Vai trò và thực trạng tăng trưởng phát triển kinh tế ở Việt Nam trong những năm đổi mới

Lời mở đầu Chừng giữa thế kỉ 20 và trong vài thế kỉ qua quan niệm và thực tiễn nổi bật trên thế giới là “ tăng trưởng kinh tế ”. Thời gian ấy được coi là “30 năm vinh quang hoặc 30 năm vàng “ ở châu Mĩ từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 đến nửa đầu những năm 1970, khi các nước Âu Mĩ tăng trưởng nhanh và liên tục thỉnh thoảng chỉ có trục trặc kinh tế hoặc khủng hoảng tình thế nhỏ, sớm được khắc phục. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế được đề cao, với nhiều tìm tòi và những phát triển có giá trị.

doc17 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vai trò và thực trạng tăng trưởng phát triển kinh tế ở Việt Nam trong những năm đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhưng thực tế, vào cuối những năm cuối thế kỉ 20 bên cạnh những lợi ích mà tăng trưởng kinh tế đem thì trong xã hội và môi trường nảy sinh nhiều vấn đề đáng quan tâm là ô nhiễm môi trường, sự chênh lệch giàu nghèo, công bằng xã hội ngày càng gia tăng một câu hỏi đặt ra cho chính phủ các nước, các nhà hoạch định chính sách làm thế nào mà nền kinh tế vừa có tăng trưởng mà vẫn phát triển bền vững. bên cạnh “tăng trưởng kinh tế” thì nhiều khái niệm và quan điểm về “ phát triển và phát triển bền vững” ra đời tăng trưởng dã nhập vào phát triển như một bộ phận của phá triển. Tăng trưởng nặng về số lượng, phát triển coi trọng chất lượng tăng trưởng gần như chỉ là về kinh tế, phát triển bao quát hơn nhiều gồm khắp các mặt của đời sống xã hội. Vậy” phát triển và phát triển bền vững” là gì. Cho đến nay, giới khoa học trên thế giới có những câu trả lời khác nhau tuy không trái nhau mà về cơ bản gần nhau hoặc thống nhất với nhau trên một số điểm quan trọng là coi “phát triển và “phát triển bền vững” là quá trình qua đó một xã hội người cùng nhau phấn đấu đạt tới chỗ thoả mãn được các nhu cầu mà xã hội ấy coi là cơ bản và hiện đại.” cuối thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21, hội nghị thượng đỉnh và một loạt các hội nghị chuyên đề về liên hợp quốc đưa ra và nhấn mạnh quan điểm và thực tiễn “phạt triển bền vững”. Lúc đầu quan niệm phát triển bền vững có phần nhấn mạnh hơn về giữ gìn môi trường hoặc công bằng xã hội hiện nay, quan niệm phát triển bền vững phổ biến trên toàn thế giới bao gồm ba khía cạnh: tăng trưởng kinh tế, giữ gìn môi trường, công bằng xã hội. Cách đây vài năm giải thưỏng Nôbel được trao tặng cho một người ấn Độ tên là Amartya Sen, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “phát triển là tự do”. Cuốn sách vạch ra nhiều vấn đề văn hoá, chính trị,kinh tế;trong đó nhấn mạnh tính chất bền vững của phát triển với ba khía cạnh: là tăng trương kinh tế, công bằng xã hội, giữ gìn môi trường. Đặc biệt nhấn mạnh một chật lượng toàn diện của sự phát triển bộ sung nhiều khía cạnh dân chủ, tự do và khía cạnh phát triển của con người. Đề án kimh tế chính trị này góp một phần nhỏ trong việc giải quyết những vấn đề cơ bản . Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của tiến sĩ NGUYễN AN NINH và trung tâm thư viện đã cung cấp cho em tài liệu để hoàn thành đề án này. Phần một : cở sở lí luận về tăng trưởng và phát triển bền vững . Baỏ đảm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế . phát triển bền vững với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là 1 đặc trưng quan trọng của định hướng Xã HộI CHủ NGHĩA trong kinh tế thị trương nước ta , là nơi thể hiên rõ nhất tính ưu việt của chế độ xã hội ta , làm rõ sự khác biệt CHủ NGHĩA Xã HộI với CHủ NGHĩA Tư BảN . CHủ NGHĩA Xã HộI là xã hội có sứ mệnh cao cả tạo lập những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện những mục tiêu giải phóng toàn diện và triệt để của con người . Để làm cho mục tiêu “ sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu mà là ở hiện thực ” muốn vậy sự phát triển của xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng xã hội đòi hỏi một tiền đề không thể thiếu là có nền kinh tế tăng trưởng nhanh , hiệu quả cao, bền vững trong hệ thống quan hệ sản xuất tiến bộ , đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân ngay từ lãnh vực kinh tế phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng xã hội là nguyên tắc duy nhất cần phảI được khắc phục và tiến hành thực hiện từng bước trong quá trình phát triển kinh tế phải đi đôi với bền vững môi trường . Rút kinh nghiệm từ những bài học của các nước phát triển đi trước , Đảng và nhà nước ta chú trọng đến làm thế nào để cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng song song với nó là phát triển bền vững . Trước hết ta xét thế nào là tăng trưởng phát và phát triển bền vững . 1 . Khái niệm tăng trưởng , phát triển và phát triển bền vững 1.1 Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về thu nhập của nền kinh tế trong 1 khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm) .Sự gia tăng thường thể hiện ở quy mô và tốc độ . Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít , còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm , giữa các thời kì . Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GNP, GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế . Vậy bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế 1.2 Phát triển kinh tế . Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến mọi mặt nền kinh tế bao gồm sự gia tăng thu nhập và tiến bộ kinh tế và xã hội . Nó được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và chất . Nội dung phát triển kinh tế theo 3 tiêu thức : sự gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người , biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế , sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội . 1.3 Phát triển bền vững Phát triển là áp lực của cuộc sống , là quy luật tất yếu của tiến hoá và diễn ra trên hành tinh của chúng ta từ khi nó được hình thành .Sau 20 năm tim tòi , nghiên cứu Hội nghị Quốc tế của Liên hợp quốc về môi trường sống tại StôcKhôm năm 1972 đã nêu lên sự đe doạ của môi trường sống đối với nhân loại. Hôi nghị nguyên thủ các quốc gia của hơn 170 nước trên Thế Giới đã họp vào tháng 6 - 1992 tại Rio de Janniro ( Brazin) đã nhât trí lấy “Phát triển bền vững” làm mục tiêu phát triển toàn nhân loại thế kỉ XXI. Theo hội đồng Thế giới về môi trường và phát triển (World Commission On Envisonment anh Development, WCED) thì phong trào phát triển bền vững (Sustainable development, development durable) là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ. Năm 1987 vấn đề ptbv được ngân hàng thế giới (WB) đề cập “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về ptbv tổ chức tại Johannesbug (Nam Phi) năm 2002 xác định “Phát triển bền vững là quá trinh phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hài hoà, hợp lí giữa ba mặt của phát triển gồm tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường”. Còn Đảng CSVN đã thể hiện rõ quan điểm về ptbv trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước năm 2010 “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” gắn sự phát triển kinh tế với giữ vững ổn định chính trị, xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Phần hai : vai trò và thực trạng tăng trưởng phát triển kinh tế ở Việt năm trong những năm đổi mới . 