẩn bị cho việc kí kết Hiệp
định về hành không giữa hai nước. Ngày 9/1/1978 Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam
Nguyễn Duy Trinh cũng chính thức sang thăm Thái Lan, sau hai ngày đàm phán,
hai bên đã đi đến quyết định chính thức đặt Đại sứ quán Thái Lan tại Hà Nội và
ngược lại là sứ quán Việt Nam tại Băng Cốc. Hai bên ký hai hiệp định quan trọng là
Hiệp định thương mại – hợp tác kinh tế – khoa học kĩ thuật và Hiệp định hàng
không. Tháng 9/1978 mối quan hệ tiến triển tốt đẹp giữa Thái Lan – Việt Nam được
đánh dấu bằng chuyến thăm Thái Lan của Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng.
Trong cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Kriangsak Chomanan và Thủ tướng Phạm Văn
Đồng, hai bên đã thống nhất được một số vấn đề quan trọng đồng thời thúc đẩy
quan hệ hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, giao thông –
vận tải, thương nghiệp, khoa học – kĩ thuật…
Tuy nhiên từ cuối 1978 đầu 1979 xung đột giữa lưc lượng Polpot và Việt
Nam ngày càng mở rộng và sau đó Việt Nam đưa quân sang Campuchia giúp đỡ
nhân dân Campuchia tiêu diệt lực lượng Polpot, đồng thời Thái Lan thực hiện
những hành động giúp đỡ tàn quân Polpot làm cho mối quan hệ Thái Lan – Việt
Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng và diễn biến theo chiều hướng rất xấu. Những
bước đi chập chững dần thiết lập quan hệ hợp tác tốt đẹp của hai nước đã bị phá
sản, thay vào đó là mối quan hệ căng thẳng và nghi kị lẫn nhau. Điều đó không chỉ
ảnh hưởng xấu đến quan hệ hai nước mà còn cả khu vực Đông Nam Á.
TIỂU KẾT.
Mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam trong lịch sử đã chứng minh cho chúng ta
thấy tính chất phức tạp và chịu tác động bởi nhiều yếu tố dẫn đến mối quan hệ của
hai nước láng giềng này diễn ra rất thăng trầm. Nếu ví mối quan hệ Thái Lan – Việt
Nam như một biểu đồ thì đó chính là biểu đồ hình Sin để chỉ mối quan hệ không ổn
định của hai nước. Chính sách đối ngoại của Thái Lan từ trước đến nay cho dù qua
các đời thủ tướng có những phương pháp thực hiện khác nhau, nhưng truyền thống
đối ngoại mềm dẻo vẫn không mất đi. Thái Lan biết lựa chiều để hạn chế tối đa
những bất lợi nhằm phát huy cái có lợi, tất cả đều hướng tới mục tiêu xây dựng và
phát triển đất nước phồn thịnh. Cái hay trong chính sách của Thái Lan ở chỗ, họ cố
gắng tìm đủ mọi cách để đất nước không bị cuốn vào những điểm nóng trước tình
hình thế giới luôn diễn biến phức tạp. Nếu một số nước trên thế giới tự hào vì mình
đã đánh thắng được những đế quốc, phát xít lớn thì người Thái cũng có cái tự hào
riêng của họ vì không phải đánh nhau ác liệt với đế quốc, phát xít nào cả và tất
nhiên trong đó người được lợi nhất vẫn là nhân dân vì không phải hy sinh nhiều
xương máu.
Trong giai đoạn Việt Nam chống Pháp, mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam đã
có thời kỳ tiến triển rất tốt, Thái Lan đã từng có thiện chí giúp đỡ khi cho Việt Nam
thiết lập cơ quan đại diện ngoại giao trên đất nước họ (1946 - 1951). Nhưng rồi vì
quyền lợi của đất nước mình, Thái Lan đã hy sinh mối quan hệ với người láng giềng
nhỏ để bắt tay với đế quốc Pháp và trục xuất cơ quan đại diện ngoại giao của chính
phủ Việt Nam khỏi Thái Lan đồng thời công nhận chính phủ Bảo Đại do Pháp lập
nên. Dễ dàng nhận thấy hành động của Thái Lan khi bắt tay với Pháp, Thái Lan sẽ
được lợi nhiều hơn là thiết lập mối quan hệ thân thiện với Việt Nam – nước đang
trong tình trạng chiến tranh và nghèo khổ.
Đến giai đoạn Việt Nam chống Mĩ, một lần nữa vì quyền lợi của đất nước
mình Thái Lan lại thực hiện chính sách đối ngoại thân Mĩ, tiếp tay cho Mĩ trong
cuộc chiến tại Việt Nam. Vấn đề Thái Lan tiếp tay cho Mĩ chống lại cuộc chiến đấu
của nhân dân Việt Nam có rất nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, Thái Lan là nước quân
chủ nhưng xây dựng đất nước theo con đường TBCN, trong khi Việt Nam lại quyết
tâm xây dựng đất nước theo con đường XHCN đó chính là sự khác biệt rất lớn về ý
thức hệ chính trị. Thứ hai, trong khi giai đoạn 1954 – 1975 thế giới đang trong thế
hai cực đối đầu nhau kịch liệt, tùy theo mức độ, điều kiện, các nước nhỏ như Thái
Lan, Việt Nam khi đã xác định thể chế chính trị trong con đường xây dựng đất nước
chắc hẳn không thể nào tránh khỏi sự chi phối của các nước lớn. Do vậy khi Thái
Lan chọn thiết lập quan hệ thân thiện với Mĩ thì không thể nào có mối quan hệ tốt
đẹp với Việt Nam được khi mà hai nước Việt – Mĩ xem nhau là kẻ thù trực tiếp.
Thứ ba, khi trở thành đồng minh của Mĩ sẽ giúp Thái Lan có được những khoản
viện trợ lớn để đầu tư phát triển đất nước, sẽ được Mĩ đảm bảo về an ninh để yên
tâm phát triển kinh tế. Thái Lan thường biết lựa chiều, họ luôn cố gắng lựa chọn
nhằm đem lại cho họ nhiều quyền lợi và giảm thiểu thiệt hại nhất khi đứng trước
những lựa chọn mang tính quyết định.
