ĐỀ BÀI :
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay
Đề cương tóm tắt
Bài viết gồm có 2 phần cơ bản: Trong mỗi phần có các mục sau:
* Lời nói đầu:
A: Lý luận chung cơ chế thị trường và vai trò quản lý của Nhà nước
I. Lý luận chung về Nhà nước và chức năng kinh tế của Nhà nước.
II. Các học thuyết kinh tế thị trường và vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước.
III. Sự biểu hiện của Nhà nước trong nền kinh tế hiện đại.
B. Vai trò của Nhà nước t
52 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1586 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế Thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
I. Tính tất yếu khách quan của việc chuyển đổi nền kinh tế ở nước ta
II. Đặc điểm kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
III. Chức năng kinh tế của Nhà nước ta trong kinh tế thị trường
IV. Thực trạng quản lý kinh tế của Nhà nước ta, nguyên nhân và giải pháp
* Lời kết luận:
Do trình độ lý luận còn nhiều hạn chế, kiến thức hiểu biết non yếu, mặc dù em đã cố gắng tìm hiểu về vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Nhưng không thể tránh khỏi những sai sót trong lý luận cũng như thực tiễn. Em mong thầy tiếp tục giúp đỡ em để em ngày càng hoàn thiện về mặt lý luận cũng như hiểu biết cuả mình.
Em xin chân thành cảm ơn thầy !
Sinh viên
LỜI NÓI ĐẦU
Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước là một chủ trương chiến lược, lâu dài, đúng đắn của Đảng ta và bước đầu đã thu được những thành công hết sức đáng khích lệ. Sự thành công này là do công sức đóng góp to lớn của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước. Với vai trò của Nhà nước pháp quyền là cực kỳ quan trọng. Thực tế những thập kỷ vừa qua cho thấy quản lý Nhà nước về nền kinh tế là một yếu tố có tính quyết định đối với sự phát triển của mọi đất nước. Do đó, việc nghiên cứu vai trò kinh tế của Nhà nước có ý nghĩa to lớn. Đây là vấn đề lớn nhưng trong giới hạn cho phép xin đề cập giải quyết một số nội dung cơ bản và được phản ánh 4 vấn đề chính sau:
Thứ nhất, sự cần thiết khách quan của vai trò quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Thứ hai, những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thứ ba, mục tiêu và chức năng quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Thư tư, một số giải pháp cơ bản nhằm đổi mới và tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước ta hiện nay.
Đây là lần đầu tiên làm một đề án kinh tế chính trị lớn, nhưng vì khả năng còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, rất mong thầy hướng dẫn, cùng các bạn thứ lỗi. Em xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của thầy và các ban đã giúp em hoàn thành đề án này.
I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VAI TRÒ QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
1. Lịch sử ra đời và vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước
Con người ngay từ buổi so khai ban đầu đã biết quy tự nhau lại thành bầy, nhóm để tồn tại với hai mục tiêu đảm bảo an toàn và để tiến hành các hoạt động sinh sống; dần dần sự công sinh tồn tại đó được tổ chức ngày một chặt chẽ và tạo thành các xã hội với các hoạt động đa dạng và phong phú trên trái đất. Xã hội không phải là một phép cộng đơn giản các cá nhân, mà là một hệ thống các hoạt động và các quan hệ của con người, có đời sống kinh tế, văn hoá chung, cùng cư trú trên một lãnh thổ ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.
Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, khi xã hội chưa phân chia thành giai cấp, chưa có sự đối lập về lợi ích kinh tế giữa các tập đoàn người, thì những quỹ tắc sử sự chung của toàn xã hội, mà hình thức biểu hiện của nó là các phong tục tập quán, các quy tắc nghi lễ tôn giáo được thực hiện bằng sự tự giác của mỗi người trong xã hội và bằng uy tín của các thủ lĩnh, các lãnh tụ trong cộng đồng. Sau khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã, xã hội loài người phân chia thành giai cấp, bắt đầu xuất sự đối lập về lợi ích kinh tế giữa các nhóm, các tập đoàn người, thì sự đấu tranh giữa họ ngày càng gay gắt. Trong điều kiện đó, để giữ cho xã hội trong vòng kỷ cương nhất định giai cấp thống trị nắm trong tay những lực lượng sản xuất chủ yếu; những công cụ bạo lực lớn (Các tiềm năng quân sự) - các yếu tố chủ yếu tạo ra quyền lực xã hội, tìm cách tổ chức nên một thiết chế đặc biệt với những công cụ đặc biệt - thiết chế Nhà nước và Nhà nước bắt đầu xuất hiện. Như vậy, Nhà nước ra đời khi sản xuất và văn minh xã hội phải phát triển và đạt đến một trình độ nhất định, cùng với sự phát triển đó là xuất hiện chế độ tư hữu và xuất hiện giai cấp trong xã hội. Nhà nước về thực chất là một thiết chế quyền lực chính trị, là cơ quan thống trị giai cấp của một hoặc một nhóm giai cấp này đối với một hoặc toàn bộ các giai cấp khác, đồng thời còn để duy trì và phát triển xã hội mà Nhà nước đó quản lý trước các Nhà nước khác. Nhưng Nhà nước ra đời không chỉ là để thống trị giai cấp mà còn là tổ chức công quyền thống nhất quản lý toàn chức, bảo toàn những đặc trưng về chất của chúng , hoàn thiện và phát triển chúng theo định hướng nhất định, tưc là Nhà nước không chỉ là công cụ trong tay giai cấp thống trị mà còn là quyền lực công đại diện cho lợi ích chung của cộng đồng, xã hội.
Trong các đặc trưng về chất, đặc trưng về mặt kinh tế bao gồm vấn đề sản xuất và vấn đề lợi ích kinh tế là quan trọng nhất, bởi vì các hoạt động kinh tế ngày một trở nên là các hoạt động cốt lõi của xã hội. Các Nhà nước trước chủ nghĩa xã hội về cơ bản là đại diện cho quyền lợi thiểu số giai cấp thống trị giàu có nhằm bóc lột nô dịch đại đa số nhân dân lao động trong và ngoài nước. Đặc biệt là Nhà nước tư sản, thông qua luật pháp, chính sách và các công cụ quản lý khác để chi phối các hoạt động kinh tế và xã hội, duy và phát triển lợi ích của các nhà tư bản. Dù dưới nhiều hình thức vẽ khác nhau, các nhà lý luận bệnh vực cho các nhà tư sản đã không thể phủ nhận bản chất giai cấp của Nhà nước. Nhà nước đó là tên lính canh cửa của chế độ sở hữu tư sản đúng như C. Mác đã phê phán: “Chính những tư tưởng của các ông là con đẻ của chế độ giai cấp các ông được đề lên thành pháp luật, cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định”.
Trong lĩnh vực kinh tế, cùng với việc chuyển biến mạnh mẽ từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền ở các nước phát triển, để giải quyết những hiện tượng kinh tế xã hội nảy sinh, đã có nhiều lý thuyết về vai trò thực tế của Nhà nước trong việc điều chỉnh nền kinh tế thị trường. Sự lớn mạnh của lực lượng sản xuất, sự phát triển của khoa học và công nghệ cũng như những khó khăn về kinh tế của chủ nghĩa tư bản đòi hỏi phải có sự phân tích tình hình mới.
