Vai trò và tác dụng của công tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam
mở đầu
Sau 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới,thực hiện mở cửa nền kinh tế,chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự định hướng của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,bộ mặt kinh tế xã hội Việt nam đã có nhiều khởi sắc.Đóng góp vào thành tựu chung đó có một phần không nhỏ của hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Với việc ban hành Luật công ty và Luật doanh nghi
31 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Vai trò & tác dụng của công tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp vừa & nhỏ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp tư nhân năm 1990,sự tồn tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam đã chính thức được thừa nhận với tư cách là một thực thể kinh tế,một tế bào của nền kinh tế quốc dân.Đặc biệt,gần đây nhất,tại kỳ họp thứ 6 quốc hội khoa IX ngày 12 tháng 6 năm1999 đã thông qua Luật doanh nghiệp,thay thế cho Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân trước đây,tạo thêm nhiều đIều kiện thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp Việt nam nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng.Tuy nhiên,bên cạnh những lợi thế của mình,các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn khiến cho loại hình doanh nghiệp này chưa thể phát huy được hết tiềm năng vốn có của nó.Chính vì vậy,xét trên tầm vĩ mô,việc nhà nước nghiên cứu,ban hành chính sách,pháp luật và các biện pháp cụ thể để hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một việc làm cần thiết nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp nhiều hơn nữa cho nền kinh tế Việt nam.Bên cạnh đó,về phía các doanh nghiệp cũng cần phải nỗ lực hơn nữa về mọi mặt để tự hoàn thiện mình và vươn lên giành thắng lợi trong cạnh tranh,đáp ứng xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới.
Đề tài này trình bày một số vấn đề cơ bản về công tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp vừa và nhỏ,thông qua đó làm nổi bật những vai trò và tác dụng của công tác này trong doanh nghiệp,nhằm làm cho các nhà quản trị,các chủ sở hữu doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của hoạt động này,từ đó có các biện pháp chủ dộng và quản trị có hiệu quả hơn hoạt động tài chính,góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mình.Vì khả năng tài chính hạn hẹp là một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung.
Quản trị tài chính là một lĩnh vực hoạt động rộng,phức tạp và là một bộ phận cấu thành quan trọng trong khoa học quản trị kinh doanh.Quản trị tài chính có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với các hoạt động quản trị kinh doanh khác và giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp.Hầu hết các quyết định quản trị khác đều dựa trên những đánh giá đựoc rút ra từ hoạt động quản trị tài chính.Hơn nữa,khoa học quản trị tài chính đã được hình thành từ khá lâu trên thế giới vàđã được nhiều nước phát triển áp dụng từ rất sớm,song có thể nói quản trị tài chính vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp Việt nam nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam nói riêng.Chính vì vậy,việc nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác này là một việc làm cần thiết hiện nay.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo-tiến sỹ Vũ Kim Dũng về sự giúp đỡ,chỉ bảo tận tình của thầy trong quá trình hoàn thành bài viết này.Em mong nhận được sự nhận xét,đánh giá của thầy để em có thể hoàn thiện hơn nữa kiến thức của bản thân.
Hà nội,ngày24 tháng11 năm 2001
Sinh viên thực hiện
Bùi Minh Tuấn
Phần 1:
Tổng quan về quản trị tài chính trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ :
"Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những tổ chức kinh tế độc lập,có tư cách pháp nhân,hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận,tối đa hoá giá trị doanh nghiệp và mục tiêu tăng trưởng,phát triển."( Quản trị tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ - PTS Vũ Duy Hào.NXB Thống kê - Hà nội 1998 - Tr 5
)
2.Hoạt động tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ :
Hoạt động tài chính doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng.
"Hoạt động tài chính là quá trình tìm tòi,nghiên cứu các nguồn lực nhằm biến các lợi ích dự kiến thành hiện thực trong một khoảng thời gian đủ dài trong tương lai.Đó là quá trình dự toán vốn đầu tư và quyết định đầu tư dài hạn;phân tích,đánh giá rủi ro ảnh hưởng tới qui môvà thời hạn các dòng tiền trong tương lai."( Quản trị tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ - PTS Vũ Duy Hào.NXB Thống kê-Hà nội 1998 Tr 9
)
Hoạt động tài chính doanh nghiệp cũng có mục đích giống như các hoạt động khác của doanh nghiệp đều nhằm đạt được các mục tiêu chung của doanh nghiệp.Trong doanh nghiệp vừa và nhỏ,do đặc điểm về kinh tế,kỹ thuật,tổ chức và quản lý có những nét đặc thù so với doanh nghiệp lớn nên quản lý tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có những nét riêng biệt.