1.Vai trò của tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững và thực trạng của nền kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm đổi mới. Tăng trưởng và phát triển bền vững là nhân tố cần thiết nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người đồng thời đảm bảo góp phần xoá dần sự cách biệt về thu nhập và chăm sóc sức khoẻ , tạo sự công bằng , cải thiện giáo dục . Chính yếu tố này giúp chúng ta có ý thúc hơn về môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên , sử dụng hiệu quả dất canh tác và nguồn nước cũng như lựa chon công nghệ tiên tiến đẻ nâng cao sản lượng . phát triển bền vững là bảo tồn sự phong phú của đa dang sinh học trái đất cho các thế hệ tương lai, ngăn chặn sự phá hủy các hệ sinh thái , địa bàn cư trú và sự tuyệt chủng các giống loài. Tăng trưởng ở mức cao và ổn định giúp cho thu nhập của nhân dân ở mức cao , nhà nưôc nhiều nguồn lực hơn cho đầu tư phát triển kinh tế nhưng phát triển bền vững đòi hỏi môi trường không bị suy thoái , đa dạng nguồn gien không mất đi ,chi số phát triển HDI của con người luôn tăng ở mức cao 1.1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong 20 năm đổi mới. Một trong những thành quả tiêu biểu của nền kinh tế Việt Nam trong suốt thời kì dổi mới chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Nừu như thời kì trước đổi mới 1976 - 1985, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm ở nước ta chỉ đạt khoảng 2% thì sau khi đổi mới tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 4,5% trong giai đoạn1986 - 1990 và 8,4% trong giai đoạn 1991 - 1997. Đặc biệt vẫn đạt tới 6,6% trong giai đoạn 1998 - 2004 cho dù nền kinh tế phải chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế. Sau một thời gian suy giảm vào cuối những năm 1990, thì từ năm2000 GDP đã trở lại xu hướng tăng trưởng khá ổn định, tăng trưởng GDP năm 2005 đạt 7,5% và tiếp tục đạt cao trong những năm tiếp theo. Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP năm 1988 chiếm 21,6% đến năm 2005 tăng lên 41%, tỷ trọng nông nghiệp năm 1988 chiếm 46,3% đến năm 2005 còn 20,5%, tỷ trọng dịch vụ năm 1988 là33,1% đến năm 2005 là 38,5%. Thành phần kinh tế nhà nước chiếm 39% GDP, 50% ngân sách nhà nứoc, kinh tế 8% GDP, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 15,5% GDP. Năm 1988 phải nhập khẩu hơn 60 vạn tấn lương thực mà năm 1989 xuất khẩu hơn triệu tấn gạo và đến năm 2005 là 4,2 triệu tấn gạo. Tích luỹ nội bộ 30% GDP. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục thống kê, 7 tháng đầu năm 2006, giá trị công nghiệp là 16,5% so với 16% cùng kì năm 2005. Trong đó khu vực nhà nước tăng 21,4%, khu vực nhà nước có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,8%, khu vực nhà nước tăng 9,6%. Tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng ước đạt hơn 22,34 tỷ USD tăng 25,7% so cùng kì (cùng kì tăng 18,1%), kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 3,19 tỷ USD/tháng, cao hơn mức bình quân 2,48 tỷ USD/tháng của cùng kì năm 2005. Tổng kim ngạch nhập khẩu