Ở giai đoạn đầu của sự hình thành và phát triển chủ nghĩa tư bản, các lý thuyết kinh tế tư bản đã chứng minh sự ra đời tất yếu và sứ mệnh tiến bộ của phương thức tư bản chủ nghĩa và chống lại các thế lực phong kiến, nhưng từ thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 18, trường phái cổ điển và tân cổ điển mới coi Nhà nước tư bản chỉ là người canh gác bảo vệ tài sản cho chủ nghĩa tư bản, họ ủng hộ nguyên tắc tự do kinh tế, chưa nhìn thấy vai trò điều chỉnh kinh tế của Nhà nước. A dam Smith ( 1823 - 1970), một nhà kinh tế học người Anh cho rằng: Hoạt động kinh tế của con người là hoạt động tự do , do “Bàn tay vô hình” hay quy luật khách quan chi phối. Tất cả được giải quyết thông qua thị trường. Sang thời kỳ tư bản công nghiệp hoá, chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng nhờ các nguồn vốn tích luỹ chứ chưa thấy rõ vai trò cần thiết của Nhà nước trong việc điều chỉnh các quá trình phát triển, khắc phục các mất cân đối (điển hình là học thuyết của David Ri cardo). Nhưng rồi chủ nghĩa tư bản càng phát triển càng bộc lộ rõ nhiều mâu thuẫn và nhược điểm: Không chỉ mâu thuẫn về giai cấp mà cả mâu thuẫn giữa các giai đoạn của quá trình tái sản xuất, giữa các ngành kinh tế, giữa các thành thị và nông thôn... Đã làm xuất hiện tính khủng hoảng chu kỳ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trước đòi hỏi thực tiễn, nhiều nhà kinh tế tư bản đã đưa ra các học thuyết khác nhau để lý giải các mâu thuẫn và tìm đến vai trò của Nhà nước, trong việc điều chỉnh các mâu thuẫn và tìm đến vai trò của Nhà nước, trong quá trình tái sản xuất và giảm nhẹ các cuộc khủng hoảng mang tính chu kỳ. Tuỳ giác độ và điều kiện nghiên cứu cụ thể khác nhau mà các học giả đưa ra các lý thuyết với các khuyến nghị khác nhau: Trong đó chủ yếu là việc điều chỉnh sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với những người lao động.
L.Walras, nhà kinh tế học người Pháp, đưa ra lý thuyết “Cân bằng tổng quan giữa các thị trường” với khuyên nghị là Nhà nước cần tiến hành dự báo mà các học giải đưa ra các lý thuyết với và can thiệp vào quá trình sản xuất, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, hạn chế đầu cơ, ổn định giá phù hợp với tiền lương.
B. Clark, trong lý thuyết “Năng suất tối đa” của mình, cho rằng việc mở rộng sản xuất và thay đổi cơ cấu kinh tế tích cực sẽ tăng thu nhập quốc dân và Nhà nước cần đóng vai trò tích cực trong việc khai thác tối đa các yếu tố sản xuất, chống sự độc quyền, hạn chế đình công.
A.Marshall cho rằng, trong tổng số các ngành kinh tế bao giờ cũng có một số ngành vận động theo quy luật thu nhập giảm dần và một số ngành khác lại đi theo quy luật tăng dần. Bởi vậy, Nhà nước cần có sự can thiệp tích cực (đánh thuế hay trợ cấp) để lạo bỏ hay thúc đẩy các ngành tương ứng nhằm mang phồn vinh cho nền kinh tế nói chung.
A.Pigou, đưa ra lý thuyết “kinh tế phồn vinh”, trong đó thừa nhận những mâu thuẫn khách quan giữa quyền lợi tư nhân và quyền lợi xã hội, để cho nền kinh tế phát triển cần ưu tiên những yếu tố quyết định, những chuẩn mực và các công cụ kinh tế thích hợp (thuế, tín dụng...) mà thực hiện quá trình điều chỉnh lại để phục vụ cho sự phồn vinh chung của đất nước.
Trong ác lý thuyết nêu trên, dù góc độ xem xét khác nhau, dù quan niệm khác nhau về chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước nhưng họ đều thấy một thực tế là: theo đà phát triển của sản xuất, chức năng của Nhà nước ngày càng mở rộng, do vậy vai trò của Nhà nước sẽ tăng lên. Tuy nhiên, họ vẫn cho rằng: tự do kinh tế là sức mạnh hoạt động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Họ tin vào cơ chế thị trường và sự điều tiết hoạt động theo cung - cầu và giá cả . Theo sự điều tiết tự động của “bàn tay vô hình” mà quá trình tái sản xuất bảo đảm được những tỷ lệ cân đối và duy trì được sự phát triển bình thường.
Song cuộc khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản bắt đầu từ 1925 và trở nên thường xuyên hơn vào những năm 30 của thế kỷ XX đã chứng tỏ “bàn tay vô hình” không thể bảo đảm cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển bình thường. Hơn nữa, xu hướng xã hội hoá x càng cao đã cho thấy cần phải có một lực lượng nhan danh xã hội can thiệp vào qúa trình kinh tế, điều tiết kinh tế.
J.M Keynes (1884 - 1946) Nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh, trên cơ sở đánh giá vai trò của Nhà nước ở vị trí hoàn toàn khác và đã sáng lập ra lý thuyết “Chủ nghĩa tư bản được điều tiết”. Ông cho rằng, cơ chế thị trường không thể đảm bảo cho việc sử dụng đầy đủ các nhân tố sản xuất, mọi tệ nạn của chủ nghĩa tư bản như khủng hoảng, thất nghiệp bắt nguồn từ sự không can thiệp vào quá trình sản xuất để đảm bảo cho chủ nghĩa tư bản hoạt động bình thường, tránh được khủng hoảng và thất nghiệp.
J.M Keynes đã đứng trên góc độ quản lý vĩ mô nền kinh tế để phân tích các mâu thuẫn và những mất cân đối vốn có trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyênf. Ông cho rằng trong xã hội loài người có sự tồn tại một “quy luật tâm lý chủ yếu” là khi thu nhập càng tăng thì “khuynh hướng tiêu dùng giảm xuống” và khuynh hướng tiết kiệm càng phát triển. Điều đó dẫn đến sự giảm “cầu” mà “cầu” lại là động lực để phát triển sản xuất. Để tiếp tục phát triển sản xuất, để khôi phục lại sự cân bằng phải tạo ra “cầu tích cực” hay “ cầu hiệu quả” bằng sự can thiệp của Nhà nước nhằm làm tăng chi cho ngân sách cho đầu tư và cho tiêu dùng. J.M Keynes còn chứng minh rằng, việc giải quyết vấn đề thất nghiệp phục thuộc vào các điều kiện chung của tái sản xuất và là vấn đề kinh tế vĩ mô, từ đó đặt lên vai Nhà nước chức năng “toàn dụng” tất cả các nguồn lực, trong đó có sức lao động. Để làm được điều đó, bộ máy Nhà nước không chỉ dừng lại ở việc thực hiện một số biện pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của nhà tư bản mà phải thực hiện những phát triển trong tương lai, xây dựng các kế hoạch để tạo ra cầu tích cực và đề ra các biện pháp can thiệp, điều chỉnh thích hợp nhằm khắc phục những mâu thuẫn của quá trình tái sản xuất.
Thực tế thế giới cho phép chúng ta kết luận rằng, nguyên nhân lớn nhất và quan trọng nhất gây nên sự phân hoá trong số hơn hàng trăm quốc gia đang phát triển từ sau cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 (từ chỗ có trình độ phát triển kinh tế - xã hội tương đương nhau hoặc chênh lệch không lớn đã trở thành những nước có trình độ khác nhau). Chính là việc Nhà nước ở các nước đó đã tác động như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước mình. Nhà nước quản lý tồi sẽ đưa đất nước tới đói nghèo, lầm than, đỗ vỡ, thịnh vượng, phát triển thậm chí có sự bành trướng.
2. Nhà nước Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a. Bản chất của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một Nhà nước kiểu mới có bản chất khác với bản chất của các Nhà nước của giaí cấp bóc lột. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lênin, Nhà nước là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị về chính trị. Nguyên lý này đúng là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị về chính trị, nguyên lý này đúng với mọi Nhà nước nói chung, nhưng đối với Nhà nước ta do những đặc điểm về mặt bản chất giai cấp, nó lại là sự thể hiện nền dân chủ cao nhất do đó, nó có vai trò sáng tạo lớn nhất trong việc xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Mà đặc điểm cơ bản là :
Thứ nhất, nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa vn là Nhà nước của nhân dân do nhân dân và vì nhân dân.
Cương lĩnh xây dựng đất nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã được Đảng ta chỉ rõ Nhà nước: “là tổ chức thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân thay mặt nhân dân...”.
Nguyên tắc tối cao nhất của chế độ ta là “tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân “Nhà nước Việt Nam là do giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức làm nền tảng; liên minh với tất cả các tầng lớp nhân dân lao động khác và hơn nữa, thu hút cả những phần tử tư sản đang tồn tại và phát triển một cách hợp pháp. Đóc là Nhà nước đảm bảo xây dựng xã hội đi theo con đường hướng lên chủ nghĩa xã hội, theo lập trường tư tưởng . lý tưởng của giai cấp công nhân, mà cũng là nguyện vọng của nhân dân, mà là một Nhà nước “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” ; một Nhà nước mang đậm đà tính nhân dân và tính dân tộc.