Có thể khái quát hoạt động tài chính doanh nghiệp theo sơ đồ sau:(hình 1)
Phân tích sơ đồ ở hình 1 có thể thấy hoạt động tài chính doanh nghiệp bao gồm các dòng và các dự trữ tài chính.Quan hệ giữa các dòng và các dự trữ tài chính là nền tảng của hoạt động tài chính doanh nghiệp.Sự chuyển hoá không ngừng giữa các dòng và các dự trữ tài chính được thể hiện trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế hàng hoá tiền tệ,điều kiện tiền đề để các doanh nghiệp có thể tiến hành được các hoạt động kinh doanh nhằm đạt mục tiêu đặt ra là phải có một số lượng vốn nhất định.Muốn có vốn,doanh nghiệp cần phải tìm được cho mình các nguồn tài trợ phù hợp.Và khi đã có vốn,doanh nghiệp sẽ tiến hành ký kết các hợp đồng mua sắm nguyên vật liệu,đầu tư trang thiết cần thiết để tiến hành hoạt động theo chương trình kế hoạch đã vạch ra.Tại một thời điểm nhất định,tổng tài sản và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp được thể hiện và phản ánh ở hai bên trái và bên phải của bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Sự thay đổi vật sự thay đổi giá Sự thay đổi giá trị
Tư tồn kho trị SP dở dang sản phẩm tồn kho Giá cuối kỳ
Vật tư
TSCĐ
(khấu hao)
Nhân công(lương)
Chi phí sản xuất chung
Chi phí
Sản xuất
Giá
Thành
Sản xuất
Giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý
Thuế
Chi phí chung
Gía thành tiêu thụ
Chi phí hoạt động kinh doanh
Lãi sau thuế
Doanh thu bán hàng
(tiền)
: Các dòng tài chính hoạt động : Các dự trữ tài chính
Hình 1 :Khái quát hoạt động tài chính doanh nghiệp
Nội dung của hoạt động tài chính doanh nghiệp là nhằm trả lời các câu hỏi chủ yếu sau:
Đầu tư vào đâu và như thế nào là phù hợp nhất với hình thức kinh doanh đã chọn,với khả năng của doanh nghiệp?
Nguồn vốn tài trợ được huy động ở đâu,vào thời điểm nào,với cơ cấu vốn như thế nào là tối ưu và chi phí vốn thấp nhất?
Quản lý các hoạt động tài chính ngắn hạn như thế nào để đưa ra các quyết định thu chi phù hơp ?
Lợi nhuận của doanh nghiệp được sử dụng như thế nào?
Phân tích,đánh giá,kiểm tra các hoạt động tài chính như thế nào để thướng xuyên đảm bảo trạng thái cân bằng tài chính?
Những câu hỏi trên đây chưa phải là tất cả mọi nội dung của hoạt động tài chính doanh nghiệp,nhưng đó là những câu hỏi quan trọng nhất liên tới cách thức tổ chức quản lý tài chính doanh nghiệp .
3.Nội dung quản trị tài chính doanh nghiệp :
Cũng như các hoạt động quản trị doanh nghiệp khác,quản trị hoạt động tài chính doanh nghiệp nhằm đưa ra các quyết định phù hợp với mục tiêu quản trị tài chính và mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Quản trị tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động quản trị doanh nghiệp khác và giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp.Hầu hết các quyết định quản trị khác đều dựa trên cơ sở các kết luận có được từ những đánh giá về mặt tài chính.
3.1.Bộ máy quản trị tài chính doanh nghiệp
Các quyết định quản trị tài chính do bộ máy quản trị tài chính doanh nghiệp đưa ra.Sơ đồ sau khái quát bộ máy quản trị tài chính doanh nghiệp(hình 2)
Sơ đồ này cho thấy vai trò trung tâm của quản trị tài chính trong quản trị doanh nghiệp.
