Vai trò vốn nhà nước trong CNH, HĐH ở nước ta

Lời mở đầu Trong mỗi thời kỳ nhất định, vai trò của vốn nhà nước trong công nghiệp hoá và hiện đại hoá đều giữ một vị trí rất quan trọng. Đất nước đó có giầu mạnh và phát triển thịnh vượng không chỉ dựa vào trình độ sản xuất và trình độ khoa học kỹ thuật mà phải còn có sự chỉ đạo đúng đắn thiết thực của các vị lãnh đạo. Chính quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội lại đem lại mục đích xã hội của sản xuất. Chúng ta cần ý thức được rằng công nghiệp hoá và hiện đại hoá cần phải được thực hiện đồng đề

doc9 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vai trò vốn nhà nước trong CNH, HĐH ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u và song song ở đất nước ta, mà đặc biệt là thế hệ tương lai chúng ta những nhà kinh doanh trẻ của đất nước thì càng phải hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Từ ý tưởng đó em đã chọn đề tài: “ Vai trò vốn nhà nước trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta”. Để hiểu rõ hơn về đề tài này em xin đi vào từng phần cụ thể. I. cơ sở lý luận chung về vốn nhả nước 1.khái niệm về vốn nhả nước Vốn lả đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế tiến hành cải cách chính trị giống hệ thống của các nước phát triển, thể hiện tập trung ở nhịp độ tăng tổng sản phẩm chung tính theo đầu người. Vốn là một cái gì đó tồn tại trong một doanh nghiệp hoặc một quốc gia được biết tới như một điều tất yếu để tồn tại và phát triển kinh tế chính trị cũng như công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở đất nước đó. Những lý luận cơ bản này được coi như là một tiền đề cơ bản về khái niệm vè vốn Nhà nước. 2. Các nguồn hình thành của vốn nhà nước Có thể nói vốn nhà nước được hình thành từ những nguồn thu chủ yếu sau: + Thu từ thuế: Thuế là nguồn thu chủ lực hình thành lên vốn của mỗi quốc gia. Mỗi người dân kinh doanh đều phải có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. + Thu ngoại tệ từ việc xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như: xuất khẩu lúa gạo, xuất khẩu các mặt hàng dệt may, giày dép .... + Những nguồn viện trợ của nước ngoài, những nguồn đóng góp của dân.... Tất cả yếu tố đó hình thành nên vốn của nhà nước.Việc tạo lập và hình thành lên vốn của mỗi quốc gia là rất quan trọng vì nó phản ánh trực tiếp đến sự phát triển của mỗi quốc gia đó. Trong thời buổi kinh tế thế giới như hiện nay, vai trò của vốn nhà nước là tối quan trọng và thực sự cần thiết cho việc phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nó còn phản ánh ý thức của người dân tham gia xây dựng vốn nhà nước. II. Vai trò của Nhà nước trong quá trình CNH-HĐH. 1. Sự cần thiết phải có sự tham gia của vốn Nhà nước trong quá trình CNH-HĐH. Vai trò của Nhà nước đó là: Nhà nước chỉ thực hiện chức năng điều chỉnh để duy trì luật chơi của thị trường trong những trường hợp cần thiết mà thôi. Bởi vậy tại các nước dẫn đầu trong quá trình CNH thì cuộc CMCN được diễn ra theo một quy trình tự nhiên do các điều kiện kinh tế- xã hội thúc đẩy. Nước Anh là nước mở đầu trong tiến trình CNH đã phải mất 120 năm mới hình thành lên bộ mặt KTTT và xã hội công nghiệp. Tại các nước tiến hành CNH ở đợt thứ hai, trên cơ sở kế thừa những thành tựu kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý cũng mất 80 năm. Đến đợt CNH thứ ba, khác với nhiều nước Châu Âu và Mỹ, Nhà nước Nhật đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc CMCN, đặc biệt là ở thời kỳ đầu. Nhà nước Nhật đã đầu tư vốn rất nhiều vào xây dựng cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp chủ yếu. Từ 1895-1910 vốn của Nhà nước chiếm 60-70% tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, Nhà nước còn chú ý khuyến khích nhập nguyên liệu và kỹ thuật hiện đại của nước ngoài để phát triển một số ngành công nghiệp hiện đại