Thứ hai, Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không chỉ là một cơ quan thống trị giai cấp, mà còn là bộ máy thống nhất quản lý xã hội về mọi mặt. Nhà nước ta là Nhà nước của chế độ nhân dân lao động làm chủ xã hội, làm chủ quyền lực chính trị thông qua Nhà nước của mình. Do vậy, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là hình thức tổ chức của Nhà nước. Một mặt Nhà nước thực hiện dân chủ với đại đa số nhân dân, chuyên chính với kẻ thù của xã hội chủ nghĩa; mặt khác, quan trọng hơn và khoá khăn hơn là tổ chức xây dựng lên một xã hội mới - xã hội chủ nghĩa và quản lý mọi mặt của đời sống xã hội ấy không ngừng phát triển.
b. Các quan điểm và nguyên tắc cơ bản của thiết chế Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam .
Thứ nhất, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
Ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước của mình thông qua Quốc hội và Chính phủ là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân,do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Chủ thể quyền lực Nhà nước là nhân dân, nhưng quyền lực Nhà nước không nằm trong tay từng cá nhân, từng nhóm người rời rạc mà nằm trong tay nhân dân đã được tổ chức lại thành Nhà nước.
Thứ hai, quyền lực Nhà nước là thống nhất không phân chia, nhưng có phân công rành mạch giữa các quyền.
Hiến pháp năm 1992 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua quốc hội và hội đồng nhân dân. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 83 Hiến pháp 1992). Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến lập pháp và thực hiền quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước, quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội đối ngoại của đất nước.
Quốc hội do nhân dân bàu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân; chính phủ, toà án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao đều do quốc hội bầu ra và chịu trách nhiệm trước quốc hội. Các cơ quan này tổ chức và hoạt động theo quy định của quốc hội.
Trong tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước ta có sự phân công trách nhiệm rành mạch giữa quốc hội ( lập pháp), Chính phủ (hành pháp), Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao (tư pháp) để mỗi cơ quan thi hành có hiệu lực chức năng, quyền hạn của mình và sự phối hợp chặt chẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp của quyền lực Nhà nước.
Thứ ba, nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc chủ đạo.
Điều 6 Hiến pháp 1992 quy định : “Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”.
Thứ tư, xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Nội dung của nguyên tắc Nhà nước pháp quyền: Sự tổ chức và hoạt động của Nhà nước được pháp luật quy định và có những chế tài bảo đảm cho các quy định đó có hiệu lực pháp lý. Xác lập chế độ kiểm tra sự phù hợp của hoạt động Nhà nước với pháp luật. Nhà nước thực hiện sự quản lý đất nước bằng pháp luật và bgằng các biện pháp Nhà nước khác. Mọi hoạt động của Nhà nước và mọi công dân phải tuân theo pháp luật. Pháp luật chi phối và điều chỉnh cá quan hệ xã hội.
c. Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
* Cơ cấu bộ máy Nhà nước: Theo Hiến pháp 1992, cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước ta gồm có :
- Quốc hội, uỷ ban thường vụ quốc hội.
- Chủ tịch nước.
- Chính phủ
- Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
- Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân.
* Các đơn vị hành chính của Nhà nước ta được phân định như sau:
- Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị tương đương.
- Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã.
- Huyện chia thành xã, thị trấn, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường, xã; quận chia thành phường.
* Hệ thống tổ chức bộ máy chính quyền bốn cấp:
- Cấp trung ương.
- Cấp tỉnh, thành phố và tương đương.
- Cấp huyện, quận và tương đương.
- Cấp xã, phường.
3. Tính tất yếu khách quan vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường
Vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế bắt nguồn từ sự cần thiết phải phối hợp hoạt động chung do tính chất xã hội hoá của sản xuất quy định. Lực lượng sản xuất càng phát triển, trình độ xã hội hoá của sản xuất càng cao thì phạm vi thực hiện vai trò này càng cần thiết và mức độ đòi hỏi của nó càng chặt chẽ và gnhiêm ngặt.
Như đã biết, nền kinh tế hàng hoá với cơ chế thị trường là bước phát triển tất yếu của kinh tế tự cấp, tự túc, một trình độ cao của sự xã hội hoà sản xuất...tuỳ theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức độ đạt được của sự xã hội hoá trong sản xuất ở mỗi nước và trong từng thời kỳ mà giữa chúng có những quan hệ tỷ lệ nhất định đảm bảo cho nền kinh tế phát triển cân đối, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài. Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, sự tác động thường xuyên của nhân tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị và đối ngoại làm cho các quan hệ tỷ lệ đó luôn luôn biến động. Các quan hệ tỷ lệ đó có thể phù hợp với êu cầu của các quy luật và tính quy luật vận động khách quan, phát triển kinh tế xã hội và tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại, các quan hệ tỷ lệ đó có thể không phù hợp và làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, yếu kém. Đặc biệt là, khi các quan hệ kinh tế được hình thành và phát triển thì các hoạt động kinh tế trong và ngoài nước xâm nhập, tác động lẫn nhau; các nguồn lực bên trong và bên ngoài có thể di chuyển phù hợp hay không phù hợp với yêu cầu phát triển trong nước; quy mô và cơ cấu nền kinh tế có thể dịch chuyển theo hướng tiến bộ, hợp lý tối ưu hay lạc hậu, bất hợp lý, mất cân đối và nền kinh tế dân tộc của mỗi quốc gia ở vào vị trí phụ thuộc hay là một mắt khâu cần thiết của hệ thống phân công lao động quốc tê. Có thể nói vận mệnh của mỗi nền kinh tế quốc gia không chỉ phụ thuộc vào các quan hệ bên trong, mà còn phụ thuộc cá quan hệ bên ngoài vào thị trường khu vực và thị trường quốc tế. Tình hình đó đã đặt trên vai các Nhà nước nhiệm vụ không chỉ là “người lính” bảo vệ trật tự xã hội và an ninh quốc gia, mà còn là người hiểu biết quy luật vận động và phát triển của nền sản xuất xã hội, nắm vững và dự báo các diễn biến kinh tế trong và ngoài nước, có khả năng sử dụng các đòn bẩy kinh tế thành một hệ thống các luật lệ, các quy chế đồng bộ để trực tiếp tác động, khống chế, điều tiết các hoạt động kinh tế, đối ngoại, định hướng sự phát triển của các ngành các vùng, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế nhằm bảo đảm yêu cầu cân đối trong sự phát triển do chính các quy luật và tính khách quan của đời sống kinh tế - xã hội quy định. Có thể khẳng định rằng, yêu cầu cân đối trong sự phát triển nền kinh tế cơ sở khách quan, sâu xa của vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, cơ sở khách quan; sâu xa này được thể hiện những mặt sau:
Thứ nhất, trong nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường, mỗi chủ thể kinh doanh, mỗi địa phương... đều có lợi ích riêng của mình, và đều tìm mọi biện pháp để tối ưu hoá lợi ích đó. Nhưng khi thực hiện các hoạt động nhằm tối ưu hoá lợi ích của mình, mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành, mỗi địa vùng có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy sự vi phạm đến lợi ích của người khác, ngành, vùng khác, và do đó tất yếu nảy sinh hiện tượng lợi ích của cá nhân, của bộ phận này tăng lên làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân, của các bộ phận hác trong xã hội, xét trên phạm vi tổng thể nền kinh tế quốc dân. Biểu hiện về mặt xã hội của xu hướng này là các hoạt động kinh tế chồng chéo, cản trở hoặc triệt tiêu lẫn nhau; các quan hệ tỷ lệ kinh tế quốc dân bị phá vỡ sự phân bố các nguồn lực không hợp lý, cơ cấu kinh tế bị đảo lộn, các vấn đề xã hội, chính trị phát sinh...