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Giám đốc Marketing
Giám đốc nhân sự
Giám đốc tài chính
Giám đốc SX-kỹ thuật
Kế toán trưởng
Nhân viên kế toán
Nhân viên kiểm toán
Hình 2-Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị tài chính doanh nghiệp
3.2.Nội dung quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp có các nội dung chủ yếu sau:
Huy động đủ nguồn tài chính cho doanh nghiệp với chi phí thấp nhất
Sử dụng tiết kiệm,có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh
Chính sách phân phối
Phân tích tài chính và hoạch định tài chính
3.3.Chức năng của quản trị tài chính doanh nghiệp
Thông qua việc giải quyết các mối quan hệ tài chính của doanh nghiệp với môi trường kinh doanh,giúp doanh nghiệp xác định nhu cầu các yếu tố đầu vào,xác định khả năng cung ứng các sản phẩm(hàng hoá và dịch vụ)đầu ra;tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động huy động đủ,kịp thời nguồn vốn phục vụ kinh doanh và sử dụng linh hoạt các công cụ huy động vốn;xác định chĩnh xác giá trị của doanh nghiệp trên thương trường,nhằm thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện các phương thức kinh doanh để đạt hiệu quả cao hơn.Như vậy,quản trị hoạt động tài chính doanh nghiệp có chức năng cơ bản là huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn phù hợp với yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
3.4.Nhiệm vụ của quản trị tài chính doanh nghiệp
Với những chức năng như trên,quản trị hoạt động tài chính doanh nghiệp có 3 nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Phân tích tài chính và hoạch định tài chính :
“Thực hiện nhiệm vụ này,quản trị hoạt động tài chính thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu thích hợp.Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính và các phân tích cũng như dự báo cần thiết khác,quản trị hoạt động tài chính tiến hành lập các dự án đầu tư,các kế hoạch ngân sách dài hạn,trung hạn và ngắn hạn.” ,2 Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp PGS-TS Nguyễn Thành Độ và TS Nguyễn Ngọc Huyền đồng chủ biên.NXB Thống kê Hà nội - 2001.
Xác định các thời điểm doanh nghiệp cần vốn:
Để thực hiện nhiệm vụ này,quản trị hoạt động tài chính phải trả lời được chính xác các câu hỏi:khi nào cần vốn?cần vốn cho hoạt động gì?cần bao nhiêu vốn?
Tìm các nguồn cung ứng vốn thích hợp:
Quản trị hoạt động tài chính phải nghiên cứu lựa chọn các nguồn cung ứng vốn phù hợp với doanh nghiệp,đảm bảo huy động vốn kịp thời với chi phí vốn thấp nhất.
3.5.Yêu cầu đối với quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1.Tạo sự cân đối thường xuyên giữa cầu về vốn và khả năng tài chính của doanh nghiệp
2.Hiểu rõ đặc điểm của từng nguồn vốn để lựa chọn các quyết định cạnh tranh thu hút vốn
3.Khai thác,sử dụng các nguồn vốn với hiệu quả kinh tế cao nhất
4.Mối quan hệ tài chính của doanh nghiệp với môi trường kinh doanh
Thực chất hoạt động tài chính doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào việc xác lập và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ ngắn hạn và dài hạn.Do đó,hoạt động tài chính doanh nghiệp chính là hoạt động giải quyết các mối quan hệ tài chính tiền tệ giữa doanh nghiệp với các đối tuợng hữu quan.Đó là các quan hệ tài chính trong kinh doanh giữa doanh nghiệp với nhà nước thông qua hệ thống pháp luật và chính sách quản lý tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp;giữa doanh nghiệp với thị trường,đặc biệt là thị trường tài chính;giữa doanh nghiệp với bạn hàng,với các đối tác kinh doanh và quan hệ tài chính nội bộ doanh nghiệp.