1975 Sau khi Việt Nam kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, Thái
Lan là người chủ động đánh tiếng muốn nối lại quan hệ với Việt Nam. Một lần nữa
Thái Lan lại có sự lựa chọn khôn khéo trong chọn bên để hợp tác có lợi cho mình.
Mĩ đã thất bại, rút quân đồng thời các khoản viện trợ cũng bị cắt giảm. Việc bình
thường hóa quan hệ với Việt Nam sẽ giúp Thái Lan tạo được sự ổn định trong khu
vực để tập trung phát triển kinh tế. Thái Lan cũng nhận thấy Đông Dương là một thì
trường hứa hẹn mà họ có thể khai thác tốt cho sự phát triển kinh tế của mình.
“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong chính sách đối ngoại của Thái Lan, cái bất
biến chính là quyền lợi quốc gia dân tộc của người Thái, cái vạn biến chính là
phương pháp để thực hiện cái bất biến đó. Do nguyên tắc đó mà mối quan hệ Thái
Lan và Việt Nam trong suốt cả một thời gian dài rất thăng trầm trước tình hình thế
giới có nhiều biến động, khi sự đối đầu Đông – Tây trong giai đoạn quyết liệt là
điều dễ hiểu. Nguyên tắc trong phương pháp thực hiện để đem đến thành công cho
người thích ứng thời cuộc là không có bất kỳ nguyên tắc nào và người Thái đã vận
dụng tốt điều đó. Một lần nữa có thể khẳng định, mối quan hệ thăng trầm giữa Thái
Lan – Việt Nam chịu sự tác động của nhiều nhân tố và một trong những nhân tố tác
động lớn đó chính là sự đối đầu Xô – Mĩ, TBCN – XHCN trong Chiến tranh lạnh.
Chương 2
VẤN ĐỀ CAMPUCHIA
TRONG QUAN HỆ THÁI LAN – VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1979 – 1986
2.1. Bối cảnh lịch sử và nguồn gốc của vấn đề Campuchia
Sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng
lợi (30/4/1975), những mâu thuẫn giữa Campuchia Dân chủ với Cộng hòa XHCN
Việt Nam ngày càng trở nên trầm trọng, thế lực Polpot – Ieng Xari liên tục gây hấn
ở biên giới Tây Nam của Việt Nam. Tháng 5/1975 quân Khmer đỏ tấn công vào
Tây Ninh, đảo Phú Quốc và hành quyết hàng trăm người ở đảo Thổ Chu đe dọa
nghiêm trọng an ninh chủ quyền của Việt Nam.
Để giải quyết những bất đồng giữa hai nước, tháng 6/1975 nhận lời mời của
chính phủ Việt Nam, Polpot dẫn đầu phái đoàn._.bên diễn ra
thường xuyên hơn. Có thể kể đến chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Anna
Panyarasun (1992), chuyến thăm của Thái tử Maha Vichyra Loncon (1993)…
Ngược lại, phía Việt Nam có thể kể đến các chuyến thăm Thái Lan của Chủ tịch
Hội đồng bộ trưởng Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo, Bộ trưởng
Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng nội vụ Mai Chí Thọ. Song song với đó
kim ngạch buôn bán giữa hai nước tăng nhanh, xuất khẩu của Việt Nam sang Thái
Lan từ 78,1 triệu USD (1992) lên tới 2252,2 triệu USD (1996) và ngược lại xuất
khẩu từ Thái lan sang Việt Nam tăng từ 14,2 triệu USD (1992) lên tới 3892,8 triệu
USD (1996).
TIỂU KẾT
Kể từ 1986 trở đi tình hình thế giới có nhiều thay đổi so với trước đó, sự thay
đổi lớn nhất chính là việc các nước lớn từ chổ đối đầu chuyển sang đối thoại với
nhau đã tác động không nhỏ đến quan hệ các nước còn lại trong đó quan hệ Thái
Lan – Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Mặc dù trong giai đoạn này, bất
đồng giữa Thái Lan và Việt Nam vẫn còn tồn tại nhưng tình hình đã hé mở những
hướng giải quyết, đồng thời Thái Lan và Việt Nam rất tích cực trong việc thu hẹp
những bất đồng để cùng nhau góp phần giải quyết vấn đề Campuchia.
Tình hình thế giới trong giai đoạn 1986 – 1991 có những thuận lợi nhưng
cũng ẩn chứa những bất lợi đối với Việt Nam. Bất lợi lớn nhất chính là việc Liên
Xô dưới sự lãnh đạo của M. Goocbachop đã thay đổi chính sách đối ngoại của họ,
trong đó Việt Nam hiện nay không còn là sự ưu tiên hành đầu như trước kia. Trong
khi Việt Nam từ trước đến nay vẫn xem Liên Xô là “hòn đá tảng” trong mối quan
hệ của mình, do vậy khi Liên Xô thay đổi chính sách đối ngoại đã có tác động
không nhỏ đến Việt Nam. Trước tình hình đó Việt Nam tự tháo gỡ khó khăn cho
mình, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI đã đưa ra đường lối đổi mới kinh
tế, đổi mới chính sách đối ngoại theo hướng đa phương hóa và sẳn sàng làm bạn với
tất cả các nước trên thế giới. Sự thay đổi chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng là
một trong những nhân tố then chốt góp phần giải quyết vấn đề Campuchia. Bên
cạnh đó, Thái Lan cũng thích ứng rất nhanh trước sự thay đổi của tình hình thế giới
và sự thay đổi của các mối quan hệ quốc tế. Thái Lan tích cực thực hiện chính sách
đa dạng hóa trong quan hệ ngoại giao, ngoài việc tiếp tục thắt chặt quan hệ với các
đồng minh truyền thống, Thái Lan còn nhanh chóng thúc đẩy mối quan hệ với Liên
Xô và nhiều nước khác. Riêng đối với Việt Nam, Thái Lan đã phát đi những tín
hiệu nhằm xoa dịu mối quan hệ hai nước để dần dần đi đến nối lại quan hệ bình
thường hóa giữa hai bên. Đáng chú nhất là tuyên bố của Thủ tướng tướng Thái Lan
Chatichai Choonhavan rằng “hãy xem Đông Dương là thị trường chứ không phải là
chiến trường”. Việc đổi mới chính sách đối ngoại của Thái Lan cũng là một trong
những nhân tố góp phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề Campuchia.