như sản xuất thép, đóng tàu, chế tạo vũ khí. Ngoài ra, Nhà nước Nhật còn thực hiện rộng rãi chính sách bán lại các cơ sở kinh tế của Nhà nước cho tư nhân với giá thấp hơn nhiều so với vốn đầu tư.... Các chính sách này được áp dụng chủ yếu vào giai đoạn cuối của cuộc cách mạng và đã có tác dụng kích thích công nghiệp phát triển . Trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế đang chuyển từ giai đoạn văn minh công nghiệp sang văn minh hậu công nghiệp, CNH đã trở lên cấp bách sống còn đối với mỗi quốc gia thì vai trò của Nhà nước quan trọng quá trình CNH-HĐH nhằm kết hợp CNH với HĐH một cách phù hợp để đưa nước mình ngang tầm với thế giới. Vai trò của Nhà nước trong CNH-HĐH và thực ra không thể có một khuôn mẫu chung cho tất cả các nước. Hơn nữa sự tác động nhiều hay ít của Nhà nước không phải là mục tiêu phát triển của một xã hội. Vì thế chỉ có thể đánh giá chính sự can thiệp đó vào hiệu quả mà nó mang lại. Mặc dù vậy, để thực hiện thành công quá trình CNH-HĐH, về cơ bản Nhà nước cần thực hiện các nội dung sau. +Hoạch định các chính sách kinh tế. Đây là vai trò quan trọng nhất trong quá trình CNH-HĐH của mỗi nước. +Chính sách cơ cấu kinh tế. Sự chuyển đổi cơ cấu trong mô hình công nghiệp hoá chịu sự tác động của hai yếu tố là Nhà nước và thị trường. Trong mô hình CNH theo hướng hội nhập quốc tế, nếu Nhà nước muốn rút ngắn con đường phát triển, muốn nhanh chóng xây dựng được những ngành công nghiệp hiện đại, thì Nhà nước phải tạo ra được một môi trường cần thiết để có thể thu hút được những ngành công nghiệp mong muốn đó từ bên ngoài vào. thích hợp đến một mức độ nhất định. +Chính sách cơ cấu ngành. Phải nhằm tiến tới một cơ cấu hợp lý, đa ngành trong đó hình thành các ngành có trọng điểm và mũi nhọn, có tính hướng ngoại, năng động bền vững và mang lại hiệu quả cao nhằm phát huy tốt nội lực tham gia có hiệu quả vào phân công hợp tác quốc tế. +Chính sách cơ cấu vùng, lãnh thổ. Đối với cơ cấu này thì các chính sách kinh tế của Nhà nước phải tạo điều kiện cho tất cả các vùng đều phát triển trên cơ sở khai thác thế mạnh và tiềm năng của mỗi vùng, liên kết giữa các vùng làm cho mỗi vùng đều có một cơ cấu hợp lý và đều có chuyển biến tiến bộ, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. +Chính sách thành phần kinh tế. Nói chung, tuỳ điều kiện hoàn cảnh mỗi nước mà Nhà nước có thể điều chỉnh cơ cấu kinh tế kinh tế giữa các thành phần kinh tế tức là điều chỉnh mối quan hệ tỷ lệ về kinh tế giữa các thành phần kinh tế trong cơ cấu kinh tế thống nhất của cả nước nhằm mục đích làm cho tất cả các thành phần trong phát triển kinh tế đều mạnh lên, đều phát triển. +Chính sách cơ cấu công nghệ. Quá trình CNH đó là sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế nhưng ngày nay, chuyển dịch cơ cấu phải được thúc đẩy bằng công nghệ. Khẳng định tính chất động lực của nhân tố công nghệ trong CNH, vấn đề lớn đặt ra ở đây đó là xây dựng một chính sách công nghệ quốc gia có thể phục vụ có hiệu quả quá trình CNH của đất nước. Trong chính sách công nghệ quốc gia, về trước mắt cũng như lâu dài, Nhà nước cần đặt vấn đề chuyển giao công nghệ luôn là một bộ phận quan trọng vì chúng có thể cho phép rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước có nền kinh tế phát triển do khai thác được lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh về KH-CN hiện đại trên thế giới; tạo điều kiện để khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực ở trong nước nhằm tăng trưởng kinh tế nhanh đồng thời thúc đẩy sự chuyển dịch từ nền CNH “ thay thế nhập khẩu” sang CNH “Hướng về xuất khẩu” có hiệu quả, tạo thế và lực cho sự cạnh tranh và hoà nhập trên thị trường thế giới. 2.Thực trạng về sử dụng vốn nhà nước trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. Việt Nam không thể tiến lên phát triển kinh tế nếu không