5.Quản trị tài chính ngắn hạn
5.1.Quản lý thu nhập,chi phí và lợi nhuận kinh doanh
Thu nhập của doanh nghiệp
Thu nhập của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,nó đảm bảo cho doanh nghiệp trang trải các chi phí,thực hiện tái sản xuất và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Căn cứ vào nguồn hình thành,thu nhập của doanh nghiệp được chia làm 3 loại:
-Thu nhập từ hoạt động kinh doanh
-Thu nhập từ hoạt động tài chính
-Thu nhập từ các hoạt động bất thường khác
Trong đó thu nhập từ hoạt động kinh doanh(mà chủ yếu là doanh thu bán hàng) là nguồn thu chính của doanh nghiệp.
Chi phí kinh doanh
Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm :
-Chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về vật chất và lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.Đó là các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đạt được mục tiêu kinh doanh.
-Chi phí lưu thông sản phẩm:
Trong sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường,việc tiêu thụ sản phẩm là hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.Khối lượng sản phẩm tiêu thụ có ảnh hưởng quyết định tới qui mô kinh doanh của doanh nghiệp.Để thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định.Những chi phí này bao gồm chi phí liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm(chi phi đóng gói,bao bì,vận chuyển,bảo quản,...)và chi phí Marketing(chi phí điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường,chi phí quảng cáo,...)
-Giá thành sản phẩm:
Nghiên cứu chi phí sản xuất chưa cho ta biết lượng chi phí cần thiết cho việc hoàn thành sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định là bao nhiêu.Do vậy cần tiến hành xác định giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.
Giữa giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất có những điểm giống nhau và khác nhau:chi phí sản xuất hợp thành giá thành sản phẩm,nhưng không phải toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được tính vào giá thành sản phẩm,mà chỉ những chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan tới việc hoàn thành sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định mới được tính vào giá thành sản phẩm.
-Chi phí hoạt động kinh doanh :
Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm các chi phí có liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí nguyên vật liệu ,chi phí khấu hao tài sản cố định,chi phí tiền lương,...
-Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường
Chi phí hoạt động tài chính bao gồm:chi phí thuê tài sản,chi phi mua,bán chứng khoán,...
Chi phí bất thường bao gồm:chi phí nhượng bán thanh lý tài sản cố định.
Thuế :
Thuế là một khoản chi của doanh nghiệp.Vì vậy,khi quyết định phương án kinh doanh doanh nghiệp phải tính tới các khoản thuế và tiền thuế phải nộp cho mặt hàng doanh nghiệp dự định kinh doanh.
Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận:
Lợi nhuận của doanh nghiệp được xem xét ở đây là lợi nhuận sau thuế,lợi nhuận này bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác.
Phân phối lợi nhuận nhằm mục đích chủ yếu là tái đầu tư mở rộng năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh,bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp,khuyến khích người lao động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
5.2.Quản lý ngân quĩ doanh nghiệp
Nghiên cứu ngân quỹ doanh nghiệp xác định các luồng tiền vào,ra,các khoản phải thu,phải trả phát sinh trong kỳ;lập kế hoạch tài chính ngắn hạn,dự báo các luồng thu,chi bằng tiền phát sinh trong kỳ,dự đoán nhu cầu và khả năng tiền mặt để chủ động trong đầu tư hoặc tìm nguồn tài trợ.
Quản lý ngân quĩ doanh nghiệp bao gồm quản lý việc thu ngân quỹ,chi ngân quỹ và cân đối ngân quỹ doanh nghiệp.
5.3.Dự báo nhu cầu tài chính ngắn hạn
Dự báo tài chính là một nội dung của kế hoạch hoá tài chính.Trong thực tiễn quản lý tài chính,doanh nghiệp luôn nảy sinh nhu cầu dự báo tài chính để phục vụ cho việc lập các kế hoạch tài chính.Thị trường luôn biến động và sự biến động đó có lúc tuân theo những quy luật nhất định,có lúc lại không tuân theo qui luật nào cả,vì vậy đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn có “dự tính”,”ước tính”để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Nhu cầu về vốn của doanh nghiệp phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên quản trị tài chính doanh nghiệp phải tiến hành dự báo nhu cầu tài chính để có kế hoạch phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh.Có như vậy quản trị hoạt động tài chính doanh nghiệp mới đảm bảo thực hiện được chức năng,nhiệm vụ của mình.