Từ những thay đổi nêu trên Thái Lan và Việt Nam dần dần đã tìm được
những điểm tương đồng với nhau xung quanh việc giải quyết vấn đề Campuchia.
Việt Nam không còn xem vấn đề Campuchia là không thể đảo ngược nữa, cả hai
nước Thái Lan – Việt Nam đã tìm được điểm tương đồng trong việc thống nhất phải
tổ chức một hội nghị quốc tế để giải quyết trọn vẹn vấn đề Campuchia. Việt Nam đã
tuyên bố rút quân và ấn định thời gian cụ thể cho việc rút toàn bộ quân đội khỏi
Campuchia, điều đó không chỉ có Thái Lan mà các nước ASEAN cũng hoan
nghênh. Hai nước cũng tích cực giải quyết những bất đồng xung quanh vấn đề Việt
Nam gắn việc rút quân với việc Thái Lan không để lãnh thổ cho các thế lực Khmer
phản động làm căn cứ chống phá nền hòa bình của Campuchia cũng như không để
cho nước ngoài sử dụng lãnh thổ Thái Lan làm nơi trung chuyển tiếp tế cho các lực
lượng Khmer phản động.
Việc Thái Lan và các nước ASEAN cùng gặp gỡ với Việt Nam, Lào và các
bên xung đột tại Campuchia ở Jakarta thể hiện thiện chí rất lớn của họ đối với Việt
Nam trong việc giải quyết vấn đề Campuchia. Còn nhớ giai đoạn trước, Việt Nam
không chấp nhận một hội nghị quốc tế để giải quyết vấn đề Campuchia và chỉ chấp
nhận hội nghị vùng tức là chỉ có những nước trong khu vực Đông Nam Á và các
bên liên quan ở Campuchia. Do vậy, Hội nghị JIM 1, JIM 2 đã đáp ứng phần nào
mong muốn trên của Việt Nam bởi trong hội nghị này rõ ràng chỉ có các nước trong
khu vực Đông Nam Á và các bên Campuchia tham gia.
Dưới sự tác động của các cường quốc cũng như tình hình thực tế cụ thể tại
Campuchia cùng những thiện chí của Thái Lan và Việt Nam cuối cùng vấn đề
Campuchia cũng được giải quyết. Việt Nam tuyên bố đơn phương rút toàn bộ quân
khỏi Campuchia và Thái Lan tuyên bố không để lãnh thổ mình cho bất cứ thế lực
Khmer nào làm căn cứ để chống phá hòa bình đồng thời cũng không để cho ai lợi
dụng để tiếp tế cho các thế lực này. Sự tích cực của Thái Lan và Việt Nam đã góp
phần không nhỏ đưa đến thành công của hội nghị PARI về Campuchia với việc các
nước tham gia ký kết 4 văn kiện quan trọng đem lại hòa bình, độc lập, chủ quyền và
tạo cơ hội cho Campuchia có điều kiện tái thiết đất nước.
KẾT LUẬN
1. Lịch sử đã chứng kiến mối quan hệ đầy thăng trầm của hai người láng
giềng Thái Lan – Việt Nam. Nếu ví mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam như một biểu
đồ thì đó chính là biểu đồ hình Sin để chỉ sự thăng trầm và không ổn định trong mối
quan hệ của hai nước. Trong truyền thống đối ngoại của mình, Thái Lan luôn thể
hiện sự khôn khéo, mềm dẻo cần thiết, điều đó giúp Thái Lan là nước duy nhất ở
Đông Nam Á cơ bản vẫn giữ được nền độc lập của mình trước sự xâm lược của
thực dân phương Tây đồng thời đứng vững trước biết bao biến cố và thăng trầm của
lịch sử. Nếu nói “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong chính sách đối ngoại của Thái
Lan, cái bất biến chính là quyền lợi của quốc gia, dân tộc Thái và cái vạn biến chính
là phương pháp để giữ cho được cái bất biến đó. Chính việc Thái Lan sử dụng chính
sách đối ngoại ngả theo chiều gió nên đã tác động không nhỏ đến mối quan hệ Thái
Lan – Việt Nam và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm mối quan hệ hai
nước diễn ra rất thăng trầm. Trong giai đoạn Việt Nam kháng chiến chống Pháp
(1945 – 1954), Thái Lan vì những khoản viện trợ và hợp đồng làm ăn với Pháp nên
sẵn sàng từ bỏ mối quan hệ với Việt Nam khi họ trục xuất cơ quan đại diện ngoại
giao Việt Nam khỏi Thái Lan. Tiếp đến trong giai đoạn Việt Nam chống Mĩ (1955 –
1975) Thái Lan tiếp tục bắt tay với Mĩ chống lại cách mạng Việt Nam, đổi lại Thái
Lan được Mĩ viện trợ và cam kết bảo đảm an ninh cho Thái Lan. Năm 1979 xảy ra
vấn đề Campuchia, Thái Lan và Việt Nam tiếp tục đối đầu nhau ở hai chiến tuyến.
Thái Lan hiểu rằng, ngoài nguyên nhân lo sợ Việt Nam tấn công và đe dọa an ninh
của mình thì chính sách đối đầu của Thái Lan đối với Việt Nam chắc chắn sẽ nhận
được sự ủng hộ và viện trợ của các cường quốc như Mĩ và Trung Quốc và khi đặt
lên “bàn cân” người Thái xem có lợi hơn là hợp tác với Việt Nam.