trong 7 tháng ước đạt 24,76 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kì tăng 20,5%) cấp giấy phép đầu tư trực tiếp nước ngoài là 28 dự án với tổng số vốn đăng kí 5,13 triệu USD, nâng tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 7 tháng đầu năm 2006 đạt hơn 2,77 tỷ USD. 1.2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế nước ta trong những năm qua đã có sự chuyển dịch tích cực, với tỷ trọng các lĩnh vực kinh tế có gía trị gia tăng cao ngày càng lớn hơn. Xem xét cơ cấu kinh tế theo 3 ngành (nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ) thì thấy rằng tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp trong GDP đã giảm khá đều và tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã tăng lên tương ứng. Điều này cho thấy trình độ phát triển của nền kinh tế đã từng bước được nâng lên. Tổng cộng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ năm 2004 đạt tới 78,24% và tiếp tục dang trong xu hướng tăng lên, cho thấy nền kinh tế nước ta đang tiến triển trên con đường công nghiệp hoá. Tỷ trọng các ngành trong GDP Các ngành/Năm 1986 1990 1995 2000 2004 Nông - Lâm - Ngư nghiệp 38,06 38,74 27,18 24,3 21,76 Công nghiệp - Xây dựng 28,88 22,67 28,76 36,61 40,09 Dịch vụ 33,06 38,59 44,06 39,09 38,15 *Nguồn:Tổng cục thống kê 1.3.Mức độ mở cửa của nền kinh tế. Trong hai thập kỉ qua, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, tỷ trọng của xuất khẩu trong GDP những năm gần đây đạt trên dưói 50%, tỷ trọng của khu vực FDI trong GDP đạt gần 14%. Tỷ le4ẹ tổng xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP tăng nhanh, đã vượt mốc 100% vào năm 2002 và đạt tới gần 130% vào năm 2004, cho thấy tốc độ mở cửa đạt mức cao và đang tiếp tục gia tăng. Bảng: Xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài 1997 - 2003. Thương mại (%GDP) 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Nhập khẩu 43,3 42,4 40,9 49,9 49,9 56,1 62,6 Tổng cộng 77,6 76,8 81,2 96,1 96,1 103,6 112,7 Xuất khẩu 34,3 34,5 40,2 46,2 46,2 47,5 50,1 FDI(triệuUSD) 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Được phê duyệt 4649 3897 1568 2012 2536 1558 1950 Luồng vốn chảy vào 2074 800 700 800 900 1100 1355 *Nguồn: Tổng cục thống kê và bộ kế hoạch đầu tư 1.4..Thu nhập tăng cao và giảm nghèo đói Thành tựu tăng trưởng kinh tế khá cao của Việt Namtrong hai thập kỉ đã góp phần làm tăng GDP đầu người đạt5,8%/năm trong giai đoạn 1990 - 2004, từ 114USD năm 1990 lên 397 USD năm 2000 và 545 USD năm 2004. Làm giảm tỷ lệ nghèo từ 58,1% năm 1993 xuống còn 28,9% năm 2002. Việt Nam đaz hoàn thành trước thời hạn kế hoạch toàn cầu “giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015” mà Liên hiệp quốc đề ra, tỷ lệ nghèo của tất cả các vùng và dân cư giảm xuống. Bảng: Tỷ lệ nghèo phân theo một số tiêu chí 1993 1998 2002 Tỷ lệ nghèo nói chung 58,1 37,4 28,9 Thành thị 25,1 9,2 6,6 Nông thôn 66,4 45,5 35,6 Tỷ lệ nghèo phân theo nhóm dân tộc Người Kinh và Hoa 53,9 31,1 23,1 Dân tộc thiểu số 86,4 75,2 69,3 Nếu như năm 1990 tỉ lệ dân số sống dưới mức 1USD/ngày (tính theo ngang giá sức mua - ppp) và 2 USD/ngày tương ứng là 50,8% và 87,0% thì đế năm 2004 các chỉ số này tương ứng giảm xuống còn 10,6% và 53,4% - một thành tích khá ngoạn mục. 1.5 Tạo việc làm Nền kinh tế tăng trưởng tốt tác động tích cực đến vấn đề giải quyết việc làm . Số liệu sau của Tổng cục thống kê đã thể hiện rõ điều đó: Bảng : Việc làm chính của người từ 15 tuổi trở lên (%) Năm 