Muồn khắc phục nhược điểm này, cần có một bộ phận điều hành vĩ mô bằng việc hoạch định chương trình, chiến lược và kế hoạch phát triển với các mục tiêu về qui mô, về cơ cấu, về nhịp độ và tốc độ tăng trưởng của từng ngành, từng vùng, để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, tối ưu, sẽ không có sự phát triển của ngành có ý nghĩa thúc đầy sự tisn bộ khoa học và công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân; sẽ không có sự phát triển của các ngành , các vùng với những doanh nghiệp đủ mạnh để tham gia cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường thế giới, bảo hộ sản xuất trong nước, chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Nếu không có Nhà nước, cũng sẽ không có nguồn tích lũy tập trung qui mô lớn để tạo ra những bước nhảy vọt trong sự phát triển kinh tế xã hội và giải quyết những cơ chế thị trường không thể thực hiện được, đặc biệt là các vấn đề về kết cấu hạ tầng xã hội.
Thứ hai, trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, các hoạt động sản xuất kinh doanh, các hành vi giao dịch đều tiến hành thông qua thị trường và tuân theo các quy luật của thị trường. Song đối với các hoạt động tạo ra những hàng hoá và dịch vụ công cộng là những loại hàng hoá và dịch vụ mà chi phí bỏ ra đem lại lợi ích cho nhiều người, nhưng lại không được thanh toán và bồi hoàn đầy đủ về mặt giá trị tiền tệ. Hoặc những hoạt động trong sản xuất và tiêu dùng gây ảnh hưởng ngoại tiêu cực tràn ra thị trường không được tính toán khi lựa chọn các quyếtn định sản xuất hoặc tiêu dùng của cá nhân hay của các đơn vị kinh tế, gây ra một khoản tổn phí lớn cho xã hội và không tối ưu hoá được lợi ích xét trên phạm vi toàn xã hội. Thì tư nhân không thể cung cấp được, điều này là hiển nhiên vì tư nhân không chi phối được giá cả và thu hồi được chi phí bỏ ra, và xã hội cũng không chấp nhận những hoạt động sản xuất và tiêu dùng chỉ nhằm tối ưu hoá lợi ích người khác và lợi ích cộng đồng. Do vậy, Nhà nước với tư cách là chủ thể nền kinh tế quốc dân, với mục tiêu kinh tế vĩ mô, cần thiết phải nắm và bảo đảm cho xã hội những loại hàng hoá và dịch vụ công cộngcũng như những hàng hoá mà nếu nắm trong tay tư nhân sẽ làm thiệt hại đến lợi ích toàn xã hội.
Thứ ba, như P.A Samelson nói “Để điều hành một nền kinh tế không có cả thị trường lẫn chính phủ thì cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay” Nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường không thể tách rời môi trường chính trị, kinh tế, xã hội, đối ngoại. Nếu môi trường không ổn định, thường xuyên có sự đụng độ và sung đột giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Các quan hệ giao dịch mua bán trên thị trường không lành mạnh, mang tính chất lừa đảo, bạo lực thì kinh tế sẽ không thể phát triển, cơ chế thị trường - cơ chế điều chỉnh hành vi của người sản xuất lẫn người tiêu dùng theo các quy luật của thị trường sẽ dẫn tới các sai lệch nhược điểm và khuyết tật của cơ chế thị trường sẽ khó có thể khắc phục và sẽ đẩy môi trường chính trị, kinh tế, xã hội đối ngoại vào hành trang rối loạn khủng hoảng. Cơ chế thị trường cần có môi trường ổn định và lành mạnh để hoạt động, song những nhược điểm và khuyết tật của cơ chế này lại để ra những xu hướng phủ định chính những điều kiện hoạt động của bản thân nó như: do chạy theo lợi nhuận cục bộ sẽ dẫn tới sự phân bố và sự sử dụng các nguồn lực không hợp lý, vì lợi ích kinh tế cá nhân, cục bộ mà chà đạp lên lợi ích chung, phá hoại môi sinh, gây ô nhiễm môi trường. Cách kéo phân hoá giàu nghèo ngày một lớn, bất công trong xã hội ngày một tăng... gây rối loạn nhiều mặt trong đời sống cộng đồng xã hội. Trong những biểu hiện trên, biểu hiện có tác động sâu sắc và toàn diện đến môi trường chung là mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các giai cấp và tầng lớp trong xã hội ngày một gay gắt. Cơ chế thị trường - “Bàn tay vô hình” - không thể khắc phục được mâu thuẫn này, mà đòi hỏi phải có bàn tay Nhà nước. Chính vì nhu cầu này của nền kinh tế nói chung và của cơ chế thị trường nói riêng mà mọi Nhà nước đều có chức năng đảm bảo về mặt chính trị, xã hội và bảo hiểm về mặt kinh tế nhằm dy trì các quan hệ về lợi ích giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội trong khuôn khổ của quan hệ sản xuất thống trị và bảo vệ được quyền lợi và địa vị của giai cấp thống trị. Chỉ có trên cơ sở ấy mới có bầu không khí chính trị và môi trường kinh tế, xã hội ổn định, tạo điều kiện cho cơ chế thị trường vận động với cơ cấu và các quan hệ kinh tế dựa trên trình độ phát triển của nền sản xuất đạt được của mỗi nước.
Thứ tư, xu hướng hoà nhập nền kinh tế dân tộc của mỗi nước vào thị trường thế giới ngày một tăng. Những diễn biến kinh tế trong từng nước và giữa các nước gây ảnh hưởng rõ rệt đến lợi ích của nhau. Việc ngăn ngừa hay khắc phục những ảnh hưởng rõ rệt đến lợi ích của nhau . Việc ngăn ngừa hay khắc phục những ảnh hưởng bất lợi cũng như việc khai thác và sử dụng những tác động có lợi đòi hỏi phải có vai trò của Nhà nước. Một tổ chức một doanh nghiệp dù quy mô to lớn đến đâu cũng không thể thay thế vai trò đó. Chỉ có Nhà nước cần và có điều kiện thực hiện được vai trò này bởi vì trong quan hệ quốc tế, Nhà nước là chủ thể của nền kinh tế độc lập có chủ quyền có lợi ích kinh tế tách biệt, Nhà nước lại nắm trong tay những quyền lực kinh tế quốc phòng quan trọng của đất nước. Để bảo vệ lợi ích quốc gia, trong đó có lợi ích giai cấp, Nhà nước của mỗi nước phải trực tiếp tác động đến những quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm khống chế những hoạt động bất lợi và phát huy những hoạt động có lợi cho nền kinh tế có lợi trong khu vực và quốc tê. Như vậy, không chỉ quan hệ lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội trong nước, mà quan hệ lợi ích giữa các nước cũng đặt ra những vấn đề đòi hỏi phải tăng cường vai trò của Nhà nước về kinh tế.
Thứ năm, vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế không chỉ ở sự điều tiết, khống chế, định hướng bằng pháp luật, các đòn bẩy kinh tế và các chính sách, biện pháp kích thích, mà còn bằng thực lực kinh tế của Nhà nước - tức sức mạnh của hệ thống kinh tế Nhà nước và các công cụ kinh tế đặc biệt khác. Có thể nói rằng, trên thế giới ngày nay không có nước nào lại không có các doanh nghiệp Nhà nước. Kinh nghiệm của các nước đã chỉ ra là, việc củng cố và tăng cường sức mạnh kinh tế của Nhà nước nói chung của các doanh nghiệp Nhà nước nói riêng trong các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt của nền kinh tế quốc dân vừa là công cụ quản lý, vừa là lực lượng kinh tế trực tiếp để tham gia hình thành, mở rộng quan hệ thị trường.
Tóm lại, việc khắc phục những nhược điểm hạn chế và khuyết tật của cơ chế thị trường, để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ ché này hoạt động có hiệu quả không thể không có Nhà nước với tư cách là chủ thể của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Như vậy, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế và nhu cầu khách quan nội tại của nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường; còn việc điều tiết, khống chế và định hướng các hoạt động kinh tế thuộc các thành phần kinh tế theo phương hướng và mục tiêu nào lại lệ thuộc vào bản chất của các hình thức Nhà nước và con đường phát triển mà Nhà nước đã lựa chọn.
II. NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA
1. Nền kinh tế nước ta trước và sau cải cách năm 1986
a. Nền kinh tế trước năm 1986 nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
Những năm trước 1986, do điều kiện lịch sử luc đó cho nền cơ chế quản lý kinh tế của ta được sao chép gần như nguyên vẹn từ mô hình phát triển kinh tế xã hội và cơ chế quản lý kinh tế của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa, mà điển hình là Liên Xô (cũ). Cơ chế quản lý kinh tế của ta giai đoạn này đã đề cao công cụ kế hoạch hoá, kế hoạch hoá mang tính pháp lệnh bắt buộc mà mọi ngành, mọi capá, mọi cơ quan, đơn vị, cá nhân phải theo, thông qua hệ thống chỉ tiêu kế hoạch để quyết định tất cả các vấn đề kinh tế xã hội.
* Đặc trưng cơ bản của cơ chế quản lý kinh tế tập trung, kế hoạch hoá
Dựa trên cơ sở chế độ sở hữu Nhà nước về tư liệu sản xuất. Nhà nước cải tạo các thành phần kinh tế, chỉ chấp nhận thành phần kinh tế XHCN, các thành phần kinh tế khác bị hạn chế, đặc biệt kinh tế tư nhân bị loại bỏ.
- Nhà ._.nước quản lý kinh tế thông qua chỉ tiêu pháp lệnh. Nhà nước can thiệp quá sâu vào các hoạt động Kinh doanh, hợp tác xã, tổ sản xuất ... Nhà nước đặat ra kế hoạch sản xuất, gía cả, thị trường, lỗ đã có Nhà nước chịu. Nhà nước bao cấp tất cả mọi vặt cho nên các cơ sở trở nên thụ động - “chỉ đâu đánh đó” không trách nhiệm với kết quả sản xuất.
Chức năng của đồng tiền bị hạn chế, giá trị đất đai không được thừa nhận, sức lao động và tư liệu sản xuất không được coi là hàng hoá nên không được mua bán. Các cụ lãi suất, giá cả, thuế, tiền lương không được sử dụng để điều chỉnh can đối vĩ mô.
- Với cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp như vậy thì sẽ kèm theo bộ máy quản lý kinh tế cồng kềnh lại kém hiệu quả năng lực của cán bộ quản lý yếu kém, phong cách quan liêu cửa quyền.
Với đặc điểm như vậy, cơ chế này có những ưu nhược điểm sau:
* Ưu điểm : Phù hợp với hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Trong thời kỳ chiến tranh, cơ chế đã động viên tích cực người lên đường chiến đấu, bởi người thân của họ ở hậu phương vẫn đảm bảo được mức lương thực, họ yên tâm sản xuất, chiến đấu phục vụ Tổ quốc.
Tuy nhiên, bên cạnh đó nó cũng có những nhược điểm.
* Nhược điểm: Cơ chế này chỉ phù hợp trong hoàn cảnh có chiến tranh. Do đó, khi chiến tranh kết thúc thì áp dụng nó không còn phù hợp nữa. Điều này chúng ta chưa nhận thức thấy ngay cho nên trong một thời gian dài cơ chế tập trung bao cấp đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nước ta và gây ra nhiều tác hại xấu cho đời sống kinh tế xã hội.
Do có sự phân phối bình quân cho nên đã không khuyến khích được người sản xuất, không phát huy được khả năng sáng tạo, sự năng động, hăng say nhiệt tình trong công tác. Vì đã có Nhà nước bao cấp bao tiêu sản phẩm cho nên chất lượng sản phẩm kém làm ăn lãng phí, chi phí đầu tư cao nhưng hiệu quả kinh tế lại thấp.
Do sản xuất theo kế hoạch nên thiếu sự linh hoạt với thị trường, dẫn tới tình trạng sản xuất không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. Mặt hàng cần thiết thì không sản xuất lại sản xuất hàng loạt các mặt hàng không thiét yếu gây tình trạng lãng phí.
Công nghệ, kỹ thuật chậm cải tiến, chi phí cao mà chất lượng sản phẩm thấp. Cung cách hạch toán mang tính hình thức, phô trương, xuất hiện tình trạng “lãi giả lỗ thật”.
Mặc dù hàng hoá kém phẩm chất nhưng làm đến đâu phân phối hết đến đó cho nên các cơ sở sản xuất không tích cực sửa đổi mẫu mã, chất lượng, cải tiến cung cách làm ăn...
b. Nền kinh tế sau đổi mới năm 1986 nền kinh tế thị trường
Với cơ chế cũ (Cơ chế kế hoạch hoá tập trung ) đã tích góp những xu hướng tiêu cực, làm nảy sinh trì trệ, hình thành cơ chế kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề đặt ra là phải mới sâu sắc cơ chế đó. Phương hướng cơ bản của sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta đã được Đại hội VI của Đảng xác định và tiếp tục được Đại hội VII của Đảng khẳng định: “Tiếp tục xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”.
Theo Paul.A.Samuelson “ Cơ chế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế trong cá nhân người tiêu dùng và các nhà Doanh nghiệp tác động lẫn nhau qua thị trường để xác định ba vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế”.
Với tất cả những ý nghĩa trên thì cơ chế thị trường có những ưu điểm, nhược điểm sau:
*Ưu điểm:
Cơ chế thị trường kích thích hoạt động của các chủ thể kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động tự do của họ. Do đó làm cho nền kinh tế phát triển năng động, huy động dược các nguồn lực của xã hoi vào phát triển kinh tế.
- Cạnh tranh buộc những người sản xuất phải giảm hao phí lao động cá biệt đến mức thấp nhất, có thể được bằng cách áp dụng khoa học và công nghệ mới vào sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động nâng cao và số lượng hàng hoá.
- Sự tác động của cơ chế thị trường đưa đến sự thích ứng tự phát giữa khối lượng và cơ cấu nhu cầu của xã hội, nhờ đó có thể thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân và sản xuất về hàng ngàn, hàng vạn loại sản phẩm khác. Những nhiệm vụ này nếu Nhà nước làm sẽ phải thực hiện mọi khối lượng công việc khổng lồ, có khi không thực hiện được.
- Cơ chế thị trường mềm dẻo hơn Nhà nước và có khả năng thích nghi cao hơn khi những điều kiện kinh tế thay đổi, làm thích ứng kịp thời giữa sản xuất với nhu cầu xã hội.
Lịch sử phát triển của sản xuất xã hội đã chứng minh rằng cơ chế thị trường là cơ chế điều tiết nền kinh tế hàng hoá đạt hiệu qủa cao. Song “...cơ chế thị trường không phải là hiện thân của sự hoàn hảo...” P.A Samuelson, mà nó vốn có những khuyết tật, đặc biệt về mặt xã hội.
* Nhược điểm:
Cơ chế thị trường chỉ thể hiện đủ khi có sự kiểm soát của cạnh tranh hoản hảo. Một nền kinh tế được thúc đẩy bởi cạnh tranh hoàn hảo sẽ dẫn tới phân bố và sử dụng hiệu quả nhất đầu vào của sản xuất và đầu ra, tức nền kinh tế đứng trên đường giới hạn khả năng sản xuất.
Như vậy, hiệu lực của cơ chế phụ thuộc vào mức độ không hoàn hảo của cạnh tranh, cạnh tranh càng không hoàn hảo thì hiệu lực của cơ chế thị trường càng giảm.
- Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa, vì vậy họ có thể lạm dụng tài nguyên của xã hội, gây ô nhiễm môi trường sống của con người mà xã hội gánh chịu do đó hiệu quả kinh tế - xã hội không được bảo đảm.
- Có những mục tiêu xã hội mà dù cơ chế thị trường hoạt động hoàn hảo cũng không thể đạt được sự tác động của cơ chế thị trường đưa đến sự phân hoá giàu nghèo ngày nay sâu sắc.
Một nền kinh tế do cơ chế thị trường điều tiết khó tránh khỏi những thăng trầm, khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ.
Như vậy, cơ chế thị trường có một loạt những khuyết điểm vốn có của nó. Do đó, ngày nay trong thực tế không còn tồn tại cơ chế thị trường thuần tuý, mà thường có sự can thiệp của Nhà nước, khi đó nền kinh tế như người ta gọi là nền kinh tế hỗn hợp. Để tìm hiểu vấn đề này rõ hơn ta sẽ nghiên cứu kinh tế thị trường định hướng XHCN ơt Việt Nam.
2. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Đại hội lần thứ VII và VIII của Đảng đã xác định mô hình kinh tế của nước ta là xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi vơi tăng cường quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có những đặc trưng sau đây:
a. Nền kinh tế dựa trên cơ sở cơ cấu đa dạng về hình thức sở hữu, do đó nền kinh tế gồm nhiều thành phần, trong đó nền kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo
Nền kinh tế nước ta tồn tại ba loại hình sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân (gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư nhân tư bản). Từ bà loại hình sở hữu cơ bản đó hình thành nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Các thành phần kinh tế đó là kinh tế Nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế tồn tại một cách khách quan và là những bộ phần cần thiết của nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Do đó, không chỉ ra sức phát triển các thành phần kinh tế dựa trên chế độ công hữu là nền kinh tế Nhà nước và kinh tế hợp tác, mà còn phải khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân để hình thành nền kinh tế thị trường rộng lớn bao gồm các đơn vị kinh tế thuộc chế độ công hữu, các đơn vị kinh tế tư doanh, các hình thức hợp tác liên doanh giữa các thành phần kinh tế. Các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần đều có thể tham gia thị trường với tư cách là chủ thể thị trường bình đẳng.
Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Việc xác lập vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc và là sự khác biệt có tính chất bản chất giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của kinh tế thị trường ở nước ta đã quy định kinh tế Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Bởi lẽ mỗi chế độ xã hội đều có cơ sở kinh tế tương ứng với nó, kinh tế Nhà nước, nói đúng ra là kinh tế dựa trên cơ sở chế độ công hữu bao gồm kinh tế Nhà nước và kinh tế hợp tác tạo cơ sở kinh tế cho chế độ xã hội mới - xã hội chủ nghĩa.
Việc vin vào tình trạng hoạt động kém hiệu quả của nền kinh tế Nhà nước trong thời gian quan để phủ định sự cần thiết kinh tế Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo là sai lầm về lý luận. Nếu phủ định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước do đó kinh tế dựa trên chế độ công hữu không được củng cố và phát triển, thì nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa khác biệt với các nền kinh tế thị trường khác ở chỗ nào?
Vấn đề chủ yếu hiện nay là phải sắp xếp lại, cơ cấu lại kinh tế Nhà nước để nó hoạt động có hiệu quả. Giải pháp cơ bản để cơ cấu lại kinh tế Nhà nước là thực hiện cổ phần hoá một bộ phận các doanh nghiệp Nhà nước nhằm huy động thêm vốn, tạo thêm động lực, cải thiện cơ bản cơ chế quản lý doanh nghiệp để chúng hoạt động có hiệu quả. Nhà nước thông qua chế độ tham dự cổ phần để khống chế hoạt độngcủa cn theo định hướng của Nhà nước. Chỉ có gia tăng giá trị tài sản thuộc sở hữu Nhà nước mới duy trì được lâu dài vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.
b. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện thiếu nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động làm chủ yếu
Như đã biết, mỗi chế độ xã hội có chế độ phân phối tương ứng với nó. Chế độ phân phối do quan hệ sản xuất thống trị, trước hết là quan hệ sở hữu quyết định. Nhưng quan hệ phân phối, các hình thức thu nhập lại là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, nếu không thì quan hệ sở hữu đó chẳng có ý nghĩa gì. Như vậy, chế độ sở hữu tư liệu sản xuất và chế độ phân phối có mối liên hệ dựa vào nhau để tồn tại và tạo điều kiện cho nhau.
Phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhiều chế độ sở hữu cùng tồn tại: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu do kết quả của sự xâm nhập giữa chúng. Mỗi chế độ sở hữu phải có hình thức (nguyên tắc) phân phối tương ứng với nó, vì thế cơ cấu nhiều chế độ sở hữu cùng tồn tại trong thời kỳ qúa độ đã quyết định cơ cấu đa dạng quan hệ phân phối.
Ở nước ta hiện nay cùng tồn tại các hình thức phân phối sau đây: Phân phối theo lao động, phân phối theo vốn, phân phối theo giá trị sức lao động (nó được thực hiện trong các doanh nghiệp tư bản tư nhân và các doanh nghiệp mà vốn đầu tư là của nước ngoài), phân phối thông qua các quỹ phúc lợi tập thể và xã hội trong đó phân phối theo lao động là hình thức chủ yếu . Chỉ có thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập như vậy mơi khai thác được khả năng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, huy động được mọi nguồn lực của đất nước vào phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo sự tiến bộ xã hội.
Nhưng vì sao phân phối theo lao động lại là hình thức chủ yếu? Như đã biết : phân phối theo giá trị của tư bản và theo giá trị sức lao động là đặc trưng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là ở chỗ xác lập chế độ công hữu và thực hiện phân phối theo lao động. Phân phối theo lao động là đặc trưng bản chất của kinh tế thị trường xã hội xã hội chủ nghĩa. Nếu xoá bỏ phân phối theo lao động hoặc coi nó như là một hình thức phân phối phụ, thứ yếu, thì chế độ công hữu tư liệu sản xuất sẽ không tồn tại trong lĩnh vực phân phối , chế độ công hữu tư liệu sản xuất không được thực hiện về mặt hình kinh tế, quyền sở hữu bình đẳng của người lao động đối với tư liệu sản xuất thuộc chế độ công hữu trở thành vô nghĩa, tính định hưỡng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế cũng không được thực hiện.
Tuy nhiên, cần nói thêm rằng việc đo lường trực tiếp lao động là một vấn đề quá phức tạp và khoá khăn, nhưng trongnền kinh tế thị trường, có thể thông qua thị trường để đánh giá kết quả lao động, sự cống hiến thực tế và dựa vào đó để phân phối.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò điều tiết của Nhà nước đối với phân phối là rất quan trọng. Cùng với sự hình thành và phát triển của kinh tế thị trường, tất nhiên sẽ hình thành khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp trong xã hội. Nhưng sự chênh lệch về thu nhập quá lớn hoặc quá nhỏ cũng sẽ dẫn đến mở rộng mâu thuẫn giữa công bằng và hiệu quả. Chỉ cho khoảng cách thu nhập ở mức độ hợp lý mới có thể làm cho công bằng và hiệu quả được thống nhất, thúc đẩy lẫn nhau. Sự điều tiết của Nhà nước đối với phân phối thu nhập chính là nhằm giải quyết vấn đề đó, thực hiện mỗi bước tăng trưởng kinh tế gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, với tiến bộ và công bằng xã hội.
c. Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Điều đó có nghĩa là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũng vận động theo những quy luật kinh tế nội tại của kinh tế thị trường, thị trường có vai trò quyết định đối với việc phân phối các nguồn lực kinh tế khắc phục những “thất bại của thị trường”, thực hiện các mục tiêu xã hội, nhân đạo mà bản thân thị trường không thể làm được. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế phải sao cho tương hợp với thị trường. Vì vậy, Nhà nước phải sử dụng các biện pháp kinh tế là chính để điều tiết nền kinh tế.
Vai trò quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển, sự quản lý của Nhà nước nhằm đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả cao, đặc biệt là bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội. Không ai ngoài Nhà nước có thể giảm bởi sự chênh lệch giữa giàu nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường.
Để thực hiện vai trò đó, cần phải giữ vững và tăng cường bản chất xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Hiện nay cùng với việc nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước, cần có biện pháp hữu hiệu làm cho sạch bộ máy Nhà nước, kiên quyết loại trừ tham nhũng trong bộ máy Nhà nước và hệ thống quản lý kinh tế. Chỉ có như vậy mới giữ vững được bản chất XHCN của Nhà nước, thực sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, nhờ đó thực hiện được vai trò đặc biệt là một nhân tố đảm bảo sự định hướng xã hội của nền kinh tế ở nước ta.
d. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là nền kinh tế mở, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới
Thực ra đây không phải là đặc trưng riêng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà xu hướng chung của các nền kinh tế trên thế giới hiện nay. Ở đây muốn nhấn mạnh sự khác biệt nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng với nền kinh tế đóng, khép kín trước đổi mới. Trong điều kiện kinh tế hiện nay chỉ có mở của kinh tế hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới mới thu hút được vốn, kỹ thuật công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến để khai thác tiềm năng và thế mạnh của nước ta, thực hiện phát triển kinh tế thị trường hiện đại theo kiểu rút ngắn.