2. Sau khi tìm hiểu một giai đoạn sóng gió trong mối quan hệ Thái Lan –
Việt Nam, thông qua nghiên cứu và đánh giá những sự kiện, nhiều vấn đề mập mờ
đã được làm sáng tỏ. Trong đề tài Vấn đề Campuchia trong quan hệ Thái Lan – Việt
Nam (1979 - 1991) có thể khẳng định, vấn đề Campuchia chính là nhân tố quan
trọng chi phối mối quan hệ của hai người láng giềng Thái Lan – Việt Nam. Theo
quan điểm của Thái Lan và các nước ASEAN thì vấn đề Campuchia chính là việc
Việt Nam đưa quân vào chiếm đóng trái phép Campuchia từ đó gây nên tình trạng
các dòng người tị nạn, xung đột tại khu vực biên giới Campuchia – Thái Lan, đe
dọa đến an ninh, chủ quyền của Thái Lan và gây bất ổn cho khu vực. Việt Nam
không dùng thuật ngữ: vấn đề Campuchia, vì Việt Nam cho rằng, nguyên nhân tình
hình bất ổn ở Campuchia chính là việc Thái Lan đã cấu kết với Trung Quốc để tiếp
tế, dung túng cho hoạt động chống phá của Khmer đỏ và các thế lực Khmer phản
động khác. Trong chương II của Luận văn có dành một phần để cố gắng làm rõ vấn
đề này, vấn đề Campuchia ở đây bao gồm nguồn gốc đầu tiên chính là hành động
gây hấn, xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ và đe dọa an ninh Việt Nam của chính
quyền Polpot sau đó là việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia và Thái Lan hợp
tác với Trung Quốc tiếp tay cho Khmer đỏ cùng với sự can thiệp của các cường
quốc đối lập trên thế giới. Chính vì vậy mà vấn đề Campuchia tỏ ra phức tạp hơn rất
nhiều. Do đó sẽ không thể hiểu hết vấn đề Campuchia nếu không nghiên cứu thật
khách quan và đa chiều.
3. Vấn đề Campuchia ở đây là một phần không thể tách rời của chiến tranh
lạnh, sự đối đầu Đông – Tây, đối đầu Liên Xô – Mĩ và Trung Quốc. Do vậy suốt
thời gian dài khi mà mối quan hệ giữa các cường quốc đối lập chưa được cải thiện
thì việc giải quyết vấn đề Campuchia vẫn bế tắc, vấn đề Campuchia chỉ được giải
quyết khi các cường quốc đối lập đã thay đổi thái độ từ đối đầu chuyển sang đối
thoại với nhau. Qua vấn đề Campuchia cho thấy, các quốc gia nhỏ trên thế giới
thường gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn đường lối đối ngoại. Do đó việc lựa
chiều, chọn hướng đi phù hợp và cẩn trọng là điều vô cùng cần thiết khi đứng trước
những lựa chọn mang tính quyết định liên quan đến quyền lợi và vận mệnh của
quốc gia dân tộc. Qua vấn đề Campuchia, bản thân Việt Nam và Campuchia là hai
nước thiệt hại về người và của nhiều nhất trong khi Thái Lan cũng vì vấn đề
Campuchia mà ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của đất nước. Do đó tất cả các nước
mà đặc biệt là những nước láng giềng cần thiết phải có tư duy viễn minh, sự bình
tâm trong việc quyết định các vấn đề đối ngoại nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự
lợi dụng của các nước nước lớn trong việc đạt được mục tiêu của họ.
4. Quá trình toàn cầu hóa và xu thế đối thoại cũng có một tác động rất lớn
đến quá trình giải quyết vấn đề Campuchia. Không chỉ có các nước lớn (Mĩ, Liên
Xô, Trung Quốc…) đối thoại với nhau để cùng tháo gỡ những vướng mắc nhằm
tiến tới hợp tác với nhau mà các nước khác trên thế giới cũng tích cực vận động
theo xu thế này. Các nước ASEAN thấy rằng, không thể có được sự phát triển kinh
tế bền vững khi mà khu vực vẫn còn chiến tranh và xung đột. Các nước ASEAN
cũng nhận thấy, chính vấn đề Campuchia đã níu chân họ trong quá trình phát triển.
Trong khi nhìn qua thấy EU đang có những bước phát triển mạnh mẽ với sự hội
nhập ngày càng sâu rộng hơn đồng thời đem lại những hiệu quả tích cực trong phát
triển kinh tế và khoa học – kĩ thuật. ASEAN hiểu rằng, muốn có sự hợp tác khu vực
bền vững và sự phát triển mạnh mẽ cần phải nhanh chóng giải quyết vấn đề
Campuchia. Nhưng để làm được việc đó cần phải có sự thương lượng và hợp tác
với Việt Nam. Ngược lại trước tình hình thế giới có nhiều thay đổi, Việt Nam thấy
sự cần thiết phải hợp tác và xích lại gần hơn với các nước trong khu vực mà đặc biệt
là các nước ASEAN. Để làm được việc đó Việt Nam cần có sự phối hợp chặt chẽ
với các nước để nhanh chóng giải quyết vấn đề Campuchia. Xuất phát từ quyền lợi
sát sườn của mình, ASEAN nói chung, Thái Lan nói riêng cùng với Việt Nam hiểu
rằng, cần phải có sự hợp tác với nhau trong việc giải quyết mâu thuẫn để thúc đẩy
sự phát triển. Có thể khẳng định, xu thế toàn cầu hóa chính là “đòn bẩy” hất bay
“tảng đá” (vấn đề Campuchia) cản đường trong tiến trình tiến tới hợp tác, hội nhập
vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực Đông Nam Á.
5. Hiện nay Thái Lan và Việt Nam cùng nằm trong tổ chức ASEAN hai nước
hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực, kim ngạch buôn bán hai bên cũng không
ngừng tăng. Thái Lan và Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình
phát triển và hội nhập sâu rộng của ASEAN. Tuy nhiên giữa hai nước cần phải hợp
tác với nhau sâu rộng hơn nữa trong việc thúc đẩy kim ngạch buôn bán và trao đổi
khoa học – kĩ thuật đặc biệt trong lĩnh vực mà hai nước có thế mạnh như nông
nghiệp. Tuy tình hình khu vực và thế giới không còn căng thẳng như trước nhưng
vẫn còn đó những tiềm ẩn có thể ảnh hưởng xấu đến an ninh và hòa bình trong khu
vực trong đó vấn đề biển Đông vẫn là điểm nóng và có những diễn tiến phức tạp.