6.Quản trị tài chính dài hạn
6.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tài chính dài hạn
1.Giá trị theo thời gian của tiền
Giá trị theo thời gian của tiền là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới quản trị tài chính dài hạn.Do tiền có giá trị theo thời gian nên trong quản trị tài chính dài hạn các doanh nghiệp phải tiến hành tínhvà phân tích luồng tiền chiết khấu.Để làm được việc này,các nhà quản trị tài chính phải lựa chọn một lãi suất chiết khấu và dựa vào lãi suất này để tính,qui đổi giá trị của tiền ở những thời điểm khác nhau về giá trị hiện tại hoặc giá trị tương lai nhằm đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư.
Giá trị tương lai của tiền:
+)Kí hiệu chung:
FVn : Giá trị tương lai của một khoản tiền
PV : Giá trị hiện tại của khoản tiền
i: Lãi suất dự kiến
FVAn : giá trị tương lai của luồng tiền
CF : luồng tiền đều mỗi năm
N: số kỳ hạn
T : năm thứ t(t=1 n)
PVAn: giá trị hiện tại của luồng tiền
+)Giá trị tương lai của một khoản tiền:
Công thức: FVn = PV(1+i)n (1)
+)Giá trị tương lai của luồng tiền đều xuất hiện cuối mỗi năm:
Công thức : FVAn = CF[(1+i)n + 1]/i (2)
+)Giá trị tương lai của dòng tiền đều xuất hiện đầu năm:
Công thức : FVAn = CF[(1+i)n – 1](1+i)/i (3)
+)Giá trị tương lai của dòng tiền biến thiên:
Công thức : FVAn = ồCFt(1+i)n (4)
Giá trị hiện tại của tiền:
Tính giá trị hiện tại của tiền tức là tiến hành qui đổi vốn đầu tư và thu nhập ròng ở các thời điểm khác nhau trong tương lai về cùng thời điểm hiện tại theo một lãi suất chiết khấu để có thể tính toán chính xác hiệu quả đầu tư.
+)Giá trị hiện tại của một khoản tiền:
Công thức: PV = FVn/(1+i)n (5)
+)Giá trị hiện tại của dòng tiền đều xuất hiện vào cuối năm:
Công thức : PVA = CF.ồ[1/(1+i)]t (6)
+)Giá trị hiện tại của dòng tiền đều xuất hiện vào đầu năm:
Công thức : PVAn = CF.[1/i + 1/i(1+i)n].(1+i) (7)
+)Giá trị hiện tại dòng tiền tệ biến thiên:
Công thức : PVAn = ồCFt.[1/(1+i)]t (8)
Ưng dụng giá trị theo thời gian của tiền trong quản trị tài chính dài hạn:
Tìm lãi suất để quyết định đâu tư,tài trợ:
Từ công thức (1) suy ra : i = (9)
2.Xác định khoản tiền bằng nhau hàng năm:
Từ công thức (6) suy ra : CF = PVAn/ồ[1/(1+i)t] (10)
2.Doanh lợi và rủi ro
Rủi ro là khả năng mà một sự kiện không thuận lợi nào đó xuất hiện;doanh nghiệp có thể dự đoán trước các kết quả và cả xác suất xảy ra các kết quả đó.
Các doanh nghiệp hoạt động vì mục đích cuối cùng là lợi nhuận.Tuy nhiên,do môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp luôn luôn biến động nên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn chứa đựng yếu tố rủi ro.Do đó,có thể hiểu lợi nhuận mà các nhà đầu tư thu được chính là phần thưởng cho việc họ giám chấp nhận rủi ro và thực tế đã cho thấy một khoản đầu tư có mức rủi ro lớn thì khả năng nhận được một khoản doanh lợi cao hơn và ngược lại.Đồng thời,khoản thu nhập nhận được càng xa với thời điểm bỏ vốn đầu tư thì khả năng rủi ro càng cao.Giải pháp lựa chọn của nhà đầu tư là rủi ro phải tương xứng với lợi nhuận thu được.Rủi ro là yếu tố làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nên quản trị rủi ro cũng là một nội dung liên quan chặt chẽ với quản trị doanh nghiệp,đặc biệt là quản trị hoạt động tài chính doanh nghiệp.