Thực hiện mở cửa kinh tế theo hướng đa phương hoá đa dạng hoá các hình thức kinh tế đối ngoại, thị trường trong nước gắn với thị trường khu vực và thị trường thế giới, thực hiện những thông lệ trong quan hệ kinh tế quốc tế, nhưng vẫn giữ được độc lập chủ quyền và bảo vệ được lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại.
Trong việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại hiện nay, phải đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là trọng điểm của kinh tế đối ngoại, điều chỉnh cơ cấu thị trường để hội nhập khu vực và thế giới, bằng nhiều hình thức thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra.
Cần nhấn mạnh rằng trong điều kiện mở cửa ngày càng rộng, hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế khu vực và thế giới, thì những sự biến động của kinh tế thế giới và khu vực sẽ tác động mạnh đến kinh tế nước ta tác động mạnh đến thị trường và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào nước ta. Những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đối với nước ta trong thời gian vừa qua cũng đã chứng minh như vậy. Vì vậy, cần có sự điều chỉnh trong chính sách và hoạt động kinh tế đối ngoại cho phù hợp với tình hình thực tế từng thời kỳ.
Để hội nhập đầy đủ vào khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA) và tổ chức thương mại quốc tế ( WTO), cần có sự chuẩn bị tích cực ngay từ bây giờ không chỉ ở cấp trung ương, mà cả ở cấp cơ sở, các doanh nghiệp phải tính đến điều kiện hoạt động khi hội nhập đầy đủ để có biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh, nhờ đó tồn tại và phát triển.
e. Sự phát triển kinh tế thị trường gắn liền với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
Điều đã được thừa nhận rộng rãi là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã đưa đến những hậu quả nghiêm trọng về đạo đức và xã hội. Ngày từ năm 1884, trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”. C.Mac và Ph. Ăng ghen đã chỉ ra rằng xã hội tư bản “ không để lại giữa người và người một mối quan hệ nào khác ngoài mối lợi lạnh lùng và lối “Trả tiền ngày” không tình nghĩa”. Ngày nay chính một nhà nghiên cứu phương tây Edgar Morin đã chua chát nhận xét rằng: “Trong các nền văn minh được gọi là phát triển của chúng ta, tồn tại một tình trạng kém phát triển thảm hại về văn hoá, trí não, đạo đức và tình người”.
Khi chuyển nền kinh tế nước ta sang kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường, thì cũng nảy sinh trong đời sống thực tế những hiện tượng: Thương mại hoá không chỉ quan hệ kinh tế, mà cả những quan hệ xã hội, sống vụ lợi, sùng bái đồng tiền, coi thương các giá trị nhân văn làm sói mòn truyền thống văn hoá và đạo đức của dân tộc. Việc mở cửa và hội nhập, ngoài những tác dụng tích cực, cũng tạo ra nguy cơ du nhập những những yếu tố văn hoá lai căng, mất gốc, xa lạ với truyền thống văn hoá Việt Nam.
Chúng ta coi việc xây dựng và phát triển kinh tế thị trường là phương tiện, con đường thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa, chứ không phải phát triển kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, khi xây dựng nền kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, hội nhập với khu vực và thế giới phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc trên thế giới để làm giàu đẹp thêm văn hoá Việt Nam.
III. MỤC TIÊU VÀ CHẮC NĂNG QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NHÀ NƯỚC
1. Mục tiêu
a. Phải có tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao: Hiện nay với sự chuyển đổi cơ chế mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế của ta khá cao ( 8 - 9% năm). Đây là cơ sở chứng minh sự đúng đắn trong đường lối quản của Nhà nước. Trong những năm sắp tới mục tiêu của chúng ta là phải duy trì và không ngừng nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế mới có cơ hội đuổi kịp các nước trên thế giới.
Về tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Ngày nay thước đo cuối cùng để đánh giá thành công kinh tế là khả năng của một nước tạo ra sản lượng cao và tăng nhanh được sản lượng hàng hoá và dịch vụ kinh tế. Nước ta hiện nay mới chuyển sang cơ chế thị trường vì vậy GNP và GDP chưa cao nhưng đang xu hướng tăng mạnh đặc biệt sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, đầu tư của nước ngoài tăng lên đáng kể, nhờ đó sản xuất phát triển, đời sống được nâng cao. Tuy nhiên, để tránh lạm phát cao với mức sản lượng tiềm năng, không được cao cấp quá hoặc không được thấp quá để phát huy được tối đa các nguồn nhân lực - toàn dụng.
Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người 1 năm đây là một chỉ tiêu quan trọng cho phép xem xét mức sống của người dân, sự giàu có và phồn thịnh của một quốc gia. Hiện nay, nước ta có dân số 80 triệu người, mức thu nhập còn thấp. Tuy nhiên với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, chúng ta phấn đấu đến năm 2000 thu nhập bình quân đầu người của ta sẽ là 500USD/người/năm và có thể cao hơn.
b. Việc làm và vấn đề thất nghiệp
Tình trạng nhàn rỗi không tự nguyện không những gây khó khăn về kinh tế mà nó còn gây ra những tổn thất lớn về tâm lý, xã hội, đạo đức và y tế. Đây là một vấn đề nhức nhối luôn làm đau đầu các nhà kinh tế. Mục tiêu đặt ra là phải khai thác một cách triệt để nguồn lực về lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp tới mức tối đa. Nhờ đó mà tiêu cực xã hội cũng sẽ giảm xuống và hơn nữa việc làm ảnh hưởng đến thu nhập do vậy mà ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống người dân.
c. Lạm phát
Lạm phát là một căn bệnh đối với bất kỳ một nền kinh tế thị trường nào, ở bất kỳ nước nào trong mọi giai đoạn phát triển. Sự phát triển kinh tế thường đi kèm theo với lạm phát, mà lạm phát lại ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân. Vì vậy nền có một sự cấn đối hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Có thể kìm chế lạm phtá thông qua hàng loạt các công cụ vĩ mô như: chỉ số trong giá, cân đối ngân sách, phát triển sản xuất để tăng cung... (Mặc dù lạm phát không phải bao giờ cũng là điều tồi tệ, bởi lạm phát có thể kèm theo tăng trưởng). Nhưng tuyệt nhiên không nền áp đặt một tập hợp giá cứng nhắc như vậy nó ngăn chặn không để cho “bàn tay vô hình” hoạt động một cách có hiệu quả nhất.
d. Cán cân thanh toán quốc tế
Xuất khẩu hàng hoá (export) phải có những chính sách thích hợp gắn liền với từng giai đoạn phát triển. Giai đoạn đầu tiên khi nền kinh tế của ta còn yếu kém, sản xuất chưa phát triển mạnh, chúng ta có thể nhập khẩu hàng hoá để đáp ứng nhu cầu trong nước. Khi nền kinh tế đã phát triển ở mức cao hơn, đáp ứng được phần nào nhu cầu trong nước thì phải hạn chế nhập khẩu và dần dần chuyển sang xuất khẩu. Hiện nay nước ta mở rộng giao lưu hợp tác trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, với nhiều bạn hàng quốc tế, tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm xấp xỉ 20%. Tiến hành đầu tư gián tiếp hoặc trực tiếp khuyến khích đầu tư nước ngoài, tranh thủ các dự án tài trợ để tiến hành đầu tư gián tiếp hoặc trực tiếp vào sản xuất, tạo sức mạnh sản xuất lớn đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến hành xuất khẩu.
Xuất khẩu lao động, nhanh chóng tham gia vào quá trình phân công hoá lao động quốc tế, đặc biệt nguồn nhân lực ở nước ta rất dồi dào. Xuất khẩu lao động cũng là một hình thức để chúng ta giải quyết việc làm cho số người nhàn rỗi, khi mà sản xuất trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu về việc làm.
Đảm bảo sự cân bằng xã hội, bắt đầu từ nhiều vấn đề thiếu công bằng trong việc phân phối thu nhập của người lao động trong cơ chế thị trường. Sự bất công bằng do đồng tiền gây ra giữa mối quan hệ phức tạp trong xã hội. Sự hình thành rõ rệt giữa các tầng lớp người giàu và người nghèo, sự bất công bằng trong cuộc sống... Tất cả những vấn đề này là mục tiêu cuối cùng của vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước.