Do đó qua vấn đề Campuchia chắc chắn hai quốc gia láng giềng này đã rút ra được
những bài học xương máu để từ đó có thể khắc phục những nhược điểm tránh
không để cho lặp lại trong tương lai. Hai nước cần phát huy nhiều hơn nữa những
ưu điểm để đưa mối quan hệ ngày càng phát triển bền vững. Sự tăng cường hợp tác
của Thái Lan và Việt Nam không chỉ giúp tình hình khu vực thêm ổn định mà còn
có vai trò quyết định không nhỏ đến sự phát triển và hội nhập sâu rộng hơn của tổ
chức ASEAN trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1. Allan Barker (1979), Vấn đề phòng thủ chung ASEAN, Reuter, Tài liệu tham
khảo đặc biệt, TTXVN – TP.Hồ Chí Minh.
2. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2008), Chiến dịch phản công biên giới Tây
– Nam Việt Nam,
3. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2008), Cộng hòa nhân dân Campuchia,
4. Ban khoa giáo Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh (2009), VCD Máu và Hoa –
Tập 5.
5. Đỗ Thanh Bình (2008), Bốn mươi năm ASEAN – Thành tựu về an ninh chính
trị, Trang tin tức sự kiện, ĐH Sư phạm – Hà Nội.
6. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Mở rộng quan hệ đối ngoại của
Đảng trong tình hình mới,
7. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam,
/details. asp?.
8. Báo Nhân dân (1979), Đại sứ Hà Văn Lâu đọc tham luận tại Hội đồng Bảo an
Liên Hợp Quốc, ngày 16/1(8988), tr. 4.
9. Báo Nhân dân (1979), Tiếp nhận quà tặng của Vương quốc Thái Lan, ngày
3/2(9005), tr. 4.
10. Báo Nhân dân (1979), Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác Việt Nam –
Campuchia, ngày 19/2(9021), tr. 1.
11. Báo Nhân dân (1979), Người phát ngôn Bộ ngoại giao Campuchia lên án Trung
Quốc sử dụng lãnh thổ Thái Lan chống Campuchia, ngày 1/3(9031), tr. 4.
12. Báo Nhân dân (1979), Người phát ngôn Bộ ngoại giao Campuchia lên án Thái
Lan xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Campuchia, ngày 17/4(9078), tr.4.
13. Báo Nhân dân (1979), N. Xihanouk trả lời tuần báo Châu Á, ngày 23/4(9084),
tr. 4.
14. Báo Nhân dân (1979), Cố vấn Trung Quốc thú nhận Bắc Kinh đưa ồ ạt vũ khí
vào Campuchia, ngày 4/5(9094), tr. 4.
15. Báo Nhân dân (1979), Bài trả lời phỏng vấn TTXVN của Nguyễn Cơ Thạch,
ngày 3/7(9154), tr. 4.
16. Báo Nhân dân (1979), Bộ ngoại giao Campuchia ra tuyên bố về Thông cáo
chung của Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN, ngày 8/7(9160), tr. 4.
17. Báo Nhân dân (1980), Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao
các nước Campuchia – Lào – Việt Nam lần I, ngày 8/1(9342), tr 1-4.
18. Báo Nhân dân (1980), Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm
qua, ngày 5/10(9247), tr. 2.
19. Báo Nhân dân (1980), Bác bỏ tuyên bố của người phát ngôn Bộ tư lệnh tối cao
quân đội Thái Lan, ngày 23/2(9385), tr. 4.
20. Báo Nhân dân (1980), Thái Lan xâm phạm lãnh thổ và bầu trời Campuchia,
ngày 23/2(9393), tr. 4.
21. Báo Nhân dân (1980), Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch kết thúc chuyến
thăm chính thức Vương quốc Thái Lan, ngày 24/5(9476), tr. 1.
22. Báo Nhân dân (1980), Người phát ngôn Bộ ngoại giao Campuchia: Âm mưu
xấu xa của kế hoạch “hồi hương tự nguyện” người Campuchia, ngày
15/6(9498), tr. 4.
23. Báo Nhân dân (1980), Bộ ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố về tình hình căng
thẳng ở biên giới Campuchia – Thái Lan, ngày 28/6(9514), tr. 4.
24. Báo Nhân dân (1980), Vết xe đo, ngày 8/7(9521), tr. 4.
25. Báo Nhân dân (1980), Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao
Lào – Campuchia – Việt Nam lần II, ngày 18/7(9531), tr. 1-4.
26. Báo Nhân dân (1980), Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao
Lào – Campuchia – Việt Nam lần II, ngày 19/7(9532), tr. 1-4.
27. Báo Nhân dân (1980), Campuchia công bố Bị vong lục về tình hình căng thẳng
hiện nay ở biên giới Campuchia – Thái Lan, ngày 2/8(9546), tr.1-4.
28. Báo Nhân dân (1981), Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao
Lào – Campuchia – Việt Nam lần III, ngày 29/2(9727), tr. 1-4.
29. Báo Nhân dân (1981), Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao
Lào – Campuchia – Việt Nam lần IV, ngày 15/7(9863), tr. 1-4.
30. Báo Nhân dân (1982), Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao
Lào – Campuchia – Việt Nam lần V, ngày 18/2(10070), tr. 1-4.
31. Báo Nhân dân (1982), Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao
Lào – Campuchia – Việt Nam lần VI, ngày 8/7(10210), tr. 1-4.
31. Báo Nhân dân (1983), Thông cáo chung của Hội nghị thượng đỉnh Lào –
Campuchia – Việt Nam, ngày 24/2(10436), tr. 1-4.
33. Báo Nhân dân (1983), Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao
Lào – Campuchia – Việt Nam lần VII, ngày 2/7(10564), tr. 1-4.
34. Báo Nhân dân (1984), Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao
Lào – Campuchia – Việt Nam lần VIII, ngày 30/1(10716), tr. 1-4.