1998 2002 _Việc làm chính (%) - Việc làm được trả lương - Làm trên ruộng của chính mình - Làm trong doanh nghiệp của hộ gia đình mình 100 19 64 18 100 30 47 23 Việc làm được trả lương (%) - Khu vực nhà nước - Khu vực tư nhân 100 42 58 100 31 69 ( Nguồn số liệu điều tra mức sống dân cư năm 1998 và điều tra mức sống hộ gia đình năm ) Nhờ thành tựu về giải quyết việc làm nên tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị đã giảm từ 6,01% năm 2002 xuống còn 5,6% năm 2004, tỷ lệ thời gian lao động sử dụng ở nông thôn tăng từ 75,5% lên 79,34%. 1.6 Giáo dục, y tế, văn hoá và an ninh xã hội Cùng với sụ phát triển kinh tế theo hướng thị trường trong lĩnh vực xã hội những năm qua đã diễn ra xu thế xã hội hoá với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, những cố gắng của chính phủ đã đem lại kết quả rất khả quan, người dân được hưỏng thụ những điều kiện tốt về giáo dục, y tế, văn hoá… có tác dụng trực tiếp nâng cao chất lượng cuộc sống. Cuối năm 2004 , cả nước có 13162 làng văn hoá; 9,9 triệu gia đình văn hoá; 2792 di tích văn hoá xếp hạng quốc gia. Tuổi thọ con người từ 63 tuổi (1990) lên 71,3 tuổi (2005) và tính đến tháng 6-2005 mạng viễn thông Việt Nam có 12,17 triệu thuê bao, mật độ điện thoại 14,84/100 dân. 1.7 Phát triển con người Chỉ số HDI của VN tăng từ 0,539 năm 1995 lên 0,691 năm 2004 Bảng : Chỉ số phát triển con người qua các năm ở Việt Nam Báo cáo các năm Số liệu năm Tuổi thọ GDP Giáo dục HDI thực tế (năm) Chỉ số GDP/Người Chỉ số Tỉ lệ đi học Chỉ số Giá trị HDI 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 65,2 65,5 66,0 66,4 67,4 67,8 67,8 68,2 68,6 69,0 0,63 0,63 0,63 0,64 0,71 0,71 0,71 0,72 0,73 0,73 1010 1040 1208 1236 1630 1689 1860 1996 2070 2300 0,38 0,39 0,42 0,42 0,49 0,49 0,49 0,50 0,51 0,52 49 51 55 55 62 63 67 67 64 64 0,78 0,79 0,80 0,81 0,82 0,83 0,84 0,83 0,83 0,82 0,54 0,557 0,56 0,664 0,664 0,671 0,682 0,686 0,688 0,691 2.8 Bảo vệ môi trường sinh thái Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nước ta gặp một số vấn đề về ô nhiễm môi trường nhưng Đảng và nhà nước đã cố gắng khắc phục nên hậu quả không lớn. Sau 14 năm, từ năm 1990 đến năm 2004, các chương trình 327, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng bắt đầu phát huy tác dụng, độ che phủ toàn quốc tăng từ 27,8% năm 1990 lên 33,2% năm 1999 và 36,1% năm2003, diện tích trồng rừng tăng gấp đôi so với năm 1990, đã có 101 khu bảo tồn thiên nhiên xây dựng nhiều nhà máy xử lí nước thải với qui mô lớn ở các thành phố, tiến hành quy hoạch làng nghề, bảo vệ đa dạng sinh học đặc biệt là sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng. Phần ba: các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế 1.Nhân tố kinh tế. 1.1.Các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cung Xuất phát từ hàm sản xuất của nền kinh tế : Y=F(K,L,R,T) . Trong đó: Y: mức sản lượng đầu ra K: vốn; T: khoa học kĩ thuật L: lao động ; R: đất đai, tài nguyên ; Vốn là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Lao động và đất là yếu tố đầu vào của sản xuất.Công nghệ kĩ thuật được quan niệm là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng trong điều kiện hiện đại.Nước ta có nguồn lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên trữ lớn ,vấn đề quan trọng để cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển và phát triển nhanh là Đảng và Nhà nước cần xây dựng hành lang pháp lí phù hợp để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước , khuyến khích kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước phát triển . Ngoài ra để nâng cao năng suất lao động thì nhà nước cần có những chính sách hợp lí phát triển mội trường trong nước và nhập công nghệ tiến phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế . 1.2.Các nhân tố tác động đến tổng cầu. -Chi tiêu cho cá nhân (C) bao gồm chi cố định, chi thường xuyên và các khoản chi khác ngoài dự kiến. -Chi tiêu của chính phủ: bao gồm các khoản mục chi mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ. Chi cho đầu tư (I) : đây là chi cho nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp và các đơn vị kinh tế bao gồm đầu tư vốn cố định và vốn lưu động . Chi tiêu cho các hoạt động xuất nhập khẩu (NX =X - M) : đây là khoản chi tiêu cho các yếu tố nguồn lực trong nước . 2 Nhân tố phi kinh tế 2.1 Đặc điểm văn hoá xã hội bao trùm nhiều mặt từ các tri thức phổ thông đến các tích luỹ văn minh nhân loại về khoa học công nghệ , văn học , lối sống . Đây là nhân tố cơ bản để tạo ra các yếu tố về chất lượng lao động , của kĩ thuật , của trình độ quản lí kinh tế xã hội , là nhân trongố cơ bản của mọi nhân trongố dẫn đến quá trình phát triển . 2.2 Nhân tố thể chế chính trị kinh tế xã hội Nhân tố thể chế chính trị xã hội có vai trò quan trọng trong việc tác động đến quá trình phát triển đất nước theo khiá cạnh tạo hành lang pháp và môi trường xác định môi trường cho các nhà đầu tư . 2.3 Cơ cấu dân tộc Do điều kiện sống khác nhau về trình độ văn minh , về mức sống vật chất , vị trí địa lí , sự phát triển của tổng thể nền kinh có thể dẫn đến biến đổi có lợi cho dân tộc này nhưng bất lợi cho dân tộc khác . đó chính là nguyên nhân nảy sinh ra xung đột giữa các dân tộc , mà ta thường thấy hiện nay . do vậy phải lấy tiêu chuẩn bình đẳng , cùng có lợi cho tất cả các dân tộc nhưng lại bảo tồn bản sắc văn hoá riêng , khắc phục các xung đột và sự mất ổn định chung của cộng đồng .Điều đó sẽ tạo điều kiện nthuận lợi cho quá trình tăng trưởng và phát triển . 2.4 Cơ cấu tôn giáo Vấn đề tôn giáo đi liền với vấn đề dân tộc , mỗi dân tộc đều theo môị tôn giáo.Trong một quốc gia có thể có nhiều tôn giáo .Mỗi đạo giáo có những quan niệm , triết lý tư tưởng riêng , ăn sâu vào cuộc sống của dân tộc từ lâu đoì , tạo ra những ý thức tâm lí xã hội của dân tộc . những ý thức tôn giáo thường là cố hữu , ít có sự thay đổi theo sự biến đổi của sự phát triển kinh tế xã hội .Những thiên kiến của tôn giáo nói chung có ảnh hưởng tới sự tiến bộ của xaz hội , tuỳ theo mức đọ , song có hoà hợp , nếu có chính sách đúng đắn của chính phủ. 2.5 Sự tham gia của cộng đồng Có sự tham gia của cộng động là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của xã hội nhằm tạo sự nhất trí cao , tính hiệu quả , thích ứng với mục tiêu phát triển .một xã hội thực sự phát triển nếu như có sự tham gia nhiệt tình của đông đảo nhân , không có sự xung đột cả về mật chính trị và kinh tế . hiên nay Đảng và nhà nước ta đang tìm nhiều biện pháp huy động mọi nguồn lực trong xã hội , cả trong và ngoaì nước để phát triển kinh tế Phần bốn: Giải pháp tăng trưởng và phát triển bền vững của nước ta 1.Phát huy mọi nguồn lực của dân tộc , chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để có hiệu qủa . 