Có thể chia rủi ro làm hai loại là rủi ro thị trường(khủng hoảng kinh tế,lạm phát,suy thoái kinh tế,...),loại rủi ro này doanh nghiệp không thể tránh được và rủi ro công ty(những rủi ro chỉ liên quan đến từng công ty),loại rủi ro này doanh nghiệp hoàn toàn có thể tránh được bằng cách đa dạng hoá đầu tư.
3.Chi phí vốn
Để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có vốn,ngoài vốn tự có doanh nghiệp phải huy động vốn bằng các hình thức vay nợ.Chi phí vốn có thể hiểu là tỉ suất sinh lời cần thiết của một khoản tiền đầu tư mà người chủ sở hữu nó yêu cầu.
Chi phí vốn bao gồm chi phí các khoản nợ trước và sau thuế,chi phí cổ phiếu ưu tiên,chi phí cổ phiếu thường thông qua lợi nhuận giữ lại và phát hành cổ phiếu thường mới.
Nghiên cứu chi phí vốn nhằm mục đích tìm ra các nguồn vốn đáp ứng được yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với chi phí thấp nhất.
6.2.Hoạch định và quản trị dự án đầu tư
Khái niệm dự án đầu tư :
“Dự án đầu tư là việc nghiên cứu và đề xuất tổng hợp một hệ thống các luận chứng khả thi về các giải pháp sử dụng tài nguyên vào một hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với các điều kiện nhất định nhằm thu được các lợi ích kinh tế-xã hội xác định" Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp-PGS-TSNguyễn Thành Độ và TS Nguyễn Ngọc Huyền đồng chủ biên.NXB Thống kê -Hà nội 2001.
Chu kỳ dự án đầu tư
Chu kỳ dự án đầu tư gồm 3 giai đoạn :
Giai đoạn 1 : Giai đoạn chuẩn bị
-Nghiên cứu thị trường,hình thành ý tưởng dự
-Thẩm định sơ bộ,sàng lọc ý tưởng
-Nghiên cứu tiền khả thi,thẩm định tiền khả thi
-Nghiên cứu khả thi,thẩm định khả thi
-Thiết kế chi tiết và xác định vấn đề tài chính dự án,thẩm định chi tiết dự án
-Huy động vốn và chuẩn bị triển khai dự án
Giai đoạn 2 : Giai đoạn triển khai thực hiện
-Thực hiện các công việc như kế hoạch đã đặt ra,từ việc khởi động dự án,thành lập bộ máy quản lý dự án,tuyển dụng nhân sự,thành lập văn phòng,mua sắm trang bị,mở tài khoản dự án,thực hiện các hoạt động biến đổi các nguồn lực đầu vào thành đầu ra của dự án
-Kiểm tra,giám sát,đánh giá dự án đầu tư
Giai đoạn 3 : Giai đoạn kết thúc dự án và phát triển dự án mới
-Hội nghị đánh giá kết thúc dự án
-Hoạt động kết thúc
-Nghiên cứu phát triển dự án mới
3.Phân tích tài chính dự án đầu tư
Nội dung và trình tự phân tích tài chính dự án đầu tư gồm các bước sau:
-Xác định mức vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của dự án
-Xác định các nguồn tài trợ và khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn
-Lập các kế hoạch tài chính hàng năm và từng giai đoạn
-Lập các báo cáo tài chính hàng năm và từng giai đoạn
-Tính toán các chỉ tiêu tài chính để đánh giá tính khả thi về tài chính
-Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu tư
-Phân tích rủi ro của dự án đầu tư
6.3.Hoạch định tài chính doanh nghiệp
1.Khái niệm:
Hoạch định tài chính là quá trình thực hiện các bước công việc bao gồm:
+)Xác định mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp
+)Phân tích sự khác biệt mục tiêu lợi nhuận đó với tình trạng hiện tại của doanh nghiệp để lập ra các báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu đó.