35. Báo Nhân dân (1984), Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao
Lào – Campuchia – Việt Nam lần IX, ngày 4/7(10870), tr. 1-4.
36. Báo Nhân dân (1985), Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao
Việt Nam – Lào – Campuchia lần X, ngày 19/1(11160), tr. 1-4.
37. Báo Nhân dân (1985), Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao
Việt Nam – Lào – Campuchia lần XI, ngày 22/8(11374), tr. 1-4.
38. Báo Nhân dân (1985), Chủ tịch Trung Quốc Lý Tiên Niệm thăm Thái Lan,
ngày 18/3(11216), tr. 4.
39. Báo Nhân dân (1986), Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao
Việt Nam – Lào – Campuchia lần XII, ngày 25/1(11528), tr. 1-4.
40. Báo Nhân dân (1986), Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao
Việt Nam – Lào – Campuchia lần XIII, ngày 19/8(11731), tr. 1-4.
41. Báo Nhân dân (1986), Đồng chí Hunsen gởi thư cho Tổng thư ký Liên Hợp
Quốc tố cáo Thái Lan gây xung đột ở vùng biên giới Campuchia – Thái
Lan, ngày 9/11(11813), tr. 4.
42. Báo Nhân dân (1986), Quan hệ Việt Nam – Thái Lan, ngày 29/11(11832), tr.
4.
43. Báo Nhân dân (1986), Báo cáo chính trị của Bộ chính trị Ban chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 16/12(11849), tr. 1.
44. Báo Nhân dân (1987), Bắc Kinh bán vũ khí cho Bangkok để chống nhân dân
Campuchia, ngày 28/4(11980), tr. 4.
45. Báo Nhân dân (1987), Thái Lan xâm phạm chủ quyền Campuchia, ngày
3/8(12077), tr. 4.
46. Báo Nhân dân (1987), Ba nước Đông Dương bác bỏ nội dung thông cáo Hội
nghị ASEAN tại Bangkok, ngày 29/8(12102), tr. 1.
47. Báo Nhân dân (1987), Sẽ rút về nước thêm một bộ phận quân tình nguyện Việt
Nam tại Campuchia, ngày 12/10(12145), tr. 1.
48. Báo Nhân dân (1987), Hunxen gặp gỡ N. Xihanouk để bàn việc hòa hợp dân
tộc, ngày 19/12(12213), tr. 1.
49. Báo Nhân dân (1991), Khai mạc hội nghị quốc tế PARI về Campuchia, ngày
24/10(13466), tr. 4.
50. Thananan Boonwanna (2008), Quan hệ Việt Nam – Thái Lan (1976 - 2004),
Luận án Tiến sĩ, TP. Hồ Chí Minh.
51. Trần Quang Cơ (2008), Hồi kí,
52. Hoàng Dung (2008), Chiến tranh Đông Dương III,
53. Đinh Đức Duy (2008), Phỏng vấn Nhân chứng từng chiến đấu tại Campuchia,
Thượng sĩ Nguyễn Văn Bon thuộc Trung tâm thông tin - Mặt trận 479
Xiêm Riệp.
54. Đinh Đức Duy (2008), Phỏng vấn Nhân chứng từng chiến đấu tại Campuchia,
Thượng sĩ Hoàng Văn Hân thuộc Trung đoàn bộ binh 10 – Sư 305 – Mặt
trận 479 Xiêm Riệp.
55. Đinh Đức Duy (2008), Phỏng vấn Nhân chứng từng chiến đấu tại Campuchia,
Trung sĩ Đinh Như Hòa thuộc tiểu đoàn trinh sát 7 - Sư 305 – Mặt trận
479 Xiêm Riệp.
56. Đinh Đức Duy (2008), Phỏng vấn Nhân chứng từng chiến đấu tại Campuchia,
Thượng sĩ Phạm Hữu Hoạch thuộc tiểu đoàn 1 - Sư 302 – Mặt trận 479
Xiêm Riệp.
57. Đinh Đức Duy (2008), Phỏng vấn Nhân chứng từng chiến đấu tại Campuchia,
Trung sĩ Bùi Thanh Quang thuộc Tiểu đoàn 1 – Sư 9 – Quân đoàn 4 – Mặt
trận 979 Battambang.
58. Đinh Đức Duy (2008), Phỏng vấn Nhân chứng từng chiến đấu tại Campuchia,
Thượng sĩ Nguyễn Văn Quý thuộc Tiểu đoàn 4 – Trung đoàn 174 – Sư 5 –
Quân khu 7 – Mặt trận 479 Xiêm Riệp.
59. Đinh Đức Duy (2008), Phỏng vấn Nhân chứng từng chiến đấu tại Campuchia,
Thượng úy Đào Văn Thọ chính trị viên Tiểu đoàn bộ binh 2 – Trung đoàn
8 – Sư đoàn 339 – Mặt trận 979 Battambang.
60. Đinh Đức Duy (2000), Quan hệ Thái Lan – Việt Nam trong giai đoạn nửa
cuối thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX, Khóa luận tốt nghiệp – Khoa Lịch
sử Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
61. Đặc phái viên tại báo Le Matin tại Bắc Kinh (1979), Nguy cơ đi đến một sự
đối đầu giữa Việt Nam và Thái Lan, Le Matin, Tài liệu tham khảo đặc
biệt, TTXVN – TP.Hồ Chí Minh.
62. Huy Đức (2007), Chiến tranh,
63. Frederic A. Moritz (1979), Thái Lan ngã sang phái Trung Quốc để được che
chở, Christian Science Monitor, Tài liệu tham khảo đặc biệt, TTXVN –
TP.Hồ Chí Minh.
64. Francois Nivolon (1979), Campuchia tình hình tuyệt vọng với Khơme đỏ, Le
Figaro, Tài liệu tham khảo đặc biệt, TTXVN – TP.Hồ Chí Minh.
65. Francois Nivolon (1979), Cuộc khủng hoảng Đông Dương – Thất bại một nửa
đối với WALDHEIM, Le Figaro, Tài liệu tham khảo đặc biệt, TTXVN –
TP.Hồ Chí Minh.