1.1. Tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế đa dạng về sở hữu và loại hình sản xuất , kinh doanh đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế Trong quá trình hoạch định và tổ chức thực thi chính sách và pháp luật và trong ứng xử của các quan công quyền cần xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo thành phần kinh tế , nhất là đối với doanh nghiệp nhà nước . Hoạch định và thể hiện các thể chế , chính sách và biện pháp tạo thuận lợi cho sự phát triển của tất cả các loại hình doanh nghiệp 1.2 Hoạch định và thực hiện các quy hoạch , và chính sách phát triển kinh tế vùng và lãnh thỗ Đối với vùng núi và các vùng khó khăn thực hiện chính sách giúp đỡ , tạo điều kiện ban đầu để khai thác các nguồn lực và lợi thế tại chỗ . Đối với nông thôn và đồng bằng : thực hiện chính sách tập trung vào việc đảm bảo vững chắc lương thực quốc gia , cung cấp thực phẩm cho thành phố , khu công nghiệp . Đối với khu đô thị : thực hiện chính sách thúc đẩy phát triển mạnh công nghiệp – dịch vụ 1.3. Thực hiện các biện pháp chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả : xây dựng kế hoạch mục tiêu dài hạn , trung hạn và ngắn hạn . Kế hoạch dài hạn và hiệu quả giữa hội nhập song phương và đa phương theo nguyên tắc 2 bên cùng có lợi . 2. Phát triển đồng bộ , toàn diện và mạnh mẽ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa . 2.1 Tiếp tục đổi mới tư duy lí luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ; phát triển nền kinh tế thị trường với tinh thần chung là tôn trọng thị trường , củ thể là : các dao dịch thị trường diễn ra tự do , phù hợp với nguyên tắc của kinh tế thị trường , pháp lí thuận tiện , có đầy đủ các yếu tố thị trường , tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ cung cầu , hệ thống quy tắc vận hành của các tổ chức tham gia thị trường hoàn thiện , môi trường cạnh tranh tự do , nền kinh tế hội nhập nhưng phải đảm bảo mục tiêu dân giàu nước mạnh , công bằng xã hội , đại đoàn kết toàn dân tộc có sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. 2.2 Phát triển đồng bộ các loại thị trường và hoàn thiên vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường . Các cơ quan cần sớm ban hành và thực thi các văn bản pháp luật , và cần phải nghiên cứu đánh giá đánh diễn biến của thị trường , thực hiện các chính sách , biện pháp nhằm tạo dễ dàng cho hoạt động và sự phát triển của các loại thị trường 3 . Phát triển nguồn nhân lực và phát triển con người 1 cách toàn diện 3.1. Các biện pháp đẩy mạnh nguồn nhân lực đáp yêu cầu công nghiệp , hiện đại hoá , hội nhập kinh tế quốc tế và từng bước phát triển kinh tế tri thức . Cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực với phát triển kinh tế xã hội của đất nước : lấy phát triển bền vững con người làm trung tâm : cải cách mạnh mẽ giáo dục và đào tạo . đặc biệt là xác định phương hướng đào tạo có hiệu qủa các chính sách tạo việc làm và biện pháp phát triển thị trường lao động. 3.2 Các biện pháp phát triển toàn diện con người , chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo , chăm sóc sức khỏe của nhân dân 4 . Từng bước tích cực phát triển tri thức ở Việt Nam Căn cứ vào các quan diểm từng bước phát triển kinh tế tri thức mà soát xét lại bộ chủ trương , chính sách đổi mới : chủ trương công nghiệp hoá , hiện đại hoá , mở mang kinh tế thị trường văn minh , chủ động hội nhập kinh tế quốc tế , phát triển khoa học công nghệ , giáo dục - đào tạo , văn hoá - xã hội . 5 Phát triển văn hóa , củng cố và đổi mới nền tảng tinh thần xã hội , hình thành và nâng cao hệ giá trị của con người Việt Nam . 