2.Nội dung :
+)Hoạch định vốn và cơ cấu vốn:
-Xác định nhu cầu vốn trong kỳ kế hoạch
-Xác định cơ cấu vốn cần thiết cho từng loại vốn cố định,vốn lưu động,vốn dự phòng,vốn đầu tư nghiên cứu nhu cầu thị trường
-Xác định mức cung về vốn
+)Hoạch định cơ cấu tài sản:
Là việc xác định số lượng,giá trị từng loại tài sản cố địnhvà tài sản lưu động cần thiết,hợp lý.
7.Phân tích tài chính doanh nghiệp
7.1.Khái niệm:
"Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm,phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp,nhằm đánh giá tình hình tài chính,khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp,giúp người xủ dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính,quyết định quản lý phù hợp" Quản trị tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ -PTS Vũ Duy Hào.NXB Thống kê-Hà nội 1998 Tr 52
7.2.Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
Nội dung chủ yếu phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm:
+)Đánh giá khái quát tình hình tài chính
+)Phân tích tình hình và khả năng thanh toán
+)Phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả tài sản lưu động
+) Phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả tài sản cố định
+)Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp
7.3.Tài liệu phân tích tài chính doanh nghiệp
Để tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phải sử dụng rất nhiều tài liệu khác nhau,trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính,gồm các báo cáo tài chính sau:
-Bảng cân đối kế toán(còn gọi là bảng tổng kết tài sản)
-Báo cáo kết quả kinh doanh
-Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
7.4.Các bước tiến hành trong phân tích tài chính
+)Thu thập thông tin:
Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp.Trên thực tế,đó là việc phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp-bao gồm:bảng cân đối kế toán,báo cáo kết quả kinh doanh,báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+)Xử lý thông tin:
Là qúa trình chọn lọc và sắp xếp các thông tin thu thập được theo những mục tiêu nhất định.
+)Dự đoán và quyết định:
Trên cơ sở kết quả xử lý thông tin,quản trị tài chính tiến hành dự đoán nhu cầu và đưa ra các quyết định tài chính thích hợp.Mục tiêu của phân tích tài chính là nhằm đưa ra các quyết định tài chính.
7.5.Các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ -PTS Vũ Duy Hào.NXB Thống kê-Hà nội 1998 Tr 66,67,68
+)Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính :
-Hệ số nợ tổng tài sản = Tổng nợ phải trả /Tổng tài sản
-Hệ số nợ vốn cổ phần = Tổng nợ phải trả/Tổng vốn chủ sở hữu
-Hệ số khả năng
thanh toán lãi vay = (Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay)/Lãi vay
-Hệ số cơ cấu tài sản = TSCĐ hoặc TSLĐ/Tổng tài sản
-Hệ số cơ cấu nguồn vốn = Tổng vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn
+)Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động:
-Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho
-Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/Tài sản lưu động
-Hiệu suất sử dụng
tài sản cố định = Doanh thu thuần /Tài sản cố định
-Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần/Tổng tài sản
+)Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận:
*Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi:
-Hệ số sinh lợi doanh thu = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
-Hệ số sinh lợi
của tài sản = Lợi nhuận sau thuế +Tiền lãi phải trả /Vốn chủ sở hữu
-Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu
*Nhóm chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận:
-Thu nhập cổ phần = Lợi nhuận sau thuế/Số lượng cổ phiếu thương
-Cổ tức = Lợi nhuận đem chia/Số lượng cổ phiếu thường
-Tỉ lệ trả cổ tức =Cổ tức /Thu nhập cổ phiếu
=Lãi đem chia /Lãi sau thuế
Sau khi đã xác định các chỉ tiêu và tỉ lệ tài chính chủ yếu,bước tiếp theo là lựa chọn,sắp xếp các chỉ tiêu phù hợp với mục đích nghiên cứu và lập ra các bảng để so sánh và đánh giá.
Phần 2:
Vai trò và tác dụng của công tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam
1.Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường ở Việt nam
Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được khẳng định cả về mặt lý thuyết và thực tế.Trong nền kinh tế thị trường ở nhiều quốc gia trên thế giới,doanh nghiệp vừa và nhỏ có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển nền kinh tế đất nước,thông qua việc cung cấp một khối lượng lớn và đa dạng các sản phẩm hàng hoá,dịch vụ,cũng như tạo việc làm cho người lao động và đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước.