66. Francois Nivolon (1979), Phỏng vấn Nguyễn Cơ Thạch, Le Figaro, Tài liệu
tham khảo đặc biệt, TTXVN – TP.Hồ Chí Minh.
67. Francois Nivolon (1979), Thái Lan tiếp tục trục xuất người Camppuchia, Le
Figoro, Tài liệu tham khảo đặc biệt, TTXVN – TP.Hồ Chí Minh.
68. Halim Serradj (1979), Đấu tranh chính trị – tư tưởng và tinh thần dân tộc,
Revolution A. Fricaine, Tài liệu tham khảo đặc biệt, TTXVN – TP.Hồ Chí
Minh.
69. Henry Kamm (1979), Hồi hương cưỡng bức, NewsYork Times, Tài liệu tham
khảo đặc biệt, TTXVN – TP.Hồ Chí Minh.
70. Lê Phụng Hoàng (2008), Lịch sử quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai đến cuối chiến tranh lạnh, Tủ sách ĐHSP TP. Hồ Chí
Minh.
71. Đào Minh Hồng (2008), Về vai trò của Thái Lan trong ASEAN, Trường ĐH
KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh.
72. Quế Lai (1999), Thái Lan truyền thống và hiện đại, NXB Thanh Niên.
73. Nguyễn Tương Lai (2001), Quan hệ Thái Lan – Việt Nam trong những
năm 90, NXB Khoa học Xã hội – Hà Nội.
74. Louis Wiznitzer (1979), Thùng thuốc súng Đông Nam Á, USIS, Tài liệu tham
khảo đặc biệt, TTXVN – TP.Hồ Chí Minh.
75. Mark Frankland (1980), Campuchia một đấu trường kiểu như Balkan, Tài liệu
tham khảo đặc biệt, TTXVN – TP.Hồ Chí Minh.
76. Nhóm phóng viên The Observer tại Bang Kok (1979), Tại sao người Thái ủng
hộ Bắc Kinh, The Observer, Tài liệu tham khảo đặc biệt, TTXVN – TP.Hồ
Chí Minh.
77. Vũ Dương Ninh (1994), Lịch sử Vương quốc Thái Lan, NXB Giáo Dục.
78. James Pringle (1979), Chạy trốn vì kinh hoàng, Newsweek, Tài liệu tham khảo
đặc biệt, TTXVN – TP.Hồ Chí Minh.
79. Richard Nation (1979), Thái Lan đấu tranh để giữ vững trung lập, Far Easter
Economic Review, Tài liệu tham khảo đặc biệt, TTXVN – TP.Hồ Chí
Minh.
80. R.P.Paringaux (1979), Chính phủ mới sẽ phải xem xét lại chính sách làm dịu
tình hình trong quan hệ với các nước cộng sản láng giềng, Le Monde, Tài
liệu tham khảo đặc biệt, TTXVN – TP.Hồ Chí Minh.
81. R.P.Paringaux (1979), Đàn áp và chạy trốn, Le Monde, Tài liệu tham khảo
đặc biệt, TTXVN – TP.Hồ Chí Minh.
82. R.P.Paringaux (1979), Sự có mặt của quân đội Việt Nam trên biên giới
Campuchia làm các giới quân sự Thái Lan lo lắng, Le Monde, Tài liệu
tham khảo đặc biệt, TTXVN – TP.Hồ Chí Minh.
83. Lê Văn Quang (1995), Lịch sử vương quốc Thái Lan, NXB TP.Hồ
Chí Minh.
84. Saito (1978), Phó thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình thăm Thái Lan,
Asahi Shimbun, Tài liệu tham khảo đặc biệt, TTXVN – TP.Hồ Chí
Minh.
85. Nguyễn Xuân Sơn – Thái Văn Long (1997), Quan hệ đối ngoại của các nước
ASEAN, NXB Khoa học Xã hội – Hà Nội.
86. Nguyễn Viễn Sự (2007), “Cầu sông Kwai và tuyến đường sắt tử thần”, Báo
Pháp Luật – TP.HCM ngày 13/12(229/1499) và ngày 14/12(230/1500), tr.
12.
87. Tiền Kì Tham (2008), Hồi kí, dịch giả Dương Quốc Anh.
88. Theh Chongkhadikij (1979), Phương trình Campuchia, Bang Kok Post, Tài
liệu tham khảo đặc biệt, TTXVN – TP.Hồ Chí Minh.
89. The Aurore (1979), Tình hình căng thẳng càng tăng ở biên giới, Tài liệu tham
khảo đặc biệt, TTXVN – TP.Hồ Chí Minh.
90. The Bangkok Post (1979), Quan điểm của Thanat Khoman, Tài liệu tham
khảo đặc biệt, TTXVN – TP.Hồ Chí Minh.
91. The Bangkok post (1979), Kế hoạch đưa người Campuchia chạy sang Thái
Lan trở lại Campuchia, Tài liệu tham khảo đặc biệt, TTXVN – TP.Hồ Chí
Minh.
92. The Economist (1979), Đông Dương những biên giới dễ xâm nhập, Tài liệu
tham khảo đặc biệt, TTXVN – TP.Hồ Chí Minh.
93. The BBC (1979), Thái Lan tăng cường cho lực lượng quân sự, Tài liệu tham
khảo đặc biệt, TTXVN – TP.Hồ Chí Minh.
94. The USIA (1979), Cuộc họp báo của Kriang Sak tại Oashinton, Tài liệu tham
khảo đặc biệt, TTXVN – TP.Hồ Chí Minh.
95. The USIA (1979), Trợ lý ngoại trưởng Mĩ Holbrooke phủ nhận Mĩ có thay đổi
trong chính sách Đông A, Tài liệu tham khảo đặc biệt, TTXVN – TP.Hồ
Chí Minh.
96. The Le Figoro (1979), Thái Lan bị lôi cuốn vào mớ bòng bong Đông Dương,
Tài liệu tham khảo đặc biệt, TTXVN – TP.Hồ Chí Minh.