2. Chức năng quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước
a. Khái nhiệm
Các chức năng kinh tế Nhà nước cho thâý Nhà nước phải làm gì trong lĩnh vực kinh tế; còn thực hiện những điều đó như thế nào và bằng phương pháp nào là chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế.
Chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế là hình thức biểu hiện phương hướng và giai đoạn tác động có chủ đích của Nhà nước lên đối tượng và khách thể quản lý. Là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà Nhà nước phải tiến hành trong quá trình quản lý.
Như vậy, thực chất của chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế chính là lý do của sự tồn tại các hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước.
Nói đến quản lý Nhà nước là nói đến quản lý hành chính, tức là nói đến tổng thể những hoạt động của các cơ quan Nhà nước không thuộc bộ phận lập pháp và tư pháp nhằm tổ chức phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn trật tự xã hội và thoả mãn những yêu cầu của xã hội. Nói đến quản lý Nhà nước về kinh tế là nói đến Nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế bằng pháp luật, bằng hệ thống các chính sách, quy chế điều hành các quan hệ vĩ mô, không làm thay, không giải quyết những công việc thuộc quyền tự chủ của các đơn vị kinh doanh.
Như vậy, quản lý Nhà nước về kinh tế là quản lý kinh tế vĩ mô, nghĩa là quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân với tính cách là một hệ thống lớn và phức tạp do vô số các phần tử nhỏ hơn với cấp độ khác nhau hợp thành. Nhà nước tổ chức và quản lý nền là một hệ thống lớn và phức tạp do vô số các phần tử nhỏ hơn với cấp độ khác nhau hợp thành. Nhà nước tổ chức và quản lý nền là một hệ thống lớn và phức tạp do vô số các phần tử nhỏ hơn với cấp độ khác nhau hợp thành. Nhà nước tổ chức quản lý nền kinh tế quốc dân trên quy mô toàn xã hội, hướng dẫn nền kinh tế đi lên chủ nghĩa xã hội, trong đó kinh tế quốc doanh đóng vai trò chủ đạo. Các đơn vị kinh doanh trực tiếp tiến hành quản lý sản xuất kinh doanh. Nhà nước không quản lý các đơn vị kinh doanh theo chức năng quản lý của mình.
b. Chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế theo phương hướng tác động
Theo phương hướng tác động quản lý Nhà nước về kinh tế như Đại hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra gồm các chức năng quản lý sau:
Thứ nhất, tạo môi trường và điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh như:
Bảo đảm sự ổn định về chính trị, kinh tế xã hội cho mọi người yên tâm sản xuất kinh doanh. Duy trì luật pháp, trật tự và an toàn xã hội; bảo đảm bình đẳng trong kinh doanh, thi hành nhất quản các chính sách và thể chế theo hướng đổi mới ổn định môi trường kinh tế vĩ mô; khống chế lạm phát, điều tiết thị trường, ngắn ngừa và xử lý những đột biến xấu; chống sự cản phá của nước ngoài.
Xây dựng cơ sở hạ tầng bảo đảm điều kiện cơ bản cho hoạt động kinh tế: cơ sở hạ tầng (như giao thông, điện nước, thông tin, dự trữ quốc gia...), hệ thống tài chính - tiền tệ, hệ thống pháp chế, cơ sở hạ tầng văn hoá - xã hội (giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế, bảo vệ môi trường...).
Thứ hai, dẫn dắt và hỗ trợ những nỗ lực phát triển, thông qua kế hoạch và các nguồn tài lực tập trung và lực lượng dự trữ, phát huy vai trò kinh tế Nhà nước khai thác thông qua các quan hệ bang giao và làm chỗ dựa cho các tổ chức và cá nhân trong kinh tế đối với.
Thứ ba, hoạch định và thực hiện hiệu quả các chính sách xã hội, bảo đảm sự thống nhất giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội. San sẻ rủi ro với các doanh nghiệp và cá nhân.
Thứ tư, quản lý và kiểm soát việc sử dụng tài sản quốc gia, nhằm bảo tồn và phát triển các tài sản đó, trong đó có bộ phận tài sản giao cho kinh tế quốc doanh.
Thứ năm, phân biệt quản lý Nhà nước về kinh tế và quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp, với các đặc trưng sau:
- Các cơ quan Nhà nước có chức năng tổ chức và quản lý toàn bộ xã hội và nền kinh tế quốc dân ở tầm vĩ mô với ý nghĩa chủ yếu là điều tiết tổng thể các mối quan hệ phức tạp của nền kinh tế bằng sức mạnh và các công cụ có trong tay; các loại biện pháp kết hợp nhằm tạo ra khuôn khổ cho các tổ chức kinh doanh hoạt động thuận lợi.
Các doanh nghiệp có chức năng tổ chức và hoạt động kinh doanh bằng biện pháp kinh doanh nhằm tạo ra những giá trị vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Các cơ quan Nhà nước tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bằng chiến lược, định hướng, kế hoạch, chính sách, cơ chế quản lý, điều tiết lợi ích trong phạm vi toàn xã hội.
Các doanh nghiệp được hoạt động trong môi trường thuận lợi do Nhà nước tạo ra, được xác định phần lợi ích xứng đáng của mình và chịu sự điều tiết bởi lợi ích của Nhà nước.
Các cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý toàn xã hộivà nền kinh tế quốc dân bằng quyền lực của Nhà nước, bằng hệ thống pháp luật , theo quan hệ thứ bậc hành chính trên dưới và các ngành, các cấp, các đơn vị trực thuộc, kiểm tra mọi tổ chức và công dân tuần thủ pháp luật và xử phạt mọi hành vi phạm pháp.
Các tổ chức kinh doanh thuộc các thầnh phần kinh tế khác nhau là những đơn vị tự chủ, có tư cách pháp nhân và bình đẳng với nhau trong kinh doanh trước pháp luật Nhà nước, chịu sự kiểm tra của cơ quan Nhà nước trong việc chấp hành pháp luật.
- Các mối quan hệ trong hoạt động và quản lý của Nhà nước được điểu chỉnh chủ yếu bằng luật hành chính. Còn các mối quan hệ trong kinh doanh được điều chỉnh chủ yếu bằng luật dân sự.
- Các cơ quan Nhà nước hoạt động bằng cấp phát của ngân sách Nhà nước. Còn các tổ chức kinh doanh hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tài chính, bằng vốn tự có hoặc tín dụng, tự cấp phát vốn và hạch toán kinh doanh.
Tuy cần phân biệt quản lý Nhà nước và quản lý kinh doanh song cũng cần thấy hai mặt đó không thể tách rời nhau một cách máy móc, mà kết hợp với nhau, thống nhất với nhau trong hệ thống kinh tế và cơ chế quản lý của Nhà nước.
c. Chức năng của quản lý của Nhà nước về kinh tế theo giai đoạn tác động
Theo giai đoạn tác động quản lý, quản lý Nhà nước về kinh tế có 6 chức năng sau:
Thứ nhất, xác định phương hướng, mục tiêu, chiến lược, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (nhiệm vụ của Đảng cộng sản Việt Nam thực hiện).
Phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, phát triển kinh tế nói riêng là một mục tiêu cơ bản, vĩnh hằng của mỗi quốc gia.
Để phát triển kinh tế, vấn đề đầu tiên là phải xác định rõ phương hướng, đề ra các mục tiêu lớn và cạch chiến lược cho sự phát triển nhằm không ngừng hoàn thiện và chuyển đổi nền kinh tế theo các bước phát triển từ thấp lên cao xét dưới các góc độ khác nhau, đặc biệt phải nhanh chónh chuyển đổi từ nền kinh tế có cơ cấu nông nghiệp sang nền kinh tế có cơ cấu công nghiệp và công nghiệp phát triển. Hội nghị ban chấp hành trung ương đảng lần thứ 7 (khoá VII) đã chỉ rõ: Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi căn bản , toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đối với nước ta, đó là một quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải tiến một xã hội nông nghiệp lạc hậu thành một xã hội công nghiệp, gắn với việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ, ngày càng thể hiện đầy đủ hơn bản chất ưu việt của chế độ mới.
Điều cần lưu ý là việc gứn công nghiệp hoá với hiện đại hoá, với việc áp dụng rộng rãi những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thời đại, đúng như C.Mác đã nói: “Các thời đại kinh tế khác nhau không ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nà._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8429.doc