6. Thực công bằng và tiến bộ xã hội , làm lành mạnh và trong sáng các quan hệ xã hội , bền vững môi trường , phòng chống các tệ nạn xã hội . 6.1 Thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội Đảng ta khẳng định quan diểm : “ tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển “ 6.2 Bảo vệ môi trường sinh thái . Thực hiện và lồng ghép đầy đủ và cụ thể các vấn đề về tài nguyên vào các chiến lược quy hoạch , kế hoạch , phát triển kinh tế xã hội , nhà nước cần ban hành các qui định cụ thể về việc bảo vệ môi trường , tăng cường đầu tư của nhà nước và huy động nguồn đầu tư và tăng cường quản lí nhà nước về mọi mặt . 7. Đẩy mạnh cải cách hành chính , thực hiện và mở rộng dân chủ . Cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế ,đổi mới chức năng quản lí nhà nước phù hợp với kinh tế thị trường , đổi mới hệ thống công chức . đặc biệt là tăng cường công khai , trách nhiệm giải trình và nâng cao sự tham gia và giám sát của nhân dân . Kết luận Chúng ta đã điểm qua vai trò nhân tố , giải pháp tăng cường và phát triển bền vững của 1 quốc gia . Những cở sở lí luận và thực tiễn đó góp phần giúp chúng ta bổ sung kết qủa tổng kết thực tiễn nghiên cứu lí luận của chính chúng ta, từ đó nhìn lại sự phát triển của Việt Nam sau 20 năm đổi mới , cả về kinh tế , xã hội và môi trường , đánh giá những thành tựu và tiến bộ , đồng thời nhận rõ những hạn chế , phân tích nguyên nhân , đề xuất phương hướng chủ trương , giải pháp để nâng cao hơn nữa tốc độ , tính bền vững và chất lượng của sự phát triển nước ta trong thời gian tới . Trong các kì đại hội Đảng đã qua khẳng định :xã hội Xã HộI CHủ NGHĩA mà nhân dân ta cần xây dựng là 1 xã hội dân giàu nước mạnh , công bằng dân chủ văn minh , do nhân dân làm chủ , có nền kinh tế phát triển cao , bền vững với quan hệ sản xuất phù hợp , có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc , con người có cuộc sống ấm no hạnh phúc , được phát triển toàn diện , các dân tộc trong Việt Nam bình đẳng , đoàn kết , tương trợ , giúp đỡ nhau cùng tiến bộ , do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới “ Phát triển bền vững là mục tiêu của mọi quốc gia , đòi hỏi phải phân tích và giải quyết nhiều vấn đề phức tạp trong đời sống xã hội . Để làm được điệu đó đòi hỏi phải nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lí của Nhà nước, bên cạnh đó sử dụng một cách có hiệu qủa nhất nguồn lực trong và ngoài nước để phục vụ công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Tài liệu tham khảo Giáo trình kinh tế chính trị (nhà xuất bản chính trị quốc gia) Đảng cộng sản Việt Nam (1991), cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (nhà xuất bản sự thật Hạ Nội) Trần Xuân Kiên (2003) các giải pháp phát triển kinh tế xã hội Việt Nam thế kỉ XXI (nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội ) VNDP(1995), Báo cáo phát triển con người , NEW YORK, OXFORD UNIVERSITY PRES Vũ ĐìNH BáCH (1998) , các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế ở Việt Nam (Nhà xuất bản chính trị quốc gia ) CIEM- FES (2004) “ Kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội “ bền vững ở Việt Nam , thông tin chuyên đề số 7. Nghiên cứu kinh tế số 329 Kinh tế châu á Thái Bình Dương số 48,số 32 Thương mại - môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam (Nhà xuất bản chính trị quốc gia ) Kinh tế Môi trường - nhà xuất bản giáo dục 1996 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22272.doc
Tài liệu liên quan