97. The Times (1979), Thái Lan trong thế cờ Đông Nam Á, Tài liệu tham khảo đặc
biệt, TTXVN – TP.Hồ Chí Minh.
98. Trịnh Diêu Thìn & Thanyathip Sripana (2006), Việt kiều Thái Lan trong mối
quan hệ Thái Lan – Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội – Hà Nội.
99. Nguyễn Quang Thuần (2007), Quan hệ Campuchia – Việt Nam từ 1985 đến
2006, Luận văn thạc sĩ Lịch Sử, TP. Hồ Chí Minh.
100. Tony Davis (1979), Quan hệ Campuchia – Thái Lan – Việt Nam, Asia Weeks,
Tài liệu tham khảo đặc biệt, TTXVN – TP.Hồ Chí Minh.
101. TTXVN – PARI (1978), Vấn đề người tị nạn Đông Dương, Tài liệu tham khảo
đặc biệt, TTXVN – TP.Hồ Chí Minh.
B. Tiếng Anh
102. Asripan (2007), “Thailand Girls talk to the Vietnammes War”, Bangkok Post.
103. Association of Southeast (2008), Joint Press Release of The first Asean,
Ministerial Meeting Bangkok, 8 August 1967,
104. Association of Southeast (2008), Joint Communique of The Second Asean,
Ministerial Meeting Jakarta, 6 – 7 August 1968,
105. Association of Southeast (2008), Joint Communique of The Third Asean,
Ministerial Meeting Cameron Highlands, 16 – 17 December 1969.
106. Association of Southeast (2008), Joint Communique of The Fourth Asean,
Ministerial Meeting Manila, 12–13 March 1971,
107. Association of Southeast (2008), Joint Communique of The Fifth Asean Ministerial
Meeting Singapore, 13 – 14 April 1972,
108. Association of Southeast (2008), Joint Communique of The Sixth Asean Ministerial
Meeting Pattaya, 16 – 18 April 1973,
109. Association of Southeast (2008), Joint Communique of The Seventh Asean
Ministerial Meeting Jakarta, 7 – 9 May 1974,
110. Association of Southeast (2008), Joint Communique of The Eighth Asean Ministerial
Meeting Kuala Lumpur, 13–15 May 1975, aseansec. org.
111. Association of Southeast (2008), Joint Communique of The Ninth Asean
Ministerial Meeting Manila, 24 – 26 June 1976,
112. Association of Southeast (2008), Joint Communique of The Tenrth Asean
Ministerial Meeting Singapore, 5 – 8 July 1977,
113. Association of Southeast (2008), Joint Press Release of The Eleventh Asean,
Ministerial Meeting Pattaya, 14 – 16 June 1978, Aseansec.org.
114. Association of Southeast (2008), Joint Communique of The Twelfth Asean
Ministerial Meeting Bali, 28 – 30 June 1979,
115. Association of Southeast (2008), Joint Communique of The Thirteenth Asean,
Ministerial Meeting Kuala Lumpur, 25 – 26 June 1980,
aseansec. org.
116. Association of Southeast (2008), Joint Communique of The Fourteenth Asean,
Ministerial Meeting Manila, 17 – 18 June 1981, org.
117. Association of Southeast (2008), Joint Communique of The Fifteenrth Asean,
Ministerial Meeting Singapore, 14 – 16 June 1982, org.
118. Association of Southeast (2008), Joint Communique of The Sixteeth Asean Ministerial
Meeting Bangkok, 24 – 25 June 1983,
119. Association of Southeast (2008), Joint Communique of The Seventeenrth Asean,
Ministerial Meeting Jakarta, 9 – 10 July 1984, org.
120. Association of Southeast (2008), Joint Communique of The Eiteenrth Asean,
Ministerial Meeting Kuala Lumpur, 9 July 1985, org.
121. Association of Southeast (2008), Joint Communique of The Ninteenrth Asean,
Ministerial Meeting Manila, 23 – 28 June 1986,
org.
122. Association of Southeast (2008), Joint Communique of The Twentienth Asean,
Ministerial Meeting Manila, 15 – 16 June 1987,
org.
123. Association of Southeast (2008), Joint Communique of The 21st Asean
Ministerial Meeting Manila, 4 – 5 July 1988,
124. Association of Southeast (2008), Joint Communique of The 22nd Asean
Ministerial Meeting Manila, 3 – 4 July 1989,
125. Association of Southeast (2008), Joint Communique of The 23rd Asean
Ministerial Meeting Manila, 24 – 25 July 1990,
126. Association of Southeast (2008), Joint Communique of The Twenty fourth
Asean, Ministerial Meeting Manila, 19 – 20 July 1991,
127. Clack D. Neher (1987), Politic in Southeast Asia, Rochester.
128. Frederic A Moritz (1978), The refugee people of VietNam, Chiritian Science
Monitor.
129. Pandey BN, South and Autheast Asia 1945 – 1979, Problems and Policies,
Lon Don.
130. WHKMLA (2007), History of Thailand 1967–1973,
131. Wyatt P.K (1982), Thailand – A Short history, New Haven and London.
PHỤ LỤC 1
TỘI ÁC CỦA CHẾ ĐỘ POLPOT
Trên cánh đồng chết ở Campuchia
Nguồn (
Tội ác chồng chất của chế độ Polpot
Nguồn (
Bia tưởng niệm những người bị chế độ Polpot giết hại
Nguồn:(
Tra tấn dã man phụ nữ và trẻ em
Nguồn:(
PHỤ LỤC 2
HÌNH ẢNH QUÂN ĐỘI VIỆT NAM TẠI CAMPUCHIA
Quân Việt Nam – dân Campuchia thân thiết và gần gũi (Svay Rieng 1979)
Nguồn (
Đài tưởng niệm
quân tình nguyện
Việt Nam tại PhnomPenh. Ảnh VA
Nguồn (
Chiến dịch phản công biên giới Tây Nam 12/1978 - 1/1979
(Nguồn:
Xe tăng T54 của Việt Nam rút về nước năm 1988.
(Nguồn:
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5468.PDF