ở Việt nam,vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được pháp luật chính thức thừa nhận từ khi luật doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân được ban hành năm 1990.Kể từ đó đến nay,số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ không ngừng tăng lên nhanh chóng với các hình thức phong phú:công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần,hợp tác xã,công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân;nhất là từ sau khi Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam,khoá X,kỳ họp thứ 5ban hành Luật doanh nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1999 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2000.Trong tổng số doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.Theo thống kê,"hiện nay ở nước ta doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 65,9% so với tổng số doanh nghiệp nhà nước và chiếm 33,6% so với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài;chiếm 26% lực lượng lao động,đóng góp 24-25%GDP và 31%giá trị sản xuất công nghiệp;chiếm 78%mức bán lẻ của nghành thương nghiệp,64%khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hoá." Những nội dung cơ bản về quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ-PGS.TS Đồng Xuân Ninh và Ths Vũ Kim Dũng đồng chủ biên.Trường đại học kinh tế quốc dân-Hà nội 1/2000
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có rất nhiều lợi thế so với loại hình doanh nghiệp lớn,được mệnh danh là "doanh nghiệp đánh nhanh,thắng nhanh và chuyển hướng nhanh",những đóng góp của chúng cho nền kinh tế đất nước là không thể phủ nhận.Song trên thực tế,doanh nghiệp vừa và nhỏ không phải là không có hạn chế,không phải là không gặp khó khăn.Một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam đó là khả năng hạn hẹp về mặt tài chính và năng lực,trình độ quản trị tài chính của phần lớn chủ doanh nghiệp còn nhiều yếu kém.
Tiêu chí phân doanh nghiệp ở Việt nam được thực hiện theo công văn số 681/CP-KTN do chính phủ ban hành ngàu 20 tháng 6 năm 1998;theo đó doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ Đồng(378600USD)và có số lao động dưới 200 người.Như vậy,tiêu chí cơ bản để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ là số lao động ít và qui mô vốn nhỏ.
2.Thực trạng tài chính và quản trị tài chính trong doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam
Như trên đã trình bày,doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm số lượng lớn trong tổng số doanh nghiệp ở Việt nam và chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh;chúng tồn tại đưới nhiều hình thức phong phú,trong đó chủ yếu là Doanh nghiệp tư nhân,Công ty trách nhiệm hữu hạn,Công ty cổ phần và Hợp tác xã.Bảng số liệu sau đây cho thấy số lượng,qui mô vốn và cả xu phát triển của các loại hình doanh nghiệp mới được thành lập trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm1997(bảng 2.1):
Theo số liệu bảng 2.1,trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến năm1997,tức là sau khi Luật công ty và Luật doanh nghiệp nhà nước được ban hành và có hiệu lực,có tới gần 41.000 doanh nghiệp được thành lập.Trong đó chủ yếu là hai loại hình doanh nghiệp tư nhân(gần 24.000 doanh nghiệp,chiếm 58.93%)và công ty trách nhiệm hữu hạn(gần 10.000 doanh nghiệp,chiếm 24.45%).Cùng với sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp qua các năm thì tổng số vốn cũng ngày một lớn hơn.Số liệu về quy mô vốn trung bình của các doanh nghiệp mới thành lập được cho ở bảng 2.2
Năm
Tổng
Doanh nghiệp tư nhân
Công ty TNHH
Công ty cổ phần
Doanh nghiệp nhà nước
Số lượng
Vốn(Tr đồng)
Số lượng
Vốn(Tr đồng)
Số lượng
Vốn9(Tr đồng)
Số lượng
Vốn(Tr đồng)
Số lượng
Vốn(Tr đồng)
1991
109
119.791
69
12.059
36
27.141
4
78.600
1992
5.170
8.239.292
2.858
608.772
1.064
1.506826
56
929.456
1.192
5.196.296
1993
10.670
33.055.123
5.265
975.901
2.104
1.930.378
40
569.015
3.261
29.577.836
1994
7.527
17.817.942
5.306
846.088
1.840
1.452.289
25
1.240.739
356
14.276.832
1995
6.592
31.925.856
4.076
830.892
2.047
1.658.290
35
402.226
434
29.032.453
1996
6._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0653.doc