tiến hành CNH-HĐH .Ngay từ Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 (9-1960). Đảng và Nhà nước ta đã nhận định “Nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ Miền Bắc nước ta là CNHXHCN “Tuy nhiên trong quá trình thực hiện CNH-HĐH ở nước ta vai trò của nhà nước không phải nhất quán vì nó phải liên tục đổi mới phù hợp. Với điều kiện tình hình của đất nước .Có thể chia sự tác động của Nhà Nước vào quá trình CNH-HĐH làm hai giai đoạn lớn đó là trước Đại Hội 6 diễn ra năm 1986 và sau đại hội 6 khi nhà nước chuyển từ cơ chế hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền KTTT có sự điều tiết của nhà nước. +Vai trò của Nhà nước ta trong quá trình sử dụng vốn sau những năm 1986 Trong thời kỳ này, Nhà nước đã bao biện mọi việc của quá trình CNH, phát triển kinh tế-xã hội; can thiệp sâu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, biến doanh nghiệp thành cơ cấu chấp hành thụ động; quản lý nền kinh tế-xã hội bằng công cụ và biện pháp mệnh lệnh, hành chính là chủ yếu. Từ đó đã không tạo động lực cho sự phát triển và các nguồn lực không được khai thác sử dụng tốt. Bên cạnh đó, Nhà nước đưa ra mục tiêu CNH quá lớn, nội dung rất rộng và toàn diện “Xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại ,kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại”.Đặc biệt nhà nước còn định hướng CNH kiểu “khép kín”, “hướng nội” lấy phát triển theo chiều rộng làm chủ yếu, từ đó đã không tạo ra động lực và sức mạnh trong tổ chức thực hiện CNH. Sau hơn 15 năm đổi mới toàn diện, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH. Khoa học và công nghệ đã và đang có mặt ở hầu hết mọi lĩnh vực đời sống, sinh hoạt và sản xuất của xã hội, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. ý thức sâu sắc vai trò của cuộc cách mạng KH-CN trong quá trình CNH-HĐH, chúng ta luôn “coi KH-CN là một động lực mạnh mẽ của sự nghiệp đổi mới, ổn định tình hình và phát triển kinh tế-xã hội”. Tháng 4-1991, Bộ chính trị đã ra Nghị quyết về “ KH-CN trong sự nghiệp đổi mới”. Tiếp theo đại hội lần thứ VII đã chỉ rõ: “ Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý và chính sách KH-CN phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và yêu cầu mở rộng hợp tác quốc tế”. Những chính sách liên quan đến KH-CN được thể hiện trong những chính sách về: chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH; tài chính- tiền tệ; lao động và cán bộ; kết hợp các loại quy mô doanh nghiệp và xây dựng cơ cấu sản xuất nhiều tầng... Ngoài ra, Nhà nước cũng ban hành một loạt các chính sách thể hiện từng mặt cụ thể của phát triển KH-CN. Đó là “ Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam”; “ Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp”; “ Pháp lệnh chất lượng hàng hoá”; “Pháp lệnh đo lường”... Năm1991, Chính phủ đã ra Quyết định thành lập “ Hội đồng chính sách KH-CN quốc gia” với nhiệm vụ: chỉ đạo xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển KH-CN, xem xét chủ trương đầu tư , phân bố ngân sách và các chính sách lớn về khuyến khích phát triển KH-CN và hợp tác quốc tế. Cùng với các chính sách khác, các chính sách KH-CN đã tác động tích cực đến đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp, nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất. Tuy nhiên, nó vẫn còn các hạn chế và cần phải khắc phục. 3. Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước Tăng cường, củng cố tài chính quốc gia thông qua chính sách thuế và thu chi ngân sách hợp lý. Đối với chính sách thuế cần xây dựng biểu thuế ưu tiên cho sản xuất xuất khẩu. Còn với việc nhập khẩu, cần có sự phân biệt nhập khẩu để phục vụ trực tiếp cho xuất khẩu, nhập khẩu để sản xuất tiêu dùng nội địa và nhập khẩu để phục vụ trực tiếp cho tiêu dùng. Trước mắt Nhà nước cẩn thay thế từng bước chế độ phân phối cô-ta bằng chế độ thuế quan để điều tiết cơ cấu xuất nhập khẩu và hạn chế những tiêu cực trong việc cấp cô-ta, trong xuất nhập khẩu. Tăng cường tài chính doanh nghiệp theo hướng khuyến khích và nâng cao khả năng tự tích luỹ của các đơn vị cơ sở. Cần định hướng cho các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính của mình vì thực tế việc sử dụng nguồn tài chính của các doanh nghiệp chỉ mang lại những hiệu quả ngắn hạn, trước mắt thậm chí gây lãng phí nghiêm trọng khi xem xét một tổng thể một thời gian dài.Vì vậy Nhà nước cần có chính sách kinh tế cụ thể, có khuyến khích, có hạn chế rõ ràng hợp lý trong việc sử dụng tài chính hiện nay là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Mở rộng các hình thức huy động vốn xã hội và vốn nước ngoài vào phát triển kinh tế là một giải pháp quan trọng để thúc đẩy CNH-HĐH nền kinh tế. Sức mạnh kinh tế tổng hợp của một quốc gia phải được nhìn nhận và đánh giá trên các nguồn: nhà nước, nhân dân và khả năng thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Để tận dụng và khai thác các nguồn đó, Nhà nước phải có cơ chế và chính sách thu hút vốn hợp lý nhằm động viên mọi lực vào phát triển kinh tế. Chuyển hoạt động của ngân hàng sang kinh doanh thương mại. Khi đó Nhà nước phải tách chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng ra khỏi chức năng kinh doanh của của các ngân hàng thương mại nhằm tránh hiện tượng độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng tạo điều kiện phát triển nền kinh tế hiện nay. Đổi mới chính sách tiền tệ theo hướng đồng tiền vừa là mục tiêu vừa là phương tiện kinh doanh, vừa có khả năng chuyển đổi sang các đồng ngoại tệ lao động ở tuyến đầu sản xuất. Vì thế công tác cán bộ phải là vấn đề đặt lên hàng đầu. Người cán bộ phải biết rõ vị trí, nhiệm vụ của mình, trên cơ sở đó phát huy năng lực cá nhân, hội tụ được trí tuệ tập thể. Các thế hệ đi trước phải tôn trọng, nâng đỡ thậm chí cả học hỏi lớp trẻ, vì công việc chung. Nhà nước cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ KH và CN, nhất là cán bộ đầu đàn. Nâng cao chất lượng GD- ĐT ở tất cả các bậc đại học, từng bước tiến tới đạt trình độ khu vực và quốc tế. Cần phát hiện sớm các tài năng và có các hình thức đào tạo phù hợp. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để có thể nhanh chóng tiếp thu KH và CN hiện đại của các nước phát triển. Tăng cường đầu tư tài chính của Nhà nước, đồng thời tăng cường quản lý, kiểm tra tổ chức sử dụng một cách hợp lý.Hội nghị Trung ương lần thứ hai (khoá VIII) đã định hướng đầu tư cho KH và CN tăng dần đến năm 2000 là 2% và đối với GD-ĐT là 15% trong tổng chi ngân sách Nhà nước là rất đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của thời đại. Hiện nay, còn có hiện tượng “ xin” và “ cho” một số đề tài và dự án, gây tiêu cực và lãng phí tiền của của Nhà nước, của nhân dân, cần chấn chỉnh sớm để làm lành mạnh hoạt động đầu tư nâng cấp cho KH và CN cũng như GD- ĐT. Kết luận Chính vì vậy trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi một đất nước, tầm quan trọng của vốn Nhà nước đã được xác định. Điều đáng nói ở đây là chúng ta phải biết sử dụng vốn vào những công việc và việc làm mang lại lợi ích thiết thực cho đất nước. Nếu làm được như vậy, nguồn vốn của Nhà nước sử dụng vào công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước sẽ trở nên rõ rệt. Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã nói: “ Nước Việt Nam có thể sáng vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn cong học tập của các cháu”. Giờ đây điều mong ước của bác đang trở thành hiện thực. Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các nhà lãnh đại Việt Nam đã sử dụng nguồn vốn một cách đúng đắn nhằm đưa Việt Nam trở thành một con rồng Châu á. . ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34658.doc
Tài liệu liên quan